ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3717/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày
09 tháng 10 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2024 - 2026
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số
83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số
75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính Quy định quản lý, sử dụng kinh
phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ,
ngày 24/4/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Phê duyệt Chương trình khuyến nông
Trung ương giai đoạn 2020 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
43/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND tỉnh Ban hành Quy định nội dung chi và
mức chi thực hiện khuyến nông từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
Bình Định;
Căn cứ Quyết định số
2872/QĐ-UBND ngày 03/8/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng
thẩm định Chương trình Khuyến nông tỉnh Bình Định giai đoạn 2024 - 2026;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp
và PTNT tại Tờ trình số 360/TTr-SN ngày 02/10/2023 và ý kiến của Hội đồng thẩm
định Chương trình khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2024 - 2026
tại Biên bản họp ngày 25/8/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Chương trình khuyến nông trên địa bàn tỉnh
Bình Định giai đoạn 2024-2026 kèm theo Quyết định này (có Chương trình chi
tiết kèm theo).
Điều 2.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp
và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương;
Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Thanh
|
CHƯƠNG TRÌNH
KHUYẾN NÔNG TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2024 - 2026
(Kèm theo Quyết định số 3717/QĐ-UBND ngày 09/10/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Thực hiện chủ trương cơ cấu lại
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp,
nông thôn bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Trong đó chú trọng phát triển
sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp
chuyển đổi số, sản xuất theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, an toàn vệ sinh
thực phẩm, gắn với xây dựng chuỗi giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Thúc đẩy nông nghiệp phát triển
thành vùng tập trung sản xuất hàng hóa, hỗ trợ liên kết sản xuất, phát triển
kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp trong nông nghiệp,
nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng các mô hình trình diễn
khuyến nông chuyển giao và mở rộng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình
canh tác nuôi trồng, công nghệ mới nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất trên các
lĩnh vực trồng trọt, cơ giới hóa, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các lĩnh vực
nông lâm ngư nghiệp khác. Trong đó, ưu tiên và tập trung xây dựng các mô hình hỗ
trợ thúc đẩy liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân
theo chuỗi giá trị, có khả năng nhân ra diện rộng. Phấn đấu nâng hiệu quả sản
xuất khi áp dụng thực hiện mô hình lên từ 15-20% so với sản xuất đại trà, truyền
thống.
- Thông tin tuyên truyền:
+ Thực hiện các chuyên mục, cuộc
tọa đàm phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.
+ Đăng tải tin, bài viết, hình ảnh
tuyên truyền, trả lời câu hỏi bạn đọc trên Cổng thông tin điện tử Khuyến nông
Bình Định.
- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn:
+ Tổ chức các lớp tập huấn, đào
tạo cho đối tượng chuyển giao công nghệ về tập huấn kiến thức mới cho mạng lưới
khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông, nông dân chủ chốt. Tập huấn ToT - Đào tạo
tiểu giáo viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ
năng khuyến nông.
+ Tổ chức các cuộc hội thảo
nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả và các cuộc hội nghị giao ban khuyến
nông, nhằm đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện và đề ra giải pháp để triển khai
thực hiện chương trình, kế hoạch.
+ Xây dựng file kỹ thuật về hiệu
quả khi triển khai các mô hình khuyến nông để làm tư liệu tuyên truyền, khuyến
cáo nhân rộng mô hình. In ấn, phát hành các ấn phẩm khuyến nông (tờ rơi, lịch
nhà nông, tài liệu cầm tay, pa-nô, áp phích tuyên truyền...) cấp phát cho cán bộ
nông nghiệp, cộng tác viên và nông dân.
+ Tổ chức các cuộc tham quan, học
tập kinh nghiệm ngoài tỉnh.
+ Tổ chức các cuộc gặp gỡ trao
đổi trực tiếp và tập huấn nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh
nghiệm sản xuất nông nghiệp.
II. CÁC NỘI
DUNG THỰC HIỆN CỤ THỂ
1. Xây dựng
và nhân rộng mô hình
Mô hình trình diễn là phương
pháp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người nông dân nhanh nhất, đồng
thời là điểm trình diễn mẫu để người nông dân áp dụng vào sản xuất đại trà.
Việc xây dựng các mô hình trình
diễn là điều kiện thuận lợi để người nông dân tiếp cận và áp dụng có hiệu quả
những kỹ thuật mới vào sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống.
Kết quả của việc thực hiện mô
hình là cơ sở thực tế để ngành và các địa phương có định hướng phát triển sản
xuất trong thời gian tới.
1.1.
Lĩnh vực trồng trọt: 07 mô hình
a) Mô hình trồng thâm canh
cây rau má theo hướng an toàn gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Mục tiêu: Chuyển giao kỹ thuật
trong trồng thâm canh cây rau má theo hướng an toàn; xây dựng chuỗi liên kết sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm; hình thành vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến,
góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị của sản phẩm.
- Địa điểm thực hiện: Các huyện,
thị xã: Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ,…
- Quy mô: 02 ha/điểm.
- Diện tích: 12 ha/06 điểm
trình diễn/03 năm.
b) Mô hình thâm canh cây Ớt
đạt tiêu chuẩn VietGAP
- Mục tiêu: Ứng dụng, chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất cây Ớt đạt tiêu chuẩn VietGAP nhằm
nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người dân.
- Địa điểm thực hiện: Các huyện:
Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn,...
- Quy mô: 02 ha/điểm.
- Diện tích: 08 ha/04 điểm
trình diễn
+ Vụ thứ 1: 02 điểm, diện tích
04 ha.
+ Vụ thứ 2: 02 điểm, diện tích
04 ha.
c) Mô
hình sản xuất ngô ngọt gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Mục tiêu: Chuyển giao kỹ thuật
trồng thâm canh ngô ngọt. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao giá trị sản
xuất; liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng vùng nguyên liệu phục
vụ chế biến.
- Địa điểm thực hiện: Các huyện,
thị xã: Phù Cát, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, An Nhơn, …
- Quy mô: 05 ha/điểm;
- Diện tích: 30 ha/06 điểm
trình diễn/03 năm.
d) Mô hình sản xuất Lúa chất
lượng đạt tiêu chuẩn hữu cơ gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Mục tiêu: Chuyển giao quy
trình thâm canh Lúa cải tiến, sử dụng phân hữu cơ, để tạo ra sản phẩm an toàn đạt
tiêu chuẩn hữu cơ. Nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế
cho người sản xuất. Phát triển liên kết chuỗi giá trị nông sản.
- Địa điểm thực hiện: Các huyện,
thị xã, thành phố: Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Nhơn, Tuy Phước, Quy Nhơn,...
- Quy mô: 03 ha/điểm, triển
khai 03 vụ liên tiếp/điểm.
- Diện tích:
+ Vụ thứ 1: 12 ha/04 điểm trình
diễn/02 năm (năm 2024, 2025).
+ Vụ thứ 2: 12 ha/04 điểm trình
diễn/02 năm (năm 2024, 2025), (địa điểm năm 2024, địa điểm năm 2025).
+ Vụ thứ 3: 12 ha/04 điểm trình
diễn/02 năm (năm 2024, 2025), (địa điểm năm 2024, địa điểm năm 2025)
đ) Mô hình thâm canh cây Dừa
(dừa chế biến, thời kỳ kinh doanh) theo hướng hữu cơ gắn liên kết tiêu thụ sản
phẩm
- Mục tiêu: Chuyển giao kỹ thuật
trồng thâm canh Dừa theo hướng hữu cơ; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị
sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người dân. Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ
chế biến tinh dầu dừa và các sản phẩm từ dừa, gắn liên kết chuỗi.
- Địa điểm thực hiện: Thị xã
Hoài Nhơn.
- Quy mô: 1.000 cây/điểm.
- Diện tích: 2.000 cây/02 điểm
trình diễn/năm; theo dõi để duy trì năm 2, năm 3 (2.000 cây triển khai năm
2024).
e) Mô hình thâm canh cây
Xoài (giai đoạn kinh doanh) đạt tiêu chuẩn VietGAP
- Mục tiêu: Chuyển giao, ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất Xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP; nâng cao
năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người dân.
- Địa điểm thực hiện: Các huyện,
thành phố: Phù Cát, Quy Nhơn, Tây Sơn, Phù Mỹ,...
- Quy mô: 02 ha/điểm.
- Diện tích:
+ Thực hiện năm 1: 04 ha/02 điểm
trình diễn/năm 2024.
+ Duy trì năm 2: 04 ha (triển
khai năm 2024).
+ Duy trì năm 3: 04 ha (triển
khai năm 2024).
g) Mô hình thâm canh cây Dừa
xiêm (thời kỳ kinh doanh) đạt tiêu chuẩn hữu cơ
- Mục tiêu: Chuyển giao kỹ thuật
trồng thâm canh Dừa xiêm đạt tiêu chuẩn hữu cơ; nâng cao năng suất, chất lượng,
giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người dân.
- Địa điểm thực hiện: Các huyện,
thị xã: Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ,....
- Quy mô: 1.000 cây/điểm.
- Diện tích: 2.000 cây/02 điểm
trình diễn/năm; theo dõi để duy trì năm 2, năm 3 (2.000 cây triển khai năm
2024).
1.2. Lĩnh vực cơ giới
hóa: 01 mô hình
Mô hình ứng dụng cơ giới hóa
(khâu gieo sạ) trong thâm canh lúa cải tiến gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Mục tiêu: Đẩy mạnh ứng dụng
cơ giới hóa ở các vùng sản xuất lúa tập trung. Chuyển giao quy trình thâm canh
lúa cải tiến (SRI) vào sản xuất, tạo sản phẩm an toàn, chất lượng gắn liên kết
tiêu thụ sản phẩm, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất (công lao động),
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn
vị diện tích.
- Địa điểm thực hiện: Các huyện,
thị xã: An Nhơn, Tuy Phước, Hoài Nhơn,...
- Quy mô: 05ha + 01 giàn máy/điểm
(triển khai 02 vụ lúa/năm).
- Diện tích: 15 ha + 03 giàn
máy/03 điểm trình diễn/02 năm.
+ Vụ thứ 1: 03 điểm, diện tích
15 ha với 03 giàn máy.
+ Vụ thứ 2: diện tích 15 ha (01
điểm tiếp tục năm 2024; 02 điểm tiếp tục năm 2025).
1.3.
Lĩnh vực chăn nuôi: 02 mô hình
a) Mô hình nuôi vỗ béo Bò thịt
chất lượng cao bằng thức ăn tự trộn và phụ phế phẩm ủ chua
- Mục tiêu: Chuyển giao cho
nông dân về quy trình nuôi vỗ béo bò thịt; nâng cao năng suất, chất lượng, giá
trị sản phẩm, hạn chế dịch bệnh, giảm tồn dư kháng sinh, tạo sản phẩm an toàn,
tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
- Địa điểm thực hiện: Các huyện,
thị xã: An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân,...
- Quy mô: 10 con bò/điểm, xây dựng
30 con bò/03 điểm trình diễn/03 năm.
b) Mô hình chăn nuôi Vịt biển
thương phẩm gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Mục tiêu: Chuyển giao kỹ thuật
chăn nuôi Vịt biển, nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế trong chăn nuôi Vịt
biển, hạn chế dịch bệnh, giảm tồn dư kháng sinh, tạo sản phẩm an toàn, bền vững,
tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
- Địa điểm thực hiện: Các huyện,
thị xã, thành phố: Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước, Hoài Nhơn, Quy Nhơn,....
- Quy mô: 3.000 con/điểm/năm,
xây dựng 9.000 con/03 điểm/03 năm.
1.4. Lĩnh vực thủy sản:
04 mô hình
a) Mô hình ứng dụng đèn LED
trên tàu khai thác cá
- Mục tiêu: Ứng dụng công nghệ
đèn LED chuyên dụng cho nghề lưới vây kết hợp ánh sáng đánh bắt cá nổi ở vùng
biển xa bờ thay thế cho bóng đèn cao áp. Nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu
tác động của khí nhà kính đến môi trường, bảo vệ sức khỏe của ngư dân trên biển.
- Địa điểm thực hiện: Các huyện,
thị xã, thành phố: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Quy Nhơn,…
- Quy mô: 50 bộ đèn LED/tàu/điểm/năm,
xây dựng 150 bộ đèn LED/03 tàu/03 điểm/03năm.
b) Mô hình nuôi thương phẩm
cá Điêu hồng trong lồng-bè trên hồ chứa thủy lợi hoặc đập dâng gắn liên kết
tiêu thụ sản phẩm
- Mục tiêu: Nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập người dân, ổn định nuôi trồng thủy sản.
- Địa điểm thực hiện: Các huyện,
thị xã: Vĩnh Thạnh, An Nhơn, Phù Cát,…
- Quy mô: 100 m3/điểm;
xây dựng 300 m3/03 điểm/năm.
- Diện tích: 900 m3/09
điểm/03 năm.
c) Mô hình nuôi thương phẩm
tôm Thẻ chân trắng Bán thâm canh - Thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ
Semi BioFloc
- Mục tiêu: Tăng năng suất,
nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm sử dụng nước
- kháng sinh - hóa chất.
- Địa điểm thực hiện: Các huyện,
thành phố: Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, Quy Nhơn,…
- Quy mô: 1.000 m2/điểm;
xây dựng 3.000 m2/03 điểm/năm.
- Diện tích: 9.000 m2/09
điểm/03 năm.
d) Mô hình nuôi tổng hợp các
loài thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái
- Mục tiêu: Đa dạng hóa các đối
tượng nuôi ở những vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến nhằm hạn chế rủi ro bệnh dịch,
cải thiện môi trường sinh thái, kết hợp phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Địa điểm thực hiện: Các huyện,
thành phố: Tuy Phước, Phù Cát, Quy Nhơn,…
- Quy mô: 01 ha/điểm/năm.
- Diện tích: 03 ha/03 điểm/03
năm.
2. Thông
tin tuyên truyền
2.1. Nội dung
- Tiếp tục duy trì và phát triển
trang thông tin điện tử Khuyến nông Bình Định nhằm cung cấp các thông tin chính
sách, pháp luật về nông nghiệp, phổ biến các kiến thức về khoa học kỹ thuật, cập
nhật các mô hình khuyến nông mới và có hiệu quả trong và ngoài tỉnh, các gương
điển hình sản xuất giỏi, thông tin giá cả thị trường nông sản, các sản phẩm
OCOP trên trang chợ khuyến nông nhằm giới thiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm
trên địa bàn tỉnh...
- Tuyên truyền thông qua các
kênh thông tin đại chúng (Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, huyện, các cơ
quan báo đài Trung ương, địa phương …) và trên các Cổng thông tin điện tử của Sở
Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị chuyên ngành nông
nghiệp khác ...
- Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu
tuyên truyền (Băng đĩa, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, sách tham khảo, sổ tay
khuyến nông, lịch nhà nông, tờ bướm, tranh ảnh, pa-nô, áp phích.
- Tổ chức các hội thảo, tham
quan đầu bờ, hội nghị tổng kết, hội nghị nhân rộng mô hình.
2.2. Dự kiến kết quả
- Thực hiện 156 chuyên mục trên
sóng Phát thanh, 156 chuyên mục trên sóng Truyền hình. Thực hiện thường xuyên
trên trang kinh tế số ra hàng ngày của Báo Bình Định.
- Xây dựng, phát sóng ít nhất
30 cuộc tọa đàm khuyến nông phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh về hướng
dẫn sản xuất nông lâm ngư nghiệp, ứng dụng tiến bộ - công nghệ mới, các giải
pháp chỉ đạo sản xuất, gương điển hình sản xuất giỏi, phòng chống dịch hại cây
trồng, vật nuôi, liên kết sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm...
- Mỗi năm đăng tải trên 200
tin, bài viết, hình ảnh tuyên truyền, trả lời câu hỏi bạn đọc trên Cổng thông
tin điện tử Khuyến nông Bình Định nhằm cung cấp các thông tin về cơ chế chính
sách về nông nghiệp, phổ biến các kiến thức về khoa học kỹ thuật. Cập nhật thường
xuyên các mô hình khuyến nông hiệu quả trong và ngoài tỉnh, các gương điển hình
sản xuất giỏi, thông tin giá cả thị trường nông sản, các sản phẩm OCOP trên sàn
thương mại điện tử, trang chợ khuyến nông nhằm giới thiệu, liên kết tiêu thụ sản
phẩm trên địa bàn tỉnh ...
- Tổ chức 03 cuộc Hội nghị giao
ban Khuyến nông với 90 người tham gia nhằm đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện
và đề ra giải pháp để triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch khuyến nông.
- Xây dựng 09 file kỹ thuật về
hiệu quả xây dựng các mô hình khuyến nông để làm tư liệu tuyên truyền lưu động,
khuyến cáo nhân rộng mô hình.
- In ấn, phát hành 30.000 ấn phẩm
khuyến nông (tờ rơi, lịch nhà nông, tài liệu cầm tay, pa-nô, áp phích tuyên
truyền...) cấp phát cho cán bộ nông nghiệp, cộng tác viên và nông dân.
- Tổ chức ít nhất 12 cuộc hội
thảo nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả với khoảng 840 người tham gia.
3. Bồi dưỡng,
tập huấn và đào tạo
3.1. Nội dung
- Tập huấn chuyển giao tiến bộ
khoa học, kỹ thuật nông nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng của công
tác khuyến nông nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất cho
nông dân, hướng dẫn các kỹ năng tổ chức sản xuất, tuyên truyền các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước qua đó thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả,
giá trị sản xuất.
- Đào tạo nghề, huấn luyện kỹ
năng tổ chức và thực hành sản xuất cho các đối tượng là khuyến nông viên cơ sở,
cộng tác viên khuyến nông, chủ các doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa, các
trang trại, gia trại, các hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ thể các sản phẩm OCOP của
các địa phương trong tỉnh.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ làm công tác khuyến nông
các cấp; đào tạo ToT, khuyến nông viên cơ sở, công tác viên khuyến nông, khuyến
nông thôn, bản.
- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ,
hội viên các Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, Tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp nhỏ,
chủ trang trại, chủ hộ sản xuất kinh doanh… hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ưu tiên công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cho các thành viên của Tổ Khuyến
nông cộng đồng ở cơ sở để đủ năng lực công tác, tích cực góp phần thúc đẩy xây
dựng xã nông thôn mới trên địa bàn hoạt động.
- Tập huấn, hướng dẫn tổ chức sản
xuất cho nông dân.
3.2. Dự kiến kết quả
- Tổ chức 06 cuộc tham quan, học
tập kinh nghiệm ngoài tỉnh.
- Tổ chức 09 lớp tập huấn kiến
thức mới cho mạng lưới khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông, nông dân chủ chốt,
với khoảng 270 người tham gia.
- Tổ chức 06 lớp tập huấn ToT -
Đào tạo tiểu giáo viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương
pháp, kỹ năng khuyến nông, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật cho đối
tượng chuyển giao và nhận chuyển giao công nghệ, với khoảng 180 người tham gia.
- Tổ chức 45 cuộc gặp gỡ trao đổi
trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất
nông nghiệp, với khoảng 3.150 người tham gia.
- Tổ chức 60 lớp tập huấn cho
nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp,
với khoảng 3.000 người tham gia.
(Phụ
lục chi tiết kèm theo)
III. KHÁI
TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện
Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2024-2026 từ các nguồn kinh phí, cụ thể như
sau:
- Nguồn kinh phí ngân sách tỉnh:
Không quá 18.000.000.000 đồng (bằng chữ: Mười tám tỉ đồng), cụ thể:
+ Khái toán kinh phí năm 2024:
5.680.000.000 đồng (bằng chữ: Năm tỉ sáu trăm tám mươi triệu đồng).
+ Khái toán kinh phí năm 2025:
6.530.000.000 đồng (bằng chữ: Sáu tỉ năm trăm ba mươi triệu đồng)
+ Khái toán kinh phí năm 2026:
5.770.000.000 đồng (bằng chữ: Năm tỉ bảy trăm bảy mươi triệu đồng)
- Nguồn đối ứng của người dân
và các nguồn kinh phí lồng ghép hợp pháp khác.
IV. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Về kiện
toàn tổ chức, bộ máy, chức năng nhiệm vụ, huy động nguồn nhân lực; hoàn thiện
cơ chế chính sách và quản lý hoạt động của hệ thống khuyến nông
Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ
chức hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở theo Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày
24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông. Củng cố lại, tăng cường năng lực hoạt động
của mạng lưới khuyến nông viên cấp xã, cộng tác viên khuyến nông thôn bản để đảm
bảo là cánh tay nối dài của hệ thống khuyến nông đến với người nông dân.
Về nguồn nhân lực đảm bảo cho
việc điều phối triển khai thực hiện Chương trình: Nhân lực phục vụ triển khai
chương trình được huy động thông qua việc phối kết hợp giữa đội ngũ cán bộ khuyến
nông cấp tỉnh với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện, thị xã, thành phố và
khuyến nông viên cơ sở xã, phường, thị trấn. Huy động lực lượng cộng tác viên
khuyến nông thôn, xóm, thành viên Tổ khuyến nông cộng đồng. Ngoài ra, có thể
huy động thành viên của các hội, đoàn thể ở cơ sở để hỗ trợ thực hiện hoạt động
khuyến nông.
Triển khai thực hiện Thông tư số
18/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về qui định mã số
chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành khuyến nông, chuyên
ngành quản lý bảo vệ rừng. Xây dựng chính sách đãi ngộ để khuyến khích cán bộ
khuyến nông làm việc lâu dài, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn.
Lồng ghép các hoạt động khuyến
nông với việc triển khai các chương trình, chính sách xây dựng nông thôn mới,
giảm nghèo bền vững, phát triển sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi của tỉnh, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và
Nhà nước.
Ban hành hướng dẫn tạm thời một
số qui định về tiêu chuẩn, định mức chưa có nhưng trong thực tế có nhu cầu thực
hiện như: Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mô hình nông nghiệp gắn với
chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản xuất theo hướng hữu cơ, định mức kinh tế, kỹ thuật
một số loại cây trồng, vật nuôi bản địa...
2. Đổi mới
nội dung và phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông
Bám sát chủ trương, định hướng,
mục tiêu, chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến
nông Quốc gia, UBND tỉnh, ngành nông nghiệp; đặc biệt là chủ trương cơ cấu lại
ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới; an toàn vệ sinh thực phẩm...
để tổ chức triển khai có hiệu quả công tác khuyến nông nhằm phát triển các
ngành hàng có lợi thế, đồng thời nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.
Thực hiện rà soát, cập nhật, chọn
lọc các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, mô hình sản xuất thiết thực, phù hợp với
điều kiện địa phương để triển khai áp dụng trên diện rộng nhằm phát triển ngành
nông nghiệp một cách bền vững, có hiệu quả về kinh tế và xã hội, tránh dàn trải,
lãng phí.
Đẩy mạnh áp dụng các phương
pháp tiếp cận khuyến nông tiên tiến, phương pháp khuyến nông có sự tham gia của
người dân, nhất là phương pháp lớp học hiện trường (FFS); phương pháp giảng dạy
lấy học viên làm trung tâm (LCTM), phương pháp khuyến nông có sự tham gia
(PEAM)... vào hoạt động khuyến nông để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của
các hoạt động.
3. Tăng
cường ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất; mở rộng và cải tiến các kênh truyền
thông để chuyển tải đầy đủ, kịp thời, chính xác và có hiệu quả đến người dân
Hướng dẫn, hỗ trợ các trang trại,
gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã,... áp dụng công nghệ thông tin để từng bước
chuyển đổi số trong sản xuất, quản lý nông trại, tiêu thụ sản phẩm, kết nối thị
trường,... Có kế hoạch cụ thể để đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về kỹ năng
truyền thông cho cán bộ khuyến nông các cấp như kỹ năng viết tin, bài, xây dựng
tờ rơi, áp phích, băng hình,...phát triển và cải tiến các kênh truyền thông cộng
đồng về công tác khuyến nông qua hệ thống báo viết, báo hình, báo nói và báo điện
tử; đồng thời cập nhật, đăng tải thông tin về giá cả, thông tin thị trường, xúc
tiến thương mại, tình hình hội nhập và cạnh tranh quốc tế đến tận người sản xuất
Thúc đẩy sự tham gia tích cực của
các cấp, ban, ngành vào hoạt động truyền thông, cập nhật thông tin một cách đa
dạng, nhiều chiều, khách quan và kịp thời nhằm đưa ra các dự báo chính xác phục
vụ chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn.
4. Chú trọng
nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác
khuyến nông
Tập trung nâng cao năng lực cho
cán bộ làm công tác khuyến nông các cấp. Trong đó, ưu tiên cho việc đào tạo cán
bộ khuyến nông cấp huyện và xã.
Chú trọng nâng cao kỹ năng thực
hành, kiến thức thực tế, tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ, đồng thời
nâng cao kỹ năng giao tiếp, truyền đạt, tổ chức hội thảo, xây dựng mô hình và
đánh giá các hoạt động khuyến nông.
Đầu tư nâng cấp cơ sở, vật chất,
trang bị phương tiện làm việc cho hệ thống khuyến nông. Tăng cường đào tạo, tập
huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông để tham gia tích cực vào công
tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đặc biệt tăng cường năng lực cho đội
ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở (Chú trọng đến các thành viên Tổ Khuyến nông cộng
đồng); cải thiện điều kiện môi trường làm việc và tạo cơ hội phát triển cho cán
bộ khuyến nông trẻ.
5. Huy động
tối đa các nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến nông
Tranh thủ các nguồn lực thực hiện
chương trình khuyến nông thông qua liên kết với các Viện, Trường, các Trung tâm
nghiên cứu, các đơn vị kỹ thuật trong ngành để tiếp nhận nhanh các tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ mới phục vụ sản xuất.
Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí
của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các chương trình mục tiêu về xây dựng nông
thôn mới, giảm nghèo, vốn nghiên cứu khoa học và các nguồn vốn liên kết khác từ
các Dự án, các doanh nghiệp nông nghiệp, các Tổ chức Quốc tế… để tăng cường và
đa dạng hóa, xã hội hóa công tác khuyến nông, đưa tiến bộ kỹ thuật và khoa học
công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Tích cực triển khai các giải
pháp huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác khuyến nông,
thông qua việc đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động; xây dựng cơ chế, chính
sách khuyến khích thu hút các tổ chức xã hội tham gia... nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả và tinh thần, trách nhiệm trong công tác khuyến nông.
6. Thúc đẩy
hình thành chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát triển nông
nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong thời gian
tới
Đẩy nhanh việc hình thành và đổi
mới hình thức hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, câu lạc bộ khuyến nông,
tổ hợp tác theo hình thức dịch vụ trọn gói từ cung ứng các dịch vụ đầu vào đến
tìm đầu ra cho sản phẩm xứng đáng là đầu mối đại diện cho nông dân trong mối
liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp
Khuyến khích các hình thức liên
kết sản xuất theo chuỗi giá trị, cánh đồng lớn... từ tổ chức sản xuất, đến thu
mua, sơ chế, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm,
tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại thu nhập ổn định cho nông dân.
Nghiên cứu thí điểm thực hiện
mô hình hoạt động theo cơ chế đối tác công tư (PPP) nhằm huy động, thu hút nguồn
lực và sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động khuyến nông và tăng thu
ngân sách cho địa phương.
7. Phương
án khuyến cáo nhân rộng mô hình
Việc khuyến cáo nhân rộng các
mô hình trình diễn đã được đánh giá là đạt hiệu quả được thực hiện thông qua
các cách thức sau:
- Tiếp tục xây dựng và nhân rộng
mô hình:
+ Trên cơ sở các mô hình trình
diễn được xây dựng thành công từ nguồn ngân sách tỉnh, hàng năm ngân sách cấp
huyện bố trí kinh phí để xây dựng nhắc lại mô hình ở địa phương khác có cùng điều
kiện trong huyện để trực tiếp khuyến cáo nhân rộng mô hình trên địa bàn.
+ Vận động người dân tự đầu tư
nguồn lực để áp dụng mô hình đã được thực hiện thành công theo hình thức lan tỏa,
mở rộng với sự tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp tại hiện trường của cán bộ
khuyến nông các cấp.
- Khuyến cáo nhân rộng thông
qua các hình thức tuyên truyền: Các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc hội
nghị, hội thảo, diễn đàn, các cuộc tham quan học tập, các ấn phẩm thông tin
khuyến nông khác,...
- Trên cơ sở tổng kết đánh giá
hiệu quả các mô hình, hệ thống khuyến nông tham gia tham mưu, đề xuất xây dựng
cơ chế, chính sách hậu mô hình để duy trì và hỗ trợ nhân rộng.
- Xúc tiến hình thành các tổ hợp
tác, hợp tác xã đối với các hộ sản xuất cùng ngành nghề, cùng đối tượng, theo từng
loại hình trên địa bàn dân cư, mời gọi doanh nghiệp tham gia, từng bước sản xuất
theo hướng hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
V. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến
nông, các đơn vị trực thuộc Sở và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực
hiện Chương trình đạt mục tiêu đề ra; Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện kế
hoạch khuyến nông, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, quyết toán theo quy định hiện
hành.
- Phối hợp với Sở Tài chính lập
dự toán kinh phí khuyến nông cấp tỉnh và tổng hợp vào dự toán ngân sách của Sở
để tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương trình UBND tỉnh theo quy định của
Luật ngân sách nhà nước.
- Định kỳ hàng năm tổ chức tổng
kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch chương trình khuyến nông địa phương và
báo cáo cho UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo.
- Tham mưu UBND tỉnh triển khai
thí điểm mô hình Tổ khuyến nông cộng đồng. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh
giá và đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình.
2. Sở Tài chính: Phối hợp
Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách
tỉnh hàng năm để đảm bảo thực hiện Chương trình khuyến nông.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Trên
cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan, đơn vị liên quan, Sở Kế
hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tỉnh xem xét, bố trí vốn đầu tư
công để thực hiện các hạng mục đầu tư trong Chương trình theo quy định;
4. Sở Khoa học và Công nghệ:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất tuyển chọn hoặc giao trực tiếp
các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để hệ thống
khuyến nông trên địa bàn tỉnh tham gia tổ chức thực hiện; Đề xuất các giải pháp
khoa học và công nghệ tiên tiến để thực hiện Chương trình.
5. Sở Công Thương: Phối
hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức mạng lưới liên kết, tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp và cung ứng vật tư đầu vào; thực hiện hỗ trợ các hoạt động xúc tiến
thương mại, quảng bá, mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
6. Các cơ quan truyền thông:
Các cơ quan thông tin, tuyên truyền phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT
tuyên truyền khuyến cáo nhân rộng hiệu quả các mô hình khuyến nông.
7. Mặt trận và các hội đoàn
thể: Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội các
cấp trong tỉnh tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT để tuyên truyền về
các hoạt động khuyến nông trên toàn tỉnh.
8. UBND các huyện, thị xã,
thành phố
- Cân đối nguồn lực tài chính để
xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách cấp huyện trung hạn và hàng năm tham gia thực
hiện Chương trình khuyến nông giai đoạn 2024-2026 trên địa bàn.
- Chỉ đạo Phòng Kinh tế/Nông
nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, thị xã, thành phố, UBND
xã, phường, thị trấn và phòng ban có liên quan phối hợp triển khai thực hiện có
hiệu quả Chương trình trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
- Huy động nguồn kinh phí sự
nghiệp, sự nghiệp khoa học, vốn phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục
tiêu được phân bổ để thực hiện Chương trình này.
- Định kỳ hàng năm tổng hợp
tình hình và kết quả thực hiện Chương trình bằng nguồn ngân sách của địa phương
gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
9. Các doanh nghiệp, tổ chức,
tư nhân tham gia hoạt động khuyến nông
- Các doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định cần bố trí một phần kinh phí
xây dựng các mô hình khuyến nông để hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới,
tập huấn, đào tạo tay nghề cho nông dân. Chủ trì xây dựng các chuỗi liên kết sản
xuất, tiêu thụ nông sản bền vững trên địa bàn.
- Các Hợp tác xã nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh tích cực hưởng ứng và làm đầu mối vận động nông dân tham gia
các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đề xuất thành lập Tổ khuyến
nông cộng đồng để hỗ trợ tổ chức sản xuất của Hợp tác xã, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, đồng thời cũng là điều kiện để hoàn
thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
- Các tổ chức khuyến nông ngoài
Nhà nước tích cực tham gia, hỗ trợ triển khai các hoạt động khuyến nông theo
hình thức phi lợi nhuận để góp phần thúc đẩy công tác khuyến nông trên địa bàn
tỉnh ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả thiết thực hơn cho cộng đồng.
PHỤ LỤC
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2024 - 2026
(Kèm theo Quyết định số 3717/QĐ-UBND ngày 09/10/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT
|
Tên mô hình
|
Mục tiêu
|
Nội dung thực hiện
|
Quy mô/điểm thực hiện
|
Địa bàn triển khai
|
Thời gian thực hiện
|
Kết quả dự kiến đạt được
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Năm 2026
|
I
|
LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT
|
1
|
Mô
hình trồng thâm canh cây rau má theo hướng an toàn gắn liên kết tiêu thụ sản
phẩm
|
-
Chuyển giao kỹ thuật trong trồng thâm canh cây rau má theo hướng an toàn;
-
Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;
-
Hình thành vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến, góp phần nâng cao năng suất,
chất lượng, giá trị của sản phẩm.
|
1.
Xây dựng mô hình.
2.
Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.
3.
Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.
|
02 ha/điểm
|
Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát,
Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ…
|
02 điểm
|
02 điểm
|
02 điểm
|
1.
Xây dựng 06 điểm trình diễn, diện tích 12 ha.
2.
Người dân nắm được kỹ thuật trồng thâm canh cây rau má theo hướng an toàn.
3
Năng suất tăng > 10%, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng >15% so với sản
xuất đại trà.
4.
Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi (sản xuất - tiêu thụ).
|
2
|
Mô
hình thâm canh cây Ớt đạt tiêu chuẩn VietGAP
|
-
Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất cây Ớt đạt tiêu
chuẩn VietGAP.
-
Nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người dân.
|
1.
Xây dựng mô hình.
2.
Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.
3.
Thực hiện cấp chứng nhận VietGAP. Cấp mã số vùng trồng
|
02 ha/điểm, thực hiện 2 năm/điểm. (Năm thứ
nhất: 01 vụ. Năm thứ 2: 01 vụ)
|
Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn,…
|
01 điểm: vụ 1
|
- 01 điểm: vụ 1
- 01 điểm: vụ 2
|
- 01 điểm: vụ 2
|
1.
Xây dựng 02 điểm trình diễn, 08 ha (02 vụ/điểm/02 năm).
+
Vụ thứ 1: 02 điểm, diện tích 04 ha.
+
Vụ thứ 2: 02 điểm, diện tích 04 ha.
2.
Năng suất tăng > 10%, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng >15% so với sản
xuất đại trà.
3.
Cấp 02 chứng nhận VietGAP cho 04 ha Ớt. Cấp mã số vùng trồng.
4.
Người dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất Ớt đạt tiêu chuẩn VietGAP.
|
3
|
Mô hình sản xuất ngô ngọt gắn liên kết tiêu thụ sản
phẩm
|
-
Chuyển giao kỹ thuật trồng thâm canh ngô ngọt.
-
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để
nâng
cao giá trị sản xuất;
-
Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ
chế biến.
|
1.
Xây dựng mô hình sản xuất Ngô ngọt.
2.
Liên kết với doanh nghiệp/Hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm.
3.
Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.
|
05ha/điểm
|
Phù Cát, Tây Sơn, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh An
Nhơn…
|
02 điểm
|
02 điểm
|
02 điểm
|
-
Thực hiện 06 điểm, với diện tích 30 ha sản xuất ngô ngọt.
-
Liên kết với doanh nghiệp/Hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm.
-
Người dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất ngô ngọt.
-
Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng > 15% so với sản xuất đại trà.
|
4
|
Mô
hình sản xuất Lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn hữu cơ gắn liên kết tiêu thụ sản
phẩm
|
-
Chuyển giao quy trình thâm canh Lúa cải tiến, sử dụng phân hữu cơ, để tạo ra
sản phẩm an toàn đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
-
Nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
-
Phát triển liên kết chuỗi giá trị nông sản.
|
1.
Xây dựng mô hình.
2.
Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.
3.
Thực hiện cấp chứng nhận hữu cơ;
4.
Cấp mã số vùng trồng;
5.
Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.
|
03 ha/điểm; 03 vụ liên tiếp/điểm (Năm thứ
nhất: 01 vụ. Năm thứ 2: 02 vụ)
|
Hoài Nhơn, Hoài Ân, Tuy Phước, An Nhơn,
Quy Nhơn
…
|
02 điểm: vụ 1
|
- 02 điểm: vụ 1
- 02 điểm: vụ 2
- 02 điểm vụ 3
|
- 02 điểm: vụ 2
- 02 điểm vụ 3
|
1.
Xây dựng 04 điểm trình diễn, diện tích 36 ha (03 vụ/điểm/02 năm).
+
Vụ thứ 1: 04 điểm, diện tích 12 ha.
+
Vụ thứ 2: diện tích 12 ha.
+
Vụ thứ 3: diện tích 12 ha.
2.
Người dân nắm được kỹ thuật thâm canh Lúa cải tiến đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
3.
Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng >15% so với sản xuất đại trà.
4.
Cấp 04 chứng nhận Lúa hữu cơ cho 12 ha. Cấp mã số vùng trồng.
5.
Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi (sản xuất - thu hoạch - chế biến - tiêu
thụ…)
|
5
|
Mô
hình thâm canh cây Dừa (dừa chế biến, thời kỳ kinh doanh) theo hướng hữu cơ gắn
liên kết tiêu thụ sản phẩm
|
-
Chuyển giao kỹ thuật trồng thâm canh Dừa theo hướng hữu cơ;
-
Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người
dân;
-
Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến tinh dầu dừa và các sản phẩm từ dừa,
gắn liên kết chuỗi.
|
1.
Xây dựng mô hình.
2.
Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên
truyền
nhân rộng mô hình.
3.
Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.
|
1.000 cây/ điểm
|
Hoài Nhơn
|
02 điểm
|
Chăm sóc năm 2
|
Chăm sóc năm 3
|
-
Thực hiện 02 điểm, quy mô 2.000 cây Dừa; thực hiện 03 năm/mô hình:
+
Thực hiện năm 01.
+
Chăm sóc năm 02.
+
Chăm sóc năm 03.
-
Năng suất tăng > 10%, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng >15% so với sản
xuất đại trà.
-
Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi (sản xuất - thu hoạch - chế biến …).
-
Người dân nắm vững kỹ thuật trồng thâm canh cây Dừa theo hướng hữu cơ.
|
6
|
Mô
hình thâm canh cây Xoài (giai đoạn kinh doanh) đạt tiêu chuẩn VietGAP.
|
-
Chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất Xoài đạt tiêu chuẩn
VietGAP.
-
Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người
dân.
|
1.
Xây dựng mô hình.
2.
Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình;
3.
Thực hiện cấp chứng nhận VietGAP. Cấp mã số vùng trồng.
|
02ha/điểm
|
Phù Cát, Quy Nhơn, Tây Sơn, Phù Mỹ,…
|
02 điểm
|
Chăm sóc năm 2
|
Chăm sóc năm 3
|
-
Thực hiện 02 điểm, diện tích 04 ha; thực hiện 03 năm/mô hình:
+
Thực hiện năm 01.
+
Chăm sóc năm 02.
+
Chăm sóc năm 03.
-
Năng suất tăng > 10%, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng >15% so với sản
xuất đại trà.
-
Cấp 2 chứng nhận VietGAP cho 04ha Xoài; cấp mã số vùng trồng.
-
Người dân nắm vững kỹ thuật trồng thâm canh cây Xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP.
|
7
|
Mô
hình thâm canh cây Dừa xiêm (thời kỳ kinh doanh) đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
|
-
Chuyển giao kỹ thuật trồng thâm canh Dừa xiêm đạt tiêu chuẩn hữu cơ;
-
Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người
dân.
|
1.
Xây dựng mô hình.
2.
Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.
3.
Thực hiện cấp chứng nhận hữu cơ. Cấp mã số vùng trồng
|
1.000 cây/ điểm
|
Hoài Ân, Phù Cát, Hoài Nhơn, Phù Mỹ…
|
02 điểm
|
Chăm sóc năm 2
|
Chăm sóc năm 3
|
-
Thực hiện 02 điểm, quy mô 2.000 cây Dừa; thực hiện 03 năm/mô hình:
+
Thực hiện năm 01.
+
Chăm sóc năm 02.
+
Chăm sóc năm 03.
-
Năng suất tăng > 10%, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng >15% so với sản
xuất đại trà.
-
Cấp 02 chứng nhận hữu cơ cho 2.000 cây Dừa; cấp mã số vùng trồng.
-
Người dân nắm vững kỹ thuật trồng thâm canh cây Dừa xiêm đạt tiêu chuẩn hữu
cơ.
|
II
|
CƠ GIỚI HÓA
|
1
|
Mô
hình ứng dụng cơ giới hóa (khâu gieo sạ) trong thâm canh lúa cải tiến gắn
liên kết tiêu thụ sản phẩm.
|
-
Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa ở các vùng sản xuất lúa tập trung;
-
Chuyển giao quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI) vào sản xuất, tạo sản phẩm
an toàn, chất lượng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm;
-
Tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất (công lao động), nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện
tích.
|
1.
Xây dựng mô hình ứng dụng cơ giới hóa (khâu gieo sạ) trong thâm canh lúa cải
tiến (SRI);
2.
Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.
3.
Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.
|
05 ha+01 giàn máy/điểm, (thực hiện 02 vụ
liên tiếp)
|
An Nhơn, Tuy Phước, Hoài Nhơn,…
|
01 điểm: vụ 1
|
-
02 điểm: vụ 1;
-
01 điểm: vụ 2
|
- 02 điểm: vụ 2
|
1.
Xây dựng 03 điểm trình diễn, diện tích 30ha lúa với 03 giàn máy.
+
Vụ thứ 1: 03 điểm, diện tích 15 ha với 03 giàn máy;
+
Vụ thứ 2: diện tích 15 ha.
2.
Người tham gia mô hình nắm được kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng… giàn máy; nông
dân nắm được kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI).
3.
Năng suất tăng > 10%, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng >15% so với sản
xuất đại trà.
4.
Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi (sản xuất - tiêu thụ).
|
III
|
LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
|
1
|
Mô
hình nuôi vỗ béo Bò thịt chất lượng cao bằng thức ăn tự trộn và phụ phế phẩm ủ
chua.
|
-
Chuyển giao kỹ thuật vỗ béo Bò thịt.
-
Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, hạn chế dịch bệnh, giảm tồn
dư kháng sinh, tạo sản phẩm an toàn, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn
nuôi.
|
1.
Xây dựng mô hình.
2.
Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.
|
10 con/điểm
|
Phù Cát, Phù Mỹ, An Nhơn, Hoài Ân,…
|
01 điểm
|
01 điểm
|
01 điểm
|
1.
Xây dựng 03 điểm, với 30 con bò; bò tăng trọng ≥ 01 kg/con/ngày.
2.
Người dân nắm được kỹ thuật nuôi vỗ béo Bò thịt.
3.
Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng >15% so với chăn nuôi thông thường.
|
2
|
Mô
hình chăn nuôi Vịt biển thương phẩm gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm.
|
-
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi Vịt biển
-
Nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế trong chăn nuôi Vịt biển, hạn chế dịch
bệnh, giảm tồn dư kháng sinh, tạo sản phẩm an toàn, bền vững, tăng hiệu quả
kinh tế cho người chăn nuôi.
|
1.
Xây dựng mô hình.
2.
Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.
3.
Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ
|
3.000 con/điểm
|
Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước, Hoài Nhơn,
Quy Nhơn, …
|
01 điểm
|
01 điểm
|
01 điểm
|
-
Xây dựng 03 điểm, với 9.000 con;
-
Tỷ lệ nuôi sống ≥ 93%, trọng lượng Vịt xuất chuồng ≥ 2,4 kg/con, tiêu tốn thức
ăn/kg tăng trọng ≤ 2,7 kg.
-
Người dân nắm được kỹ thuật chăn nuôi Vịt biển thương phẩm.
-
Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng >15% so với sản xuất đại trà.
-
Xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất - tiêu thụ.
|
IV
|
LĨNH VỰC THỦY SẢN
|
1
|
Mô
hình ứng dụng đèn LED trên tàu khai thác cá.
|
-
Ứng dụng công nghệ đèn LED chuyên dụng cho nghề lưới vây kết hợp ánh sáng
đánh bắt cá nổi ở vùng biển xa bờ thay thế cho bóng đèn cao áp.
-
Nâng cao hiệu quả sản xuất; giảm thiểu tác động của khí nhà kính đến môi trường;
bảo vệ sức khỏe của ngư dân trên biển.
|
1.
Xây dựng mô hình.
2.
Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.
|
50 bộ đèn LED/tàu/điểm
|
Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Quy Nhơn, …
|
01 điểm
|
01 điểm
|
01 điểm
|
-
Triển khai 03 điểm trình diễn, quy mô 150 bộ đèn LED/03 tàu.
-
Xây dựng mô hình sử dụng đèn LED chuyên dụng cho 03 tàu lưới vây kết hợp ánh
sáng đánh bắt xa bờ tại Bình Định; Tổng số 150 bộ đèn LED chuyên dụng 300W,
hiệu suất quang 130lm/w, tuổi thọ > 20.000 giờ. Tiết kiệm 30 - 50% nhiên
liệu chạy máy phát điện; giảm 18,5% chi phí/chuyến biển; lợi nhuận trung bình
tăng 25% mỗi chuyến biển.
-
Tổ chức đào tạo, tập huấn quy trình, kỹ thuật sử dụng đèn LED chuyên dụng
trong khai thác nghề lưới vây.
|
2
|
Mô
hình nuôi thương phẩm cá Điêu hồng trong lồng-bè trên hồ chứa thủy lợi hoặc đập
dâng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm.
|
-
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
-
Tăng thu nhập người dân, ổn định nuôi trồng thủy sản.
|
1.
Xây dựng mô hình.
2.
Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.
3.
Gắn cơ sở thu mua tiêu thụ sản phẩm.
|
100m3/điểm
|
Vĩnh Thạnh, An Nhơn, Phù Cát,…
|
03 điểm
|
03 điểm
|
03 điểm
|
-
Triển khai 09 điểm trình diễn, quy mô 900 m3.
-
Mật độ nuôi: 100 con/m3.
-
Tỷ lệ sống đạt ≥ 80%.
-
Khối lượng thân cá trung bình thu hoạch ≥ 500 g/con.
-
Năng suất ≥ 40 kg/m3.
-
Liên kết tiêu thụ sản phẩm.
-
Tập huấn cho ngư dân, nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi.
|
3
|
Mô
hình nuôi thương phẩm tôm Thẻ chân trắng Bán thâm canh - Thâm canh hai giai
đoạn ứng dụng công nghệ Semi BioFloc.
|
-
Tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
-
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm sử dụng nước - kháng sinh - hóa chất.
|
1.
Xây dựng mô hình.
2.
Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.
|
1.000 m2/điểm
|
Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, Quy Nhơn …
|
03 điểm
|
03 điểm
|
03 điểm
|
-
Triển khai 09 điểm trình diễn, quy mô: 9.000 m2.
-
Mật độ nuôi: 200 con/m2.
-
Tỷ lệ sống tôm ương pha 1: ≥ 90%.
-
Tỷ lệ sống tôm nuôi (bao gồm GĐ 1 và 2) ≥ 80%.
-
Khối lượng thân tôm trung bình thu hoạch: ≥ 13 gam/con.
-
Năng suất: ≥ 18,0 tấn/vụ/ha.
-
Tập huấn cho ngư dân, nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi.
|
4
|
Mô
hình nuôi tổng hợp các loài thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển
du lịch sinh thái.
|
Đa
dạng hóa các đối tượng nuôi ở những vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến nhằm hạn
chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái, kết hợp phát triển du lịch
sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn thực phẩm.
|
1.
Xây dựng mô hình.
2.
Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.
|
01ha/điểm
|
Tp.Quy Nhơn, Phù Cát, Tuy Phước, …
|
01 điểm
|
01 điểm
|
01 điểm
|
-
Triển khai 03 điểm trình diễn, quy mô 03 ha;
-
Chỉ tiêu kỹ thuật:
+
Tỉ lệ sống: Tôm ≥ 60%; cua ≥ 40%; cá ≥ 80%;
+
Kích cỡ thu hoạch: Tôm ≥ 20 g/con; cua ≥ 250 g/con; cá ≥ 300 g/con.
-
Tạo nguồn cung thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm, hướng
tới sinh thái, hữu cơ, tạo thêm nghề mới có thu nhập ổn định cho bà con ở các
địa phương ven đầm.
|
V
|
THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
|
1
|
Thông
tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
|
Phổ
biến các chủ trương định hướng, chính sách mới về sản xuất Nông nghiệp; tiến
bộ khoa học kỹ thuật, các giải pháp kỹ thuật, thời vụ sản xuất; biện pháp
phòng chống dịch bệnh, kết quả mô hình trình diễn, điển hình tiên tiến trong
sản xuất.
|
Thông tin tuyên truyền qua Báo Bình Định,
Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định.
|
Toàn tỉnh
|
Năm 2024-2026
|
-
Trên báo Bình Định thực hiện thường xuyên trên trang kinh tế số ra hàng ngày.
-
Trên sóng Phát thanh: thực hiện 156 chuyên mục Nông nghiệp phát vào sáng thứ
Tư hàng tuần.
-
Trên sóng Truyền hình: thực hiện 156 chuyên mục Nông nghiệp - Nông thôn phát
vào tối thứ sáu hàng tuần.
-
Kịp thời thông tin các chủ trương, định hướng, chính sách mới về sản xuất
nông nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thời vụ sản xuất, biện pháp phòng chống
dịch bệnh...
|
2
|
Tọa
đàm trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định
|
Tuyên
truyền, các chủ trương chính sách của ngành nông nghiệp, các giải pháp kỹ thuật,
kinh nghiệp sản xuất, xây dựng nông thôn mới,...
|
Tổ chức Tọa đàm phát trên sóng Đài Phát
thanh và Truyền hình Bình Định
|
Phim trường Đài Phát thanh và Truyền hình
Bình Định hoặc ngoại cảnh
|
10 cuộc
|
10 cuộc
|
10 cuộc
|
-
Thực hiện 30 cuộc Tọa đàm (10 cuộc/năm).
-
Nông dân trong tỉnh biết các chủ trương, định hướng, chính sách mới về sản xuất
nông nghiệp, các giải pháp chỉ đạo sản xuất và các tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới để phục vụ sản xuất.
|
3
|
Hội
nghị giao ban công tác khuyến nông
|
Đánh
giá tiến độ, kết quả thực hiện và đề ra giải pháp để triển khai thực hiện
chương trình khuyến nông
|
Tổ chức hội nghị giao ban
|
Tp. Quy Nhơn
|
01 hội nghị
|
01 hội nghị
|
01 hội nghị
|
-
Thực hiện 03 cuộc hội nghị giao ban, với hơn 90 người tham dự (30 người/cuộc).
-
Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch khuyến nông.
|
4
|
Hội
thảo nhân rộng các mô hình có hiệu quả
|
-
Tuyên truyền, đánh giá các mô hình có hiệu quả.
-
Xây dựng kế hoạch để nhân rộng
|
Tổ chức các cuộc hội thảo nhân rộng cấp tỉnh,
cấp huyện
|
Tại các huyện, thị xã và thành phố trong
tỉnh
|
04 hội thảo
|
04 hội thảo
|
04 hội thảo
|
-
Tổ chức ít nhất 12 cuộc hội thảo nhân rộng, với hơn 840 người tham gia (04 cuộc/năm,
với ít nhất 70 người/cuộc)
|
5
|
Ứng
dụng CNTT phục vụ xây dựng và quản lý CSDL Khuyến nông
|
|
|
|
5.1
|
File quy trình kỹ thuật
|
- Phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, hội
nghị.
- Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình mới đến bà
con nông dân
|
Xây dựng các File quy trình kỹ thuật
|
03 file
|
03 file
|
03 file
|
- Xây dựng ít nhất 09 file quy trình kỹ thuật về các lĩnh vực trồng trọt,
chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, cơ giới hóa,….
- Đăng tải lên Website Trung tâm Khuyến nông để phục vụ nhu cầu của bà
con nông dân.
|
5.2
|
Ảnh
|
Phục vụ công tác thông tin tuyên truyền về kết quả hoạt động Chương
trình Khuyến nông
|
Rửa một số ảnh tiêu biểu về hoạt động
khuyến nông
|
300 ảnh
|
300 ảnh
|
300 ảnh
|
Ít nhất 900 tấm ảnh được rửa để treo trên các bảng pano, bảng tin của
Trung tâm
|
5.3
|
In tờ rơi kỹ thuật
|
Chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để ứng dụng vào sản xuất
|
In những tờ rơi về Tài liệu hướng dẫn
kỹ thuật để phục vụ công tác chuyển
giao kỹ thuật
|
10.000 tờ
|
10.000 tờ
|
10.000 tờ
|
In ít nhất 30.000 tờ rơi kỹ thuật các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,
thủy sản, lâm nghiệp, cơ giới hóa,…
|
5.4
|
Máy vi tính xách tay, bộ máy chiếu phục vụ tập huấn
|
Phục vụ công tác đào tạo, tập huấn, hội thảo
|
Trang bị máy vi tính xách tay, bộ máy
chiếu.
|
- 01 bộ máy tính
- 01 bộ máy chiếu
|
-
|
- 01 bộ máy tính
- 01 bộ máy chiếu
|
Trang bị 02 bộ máy vi tính xách tay, 02 bộ máy chiếu để phục vụ công
tác đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo,…
|
5.5
|
Thuê baointernet
|
Nhằm đáp ứng yêu cầu cập nhập thông tin, kiến thức khoa học kỹ thuật,
công nghệ mới phục vụ công tác khuyến nông, chuyển đổi số hoạt động khuyến
nông
|
Trung tâm Khuyến nông
|
Hàng năm
|
Hệ thống mạng internet luôn được duy trì, nâng cấp.
|
5.6
|
Duy trì tên miền Website Trung tâm Khuyến nông
|
Duy trì hoạt động của trang khuyennongbinhdinh.vn
|
Gia hạn tên miền
|
Hàng năm
|
Duy trì hoạt động Website của Trung tâm Khuyến nông Bình Định, phục vụ
công tác thông tin tuyên truyền trang trang điện tử, nhu cầu truy cập thông
tin ngày càng lớn của các hộ nông dân
|
6
|
Tin,
bài tuyên truyền trên trang Thông tin điện tử Khuyến nông
|
Phục
vụ công tác thông tin tuyên truyền các mô hình khuyến nông có hiệu quả, gương
sản xuất giỏi, các tin bài về hoạt động khuyến nông
|
Tin, bài viết về hoạt động khuyến nông
|
120 tin, bài
|
120 tin, bài
|
120 tin, bài
|
Xây
dựng ít nhất 360 tin, bài viết đăng tải trên Website Khuyến nông Bình Định
|
VI
|
BỒI DƯỠNG, ĐÀO TẠO TẬP HUẤN
|
1
|
Tập
huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
|
Chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để ứng dụng vào sản xuất cho cán bộ khuyến
nông, cộng tác viên, khuyến nông viên cơ sở, nông dân
|
Tổ chức các lớp tập huấn
|
TP. Quy Nhơn
|
03 lớp
|
03 lớp
|
03 lớp
|
-
Tổ chức ít nhất 09 lớp tập huấn, ít nhất 270 người tham gia (30 người/lớp)
-
Học viên tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nâng cao năng lực, ứng dụng
vào sản xuất
|
2
|
Tập
huấn ToT - Đào tạo tiểu giáo viên
|
-
Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến
nông
-
Bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật cho đối tượng chuyển giao và nhận
chuyển giao
|
Tổ chức các lớp tập huấn
|
Tp. Quy Nhơn
|
02 lớp
|
02 lớp
|
02lớp
|
-
Tổ chức ít nhất 06 lớp tập huấn, ít nhất 180 người tham gia (30 người/lớp)
-
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông, bồi
dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật cho học viên.
|
3
|
Tập
huấn cho nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
|
Giới
thiệu, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp nông dân ứng dụng có
hiệu quả vào thực tế sản xuất
|
Tổ chức các lớp tập huấn
|
Tại các xã, phường, thị trấn
|
20 lớp
|
20 lớp
|
20 lớp
|
-
Tổ chức ít nhất 60 lớp tập huấn (ít nhất 20 lớp/năm), với 3.000 người tham
gia (50 người/lớp).
-
Cập nhập kiến thức mới, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân để tổ chức sản xuất
đạt kết quả cao hơn.
|
4
|
Chương
trình gặp gỡ trao đổi trực tiếp với nông dân
|
Nhằm
trao đổi, giới thiệu những chính sách, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô
hình mới có hiệu quả và chia sẻ kinh nghiệm, giải đáp những khó khăn trong sản
xuất nông nghiệp giúp bà con nông dân tiếp thu, lựa chọn áp dụng vào sản xuất
có hiệu quả.
|
Tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp
với nông dân
|
Trong tỉnh
|
15 cuộc
|
15 cuộc
|
15 cuộc
|
-
Tổ chức ít nhất 45 cuộc (15 cuộc/năm), với khoảng 3.150 người tham gia (70
người/cuộc)
-
Nông dân nắm được các chính sách mới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô
hình mới có hiệu quả và áp dụng vào sản xuất có hiệu quả.
|
5
|
Tham
quan học tập ngoài tỉnh
|
Tham
quan học tập các mô hình, kinh nghiệm tổ chức hoạt động khuyến nông các tỉnh
và thu thập các giống cây trồng, vật nuôi mới
|
Tổ chức các chuyến tham quan học tập
|
Ngoài tỉnh
|
02 chuyến
|
02 chuyến
|
02 chuyến
|
-
Thực hiện ít nhất 06 chuyến tham quan, học tập ngoài tỉnh (02 chuyến/năm).
-
Học tập các mô hình khuyến nông có hiệu quả; thu thập các giống cây trồng, vật
nuôi mới đưa vào sản xuất.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|