THÔNG TƯ
BAN
HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
THỨC ĂN THỦY SẢN
Thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 3 năm
2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 08/2020/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm
2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Điều
2 của Thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức
ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày
01 tháng 7 năm 2020.
Thông tư số 05/2021/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm
2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành sửa đổi
1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNTN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn
nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi
và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm
2021.
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng
02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm
2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm
2007;
Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;
Căn cứ Luật Chăn nuôi năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng
8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng
12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng
5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng
5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng
3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng
01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,
Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất
thức ăn thủy sản.[1]
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
Thức ăn chăn nuôi - Hàm lượng tối đa cho phép các
chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.
Ký hiệu: QCVN 01 - 190:2020/BNNPTNT.
Điều 2. Hiệu lực thi hành[2]
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 7 năm 2020.
1a. [3] Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu: Salmonella,
Asen tổng số (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg) trong thức ăn truyền
thống, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản có nguồn gốc từ thực vật quy định
tại mục III Phụ lục I của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ban hành kèm theo Thông
tư này được áp dụng kể từ ngày 01/7/2021.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số
61/2011/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn
nuôi.
Điều 3. Quy định chuyển tiếp
1. Hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với thức ăn
chăn nuôi nhập khẩu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này thực hiện trước
ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa kết thúc thì áp dụng theo quy định
của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
2. Các lô hàng thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản
xuất thức ăn thủy sản nhập khẩu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này đã
được thông quan trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải làm
thủ tục công bố hợp quy.
3. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất
thức ăn thủy sản sản xuất trong nước quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
này đã được công bố thông tin hoặc đã nộp hồ sơ đề nghị công bố thông tin trên
Cổng Thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc đã được
gửi thông tin về sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước
ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa công bố hợp quy được sản xuất,
lưu hành và phải hoàn thành thủ tục công bố hợp quy trước ngày 01 tháng 7 năm
2021.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Tổng
cục trưởng Tổng cục Thủy sản; Cục trưởng Cục Chăn nuôi; Thủ trưởng các đơn vị
có liên quan thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ
quan, tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo
và
đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ NN&PTNT;
- Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ;
- Lưu: VT, CN.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phùng Đức Tiến
|
QCVN 01 - 190: 2020/BNNPTNT
QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA THỨC ĂN CHĂN NUÔI - HÀM LƯỢNG TỐI ĐA CHO PHÉP CÁC CHỈ
TIÊU AN TOÀN TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN
National technical
regulation Animal feed and ingredients in aquaculture feed - Maximum level of
undesirable substances
Lời nói đầu
QCVN 01 - 190: 2020/BNNPTNT do Tổng cục Thủy sản và
Cục Chăn nuôi biên soạn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Thông tư số
04/2020/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 3 năm 2020.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT
QUỐC GIA THỨC ĂN CHĂN NUÔI - HÀM LƯỢNG TỐI ĐA CHO PHÉP CÁC CHỈ TIÊU AN TOÀN
TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN
National
technical regulation Animal feed and ingredients in aquaculture feed - Maximum
level of undesirable substances
I.
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định hàm lượng
tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn (chất không mong muốn) và quy định quản lý
nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản và thức ăn chăn nuôi (bao gồm thức ăn
truyền thống, thức ăn bổ sung, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc
cho vật nuôi trừ thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc cho vật nuôi quy định
tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 01-183: 2016/BNNPTNT ban hành kèm theo
Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức
ăn chăn nuôi).
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân có hoạt động liên quan đến kinh doanh thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản
xuất thức ăn thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Tài liệu viện dẫn
AOAC 975.08. Fluorine in animal feed, Ion selective
electrode method (Flo trong thức ăn chăn nuôi - Phương pháp điện cực ion chọn lọc).
AOAC 986.15. Arsenic, cadmium, lead, selenium and
zinc in human and pet foods (Asen, cadimi, chì, selen và kẽm trong thực phẩm và
thức ăn cho động vật cảnh).
EN 16277:2012. Animal feeding stuffs -
Determination of mercury by cold-vapour atomic absorption spectrometry (CVAAS)
after microwave pressure digestion (extraction with 65% nitric acid and 30%
hydrogen peroxide). Thức ăn chăn nuôi - Xác định thủy ngân bằng đo phổ hấp thụ
nguyên tử hơi lạnh (CVAAS) sau khi phân hủy bằng áp lực trong lò vi sóng.
TCVN 7596:2007 (ISO 16050:2003). Thực phẩm - Xác định
aflatoxin B1 và hàm lượng tổng số aflatoxin (B1, B2, G1 và G2) trong ngũ cốc, các
loại hạt và sản phẩm của chúng. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
TCVN 7602:2007 (AOAC 972.25). Thực phẩm - Xác định
hàm lượng chì bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.
TCVN 7603:2007 (AOAC 973.34). Thực phẩm - Xác định
hàm lượng cadimi bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.
TCVN 7604:2007 (AOAC 971.21). Thực phẩm - Xác định
hàm lượng thủy ngân theo phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.
TCVN 7924 - 2: 2008. Vi sinh vật trong thực phẩm và
thức ăn chăn nuôi. Phương pháp định lượng Escherichia coli dương tính
beta-glucuronidaza. Phần 2: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 44°C sử dụng
5-bromo-4-clo-3-indolyl beta-D-glucuronid.
TCVN 8126:2009. Thực phẩm. Xác định hàm lượng chì, cadimi,
kẽm, đồng và sắt. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sau khi đã phân hủy bằng
vi sóng.
TCVN 6121:2010 (ISO 3960:2007). Dầu mỡ động vật và
thực vật. Xác định chỉ số peroxid - Phương pháp xác định điểm kết thúc chuẩn độ
iot (quan sát bằng mắt thường).
TCVN 6125:2010 (ISO 663:2007). Dầu mỡ động vật và
thực vật - Xác định hàm lượng tạp chất không tan.
TCVN 8763:2011. Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng
axit xyanhydric - Phương pháp chuẩn độ.
TCVN 9125:2011. Thức ăn chăn nuôi - Xác định
gossypol tự do và tổng số.
TCVN 9126:2011 (ISO 17375:2006). Thức ăn chăn nuôi
- Xác định aflatoxin B1. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao có dẫn xuất sau
cột.
TCVN 9588:2013 (ISO 27085:2009). Thức ăn chăn nuôi
- Xác định canxi, natri, phospho, magie, kali, sắt, kẽm, đồng, mangan, coban,
molypden, asen, chì và cadimi bằng phương pháp đo phổ phát xạ nguyên tử plasma
cảm ứng cao tần (ICP-AES).
TCVN 10494:2014. Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm
lượng nitơ ammoniac.
TCVN 11282:2016 (AOAC 996.13). Thức ăn chăn nuôi -
Xác định hàm lượng ethoxyquin - Phương pháp sắc ký lỏng.
TCVN 11291:2016 (AOAC 957.22). Thức ăn chăn nuôi -
Xác định hàm lượng asen tổng số - Phương pháp đo màu.
TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579:1:2017), Vi sinh vật
trong chuỗi thực phẩm. Phương pháp phát hiện, định lượng và xác định typ huyết
thanh của Salmonella Phần 1: Phương pháp phát hiện Salmonella spp.
II.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
1. Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn
trong thức ăn truyền thống, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản được quy định
tại Phụ lục I kèm theo.
2. Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn
trong thức ăn bổ sung (không áp dụng đối với thức ăn thủy sản) được quy định tại
Phụ lục II kèm theo.
3. Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn
trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc cho vật nuôi (không áp dụng đối
với thức ăn thủy sản) được quy định tại Phụ lục III kèm theo.
III.
QUY ĐỊNH CHUẨN BỊ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM
1. Chuẩn bị mẫu
Theo TCVN 6952: 2001 (ISO 9498:1998). Thức ăn chăn
nuôi - Chuẩn bị mẫu thử.
2. Phương pháp thử nghiệm
Phương pháp thử nghiệm các chỉ tiêu an toàn tại Mục
II của Quy chuẩn này được quy định như sau:
TT
|
Chỉ tiêu
|
Phương pháp thử
nghiệm(1)
|
1
|
Aflatoxin B1
|
TCVN 7596-2007 (ISO 16050:2003)
TCVN 9126: 2011 (ISO 17375:2006)
|
2
|
Asen tổng số (As)
|
TCVN 9588:2013 (ISO 27085:2009)
TCVN 11291:2016 (AOAC 957.22)
AOAC 986.15
|
3
|
Axit xyanhydric
|
TCVN 8763:2011
|
4
|
Cadimi (Cd)
|
TCVN 7603:2007 (AOAC 973.34)
TCVN 9588:2013 (ISO 27085:2009)
TCVN 8126:2009
AOAC 986.15
|
5
|
Chì (Pb)
|
TCVN 7602:2007 (AOAC 972.25)
TCVN 9588:2013 (ISO 27085:2009)
TCVN 8126:2009
AOAC 986.15
|
6
|
FIo (F)
|
AOAC 975.08
|
7
|
Gossypol tự do
|
TCVN 9125:2011 (ISO 6866:1985)
|
8
|
Nitơ amoniac
|
TCVN 10494:2014
|
9
|
Chỉ số peroxid
|
TCVN 6121:2010 (ISO 3960:2007)
|
10
|
Tạp chất không hòa tan
|
TCVN 6125:2010
|
11
|
Thủy ngân (Hg)
|
TCVN 7604:2007 (AOAC 971.21)
EN 16277:2012
|
12
|
Ethoxyquin
|
TCVN 11282:2016
AOAC 996.13
|
13
|
E. coli
|
TCVN 7924-2:2008
|
14
|
Salmonella spp.
|
TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017)
|
(1) Có thể áp dụng các phương pháp thử
nghiệm đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc phương pháp thử nghiệm khác được
chỉ định hoặc công nhận theo quy định của pháp luật.
IV.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1. Công bố hợp quy
Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, thức ăn chăn
nuôi, thực phẩm được lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật Việt
Nam về thực phẩm nhưng được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng yêu cầu
kỹ thuật quy định tại Quy chuẩn này.
Trước khi lưu thông trên thị trường, nguyên liệu sản
xuất thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi thương mại phải được công bố hợp quy
(trừ thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng; thực phẩm đáp ứng quy định của pháp luật
Việt Nam về thực phẩm nhưng được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; thức ăn truyền
thống thương mại, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản được sản xuất, mua bán,
sơ chế tại hộ gia đình, hộ kinh doanh).[4]
1.1. Đối với thức ăn truyền thống, thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản:
Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được lựa chọn 01 trong 03 hình thức sau:
a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá
nhân.
b) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã
đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.
c) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được
chỉ định theo quy định của pháp luật.
1.2. Đối với thức ăn bổ sung: Tổ chức, cá
nhân công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy
được chỉ định theo quy định của pháp luật.
2. Phương thức đánh giá, trình tự thủ tục công bố
hợp quy
2.1. Phương thức đánh giá hợp quy
2.1.1. Đánh giá theo phương thức 5 hoặc phương thức
7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và
Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh
giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Thông tư
số 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của
Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số
28/2012/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN).
Trường hợp cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản còn hiệu lực thì không phải
đánh giá quá trình sản xuất.
2.1.2. Mỗi sản phẩm công bố hợp quy phải được lấy mẫu
thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp đối với tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy
chuẩn này.
2.1.3. Mỗi sản phẩm sản xuất trong nước đã công bố
hợp quy theo phương thức 5 phải được lấy mẫu để đánh giá giám sát với tần suất
không quá 12 tháng/1 lần và thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn
kỹ thuật này với tần suất ít nhất 03 năm/lần/chỉ tiêu.
2.1.4. Việc lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp
thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia hoặc Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
2.2. Trình tự, thủ tục công bố hợp quy đối với sản
phẩm sản xuất trong nước
2.2.1. Trình tự, thủ tục công bố hợp quy thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN .
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy là cơ quan
quản lý chuyên ngành tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc đăng ký
kinh doanh, bao gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thức ăn chăn nuôi hoặc cơ
quan quản lý chuyên ngành thức ăn thủy sản được Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn giao nhiệm vụ.
2.2.2. Công bố hợp quy đối với sản phẩm đồng thời
là thức ăn truyền thống và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản: Tổ chức, cá
nhân chỉ cần thực hiện 01 thủ tục công bố hợp quy theo nguyên tắc sau:
a) Đánh giá sự phù hợp tất cả các chỉ tiêu an toàn
của sản phẩm quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này.
b) Trường hợp lựa chọn hình thức công bố hợp quy dựa
trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận: Tổ chức, cá nhân lựa chọn tổ chức
chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy thức ăn thủy
sản để đánh giá sản phẩm. Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận trong đó có nội
dung “sản phẩm phù hợp yêu cầu kỹ thuật của thức ăn truyền thống và nguyên liệu
sản xuất thức ăn thủy sản”.
c) Lựa chọn 01 cơ quan quản lý chuyên ngành tại Mục
2.2.1 của Quy chuẩn này để nộp hồ sơ công bố hợp quy. Cơ quan tiếp nhận ban
hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy trong đó có nội dung “sản phẩm
phù hợp yêu cầu kỹ thuật của thức ăn truyền thống và nguyên liệu sản xuất thức
ăn thủy sản”.
2.3. Trình tự, thủ tục công bố hợp quy đối với sản
phẩm nhập khẩu
a) Trình tự, thủ tục công bố hợp quy đối với sản phẩm
thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản nhập khẩu thực hiện
theo quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa; pháp luật về tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật; pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản.
b) Kết quả đánh giá sự phù hợp những chỉ tiêu an
toàn quy định giống nhau giữa thức ăn truyền thống và nguyên liệu sản xuất thức
ăn thủy sản quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này được thừa nhận lẫn nhau trong
hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn truyền thống, nguyên liệu sản xuất thức
ăn thủy sản nhập khẩu.
3. Thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn
thủy sản sau khi công bố hợp quy phải có dấu hợp quy. Dấu hợp quy và sử dụng dấu
hợp quy thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số
28/2012/TT-BKHCN .[5]
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ TRÁCH
NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Mục
I Quy chuẩn này có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.
2. Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi phổ biến, hướng
dẫn thực hiện Quy chuẩn này.
3. Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi và cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm tổ chức, thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện Quy chuẩn này. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ
theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp các quy định, tiêu chuẩn quốc
gia được quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì
thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
Phụ
lục I
Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong
thức ăn truyền thống, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản
I. Hàm lượng tối đa cho phép
các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn truyền thống, nguyên liệu sản xuất thức ăn
thủy sản có nguồn gốc từ thủy sản
TT
|
Loại thức ăn,
nguyên liệu(1)
|
Chỉ tiêu
|
Hàm lượng tối
đa cho phép
|
1
|
San hô, vỏ động vật loài nhuyễn thể
|
Asen tổng số (As)
|
10,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
15,0 mg/kg
|
Flo (F)
|
1000,0 mg/kg
|
Thủy ngân (Hg)
|
0,5 mg/kg
|
E. coli
|
Nhỏ hơn 10 CFU/g hoặc nhỏ hơn 10 CFU/ml[6]
|
Salmonella spp.[7]
|
Không có trong 25,0 g hoặc không có trong 25,0 ml[8]
|
2
|
Dầu, mỡ từ thủy sản
|
Asen tổng số (As)
|
25,0 mg/kg
|
Tạp chất không hòa tan
|
1,0%
|
Chỉ số peroxid
|
40,0 meq/kg dầu
|
E. coli
|
Nhỏ hơn 10 CFU/g hoặc nhỏ hơn 10 CFU/ml
|
Salmonella spp.
|
Không có trong 25,0 g hoặc không có trong 25,0 ml
|
Ethoxyquin
|
200,0 mg/kg
|
3
|
Loại khác có nguồn gốc từ thủy sản
|
Asen tổng số (As)
|
25,0 mg/kg
|
Cadimi (Cd)
|
2,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
10,0 mg/kg
|
Thủy ngân (Hg)
|
0,5 mg/kg
|
E. coli
|
Nhỏ hơn 10 CFU/g hoặc nhỏ hơn 10 CFU/ml
|
Salmonella spp.
|
Không có trong 25,0 g hoặc không có trong 25,0 ml
|
Ethoxyquin
|
300,0 mg/kg (bột cá)
150,0 mg/kg (sản phẩm khác)
|
(1) Ở dạng đơn tự nhiên hoặc đã qua
chế biến, có bổ sung hoặc không bổ sung chất kỹ thuật.
Ethoxyquin chỉ áp dụng với nguyên liệu sản xuất
thức ăn thủy sản.
Chỉ số peroxid, tạp chất không hòa tan không áp
dụng với nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.
II. Hàm lượng tối đa cho phép
các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn truyền thống, nguyên liệu sản xuất thức ăn
thủy sản có nguồn gốc từ động vật trên cạn
TT
|
Loại thức ăn,
nguyên liệu(1)
|
Chỉ tiêu
|
Hàm lượng tối
đa cho phép
|
1
|
Sữa và sản phẩm từ sữa
|
E. coli
|
Nhỏ hơn 10 CFU/g hoặc nhỏ hơn 10 CFU/ml
|
Salmonella spp.
|
Không có trong 25,0 g hoặc không có trong 25,0 ml
|
2
|
Dầu, mỡ từ động vật trên cạn
|
Tạp chất không hòa tan
|
1,0%
|
Chỉ số peroxid
|
40,0 meq/kg dầu
|
E. coli
|
Nhỏ hơn 10 CFU/g hoặc nhỏ hơn 10 CFU/ml
|
Salmonella spp.
|
Không có trong 25,0 g hoặc không có trong 25,0 ml
|
3
|
Loại khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn
|
Asen tổng số (As)
|
10,0 mg/kg
|
Cadimi (Cd)
|
2,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
10,0 mg/kg
|
Nitơ amoniac
|
200,0 mg/100g
|
E. coli
|
Nhỏ hơn 10 CFU/g hoặc nhỏ hơn 10 CFU/ml
|
Salmonella spp.
|
Không có trong 25,0 g hoặc không có trong 25,0 ml
|
Ethoxyquin
|
150,0 mg/kg
|
(1) Ở dạng đơn tự nhiên hoặc đã qua
chế biến, có bổ sung hoặc không bổ sung chất kỹ thuật.
Ethoxyquin chỉ áp dụng với nguyên liệu sản xuất
thức ăn thủy sản.
Chỉ số peroxid, tạp chất không hòa tan và nitơ
amoniac không áp dụng với nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.
III. Hàm lượng tối đa cho
phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn truyền thống, nguyên liệu sản xuất thức
ăn thủy sản có nguồn gốc từ thực vật[9]
TT
|
Loại thức ăn,
nguyên liệu(1)
|
Chỉ tiêu
|
Hàm lượng tối
đa cho phép
|
1
|
Hạt cốc và sản phẩm từ hạt cốc
|
10
|
|
1.1
|
Thóc, gạo, cám gạo và sản phẩm từ thóc
|
Asen tổng số (As)
|
(Được bãi bỏ)
|
Chì (Pb)
|
(Được bãi bỏ)
|
Aflatoxin B1
|
30,0 μg/kg
|
Chỉ số peroxid
|
40,0 meq/kg dầu (cám gạo)
|
Salmonella
|
(Được bãi bỏ)
|
1.2
|
Lúa mỳ, cám mỳ và sản phẩm từ lúa mỳ
|
Asen tổng số (As)
|
(Được bãi bỏ)
|
Chì (Pb)
|
(Được bãi bỏ)
|
Aflatoxin B1
|
30,0 μg/kg
|
Chỉ số peroxid
|
40,0 meq/kg dầu (cám mỳ)
|
Salmonella
|
(Được bãi bỏ)
|
1.3
|
Ngô, hạt cốc khác và sản phẩm từ chúng
|
Asen tổng số (As)
|
(Được bãi bỏ)
|
Chì (Pb)
|
(Được bãi bỏ)
|
Aflatoxin B1
|
30,0 μg/kg
50,0 μg/kg (ngô, sản phẩm từ ngô)
|
Salmonella
|
(Được bãi bỏ)
|
2
|
Hạt họ đậu và hạt có dầu
|
Asen tổng số (As)
|
(Được bãi bỏ)
|
Chì (Pb)
|
(Được bãi bỏ)
|
Aflatoxin B1
|
30,0 μg/kg
|
Salmonella
|
(Được bãi bỏ)
|
3
|
Hạt bông và khô dầu hạt bông
|
Asen tổng số (As)
|
(Được bãi bỏ)
|
Chì (Pb)
|
(Được bãi bỏ)
|
Aflatoxin B1
|
30,0 μg/kg
|
Gossypol tự do
|
1.200,0 mg/kg (khô dầu bông)
5.000 mg/kg (hạt bông)
|
Salmonella
|
(Được bãi bỏ)
|
4
|
Khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, khô dầu cọ, khô dầu
hạt cải, khô dầu vừng, khô dầu hướng dương, khô dầu lanh, khô dầu dừa, khô dầu
lupin, khô dầu khác
|
Asen tổng số (As)
|
(Được bãi bỏ)
|
Chì (Pb)
|
(Được bãi bỏ)
|
Aflatoxin B1
|
30,0 μg/kg
50,0 μg/kg (Khô dầu lạc)
|
Axit xyanhydric
|
350,0 mg/kg (Khô dầu lanh)
|
Salmonella
|
(Được bãi bỏ)
|
5
|
Sắn, tinh bột sắn và sản phẩm từ sắn
|
Asen tổng số(As)
|
(Được bãi bỏ)
|
Chì (Pb)
|
(Được bãi bỏ)
|
Aflatoxin B1
|
30,0 μg/kg
|
Axit xyanhydric
|
100,0mg/kg
200,0 mg/kg (Sắn cả vỏ, vỏ sắn)
|
Salmonella
|
(Được bãi bỏ)
|
6
|
Rễ, thân, củ, quả, hạt khác; sản phẩm, phụ phẩm từ
rễ, thân, củ, quả, hạt khác
|
Asen tổng số (As)
|
(Được bãi bỏ)
|
Chì (Pb)
|
(Được bãi bỏ)
|
Aflatoxin B1
|
30,0 μg/kg
|
Salmonella
|
(Được bãi bỏ)
|
7
|
Gluten, tinh bột
|
Asen tổng số (As)
|
(Được bãi bỏ)
|
Chì (Pb)
|
(Được bãi bỏ)
|
Aflatoxin B1
|
30,0 μg/kg
|
Salmonella
|
(Được bãi bỏ)
|
8
|
Sản phẩm, phụ phẩm từ sản xuất chế biến thực phẩm
|
Asen tổng số (As)
|
(Được bãi bỏ)
|
Chì (Pb)
|
(Được bãi bỏ)
|
Aflatoxin B1
|
30,0 μg/kg
|
Salmonella
|
(Được bãi bỏ)
|
9
|
Cây, cỏ trên cạn, phụ phẩm cây trồng
|
Asen tổng số (As)
|
(Được bãi bỏ)
|
Chì (Pb)
|
(Được bãi bỏ)
|
Aflatoxin B1
|
30,0 μg/kg
|
Salmonella
|
(Được bãi bỏ)
|
10
|
Cây thủy sinh, sản phẩm từ cây thủy sinh
|
Asen tổng số (As)
|
(Được bãi bỏ)
|
Cadimi (Cd)
|
(Được bãi bỏ)
|
Chì (Pb)
|
(Được bãi bỏ)
|
Thủy ngân (Hg)
|
(Được bãi bỏ)
|
Aflatoxin B1
|
30,0 μg/kg
|
Salmonella
|
(Được bãi bỏ)
|
11
|
Dầu, mỡ từ thực vật
|
Asen tổng số (As)
|
(Được bãi bỏ)
|
Tạp chất không hòa tan
|
1,0%
|
Chỉ số peroxid
|
40,0 meq/kg dầu
|
Salmonella
|
(Được bãi bỏ)
|
12
|
Loại khác có nguồn gốc từ thực vật
|
Asen tổng số (As)
|
(Được bãi bỏ)
|
Chì (Pb)
|
(Được bãi bỏ)
|
Aflatoxin B1
|
30,0 μg/kg
|
Salmonella
|
(Được bãi bỏ)
|
(1) Ở dạng đơn tự nhiên hoặc đã qua
chế biến, có bổ sung hoặc không bổ sung chất kỹ thuật.
Chỉ số peroxid, tạp chất không hòa tan không áp dụng
với nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.
IV. Hàm lượng tối đa cho phép
các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn truyền thống khác, nguyên liệu sản xuất thức
ăn thủy sản khác
TT
|
Loại thức ăn,
nguyên liệu(1)
|
Chỉ tiêu
|
Hàm lượng tối
đa cho phép
|
1
|
Đường
|
E. coli
|
Nhỏ hơn 10 CFU/g hoặc nhỏ hơn 10 CFU/ml
|
Salmonella spp.
|
Không có trong 25,0 g hoặc không có trong 25,0 ml
|
2
|
Bột đá, đá mảnh, đá hạt
|
Asen tổng số (As)
|
15,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
20,0 mg/kg
|
Thủy ngân (Hg)
|
0,3 mg/kg
|
Flo (F)
|
350,0 mg/kg
|
3
|
Thức ăn truyền thống khác, nguyên liệu sản xuất
thức ăn thủy sản khác
|
Asen tổng số (As)
|
2,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
10,0 mg/kg
|
E. coli
|
Nhỏ hơn 10 CFU/g hoặc nhỏ hơn 10 CFU/ml
|
Salmonella spp.
|
Không có trong 25,0 g hoặc không có trong 25,0 ml
|
(1) Ở dạng đơn tự nhiên hoặc đã qua
chế biến, có bổ sung hoặc không bổ sung chất kỹ thuật
Phụ
lục II
Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong
thức ăn bổ sung (không áp dụng đối với lĩnh vực thủy sản)
I. Hàm lượng tối đa cho phép
các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn bổ sung dạng đơn (Nguyên liệu đơn)
TT
|
Loại thức ăn
|
Chỉ tiêu
|
Hàm lượng tối
đa cho phép
|
1
|
Nguyên liệu đơn bổ sung khoáng (dạng khan hoặc dạng
ngậm nước)
|
1.1
|
CaCO3
|
Asen tổng số (As)
|
15,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
20,0 mg/kg
|
Thủy ngân (Hg)
|
0,3 mg/kg
|
Flo (F)
|
350,0 mg/kg
|
1.2
|
Khoáng đơn chứa gốc phốt phát
|
Asen tổng số (As)
|
10,0mg/kg
|
Cadimi (Cd)
|
10,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
15,0 mg/kg
|
Flo (F)
|
2.000,0 mg/kg
|
1.3
|
MgO, MgCO3
|
Asen tổng số (As)
|
20,0 mg/kg
|
Cadimi (Cd)
|
2,0 mg/kg
|
1.4
|
CuO
|
Asen tổng số (As)
|
100,0 mg/kg
|
Cadimi (Cd)
|
30,0 mg/kg
|
1.5
|
ZnO
|
Asen tổng số (As)
|
100,0 mg/kg
|
Cadimi (Cd)
|
30,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
400,0 mg/kg
|
1.6
|
MnO
|
Asen tổng số (As)
|
100,0 mg/kg
|
Cadimi (Cd)
|
30,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
200,0 mg/kg
|
1.7
|
FeCO3, CuCO3
|
Asen tổng số (As)
|
50,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
200,0 mg/kg
|
1.8
|
Cu2O
|
Asen tổng số (As)
|
3,0 mg/kg
|
Cadimi (Cd)
|
10,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
200,0 mg/kg
|
1.9
|
Cu2(OH)3Cl
|
Asen tổng số (As)
|
50,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
100,0 mg/kg
|
1.10
|
FeSO411
MnSO4
CuSO4
|
Asen tổng số (As)
|
50 mg/kg (FeSO4, CuSO4)
30 mg/kg (MnSO4)
|
Cadimi (Cd)
|
30,0 mg/kg (MnSO4)
10,0 mg/kg (FeSO4, CuSO4)
|
Chì (Pb)
|
200 mg/kg (FeSO4)
100,0 mg/kg (MnSO4, CuSO4)
|
1.11
|
Khoáng đơn khác
|
Asen tổng số (As)
|
30,0 mg/kg
|
Cadimi (Cd)
|
10,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
100,0 mg/kg
|
2
|
Chất kết dính, chất chống vón
|
Cadimi (Cd)
|
2,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
30,0 mg/kg
|
3
|
Sản phẩm từ núi lửa (bentonite, zeolite...)
|
Cadimi (Cd)
|
10,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
60,0 mg/kg
|
4
|
Chế phẩm enzyme, vi sinh vật hữu ích (không có chất
mang)
|
E. coli
|
Nhỏ hơn 10 CFU/g hoặc nhỏ hơn 10 CFU/ml
|
Salmonella spp.
|
Không có trong 25,0 g hoặc không có trong 25,0 ml
|
5
|
Nguyên liệu đơn khác
|
Asen tổng số (As)
|
12,0 mg/kg
|
Cadimi (Cd)
|
10,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
15,0 mg/kg
|
Salmonella 12
|
(Được bãi bỏ)
|
II. Hàm lượng tối đa cho
phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp13
TT
|
Loại thức ăn
|
Chỉ tiêu
|
Hàm lượng tối đa
cho phép
|
1
|
Premix(1)
|
Asen tổng số (As)
|
30,0 mg/kg
|
Cadimi (Cd)
|
15,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
200,0 mg/kg
|
Salmonella spp.(3)
|
Không có trong 25,0 g hoặc không có trong 25,0 ml
|
2
|
Thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp khác (2)
|
Asen tổng số (As)
|
4,0 mg/kg
|
Chì (Pb)
|
10,0 mg/kg
|
Aflatoxin B1(4)
|
30,0 μg/kg
|
Salmonella spp.(3)
|
Không có trong 25,0g hoặc không có trong 25,0 ml
|
(1) Là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu
đơn hoặc hỗn hợp của một hoặc nhiều nguyên liệu đơn với chất mang (chất mang
không nhằm mục đích bổ sung chất dinh dưỡng cho vật nuôi).
(2) Là hỗn hợp của thức ăn truyền thống (không
bao gồm thức ăn đậm đặc) có hoặc không có nguyên liệu đơn để bổ sung chất dinh
dưỡng cho vật nuôi.
(3) Salmonella spp. chỉ áp dụng với sản
phẩm có chứa thành phần nguyên liệu là thức ăn truyền thống có nguồn gốc động vật;
nguyên liệu đơn là vi sinh vật, enzyme.
(4) Aflatoxin B1 chỉ áp dụng với sản phẩm có chứa
thành phần nguyên liệu là thức ăn truyền thống có nguồn gốc từ thực vật; trừ dầu,
mỡ có nguồn gốc thực vật.
Phụ
lục III
Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong
thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc(1) (không áp dụng đối với lĩnh vực thủy sản)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Hàm lượng tối
đa cho phép đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho động vật cảnh(2)
|
Hàm lượng tối
đa cho phép đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật
nuôi khác(3)
|
1
|
Asen tổng số (As)
|
10,0 mg/kg
|
2,0 mg/kg
|
2
|
Cadimi (Cd)
|
2,0 mg/kg
|
0,5 mg/kg
|
3
|
Chì (Pb)
|
5,0 mg/kg
|
5,0 mg/kg
|
4
|
Thủy ngân (Hg)
|
0,3 mg/kg
|
0,1 mg/kg
|
5
|
Aflatoxin B1
|
20,0 μg/kg
|
20,0 μg/kg
|
6
|
E. coli
|
Không có trong 1,0 g
|
Nhỏ hơn 10 CFU/g hoặc nhỏ hơn 10 CFU/ml
|
7
|
Salmonella spp.
|
Không có trong 25,0 g
|
Không có trong 25,0 g hoặc không có trong 25,0 ml
|
(1) Thức ăn đậm đặc là thức ăn tinh hỗn
hợp cho gia súc ăn cỏ.
(2) Động vật cảnh là vật nuôi không
vì mục đích làm thực phẩm cho người.
(3) Vật nuôi khác không thuộc quy định
tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 01-183:2016/BNNPTNT ban hành kèm theo
Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
[1] Thông tư số 08/2020/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng
6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung
Điều 2 của Thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản có căn cứ ban hành
như sau:
“Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm
2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007;
Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;
Căn cứ Luật Chăn nuôi năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn
kỹ thuật;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,
Cục trưởng Cục Chăn nuôi;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT
ngày 09/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức
ăn thủy sản.”
Thông tư số 05/2021/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm
2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành sửa đổi
1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNTN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn
nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi
và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản có căn cứ ban hành như sau:
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02
năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày
29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21
tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8
năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn
và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01
tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12
năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng
sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng
12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng
sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh
doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số
quy định về kiểm tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3
năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01
năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Tổng cục
trưởng Tổng cục Thủy sản và Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành Thông tư ban hành Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an
toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.
[2] Điều 2, Điều 3 Thông tư số
08/2020/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT
ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất
thức ăn thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/7/2020.
Điều 3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng
Cục Chăn nuôi, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và tổ chức, cá nhân liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
Điều 2, Điều 3, Điều 4 Thông tư số 05/2021 ngày 30
tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNTN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn
chăn nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn
nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
7 năm 2021 quy định như sau:
“Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp
1. Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức
ăn thủy sản đã được đánh giá sự phù hợp theo QCVN 01-190:2020/BNNPTNT trước
ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không phải thực hiện lại đánh giá sự phù
hợp khi đăng ký công bố hợp quy nhưng phải thực hiện đánh giá giám sát theo quy
định của QCVN 01-190:2020/BNNPTNT và Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT.
2. Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức
ăn thủy sản đã được đăng ký công bố hợp quy theo QCVN 01-190:2020/BNNPTNT trước
ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không phải thực hiện lại đăng ký công bố
hợp quy nhưng phải thực hiện đánh giá giám sát theo quy định của QCVN
01-190:2020/BNNPTNT và Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT.
3. Tổ chức đã đăng ký hoạt động chứng nhận hợp quy
hoặc đã được chỉ định chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất
thức ăn thủy sản theo QCVN 01-190:2020/BNNPTNT được thực hiện chứng nhận theo Sửa
đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT đến khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động chứng nhận hoặc quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận.
4. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước
quy định tại QCVN 01-190:2020/BNNPTNT đã được công bố thông tin trên Cổng thông
tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sản xuất trước ngày 01
tháng 7 năm 2022 mà chưa công bố hợp quy được phép lưu thông trên thị trường đến
hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.
5. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước
quy định tại QCVN 01-190:2020/BNNPTNT đã được công bố thông tin trên Cổng Thông
tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sản xuất kể từ ngày 01
tháng 7 năm 2022 phải công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 7 năm 2021.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
Cục trưởng Cục Chăn nuôi; Tổng cục trưởng Tổng cục
Thủy sản; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Thủ trưởng các đơn vị
có liên quan thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cơ
quan, tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.”
[3] Khoản này được bổ sung theo quy định tại Điều
1 của Thông tư số 08/2020/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tư số
04/2020/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi
và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm
2020.
[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định
tại khoản 1 Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT ban hành theo Thông tư số
05/2021/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNTN quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu
an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
[5] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản
2 Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT ban hành theo Thông tư số
05/2021/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNTN quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu
an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
[6] Cụm từ “không có trong 1,0 g” được thay thế
bằng cụm từ “Nhỏ hơn 10 CFU/g hoặc nhỏ hơn 10 CFU/ml” của chỉ tiêu E.coli tại
Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III theo quy định tại điểm d khoản 3 Sửa đổi
1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT ban hành theo Thông tư số 05/2021/TT-BNNPTNT
ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNTN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
thức ăn chăn nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức
ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày
01 tháng 7 năm 2021.
[7] Cụm từ “Salmonella” được thay thế bằng cụm từ
“Salmonella spp.” tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III theo quy định tại điểm
a khoản 3 Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT ban hành theo Thông tư số
05/2021/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNTN quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu
an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
[8] Cụm từ “Không có trong 25,0 g” hoặc “Không
có trong 25,0 g mẫu” được thay thế bằng cụm từ “Không có trong 25,0 g hoặc
không có trong 25,0 ml” tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III theo quy định tại
điểm đ khoản 3 Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT ban hành theo Thông tư số
05/2021/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNTN quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu
an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
[9] Bãi bỏ quy định về hàm lượng tối đa cho phép
của các chỉ tiêu Salmonella, Asen tổng số (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb),
Thủy ngân (Hg) trong thức ăn truyền thống, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản
có nguồn gốc từ thực vật theo quy định tại điểm b khoản 3 sửa đổi 1:2021 QCVN
01-190:2020/BNNPTNT ban hành theo Thông tư số 05/2021/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng
6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành sửa đổi
1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNTN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn
nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi
và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm
2021.
11 Cụm từ “FeCO3”
được thay thế bằng cụm từ “FeSO4” theo quy định tại điểm e khoản 3 Sửa đổi
1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT ban hành theo Thông tư số 05/2021/TT-BNNPTNT
ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNTN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
thức ăn chăn nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức
ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày
01 tháng 7 năm 2021.
12 Bãi bỏ quy định
về hàm lượng tối đa cho phép của các chỉ tiêu Salmonella đối với nguyên
liệu đơn khác theo quy định tại điểm c khoản 3 sửa đổi 1:2021 QCVN
01-190:2020/BNNPTNT ban hành theo Thông tư số 05/2021/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng
6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành sửa đổi
1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNTN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn
nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi
và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm
2021.
13 Khoản này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Sửa đổi 1:2021 QCVN
01-190:2020/BNNPTNT ban hành theo Thông tư số 05/2021/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng
6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Sửa đổi
1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNTN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn
nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi
và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm
2021.