BỘ
NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
39/2011/TT-BNNPTNT
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2011
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ, QUY HOẠCH CHI TIẾT VỀ
DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP GẮN VỚI
CHẾ BIẾN TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN
Căn cứ các Nghị định của
Chính phủ: số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; số
75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 về việc sửa đổi Điều 3
Nghị định số 01/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định
04/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 về việc “sửa đổi, bổ sung một số điều của
nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội”;
Căn cứ Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc “ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự
án thủy lợi, thủy điện”;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng quy hoạch tổng thể,
quy hoạch chi tiết về di dân tái định cư và tổ chức phát triển sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm vùng tái định cư các dự án
thủy lợi, thủy điện như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này
hướng dẫn trình tự, nội dung, lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng thể, quy
hoạch chi tiết về di dân tái định cư và tổ chức phát triển sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm vùng tái định cư các dự án thủy lợi,
thủy điện trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này
áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước có liên quan đến công tác di dân,
tái định cư và tổ chức phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vùng tái định
cư các dự án thủy lợi, thủy điện.
Chương II
QUY HOẠCH TỔNG THỂ VÀ
QUY HOẠCH CHI TIẾT DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ
Điều 3. Các bước nghiên cứu và giá lập quy hoạch di dân, tái định
cư
Quy hoạch di dân,
tái định cư được tiến hành nghiên cứu theo các bước sau:
Bước 1: Quy
hoạch tổng thể di dân, tái định cư để xác định chi tiết số hộ di dân, tái định
cư; khối lượng, thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với đất; các khu, điểm tái định
cư; hình thức di dân, tái định cư; khối lượng và quy mô các công trình kết cấu
hạ tầng ở khu, điểm tái định cư; tổng nhu cầu kinh phí bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư;
Bước 2: Quy
hoạch chi tiết các khu (điểm) tái định cư để xác định chính xác khả năng dung nạp
các hộ di dân đến tái định cư, các công trình kết cấu hạ tầng, phương án phát
triển sản xuất và hỗ trợ đời sống cho khu (điểm) tái định cư.
Giá quy hoạch
di dân, tái định cư
Đơn giá lập
quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết di dân, tái định cư áp dụng theo quy định
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản khác có
liên quan
Điều 4. Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư
Nội dung quy
hoạch tổng thể di dân, tái định cư bao gồm:
Phân tích,
đánh giá thiệt hại vùng lòng hồ và mặt bằng xây dựng công trình thủy lợi, thủy
điện;
Xác định giá
trị bồi thường thiệt hại về đất ở, đất sản xuất, tài sản gắn liền với đất bị
thu hồi vùng ngập lòng hồ, vùng giải phóng mặt bằng công trình và nơi xây dựng
khu, điểm tái định cư;
Dự báo quy mô
dân số, cơ cấu dân số vùng tái định cư phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội, quy hoạch ngành và chiến lược phân bố dân cư quốc gia;
Phương án quy
hoạch di dân, tái định cư:
Luận chứng
quan điểm, mục tiêu di dân, tái định cư phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành trên địa bàn;
Tổng số hộ
(khẩu) di dân, tái định cư;
Các hình thức
di dân, tái định cư: tập trung, xen ghép, tự di chuyển; danh mục các vùng, khu,
điểm tái định cư;
Tiến độ di
dân, tái định cư theo từng năm;
Phân tích,
đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, khu, điểm tái định
cư đặc biệt chú trọng điều tra, đánh giá toàn diện về quỹ đất, nguồn nước đảm bảo
cho người tái định cư có đủ đất ở, đất sản xuất và các điều kiện phát triển bền
vững; khả năng dung nạp dân cư ở từng khu, điểm tái định cư; phương án quy hoạch
xây dựng cơ sở hạ tầng khu, điểm tái định cư như: giao thông, thủy lợi, nước
sinh hoạt và các công trình phúc lợi công cộng khác; phương án phát triển sản
xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm vùng tái định cư.
đ) Khái toán
tổng mức đầu tư thực hiện quy hoạch: Kinh phí bồi thường, kinh phí hỗ trợ tái định
cư và kinh phí xây dựng khu, điểm tái định cư; Các nguồn vốn thực hiện quy hoạch.
e) Xác định
các giải pháp về cơ chế; chính sách và tổ chức thực hiện các mục tiêu quy hoạch.
Trình tự xây
dựng Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư được tiến hành theo các bước sau:
Thu thập tài
liệu đã có kết hợp với khảo sát thực địa để xây dựng đề cương và kinh phí xây dựng
quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Tổ chức
nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch theo các nội dung quy định
tại khoản 1 Điều này;
Trình cấp có
thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch;
Thông báo Quy
hoạch đến các cơ quan có liên quan.
Sản phẩm của
quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư bao gồm:
Báo cáo tổng
hợp quy hoạch di dân, tái định cư;
Các báo cáo
chuyên đề về bố trí dân cư, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất;
Các bản đồ
minh họa vị trí, hiện trạng, quy hoạch tỷ lệ từ 1/25.000 - 1/250.000 tùy theo quy
mô vùng tái định cư và bản đồ quy hoạch khu, điểm tái định cư tỷ lệ 1/10.000;
Các phụ biểu
kèm theo báo cáo như: hiện trạng sử dụng đất đai; hiện trạng kinh tế - xã hội;
quy hoạch di dân, tái định cư; quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng; quy hoạch sử
dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành sản xuất; vốn đầu tư và nguồn vốn đầu
tư, các phụ biểu liên quan đến nội dung quy hoạch;
đ) Các văn bản
về ý kiến của các cấp chính quyền nơi tái định cư, vùng ngập lòng hồ, mặt bằng
công trình và một số văn bản pháp lý có liên quan.
Thẩm định,
phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư
Hội đồng thẩm
định quy hoạch tổng thể di dân tái định cư:
Hội đồng thẩm
định quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư được thành lập theo quy định tại mục
1 thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 1 năm 2008 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006
của Chính phủ về lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội.
Hồ sơ thẩm định
Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư bao gồm
Tờ trình cấp
có thẩm quyền đề nghị phê duyệt Quy hoạch;
Các tài liệu
theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Cơ quan thẩm
định, phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư
Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh) tổ chức thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư
thuộc phạm vi địa bàn tỉnh.
Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân,
tái định cư thuộc địa bàn 2 tỉnh trở lên.
Thời gian thẩm
định quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư
Thời gian thẩm
định quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư là 45 ngày kể từ khi cơ quan thẩm định
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 5. Quy hoạch chi tiết di dân, tái định cư
1. Nội dung
quy hoạch chi tiết di dân, tái định cư, bao gồm:
Xác định vị
trí (địa điểm), ranh giới, quy mô và mối liên hệ của khu, điểm tái định cư với
phát triển kinh tế - xã hội của xã, huyện sở tại.
Đánh giá thực
trạng khu, điểm tái định cư
Điều kiện tự
nhiên: Khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất, diện tích và thổ nhưỡng các loại
đất; nguồn nước và chất lượng nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất;
Phân tích hiện
trạng sử dụng đất đai, đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, đất phi
nông nghiệp, đất chưa sử dụng, đất khác;
Tình hình sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ngành nghề khác;
Tình hình cơ
sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện, cơ sở giáo dục, y tế,
văn hóa xã hội, trụ sở cơ quan, thương mại, dịch vụ;
Tình hình dân
cư và phân bố dân cư: số thôn, bản; số hộ (khẩu); thành phần dân tộc; phong tục
tập quán; trình độ dân trí; thu nhập và đời sống; dự báo quy mô dân số của khu,
điểm tái định cư;
Đánh giá khả
năng dung nạp số hộ di dân đến tái định cư.
Phân tích,
đánh giá thực trạng và dự báo tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của người dân
tái định cư.
Xây dựng
phương án quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư
Nội dung quy
hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư gồm 4 phần: quy hoạch chi tiết sử dụng đất;
quy hoạch chi tiết bố trí dân cư; quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất và quy
hoạch chi tiết xây dựng cơ sở hạ tầng.
Quy hoạch chi
tiết sử dụng đất, xác định vị trí, tổng diện tích các loại đất bao gồm: đất ở;
đất nông nghiệp; đất lâm nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản; đất chuyên dùng; đất
dự phòng; các loại đất khác. Diện tích bình quân các loại đất trên cho các hộ
tái định cư và hộ sở tại bị ảnh hưởng (nếu có), đảm bảo định mức tối thiểu theo
chính sách hiện hành;
Quy hoạch chi
tiết điểm dân cư xác định: Vị trí, địa điểm, quy mô dân số; bố trí mặt bằng
không gian các điểm tái định cư (gồm nhà ở, vườn, công trình phụ trợ kèm theo nhà
ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong điểm tái định cư), diện
tích đất ở, đất sản xuất, đất phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội và tiến độ di dân, tái định cư;
Quy hoạch chi
tiết xây dựng cơ sở hạ tầng xác định quy mô, tiêu chuẩn các công trình giao
thông, thủy lợi, cấp và thoát nước, phúc lợi công cộng (trường học, trạm y tế,
nhà trẻ mẫu giáo, nhà văn hóa) và các công trình khác thuộc phạm vi điểm tái định
cư và liên vùng, liên khu điểm tái định cư (nếu có) phù hợp quy hoạch xây dựng
nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về “ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” và phù hợp với
phong tục, tập quán của từng dân tộc;
Quy hoạch chi
tiết phát triển sản xuất xác định: diện tích từng loại đất sản xuất (gồm diện
tích đất của các hộ sở tại chuyển nhượng và đất khai hoang, phục hóa) giao cho
hộ tái định cư; bố trí cơ cấu sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, trồng và khoanh
nuôi bảo vệ rừng); dự tính năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập bình quân của
các hộ gia đình;
Khái toán tổng
mức vốn đầu tư gồm: chi phí bồi thường thiệt hại đất, tài sản gắn liền với đất
bị thu hồi nơi đi và đến; chi phí hỗ trợ tái định cư theo chính sách; chi phí
xây dựng cơ sở hạ tầng khu, điểm tái định cư và liên vùng, liên khu tái định
cư; chi phí sản xuất ; chi phí quản lý dự án; chi phí khác và dự phòng;
Dự kiến các
nguồn vốn: vốn di dân, tái định cư; vốn các chương trình phát triển kinh tế -
xã hội khác trên địa bàn; vốn của dân (tiền và công lao động); vốn khác;
Phân kỳ vốn đầu
tư theo từng năm;
Dự kiến tiến
độ xây dựng khu, điểm tái định cư và tiến độ xây dựng từng hạng mục công trình;
2. Trình tự
xây dựng quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư được tiến hành theo các bước:
a) Thu thập
tư liệu hiện có kết hợp khảo sát thực địa để xây dựng đề cương và kinh phí xây
dựng quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức
nghiên cứu, xây dựng quy hoạch chi tiết theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều
này;
c) Lấy ý kiến
tham gia của người dân và các cấp chính quyền nơi có dân đi và nơi tái định cư
về phương án Quy hoạch;
d) Trình cấp
có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch;
đ) Thông báo
Quy hoạch đến các cơ quan có liên quan;
3. Sản phẩm của
Quy hoạch chi tiết di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện
a) Báo cáo tổng
hợp;
b) Các loại bản
đồ: Bản đồ hiện trạng kinh tế - xã hội khu, điểm tái định cư tỷ lệ 1/25.000; Bản
đồ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu, điểm tái định cư tỷ lệ 1/10.000
hoặc tỷ lệ 1/25.000; Bản đồ Quy hoạch chi tiết điểm tái định cư tỷ lệ 1/500; Bản
đồ Quy hoạch chi tiết sử dụng đất nông nghiệp điểm tái định cư có tỷ lệ
1/2.000;
c) Các phụ lục:
Biểu thống kê bồi thường thiệt hại đầu đi, đầu đến (theo hộ gia đình); Các biểu
số liệu tổng hợp về hiện trạng đất đai, cơ sở hạ tầng (nơi đi và nơi đến); Các
biểu quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bố trí dân cư, quy hoạch sản xuất, vốn đầu
tư và nguồn vốn đầu tư, các phụ biểu khác có liên quan đến nội dung quy hoạch
chi tiết.
4. Thẩm định,
phê duyệt quy hoạch chi tiết
a) Hồ sơ thẩm
định, phê duyệt quy hoạch chi tiết gồm:
- Tờ trình của
chủ đầu tư gửi cấp có thẩm quyền đề nghị phê duyệt quy hoạch chi tiết;
- Tài liệu
quy hoạch theo quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Cơ quan thẩm
định, phê duyệt quy hoạch chi tiết
Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định
cư hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt tùy theo quy mô của khu,
điểm tái định cư.
Chương III
TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP GẮN VỚI CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ
Điều 6. Quy hoạch sản xuất
Yêu cầu chung
của quy hoạch sản xuất vùng tái định cư
Khai thác có
hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, lao động ở các khu, điểm tái định
cư để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phù hợp với tiềm năng lợi
thế của từng vùng theo hướng sản xuất hàng hóa đa dạng, bền vững nhằm tăng thu
nhập, ổn định và từng bước cải thiện đời sống các hộ dân vùng tái định cư;
Xác định các
loại sản phẩm và quy mô phát triển sản phẩm cây trồng, vật nuôi chính, chú trọng
các loại sản phẩm đặc sản, giá trị kinh tế cao, dễ vận chuyển, bảo quản, có khả
năng đầu tư công nghiệp chế biến.
Xác định các
nguồn vốn đầu tư: vốn hỗ trợ từ các dự án di dân, tái định cư; vốn của các chương
trình dự án trên địa bàn; vốn tín dụng và vốn tự có của các tổ chức, cá nhân
thuộc các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển sản xuất vùng tái định cư.
Nội dung quy
hoạch sản xuất
Phân tích
đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:
Đánh giá,
phân tích thực trạng và quá trình phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
vùng tái định cư như: cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi, cơ cấu nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp và mức độ đóng góp của mỗi bộ phận vào tạo việc làm, thu
nhập của mỗi người dân;
Phân tích,
đánh giá các sản phẩm chủ yếu, các vùng sản xuất sản phẩm chính, đầu tư công
nghệ, lao động, tổ chức sản xuất và những yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến năng suất
cây trồng, vật nuôi, năng suất lao động và thu nhập của người lao động nông
nghiệp;
Phân tích,
đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp) gồm: Quy mô
diện tích sản xuất, cơ cấu diện tích các nhóm cây trồng, năng suất và sản lượng
của từng loại;
Đánh giá thực
trạng áp dụng kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Thực trạng
cung cấp dịch vụ, chuyển giao công nghệ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp cho
người sản xuất. Hệ thống cung cấp dịch vụ khuyến nông, khuyến công, hỗ trợ phát
triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm vùng tái định cư;
Thực trạng
phân bổ hệ thống và quy mô loại hình chế biến nông, lâm, thủy sản; tổ chức chế
biến; phương thức tổ chức cung cấp nguyên liệu và liên kết giữa người sản xuất
nguyên liệu với cơ sở chế biến;
Phân tích,
đánh giá thực trạng tiêu thụ và khả năng tiếp cận thị trường nông sản hàng hóa
của vùng tái định cư.
Xây dựng, lựa
chọn phương án quy hoạch sản xuất
Xác định quy
mô, cơ cấu, phân bố các vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi, các loại rừng, nuôi
trồng thủy sản ở địa bàn tái định cư;
Đề xuất mô
hình sản xuất và tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với chế biến và
tiêu thụ sản phẩm;
Xác định các
loại sản phẩm và quy mô phát triển sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp chính của
vùng tái định cư phù hợp với điều kiện sinh thái và nhu cầu thị trường;
Xác định hệ
thống dịch vụ hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, chuyển giao kỹ thuật
và yêu cầu hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vaccin phòng chống dịch bệnh;
Bố trí các
vùng có khả năng phát triển sản xuất hàng hóa về nông, lâm, ngư nghiệp gắn với
hệ thống chế biến sản phẩm và cơ chế liên kết vùng nguyên liệu.
Thẩm định,
phê duyệt quy hoạch sản xuất
Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định phê duyệt quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm vùng tái định cư thuộc phạm vi địa bàn tỉnh
hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định phê duyệt quy hoạch
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm vùng tái định
cư thuộc phạm vi địa bàn huyện;
Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm vùng tái định cư thuộc phạm
vi 2 tỉnh trở lên.
Điều 7. Tổ chức phát triển sản xuất
Xây dựng
phương án hỗ trợ sản xuất các khu, điểm tái định cư
Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, thống nhất
với chính quyền địa phương và người dân để xây dựng phương án sản xuất của từng
hộ, làm cơ sở xem xét hỗ trợ kinh phí phát triển sản xuất cho các hộ di dân,
tái định cư;
Phương án sản
xuất của hộ phải phù hợp với quy hoạch sản xuất của vùng, khu, điểm tái định cư
đã được phê duyệt; phù hợp với định mức kinh tế kỹ thuật của từng loại cây trồng,
vật nuôi và vật tư được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; phù hợp
với đơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp chưa có đơn giá do
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, giá được căn cứ theo báo giá của nhà cung cấp
trên cơ sở thẩm định giá của Sở Tài chính.
Mức hỗ trợ, nội
dung hỗ trợ và phương thức hỗ trợ thực hiện phương án sản xuất cho hộ gia đình
tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định theo các quy định tại Điều 11
Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg .
Thực hiện
công tác khuyến nông, khuyến công
Căn cứ các
quy định hiện hành và công tác khuyến nông, khuyến công chủ đầu tư dự án di
dân, tái định cư giao Ban quản lý di dân, tái định cư các cấp, phối hợp với
Trung tâm, trạm khuyến nông, khuyến công cơ sở xây dựng kế hoạch về nội dung, đối
tượng, thời gian, địa điểm và dự toán kinh phí phục vụ công tác khuyến nông,
khuyến công ở các khu, điểm tái định cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố
trí kinh phí thực hiện.
Căn cứ vào kế
hoạch, dự toán kinh phí khuyến nông, khuyến công đã được phê duyệt và nguồn vốn
được thông báo, Ban quản lý di dân, tái định cư phối hợp với trung tâm, trạm
khuyến nông, khuyến công để thực hiện các hoạt động khuyến nông, khuyến công,
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ở các khu, điểm tái định cư.
Nghiên cứu thị
trường và tiêu thụ sản phẩm
Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với
các ngành tổ chức nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm ở vùng tái định cư;
Căn cứ khối lượng
sản phẩm hàng hóa ở vùng tái định cư, khuyến khích tổ chức mạng lưới thu mua sản
phẩm để chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Cụ thể hóa hướng
dẫn nội dung xây dựng, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi
tiết và tổ chức phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với chế biến tiêu
thụ sản phẩm vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện.
Tổ chức triển
khai thực hiện xây dựng, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi
tiết và tổ chức phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với chế biến,
tiêu thụ sản phẩm vùng tái định cư theo nội dung hướng dẫn của Thông tư này và
các văn bản hiện hành khác có liên quan.
Giao Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác
di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện, chủ trì phối hợp với các Sở,
ngành có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra quá trình xây dựng quy hoạch tổng
thể, quy hoạch chi tiết, tổ chức phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thị
sản phẩm vùng tái định cư và thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư ở địa phương.
Điều 9. Trách nhiệm của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông
thôn
Tổ chức kiểm
tra, hướng dẫn quá trình triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi
tiết di dân, tái định cư và tổ chức phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
vùng tái định cư ở địa phương;
Tham mưu cho
Bộ phối hợp với các Bộ ngành có liên quan tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch
tổng thể di dân tái định cư theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Thông tư này
có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký;
Trong quá
trình thực hiện Thông tư có gì vướng mắc, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để điều chỉnh, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP. trực thuộc TW;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát Nhân dân tối cao;
- MTTQ VN và Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Chi cục PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Website Chính phủ, Website Bộ NN & PTNT;
- Công báo;
- Lưu VT, KTHT. NVB.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hồ Xuân Hùng
|