Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 407/KH-UBND 2021 phát triển giáo dục đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Kạn

Số hiệu: 407/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Phạm Duy Hưng
Ngày ban hành: 07/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 407/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 07 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ DỰ TOÁN NSNN NĂM 2022 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3 NĂM 2022-2024

Thực hiện Công văn số 2143/BGDĐT-KHTC ngày 25/5/2021 của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo và dự toán NSNN năm 2022 và kế hoạch tài chính 3 năm 2022-2024, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Kạn xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính 3 năm 2022-2024 của tỉnh như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2020 VÀ ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2021

1. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2020

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 4.859,41 km2. Tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện (7 huyện, 01 thành phố) với 108 đơn vị hành chính cấp xã (96 xã, 06 phường và 06 thị trấn).

Tỉnh Bắc Kạn có dân số trên 314.000 người, gồm 7 dân tộc chủ yếu (Tày, Dao, Nùng, Mông, Hoa, Sán Chay, Kinh), trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 86% (dân tộc Tày 52,93%, dân tộc Dao 17,63%, dân tộc Nùng 9,36%, dân tộc Mông 5,95%, dân tộc Hoa 0,36%, dân tộc Sán Chay 0,2%, dân tộc khác 0,2%).

Năm 2020, tình hình kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Bắc Kạn diễn ra trong bối cảnh chịu tác động lớn của thiên tai, dịch bệnh trên gia súc, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống nhân dân. Với sự lãnh đạo của Đảng, sự quyết tâm, thống nhất hành động của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, tỉnh Bắc Kạn vẫn cơ bản kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, đồng thời thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội được chú trọng, tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh được triển khai kịp thời; các lĩnh vực giáo dục, khoa học, tài nguyên môi trường, cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm thực hiện đạt kết quả; quốc phòng - an ninh được giữ vng.

Tổng giá trị gia tăng GRDP năm 2020 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 7.406,5 tỷ đồng, đạt 97,1% kế hoạch; tăng trưởng 3,16% (trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng 3,5%; Khu vực Công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 5,28%; khu vực Dịch vụ tăng trưởng 2,49%; GRDP bình quân đầu người đạt 40,67 triệu đồng, đạt 101,7% kế hoạch, tăng 2,5 triệu đồng so với năm 2019.

Công tác Giáo dục và Đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng hai mặt giáo dục được nâng lên; cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được đầu tư ngày càng hoàn thiện; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 96,34%. Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 96 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm 31,68% tổng số trường học trên địa bàn tỉnh. Mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng; đa dạng loại hình, với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo, phân bố rộng khắp các huyện, thành phố, gắn với địa bàn dân cư, đặc biệt là vùng cao, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2020, ước thực hiện kế hoạch năm 2021

2.1. Đánh giá tóm tắt tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu

- Mạng lưới trường lớp, học sinh: Tổng số 312 trường mầm non, phổ thông và trung tâm (mầm non 114 trường (có 01 trường tư thục), tiểu học 78 trường, TH&THCS 38 trường, THCS 59 trường, THCS&THPT 04 trường, THPT 10 trường, Trung tâm 09); so với năm học 2019 - 2020 giảm 14 trường (mầm non giảm 09 trường, tiểu học giảm 01 trường, tiểu học và trung học cơ sở giảm 06 trường, trung học cơ sở tăng 02 trường). Trong tổng số trường của cả tỉnh, số trường PTDT nội trú, bán trú như sau:

+ Số trường PTDT nội trú có 07 trường (06 trường PTDT nội trú THCS và 01 trường PTDT nội trú THPT).

+ Số trường PTDT bán trú có 23 trường (14 trường PTDTBT THCS, 07 trường tiểu học, 02 trường TH&THCS).

- Tổng số điểm trường lẻ 487 (mầm non 268, tiu học 219); so với năm học 2019-2020 mầm non giảm 22 điểm, tiểu học giảm 03 điểm.

- Về số nhóm/lớp, học sinh: Mầm non 137 nhóm với 2.682 trẻ, mẫu giáo 824 lớp với 17.534 trẻ; tiểu học 1.443 lớp với 30.145 học sinh; THCS 654 lớp với 19.053 học sinh; THPT 202 lớp với 7.439 học sinh; GDTX cấp THPT có 42 lớp với 1.075 học viên

- Tuyển mới đầu cấp học

+ Lớp 1: 6.053 học sinh; lớp 6: 5.344 học sinh; lớp 10 THPT: 2.573 học sinh; GDTX: 407 học sinh.

+ Sinh viên sư phạm toàn tỉnh có 74, trong đó tuyển mới 12 sinh viên cao đng sư phạm mầm non.

- Tỷ lệ huy động

+ Bậc mầm non: nhà trẻ đạt tỷ lệ 27,03% (giảm 2,62% so với cùng kỳ năm học trước), mẫu giáo đạt tỷ lệ 103,83% (tăng 6,11% so với cùng kỳ năm học trước). Riêng trẻ 5 tuổi huy động đạt tỷ lệ 100% (bằng so với cùng kỳ năm học trước).

+ Cấp tiểu học: Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%.

+ Cấp THCS: Tỷ lệ huy động học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 vào lớp 6 đạt 97,03%.

+ Cấp THPT: Tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 đạt 65%.

- Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia của tỉnh Bắc Kạn hết năm 2020 là 96/303 trường, đạt 31,68% (42 trường mầm non, 35 trường tiểu học, 02 trường TH&THCS, 16 trưng THCS, 01 trường THPT).

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2020-2021

2.2.1. Đối với các nhóm nhiệm vụ chủ yếu

a) Rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo

- Kết quả đạt được: Mạng lưới cơ sở giáo dục được sắp xếp hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học; tỷ lệ trẻ, học sinh được tham gia học tại trường chính tăng lên, tỷ lệ trẻ, học sinh học tại các điểm trường giảm đáng kể; số lớp các bậc học giảm, sĩ số học sinh/lớp trung bình theo từng cấp học của cả tỉnh đã nâng lên, nhất là đối với cấp tiu học và THPT. Đồng thời, việc thực hiện xã hội hóa đối với nhóm trẻ dưới 36 tháng tuổi đã góp phần giảm áp lực đối với các cơ sở giáo dục công lập, giải quyết việc làm cho nhiều giáo viên và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Tồn tại, hạn chế: Cũng do thực hiện xã hội hóa đối với trẻ dưới 36 tháng tui nên số trẻ nhà trẻ công lập giảm; tỷ lệ học sinh/lớp ở một số địa phương còn thấp do s học sinh của từng lớp học ít; số điểm trường, số nhóm/lớp ghép còn khá nhiều, đặc biệt ở một số địa phương có địa bàn rộng, dân cư thưa, địa hình không thuận lợi; do thiếu kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, nhiều trường thiếu quỹ đất, thiếu các công trình phụ trợ phục vụ cho công tác bán trú nên việc huy động học sinh từ các điểm trường ra trường chính còn gặp khó khăn; nhiều trường sau khi sáp nhập không đủ cơ sở vật chất tại một địa điểm nên vẫn tổ chức dạy học tại hai địa điểm dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý.

b) Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp

- Kết quả đạt được

+ Tổng số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập đối với GD&ĐT được UBND tỉnh giao năm 2020 là 7.040, trong đó CBQL 728, giáo viên 5.558, nhân viên 661 và 93 hợp đồng 68. Số biên chế có mặt là 6.651, trong đó có 92 hợp đồng 68.

+ Tiếp tục chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện nghiêm túc Quyết định số 670/QĐ-UBND ngày 03/5/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cơ sở GDPT thực hiện chương trình, SGK GDPT; hướng dẫn các đơn vị lựa chọn, phê duyệt danh sách CBQL, giáo viên phổ thông cốt cán; phối hợp với Trường ĐHSP - ĐHTN tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về Chương trình GDPT 2018 theo đúng chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Đến nay, 100% CBQL, giáo viên bậc mầm non đã hoàn thành việc BDTX chương trình 01; 100% CBQL, giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông đã tham gia bồi dưỡng Mô đun 1, 2 theo đúng kế hoạch của Bộ GD&ĐT.

+ Xây dựng lộ trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 đúng quy định; rà soát, tổng hợp và có phương án đối với các trường hợp chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020 của Bộ GD&ĐT quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiu học, trung học cơ sở; chỉ đạo thực hiện rà soát và xác định nhu cầu tuyển dụng giáo viên để đăng ký nhu cầu đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ.

+ T chức khảo sát lại năng lực chuyên môn giáo viên phổ thông năm 2020, đồng thời thực hiện khảo sát chuyên môn giáo viên xét điều động đến công tác tại Trường THPT Chuyên Bắc Kạn.

- Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân: Tỉnh Bắc Kạn gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí đội ngũ đ đảm bảo nhiệm vụ dạy và học theo Chương trình GDPT 2018, đặc biệt là thiếu và khó tuyển giáo viên các môn Tin học, Tiếng Anh, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật); nguyên nhân do hàng năm không được giao đủ số biên chế theo định mức, đồng thời việc tuyển dụng cũng gặp những khó khăn nhất định, bên cạnh đó hàng năm vẫn phải thực hiện việc tinh giản biên chế theo quy định.

c) Công tác phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông

* Giáo dục Mầm non

- Kết quả đạt được

+ Các cơ sở GDMN thực hiện nghiêm túc Chương trình GDMN phù hợp với từng độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tiễn của địa phương; hỗ trợ CBQL, giáo viên thực hiện phát triển chương trình GDMN, đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng “ly trẻ làm trung tâm”; triển khai thực hiện tt giai đoạn 2 Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mm non và học sinh tiu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”; chú trọng tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, thực hiện có hiệu quả công tác chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vào lớp 1.

+ Kết quả cụ thể: Số trường và số trẻ mầm non học 2 buổi/ngày là 114/114 trường, với 21.112/21.112 trẻ, đạt 100%; trẻ đến trường được đảm bảo an toàn về mọi mặt đạt 100%; tỷ lệ trẻ được khám sức khỏe định kỳ và theo dõi sự tăng trưởng bằng biểu đồ đạt 100%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 5,02% (giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước); tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 6,26% (giảm 2,81 % so với cùng kỳ năm trước); tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì chiếm 0,29% (tăng 0,12% so với cùng kỳ năm trước); số trẻ được ăn bán trú tại trường có 20.022/21.112 trẻ, đạt 94,84% (tăng 3,75% so với cùng kỳ năm trước).

- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Còn nhiều trường mầm non chưa đủ CBQL, chưa đảm bảo tỷ lệ giáo viên trên lớp theo quy định; đời sống giáo viên, nhân viên hợp đồng ngoài biên chế còn nhiều khó khăn; tại một số xã vùng đặc biệt khó khăn, điều kiện nuôi dưỡng trẻ còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Nguyên nhân do các địa phương chưa kịp thời kiện toàn CBQL và bố trí đủ giáo viên theo định mức; điều kiện kinh tế của tỉnh, nhất là ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ giáo viên, nhân viên hợp đồng ngoài biên chế, giáo viên hợp đồng tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

* Giáo dục ph thông

- Kết quả đạt được

+ Công tác tuyển sinh năm học 2020-2021 được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện đảm bảo kế hoạch. Việc duy trì sĩ số được chú trọng thực hiện, áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ để giúp đỡ HS trong học tập và giáo dục HS thêm yêu trường, yêu lớp, từ đó giảm tỷ lệ HS bỏ học.

+ Đẩy mạnh việc triển khai chương trình, SGK GDPT 2018, tỉnh đã chỉ đạo ngành GD&ĐT chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ CBQL, GV, lựa chọn SGK lớp 1, biên soạn tài liệu Giáo dục địa phương, công tác tập huấn, bồi dưỡng CBQL, GV, công tác truyền thông... để triển khai Chương trình GDPT 2018 nói chung, Chương trình, SGK lớp 1 nói riêng từ năm học 2020-2021. Sau một năm học triển khai thực hiện chương trình, SGK lớp 1, nhìn chung việc tổ chức dạy và học lớp 1 theo chương trình mới trong các nhà trường đáp ứng yêu cầu; GV đã cơ bản bắt nhịp với việc đổi mới chương trình, SGK, phương pháp và kỹ thuật dạy học, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm và những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tiếp theo; việc học của HS lớp 1 đã đi vào nề nếp, phần lớn đã tích cực, chủ động tham gia các giờ học/hoạt động giáo dục. Công tác chuẩn bị các điều kiện để thực hiện đối với các lớp tiếp theo được tích cực thực hiện.

+ Về dạy học hai buổi/ngày: Căn cứ Kế hoạch dạy học hai buổi/ngày (theo Quyết định số 125/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của UBND tỉnh), 100% cơ sở giáo dục tiểu học đã chủ động lập kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày phù hợp với tình hình thực tế; sắp xếp, bố trí thời khóa biểu hợp lý để dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết; các tiết học chủ yếu thực hiện dạy học các môn bt buộc theo Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 và Chương trình GDPT hiện hành đối với các lớp 2, 3, 4, 5[1].

+ Triển khai thực hiện các Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”, Đề án hỗ trợ HS, sinh viên khởi nghiệp; đa dạng hóa các loại hình tư vấn hướng nghiệp: có 14/14 trường THPT tổ chức dạy nghề phổ thông cho 100% HS lớp 11; các trung tâm GDNN-GDTX, trung tâm GDTX-GDHN tỉnh tổ chức dạy nghề phổ thông cho 337 HV lớp 11. Năm học 2020-2021, tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS tham gia học lớp 10 THPT là 65% (còn lại tham gia học GDTX, GDTX kết hợp với học nghề...), đáp ứng lộ trình phân luồng HS sau THCS vào học THPT.

+ Hệ thống trường PTDTNT được duy trì, tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dạy; các trường PTDTBT hoạt động tương đối hiệu quả, tổ chức cho HS bán trú ăn, ở nội trú trong trường; tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HS, đặc biệt là HS dân tộc thiểu số thiết thực, phù hợp thực tế.

+ Công tác giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và HS khuyết tật tiếp tục được quan tâm thực hiện. Năm học 2020-2021, Trung tâm GDTEKT tỉnh có 10 lớp với 72 HS, trong đó số lớp can thiệp sớm, can thiệp cá nhân ở bậc Mầm non 04 lớp với 20 HS; Tiểu học 06 lớp với 52 HS (khiếm thính, khuyết tật trí tuệ, vận động); công tác duy trì sĩ số đạt 100%.

- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

+ Chất lượng giáo dục tiểu học ở một số địa phương, nhà trường còn chậm chuyển biến. Nguyên nhân do thiếu biên chế GV các môn nên ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện dạy học 2 buổi/ngày; thời lượng dành cho việc ôn luyện thêm cho HS ít; một số ít CBQL còn chậm đổi mới, chưa thực sự sâu sát với hoạt động dạy và học; một số ít GV chưa thực sự bắt nhịp được với sự đổi mới, việc tự học, tự bồi dưỡng còn hạn chế.

+ Tỷ lệ HS học yếu, kém cấp THCS, THPT còn khá cao. Nguyên nhân do việc thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá ở một số GV còn chậm; một số GV chưa tích cực tự nghiên cứu bi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; một số HS chưa có ý thức trong học tập.

+ Việc sắp xếp thời gian, bố trí GV tham gia các lớp bồi dưỡng theo cụm trường, cụm huyện, cụm tỉnh gặp khó khăn. Nguyên nhân do các cơ sở giáo dục trên địa bàn có quy mô nhỏ, số lớp ít, GV ít, GV tham gia bồi dưỡng HS khối THCS, THPT của một số đơn vị phải nghỉ học; một số GV chưa đầu tư thời gian t bi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin đ tự bồi dưỡng.

+ Các nguồn lực đầu tư để chuẩn bị cho triển khai Chương trình GDPT 2018 (hỗ trợ tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ; đầu tư cải tạo, bổ sung cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học,...) còn hạn chế.

* Đối với Giáo dục thường xuyên

- Kết quả đạt được

+ Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng xã hội học tập từ cơ sở: Hưởng ứng phong trào học tập suốt đời, nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã tích cực tham gia xây dựng các mô hình học tập. Trên toàn tỉnh, số gia đình đạt danh hiệu “Gia đình học tập” là 63.979 gia đình (chiếm 80,0% tổng số gia đình); số dòng họ đạt danh hiệu “Dòng họ học tập” là 33 dòng họ (chiếm 61,0% tổng số dòng họ); số thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập” là 1.158 (chiếm 88,4% tổng số thôn, bản, tổ dân phố); số cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị học tập” (thuộc cấp xã quản lý) là 397 cơ quan, đơn vị (chiếm 91,3%).

+ Nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ). Các TTHTCĐ thực hiện kiện toàn Ban Giám đốc đảm bảo kịp thời, đúng, đủ thành phần theo quy định. Trong năm học, các trung tâm đã thực hiện được 501 chuyên đề, với 991 lớp và 47.273 HV tham gia.

+ Phổ cập Giáo dục Mầm non trẻ 5 tuổi (PCGDMNTNT): Toàn tỉnh có 108/108 xã, phường, thị trấn và 08/08 huyện, thành phố duy trì đạt chuẩn PCGDMNTNT; tỉnh tiếp tục duy trì đạt chuẩn PCGDMNTNT.

+ PCGD Tiểu học: 108/108 xã, phường, thị trấn và 08/08 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3; tỉnh đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3.

+ PCGD THCS: 108/108 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1 trở lên (13 xã đạt mức độ 1, 39 xã đạt mức độ 2, 56 xã đạt mức độ 3); 8/8 đơn vị huyện/thành phố duy trì đạt chuẩn PCGD THCS (2 huyện đạt mức độ 1; 5 huyện đạt mức độ 2 và 1 huyện đạt mức độ 3); tỉnh duy trì đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1.

+ Công tác XMC: 108/108 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn XMC mức độ 1 trở lên (trong đó đạt chuẩn XMC mức độ 2 là 97 xã); 05 huyện đạt chuẩn XMC mức độ 1, 03 huyện, thành phố đạt chuẩn XMC mức độ 2; tỉnh duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.

- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

+ Chất lượng giáo dục đối với hệ GDTX cấp THPT còn thấp, do một số HV chưa cố gắng trong học tập, rèn luyện. Việc huy động các đối tượng trong độ tui ra học các lớp xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và GDTX cấp THCS ở một số địa phương còn hạn chế do địa bàn rộng, dân cư sống không tập trung, giao thông đi lại khó khăn.

+ Cơ sở vật chất của một số trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện đã cơ bản được xây dựng nhưng còn thiếu trang thiết bị dạy học. Việc chỉ đạo các TTHTCĐ m rộng địa bàn hoạt động theo hướng đưa các lớp, các hoạt động của TTHTCĐ về thôn, bản đã thực hiện nhưng còn gặp khó khăn do kinh phí, cơ sở vật chất còn thiếu.

+ Việc đổi mới phương pháp dạy học ở một số GV chưa thể hiện rõ nét, công tác tự bồi dưỡng còn hạn chế. Còn có trung tâm GDNN-GDTX thiếu CBQL, nhiều trung tâm chưa đủ GV các bộ môn, phải thực hiện hợp đồng, thỉnh giảng. Do số lượng GV còn thiếu, không đồng bộ về chuyên môn nên việc tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm sau giảng dạy của CB, GV chưa thực sự có hiệu quả.

d) Nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học ngoại ngữ

- Kết quả đạt được

+ Tiếp tục bố trí, sắp xếp đội ngũ, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phương pháp giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm cho GV; tích cực chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất đ triển khai Chương trình môn tiếng Anh tự chọn ở lớp 1; triển khai thực hiện nội dung làm quen tiếng Anh lớp 2 hiện hành theo quy định, trin khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh đoạn 2017-2025. Tăng cường môi trường sử dụng tiếng Anh cho GV và HS; tạo các sân chơi, giao lưu tiếng Anh; khuyến khích đọc sách, truyện tiếng Anh; phát động phong trào GV các môn học khác tham gia cùng học tiếng Anh với HS...

+ Việc tổ chức dạy học tiếng Anh trong các trường phổ thông: Cấp Tiểu học có 110/116 trường tổ chức dạy học tiếng Anh với 15.644 học sinh lớp 3, 4, 5 đạt 86,98% (tiếng Anh tự chọn có 4.744 HS đạt 26,38%, tiếng Anh theo chương trình 10 năm có 10.900 HS, đạt 60,60%); cấp THCS có 77/111 trường (tăng 15 trường) với 244 lớp (tăng 109 lớp), 7.721 HS (tăng 3.596 HS); cấp THPT có 9/14 trường (tăng 02 trường) với 51 lớp (tăng 15 lớp), 1.809 HS (tăng 553 HS).

- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Quy mô, chất lượng giáo dục môn Tiếng Anh còn nhiều khó khăn, hạn chế; nhiều trường tiểu học chưa tổ chức được dạy học tự chọn tiếng Anh đối với lớp 1, 2; dạy học tiếng Anh theo Đề án đối với lớp 3,4,5 chưa thực hiện đủ 04 tiết/tuần; chưa tổ chức được hoạt động dạy học/hoạt động chuyên đề đối với môn tin học. Nguyên nhân chủ yếu do khó khăn về sở vật chất, trang thiết bị giáo dục và đặc biệt là thiếu giáo viên.

e) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục

- Kết quả đạt được

+ Thực hiện gửi, nhận 100% văn bản điện tử với các cơ quan của tỉnh, các huyện/thành phố và các phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục có tài khoản TD-Office. Ngoài ra thực hiện duy trì có hiệu quả hệ thống thư điện tử và hệ thống cổng thông tin của ngành trong việc trao đổi các văn bản, đăng tải tin tức và công tác công khai.

+ 100% các trường học được kết nối Internet đường truyền cáp quang tốc độ cao và có hệ thống mạng không dây wifi đáp ứng cơ bản các hoạt động của nhà trường. Nhiều trường đã quan tâm đầu tư máy chiếu, tivi, máy tính cho các lớp học để phục vụ các ứng dụng CNTT trong dạy học.

+ Tăng cường sử dụng trang “Trường học kết nối” của Bộ GD&ĐT phục vụ trao đổi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường; thực hiện tập huấn, trao đổi công tác chuyên môn.

+ Tiếp tục hoàn thiện việc số hóa các dữ liệu của ngành và triển khai các ứng dụng trực tuyến hỗ trợ công tác quản lý cũng như công tác dạy và học, như: Quản lý hồ sơ, sổ sách điện tử; quản lý hồ sơ GV và HS; quản lý kết quả học tập, quản lý thư viện điện tử; lịch công tác điện tử; ứng dụng s liên lạc điện tử...

+ Triển khai hệ thống tuyển sinh trực tuyến các lớp đầu cấp cho các cấp học từ mầm non đến phổ thông, từng bước giúp phụ huynh HS làm quen và nộp hồ sơ trực tuyến, giảm bớt các thủ tục hành chính và hồ sơ giấy.

+ Duy trì hệ thống họp trực tuyến VNPT-Metting giữa Sở GD&ĐT với các phòng GD&ĐT, các trường THPT, PTDT nội trú.

+ Hoàn thiện việc cập nhập dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành của Bộ GD&ĐT về trường, lớp, HS, CB, GV đảm bảo chính xác.

- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Khả năng ứng dụng CNTT của một số CBQL và GV còn hạn chế, chưa nhận thức đúng hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý cũng như dạy và học. Nhiều đơn vị chưa quan tâm đầu tư các phần mềm bản quyn hỗ trợ trong công tác quản lý, công tác dạy học nên chưa thực sự đáp ứng tốt các yêu cầu công việc. Công tác truyền thông đến người dân hiệu quả chưa cao nên còn hạn chế trong việc khai thác các ng dụng trực tuyến của ngành.

Nguyên nhân: Lãnh đạo một số đơn vị chưa thc sự quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong công việc, việc xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ CNTT còn chung chung không có kế hoạch và lộ trình cụ thể. Nguồn kinh phí thực hiện còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn kinh phí chi thường xuyên được cân đối hàng năm cho GD&ĐT; chưa có kinh phí dành riêng cho hoạt động ứng dụng CNTT. Vẫn còn tư tưởng ngại đổi mới dẫn đến công tác triển khai một số ứng dụng CNTT trong ngành hiệu quả chưa cao.

f) Đẩy mạnh giao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục

- Kết quả đạt được

+ Đẩy mạnh thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở giáo dục theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập: Hiện nay 100% các cơ sở giáo dục đã được giao quyền tự chủ về tài chính.

+ Việc giao quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và biên chế: Các cơ sở giáo dục chưa được giao quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và biên chế, tuy nhiên các đơn vị đã chủ động trong việc sử dụng biên chế, tài sản và kinh phí nhà nước một cách hợp lý, tăng cường khai thác nguồn thu, tiết kiệm chi đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Việc thực hiện các quy định về công khai, đảm bảo dân chủ trong trường học: Tiếp tục triển khai thực hiện công khai trong các cơ sở giáo dục theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở GD&ĐT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; thực hiện công khai ngân sách theo đúng nội dung, biu mẫu và thời gian quy định tại Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 và Thông tư số 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính. Phát huy có hiệu quả các hoạt động giám sát xã hội đối với chất lượng, hiệu quả GD&ĐT của các cơ sở giáo dục.

+ Thực hiện thu, sử dụng các khoản thu trong các cơ sở giáo dục theo đúng quy định của nhà nước và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đồng thời UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục công lập.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, trong đó ngành giáo dục tiến hành thanh tra hành chính được 03 đơn vị trực thuộc (Trường THPT Phủ Thông, THPT Bình Trung, THPT Chợ Mới); thanh tra chuyên ngành được 01 đơn vị trực thuộc và 01 đơn vị Phòng GD&ĐT (Trường THPT Bắc Kạn và Phòng GD&ĐT thành phố Bắc Kạn với 06 đơn vị trực thuộc Phòng GD&ĐT). Có 16/16 đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT đã xây dựng Kế hoạch và thực hiện kiểm tra nội bộ trường học; 08/08 phòng GD&ĐT đã xây dựng Kế hoạch kiểm tra năm học và đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trưng học.

+ Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện đúng theo quy định; số đơn thư, thông tin phản ánh đã nhận 03, đã xử lý 03, không có đơn thư tồn đọng.

+ Công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh, thực hiện tổ chức dạy học tích hp nội dung phòng, chống tham nhũng trong môn Giáo dục công dân theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Trong năm đã tổ chức 03 cuộc thanh tra chuyên đề về phòng, chống tham nhũng tại các trường THPT và chưa phát hiện các hành vi, vụ việc vi phạm.

- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

+ Về thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính một số đơn vị chưa tiết kiệm được chi phí thường xuyên để tăng thu nhập cho người lao động do có nhiều nhiệm vụ phát sinh sử dụng kinh phí thường xuyên để thực hiện việc sửa chữa thường xuyên, duy tu, cải tạo cơ sở vật chất xuống cấp và năm 2020 là năm bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình SGK GDPT 2018 đối với lớp 1, các đơn vị chi công tác phí đi tập huấn rất nhiều. Nguồn thu học phí giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đầu năm 2020 các trường phải nghỉ học đ phòng chng dịch; số tháng hưởng chế độ chính sách của HS không đủ 09 tháng/năm học. Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính về cắt giảm chi thường xuyên những tháng cuối năm 2020 nên khó khăn về kinh phí hoạt động.

+ Việc thực hiện công khai ở một số đơn vị chưa kịp thời, chưa công khai đầy đủ, kịp thời trên website của đơn vị.

g) Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo

Tiếp tục triển khai đầy đủ các dự án, chương trình hợp tác quốc tế về GD&ĐT, giáo dục nước ngoài; vận dụng có chọn lọc, sáng tạo kinh nghiệm của các mô hình giáo dục tiên tiến; khuyến khích việc học tập và nghiên cứu nước ngoài bng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước. Quản lý chặt chẽ, tăng cường thanh tra, kiểm tra các trung tâm tư vấn du học. Đến nay, tỉnh chưa có tổ chức, cá nhân nước ngoài nào đến khảo sát hoặc xúc tiến việc hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh.

h) Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo

- Kết quả đạt được: UBND tỉnh đã bố trí nguồn kinh phí thuộc các chương trình mục tiêu và nguồn kinh phí cân đối cho địa phương đ đầu tư xây dựng sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường, điểm trường cải tạo, sửa chữa các phòng học và các phòng chức năng phục vụ dạy và học cũng như phục vụ ăn, cho học sinh nội trú, bán trú.

+ Thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020: Năm 2020 đã mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu cho 36 trường, 1.106 bộ máy tính và bàn ghế máy tính cho 35 trường, 4.048 bộ bàn ghế học sinh cho 27 trường với số kinh phí 30.656 triệu đồng; sửa chữa nhà nội trú, nhà ăn, nhà bếp cho 01 trường, kinh phí 2.900 triệu đồng.

+ Triển khai thực hiện Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh nước sạch nông thôn dựa trên kết quả: Năm 2020 đã thi công sửa chữa, xây mới nhà vệ sinh 28 công trình ở 24 trường số tiền 5.095 triệu đồng.

+ Trong năm 2020 thực hiện sửa chữa nhà hiệu bộ, phòng học, phòng bảo vệ và các công trình thiết yếu khác tại 06 trường trực thuộc Sở GD&ĐT với kinh phí là 4.209 triệu đồng; tại các cơ sở giáo dục thuộc UBND các huyện, thành ph đã được đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tạo, sửa chữa các phòng học, và các phòng chức năng, cụ thể: Mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu mầm non 184 bộ, thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 là 167 bộ, đồ chơi ngoài trời 119 bộ, máy tính 766 bộ, bàn học sinh 4.743 chiếc, ghế học sinh 8.001 chiếc, máy chiếu 192 chiếc, đầu đĩa 23 chiếc, ti vi 257 chiếc. Số phòng học được xây dựng mới 129, số phòng học được sửa chữa cải tạo 192, số phòng học bộ môn được xây dựng mới và cải tạo phòng học thành phòng học bộ môn 274 phòng...

+ Tục quan tâm thực hiện công tác xã hội hóa, huy động được các nguồn lực hỗ trợ các nhà trường. Tổng số tiền huy động hỗ trợ cho các đơn vị là trên 2,7 tỷ đồng; 180 xe đạp, 35.345 sách v, 9.280 quần/áo, 57 bộ đồ chơi trẻ em và các hiện vật khác.

- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

+ Việc đầu tư cho giáo dục đã được UBND tỉnh, ngành GD&ĐT và các đơn vị quan tâm, tuy nhiên tỷ lệ phòng học chưa được kiên cố còn cao, nhất là mầm non, tiểu học; nhiều nơi còn thiếu nhà ở công vụ cho giáo viên, phòng học, trang thiết bị dạy học và các công trình phụ trợ khác. Nguyên nhân do nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện Chương trình GDPT 2018 và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn hạn chế; công tác xã hội hóa hiệu quả chưa cao, cùng với đó điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh còn gặp khó khăn, ngân sách hạn hẹp.

+ Lãnh đạo một số đơn vị chưa thật sự quan tâm đến hoạt động tự đánh giá trong công tác kim định chất lượng giáo dục, chưa chủ động xây dựng dự toán kinh phí chi cho công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

i) Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

- Kết quả đạt được

+ Tổ chức thi chọn HS giỏi THCS, THPT cấp tỉnh năm học 2020-2021 an toàn, nghiêm túc, đúng quy định; kết quả cấp THCS đạt 284 giải (9 giải Nhất, 38 giải Nhì, 94 giải Ba, 143 giải KK); cấp THPT đạt 264 giải (8 giải Nhất, 46 giải Nhì, 79 giải Ba và 131 giải KK).

+ Thi chọn HS giỏi quốc gia năm học 2020-2021 (phòng máy thi Tiếng Anh): Dự thi 07 môn (Toán, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh) với 32 HS dự thi; kết quả đạt 04 giải (01 giải Ba và 01 giải Khuyến khích thuộc môn Ngữ văn; 01 giải Ba và 01 giải Khuyến khích thuộc môn Địa lý).

- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân: Kết quả thi HS giỏi THPT cấp quốc gia chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu do kinh nghiệm trong việc ôn luyện còn hạn chế, việc xây dựng và bồi dưỡng nguồn HS giỏi ở các trường còn gặp nhiều khó khăn.

2.2.2. Đối với các nhóm giải pháp cơ bản

a) Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo

- Kết quả đạt được

+ Tăng cường chỉ đạo ngành giáo dục tổ chức triển khai thực hiện CCHC nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là cải cách tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ hành chính công lĩnh vực giáo dục; tạo sự chuyển biến về nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng phục vụ, tính sáng tạo trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

+ Thực hiện tốt công tác công bố, công khai TTHC theo đúng quy định, làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện TTHC và phòng ngừa, hạn chế tham nhũng, tiêu cực, đồng thời nâng cao trách nhiệm giải trình và đảm bảo quyền giám sát của cá nhân, tổ chức theo quy định; tiếp nhận và xử lý triệt đ các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC; giải quyết TTHC đảm bảo minh bạch, khách quan, kịp thời, chính xác.

- Tồn tại, hạn chế: Tỷ lệ hồ sơ TTHC tiếp nhận và chuyển trả qua dịch vụ Bưu chính công ích đạt thấp. Sở GD&ĐT chưa kịp thời tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định danh mục TTHC được sửa đổi, bổ sung; bị bãi bỏ thuộc phạm vi quản lý và giải quyết của ngành.

b) Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp

- Kết quả đạt được

+ UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GD&ĐT và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo thẩm quyền và hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch theo quy định; rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo nhiệm kỳ đối với các chức danh do Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy quản lý theo hướng dẫn của Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy; hướng dẫn các cơ sở giáo dục quản lý rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh, đạo quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ.

+ Các cấp quản lý từ cấp sở, phòng đến các nhà trường nhận thức rõ yêu cầu đổi mới công tác quản lý, nâng cao trách nhiệm của các cấp quản lý, trách nhiệm của người đứng đầu; triển khai thực hiện nhiu giải pháp quản lý đ nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. Tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp đ làm cơ sở cho việc sp xếp, b trí lại đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chuẩn về trình độ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, đảm bảo nguồn giới thiệu; chọn cử, đng ý cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bi dưỡng nâng cao trình đ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị nhằm đảm bảo tốt yêu cầu về đội ngũ nhà giáo nhất là CBQL trong giai đoạn hiện nay.

- Tồn tại, hạn chế: Một số cán bộ quản lý giáo dục các cấp còn thiếu chủ động trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra từ cơ sở do kiến thức và kĩ năng quản lý giáo dục còn có hạn chế; trình độ và năng lực điều hành quản lý còn bất cập, tính chuyên nghiệp chưa cao, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân.

c) Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo

- Kết quả đạt được

+ Nhận thức của nhân dân về việc huy động các nguồn lực và vai trò của xã hội hóa trong giáo dục đã có những chuyển biến tích cực; đã hình thành phong trào học tập sôi nổi của cán bộ, nhân dân, học sinh với phương thức học tập phong phú hơn, không chỉ học văn hóa, ngoại ngữ, tin học mà còn học tập về kinh nghiệm sản xuất thực tiễn,... góp phần xây dựng xã hội học tập và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của địa phương.

+ Hệ thống cơ sở vật chất của các trường học ngày càng được hoàn thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Chất lượng công tác huy động học sinh ra lớp ở các cấp học được nâng cao và duy trì ổn định. Công tác PCGD, XMC tiếp tục được duy trì và củng cố vững chắc.

+ Các địa phương trong tỉnh đã quan tâm công tác quy hoạch, dành quỹ đất đ xây dựng trường học nên phần lớn các trường có khuôn viên đảm bảo hoạt động dạy và học; huy động được nhiều nguồn lực từ xã hội, các tổ chức cá nhân đầu tư cho sự nghiệp giáo dục.

- Tồn tại, hạn chế

+ Việc thu hút nguồn lực đầu tư để phát triển xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, đào tạo còn chậm, chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế. Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh miền núi, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội còn rất nhiều khó khăn; thu nhập của người dân còn thấp; nhu cầu học tập theo hình thức xã hội hóa còn ít nên khó huy động được học sinh.

+ Công tác xây dựng trường lớp đã được tập trung đầu tư, nhưng chưa đủ điều kiện cho việc tổ chức học 2 buổi/ngày. Cơ sở vật chất, diện tích khuôn viên, đồ dùng thiết bị, phương tiện dạy học, sân chơi, bãi tập ở một số trường chưa đáp ng được yêu cầu, tỷ lệ phòng học bán kiên cố còn cao.

d) Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục

- Kết quả đạt được

+ Tiếp tục chỉ đạo, triển khai việc thực hiện đổi mới các hình thức thi, kiểm tra đánh giá theo đúng Nghị quyết số 29-NQ/TW và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, kết hợp có hiệu quả giữa các hình thức kiểm tra lý thuyết và thực hành theo hướng ra đề mở, kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết vn đề, đảm bảo đánh giá đúng năng lực người học, phù hợp với nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng. Công tác tổ chức các kỳ thi, cấp phát văn bằng, chứng chỉ được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo theo quy định.

+ Triển khai phần mềm hỗ trợ Kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường chuẩn quốc gia trên hệ thống vnEdu. Tiến hành kiểm tra, hỗ trợ công tác t đánh giá và xây dựng trường chuẩn quốc gia cho 10 trường; thực hiện đánh giá ngoài 10 trường, kết quả có 10/10 trường đạt chun quốc gia mc độ 1.

- Tồn tại, hạn chế: Một số cán bộ quản lý chưa mạnh dạn thực hiện các giải pháp đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp giáo dục của cấp học; chưa tự tin trong quá trình triển khai thực hiện những chủ trương đổi mới của ngành, chưa tạo động cơ, khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo của giáo viên.

e) Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo

- Kết quả đạt được

+ Trong năm học, ngành giáo dục tiếp tục cung cấp thông tin cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Bắc Kạn, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn để thông tin rộng rãi về tình hình giáo dục của tỉnh, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, những đổi mới của ngành, chế độ chính sách đối với nhà giáo và học sinh, các phong trào thi đua, gương người tốt, việc tốt; tăng cường tuyên truyền về Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh cao đng, đại học, tuyn sinh vào các lớp đầu cấp, về kết quả công tác ph cập giáo dục, xóa mù chữ, về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia,...

+ Cổng thông tin của ngành giáo dục và đào tạo (backan.edu.vn) luôn cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh Bắc Kạn; tình hình hoạt động của ngành và các đơn vị trực thuộc; cung cấp các dịch vụ hành chính công thuộc phạm vi trách nhiệm của Sở GD&ĐT theo quy định của pháp luật.

- Tồn tại, hạn chế: Công tác tuyên truyền cho phụ huynh học sinh, nhất là phụ huynh học sinh có con vào lớp 1 năm học 2020 - 2021 biết về chương trình GDPT 2018, những điểm mới của chương trình để có tâm thế chủ động cho con bước vào năm học mới và tuyên truyền, quán triệt sâu rộng đến cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn xã hội về đổi mới chương trình GDPT để tạo đồng thuận và ủng hộ của các lực lượng xã hội chưa được thường xuyên.

2.2.3. Kết quả thực hiện các chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương đối với học sinh, sinh viên; chính sách đối với giáo viên

UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương, các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện kịp thời các chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương đối với học sinh, sinh viên, giáo viên theo đúng quy định, kết quả cụ thể:

- Thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ hỗ trợ miễn giảm học phí, chi phí học tập cho học sinh sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo: 48.202 học sinh (trong đó số được miễn 13.326 học sinh; s được giảm 14.059 học sinh; số được hỗ trợ chi phí học tập 20.817 học sinh), với kinh phí thực hiện 24.8410 triệu đồng.

- Thực hiện Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật giáo dục: 2.233 học sinh, với số kinh phí thực hiện hỗ trợ 2.319 triệu đồng.

- Thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non: 10.612 học sinh, với số kinh phí thực hiện hỗ trợ 16.805 triệu đồng.

- Thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ hỗ trợ cho học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn: 17.673 học sinh, với số kinh phí thực hiện hỗ trợ 319.693 triệu đồng.

- Thực hiện Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học: 287 học sinh, với số kinh phí thực hiện hỗ trợ 4.888 triệu đồng.

- Thực hiện Nghị định số 141/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số: Tỉnh Bắc Kạn không có học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số học chế độ cử tuyn.

- Thực hiện Nghị Quyết 54/2016/NQ-HĐND ngày 06/11/2016 của HĐND tỉnh Bắc Kạn về việc quy định cụ thể một số nội dung Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ và một số chính sách hỗ trợ của địa phương đối với trường phổ thông có học sinh bán trú trên địa bàn tỉnh: Có 9/21 đơn vị (08 phòng GD&ĐT và trường THPT Yên Hân) tổ chức nấu ăn cho học sinh với tổng số kinh phí thực hiện 4.966 triệu đồng.

3. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, ước thực hiện năm 2021

3.1. Đánh giá thực hiện dự toán thu phí lệ phí, thu sự nghiệp

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đầu năm 2020 các trường phải nghỉ học đ phòng chống dịch vì vậy số thu học phí, thu sự nghiệp của tỉnh giảm. Trên cơ sở số thu thực tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện trích 40% số thu đ thực hiện nguồn cải cách tiền lương theo quy định hiện hành.

(S liệu thu học phí và thu khác chi tiết theo biu 03 gửi kèm)

3.2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách giáo dục và đào tạo tại địa phương

Công tác điều hành và phân bổ dự toán ngân sách về lĩnh vực giáo dục và đào tạo cho các đơn vị, địa phương cơ bản đáp ứng được các nhiệm vụ và kế hoạch đề ra. Quá trình phân b ngân sách được thực hiện đảm bảo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị quyết số 49/2016/NQ-HĐND ngày 06/11/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo; chỉ đạo các đơn vị quản lý chi NSNN theo đúng chế độ quy định, trong phạm vi dự toán được giao, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; rà soát các chế độ, chính sách an sinh xã hội, nhất là các khoản chi cho con người để đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng thời gian theo quy định. Cụ thể:

- Năm 2020, tổng chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo là 1.478.338 triệu đồng, đạt 95,07% dự toán giao. Ước thực hiện năm 2021 là 1.548.639 triệu đồng, giảm 6.238 triệu đồng so với dự toán năm 2020, tăng 70.301 triệu đồng so với số thực hiện năm 2020. Trong đó:

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Nguồn vốn

Năm 2020

Năm 2021

So sánh năm 2021 với năm 2020

Số tuyệt đối

Tỷ lệ %

 

Tổng cộng

1.478.338

1.548.639

70.301

106,6%

I

Chi đầu tư

190.493

250.000

59.507

 

II

Chi thường xuyên

1.287.845

1.298.639

10.794

 

1

Chi lương và phụ cấp

926.876

935.389

 

 

2

Chi cho hoạt động chuyên môn

39.919

55.207

 

 

3

Chi hỗ trợ chính sách,

195.916

200.792

 

 

4

Chi thường xuyên khác

125.134

107.251

 

 

3.3. Đánh giá thực hiện chi ngân sách thường xuyên cho GDĐT

3.3.1. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục - đào tạo về số đối tượng thụ hưởng và kinh phí chi trả

Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo đã góp phần từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhà giáo; các chế độ chính sách đối với học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định. Các chính sách hỗ trợ trong giáo dục như miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho con hộ nghèo, hộ chính sách, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mầm non, hỗ trợ tiền ăn, tiền ở, hỗ trợ gạo cho học sinh bán trú, học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn... đã góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ huy động trẻ em đến trường theo độ tuổi, nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường, đặc biệt là ở nhng vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

3.3.2. Kết quả thực hiện các chương trình, dự án năm 2020, giai đoạn 2016-2020

- Chương trình kiên cố hóa trường lớp học mầm non, tiu học đã từng bước đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất trường, lớp học cho bậc học mầm non, tiu học. Kết quả giai đoạn 2016-2020 xây được 158 phòng học (Mầm non 107 phòng, Tiu học 51 phòng).

- Chương trình mục tiêu Giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020 được triển khai tại tỉnh Bắc Kạn đã đem lại hiệu quả thiết thực cho các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường công lập có học sinh bán trú. Các trường được bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu, đồ dùng nhà ăn nhà bếp khu nội trú và được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, m rộng cơ sở vật chất nhà ăn, nhà bếp khu ở nội trú của học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho học tập sinh hoạt của học sinh tỉnh miền núi: Sửa chữa, nâng cấp nhà ở, nhà ăn, nhà bếp cho 23 trường; sửa chữa, cải tạo khu nội trú cho 20 trường; bổ sung thiết bị dạy học tối thiu, bàn ghế cho 36 trường (trong đó có 8 trường bán trú); bổ sung trang thiết bị đồ dùng khu nội trú cho 36 trường (trong đó trường 10 bán trú); bổ sung trang thiết bị, đồ dùng nhà ăn, nhà bếp cho 36 trường (trong đó trường 13 bán trú).

4. Đánh giá chung tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 đối với giáo dục, đào tạo tại địa phương

- Đ phù hợp với tình hình thực tế công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, có những thời điểm tỉnh đã chỉ đạo cho học sinh nghỉ học ở trường và chỉ đạo tổ chức dạy học trực tuyến, học trên truyền hình... Việc chuyển sang hình thức tổ chức dạy học mới cũng đã tạo hội cho CBQL, giáo viên thay đổi nhận thức, thay đi hình thức quản lý, hình thức tổ chức dạy học, nâng cao năng lực và trình độ ứng dụng CNTT. Nhiều giáo viên đã chủ động đưa bài giảng lên hệ thống VNPT E-Learning, lập nhóm Zalo, Facebook... để giao bài trực tiếp hoặc gửi qua phụ huynh đ cho học sinh học và làm bài tại nhà, nhiều giáo viên đã tổ chức dạy học qua phần mềm Zoom hoặc qua Microsoft Teams. Tuy nhiên, việc triển khai còn có những khó khăn như: số lượng học sinh tham gia các khóa học trực tuyến trên hệ thống VNPT Elearning còn ít, hiệu quả chưa cao; chất lượng, việc quản lý học sinh khi dạy học qua một số phần mềm như Zoom, Zalo, Facebook chưa hiệu quả.

- Đối với người lao động đang thực hiện hợp đồng lao động (giáo viên, nhân viên) và đội ngũ giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục ngoài công lập phải chấm dứt hoặc tạm dừng hợp đồng lao động trong thời gian học sinh nghỉ học đã ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.

- Công tác chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 bị chậm tiến độ so với kế hoạch và có nhiều khó khăn, hạn chế trong triển khai thực hiện (như công tác bồi dưỡng giáo viên, lựa chọn sách giáo khoa lớp 1, biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương...).

II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GDĐT VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021 VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GDĐT, DỰ TOÁN NSNN NĂM 2022, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3 NĂM 2022-2024, KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021-2025

1. Căn cứ, định hướng xây dựng kế hoạch

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2021-2025 đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

- Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

- Căn cứ vào các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện thực tế địa phương xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

- Căn cứ tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo của địa phương năm 2021 để triển khai xây dựng kế hoạch năm 2022.

2. Định hướng kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục, đào tạo năm 2022

Năm 2022, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết của Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng và là năm thứ hai triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) và Chiến lược phát triển giáo dục 10 năm 2021-2030 do đó xác định ngành giáo dục tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế; thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ chú trọng đào tạo nhân lực có kỹ năng trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đ đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; bảo đảm điều kiện, chất lượng, tiến độ triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội.

3. Kế hoạch phát triển Giáo dục năm 2022

3.1. Về quy mô

Năm 2022 dự kiến toàn tỉnh có 296 trường mầm non, phổ thông, trong đó có: 112 trường MN (01 trường tư thục), 73 trường TH, 41 trường TH&THCS, 56 trường THCS, 04 trường THCS&THPT, 10 trường THPT (giảm 7 trường so với năm học 2020-2021: Mầm non giảm 2 trường, Tiểu học giảm 5 trường, TH&THCS tăng 3 trường, THCS giảm 3 trường).

3.2. Kế hoạch phát triển các cp học

* Giáo dục Mầm non: Tổng số 111 trường; s điểm trường lẻ 259; số nhóm trẻ 151 nhóm với 2.884 trẻ; số lớp mẫu giáo 819 lớp với 16.889 trẻ. Đối với trẻ dưới 36 tháng, tiếp tục thực hiện huy động ra các cơ sở giáo dục ngoài công lập, đặc biệt tại thành phố Bắc Kạn, trung tâm các huyện và ở nhng nơi có điều kiện.

So với năm học trước số trường giảm 2, điểm trường giảm 9, tăng 9 nhóm/lớp (tăng 14 nhóm nhà trẻ, giảm 5 lớp mẫu giáo) và giảm 443 trẻ (tăng 202 trẻ nhà trẻ, giảm 645 trẻ mu giáo).

* Giáo dục tiểu học: Tổng số 114 trường có cấp tiu học, trong đó: 73 trường tiểu học, 41 trường tiểu học và trung học cơ sở với 1.441 lớp và 30.882 học sinh, tỷ lệ hs/lớp 21,43 (cao nhất thành phố Bắc Kạn 31,97; thấp nhất huyện Ba B 18,45); số điểm trường lẻ 211 (huyện nhiều điểm trường nhất là Pác Nm 60 đim).

So với năm học trước, giảm 5 trường tiểu học, tăng 3 trường TH&THCS, giảm 8 điểm trường, giảm 2 lớp và tăng 526 học sinh.

* Giáo dục THCS: Tổng số 111 trường có cấp THCS, trong đó: 56 trường trung học cơ sở, 41 trường tiểu học và trung học cơ sở, 4 trường THCS&THPT với 641 lớp và 19.835 học sinh, tỷ lệ hs/lớp 30,94 (cao nhất thành phố Bắc Kạn 40,55; thấp nhất huyện Na Rì 24,57).

So với năm học trước, số trường THCS giảm 3 trường, trường TH&THCS tăng 3 trường, giảm 4 lớp và tăng 104 học sinh

* Giáo dục THPT: Tổng số 14 trường (04 trường THPT có cấp THCS; 10 trường THPT), 203 lớp với 7.903 học sinh. Tỷ lệ hs/lớp: 38,93 (cao nhất THPT Bắc Kạn 42,93, thấp nhất THPT Yên Hân 33,67).

So với năm học trước, số trường giữ nguyên, tăng 01 lớp, tăng 464 học sinh.

* Giáo dục thường xuyên

- Dạy GDTX cấp THPT: 46 lớp với 1.446 học viên (tuyển mới 695).

- Liên kết đào tạo 20 lớp với 631 học viên.

- Bồi dưỡng chứng chỉ: 7 lớp với 325 học viên.

- Giáo dục trẻ em khuyết tật: Mầm non 4 lớp - 25 trẻ; Tiểu học: 6 lớp - 50 trẻ.

* Phấn đấu đến hết năm 2021, toàn tỉnh có thêm 08 trường học đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học.

4. Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2022 và Kế hoạch tài chính 3 năm 2022-2024, kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025

4.1. Xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách 2022

a) Xây dựng dự toán thu: Tiếp tục giữ ổn định mức thu như năm học 2020-2021 và chỉ đạo thực hiện trích 40% nguồn thu được để lại thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.

b) Đối với dự toán chi:

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thực hiện các chương trình, đề án, nhiệm vụ đặc thù cho giáo dục; chi chuyên môn; chi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ triển khai Chương trình phổ thông mới; chi thực hiện chính sách cho người học (chính sách miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập; chi phí hỗ trợ đóng học phí, sinh hoạt phí theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ; chính sách phụ cấp thâm niên ngành giáo dục, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...) và kinh phí từ nguồn vốn chi thường xuyên, chi đầu tư đ hỗ trợ mua sắm thiết bị, cải tạo cơ sở vật chất phục vụ để trin khai Chương trình GDPT phổ thông 2018, tỉnh Bắc Kạn xây dựng dự toán chi thường xuyên năm 2022 như sau: (Chi tiết theo biu số 7, 8 đính kèm).

4.2. Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2022-2024

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm và Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 7/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm, tỉnh Bắc Kạn xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2022-2024 như sau: Chi tiết theo biểu s 5 đính kèm.

4.3. Kế hoạch đầu tư 5 năm giai đoạn 2021-2025

- Đầu tư xây dựng 60 trường đạt chuẩn quốc gia với số kinh dự kiến 412.153 triệu đồng.

- Đầu tư xây dựng mới phòng học bộ môn, sửa chữa nhà lớp học 14 trường THPT với kinh phí dự kiến 80.721 triệu đồng

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quan tâm hỗ trợ tỉnh Bắc Kạn trong việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học giai đoạn 2021-2025 theo đề xuất của tnh tại Công văn số 2309/UBND-XVNV ngày 27/4/2020 về việc báo cáo thực hiện rà soát, xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025 Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.

- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành văn bản sửa đổi định mức giáo viên/lớp quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập cho phù hợp với việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục ph thông và điều kiện thực tế của từng vùng, miền.

- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm trình Chính phủ giải pháp thực hiện xã hội hóa buổi học thứ 02 trong ngày đối với cấp học mầm non và tiu học.

 


Nơi nhận:
Gửi bn điện t:
- Bộ GD&ĐT (B/c);
- CT, PCT UBND t
nh;
- Sở: GD&ĐT; Nội vụ; Tài chính; KH&ĐT;
- CVP;
Gửi b
n giấy:
- Bộ GD&ĐT (B/c);
- Lưu: VT, VXNV (V).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Phạm Duy Hưng

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 



[1].

+ Có 66/116 trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, t lệ 56,9%.

+ Đối với lớp Chương trình GDPT 2018: có 60/318 lớp, chiếm t lệ 18,87% học 7-8 bui/tuần. 258/318 lớp, chiếm t lệ 81,13% học 2 buổi/ngày (từ 9 - 10 buổi/tuần); có 1284/6056 HS, chiếm tỷ lệ 21,2% hc 7-8 bui/tuần, 4772/6056 HS, chiếm t lệ 78,8% được học 2 buổi/ngày (từ 9 - 10 buổi/tuần);

+ Đối với lớp 2 đến lớp 5 số HS được học bình quân 30-31 tiết/tuần, chiếm 15,27%; số HS được học 32-35 tiết/tuần, chiếm 59,83%.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 407/KH-UBND ngày 07/07/2021 về phát triển giáo dục - đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính 3 năm 2022-2024 do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


691

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.228.88
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!