Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 3844/KH-UBND 2022 dự toán ngân sách từ nguồn kinh phí bảo vệ môi trường Kon Tum 2023

Số hiệu: 3844/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Ngọc Sâm
Ngày ban hành: 14/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3844/KH-UBND

Kon Tum, ngày 14 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2023 - 2025 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Thực hiện Công văn số 3557/BTNMT-KHTC ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) 03 năm 2023 - 2025 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng kế hoạch và dự toán NSNN năm 2023 và kế hoạch tài chính NSNN 03 năm 2023 - 2025 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum; cụ thể như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2021 VÀ NĂM 2022

1. Đánh giá công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở địa phương năm 2021 và năm 2022.

1.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường:

a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT):

Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) đã chỉ đạo các ngành tham mưu ban hành nhiều văn bản phục vụ kịp thời một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực BVMT, cụ thể: Trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 01 Nghị quyết; UBND tỉnh ban hành: 03 Quyết định, 05 Kế hoạch, 01 Chương trình hành động mang tầm chiến lược

(Chi tiết có Phụ lục 01 kèm theo).

b) Lồng ghép BVMT vào chiến lược quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển của địa phương:

- Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hiện đang được các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện theo Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh (là một nội dung của Quy hoạch tỉnh) cơ bản đã được hoàn thiện trên cơ sở góp ý của các đơn vị thuộc tỉnh. Trong thời gian tới, toàn bộ nội dung của Quy hoạch tỉnh và Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) sẽ được gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, đơn vị và địa phương có liên quan để đảm bảo sự phù hợp với các quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

- Đối với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì: Trên cơ sở Văn bản số 1394/BTNMT-TCMT ngày 18 tháng 3 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đề nghị cung cấp thông tin phục vụ xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các báo cáo tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum tại Văn bản số 984/STNMT-MT ngày 15 tháng 4 năm 2022(1), Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum tại Văn bản số 1141/SKHĐT-KT ngày 29 tháng 4 năm 2022(2). Giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum sẽ phân thành các vùng như sau:

+ Vùng bảo vệ nghiêm ngặt gồm: Nội thành, nội thị của đô thị loại II có 01 đô thị; Nội thành, nội thị của đô thị loại III có 03 đô thị; Nguồn nước mặt dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt có 06 sông, suối chính; Khu vực bảo vệ I của di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng có 26 di tích; Khu bảo tồn thiên nhiên có 05 khu.

+ Vùng hạn chế phát thải gồm: Nội thành, nội thị của đô thị loại IV có 04 đô thị; Nội thành, nội thị của đô thị loại V có 07 đô thị; Vùng đất ngập nước quan trọng có 04 vùng; Hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt 03 hệ thống; Khu vui chơi giải trí dưới nước có 02 khu; Vùng đệm của các vùng bảo vệ nghiêm ngặt có 03 vùng.

+ Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học gồm: Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có 06 cơ sở; Khu bảo tồn thiên nhiên có 02 khu; Hành lang đa dạng sinh học có 01 hành lang; Khu vực đa dạng sinh học cao có 03 khu.

+ Khu xử lý chất thải tập trung gồm: Bãi chôn lấp chất thải rắn có 09 khu.

+ Mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường gồm: Nước mặt có 25 điểm; nước ngầm có 18 điểm; không khí có 23 điểm; đất có 10 điểm.

c) Công tác thi hành và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường:

* Tổ chức thực hiện các quy định, cơ chế, công cụ, biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường:

- Thẩm định đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường; thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về BVMT(3):

(i) Công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường:

Cấp tỉnh: Trong năm 2021, đã tổ chức thẩm định, phê duyệt 23 Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, cấp giấy xác nhận cho 02 Bản đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường; Năm 2022, tổng số lượng dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ được UBND tỉnh phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là 08 dự án; cấp giấy phép môi trường là 01 dự án.

Cấp huyện/thành phố: Trong năm 2021, tổng số lượng dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ được Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xác nhận kế hoạch BVMT trong năm 2021 là 33 dự án; năm 2022, tổng số lượng dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ được Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cấp giấy phép môi trường là 03 dự án.

Cấp xã, phường, thị trấn: Tổng số lượng dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ được Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tiếp nhận đăng ký môi trường trong năm 2022 là 02 dự án.

(ii) Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về BVMT.

- Thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường: Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường chưa tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ về lĩnh vực môi trường đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tham gia 01 Đoàn thanh tra liên ngành các dự án của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kon Plông, đến nay chưa có kết luận thanh tra; UBND huyện Đăk Tô tiến hành 04 cuộc kiểm tra(4). UBND huyện Ngọc Hồi chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, lập biên bản nhắc nhở các trường hợp có hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến môi trường.

- Kết quả xử lý đơn thư, khiếu kiện của người dân, phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng về lĩnh vực BVMT: Từ đầu năm 2022 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận, xử lý 03 nội dung phản ánh xác minh thông tin về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh(5). Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì kiểm tra/đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, xử lý và tổng hợp báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Tỉnh Kon Tum hiện không còn cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm trong danh sách cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng thuộc Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 và Quyết định số 807/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ còn 01 cơ sở(6), các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích mới phát sinh (sau năm 2013) trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn 03 cơ sở(7). Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc xã hội hóa trong công tác xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh, theo đó, đã có 02 doanh nghiệp đầu tư Nhà máy xử lý rác thải gồm: Nhà máy xử lý rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum trên địa bàn thành phố Kon Tum và Nhà máy xử lý rác Đăk Hà của Công ty TNHH Thương mại và Môi trường DH tại huyện Đăk Hà đã hoạt động. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện Sa Thầy, Kon Plông, Kon Rẫy làm việc với Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum để Hợp đồng xử lý lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn các huyện, giảm áp lực đầu tư bãi rác mới từ nguồn ngân sách địa phương(8).

* Xây dựng hệ thống quan trắc, thực hiện các chương trình quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo về môi trường:

- Chương trình quan trắc môi trường định kỳ: Năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Mạng lưới điểm quan trắc môi trường tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2021. Chương trình quan trắc môi trường của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025 gồm 61 điểm quan trắc. Trong đó: 20 điểm quan trắc môi trường không khí; 20 điểm quan trắc môi trường nước mặt; 13 điểm quan trắc môi trường nước ngầm và 08 điểm quan trắc môi trường đất trải đều trên địa bàn 10 huyện, thành phố; Huyện Đăk Tô đã thực hiện Kế hoạch quan trắc môi trường trên địa bàn huyện Đăk Tô năm 2021 với 12 điểm mẫu (Trong đó: 03 mẫu không khí, 04 mẫu nước mặt, 05 mẫu nước dưới đất). Từ năm 2022, thực hiện Kế hoạch quan trắc môi trường tại các khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm trên địa bàn.

- Mạng lưới quan trắc môi trường tự động, liên tục: Tỉnh Kon Tum chưa đầu tư, xây dựng các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục để kiểm soát chất lượng không khí, nước mặt trên địa bàn tỉnh nên chưa có số liệu để báo cáo.

- Hệ thống quan trắc nước thải công nghiệp tự động liên tục từ các Khu công nghiệp và cơ sở sản xuất: Thực hiện theo Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum phê duyệt Kế hoạch xây dựng hệ thống tiếp nhận, quản lý dữ liệu quan trắc nước thải công nghiệp tự động liên tục trên địa bàn tỉnh. Việc triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải công nghiệp tự động liên tục trên địa bàn tỉnh bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể:

(i) Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh: Đã hoàn thành việc đầu tư và vận hành từ năm 2018 hệ thống tiếp nhận dữ liệu quan trắc nước thải công nghiệp tự động liên tục trên địa bàn tỉnh.

(ii) Đến thời điểm hiện nay đã có 18/25 cơ sở, dự án hoàn thành việc đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đạt loại A; 19/20 cơ sở, dự án đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường.

Trên cơ sở các số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường thu thập được, hằng năm tỉnh Kon Tum đều gửi Báo cáo kết quả quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi. Thông qua số liệu quan trắc, tỉnh Kon Tum đã có các Báo cáo hiện trạng công tác BVMT hằng năm và Báo cáo hiện trạng môi trường 05 năm trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và công bố trên Cổng thông tin điện tử tỉnh và Trang thông tin điện tử tỉnh của ngành.

* Kiểm soát môi trường các khu vực tập trung nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường (khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; làng nghề; lưu vực sông; vùng ven biển):

(i) Khu kinh tế, KCN, CCN: Đến nay, toàn tỉnh có 01 Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y; 03 KCN gồm: KCN Hòa Bình, KCN Sao Mai và KCN Đăk Tô (chưa hoạt động); 08 CCN đã đi vào hoạt động. Trong đó, KCN Hòa Bình, KCN Sao Mai và CCN Đăk La đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung; còn lại, hầu hết các khu, cụm công nghiệp chỉ mới dừng lại ở việc thu hồi, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng về cấp điện, hệ thống đường giao thông nội bộ đơn giản, không có khu xử lý chất thải tập trung.

(ii) Làng nghề: Xét về tính chất hoạt động làng nghề thì hiện nay các làng nghề trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các cụm dân cư sản xuất nghề thủ công truyền thống tạm gọi là làng nghề (18 làng nghề); lao động tham gia chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, 70% cơ sở sản xuất là hoạt động nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan, sản xuất rượu cần, nhạc cụ dân tộc, hàng thủ công mỹ nghệ… Các hoạt động này quy mô sản xuất còn nhỏ, mức độ thu hút lao động thường xuyên còn thấp, lao động phần lớn là người già (lực lượng thanh niên chưa mặn mà với nghề truyền thống). Đối với làng nghề H’Nor được quy hoạch, xây dựng nhằm thực hiện chủ trương di dời các cơ sở gia công, sản xuất, kinh doanh (ngành nghề: mộc, cửa sắt, thép, đá Granit…) gây ô nhiễm môi trường hoạt động trong khu vực nội thành thành phố Kon Tum, cơ sở hạ tầng chỉ mới dừng ở mức đầu tư hệ thống điện, đường giao thông, chưa có các công trình BVMT tập trung. Do nguồn kinh phí của địa phương còn nhiều hạn chế nên hiện nay vẫn chưa tìm được nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh cho cơ sở nói riêng và cho khu làng nghề nói chung.

(iii) Cơ sở sản xuất ngoài KCN, CCN có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao: Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng 25 cơ sở sản xuất có phát sinh nước thải công nghiệp lớn (từ 250 -> trên 1.000m3/ng.đ) nằm ngoài KCN, CCN tập trung, loại hình sản xuất chủ yếu tập trung như: cao su, sắn, đường... các cơ sở trên thuộc đối tượng phải thực hiện xử lý nước thải đạt loại A trước khi thải ra môi trường(9) và lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải công nghiệp tự động liên tục(10). Đến nay, đã có 18/25 cơ sở, dự án hoàn thành việc đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đạt loại A; 19/20 cơ sở, dự án đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường.

* Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng, người dân và doanh nghiệp

- Công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học đã thực hiện tốt với nhiều hình thức đa dạng đã thu hút đông đảo Nhân dân hưởng ứng góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả.

- Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã tổ chức thường xuyên hằng năm các hoạt động hưởng ứng ngày Đa dạng sinh học 22/5, ngày Môi trường thế giới 05/6, lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, ngày Quốc tế bảo vệ tầng Ozon 16/9, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn, phong trào chống rác thải nhựa... bằng các hoạt động thiết thực như: tổ chức lễ mitting, diễu hành hưởng ứng, phát hành poster, áo mũ tuyên truyền, treo băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức lễ ký kết... đã thu hút đông đảo cán bộ công chức, các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng, tham gia trồng cây xanh, thu gom rác thải, nạo vét kênh mương, khơi thông cống rãnh các công trình công cộng, dọn vệ sinh nơi cư trú, cụm dân cư và dọn phát quang dọc các tuyến đường giao thông, nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy... Qua hoạt động của các chiến dịch về BVMT đã từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng, góp phần BVMT ngày càng có hiệu quả.

- Xây dựng nhiều phóng sự, bài viết tuyên truyền về BVMT trên báo, đài phát thanh và truyền hình tỉnh. Nêu gương những việc làm tốt, người làm tốt các phong trào BVMT tại khu dân cư, góp phần nâng cao nhận thức về BVMT của cộng đồng dân cư, vận động toàn dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Việc thực hiện Kế hoạch số 3547/KH-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Kon Tum cũng đã được các sở, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh các cấp và các tổ chức đoàn thể triển khai mạnh mẽ với nhiều chương trình tuyên truyền đến các hội viên, quần chúng Nhân dân, đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... Nhìn chung, công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia BVMT, chống rác thải nhựa trong năm qua được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh quan tâm, nhận thức về công tác BVMT của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, tỉnh Kon Tum cùng cả nước đang chung tay xây dựng nông thôn mới, tính đến thời điểm báo cáo, toàn tỉnh đã có 36/85 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

* Về rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực quản lý môi trường, ưu tiên cấp huyện, xã:

Trong thời gian qua, tỉnh Kon Tum thường xuyên kiện toàn, củng cố hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh đến huyện, xã theo hướng nâng cao năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo chuyên môn, kỹ năng, kiến thức quản lý bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Ở cấp tỉnh có Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Cảnh sát Môi trường thuộc Công an tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh. Ở cấp huyện có phòng Tài nguyên và Môi trường và các cán bộ chuyên ngành về bảo vệ môi trường. Ở cấp xã, đa số các xã, phường giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về môi trường cho cán bộ địa chính.

1.2. Đánh giá tình hình triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển KT-XH (Chỉ thị số 25/CT-TTg , 27/CT-TTg , 33/CT-TTg , 41/CT-TTg , 42/CT-TTg ; Nghị quyết số 08/NQ-CP , 35/NQ-CP ; Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030...):

- Tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT: Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 25-KH/TU ngày 22 tháng 12 năm 2016 về thực hiện Kết luận số 02-KL/TW ngày 26 tháng 4 năm 2016 của Ban Bí thư tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị (Khóa IX) “về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 404/KH-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2017 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum; 18/25 cơ sở, dự án đầu tư có phát sinh nước thải công nghiệp đã đầu tư công nghệ xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A; không còn cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm trong danh sách cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ còn 01 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ cần xử lý là Bãi xử lý rác huyện Đăk Glei hiện đang kêu gọi xã hội hóa trong công tác xử lý chất thải; đã có 02 doanh nghiệp đầu tư Nhà máy xử lý rác thải gồm: Nhà máy xử lý rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum trên địa bàn thành phố Kon Tum và Nhà máy xử lý rác Đăk Hà của Công ty TNHH Thương mại và Môi trường DH tại huyện Đăk Hà đã đầu tư và đưa vào hoạt động; đã di dời các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong khu dân cư như: mộc dân dụng, gia công sắt, đá granit, thủ công mỹ nghệ, cơ khí gò hàn, sửa chữa ô tô vào các khu làng nghề, CCN (Làng nghề HNor, Cụm Công nghiệp và dịch vụ 24/4), di dời các lò gạch thủ công ra khỏi khu dân cư, chuyển vào cụm CN và TTCN gốm sứ gạch ngói tại thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho khu công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai, Cụm công nghiệp Đăk La; 19/20 cơ sở có quy mô xả thải lớn lắp đặt ngay các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT; Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT: Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 58-CTr/TU ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV thực hiện các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Kon Tum; UBND tỉnh đã ban hành: Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2014 thực hiện Chương trình số 58-CTr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV; Chương trình hành động số 815/CTr-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2021 thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị.

- Tình hình triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực BVMT: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1759/KH-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2014 về thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ và phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP cho các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh tại Văn bản số 2021/UBND-KTN ngày 18 tháng 9 năm 2013; đã thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu BVMT ngay từ khâu lựa chọn địa điểm đầu tư, xem xét phê duyệt các quy hoạch, dự án, hạn chế việc cấp phép và hạn chế việc xây dựng mới các công trình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có tác động lớn hoặc tiềm ẩn nguy cơ cao đối với môi trường; cải thiện môi trường nông thôn thông qua nhiều nguồn vốn khác nhau từ các chương trình, dự án như: Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn, đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung và cấp nước nhỏ lẻ nhằm giải quyết cơ bản nước sinh hoạt cho các vùng nông thôn; thực hiện chủ trương xã hội hóa trong công tác xử lý chất thải tại khu vực thành phố Kon Tum (Công ty TNHH Song Nguyên) và huyện Đăk Hà (Công ty TNHH Thương mại và công nghệ môi trường DH); kiểm soát các nguồn thải trên các lưu vực sông thông qua việc yêu cầu các chủ dự án, cơ sở hoạt động có phát sinh nước thải công nghiệp phải lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, quản lý; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến các quy định của pháp luật về BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học và pháp luật có liên quan.

- Tình hình triển khai Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ nhằm chỉ đạo, giải quyết kịp thời vấn đề nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất: Qua kiểm tra, rà soát, tỉnh Kon Tum không có đơn vị nào đăng ký nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất.

- Tình hình triển khai Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa và Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn: UBND tỉnh đã ban hành các Văn bản triển khai thực hiện như: Kế hoạch số 1448/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 về triển khai lộ trình và giải pháp xử lý rác thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Kế hoạch số 4680/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Văn bản số 3303/UBND-NNTN ngày 03 tháng 9 năm 2020 về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Tình hình triển khai Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại: UBND tỉnh đã ban hành Văn bản triển khai thực hiện số 4577/UBND-NNTN ngày 11 tháng 12 năm 2020 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ; Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Báo cáo số 107/BC-STNMT ngày 16 tháng 3 năm 2021 về tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020.

1.3. Đánh giá tình hình triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

a) Về xử lý các điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu:

Qua kết quả rà soát, tỉnh Kon Tum hiện không có các điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước.

b) Về bảo vệ môi trường không khí theo Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến 2020, tầm nhìn đến năm 2025:

- Tỉnh Kon Tum đã tổ chức điều tra, khảo sát nồng độ phát sinh các loại khí gây hiệu ứng nhà kính (Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2013 của UBND tỉnh Kon Tum về phê duyệt kết quả thực hiện nhiệm vụ: Điều tra, khảo sát nồng độ phát sinh các loại khí gây hiệu ứng nhà kính trên địa bàn tỉnh Kon Tum); ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp đến năm 2020 tính đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 835/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh Kon Tum); ban hành văn bản chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” theo Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với các nguồn thải khí thải lưu lượng lớn: Trên địa bàn tỉnh có 03 cơ sở(11) thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc khí thải tự động. Trong đó: 01/03 cơ sở đã hoàn thành lắp đặt và kết nối dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường(12); 01/03 cơ sở đang thực hiện đầu tư(13); 01/03 cơ sở chưa đầu tư(14).

- Đối với Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường hiện đang triển khai xây dựng Đề cương để tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Luật BVMT năm 2020. Dự kiến triển khai và hoàn thành trong năm 2023.

1.4. Đánh giá tình hình triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường của địa phương theo chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

- Đối với 02 cơ sở thuộc Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ gồm: Bệnh viện Đa khoa Khu vực Ngọc Hồi đã hoàn thành việc đầu tư, xử lý, hiện chủ đầu tư đang lập thủ tục cấp giấy phép môi trường đối với công trình trước khi đưa vào vận hành chính thức; Bãi xử lý rác huyện Đăk Glei hiện đang được nhà đầu tư là Công ty CP đô thị xanh Đăk Glei có Công văn số 01/CV/2022 ngày 28 tháng 02 năm 2022 gửi UBND huyện Đăk Glei xin chủ trương xã hội hóa và đầu tư Nhà máy xử lý rác tại huyện Đăk Glei theo hình thức lò đốt; UBND huyện đang hoàn chỉnh thủ tục trình kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện và Chủ trương đầu tư của dự án từ hình thức chôn lấp sang lò đốt kết hợp chôn lấp.

- Đối với các bãi rác thải trên địa bàn tỉnh thuộc cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Có 02 cơ sở(15) đã được Trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện xử lý ô nhiễm triệt để. Đối với các cơ sở còn lại, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc xã hội hóa trong công tác xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh, mục tiêu đến năm 2025 chất thải rắn sinh hoạt đô thị phải đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 30% theo Kế hoạch số 1448/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 về triển khai lộ trình và giải pháp xử lý rác thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Đã thực hiện kêu gọi xã hội hóa đầu tư nhà máy xử lý rác thải gồm: Nhà máy xử lý rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum trên địa bàn thành phố Kon Tum, Nhà máy xử lý rác Đăk Hà của Công ty TNHH Thương mại và Môi trường DH tại huyện Đăk Hà đã đầu tư và đưa vào hoạt động. Ngoài ra, hiện đã có một số nhà đầu tư đang thực hiện việc khảo sát xin đầu tư nhà máy xử lý rác thải tại một số huyện trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện di dời các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong khu dân cư như: gia công sắt, đá granit, thủ công mỹ nghệ vào các khu làng nghề (Làng nghề HNor, Cụm Công nghiệp và dịch vụ 24/4), di dời nhà máy gạch tuynel, di dời các lò gạch thủ công ra khỏi khu dân cư, chuyển vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tập trung đầu tư hạ tầng xử lý môi trường các khu công nghiệp cụm công nghiệp; buộc đối tượng có quy mô xả thải lớn lắp đặt ngay các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát.

2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án BVMT và sử dụng kinh phí sự nghiệp BVMT năm 2021 và năm 2022.

2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2021 và ước thực hiện năm 2022:

Việc theo dõi và quản lý các nhiệm vụ, dự án, đề án về môi trường đã được phân công, phân cấp cụ thể theo quy định của pháp luật. Hầu hết các nhiệm vụ đều hoàn thành theo kế hoạch đặt ra; kết quả, sản phẩm đảm bảo chất lượng, mục tiêu và yêu cầu đặt ra.

(Chi tiết có Phụ lục 02 kèm theo).

2.2. Đối với các dự án xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích, các điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu đã được hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích và Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 và Quyết định số 807/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2018 phê duyệt Chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016-2020:

- Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi đã được đầu tư khu xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tập trung theo cụm bằng công nghệ vi sóng với tổng mức 10,959 tỷ đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới và vốn đối ứng địa phương. Đối với một số loại chất thải như các kim tiêm, các mô... hiện nay đã được Sở Y tế đầu tư lò đốt tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi với tổng kinh phí đầu tư là 4,0 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp y tế năm 2019. Tính đến nay, địa phương đã giải ngân được 100% vốn công trình.

- Bãi xử lý rác thải huyện Đăk Tô là một trong những cơ sở được nằm trong danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được bố trí kinh phí xử lý 18,244 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2015-2020. Trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 9,977 tỷ đồng; Ngân sách địa phương đối ứng phần còn lại. Tính đến nay, địa phương đã giải ngân được 100% vốn công trình.

- Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn liên hợp huyện Ngọc Hồi được thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2023 với tổng mức đầu tư khoảng 49 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp môi trường. Dự kiến cuối năm 2022, đầu năm 2023 thực hiện việc tiếp nhận khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đảm bảo tỷ lệ rác thải sinh hoạt được chôn lấp xuống dưới 30% theo Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn và Kế hoạch số 1448/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh triển khai lộ trình và giải pháp xử lý rác thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

2.3. Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ BVMT:

a) Thuận lợi:

- Nhìn chung trong những năm gần đây, công tác BVMT ngày càng được coi trọng, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thống nhất quan điểm chỉ đạo không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế. Nhận thức, ý thức BVMT của cộng đồng, người dân, doanh nghiệp ngày càng được nâng lên. Quá trình thẩm định chủ trương đầu tư các dự án luôn coi trọng đến phương án bảo vệ môi trường được xây dựng trong dự án. Các dự án có phát sinh nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được giám sát chặt chẽ, thông qua việc kết nối hệ thống quan trắc tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm soát, giám sát. Qua đó, đã góp phần hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn, giữ cân bằng sinh thái, bảo đảm chất lượng môi trường sống và sức khỏe của người dân, cộng đồng.

- Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, có sự phối hợp của các ngành, các địa phương; Duy trì đường dây nóng (trên Website, điện thoại...) tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của cộng đồng dân cư và phản ánh của báo chí về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. Qua đó những sai phạm trong công tác BVMT ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được chấn chỉnh kịp thời.

b) Khó khăn:

- Nhiều quy định về xã hội hóa hoạt động BVMT mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc, thiếu cơ chế phù hợp để thực hiện nên chưa phát huy được hiệu quả. Các loại thuế, phí về môi trường mới chỉ bước đầu tạo nguồn thu cho ngân sách mà chưa phát huy được vai trò công cụ kinh tế điều tiết vĩ mô, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

- Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường dù đã được kiện toàn nhiều lần nhưng vẫn chưa đồng bộ và thống nhất từ Trung ương đến địa phương, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, chưa giải quyết hiệu quả các vấn đề liên ngành, liên vùng, xuyên quốc gia, chưa ngang tầm với yêu cầu BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

- Chưa huy động được sự tham gia tích cực của các đơn vị sản xuất kinh doanh, cộng đồng và toàn xã hội trong việc tham gia xã hội hóa các dự án về bảo vệ môi trường. Chưa đa dạng được nhiều nguồn vốn cho công tác bảo vệ môi trường, chưa thu hút và khuyến khích được nhiều thành phần kinh tế tham gia, vốn viện trợ ODA từ nước ngoài rất ít. Chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh đã đạt 1% tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới.

- Tình hình dịch bệnh COVID-19 trong những năm qua với những diễn biến hết sức phức tạp làm gia tăng áp lực trong công tác xử lý chất thải, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ BVMT của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

3. Kiến nghị và đề xuất với Trung ương.

3.1. Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

- Sớm chỉ đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về việc áp dụng các chính sách, cơ chế hỗ trợ vốn, khuyến khích về thuế, trợ giá đối với hoạt động bảo vệ môi trường, sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Khuyến khích áp dụng các cơ chế chuyển nhượng, trao đổi quyền phát thải và trách nhiệm xử lý chất thải phù hợp với cơ chế thị trường.

- Quan tâm tăng tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp môi trường đảm bảo yêu cầu trong giai đoạn mới, đặc biệt là có cơ chế phù hợp và tăng chi ngân sách cho các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; bảo đảm bố trí đủ nguồn vốn thực hiện Chương trình quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học theo quy hoạch/kế hoạch được phê duyệt.

3.2. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ ngành liên quan:

- Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường củng cố tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, tăng cường con người, trang thiết bị, phương tiện... để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất thải rắn theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BVMT đối với các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh do Bộ đã thẩm định phê duyệt, đặc biệt là các dự án thủy điện.

- Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ bố trí kinh phí từ ngân sách Trung ương để hỗ trợ kinh phí xử lý triệt để ô nhiễm tại các cơ sở công ích, các dự án về bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương.

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải” nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

- Ban hành các chính sách cụ thể để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, phát triển mô hình sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3 NĂM 2023 - 2025 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Kế hoạch bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu:

Trong những năm tới, UBND tỉnh tập trung nguồn lực triển khai, thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các chỉ đạo của Trung ương, cụ thể như: Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giải quyết kịp thời vấn đề nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 01 năm 2019; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn; Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 8/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu...

1.1. Xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc ở địa phương:

- Tiếp tục triển khai thực hiện văn bản số 647/VPCP-NN ngày 26 tháng 01 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ về kết quả triển khai Kế hoạch xử lý ô nhiễm triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 đối với bãi chôn lấp rác thải huyện Đăk Glei.

- Hoàn thành việc đầu tư xây dựng Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn liên hợp huyện Ngọc Hồi từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương. Dự kiến cuối năm 2022, đầu năm 2023 thực hiện việc tiếp nhận khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đảm bảo tỷ lệ rác thải sinh hoạt được chôn lấp xuống dưới 30% theo Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn và Kế hoạch số 1448/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh triển khai lộ trình và giải pháp xử lý rác thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích, huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư cho các bãi rác thuộc cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh (sau năm 2013) trên địa bàn tỉnh Kon Tum(16). Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, khuyến khích, huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư cho hoạt động lĩnh vực thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải theo xu hướng giảm phát thải và thân thiện môi trường tại các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Ia H’Drai.

- Đảm bảo kiểm soát chặt chẽ xử lý chất thải rắn theo các Kế hoạch của UBND tỉnh số: 579/KH-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2019 về thực hiện Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Kon Tum và 1448/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 về triển khai lộ trình và giải pháp xử lý rác thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

1.2. Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường:

- Tiến hành rà soát toàn bộ các tác động đối với môi trường, các yêu cầu về công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, đăng ký môi trường. Trong đó, tập trung rà soát các dự án đầu tư lớn, có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, kiến nghị điều chỉnh nếu cần thiết. Trên cơ sở đó xác định các dự án cần ưu tiên quản lý, giám sát, kiểm tra chặt chẽ trong quá trình vận hành.

- Giảm công tác tiền kiểm, tăng công tác hậu kiểm đối với các dự án đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường trước khi dự án đi vào vận hành chính thức; yêu cầu, khuyến khích các doanh nghiệp có hoạt động xả nước thải ra môi trường tiếp nhận phải thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải công nghiệp tự động liên tục và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, quản lý.

- Rà soát quy hoạch, nhu cầu xử lý, chôn lấp, năng lực đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường của các cơ sở xử lý, chôn lấp chất thải trên địa bàn tỉnh; có kế hoạch cụ thể để nâng cấp, cải tạo, đóng cửa các cơ sở xử lý, chôn lấp chất thải không đạt yêu cầu. Song song đó, các địa phương có phương án điều phối, liên kết với các cơ sở, các bãi chôn lấp chất thải trên địa bàn tỉnh để xử lý chất thải rắn phát sinh tại địa phương, đảm bảo đến năm 2025, trên 90% chất thải rắn phát sinh được thu gom, xử lý theo Kế hoạch số 1448/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 về triển khai lộ trình và giải pháp xử lý rác thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

1.3. Quản lý chất thải:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch số 579/KH-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2019 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2019 tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 01 năm 2019 về thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn; Kế hoạch của UBND tỉnh: số 2532/KH-UBND ngày 30 tháng năm 2019 về triển khai Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn; số 1448/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 về triển khai lộ trình và giải pháp xử lý rác thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum; số 3547/KH-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2018 về việc thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Kon Tum; số 3303/UBND-NNTN ngày 03 tháng 9 năm 2020 về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Kon Tum; số 4680/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 triển khai thực hiện Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

1.4. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học:

- Nâng cao năng lực quản lý và thực thi Luật Đa dạng sinh học năm 2008 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Đa dạng sinh học như: Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 1 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Các Văn bản của UBND tỉnh: Kế hoạch số 667/KH-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2020 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình bảo tồn các loại rùa nguy cấp của Việt Nam hiện có trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 4505/KH-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2021 hành động về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch số 1034/KH-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh về đa dạng sinh học tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quản lý bảo vệ các khu bảo tồn, vùng đất ngập nước quan trong, khu vực đa dạng sinh học cao, hành lang đa dạng sinh học và các khu vực chưa đủ điều kiện thành lập khu bảo tồn; phát triển và mở rộng các khu bảo tồn thiên nhiên; hưởng ứng, triển khai sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh...

1.5. Tăng cường năng lực quản lý môi trường:

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BVMT theo quy định của Trung ương.

- Tổ chức tập huấn chuyên môn quản lý về Luật BVMT năm 2020, các Văn bản dưới Luật; bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường đủ về số lượng, mạnh về chất lượng; tăng cường năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác BVMT ở phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, đáp ứng nhu cầu thực tế.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch liên tịch về BVMT đã ký kết, tăng cường vai trò phản biện, giám sát, tham gia quản lý nhà nước về BVMT của các Hội đoàn thể; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả hoạt động phối hợp, đảm bảo đúng theo các nội dung, mục tiêu đề ra.

1.6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu:

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các Văn dưới Luật; kịp thời triển khai Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 các nội dung liên quan về công tác BVMT, BĐKH.

- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với công tác BVMT trên địa bàn tỉnh, tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về BVMT đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong và ngoài các KCN, CCN-TTCN, làng nghề. Có hình thức xử lý cương quyết, triệt để, kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kéo dài gây bức xúc cho Nhân dân.

- Tăng cường năng lực cho tổ chức, chính quyền từ cấp tỉnh đến xã trong lĩnh vực BVMT, ứng phó với BĐKH. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn và nói không với việc sử dụng túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

1.7. Triển khai, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ:

- Tiếp tục rà soát, yêu cầu, vận động các cơ sở sản xuất có phát sinh nước thải công nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc tự động để kiểm tra, giám sát; thực hiện việc lắp đặt quan trắc khí thải tự động và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi và quản lý.

- Bố trí nguồn vốn để đầu tư hoàn thiện hệ thống bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và nhất là hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi đi vào hoạt động chính thức, tạo nên sức hút lớn đối với các nhà đầu tư an tâm đầu tư khi hệ thống bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hoàn thiện.

- Tiếp tục rà soát, xử lý dứt điểm các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh, di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm về tiếng ồn, bụi, khí thải, nước thải ra khỏi khu dân cư và chuyển dần vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Vận động khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh trang bị, sử dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến; ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ sạch, công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường vào lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp.

- Triển khai thực hiện tốt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được lồng ghép với việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1.8. Ứng phó với biến đổi khí hậu:

- Tăng cường việc triển khai Chương trình hành động số 815/CTr-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị đến từng cấp sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

- Tổ chức triển khai xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với các Bộ, ban, ngành triển khai báo cáo giám sát, đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

2. Dự kiến các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường năm 2023, giai đoạn 2023 - 2025: Chi tiết có Phụ lục 03 kèm theo.

Trên đây là kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm 2023 - 2025 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
- PCVP UBND tỉnh Nguyễn Đăng Trình (đ/b);
- Lưu: VT, NNTN, KTTH.VTD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Sâm

 

PHỤ LỤC 01

CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH KON TUM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC
(Kèm theo Kế hoạch số: 3844/KH-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

- Nghị quyết số 80/2021/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2021 về sửa đổi, bổ sung Điều 2 Nghị quyết số 28/2020/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh (Quy định về mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum).

- Quyết định số 187/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và đánh giá khí hậu tỉnh Kon Tum.

- Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Phê duyệt Mạng lưới điểm quan trắc môi trường tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 118/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Kế hoạch số 1448/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh về triển khai lộ trình và giải pháp xử lý rác thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Kế hoạch số 4253/KH-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh về phòng ngừa, ứng phó thảm họa môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Kế hoạch số 4505/KH-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh hành động về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2030.

- Kế hoạch số 4680/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Kế hoạch số 1034/KH-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh về đa dạng sinh học tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Chương trình hành động số 815/CTr-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị./.

 

PHỤ LỤC 02

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2021-2022
(Kèm theo Kế hoạch số 3844/KH-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2022 của UBND tỉnh)

ĐVT: triệu đồng

TT

Tên nhiệm vụ

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí

Kinh phí năm 2021

Kinh phí năm 2022

Đơn vị thực hiện/lưu giữ sản phẩm

Tiến độ giải ngân (%)

Các kết quả chính đã đạt được

Ghi chú

1

2

3

4=5+6

5

6

7

8

9

10(*)

A

Nhiệm vụ chuyên môn

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Nhiệm vụ chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Nhiệm vụ mở mới

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Nhiệm vụ thường xuyên

 

216.639,639

83.811,639

132.828

 

 

 

 

1

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường (gồm các hoạt động: Điều tra vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; phân vùng chất lượng nước; xây dựng hệ thống giám sát, khai thác, sử dụng nước; Thẩm định báo cáo ĐMC; Xác nhận Kế hoạch BVMT; Kiểm tra, cấp giấy xác nhận ĐTM và các nhiệm vụ khác liên quan đến nhiệm vụ BVMT…; Hỗ trợ UBMTTQVN và các tổ chức đoàn thể thực hiện chương trình phối hợp liên tịch; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, Đa dạng sinh học, ứng phó với BĐKH; Thu thập thông tin phục vụ bộ chỉ số môi trường, báo cáo môi trường hàng năm của tỉnh; Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; Triển khai thực hiện tiêu chí 17 về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm Chương trình nông thôn mới; Nhiệm vụ quan trắc và phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh; Nâng cấp phần mềm kiểm soát nước thải công nghiệp tự động, phần mềm quản lý chất thải rắn, duy trì hoạt động của hệ thống trung tâm điều hành các trạm quan trắc nước thải tự động, chất thải rắn trên địa bàn tỉnh phục vụ cho công tác quản lý; Lấy mẫu và phân tích các thành phần môi trường, giám sát môi trường theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT; Chi bộ máy hành chính và các hoạt động phát sinh khác liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường...)

Hàng năm

11.625,777

3.631,777

7.994

Sở Tài nguyên và Môi trường

Năm 2021: 3.242,389 triệu đồng đạt 90% so với kế hoạch

Năm 2022: Đang triển khai

Triển khai khi cân đối được nguồn.

2

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp cho Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh (gồm các hoạt động: quản lý trồng mới, chăm sóc hệ thống cây xanh bồn cảnh, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tại KKK cửa khẩu quốc tế Bờ Y…)

Hàng năm

3.318,862

2.150,862

1.168

BQL Khu kinh tế tỉnh

Năm 2021: 100%

Năm 2022: 48,8%

 

3

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở cấp huyện, cấp xã (gồm các hoạt động: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; trồng và chăm sóc cây xanh, mua sắm phương tiện thu gom rác thải…)

Hàng năm

201.695

78.029

123.666

UBND các huyện, thành phố

Năm 2021: 100%

Năm 2022: Đang triển khai

Triển khai khi cân đối được nguồn.

Ghi chú: (*) Kinh phí năm 2021 theo số liệu quyết toán của các đơn vị lập, báo cáo gửi Sở Tài chính; dự toán năm 2022 theo Quyết định số 1168/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

 

PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2023, GIAI ĐOẠN 2023-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 3844/KH-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2022 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Tên nhiệm vụ/dự án

Cơ sở pháp lý

Mục tiêu/Nội dung thực hiện

Dự kiến sản phẩm

Cơ quan thực hiện

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí

Lũy kế đến hết năm 2022(*)

Kinh phí năm 2023

Kinh phí dự kiến năm 2024

Kinh phí dự kiến năm 2025

Ghi chú

A

Nhiệm vụ chuyên môn

 

 

 

 

100.898

50

50.900

49.948

 

 

I

Nhiệm vụ chuyển tiếp

 

 

 

 

99.998

50

50.000

49.948

 

 

1

Nâng cấp, bổ sung trang thiết bị quan trắc môi trường

Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 17/4/2020

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường

Trang thiết bị

Sở TN&MT

2020 - 2024

99.998

50

50.000

49.948

 

Triển khai khi cân đối được nguồn.

II

Nhiệm vụ mở mới

 

 

 

 

 

900

 

900

 

 

 

1

Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Kon Tum

Khoản 3 Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Khoản 8 Điều 8 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Phục vụ công tác quản lý nhà nước về BVMT không khí

Kế hoạch

Sở TN&MT

2022 - 2023

900

 

900

 

 

 

B

Nhiệm vụ thường xuyên

 

 

 

 

 

132.828

141.547,858

147.270,858

145.373,858

 

01

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan thuộc tỉnh (gồm các hoạt động: (1)Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường sau thẩm định ĐTM, GPMT…; (2)Hỗ trợ UBMTTQVN và các tổ chức đoàn thể thực hiện chương trình phối hợp liên tịch; (3)Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, Đa dạng sinh học, ứng phó với BĐKH; (4)Thu thập thông tin phục vụ báo cáo môi trường hàng năm; (5)Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; (6)Triển khai thực hiện tiêu chí 17 về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm Chương trình nông thôn mới; (7)Nhiệm vụ quan trắc và phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh; (8)Hoạt động của hệ thống trung tâm điều hành các trạm quan trắc nước thải tự động, CTR trên địa bàn tỉnh phục vụ cho công tác quản lý; (9)Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT, lấy mẫu và phân tích các thành phần môi trường, giám sát môi trường theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (10)Thu thập thông tin phục vụ báo cáo giám sát, đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu theo điểm b khoản 4 Điều 1 Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ; (11)Chi bộ máy hành chính và các hoạt động phát sinh khác liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường...)

Hàng năm

 

7.994

50(1)

150(2)

250(3)

60(4)

50(5)

100(6)

2.100(7)

150(8)

80(9)

50(10)

2.800(11)

5.840

60(1)

200(2)

300(3)

70(4)

50(5)

100(6)

2.100(7)

150(8)

80(9)

50(10)

3.000(11)

6.160

60(1)

200(2)

300(3)

70(4)

50(5)

100(6)

2.100(7)

150(8)

100(9)

50(10)

3.000(11)

6.180

 

02

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo dự kiến của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh (gồm các hoạt động: Quản lý, trồng mới, chăm sóc hệ thống cây xanh bồn cảnh tại KKT CKQT Bờ Y; Vệ sinh môi trường, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tại KKT CKQT Bờ Y; Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT; Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BVMT nhằm nâng cao nhận thức và ý thức BVMT; Xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường)

Hàng năm

 

1.168

3.123,878

3.123,878

3.123,878

Triển khai khi cân đối được nguồn.

03

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo dự kiến của UBND các huyện/thành phố

 

 

123.666

132.583,98

137.986,98

145.069,98

Triển khai khi cân đối được nguồn.

3.1

Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum

Hàng năm

 

57.743

70.549

76.504

81.004

 

3.2

Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà

Hàng năm

 

14.677

15.130

15.557

15.985

 

3.3

Ủy ban nhân dân huyện Đăk Tô

Hàng năm

 

10.448

3.842,58

3.892,58

3.892,58

 

3.4

Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông

Hàng năm

 

1.547

1.525

1.560

2.035

 

3.5

ban nhân dân huyện Ngọc Hồi

Hàng năm

 

17.572

5.200

5.300

5.400

 

3.6

Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei

Hàng năm

 

6.774

5.690

5.900

6.210

 

3.7

Ủy ban nhân dân huyện Sa Thầy

Hàng năm

 

6.399

8.185

7.078

7.150

 

3.8

Ủy ban nhân dân huyện Ia HD’rai

Hàng năm

 

682

9.324

9.498

10.100

 

3.9

Ủy ban nhân dân huyện Kon Rẫy

Hàng năm

 

4.105

6.891

6.133

6.729

 

3.10

Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông

Hàng năm

 

3.689

6.247,4

6.564,4

6.564,4

 

C

Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

 

 

134.280

22.176,637

17.481

12.500

82.122,363

 

I

Nhiệm vụ chuyển tiếp

 

 

56.780

22.176,637

14.981

10.000

9.622,363

 

1

Xây dựng bãi rác trung tâm huyện Đăk Glei

 

Thực hiện công tác đền bù và đường vào bãi rác.

Lò đốt và bãi chôn lấp (nguồn xã hội hóa)

UBND Huyện Đăk Glei

2022-2024

7.450

2.700

4.750

 

 

Triển khai khi cân đối được nguồn và kêu gọi đầu tư

2

Dự án khu xử lý bãi rác thải liên hiệp hợp huyện Ngọc Hồi

Quyết định số 1247/QĐ-UBND ngày 14/12/2020 của UBND tỉnh Kon Tum

Đầu tư xây dựng khu xử lý CTR

 

UBND Huyện Ngọc Hồi

2023-2025

49.330

19.476,637

10.231

10.000

9.622,363

 

II

Nhiệm vụ mở mới

 

 

 

 

 

77.500

 

2.500

2.500

72.500

 

1

Xây dựng hệ thống xử lý rác thải trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông.

 

 

 

UBND huyện Tu Mơ Rông

2024-2026

70.000

 

 

 

70.000

Triển khai khi cân đối được nguồn và các nguồn vốn hợp pháp khác

2

Xử lý rác thải tồn đọng tại bãi rác thải cũ huyện Đăk Hà

 

Giải quyết lượng rác thải tồn đọng tại bãi rác cũ

 

UBND huyện Đăk Hà

2023-2025

7.500

 

2.500

2.500

2.500

Ghi chú: (*): Theo Quyết định số 1168/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, số liệu dự toán chi sự nghiệp môi trường năm 2022 là 132.828 triệu đồng, dự kiến năm 2023 sẽ ổn định so với dự toán giao năm 2022 (132.828 triệu đồng, trong đó, ngân sách tỉnh 9.162 triệu đồng; ngân sách huyện, thành phố 123.666 triệu đồng). Đối với phần chênh lệch, trong quá trình triển khai kế hoạch đề nghị các Sở, ban, ngành, UBND các huyện/thành phố cân đối cho phù hợp.

 



(1) V/v cung cấp thông tin phục vụ xây dựng Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(2) V/v phối hợp cung cấp thông tin phục vụ xây dựng Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(3) Số liệu được cập nhật đến 30/9/2021.

(4) Kiểm tra công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện năm 2021; Kiểm tra đo lường chất lượng sản phẩm và hàng hóa trên địa bàn huyện Đăk Tô năm 2021, năm 2022 (trong đó có nội dung kiểm tra công tác bảo vệ môi trường); Kiểm tra hoạt động kinh doanh (trong đó có nội dung kiểm tra công tác bảo vệ môi trường) của các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm thủy sản trên địa bàn huyện; Kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện năm 2021.

(5) Phản ánh về tình trạng lòng hồ Ya Ly , huyện Sa Thầy bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân; Phản ánh bãi rác huyện Ngọc Hồi gây ô nhiễm của Báo Kon Tum online số ra ngày 28/2/2022; Phản ánh về tình trạng Bãi rác huyện Đăk Glei quá tải, gây ô nhiễm môi trường của baomoi.com.

(6) Bãi xử lý rác huyện Đăk Glei.

(7) Bãi rác thải huyện Sa Thầy; Bãi rác thải huyện Kon Rẫy; Bãi rác thải huyện Kon Plông.

(8) Thông báo số 360/TB-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2019 của UBND tỉnh.

(9) Kế hoạch số 404/KH-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2017 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

(10) Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch xây dựng hệ thống tiếp nhận, quản lý dữ liệu quan trắc nước thải công nghiệp tự động liên tục trên địa bàn tỉnh

(11) Nhà máy đường Kon Tum-Công ty cổ phần Đường Kon Tum; Nhà máy cồn và tinh bột sắn Đăk Tô-Chi nhánh Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi; Nhà máy xử lý rác Đăk Hà-Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Môi trường DH.

(12) Nhà máy đường Kon Tum-Công ty cổ phần Đường Kon Tum.

(13) Nhà máy cồn và tinh bột sắn Đăk Tô-Chi nhánh Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi.

(14) Nhà máy xử lý rác Đăk Hà-Công ty TNHH TM&CN Môi trường DH. Hiện nay, Nhà máy đang trong giai đoạn xây dựng, vận hành thử nghiệm.

(15) Bãi rác huyện Đăk Tô; Bãi rác thải huyện Ngọc Hồi.

(16) Bãi rác thải huyện Sa Thầy; Bãi rác thải huyện Kon Rẫy.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 3844/KH-UBND ngày 14/11/2022 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường do tỉnh Kon Tum ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.756

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.248.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!