ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2327/QĐ-UBND
|
Đồng Nai, ngày 28
tháng 9 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG
NAI GIAI ĐOẠN 2021-2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng
8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6
năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ
giai đoạn 2020-2030;
Căn cứ Quyết định số 5317/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 28
tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển
khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Tờ trình số 3732/TTr-SNN ngày 16 tháng 8 năm 2023 và Văn bản
tiếp thu, giải trình số 4488/SNN-PTNT&QLCL ngày 26 tháng 9 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030 với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm phát triển
a) Chuyển đổi từ nền nông nghiệp truyền thống sang
phát triển nông nghiệp hữu cơ đang là xu thế phát triển chung của cả thế giới.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng
Nai nói riêng cần có định hướng phát triển; tuy nhiên, phát triển nông nghiệp hữu
cơ (gọi tắt: NNHC) là một nhiệm vụ mới và nhiều khó khăn, phức tạp nên cần có
những bước đi thận trọng từ xây dựng mô hình điểm để từng bước nhân ra diện rộng;
quy mô phát triển NNHC phải phù hợp với các yêu cầu về an ninh lương thực, thực
phẩm và đảm bảo thu nhập cho người sản xuất.
b) Phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với các mục
tiêu bảo vệ môi trường, phát triển đa dạng sinh học, góp phần phát triển du lịch,
dịch vụ.
c) Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cần
quy hoạch thành các vùng tập trung để phát triển ổn định, lâu dài; tuy nhiên ở
ngoài vùng quy hoạch tập trung vẫn khuyến khích phát triển các điểm NNHC nếu
đáp ứng đủ các tiêu chí về NNHC; khi được công nhận sản phẩm hữu cơ sẽ được hưởng
các chính sách ưu đãi hiện hành.
d) Phát triển NNHC ở các quy mô, cấp độ từ hộ gia
đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhằm tạo ra thực phẩm hữu cơ, môi
trường trong lành cho người nông dân và sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng
cao hơn sản phẩm truyền thống.
đ) Phát triển nông nghiệp hữu cơ phải huy động sự
tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, các thành phần
kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển nền nông nghiệp hữu
cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị và chất lượng
cao, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường để thích ứng với biến đổi khí hậu,
nâng cao thu nhập cho người sản xuất và bảo đảm sức khỏe cho cả cộng đồng.
b) Mục tiêu cụ thể
- Xác định các tiêu chí để hình thành vùng sản xuất
nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Xác định các khu vực đáp ứng các tiêu chí để hình
thành vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung và các điểm sản xuất NNHC
không tập trung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Xác định đối tượng ưu tiên phát triển NNHC trong
giai đoạn 2021-2030 như là những mô hình điểm để nhân ra diện rộng trong các
giai đoạn sau năm 2030; theo đó, các đối tượng phát triển NNHC giai đoạn
2021-2030 là: Cây lúa, cây rau thực phẩm, cây công nghiệp lâu năm (hồ tiêu, điều);
cây ăn quả (bưởi, sầu riêng, xoài, chuối, chôm chôm); chăn nuôi (bò, heo, gia cầm).
Phát huy lợi thế nuôi trồng thủy sản hướng hữu cơ theo hình thức quảng canh dưới
tán rừng (tôm sú, cá chẽm, của biển, hàu và một số đối tượng nước lợ khác).
- Đến năm 2025, tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và
hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 1.323 ha, chiếm 0,29% diện tích đất sản xuất
nông nghiệp toàn tỉnh; trong đó diện tích gieo trồng hướng hữu cơ 1.251 ha, chiếm
0,27% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh; diện tích gieo trồng hữu cơ
72 ha, chiếm 0,02% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Chăn nuôi, bước
đầu chỉ có chăn nuôi hướng hữu cơ; trong đó, đàn bò 290 con; đàn heo 1.700 con,
đàn gia cầm 100.000 con. Thủy sản nuôi theo hình thức quảng canh dưới tàn rừng
hướng hữu cơ (tôm sú, cá chẽm, của biển, hàu và một số đối tượng nước lợ khác)
với diện tích là 200 ha.
- Đến năm 2030, tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và
hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 4.400 ha, chiếm 2,13% diện tích đất sản xuất
nông nghiệp toàn tỉnh; trong đó diện tích gieo trồng hướng hữu cơ 3.242 ha, chiếm
1,57% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh; diện tích gieo trồng hữu cơ
1.158 ha, chiếm 0,56% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Đàn bò 1.030
con trong đó, hướng hữu cơ 680 con, hữu cơ 350 con; đàn heo 10.200 con; trong
đó hướng hữu cơ 7.850 con, hữu cơ 2.350 con; đàn gia cầm 507.500 con; trong đó,
hướng hữu cơ 375.000 con, hữu cơ 132.500 con. Thủy sản nuôi quảng canh hữu cơ
theo hình thức dưới tán rừng với diện tích nuôi là 400 ha.
- Xác định tiến độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ và
hướng hữu cơ cho các vùng tập trung và các điểm không tập trung, cụ thể:
+ Đến năm 2025: Các vùng trồng trọt sản xuất tập
trung là 991 ha, trong đó hữu cơ là 64 ha, hướng hữu cơ là 927 ha; các điểm
không tập trung là 333 ha, trong đó hướng hữu cơ là 325 ha, hữu cơ là 8 ha.
Chăn nuôi theo hướng hữu cơ tại các vùng sản xuất tập trung: Bò 290 con, heo
1.700 con, gia cầm 75.000 con, dê 290 con. Chăn nuôi gia cầm tại các điểm không
tập trung là 25.000 con. Thủy sản theo hướng hữu cơ tại vùng sản xuất tập trung
80 ha, không tập trung là 120 ha.
+ Đến năm 2030: Các vùng trồng trọt sản xuất tập
trung là 3.964 ha, trong đó hướng hữu cơ là 2.979 ha, hữu cơ là 985 ha; các điểm
không tập trung là 437 ha, trong đó hướng hữu cơ là 263 ha, hữu cơ là 174 ha.
Chăn nuôi theo hướng hữu cơ tại các vùng sản xuất tập trung: Bò 680 con, heo
7.850 con, gia cầm 300.000 con, dê 1.150 con. Chăn nuôi hữu cơ tại các vùng sản
xuất tập trung: Bò 350 con, heo 2.350 con, gia cầm 107.500 con, dê 550 con.
Chăn nuôi gia cầm theo hướng hữu cơ tại các điểm không tập trung 75.000 con và
hữu cơ là 25.000 con. Thủy sản theo hướng hữu cơ tại vùng sản xuất tập trung
120 ha, không tập trung là 280 ha.
- Ở mỗi vùng phát triển nông nghiệp hữu cơ tập
trung, hình thành chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ các sản phẩm nông
nghiệp hữu cơ đối với từng ngành hàng.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp hợp lý để phát triển
nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2024 - 2030.
- Giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cao gấp 1,5 -
2,0 lần so với sản phẩm nông nghiệp thông thường.
3. Nhiệm vụ của đề án
a) Tiêu chí lựa chọn vùng sản xuất NNHC tập trung
và các điểm sản xuất NNHC không tập trung
- Tiêu chí 1: Vùng phát triển NNHC tập trung là
vùng được quy hoạch, ổn định lâu dài; quy mô tối thiểu là trọn ranh giới 1 xã để
có điều kiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất,
phát triển hợp tác xã (gọi tắt: HTX) thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, thực
hiện liên doanh, liên kết và thực hiện các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kiểm tra
giám sát và chứng nhận các sản phẩm hữu cơ.
- Tiêu chí 2: Vùng phát triển NNHC phải đảm bảo
cách xa các nguồn gây ô nhiễm; trong đó, cụ thể là chỉ bố trí vùng phát triển
NNHC ở các địa phương có mật độ dân số <400 người/km2; không có
các khu công nghiệp tập trung và trục đường giao thông lớn.
- Tiêu chí 3 (Môi trường đất, nước): Vùng phát triển
nông nghiệp hữu cơ phải được lấy mẫu phân tích môi trường đất, môi trường nước;
kết quả phân tích mẫu đất và nước phải nằm trong giới hạn cho phép quy định tại
TCVN 8246:2009 và TCVN 8467:2010 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của một số kim loại nặng trong đất; quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT áp dụng
cho nước mặt sử dụng cho tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có
yêu cầu chất lượng nước tương đương.
- Tiêu chí 4 (Mức độ thích nghi, tính cạnh tranh của
cây trồng, vật nuôi): Địa bàn bố trí sản xuất phải phù hợp với đặc điểm sinh lý
và sinh thái của cây trồng; đồng thời phải có khả năng cạnh tranh về hiệu quả
kinh tế, xã hội với các cây khác trên cùng địa bàn; ưu tiên lựa chọn loại cây
trồng, vật nuôi bản địa, thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng, chống chịu sâu
bệnh và có thị trường tiêu thụ.
- Tiêu chí 5 (Hiện trạng sử dụng đất): Ưu tiên phát
triển tại các vùng hiện đang sản xuất các sản phẩm chủ lực; đã hình thành các
khu vực sản xuất theo hướng hữu cơ hoặc các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn hữu cơ,
VietGAP, GlobalGAP... có các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp. Các vùng sản
xuất các sản phẩm bản địa, đặc trưng; có tiềm năng để xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý sản phẩm để đầu tư sản xuất hữu cơ gắn với phát triển các sản phẩm OCOP.
- Tiêu chí 6: Vùng sản xuất NNHC phải là vùng đã được
quy hoạch sử dụng đất các cấp xác định là vùng quy hoạch phát triển sản xuất
nông nghiệp và thuận tiện cho mở rộng diện tích ở các giai đoạn sau; nhằm hạn
chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm đến khu
vực sản xuất hữu cơ.
- Đối với các điểm sản xuất NNHC không tập trung:
Có thể không đáp ứng các tiêu chí 1, 2 và 6 nhưng phải đáp ứng tiêu chí 3, 4 và
5; đồng thời phải có sự đăng ký của chủ cơ sở sản xuất.
b) Lựa chọn vùng sản xuất NNHC tập trung
Lựa chọn các vùng sản xuất NNHC tập trung căn cứ
vào số liệu thống kê và kết quả dự báo tại báo cáo quy hoạch tích hợp, các địa
phương có quy mô dân số và mật độ dân số; kết quả lấy mẫu, phân tích môi trường
đất, nước ở các địa phương; điều tra khảo sát thực địa tại các địa phương, sau
khi loại trừ những khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao.
Đề xuất 8 vùng đáp ứng các tiêu chí để hình thành
vùng sản xuất NNHC tập trung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm: huyện Tân Phú
2 vùng: vùng 1 là xã Đak Lua; vùng 2 (4 xã Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú Lập và
Tà Lài); vùng 3 xã Thanh Sơn huyện Định Quán; vùng 4 xã Hiếu Liêm huyện Vĩnh Cửu;
vùng 5 xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu; vùng 6 xã Suối Cao huyện Xuân Lộc; vùng 7 xã
Lâm San huyện Cẩm Mỹ; vùng 8 xã Phước An huyện Nhơn Trạch. Theo quy hoạch sử dụng
đất, đến năm 2030 quỹ đất NN và đất sản xuất nông nghiệp ở các xã như sau:
STT
|
Khu vực
|
DTTN (ha)
|
Đất NN (ha)
|
Đất SXNN (ha)
|
Năm 2021
|
Năm 2030
|
Năm 2021
|
Năm 2030
|
|
Tổng cộng
|
150.640
|
133.700
|
130.590
|
23.630
|
18.988
|
I
|
Huyện Tân Phú
|
50.236
|
48.394
|
47.837
|
6.965
|
6.445
|
1
|
Xã Đak Lua
|
41.513
|
40.489
|
40.360
|
1.970
|
1.843
|
2
|
Xã Nam Cát Tiên
|
2.240
|
2.023
|
1.901
|
1.104
|
1.004
|
3
|
Xã Núi Tượng
|
2.344
|
2.185
|
2.080
|
1.541
|
1.451
|
4
|
Xã Phú Lập
|
1.429
|
1.302
|
1.214
|
898
|
821
|
5
|
Xã Tà Lài
|
2.710
|
2.395
|
2.282
|
1.452
|
1.326
|
II
|
Huyện Định Quán
|
31.541
|
25.114
|
24.527
|
4.146
|
2.196
|
6
|
Xã Thanh Sơn
|
31.541
|
25.114
|
24.527
|
4.146
|
2.196
|
III
|
Huyện Vĩnh Cửu
|
48.850
|
45.951
|
44.954
|
3.545
|
2.623
|
7
|
Xã Hiếu Liêm
|
20.950
|
19.379
|
18.618
|
981
|
451
|
8
|
Xã Phú Lý
|
27.900
|
26.572
|
26.336
|
2.564
|
2.172
|
IV
|
Huyện Xuân Lộc
|
5.401
|
4.455
|
4.202
|
4.291
|
3.941
|
9
|
Xã Suối Cao
|
5.401
|
4.455
|
4.202
|
4.291
|
3.941
|
V
|
Huyện Cẩm Mỹ
|
3.247
|
2.535
|
2.172
|
2.494
|
2.083
|
10
|
Xã Lâm San
|
3.247
|
2.535
|
2.172
|
2.494
|
2.083
|
VI
|
Huyện Nhơn Trạch
|
11.365
|
7.251
|
6.898
|
2.189
|
1.700
|
11
|
Xã Phước An
|
11.365
|
7.251
|
6.898
|
2.189
|
1.700
|
c) Lựa chọn các điểm sản xuất NNHC không tập trung
Kết quả điều tra, khảo sát tại các địa phương không
thuộc vùng phát triển NNHC tập trung cho thấy những điểm đáp ứng tốt các tiêu chí
về môi trường đất, nước; tiêu chí về mức độ thích nghi cây trồng và tính cạnh
tranh của sản phẩm và tiêu chí về hiện trạng sản xuất nông nghiệp hướng hữu cơ
hoặc theo các tiêu chuẩn khác (VietGAP, GlobalGAP, chỉ dẫn địa lý...) và đặc biệt
là có sự đăng ký của các chủ cơ sở sản xuất đều có thể lựa chọn để hình thành
23 điểm sản xuất NNHC không tập trung.
- Thành phố Biên Hòa: Dự kiến sẽ tham gia NNHC theo
2 hướng: Một là hoàn thiện các điều kiện để HTX Đoàn Kết đáp ứng tiêu chí hình
thành điểm phát triển NNHC với quy mô 5 ha; trong đó trồng rau hướng hữu cơ 3
ha và rau hữu cơ 2 ha. Hai là tiếp tục tham gia các hoạt động dịch vụ cho NNHC
như: Cung ứng vật tư hữu cơ (Giống, phân bón, thuốc BVTV, thú y, TAGS...); hình
thành các điểm tiêu thụ sản phẩm NNHC; tham gia quảng bá, xúc tiến thương mại...
- Thành phố Long Khánh: Cũng như thành phố Biên Hòa
hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ là tham gia các hoạt động dịch vụ NNHC và
hình thành 4 điểm sản xuất: rau hữu cơ 10 ha ở xã Bảo Quang, hồ tiêu hữu cơ 6
ha ở xã Hàng Gòn, sầu riêng hữu cơ 5 ha ở phường Xuân Lập và chôm chôm 5 ha ở
xã Hàng Gòn.
- Huyện Long Thành: Hình thành 2 điểm sản xuất: Rau
hữu cơ 10 ha (thuộc các doanh nghiệp sản xuất rau hữu cơ đạt chuẩn tiêu chuẩn của
Mỹ và Châu Âu) và sản xuất nấm mối đen hữu cơ thuộc Công ty TNHH thực phẩm công
nghệ sinh học nấm Đất Việt - Nông trại Cẩm Đường. Hình thành 2 điểm nuôi thủy sản
dưới tán rừng hướng hữu cơ theo hình thức nuôi quảng canh tại xã Long Phước và
Phước Thái với quy mô khoảng 40 ha.
- Huyện Xuân Lộc: Ngoại trừ vùng phát triển NNHC tập
trung là xã Suối Cao; kiến nghị hình thành 6 điểm sản xuất NNHC và hướng hữu cơ
như sau: Rau 3,5 ha ở xã Xuân Trường, sầu riêng 56,3 ha ở xã Xuân Định, hồ tiêu
40 ha ở xã Xuân Thọ, bưởi 12 ha ở xã Xuân Bắc, chôm chôm 15 ha ở xã Bảo Hòa và
điều 10 ha ở xã Xuân Thọ. Chăn nuôi gia cầm với quy mô nông hộ hoặc trang trại
nhỏ.
- Huyện Thống Nhất: Hình thành 4 điểm phát triển
NNHC và hướng hữu cơ: Chôm chôm 50 ha ở xã Gia Tân 2, bưởi 50 ha ở xã Hưng Lộc,
mít 20 ha ở xã Hưng Lộc và chuối 30 ha ở xã Gia Tân 1. Chăn nuôi gia cầm với
quy mô nông hộ hoặc trang trại nhỏ.
- Huyện Nhơn Trạch: Hình thành 2 điểm nuôi thủy sản
dưới tán rừng hướng hữu cơ theo hình thức nuôi quảng canh tại xã Phước An và
Long Thọ với quy mô khoảng 80 ha.
- Các huyện Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ và
Trảng Bom thực hiện phát triển sản xuất hữu cơ không tập trung với tổng diện
tích trung bình mỗi huyện từ 20 - 50 ha. Tùy thuộc vào tiềm năng của địa phương
và sự chủ động của người sản xuất để phát triển theo hướng hữu cơ và hữu cơ
trên cơ sở thực hiện tốt được các biện pháp cách ly, có vùng đệm.
4. Định hướng và phát triển
a) Đến năm 2025, tổng diện tích trồng trọt hữu cơ
và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 1.322 ha, chiếm 0,49% diện tích đất sản xuất
nông nghiệp toàn tỉnh; trong đó diện tích gieo trồng hướng hữu cơ 1.250 ha, chiếm
0,45% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh; diện tích gieo trồng hữu cơ
72 ha, chiếm 0,03% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Chăn nuôi bước
đầu chỉ có chăn nuôi hướng hữu cơ; trong đó, đàn bò 290 con, đàn heo 1.700 con,
đàn gia cầm 100.000 con và đàn dê 290 con. Thủy sản nuôi theo hình thức quảng
canh dưới tán rừng hướng hữu cơ (tôm sú, cá chẽm, cua biển, hàu và một số đối
tượng nước lợ khác) với diện tích là 200 ha.
b) Đến năm 2030, tổng diện tích trồng trọt hữu cơ
và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 4.400 ha, chiếm 2,13% diện tích đất sản xuất
nông nghiệp toàn tỉnh; trong đó diện tích gieo trồng hướng hữu cơ 3.242 ha, chiếm
1,57% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh; diện tích gieo trồng hữu cơ
1.158 ha, chiếm 0,56% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Đàn bò
1.030 con, trong đó, hướng hữu cơ 680 con, hữu cơ 350 con; đàn heo 10.200 con,
trong đó hướng hữu cơ 7,850 con, hữu cơ 2.350 con; đàn gia cầm 507.500 con,
trong đó, hướng hữu cơ 375.000 con, hữu cơ 132.500 con; đàn dê 1.700 con, trong
đó hướng hữu cơ 1.150 con, hữu cơ 550 con. Thủy sản nuôi theo hình thức quảng
canh dưới tàn rừng hướng hữu cơ với diện tích nuôi là 400 ha.
c) Phát triển sản xuất hữu cơ và hướng hữu cơ cho từng
ngành hàng và từng năm như sau:
STT
|
Hạng mục
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Năm 2026
|
Năm 2027
|
Năm 2028
|
Năm 2029
|
Năm 2030
|
1
|
Lúa (ha)
|
90,00
|
124,28
|
171,92
|
238,20
|
330,59
|
459,59
|
640,00
|
|
Hướng hữu cơ
|
90,00
|
104,28
|
131,92
|
163,20
|
220,59
|
314,59
|
460,00
|
|
Hữu cơ
|
-
|
20,00
|
40,00
|
75,00
|
110,00
|
145,00
|
180,00
|
2
|
Rau (ha)
|
21,50
|
35,50
|
54,50
|
74,50
|
95,00
|
121,50
|
148,00
|
|
Hướng hữu cơ
|
21,50
|
30,60
|
40,70
|
51,00
|
62,80
|
78,60
|
94,00
|
|
Hữu cơ
|
-
|
4,90
|
13,80
|
23,50
|
32,20
|
42,90
|
54,00
|
3
|
Hồ tiêu (ha)
|
131,00
|
158,82
|
196,04
|
245,97
|
313,10
|
403,62
|
526,00
|
|
Hướng hữu cơ
|
106,00
|
125,82
|
148,36
|
180,47
|
224,11
|
286,75
|
378,00
|
|
Hữu cơ
|
25,00
|
33,00
|
47,69
|
65,50
|
89,00
|
116,87
|
148,00
|
4
|
Điều (ha)
|
150,00
|
193,64
|
251,05
|
326,60
|
426,08
|
557,17
|
730,00
|
|
Hướng hữu cơ
|
150,00
|
193,64
|
237,55
|
300,60
|
386,08
|
503,17
|
662,00
|
|
Hữu cơ
|
-
|
-
|
13,50
|
26,00
|
40,00
|
54,00
|
68,00
|
5
|
Bưởi (ha)
|
167,00
|
191,08
|
220,81
|
257,57
|
303,03
|
359,30
|
429,00
|
|
Hướng hữu cơ
|
167,00
|
191,08
|
193,31
|
210,57
|
234,53
|
269,30
|
316,00
|
|
Hữu cơ
|
-
|
-
|
27,50
|
47,00
|
68,50
|
90,00
|
113,00
|
6
|
Cam quýt (ha)
|
15,00
|
15,00
|
15,00
|
15,00
|
15,00
|
15,00
|
15,00
|
|
Hướng hữu cơ
|
15,00
|
13,00
|
11,00
|
9,00
|
7,00
|
5,00
|
3,00
|
|
Hữu cơ
|
-
|
2,00
|
4,00
|
6,00
|
8,00
|
10,00
|
12,00
|
7
|
Sầu riêng (ha)
|
121,00
|
133,44
|
148,58
|
167,02
|
189,56
|
217,14
|
251,00
|
|
Hướng hữu cơ
|
121,00
|
133,44
|
141,03
|
149,02
|
157,06
|
170,14
|
188,50
|
|
Hữu cơ
|
-
|
-
|
7,55
|
18,00
|
32,50
|
47,00
|
62,50
|
8
|
Xoài (ha)
|
55,00
|
110,74
|
146,00
|
190,10
|
249,74
|
328,10
|
430,00
|
|
Hướng hữu cơ
|
55,00
|
110,74
|
126,00
|
150,10
|
184,74
|
238,10
|
315,00
|
|
Hữu cơ
|
-
|
-
|
20,00
|
40,00
|
65,00
|
90,00
|
115,00
|
9
|
Chuối (ha)
|
50,00
|
56,15
|
64,20
|
74,72
|
88,48
|
106,47
|
130,00
|
|
Hướng hữu cơ
|
50,00
|
56,15
|
57,20
|
59,72
|
63,48
|
71,47
|
85,00
|
|
Hữu cơ
|
-
|
-
|
7,00
|
15,00
|
25,00
|
35,00
|
45,00
|
10
|
Chôm chôm (ha)
|
70,00
|
70,00
|
70,00
|
70,00
|
70,00
|
70,00
|
70,00
|
|
Hướng hữu cơ
|
70,00
|
70,00
|
64,00
|
58,00
|
51,00
|
43,00
|
35,00
|
|
Hữu cơ
|
-
|
-
|
6,00
|
12,00
|
19,00
|
27,00
|
35,00
|
11
|
Mít (ha)
|
20,00
|
20,00
|
20,00
|
20,00
|
20,00
|
20,00
|
20,00
|
|
Hướng hữu cơ
|
20,00
|
20,00
|
18,00
|
16,00
|
14,00
|
12,00
|
10,00
|
|
Hữu cơ
|
-
|
-
|
2,00
|
4,00
|
6,00
|
8,00
|
10,00
|
12
|
Nuôi bò (con)
|
-
|
290
|
413
|
545
|
691
|
851
|
1.030
|
|
Hướng hữu cơ
|
-
|
290
|
343
|
405
|
481
|
571
|
680
|
|
Hữu cơ
|
-
|
-
|
70
|
140
|
210
|
280
|
350
|
13
|
Nuôi heo (con)
|
-
|
100.000
|
154.998
|
219.177
|
298.169
|
393.260
|
509.850
|
|
Hướng hữu cơ
|
-
|
-
|
400
|
800
|
1.350
|
1.850
|
2.350
|
|
Hữu cơ
|
-
|
100.000
|
154.598
|
218.377
|
296.819
|
391.410
|
507.500
|
14
|
Nuôi gia cầm (con)
|
-
|
100.000
|
154.598
|
218.377
|
296.819
|
391.410
|
507.500
|
|
Hướng hữu cơ
|
-
|
100.000
|
129.598
|
168.377
|
219.319
|
286.410
|
375.000
|
|
Hữu cơ
|
-
|
-
|
25.000
|
50.000
|
77.500
|
105.000
|
132.500
|
15
|
Nuôi dê (con)
|
-
|
290
|
487
|
707
|
988
|
1.316
|
1.700
|
|
Hướng hữu cơ
|
-
|
290
|
379
|
495
|
668
|
876
|
1.150
|
|
Hữu cơ
|
-
|
-
|
108
|
212
|
320
|
440
|
550
|
16
|
Nuôi quảng canh dưới tán rừng
|
180
|
200
|
230
|
250
|
300
|
350
|
400
|
|
Hướng hữu cơ
|
180
|
200
|
230
|
250
|
300
|
350
|
400
|
|
Hữu cơ
|
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
- Phát triển sản xuất hữu cơ và hướng hữu cơ cho từng
ngành hàng và từng địa phương qua các năm 2025 như sau:
STT
|
Hạng mục
|
Tổng cộng
|
Trong vùng tập trung
|
Các điểm không tập trung
|
Cộng
|
Tân Phú
|
Định Quán
|
Vĩnh Cửu
|
Xuân Lộc
|
Cẩm Mỹ
|
Long Thành
|
Nhơn Trạch
|
Cộng
|
Biên Hòa
|
Long Khánh
|
Long Thành
|
Xuân Lộc
|
Thống Nhất
|
Nhơn Trạch
|
I
|
Trồng trọt (ha)
|
1322
|
991
|
429
|
276
|
128
|
70
|
91
|
0
|
0
|
333
|
24
|
16
|
5
|
139
|
150
|
0
|
|
Hướng hữu cơ
|
1250
|
927
|
405
|
266
|
120
|
66
|
71
|
0
|
0
|
325
|
22
|
14
|
4
|
136
|
150
|
|
|
Hữu cơ
|
72
|
64
|
24
|
10
|
8
|
4
|
20
|
0
|
0
|
8
|
2
|
2
|
1
|
3
|
0
|
0
|
1
|
Lúa (ha)
|
249
|
249
|
196
|
52
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
218
|
218
|
176
|
42
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hữu cơ
|
30
|
30
|
20
|
10
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Rau (ha)
|
125
|
93
|
32
|
18
|
11
|
21
|
12
|
|
|
32
|
18
|
5
|
4
|
5
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
107
|
81
|
28
|
18
|
7
|
18
|
11
|
|
|
27
|
16
|
4
|
4
|
4
|
|
|
|
Hữu cơ
|
18
|
12
|
4
|
|
4
|
4
|
2
|
|
|
6
|
1
|
2
|
1
|
2
|
|
|
3
|
Hồ tiêu (ha)
|
159
|
113
|
|
15
|
|
21
|
78
|
|
|
46
|
6
|
|
|
40
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
139
|
95
|
|
15
|
|
21
|
60
|
|
|
45
|
6
|
|
|
39
|
|
|
|
Hữu cơ
|
20
|
18
|
|
|
|
|
18
|
|
|
2
|
1
|
|
|
1
|
|
|
4
|
Điều (ha)
|
194
|
184
|
116
|
67
|
|
|
|
|
|
10
|
|
|
|
10
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
194
|
184
|
116
|
67
|
|
|
|
|
|
10
|
|
|
|
10
|
|
|
|
Hữu cơ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Bưởi (ha)
|
191
|
129
|
43
|
23
|
62
|
|
|
|
|
62
|
|
|
|
12
|
50
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
189
|
127
|
43
|
23
|
60
|
|
|
|
|
62
|
|
|
|
12
|
50
|
|
|
Hữu cơ
|
2
|
2
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Cam quýt (ha)
|
15
|
15
|
|
|
15
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
13
|
13
|
|
|
13
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hữu cơ
|
2
|
2
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Sầu riêng (ha)
|
133
|
72
|
42
|
24
|
|
7
|
|
|
|
61
|
|
5
|
|
56
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
133
|
72
|
42
|
24
|
|
7
|
|
|
|
61
|
|
5
|
|
56
|
|
|
|
Hữu cơ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Xoài (ha)
|
111
|
111
|
|
51
|
40
|
20
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
111
|
111
|
|
51
|
40
|
20
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hữu cơ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Chuối (ha)
|
56
|
26
|
|
26
|
|
|
|
|
|
30
|
|
|
|
|
30
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
56
|
26
|
|
26
|
|
|
|
|
|
30
|
|
|
|
|
30
|
|
|
Hữu cơ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
Chôm chôm (ha)
|
70
|
|
|
|
|
|
|
|
|
70
|
|
5
|
|
15
|
50
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
70
|
|
|
|
|
|
|
|
|
70
|
|
5
|
|
15
|
50
|
|
|
Hữu cơ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Mít (ha)
|
20
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20
|
|
|
|
|
20
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
20
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20
|
|
|
|
|
20
|
|
|
Hữu cơ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Thủy sản (ha
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nuôi quảng canh
dưới tán rừng
|
200
|
120
|
|
|
|
|
|
20
|
100
|
80
|
|
|
20
|
|
|
60
|
|
Hướng hữu cơ
|
200
|
120
|
|
|
|
|
|
20
|
100
|
80
|
|
|
20
|
|
|
60
|
|
Hữu cơ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Chăn nuôi (con)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nuôi bò (con)
|
290
|
290
|
160
|
50
|
50
|
30
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
290
|
290
|
160
|
50
|
50
|
30
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hữu cơ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nuôi heo (con)
|
1.700
|
1.700
|
950
|
250
|
250
|
250
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
1.700
|
1.700
|
950
|
250
|
250
|
250
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hữu cơ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Nuôi gia cầm
(con)
|
100.000
|
75.000
|
42.500
|
12.500
|
12.500
|
7.500
|
|
|
|
25.000
|
|
|
|
12.500
|
12.500
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
100.000
|
75.000
|
42.500
|
12.500
|
12.500
|
7.500
|
|
|
|
25.000
|
|
|
|
12.500
|
12.500
|
|
|
Hữu cơ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Nuôi dê (con)
|
290
|
290
|
290
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
290
|
290
|
290
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hữu cơ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Phát triển sản xuất hữu cơ và hướng hữu cơ cho từng
ngành hàng và từng địa phương qua các năm 2030 như sau:
TT
|
Hạng mục
|
Tổng cộng
|
Trong vùng tập trung
|
Các điểm không tập trung
|
Cộng
|
Tân Phú
|
Định Quán
|
Vĩnh Cửu
|
Xuân Lộc
|
Cẩm MỸ
|
Long Thành
|
Nhơn Trạch
|
Cộng
|
Biên Hòa
|
Long Khánh
|
Long Thành
|
Xuân Lộc
|
Thống Nhất
|
Nhơn Trạch
|
I
|
Tổng trồng trọt
(ha)
|
4400
|
3964
|
1888
|
1033
|
438
|
273
|
333
|
0
|
0
|
437
|
24
|
50
|
53
|
162
|
150
|
0
|
|
Hướng hữu cơ
|
3242
|
2979
|
1491
|
785
|
298
|
190
|
215
|
0
|
0
|
263
|
14
|
32
|
35
|
98
|
85
|
0
|
|
Hữu cơ
|
1158
|
985
|
397
|
248
|
140
|
83
|
118
|
0
|
0
|
174
|
10
|
18
|
18
|
64
|
65
|
0
|
1
|
Lúa (ha)
|
1.280
|
1.280
|
1.080
|
200
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
920
|
920
|
780
|
140
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hữu cơ
|
360
|
360
|
300
|
60
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Rau (ha)
|
518
|
382
|
161
|
53
|
53
|
63
|
53
|
|
|
137
|
18
|
39
|
53
|
28
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
329
|
238
|
98
|
35
|
35
|
35
|
35
|
|
|
91
|
11
|
28
|
35
|
18
|
|
|
|
Hữu cơ
|
189
|
144
|
63
|
18
|
18
|
28
|
18
|
|
|
46
|
7
|
11
|
18
|
11
|
|
|
3
|
Hồ tiêu (ha)
|
526
|
480
|
|
100
|
|
100
|
280
|
|
|
46
|
6
|
|
|
40
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
378
|
345
|
|
85
|
|
80
|
180
|
|
|
33
|
3
|
|
|
30
|
|
|
|
Hữu cơ
|
148
|
135
|
|
15
|
|
20
|
100
|
|
|
13
|
3
|
|
|
10
|
|
|
4
|
Điều (ha)
|
730
|
720
|
420
|
300
|
|
|
|
|
|
10
|
|
|
|
10
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
662
|
659
|
409
|
250
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
3
|
|
|
|
Hữu cơ
|
68
|
61
|
11
|
50
|
|
|
|
|
|
7
|
|
|
|
7
|
|
|
5
|
Bưởi (ha)
|
429
|
367
|
127
|
50
|
190
|
|
|
|
|
62
|
|
|
|
12
|
50
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
316
|
274
|
114
|
30
|
130
|
|
|
|
|
42
|
|
|
|
2
|
40
|
|
|
Hữu cơ
|
113
|
93
|
13
|
20
|
60
|
|
|
|
|
20
|
|
|
|
10
|
10
|
|
6
|
Cam quýt (ha)
|
15
|
15
|
|
|
15
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
3
|
3
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hữu cơ
|
12
|
12
|
|
|
12
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Sầu riêng (ha)
|
251
|
190
|
100
|
60
|
|
30
|
|
|
|
61
|
|
5
|
|
56
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
189
|
150
|
90
|
40
|
|
20
|
|
|
|
39
|
|
3
|
|
36
|
|
|
|
Hữu cơ
|
63
|
40
|
10
|
20
|
|
10
|
|
|
|
23
|
|
3
|
|
20
|
|
|
8
|
Xoài (ha)
|
430
|
430
|
|
170
|
180
|
80
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
315
|
315
|
|
130
|
130
|
55
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hữu cơ
|
115
|
115
|
|
40
|
50
|
25
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Chuối (ha)
|
130
|
100
|
|
100
|
|
|
|
|
|
30
|
|
|
|
|
30
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
85
|
75
|
|
75
|
|
|
|
|
|
10
|
|
|
|
|
10
|
|
|
Hữu cơ
|
45
|
25
|
|
25
|
|
|
|
|
|
20
|
|
|
|
|
20
|
|
10
|
Chôm chôm (ha)
|
70
|
|
|
|
|
|
|
|
|
70
|
|
5
|
|
15
|
50
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
35
|
|
|
|
|
|
|
|
|
35
|
|
1
|
|
9
|
25
|
|
|
Hữu cơ
|
35
|
|
|
|
|
|
|
|
|
35
|
|
4
|
|
6
|
25
|
|
11
|
Mít (ha)
|
20
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20
|
|
|
|
|
20
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
10
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
|
|
|
|
10
|
|
|
Hữu cơ
|
10
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
|
|
|
|
10
|
|
II
|
Thủy sản (ha)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nuôi quảng canh
dưới tán rừng
|
400
|
280
|
|
|
|
|
|
50
|
230
|
120
|
|
|
40
|
|
|
80
|
|
Hướng hữu cơ
|
400
|
280
|
|
|
|
|
|
50
|
230
|
120
|
|
|
40
|
|
|
80
|
|
Hữu cơ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Chăn nuôi (con)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nuôi bò (con)
|
1.030
|
1.030
|
610
|
170
|
150
|
100
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
680
|
680
|
410
|
120
|
100
|
50
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hữu cơ
|
350
|
350
|
200
|
50
|
50
|
50
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nuôi heo (con)
|
10.200
|
10.200
|
6.450
|
1.250
|
1.250
|
1.250
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
7.850
|
7.850
|
5.000
|
850
|
1.000
|
1.000
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hữu cơ
|
2.350
|
2.350
|
1.450
|
400
|
250
|
250
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Nuôi G cầm (con)
|
507.500
|
407.500
|
250.000
|
57.500
|
50.000
|
50.000
|
|
|
|
100.000
|
|
|
|
50.000
|
50.000
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
375.000
|
300.000
|
187.500
|
37.500
|
37.500
|
37.500
|
|
|
|
75.000
|
|
|
|
37.500
|
37.500
|
|
|
Hữu cơ
|
132.500
|
107.500
|
62.500
|
20.000
|
12.500
|
12.500
|
|
|
|
25.000
|
|
|
|
12.500
|
12.500
|
|
4
|
Nuôi dê (con)
|
1.700
|
1.700
|
1.700
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng hữu cơ
|
1.150
|
1.150
|
1.150
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hữu cơ
|
550
|
550
|
550
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Nhiệm vụ và giải pháp thực
hiện
a) Nhóm giải pháp về tuyên truyền, đào tạo, tập huấn
và phát triển nguồn nhân lực
- Giải pháp về tuyên truyền, vận động. Đối tượng của
nhóm giải pháp này là người sản xuất và người tiêu dùng; với mục tiêu là để người
sản xuất và người tiêu dùng thấy rõ vai trò, ý nghĩa của NNHC; từ đó, người
tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận chi phí cao hơn khi dùng sản phẩm hữu cơ, người sản
xuất tuân thủ đúng quy trình sản xuất hữu cơ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để thực hiện tuyên truyền, phổ
biến cho người sản xuất và tiêu dùng các chủ trương, chính sách phát triển
NNHC, các tiêu chuẩn Quốc gia về NNHC và lợi ích của việc sản xuất và tiêu dùng
sản phẩm hữu cơ.
Quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ khác biệt so với
sản xuất thông thường do đó, cần thiết phải tổ chức đào tạo, tập huấn một cách
chi tiết, cụ thể:
- Tập huấn đối với cán bộ ở cấp huyện và cấp xã với
các nội dung như: Tiêu chuẩn Quốc gia về NNHC; nguyên tắc sản xuất NNHC, vật tư
đầu vào sản xuất NNHC, chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn về NNHC, tiêu chuẩn
áp dụng và ghi nhãn sản phẩm hữu cơ, truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý sản
phẩm hữu cơ không đảm bảo chất lượng, các chính sách khuyến khích phát triển
NNHC; công bố vùng và đối tượng sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Tập huấn cho nông dân ở các vùng sản xuất NNHC tập
trung với các nội dung để người sản xuất nắm rõ và thực hiện nghiêm ngặt các
quy định của NNHC. Các yêu cầu về vùng đệm; quy trình sản xuất - thu hoạch, bảo
quản, đóng gói, vận chuyển; quy trình sản xuất phân hữu cơ; những tiến bộ kỹ
thuật mới áp dụng trong NNHC; những chính sách người nông dân sẽ được hưởng khi
sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
b) Giải pháp về chỉ đạo, điều hành
- Thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với sản
xuất nông nghiệp hữu cơ từ khâu định hướng phát triển vùng sản xuất nông nghiệp
hữu cơ tập trung, quản lý vật tư đầu vào, kiểm tra, giám sát các sản phẩm nông
nghiệp hữu cơ trên địa bàn.
- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia sản
xuất NNHC. Tập trung đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật (thủy
lợi, điện, đường giao thông, các dịch vụ hỗ trợ) đáp ứng tốt yêu cầu phát triển
NNHC.
- Trên cơ sở bản đồ định hướng các vùng canh tác
nông nghiệp hữu cơ, tiến hành khoanh vùng quản lý, xác định ranh giới ngoài thực
địa; công bố rộng rãi tới các đối tượng tham gia. Bảo vệ các vùng sản xuất hữu
cơ đã xác định, giảm thiểu tác động ô nhiễm. Trong từng thời kỳ, giai đoạn triển
khai kế hoạch, điều chỉnh, bổ sung mở rộng vùng phát triển sản xuất NNHC phù hợp
với tình hình thực tế. Ban hành các quy trình về canh tác sản xuất NNHC.
- Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các
vi phạm theo quy định, chú trọng công tác hậu kiểm và kiểm tra đột xuất công
tác quản lý sản xuất NNHC như: Quản lý giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản hữu
cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn NNHC. Quản lý chặt chẽ vật tư được sử
dụng trong sản xuất hữu cơ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất
bảo quản, chất phụ gia, thức ăn chăn nuôi,... Quản lý nguồn nước sử dụng cho sản
xuất nông nghiệp hữu cơ: Nước tưới cho cây trồng, nước dùng cho vật nuôi, nuôi
trồng thủy sản,... Quản lý các quy trình canh tác cây trồng hữu cơ, quy trình
chăm sóc vật nuôi và thủy sản hữu cơ.
- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nhãn hiệu nông
nghiệp hữu cơ, đảm bảo minh bạch thị trường, tránh trà trộn sản phẩm không đạt
tiêu chuẩn hữu cơ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với việc tuân thủ các quy
định sản xuất, kinh doanh NNHC đối với các cơ sở. Thiết lập hệ thống truy xuất
nguồn gốc sản phẩm hữu cơ tại từng công đoạn sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
c) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát
triển NNHC
Rà soát hệ thống chính sách hiện hành; đặc biệt là
những chính sách liên đến phát triển NNHC để tổ chức thực hiện tốt và hướng dẫn
cụ thể đến người nông dân sản xuất NNHC; trong đó đặc biệt lưu ý các chính sách
cụ thể như sau:
- Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm
2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; trong đó cần thực hiện các chính sách
khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp
tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình và nhóm hộ sản xuất, kinh doanh sản
phẩm nông nghiệp hữu cơ như sau:
+ Ưu tiên kinh phí khoa học công nghệ, khuyến nông
để thực hiện đề tài nghiên cứu, dự án khuyến nông, đặc biệt về giống kháng bệnh,
phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc thú y thảo mộc.
+ Cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm hữu cơ hoặc vật
tư đầu vào phục vụ cho sản xuất hữu cơ được ưu tiên hưởng các chính sách khuyến
khích đầu tư đối với nông nghiệp, nông thôn đã ban hành, bao gồm: Chính sách hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn. Chính sách hỗ trợ HTX nông nghiệp; chính sách liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn; chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn. Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông
thôn; chính sách cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, nông nghiệp sạch. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương
hiệu. Hỗ trợ gắn Nhãn xanh Việt Nam, hỗ trợ cơ sở thân thiện với môi trường và
Các chính sách có liên quan khác.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, HTX, trang trại, hộ gia
đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ theo chính sách đặc thù: Hỗ trợ kinh phí
xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ: Điều tra cơ bản, khảo
sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí do cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Hỗ trợ chi phí cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về NNHC do
Tổ chức chứng nhận cấp (cấp lần đầu hoặc cấp lại). Hỗ trợ đào tạo, tập huấn sản
xuất hữu cơ: định mức hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ về khuyến
nông. Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ theo TCVN: định mức hỗ
trợ chi phí giống kháng sâu bệnh, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học
đối với mô hình trồng trọt; chi phí giống, thức ăn hữu cơ, thuốc thú y được
phép sử dụng đối với mô hình chăn nuôi, thủy sản và chi phí nhân rộng mô hình
theo quy định của Chính phủ về khuyến nông.
- Chính sách đặc thù phát triển NNHC của tỉnh Đồng
Nai theo Nghị quyết số 05/2023/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2023 quy định về
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai đến năm 2030 đối với các sản phẩm của lĩnh vực sản xuất trồng trọt như:
Lúa, sầu riêng, chôm chôm, bưởi, xoài, hồ tiêu, ca cao, điều, dưa lưới và rau
các loại. Lĩnh vực chăn nuôi như: Heo, gà với các nội dung hỗ trợ cụ thể như
sau:
+ Hỗ trợ chi phí xác định diện tích đủ điều kiện sản
xuất hữu cơ, gồm điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước,
mẫu không khí cho đối tượng là doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài).
+ Hỗ trợ một lần phân bón hữu cơ đối với lĩnh vực
trồng trọt; hỗ trợ một lần thức ăn hữu cơ đối với lĩnh vực chăn nuôi;
+ Hỗ trợ chi phí cấp Giấy chứng nhận (tư vấn, đào tạo,
kiểm nghiệm, đánh giá chuyển đổi, đánh giá cấp giấy chứng nhận, giám sát) sản
phẩm nông nghiệp phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ (chứng nhận lần đầu hoặc chứng nhận
lại).
+ Hỗ trợ một lần về chi phí thực hiện truy xuất nguồn
gốc và quảng cáo sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
- Hỗ trợ xây dựng dự án/kế hoạch liên kết sản xuất
gắn với tiêu thụ sản phẩm theo Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12
năm 2018 của HĐND tỉnh Đồng Nai.
- Về chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy
lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, áp dụng Nghị định số
77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ thực hiện hỗ trợ tưới tiên
tiến, tiết kiệm nước: Hỗ trợ chi phí vật liệu, máy thi công và thiết bị để đầu
tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn; hỗ trợ
chi phí để san phẳng đồng ruộng.
- Về chính sách mở rộng thị trường cần thực hiện
các nội dung hỗ trợ theo Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 30 tháng 7 năm 2021
của HĐND tỉnh quy định nội dung chi và mức chi hỗ trợ Chương trình xúc tiến
thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
d) Nhóm giải pháp về phát triển các hình thức tổ chức
sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm NNHC
Trong chuỗi liên kết có nhiều khâu, người thực hiện
chức năng của mỗi khâu trong chuỗi gọi là tác nhân. Để chuỗi liên kết hoạt động
hiệu quả, rất cần có sự liên kết giữa các tác nhân gọi là mô hình liên kết theo
chuỗi giá trị; ở mỗi chuỗi có nhiều mối liên kết; trong đó 2 mối liên kết quan
trọng nhất là liên kết giữa nông dân với nông dân để hình thành HTX và mối liên
kết giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua HTX. Trong nhóm giải pháp này, cần
thực hiện 2 nội dung chính như sau:
- Tuyên truyền, vận động để nông dân ở các vùng sản
xuất NNHC tập trung thành lập các hợp tác xã; dự kiến đến năm 2030, sẽ thành lập
thêm các hợp tác xã như sau: 2 HTX bưởi hữu cơ ở xã Hiếu Liêm và Tà Lài; 2 HTX
xoài hữu cơ ở xã Thanh Sơn và xã Suối Cao; 1 HTX cam quýt ở xã Phú Lý; 1 HTX
chuối ở xã Thanh Sơn; 2 HTX lúa ở xã Đak Lua và Núi Tượng; 1 HTX sầu riêng ở xã
Nam Cát Tiên; 1 HTX điều ở xã Phú Lập; đồng thời tiếp tục củng cố và nâng cấp
HTX hồ tiêu ở xã Lâm San.
- Mời gọi các doanh nghiệp liên kết với các hợp tác
trong sản xuất, thu mua, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm NNHC.
đ) Giải pháp về chuyển đổi số trong sản xuất nông
nghiệp hữu cơ
- Phát triển nền tảng dữ liệu số: Đẩy mạnh việc
hình thành nền tảng dữ liệu số nông nghiệp phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều
hành, phát triển thương mại điện tử, dịch vụ nông nghiệp số,... Trước mắt, ưu
tiên xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ cấp và quản lý mã số vùng trồng, triển
khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến (online), xây dựng cơ sở dữ liệu về thức
ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi
và cơ sở chăn nuôi, xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ điều hành cung cầu nông sản,
dự báo thông tin thị trường xuất khẩu các nông sản chủ lực, xây dựng cơ sở dữ
liệu chế biến, kinh doanh, quản lý chất lượng nông lâm thủy sản.
- Từng bước theo lộ trình chuyển đổi số phù hợp với
chương trình chuyển đổi số quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình chuyển đổi
số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Tạo điều kiện, thúc đẩy các
tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, tài trợ, tăng cường nghiên cứu các công
nghệ số, phát triển các nền tảng số, hoạt động dữ liệu số, tạo ra các dịch vụ nội
dung số về nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển nền kinh tế số. Khuyến
khích các mô hình nông nghiệp công nghệ cao như công nghệ IoT, dữ liệu lớn (big
data), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), camera nhằm theo dõi sự sinh trưởng của
cây trồng, vật nuôi; các thiết bị cảm biến môi trường, nhà kính có hệ thống tự
động điều chỉnh; công nghệ (in vitro) trong sản xuất giống, công nghệ đèn LED,
công nghệ GIS thông minh quản lý sâu bệnh; truy xuất nguồn gốc điện tử và theo
dõi các thông số như môi trường, nguồn gen, loại cây và giai đoạn sinh trưởng
theo thời gian thực.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chuyển đổi
số; tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ năng số cho các cán bộ quản
lý ở các Sở, ban, ngành có liên quan, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn/Phòng Kinh tế, cán bộ quản lý ở HTX, tổ hợp tác, các bên tham gia trong
chuỗi liên kết sản xuất các sản phẩm NNHC,...
- Xây dựng mô hình thí điểm về sản xuất, kết nối
nông nghiệp thông minh; xây dựng các câu lạc bộ cộng đồng “Kết nối chuyển đổi số”,
trong đó nòng cốt là các thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp
hữu cơ.
- Đẩy mạnh các hoạt động kết nối sản xuất hữu cơ với
tiêu thụ nông sản hữu cơ, kết hợp với phát triển ngành nghề, dịch vụ du lịch
nông nghiệp, nông thôn trên nền tảng trực tuyến và trên cơ sở dữ liệu cung cầu,
cơ sở dữ liệu của các cơ quan quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp.
e) Nhóm giải pháp về ứng dụng và chuyển giao công
nghệ trong NNHC
- Giải pháp về những công nghệ cần được hỗ trợ để ứng
dụng ngay:
+ Ứng dụng công nghệ san phẳng mặt ruộng;
+ Ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
+ Ứng dụng nhà lưới trồng rau hữu cơ.
- Giải pháp về những công nghệ khuyến khích ứng dụng:
+ Công nghệ cải tạo môi trường đất, nước bằng các
biện pháp như sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất ô nhiễm, sử dụng phương
pháp “Phytoremediation”, dùng thực vật để giải ô nhiễm, giảm hoạt tính sinh học
của các kim loại, tiếp theo thảm thực vật sẽ được phục hồi và ổn định đất.
+ Theo một số nghiên cứu về các phương pháp xử lý
chì trong đất, một số loài thực vật có thể hấp thụ, lưu giữ chì trong thân cây,
lá cây,... như dương xỉ Pteris vittata, cải xanh, sậy, cây đậu bắp, cây dọc
mùng, hoa hướng dương,... Phương pháp sử dụng thực vật để xử lý kim loại nặng
trong đất được coi là phương pháp xử lý lâu dài và bền vững, chi phí xử lý thấp
so với các phương pháp xử lý khác, cũng như đem lại cảnh quan cho toàn khu vực.
+ Sử dụng công nghệ vật liệu nano: Sử dụng nano
hydroxyapatite khuyết canxi có khả năng xử lý dư lượng kim loại nặng Fe, Cu,
Ni, Cr trong đất.
+ Áp dụng biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng
hợp (IPHM): Bên cạnh việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học thì việc
áp dụng các biện pháp canh tác cơ bản như vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối,
luân canh, xen canh cây trồng, sử dụng giống kháng và tuân thủ lịch thời vụ
cũng có thể làm sâu bệnh ít xuất hiện, giảm việc phun thuốc giai đoạn đầu vụ.
+ Áp dụng phương pháp đấu tranh sinh học để quản lý
sâu hại trên đồng ruộng bằng cách sử dụng thiên địch (bọ xít hoa gai vai nhọn
Eocanthecona furcellata, ong ký sinh,...) từ đó giúp giảm lượng thuốc trừ sâu
nông dân sử dụng, giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
+ Công nghệ sinh thái cũng có thể áp dụng để khống
chế sâu hại trên ruộng, làm giảm sử dụng thuốc BVTV. Ven bờ ruộng trồng các loại
hoa có phấn hoa (sao nhái, đậu bắp, xuyến chi,...) nhằm thu hút các loài thiên
địch, góp phần làm tăng đa dạng sinh học trên ruộng, giúp khống chế sâu hại.
+ Sử dụng công nghệ sinh học, sử dụng các chủng men
vi sinh để lên men, phân hủy các chất hữu cơ có nguồn gốc động thực vật làm phân
bón, chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh.
- Giải pháp về chuyển giao khoa học công nghệ cần
được chuyển giao công nghệ ngay cho người sản xuất NNHC như sau:
+ Quy trình sản xuất hữu cơ, hướng hữu cơ đối với từng
loại cây trồng, vật nuôi đã được đề xuất trong đề án này; cụ thể là: sản xuất
lúa hữu cơ luân canh với cây trồng cạn là thức ăn gia súc; sản xuất cây thức ăn
gia súc hữu cơ; sản xuất cây làm phân hữu cơ; cây công nghiệp (hồ tiêu, điều) hữu
cơ; cây ăn quả (sầu riêng, bưởi, xoài, chuối, chôm chôm) hữu cơ; chăn nuôi heo,
gia cầm hữu cơ...
+ Công nghệ sản xuất và chế biến phân hữu cơ, phân
vi sinh thức ăn chăn nuôi; bao gồm: giới thiệu các loại sản phẩm, phế, phụ phẩm
có thể sử dụng để chế tạo phân hữu cơ; quy trình chế biến từ các loại sản phẩm,
phế phụ phẩm nêu trên.
+ Công nghệ sản xuất và chế biến thuốc BVTV thuốc
thú y; phương pháp sử dụng các loại thuốc nêu trên đối với từng loại sâu bệnh
trên từng đối tượng (cây trồng, vật nuôi) cụ thể.
+ Công nghệ sơ chế, bảo quản sản phẩm hữu cơ và hướng
hữu cơ.
+ Công nghệ bao gói và vận chuyển sản phẩm hữu cơ.
g) Nhóm giải pháp về xây dựng thương hiệu, xúc tiến
thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm NNHC
Hiện tại, sản phẩm NNHC chủ yếu tập trung ở phân
khúc khách hàng cao cấp, do đó để mở rộng thị trường cần thực hiện các nội dung
như sau:
- Liên kết với các doanh nghiệp để mỗi huyện (thành
phố) có điểm bán sản phẩm NNHC;
- Liên kết chặt chẽ với các nhà hàng, khách sạn và
hệ thống siêu thị trên cả nước để có hợp đồng cung ứng một cách ổn định sản phẩm
hữu cơ với những ràng buộc cụ thể, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản
phẩm NNHC.
- Thực hiện liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp
lớn hiện đang sản xuất kinh doanh hoặc có nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp
hữu cơ (tập đoàn Vingroup, tập đoàn Quế Lâm, Cty TNHH thương mại trang trại Việt...)
để một mặt có được nguồn tiêu thụ sản phẩm hữu cơ; mặt khác, tiếp thu được những
quy trình tiến bộ công nghệ mới; ngoài ra còn tạo khả năng ổn định các yếu tố đầu
vào cho NNHC.
- Đối với các nhóm hàng xuất khẩu, các chủ thể cần
tích cực liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài; đăng ký và thực hiện để được
công nhận là sản phẩm hữu cơ (như HTX Nông nghiệp Lâm San đã thực hiện với tổ
chức ở Đức). Đây là cơ hội không nhỏ để mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Đối với cư dân trong vùng mở rộng quy mô thị trường
tiêu thụ sản phẩm hữu cơ là tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ ý
nghĩa, vai trò của sản phẩm NNHC đối với sức khỏe con người, cộng đồng và môi
trường sống.
- Để xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm NNHC tỉnh
Đồng Nai cần thực hiện các nội dung sau: Tuyên truyền quảng bá các sản phẩm
nông nghiệp hữu ở Đồng Nai như bưởi, sầu riêng, hồ tiêu, rau... Thực hiện tốt
các nội dung đã cam kết với doanh nghiệp trong các hợp đồng liên kết...
- Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại và giao
lưu khách hàng bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến, kết nối thị trường nông
sản hữu cơ của tỉnh với chuỗi cung ứng nông sản hữu cơ trong và ngoài nước. Đẩy
nhanh việc cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc để đáp ứng yêu cầu của các
thị trường xuất khẩu và xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm hữu
cơ chủ lực, quan trọng và đặc sản của tỉnh.
- Nâng cao năng lực hệ thống thông tin, dự báo thị
trường, cung cấp kịp thời cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân để điều
chỉnh sản xuất phù hợp; tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu, kết nối giữa
vùng sản xuất với hệ thống phân phối, tiêu thụ; kết nối giữa thị trường trong
nước với quốc tế. Thu hút, khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất,
chế biến, tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ theo chuỗi liên kết tại các vùng sản xuất
tập trung; các sản phẩm đặc sản. Mời gọi các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh sản
phẩm nông nghiệp an toàn, sản phẩm có chứng nhận để hỗ trợ liên kết tiêu thụ đối
với những sản phẩm từ các mô hình.
- Tăng cường chuyển đổi số và thương mại điện tử
trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Tổ chức các hội
nghị, diễn đàn kết nối thị trường, đa dạng hóa các kênh phân phối, tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp hữu cơ; đưa vào các kênh phân phối tại hệ thống các siêu thị,
sàn thương mại điện tử, cửa hàng tiện ích và chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn.
- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp đạt chứng
nhận hữu cơ tham gia hội chợ, triển lãm xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh
nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm.
- Song song với đó, đẩy mạnh phát triển thị trường
nông sản hữu cơ tại chỗ, trọng tâm hướng tới đối tượng khách du lịch, học
sinh,... thông qua việc hợp đồng cung cấp nông sản hữu cơ cho các khách sạn,
nhà hàng, trường học,... trên địa bàn.
6. Danh mục các dự án ưu tiên
đầu tư
a) Dự án đầu tư xuất lúa hữu cơ
- Tên dự án: Dự án đầu tư sản xuất lúa hữu cơ tỉnh
Đồng Nai.
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư 3 vùng sản xuất lúa hữu
cơ để rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng đối với các xã có định hướng sản xuất
lúa hữu cơ trong vùng NNHC tập trung và các điểm sản xuất lúa hữu cơ không tập
trung.
- Quy mô và địa điểm đầu tư: quy mô 75 ha; trong
đó, xã Tà Lài huyện Tân Phú 40 ha; xã Đăc Lua huyện Tân Phú 20 ha và xã Thanh
Sơn huyện Định Quán 15 ha.
- Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo: Nghị định số
109/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ và Nghị
quyết số 05/2023/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2023 quy định về chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: UBND huyện Tân Phú và Định
Quán.
- Giai đoạn thực hiện: Năm 2024 - 2025.
b) Dự án đầu tư sản xuất rau hữu cơ
- Tên dự án: Dự án đầu xây sản xuất rau hữu cơ tỉnh
Đồng Nai.
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư 5 vùng sản xuất rau hữu
cơ để rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng đối với các xã có định hướng sản xuất
rau hữu cơ trong vùng NNHC tập trung và các điểm sản xuất rau hữu cơ không tập
trung.
- Quy mô và địa điểm đầu tư: 14 ha; trong đó, xã
Nam Cát Tiên huyện Tân Phú 5 ha; xã Hiếu Liêm huyện Vĩnh Cửu 4 ha; xã Suối Cao
huyện Xuân Lộc 3 ha; xã Thanh Sơn huyện Định Quán 2 ha.
- Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo: Nghị định số
109/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ và Nghị
quyết số 05/2023/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2023 quy định về chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: UBND các huyện Tân Phú,
Vĩnh Cửu, Xuân Lộc và Định Quán.
- Thời gian thực hiện: năm 2024 - 2026.
c) Dự án đầu tư xuất hồ tiêu hữu cơ
- Tên dự án: Dự án đầu tư sản xuất hồ tiêu hữu cơ tỉnh
Đồng Nai.
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư 1 vùng sản xuất hồ tiêu hữu
cơ ở xã Lâm San huyện Cẩm Mỹ để rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng đối với
các xã có định hướng sản xuất hồ tiêu hữu cơ trong vùng NNHC tập trung và các
điểm sản xuất hồ tiêu hữu cơ không tập trung.
- Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo: Nghị định số
109/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ và Nghị
quyết số 05/2023/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2023 quy định về chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030.
- Quy mô và địa điểm đầu tư: 10 ha thuộc xã Lâm San
huyện Cẩm Mỹ.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: UBND huyện Cẩm Mỹ.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2024 đến năm 2026;
trong đó năm 2024 - 2025 là giai đoạn chuyển đổi; năm 2026 thực hiện sản xuất hồ
tiêu hữu cơ.
d) Dự án đầu tư sản xuất điều hữu cơ
- Tên dự án: Dự án đầu tư sản xuất điều hữu cơ tỉnh
Đồng Nai.
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư 3 vùng sản xuất điều hữu
cơ ở 2 huyện Tân Phú và Định Quán để rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng đối với
các xã có định hướng sản xuất điều hữu cơ trong vùng NNHC tập trung và các điểm
sản xuất điều hữu cơ không tập trung.
- Quy mô và địa điểm đầu tư: 26 ha; trong đó, xã
Thanh Sơn huyện Định Quán 20 ha; xã Nam Cát Tiên huyện Tân Phú 3 ha và xã Phú Lập
huyện Tân Phú 3 ha.
- Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo: Nghị định số
109/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ và Nghị
quyết số 05/2023/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2023 quy định về chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: UBND huyện Tân Phú và Định
Quán.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2024 đến năm 2026;
trong đó năm 2024 - 2025 là giai đoạn chuyển đổi; năm 2026 thực hiện mô hình sản
xuất điều hữu cơ.
đ) Dự án đầu tư xuất bưởi hữu cơ
- Tên dự án: Dự án đầu tư sản xuất bưởi hữu cơ tỉnh
Đồng Nai.
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư 3 vùng sản xuất bưởi hữu
cơ ở 3 huyện Vĩnh Cửu, Định Quán và Tân Phú để rút kinh nghiệm và nhân ra diện
rộng đối với các xã có định hướng sản xuất bưởi hữu cơ trong vùng NNHC tập
trung và các điểm sản xuất bưởi hữu cơ không tập trung.
- Quy mô và địa điểm đầu tư: 40 ha; trong đó, xã Hiếu
Liêm huyện Vĩnh Cửu 30 ha; xã Thanh Sơn huyện Định Quán 5 ha; xã tà Lài huyện
Tân Phú 5 ha.
- Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo: Nghị định số
109/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ và Nghị quyết số
05/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 về quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản
xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: UBND các huyện Vĩnh Cửu,
Tân Phú và Định Quán.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2024 đến năm 2027;
trong đó năm 2024 - 2025 là giai đoạn chuyển đổi; năm 2026 - 2027 thực hiện mô
hình sản xuất bưởi hữu cơ.
e) Dự án đầu tư sản xuất sầu riêng hữu cơ
- Tên dự án: Dự án đầu tư sản xuất sầu riêng hữu cơ
tỉnh Đồng Nai.
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư 3 vùng sản xuất sầu riêng
hữu cơ ở 3 huyện Tân Phú, Định Quán và Xuân Lộc để rút kinh nghiệm và nhân ra
diện rộng đối với các xã có định hướng sản xuất sầu riêng hữu cơ trong vùng
NNHC tập trung và các điểm sản xuất sầu riêng hữu cơ không tập trung.
- Quy mô và địa điểm đầu tư: 12 ha; trong đó, xã
Nam Cát Tiên huyện Tân Phú 3 ha; xã Thanh Sơn huyện Định Quán 5 ha; xã Suối Cao
huyện Xuân Lộc 4 ha.
- Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo: Nghị định số
109/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ và Nghị
quyết số 05/2023/NQ- HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2023 về quy định về chính sách hỗ
trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: UBND các huyện Tân Phú,
Định Quán và Xuân Lộc.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2025 đến năm 2027;
trong đó năm 2025 - 2026 là giai đoạn chuyển đổi; năm 2027 thực hiện mô hình sản
xuất sầu riêng hữu cơ.
g) Dự án đầu tư sản xuất xoài hữu cơ
- Tên dự án: dự án đầu tư sản xuất xoài hữu cơ tỉnh
Đồng Nai.
- Mục tiêu đầu tư: đầu tư 3 vùng sản xuất xoài hữu
cơ ở 3 huyện Vĩnh Cửu, Định Quán và Xuân Lộc để rút kinh nghiệm và nhân ra diện
rộng đối với các xã có định hướng sản xuất xoài hữu cơ trong vùng NNHC tập
trung và các điểm sản xuất xoài hữu cơ không tập trung.
- Quy mô và địa điểm đầu tư: 40 ha; trong đó, xã
Phú Lý huyện Vĩnh Cửu 10 ha; xã Thanh Sơn huyện Định Quán 20 ha; xã Suối Cao
huyện Xuân Lộc 10 ha.
- Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo: Nghị định số
109/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ và Nghị
quyết số 05/2023/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2023 quy định về chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: UBND các huyện Tân Phú,
Định Quán và Xuân Lộc.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2025 đến năm 2027;
trong đó năm 2025 - 2026 là giai đoạn chuyển đổi; năm 2027 thực hiện mô hình sản
xuất xoài hữu cơ.
h) Dự án đầu tư chăn nuôi heo hữu cơ
- Tên dự án: Dự án đầu tư chăn nuôi heo hữu cơ tỉnh
Đồng Nai.
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư 3 vùng chăn nuôi heo hữu
cơ ở 3 huyện Định Quán, Vĩnh Cửu và Xuân Lộc để rút kinh nghiệm và nhân ra diện
rộng đối với các xã có định hướng chăn nuôi heo hữu cơ trong vùng NNHC tập
trung và các điểm chăn nuôi heo hữu cơ không tập trung.
- Quy mô và địa điểm đầu tư: 150 con heo thịt;
trong đó, xã Thanh Sơn huyện Định Quán 50 con; xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu 50 con
và xã Suối Cao huyện Xuân Lộc 50 con.
- Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo: Nghị định số
109/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ và Nghị
quyết số 05/2023/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2023 quy định về chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: UBND các huyện Tân Phú,
Định Quán và Xuân Lộc.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2025 - 2026.
i) Dự án đầu tư chăn nuôi gia cầm hữu cơ
- Tên dự án: Dự án đầu tư chăn nuôi gia cầm hữu cơ
tỉnh Đồng Nai.
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư 3 vùng chăn nuôi gia cầm
hữu cơ ở 3 huyện Định Quán, Vĩnh Cửu và Xuân Lộc để rút kinh nghiệm và nhân ra
diện rộng đối với các xã có định hướng chăn nuôi gia cầm hữu cơ trong vùng NNHC
tập trung và các điểm chăn nuôi gia cầm hữu cơ không tập trung.
- Quy mô và địa điểm đầu tư: 7.500 con gia cầm;
trong đó, xã Thanh Sơn huyện Định Quán 2.500 con; xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu
2.500 con và xã Suối Cao huyện Xuân Lộc 2.500 con.
- Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo: Nghị định số
109/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ và Nghị
quyết số 05/2023/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2023 về quy định về chính sách hỗ
trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm
2030.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: UBND các huyện Tân Phú,
Định Quán và Xuân Lộc.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2025 - 2026.
k) Dự án đầu tư xây dựng chuỗi liên kết sản xuất,
chế biến, tiêu thụ sản phẩm NNHC
- Tên dự án: dự án đầu tư xây dựng các các chuỗi
liên kết sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.
- Mục tiêu của dự án: Hình thành các chuỗi liên kết
trong sản xuất, sơ chế, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm NNHC để để rút kinh
nghiệm và nhân ra diện rộng đối với các ngành hàng các vùng sản xuất hữu cơ tập
trung và các điểm sản xuất NNHC không tập trung.
- Quy mô và địa điểm đầu tư: lựa chọn các địa
phương và các ngành hàng để xây dựng chuỗi liên kết như sau:
+ Xã Đak Lua huyện Tân Phú xây dựng chuỗi liên kết
sản xuất lúa hữu cơ với quy mô 220 ha.
+ Xã Nam Cát Tiên huyện Tân Phú xây dựng chuỗi liên
kết sản xuất sầu riêng hữu cơ với quy mô 40 ha.
+ Xã Thanh Sơn huyện Định Quán xây dựng chuỗi liên
kết sản xuất xoài hữu cơ với quy mô 170 ha.
+ Xã Hiếu Liêm huyện Vĩnh Cửu xây dựng chuỗi liên kết
sản xuất bưởi hữu cơ với quy mô 190 ha.
+ Xã Lâm San huyện Cẩm Mỹ xây dựng chuỗi liên kết sản
xuất hồ tiêu hữu cơ với quy mô 280 ha.
+ Xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu xây dựng chuỗi liên kết
chăn nuôi gia cầm hữu cơ với quy mô 50.000 con.
+ Xã Suối Cao huyện Xuân Lộc xây dựng chuỗi liên kết
chăn nuôi bò hữu cơ với quy mô 100 con.
- Thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2030.
- Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo: Nghị định số
109/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; Nghị
quyết số 05/2023/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2023 quy định về chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030;
Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân
tỉnh về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Đồng Nai.
7. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện từ nguồn vốn ngân sách đầu
tư: 31,451 tỷ đồng; trong đó:
- Phân theo hạng mục: Tuyên truyền vận động 2,52 tỷ
đồng; đào tạo, tập huấn 2,14 tỷ đồng; kinh phí xây dựng các dự án ưu tiên đầu
tư 6,091 tỷ đồng; kinh phí xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường 0,6 tỷ đồng;
hỗ trợ cấp giấy chứng nhận NNHC 20,1 tỷ.
- Phân theo tiến độ: Năm 2024: 1,816 tỷ đồng; năm
2025: 3,108 tỷ đồng; năm 2026: 3,42 tỷ đồng; năm 2027: 4,327 tỷ đồng; năm 2028:
5,01 tỷ đồng; năm 2029: 6,21 tỷ đồng và năm 2030: 7,56 tỷ đồng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
a) Là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện Đề án;
hướng dẫn, điều phối các hoạt động của các đơn vị tham gia thực hiện Đề án thuộc
thẩm quyền quản lý.
b) Nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh công bố,
ban hành vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh và quy định canh tác trên vùng
canh tác hữu cơ.
c) Chủ trì xây dựng các mô hình thí điểm và các dự
án phát triển nông nghiệp hữu cơ có quy mô liên kết sản xuất hữu cơ liên vùng,
liên huyện; xây dựng kế hoạch triển khai và từng bước nhân rộng mô hình.
d) Nghiên cứu đề xuất xây dựng các cơ chế, chính
sách cần thiết liên quan đến nông nghiệp hữu cơ thuộc thẩm quyền cấp tỉnh; chủ
trì phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện chính sách hỗ
trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ.
đ) Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn các địa phương
và các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh áp dụng
các quy trình kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất
nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường.
e) Kiểm tra việc thực hiện đề án tại các huyện,
thành phố; kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,
thực hiện giám sát an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và xử lý sản phẩm hữu
cơ không đảm bảo chất lượng.
g) Thực hiện chế độ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện Đề án.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, các sở, ban, ngành liên quan và địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân
tỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất liên quan phục vụ phát triển nông nghiệp
hữu cơ; tham mưu đề xuất các thủ tục liên quan về giao đất, thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất, dồn điền đổi thửa nhằm tích tụ ruộng đất phục vụ phát triển sản
xuất nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn.
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, các sở, ban, ngành liên quan và địa phương hướng dẫn quy định về thực hiện
các yêu cầu sử dụng, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng
sinh học với việc phát triển vùng nông nghiệp hữu cơ. Đề xuất các biện pháp
thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải hữu cơ trong các lĩnh vực liên quan đến
sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
3. Sở Công Thương
a) Hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế,
chính sách hỗ trợ các dự án khuyến công có liên quan đến nông nghiệp, nông dân
và nông thôn.
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn nghiên cứu các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
hữu cơ; tổ chức hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; xúc tiến thương
mại tiêu thụ và quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn.
c) Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh xây
dựng các điểm bán hàng NNHC, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm
NNHC.
d) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện
quản lý Nhà nước đối với kinh doanh thực phẩm hữu cơ thuộc thẩm quyền quản lý
theo quy định.
4. Sở Y tế
a) Thực hiện quản lý Nhà nước đối với sản xuất,
kinh doanh dược liệu hữu cơ, mỹ phẩm hữu cơ, thực phẩm hữu cơ thuộc thẩm quyền
quản lý theo quy định.
b) Kiểm tra, giám sát các sản phẩm dược liệu hữu cơ
lưu thông trên thị trường theo định kỳ quy định.
c) Thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế trong việc
phát triển các sản phẩm y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ các
nguyên liệu dược liệu hữu cơ phù hợp trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, mô hình điểm
phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ trong các Chương trình, dự án, đề tài
khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh theo quy định.
b) Phối hợp, tham gia với các cơ quan có liên quan
xây dựng quy trình sản xuất hữu cơ đối với từng loại cây trồng, vật nuôi và thủy
sản trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và các đơn vị có liên quan hướng dẫn cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển
nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
b) Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thường xuyên thực
hiện các nhiệm vụ của đề án theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các
quy định pháp luật có liên quan.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan
tổ chức thẩm định, trình duyệt chủ trương đầu tư các dự án đầu tư phát triển
nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố
trí nguồn vốn đầu tư công cho phát triển nông nghiệp của tỉnh; đẩy mạnh thu hút
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn xây dựng các giải pháp huy động, bố trí lồng ghép các nguồn
lực cho phát triển nông nghiệp hữu cơ; phối hợp các sở, ngành thực hiện chính
sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp hữu cơ, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.
8. Sở Lao động và Thương binh
- Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
9. Sở Thông tin và Truyền
thông
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, các sở, ban, ngành liên quan và địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức
của người dân, doanh nghiệp về phát triển nông nghiệp hữu cơ. Tăng cường công
tác tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm an toàn, sản phẩm hữu cơ.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đưa nội dung
về NNHC vào chương trình học các cấp; hướng dẫn phòng Giáo dục và các trường học
xây dựng chương trình hướng nghiệp đối với học sinh các cấp về NNHC; trong đó,
cần làm cho học sinh các cấp hiểu rõ các khái niệm liên quan đến NNHC; 7 mục
tiêu của phát triển NNHC; 4 nguyên tắc và 7 yêu cầu đối với NNHC.
11. Các trường đại học, cao
đẳng, chuyên nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh
Đưa nội dung đào tạo về NNHC là một trong những nội
dung chính đối với các trường có chuyên môn liên quan đến Nông, lâm nghiệp và
thủy sản. Khuyến khích các đề tài nghiên cứu liên quan đến NNHC; tăng cường đưa
sinh viên đến các cơ sở sản xuất NNHC để thực tập tốt nghiệp hoặc đề tài nghiên
cứu khoa học.
12. Tổ chức tín dụng, ngân
hàng
a) Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn rà soát, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ ngành nông
nghiệp thực hiện Đề án này trên địa bàn tỉnh.
b) Các ngân hàng thương mại thực hiện tư vấn cho
nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ trang trại xây dựng phương án sử dụng vốn
phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm có hiệu quả, hạn chế rủi ro. Tạo điều
kiện để các hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ trang trại, hộ nông dân được vay vốn
với lãi suất hợp lý, đầy đủ và kịp thời theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.
13. UBND các huyện, thành phố
a) Trên cơ sở bản đồ định hướng các vùng canh tác
nông nghiệp hữu cơ mà đề án đã xác định, tiến hành rà soát, xác định lựa chọn
thứ tự ưu tiên thực hiện các vùng canh tác, đối tượng sản xuất nông nghiệp hữu
cơ trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý trong thời kỳ đề án.
b) Chủ trì xây dựng, thực hiện nhân rộng các mô
hình hữu cơ và hướng dẫn chứng nhận sản phẩm hữu cơ trên địa bàn.
c) Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ
chức, cá nhân và người dân trên địa bàn tham gia thực hiện sản xuất nông nghiệp
hữu cơ.
d) Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ
sở sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ, tham gia các chương trình xúc tiến
thương mại trong, ngoài nước.
đ) Bố trí nguồn ngân sách địa phương, lồng ghép các
nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để đầu tư, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh
phát triển các sản phẩm hữu cơ.
e) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Đề án phát triển
nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn; hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện
đề án, dự án của địa phương gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng
hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh.
14. Các Hội, tổ chức nghề
nghiệp
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng
cao nhận thức cộng đồng; tham gia đào tạo, tập huấn, giám sát các hội viên sản
xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ theo quy định của pháp luật.
b) Đề xuất các dự án đầu tư sản xuất phù hợp với nội
dung, mục tiêu của Đề án, trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt
và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.
15. Các tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp
a) Tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm NNHC
trên địa bàn tỉnh.
b) Tham gia thực hiện các mô hình, dự án, hoạt động
chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến theo chuỗi, bảo quản
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, xúc tiến thương mại điện tử.
16. Chế độ báo cáo thông tin
a) Các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị có liên
quan thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trước ngày 15 tháng 11 hàng năm về kết quả
thực hiện các nhiệm vụ được phân công, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị về
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh kịp
thời chỉ đạo, xử lý.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ
quan đầu mối, theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên
quan trong quá trình thực hiện và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện
đề án theo định hàng năm.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ,
Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội; Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh; Chủ tịch Hội nông dân tỉnh; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Q. Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh, các PCVP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN.
(Khoa/721.Qddeannongnghiephc)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Phi
|