BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 42/QĐ-BNN-KH
|
Hà Nội, ngày 02
tháng 01 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PTNT THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 01/01/2020 CỦA CHÍNH PHỦ
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN
Căn cứ Nghị định
số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị
quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân
sách nhà nước năm 2020;
Căn cứ Nghị
quyết số 969-NQ/BCSĐ ngày 02/01/2020 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày
01/01/2020 của Chính phủ;
Theo đề nghị của
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp
và PTNT (bao gồm kế hoạch kịch bản tăng trưởng năm 2020 của ngành nông nghiệp)
thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về những nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán
ngân sách nhà nước năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Đảng ủy Bộ NN&PTNT;
- Đảng ủy Khối CS Bộ tại TP. HCM;
- VP BCS Đảng Bộ;
- Công đoàn Ngành NN&PTNT;
- Đoàn TNCS HCM Bộ NN& PTNT;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, KH.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Cường
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 01/01/2020 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 42/QĐ-BNN-KH ngày 02 tháng 01 năm 2020 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Ngày 01 tháng 01
năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ- CP về những nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và Dự toán ngân sách
nhà nước năm 2020. Để kịp thời triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động nhằm
cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết với các nội
dung chủ yếu sau:
I. BỐI CẢNH TÌNH HÌNH
Năm 2019, ngành
nông nghiệp triển khai kế hoạch trong bối cảnh rất nhiều khó khăn, thách thức,
như Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm và lan rộng trên cả nước, gây thiệt hại chưa
từng có đối với ngành chăn nuôi; tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến các hình
thái thời tiết cực đoan xảy ra bất thường, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng, sạt lở,
xâm nhập mặn mức độ nghiêm trọng hơn; tác động từ chiến tranh thương mại giữa
các nền kinh tế lớn, làm cho sản xuất, xuất nhập khẩu nông sản chủ lực đứng trước
những rủi ro; nhưng nhờ sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của Quốc hội, chỉ đạo điều
hành sâu sát của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành và địa
phương, sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, bà con
nông dân, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, có sự chuyển biến rõ
nét, thực chất hơn trong thực hiện 3 đột phá chiến lược, cơ cấu lại ngành gắn với
đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới; góp phần vào tăng trưởng
chung của cả nước, bảo đảm an sinh xã hội; trong đó, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt
kế hoạch đề ra, như xây dựng nông thôn mới cả nước có 4.806 xã, chiếm 54% số xã
và 111 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới,
hoàn thành mục tiêu 10 năm (2010 - 2020) trước 1,5 năm; kim ngạch xuất khẩu
nông lâm thủy sản ước đạt 41,3 tỷ USD; chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải
thiện.
Năm 2020 có ý
nghĩa quan trọng, diễn ra Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII; năm bứt phá hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 của cả nước
và của ngành. Ngành Nông nghiệp và PTNT sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng đối diện
đến từ những yếu kém cố hữu và đang đứng trước những thách thức mới: Chất lượng
sản phẩm, đảm bảo an toàn sản phẩm còn thấp, nên năng lực cạnh tranh của ngành
hạn chế; thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, tiếp tục tác động chiến tranh
thương mại giữa các nước lớn; Hạn hán, thiếu nước sản xuất, sinh hoạt, xâm nhập
mặn ở nhiều nơi sẽ diễn biến phức tạp, khó lường hơn; Dịch bệnh trên cây trồng
vật nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, trong đó bệnh dịch tả lợn châu Phi cần
thời gian dài để xử lý. Những yếu tố trên sẽ tác động mạnh đến sản xuất, kinh
doanh, đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực phấn đấu, tập trung nguồn lực, tận dụng
thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải
pháp của Nghị quyết số 01/NQ-CP và hoàn thành thắng lợi mục tiêu kế hoạch đề
ra.
II. MỤC TIÊU
Mục tiêu của kế
hoạch ngành năm 2020 là tiếp tục thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách
của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển đất nước, kế hoạch phát
triển ngành; tập trung thực hiện cơ cấu lại theo 3 trục sản phẩm chủ lực gắn với
đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện thắng lợi
những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, toàn ngành nông nghiệp xác định “Xây dựng nền
nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biển đổi khí hậu, nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới phồn
vinh và văn minh”. Các chỉ tiêu chính như tại Phụ lục 1 kèm theo.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH
1. Hoàn thiện thể chế, pháp luật theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng
yêu cầu đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường, nhằm
khơi thông nguồn lực phát triển ngành
Tiếp tục hoàn thiện
cơ chế, chính sách, luật pháp để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, hỗ trợ thực hiện cơ cấu
lại ngành, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Hoàn thành để Chính phủ trình Quốc
hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều.
Xây dựng và hoàn thiện các Nghị định, Quyết định, Thông tư theo đúng Kế hoạch
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và Kế hoạch xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật của Bộ năm 2020. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định,
kiểm tra, rà soát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính đồng
bộ, khả thi.
Hình thành đồng bộ
và phát triển các loại thị trường trong nông nghiệp. Chủ động phối hợp đề xuất
Chính phủ trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Đất đai theo hướng khuyến khích
và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp, phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng
đất trong lĩnh vực nông nghiệp. Tích cực tham gia xây dựng Luật Đầu tư theo
hình thức đối tác công tư (PPP), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa
đổi) và đẩy mạnh thể chế hóa trong lĩnh vực nông nghiệp để thu hút mạnh mẽ nguồn
lực đầu tư từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước; khơi thông nguồn lực cho phát
triển thông qua đổi mới mạnh mẽ cơ chế huy động đa dạng, sử dụng hiệu quả các
nguồn lực xã hội đầu tư vào ngành.
2. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành gắn với đổi
mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh một cách thực chất, hiệu quả hơn
Nâng cao chất lượng,
hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và
xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp
với nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thúc đẩy phát triển
nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại, hiệu quả cao
với quy mô phù hợp theo từng ngành hàng, sản phẩm và thị trường. Thực hiện xoay
trục chiến lược 3 nhóm sản phẩm chủ lực phù hợp với điều kiện tự nhiên và thế mạnh
của từng vùng miền, thúc đẩy mạnh mẽ tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực, gắn kết chặt
chẽ với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo chuyển biến rõ rệt về năng suất,
chất lượng và hiệu quả, sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền
vững. Tổng kết thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành giai đoạn 2017 - 2020; xây dựng
Kế hoạch cơ cấu lại ngành giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Định
hướng nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cụ thể sau:
a) Điều chỉnh lại
cơ cấu sản xuất nông lâm thủy sản
(1) Trồng trọt:
Tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt trên 1,41%,
giá trị gia tăng 1,3%; giá trị sản phẩm thu hoạch/ha đất trồng trọt đạt 105 triệu
đồng; sản lượng lương thực có hạt đạt 47,6 triệu tấn. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí
hậu. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả diện tích đất trồng lúa, chuyển đổi sang trồng
cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản có hiệu quả,
thu nhập cao hơn. Tăng cường sử dụng giống tốt, giống chất lượng cao, phù hợp với
vùng sinh thái, kết hợp với các quy trình thâm canh tốt, ứng dụng khoa học công
nghệ, áp dụng cơ giới hóa để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng,
tăng nhanh giá trị và khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm.
Cây lương thực
thực phẩm: Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản xuất
lúa gạo thông qua tăng cường sử dụng giống lúa chất lượng và giá trị thương mại
cao bằng các biện pháp thâm canh đồng bộ. Diện tích gieo trồng lúa khoảng 7,4
triệu ha, sản lượng trên 42,8 triệu tấn. Diện tích rau, đậu các loại 1,17 triệu
ha; trong đó, diện tích rau các loại 1,02 triệu ha (tăng 20 ngàn ha); diện tích
đậu các loại 150 nghìn ha. Sản lượng rau các loại đạt 18,2 triệu tấn, tăng 584
nghìn tấn; sản lượng đậu các loại 187,5 nghìn tấn, tăng 28,5 nghìn tấn so với
năm 2019.
Cây công nghiệp
hàng năm: Đậu tương: Ổn định diện tích trên 50
nghìn ha, sản lượng 76 nghìn tấn. Cây lạc: Mở rộng diện tích ngoài những
vùng truyền thống, như Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ..., duy trì khoảng 170 nghìn
ha, sản lượng 442 nghìn tấn. Cây mía: Diện tích khoảng 230 nghìn ha, sản
lượng 16 triệu tấn. Ngô: Diện tích 980 nghìn ha, sản lượng 4,7 triệu tấn. Sắn: Ổn
định diện tích 520 nghìn ha, sản lượng 10,2 triệu tấn.
Cây công nghiệp
lâu năm: Cà phê: Ổn định diện tích khoảng 680
nghìn ha, sản lượng 1,7 triệu tấn. Cao su: Tiếp tục giảm dần diện tích tại
những vùng đất không phù hợp và duy trì diện tích khoảng 950 nghìn ha, sản lượng
1,27 triệu tấn. Cây chè: Ổn định diện tích 125 nghìn ha, sản lượng 1,1
triệu tấn; đẩy nhanh diện tích trồng các giống chè mới theo hướng chế biến chè
xanh chất lượng cao. Cây điều: Ổn định diện tích khoảng 305 nghìn ha, sản
lượng 300 nghìn tấn. Cây hồ tiêu: Giám sát và quản lý phát triển sản xuất;
các địa phương điều chỉnh diện tích phù hợp, bền vững; diện tích khoảng 135
nghìn ha, sản lượng 274 nghìn tấn.
Cây ăn quả và
rau, hoa: Nâng diện tích cây ăn quả lên 1,1 triệu ha,
tăng 16,6 nghìn ha; trong đó cây có múi tăng 12 nghìn; nâng cao năng suất, chất
lượng để tăng sản lượng và giá trị; mỗi địa phương, vùng phát triển cây ăn quả
lợi thế thành vùng hàng hóa quy mô lớn và sản xuất theo hướng GAP, bảo đảm an
toàn thực phẩm và thực hiện rải vụ thu hoạch trái cây. Phát triển sản xuất rau,
hoa công nghệ cao, hữu cơ quy mô lớn ở các vùng ven đô, các thành phố lớn.
(2) Chăn nuôi:
Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trên
4,15%, giá trị gia tăng 4,0%; sản lượng thịt hơi các loại 5,3 triệu tấn; thức
ăn chăn nuôi khoảng 17,5 triệu tấn. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành chăn nuôi trên cơ
sở điều chỉnh Chiến lược phát triển chăn nuôi; chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi
theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm (trọng tâm là tăng gà lông màu, vịt đẻ trứng)
và gia súc lớn, tạo sản phẩm an toàn; tiến tới xuất khẩu một số sản phẩm chăn
nuôi có tiềm năng. Nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi; phát triển giống
chất lượng cao, phù hợp với vùng sinh thái; ưu tiên nhập khẩu giống tốt. Phòng
ngừa và kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tập trung các nguồn lực ngăn chặn
lây lan, phát tán, tiến tới khống chế dịch tả lợn Châu Phi; đồng thời tái đàn ở
những nơi đảm bảo an toàn sinh học, đáp ứng đủ điều kiện.
(3) Thủy sản: Tốc độ tăng giá trị sản xuất trên 5,4%, giá trị gia tăng 5,22%; phát
triển đồng bộ cả khai thác và nuôi trồng, sản lượng đạt 8,6 triệu tấn, trong đó
nuôi trồng 4,7 triệu tấn, khai thác khoảng 3,9 triệu tấn. Giá trị sản phẩm thu
hoạch trên 01 ha mặt nước nuôi trồng khoảng 215 triệu đồng.
Thực hiện hiệu quả
Đề án phát triển nuôi biển, Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm, Đề
án sản phẩm quốc gia tôm nước lợ và cá da trơn, Đề án giống cá tra 3 cấp, Đề án
phát triển nuôi biển gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo và thực hiện
Chiến lược lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030. Đẩy mạnh phát
triển giống thủy sản chủ lực, có giá trị hàng hóa cao (giống tôm thẻ chân trắng,
tôm sú, cá tra, cá rô phi, nhóm cá nuôi nước lạnh, nhuyễn thể…) để chủ động
100% nguồn giống trong nước phục vụ nuôi thương phẩm. Giữ ổn định diện tích
nuôi cá tra 5,4 ngàn ha; nuôi tôm sú 626,5 ngàn ha; phát huy lợi thế nuôi tôm
thẻ chân trắng ở các vùng phù hợp và duy trì khoảng 110 ngàn ha. Phát triên các
vùng nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi
trường sinh thái; hỗ trợ nông dân phát triển nuôi quảng canh tiên tiến, nhân rộng
các mô hình kết hợp lúa - thủy sản, nuôi kết hợp tôm, cá và các đối tượng khác
hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái trong điều kiện biến đổi khí hậu. Kiểm
soát chặt chẽ và khống chế tốt dịch bệnh trên tôm; kịp thời cảnh báo để hạn chế
rủi ro.
Giảm sản lượng
khai thác ven bờ, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ gắn với bảo vệ nguồn lợi;
triển khai đồng bộ, hiệu quả các khuyến nghị mà EC đưa ra để rút “thẻ vàng” của
EC và hướng tới phát triển thủy sản biển bền vững; chấm dứt tình trạng đánh bắt
cá bất hợp pháp, không quản lý, không khai khai báo; hài hòa hóa các quy định về
kiểm soát thủy sản theo thông lệ quốc tế.
(4) Lâm
nghiệp: Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp trên
5,2%, giá trị gia tăng 4,9%. Triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch về
bảo vệ và phát triển rừng; trong đó tập trung trồng, chăm sóc rừng, công tác
phòng, chữa cháy rừng. Nâng cao năng suất, chất lượng va phát huy gia tri cua từng
loại rừng; đảm bảo cung cấp phân lơn gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ
, sản xuất giấy, ván nhân tạo, nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu; phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập
cho dân cư, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Triển
khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ Hiệp định VPA/PLEGT đã được phê duyệt, tạo điều
kiện đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU.
(5) Diêm nghiệp:
Triển khai các giải pháp cải tạo nâng cấp và hiện đại
hóa các đồng muối, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng sản lượng muối công nghiệp,
nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, cải thiện thu nhập cho diêm dân.
Diện tích sản xuất đạt 13.500 ha, sản lượng khoảng 1,2 triệu tấn. Xây dựng
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, triển khai thực hiện Đề án “Phát triển sản
xuất, chế biến muối đến năm 2025 và năm 2030”.
(6) Phát triển
công nghiệp chế biến NLTS: Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm
vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chế biến nông sản theo hướng
nâng cao năng lực chế biến gắn với phát triển thị trường; phấn đấu năm 2020,
giá trị gia tăng các ngành hàng nông lâm thủy sản tăng 20%, tổn thất sau thu hoạch
giảm 50% so với năm 2014. Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế
biến tinh, chế biến sản phẩm ăn liền để nâng cao giá trị gia tăng; đẩy mạnh cơ
giới hóa trong nông nghiệp, nhân rộng các mô hình cơ giới hóa đồng bộ (tỷ lệ cơ
giới hóa khâu làm đất cây hàng năm đạt 96%, khâu gieo trồng lúa đạt 65%, khâu
chăm sóc đạt 82% và khâu thu hoạch lúa đạt 75%). Phát triển công nghiệp phụ trợ,
tận dụng triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp tạo sản phẩm có giá trị gia tăng
cao, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất.
b) Thúc đẩy
nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ
Nâng cao trình độ
nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, giải quyết các khâu
then chốt phục vụ phát triển nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm chủ lực xuất
khẩu, sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao,
có khả năng chống bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu; công nghệ chế biến, bảo
quản sau thu hoạch. Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động khoa học, công nghệ; phát triển
thị trường khoa học công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các khu, vùng
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Triển khai các giải
pháp để tận dụng tối đa cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là
các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, công nghệ sinh học...; thúc đẩy
ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp. Tăng cường huy động và khai
thác nguồn lực đầu tư từ xã hội cho nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo,
chuyển giao công nghệ, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, biến khởi
nghiệp sáng tạo là một trong những động lực đột phá đẩy nhanh chuyển đổi mô
hình tăng trưởng ngành.
Hoàn thiện hệ thống
quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia phục vụ quản lý chất lượng vật tư
nông nghiệp, an toàn thực phẩm, quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành; hài hoà
hoá tiêu chuẩn khu vực, quốc tế để thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.
Xây dựng 153 tiêu chuẩn, quy chuẩn; trong đó, có 54 tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyển
tiếp và 99 tiêu chuẩn, quy chuẩn mới.
c) Tăng cường và
nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an
toàn thực phẩm
Tiếp tục triển
khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch hành
động về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, như Nghị quyết số 43/2017/QH14, Chỉ
thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về
an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, nhất
là cho các đô thị lớn; tổ chức sản xuất theo hướng tập trung đảm bảo an toàn thực
phẩm, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, GMP, HACCP, ISO
22000...); tăng cường sử dụng vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Chủ động xử
lý các sự cố mất an toàn thực phẩm; kịp thời kiểm tra, xác minh, cung cấp thông
tin chính xác cho người tiêu dùng, tránh để người dân thiếu thông tin dẫn đến
hiểu lầm, hoang mang. Xử lý rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm
duy trì và mở rộng xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam sang các nước.
d) Tổ chức lại sản
xuất, đổi mới và nhân rộng các mô hình có hiệu quả
Sắp xếp, đổi mới
và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp,
các công ty nông, lâm nghiệp theo phương án và tiến độ đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt.
Phát triển doanh
nghiệp nông nghiệp; thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất,
tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu,
trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt; đưa khoa học công
nghệ, trình độ quản trị và kinh tế số vào chuỗi giá trị. Khơi dậy tinh thần khởi
nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển
15.000 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020”, phong trào thi
đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, góp phần thực hiện cơ cấu
lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”. Hỗ trợ các hợp tác xã liên kết
sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua các hoạt động tuyên truyền quảng bá mô
hình hiệu quả, kết nối nông sản thị trường, sản xuất kinh doanh các sản phẩm
nông nghiệp chủ lực; áp dụng các quy trình sản xuất có chứng nhận, ứng dụng
công nghệ cao. Tôn vinh, khen thưởng các hợp tác xã, doanh nghiệp, trang trại
hoạt động hiệu quả tiêu biểu.
đ) Phát triển
thương mại, thúc đẩy tiêu thụ, tăng cường xuất khẩu NLTS
Nâng cao chất lượng,
tăng sức cạnh tranh và tiếp cận thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, gia tăng
xuất khẩu nông sản có lợi thế, thị trường. Tăng cường năng lực nghiên cứu, dự
báo và thông tin thị trường để định hướng tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản
hiệu quả... Đẩy mạnh phát triển thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu chính
ngạch các sản phẩm chủ lực. Tập trung tháo gỡ rào cản kỹ thuật, giải quyết có
hiệu quả vấn đề kiểm dịch động, thực vật, đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng
và truy xuất nguồn gốc, xuất sứ hàng hóa. Hỗ trợ doanh nghiệp về pháp lý trong
tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh tiêu thụ
NLTS tại thị trường trong nước; tiêu thụ kịp thời nông sản cho người dân, khắc
phục tình trạng dư thừa, giá giảm gây thiệt hại cho người sản xuất; dự báo và
xây dựng phương án hỗ trợ tiêu thụ nông sản chính (vải, nhãn, cam, thanh
long... ); xây dựng hình ảnh sản phẩm thông qua nâng cao chất lượng nông sản, đảm
bảo an toàn thực phẩm và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Triển khai các
chương trình, đề án nhằm mục tiêu đa dạng hóa, phát triển thị trường tiêu thụ
nông sản. Hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp xây dưng phat triên thương hiêu , găn
vơi chi dân đia ly , quảng bá sản phẩm; phát triển kinh doanh thương mại điện tử,
các kênh phân phối, đẩy mạnh kết nối giữa nhà phân phối và nông dân tại các
vùng sản xuất nông sản.
Đẩy mạnh hoạt động
xúc tiến thương mại nội địa và khuyến khích tiêu dùng nội địa; xây dựng hình ảnh
sản phẩm thông qua chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và phù hợp thị hiếu
người tiêu dùng. Xử lý nghiêm và công khai các hành vi gian lận thương mại, vi
phạm qui định về chất lượng, an toàn thực phẩm, cạnh tranh không lành mạnh làm
mất uy tín nông sản Việt Nam.
3. Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới, gắn kết với phát triển
kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân nông thôn
a) Nâng cao chất
lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Triển khai Kế hoạch
năm 2020 thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020; tập
trung thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan Chủ trương trình và nhiệm vụ Thủ tướng
Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT. Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Nghiên cứu xây dựng,
hoàn thiện khung khổ pháp luật và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình giai
đoạn 2021 - 2025, trong đó, xây dựng, trình phê duyệt chủ trương đầu tư Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2015; Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới các cấp (xã, huyện, tỉnh) phù hợp với điều kiện thực tế từng
vùng, miền và theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu) trong giai đoạn
2021 - 2025.
b) Bố trí, sắp xếp
dân cư
Thực hiện các giải
pháp, chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện
theo Quyết định số 06/2019/QĐ-TTg. Tiếp tục thực hiện Chương trình bố trí dân
cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu
rừng đặc dụng đến, năm 2020 bố trí sắp xếp ổn định dân cư trên 11.000 hộ. Triển
khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về bố trí ổn định dân di cư tự do trong
tình hình mới. Trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách
bố trí dân cư giai đoạn 2021 - 2025.
c) Phát triển
ngành nghề nông thôn
Thúc đẩy phát triển
các ngành, nghề gắn với định hướng phát triển kinh tế nông thôn; chuyển đổi cơ
cấu sản xuất kinh doanh, phát triển các sản phẩm chủ lực theo 3 trục sản phẩm,
tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn theo Nghị định số
52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn và Quyết định số
490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phấn
đấu có khoảng 2.400 sản phẩm được chuẩn hóa theo Chương trình OCOP. Phối hợp hỗ
trợ các làng nghề, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp xây dựng và nhân rộng
mô hình sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống theo hương hiện đại có sức
cạnh tranh cao.
Triển khai kế hoạch
về giải quyết môi trường các cơ sở các cơ sở công nghiệp chế biến, các làng nghề,
ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường ở các làng nghề gần khu dân cư tập trung.
d) Thực hiện tốt
các chính sách xã hội, giảm nghèo và nâng cao đời sống của nông dân
Đánh giá kết quả
thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững
thời kỳ 2011 - 2020, Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và tổng kết đánh giá Chương
trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 thuộc lĩnh vực Nông nghiệp
và PTNT. Hướng dẫn các địa phương thực hiện, hoàn thành các dự án nhân rộng mô
hình giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện để nông dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới,
nâng cao năng suất và thu nhập. Kết hợp, lồng ghép thực hiện chính sách hỗ trợ
hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; hỗ trợ các xã, thôn, bản vùng
bãi ngang, ven biển, hải đảo, vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, di
cư tự do, khu rừng đặc dụng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội
với đảm bảo quốc phòng an ninh, phát triển bền vững kinh tế, xã hội khu vực
biên giới, biển đảo.
Phối hợp với các
Bộ, ngành có liên quan, các địa phương thực hiện có kết quả, hiệu quả các tiêu
chí về văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao, y tế, giáo dục, đào tạo, lao động,
việc làm, môi trường, thông tin, truyền thông...
4. Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống
kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, hiện đại; đẩy mạnh kết nối nông
- công nghiệp, đô thị
Quản lý và sử dụng
hiệu quả vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, nhất là các dự
án hoàn thành trong năm 2020. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thực
hiện cơ cấu lại đầu tư công thực chất hơn, để tập trung vốn đầu tư công cho các
nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phục vụ cơ cấu lại ngành và phòng chống thiên tai.
Tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả kế hoạch vốn đầu tư công được giao. Tạo chuyển
biến rõ nét trong giải ngân vốn đầu tư công; thực hiện nghiêm quy định pháp luật
về đấu thầu. Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo
quy định của pháp luật đầu tư công và chỉ đạo của Chính phủ. Đẩy nhanh, triển
khai có hiệu quả các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt
là tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển.
Thực hiện Nghị
quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết
số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của BCH Trung ương Đảng khóa XI và Chương trình
hành động của Bộ về phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao hiệu quả
quản lý, khai thác công trình thủy lợi; nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nội đồng
và củng cố các tổ chức quản lý thủy nông cơ sở; chuyển đổi cơ chế quản lý vận
hành các công trình thủy lợi theo định hướng thị trường. Đổi mới hình thức và
cơ chế quản lý dịch vụ thủy lợi, gắn lợi ích với quyền, trách nhiệm của người sử
dụng, cộng đồng trực tiếp hưởng lợi. Tăng cường công tác quản lý , khai thác và
bảo đảm an toàn hồ chứa , công trình thủy lợi , đáp ứng yêu cầu san xuât và nhu
cầu ngày càng tăng về cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ.
Tiếp tục đầu tư,
cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng thủy sản thông qua Chương trình mục
tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững. Nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư,
cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng sản xuất nông lâm thủy sản, ưu
tiên các công trình, dự án phục vụ cơ cấu lại ngành, các dự án cấp bách. Đẩy
nhanh tiến độ các dự án kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, các dự
án, công trình cung cấp dịch vụ công; tăng cường năng lực, hiệu lực quản lý nhà
nước đối với lực lượng kiểm lâm, kiểm ngư.
Hoàn thành rà
soát tổng thể, đồng bộ về quy hoạch, kế hoạch, cơ cấu sản xuất cây trồng, vật
nuôi... phục vụ cơ cấu lại ngành, gắn với xây dựng nông thôn mới và phù hợp với
Luật Quy hoạch. Triển khai nhiệm vụ lập 04 quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ
2021 - 2030; xây dựng danh mục lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên
ngành. Tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai lập quy hoạch tổng thể quốc
gia đối với các nội dung, hợp phần quy hoạch lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;
tham gia với các Bộ, ngành, địa phương triển lập các quy hoạch ngành quốc gia
và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương liên quan đến lĩnh vực
quản lý nhà nước của Bộ, ngành.
5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành, đẩy mạnh đào tạo nghề
cho nông dân, gắn với đổi mới sáng tạo và phát triển, ứng dụng khoa học, công
nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu của thị trường
Thực hiện đổi mới
cơ chế quản lý, tổ chức sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
Bộ theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII, Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết. Sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo và giáo dục nghề
nghiệp thuộc Bộ tinh gọn, hiệu quả; chú trọng chất lượng đầu ra. Thực hiện đồng
bộ cả 3 nội dung về quy hoạch mạng lưới, tự chủ đại học và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất, chế biến, kinh
doanh nông nghiệp hàng hóa.
Thực hiện Đề án
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành đã được phê duyệt. Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động giảng dạy, nghiên cứu để
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Ưu tiên nguồn lực và nâng cao hiệu
quả đầu tư cho các Viện, Trường thuộc Bộ theo chủ trương của Ban cán sự Đảng Bộ.
Huy động sự tham gia của xã hội để tăng nguồn đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ
hoạt động của các Trường.
Đổi mới phương thức
và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nông dân theo các Quyết định: số
1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015. Chuyển mạnh sang đào
tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động để thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu lao động nông thôn, gắn với giải quyết việc làm; gắn đào tạo với chuyển
giao công nghệ mới và quy trình sản xuất mới cho nông dân. Năm 2020 đào tạo lao
động nông thôn học nghề nông nghiệp (các địa phương đào tạo 300.000 người, Bộ
Nông nghiệp và PTNT đào tạo 2.500 người). Chuẩn bị xây dựng các đề án đào tạo
nghề nông nghiệp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 -
2025.
6. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, hạn
hán, xâm nhập mặn; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Triển khai hiệu
quả các Nghị quyết của Chính phủ: số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 về công tác phòng
chống thiên tai; số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững ĐBSCL,
thích ứng với BĐKH và Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch hành động
của Bộ thực hiện các Nghị quyết; Kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia đến
năm 2020. Bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện các dự án củng cố, nâng cấp hệ thống
đê sông, đê biển; trong đó ưu tiên công trình trọng điểm, cấp bách, xung yếu
trên các tuyến đê theo thứ tự từ tuyến đê cấp đặc biệt đến cấp III . Ổn định
dân cư vùng thiên tai, nhất là các hộ dân phải di dời. Sửa chữa khẩn cấp công
trình đê điều, hồ đập bị sự cố và xử lý cấp bách các trọng điểm về sạt lở bờ
sông, xói lở bờ biển.
Củng cố, tăng cường
năng lực phòng, chống thiên tai. Nâng cao năng lực tham mưu phòng chống thiên
tai; sửa đổi Đề án “1002” về nâng cao nhận thức cộng đồng. Triển khai thực hiện
các chương trình, đề án, kế hoạch nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác
phòng chống thiên tai. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm chỉ đạo, điều hành
phòng chống thiên tai Quốc gia... Phối hợp với VTV, VOV, VTC14 và cơ quan báo
chí truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, người dân về PCTT; tuần lễ Quốc
gia PCTT; giải báo chí toàn quốc lần thứ nhất về PCTT. Tiếp tục xây dựng và phổ
biến một số nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng qua truyền hình, truyền
thanh, mạng xã hội;
Đổi mới, hoàn thiện
cơ chế chính sách hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới; sửa đổi, bổ sung pháp luật về đất đai theo hướng tháo gỡ, phát
triển thị trường quyền sử dụng đất tạo thuận lợi hơn cho tích tụ, tập trung đất
đai, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Kiểm soát chặt chẽ việc cho phép chuyển đổi
mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, nhất là đất
lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Tăng diện tích trồng
rừng mới; bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện
có và quỹ đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp; khôi phục hệ thống rừng
ven biển, phát triển dịch vụ môi trường rừng. Khôi phục hệ thống rừng phòng hộ,
ngập mặn ven biển, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thực hiện nghiêm chủ
trương đóng cửa rừng tự nhiên và các quy định về bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm đất rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 của
Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc
doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng.
Thực hiện Chương
trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Trung ương về Chiến lược
phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Phát triển các mô hình đồng quản lý
nghề cá; xây dựng các mô hình chuyển đổi nghề, tạo sinh kế thay thế cho các nghề
khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường. Hình thành hệ thống
khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa nhằm bảo vệ, phục hồi, tái tạo nguồn
lợi, nhất là các loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao, bảo
vệ hệ sinh thái thủy sinh.
Phối hợp quản lý
tốt nguồn nước các lưu vực sông và hệ thống thuỷ lợi bảo đảm quá trình khai
thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, phục vụ có hiệu quả sự phát triển kinh tế - xã
hội trước mắt và lâu dài. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả các hồ chứa, tiết
kiệm nước, chủ động xây dựng phương án phòng chống thiên tai. Khuyến khích sự
tham gia của cộng đồng trong quản lý, khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước, bảo
đảm cân bằng sinh thái, giữ gìn đa dạng sinh học các vùng nước nội địa. Nghiên
cứu giải pháp lâu dài để hạn chế, khắc phục hậu quả lũ lụt tại các tỉnh miền
Trung, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Tiếp tục thực hiện
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư trồng rừng sản xuất và chế biến lâm sản, phát
triển du lịch sinh thái rừng. Tiếp tục thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường
làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành; đẩy mạnh cải
cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
a) Đẩy mạnh cải
cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý ngành
Về cải cách
hành chính, hiện đại hóa công sở: Xây dựng nền hành
chính hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương; thực hiện Chính phủ điện tử theo
Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07/3/2019. Tiếp tục triển khai đồng bộ các nội dung cải
cách hành chính theo các Nghị quyết số 30c/NQ-CP, Nghị quyết số 30a/NQ-CP, Quyết
định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016, Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 04/5/2017. Thực
hiện cắt giảm hơn nữa các TTHC, điều kiện kinh doanh để hỗ trợ khởi nghiệp,
sáng tạo. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết TTHC, tạo môi trường thuận lợi
cho người dân, doanh nghiệp. Hiện đại hóa hành chính, ứng dụng CNTT; tập trung
triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,
4. Tăng cường công tác thông tin, thống kê, bảo đảm thông tin kịp thời, chính
xác phục vụ chỉ đạo, điều hành.
Về củng cố và
hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ngành: Tiếp tục sắp
xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của Bộ, ngành tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả. Thực hiện nghiêm việc đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản
biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức trên cơ sở vị trí việc làm, số
lượng người làm việc, tiêu chuẩn ngạch bậc công chức, chức danh nghề nghiệp và
chức danh lãnh đạo, quản lý. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, tăng cường
thanh tra công vụ. Đổi mới phương thức, lề lối làm việc; giảm hội họp, đơn giản
hóa chế độ báo cáo. Kiên quyết hợp nhất, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự
nghiệp công lập để thu gọn đầu mối, tinh giảm biên chế.
Đẩy mạnh cải
cách công vụ, công chức. Tập trung xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đề cao
trách nhiệm cá nhân trong công tác lãnh đạo, quản lý; tăng cường trách nhiệm
trong phối hợp công tác. Đổi mới công tác đào tạo, quản lý, sử dụng, bổ nhiệm
cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính.
b) Cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp
Triển khai có hiệu
quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các Chương trình/Kế hoạch
hành động của Bộ thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ: số 35/NQ-CP ngày
16/5/2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, số 02/NQ-CP ngày
01/01/2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tiếp tục rà soát,
bãi bỏ, cắt giảm thủ tục hành chính và các điều kiện đầu tư kinh doanh, coi đây
là một khâu đột phá thúc đẩy tăng trưởng ngành, tạo môi trường thuận lợi cho
người dân, doanh nghiệp.
Đẩy mạnh thu hút
doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo
Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách liên quan để tăng cường thu hút
đầu tư tư nhân cả trong và ngoài nước vào nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy các
hình thức đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong nông nghiệp. Khuyến khích
hình thành doanh nghiệp quy mô lớn, thương hiệu mạnh, có hiệu quả, năng lực cạnh
tranh cao, tham gia mạng sản xuất, kinh doanh và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu,
nhất là nhóm các sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia; đầu tư vào công nghiệp
chế biến, chế tạo, phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản.
8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, thực hành tiết kiệm và quyết liệt đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực
Triển khai Kế hoạch
năm 2020 của Bộ thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí; thực hiện đồng bộ các giải pháp trong các Chương trình hành động
của Chính phủ ban hành kèm theo các Nghị quyết của Chính phủ: số 82/NQ-CP ngày
06/02/1014 về thực hiện Kết luận số 21-KL/TW về công tác phòng chống tham
nhũng, lãng phí; số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 về thực hiện công tác phòng chống
tham nhũng. Tổ chức thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản theo Chỉ thị số
33-CT/TW ngày 03/01/2014 và Nghị định số 78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản,
thu nhập.
Tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật;
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII
và Chương trình hành động của Chính phủ về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
Tiếp tục thực hiện
nghiêm Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014, Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày
23/11/2012 và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
9. Kết hợp phát triển nông nghiệp, nông thôn với bảo đảm quốc phòng, an
ninh; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
Thực hiện các nhiệm
vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành động của Bộ về đẩy mạnh thực hiện chính sách,
pháp luật kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh. Kết hợp chặt chẽ phát triển
kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế
hoạch, đề án, dự án phát triển ngành. Lồng ghép thực hiện cơ chế, chính sách hỗ
trợ phát triển sản xuất với chính sách hỗ trợ hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu
số, miền núi; hỗ trợ các xã, thôn, bản vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo, vùng thiên
tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, di cư tự do, khu rừng đặc dụng; kết hợp
chính sách phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh khu vực
biên giới, biển đảo.
Thực hiện các nhiệm
vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW
ngày 05/11/2016 của BCH Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh
nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Khai thác hiệu quả
cơ hội của các FTAs đem lại; chuẩn bị tốt các điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu
khi các Hiệp định CPTPP và EVFTA có hiệu lực. Tăng cường đàm phán mở cửa thị
trường, hạn chế thấp nhất sự phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, cập nhật
các thông tin về chính sách thương mại của các đối tác, các quốc gia khác để hướng
dẫn các doanh nghiệp có phản ứng phù hợp, kịp thời. Chủ động triển khai những
giải pháp tăng cường quản lý, kiểm soát hàng rào kỹ thuật, bảo đảm nhu cầu và bảo
hộ hợp lý sản xuất theo quy định của pháp luật và phù hợp với cam kết quốc tế.
10. Thực hiện tốt và đổi mới công tác dự báo thống kê; thông tin tuyên
truyền, thi đua, khen thưởng
Thực hiện kế hoạch
công tác thống kế năm 2020; nâng cao năng lực công tác thống kê, dự báo đáp ứng
yêu cầu quản lý, điều hành và phục vụ sản xuất, kinh doanh của ngành. Thực hiện
tốt công tác phối hợp về thống kê và chia sẻ thông tin với Tổng cục Thống kê.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý (gồm quản lý hành
chính, sản xuất, chiến lược - kế hoạch, tài chính, nhân sự và tài nguyên). Phát
triển hệ thống thông tin thị trường để hỗ trợ sản xuất kinh doanh và hoạch định
chính sách.
Thực hiện nghiêm
quy chế phát ngôn, tăng cường kỷ luật báo chí; công khai, minh bạch và cung cấp
thông tin về các vấn đề của ngành được xã hội quan tâm để tạo sự đồng thuận và
quyết tâm cao trong triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm
2020. Kịp thời đánh giá, tổng kết và phản ánh hoạt động của ngành; phát hiện,
phê phán và ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực, sách nhiễu và tuyên dương những
gương người tốt, những việc làm hay để nhân rộng trong toàn ngành.
Tổ chức Hội nghị
điển hình tiên tiến, Đại hội thi đua yêu nước các cấp và tổ chức thành công Đại
hội thi đua yêu nước toàn ngành lần thứ V và hưởng ứng tham gia Đại hội thi đua
yêu nước toàn quốc lần thứ X; kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Nông nghiệp
và PTNT, chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XIII. Tổ chức triển khai và sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua “Chung sức
thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”. Cụ thể hóa
các phong trào thi đua chuyên đề, hưởng ứng các phong trào thi đua do Trung
ương phát động, như Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”,
“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”, “Cả nước chung
tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Đoàn kết, sáng tạo”,
“Cán bộ, công chức, viên chức Bộ Nông nghiệp và PTNT thi đua thực hiện văn hóa
công sở”.
Đổi mới, nâng cao
hiệu quả phối hợp công tác với các Bộ, ngành liên quan, các đoàn thể, các địa
phương trong kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả, kết quả thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và các nội dung có liên quan tại Nghị quyết của Chính
phủ và Chương trình hành động của Bộ. Phối hợp rà soát kết quả thực hiện các
chương trình, kế hoạch phối hợp công tác đã ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT
với các cơ quan liên quan, các địa phương để điều chỉnh cho phù hợp với tình
hình mới; đồng thời đánh giá, rút kinh nghiệm để mở rộng ký kết chương trình hợp
tác với các cơ quan khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông
nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm
vụ được phân công, căn cứ vào Kế hoạch hành động này để xây dựng kế hoạch cụ thể
trước ngày 15/01/2020 và triển khai thực hiện.
2. Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và cuối năm các đơn vị báo cáo Bộ (Vụ
Kế hoạch) kết quả thực hiện trong đó nêu rõ: Việc hoàn thành, chưa hoàn thành
và nguyên nhân. Báo cáo gửi qua hộp thư: longtg.kh@mard.gov.vn (đồng thời
cập nhật trên CSDL https://giamsatdanhgia.mard.gov.vn) trước ngày
20 hàng tháng để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
3. Giao Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ theo dõi và báo cáo
kết quả thực hiện của các đơn vị tại cuộc họp giao ban thường kỳ của Bộ.
(Chi tiết có phụ lục kèm theo)./.
PHỤ LỤC SỐ I:
CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 42/QĐ-BNN-KH ngày 02/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
Kết quả Năm 2019
|
Kế hoạch năm 2020 Quốc hội, Chính phủ giao
|
Mục tiêu phấn đấu năm 2020 của Bộ
|
Cơ quan chủ trì theo dõi, đánh giá
|
1
|
Tốc độ tăng trưởng GDP nông
lâm thủy sản
|
%
|
2,01
|
2,91-3
|
3
|
Vụ Kế hoạch
|
2
|
Tốc độ tăng giá trị sản xuất
nông lâm thủy sản
|
%
|
2,15
|
-
|
3,1
|
Vụ Kế hoạch; các Tổng cục, Cục; Trung tâm TH và TK
|
3
|
Kim ngạch xuất khẩu nông,
lâm, thủy sản
|
Tỷ USD
|
41,3
|
42-43
|
43
|
Cục Chế biến và Phát triển thị trường NS
|
4
|
Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông
thôn mới
|
%
|
54
|
59
|
> 59
|
Văn phòng Điều phối NTM Trung ương
|
5
|
Số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn
thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
|
Đơn vị
|
111
|
121
|
> 121
|
Văn phòng Điều phối NTM Trung ương
|
6
|
Số lượng sản phẩm đạt chuẩn theo
bộ tiêu chí sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP
|
Sản phẩm
|
630
|
-
|
2.400
|
Văn phòng Điều phối NTM Trung ương
|
7
|
Số xã đạt tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới
|
%
|
65,5
|
70
|
70
|
Văn phòng Điều phối NTM Trung ương
|
8
|
Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử
dụng nước hợp vệ sinh
|
%
|
94
|
96
|
96
|
Tổng cục Thủy lợi
|
9
|
Tỷ lệ che phủ rừng
|
%
|
41,85
|
42
|
42
|
Tổng cục Lâm nghiệp
|
10
|
Tổng số HTX NN hoạt động hiệu
quả/Tổng số HTX NN cả nước
|
HTX
|
11.200/15.300
|
-
|
15.000/17.000
|
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT
|
PHỤ LỤC SỐ IIa.
TỐC ĐỘ TĂNG GDP VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NLTS
NĂM 2020 THEO QUÝ VÀ CẢ NĂM
(Kèm theo Quyết định số: 42/QĐ-BNN-KH ngày 02/01/2020, của Bộ Nông nghiệp và
PTNT)
(Giá so sánh năm 2010)
Đơn
vị: %
Chỉ tiêu
|
Năm 2019
|
Kế hoạch năm 2020
|
Quý I
|
Quý II
|
6 tháng
|
Quý III
|
9 tháng
|
Quý IV
|
Cả năm
|
I. GDP toàn ngành
|
102,01
|
102,84
|
102,99
|
102,94
|
103,12
|
103,01
|
103,30
|
103,00
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Nông nghiệp
|
100,34
|
101,88
|
102,29
|
102,17
|
102,20
|
102,18
|
102,31
|
102,22
|
2. Lâm nghiệp
|
104,78
|
105,80
|
104,28
|
104,99
|
105,25
|
105,10
|
104,47
|
104,89
|
3. Thủy sản
|
106,01
|
105,15
|
105,69
|
105,50
|
105,14
|
105,35
|
104,95
|
105,22
|
II. Giá trị sản xuất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Toàn ngành NLTS
|
102,15
|
102,90
|
103,28
|
103,00
|
103,17
|
103,20
|
104,83
|
103,10
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Nông nghiệp
|
100,59
|
98,58
|
102,21
|
100,52
|
102,15
|
101,03
|
104,52
|
102,16
|
- Trồng trọt
|
101,47
|
99,05
|
102,14
|
100,83
|
101,75
|
101,12
|
101,95
|
101,41
|
- Chăn nuôi
|
98,17
|
97,52
|
102,32
|
99,67
|
103,15
|
100,67
|
113,73
|
104,15
|
- Dịch vụ
|
103,13
|
102,58
|
103,35
|
102,96
|
102,96
|
102,96
|
102,91
|
102,95
|
2. Lâm nghiệp
|
105,00
|
105,32
|
105,12
|
105,2
|
105,25
|
105,22
|
104,86
|
105,2
|
3. Thủy sản
|
106,31
|
104,55
|
105,82
|
105,32
|
105,05
|
105,22
|
105,76
|
105,4
|
PHỤ LỤC IIb:
KẾ HOẠCH SẢN LƯỢNG CÁC SẢN PHẨM NLTS CHỦ YẾU NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 42/QĐ-BNN-KH ngày 02/01/2020 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)
STT
|
Tên chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Năm 2019
|
Kế hoạch năm
2020
|
So sánh
2020/2019
|
1
|
Trồng trọt
|
|
|
|
|
a)
|
Cây hàng năm
|
|
|
|
|
|
- Lúa cả năm
|
Nghìn tấn
|
43 449,2
|
42 849,2
|
98,6%
|
|
- Ngô
|
Nghìn tấn
|
4 756,7
|
4 710,0
|
99,0%
|
|
- Sắn
|
Nghìn tấn
|
10 105,9
|
10 429,3
|
103,2%
|
|
- Mía
|
Nghìn tấn
|
15 265,7
|
15 801,2
|
103,5%
|
|
- Rau
|
Nghìn tấn
|
17 552,6
|
18 167,0
|
103,5%
|
b)
|
Sản lượng một số cây CN lâu năm
|
|
|
|
|
|
- Cà phê nhân
|
Nghìn tấn
|
1 657,0
|
1 698,4
|
102,5%
|
|
- Chè
|
Nghìn tấn
|
1 019,9
|
1 050,0
|
103,0%
|
|
- Cao su
|
Nghìn tấn
|
1 173,1
|
1 217,6
|
103,8%
|
|
- Hồ tiêu
|
Nghìn tấn
|
263,5
|
274,0
|
104,0%
|
|
- Điều
|
Nghìn tấn
|
286,3
|
300,0
|
104,8%
|
|
- Dừa
|
Nghìn tấn
|
1 641,9
|
1 691,2
|
103,0%
|
c)
|
Cây ăn quả
|
|
|
|
#DIV/0!
|
|
- Xoài
|
Nghìn tấn
|
814,8
|
851,5
|
104,5%
|
|
- Chuối
|
Nghìn tấn
|
2 136,6
|
2 354,5
|
110,2%
|
|
- Dứa
|
Nghìn tấn
|
679,9
|
690,1
|
101,5%
|
|
- Thanh Long
|
Nghìn tấn
|
1 242,5
|
1 366,7
|
110,0%
|
|
- Cam
|
Nghìn tấn
|
960,9
|
1 046,6
|
108,9%
|
|
- Bưởi
|
Nghìn tấn
|
779,3
|
876,7
|
112,5%
|
|
- Nhãn
|
Nghìn tấn
|
507,9
|
535,5
|
105,4%
|
|
- Vải
|
Nghìn tấn
|
272,0
|
367,7
|
135,2%
|
2
|
Chăn nuôi
|
|
|
|
|
|
Thịt hơi các loại
|
|
|
|
|
|
Trong đó: Thịt lợn
|
Nghìn tấn
|
3 289,7
|
3 421,2
|
104,0%
|
|
Thịt gia cầm
|
Nghìn tấn
|
1 278,6
|
1 387,3
|
108,5%
|
3
|
Lâm nghiệp
|
|
|
|
|
|
- Diện tích rừng trồng mới tập trung
|
Nghìn ha
|
273,60
|
265,5
|
97,0%
|
|
- Tổng số gỗ khai thác
|
Nghìn m3
|
16067,00
|
16 955,0
|
105,5%
|
4
|
Thủy sản
|
|
|
|
|
|
- Sản lượng thủy sản
|
Nghìn tấn
|
8 200,8
|
8 565,6
|
104,4%
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
- Sản lượng nuôi trồng
|
Nghìn tấn
|
4 432,5
|
4 665,6
|
105,3%
|
|
+ Cá tra
|
Nghìn tấn
|
1 519,2
|
1 595,2
|
105,0%
|
|
+ Tôm sú
|
Nghìn tấn
|
284,8
|
293,9
|
103,2%
|
|
+ Tôm thẻ chân trắng
|
Nghìn tấn
|
547,6
|
594,1
|
108,5%
|
|
- Sản lượng khai thác
|
Nghìn tấn
|
3768,3
|
3900
|
103,5%
|
|
+ Khai thác biển
|
Nghìn tấn
|
3559,8
|
3652,8
|
102,6%
|
PHỤ LỤC IIc:
KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
CHÍNH NĂM 2020
((Kèm theo Quyết định số: 42/QĐ-BNN-KH ngày 02/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT)
STT
|
Mặt hàng
|
Năm 2019 (triệu USD)
|
Kế hoạch năm 2020 (triệu USD)
|
So sánh 2020/2019 (%)
|
Quý I
|
Quý II
|
Quý III
|
Quý IV
|
Cả năm
|
|
Tổng kim ngạch XK
|
41.300
|
9.357
|
10.976
|
11.371
|
11.296
|
43.000
|
104,1%
|
1
|
Thủy sản
|
8.629
|
2.176
|
2.553
|
2.644
|
2.627
|
10.000
|
115,9%
|
2
|
Lâm sản chính
|
11.186
|
2.503
|
2.936
|
3.041
|
3.021
|
11.500
|
102,8%
|
3
|
Chăn nuôi
|
710
|
174
|
204
|
212
|
210
|
800
|
112,7%
|
4
|
Hàng rau quả
|
3.735
|
827
|
970
|
1.005
|
998
|
3.800
|
101,8%
|
5
|
Gạo
|
2.793
|
642
|
753
|
780
|
775
|
2.950
|
105,6%
|
6
|
Hạt điều
|
3.293
|
762
|
893
|
926
|
919
|
3.500
|
106,3%
|
7
|
Cà phê
|
2.745
|
653
|
766
|
793
|
788
|
3.000
|
109,3%
|
8
|
Cao su
|
2.264
|
522
|
613
|
635
|
630
|
2.400
|
106,0%
|
9
|
Chè
|
235
|
56
|
66
|
68
|
68
|
257
|
109,3%
|
10
|
Hạt tiêu
|
715
|
181
|
212
|
219
|
218
|
830
|
116,0%
|
11
|
Sắn và sản phẩm từ sắn
|
973
|
223
|
261
|
271
|
269
|
1.023
|
105,1%
|
12
|
Sản phẩm khác
|
4.023
|
658
|
746
|
770
|
766
|
2.942
|
73,1%
|
PHỤ LỤC SỐ III:
MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỤ THỂ NĂM 2020 CỦA BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PTNT THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 01/01/2020
(Kèm theo Quyết định số: 42/QĐ-BNN-KH ngày 02 tháng 01 năm 2020 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT)
TT
|
Nhiệm vụ
|
Cơ quan chủ trì theo dõi, đánh giá
|
Thời hạn hoàn thành
|
1. Hoàn thiện thể chế,
pháp luật lĩnh vực nông nghiệp và PTNT
|
1.
|
Hoàn thành Kế hoạch xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật của Bộ năm 2020; tập trung vào một số văn bản
QPPL:
|
Vụ PC; các đơn vị được phân công
|
Theo KH riêng được phê duyệt
|
- Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều
|
Tổng cục Phòng, chống thiên tai
|
Tháng 5/2020
|
- Nghị định về chính sách đầu
tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp
(chuyển từ năm 2019 sang năm 2020)
|
Tổng cục Lâm nghiệp
|
Tháng 12/2020
|
- Nghị định về quản lý giống
cây lâm nghiệp
|
Tổng cục Lâm nghiệp
|
Tháng 12/2020
|
- Nghị định về quy trình hỗ
trợ khắc phục hậu quả, phục hồi tái thiết sau thiên tai (chuyển từ năm
2019 sang năm 2020)
|
Tổng cục Phòng, chống thiên tai
|
Tháng 9/2020
|
2.
|
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế,
chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai, phát triển thị trường quyền
sử dụng đất trong lĩnh vực nông nghiệp (đưa vào Luật Đất đai sửa đổi)
|
Vụ Pháp chế
|
Quý I/2020
|
2. Cơ cấu lại nông nghiệp,
gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh của ngành
|
2.1. Xây dựng, thực hiện
các Đề án, Chiến lược, Kế hoạch về tái cơ cấu ngành, lĩnh vực
|
3.
|
Kế hoạch cơ cấu lại ngành
nông nghiệp giai đoạn 2021 -2025, định hướng đến năm 2030
|
Vụ Kế hoạch
|
Tháng 12/2020
|
4.
|
Chiến lược phát triển Trồng
trọt đến năm 2030
|
Cục Trồng trọt
|
Tháng 12/2020
|
5.
|
Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị
quyết của Chính phủ về “Đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia đến năm 2030”
|
Vụ Kế hoạch
|
Quý II/2020
|
6.
|
Chiến lược phát triển chăn
nuôi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040
|
Cục Chăn nuôi
|
Quý II/2020
|
7.
|
Chiến lược phát triển thủy sản
Việt Nam đến năm 2030
|
Tổng cục Thủy sản
|
Tháng 12/2020
|
8.
|
Thực hiện các khuyến nghị mà
EC đưa ra để rút “thẻ vàng” của EC và hướng tới phát triển thủy sản biển bền
vững
|
Tổng cục Thủy sản
|
2020
|
9.
|
Chiến lược phát triển lâm
nghiệp đến năm 2030
|
Tổng cục Lâm nghiệp
|
Tháng 12/2020
|
10.
|
Chiến lược phát triển cơ giới
hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030
|
Viện CS và CL PT NN, NT; các Cục: CB và PT TTNS, KTHT và PTNT
|
Quý IV/2020
|
11.
|
Đề án phát triển giống cây
nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản giai đoạn 2021 - 2030
|
Vụ Kế hoạch
|
Quý I/2020
|
12.
|
Đề án phát triển ngành chế biến
rau củ quả
|
Cục Chế biến và PT TTNS
|
Quý III/2020
|
13.
|
Đề án phát triển ngành chế biến
thủy hải sản
|
Tổng cục Thủy sản
|
Quý III/2020
|
14.
|
Đề án phát triển ngành chế biến
gỗ và sản phẩm từ gỗ
|
Tổng cục Lâm nghiệp
|
Quý III/2020
|
15.
|
Đề án phát triển nông nghiệp
hữu cơ giai đoạn 2021 - 2030
|
Cục Chế biến và PT TTNS
|
Quý II/2020
|
16.
|
Đề án phát triển ngành muối
giai đoạn 2021 – 2030
|
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT
|
Quý IV/2020
|
2.2. Nghiên cứu, chuyển
giao, ứng dụng khoa học công nghệ; quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
|
17.
|
Thực hiện 46 nhiệm vụ cấp Nhà
nước thuộc Chương trình công nghệ sinh học, 17 nhiệm vụ thuộc Chương trình NN
ứng dụng CNC, 25 nhiệm vụ thuộc Chương trình sản phẩm quốc gia
|
Vụ KHCN và MT, các đơn vị được phân công
|
2020
|
18.
|
Xây dựng và ban hành 153 quy
chuẩn, tiêu chuẩn; trong đó tập trung hoàn thành các quy chuẩn, tiêu chuẩn quản
lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm
|
Vụ KHCN và MT, các đơn vị được phân công
|
2020
|
2.3. Đổi mới các hình
thức tổ chức sản xuất; phát triển thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và
tăng cường xuất khẩu
|
19.
|
Chuyển sang hoạt động theo mô
hình mới 96 công ty nông, lâm nghiệp, để hết năm 2020 cơ bản hoàn thành toàn
bộ việc sắp xếp 256/256 công ty nông, lâm nghiệp
|
Vụ Quản lý doanh nghiệp
|
Theo Phương án phê duyệt
|
20.
|
Tổng kết thực hiện Đề án phát
triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả giai đoạn
2017 - 2020
|
Cục KTHT và PTNT
|
Quý IV/2020
|
21.
|
Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông
lâm thủy sản
|
Cục Chế biến và PT TTNS
|
Quý III/2020
|
22.
|
Đề án đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường
|
Cục CB và PT TTNS
|
Quý III/2020
|
3. Phát triển nông thôn,
xây dựng nông thôn mới; nâng cao đời sống của nông dân
|
23.
|
Chương trình MTQG xây dựng
NTM đoạn 2021 - 2025
|
Văn phòng ĐP NTM Trung ương
|
Quý III/2019
|
24.
|
Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới các cấpphù hợp với điều kiện vùng, miền và theo các mức độ (đạt chuẩn,
nâng cao, kiểu mẫu) giai đoạn 2021 - 2025
|
Văn phòng ĐP NTM Trung ương
|
Quý II-IV/2019
|
25.
|
Tổng kết Chương trình Khoa học
và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình giai đoạn 2021 - 2025
|
Văn phòng ĐP NTM Trung ương
|
Quý IV/2019
|
26.
|
Tổng kết Đề án phát triển “Mỗi
xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025
|
Văn phòng ĐP NTM Trung ương
|
Quý III/2020
|
27.
|
Điều chỉnh, bổ sung cơ chế,
chính sách bố trí dân cư giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ thay thế Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012)
|
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT
|
Quý II/2020
|
28.
|
Báo cáo đánh giá thực hiện
các Nghị quyết về giảm nghèo: số 76/2014/QH13, số 30a/2008/NQ-CP, số 80/NQ-CP
ngày 15/9/2011 và tổng kết đánh giá Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016 - 2020 thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT
|
Quý II/2020
|
4. Huy động, sử dụng hiệu
quả các nguồn lực; hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
|
29.
|
Kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2021 - 2025 của ngành Nông nghiệp và PTNT
|
Vụ Kế hoạch; Cục QL xây dựng CT
|
Theo chỉ đạo của TTgCP
|
30.
|
Chiến lược phát triển thủy lợi
Việt Nam đến năm 2030
|
Tổng cục Thủy lợi
|
Tháng 12/2020
|
31.
|
Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia
thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Tổng cục Lâm nghiệp
|
2020-2021
|
32.
|
Quy hoạch phòng, chống thiên
tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Tổng cục TL, Tổng cục PCTT
|
2020-2021
|
33.
|
Quy hoạch bảo vệ và khai thác
nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Tổng cục Thủy sản
|
2020-2021
|
34.
|
Quy hoạch hệ thống cảng cá,
khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050
|
Tổng cục Thủy sản
|
2020-2021
|
5. Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực của ngành gắn với đổi mới sáng tạo và phát triển, ứng dụng khoa học,
công nghệ hiện đại
|
35.
|
Tham gia xây dựng Chiến lược
phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030
|
Vụ Tổ chức cán bộ
|
Theo KH của Bộ LĐTBXH (chủ trì)
|
36.
|
Tổng kết Đề án nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực ngành NN và PTNT
|
Vụ Tổ chức cán bộ
|
Quý IV/2020
|
37.
|
Thực hiện các Đề án cơ chế tự
chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT
|
Vụ TC; các đơn vị SN, cơ quan liên quan
|
Theo Đề án được duyệt
|
6. Ứng phó với biến đổi
khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường
|
38.
|
Chiến lược quốc gia phòng chống
thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Tổng cục PCTT
|
Tháng 12/2020
|
39.
|
Đề án nâng cao năng lực quốc
gia về phòng, chống thiên tai (chuyển từ năm 2019 sang 2020)
|
Tổng cục PCTT
|
Tháng 9/2020
|
40.
|
Đề án tổng thể phòng, chống
thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên (chuyển từ năm 2019 sang năm
2020)
|
Tổng cục PCTT
|
Tháng 12/2020
|
41.
|
Đề án tổng thể phòng, chống
thiên tai khu vực miền núi phía Bắc (chuyển từ năm 2019 sang năm 2020)
|
Tổng cục PCTT
|
Tháng 12/2020
|
42.
|
Đề án tổng thể về bố trí, sắp
xếp dân cư nhằm chủ động phòng tránh, ứng phó với thiên tai (chuyển từ năm
2019 sang năm 2020)
|
Tổng cục PCTT
|
Tháng 12/2020
|
43.
|
Kế hoạch phòng chống thiên
tai quốc gia giai đoạn 2021 -2025
|
Tổng cục PCTT
|
Quý III/2020
|
44.
|
Chương trình phòng chống, giảm
nhẹ thiên tai; sắp xếp dân cư vùng rủi ro thiên tai cao, giai đoạn 2021 -
2025
|
Tổng cục PCTT; Cục KTHT và PTNT
|
2020
|
45.
|
Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng
ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến
2030”
|
Tổng cục Lâm nghiệp
|
Tháng 11/2020
|
46.
|
Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận
Paris về thích ứng với biến đổi khí hậu (COP21), các mục tiêu phát triển bền
vững (SDGs) và tăng trưởng xanh
|
Các Tổng cục: PCTT, LN
|
2020 và các năm tiếp theo
|
47.
|
Chương trình tổng thể phát
triển nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045
|
Vụ Kế hoạch
|
Quý I/2020
|
7. Nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính
|
48.
|
Kiện toàn tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước của Bộ, ngành tinh gọn theo lộ trình và đảm bảo đến năm 2021
giảm 10% biên chế công chức, viên chức
|
Vụ Tổ chức cán bộ
|
2020
|
49.
|
Tăng cường số lượng, nâng cao
chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
|
Vụ TCCB, VP Bộ; các đơn vị liên quan
|
2020 và các năm tiếp theo
|
50.
|
Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ: số
02/NQ-CP ngày 01/01/2020 và số 35/NQ-CP1 ngày 16/5/2016
|
Vụ Pháp chế; Vụ Quản lý DN
|
Theo KHHĐ của Bộ
|
8. Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh công tác truyền thông; nâng cao năng lực công
tác thống kê, dự báo
|
51.
|
Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra; trong đó tập trung hoàn thành 54 cuộc thanh tra, kiểm tra (17
cuộc do Thanh tra Bộ tiến hành, 37 cuộc do các đơn vị trực thuộc Bộ tiến
hành) theo Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2020 của Bộ
|
Thanh tra Bộ, các đơn vị thuộc Bộ được giao tổ chức thực hiện
|
Theo Quyết định số 443/QĐB-NN-TTr, 20/11/2019
|
52.
|
Tổ chức sơ kết, tổng kết các
phong trào thi đua “Chung sức thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới”
|
Vụ Tổ chức cán bộ
|
Quý III/2020
|
53.
|
Hội nghị điển hình tiên tiến,
Đại hội thi đua yêu nước ngành lần thứ V và hưởng ứng tham gia Đại hội thi
đua yêu nước toàn quốc lần thứ X. Tổ chức kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống
ngành NN và PTNT
|
Vụ Tổ chức cán bộ
|
Quý III/2020
|
54.
|
Đề án nâng cao năng lực công
tác thống kê, dự báo ngành giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
|
Trung tâm Tin học và Thống kê
|
Quý III/2020
|
1 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
đến năm 2020