Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1153/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Đặng Văn Minh
Ngày ban hành: 06/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1153/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 06 tháng 8 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THỦY LỢI TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;

Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Phòng, chống thiên tai và luật Đê điều ngày 17/6/2020;

Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ số 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 của Chính phủ về việc ban hành danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 15/9/2020 của Chính phủ về việc bổ sung các quy hoạch tại Phụ lục danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 12/02/2019 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 53/2019/NĐ-CP ngày 17/6/2019 của Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;

Căn cứ Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 07/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ban hành quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Ngãi;

Căn cứ Quyết định số 32/2021/QĐ-UBND ngày 09/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

Căn cứ Quyết định số 1742/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh: Số 1421/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị sông Trà Khúc đoạn từ hạ lưu đập Thạch Nham đến Cửa Đại; số 983/QĐ-UBND ngày 22/11/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị sông Trà Câu đoạn từ hạ lưu đập tràn xả lũ hồ chứa nước Núi Ngang đến cửa Mỹ Á; số 986/QĐ-UBND ngày 22/11/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị sông Trà Bồng đoạn từ xã Trà Bình đến cửa Sa Cần và số 988/QĐ-UBND ngày 22/11/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị sông Vệ đoạn từ xã Hành Tín Tây đến cửa Lở;

Trên cơ sở nội dung Công văn số 8667/BNN-KH ngày 10/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2244/TTr-SNNPTNT ngày 30/7/2021 và Báo cáo thẩm định số 2122/BCTĐ-SNNPTNT ngày 20/7/2021 và ý kiến của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 2068/STC-HCSN&DN ngày 29/7/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, với các nội dung chính sau:

1. Tên Nhiệm vụ: Điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

2. Thời kỳ, phạm vi điều chỉnh quy hoạch

a) Thời kỳ Quy hoạch điều chỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, gồm các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 2015 đến 2020: Cập nhật, bổ sung một số công trình chưa có trong quy hoạch được duyệt.

- Giai đoạn 2021 đến 2025.

- Giai đoạn 2026 đến 2030.

- Định hướng đến 2050.

b) Phạm vi điều chỉnh quy hoạch: 13 huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

3. Địa điểm thực hiện: Tỉnh Quảng Ngãi.

4. Cấp quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán: Chủ tịch UBND tỉnh.

5. Chủ đầu tư và cơ quan tổ chức thực hiện

- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan quản lý thực hiện: Chi cục Thủy lợi tỉnh.

6. Cơ quan tư vấn lập nhiệm vụ và dự toán: Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Trung Long.

7. Quan điểm, mục tiêu, nội dung lập điều chỉnh quy hoạch

a) Quan điểm:

a1) Tuân thủ pháp luật về thủy lợi, phòng, chống thiên tai, đê điều; pháp luật khác và quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành liên quan.

a2) Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch này với hệ thống quy hoạch quốc gia; làm cơ sở để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập chương trình, kế hoạch phát triển, đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai; khai thác, sử dụng, điều hòa nguồn nước hợp lý, đảm bảo sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm; hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

a3) Bảo đảm nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước thống nhất trên địa bàn tỉnh. Cân đối, điều hòa nguồn nước giữa các địa phương trong tỉnh, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, phục vụ đa mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

a4) Giải quyết những vấn đề tồn tại trong công tác thủy lợi thời gian qua, như: Chưa đầu tư đồng bộ, hiện đại hóa, phát huy tối đa hiệu quả các công trình thủy lợi. Đối với hệ thống công trình thủy lợi Thạch Nham, nhiều tuyến kênh chưa được đầu tư kiên cố hóa, kéo dài, mở rộng vùng tưới; chưa điều hòa, phân phối nước hợp lý để phát huy tối đa tiềm năng nguồn nước của công trình; chưa đầu tư hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác vận hành, quản lý, khai thác công trình. Chưa quy hoạch, đầu tư hồ chứa nước để phục vụ đa mục tiêu (điều tiết lũ, cấp nước cho hạ du, điều hòa dòng chảy môi trường) trên dòng chính Sông Vệ,..., năng lực tiêu thoát nước của các trục tiêu chính chưa đảm bảo, nhất là các trục tiêu qua các khu đô thị, khu dân cư, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân.

a5) Giải quyết những vấn đề tồn tại trong công tác phòng, chống thiên tai mang tính bền vững, ổn định lâu dài, như: phòng, chống lũ và chỉnh trị cho các tuyến sông lớn thuộc tỉnh, quy hoạch xây dựng đê điều, sử dụng bãi sông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị; bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và sản xuất cho Nhân dân; phòng, chống sạt lở bờ biển, giảm thiểu xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản và các ngành kinh tế khác; lồng ghép công trình hạ tầng khác kết hợp phục vụ phòng, chống thiên tai.

b) Mục tiêu:

b1) Mục tiêu tổng quát:

b1.1) Đề xuất điều chỉnh quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 theo hướng hiện đại hoá, linh hoạt, bảo đảm cấp nước phục vụ cho dân sinh, các ngành kinh tế khác; đảm bảo an ninh nguồn nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xoá đói giảm nghèo, quốc phòng và an ninh.

b1.2) Đề xuất phương án chủ động phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai có liên quan đến nước gây ra, ứng phó với trường hợp bất lợi nhất, nâng cao mức bảo đảm tiêu thoát nước, phòng chống lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

b2) Mục tiêu cụ thể:

Đề xuất, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, định hướng đến năm 2050:

b2.1) Cấp nước:

- Bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế - xã hội; cấp và tạo nguồn cho khu đô thị, công nghiệp, khu kinh tế... từ hệ thống công trình thủy lợi; đặc biệt quan tâm đến những vùng thường xuyên thiếu nước, như: Các xã ven biển, huyện miền núi, đảo Lý Sơn, các khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước; chú trọng bảo vệ môi trường và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, phục vụ phát triển bền vững.

- Cấp nước chủ động cho diện tích đất trồng lúa 2 vụ với mức đảm bảo tưới 85%. Trong đó, đến năm 2030 có 30%, năm 2050 có 60% diện tích trồng lúa thực hiện phương thức canh tác tiên tiến.

- Đến năm 2030, diện tích cây trồng cạn được tưới đạt 70%, trong đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 30%; đến năm 2050 đạt 100%, trong đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 60%.

- Đảm bảo cấp, thoát nước chủ động cho nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao và các mục tiêu khác trong sản xuất nông nghiệp.

- Đề xuất các giải pháp tạo nguồn, tích trữ nguồn nước.

- Đề xuất các giải pháp điều hòa, chuyển, kết nối nguồn nước giữa các vùng thừa nước sang các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước.

b2.2) Tiêu, thoát nước:

- Chủ động tiêu, thoát nước ra các trục tiêu chính, sông chính, đảm bảo tiêu thoát ở vùng đồng bằng, vùng thấp trũng (vùng hạ lưu sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ, Trà Câu,...) phục vụ dân sinh, nông nghiệp với tần suất từ 5% đến 10%; đáp ứng yêu cầu tiêu, thoát cho khu đô thị tiêu vào hệ thống công trình thủy lợi.

- Chủ động phòng, chống lũ, ngập lụt, úng cho các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư nông thôn và các hoạt động sản xuất khác.

- Bảo vệ, kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm nước trong hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi đạt tiêu chuẩn cấp cho các hoạt động sử dụng nước.

b2.3) Đối với phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn:

- Đề xuất giải pháp tích trữ, tạo nguồn, kết nối và chuyển nguồn nước để cấp cho dân sinh, sản xuất tại vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước; bao gồm cả nguồn nước từ hồ chứa thủy điện.

- Đề xuất giải pháp kiểm soát mặn, giữ ngọt, hạn chế tác động của triều cường vùng cửa sông, ven biển.

b2.4) Phòng, chống lũ, ngập lụt và một số loại hình thiên tai liên quan đến nước:

- Chủ động ứng phó có hiệu quả với các tác động bất lợi của lũ, ngập lụt, úng, bồi lắng lòng sông, xói lở bờ sông, bờ biển,..., kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và giải pháp phi công trình.

- Bảo đảm an toàn trước các tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước gây ra cho các đô thị, khu dân cư, hoạt động sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du đập, hồ chứa thủy lợi.

- Củng cố, nâng cao mức đảm bảo phòng, chống lũ, ngập lụt cho các vùng, các lưu vực sông lớn; đề xuất giải pháp phòng, chống lũ, ngập lụt đảm bảo an toàn dân sinh, cơ sở hạ tầng và các hoạt động sản xuất phù hợp với đặc điểm lũ, lụt trên địa bàn tỉnh theo phương châm chủ động phòng, tránh và thích nghi với lũ để bảo vệ dân cư ở vùng hạ lưu các sông: Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ, Trà Câu với tần suất lũ 5% đến 10%; chủ động sống chung với lũ tại vùng kiểm soát lũ ở vùng ngập nông, bảo đảm các điều kiện thích nghi và an toàn cho dân sinh, sản xuất ở vùng ngập sâu.

- Xác định hành lang tuyến thoát lũ, đường bao tuyến chỉnh trị các sông: Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ, Trà Câu.

- Đề xuất các giải pháp phòng, chống sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển trên cơ sở diễn biến và mức độ sạt lở thực tế xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Ngoài các mục tiêu trên, riêng đối với sông Trà Khúc còn đảm bảo các mục tiêu cụ thể sau:

+ Điều chỉnh Quy hoạch phòng chống lũ và chỉnh trị sông Trà khúc đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1421/QĐ-UBND ngày 29/09/2014 để phù hợp với tình hình sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực dự án, nâng cao mức đảm bảo chống lũ, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

+ Đảm bảo mức phòng chống lũ với tần suất lũ 5% đến 10% để bảo vệ dân cư, sản xuất các vụ Hè Thu, Đông Xuân (theo đúng mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển Thủy lợi Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020). Trong đó: (1) Phòng, chống lũ chính vụ với tần suất lũ 10% đối với đoạn từ đập Thạch Nham đến Cửa Đại; (2) Phòng, chống lũ chính vụ với tần suất lũ 5% đối với đoạn từ cầu đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đến Cửa Đại.

+ Định hướng đầu tư phát triển bền vững các công trình hạ tầng, khu đô thị dọc 2 bờ sông Trà Khúc đoạn từ cầu đường cao tốc đến cửa Đại và bổ sung vào quy hoạch tỉnh.

+ Trong giai đoạn 2021 - 2030, ưu tiên thực hiện quy hoạch điều chỉnh đoạn từ đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đến Cửa Đại.

+ Chỉnh trị dòng sông Trà Khúc từ hạ lưu đập Thạch Nham đến Cửa Đại để ổn định dòng sông, chống sạt lở bờ sông và tạo cảnh quan, môi trường dọc hai bờ sông Trà Khúc.

+ Định hướng đầu tư phát triển bền vững các công trình hạ tầng, khu đô thị dọc 2 bờ sông Trà Khúc đoạn từ cầu đường cao tốc đến cửa Đại.

+ Tính toán diễn biến lòng dẫn đoạn sông từ đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đến Cửa Đại các giai đoạn 2021 - 2030 và 2031 - 2050 để xác định đường bao tuyến chỉnh trị, đề xuất giải pháp chỉnh trị sông.

c) Nội dung lập điều chỉnh quy hoạch:

c1) Điều tra, thu thập tài liệu cơ bản, khảo sát; dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và tác động của biến đổi khí hậu:

c1.1) Điều tra, thu thập tài liệu cơ bản, khảo sát:

- Điều tra, thu thập bổ sung tài liệu cơ bản dân sinh kinh tế; bản đồ số hóa tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000; điều tra thực địa, thu thập tài liệu về hiện trạng hạ tầng thủy lợi, giao thông, thủy điện, phòng chống thiên tai, sạt lở bờ sông, bờ biển, vùng ngập lũ, ... và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới để tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng và những tồn tại trong công tác thủy lợi, phòng, chống thiên tai và đề xuất giải pháp quy hoạch phù hợp.

- Cập nhật tài liệu khí tượng thủy văn đến năm 2020, tính toán bộ biên thủy văn theo các tần suất thiết kế P=10%, 5% và 2% phục vụ tính toán thủy lực.

- Khảo sát địa hình bổ sung: 22 mặt cắt ngang sông (Trà Khúc: 07 mặt cắt, Trà Bồng, Vệ, Trà Câu mỗi sông 05 mặt cắt) và các mặt cắt ngang một số trục tiêu quan trọng để phục vụ tính toán thủy lực (Chi tiết tại Bảng 1).

Bảng 1. Khối lượng khảo sát địa hình bổ sung

TT

Công việc khảo sát

Đơn vị tính

Khối lượng

I

LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC

1

Thủy chuẩn hạng 4. Cấp địa hình III

km

18,0

2

Đo vẽ mặt cắt ngang ở trên cạn. Cấp địa hình III

100m

32,4

3

Đo vẽ mặt cắt ngang ở dưới nước. Cấp địa hình III

100m

75,6

II

LƯU VỰC SÔNG TRÀ BỒNG

4

Thủy chuẩn hạng 4. Cấp địa hình III

km

10,00

5

Đo vẽ mặt cắt ngang ở trên cạn. Cấp địa hình III

100m

5,55

6

Đo vẽ mặt cắt ngang ở dưới nước. Cấp địa hình III

100m

12,95

III

LƯU VỰC SÔNG VỆ

7

Thủy chuẩn hạng 4. Cấp địa hình III

km

14,00

8

Đo vẽ mặt cắt ngang ở trên cạn. Cấp địa hình III

100m

6,00

9

Đo vẽ mặt cắt ngang ở dưới nước. Cấp địa hình III

100m

14,00

IV

LƯU VỰC SÔNG TRÀ CÂU

10

Thủy chuẩn hạng 4. Cấp địa hình III

km

6,00

11

Đo vẽ mặt cắt ngang ở trên cạn. Cấp địa hình III

100m

1,95

12

Đo vẽ mặt cắt ngang ở dưới nước. Cấp địa hình III

100m

4,55

V

KHẢO SÁT CÁC TRỤC TIÊU

13

Đo vẽ mặt cắt ngang ở trên cạn. Cấp địa hình III

100m

16,905

14

Đo vẽ mặt cắt ngang ở dưới nước. Cấp địa hình III

100m

39,445

b) Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:

- Dự báo xu thế phát triển, xu thế nguồn nước, tác động của xu thế phát triển và xu thế nguồn nước đến hoạt động thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai.

- Dự báo tác động của thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan trong điều kiện biến đổi khí hậu đến tính bền vững của các công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai.

- Dự báo tác động của tiến bộ khoa học, công nghệ và nguồn lực đến thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai.

c2) Nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch:

c2.1) Đối với cấp nước:

- Đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi hiện có, gồm: Hiện trạng về an toàn công trình, hiện trạng về cấp nước, về quản lý, khai thác,...; phân tích, đánh giá các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

- Trên cơ sở xác định nhu cầu nước của các đối tượng dùng nước và định hướng trong giai đoạn tới, tính toán cân bằng nước với phương án khai thác hiện tại và các phương án khai thác đến năm 2030 (trong đó, kiểm tra cho giai đoạn 2021-2025), định hướng đến năm 2050 có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu.

- Xác định cụ thể các vùng, khu vực bị thiếu nguồn nước để có cơ sở đề xuất giải pháp cấp nước (giải pháp công trình và phi công trình) đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tế từng vùng, khu vực, nhất là các vùng thường xuyên bị thiếu nước như: Các xã ven biển, huyện đảo Lý Sơn, khu vực cuối các tuyến kênh Thạch Nham, khu Nam thị xã Đức Phổ...

Trong đó, giải pháp công trình chủ yếu cần tập trung đề xuất:

+ Đề xuất đầu tư sửa chữa, nâng cấp, mở rộng, kéo dài hệ thống dẫn nước, điều hòa nguồn nước từ các công trình hiện có, đảm bảo an toàn công trình, cấp nước ổn định cho các nhu cầu theo nhiệm vụ công trình, thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Đề xuất đầu tư hiện đại hóa các công trình, ứng dụng công nghệ trong quản lý, vận hành hệ thống và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

+ Đề xuất giải pháp đầu tư xây dựng mới công trình hồ chứa nước lớn đa mục tiêu trên thượng nguồn các sông chính để tạo nguồn cấp nước, điều tiết lũ, điều hòa dòng chảy môi trường... và giải pháp cấp nước sản xuất, sinh hoạt ổn định, bền vững cho các huyện miền núi của tỉnh.

+ Đề xuất danh mục các công trình cần ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn 2021 - 2025, 2026 - 2030 và sau năm 2030 đảm bảo phù hợp với thực tế và nguồn lực của tỉnh.

c2.2) Đối với tiêu, thoát nước:

- Đánh giá hiện trạng tiêu thoát nước hiện nay trên địa bàn tỉnh, nhất là các vùng sản xuất, dân cư bị trũng thấp; các khu dân cư, khu đô thị trong vùng ngập lũ của 04 sông chính; những tồn tại, bất cập và nguyên nhân.

- Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, định hướng phát triển trong thời gian đến, tính toán, đề xuất giải pháp tiêu nước phù hợp cho từng đối tượng và từng khu vực (tiêu cho sản xuất; khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp,...).

- Đề xuất danh mục các công trình cần ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn 2021 - 2025, 2026 - 2030 và sau năm 2030 đảm bảo phù hợp với thực tế và nguồn lực của tỉnh.

c2.3) Đối với phòng, chống thiên tai:

c2.3.1) Phòng, chống hạn hán, thiếu nước: Xác định vùng thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước để tính toán, quy hoạch đề xuất giải pháp tích trữ, tạo nguồn, kết nối và chuyển nguồn nước để cấp cho dân sinh, sản xuất.

c2.3.2) Phòng, chống lũ:

- Khảo sát, đánh giá tình trạng mưa, lũ lụt xảy ra hàng năm, phạm vi và mức độ ảnh hưởng, tổn thất về tính mạng và tài sản. Xác định yêu cầu phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do lũ, ngập lụt.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng các hệ thống công trình phòng, chống lũ hiện có về quy mô, nhiệm vụ, tiêu chuẩn mức đảm bảo chống lũ thiết kế; chất lượng công trình, khả năng chống lũ thực tế, những tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết.

- Xem xét và kế thừa một cách khoa học, phù hợp đối với những phương án và đề xuất trong các quy hoạch thủy lợi, quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị các sông, và các dự án, đề tài nghiên cứu... đã được phê duyệt trước đây.

- Tính toán thủy lực bằng mô hình 1 chiều, 2 chiều (Mike11, Mike21) theo kịch bản nền (hiện trạng) và các kịch bản phòng, chống lũ phát triển đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 để xác định các thông số dòng chảy và các chỉ tiêu khác theo yêu cầu điều chỉnh quy hoạch, làm cơ sở chọn phương án phòng, chống lũ (có xét đến BĐKH-NBD).

- Đề xuất các phương án phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do lũ gây ra bằng các biện pháp công trình và phi công trình. Đánh giá hiệu quả mang lại và những tác động bất lợi khi thực hiện phương án đề nghị.

- Chuẩn xác hành lang tuyến thoát lũ.

- Xác định nhiệm vụ, quy mô, sơ bộ khối lượng và khái toán vốn đầu tư công trình phòng, chống lũ và phân kỳ thực hiện.

- Riêng đối với nhiệm vụ tính toán nội dung phòng, chống lũ lưu vực sông Trà Khúc cụ thể như sau:

+ Tính toán điều tiết lũ liên hồ theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Trà Khúc được ban hành kèm theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 25/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quy trình 911) với các tần suất thiết kế P=10%, 5% và 2%.

+ Tính toán thủy lực hệ thống sông Trà Khúc bằng mô hình Mike11 theo các kịch bản và tần suất thiết kế phục vụ bài toán mô hình 2 chiều.

+ Tính toán thủy lực hệ thống sông Trà Khúc đoạn từ đập Thạch Nham đến cửa sông bằng mô hình 2 chiều Mike 21.

+ Tính toán diễn biến lòng dẫn đoạn từ đường cao tốc đến cửa sông theo phương án chọn.

+ Xây dựng, tính toán kịch bản nền (KB0) gồm địa hình hiện trạng, có đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, có vận hành liên hồ theo Quy trình 911 (Kịch bản hiện trạng).

+ Xây dựng, tính toán các kịch bản phát triển đến năm 2030 kết hợp với các dự án sử dụng đất và các phương án nạo vét lòng dẫn chính sông Trà Khúc (có xét đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng: BĐKH-NBD).

+ Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị sông Trà Khúc đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 (có xét đến BĐKH-NBD).

+ Đề xuất điều chỉnh hành lang tuyến thoát lũ trong vùng quy hoạch cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất đã và đang phát triển, đảm bảo an toàn, phù hợp theo quy định của Luật Đê điều năm 2006 và Luật Phòng chống, thiên tai năm 2013.

(Các Phương án tính toán quy hoạch tại Bảng 2).

Bảng 2. Phương án tính toán quy hoạch phòng, chống lũ sông Trà Khúc

TT

Phương án tính toán

Ký hiệu

Số lượng kịch bản

I

Xây dựng phương án nền

KB0

1

Địa hình hiện trạng + Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc + Vận hành các hồ chứa nước theo Quy trình vận hành liên hồ (QĐ 911 của Thủ tướng) (Tính toán mới với 2 tần suất P=5% và 2%, tận dụng P= 10%)

KB0-2

KB0-3

3

II

Các phương án phát triển đến năm 2030 trên cơ sở phương án nền

KB

1

KB1 = KB0 + Các dự án phát triển đến 2030 có sử dụng đất. (Tính toán mới với 3 tần suất P=10%, 5% và 2%)

KB1-1

3

2

KB2 = KB0 + Nạo vét lòng sông như quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 1421/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 của UBND tỉnh (Tính toán kiểm tra lại với 1 tần suất P=10% để so sánh)

KB2-1

1

3

KB3 = KB1 + Nạo vét lòng sông theo Quyết định số 1421/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 của UBND tỉnh đoạn từ hạ lưu Đập Thạch Nham đến đường cao tốc ĐN-QNg + Nạo vét theo tuyến điều chỉnh đoạn từ đường cao tốc ĐN-QNg đến Cửa Đại. (Tính toán với 3 tần suất P=10%, 5% và 2%)

KB3-1

3

4

KB4 = KB3+ BĐKH-NBD giai đoạn 2021-2030 (Tính toán với phương án chọn P=5%)

KB4-2

1

III

Định hướng đến năm 2050 trên cơ sở quy hoạch giai đoạn 2021-2030

KB

1

KB5 = KB3 + thay đổi hạ tầng, lòng dẫn theo định hướng quy hoạch đến 2050 (Tính toán với 3 tần suất P=10%, 5% và 2%)

KB5-1

3

2

KB6= KB5+BĐKH-NBD giai đoạn 2031-2050 (Tính toán với phương án chọn P=5%)

KB6-2

1

IV

Tổng số kịch bản tính toán

KB

15

Đối với các sông Trà Bồng, Sông Vệ và Trà Câu: Trên cơ sở Quy hoạch phòng chống lũ và chỉnh trị các sông: Trà Bồng, Vệ và Trà Câu được UBND tỉnh phê duyệt tại các Quyết định: số 986/QĐ-UBND , số 988/QĐ-UBND và số 983/QĐ-UBND ngày 22/11/2018, tiến hành điều tra, khảo sát hiện trạng công trình, hiện trạng bờ sông, bãi sông có thay đổi từ năm 2018 đến nay và cập nhật tài liệu liên quan, cập nhật các quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư dọc sông để tính toán bổ sung (kể cả cập nhật tuyến đê Bình Minh - Bình Trung, huyện Bình Sơn).

(Các Phương án tính toán quy hoạch tại Bảng 3, 4 và 5)

Bảng 3. Phương án tính toán quy hoạch phòng, chống lũ sông Trà Bồng

TT

Phương án tính toán

Ký hiệu

Số lượng kịch bản

I

Xây dựng phương án nền

KB0

1

Địa hình hiện trạng (Tính toán mới với 3 tần suất P=10%, 5%, 2%)

KB0-1, KB0-2, KB0-3

3

II

Các phương án phát triển đến năm 2030 trên cơ sở phương án nền

KB

1

KB1 = KB0 + Các DA phát triển đến 2030 có sử dụng đất + Nạo vét lòng sông như quy hoạch được duyệt của UBND tỉnh

KB1-1, KB1-2, KB1-3

3

III

Định hướng đến năm 2050 trên cơ sở quy hoạch giai đoạn 2021-2030

KB

1

KB3 = KB1 + thay đổi hạ tầng, lòng dẫn theo định hướng quy hoạch đến 2050 (Tính toán với 3 tần suất P=10%, 5% và 2%)

KB3-1

3

IV

Tổng số kịch bản tính toán

KB

9

Bảng 4. Phương án tính toán quy hoạch phòng, chống lũ sông Vệ

TT

Phương án tính toán

Ký hiệu

Số lượng kịch bản

I

Xây dựng phương án nền

KB0

1

Địa hình hiện trạng (Tính toán mới với 3 tần suất P=10%, 5%, 2%)

KB0-1, KB0-2 KN0-3

3

II

Các phương án phát triển đến năm 2030 trên cơ sở phương án nền

KB

1

KB1 = KB0 + Các dự án phát triển đến 2030 có sử dụng đất + Nạo vét lòng sông như quy hoạch được duyệt của UBND tỉnh

KB1-1, KB1-2, KB1-3

3

III

Định hướng đến năm 2050 trên cơ sở quy hoạch giai đoạn 2021-2030

KB

1

KB3 = KB1 + thay đổi hạ tầng, lòng dẫn theo định hướng quy hoạch đến 2050 (Tính toán với 3 tần suất P=10%, 5% và 2%)

KB3-1

3

IV

Tổng số kịch bản tính toán

KB

9

Bảng 5. Phương án tính toán quy hoạch phòng, chống lũ sông Trà Câu

TT

Phương án tính toán

Ký hiệu

Số lượng kịch bản

I

Xây dựng phương án nền

KB0

1

Địa hình hiện trạng (Tính toán mới với 3 tần suất P=10%, 5%, 2%)

KB0-1 KB0-2 KB0-3

3

II

Các phương án phát triển đến năm 2030 trên cơ sở phương án nền

KB

1

KB1 = KB0 + Các dự án phát triển đến 2030 có sử dụng đất + Nạo vét lòng sông như quy hoạch được duyệt của UBND tỉnh

KB1-1, KB1-2, KB1-3

3

III

Định hướng đến năm 2050 trên cơ sở quy hoạch giai đoạn 2021-2030

KB

1

KB3 = KB1 + thay đổi hạ tầng, lòng dẫn theo định hướng quy hoạch đến 2050 (Tính toán với 3 tần suất P=10%, 5% và 2%)

KB3-1

3

IV

Tổng số kịch bản tính toán

KB

9

c2.3.3) Phòng, chống sạt lở bờ sông:

- Tính toán, chuẩn xác lại tuyến chỉnh trị sông, cao độ lòng sông có thể nạo vét, khai thác cát.

- Khảo sát các điểm sạt lở bờ sông, tính toán diễn biến lòng dẫn sông, dự báo xu thế biến đổi lòng sông, bờ sông, đề xuất danh mục các biện pháp, công trình chỉnh trị: Kè chống sạt lở, nạo vét, mỏ hàn,...

c2.3.4) Phòng, chống sạt lở bờ biển:

- Khảo sát các điểm sạt lở bờ biển, phân loại mức độ nguy hiểm, đề xuất danh mục các công trình chống sạt lở bờ biển phù hợp;

- Đề xuất các danh mục công trình đê biển cần đầu tư.

c2.3.5) Phòng, chống xâm nhập mặn: Đề xuất đầu tư các tuyến đê, cống, đập ngăn mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc tạo nguồn cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản; bảo vệ dân cư, môi trường sinh thái ven sông, biển, thích ứng với nguy cơ nước biển dâng và những tác động xấu của biến đổi khí hậu, phục phát triển kinh tế xã hội.

8. Khối lượng công việc chủ yếu và sản phẩm giao nộp

a) Khối lượng công việc chủ yếu:

- Khảo sát địa hình:

+ Đo thủy chuẩn kỹ thuật hạng 4, cấp địa hình III: 48,0 km.

+ Đo vẽ mặt cắt ngang ở trên cạn, cấp địa hình III: 6,2805 km.

+ Đo vẽ mặt cắt ngang ở dưới nước, cấp địa hình III: 14,6545 km.

- Thu thập tài liệu phục vụ tính toán:

+ Niên giám thống kê tỉnh và các huyện, thị xã và thành phố 03 năm: 42 cuốn.

+ Bản đồ số hóa tỷ lệ 1/50.000: 15 mảnh và bản đồ số hóa tỷ lệ 1/100.000: 05 mảnh.

+ Tài liệu mưa ngày của 16 trạm trong 05 năm (2016-2020): 80 biểu.

+ Tài liệu mưa giờ 14 trạm trong 03 năm (2016, 2017, 2020): 42 biểu.

+ Tài liệu khí tượng 02 trạm trong 05 năm (2016-2020): 50 biểu.

+ Tài liệu mực nước, lưu lượng ngày của 06 trạm trong 05 năm (2016- 2020): 40 biểu.

+ Tài liệu trích lũ của 06 trạm trong 03 năm (2016, 2017, 2020): 24 biểu.

- Thu thập hệ thống hóa các tài liệu (kế thừa các dự án cũ và phối hợp với địa phương): 104 công.

- Điều chỉnh thiết kế quy hoạch.

- Cập nhật mô hình:

+ Tính toán mô hình thủy lực 1, 2 chiều các sông: Trà Khúc, Trà Bồng, Vệ và Trà Câu.

+ Các kịch bản tính toán: 42 kịch bản (sông Trà Khúc: 15 kịch bản, sông Trà Bồng: 09 kịch bản, sông Vệ: 09 kịch bản, sông Trà Câu: 09 kịch bản)

- Hội thảo, báo cáo.

b) Sản phẩm giao nộp:

b1) Báo cáo chính và báo cáo chuyên đề:

- Báo cáo tổng hợp.

- Báo cáo tóm tắt.

- Báo cáo hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế xã hội.

- Báo cáo Khí tượng - Thủy văn.

- Báo cáo quy hoạch cấp nước.

- Báo cáo quy hoạch tiêu, thoát nước.

- Báo cáo quy hoạch phòng chống thiên tai.

- Phụ lục kết quả tính toán chuyên đề: Thủy nông, thủy lực, thủy công,...

b2) Lập các loại bản đồ:

- Bản đồ hiện trạng và quy hoạch cấp nước.

- Bản đồ hiện trạng và quy hoạch tiêu, thoát nước.

- Bản đồ hiện trạng và quy hoạch phòng chống thiên tai.

b3) Số lượng: 10 bộ bản in và 03 USB ghi file mềm các báo cáo, bản đồ.

9. Tiêu chuẩn, quy cách sản phẩm điều chỉnh quy hoạch

a) Tiêu chuẩn:

- QCVN 04-05:2012/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia - Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế;

- Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 4-2003 Thành phần nội dung khối lượng điều tra khảo sát và tính toán khí tượng thủy văn các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi;

- Quy phạm tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế QP.TL.C-6-77;

- TCVN 8224:2009 Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về lưới khống chế mặt bằng địa hình;

- TCVN 8225: 2009 Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về lưới khống chế cao độ địa hình;

- TCVN 8226:2009 Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về khảo sát mặt cắt và bình đồ địa hình các tỷ lệ từ 1:200 đến 1:5000;

- TCVN 8302:2009 Quy hoạch phát triển thủy lợi, quy định chủ yếu về thiết kế;

- TCVN 8303:2009 Quy trình sơ họa diễn biến lòng sông;

- TCVN 8367:2010 Hệ thống công trình thủy lợi - mạng lưới lấy mẫu chất lượng nước;

- TCVN 8419:2010 Công trình thủy lợi - Thiết kế công trình bảo vệ bờ sông để chống lũ;

- TCVN 9401:2012 Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong Trắc địa công trình;

- TCVN 8478:2018 Công trình thủy lợi - Yêu cầu về Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế;

- Tiêu chuẩn kỹ thuật TCKT 03:2015/TCTL Công trình thủy lợi - Hướng dẫn xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du hồ chứa nước trong các tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập ban hành kèm theo Quyết định số 3587/QĐ-BNN-TCTL ngày 04/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Các tiêu chuẩn hiện hành khác liên quan.

b) Quy cách sản phẩm điều chỉnh quy hoạch: Báo cáo hồ sơ điều chỉnh quy hoạch in trên giấy khổ A4, bản đồ in màu.

10. Dự toán kinh phí: 5.573.349.000 đồng (Bằng chữ: Năm tỷ, năm trăm bảy mươi ba triệu, ba trăm bốn mươi chín nghìn đồng); sẽ được chuẩn xác trong quá trình thực hiện.

11. Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách tỉnh.

12. Thời gian thực hiện: 12 tháng, kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ tư vấn.

Điều 2. Căn cứ Quyết định này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chủ đầu tư) chịu trách nhiệm:

1. Khẩn trương tổ chức triển khai các bước tiếp theo của việc lập, trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 đảm bảo chất lượng nội dung theo yêu cầu và tiến độ thực hiện được duyệt.

2. Phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình lập Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tận dụng, khai thác dữ liệu chung nhằm tiết kiệm chi phí thực hiện và đảm bảo tích hợp nội dung vào Phương án phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi gắn với phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi.

3. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính để tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện đảm bảo kịp thời.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT. PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP, các Phòng n/cứu, CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TN(tnh381).

CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1153/QĐ-UBND ngày 06/08/2021 phê duyệt Nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, định hướng đến năm 2050

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


293

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.77.73
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!