Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 25/KH-UBND 2020 phòng chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn Hà Nội

Số hiệu: 25/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Văn Sửu
Ngày ban hành: 07/02/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/KH-UBND

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020

Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017;

Thực hiện các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;

Thực hiện văn bản số 7362/BNN-TY ngày 3/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh, triển khai Kế hoạch giám sát dịch bệnh Quốc gia năm 2020;

Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản hạn chế thiệt hại cho người nuôi, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn Thành phố năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản để nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững nuôi trồng thủy sản của Thành phố.

- Phát hiện sớm và xử lý nhanh gọn, kịp thời các dịch bệnh thủy sản, để hạn chế mức thấp nhất những rủi ro thiệt hại do dịch bệnh gây ra, góp phần đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả.

- Nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về tác hại của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; trách nhiệm của người nuôi, các cấp chính quyền trong việc bảo vệ nguồn lợi và công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

2. Yêu cầu

- Công tác phòng, chống dịch phải thực hiện đồng bộ, nhanh gọn, triệt để, có sự vào cuộc cả hệ thống chính trị các cấp và của cả cộng đồng; phòng bệnh là chính, chống dịch kịp thời và hiệu quả.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản của các cấp, các ngành và người nuôi trồng thủy sản, hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

- Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ và người nuôi trồng thủy sản về công tác thú y thủy sản, nhất là năng lực, kỹ năng tổ chức phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tăng cường và củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh thủy sản từ cấp Thành phố đến cấp xã.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Công tác tập huấn, tuyên truyền

- Đa dạng hình thức thông tin tuyên truyền các quy định của pháp luật về nuôi, phòng, chống dịch bệnh; trang bị kiến thức pháp luật về thú y thủy sản và chuyên môn kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân nuôi, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn Thành phố nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng bệnh để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững và hiệu quả kinh tế cao. Công tác thông tin tuyên truyền phải linh hoạt, kịp thời, có hiệu quả.

- Tăng cường chuyên môn, nghiệp vụ, các quy định của pháp luật về thú y thủy sản cho các đối tượng tham gia phòng, chống dịch bệnh thủy sản để quản lý dịch bệnh an toàn, hiệu quả.

- Vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thủy sản thực hiện cam kết: không dấu dịch bệnh; không vứt xác thủy sản chết ra môi trường; không xả thải nước từ ao nuôi bị bệnh ra môi trường; sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất, chế phẩm sinh học, cải tạo môi trường nuôi theo quy định.

2. Giám sát dịch bệnh thủy sản

Thực hiện theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

a) Giám sát bị động

- Cán bộ chuyên môn, các trạm Thủy sản của Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát dịch bệnh thủy sản đến các ao nuôi để phát hiện và báo cáo kịp thời thủy sản bị bệnh hoặc nghi mắc bệnh.

Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh khi có dịch bệnh xảy ra hoặc khi môi trường biến động bất thường; đồng thời thực hiện báo cáo theo quy định và hướng dẫn tổ chức thực hiện các biện pháp bao vây khống chế kịp thời; huy động hóa chất, vật tư khử trùng triệt để các khu vực xảy ra dịch bệnh.

b) Giám sát chủ động

- Công tác giám sát thực hiện chủ yếu với cá giống và cá thương phẩm đang là các đối tượng nuôi chính trên địa bàn Thành phố (cá chép, cá trắm cỏ, rô phi, ...).

- Thực hiện lấy mẫu định kỳ ở các vùng nuôi và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phát hiện sự lưu hành, lây nhiễm mầm bệnh nằm trong danh mục bệnh phải công bố dịch và bệnh có khả năng lây lan (bệnh do virut mùa xuân - SCVC, bệnh do virut KHV, bệnh do vi rút TiLv, bệnh do vi khuẩn Steptococcus, bệnh do vi khuẩn Aeromonas) kịp thời cảnh báo nguy cơ bệnh dịch bệnh, hướng dẫn các biện pháp xử lý, khoanh vùng.

- Kiểm tra các chỉ tiêu trong môi trường ao nuôi phục vụ công tác cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản và cảnh báo dịch bệnh thủy sản.

c) Xử lý kết quả giám sát

Thực hiện xử lý, khống chế dịch bệnh theo đúng quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản. Công tác tiếp nhận thông tin dịch bệnh, tiến hành điều tra và xử lý, khống chế dịch bệnh đảm bảo nhanh chóng, xử lý ổ dịch triệt để, tránh lây lan đối với các loại dịch bệnh nguy hiểm thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch.

3. Điều tra ổ dịch và xử lý dịch bệnh

a) Điều tra ổ dịch

Khi nhận được thông tin báo cáo về tình hình dịch bệnh cán bộ chuyên môn, các Trạm thủy sản kết hợp với cán bộ Thú y xã, phường, thị trấn có trách nhiệm đến cơ sở nuôi để xác nhận thông tin, thực hiện điều tra ổ dịch, xác định nguyên nhân, báo cáo tình hình đến cơ quan cấp trên theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 13 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Xử lý dịch bệnh

Chủ cơ sở nuôi, người phát hiện thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh hoặc chết nhiều không rõ nguyên nhân, hoặc chết nhiều do môi trường, thời tiết có trách nhiệm báo cho bệnh cán bộ chuyên môn, các Trạm thủy sản và chính quyền địa phương gần nhất để được tư vấn, lấy mẫu chẩn đoán xác minh dịch bệnh. Đồng thời phải thực hiện theo các quy định tại Luật Thú y, Luật Thủy sản; áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng, chống đối với một số bệnh thủy sản nguy hiểm theo quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (các Điều: 15, 16, 17, 18, 19) và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

4. Kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển giống thủy sản và kiểm tra vệ sinh thú y thủy sản

a) Thực hiện nghiêm chế độ kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển theo các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản và Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018.

b) Tăng cường công tác kiểm dịch thủy sản giống, không để thủy sản giống chưa kiểm dịch lưu thông, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ trên địa bàn Thành phố.

c) Hướng dẫn cơ sở sản xuất giống thực hiện khai báo kiểm dịch với cơ quan quản lý Nhà nước và thực hiện kiểm dịch con giống trước khi xuất bán, xét nghiệm bệnh của giống thủy sản theo quy định.

d) Tăng cường kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; kiểm tra việc quản lý, kinh doanh, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường, thuốc thú y thủy sản. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

5. Hỗ trợ thuốc sát trùng, hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường

Ủy ban nhân dân các huyện và thị xã Sơn Tây có vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND Thành phố thực hiện một số nội dung sau:

a) Chủ động rà soát, xác định địa điểm và diện tích hỗ trợ hóa chất khử trùng, tiêu độc; chế phẩm xử lý môi trường ao nuôi để phòng ngừa bệnh trong nuôi thủy sản trên địa bàn Thành phố.

b) Việc triển khai hỗ trợ hóa chất khử trùng, tiêu độc; chế phẩm xử lý môi trường ao nuôi thực hiện theo quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

c) Chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ, vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

6. Thanh tra, kiểm tra

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản; các cơ sở chuyên vận chuyển, buôn bán thủy sản qua địa bàn Thành phố, các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản theo phân công, phân cấp để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Phối hợp với các tỉnh, thành phố lân cận trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm.

7. Chế độ báo cáo dịch bệnh thủy sản

- Khi chưa có dịch xảy ra: UBND các huyện, thị xã định kỳ báo cáo kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Chi cục Thủy sản Hà Nội) để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

- Khi có dịch bệnh xảy ra hoặc có bệnh mới phát sinh: Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

8. Về kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành của Nhà nước.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cho UBND Thành phố về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Chỉ đạo Chi cục Thủy sản Hà Nội căn cứ Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2020 để tổ chức triển khai, thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố.

b) Phối hợp UBND các huyện, thị xã có nuôi trồng thủy sản và các ngành chức năng có liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn và triển khai thực hiện tốt nội dung kế hoạch này; phân tích và nhận định tình hình dịch bệnh, đánh giá các biện pháp phòng, trị bệnh đã triển khai và đưa ra những điều chỉnh phù hợp và hiệu quả, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND Thành phố và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

c) Hướng dẫn chủ cơ sở nuôi trồng, vận chuyển và tiêu thụ thủy sản thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo đúng quy định của Trung ương và Thành phố.

d) Cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch trong nuôi trồng thủy sản, định kỳ báo cáo UBND Thành phố theo quy định

e) Dự trù kinh phí trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã

a) Căn cứ kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn Thành phố, xây dựng kế hoạch của địa phương; dự trù vật tư, hóa chất, nguồn lực để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy định.

b) Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn: tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêu hủy, vệ sinh tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý; phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản tổ chức giám sát tình hình dịch bệnh thủy sản tới tận thôn, xóm, hộ gia đình, phát hiện sớm, kịp thời khống chế, không để bệnh lây lan ra diện rộng.

d) Chỉ đạo UBND cấp xã nghiêm túc thực hiện việc kê khai sản xuất ban đầu trong nuôi trồng thủy sản xảy ra thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ và Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND Thành phố; chỉ đạo Ban quản lý các chợ phân phối, kinh doanh các sản phẩm thủy sản cần xử lý nghiêm các sản phẩm nhập lậu, sản phẩm không rõ nguồn gốc, buôn bán không đúng nơi quy định.

e) Chỉ đạo Ban quản lý các chợ phân phối, kinh doanh các sản phm thủy sản xử lý nghiêm các sản phẩm nhập lậu, sản phẩm không rõ nguồn gốc, buôn bán không đúng nơi quy định.

g) Chỉ đạo thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh và biện pháp phòng chống trên hệ thống truyền thanh của địa phương để nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản; hướng dẫn các biện pháp nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

h) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức rà soát, kiểm tra và hỗ trợ thiệt hại cho cơ sở nuôi thủy sản, cấp phát hóa chất khử trùng, tiêu độc; chế phẩm xử lý môi trường trên địa bàn theo quy định.

i) Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố nếu để dịch xảy ra trên địa bàn quản lý do lơ là, chủ quan, thiếu phối hợp trong công tác phòng, chống dịch.

j) Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản về Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

3. Các sở ngành liên quan

a) Sở Tài chính phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này theo đúng quy định hiện hành.

b) Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên Môi trường, Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin và Truyền thông; Công an thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị phối hợp thực hiện Kế hoạch đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đặc biệt khi có dịch bệnh xảy ra.

Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Giám đốc, Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời tổng hợp báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung) xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Thành ủy;
- Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố; (để báo cáo)
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các sở, ngành: NN&PTNT, TC, KH&ĐT, CT, GTVT, TN&MT, YT, TT&TT, CATP; Cục QLTT TP HN;
- Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Đài PT&THHN, các Báo: HNM, KT&ĐT;
- VPUB, CVP, các CPVP, KT, KGVX, ĐT, NC, TKBT, TH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 25/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn ngày 07/02/2020 do thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


898

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.124.83
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!