ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2339/KH-UBND
|
Kon Tum, ngày 08
tháng 7 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022 VÀ KẾ HOẠCH
TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2022 - 2024 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
Kính
gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Thực hiện Công văn số 1933/BTNMT-KHTC
ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn
xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài
chính - ngân sách nhà nước (NSNN) 03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự
nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng kế hoạch và dự toán NSNN năm 2022 và
kế hoạch tài chính NSNN 03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo
vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cụ thể như sau:
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH
PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020 VÀ NĂM 2021
I. Đánh
giá công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở địa
phương năm 2020 và năm 2021
1. Đánh giá thực trạng
công tác quản lý môi trường:
a. Xây dựng, ban hành theo
thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường (BVMT):
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
đã chỉ đạo các ngành tham mưu ban hành nhiều văn bản phục vụ kịp thời một
số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý
nhà nước về lĩnh vực BVMT, cụ thể: Trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành
02 Nghị quyết; ban hành 04 Quyết định và 04 Kế hoạch mang tầm chiến lược (Phụ
lục 1 - kèm theo).
b. Lồng ghép BVMT vào chiến
lược quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển của địa phương:
- Trên cơ sở các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
đã được ban hành, những năm qua, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh
đã tham mưu, xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế ngành,
địa phương trong đó gắn kết chặt chẽ các yêu cầu BVMT, bảo vệ đa dạng sinh học
và cảnh quan thiên nhiên vào quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức
thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh. Cụ thể: Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định
hướng đến năm 2025 đã được triển khai thực hiện theo Quyết định số 288/QĐ-UBND
ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Quy hoạch Bảo tồn đa dạng
sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND
ngày 19 tháng 8 năm 2016 và Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số
523/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2016.
- Hiện đã có 63 quy hoạch thực
hiện lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và
BVMT, chiếm 39,4% tổng số quy hoạch do cấp tỉnh quản lý. Trong đó có 11 quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; 42 quy hoạch ngành, lĩnh vực và
10 quy hoạch sử dụng đất.
- Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 hiện đang được các cấp, ngành trên địa
bàn tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm
2020 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Phương án bảo vệ môi trường, bảo
tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh là một nội dung của
Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
c. Công tác thi hành và
tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường:
- Về hồ sơ môi trường: Ủy
ban nhân dân tỉnh đã ra Quyết định phê duyệt 31 Báo cáo đánh giá tác
động môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường cấp 03 Giấy xác nhận việc thực
hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, 04 Bản đăng ký Kế hoạch
bảo vệ môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã xác nhận 128 kế
hoạch bảo vệ môi trường của dự án đầu tư.
- Về quản lý chất thải nguy hại:
Luỹ kế đến thời điểm báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp được
134 Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại cho các đối tượng là các cơ sở,
sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; Tổng khối lượng chất thải nguy hại
phát sinh khoảng 130,64 tấn/năm, khối lượng chất thải nguy hại được xử lý
đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng 127,38 tấn/năm đạt tỷ lệ 97,5%. 100%
chất thải rắn y tế phát sinh sẽ được thu gom và đưa về xử lý tại các cụm(1).
- Công tác cấp Giấy xác nhận
đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu: Qua rà soát, đến thời điểm hiện
nay, tỉnh Kon Tum không có đơn vị nào được cấp phép nhậu khẩu phế liệu làm
nguyên liệu sản xuất.
- Xây dựng hệ thống quan trắc
môi trường: Toàn tỉnh hiện có 51 điểm quan trắc môi trường cố định(2); Quan trắc nước thải tự động, liên tục có 19/20(3) cơ sở sản xuất có phát sinh nước thải công
nghiệp đang hoạt động đã thực hiện việc lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải
công nghiệp tự động liên tục, truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi
trường theo dõi, giám sát.
- Xử lý triệt để các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: tỉnh Kon Tum hiện không còn cơ sở sản
xuất, kinh doanh nằm trong danh sách cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
cần xử lý theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ. Đối tượng thuộc Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng
10 năm 2013 và 807/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ
còn 01 cơ sở(4) và các cơ sở ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích mới phát sinh (sau năm
2013) trên địa bàn tỉnh Kon Tum gồm 04 cơ sở, chủ yếu là các bãi rác
trên địa bàn các huyện(5).
- Về công tác thu phí BVMT đối
với nước thải; Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường (CTPHMT) trong khai
thác khoáng sản: Tổng số thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp là
483.029.945 đồng, lũy kế số thu đến thời điểm báo cáo là 2.489.124.945
đồng; Tổng số thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt được Ủy ban nhân
dân các huyện và đơn vị cung cấp nước sạch thu được là 504.862.346 đồng; Số
tiền ký quỹ CTPHMT trong khai thác khoáng sản là 20.878.732.202 đồng. Việc
quản lý các khoản thu phí, ký quỹ đều được thực hiện theo quy định của
pháp luật.
- Việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo liên quan đến bảo vệ môi trường: Thông qua đường dây nóng, trong năm
2020, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 04 kiến nghị của người dân
và 07 phản ánh kiến nghị của báo chí(6). Trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ được phân cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với
các cơ quan liên quan kiểm tra, xử lý và tổng hợp báo cáo kết quả về Uỷ
ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Về công tác thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường: Trong giai đoạn 2020-2021, do tình
hình dịch bệnh COVID-19 nên hoạt động thanh tra, kiểm tra chỉ mới cơ bản đảm
bảo theo Kế hoạch chung của tỉnh. Ngoài ra, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi
trường thực hiện 03 cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Ủy
ban nhân dân tỉnh. Chánh Thanh tra Sở theo thẩm quyền, ban hành 04 quyết định
xử phạt vi phạm hành chính đối với 04 tổ chức về lĩnh vực môi trường với số
tiền 171.000.000 đồng và yêu cầu đối tượng thanh tra, kiểm tra xử lý, khắc
phục, tuân thủ quy định pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Đối với cấp huyện, cũng đã phối
hợp tốt với Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát Phòng chống
tội phạm về môi trường để kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân trên địa
bàn; chủ động tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện
các dấu hiệu vi phạm về môi trường. Chỉ đạo Đoàn kiểm tra tại Quyết định số
501/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường kiểm
tra, xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép; Trong năm
2020, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Kon Tum kiểm tra, đã phát hiện
xử lý 07 vụ việc khai thác cát, sỏi, đất trái pháp luật với tổng số tiền
xử phạt là 81.000.000 đồng, trong đó: Thành phố Kon Tum 02 vụ, số tiền
50.000.000 đồng; huyện Đăk Tô 01 vụ, số tiền 25.000.000 đồng; huyện Ngọc Hồi
02 vụ, với số tiền 4.000.000 đồng (xã xử phạt); huyện Kon Rẫy 02 vụ, với
số tiền 2.000.000 đồng (xã xử phạt).
- Về công tác thu gom, xử lý
chất thải rắn: Tổng khối lượng chất thải rắn (CTR) trên địa bàn tỉnh ước
tính phát sinh năm 2020 khoảng 360,63 tấn/ngày (Trong đó, 179,5 tấn CTR
sinh hoạt đô thị và 181,13 tấn CTR sinh hoạt nông thôn). Tỷ lệ thu gom
rác tại khu vực đô thị khoảng 85% (tương đương với 152,575 tấn/ngày) và
khu vực nông thôn 50% (tương đương với 90,565 tấn/ngày). Khu vực nông
thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có đội thu gom hoặc thu gom chưa thường xuyên dẫn
đến rác thải gây ô nhiễm môi trường cục bộ, ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực.
d. Về tăng cường tuyên
truyền, vận động nhân dân tham gia BVMT: Hằng năm, Ủy ban nhân dân
tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức
đoàn thể triển khai nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền công tác BVMT. Cùng với
đó là các chương trình, sự kiện môi trường hằng năm được luân phiên tổ chức(7), thực hiện các chuyên mục, chuyên trang trên các phương
tiện thông tin đại chúng(8), ngoài ra Website của các sở,
ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố đăng tải mỗi tháng phản
ánh về công tác BVMT trên địa bàn đã góp phần làm chuyển biến nhận thức của
xã hội trong công tác BVMT.
đ. Về rà soát, sắp xếp
tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực quản lý môi trường, ưu tiên cấp
huyện, xã: Trong thời gian qua, tỉnh Kon Tum tiếp tục kiện toàn, củng cố
hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh đến huyện,
xã theo hướng nâng cao năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường,
trong đó chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo
chuyên môn, kỹ năng, kiến thức quản lý bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu về bảo vệ môi trường.
2. Tình hình triển
khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
và các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển KT-XH (Chỉ thị số 25/CT-TTg ,
27/CT-TTg ; Nghị quyết số 08/NQ-CP , 35/NQ-CP ; Chiến lược BVMT quốc gia đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030...):
- Tình hình triển khai thực
hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về
một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT: Ủy ban nhân dân tỉnh đã tham
mưu Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 25-KH/TU ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Ban
thường vụ Tỉnh ủy về Thực hiện Kết luận số 02-KL/TW ngày 26 tháng 4 năm
2016 của Ban Bí thư tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ
chính trị (Khóa IX) “về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”; ban hành Kế hoạch hành động số 404/KH-UBND ngày
21 tháng 02 năm 2017 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Sở Tài nguyên và Môi
trường đã có Báo cáo số 592/BC-STNMT ngày 30 tháng 12 năm 2020 về kết quả
thực hiện một số Chỉ thị, Nghị quyết, Chiến lược trong lĩnh vực môi trường
trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Tình hình triển khai thực
hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về Ban
hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cường quản lý tài nguyên và BVMT; Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8
năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa
XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên
và BVMT: Tỉnh ủy Kon Tum ban hành Chương trình số 58-CTr/TU ngày 29 tháng
10 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV thực hiện các nghị quyết,
kết luận Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa
bàn tỉnh Kon Tum; Văn bản số 892-CV/TU ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Ban
thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện kết luận số 56-KL/TW của Bộ
Chính trị về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2014 thực hiện
Chương trình số 58-CTr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV, Văn
bản số 3370/UBND-NNTN ngày 18 tháng 12 năm 2019 về việc triển khai thực hiện
Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
- Tình hình triển khai Nghị
quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp
bách trong lĩnh vực BVMT: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số
1759/KH-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2014 về thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của
Chính phủ và phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP
cho các Sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh tại Văn bản số 2021/UBND-KTN ngày
18 tháng 9 năm 2013; Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Báo cáo số
592/BC-STNMT ngày 30 tháng 12 năm 2020 về kết quả thực hiện một số Chỉ thị,
Nghị quyết, Chiến lược trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Tình hình triển khai Chỉ
thị số 27/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ nhằm chỉ
đạo, giải quyết kịp thời vấn đề nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên
liệu sản xuất: Qua kiểm tra, rà soát, tỉnh Kon Tum không có đơn vị nào
đăng ký nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất.
- Tình hình triển khai Chỉ
thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa
và Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ
về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn: Ủy ban
nhân dân tỉnh cũng đã ban hành các Văn bản triển khai thực hiện như: Kế hoạch
số 1448/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 về triển khai lộ trình và giải
pháp xử lý rác thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2025 trên
địa bàn tỉnh Kon Tum; Văn bản số 3303/UBND-NNTN ngày 03 tháng 9 năm 2020 về
việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất
thải nhựa trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Tình hình triển khai Chỉ
thị số 42/CT-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại: Ủy ban nhân dân
tỉnh đã ban hành Văn bản triển khai thực hiện số 4577/UBND-NNTN ngày 11
tháng 12 năm 2020 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08
tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tình hình triển
khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
a. Về xử lý các điểm tồn
lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày
21 tháng 10 năm 2020 phê duyệt Kế hoạch xử lý phòng ngừa ô nhiễm môi
trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước; Quyết định
số 807/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2018 phê duyệt Chương trình mục tiêu xử
lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng
công ích giai đoạn 2016-2020:
- Qua kết quả rà soát, tỉnh
Kon Tum hiện không có các điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật theo
Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2020 phê duyệt Kế hoạch xử lý
phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước.
- Các cơ sở ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng thuộc Quyết định số 807/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2018
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu xử lý triệt để
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích
giai đoạn 2016-2020: Có 02 cơ sở là Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi và
Bãi xử lý rác huyện Đăk Glei. Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi đã được
đầu tư khu xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tập trung theo cụm bằng công
nghệ vi sóng với tổng mức 10.959 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng thế
giới và vốn đối ứng địa phương, đối với một số loại chất thải như các kim
tiêm, các mô... hiện nay đã được Sở Y tế đầu tư lò đốt tại Bệnh viện đa
khoa khu vực Ngọc Hồi với tổng kinh phí đầu tư là 4.000 triệu đồng từ
nguồn vốn sự nghiệp y tế năm 2019. Bãi xử lý rác huyện Đăk Glei đã được Ủy
ban nhân dân huyện Đăk Glei bố trí 1.350 triệu đồng để cải tạo, đầu tư xây
dựng một số hạng mục từ năm 2012-2013 nhưng chỉ mang tính tạm thời, tình
trạng ô nhiễm vẫn còn diễn ra..
b. Về bảo vệ môi trường
không khí:
Đối với các nguồn thải khí thải
lưu lượng lớn theo quy định tại điểm 2 khoản 23 Điều 3 Nghị định số
40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi
trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: trên địa bàn tỉnh có 03
cơ sở(9) thuộc đối tượng phải lắp đặt quan
trắc khí thải tự động. Trong đó: 01/03 cơ sở đã hoàn thành lắp đặt và kết
nối dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường(10); 01/03
cơ sở đang thực hiện đầu tư(11); 01/03 cơ sở chưa đầu
tư(12).
c. Về bảo tồn đa dạng
sinh học:
- Triển khai thực hiện Quyết định
số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tỉnh Kon Tum đã thực hiện lập Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa
bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030(13).
- Là tỉnh còn khó khăn trong
cân đối ngân sách để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án đã được quy
hoạch, phê duyệt, địa phương chủ động phối hợp, lồng ghép với chương trình,
dự án của Bộ, ngành Trung ương để xây dựng Phương án bảo tồn thiên nhiên
và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh (là một nội dung của quy hoạch
tỉnh) đảm bảo phù hợp với Quy hoạch cấp quốc gia theo quy định của Luật
Quy hoạch năm 2017 và các Luật, Nghị định có liên quan, cụ thể: thực hiện
lồng ghép các nhiệm vụ liên quan đến đa dạng sinh học trong lĩnh vực lâm nghiệp
do có thể cân đối ngân sách từ Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp
bền vững; Dự án Bảo vệ và quản lý tổng hợp các Hệ sinh thái rừng từ
nguồn ODA do Kfw tài trợ.
d. Đánh giá tình hình
triển khai các nhiệm vụ BVMT của địa phương theo chỉ đạo của Đảng, của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Đối với 02 cơ sở thuộc Quyết
định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, hiện
nay chỉ có Bệnh viện Đa khoa Khu vực Ngọc Hồi được Trung ương hỗ trợ đầu
tư khu xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tập trung theo cụm với số tiền là
10.959 triệu đồng. Bãi xử lý rác huyện Đăk Glei đã được Ủy ban nhân dân
huyện Đăk Glei bố trí 1.350 triệu đồng để cải tạo, đầu tư xây dựng một số
hạng mục từ năm 2012 - 2013 nhưng chỉ mang tính tạm thời, huyện Đăk Glei đã
lập Dự án đầu tư xây dựng bãi xử lý rác với tổng mức đầu tư 15.000 triệu
đồng (thuộc danh mục ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 tại Báo
cáo số 174/BC-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon
Tum) xin hỗ trợ kinh phí từ Trung ương.
- Đối với các bãi rác thải
trên địa bàn tỉnh thuộc cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Có 02 cơ
sở(14) đã được Trung ương hỗ trợ kinh phí để
thực hiện xử lý ô nhiễm triệt để. Đối với các cơ sở còn lại, Ủy ban nhân
dân tỉnh Kon Tum tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc xã hội hóa trong công tác
xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh, mục tiêu đến năm 2025 chất thải rắn
sinh hoạt đô thị phải đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 30% theo
Kế hoạch số 1448/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 về triển khai lộ trình
và giải pháp xử lý rác thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm
2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Thực hiện kêu gọi xã hội hóa
đầu tư nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn(15); di
dời các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong khu dân cư như: gia công sắt, đá
granit, thủ công mỹ nghệ vào các khu làng nghề (làng nghề HNor), di dời
nhà máy gạch tuynel, di dời các lò gạch thủ công ra khỏi khu dân cư, chuyển
vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Tập trung đầu tư hạ tầng xử lý
môi trường các khu công nghiệp cụm công nghiệp; buộc đối tượng có quy mô
xả thải lớn lắp đặt ngay các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả
thải theo quy định của pháp luật và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài
nguyên và Môi trường địa phương.
II. Đánh
giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án BVMT và sử dụng kinh phí sự nghiệp
BVMT năm 2020 và năm 2021
1. Tình hình thực hiện
các chỉ tiêu môi trường ở địa phương đến năm 2020:
Tỷ lệ che phủ rừng là
63,02%; Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở nông thôn: 90%; Tỷ lệ dân cư
được sử dụng nước sạch ở đô thị: 90%; Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất
đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi
trường: 100%; Tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử
lý: 57,1%; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị được thu gom; xử lý:
84,6%; Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý: 99,99%; Tỷ lệ khu đô thị có hệ thống
xử lý nước thải, chất thải đạt tiêu chuẩn quy định: 0%; Kinh phí chi sự
nghiệp môi trường giải ngân: 108.766 triệu đồng đạt trên 1% tổng chi ngân
sách tỉnh.
2. Tình hình thực hiện
kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp BVMT năm 2020 và ước thực hiện năm
2021: Kết quả chi tiết được tổng hợp tại Phụ lục 02.
3. Tình hình thực hiện
các dự án từ nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020:
- Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc
Hồi đã được đầu tư khu xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tập trung theo cụm
bằng công nghệ vi sóng với tổng mức 10.959 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân
hàng thế giới và vốn đối ứng địa phương. Đối với một số loại chất thải như
các kim tiêm, các mô... hiện nay đã được Sở Y tế đầu tư lò đốt tại Bệnh viện
đa khoa khu vực Ngọc Hồi với tổng kinh phí đầu tư là 4.000 triệu đồng từ
nguồn vốn sự nghiệp y tế năm 2019. Tính đến nay, địa phương đã giải ngân
được 100% vốn công trình.
- Bãi xử lý rác thải huyện
Đăk Tô là một trong những cơ sở được nằm trong danh mục cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng đã được bố trí kinh phí xử lý 18.244 triệu đồng,
thực hiện từ năm 2015-2020. Trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 9,977 tỷ
đồng; Ngân sách địa phương đối ứng phần còn lại. Tính đến nay, địa phương
đã giải ngân được 100% vốn công trình.
- Khu liên hiệp xử lý chất
thải rắn liên hợp huyện Ngọc Hồi được thực hiện trong giai đoạn 2019-2023 với
tổng mức đầu tư khoảng 49.000 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp môi trường.
Trong đó, năm 2020 Ngân sách Trung ương đã hỗ trợ và phân bổ cho địa phương
19.009 triệu đồng, hiện đang được chuyển tiếp sang năm 2021 để triển khai thực
hiện.
4. Những thuận lợi,
khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ BVMT:
a. Thuận lợi:
Được sự quan tâm, chỉ đạo của
Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh
ủy, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành, đoàn thể và sự
đồng thuận của Nhân dân trong tỉnh nên việc thực hiện nhiệm vụ về BVMT đã có
bước phát triển và đạt được một số kết quả quan trọng: Công tác BVMT trên
địa bàn tỉnh đã được lồng ghép với việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức
thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng
ngừa ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường ngay từ khâu
lựa chọn địa điểm đầu tư, xem xét phê duyệt các quy hoạch, dự án, hạn chế việc
cấp phép và hạn chế việc xây dựng mới các công trình, cơ sở sản xuất kinh
doanh, dịch vụ có tác động lớn hoặc tiềm ẩn nguy cơ cao đối với môi trường.
b. Khó khăn:
- Nhiều quy định về xã hội hóa
hoạt động BVMT mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc, thiếu cơ chế phù hợp để thực
hiện nên chưa phát huy được hiệu quả. Các loại thuế, phí về môi trường mới
chỉ bước đầu tạo nguồn thu cho ngân sách mà chưa phát huy được vai trò
công cụ kinh tế điều tiết vĩ mô, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
- Bộ máy quản lý nhà nước về
môi trường dù đã được kiện toàn nhiều lần nhưng vẫn chưa đồng bộ và thống
nhất từ Trung ương đến địa phương, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ
được giao, chưa giải quyết hiệu quả các vấn đề liên ngành, liên vùng,
xuyên quốc gia, chưa ngang tầm với yêu cầu BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Chưa huy động được sự tham
gia tích cực của các đơn vị sản xuất kinh doanh, cộng đồng và toàn xã
hội trong việc tham gia xã hội hóa các dự án về bảo vệ môi trường. Chưa
đa dạng được nhiều nguồn vốn cho công tác bảo vệ môi trường, chưa thu hút
và khuyến khích được nhiều thành phần kinh tế tham gia, vốn viện trợ ODA
từ nước ngoài rất ít. Chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường trên địa
bàn tỉnh đã đạt 1% tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm, nhưng chưa đáp ứng
được yêu cầu trong giai đoạn mới.
III. Kiến
nghị và đề xuất
1. Đối với Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ:
- Sớm chỉ đạo các Bộ, ban,
ngành Trung ương ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện
Luật BVMT năm 2020 để có căn cứ cho địa phương triển khai thực hiện đồng bộ
các quy định của pháp luật khi Luật BVMT năm 2020 có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
- Quan tâm tăng tỷ lệ chi ngân
sách cho hoạt động sự nghiệp môi trường đảm bảo yêu cầu trong giai đoạn mới,
đặc biệt là có cơ chế phù hợp và tăng chi ngân sách cho các hoạt động
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó có công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát; bảo đảm bố trí đủ nguồn vốn thực hiện Chương trình quốc
gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Quan tâm hỗ trợ kinh phí từ
nguồn ngân sách Trung ương cho tỉnh Kon Tum thực hiện các dự án xử lý triệt
để ô nhiễm môi trường các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt trên địa bàn
tỉnh theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ về Kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến
năm 2020.
2. Đối với Bộ Tài
nguyên và Môi trường và các Bộ ngành liên quan:
- Đề nghị Bộ Tài nguyên và
Môi trường củng cố tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường,
tăng cường năng lực quản lý về số lượng và chất lượng (con người, trang
thiết bị, phương tiện...) để đáp ứng được các yêu cầu cấp thiết hiện nay của
nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo Luật BVMT 2020.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung
hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về việc áp dụng các chính
sách, cơ chế hỗ trợ vốn, khuyến khích về thuế, trợ giá đối với hoạt động
bảo vệ môi trường, sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường
thay thế túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Khuyến
khích áp dụng các cơ chế chuyển nhượng, trao đổi quyền phát thải và
trách nhiệm xử lý chất thải phù hợp với cơ chế thị trường.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai
thực hiện Dự án "Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ
sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải" nhằm xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu về môi trường thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
- Cải tiến thủ tục hành
chính và ban hành các chính sách cụ thể để khuyến khích các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ cho mục tiêu phát triển bền
vững. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa công tác bảo vệ
môi trường, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng
lượng, phát triển mô hình sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi
trường.
- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí
từ nguồn ngân sách Trung ương cho tỉnh Kon Tum thực hiện các dự án xử lý
triệt để ô nhiễm môi trường các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt trên địa
bàn tỉnh.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022 VÀ KẾ
HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3 NĂM 2022 - 2024 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ
NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Kế hoạch
bảo vệ môi trường:
1. Hỗ trợ xử lý các
điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc ở địa phương
- Tiếp tục triển khai việc đầu
tư xây dựng Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn liên hợp huyện Ngọc Hồi từ
nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương theo Văn bản số 13316/BTC-HCSN ngày
30 tháng 10 năm 2020 của Bộ Tài chính về việc bổ sung kinh phí sự nghiệp
bảo vệ môi trường trung ương đợt 2 năm 2020.
- Đẩy mạnh công tác xã hội
hóa, khuyến khích, huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư
cho 02 bãi rác thuộc cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh (sau
năm 2013) trên địa bàn tỉnh Kon Tum(16). Đẩy mạnh
công tác xã hội hoá, khuyến khích, huy động sự tham gia của các thành
phần kinh tế đầu tư cho hoạt động lĩnh vực thu gom, xử lý, tái chế, tái
sử dụng chất thải theo xu hướng giảm phát thải và thân thiện môi trường
tại các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Ia H’Drai, Sa Thầy, Kon Rẫy, Đăk Glei.
- Đảm bảo kiểm soát chặt chẽ
xử lý chất thải rắn theo các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum: Số
579/KH-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2019 về thực hiện Chiến lược Quốc gia về
quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa
bàn tỉnh Kon Tum và số 1448/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 về triển khai
lộ trình và giải pháp xử lý rác thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi
trường đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
2. Phòng ngừa, kiểm
soát ô nhiễm môi trường
- Đầu tư nâng cấp, bổ sung
trang thiết bị quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo quyết định
chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 17 tháng 4 năm 2020 của
Hội đồng nhân dân tỉnh và các Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định
số 397/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2020 về giao triển khai chủ trương đầu
tư, Văn bản số 4173/UBND-KTTH ngày 06 tháng 11 năm 2020 gửi Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Bộ Tài chính về việc hỗ trợ kinh phí để thực hiện dự án
Nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị quan trắc môi trường.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả
công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận kế hoạch BVMT; lồng
ghép BVMT vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh; tăng cường kiểm tra việc thực hiện pháp luật về
BVMT, hậu kiểm báo cáo ĐTM, xác nhận hoàn thành các công trình BVMT trước
khi dự án đi vào vận hành chính thức; yêu cầu, khuyến khích các doanh nghiệp
có hoạt động xả nước thải ra môi trường tiếp nhận phải thực hiện lắp đặt hệ
thống quan trắc nước thải công nghiệp tự động liên tục và truyền dữ liệu về
Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, quản lý.
- Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT trong quá
trình hoạt động đối với các dự án đầu tư, các đơn vị, cơ sở sản xuất,
kinh doanh có khả năng gây ô nhiễm cao, các cơ sở có quy mô xả thải lớn. Đặc
biệt là việc thực hiện các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động
môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.
3. Quản lý chất thải
- Tiếp tục triển khai thực hiện
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt điều chỉnh Chiến lược về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch số 579/KH-UBND ngày 18 tháng 3 năm
2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng
hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh
Kon Tum.
- Tiếp tục triển khai Nghị quyết
số 09/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2019 tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ
tháng 01 năm 2019 về thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn. Chỉ thị
số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
quản lý, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa và Chỉ thị số
41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải
pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn; Kế hoạch của Ủy ban nhân
dân tỉnh: số 2532/KH-UBND ngày 30 tháng năm 2019 về triển khai Nghị quyết số
09/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước
về chất thải rắn, số 1448/KH- UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 về triển khai
lộ trình và giải pháp xử lý rác thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi
trường đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Kế hoạch số 3547/KH-UBND
ngày 21 tháng 12 năm 2018 về việc thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”
trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Văn bản số 3303/UBND-NNTN ngày 03 tháng 9 năm
2020 về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm
thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
4. Bảo tồn thiên nhiên
và đa dạng sinh học
- Tiếp tục thực hiện Quyết định
số 1176/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030; Triển khai Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08 tháng 12 năm
2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm
soát loài ngoại lai xâm hại; Các Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh: Kế hoạch
số 667/UBND-NC ngày 08 tháng 3 năm 2020 thực hiện Chương trình bảo tồn
các loài rùa nguy cấp của Việt Nam hiện có trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Văn bản số 4577/UBND-NNTN ngày 11 tháng
12 năm 2020 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08 tháng
12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ đạo các ngành tiếp tục
triển khai thực hiện Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học trên địa
bàn tỉnh, tăng cường công tác tuyên truyền về Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc
Linh được công nhận danh hiệu Vườn Di sản ASEAN; kêu gọi nguồn tài trợ quốc
tế thực hiện Chương trình bảo tồn các loại rùa nguy cấp của Việt Nam hiện
có tại VQG Chư Mom Ray đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
5. Tăng cường năng lực
quản lý môi trường
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức
bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ
trung ương đến địa phương giai đoạn 2021-2025, đảm bảo cả về số lượng và
chất lượng, thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BVMT theo quy
định của Trung ương.
- Tổ chức tập huấn chuyên môn
quản lý về Luật BVMT năm 2020, các Văn bản dưới Luật; bố trí cán bộ
chuyên trách về môi trường đủ về lượng, mạnh về chất lượng; tăng cường
năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác BVMT ở phòng Tài nguyên và
Môi trường cấp huyện, đáp ứng nhu cầu thực tế.
- Tăng cường sự phối hợp chặt
chẽ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể có liên quan triển khai thực hiện có
hiệu quả chương trình, kế hoạch liên tịch về BVMT đã ký kết, tăng cường vai
trò phản biện, giám sát, tham gia quản lý nhà nước về BVMT của các Hội
đoàn thể; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả hoạt động phối
hợp, đảm bảo đúng theo các nội dung, mục tiêu đề ra.
6. Tuyên truyền, nâng
cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường
- Tuyên truyền, phổ biến sâu
rộng Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ;
Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch
của Tỉnh ủy số: 52-KH/TU ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Tỉnh uỷ triển khai thực
hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về
bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước; 25-KH/TU ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy thực hiện
Kết luận số 02-KL/TW ngày 26 tháng 4 năm 2016 của Ban chấp hành Trung ương về
tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về
bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo
dục, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường,
tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT; xã hội hóa công tác
BVMT trên địa bàn tỉnh; tạo cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách, khuyến
khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia BVMT; áp dụng các chính
sách, cơ chế hỗ trợ về vốn, khuyến khích về thuế đối với hoạt động BVMT trên
địa bàn tỉnh.
7. Triển khai, thực hiện
Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ
Tiếp tục chỉ đạo các ngành
triển khai khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của
Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch hành động số 404/KH-UBND ngày 21 tháng 02
năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh, cụ thể: Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp
chính quyền đối với công tác BVMT thông qua Quy chế phối hợp trong công tác
quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn tỉnh Kon Tum; tăng cường và đổi mới
công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm về BVMT; nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt
động BVMT; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào
BVMT; thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế về BVMT.
II. Dự kiến
các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường năm 2022, giai đoạn 2022 - 2024:
(Kết quả chi tiết được tổng hợp tại Phụ lục 03)
Trên đây là kế hoạch và dự
toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước
03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa
bàn tỉnh Kon Tum./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
- Văn phòng UBND tỉnh: CVP, PCVPKSX;
- Lưu: VT, NNTN, KTTH.NTS.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Sâm
|
PHỤ LỤC 1
CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC
(Kèm theo Kế hoạch số 2339/KH-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2021 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
- Nghị quyết số 15/NQ-HĐND
ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư
dự án: Nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị quan trắc môi trường.
- Nghị quyết số 28/2020/NQ-HĐND
ngày 13 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phí và lệ phí
trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Nội dung: Phí thẩm định Báo cáo đánh giá
tác động môi trường; Phương án cải tạo phục hồi môi trường).
- Quyết định số 221/QĐ-UBND
ngày 12 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ủy quyền cho Sở
Tài nguyên và Môi trường thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 22/2020/QĐ-UBND
ngày 13 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về bãi bỏ văn bản quy phạm
pháp luật, nội dung trong văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân
tỉnh Kon Tum ban hành (Lĩnh vực môi trường: Quyết định số
15/2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
ban hành Quy định về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, giết mổ gia súc,
gia cầm trên địa bàn tỉnh Kon Tum).
- Quyết định số 1167/QĐ-UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Báo cáo
hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường tỉnh Kon Tum giai đoạn
2016 - 2020.
- Quyết định số 187/QĐ-UBND
ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch hành
động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và
đánh giá khí hậu tỉnh Kon Tum.
- Kế hoạch số 667/KH-UBND ngày
08 ngày 3 tháng 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình bảo
tồn các loại rùa nguy cấp của Việt Nam hiện có trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Kế hoạch số 2442/KH-UBND
ngày 09 ngày 7 tháng 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng dự toán
ngân sách nhà nước năm 2021 và Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03
năm 2021 - 2023 từ nguồn kinh phí sự nghiệp BVMT trên địa bàn tỉnh Kon
Tum.
- Kế hoạch số 3156/KH-UBND
ngày 25 ngày 8 tháng 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Quyết định
số 1055/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Kế hoạch số 1448/KH-UBND
ngày 07 ngày 5 tháng 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai lộ
trình và giải pháp xử lý rác thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường
đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG NĂM 2020-2021
(Kèm theo Kế hoạch số 2339/KH-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
ĐVT:
triệu đồng
TT
|
Tên nhiệm vụ
|
Thời gian thực hiện
|
Tổng kinh phí
|
Kinh phí năm 2020
|
Kinh phí năm 2021
|
Đơn vị thực hiện/lư u giữ sản phẩm
|
Tiến độ giải ngân (%)
|
Các kết quả chính đã đạt được
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4=5+6
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10(*)
|
A
|
Nhiệm vụ chuyên môn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I
|
Nhiệm vụ chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Nhiệm vụ mở mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
Nhiệmvụ thường xuyên
|
|
192.453
|
108.766
|
83.687
|
|
|
|
|
1
|
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường (gồm các hoạt
động: Thẩm định báo cáo ĐMC; Xác nhận Kế hoạch BVMT; Kiểm tra, cấp giấy
xác nhận ĐTM và các nhiệm vụ khác liên quan đến nhiệm vụ BVMT…; Hỗ
trợ UBMTTQVN và các tổ chức đoàn thể thực hiện chương trình phối hợp
liên tịch; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi
trường, Đa dạng sinh học, ứng phó với BĐKH; Thu thập thông tin phục vụ
bộ chỉ số môi trường, báo cáo môi trường hàng năm của tỉnh; Tăng
cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; Triển khai
thực hiện tiêu chí 17 về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
Chương trình nông thôn mới; Nhiệm vụ quan trắc và phân tích môi trường
trên địa bàn tỉnh; Nâng cấp, duy trì hoạt động của hệ thống trung tâm
điều hành các trạm quan trắc nước thải tự động, chất thải rắn trên địa
bàn tỉnh phục vụ cho công tác quản lý; Lấy mẫu và phân tích các
thành phần môi trường, giám sát môi trường theo yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền; Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về BVMT; Chi bộ máy hành chính và các hoạt động phát sinh khác
liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường...)
|
Hàng năm
|
8.274
|
4.311
|
3.963
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Năm 2020: 100%
|
Năm 2021: Đang triển khai
|
|
2
|
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường cấp cho Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh (gồm các hoạt
động: quản lý trồng và chăm sóc cây xanh, thu gom và vận chuyển rác
thải…)
|
Hàng năm
|
3.220
|
1.525
|
1.695
|
BQL Khu kinh tế tỉnh
|
Năm 2020: 100%
|
Năm 2021: 15%
|
|
3
|
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường ở cấp huyện, cấp xã (gồm các hoạt động: tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; trồng và chăm
sóc cây xanh, mua sắm phương tiện thu gom rác thải…)
|
Hàng năm
|
180.959
|
102.930
|
78.029
|
UBND các huyện, thành phố
|
Năm 2020: 100%
|
Năm 2021: Đang triển khai
|
|
Ghi chú: (*) Kinh phí năm
2020 theo số liệu quyết toán của các đơn vị lập, báo cáo gửi Sở Tài
chính; dự toán năm 2021 theo Quyết định số 1237/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12
năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.
PHỤ LỤC 3
TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM
2022, GIAI ĐOẠN 2022-2024
(Kèm theo Kế hoạch số 2339/KH-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Kon Tum)
ĐVT:
Triệu đồng
STT
|
Tên nhiệm vụ/dự
án
|
Cơ sở pháp lý
|
Mục tiêu/Nội
dung thực hiện
|
Dự kiến sản phẩm
|
Cơ quan thực hiện
|
Thời gian thực
hiện
|
Tổng kinh phí
|
Lũy kế đến hết
năm 2021
|
Kinh phí năm
2022
|
Kinh phí dự kiến
năm 2023
|
Kinh phí dự kiến
năm 2024
|
Ghi chú
|
A
|
Nhiệm vụ chuyên môn
|
|
|
|
|
|
99.998
|
50.000
|
13.000
|
13.000
|
13.900
|
|
I
|
Nhiệm vụ chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
99.998
|
50.000
|
13.000
|
13.000
|
13.900
|
|
1
|
Nâng cấp, bổ sung trang thiết bị quan trắc môi
trường
|
Nghị quyết số
15/NQ-HĐND ngày 17 tháng 4 năm 2020
|
Nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường
|
Trang thiết bị
|
Sở TN&MT
|
2020 - 2024
|
99.998
|
50.000
|
13.000
|
13.000
|
13.900
|
Nguồn vốn TW:
50.000 Nguồn vốn địa phương: 49.998
(Cong van so 4173
gui BTC-BTNMT)
|
II
|
Nhiệm vụ mở mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
Nhiệm vụ thường xuyên
|
|
|
|
|
|
|
(*)
|
(**)
|
|
|
|
01
|
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp
cho Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan thuộc tỉnh (gồm các hoạt động:
(1) Thẩm định báo cáo ĐMC; Xác nhận Kế hoạch BVMT; Kiểm tra, cấp giấy xác nhận
ĐTM và các nhiệm vụ khác liên quan đến nhiệm vụ BVMT...; (2) Hỗ trợ UBMTTQVN
và các tổ chức đoàn thể thực hiện chương trình phối hợp liên tịch; (3) Tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, Đa dạng sinh học, ứng
phó với BĐKH; (4) Thu thập thông tin phục vụ báo cáo môi trường hàng năm; (5)
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; (6)Triển khai thực
hiện tiêu chí 17 về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm Chương trình nông
thôn mới; (7) Nhiệm vụ quan trắc và phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh;
(8) Hoạt động của hệ thống trung tâm điều hành các trạm quan trắc nước thải tự
động, CTR trên địa bàn tỉnh phục vụ cho công tác quản lý; (9) Lấy mẫu và phân
tích các thành phần môi trường, giám sát môi trường theo yêu cầu của cơ quan
có thẩm quyền; (10) Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về BVMT; (11) Chi bộ máy hành chính và các hoạt động phát sinh khác liên
quan đến hoạt động bảo vệ môi trường...)
|
Hàng năm
|
18.900
|
3.963
|
100(1)
130(2)
220(3)
50(4)
75(5)
70(6)
940(7)
400(8)
80(9)
100(10)
2602(11)
4.767
|
100(1)
150(2)
250(3)
60(4)
80(5)
100(6)
1000(7)
150(8)
80(9)
150(10)
2800(11)
4.920
|
100(1)
200(2)
300(3)
70(4)
80(5)
100(6)
1000(7)
150(8)
100(9)
150(10)
3000(11)
5.250
|
|
02
|
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường theo dự kiến của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh (gồm
các hoạt động:Quản lý, trồng mới, chăm sóc hệ thống cây xanh bồn cảnh
tại KKT CKQT Bờ Y; Vệ sinh môi trường, thu gom và vận chuyển rác
thải sinh hoạt tại KKT CKQT Bờ Y; Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm
tra việc thực hiện pháp luật về BVMT; Tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật về BVMT nhằm nâng cao nhận thức và ý thức BVMT; Xây
dựng và thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường,
các tác động đối với môi trường)
|
Hàng năm
|
12.398
|
1.695
|
3.637
|
3.533
|
3.533
|
|
03
|
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ môi trường theo dự kiến của UBND các huyện/thành phố
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1
|
Ủy ban nhân dân thành
phố Kon Tum
|
Hàng năm
|
329.320
|
55.965
|
82.590
|
90.843
|
99.922
|
|
3.2
|
Ủy ban nhân dân huyện Đăk
Hà
|
Hàng năm
|
29.445
|
7.095
|
7.450
|
7.450
|
7.450
|
|
3.3
|
Ủy ban nhân dân huyện Đăk
Tô
|
Hàng năm
|
13.536
|
2.915
|
3.262
|
3.542
|
3.817
|
|
3.4
|
Ủy ban nhân dân huyện Tu
Mơ Rông
|
Hàng năm
|
7.238
|
1.215
|
1.336
|
1.470
|
3.217
|
|
3.5
|
Ủy ban nhân dân huyện Ngọc
Hồi
|
Hàng năm
|
20.880
|
4.880
|
5.100
|
5.300
|
5.600
|
|
3.6
|
Ủy ban nhân dân huyện Đăk
Glei
|
Hàng năm
|
12.406
|
2.936
|
2.890
|
3.180
|
3.400
|
|
3.7
|
Ủy ban nhân dân huyện Sa
Thầy
|
Hàng năm
|
13.102
|
2.793
|
3.185
|
3.403
|
3.721
|
|
3.8
|
Ủy ban nhân dân huyện Ia
HD’rai
|
Hàng năm
|
5.240
|
1.000
|
1.243
|
1.446
|
1.551
|
|
3.9
|
Ủy ban nhân dân huyện Kon
Rẫy
|
Hàng năm
|
22.478
|
4.295
|
5.831
|
6.028
|
6.324
|
|
3.10
|
Ủy ban nhân dân huyện Kon
Plông
|
Hàng năm
|
22.544
|
3.639
|
6.097
|
6.404
|
6.404
|
|
C
|
Hỗ trợ xử lý ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng
|
|
|
161.330
|
19.477
|
53.853
|
42.000
|
46.000
|
|
I
|
Nhiệm vụ chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
49.330
|
19.477
|
19.853
|
10.000
|
|
|
1
|
Dự án Khu liên hiệp xử lý
chất thải rắn liên hợp huyện Ngọc Hồi
|
Quyết định số 1247/QĐ- UBND ngày 14/12/2020 của UBND tỉnh Kon Tum
|
Đầu tư xây dựng khu xử lý CTR
|
|
UBND Huyện Ngọc Hồi
|
2020-2023
|
49.330
|
19.477
|
19.853
|
10.000
|
|
Công văn 13316 của bộ tài chính cấp vốn (xem thêm)
|
Ghi chú: (*): Theo Quyết định
số 1237/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách
nhà nước năm 2021, số liệu dự toán chi sự nghiệp môi trường là 83.687
triệu đồng; (**) Số liệu dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường dự
kiến năm 2022 theo báo cáo số 79/BC-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về Báo cáo đánh giá, cập nhật số liệu Kế hoạch tài
chính - ngân sách nhà nước 03 năm (2021-2023) của tỉnh Kon Tum là 88.946
triệu đồng. Đối với phần chênh lệch, trong quá trình triển khai kế hoạch
năm 2021, 2022 đề nghị các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các
huyện/thành phố cân đối cho phù hợp.
(1) Cụm xử lý số 1 (cụm
Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng); cụm xử lý số 2 (cụm
Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi).
(2) Theo Quyết định số
1340/2008/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2008 và Quyết định số 1073/QĐ-UBND
ngày 11 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
(3) Trong đó: Đối tượng
bắt buộc có 06/06 cơ sở; Đối tượng khuyến khích có 13/14 cơ sở, tỷ lệ hoàn
thành đạt 95%.
(4) Bãi xử lý rác huyện
Đăk Glei.
(5) Bãi rác huyện Đăk
Tô; Bãi rác thải huyện Ngọc Hồi; Bãi rác thải huyện Sa Thầy; Bãi rác
thải huyện Kon Rẫy.
(6) Phản ánh tình trạng
ô nhiễm tại các trại gà trên địa bàn thành phố Kon Tum; Phản ánh về mùi
hôi bốc ra từ chất thải của Nhà máy đường Kon Tum, gây ô nhiễm môi trường
ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân; Phản ánh Xưởng chế biến
gỗ Đông Sáng gây ô nhiễm môi trường; Phản ánh bãi rác thải thôn 1, thị trấn
Sa Thầy gây ô nhiễm môi trường; Phản ánh Nhà máy xử lý rác Song Nguyên đốt
rác gây ô nhiễm môi trường; Phản ánh Nhà máy chế biến mủ cao su Thuận
Lợi xả nước thải, mùi hôi gây ô nhiễm môi trường; Phản ánh việc thi công
đường giao thông đổ đất, đá thải gây ô nhiễm môi trường; Phản ánh Nhà
máy chế biến mủ cao su Đại Lợi xả chất thải gây ô nhiễm môi trường; Phản
ánh Doanh nghiệp đổ thải tại hành lang đường bộ Hồ Chí Minh đoạn qua xã
Hòa Bình, thành phố Kon Tum gây ô nhiễm môi trường.
(7) Ngày Đất ngập nước
2/2, Ngày Nước thế giới 22/3, Ngày Khí tượng thế giới, Tuần lễ quốc gia về
nước sạch vệ sinh môi trường, Ngày Đa dạng sinh học 22/5, Tháng hành động
vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải
đảo Việt Nam, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn…
(8) Báo Kon Tum, VOV,
Thông tấn xã Việt Nam, Nhân dân, Tài nguyên và Môi trường, Đài Phát thanh
Truyền hình Kon Tum, VTV thường trú tại Kon Tum.
(9) Nhà máy đường Kon
Tum - Công ty cổ phần Đường Kon Tum; Nhà máy cồn và tinh bột sắn Đăk Tô
- Chi nhánh Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi; Nhà máy xử lý
rác Đăk Hà - Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Môi trường DH.
(10) Nhà máy đường
Kon Tum - Công ty cổ phần Đường Kon Tum.
(11) Nhà máy cồn và
tinh bột sắn Đăk Tô - Chi nhánh Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng
Ngãi.
(12) Nhà máy xử lý
rác Đăk Hà - Công ty TNHH TM&CN Môi trường DH. Hiện nay, Nhà máy đang
trong giai đoạn xây dựng, vận hành thử nghiệm.
(13) Hội đồng nhân
dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 19 tháng 8 năm
2016 và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định 523/QĐ-UBND ngày 03
tháng 10 năm 2016.
(14) Bãi rác huyện Đăk
Tô; Bãi rác thải huyện Ngọc Hồi.
(15) Gồm: Nhà máy
xử lý rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum trên địa bàn thành phố
Kon Tum (đã đầu tư và đưa vào hoạt động); Nhà máy xử lý rác Đăk Hà của
Công ty TNHH Thương mại và Môi trường DH tại huyện Đăk Hà (đang vận hành
thử nghiệm) và Nhà máy liên hợp xử lý chất thải An Thiện Ngọc Hồi của
Công ty TNHH Thương mại và Môi trường An Thiện tại huyện Ngọc Hồi (đang chuẩn
bị đầu tư).
(16) Bãi rác thải huyện
Sa Thầy; Bãi rác thải huyện Kon Rẫy