BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
01/VBHN-BCT
|
Hà Nội,
ngày 05 tháng 02 năm 2020
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU PHỤ TẢI ĐIỆN
Thông tư số 19/2017/TT-BCT ngày 29 tháng 9
năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nội dung, phương pháp và trình
tự thực hiện nghiên cứu phụ tải điện, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 11 năm
2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 42/2019/TT-BCT ngày 18 tháng 12
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế
độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc
liên tịch ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2020.
Căn cứ Nghị định số
98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Điện lực
ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện
lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số
137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Điện lực;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Điều tiết điện lực,
Bộ trưởng Bộ Công Thương
ban hành Thông tư quy định nội dung, phương pháp và trình tự thực hiện nghiên
cứu phụ tải điện.[1]
Thông tư này quy định về nội dung, phương
pháp và trình tự thực hiện nghiên cứu phụ tải điện của hệ thống điện.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng
sau:
1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Đơn vị phân phối điện.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
1. Biểu đồ phụ tải điện là biểu đồ thể
hiện đặc tính tiêu thụ điện theo thời gian của hệ thống điện, thành phần phụ
tải điện, nhóm phụ tải điện và phân nhóm phụ tải điện.
2. Biểu đồ phụ tải điện thực là biểu
đồ phụ tải điện được xây dựng trên cơ sở số liệu thu thập và tính toán của mẫu
phụ tải điện.
3. Biểu đồ phụ tải điện điển hình là biểu
đồ phụ tải điện của ngày điển hình cho tuần, tháng, năm.
4. Biểu đồ phụ tải điện chuẩn hóa đơn vị là
biểu đồ phụ tải điện theo giá trị tương đối, được quy đổi theo tổng điện năng
thương phẩm trong chu kỳ nghiên cứu phụ tải điện.
5. Bộ cơ sở dữ liệu nghiên cứu phụ tải
điện là bộ dữ liệu chứa thông tin về mẫu phụ tải điện, số liệu đo đếm tiêu
thụ điện của các mẫu phụ tải điện và hệ thống điện, kết quả tính toán biểu đồ
phụ tải điện.
6. Dải phụ tải điện là tập hợp
các phụ tải điện trong cùng một dải công suất hoặc điện năng tiêu thụ trong
từng nhóm phụ tải điện hay phân nhóm phụ tải điện.
7. Dự báo nhu cầu phụ tải điện là hoạt
động tính toán, ước lượng và đánh giá xu hướng tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng
và nhu cầu của phụ tải điện được cung cấp điện từ hệ thống điện trong ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn.
8. Đơn vị phân phối điện là đơn vị
điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực phân phối điện và bán
lẻ điện, bao gồm:
a) Tổng công ty Điện lực;
b) Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Công ty Điện lực tỉnh) trực thuộc Tổng
công ty Điện lực.
9. Mẫu phụ tải điện là phụ tải điện có
chế độ tiêu thụ điện đặc trưng cho một phân nhóm phụ tải, nhóm phụ tải điện, được
tính toán theo lý thuyết xác suất thống kê với độ tin cậy và sai số biên tính
toán nằm trong phạm vi cho phép.
10. Ngày điển hình là ngày được chọn
có chế độ tiêu thụ điện đặc trưng của phụ tải điện trong một khoảng thời gian
nhất định. Ngày điển hình bao gồm ngày điển hình của ngày làm việc, ngày cuối
tuần (thứ Bảy, Chủ nhật), ngày lễ (nếu có) cho năm, tháng và tuần.
11. Nghiên cứu phụ tải điện là hoạt
động thu thập, phân tích và đánh giá đặc tính tiêu thụ điện của phụ tải điện,
bao gồm xu hướng, hành vi, thói quen tiêu thụ điện và sự đóng góp vào biểu đồ
phụ tải hệ thống điện của mỗi thành phần phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, phân
nhóm phụ tải điện và khách hàng sử dụng điện.
12. Nhóm phụ tải điện là tập hợp các
phụ tải điện có đặc tính tiêu thụ điện tương đồng nhau, thuộc các thành
phần phụ tải điện, được quy định chi tiết tại Phụ lục
1 ban hành kèm theo Thông tư này.
13. Phụ tải điện phi dân dụng là phụ
tải điện thuộc các thành phần phụ tải điện Công Nghiệp - Xây dựng, Thương mại -
Dịch vụ, Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản, Nhà hàng - Khách sạn và các hoạt
động khác.
14. Phụ tải điện dân dụng là phụ
tải điện thuộc thành phần phụ tải điện sinh hoạt.
15. Phân nhóm phụ tải điện là tập hợp
các phụ tải điện có đặc tính tiêu thụ điện tương đồng nhau, thuộc các nhóm phụ
tải điện được quy định chi tiết tại Phụ lục 1 ban
hành kèm theo Thông tư này.
16. Số liệu đo đếm là giá trị điện
năng đo được từ công tơ đo đếm, điện năng tính toán hoặc điện năng trên cơ sở ước
tính từ số liệu đo đếm để phục vụ giao nhận và thanh toán.
17. Thành phần phụ tải điện là phụ tải
điện được phân loại theo cơ cấu tiêu thụ điện, bao gồm: Công Nghiệp - Xây dựng,
Thương mại - Dịch vụ, Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản, Sinh hoạt, Nhà hàng
- Khách sạn và các hoạt động khác.
Nghiên cứu phụ tải điện bao gồm các
công việc chính sau:
1. Thiết kế chọn mẫu phụ tải điện.
2. Thu thập, hiệu chỉnh số liệu tiêu
thụ điện năng của mẫu phụ tải điện.
3. Xây dựng và phân tích biểu đồ phụ
tải điện của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và các thành phần phụ
tải điện.
4. Dự báo biểu đồ phụ tải điện.
1. Xây dựng và đề xuất cơ cấu biểu giá
điện phù hợp với từng đối tượng khách hàng sử dụng điện.
2. Đánh giá tiềm năng, xây dựng và
triển khai thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện, chương trình sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Hỗ trợ công tác dự báo nhu cầu phụ
tải điện phục vụ vận hành hệ thống điện, thị trường điện và xây dựng kế hoạch
phát triển lưới điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện.
1. Phân tích và phân loại phụ tải điện phi
dân dụng.
2. Xác định biến mục tiêu phục vụ tính toán
chọn mẫu phụ tải điện.
3. Phân tích, tách dải phụ tải điện.
4. Tính toán số lượng mẫu phụ tải điện.
5. Lựa chọn mẫu phụ tải điện phi dân
dụng. Trường hợp các phụ tải điện phi dân dụng đã được trang bị công tơ đo đếm
thu thập số liệu từ xa, Đơn vị phân phối điện sử dụng các số liệu này để thực
hiện tính toán, chọn mẫu phụ tải điện.
1. Các yếu tố cần xem xét khi thực
hiện phân tích và phân loại phụ tải điện phi dân dụng bao gồm:
a) Tính đặc trưng cho phân nhóm phụ
tải điện, nhóm phụ tải điện và thành phần phụ tải điện;
b) Cấp điện áp đấu nối của phụ tải
điện;
c) Yếu tố địa lý, mùa, thời tiết;
d) Những thông tin cần
thiết khác đặc trưng cho mỗi nhóm phụ tải điện và phân nhóm phụ tải điện.
2. Quá trình phân loại phụ tải điện
phi dân dụng bao gồm:
a) Phân loại phụ tải điện theo các
phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và thành phần phụ tải điện;
b) Phân loại phụ tải điện trong phân
nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện theo cấp điện áp đấu nối, khu vực địa
lý, mùa vụ và các yếu tố đặc trưng khác (nếu có);
c) Danh sách thành phần phụ tải điện
được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban
hành kèm theo Thông tư này;
d) Danh sách nhóm phụ tải điện và phân
nhóm phụ tải điện phục vụ công tác nghiên cứu phụ tải điện do Tập đoàn Điện lực
Việt Nam lựa chọn trên cơ sở hiện trạng của hệ thống điện, hệ thống cơ sở hạ
tầng, cơ cấu phụ tải điện và hướng dẫn tại Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Lập Danh sách các phân nhóm phụ tải
điện, nhóm phụ tải điện và thành phần phụ tải điện phi dân dụng theo quy
định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
1. Biến mục tiêu là tham số thể hiện
đặc tính tiêu thụ điện của mỗi phân nhóm phụ tải điện và nhóm phụ tải điện phi dân
dụng được sử dụng trong tính toán độ lệch chuẩn và số lượng mẫu phụ tải điện
phi dân dụng tối thiểu.
2. Biến mục tiêu được lựa chọn trên cơ
sở một trong các thông số sau:
a) Công suất phụ tải điện tại thời điểm
công suất cực đại trong năm của hệ thống điện;
b) Công suất phụ tải điện tại thời điểm
cao điểm sáng hoặc cao điểm tối của các ngày có công suất cực đại trong năm của
hệ thống điện;
c) Điện năng thương phẩm theo thời gian
(TOU);
d) Điện năng thương phẩm của cả năm của phụ
tải điện phi dân dụng.
Việc phân tích, tách dải phụ tải điện
theo biến mục tiêu cho từng phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện phi dân
dụng thực hiện như sau:
1. Xác định số lượng và đánh giá tỷ
trọng, quy mô công suất hoặc điện năng tiêu thụ đối với từng phân nhóm phụ tải
điện, nhóm phụ tải điện phi dân dụng.
2. Sử dụng phương pháp Dalenius-Hodges
để xây dựng biểu đồ phân bổ phụ tải điện theo công suất hoặc điện năng tiêu
thụ, xác định điểm ngắt quãng tối ưu để tách dải công suất hoặc điện năng tiêu
thụ. Chi tiết phương pháp Dalenius-Hodges quy định tại Phụ
lục 2 ban
hành kèm theo Thông tư này.
3. Kết quả phân tích, tách dải công
suất hoặc điện năng tiêu thụ cho từng phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện phi dân
dụng phải bao gồm:
a) Số lượng dải và số lượng phụ tải
điện trong từng dải phụ tải điện;
b) Giá trị công suất hoặc điện năng
tiêu thụ trung bình của từng dải phụ tải điện;
c) Độ lệch chuẩn của từng dải phụ tải
điện.
Việc tính toán số lượng mẫu phụ tải điện phi dân
dụng cho từng dải phụ tải điện thực hiện theo các bước sau:
1. Xác định tiêu chí chọn mẫu phụ tải
điện tham gia nghiên cứu phụ tải điện.
2. Loại bỏ các dải phụ tải điện có
tổng công suất hoặc điện năng tiêu thụ nhỏ hơn 1% so với tổng công suất hoặc
điện năng tiêu thụ của một phân nhóm phụ tải điện hoặc nhóm phụ tải điện.
3. Lựa chọn một trong các phương pháp
tính toán số lượng mẫu phụ tải điện cho các dải phụ tải điện còn lại. Các
phương pháp tính toán bao gồm:
a) Phương pháp hàm phân bố chuẩn;
b) Phương pháp trung bình đơn vị (MPU - Mean
Per Unit);
c) Phương pháp tỷ lệ phân ly (SR - Seperate
Ratio);
d) Phương pháp tỷ lệ kết hợp (CR - Combined
Ratio).
Chi tiết các phương pháp tính toán số lượng mẫu
phụ tải điện tương ứng với các dải phụ tải điện quy định tại Phụ
lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Xác định giá trị độ tin cậy và sai số biên
phục vụ tính toán số lượng mẫu phụ tải điện.
5. Tính toán số lượng mẫu phụ tải điện của
từng dải phụ tải điện.
6. Tổng hợp, lập bảng thống kê số lượng mẫu
phụ tải điện trong từng phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và thành phần
phụ tải điện.
1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có
trách nhiệm:
a) Định kỳ hàng năm, rà soát, hoàn thiện
tiêu chí lựa chọn mẫu phụ tải điện phi dân dụng áp dụng chung cho các Đơn vị
phân phối điện và báo cáo Cục Điều tiết điện lực;
b) Xác định đặc tính kỹ thuật của hệ
thống thiết bị thu thập số liệu đo đếm và quản lý, giám sát việc đầu tư, lắp
đặt thiết bị cho mẫu phụ tải điện phi dân dụng để thực hiện nghiên cứu phụ tải
điện trong phạm vi toàn quốc;
c) Ban hành danh sách nhóm phụ tải
điện và phân nhóm phụ tải điện theo quy định tại Điểm d Khoản 2
Điều 7 Thông tư này để các Đơn vị phân phối điện áp dụng thực hiện thống
nhất trong phạm vi toàn quốc.
2. Tổng công ty Điện lực có trách nhiệm:
a) Trên cơ sở tiêu chí lựa chọn mẫu
phụ tải điện phi dân dụng, danh sách nhóm phụ tải điện và phân nhóm phụ tải
điện được quy định tại Khoản 1 Điều này, thực hiện tính toán, lựa chọn và quản
lý số lượng mẫu phụ tải điện phi dân dụng trong phạm vi quản lý;
b) Phân bổ số lượng mẫu phụ tải điện
phi dân dụng cho các Công ty Điện lực tỉnh (nếu có) trong phạm vi quản lý;
c) Lập Danh sách mẫu phụ tải điện phi
dân dụng trong phạm vi quản lý, bao gồm các thông tin: Tên phụ tải điện, địa
chỉ, cấp điện áp, dải phụ tải điện, phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện,
thành phần phụ tải điện;
d) Lập Danh sách mẫu phụ tải điện phi
dân dụng dự phòng trong trường hợp cần thay thế;
đ) Thực hiện đầu tư, lắp đặt thiết bị
thu thập số liệu đo đếm điện năng của mẫu phụ tải điện phi dân dụng để thực
hiện nghiên cứu phụ tải điện trong phạm vi quản lý.
3. Công ty Điện lực tỉnh có trách nhiệm:
a) Lập Danh sách mẫu phụ tải điện phi
dân dụng trong phạm vi quản lý theo số lượng mẫu do Tổng công ty Điện lực phân
bổ, bao gồm các thông tin: Tên phụ tải điện, địa chỉ, cấp điện áp, dải phụ tải
điện, phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, thành phần phụ tải điện;
b) Lập Danh sách mẫu phụ tải điện phi
dân dụng dự phòng trong trường hợp cần thay thế;
c) Thực hiện đầu tư, lắp đặt thiết bị
thu thập số liệu đo đếm điện năng của mẫu phụ tải điện phi dân dụng để thực
hiện nghiên cứu phụ tải điện trong phạm vi quản lý.
Mục 2 CHỌN MẪU PHỤ
TẢI ĐIỆN DÂN DỤNG
1. Các yếu tố cần xem xét khi tính
toán và phân loại nhóm phụ tải điện dân dụng bao gồm:
a) Yếu tố địa lý (vùng, miền);
b) Phân bố theo khu vực (nông thôn,
thành thị);
c) Yếu tố thời tiết (mùa);
d) Mức độ điện khí hóa và mức sử dụng
điện sinh hoạt của các hộ gia đình hoặc các yếu tố đặc trưng khác trong từng
nhóm phụ tải điện dân dụng.
2. Thực hiện quá trình tính toán, phân loại
phụ tải điện
dân dụng theo thứ tự sau:
a) Phân loại các nhóm phụ tải điện dân dụng theo khu
vực nông thôn và thành thị để phân biệt mức độ điện khí hóa và mức sử dụng điện
sinh hoạt theo cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện hành;
b) Lựa chọn số lượng mẫu phụ tải điện dân
dụng đảm bảo tính đại diện cho từng nhóm phụ tải điện dân dụng;
c) Lập Danh sách các phụ tải điện dân dụng được
chọn làm mẫu bao gồm: Tên phụ tải điện, địa chỉ, nhóm phụ tải điện, thành phần
phụ tải điện;
d) Lập Danh sách mẫu phụ tải điện dân dụng dự
phòng trong trường hợp cần thay thế.
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
a) Tính toán, thiết kế và lập Danh sách mẫu
phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý theo quy định tại Điều
12 Thông tư này;
b) Thực hiện đầu tư, lắp đặt thiết bị thu
thập số liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý;
c) Quản lý, giám sát thiết bị thu thập số
liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện dân dụng;
d) Tổng hợp mẫu phụ tải điện dân dụng trong
phạm vi quản lý;
đ) Báo cáo và cung cấp Danh sách mẫu phụ tải
điện dân dụng trong phạm vi quản lý theo phân cấp cho Tổng công ty Điện lực
hoặc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm:
a) Tổng hợp mẫu phụ tải điện dân dụng trong
phạm vi toàn quốc;
b) Xác định đặc tính kỹ thuật của hệ thống
thiết bị để thực hiện nghiên cứu phụ tải điện và quản lý, giám sát việc đầu tư,
lắp đặt thiết bị thu thập số liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện dân dụng trong
phạm vi toàn quốc.
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm
thu thập hàng ngày số liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện được lựa chọn theo chu
kỳ đo 30 phút.
1. Kiểm tra từ thời điểm bắt đầu đợt
đọc số liệu đến thời điểm kết thúc đợt đọc số liệu.
2. Kiểm tra số liệu điện năng mang
giá trị bằng không (“0”).
3. Kiểm tra trạng thái thông báo
(phát hiện các nghi ngờ cần kiểm tra).
4. Kiểm tra, so sánh giá trị tổng
điện năng theo chu kỳ đo của phụ tải điện với tổng điện năng thương phẩm đo đếm
định kỳ hàng tháng.
5. Kiểm tra giá trị số liệu đo đếm
công tơ so với ngưỡng tiêu thụ điện của mẫu phụ tải điện.
6. Kiểm tra và so sánh với số liệu
điện năng thương phẩm tháng trước hoặc tháng cùng kỳ năm trước.
7. Kiểm tra và so sánh với số liệu
phụ tải điện đỉnh tháng trước hoặc tháng cùng kỳ năm trước.
8. Kiểm tra hệ số phụ tải điện.
1. Hiệu chỉnh và ước lượng số liệu đo
đếm của mẫu phụ tải điện được thực hiện khi xác định số liệu đo đếm được thu
thập bị lỗi theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
2. Trên cơ sở xác định được lỗi số
liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện, tùy theo dạng lỗi số liệu, sử dụng một trong
các phương pháp hiệu chỉnh và ước lượng số liệu đo đếm sau:
a) Nội suy tuyến tính: Nội suy từ đường đặc
tính xu thế tiêu thụ điện;
b) Ngày tương đồng: Sử dụng dữ liệu ngày
tương đồng của tuần hiện tại hoặc tuần trước;
c) Tự động ước lượng: Sử dụng trong trường hợp
dữ liệu bị thiếu không quá 07 ngày;
d) Kiểm tra trực quan đồ thị: Biết được dữ liệu
bị sai và quyết định về dữ liệu được ước lượng;
đ) Hiệu chỉnh ước lượng số liệu thủ
công: Sử dụng khi dữ liệu bị thiếu nhiều hơn 07 ngày;
e) Hiệu chỉnh ước lượng giá trị trung bình
các tuần của ngày tham chiếu: Căn cứ vào dữ liệu của 04 tuần gần nhất.
3. Các số liệu đo đếm phụ tải điện mẫu
sau khi được hiệu chỉnh, ước lượng phải được lưu trữ để tạo lập Bộ cơ sở dữ
liệu nghiên cứu phụ tải điện.
1. Đơn vị phân phối điện có trách
nhiệm:
a) Thu thập, hiệu chỉnh số liệu đo đếm
của mẫu phụ tải điện và quản lý, lưu trữ số liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện và
Bộ cơ sở dữ liệu nghiên cứu phụ tải điện trong phạm vi quản lý;
b) Truyền số liệu đo đếm đã hiệu chỉnh
của mẫu phụ tải điện về Tổng công ty Điện lực hoặc Tập đoàn Điện lực Việt Nam
theo phân cấp để xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu nghiên cứu phụ tải điện của Tổng
công ty Điện lực và
quốc gia.
2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có
trách nhiệm quản lý, lưu trữ Bộ cơ sở dữ liệu nghiên cứu phụ tải điện quốc gia,
đảm bảo để Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Đơn vị phân phối
điện có quyền truy cập, sử dụng cơ sở dữ liệu này.
Xây dựng biểu đồ phụ tải điện trong
nghiên cứu phụ tải điện được thực hiện bằng cách sử dụng kết hợp giữa hai
phương pháp từ dưới lên (Bottom-up) và phương pháp từ trên xuống (Top-down), cụ
thể như sau:
1. Phương pháp từ dưới lên là phương
pháp chính để thực hiện nghiên cứu phụ tải điện: Số liệu đo đếm, tiêu thụ điện
quá khứ của mẫu phụ tải điện được thu thập, tổng hợp làm số liệu đầu vào để xây
dựng biểu đồ phụ tải điện cho mẫu phụ tải điện, phân nhóm phụ tải điện, nhóm
phụ tải điện, thành phần phụ tải điện và hệ thống điện.
2. Phương pháp từ trên xuống là phương
pháp được sử dụng để hỗ trợ kiểm chứng, hiệu chỉnh kết quả xây dựng biểu đồ phụ
tải điện của phương pháp từ dưới lên có xét đến các yếu tố về phát triển kinh
tế, xã hội: Số liệu đo đếm, tiêu thụ điện quá khứ của hệ thống điện, phụ tải
điện được thu thập để đối chiếu, hiệu chỉnh kết quả xây dựng biểu đồ phụ tải
điện của hệ thống điện, thành phần phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và phân nhóm
phụ tải điện đã được thực hiện từ phương pháp nghiên cứu phụ tải điện từ dưới
lên.
1. Biểu đồ phụ tải điện trung bình
chuẩn hóa đơn vị (tháng, năm) của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và
thành phần phụ tải điện được xây dựng bằng cách tính toán, tổng hợp biểu đồ phụ
tải điện chuẩn hóa đơn vị (tháng, năm) của từng mẫu phụ tải điện tương ứng.
2. Trình tự xây dựng biểu đồ phụ tải
điện trung bình chuẩn hóa đơn vị (tháng, năm) của phân nhóm phụ tải điện, nhóm
phụ tải điện và thành phần phụ tải điện thực hiện như sau:
a) Bước 1: Xây dựng biểu đồ phụ tải
điện chuẩn hóa đơn vị (tháng, năm) của từng mẫu phụ tải điện bằng cách chia biểu
đồ phụ tải điện của mẫu phụ tải điện từ số liệu đo đếm thu thập được theo
tháng, năm cho điện năng thương phẩm tháng, năm của mẫu phụ tải điện đó;
b) Bước 2: Xây dựng biểu đồ phụ tải
điện trung bình chuẩn hóa đơn vị (tháng, năm) của từng phân nhóm phụ tải điện bằng
cách trung bình cộng biểu đồ phụ tải điện chuẩn hóa đơn vị (tháng, năm) của các
mẫu phụ tải điện thuộc phân nhóm phụ tải điện đó;
c) Bước 3: Xây dựng biểu đồ phụ tải
điện trung bình chuẩn hóa đơn vị (tháng, năm) của từng nhóm phụ tải điện bằng
cách trung bình cộng biểu đồ phụ tải điện trung bình chuẩn hóa đơn vị (tháng,
năm) của các phân nhóm phụ tải điện thuộc nhóm phụ tải điện đó;
d) Bước 4: Xây dựng biểu đồ phụ tải
điện trung bình chuẩn hóa đơn vị (tháng, năm) của từng thành phần
phụ tải điện bằng cách trung bình cộng các biểu đồ phụ tải điện trung bình
chuẩn hóa đơn vị (tháng, năm) của các nhóm phụ tải điện thuộc thành phần phụ
tải điện đó;
đ) Bước 5: Xây dựng biểu đồ phụ tải
điện trung bình chuẩn hóa đơn vị (tháng, năm) của Đơn vị phân phối điện, hệ
thống điện miền và hệ thống điện quốc gia bằng cách trung bình cộng các biểu đồ
phụ tải điện trung bình chuẩn hóa đơn vị (tháng, năm) của các thành phần phụ
tải điện tương ứng với phạm vi của Đơn vị phân phối điện, hệ thống điện miền và
hệ thống điện quốc gia.
3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Đơn vị
phân phối điện có trách nhiệm lưu trữ biểu đồ phụ tải điện trung bình chuẩn hóa
đơn vị tháng, năm của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, thành phần phụ
tải điện và của Đơn vị phân phối điện, hệ thống điện miền, hệ thống điện quốc
gia vào Bộ cơ sở dữ liệu nghiên cứu phụ tải điện.
1. Biểu đồ phụ tải điện thực (tháng,
năm) của phân nhóm phụ tải điện được xây dựng bằng cách nhân biểu đồ phụ tải
điện trung bình chuẩn hóa đơn vị (tháng, năm) với số liệu điện năng thương phẩm
(tháng, năm) của phân nhóm phụ tải điện tương ứng.
2. Biểu đồ phụ tải điện thực (tháng,
năm) của nhóm phụ tải điện được xây dựng bằng cộng biểu đồ phụ tải điện thực
(tháng, năm) của các phân nhóm phụ tải điện thuộc nhóm phụ tải điện đó.
3. Biểu đồ phụ tải điện thực (tháng,
năm) của thành phần phụ tải điện được xây dựng bằng cách cộng biểu đồ phụ tải
điện thực (tháng, năm) của các nhóm phụ tải điện thuộc thành phần phụ tải điện
đó.
4. Biểu đồ phụ tải điện thực (tháng,
năm) của Đơn vị phân phối điện, hệ thống điện miền và hệ thống điện quốc gia
được xây dựng bằng cách cộng biểu đồ phụ tải điện thực (tháng, năm) của các
thành phần phụ tải điện tương ứng với phạm vi của Đơn vị phân phối điện, hệ
thống điện miền và hệ thống điện quốc gia.
5. Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Đơn vị
phân phối điện có trách nhiệm lưu trữ biểu đồ phụ tải điện thực (tháng, năm) của
phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, thành phần phụ tải điện và của Đơn
vị phân phối điện, hệ thống điện miền, hệ thống điện quốc gia vào Bộ cơ sở dữ
liệu nghiên cứu phụ tải điện.
1. Biểu đồ phụ tải điện điển hình của
ngày làm việc (tháng, năm) của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, thành
phần phụ tải điện và của Đơn vị phân phối điện, hệ thống điện miền, hệ thống
điện quốc gia được xây dựng bằng cách trung bình cộng biểu đồ phụ tải điện thực
các ngày làm việc (tháng, năm) của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện,
thành phần phụ tải điện và của Đơn vị phân phối điện, hệ thống điện miền, hệ
thống điện quốc gia.
2. Biểu đồ phụ tải điện điển hình của
ngày nghỉ, ngày lễ (tháng, năm) của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện,
thành phần phụ tải điện và của Đơn vị phân phối điện, hệ thống điện miền, hệ
thống điện quốc gia được xây dựng bằng cách trung bình cộng biểu đồ phụ tải
điện thực các ngày nghỉ, ngày lễ (tháng, năm) của phân nhóm phụ tải điện, nhóm
phụ tải điện, thành phần phụ tải điện và của Đơn vị phân phối điện, hệ thống
điện miền, hệ thống điện quốc gia.
1. Tổng hợp kết quả tính toán, xây
dựng biểu đồ phụ tải điện trung bình chuẩn hóa đơn vị, biểu đồ phụ tải điện
thực, biểu đồ phụ tải điện điển hình (tháng, năm) của phân nhóm phụ tải điện, nhóm
phụ tải điện, thành phần phụ tải điện và của Đơn vị phân phối điện, hệ thống
điện miền, hệ thống điện quốc gia theo quy định tại Điều 19,
Điều 20 và Điều 21 Thông tư này.
2. So sánh, đối chiếu kết quả xây dựng
biểu đồ phụ tải điện của Đơn vị phân phối điện, hệ thống điện miền và hệ thống
điện quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều này với biểu đồ phụ tải điện của
Đơn vị phân phối điện, hệ thống điện miền, hệ thống điện quốc gia được xây dựng
theo phương pháp từ trên xuống để hiệu chỉnh kết quả xây dựng biểu đồ phụ tải
điện trong nghiên cứu phụ tải điện cho phù hợp.
3. Phân tích, đánh giá tốc độ tăng
trưởng điện năng thương phẩm của Đơn vị phân phối điện, hệ thống điện miền và
hệ thống điện quốc gia chi tiết theo phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện
và thành phần phụ tải điện so với năm trước.
4. Đánh giá xu thế thay đổi biểu đồ
phụ tải điện của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và thành phần phụ
tải điện chiếm tỷ trọng tiêu thụ điện lớn hoặc có tốc độ tăng trưởng cao.
5. Đánh giá ảnh hưởng của phân nhóm
phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và thành phần phụ tải điện tham gia vào công
suất cực đại, cực tiểu của Đơn vị phân phối điện, hệ thống điện miền và hệ
thống điện quốc gia bao gồm: Tần suất xuất hiện đỉnh, sự thay đổi của công suất
cực đại, tỷ trọng đóng góp vào công suất cực đại, cực tiểu. So sánh với biểu đồ
phụ tải điện thực tế của Đơn vị phân phối điện, hệ thống điện miền.
6. Sự thay đổi của biểu đồ phụ tải
điện (hệ số phụ tải điện và hệ số đồng thời) của phân nhóm phụ tải điện, nhóm
phụ tải điện và thành phần phụ tải điện theo thời gian.
7. Phân tích mối tương quan của xu thế
thay đổi biểu đồ phụ tải điện của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và
thành phần phụ tải điện với cơ cấu biểu giá bán điện, diễn biến về nhiệt độ,
thời tiết, đặc tính vùng miền, các chỉ số về phát triển kinh tế, xã hội và các
yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh khác.
1. Đơn vị phân phối điện có trách
nhiệm xây dựng, phân tích biểu đồ phụ tải điện (tháng, năm) trong phạm vi quản
lý theo quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều
21 và Điều 22 Thông tư này.
2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách
nhiệm xây dựng, phân tích biểu đồ phụ tải điện (tháng, năm) của hệ thống điện
quốc gia và ba miền theo quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21 và Điều 22 Thông tư này.
Sử dụng kết hợp hai phương pháp từ
trên xuống và từ dưới lên để dự báo xu hướng biểu đồ phụ tải điện, cụ thể như
sau:
1. Phương pháp từ trên xuống được sử
dụng để dự báo xu hướng biểu đồ phụ tải điện (tháng, năm) của hệ thống điện
quốc gia, hệ thống điện miền và Đơn vị phân phối điện, cụ thể:
a) Sử dụng chuỗi số liệu biểu đồ phụ
tải điện quá khứ để dự báo xu hướng biểu đồ phụ tải điện;
b) Hiệu chỉnh kết quả dự báo xu hướng biểu
đồ
phụ tải điện phù hợp khi xét đến sự ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, tốc độ
tăng trưởng kinh tế, dân số và hệ số đàn hồi.
2. Phương pháp từ dưới lên được sử
dụng để dự báo xu hướng biểu đồ phụ tải điện từng phân nhóm phụ tải điện, nhóm
phụ tải điện và thành phần phụ tải điện của Đơn vị phân phối điện, hệ thống
điện miền và hệ thống điện quốc gia, cụ thể:
a) Dự báo tăng trưởng điện thương phẩm
của từng phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và thành phần phụ tải điện
(tháng, năm) có xét đến sự ảnh hưởng của các yếu tố sau: Sự xuất hiện phụ tải
điện mới, sự phát triển và tích hợp các dạng nguồn điện năng lượng tái tạo phân
tán trong các khách hàng sử dụng điện, tốc độ tăng trưởng phụ tải điện, tình
hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất, tốc độ hiện đại hóa công
nghệ các thiết bị sử dụng điện, các giải pháp, chương trình về tiết kiệm điện
năng và quản lý nhu cầu điện được áp dụng;
b) Trên cơ sở kết quả xây dựng biểu đồ
phụ tải điện trung bình chuẩn hóa đơn vị (tháng, năm) và dự báo tăng trưởng
điện thương phẩm (tháng, năm) để dự báo xu hướng biểu đồ phụ tải điện (tháng,
năm) của từng phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và thành phần phụ tải
điện của Đơn vị phân phối điện, hệ thống điện miền và hệ thống điện quốc gia.
3. So sánh kết quả dự báo xu hướng biểu
đồ phụ tải điện của hai phương pháp nêu trên theo phạm vi tương ứng để phân
tích và xác định kết quả dự báo xu hướng biểu đồ phụ tải điện (tháng, năm) phù
hợp.
1. Phân tích, đánh giá xu hướng tăng
trưởng phụ tải điện của Đơn vị phân phối điện và toàn hệ thống điện quốc gia
chi tiết theo phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và thành phần phụ tải
điện so với năm trước.
2. Đánh giá xu thế thay đổi của biểu
đồ phụ tải điện của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và thành phần phụ
tải điện chiếm tỷ trọng tiêu thụ điện lớn hoặc có tốc độ tăng trưởng cao.
3. Phân tích sự thay đổi của biểu đồ
phụ tải điện của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và thành phần phụ
tải điện theo thời gian.
4. Phân tích mối tương quan của xu thế
thay đổi biểu đồ phụ tải điện của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và
thành phần phụ tải điện với cơ cấu biểu giá bán điện, diễn biến về nhiệt độ,
các chỉ số về phát triển kinh tế, xã hội và các yếu tố liên quan đến hoạt động
kinh doanh khác.
1. Đơn vị phân phối điện có trách
nhiệm dự báo biểu đồ phụ tải điện (tháng, năm) của hệ thống điện trong phạm vi
quản lý để phục vụ dự báo phụ tải điện, lập kế hoạch vận hành hệ thống điện
phân phối, xây dựng biểu giá điện và thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu
điện.
2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách
nhiệm dự báo biểu đồ phụ tải điện năm của hệ thống điện miền, hệ thống điện
quốc gia để phục vụ xây dựng biểu giá điện và thực hiện các chương trình quản
lý nhu cầu điện.
Trước ngày 01 tháng 02 hằng năm, Tập
đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực gửi qua
dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử về kết quả đánh giá mẫu phụ tải
điện phục vụ nghiên cứu phụ tải điện năm trước và điều chỉnh cho năm hiện tại,
bao gồm các nội dung:
1. Rà soát, hoàn thiện tiêu chí lựa chọn mẫu phụ
tải điện phi dân dụng.
2. Công tác tính toán, thiết kế và lựa chọn mẫu
phụ tải điện.
3. Đánh giá sự thay đổi (nếu có) về số lượng mẫu
phụ tải điện so với năm trước của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và
thành phần phụ tải điện.
4. Đánh giá Danh sách mẫu phụ tải điện phi dân dụng
do các Đơn vị phân phối điện lập so với tiêu chí lựa chọn mẫu phụ tải điện phi
dân dụng.
5. Danh sách nhóm phụ tải điện và phân nhóm phụ
tải điện thực hiện nghiên cứu phụ tải điện.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng
công ty Điện lực có trách nhiệm:
1. Định kỳ trước ngày 01 tháng 02 hàng năm,
báo cáo Cục Điều tiết điện lực kết quả phân tích biểu đồ phụ tải điện năm trước
liền kề với các nội dung chính sau:
a) Đánh giá kết quả thu thập, hiệu chỉnh số
liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện trong phạm vi quản lý và toàn quốc;
b) Kết quả xây dựng và phân tích biểu đồ phụ
tải điện của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, thành phần phụ tải điện,
hệ thống điện thuộc phạm vi quản lý, hệ thống điện ba miền và quốc gia với các
nội dung quy định tại Điều 22 Thông tư này.
2. Định kỳ trước ngày 15 tháng 7 hàng năm,
báo cáo Cục Điều tiết điện lực kết quả phân tích biểu đồ phụ tải điện 06 tháng
đầu năm với các nội dung chính sau:
a) Đánh giá kết quả thu thập, hiệu chỉnh số
liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện trong phạm vi quản lý và toàn quốc;
b) Kết quả xây dựng và phân tích biểu đồ phụ
tải điện từng tháng và tổng hợp phân tích biểu đồ phụ tải điện 06 tháng đầu năm
của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, thành phần phụ tải điện, hệ thống
điện thuộc phạm vi quản lý, hệ thống điện ba miền và quốc gia với các nội dung
quy định tại Điều 22 Thông tư này.
3. [3] Báo cáo kết
quả phân tích biểu đồ phụ tải điện phải được lập thành văn bản và gửi Bộ Công
Thương (Cục Điều tiết điện lực) qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử.
Trước ngày 01 tháng 9 hằng năm, Tập
đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực có trách nhiệm báo cáo bằng văn
bản gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử đến Cục Điều tiết điện
lực về kết quả dự báo biểu đồ phụ tải điện thuộc phạm vi quản lý, hệ thống điện
ba miền và quốc gia với các nội dung quy định tại Điều 25 Thông
tư này.
1. Cục Điều tiết điện lực có trách
nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các Đơn vị phân phối điện thực hiện
Thông tư này;
b) Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Thông
tư này được ban hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng tiêu
chí lựa chọn mẫu phụ tải điện phi dân dụng và báo cáo Cục Điều tiết điện lực để
áp dụng chung cho các Đơn vị phân phối điện thực hiện nghiên cứu phụ tải điện từ
năm 2018;
c) Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông
tư này được ban hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm tổ chức xây dựng
và trình Cục Điều tiết điện lực ban hành các Quy trình để hướng dẫn thực hiện Thông
tư này, bao gồm:
- Quy trình hướng dẫn trình tự chọn mẫu phụ tải
điện;
- Quy trình xác nhận, hiệu chỉnh và ước lượng số
liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện;
- Quy trình phân tích và dự báo biểu đồ phụ tải
điện;
d) Tổ chức đào tạo, bố trí nhân lực hợp lý và
trang bị các thiết bị phần cứng, phần mềm, cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu phụ
tải điện.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày
16 tháng 11 năm 2017. Thông tư số 33/2011/TT-BCT ngày 06 tháng 9 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương quy định nội dung, phương pháp, trình tự và thủ tục
nghiên cứu phụ tải điện hết hiệu lực từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu
có vấn đề vướng mắc, các đơn vị có liên quan báo cáo Cục Điều tiết điện lực để
nghiên cứu, đề xuất và trình Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư cho phù hợp./.
|
XÁC THỰC
VĂN BẢN HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Trần
Tuấn Anh
|