Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT kiểm dịch động vật

Số hiệu: 36/2018/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Phùng Đức Tiến
Ngày ban hành: 25/12/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2018/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2018

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 26/2016/TT-BNNPTNT NGÀY 30/6/2016 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản (sau đây gọi là Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT)

1. Bổ sung khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 2 như sau:

“5. Mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu là các sản phẩm động vật thủy sản cùng loại, cùng tên, nhãn hàng hóa, cơ sở sản xuất hàng hóa, chất liệu bao bì.

6. Lô hàng sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu là toàn bộ sản phẩm động vật thủy sản của một chuyến hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu (có cùng số vận đơn). Lô hàng có thể chỉ có một mặt hàng hoặc nhiều mặt hàng.

7. Sản phẩm động vật thủy sản có nguy cơ cao là sản phẩm động vật thủy sản ở dạng sơ chế, tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh.

8. Sản phẩm động vật thủy sản có nguy cơ thấp là sản phẩm động vật thủy sản đã qua chế biến theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để sử dụng ngay.”

2. Khoản 3 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu trực tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài, nhập khẩu gián tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài chuyển tải tại các cảng trung chuyển của quốc gia khác để làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu; sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc bị trả về:

a) Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, trừ sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu trực tiếp từ tàu đánh bắt hải sản của nước ngoài, nhập khẩu gián tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài chuyển tải tại các cảng trung chuyển của quốc gia khác về Việt Nam, hàng mẫu có trọng lượng dưới 50 kg. Trường hợp gửi bản sao hoặc tại thời điểm gửi hồ sơ chưa cung cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì phải gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu khi kiểm tra hàng hóa;

c) Bản sao Giấy phép theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

d) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp Vận tải đơn đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu (trừ sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài);

đ) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp các giấy tờ liên quan đến lô hàng khi xuất khẩu (Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nếu có, thông báo triệu hồi lô hàng của doanh nghiệp, tờ khai hải quan, bảng kê danh mục hàng hóa) đối với sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc bị trả về;

e) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp Giấy chứng nhận của thuyền trưởng “Captain’s statement” hoặc Giấy xác nhận của người bán. Nội dung các giấy này thể hiện các thông tin sau: Tên tàu đánh bắt, số đăng ký của tàu, quốc gia treo cờ, phương pháp đánh bắt, thời gian đánh bắt, khu vực đánh bắt đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu trực tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài;

g) Trường hợp sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu gián tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài chuyển tải tại các cảng trung chuyển của nước ngoài về Việt Nam thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, c, d và e của khoản này, doanh nghiệp bổ sung Bản sao Giấy xác nhận do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi có cảng trung chuyển cấp (có xác nhận của doanh nghiệp). Nội dung giấy xác nhận thể hiện các thông tin sau: tên; số đăng ký, quốc gia treo cờ của tàu đánh bắt và tàu vận chuyển; tên loại sản phẩm thủy sản, số lượng, thời gian bốc dỡ, địa điểm bốc dỡ, điều kiện lưu giữ sản phẩm, sản phẩm thủy sản được giữ nguyên trạng, không trải qua các công đoạn nào khác ngoài hoạt động bốc dỡ.”

3. Bổ sung điểm c khoản 6 Điều 4 như sau:

“c) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp Vận tải đơn.”

4. Bổ sung điểm c khoản 7 Điều 4 như sau:

“c) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp Vận tải đơn.”

5. Bổ sung khoản 6 Điều 11 như sau:

“6. Chủ hàng chịu trách nhiệm về việc kiểm dịch đối với hàng hóa xuất khẩu, không phải nộp cho cơ quan hải quan Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với lô hàng xuất khẩu để thông quan hàng hóa.”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 13 như sau:

“ 1. Đăng ký kiểm dịch

a) Trước khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp;

b) Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật thú y; gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (trường hợp đăng ký kiểm dịch qua Cổng thông tin một cửa quốc gia).

2. Khai báo kiểm dịch

a) Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch, trước khi hàng đến cửa khẩu nhập chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp;

b) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật thú y;

c) Khi tiếp nhận hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm tra đối chiếu thông tin tàu đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) được đăng tải trên website của Cơ quan thẩm quyền châu Âu (https://ec.europa.eu/fisheries/cfp/illegal fishing/info), website của các Tổ chức nghề cá khu vực (RFMOs) hoặc thông báo từ Cơ quan thẩm quyền của các quốc gia khác. Trường hợp lô hàng nhập khẩu từ tàu IUU, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu không thực hiện việc kiểm dịch và báo cáo ngay về Cục Thú y để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý.

4. Nội dung kiểm dịch

a) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm dịch theo nội dung quy định tại Điều 47 Luật thú y;

b) Đối với động vật thủy sản sử dụng làm giống: lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Đối với động vật thủy sản thương phẩm: chỉ lấy mẫu xét nghiệm bệnh nếu phát hiện động vật có dấu hiệu mắc bệnh được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Đối với sản phẩm động vật thủy sản: kiểm tra thực tế hồ sơ và hàng hóa tại cửa khẩu nhập hoặc tại nơi tập kết hàng. Nếu đáp ứng yêu cầu thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và cấp Giấy chứng nhận vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu (Mẫu 09TS) để chủ hàng vận chuyển hàng về kho bảo quản theo đề nghị của chủ hàng (kho bảo quản của chủ hàng phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y). Chủ hàng phải chịu trách nhiệm trong việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa và không được đưa hàng đi tiêu thụ khi chưa có kết quả kiểm dịch.

Trường hợp sản phẩm động vật thủy sản không thể lấy mẫu tại cửa khẩu hoặc tại nơi tập kết hàng thì cơ quan kiểm dịch cửa khẩu thực hiện lấy mẫu kiểm dịch tại kho bảo quản.

Riêng đối với sản phẩm động vật thủy sản đông lạnh phải được lưu giữ tại cửa khẩu nhập đến khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

đ) Thời gian nuôi cách ly kiểm dịch: không quá 10 ngày đối với động vật thủy sản làm giống, không quá 03 ngày đối với động vật thủy sản thương phẩm kể từ ngày cách ly kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn thời gian nêu trên thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch

a) Đối với lô sản phẩm động vật thủy sản phải lấy mẫu kiểm tra: trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu đối với sản phẩm thủy sản đạt yêu cầu để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan. Trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do;

b) Đối với lô sản phẩm động vật thủy sản không phải lấy mẫu kiểm tra: trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu sau khi kiểm tra hồ sơ đạt yêu cầu để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan;

c) Đối với động vật thủy sản giống: ngay sau khi có kết quả xét nghiệm bệnh đạt yêu cầu, động vật thủy sản giống khỏe mạnh, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan;

d) Đối với động vật thủy sản thương phẩm: sau khi đưa về nơi cách ly kiểm dịch tối thiểu 01 ngày, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu đối với động vật khỏe mạnh; trường hợp phải lấy mẫu kiểm tra thì thực hiện theo điểm c khoản này để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan;

đ) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin gồm: số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.”

7. Bổ sung Điều 13a như sau:

“Điều 13a. Kiểm dịch sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

1. Sản phẩm động vật thủy sản đã hoàn thành thủ tục kiểm dịch nhập khẩu, chưa được chế biến hoặc đóng gói lại khi xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không phải thực hiện kiểm dịch.

2. Sản phẩm động vật thủy sản có nguồn gốc trong nước, được xuất bán cho doanh nghiệp chế xuất chỉ phải thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định, không phải thực hiện việc kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.”

8. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 14. Kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu trực tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài, nhập khẩu gián tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài chuyển tải tại các cảng trung chuyển của quốc gia khác để làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu; sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc bị trả về

1. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nơi nhập hàng. Hình thức gửi hồ sơ: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

a) Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xác nhận Đơn khai báo kiểm dịch để chủ hàng làm thủ tục hải quan và thông báo cho chủ hàng thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch;

b) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

2. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện việc kiểm dịch như sau:

a) Kiểm tra điều kiện bảo quản, quy cách bao gói, ghi nhãn, ngoại quan của sản phẩm;

b) Trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện hàng hóa không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y thì lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y;

c) Chủ hàng được đưa sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu về kho bảo quản (kho bảo quản của chủ hàng phải đủ điều kiện vệ sinh thú y) để thực hiện việc kiểm dịch theo quy định. Chủ hàng phải chịu trách nhiệm trong việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa và không được đưa hàng vào tiêu thụ khi chưa có kết quả kiểm dịch.

Trường hợp phát hiện hàng hóa có vi phạm, các lần nhập khẩu tiếp theo chủ hàng phải để hàng hóa tại khu vực cửa khẩu nhập để thực hiện việc kiểm dịch. Nếu có kết quả kiểm tra của 03 lần nhập khẩu liên tiếp đạt yêu cầu thì mới tiếp tục được đưa hàng về kho bảo quản để thực hiện kiểm dịch.”

3. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch

a) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu đối với lô hàng bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y (Mẫu 10TS, không áp dụng nội dung “Giấy có giá trị đến ngày”);

b) Trường hợp lô hàng phải lấy mẫu kiểm tra: trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với lô hàng bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y;

c) Đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu, nếu chủ hàng có khai báo kiểm dịch sửa đổi, bổ sung theo phân loại sản phẩm, thị trường xuất khẩu, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nơi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu lần đầu thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu thay thế Giấy chứng nhận đã cấp.

Việc khai báo sửa đổi, bổ sung theo phân loại sản phẩm, thị trường xuất khẩu phải bảo đảm đúng nguồn gốc và số lượng hàng đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu lần đầu. Chủ hàng phải chịu trách nhiệm về những nội dung khai báo sửa đổi, bổ sung.

4. Kiểm tra, giám sát sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu trực tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài, nhập khẩu gián tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài chuyển tải tại các cảng trung chuyển của quốc gia khác để làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu hàng bị triệu hồi hoặc trả về:

a) Lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thông báo vi phạm: Thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 13 Thông tư này.”

9. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 15. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam

1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản trước khi thực hiện tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

2. Cục Thú y thực hiện theo khoản 2 Điều 49 Luật thú y; gửi văn bản hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với trường hợp đăng ký kiểm dịch qua Cổng thông tin một cửa quốc gia).

3. Sau khi Cục Thú y có văn bản hướng dẫn kiểm dịch, trước khi hàng đến cửa khẩu chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật thú y và thực hiện việc kiểm dịch theo quy định tại Điều 50 Luật thú y.

4. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư này.”

10. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 17. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập, xuất kho ngoại quan

1. Trước khi thực hiện nhập, xuất kho ngoại quan động vật, sản phẩm động vật thủy sản, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

2. Cục Thú y thực hiện theo khoản 2 Điều 49 Luật thú y; gửi văn bản hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với trường hợp đăng ký kiểm dịch qua Cổng thông tin một cửa quốc gia).

3. Sau khi Cục Thú y có văn bản hướng dẫn kiểm dịch, trước khi hàng đến cửa khẩu chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật thú y và thực hiện việc kiểm dịch theo quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều này.

4. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

5. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập vào kho ngoại quan như sau:

a) Cấp Giấy chứng nhận vận chuyển để chủ hàng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan;

b) Tại kho ngoại quan, cơ quan kiểm dịch cửa khẩu phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng lô hàng, xác nhận để chủ hàng nhập hàng vào kho ngoại quan.

6. Trước khi xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan, chủ hàng phải gửi hồ sơ khai báo kiểm dịch tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo quy định như sau:

a) Đối với sản phẩm động vật thủy sản xuất bán cho các cơ sở sản xuất trong nước để làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu, hồ sơ khai báo kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này;

b) Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước hồ sơ theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này.

7. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất ra khỏi kho ngoại quan như sau:

a) Thực hiện kiểm dịch theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 14 Thông tư này đối với sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu tại các cơ sở chế biến thủy sản trong nước;

b) Thực hiện kiểm dịch theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 13 Thông tư này đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản tiêu thụ trong nước;

c) Thực hiện kiểm dịch theo quy định tại Điều 50 Luật thú y đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản gửi kho ngoại quan để tái xuất khẩu, Giấy chứng nhận kiểm dịch cấp theo Mẫu 12TS;

d) Trường hợp lô hàng được xuất ra khỏi kho ngoại quan từng phần, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu trừ lùi số lượng hàng trên Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu, lưu bản sao chụp vào hồ sơ kiểm dịch. Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu sẽ được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thu lại và lưu vào hồ sơ của lần xuất hàng cuối cùng của lô hàng (trong trường hợp nhập để tiêu dùng trong nước, làm nguyên liệu sản xuất xuất khẩu) hoặc giao lại cho chủ hàng (trong trường hợp hàng tái xuất khẩu).”

11 . Bổ sung điểm d khoản 1 Điều 22 như sau:

“d) Thông báo cho Tổng cục Thủy sản và các cơ quan liên quan khi phát hiện tàu khai thác hoặc tàu vận chuyển sản phẩm thủy sản vi phạm các quy định về IUU trong quá trình kiểm dịch để có biện pháp xử lý, ngăn chặn.”

12. Sửa đổi mục 2 phần B Phụ lục I như sau:

“2. Sản phẩm động vật thủy sản đã chế biến chín, đóng bao bì kín khí, có nhãn mác theo quy định và sử dụng để ăn ngay.”

13. Bổ sung bệnh do vi rút Tilapia Lake vào mục I phần A Phụ lục IV như sau:

“A. Động vật thủy sản

I. Các bệnh ở động vật thủy sản

TT

Tên bệnh (tên tiếng Anh)

Tác nhân gây bệnh

Một số thủy sản nuôi cảm nhiễm với bệnh

Bệnh ở loài cá

6.

Bệnh do virus Tilapia Lake

Tilapia Lake virus (TiLV)

Cá rô phi (Oreochromis mosambicus, Oreochromis niloticus)

14. Sửa đổi, bổ sung điểm 1 mục I phần B và mục II phần B Phụ lục IV như sau:

“B. Sản phẩm động vật thủy sản

I. Sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm

1. Chỉ tiêu kiểm tra

1.1. Vi sinh vật gây hại:

Loại sản phẩm

Chỉ tiêu kiểm tra

Căn cứ đánh giá

Cá và thủy sản tươi, đông lạnh (phải xử lý nhiệt trước khi sử dụng)

Salmonella

Các quy định, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam, quy định quốc tế hiện hành.

E. Coli

V. cholerae

V. parahaemolyticus

Sản phẩm chế biến từ cá và thủy sản (dùng trực tiếp, không qua xử lý nhiệt trước khi sử dụng)

E.coli

Cl.perfringens

Salmonella

V. parahaemolyticus

Thủy sản khô sơ chế (phải xử lý nhiệt trước khi sử dụng)

E.coli

S.aureus

Salmonella

V. parahaemolyticus

Giáp xác và động vật thân mềm có vỏ hoặc đã bỏ vỏ gia nhiệt

E. coli

S.aureus

Salmonella

1.2. Các chỉ tiêu cảm quan, lý hóa theo quy định.

1.3. Tần suất lấy mẫu để kiểm tra, xét nghiệm.

a) Đối với sản phẩm động vật thủy sản có nguy cơ cao (sản phẩm ở dạng sơ chế, tươi sống, đông lạnh, ướp lạnh): lấy mẫu của 03 (ba) lô hàng liên tiếp để kiểm tra, xét nghiệm và xử lý kết quả kiểm tra, xét nghiệm như sau:

a1) Nếu kết quả kiểm tra, xét nghiệm của 03 (ba) lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu thì cứ 05 (năm) lô hàng tiếp theo chỉ lấy mẫu của 01 (một) lô hàng ngẫu nhiên để kiểm tra, xét nghiệm; nếu phát hiện 01 (một) lần vi phạm thì lấy mẫu của 03 (ba) lô hàng liên tiếp để kiểm tra, xét nghiệm và xử lý kết quả theo quy định tại mục này;

a2) Nếu kết quả kiểm tra, xét nghiệm của từ 01 - 02 lô hàng không đạt yêu cầu thì tiếp tục duy trì lấy mẫu của 03 (ba) lô hàng liên tiếp để kiểm tra, xét nghiệm;

a3) Nếu kết quả kiểm tra, xét nghiệm của 03 (ba) lô hàng liên tiếp không đạt yêu cầu thì đề xuất tạm ngừng nhập khẩu loại sản phẩm động vật thủy sản vi phạm;

b) Đối với sản phẩm động vật thủy sản có nguy cơ thấp (đã qua chế biến):

Cứ 05 (năm) lô hàng lấy mẫu của 01 (một) lô hàng ngẫu nhiên để kiểm tra, xét nghiệm; nếu phát hiện 01 (một) lần vi phạm thì lấy mẫu của 03 (ba) lô hàng liên tiếp để kiểm tra, xét nghiệm và xử lý kết quả kiểm tra, xét nghiệm như quy định tại mục a1, a2 và a3 điểm này;

c) Các lô hàng phải lấy mẫu kiểm tra: nếu lô hàng có 01 (một) mặt hàng thì lấy 03 mẫu; nếu lô hàng có từ 02 mặt hàng trở lên thì lấy 05 mẫu;

d) Các lô hàng không phải lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu chỉ kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu (chủ hàng phải tự chịu trách nhiệm đối với hàng hóa nhập khẩu);

đ) Việc lấy mẫu theo tần suất được áp dụng trên tổng số lô hàng nhập khẩu tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 trong cùng 01 (một) năm.

1.4. Khi kết quả kiểm tra, xét nghiệm của lô hàng được lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu báo cáo ngay về Cục Thú y để thông báo vi phạm và có biện pháp xử lý theo quy định.

II. Sản phẩm động vật thủy sản không dùng làm thực phẩm: kiểm tra các chỉ tiêu theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; phương thức, tần suất lấy mẫu để kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm 1.3 mục I phần B Phụ lục này.”

15. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Phụ lục V như sau:

a) Sửa đổi điểm 10 mục I thành “Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu - Mẫu 10TS”;

b) Thay cụm từ “CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu số” bằng cụm từ “Số Chứng minh nhân dân/số Hộ chiếu/số định danh cá nhân” tại Mẫu 01TS, Mẫu 03TS;

c) Thay cụm từ “GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NHẬP KHẨU KHÔNG DÙNG LÀM THỰC PHẨM” thành “GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NHẬP KHẨU"; thay cụm từ “Địa điểm cách ly kiểm dịch:..từ ngày../20..đến ngày../20...” bằng cụm từ “Nơi chuyển đến:” tại Mẫu 10TS;

d) Bãi bỏ khoản 11 phần I và Mẫu 11TS.”

16. Thay đổi cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” thành cụm từ “Chi cục Thú y vùng” tại các Điều 11, Điều 22, Mẫu 22TS Phụ lục V.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

2. Bãi bỏ Điều 5 Thông tư số 02/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tư 50/2015/TT-BNNPTNT, Thông tư 25/2013/TT-BNNPTNT, Thông tư 02/2006/TT-BTS, Thông tư 62/2008/TT-BNN và Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.

3. Trường hợp phần mềm áp dụng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia chưa kết nối khi Thông tư này có hiệu lực thi hành thì chủ hàng gửi hồ sơ tới Cục Thú y qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp và nhận kết quả qua thư điện tử.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Thú y, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra Văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, Tp trực thuộc TƯ;
- Các đơn vị trực thuộc Cục Thú y;
- Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

 MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

 SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
--------------

No.: 36/2018/TT-BNNPTNT

Hanoi, December 25, 2018

 

CIRCULAR

ON AMENDMENTS TO THE CIRCULAR NO. 26/2016/TT-BNNPTNT DATED JUNE 30, 2016 BY THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT ON QUARANTINE OF AQUATIC ANIMALS AND PRODUCTS THEREOF

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Law on veterinary medicine No. 79/2015/QH13 dated June 19, 2015;

At the request of the Director of the Department of Animal Health;

The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates the Circular on amendments to the Circular No. 26/2016/TT-BNNPTNT dated June 30, 2016 by the Minister of Agriculture and Rural Development on quarantine of aquatic animals and products thereof.

Article 1. Amendments to the Circular No. 26/2016/TT-BNNPTNT dated June 30, 2016 by the Minister of Agriculture and Rural Development on quarantine of aquatic animals and products thereof (hereinafter referred to as “Circular No. 26/2016/TT-BNNPTNT”)

1. Clause 5, Clause 6, Clause 7 and Clause 8 are added to Article 2 as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Shipment means the entire aquatic animal products of an import or export shipment (in the same bill of lading). A shipment may comprise a single or multiple articles.

7. High-risk aquatic animal product means the simply prepared, fresh, chilled or frozen aquatic animal product.

8. Low-risk aquatic animal product means the aquatic animal product which has been processed by adopting industrial or handmade method for instant use.”

2. Clause 3 Article 4 is amended as follows:

“3. The quarantine declaration for imported aquatic animal products for processing of foods for export, aquatic animal products imported directly from foreign fishing vessels or imported indirectly from foreign fishing vessels and transshipped at transfer ports of other countries for processing of foods for export, aquatic animal products used as samples, or exported aquatic animal products that are recalled or returned includes:

a) The quarantine declaration made using the form No. 03 TS provided in the Appendix V enclosed herewith;

b) The copy bearing the enterprise’s certification or the original of the Certificate of quarantine granted by a competent authority of the exporting country, except the aquatic animal products imported directly from foreign fishing vessels or imported to Vietnam indirectly from foreign fishing vessels and transshipped at transfer ports of other countries, and samples whose weight is less than 50 kg. If the copy of the Certificate of quarantine is submitted or at the time of submission of declaration documents, the Certificate of quarantine given by a competent authority of the exporting country is not available, the original of such Certificate of quarantine must be presented when goods are inspected;

c) The copy of the License as prescribed in Point c Clause 2 of this Article;

d) The copy bearing the enterprise’s certification of the bill of lading of imported aquatic animal products used for processing of foods for export (except aquatic animal products imported directly from foreign fishing vessels);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) The copy bearing the enterprise’s certification of the Captain’s statement or the Seller’s statement. This document must include the following information: Name and registration number of the fishing vessel, the flag state, catch method, catch dates and area(s) with respect to the aquatic animal products imported directly from foreign fishing vessels;

g) If the aquatic animal products are imported indirectly from foreign fishing vessels and transshipped at transfer ports of foreign countries to Vietnam, in addition to the documents mentioned in Points a, c, d and e of this Clause, the enterprise is required to provide the copy of the Certificate given by a competent authority of the country where the transfer port is located (this copy must bear the enterprise’s certification). Such Certificate must include the following information: Name, registration number and flag state of the fishing vessel and those of the transport vessel; name, type and quantity of aquatic animal products, unloading date and location, storage conditions, and the statement that the aquatic animal products are not under any works other than unloading."

3. Point c is added to Clause 6 Article 4 as follows:

“c) The copy bearing the enterprise’s certification of the bill of lading.”

4. Point c is added to Clause 7 Article 4 as follows:

“c) The copy bearing the enterprise’s certification of the bill of lading.”

5. Clause 6 is added to Article 11 as follows:

“6. The goods owner shall assume responsibility for the quarantine of exported products and must not submit the Certificate of quarantine of the export shipment to customs authorities for customs clearance."

6. Clause 1, Clause 2, Clause 4 and Clause 5 Article 13 are amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Before importing aquatic animals/ aquatic animal products, the goods owner shall submit an application for quarantine registration including the documents prescribed in Clause 2 Article 4 hereof to the Department of Animal Health via the National Single Window Portal, by post, via email/ fax with the original application submitted later, or directly;

c) The Department of Animal Health shall process the application in accordance with regulations laid down in Clause 2 Article 46 of the Law on veterinary medicine; provide written approval and instructions for the goods owner and the animal quarantine authority at the checkpoint via email (if the application for quarantine registration is submitted by post, via email/ fax or directly) or through the National Single Window Portal (if the application for quarantine registration is submitted through the National Single Window Portal).

2. Quarantine declaration

a) Upon the receipt of the written approval and instructions for quarantine from the Department of Animal Health, before the shipment arrives at the checkpoint of import, the goods owner shall submit a set of quarantine declaration documents as regulated in Clause 6 Article 4 hereof to the animal quarantine authority at the checkpoint of import via the National Single Window Portal, by post, via email/ fax with the original application submitted later, or directly;

b) The animal quarantine authority at the checkpoint of import shall process the application in accordance with regulations laid down in Clause 3 Article 46 of the Law on veterinary medicine;

c) When receiving the quarantine declaration documents for imported aquatic animals/ aquatic animal products, the animal quarantine authority at the checkpoint shall compare the received documents with information concerning illegal, unreported and unregulated (IUU) fishing posted on the website of European Commission (https://ec.europa.eu/fisheries/cfp/illegal fishing/info), the website of the Regional fisheries management organizations (RFMOs) or as announced by competent authorities of other countries. If the shipment is found to be originated from IUU fishing vessel, the animal quarantine authority at the checkpoint shall suspend the quarantine and immediately inform the Department of Animal Health for cooperating with relevant authorities in dealing with the shipment.

4. Quarantine contents

a) The animal quarantine authority at the checkpoint shall comply with quarantine contents prescribed in Article 47 of the Law on veterinary medicine;

b) With regard to aquatic animals used for breeding purpose: Samples shall be taken for testing for diseases as regulated in the Appendix IV enclosed herewith;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) With regard to aquatic animal products: The physical inspection of documents and goods shall be conducted at the checkpoint of import or at the place where goods are gathered. If the inspection results denote that the shipment and related documents meet relevant requirements, the animal quarantine authority at the checkpoint shall take samples serving testing for the indicators specified in the Appendix IV enclosed herewith and issue the Certificate of transport of imported aquatic animals/ aquatic animal products (using form No. 09TS) to the goods owner for transporting the shipment to the warehouse which is required to meet veterinary hygiene requirements. The goods owner shall be responsible for the transport and storage of imports and is not allowed to transport goods for sale before receiving quarantine results.

If the animal quarantine authority at the checkpoint cannot take samples at the checkpoint or at the place where goods are gathered, the sampling may be taken at the warehouse.

Frozen aquatic animal products must be kept at the checkpoint of import until the quarantine results are provided and show that the shipment is satisfactory.

dd) Isolation period for quarantine: The isolation period for quarantine of aquatic animals used for breeding and commercial aquatic animals shall not exceed 10 days and 03 days respectively from the beginning date of isolation. If the isolation is extended, the animal quarantine authority at the checkpoint shall give a written notification indicating reasons for such extended isolation to the goods owner.

5. Issuing Certificate of quarantine

a) With regard to the shipment of which samples are taken: Within 05 business days from the beginning of the quarantine, the animal quarantine authority at the checkpoint shall issue the Certificate of quarantine of imported aquatic animals/ aquatic animal products to the owner of the shipment that meets quarantine requirements for completing customs procedures. If the animal quarantine authority at the checkpoint fails to issue the Certificate of quarantine within the prescribed time limit, written reasons thereof shall be provided for the goods owner;

b) With regard to the shipment of which sampling is not required: Within 01 business day, the animal quarantine authority at the checkpoint shall issue the Certificate of quarantine of imported aquatic animals/ aquatic animal products to the owner for completing customs procedures if the inspected shipment documents are satisfactory;

c) With regard to aquatic animals used for breeding: Immediately after receiving the testing report which shows that the imported aquatic animals are healthy and meet quarantine requirements, the animal quarantine authority at the checkpoint shall issue the Certificate of quarantine of imported aquatic animals/ aquatic animal products to the owner for completing customs procedures;

d) With regard to commercial aquatic animals: One day after animals are transported to the isolation area, the animal quarantine authority at the checkpoint shall issue the Certificate of quarantine of imported aquatic animals/ aquatic animal products to the owner for completing customs procedures if animals are health; in case of sampling, regulations laid down in Point c of this Article shall apply;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“Article 13a. Quarantine of indirectly exported aquatic animal products

1. The quarantine of aquatic animal products for which import quarantine procedures have been completed but which are not yet processed or re-packaged for indirect export is not required.

2. If aquatic animal products are sold from the domestic market to export processing enterprises, only the quarantine for transport of aquatic animal products to another province shall be carried out.”

8. Article 14 is amended as follows:

“Article 14. Quarantine for import of aquatic animal products used for processing of foods for export; import of aquatic animal products directly from foreign fishing vessels or indirectly from foreign fishing vessels through transshipment at transfer ports of other countries for processing of foods for export; aquatic animal products used as samples; exported aquatic animal products recalled or returned

1. The goods owner shall submit a set of documents as prescribed in Clause 3 Article 4 hereof to the animal quarantine authority at the checkpoint of import. Documents may be submitted via the National Single Window Portal, by post, via email/ fax with original documents submitted later, or directly.

a) Within 01 business day from the receipt of valid documents, the animal quarantine authority at the checkpoint shall make certification on the quarantine declaration for the goods owner to carry out customs procedures, and inform the goods owner of the quarantine date and location;

b) The animal quarantine authority at the checkpoint shall take actions according to Point c Clause 2 Article 13 hereof.

2. The animal quarantine authority at the checkpoint shall carry out the quarantine tasks as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Take samples for testing for veterinary hygiene indicators in case the products are suspected of or found to fail to meet veterinary hygiene requirements;

c) Aquatic animal products which are imported for processing of foods for export may be transported to the goods owner's warehouse (which is required to meet veterinary hygiene requirements) for quarantine in accordance with applicable regulations. The goods owner shall be responsible for the transport and storage of the products and is not allowed to transport goods for selling before receiving quarantine results.

In case of violations, the quarantine for import of following import shipments must be carried out at the checkpoint of import. The goods owner may continue transporting imports to the warehouse for quarantine if his/her 03 consecutive import shipments are granted satisfactory quarantine results.”

3. Issuing Certificate of quarantine

a) Within 02 business days from the beginning of the quarantine, the animal quarantine authority at the checkpoint shall issue the Certificate of quarantine of imported aquatic animals/ aquatic animal products for the shipment that meets veterinary hygiene requirements (using the form No. 10TS, the content “This certificate is valid until…….” shall be left blank);

b) With regard to the shipment for which sampling is required: Within 05 business days from the beginning of the quarantine, the animal quarantine authority at the checkpoint shall issue the Certificate of quarantine for the import shipment that meets veterinary hygiene requirements;

c) With regard to aquatic animal products imported from foreign fishing vessels, within 60 business days from the issuance of the Certificate of quarantine for import, if the goods owner submits a modified declaration for quarantine according to product category or exporting market, the animal quarantine authority at the checkpoint that previously issued the Certificate of quarantine shall take charge of issuing a new Certificate of quarantine for replacing the old one.

The declaration for quarantine according to product category or exporting market must ensure the origin and quantity of products specified in the previously issued Certificate of quarantine. The goods owner shall be responsible for modified contents provided in the quarantine declaration.

4. Inspection of imported aquatic animal products used for processing of foods for export; aquatic animal products imported directly from foreign fishing vessels or imported indirectly from foreign fishing vessels through transshipment at transfer ports of other countries for processing of foods for export; aquatic animal products used as samples; exported aquatic animal products recalled or returned:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Notification of violations shall be made in accordance with Clause 6 Article 13 hereof.”

9. Article 15 is amended as follows:

“Article 15. Quarantine of aquatic animals/ aquatic animal products temporarily imported for re-export, moved to another checkpoint or transited through Vietnam

1. Before the aquatic animals/ aquatic animal products are temporarily imported for re-export, moved to another checkpoint or transited through Vietnam, the goods owner shall submit an application for quarantine registration as regulated in Clause 4 Article 4 hereof to the Department of Animal Health via the National Single Window Portal, by post, via email/ fax with the original application submitted later, or directly.

2. The Department of Animal Health shall process the application in accordance with regulations laid down in Clause 2 Article 49 of the Law on veterinary medicine; provide instructions for quarantine for the goods owner and the animal quarantine authority at the checkpoint via email (if the application is submitted by post, via email/ fax or by hand) or through the National Single Window Portal (if the application is submitted through the National Single Window Portal).

3. Upon the receipt of instructions for quarantine from the Department of Animal Health, before the shipment arrives at the checkpoint, the goods owner shall submit a set of quarantine declaration documents as regulated in Clause 7 Article 4 hereof to the animal quarantine authority at the checkpoint via the National Single Window Portal, by post, via email/ fax with original documents submitted later, or directly; The animal quarantine authority at the checkpoint shall process the received documents according to Clause 3 Article 49 of the Law on veterinary medicine and perform the quarantine tasks according to Article 50 of the Law on veterinary medicine.

4. The animal quarantine authority at the checkpoint shall take actions according to Point c Clause 2 Article 13 hereof.”

10. Article 17 is amended as follows:

“Article 17. Quarantine of aquatic animals/ aquatic animal products sent to/ dispatched from bonded warehouse

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Upon the receipt of instructions for quarantine from the Department of Animal Health, before the shipment arrives at the checkpoint, the goods owner shall submit a set of quarantine declaration documents as regulated in Clause 7 Article 4 hereof to the animal quarantine authority at the checkpoint of import via the National Single Window Portal, by post, via email/ fax with original documents submitted later, or directly. The animal quarantine authority at the checkpoint shall process the received documents according to Clause 3 Article 49 of the Law on veterinary medicine and perform the quarantine tasks according to Clause 5 and Clause 7 of this Article.

4. The animal quarantine authority at the checkpoint shall take actions according to Point c Clause 2 Article 13 hereof.

5. The animal quarantine authority at the checkpoint shall carry out the quarantine of aquatic animals/ aquatic animal products sent to the bonded warehouse as follows:

a) Issue the Certificate of transport to the goods owner for transporting aquatic animals/ aquatic animal products from the checkpoint of import to the bonded warehouse;

b) At the bonded warehouse, the animal quarantine authority at the checkpoint shall cooperate with the customs authority in inspecting the status of the shipment and giving certification to the goods owner for sending goods to the bonded warehouse.

6. Before goods are dispatched from the bonded warehouse, the goods owner shall submit quarantine declaration documents to the animal quarantine authority at the checkpoint as follows:

a) If aquatic animal products are sold to domestic manufacturers for processing of foods for export, the quarantine declaration documents shall be prepared according to Clause 3 Article 4 hereof;

b) If aquatic animals/ aquatic animal products are imported for domestic consumption, the quarantine declaration documents shall be prepared according to Clause 6 Article 4 hereof.

7. The animal quarantine authority at the checkpoint shall carry out the quarantine of aquatic animals/ aquatic animal products dispatched from the bonded warehouse as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Perform quarantine tasks according to Clause 4, Clause 5 and Clause 6 Article 13 hereof if aquatic animals/ aquatic animal products are sold domestically;

c) Perform quarantine tasks according to Article 50 of the Law on veterinary medicine if aquatic animals/ aquatic animal products are sent to the bonded warehouse for re-export; in such case, the Certificate of quarantine shall be issued using the form No. 12TS;

d) If the shipment is partially dispatched from the bonded warehouse, the animal quarantine authority at the checkpoint shall deduct the quantity of goods dispatched according to the original Certificate of quarantine issued by a competent authority of the exporting country and keep a copy thereof together with the quarantine dossier. The animal quarantine authority at the checkpoint shall keep the original Certificate of quarantine issued by a competent authority of the exporting country together with the dossier of the final dispatching of goods of the shipment (in case products are imported for domestic consumption or processing of foods for export) or return it to the goods owner (in case products are re-exported).”

11 . Point d is added to Clause 1 Article 22 as follows:

“d) Inform the Directorate of Fisheries and relevant authorities when detecting any catch vessels or vessels transporting aquatic products that commit violations against IUU regulations during the quarantine inspection for taking appropriate measures."

12. Section 2 Part B of the Appendix I is amended as follows:

“2. Aquatic animal products cooked, kept in airtight containers and properly labeled for immediate use."

13. Tilapia lake virus disease is added to Section I Part A of the Appendix IV as follows:

“A. Aquatic animals

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

No.

Name of disease (English name)

Pathogens

Aquatic animals to be infected by disease

Fish diseases

6.

Tilapia Lake virus disease

Tilapia Lake virus (TiLV)

Tilapias (Oreochromis mosambicus, Oreochromis niloticus)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“B. Aquatic animal products

I. Aquatic animal products used as foods

1. Inspection indicators

1.1. Harmful microorganisms:

Product

Inspection indicators

Evaluation basis

 

Fresh or frozen fish and aquatic products (treated by heat before use)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Applicable regulations, national standards and national technical regulations of Vietnam, and international regulations.

 

E. Coli

 

V. cholerae

 

V. parahaemolyticus

 

Products of fish and aquatic products (for direct use without heat treatment before use)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Cl.perfringens

 

Salmonella

 

V. parahaemolyticus

 

Simply prepared dried aquatic products (treated by heat before use)

E.coli

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

S.aureus

 

Salmonella

 

V. parahaemolyticus

 

Crustaceans and mollusks, whether or not in shell by heating

E. coli

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Salmonella

 

1.2. Organoleptic and physicochemical indicators as regulated.

1.3. Sampling frequency:

a) With simply regard to high-risk aquatic animal products (simply prepared, fresh, chilled or frozen products): Samples shall be taken from 03 (three) consecutive shipments for inspection and testing, and inspection/testing results shall be handled as follows:

a1) If the inspection/ testing results of all 03 (three) consecutive shipments are satisfactory, samples shall be randomly taken from one of the next 05 shipments for inspection/ testing; in case any violation is detected, samples shall be taken from 03 consecutive shipments for inspection/ testing and results thereof shall be handled according to regulations of this section;

a2) If the inspection/ testing results of 01 – 02 shipments are unsatisfactory, samples shall be still taken from 03 (three) consecutive shipments for inspection/ testing;

a3) If the inspection/ testing results of all 03 (three) consecutive shipments are unsatisfactory, a request for suspension of import of such type of aquatic products shall be made;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Samples shall be randomly taken from one of every 05 shipments for inspection/ testing; in case any violation is detected, samples shall be taken from 03 consecutive shipments for inspection/ testing and results thereof shall be handled according to regulations laid down in sections a1, a2 and a3 of this point;

c) With regard to shipments of which sampling is compulsory: 03 samples shall be taken from the shipment that comprises only one import/ export article; 05 samples shall be taken from the shipment that comprises 02 import/ export articles or more;

d) With regard to shipments of which sampling is not required, only the shipment documents are inspected. If the shipment documents are satisfactory, the animal quarantine authority at the checkpoint shall issue the Certificate of quarantine for imports (the goods owner shall self-assume responsibility for such imports);

dd) Sampling according to the prescribed sampling frequency shall apply to total import shipments from January 01 to December 31 of the same year.

1.4. Animal quarantine authorities at checkpoints are required to immediately notify the Department of Animal Health of any unsatisfactory results of inspected/ sampled shipments for notifying violations and taking actions such violations as regulated.

II. Aquatic animal products not used as foods: Such aquatic animal products shall be inspected for the indicators prescribed in applicable standards and technical regulations; sampling methods and frequency prescribed in Point 1.3 Section I Part B of this Appendix shall apply."

15. Some contents of the Appendix V are amended as follows:

a) Point 10 Section I is changed into “Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu - Mẫu 10TS” (“Certificate of quarantine for import of aquatic animals and aquatic animal products – Form 10TS”);

b) The phrase “CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu số” (“Number of ID Card/ Citizen’s identity card/ Passport”) is changed into “Số Chứng minh nhân dân/số Hộ chiếu/số định danh cá nhân” (“Number of ID Card/ Passport or personal identification number”) at Form 01TS, and Form 03TS;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Clause 11 Part I and From 11TS are abrogated.”

16. The phrase “Cơ quan Thú y vùng” (“Regional Animal Health Authority”) is changed into “Chi cục Thú y vùng” (“Regional Animal Health Office") at Article 11, Article 22 and Form 22TS of the Appendix V.

Article 2. Effect

1. This Circular comes into force from February 10, 2019.

2. Article 5 of the Circular No. 02/2018/TT-BNNPTNT dated January 31, 2018 by the Minister of Agriculture and Rural Development is abrogated.

3. If the application software is not available on the National Single Window Portal on the effective date of this Circular, goods owners shall submit relevant documents to the Department of Animal Health by post, via email/ fax with original documents submitted later or directly and receive processing results thereof via email.

Article 3. Implementation

1. The Director of the Department of Animal Health, the Director General of the Directorate of Fisheries, heads of relevant authorities/organizations and relevant individuals shall implement this Circular.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Phung Duc Tien

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.596

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.103.70
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!