Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 33/QĐ-TTg 2020 phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam

Số hiệu: 33/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 07/01/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC THỦY LỢI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO

1. Quan điểm

a) Hoạt động thủy lợi có tầm nhìn dài hạn, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phục vụ đa ngành, đa mục tiêu, bảo đảm an ninh nguồn nước; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển ở thượng nguồn các lưu vực sông liên quốc gia và phát triển nội tại;

b) Hoạt động thủy lợi phải bảo đảm hài hòa với nguồn nước, chủ động tạo nguồn nước, tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối nước giữa các mùa, vùng, lưu vực sông trên phạm vi toàn quốc;

c) Hoạt động thủy lợi thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động sự tham gia của toàn xã hội, từng bước vận hành theo cơ chế thị trường;

d) Phát triển hệ thống công trình thủy lợi phải đảm bảo sự liên kết đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tng của các ngành, lĩnh vực khác. Nhà nước đầu tư xây dựng công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi khó huy động các nguồn lực xã hội; công trình thủy lợi kết hợp phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai; công trình thủy lợi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật;

đ) Chủ động ứng phó có hiệu quả với các tình huống bất lợi nhất; nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, sạt lở bờ sông, bờ biển; bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du đập, hchứa nước thủy lợi.

2. Nguyên tắc chỉ đạo

a) Chiến lược thủy lợi phải được thực hiện đồng bộ, thống nhất có trọng điểm. Thực hiện chiến lược thủy lợi vừa mang tính cấp bách vừa có tính lâu dài nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, an toàn trước thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;

b) Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với điều kiện tự nhiên và khả năng đáp ứng v ngun nước; khai thác sử dụng đi đôi với bảo vệ nguồn nước, thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, kết hợp theo đơn vị hành chính;

c) Sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, đúng mục đích; bảo đảm số lượng, chất lượng nước trong công trình thủy lợi;

d) Tổ chức, cá nhân được sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và phải trả tin theo quy định;

đ) Nhà nước bảo đảm nguồn lực đầu tư cho hoạt động thủy lợi theo quy định của pháp luật, đồng thời có chính sách huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi; có chính sách, cơ chế hỗ trợ phù hợp cho đi tượng hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

e) Thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực thủy lợi mà Việt Nam tham gia, ký kết.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại, linh hoạt, bảo đảm cấp, thoát nước cho dân sinh, các ngành kinh tế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;

b) Chủ động phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, ứng phó với trường hợp bt lợi nht, nâng cao mức bảo đảm tiêu thoát nước, phòng chng lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn các lưu vực sông; góp phần xây dựng một xã hội an toàn trước thiên tai.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Cấp nước

Bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế - xã hội; cấp và tạo nguồn cho khu đô thị, công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao từ hệ thống công trình thủy lợi; đặc biệt quan tâm đến những vùng thường xuyên thiếu nước, như Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long; chú trọng bảo vệ môi trường và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, phục vụ phát triển bền vững;

Cấp nước chủ động cho diện tích đất trồng lúa 2 vụ với mức đảm bảo tưới 85%, trong đó đến năm 2030 có 30%, năm 2050 có 60% diện tích trồng lúa thực hiện phương thức canh tác tiên tiến;

Đến năm 2030, diện tích cây trồng cạn được tưới đạt 70%, trong đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 30%; đến năm 2050 đạt 100%, trong đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 60%;

Đảm bảo cấp, thoát nước chủ động cho nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung, công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao và các mục tiêu khác trong sản xuất nông nghiệp.

Cấp nước cho hoạt động kinh tế ven biển, các đảo có đông dân cư, dịch vụ nghề cá.

b) Tiêu, thoát nước và bảo vệ môi trường nước

Chủ động tiêu, thoát nước ra sông chính, tăng diện tích tiêu bằng động lực, đảm bảo tiêu thoát ở vùng đồng bằng, vùng thấp trũng phục vụ dân sinh, nông nghiệp với tn sut từ 5% đến 10%; đáp ứng yêu cu tiêu, thoát cho khu đô thị tiêu vào hệ thống công trình thủy lợi;

Chủ động phòng, chống lũ, ngập lụt, úng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu dân cư nông thôn và các hoạt động sản xuất khác;

Bảo vệ, kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm nước trong hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi đạt tiêu chuẩn cấp cho các hoạt động sử dụng nước.

c) Phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

- Chủ động ứng phó có hiệu quả với các tác động bất lợi của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, xói lở bờ sông, bờ biển... kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và giải pháp phi công trình;

- Bảo đảm an toàn trước các tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước gây ra cho các đô thị, khu dân cư, hoạt động sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu;

- Bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du đập, hồ chứa thủy lợi.

- Củng cố, nâng cao khả năng chống lũ tại các lưu vực sông lớn ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ với mức bảo đảm chống lũ tại bảng 1; chủ động phòng, tránh và thích nghi với lũ để bảo vệ dân cư ở các lưu vực sông thuộc duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu, Đông Xuân với tần suất lũ 5% đến 10%; chủ động sống chung với lũ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kiểm soát lũ ở vùng ngập nông, bảo đảm các điều kiện thích nghi và an toàn cho dân sinh, sản xuất ở vùng ngập sâu;

Bảng 1. Mức bảo đảm chống các trận lũ thiết kế (tần suất xuất hiện lũ, %)

TT

Sông

Năm 2020

Năm 2030

Ghi chú

1

Hồng - Thái Bình

0,2%

0,2%

Tại Hà Nội

2

1,0%

<1,0%

Tại Giàng

3

Cả

1,0%

<1,0%

Tại Bến Thủy

4

Hương

7,0%

<7,0%

Tại Kim Long

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp chung

a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường thực thi pháp luật về thủy lợi

Tăng cường thực thi pháp luật, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thủy lợi bảo đảm đồng bộ, thống nhất, khả thi, minh bạch, nâng cao nhận thức của xã hội về pháp luật thủy lợi. Trong đó, triển khai thực hiện đng bộ các giải pháp sau:

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách lĩnh vực thủy lợi đồng bộ, thống nhất, tạo động lực khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động thủy lợi, huy động tối đa các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển thủy lợi;

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi;

- Triển khai thực hiện đồng bộ chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phù hợp với đặc thù vùng miền, đối tượng sử dụng dịch vụ; nâng cao trách nhiệm trong việc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của các bên liên quan; phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;

- Rà soát, bổ sung xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế-kỹ thuật lĩnh vực thủy lợi;

- Tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với công tác thủy lợi; hướng dẫn thi hành pháp luật về thủy lợi, phát huy vai trò giám sát của người dân, sự tham gia của các bên liên quan;

- Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, kết hợp phương thức truyền thống với tuyên truyền qua mạng xã hội; lồng ghép nội dung thủy lợi vào một schương trình giảng dạy.

b) Hoàn thiện tổ chức bộ máy

Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi từ trung ương đến địa phương bảo đảm đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

- Tiếp tục củng cố, hoàn thiện hệ thống các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi từ trung ương đến địa phương, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với quản lý khai thác;

- Sắp xếp tổ chức sự nghiệp thủy lợi tinh gọn, đáp ứng nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước, tự chủ về tài chính theo quy định của pháp luật;

- Rà soát, sắp xếp các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi cấp tỉnh, liên tỉnh. Mỗi tỉnh chỉ thành lập tối đa một Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi 100% vốn nhà nước; tiếp tục nghiên cứu hướng tới thành lập tổ chức khai thác công trình thủy lợi theo hướng cung cấp dịch vụ đa dạng, tự chủ tài chính;

- Thành lập, củng cố, kiện toàn các tổ chức thủy lợi cơ sở phù hợp với đặc thù của vùng, miền, quy mô hệ thống công trình, trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng vì lợi ích giữa các thành viên và gắn với xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò chủ thể của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

c) Phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nâng cao năng lực, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia hoạt động thủy lợi. Trong đó triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Rà soát, đánh giá nguồn nhân lực ngành thủy lợi hiện có; xây dựng và triển khai kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp với từng đối tượng tham gia, đào tạo đa ngành, nghề; chú trọng nâng cao chất lượng giảng viên, đào tạo năng lực qun trị, đầu tư nâng cấp cơ sở đào tạo;

- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học, thiết kế, xây dựng và quản lý, khai thác thủy lợi; tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho tổ chức thủy lợi cơ sở, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động trực tiếp tham gia vận hành công trình;

- Thực hiện chính sách đãi ngộ phù hợp, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia hoạt động thủy lợi, hình thành đội ngũ chuyên gia chuyên sâu trong công tác thủy lợi ở trung ương và địa phương.

d) Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Xây dựng tầm nhìn, kịch bản phát triển trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển thượng nguồn các lưu vực sông quốc tế, phát triển nội tại vùng quy hoạch, giải quyết các tác động cực đoan, như: hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước. Trong đó triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

- Hoàn thành lập quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi; rà soát, điều chỉnh, xây dựng mới quy hoạch thủy lợi lưu vực sông liên tỉnh, quy hoạch thủy lợi của hệ thng công trình thủy lợi liên quan từ hai tỉnh trở lên phục vụ đa mục tiêu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp bền vững, gn với xây dựng nông thôn mới;

- Xây dựng tầm nhìn, kịch bản phát triển nhằm đề xuất giải pháp công trình và phi công trình, đảm bảo an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường nước; tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp thủy lợi cho vùng Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, cấp nước cho hoạt động kinh tế ven biển;

- Quy hoạch bám sát yêu cầu chuyển đổi của tái cấu trúc nền kinh tế; giải pháp quy hoạch thủy lợi gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, công nghệ gắn với hệ sinh thái;

- Tạo nguồn nước, tích trữ, điều hòa, chuyển, kết nối nguồn nước giữa các mùa và vùng trên phạm vi cả nước; nghiên cứu, cập nhật thông tin quy hoạch hệ thống hồ chứa thủy điện, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện cho vùng Tây Nguyên, Trung bộ, Đông Nam bộ, Trung du miền núi phía Bắc;

- Nghiên cứu giải pháp thủy lợi cấp nước cho vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; chú trọng giải pháp kết nối, chuyển nước (ngọt, mặn) bằng đường ống để cấp nước chủ động, sử dụng nước hiệu quả;

- Chuyển giao, ứng dụng công nghệ, phương pháp tiên tiến trong quy hoạch.

đ) Tăng cường đu tư phát triển hạ tầng thủy lợi

Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi có trọng tâm, trọng điểm theo hướng đồng bộ, hiện đại, áp dụng công nghệ mới, trong đó thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

- Tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi lớn đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, công trình gắn với Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới;

- Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi cấp nước tưới và phục vụ sinh hoạt ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, trên các đảo có đông dân cư, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước, vùng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn;

- Sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống công trình thủy lợi hiện có theo hướng hiện đại, đồng bộ; xây dựng hệ thống giám sát vận hành để nâng cao hiệu quả công trình;

- Tập trung sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa thủy lợi nhằm đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du đập;

- Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, cải tạo môi trường sinh thái;

- Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi để thoát lũ, giảm lũ, kiểm soát lũ, kiểm soát mặn, ngọt, trữ nước ngọt, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển;

- Tăng cường đu tư từ ngân sách nhà nước, đồng thời thu hút các nguồn lực của xã hội để xây dựng công trình thủy lợi;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đầu tư xây dựng công trình thủy lợi;

- Tiếp tục bảo vệ và phát triển rừng, cây chắn sóng bảo vệ đê biển.

e) Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi, tổ chức thủy lợi cơ sở; phát huy nội lực và vai trò chủ thể của người dân trong công tác thủy lợi; nâng cao chất lượng dịch vụ thủy lợi, mức bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng. Trong đó triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

- Đảm bảo duy trì nhiệm vụ theo thiết kế; bảo trì, bảo dưỡng để nâng cao tuổi thọ công trình thủy lợi;

- Rà soát các đập, hồ chứa thủy lợi có nguy cơ mất an toàn, triển khai đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, khả năng xả lũ của các hồ chứa thủy lợi, từng bước nâng mức đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế, nhất là đối với các hồ chứa thủy lợi lớn; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo mưa, lũ và tiến tới vận hành các hồ chứa thủy lợi có cửa van điều tiết lũ theo thời gian thực; thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du đập, xây dựng phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;

- Rà soát và đề xuất các biện pháp xử lý, thay thế các công trình thủy lợi đã xuống cấp, không thể sửa chữa, đặc biệt là các hồ chứa thủy lợi nhỏ hư hỏng nặng;

- Triển khai các giải pháp quản lý, giải pháp gắn với hệ sinh thái, tái sử dụng nước, kiểm soát nguồn thải, bảo vệ chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi phục vụ các đối tượng sử dụng nước;

- Hiện đại hóa công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo, quản lý, vận hành; đầu tư thiết bị, công nghệ nâng cao năng lực dự báo nguồn nước, hạn hán, thiểu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng chuyên dùng phục vụ công tác quản lý; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chỉ đạo, điều hành, vận hành hệ thống công trình thủy lợi;

- Hỗ trợ, củng cố, kiện toàn tổ chức thủy lợi cơ sở theo hướng phục vụ đa dịch vụ, phù hợp với đặc thù vùng, miền, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;

- Triển khai lộ trình thực hiện chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa tổ chức cung cấp và người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, phù hợp với đặc thù vùng, miền; thực hiện hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho các đối tượng sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thủy lợi để mở rộng, tăng nguồn thu, đảm bảo đủ chi phí quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi, ưu tiên phát triển dịch vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, phát điện; áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh;

- Chuyển giao quyền quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi; thí điểm triển khai chuyển giao quyền quản lý, khai thác tại một số hệ thống công trình thủy lợi có đủ điều kiện.

g) Khoa học công nghệ

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước, đảm bảo chất lượng nước,... trong hoạt động thủy lợi. Trong đó, triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau:

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo diễn biến nguồn nước, chất lượng nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi, bờ sông, bờ biển để phục vụ hoạt động thủy lợi;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ thông tin trong giám sát vận hành, điều tiết hồ chứa thủy lợi để đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước, nâng cao tuổi thọ và năng lực phục vụ của công trình thủy lợi;

- Triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến, tưới tiết kiệm nước, cấp nước sinh hoạt, tái sử dụng nước và tiêu, thoát nước;

- Nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới, cấu kiện mới và công nghệ hiện đại trong xây dựng công trình thủy lợi, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ quan và cảnh quan công trình;

- Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, hoạt động phát triển đến nguồn nước, công trình thủy lợi làm cơ sở khoa học xây dựng tầm nhìn, kịch bản quy hoạch, đặc biệt ở các vùng có nguy cơ cao như Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.

h) Hợp tác quốc tế

Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, huy động nguồn lực phục vụ hoạt động thủy lợi. Trong đó triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp:

- Chủ động, tham gia, mở rộng hợp tác với các đối tác quốc tế liên quan đến hoạt động thủy lợi; trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm và huy động nguồn lực trong hoạt động thủy lợi;

- Tiếp tục củng cố, mở rộng hợp tác nghiên cứu tác động của các hoạt động phát triển thượng nguồn các lưu vực sông liên quốc gia (sông Hồng- Thái Bình, sông Cửu Long, sông Mã, sông Cả...) đến nước ta, phục vụ hoạt động thủy lợi, chỉ đạo điều hành sản xuất, ứng phó thiên tai;

- Huy động nguồn lực hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tiên tiến của thế giới; tăng cường kết nối với cộng đng người Việt Nam hoạt động khoa học công nghệ ở nước ngoài.

2. Giải pháp cho từng khu vực

a) Trung du miền núi Bắc bộ

Phát triển thủy lợi nhỏ, tưới cho các vùng đất dốc sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao; cấp nước cho vùng khan hiếm nước; phòng, chống lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt cho các khu dân cư; bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi. Tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp sau:

- Sửa chữa, nâng cấp công trình hiện có; bảo đảm an toàn công trình, an toàn đập, hồ chứa thủy lợi;

- Đề xuất các giải pháp phòng, chống ngập lụt, tiêu úng cho các khu vực dân cư, đô thị có nguy cơ cao tại các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc...;

- Nghiên cu, đề xuất giải pháp quản lý đất đai, di dân, khai thác cát, sỏi lòng sông, phục vụ phòng, chống lũ quét, sạt lở đất, bảo vệ các khu dân cư, khu sản xuất; phòng, chống sạt lở bờ sông, suối biên giới;

- Triển khai công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; thực hiện các giải pháp phát triển hồ chứa nước nhỏ, phân tán, kết nối nguồn nước giữa các hồ chứa, chuyển nước bằng đường ống, sử dụng nước từ hồ thủy điện cho sinh hoạt và sản xuất, tưới cho vùng đất dốc.

b) Đồng bằng sông Hồng

Phát triển thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; tăng cường năng lực tiêu thoát nước ra các sông chính; giải quyết ô nhiễm nguồn nước, các tác động do mưa, lũ cực đoan, vỡ đập, hạ thấp mực nước sông, hoạt động phát triển thượng nguồn. Tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp sau:

- Sửa chữa, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi nhằm khôi phục năng lực phục vụ theo thiết kế, nâng dần mức đảm bảo cấp nước cho dân sinh và các ngành kinh tế; nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ phương thức canh tác tiên tiến, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nước, giảm phát thải;

- Xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các trạm bơm tiêu, cống tiêu, nạo vét khơi thông dòng chảy các trục tiêu đảm bảo tiêu thoát ra sông chính trong mùa mưa lũ;

- Rà soát chuyển đổi khu vực trồng lúa kém hiệu quả, vùng khó khăn về nguồn nước, vùng trũng, thấp thường xuyên bị ngập lụt, úng;

- Tiếp tục triển khai xây dựng các hệ thống công trình tiêu thoát nước, chống ngập cho Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng...;

- Nghiên cứu xây dựng các kịch bản mưa, lũ lớn, cực đoan, vỡ đập để đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp; tập trung thực hiện các giải pháp quản lý rủi ro tại vùng thường xuyên ngập lụt, úng; quản lý, bảo vệ không gian thoát lũ, diện tích trữ nước, hồ điều hòa tại các khu dân cư, đô thị;

- Tiếp tục điều tiết nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình phục vụ cấp nước sản xuất, dân sinh, chống lũ, ngập lụt, úng cho vùng hạ du; nghiên cứu, triển khai các giải pháp ứng phó với diễn biến hạ thấp mực nước trên hệ thống sông, dần thay thế phương án điều tiết nước từ các hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình trong vụ Đông Xuân;

- Quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi lòng sông nhất là trên các tuyến sông lớn, làm suy thoái lòng dẫn, gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông và xâm nhập mặn, hạn chế khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi;

- Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi, tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, xả nước thải trái phép vào công trình thủy lợi.

c) Bắc Trung bộ

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi, nâng cấp bảo đảm an toàn đập, hchứa thủy lợi, cấp nước cho vùng ven biển, nghiên cứu giải quyết vấn đề hạ thấp mực nước sông; phòng, chống và kiểm soát xâm nhập mặn. Tập trung thực hiện một số nhóm nhiệm vụ và giải pháp sau:

- Đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa thủy lợi, hoàn chỉnh hệ thống kênh mương; xây dựng hệ thống cấp nước cho vùng đất cát ven biển, vùng ven đường Hồ Chí Minh; xây dựng, củng cố hệ thống công trình phòng chống sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển; nâng dần mức bảo đảm chống lũ chính vụ;

- Nghiên cứu các giải pháp kết nối nguồn nước, chuyển nước, giải pháp công trình cống, đập dâng mực nước, ngăn mặn, trữ ngọt vùng cửa sông trên dòng chính sông Mã, sông Cả...;

- Vận hành hiệu quả hồ chứa nước thượng nguồn phục vụ cấp nước, phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, bảo đảm an toàn công trình;

- Triển khai công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, kết nối nguồn nước giữa các hồ chứa nước, bổ sung cấp nước cho các khu công nghiệp, khu canh tác cây công nghiệp, diện tích trồng cỏ cho chăn nuôi tập trung, khu nuôi trồng thủy sản ven bin.

d) Nam Trung bộ

Tiếp tục đầu tư công trình thủy lợi lớn để tạo nguồn, hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi, xây dựng đường ống kết nối hồ chứa và chuyển nước ra vùng ven biển, điều tiết công trình thủy điện thượng lưu các sông để cấp nước cho vùng hạ du. Tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp sau:

- Đầu tư xây dựng hồ chứa nước để tạo nguồn; kết nối các hồ thủy lợi, triển khai các giải pháp đưa nước ra vùng ven biển; nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện kênh mương;

- Điều tiết hiệu quả các hồ chứa nước để cấp nước cho vùng hạ du; vận hành hợp lý hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông đảm bảo an toàn công trình và hạ du, phục vụ sinh hoạt, sản xuất, phòng chống thiên tai;

- Chủ động phòng, tránh và thích nghi với lũ chính vụ; ngăn lũ sớm, lũ muộn phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu; cải tạo, tăng khả năng thoát nước của các trục tiêu, nghiên cứu giải pháp khắc phục bồi lấp cửa sông, cửa biển để tiêu thoát lũ.

- Áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, công nghệ tái sử dụng nước; ưu tiên đáp ứng nhu cầu cấp nước, tiêu thoát nước cho các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, vùng nông nghiệp công nghệ cao.

- Rà soát, đẩy mạnh chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn, cây công nghiệp và chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, nhất là tại khu vực thường xuyên bị hạn hán; rà soát giải pháp cấp nước cho các vùng khô hạn, góp phần chống sa mạc hoá;

- Ưu tiên cấp nước sinh hoạt và nhu cầu thiết yếu của sản xuất nông nghiệp trong trường hợp hạn hán, thiếu nước.

đ) Tây Nguyên

Tiếp tục đầu tư công trình thủy lợi lớn để tạo nguồn, hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, mở rộng diện tích tưới cho cây trồng cạn, ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt. Tập trung thực hiện một số nhóm nhiệm vụ và giải pháp sau:

- Tiếp tục đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa thủy lợi, hoàn chỉnh hệ thống kênh mương, kết nối hồ chứa nước, đưa nước đi xa bằng động lực, đường ống tưới cho cây công nghiệp, cấp nước sinh hoạt;

- Sửa chữa, nâng cấp, đầu tư hồ chứa nước nhỏ phân tán, đập tạm sử dụng vật liệu địa phương phục vụ tưới cho rau màu và cây công nghiệp, bổ cập nước ngầm, giảm thiểu xói mòn đất;

- Phát triển và ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, tưới nhỏ giọt cho rau màu, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao;

- Nghiên cứu giải pháp cấp nước sinh hoạt, vùng trồng cây lâu năm trong trường hợp hạn hán;

- Rà soát giảm diện tích đất lúa kém hiệu quả trong phạm vi phục vụ của các hệ thống công trình thủy lợi để có thêm nguồn nước tưới cho vùng cây công nghiệp, cây trồng cạn, chăn nuôi;

- Điều tra, đánh giá trữ lượng nước ngầm; xây dựng phương án khai thác hợp lý, bảo vệ và bổ cập nguồn nước ngầm.

e) Đông Nam bộ

Tiếp tục đầu tư xây dựng công trình thủy lợi lớn; khai thác đa mục tiêu hệ thống thủy lợi; mở rộng diện tích tưới cho cây trồng cạn, cấp nước cho đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; chống ngập úng cho đô thị. Tập trung thực hiện một số nhóm và giải pháp sau:

- Rà soát, mở rộng các hoạt động khai thác tổng hợp, hiệu quả hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hoà để cấp nước cho vùng thiếu nước của tỉnh Tây Ninh và vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ.

- Đầu tư xây dựng hồ La Ngà 3 để chuyển nước sang vùng ven phía Nam tỉnh Bình Thuận;

- Tiếp tục triển khai các giải pháp chống ngập cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị trong vùng; nghiên cứu giải pháp phòng, chống lũ cho vùng hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn;

- Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các hệ thống thủy lợi; tiếp tục đầu tư các hệ thống hồ chứa nước nhỏ phân tán, kết hợp sử dụng nước từ hồ thủy điện phục vụ tưới cho rau, màu, cây công nghiệp, góp phần bổ cập nguồn nước ngầm;

- Kiểm soát nguồn thải, xử lý ô nhiễm bảo đảm duy trì chất lượng nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi đạt tiêu chuẩn cấp cho các hoạt động sử dụng nước.

g) Đồng bằng sông Cửu Long

Rà soát, hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo ba trọng tâm: thủy sản - cây ăn quả - lúa gắn với các tiểu vùng sinh thái, đồng thời chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn. Tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Vùng thượng đồng bằng:

+ Chủ động kiểm soát lũ, ổn định hệ thống đê bao, bờ bao để bảo vệ khu dân cư, công trình hạ tầng, diện tích trồng lúa 2 vụ, nuôi trồng thủy sản;

+ Cải tạo các trục thoát lũ ra Biển Tây và Đồng Tháp Mười;

+ Bảo vệ không gian thoát lũ; kết hợp nghiên cứu giải pháp trữ nước lũ vùng ngập sâu để phục vụ cấp nước mùa khô và các mục đích khác.

- Vùng giữa đồng bằng:

+ Hoàn thiện, khép kín công trình thủy lợi để chủ động cấp nước; tiếp tục củng cố, nâng cấp đê bao, bờ bao bảo vệ đô thị, khu dân cư, vùng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản tập trung;

+ Đầu tư công trình điều tiết, nạo vét các trục kênh để chủ động trữ nước đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, cấp nước cho các ngành kinh tế và công trình chuyển nước ngọt ra vùng ven biển.

- Vùng ven biển:

+ Đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi kiểm soát nguồn nước để cấp nước sinh hoạt, chủ động cấp ngọt, mặn phục vụ sản xuất, nuôi trồng thủy sản;

+ Tiếp tục đầu tư các tuyến đê biển kết hợp trồng rừng bảo vệ bờ biển;

+ Sử dụng hợp lý nước dưới đất phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản;

+ Nghiên cứu giải pháp cấp nước ngọt từ sông chính về vùng ven biển;

+ Ứng dụng, chuyển giao công nghệ thu, trữ, xử lý nước tại chỗ phục vụ sinh hoạt trong thời gian hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, công nghệ xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản.

h) Trên các đảo

Tiếp tục đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt, dịch vụ, du lịch, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp sau:

- Đầu tư xây dựng hồ chứa, công trình thủy lợi, công trình kết nối nguồn nước để trữ nước, cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất;

- Nghiên cứu, áp dụng giải pháp thu, trữ, xử lý nước, lọc nước biển, tái sử dụng nước;

- Phát triển và áp dụng công nghệ tưới tiên tiến thích hợp cho diện tích đất trồng trọt trên các đảo;

- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phòng, chống, sạt lở, xói lở đất ven đảo, bảo vệ các khu dân cư, sản xuất; trồng và bảo vệ dải rừng ngập mặn ven đảo.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì xây dựng kế hoạch hành động, chương trình, đề án và tổng hợp các nội dung đề xuất thực hiện Chiến lược từ các Bộ, ngành, địa phương hàng năm, năm năm;

b) Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc thực hiện Chiến lược;

c) Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược và đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung Chiến lược;

d) Rà soát, xây dựng quy hoạch, kế hoạch để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra và bảo đảm phát triển bền vững;

đ) Rà soát, xây dựng, điều chỉnh chương trình an toàn hồ, đập, chống úng, ngập, hạn hán, xâm nhập mặn...;

e) Tổ chức thống kê, xử lý thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về thủy lợi;

g) Rà soát, đánh giá và tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thủy lợi;

h) Xây dựng hệ thống đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thủy lợi;

i) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về lĩnh vực thủy lợi;

k) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Chiến lược; đề xuất kiến nghị, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền; bổ sung, điều chỉnh Chiến lược cho giai đoạn tiếp theo.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ trì, phối hp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Thủy lợi để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chiến lược.

3. Các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao đề xuất, xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án trọng điểm để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các giải pháp nêu trong Chiến lược theo thẩm quyền thuộc địa bàn quản lý;

b) Tổ chức thực hiện việc lồng ghép nội dung phát triển thủy lợi vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

c) Quản lý thực hiện nội dung quy hoạch thủy lợi trong quy hoạch của tỉnh;

d) Xây dựng, tu bổ, nâng cấp và quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi, hồ, đập trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của
Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Viện Kiểm s
át nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, CN, KITH, NC, Công báo;
- Lưu: VT, NN (3) Tuynh
.

KT. THỦ TƯỚNG
P
HÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 về phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.216

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.126.199
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!