Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4220/QĐ-UBND 2013 phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương Hồ Chí Minh

Số hiệu: 4220/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành: 06/08/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4220/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 8 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương;

Căn cứ Thông tư số 81/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước;

Căn cứ Công văn số 374/HĐND ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc chấp thuận chủ trương và đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thành phố Hồ Chí Minh năm 2013;

Căn cứ Công văn số 10091/BTC-TCNH ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc đề án phát hành trái phiếu năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 7386/STC-NS ngày 02 tháng 8 năm 2013 về triển khai công tác phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thành phố Hồ Chí Minh năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay phê duyệt phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 (đính kèm Đề án).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Giám đốc Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Tài chính;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ban Kinh tế & Ngân sách HĐND TP;
- VPUB: CPVP;
- Phòng TC-TM-DV (2b), THKH;
- Lưu: VT, (TM/D)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Hồng

 

ĐỀ ÁN PHÁT HÀNH

TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2013
(Kèm theo Quyết định số 4220/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Năm 2013, năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX, diễn ra trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí một số mặt còn khó khăn hơn năm 2012. Xu hướng bảo hộ thương mại, chính sách tài khóa thắt chặt của các nền kinh tế phát triển sau khủng hoảng và tình trạng thâm hụt ngân sách tại một số nền kinh tế phát triển có thể ảnh hưởng không thuận lợi đến triển vọng thương mại toàn cầu. Trong nước, kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định; nguy cơ lạm phát cao có khả năng quay trở lại, nợ xấu ngân hàng ở mức cao, hoạt động của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục gặp khó khăn về vốn, lao động, thị trường tiêu thụ, thị trường xuất khẩu... Ngoài ra, những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh cũng là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Ngày 07 tháng 01 năm 2013, Chính phủ đã có Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, trong đó Chính phủ đã xác định mục tiêu trọng tâm năm 2013 là: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.”

Đồng thời, ngày 07 tháng 01 năm 2013, Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; theo đó thực hiện miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm.

Ngày 05 tháng 01 năm 2013, căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX, Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố đã có Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách thành phố năm 2013, Chương trình công tác năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố với trọng tâm là nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao ngay từ những tháng đầu năm 2013, nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, phấn đấu đạt và vượt 29 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, môi trường và đô thị, trong đó tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 đạt từ 9,5% -10%, hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2013.

Để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố đã triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo điều hành, thực hiện tốt công tác khai thác, quản lý và bồi dưỡng nguồn thu, tăng cường huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong đó, việc xây dựng và triển khai đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là giải pháp cần thiết để huy động nguồn vốn ngoài xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi đầu tư phát triển.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;

- Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;

- Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh;

- Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;

- Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương;

- Thông tư số 17/2012/TT-BTC ngày 08 tháng 2 năm 2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước;

- Thông tư số 81/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước;

- Quyết định số 576/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh;

- Quyết định số 4952/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố;

- Nghị quyết số 18/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân thành phố về dự toán và phân bổ ngân sách thành phố năm 2013; theo đó Điều 2 quyết nghị: “... Ủy ban nhân dân thành phố được huy động vốn bằng nhiều hình thức (nguồn vượt dự toán, vay mượn vốn nhàn rỗi Kho bạc Nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và huy động các nguồn vốn ngoài nước) để tăng chi đầu tư phát triển trong năm 2013 nhằm bảo đảm cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2013 đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua.”

- Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân thành phố về đầu tư xây dựng 3 năm 2013 - 2015 và năm 2013 nguồn vốn ngân sách nhà nước của thành phố; theo đó Điều 1 quyết nghị: “Thông qua kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách thành phố 3 năm 2013 - 2015 là 43.287 tỷ đồng (không tính vốn ODA); trong đó: năm 2013 dự kiến là 12.889 tỷ đồng; năm 2014 là 14.475 tỷ đồng; năm 2015 là 15.923 tỷ đồng. Mỗi năm, tùy theo khả năng huy động thêm các nguồn vốn vào ngân sách để bố trí cho đầu tư xây dựng cơ bản, cho phép Ủy ban nhân dân thành phố được huy động đến đâu bố trí cân đối vốn cho các dự án để chi đầu tư xây dựng cơ bản đến đó và báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố vào kỳ họp cuối năm.”

- Công văn số 374/HDND ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố về phê duyệt đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương năm 2013.

II. Mục đích phát hành

Trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành nhằm huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố theo quy định của Luật Quản lý nợ công và Luật Ngân sách nhà nước. Đây là trái phiếu nghĩa vụ chung, được phát hành để bổ sung nguồn chi cho đầu tư phát triển của địa phương. Nguồn hoàn trả trái phiếu được đảm bảo từ nguồn thu của ngân sách thành phố.

III. Giới thiệu chung về trái phiếu

- Tên gọi của trái phiếu: TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành (sau đây gọi tắt là trái phiếu) là một loại chứng khoán nợ, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Ủy ban nhân dân thành phố Hô Chí Minh đối với người sở hữu trái phiếu theo mệnh giá và lãi suất danh nghĩa.

- Chủ thể phát hành là Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố thực hiện toàn bộ nghiệp vụ tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định.

- Đối tượng tham gia mua trái phiếu là các tổ chức và cá nhân Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài.

IV. Quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu

1. Quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu

- Chủ sở hữu trái phiếu được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn khi gốc, lãi trái phiếu đến hạn thanh toán.

- Chủ sở hữu trái phiếu được sử dụng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu và cầm cố trong các quan hệ tín dụng và quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu

Chủ sở hữu trái phiếu thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập phát sinh từ lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật hiện hành.

V. Khối lượng, kỳ hạn, lãi suất, phương thức và kế hoạch phát hành trái phiếu

1. Khối lượng

Dự kiến khối lượng phát hành trái phiếu trong năm 2013 là 3.000 tỷ đồng, đảm bảo không vượt tổng mức vốn tối đa được phép huy động theo quy định[1]. Thuyết minh hạn mức huy động vốn của ngân sách thành phố nêu tại các mục VIII, IX và X dưới đây.

2. Kỳ hạn

Với mục đích xác định kỳ hạn của trái phiếu cho phù hợp với thời hạn đầu tư của các dự án phát triển hạ tầng, đồng thời giảm bớt áp lực hoàn trả nợ của ngân sách trong tương lai, trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố phát hành có kỳ hạn 03 năm, 05 năm và 10 năm. Căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu của các nhà đầu tư, thành phố sẽ điều chỉnh cơ cấu phát hành cụ thể của từng loại kỳ hạn cho phù hợp, đảm bảo phát hành thành công 3.000 tỷ đồng theo kế hoạch.

3. Mệnh giá

Mệnh giá của trái phiếu là 100.000 đồng.

4. Lãi suất

Căn cứ vào khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định và tình hình thị trường tại thời điểm phát hành, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định lãi suất phát hành trái phiếu đối với từng đợt phát hành.

5. Phương thức phát hành

Việc phát hành trái phiếu dự kiến được thực hiện theo các phương thức sau:

- Đấu thầu phát hành trái phiếu.

- Phương thức bảo lãnh phát hành thông qua các công ty chứng khoán, các ngân hàng, các tổ chức tài chính tín dụng có chức năng cung cấp dịch vụ.

- Phương thức đại lý phát hành thông qua các công ty chứng khoán, các ngân hàng, các tổ chức tài chính tín dụng có chức năng cung cấp dịch vụ.

Phương thức phát hành cụ thể của từng đợt sẽ được xác định phù hợp theo tình hình thực tế và nhu cầu thị trường. Quy trình đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành vận dụng theo quy định tại các Điều 17, 23 và 27 Thông tư số 17/2012/TT-BTC. Do trái phiếu chính quyền địa phương thành phố Hồ Chí Minh không tham gia thị trường thường xuyên nên kế hoạch phát hành dự kiến sẽ tập trung chủ yếu theo phương thức bảo lãnh để đảm bảo phát hành thành công. Sau khi trái phiếu chính quyền địa phương thành phố Hồ Chí Minh đã ra thị trường thường xuyên, nhà đầu tư đã quen thuộc với trái phiếu thì có thể cân nhắc các phương thức khác như đấu thầu, đại lý.

- Sau đợt phát hành lần đầu, trái phiếu có thể được phát hành bổ sung để đảm bảo đủ khối lượng đối với mỗi mã trái phiếu, tăng cường tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường thứ cấp.

6. Hình thức phát hành

Trái phiếu được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.

7. Kế hoạch phát hành năm 2013

Kế hoạch phát hành năm 2013 là 3.000 tỷ đồng, việc phát hành trái phiếu sẽ được triển khai theo từng đợt. Căn cứ vào kết quả phát hành thực tế của đợt trước, Sở Tài chính và Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố sẽ xây dựng kế hoạch phát hành cụ thể của đợt tiếp theo.

Dự kiến thời điểm phát hành đầu tiên được phát hành trong tháng 8/2013 với khối lượng 1.500 tỷ đồng. Trong Quý IV/2013, thành phố sẽ tiếp tục phát hành đảm bảo theo kế hoạch.

8. Đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu

Trái phiếu được đăng ký, lưu ký tập trung, thanh toán bù trừ tại Trung tâm Lưu ký Việt Nam và được niêm yết, giao dịch tập trung tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

VI. Phương thức thanh toán và nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu

1. Thanh toán vốn gốc và lãi

- Trả gốc: Được hoàn trả 01 lần khi đáo hạn cho từng đợt phát hành.

- Trả lãi trái phiếu: Được thanh toán sau theo định kỳ 01 năm/lần.

Nợ gốc và lãi trái phiếu được thanh toán qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán theo danh sách trái chủ đăng ký tại ngày giao dịch không hưởng quyền, Ủy ban nhân dân thành phố, Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố và Trung tâm Lưu ký chứng khoán đàm phán, ký hợp đồng đại lý thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Ủy ban nhân dân thành phố có thể mua lại trái phiếu trước hạn để giảm nghĩa vụ nợ hoặc để cơ cấu lại nợ. Quy trình, thủ tục mua lại trái phiếu được thực hiện theo quy trình, thủ tục mua lại trái phiếu Chính phủ.

2. Chi phí phát hành và thanh toán trái phiếu

- Theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 81/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước:

“1. Các mức phí phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tối đa bằng mức phí phát hành trái phiếu áp dụng đối với trái phiếu Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước theo quy định hiện hành.

2. Phí thanh toán gốc, lãi trái phiếu chính quyền địa phương được áp dụng bằng mức phí thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ theo quy định hiện hành.”

- Trên cơ sở vận dụng quy định tại Điều 35 Thông tư số 17/2012/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước, các chi phí liên quan đến công tác phát hành và thanh toán trái phiếu chính quyền địa phương gồm:

+ Trường hợp phát hành theo phương thức đấu thầu: Phí tổ chức đấu thầu bằng 0,07% giá trị danh nghĩa trái phiếu phát hành được chi trả cho tổ chức làm đại lý đấu thầu.

+ Trường hợp phát hành theo phương thức bảo lãnh: Phí bảo lãnh phát hành trái phiếu tối đa bằng 0,15% giá trị danh nghĩa trái phiếu phân phối được thanh toán cho tổ chức bảo lãnh chính và Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố dựa trên khối lượng công việc thực hiện (trong đó tổ chức bảo lãnh chính được hưởng tối đa bằng 0,13% và Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố được hưởng 0,02% giá trị danh nghĩa trái phiếu phân phối).

+ Trường hợp phát hành theo phương thức đại lý: Phí đại lý phát hành được chi trả cho đại lý phát hành theo tỷ lệ tối đa 0,10% trên tổng giá trị danh nghĩa trái phiếu phát hành thành công, không bao gồm chi phí in chứng chỉ (nếu có).

+ Phí thanh toán gốc, lãi trái phiếu được chi trả cho Trung tâm lưu ký chứng khoán bằng 0,04% giá trị lãi, gốc trái phiếu thực thanh toán.

- Phí chi trả cho Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố được tính vào doanh thu của Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố và kê khai nộp thuế theo chế độ hiện hành.

3. Nguồn thanh toán

Nguồn vốn thanh toán lãi và vốn gốc trái phiếu được đảm bảo từ nguồn ngân sách thành phố.[2]

Ủy ban nhân dân thành phố đảm bảo thanh toán gốc và lãi trái phiếu đầy đủ, đúng hạn cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến hạn thanh toán[3].

VII. Phương án sử dụng nguồn vốn huy động từ trái phiếu

Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành trái phiếu sẽ được nộp vào ngân sách thành phố và chi cho các chương trình, dự án theo danh mục đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua tại Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND. Việc sử dụng nguồn vốn đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước theo nguyên tắc đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

VIII. Thuyết minh tổng hạn mức dư nợ tối đa được phép huy động của ngân sách thành phố

1. Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách thành phố năm 2013 theo Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân thành phố là 12.889 tỷ đồng (không tính vốn ODA).

2. Dư nợ của ngân sách thành phố đến 30/6/2013:

- Dư nợ trái phiếu chính quyền địa phương: 7.069 tỷ đồng

(phát hành từ năm 2003 - 2012 với tổng giá trị là 13.311 tỷ đồng; đã trả 6.242 tỷ đồng)

- Dư nợ tạm ứng Kho bạc Nhà nước: 2.700 tỷ đồng

(2.000 tỷ đồng theo Công văn số 162/BTC-KBNN ngày 06 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính - thời hạn hoàn trả Quý I/2013 và tháng 6/2013 và 700 tỷ đồng theo Công văn số 9008/BTC-KBNN ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tài chính - thời hạn hoàn trả trong tháng 7/2013)

Cộng dư nợ đến 30/6/2013: 9.769 tỷ đồng

3. Chênh lệch giữa tổng mức đầu tư và dư nợ ngân sách thành phố:

12.889 tỷ đồng - 9.769 tỷ đồng = 3.120 tỷ đồng

Như vậy, tổng mức huy động tối đa được phép huy động trong năm 2013 của thành phố là 3.120 tỷ đồng.[4]

IX. Tình hình dư nợ của ngân sách thành phố

1. Dư nợ ngân sách thành phố 03 năm liền kề:

- Năm 2012 (31/12/2012): 9.769 tỷ đồng

- Năm 2011 (31/12/2011): 4.515 tỷ đồng

- Năm 2010 (31/12/2010): 9.365 tỷ đồng

2. Dự kiến dư nợ sau khi phát hành trái phiếu:

Năm 2013 không có nợ gốc trái phiếu đến hạn phải trả và ngân sách thành phố đã bố trí cân đối để hoàn trả vốn tạm ứng Kho bạc Nhà nước là 2.700 tỷ đồng.

Nếu phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu theo kế hoạch, tổng dư nợ ngân sách thành phố tại thời điểm 31/12/2013 dự kiến là 10.069 tỷ đồng (tương ứng 59,62% tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách thành phố).

X. Nhu cầu vốn đầu tư của thành phố giai đoạn 2013-2015 và khả năng trả nợ của thành phố:

Để đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội trên địa bàn thành phố thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển thành phố đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015, dự kiến tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2015 khoảng 983.001 tỷ đồng, trong đó dự kiến nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách thành phố là 81.092 tỷ đồng, số liệu chi tiết về nhu cầu đầu tư, khả năng bố trí vốn cho đầu tư phát triển của ngân sách thành phố được thể hiện tại bảng dưới đây:

STT

Khoản mục

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng

1

Nhu cầu vốn đầu tư từ ngân sách thành phố

23.125

27.115

30.852

81.092

2

Khả năng bố trí vốn từ ngân sách thành phố (2 = 2.1 + 2.2)

12.889

14.475

15.923

43.287

2.1

Chi trả nợ gốc, lãi đến hạn (ưu tiên bố trí nguồn chi trả)

3.390

1.097

3.911

8.398

2.2

Nguồn chi đầu tư phát triển

9.499

13.378

12.012

34.889

3

Nhu cầu vốn cần bổ sung để đáp ứng nhu cầu chi đầu tư (3 = 1 - 2 + 2.1)

13.626

13.737

18.810

46.173

Như vậy, nhu cầu vốn cần phải bổ sung để đáp ứng nhu cầu chi đầu tư giai đoạn 2013 - 2015 là 46.173 tỷ đồng. Để đáp ứng nhu cầu chi đầu tư nói trên, bên cạnh việc tập trung phấn đấu thu đạt và vượt dự toán, khai thác các khoản thu từ nhà, đất…, thành phố phải tăng cường huy động bằng nhiều hình thức, trong đó có phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.

XI. Tình hình phát hành và thanh toán trái phiếu trong thời gian qua

Hàng năm, số cân đối từ nguồn thu thuế theo tỷ lệ điều tiết cho thành phố rất hạn chế, nên để đáp ứng kịp thời nhu cầu sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật - xã hội trên địa bàn, thành phố đã ưu tiên dành mọi nguồn lực để chi cho đầu tư phát triển; đồng thời tăng cường huy động các nguồn vốn thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay vốn nhàn rỗi của Kho bạc nhà nước, thí điểm đa dạng hóa các phương thức đầu tư v.v...

Căn cứ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương (hiện được thay thế bằng Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ), từ năm 2003 thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên trên cả nước triển khai phát hành trái phiếu đô thị để bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển cho ngân sách. Kết quả phát hành trái phiếu qua các năm đạt được:

- Từ năm 2003 đến năm 2007: đã phát hành thành công 10.000 tỷ đồng trái phiếu đô thị.

- Năm 2009: đã phát hành thành công 1.540 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương cho dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm (dự án có nguồn thu).

- Năm 2012: đã phát hành thành công 3.310 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương thành phố Hồ Chí Minh.

Trong các năm qua, thành phố đã bố trí vốn ngân sách để thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu đô thị đầy đủ và đúng hạn (từ năm 2004 đến tháng 6/2013 đã thanh toán nợ gốc là 6.241 tỷ đồng và lãi là 4.850 tỷ đồng). Riêng trái phiếu chính quyền địa phương cho dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được thanh toán dứt điểm toàn bộ nợ gốc trong năm 2012.

Như vậy, trong thời gian qua, ngân sách thành phố luôn đảm bảo khả năng thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn.

XII. Tổ chức thực hiện:

Để triển khai công tác phát hành trái phiếu đúng quy định, đảm bảo quản lý, sử dụng vốn từ việc phát hành trái phiếu đúng mục đích, hiệu quả, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo như sau:

1. Sở Tài chính:

- Chủ trì xây dựng kế hoạch phát hành, dự thảo các văn bản liên quan trình Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai thực hiện.

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát công tác phát hành theo đúng Đề án được duyệt và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố xử lý các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình triển khai phát hành trái phiếu.

- Chịu trách nhiệm cân đối ngân sách thành phố để thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc và lãi trái phiếu.

2. Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố:

- Xây dựng kế hoạch khảo sát thị trường, tiếp cận với các đối tượng khách hàng tiềm năng, các đơn vị có năng lực và kinh nghiệm trong việc bảo lãnh, đại lý phát hành; tuyên truyền, quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Triển khai nghiệp vụ tổ chức phát hành theo đúng quy định pháp luật hiện hành (ký kết các hợp đồng bảo lãnh phát hành, hợp đồng đại lý phát hành trái phiếu và các hợp đồng khác có liên quan đến công tác phát hành trái phiếu; báo cáo kết quả từng đợt phát hành; tổ chức hội nghị, tổng kết công tác phát hành; thiết kế, xây dựng phần mềm chương trình quản lý công tác phát hành, thanh toán trái phiếu; các công việc khác có liên quan).

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố kế hoạch bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách thành phố theo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả./.

 

PHỤ LỤC 1:

THANH TOÁN LÃI VÀ CHI PHÍ LIÊN QUAN

Nguồn thanh toán vốn gốc, lãi và các chi phí liên quan được đảm bảo từ nguồn ngân sách thành phố.

Giả định cơ cấu phát hành thực hiện thành công gồm:

- Kỳ hạn 3 năm: 2.100 tỷ đồng, tương đương 70% tổng khối lượng phát hành

- Kỳ hạn 5 năm: 600 tỷ đồng, tương đương 20% tổng khối lượng phát hành

- Kỳ hạn 10 năm: 300 tỷ đồng, tương đương 10% tổng khối lượng phát hành

Ước tính tiến độ thanh toán vốn gốc và lãi trái phiếu qua các năm như sau:

1. Thanh toán vốn gốc và lãi:

Trên cơ sở khung lãi suất theo quy định của Bộ Tài chính, mức lãi suất thực tế sẽ được ủy ban nhân dân thành phố quyết định tùy theo từng đợt phát hành và tình hình diễn biến thị trường, Ủy ban nhân dân thành phố dự kiến 03 phương án lãi suất như sau:

a) Phương án 1 (Phương án thấp)

- Kỳ hạn 03 năm: 8,10%/năm

- Kỳ hạn 05 năm: 8,75%/năm

- Kỳ hạn 10 năm: 9,20%/năm

Trên cơ sở giả định cơ cấu như trên, tổng số lãi phải trả cho 3.000 tỷ đồng trái phiếu huy động được năm 2013 là 1.048,800 tỷ đồng. Trong đó:

- Với 2.100 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 03 năm và lãi suất 8,10%/năm, tổng lãi phải trả trong thời gian 03 năm là 510,300 tỷ đồng (mỗi năm trả lãi là 170,100 tỷ đồng).

- Với 600 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 05 năm và lãi suất 8,75%/năm, tổng lãi phải trả trong thời gian 05 năm là 262,500 tỷ đồng (mỗi năm trả lãi là 52,500 tỷ đồng).

- Với 300 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm và lãi suất 9,20%/năm, tổng lãi phải trả trong thời gian 10 năm là 276 tỷ đồng (mỗi năm trả lãi là 27,600 tỷ đồng).

Ngoài ra, nợ gốc phải trả năm 2016 là 2.100 tỷ đồng, năm 2018 là 600 tỷ đồng và năm 2023 là 300 tỷ đồng.

Cụ thể tình hình thanh toán qua các năm:

Đơn vị: t đồng

Thời gian

Ngân sách thanh toán

Trong đó

Gốc

Lãi

Năm 2014

250,200

-

250,200

Năm 2015

250,200

-

250,200

Năm 2016

2.350,200

2.100,000

250,200

Năm 2017

80,100

-

80,100

Năm 2018

680,100

600,000

80,100

Năm 2019

27,600

-

27,600

Năm 2020

27,600

-

27,600

Năm 2021

27,600

-

27,600

Năm 2022

27,600

-

27,600

Năm 2023

327,600

300,000

27,600

Tổng cộng

4.048,800

3.000,000

1.048,800

b) Phương án 2 (Phương án trung bình)

- Kỳ hạn 03 năm: 8,30%/năm

- Kỳ hạn 05 năm: 8,95%/năm

- Kỳ hạn 10 năm: 9,40%/năm

Trên cơ sở giả định cơ cấu như trên, tổng số lãi phải trả cho 3.000 tỷ đồng trái phiếu huy động được năm 2013 là 1.073,400 tỷ đồng. Trong đó:

- Với 2.100 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 03 năm và lãi suất 8,30%/năm, tổng lãi phải trả trong thời gian 03 năm là 522,900 tỷ đồng (mỗi năm trả lãi là 174,300 tỷ đồng).

- Với 600 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 05 năm và lãi suất 8,95%/năm, tổng lãi phải trả trong thời gian 05 năm là 268,500 tỷ đồng (mỗi năm trả lãi là 53,700 tỷ đồng).

- Với 300 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm và lãi suất 9,40%/nằm, tổng lãi phải trả trong thời gian 10 năm là 282 tỷ đồng (mỗi năm trả lãi là 28,200 tỷ đồng).

Ngoài ra, nợ gốc phải trả năm 2016 là 2.100 tỷ đồng, năm 2018 là 600 tỷ đồng và năm 2023 là 300 tỷ đồng.

Cụ thể tình hình thanh toán qua các năm:

Đơn vị: tỷ đồng

Thời gian

Ngân sách thanh toán

Trong đó

Gốc

Lãi

Năm 2014

256,200

-

256,200

Năm 2015

256,200

-

256,200

Năm 2016

2.356,200

2.100,000

256,200

Năm 2017

81,900

-

81,900

Năm 2018

681,900

600,000

81,900

Năm 2019

28,200

-

28,200

Năm 2020

28,200

 -

28,200

Năm 2021

28,200

-

28,200

Năm 2022

28,200

-

28,200

Năm 2023

328,200

300,000

28,200

Tổng cộng

4.073,400

3.000,000

1.073,400

c) Phương án 3 (Phương án cao)

- Kỳ hạn 03 năm: 8,50%/năm

- Kỳ hạn 05 năm: 9,15%/năm

- Kỳ hạn 10 năm: 9,60%/năm

Trên cơ sở giả định cơ cấu như trên, tổng số lãi phải trả cho 3.000 tỷ đồng trái phiếu huy động được năm 2013 là 1.098 tỷ đồng. Trong đó:

- Với 2.100 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 03 năm và lãi suất 8,50%/năm, tổng lãi phải trả trong thời gian 03 năm là 535,500 tỷ đồng (mỗi năm trả lãi là 178,500 tỷ đồng).

- Với 600 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 05 năm và lãi suất 9,15%/năm, tổng lãi phải trả trong thời gian 05 năm là 274,500 tỷ đồng (mỗi năm trả lãi là 54,900 tỷ đồng).

- Với 300 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm và lãi suất 9,60%/năm, tổng lãi phải trả trong thời gian 10 năm là 288 tỷ đồng (mỗi năm trả lãi là 28,800 tỷ đồng).

Ngoài ra, nợ gốc phải trả năm 2016 là 2.100 tỷ đồng, năm 2018 là 600 tỷ đồng và năm 2023 là 300 tỷ đồng.

Cụ thể tình hình thanh toán qua các năm:

Đơn vị: tỷ đồng

Thời gian

Ngân sách thanh toán

Trong đó

Gốc

Lãi

Năm 2014

262,200

-

262,200

Năm 2015

262,200

-

262,200

Năm 2016

2.362,200

2.100,000

262,200

Năm 2017

83,700

-

83,700

Năm 2018

683,700

600,000

83,700

Năm 2019

28,800

-

28,800

Năm 2020

28,800

-

28,800

Năm 2021

28,800

-

28,800

Năm 2022

28,800

-

28,800

Năm 2023

328,800

300,000

28,800

Tổng cộng

4.098,000

3.000,000

1.098,000

2. Chi phí phát hành và thanh toán trái phiếu:

Ngoài khoản thanh toán lãi nêu trên, ước tính chi phí phát hành và thanh toán trái phiếu năm 2013 tối đa là 6,139 tỷ đồng (giả định kết quả phát hành 100% theo phương thức bảo lãnh phát hành), cụ thể:

- Phí bảo lãnh phát hành (tối đa 0,13% tính trên doanh số phát hành 3.000 tỷ đồng): 3,9 tỷ đồng

- Phí thanh toán lãi và nợ gốc (tối đa 0,04% tính trên lãi và nợ gốc phải trả 4.098 tỷ đồng): 1,639 tỷ đồng

- Phí tổ chức và quản lý dành cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ tổ chức phát hành (tối đa 0,02% tính trên doanh số bảo lãnh 3.000 tỷ đồng): 0,6 tỷ đồng

Như vậy, tổng chi phí tối đa phải thanh toán cho đợt phát hành trái phiếu năm 2013 (bao gồm nợ gốc, lãi và các khoản phí phát sinh) là 4.104,139 tỷ đồng./.

 



[1] Theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố được huy động vốn đầu tư trong nước với tổng dư nợ các nguồn vốn huy động cho đầu tư các dự án, công trình thuộc nhiệm vụ đầu tư từ ngân sách thành phố không vượt quá 100% tổng mức vn đầu tư xây dựng bản của ngân sách thành phố theo dự toán Hội đồng nhân dân thành phố quyết định hàng năm (tỷ lệ 1/1).

[2] Tính chung trong giai đoạn 5 năm 2006-2010, tổng thu NSNN trên địa bàn thành phố đạt hơn 588.675 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng hơn 30% tổng thu ngân sách cnước. Tổng thu ngân sách địa phương (không kể số ghi thu ghi chi, chuyển nguồn ngân sách, kết dư quản lý qua ngân sách) đạt 123.507 tỷ đồng. Bình quân số cân đối từ thuế dành cho chi đầu tư phát triển khoảng 7.433 tỷ đồng/năm, trong đó thanh toán các khoản nợ và lãi vay đến hạn khoảng 2.800 tỷ đồng/năm. Ngân sách thành phố hoàn toàn đảm bảo cân đối nguồn chi trả vốn gốc, lãi trái phiếu.

[3] Nguyên tắc bố trí dự toán chi đầu tư phát triển hàng năm được Hội đồng nhân dân thành phố quyết nghị là ưu tiên chi trả các khoản nợ vay (cả gốc và lãi) đến hạn.

[4] Theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố được huy động vốn đầu tư trong nước với tổng dư nợ các nguồn vốn huy động cho đầu tư các dự án, công trình thuộc nhiệm vụ đầu tư từ ngân sách thành phố không vượt quá 100% tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách thành phố theo dự toán Hội đồng nhân dân thành phố quyết định hàng năm (tỉ lệ 1/1).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4220/QĐ-UBND ngày 06/08/2013 về phê duyệt phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thành phố Hồ Chí Minh năm 2013

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.104

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.242.165
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!