Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1984/QĐ-UBND 2021 phê duyệt Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bắc Kạn

Số hiệu: 1984/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
Ngày ban hành: 20/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1984/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 20 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020- 2025, tầm nhìn đến 2035;

Căn cứ Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 24/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 145/TTr-SNN ngày 23 tháng 9 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 theo đúng nội dung được phê duyệt và quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
Gửi bản điện tử:
- Như Điều 3 (T/hiện);
- TT TU, TT HĐND tỉnh (B/cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thành ủy;
- LĐVP (Ô.Thất);
Gửi bản giấy:
- Các đơn vị không sử dụng TDOffice;
- Lưu: VT, NNTNMT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Thị Minh Hoa

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

PHẦN MỘT

MỞ ĐẦU VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ

I. MỞ ĐẦU

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Các văn bản pháp lý của Trung ương

2. Các văn bản pháp lý của tỉnh Bắc Kạn

3. Căn cứ thực tiễn

PHẦN THỨ HAI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG, LỢI THẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TỈNH BẮC KẠN

I. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN

1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

1.2. Địa hình,địa mạo

1.3. Đặc điểm khí hậu - thủy văn

1.3.1. Đặc điểm khí hậu

1.3.2. Thủy văn

2. Các nguồn tài nguyên

2.1. Tài nguyên đất có thể phát triển sản xuất nông nghiệp gồm:

2.2. Tài nguyên nước

3. Hiện trạng sử dụng đất

4. Dân số - Lao động và việc làm

II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2015-2020

1. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất nông nghiệp

1.1. Đánh giá tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

1.2. Đánh giá kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp

1.2.1. Ngành trồng trọt

1.2.2. Chăn nuôi

1.2.3. Lâm nghiệp

2. Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ và các ngành, lĩnh vực phụ trợ để sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

2.1. Hiện trạng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ và tiêu chuẩn hữu cơ

2.2. Hình thức tổ chức sản xuất

2.3. Quản lý, cung cấp vật tư đầu vào phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ

2.4. Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

2.5. Công tác đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực

2.6. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

2.7. Cơ chế, chính sách đã được áp dụng đối với sản xuất nông nghiệp hữu cơ

2.8. Đánh giá lợi thế, khó khăn thách thức trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

2.8.1. Các lợi thế phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bắc Kạn

2.8.2. Khó khăn, thách thức

3. Hiện trạng các vùng định hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

3.1. Vùng sản xuất

3.2. Điều kiện vùng sản xuất

PHẦN THỨ BA: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG 2030

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2021 - 2025

II. SẢN PHẨM ƯU TIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HỮU CƠ

III. NỘI DUNG, QUY MÔ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021-2025.....

1. Xây dựng vùng canh tác nông nghiệp hữu cơ đảm bảo các tiêu chuẩn về sản xuất hữu cơ theo quy định

1.1. Vùng trồng trọt hữu cơ

1.2. Vùng chăn nuôi hữu cơ

1.3. Vùng cây lâm sản

2. Xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ

IV. NỘI DUNG, QUY MÔ THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2030

1. Mở rộng quy mô phát triển sản phẩm hữu cơ

2. Xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ

3. Tổ chức các chuỗi sản xuất liên kết theo tiêu chuẩn hữu cơ

V. GIẢI PHÁP

1. Thông tin tuyên truyền

2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

3. Giải pháp về tổ chức sản xuất

3.1. Tổ chức thực hiện, xây dựng mô hình thí điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ

3.1.1. Tổ chức sản xuất

3.2. Phát triển và quản lý sản phẩm hữu cơ

4. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm, kết nối thị trường

5. Giải pháp về cơ chế chính sách

6. Giải pháp hạ tầng

7. Giải pháp về vốn

VI. Lộ trình thực hiện

VII. Kinh phí thực hiện

1. Nguồn vốn thực hiện kế hoạch

2. Nhu cầu vốn thực hiện kế hoạch

3. Phân kỳ đầu tư

4. Quản lý, sử dụng kinh phí

VIII. Hiệu quả

1. Hiệu quả xã hội

2. Hiệu quả kinh tế

3. Hiệu quả môi trường

PHẦN THỨ 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

4. Các Sở, ban ngành khác có liên quan

5. Các Hội, tổ chức nghề nghiệp

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

7. Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh

PHỤ LỤC

 

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tỉnh Bắc Kạn

Bảng 2: Quy mô và loại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2025

Bảng 3: Quy mô và loại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2026 - 2030

Bảng 4: Lộ trình thực hiện các hạng mục chính

Bảng 5: Nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2030

Bảng 6. Nhu cầu vốn từng giai đoạn theo đơn vị hành chính

 

PHẦN MỘT

MỞ ĐẦU VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ

I. MỞ ĐẦU

Sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn trong những năm gần đây có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu quan trọng, tốc độ phát triển bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2016-2020 đạt 2,97%. Tổng sản phẩm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 theo giá hiện hành đạt 3.986,42 tỷ đồng, tăng 1.040,95 tỷ đồng so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 30,77% trong cơ cấu toàn ngành kinh tế; theo giá so sánh năm 2010 đạt 2.127,79 tỷ đồng. Sản phẩm nông sản ngày càng được nâng cao về năng suất, sản lượng, chủng loại; quy mô sản xuất chuyển dịch sang hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều sản phẩm nông sản đã và đang được sản xuất theo hướng an toàn, VietGAP, hữu cơ; nâng cao giá trị gia tăng, tạo được thương hiệu trên thị trường như mơ vàng, chè Shan tuyết, nghệ, hồng không hạt... Mặc dù có những chuyển biến tích cực nhưng sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn vẫn còn có một số hạn chế như: Tăng trưởng dựa vào quy mô, giá trị gia tăng trong sản xuất thấp, sản xuất vẫn manh mún, các chuỗi giá trị gắn kết với thị trường xây dựng được thương hiệu chưa nhiều...

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn về phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2016-2020, tỉnh chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, VietGap.... Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao có thị trường tiêu thụ tốt như hồng không hạt, miến dong, cam, quýt, gạo Bao thai, gạo nếp thơm Khẩu Nua Lếch, các sản phẩm chế biến từ củ nghệ, bí xanh thơm và rau, củ, quả các loại, lợn đen, gà địa phương, hồi, quế... Chất lượng sản phẩm đang được chú trọng phát triển đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ đang được nghiên cứu thử nghiệm và nhân rộng như: Hợp tác xã Hương Ngàn đã xây dựng được vùng nguyên liệu sả chanh tại xã Kim Lư (huyện Na Rì) với diện tích gần 2ha và đã được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Ngoài ra, một số đề tài/dự án khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp có nội dung sản xuất theo hướng hữu cơ được triển khai có hiệu quả như: “ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo và phát triển vùng sản xuất chè hàng hóa tại tỉnh Bắc Kạn”, “Xây dựng mô hình phục tráng bí xanh thơm Ba Bể đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt” có nội dung xây dựng mô hình sản xuất bí xanh theo hướng hữu cơ tại xã Yến Dương (Ba Bể)... Kết quả của các mô hình sản xuất hữu cơ đã và đang phát huy hiệu quả góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất và người dân khu vực nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là xu thế phát triển tất yếu của ngành nông nghiệp và được sự quan tâm của chính quyền các cấp. Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 tại Quyết định số 885/QĐ-TTg nhằm phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ được xác định thực hiện tại Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 24/12/2020 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 3 (Khóa XII). Theo Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2035” được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 40% các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực (gỗ, dược liệu, cam, quýt, hồng không hạt, trâu, bò, lợn, miến dong, chè) có truy suất nguồn gốc và đạt các tiêu chuẩn hữu cơ hoặc VietGap; 30% sản phẩm miến dong đạt tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ; 100% diện tích cây ăn quả được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm...

Để thực hiện các Chương trình phát triển nông nghiệp trọng tâm nêu trên, việc lập “Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030” là hết sức quan trọng và cần thiết.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

I. Các văn bản pháp lý của Trung ương

- Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về quản lý phân bón;

- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;

- Quyết định số 2078/QĐ-TTg , ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Quyết định số 885/QĐ-TTg này 23/6/2020 về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030;

- Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;

- Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

- Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông.

2. Các văn bản pháp lý của tỉnh Bắc Kạn

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025;

- Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 3 (Khóa XII) về phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

- Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND , ngày 17/04/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

- Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

- Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND , ngày 17/7/2020 của HĐND tỉnh Bắc Kạn về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Kạn;

- Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt “Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2035” và 06 kế hoạch thực hiện Đề án;

- Quyết định số 664/QĐ-UBND, ngày 26/4/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh;

- Quyết định số 777/QĐ-UBND , ngày 17/5/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sn xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và phân cấp phê duyệt hỗ trợ liên kết trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

- Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND , ngày 04/6/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định nội dung, mức hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

3. Căn cứ thực tiễn

Kết quả điều tra, khảo sát, xác định, lựa chọn vùng sản xuất và điều kiện canh tác sản phẩm hữu cơ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Kết quả phân tích các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng đất, nước khu vực sản xuất sản phẩm hữu cơ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

PHẦN THỨ HAI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG, LỢI THẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TỈNH BẮC KẠN

I. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN

1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao, có diện tích tự nhiên 4.859,96 km2, có tọa độ địa lý từ: 21°48'22" đến 22°44'17" vĩ độ Bắc và 105°25’08” đến 106°24'47" kinh độ đông. Địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và tỉnh Tuyên Quang.

Bắc Kạn được thiên nhiên ưu đãi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như hồ Ba Bể, động Puông... Có đường quốc lộ 3 đi qua, đây là trục đường quan trọng, thuận lợi cho việc đi lại giao thương, phát triển kinh tế và du lịch.

1.2. Địa hình, địa mạo

Là một tỉnh miền núi vùng cao, Bắc Kạn có địa hình khá phức tạp và đa dạng, diện tích đồi núi chiếm tới 80% diện tích tự nhiên, địa hình hiểm trở và bị chia cắt mạnh, đất bằng chiếm diện tích nhỏ phân bố thành các dải hẹp, kẹp giữa các dải đồi núi cao hai bên. Gồm 4 dạng địa hình chủ yếu là địa hình núi cao, đồi núi thấp, núi đá vôi và địa hình thung lũng.

1.3. Đặc điểm khí hậu - thủy văn

1.3.1. Đặc điểm khí hậu

Bắc Kạn hoàn toàn nằm trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á, gần chí tuyến bắc hơn xích đạo. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hoá khí hậu theo mùa rõ rệt (về nhiệt độ, lượng mưa, độ dài ngày và đêm giữa 2 mùa).

Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng có sự phân hóa theo độ cao của địa hình. Chế độ khí hậu chia 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm từ 20-22°C. Lượng mưa trung bình năm là từ 1400 mm đến 1600 mm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa (70-80% lượng mưa cả năm). Độ ẩm không khí trung bình 80-85%.

1.3.2. Thủy văn

Bắc Kạn có hệ thống sông suối khá dày đặc và phân bố đồng đều, là đầu nguồn của 4 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Năng, sông Phó Đáy, sông Bằng Giang và sông cầu với tổng chiều dài là 313 km, lưu lượng lớn 105,3 m3/s và có nước quanh năm. Ngoài các con sông chính, trong tỉnh còn có các hệ

…………………

- Đất phi nông nghiệp 19.989 ha (chiếm 4,11% diện tích tự nhiên).

- Đất chưa sử dụng 6.153 ha (chiếm 1,27% diện tích tự nhiên).

Trong 44.457 ha đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng lúa có diện tích lớn nhất với 19.436 ha, đất trồng cây hàng năm khác 16.206 ha và đất trồng cây lâu năm 8.815 ha;

Đất lâm nghiệp có rừng là 413.579 ha, trong đó đất rừng sản xuất là 301.823 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.700 ha.

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 tỉnh Bắc Kạn

Đơn vị: ha

Thứ tự

Mục đích sử dụng

Diện tích

Tỷ lệ (%)

 

Tổng diện tích tự nhiên

 

485.996

100,00

1

Đất nông nghiệp

NNP

459.854

94,62

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

44.457

9,15

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

35.642

7,33

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

19.436

4,00

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

16.206

3,33

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

8.815

1,81

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

413.579

85,10

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

301.823

62,10

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

82.921

17,06

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

28.835

5,93

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

1.700

0,35

1.4

Đất nông nghiệp khác

NKH

118

0,02

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

19.989

4,11

3

Đất chưa sử dụng

CSD

6.153

1,27

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

2.534

0,52

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

1.979

0,41

3.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

1.640

0,34

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2020

4. Dân số - Lao động và việc làm

Dân số Bắc Kạn năm 2020 là 316.463 người (tỷ lệ nam giới chiếm 50,88%, nữ chiếm 49,12%). Trong đó, dân số thành thị 71.477 người (chiếm 22,59%); dân số nông thôn 244.986 người (chiếm 77,41%).

Lực lượng lao động trong độ tuổi là 205.967 người. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2020 ước tính 204.331 người. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2020 của tỉnh Bắc Kạn là 0.88%, trong đó: Khu vực thành thị là 3,11%; khu vực nông thôn là 0,40%.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là phương thức sản xuất có yêu cầu về số lượng nhân công cao do ưu tiên sử dụng các biện pháp cơ học trong quá trình sản xuất. Vì vậy, ngoài lực lượng lao động nông, lâm, thủy sản hiện có, phát triển nông nghiệp hữu cơ có cơ hội tạo thêm việc làm cho nhiều lao động khác, đặc biệt là tại các vùng nông thôn.

II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2015-2020

I. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất nông nghiệp

1.1. Đánh giá tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tổng giá trị gia tăng GRDP năm 2020 (theo giá so sánh năm 2010) toàn ngành kinh tế đạt 7.467,124 tỷ đồng, tăng 3,81% so với năm 2019, trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 2.127,79 tỷ đồng, tăng trưởng 3,79%, khu vực Công nghiệp - xây dựng đạt 1.221,31 tỷ đồng, trong đó công nghiệp 435,21 tỷ đồng (công nghiệp tăng 5,81%, xây dựng tăng 5,0%); khu vực dịch vụ đạt 3.885,87 tỷ đồng, tăng trưởng 3,72%.

Tổng sản phẩm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2020 theo giá hiện hành đạt 3.986,42 tỷ đồng, tăng 1.040,95 tỷ đồng so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 30,77% trong cơ cấu tổng sản phẩm ngành kinh tế; theo giá so sánh năm 2010 đạt 2.127,79 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp) 1.517,55 tỷ đồng chiếm 71,24%; lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 574,28 tỷ đồng chiếm 27,06%; thủy sản 35,96 tỷ đồng chiếm 1,70%.

Trong năm 2020, cả 3 khu vực đều duy trì được tăng trưởng (nhưng không đồng đều) về giá trị so năm trước đã làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi. Chuyển dịch cơ cấu giữa các nhóm ngành kinh tế năm 2020 theo chiều hướng: Tăng dần khu vực dịch vụ từ 53,29% năm 2018 lên 53,82% vào năm 2019, năm 2020 giảm xuống còn 52,21%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 13,65% năm 2018 lên 13,91% vào năm 2020; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng tỷ trọng từ 29,14% vào năm 2019 lên 30,77% vào năm 2020.

1.2. Đánh giá kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp

1.2.1. Ngành trồng trọt

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa trồng trọt tập trung, phát triển các sản phẩm trồng trọt chủ lực có lợi thế của tỉnh, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, cụ thể:

a) Cây lúa

Cây lúa được xác định là cây trồng quan trọng trong sản xuất trồng trọt, có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh.

Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 22,93 nghìn ha lúa, năng suất bình quân 51,49 tạ/ha, sản lượng lúa ruộng đạt 118.774 nghìn tấn. Tổng diện tích cây lúa sử dụng giống chất lượng cao đạt 4.571 ha, diện tích lúa chất lượng gắn với tiêu thụ sản phẩm là 348 ha. Tổng diện tích đã chuyển đổi và duy trì chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đến năm 2020 là 1.790 ha. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 3 giống lúa có chất lượng bước đầu trở thành sản phẩm hàng hóa là: Gạo bao thai Chợ Đồn, Gạo Japonica và Gạo Khẩu nua lếch Ngân Sơn.

b) Cây dong riềng

Cây dong riềng là cây trồng bản địa, được người dân tỉnh Bắc Kạn gây trồng từ lâu để chế biến ra sản phẩm miến dong. Cây dong riềng được trồng chủ yếu trên đất nương rẫy, đất ruộng và soi bãi... Sản phẩm Miến dong Bắc Kạn được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Chỉ dẫn địa lý. Năm 2020, Sản phẩm miến dong Tài Hoan đã xuất khẩu được sang Cộng hòa Séc.

Về diện tích canh tác, năm 2020 diện tích trồng dong riềng trên địa bàn tỉnh có 494 ha, năng suất đạt 747,59 tạ/ha, sản lượng đạt 36.931 tấn củ. Có 02 giống dong riềng được sử dụng chính là giống địa phương chiếm khoảng 5% diện tích, tỷ lệ tinh bột cao và giống DR1 chiếm 95% diện tích (giống do Viện Cây lương thực và thực phẩm chọn tạo có năng suất cao).

Hiện nay, toàn tỉnh có 37 cơ sở chế biến miến dong, trong đó có 17 cơ sở vừa chế biến tinh bột, vừa sản xuất miến, 10 cơ sở chuyên sản xuất miến (có 4 cơ sở chế biến đạt công suất trên 80 tấn miến dong/năm; có 11 cơ sở chế biến đạt công suất từ 50 - 80 tấn miến dong/năm; còn lại 12 cơ sở chế biến miến đạt dưới 50 tấn miến dong/năm) và 10 cơ sở chuyên sản xuất tinh bột. Tổng cơ sở chế biến miến hiện có trên địa bàn tỉnh sản xuất được khoảng 3.000 tấn miến dong/năm. Vùng trồng tập trung tại huyện Na Rì, huyện Ba Bể và một số vùng phụ cận khác như tại các huyện: Chợ Mới, Bạch Thông, Chợ Đồn.

c) Cây chè

Hiện nay, toàn tỉnh có 1.970 ha, trong đó: Diện tích đã cho thu hoạch 1.864 ha, sản lượng đạt 9.625 tấn chè búp tươi; diện tích chè Shan tuyết 547 ha; diện tích đã được chứng nhận VietGAP là 20 ha, chứng nhận hữu cơ là 12,7 ha, diện tích được chứng nhận vệ sinh ATTP là 42 ha, các diện tích chè được chứng nhận ATVSTP hoặc VietGap, chè hữu cơ tập trung chủ yếu ở các huyện: Chợ Mới, Chợ Đồn và Ba Bể1.

Cơ cấu giống chủ yếu là chè trung du lá nhỏ trồng bằng hạt, một số ít diện tích đã được thay thế bằng các giống mới (LDP1, LDP2). Chè Shan tuyết là một thế mạnh của tỉnh vì những diện tích chè Shan tuyết đều phân bố tại những nơi có độ cao 800-1000 m so với mặt nước biển, có chất lượng cao, đây là sản phẩm mang tính đặc hữu của tỉnh.

Sản phẩm chè Shan tuyết Bằng Phúc được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể tại Quyết định số 96375/QĐ-SHTT ngày 28/12/2018. Tuy nhiên, phần lớn nguyên liệu chè búp tươi trên địa bàn tỉnh được chế biến quy mô hộ nhỏ lẻ, sản phẩm chè búp khô tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, giá thấp hơn các sản phẩm của các tỉnh bạn, chưa có tính cạnh tranh cao.

d) Cây ăn quả

Năm 2020, tổng diện tích cây ăn quả đặc sản trên địa bàn tỉnh là 5.799 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là 4.370 ha, sản lượng 41.403 tấn gồm các loại cây đặc sản như cam, quýt, hồng không hạt, mơ, chuối... Diện tích cây ăn quả đạt theo quy trình VietGAP là 46 ha và có 347 ha được chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hồng không hạt: Tính đến năm 2020, tổng diện tích hiện có là 799 ha, trong đó diện tích đã cho thu hoạch 468 ha (tăng 91 ha so với năm 2015), năng suất trung bình 47,35 tạ/ha, sản lượng 2.216 tấn. Diện tích đã được đầu tư thâm canh, cải tạo là 55 ha (huyện Ba Bể 25 ha, huyện Ngân Sơn 20 ha, huyện Chợ Đồn 10 ha), diện tích được chứng nhận VietGAP 3,1 ha, diện tích được chứng nhận ATTP là 3,1 ha. Cây hồng không hạt được trồng chủ yếu tại các huyện: Ba Bể, Chợ Đồn và Ngân Sơn. Quả hồng không hạt được người tiêu dùng ưa chuộng, giá thành ổn định, mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất. Vùng trồng hồng không hạt tại xã Quảng Khê có tiềm năng kết hợp với các điểm khu du lịch Hồ Ba Bể như Động Hua Mạ, du lịch cộng đồng thôn Pác Ngòi...

Năm 2010, sản phẩm hồng không hạt của Bắc Kạn được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, trở thành cây ăn quả đặc sản có thương hiệu. Sau khi được chứng nhận chỉ dẫn địa lý, sản phẩm hồng không hạt Bắc Kạn tiếp tục khẳng định giá trị thương hiệu, ngày càng được người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng. Năm 2013, quả hồng không hạt của Bắc Kạn được công nhận là sản phẩm nằm trong bảng xếp hạng 100 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam do Trung ương Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam cùng Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo bình chọn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là bán buôn, bán lẻ...

Cây mơ: Tổng diện tích năm 2020 hiện có là 632 ha, trong đó diện tích đã cho thu hoạch là 353 ha, năng suất trung bình khoảng 65,37 tạ/ha, sản lượng 2.308 tấn. Hiện nay, cây mơ đang được trồng hầu hết tại các huyện, thành phố nhưng tập trung chủ yếu tại các huyện Chợ Mới, Bạch Thông, Chợ Đồn và Thành phố Bắc Kạn. Hiện nay thị trường tiêu thụ mơ khá ổn định, do trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có nhà máy chế biến mơ của Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam Misaki được đầu tư và đi vào sản xuất với năng lực chế biến đạt 5.000 tấn/năm là điều kiện thuận lợi để phát triển cây mơ. Trong 3 năm từ 2018 đến nay khoảng 2000 tấn mơ nguyên liệu đã được chế biến và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Trong năm 2020, Công ty Misaki đã bao tiêu sản phẩm cho 294 ha cây mơ với sản lượng 1.900 tấn mơ quả và 260 ha gừng với sản lượng 7.414 tấn. Sản phẩm sau chế biến là mơ muối và gừng non được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

e) Cây nghệ: Tổng diện tích nghệ trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2020 là 199 ha, nhiều nhất ở thành phố Bắc Kạn, huyện Pác Nặm và rải rác ở các huyện khác. Năng suất bình quân 211,95 tạ/ha, sản lượng 4.218 tấn.

g) Cây hồi, quế: Trong 10 năm gần đây, cây quế được trồng với diện tích khá lớn, đặc biệt là năm 2015, trong khi đó cây hồi trong vòng 10 năm qua được trồng với diện tích ít, nhỏ lẻ. Giai đoạn trước 2011, diện tích cây quế chỉ có gần 450 ha, trong khi đó diện tích cây hồi trước 2011 có khoảng 3.500 ha. Diện tích cây quế tính đến năm 2020 là gần 3.672 ha (diện tích chưa thành rừng là 2.371 ha), cây hồi là gần 1.250 ha. Trong đó:

- Cây quế tập trung nhiều nhất ở các huyện: Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì.

- Cây hồi tập trung nhiều ở các huyện: Na Rì, Chợ Mới và Bạch Thông.

h) Cây dược liệu

Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích cây dược liệu được trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 111,65 ha; ngoài ra, một số loại cây được chế biến thành tinh dầu, tinh bột như quýt, nghệ, hồi, quế.

Tỉnh Bắc Kạn có 4 tiểu vùng sinh thái trồng dược liệu, cụ thể: Tiểu vùng Trung tâm (huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thành phố Bắc Kạn); tiểu vùng phía Đông (Huyện Na Rì); tiểu vùng phía Tây (huyện Chợ Đồn); tiểu vùng phía Bắc và Tây Bắc (gồm các huyện: Ba Bể, Pác Nặm và Ngân Sơn).

- Tiểu vùng Trung tâm: Tập trung phát triển các loại cây dược liệu có thế mạnh như: Ba kích, Hà Thủ ô, Bình vôi, Bảy lá một hoa, Cát sâm, Đinh lăng, Kê huyết đằng, Giảo cổ lam, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Gừng gió, Củ tắc kè...

- Tiểu vùng Phía Đông gồm các loại: Ba kích, Hà thủ ô: Bình vôi, Gừng gió, Củ tắc kè, Kê huyết đằng, Dong riềng đỏ, Sâm cau.

- Tiểu vùng phía Tây gồm các loại: Ba kích, Hà thủ ô, Bình vôi, Cát sâm, Đinh lăng, Kê huyết đằng, Giảo cổ lam, ích mẫu, Kim tiền thảo.

- Tiểu vùng phía Bắc và Tây Bắc gồm: Ba kích, Hà thủ ô, Bình vôi, Bảy lá một hoa, Cát sâm, Kê huyết đằng, Giảo cổ lam, Ích mẫu, Lan kim tuyến, Củ tắc kè.

1.2.2. Chăn nuôi

Tổng đàn trâu, bò thời điểm cuối năm 2020 là gần 60.000 con; có 20.086 hộ chăn nuôi trâu, bò, trong đó có 243 hộ chăn nuôi quy mô từ 10 con trở lên và 05 trang trại chăn nuôi trâu bò quy mô nhỏ; tổng đàn lợn có trên 125.400 con; có 26.133 hộ chăn nuôi lợn; trên địa bàn tỉnh hiện có 10 trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn (chủ yếu là chăn nuôi lợn), 02 doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi lợn và trên 30 hợp tác xã chăn nuôi, số còn lại chủ yếu là chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở giết mổ tập trung nên khó khăn cho công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm.

Chăn nuôi lợn của tỉnh chủ yếu vẫn là chăn nuôi nông hộ chiếm 81% tổng đàn; chăn nuôi đang có sự chuyển dịch từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang hình thức chăn nuôi trang trại gắn với an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường, về cơ cấu giống lợn được nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các giống lợn lai, lợn ngoại chiếm khoảng 80% so với tổng đàn, hàng năm phải nhập từ 30-40% giống lợn thịt từ tỉnh ngoài vào phục vụ nhu cầu của các hộ chăn nuôi; giống lợn địa phương chiếm khoảng gần 20% so với tổng đàn.

1.2.3. Lâm nghiệp

Công tác trồng rừng luôn được quan tâm, chỉ đạo và xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Trong giai đoạn 2015 - 2020, đã thực hiện cấp chứng chỉ rừng FSC cho các chủ rừng với tổng diện tích là 921 ha; từng bước chuyển từ khai thác gỗ tự nhiên là chủ yếu nay thực hiện sang trồng rừng kinh tế, trong 5 năm đã trồng được 32.715 ha, trong đó có 17.600 ha rừng gỗ lớn; đến nay toàn tỉnh có gần 100.000 ha rừng trồng. Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 73,4%, là tỉnh có tỷ lệ che phủ cao nhất toàn quốc.

1.3. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

* Tồn tại, hạn chế

Quy mô sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, tốc độ chuyển dịch nội bộ ngành còn chậm, các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn còn hạn chế; sản lượng mỗi loại sản phẩm chưa nhiều, chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng chưa cao, đa phần các sản phẩm nông sản chủ yếu bán ở dạng tươi sống, chưa qua chế biến chưa đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định, mẫu mã bao bì thô sơ chưa được công nhận đảm bảo an toàn thực phẩm còn chiếm tỷ lệ cao nên không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Vai trò, hoạt động của các hợp tác xã đạt hiệu quả thấp, trình độ năng lực quản lý, điều hành của nhiều hợp tác xã nói chung còn yếu, việc xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể gặp nhiều khó khăn, chưa mạnh dạn đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nguồn vốn và cơ sở vật chất thiếu thốn, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa sản xuất ra chưa cao.

Việc phát huy tiềm năng thế mạnh trong phát triển kinh tế rừng chưa được quan tâm về chiều sâu, như: Nâng cao giá trị trên một diện tích, ổn định lâu dài cả kinh tế và môi trường sinh thái, trị thủy. Hiện nay, người dân chú trọng phát triển trên diện tích lớn, chu kỳ kinh doanh ngắn, vì vậy, giá trị trên một đơn vị diện tích thấp.

Tình trạng thiếu lao động trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp hầu hết xảy ra ở các địa phương, do việc thu nhập từ nông nghiệp thấp nên lao động chính của gia đình thoát ly đi làm các công việc khác dẫn đến tình trạng nhiều hộ dân chỉ sử dụng một phần đất nông nghiệp sản xuất để đảm bảo về an ninh lương thực gây ra tình trạng thiếu lao động tại địa phương khi mở rộng sản xuất.

Khả năng nhận thức, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật của người dân còn hạn chế; một số bộ phận người dân còn trông chờ ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Mối liên kết “04 nhà” trong sản xuất chưa chặt chẽ, thiếu gắn kết lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau; chưa xây dựng được chuỗi sản xuất theo nhóm sản phẩm. Vì thế, sản phẩm nông, lâm nghiệp chưa được công nhận đảm bảo an toàn thực phẩm còn chiếm tỷ lệ cao; các sản phẩm nông, lâm chủ yếu bán ở dạng tươi sống, chưa qua chế biến.

* Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan

+ Địa hình bị chia cắt, giao thông tuy đã có nhiều cải thiện nhưng còn khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa bão.

+ Dân cư phân tán, thiên tai liên tiếp xảy ra gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân trong khi khả năng và nguồn lực cho phòng, chống khắc phục còn hạn chế và không kịp thời. Bên cạnh đó, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi liên tiếp phát sinh, gây hại ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

+ Diện tích đất manh mún nhỏ lẻ, địa hình bị chia cắt, khó hình thành vùng tập trung quy mô lớn.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Nguồn lực để đầu tư cho phát triển nông nghiệp còn hạn chế, nhất là đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người dân.

+ Sản xuất chủ yếu quy mô hộ, hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn yếu, hợp tác xã nông nghiệp chưa phát triển, tư duy, nhận thức về sản xuất hàng hóa phát triển kinh tế nông nghiệp còn hạn chế.

+ Người dân chưa mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; một số mô hình đã thành công nhưng khi nhân rộng vào sản xuất người dân không áp dụng theo kỹ thuật, đầu tư hạn chế nên hiệu quả chưa đạt như mong muốn; việc khai thác lợi thế của địa phương chưa tốt; việc ứng dụng phát triển sản xuất của một số nơi không theo quy hoạch, còn mang tính tự phát, lắp ghép từ kết quả của nhiều vùng nên hiệu quả chưa như mong đợi.

2. Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ và các ngành, lĩnh vực phụ trợ để sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

2.1. Hiện trạng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ và tiêu chuẩn hữu cơ

- Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, phương thức sản xuất theo tập quán là phổ biến, trong đó đã có những biện pháp sản xuất có tính hữu cơ. Tuy nhiên, việc canh tác hữu cơ chưa được hệ thống hoàn chỉnh theo quy trình, quy chuẩn, các bước sản xuất hữu cơ mới chỉ được thực hiện từng phần mang tính chất thói quen, bản địa. Thời gian qua được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp đã có các mô hình nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận và sản phẩm được dán nhãn hữu cơ, có một số mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ như:

- Hợp tác xã (HTX) Hương Ngàn đã xây dựng được vùng nguyên liệu Sả chanh tại xã Kim Lư (huyện Na Rì) với diện tích 19.650 m2 và đã được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

- Năm 2020, có 40 ha cây nghệ tại xã Cao Tân, Cổ Linh, Bộc Bố, Xuân La của huyện Pác Nặm do Công ty nông sản Bắc Kạn được công nhận nghệ sản xuất hữu cơ (đơn vị chứng nhận là Công ty TNHH hương gia vị Sơn Trà).

- 12,7 ha chè Shan tuyết của HTX Nông nghiệp Thái Lạo thuộc xã Yên Cư huyện Chợ Mới đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm trồng, chế biến đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ TCVN 11041-1:2017 ; TCVN 11041-2:2017; TCVN 11041-6:2017 do Trung tâm chứng nhận phù hợp (Quacert) cấp ngày 19/04/2020 (có hiệu lực từ 19/04/2021 đến 18/04/2023).

- Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ HTX Hoàn Thành (Phương Viên), HTX Yến Dương (xã Yến Dương) theo quy trình sản xuất hữu cơ của PGS. Ngoài ra, tỉnh đã thực hiện các đề tài/dự án khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp có nội dung sản xuất theo hướng hữu cơ như: “Ứng dụng khoa học công nghệ tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè Shan tuyết tại Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn” (2017-2019), có nội dung xây dựng mô hình sản xuất nguyên liệu theo hướng hữu cơ với quy mô 20 ha tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn; “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo và phát triển vùng sản xuất chè hàng hóa tại tỉnh Bắc Kạn” (2019-2021) có nội dung xây dựng mô hình chè thâm canh theo hướng hữu cơ; “Xây dựng mô hình phục tráng bí xanh thơm Ba Bể đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt” có nội dung xây dựng mô hình sản xuất bí xanh theo hướng hữu cơ tại xã Yến Dương (Ba Bể)...

- Chăn nuôi và thủy sản hữu cơ: Đến nay trên địa bàn tỉnh chưa có mô hình nào sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ. Chăn nuôi trâu, bò của tỉnh chủ yếu theo phương thức chăn thả và có bổ sung thêm có, các phụ phẩm của ngành trồng trọt, về công tác giống và thức ăn: Giống trâu, bò của tỉnh chủ yếu là giống địa phương, chưa có sự chú trọng về cải tạo con giống, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tạo nâng cao năng suất, chất lượng, tầm vóc, trồng cỏ còn hạn chế, mới chỉ dừng ở quy mô nhỏ thông qua các mô hình khuyến nông hoặc chương trình, dự án nghiên cứu khoa học.

Nhu cầu chứng nhận sản phẩm hữu cơ là rất thiết thực để đưa nông sản Bắc Kạn với lợi thế đặc sản ra thị trường góp phần nâng cao giá trị; tuy nhiên, việc cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nông, lâm sản của tỉnh Bắc Kạn chưa nhiều do nguồn lực để cấp giấy chứng nhận. Mặc dù sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế nhưng tiềm năng để phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là rất lớn.

2.2. Hình thức tổ chức sản xuất

Vai trò của doanh nghiệp trong mô hình sản xuất hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị là rất quan trọng, có tính quyết định cho việc hình thành và phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất một cách bền vững. Doanh nghiệp đóng vai trò là nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo thị trường tiêu thụ trong liên kết dọc, người sản xuất được hỗ trợ một phần chi phí.

Trong mô hình liên kết ngang, người sản xuất và đơn vị kinh doanh (điển hình là các hợp tác xã, tổ hợp tác...) liên kết lại, hỗ trợ nhau sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Trong đó, quan trọng nhất là thu hút các doanh nghiệp có khả năng thu mua, chế biến và đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm hữu cơ. Đây là các doanh nghiệp có tính chất quyết định để đẩy mạnh lượng cầu trong sản xuất hữu cơ.

Nhận định rõ vai trò của tổ chức sản xuất trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai mạnh mẽ Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Bắt đầu thực hiện từ năm 2018, Chương trình OCOP đã tạo nên làn sóng mạnh mẽ phát triển các mô hình kinh tế tập thể hợp tác xã, tổ hợp tác ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Trên cơ sở đó, các địa phương đã thực hiện đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, mở rộng ngành nghề mới, khôi phục nghề truyền thống. Đồng thời, tạo cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn và xây dựng các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương.

Mặc dù có những chuyển biến tích cực, song thực tế liên kết sản xuất nông nghiệp ở Bắc Kạn hiện còn nhiều bất cập. Các mối liên kết giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ nông dân vẫn chưa chặt chẽ, chưa gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên. Đôi khi còn diễn ra tình trạng doanh nghiệp và nông dân phá vỡ hợp đồng khi có sự biến động về giá cả, thị trường tiêu thụ, không thanh toán tiền đúng thời hạn.... Ngoài ra, tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu vốn, đặc biệt là năng lực quản lý kinh tế hộ, kinh tế tập thể của nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã hạn chế, ảnh hưởng lớn đến mô hình liên kết.

Quy mô liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhỏ, lẻ, phân tán, không tập trung, sản phẩm không thường xuyên; việc thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đủ tiềm lực tham gia chuỗi liên kết còn rất hạn chế... đây là những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, HTX và nông dân trong quá trình thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 204 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Các HTX đã đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, cung cấp dịch vụ, tạo việc làm và tăng thu nhập cho thành viên, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tuy nhiên, kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Đến nay, số lượng HTX của tỉnh còn ít, quy mô nhỏ, năng lực tài chính, quản trị sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; cơ sở vật chất, công nghệ lạc hậu, thiếu tính liên kết.

Các hộ nông dân đã liên kết đầu ra sản phẩm nông nghiệp với các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn như: HTX Tài Hoan (Na Rì); HTX nông nghiệp Thái Lạo (Chợ Mới); HTX Nhung Lũy, HTX Yến Dương, HTX Hoàng Huynh (Ba Bể); HTX Hồng Luân, HTX Thanh Đức (Chợ Đồn); HTX Trần Phú, HTX Bảo Châu (Na Rì); HTX Hương Ngàn, HTX Hợp Giang (Bạch Thông); HTX nông nghiệp Tân Thành (TP. Bắc Kạn); Công ty TNHH Việt Nam Misaki; Công ty nông sản Bắc Kạn...

2.3. Quản lý, cung cấp vật tư đầu vào phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ

- Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất không sử dụng hoặc loại trừ các chất hoá học tổng hợp và vật liệu biến đổi gen trong các vật tư đầu vào, tạo điều kiện cho sự chuyển hoá khép kín vật chất trong hệ sinh thái nông nghiệp, chỉ được sử dụng các vật tư được quy định của tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ.

- Tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về Nông nghiệp hữu cơ đã quy định: “Vật tư đầu vào được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ được quy định tại tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ (NNHC); không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, phân bón, chất bảo quản, chất phụ gia là hóa chất tổng hợp; thuốc kháng sinh, sinh vật biến đổi gen, hóc môn tăng trưởng”. Tuy nhiên, thực trạng quản lý danh mục các chất được phép sử dụng và cấm sử dụng trong sản xuất NNHC còn có nhiều bất cập trên cả nước, hiện nay chưa có danh mục sản phẩm phân bón được sử dụng trong hoạt động sản xuất hữu cơ. Đây chính là khó khăn lớn nhất ở nguồn đầu vào để sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

- Trong những năm qua, công tác quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn luôn được quan tâm chú trọng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 190 cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Hầu hết các cơ sở, doanh nghiệp được cấp phép đã thực hiện tốt các quy định sản xuất, kinh doanh theo quy định của Nhà nước, tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở không đủ điều kiện kinh doanh các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y nhưng vẫn hành nghề, bán sản phẩm không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn công bố, hoặc còn bán sản phẩm đã hết hạn sử dụng... Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, gián tiếp gây ô nhiễm môi trường nông thôn.

- Trước những yêu cầu về vật tư đầu vào phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng như thực trạng nguồn cung, công tác quản lý... chúng ta có thể thấy những khó khăn về vật tư đầu vào phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ của Bắc Kạn thể hiện ở các khía cạnh sau:

+ Một bộ phận người sản xuất, người tiêu dùng còn hạn chế về nhận thức đối với sản phẩm an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản xuất hữu cơ.

+ Trong quá trình canh tác hữu cơ, người sản xuất chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ; phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh bằng các biện pháp thủ công hoặc thuốc sinh học nên mất nhiều công lao động và khó thực hiện trên diện rộng, trong khi Bắc Kạn có khí hậu nóng ẩm rất thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh phát triển và gây hại. Điều đó cho thấy bảo vệ thực vật là thách thức lớn nhất trong thực hành sản xuất theo phương pháp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

+ Phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học có tác dụng chậm hơn so với nhiều phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật nên nguồn dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây trồng ở giai đoạn đầu rất chậm và không đầy đủ, dễ dẫn đến rủi ro bùng phát dịch hại và năng suất giảm nhiễu. Do đó làm tăng thời gian, tiền vốn và công sức của người sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

+ Nguồn cung phân bón hữu cơ (phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng) và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ thảo mộc, sinh học còn hạn chế mà bên cạnh đó thói quen sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học còn rất phổ biến.

2.4. Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đầu tư vốn nghiên cứu, khuyến khích ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) vào nông nghiệp, gắn với phát triển nông sản đặc sản. Từ sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định số 25/2017/QĐ-UBND ngầy 29/8/2017 về quy chế “ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”, đã có 20 đề án ứng dụng khoa học công nghệ được áp dụng thực tiễn. Nổi bật là Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất quýt bền vững theo hướng VietGap”, đã xây dựng được 30 ha mô hình sản xuất quýt theo hướng VietGap tại huyện Chợ Đồn, Bạch Thông; Dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển cây cam sành tại Bắc Kạn”, triển khai từ tháng 8/2018, đã thực hiện chuyển giao quy trình công nghệ, xây dựng vườn ươm; Dự án “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau tại thành phố Bắc Kạn”, đã xây dựng nhà lưới bán kiên cố cho sản xuất rau trên hệ thống thủy canh bán tuần hoàn. Hầu hết các dự án bước đầu đã cho hiệu quả tốt, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, được nhiều địa phương, hộ dân đến học tập, nhân rộng.

Đối với việc ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ thì tại Bắc Kạn việc ứng dụng KHCN đã giúp phục hồi cây chè Shan tuyết. Tại xã Bằng Phúc (Chợ Đồn) sau khi thực hiện dự án KHCN đã giúp mở rộng diện tích lên hàng trăm ha chè Shan tuyết cổ thụ. Đặc biệt, dự án tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè Shan tuyết tại Chợ Đồn do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc triển khai đã mở ra hướng đi mới cho vùng chè nơi đây. Dự án đã xây dựng 30 ha chè canh tác theo quy trình VietGAP và hữu cơ; hỗ trợ Hợp tác xã Hồng Hà công nghệ chế biến. Thực hiện theo dự án, năng suất chè tăng từ 194% đến 243%; hiệu quả sản xuất nguyên liệu tăng 270% đối với mô hình VietGAP và 214% đối với mô hình hữu cơ. Sản phẩm đưa ra thị trường, gồm trà móc câu truyền thống và hai loại trà mới là Hồng trà và Bạch trà có giá trị kinh tế cao.

Những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất giống đã được chú trọng. Có thể kể đến như Viện Nghiên cứu rau quả và trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã phối hợp chủ trì thực hiện dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất cây giống đảm bảo chất lượng phục vụ phát triển vùng hồng không hạt 1.000 ha của tỉnh Bắc Kạn từ nay đến 2015”. Cơ quan chức năng đã tiến hành bình tuyển và công nhận một số cây hồng không hạt đầu dòng tại xã Quảng Bạch huyện Chợ Đồn để phục vụ cho việc nhân giống, sản xuất và phát triển cây hồng trên địa bàn tỉnh.

Năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Nông lâm nghiệp Thành Tây triển khai Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ trong tuyển chọn cây ưu tú và phát triển cây mơ vàng tại tỉnh Bắc Kạn”. Cây mơ sau khi được áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật như cắt tỉa, bón phân, phòng trừ sâu bệnh... đã sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với tự nhiên nhờ đó năng suất, chất lượng mơ được nâng lên.

Chăn nuôi tuy chưa có mô hình nào phát triển theo hướng hữu cơ nhưng việc áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong chăn nuôi có nhiều chuyển biến, nhiều cá nhân, tổ chức đã đầu tư kinh phí xây dựng công nghệ chuồng nuôi kín trong chăn nuôi, đầu tư thiết bị ăn, uống tự động, bán tự động, chăn nuôi theo quy chuẩn quy định (hiện có 01 trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP)..

2.5. Công tác đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực

Việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ sản xuất hữu cơ là một trong những nhiệm vụ cấp thiết. Để các cấp chính quyền địa phương, cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn cấp tỉnh được tiếp cận với thông tin về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ngày 22/01/2021, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tuyến cấp tỉnh về triển khai nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho cán bộ chủ chốt các cấp nhằm phổ biến, tuyên truyền các văn bản về nông nghiệp hữu cơ, thực trạng và xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và Việt Nam, cơ hội và tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Bắc Kạn.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Hội thảo tập huấn nông nghiệp hữu cơ và hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS) trong sản xuất hữu cơ. Đại biểu tham dự là các cán bộ nòng cốt của tỉnh Hội, huyện Ba Bể, Chợ Đồn, thành viên các hợp tác xã, tổ hợp tác trong vùng thực hiện Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) với tổng 29 học viên. Tại hội thảo, các chuyên gia Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam chia sẻ những kiến thức cơ bản về nông nghiệp hữu cơ; những nguyên tắc, tiêu chuẩn PGS, tiêu chuẩn TCVN 11041- 2017; các điều kiện để hình thành nhóm sản xuất, liên nhóm; tiến trình cấp chứng nhận PGS...

Tháng 5/2020, thực hiện kế hoạch hoạt động Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) giai đoạn II, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân xã Yến Dương (Ba Bể) và Hợp tác xã Yến Dương tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật ủ phân vi sinh bằng chế phẩm sinh học cho 35 hộ thành viên hợp tác xã tại 02 thôn Phiêng Phàng và Nà Pài. Thông qua lớp tập huấn, bà con nông dân đã hiểu về vai trò của phân bón vi sinh; cách tận dụng các phụ phẩm nông, lâm nghiệp, phế thải chăn nuôi, rơm rạ, thân cây chuối, ngô, đậu, lạc, mía, rác thải hữu cơ sinh hoạt... để làm phân vi sinh dùng thay thế cho phân hóa học đối với cây trồng, được hướng dẫn quy trình sản xuất phân bón vi sinh và cách bón cho từng loại cây trồng. Sử dụng phân bón vi sinh giúp tiết kiệm chi phí trong sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường, tăng năng suất, hạn chế sâu bệnh, cải tạo tăng độ tơi xốp và màu mỡ cho đất.

Trong quá trình thực hiện sản xuất nghệ hữu cơ trên địa bàn các xã ở huyện Pác Nặm đã tập huấn được cho 47 hộ nông dân trong vùng sản xuất về sản xuất hữu cơ.

2.6. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

a) Hệ thống thủy lợi

Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng và củng cố, trong đó tập trung đầu tư hệ thống kè bờ sông, hệ thống kênh, mương, hồ chứa đảm bảo tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 2.415 công trình thủy lợi, trong đó có 34 hồ chứa, đập dâng, kênh và trạm bơm đảm bảo phục vụ tưới cho hơn 20.000 ha cây trồng và diện tích nuôi thủy sản.

Trên địa bàn tỉnh có tổng số 667,03 km kênh mương các loại của các hệ thống công trình thủy lợi, trong đó hiện đã kiên cố hoá được 622,71 km đạt trên 90%, còn lại là kênh đất chưa được kiên cố.

b) Hệ thống giao thông

Tổng số chiều dài đường xã, đường từ trung tâm xã đến đường huyện: 1.482,79 km, trong đó đã được nhựa hóa 1.175,09 km, chiếm 79,24%; tổng số chiều dài đường trục thôn, liên thôn: 2.048,298 km, trong đó đã được cứng hóa 705,196 km, chiếm 34,4%; tổng số chiều dài đường ngõ, xóm: 1.472,068 km, trong đó đã được cứng hóa là 218,518 km, chiếm 14,84%; tổng số chiều dài đường trục chính nội đồng 725,15 km, trong đó cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện 45,44 km, chiếm 6,26%. Hệ thống giao thông đảm bảo giao thương giữa các vùng trong toàn huyện.

Đường lối mòn, thôn, bản: Có khoảng gần 4.000 km chủ yếu là đường đất, trong đó có khoảng 1.500 km là đường mòn do dân tự mở với chiều rộng nền đường từ 0,5m - 1,5m; chưa có cống, rãnh thoát nước; có 84% thôn có đường giao thông đến trung tâm thôn.

c) Hệ thống điện

Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia là 97,28%. Hằng năm, Công ty Điện lực Bắc Kạn đã xây dựng kế hoạch cải tạo, chống quá tải lưới điện đối với những khu vực hệ thống điện đã xuống cấp không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Thường xuyên nâng cấp, duy tu và bảo dưỡng đường dây, các trạm biến áp để đảm bảo việc cung cấp điện cho sản xuất, kinh doanh và điện thắp sáng.

d) Hệ thống chợ

Toàn tỉnh có 55 chợ nông thôn, nhìn chung các chợ trên địa bàn tỉnh cơ bản được phân bố hợp lý, phù hợp với điều kiện địa hình, địa giới của địa phương, từ trung tâm huyện đến các xã cách 2 đến 3 xã có một điểm chợ thuận lợi cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa của người dân. Đồng thời, các điểm chợ đều gần các trục đường giao thông nên thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi, buôn bán hàng hóa và tiêu dùng của nhân dân.

2.7. Cơ chế, chính sách đã được áp dụng đối với sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách có hiệu quả để hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp, cụ thể:

- Chính sách của tỉnh: Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND ngày 17/04/2019 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, trong đó có các chính sách hỗ trợ nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp của tỉnh, trong đó có nông nghiệp hữu cơ; Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 sửa đổi bổ sung một số nội dung của quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của HĐND tỉnh.

UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 851/QĐ-UBND ngày 24/5/2018 phê duyệt Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018-2020, đồng thời ban hành quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ về nguồn nhân lực cho các hợp tác xã...

Hỗ trợ kinh phí áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho người sản xuất theo quy định tại Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND ngày 04/6/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định nội dung, mức hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

2.8. Đánh giá lợi thế, khó khăn thách thức trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

2.8.1. Các lợi thế phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bắc Kạn

- Sự đa dạng về địa hình đã tạo khí hậu và đất đai thích hợp với nhiều loại cây trồng nông, lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao. Tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước (73,4%), không khí, nguồn nước, đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa bị ô nhiễm, ít trải qua quá trình sản xuất thâm canh cao. Một số loài cây trồng lâm nghiệp, công nghiệp chưa bị tác động bởi hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón.

- Trung ương và địa phương đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm trong đó có phát triển nông nghiệp hữu cơ.

- Bước đầu hình thành một số vùng chuyên canh với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế như: Hồng không hạt, mơ, cam, quýt, nghệ, dong riềng, chè... được thị trường trong và ngoài nước quan tâm. Tình trạng sử dụng phân bón còn hạn chế, ít sử dụng phân vô cơ.

- Tiềm năng về thị trường cho nông nghiệp hữu cơ còn rất lớn, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người dân ngày càng cao.

- Cơ sở hạ tầng sẵn có về thủy lợi, hệ thống chợ, giao thông; sự phát triển của phong trào kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã, tổ hợp tác, các trang trại; hệ thống các kênh tiêu thụ đa dạng sẽ góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

- Xuất hiện xu hướng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái.

- Nguồn lao động với nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp theo phương thức truyền thống là một lợi thế lớn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ vì ngành nông nghiệp đòi hỏi nhiều lao động thủ công tỉ mỉ trong từng công đoạn của quá trình sản xuất. Lực lượng lao động nông nghiệp có khả năng tiếp thu, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Một số cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp được phát huy khá tốt tạo ra những động lực trong sản xuất.

- Hiện nay, nước ta có bộ tiêu chuẩn chung về hữu cơ (TCVN) và tiêu chuẩn riêng cho một số sản phẩm là cơ sở pháp lý cho phát triển sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

- Một số sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã được chứng nhận quốc tế và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới mang lại giá trị kinh tế cao là một động lực lớn để phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bắc Kạn.

2.8.2. Khó khăn, thách thức

- Kinh phí chứng nhận các sản phẩm hữu cơ còn cao, vật tư đầu vào cho sản xuất hữu cơ, đến nay chưa có danh mục sản phẩm phân bón được sử dụng trong hoạt động sản xuất hữu cơ.

- Chưa có quy trình cụ thể thống nhất về sản xuất hữu cơ đối với các loại cây trồng.

- Tập quán sản xuất tự do, chưa quen với quy trình chặt chẽ trong sản xuất, không giữ cam kết theo hợp đồng. Thói quen trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước.

- Quy mô sản xuất hộ nhỏ lẻ, diện tích nhỏ, khó khăn trong việc tập trung diện tích để sản xuất hữu cơ, nhu cầu vốn để đầu tư cho sản xuất còn hạn chế.

- Một số HTX hoạt động chưa đúng bản chất của HTX kiểu mới...Bên cạnh đó, một số địa phương, đơn vị chưa tập trung chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế tập thể, HTX, chưa thấy được vị trí, vai trò của HTX trong phát triển kinh tế, xã hội; thiếu kiểm tra, giám sát để kịp thời điều chỉnh hoặc giúp đỡ HTX khắc phục hạn chế, yếu kém; việc hỗ trợ, hướng dẫn các HTX trong tiếp cận các chính sách còn hạn chế...

- Khó khăn do yêu cầu kỹ thuật: Việc tuyên truyền về sản xuất hữu cơ chưa đồng bộ bài bản, kiến thức về sản xuất nông nghiệp hữu cơ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật các cấp còn hạn chế.

- Năng suất cây trồng và vật nuôi từ sản xuất nông nghiệp hữu cơ thấp: Nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ chỉ được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón có nguồn gốc sinh học, hữu cơ nên tác dụng của các chế phẩm đó đối với việc đảm bảo sinh trưởng và phòng, tránh dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi không hiệu quả như các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ hóa chất,đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất của cây trồng áp dụng sản xuất hữu cơ thấp hơn nhiều so với các thực hành nông nghiệp khác.

- Điều kiện địa hình còn nhiều khó khăn, chia cắt, đất có độ dốc lớn, giao thông đến các vùng sản xuất còn nhiều hạn chế; khó khăn trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

- Phần lớn nông sản của tỉnh hiện nay được bán dưới dạng thô, với giá thấp hơn so với các mặt hàng cùng chủng loại cạnh tranh trong nước do thua kém về mẫu mã mặc dù sản phẩm nông sản của Bắc Kạn được đánh giá có chất lượng tốt và đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Doanh nghiệp ở nông thôn (kể cả doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp) còn ít, quy mô nhỏ. Kinh tế hợp tác phát triển còn chậm, nhiều hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả, chưa hỗ trợ hoạt động sản xuất của nông hộ.Các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

3. Hiện trạng các vùng định hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

3.1. Vùng sản xuất

Kết quả điều tra, khảo sát bước đầu cơ bản đã xác định được các vùng định hướng sản xuất hữu cơ với các loại cây trồng cụ thể như sau:

- Vùng hồng không hạt: Tập trung chủ yếu ở huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn. Với các vùng như: Khu Khưa Dày, Khưa Phát, Cộp Hộp, thôn Nà Chom của xã Quảng Khê, huyện Ba Bể; Khu Bản Lác, Khuổi Vùa xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn; Khu Khuổi Tăng, Nậm Cắn thuộc xã Cao Thượng, huyện Ba Bể....

- Vùng trồng mơ: Tập trung chủ yếu ở huyện Chợ Mới, huyện Bạch Thông và thành phố Bắc Kạn như: Khu Tổng Tàng, Bản Mại, Bản Phố của xã Cao Kỳ, xã Hòa Mục (Chợ Mới), Tổ 5 của phường Xuất Hóa (TP Bắc Kạn), xã Mỹ Thanh, xã Đôn Phong (huyện Bạch Thông).....

- Vùng chè Shan tuyết: Tập trung chủ yếu ở huyện Chợ Đồn và huyện Chợ Mới như: Thôn Nà Bay, Bản Mới của xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn; Bản Mộc, Tát Vạ xã Yên Hân, Thôn Thái Lạo, Bản Cháo của xã Yên Cư, huyện Chợ Mới...

- Vùng dong riềng: Tập trung nhiều ở các xã: Côn Minh, Quang Phong, Đồng Xá huyện Na Rì; xã Yến Dương huyện Ba Bể.

- Vùng nghệ: Tập trung ở các xã: Xuân La, Cao Tân, Cổ Linh huyện Pác Nặm; xã Nông Thượng thành phố Bắc Kạn.

- Vùng lúa: Tại các xã: Phương Viên, Đồng Thắng, Lương Bằng huyện Chợ Đồn; xã Yến Dương huyện Ba Bể, xã Thượng Quan huyện Ngân Sơn.

- Vùng hồi, quế: Tập trung chủ yếu ở xã Đạo Sảo huyện Chợ Đồn; các xã: Bình Văn, Yên Hân, Yên Cư huyện Chợ Mới; xã Kim Lư huyện Na Rì: xã Sỹ Bình, xã Vũ Muộn huyện Bạch Thông.

- Vùng dược liệu: Tập trung thực hiện ở xã Văn Lang, xã Quang Phong huyện Na Rì; xã Tân Sơn, xã Như Cố huyện Chợ Mới; xã Quân Bình, xã Nguyên Phúc huyện Bạch Thông; xã Phương Viên, xã Yên Thịnh huyện Chợ Đồn...

- Vùng chăn nuôi lợn bản địa tập trung ở xã Trần Phú huyện Na Rì; xã Yến Dương huyện Ba Bể; xã Bộc Bố huyện Pác Nặm...

- Vùng chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò): Tập trung ở xã Bành Trạch, Phúc Lộc, Cao Thượng, Thượng Giáo của huyện Ba Bể; xã Sơn Thành huyện Na Rì; xã Nghiên Loan, xã Cổ Linh của huyện Pác Nặm...

3.2. Điều kiện vùng sản xuất

Theo kết quả điều tra cho thấy khu vực trồng chè Shan tuyết, mơ, hồng không hạt nằm phần lớn trên đất đỏ vàng trên đá phiến sét, một phần nhỏ diện tích xen kẽ các khe, đất ruộng trước đây trồng lúa (như Hồng không hạt ở Bản Lác, Khuổi Vùa, xã Quảng Bạch). Đất chua, có độ dốc lớn, giao thông còn hạn chế (chủ yếu là đường đất) đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa; không có hệ thống tưới, nước cung cấp cho cây đều phụ thuộc vào nước trời. Trình độ thâm canh còn ít, hầu như không sử dụng phân hóa học (nếu có thì rất ít) và đặc biệt là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Các yếu tố đất, nước đều nằm trong ngưỡng cho phép về các chỉ số, không có ô nhiễm ở môi trường xung quanh. Những vùng này có thể phát triển nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới.

Tại vùng canh tác lúa, dong riềng, mức độ thâm canh của người dân cao hơn các vùng khác, tuy nhiên tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón thấp hơn nhiều so với các tỉnh khác cùng khu vực. Cần có một giai đoạn chuyển đổi để có thể sản xuất hữu cơ. Nguồn nước và chất lượng đất đảm bảo, đều nằm trong ngưỡng cho phép sản xuất hữu cơ.

Tại các vùng chăn nuôi trâu bò, lợn bản địa, các yếu tố môi trường như nguồn nước (nước ngầm, nước suối, khe...), đất đai, không khí đều đảm bảo. Bước đầu đã có một số hộ dân chuyển sang phát triển chăn nuôi định hướng hữu cơ như ở hợp tác xã Trần Phú của huyện Na Rì.

4. Dự báo nhu cầu thị trường phát triển các sản phẩm hữu cơ

Tiềm năng phát triển các sản phẩm hữu cơ, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực của tỉnh rất lớn. Định hướng tiêu thụ sản phẩm hữu cơ chủ yếu phục vụ khách du lịch và đưa vào các hệ thống các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận và hướng tới xuất khẩu.

Mặc dù giá thành các sản phẩm hữu cơ cao nhưng vẫn có một bộ phận người tiêu dùng sẵn sàng mua vì lợi ích đối với sức khỏe. Các sản phẩm trồng trọt sản xuất trên địa bàn tỉnh chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ của người dân trong tỉnh và khách du lịch, một số ít sản phẩm quả và sản phẩm chế biến (chè, miến dong) được tiêu thụ tại một số tỉnh ngoài. Do yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc và bảo vệ môi trường nên các sản phẩm hữu cơ ngày càng được ưu tiên sử dụng. Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có cơ hội rất lớn để vươn ra thị trường thế giới.

Các sản phẩm hiện đang có của tỉnh như Hồng không hạt, mơ, miến dong, chè Shan tuyết, nghệ có thị trường tiêu thụ rất lớn.

Các sản phẩm hồi, quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ phục vụ cho xuất khẩu, đây là thị trường có có tiềm năng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) năm 2018 xếp Việt Nam hạng thứ 51/179 quốc gia có tiềm năng sản xuất nông nghiệp hữu cơ; có 50 công ty Việt Nam được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ với các mặt hàng nông sản gồm rau, củ, dừa và sản phẩm dừa, gạo, trái cây sấy...).

PHẦN THỨ BA

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG 2030

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng lộ trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp điều kiện sản xuất của từng địa phương, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kế hoạch phát triển của ngành nông nghiệp và lĩnh vực có liên quan, thu hút được các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh và phụ trợ, dịch vụ cho nông nghiệp hữu cơ, đáp ứng nhu cầu của thị trường, phù hợp với “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 của Chính phủ”.

Xác định được kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, phân bổ chỉ tiêu phát triển đến từng huyện, thao các năm, đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện. Xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc cụ thể của các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Phát huy và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương phù hợp với nhu cầu của thị trường, đảm bảo an ninh lương thực, đời sống của người dân. Thu hút được các thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ tham gia sản xuất, kinh doanh và phụ trợ, dịch vụ cho nông nghiệp hữu cơ.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2021 - 2025

- Phấn đấu đến năm 2025, diện tích trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1% tổng diện tích trồng trọt đối với các cây trồng chủ lực của tỉnh như lúa, cây ăn quả (mơ, hồng không hạt), dong riềng, chè, nghệ, hồi, quế, dược liệu...

- Đến năm 2025, quy mô từng loại sản phẩm hữu cơ như sau: Vùng lúa hữu cơ 100 ha; vùng nghệ hữu cơ 45 ha; vùng cây dong riềng 70 ha; vùng chè Shan tuyết hữu cơ 80 ha; vùng hồng không hạt 80 ha; Vùng mơ hữu cơ 135 ha; vùng hồi hữu cơ 250 ha; vùng quế hữu cơ 250 ha, vùng dược liệu hữu cơ 50 ha.

- Đến năm 2025 tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 0,5% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi đối với các sản phẩm chăn nuôi chủ lực của tỉnh, cụ thể: Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò), chăn nuôi lợn với quy mô đàn trâu, bò 800 con, sản lượng 56 tấn thịt hơi; đàn lợn 600 con, sản lượng 60 tấn thịt hơi.

- Tổ chức từ 15 đến 20 lớp đào tạo, tập huấn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao trình độ của cán bộ quản lý các cấp và quản trị các HTX nông nghiệp, đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh trong giai đoạn, đồng thời nâng cao nhận thức của người sản xuất về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Thực hiện 05-10 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh; làm cơ sở bổ sung, xây dựng, ban hành quy trình kỹ thuật sản xuất áp dụng trên địa bàn tỉnh trên cơ sở các quy chuẩn quốc gia về sản xuất hữu cơ.

2.2. Định hướng đến năm 2030

- Diện tích trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1,5% diện tích đất trồng trọt đối với các cây trồng chủ lực của tỉnh như lúa, cây ăn quả (mơ, hồng không hạt), dong riềng, chè, nghệ, hồi, quế, dược liệu...

- Đến năm 2030, quy mô từng loại sản phẩm hữu cơ như sau: Vùng lúa hữu cơ 165 ha; vùng nghệ hữu cơ 85 ha; vùng cây dong riềng 125 ha; vùng chè hữu cơ 125 ha; vùng hồng không hạt 120 ha; vùng mơ hữu cơ 260 ha; vùng hồi hữu cơ 375; vùng quế hữu cơ 375 ha; vùng dược liệu hữu cơ 75 ha.

- Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 1-1,5% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi đối với các sản phẩm chăn nuôi chủ lực của tỉnh.

- Đến năm 2030: 80% sản phẩm OCOP liên quan đến trồng trọt đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

- Duy trì, phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ.

- Tổ chức các chuỗi sản xuất liên kết theo tiêu chuẩn hữu cơ.

II. SẢN PHẨM ƯU TIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HỮU CƠ

Sản phẩm ưu tiên để phát triển sản xuất hữu cơ là các sản phẩm nằm trong danh mục nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh. Trong đó;

- Sản phẩm trồng trọt gồm: Lúa, cây ăn quả (hồng không hạt, mơ...), dong riềng, nghệ, chè Shan tuyết...

- Sản phẩm lâm nghiệp gồm: Hồi, quế, dược liệu.

- Sản phẩm chăn nuôi gồm: Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò), chăn nuôi lợn.

III. NỘI DUNG, QUY MÔ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021-2025

1. Xây dựng vùng canh tác nông nghiệp hữu cơ đảm bảo các tiêu chuẩn về sản xuất hữu cơ theo quy định

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, tập quán canh tác, trình độ thâm canh đối với các loại sản phẩm hiện có để bố trí ưu tiên thực hiện đối với từng loại sản phẩm. Kế hoạch cụ thể phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2025 như sau:

1.1. Vùng trồng trọt hữu cơ

Vùng trồng trọt hữu cơ của tỉnh gồm: Lúa, cây ăn quả (hồng không hạt, mơ), dong riềng, nghệ, chè Shan tuyết...

1.1.1. Quy mô

- Vùng lúa hữu cơ: Diện tích đạt khoảng 100 ha, tập trung ở huyện Chợ Đồn, Bạch Thông, Ba Bể và Ngân Sơn.

- Vùng nghệ hữu cơ: Diện tích đạt khoảng 45 ha, tập trung ở huyện Pác Nặm và thành phố Bắc Kạn.

- Vùng dong riềng hữu cơ: Diện tích đạt khoảng 70 ha, tập trung ở 02 huyện là huyện Na Rì và huyện Ba Bể.

- Vùng chè Shan tuyết hữu cơ: Diện tích đạt khoảng 80 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Chợ Mới và huyện Chợ Đồn.

- Vùng cây ăn quả hữu cơ: Diện tích đạt khoảng 215 ha. Trong đó:

+ Vùng hồng không hạt hữu cơ: Diện tích đạt khoảng 80 ha, tập trung ở huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn.

+ Vùng mơ hữu cơ: Diện tích đạt khoảng 135 ha, tập trung ở huyện Chợ Mới, huyện Bạch Thông và thành phố Bắc Kạn.

Bảng 2: Quy mô và loại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025

STT

Huyện/ thành phố

Loại sản phẩm

Tổng (ha)

Chè Shan tuyết

Dong, Riềng

Hồng không hạt

Lúa

Mơ vàng

Nghệ

Quế

Hồi

Dược liệu

1

Ba Bể

 

20

40

5

 

 

 

 

 

65

2

Bạch Thông

 

 

 

20

20

 

 

50

2

92

3

Chợ Đồn

20

 

40

50

 

 

150

 

5

265

4

Chợ Mới

60

 

 

 

100

 

50

100

10

320

5

Na Rì

 

50

 

 

 

 

50

100

33

233

6

Pác Nm

 

 

 

 

 

30

 

 

 

30

7

TP Bắc Kạn

 

 

 

 

15

15

 

 

 

30

8

Ngân Sơn

 

 

 

25

 

 

 

 

 

25

Tổng (ha)

80

70

80

100

135

45

250

250

50

1.060

1.1.2. Nội dung thực hiện

* Xây dựng và phát triển vùng canh tác hữu cơ: Thực hiện hàng năm.

- Nội dung thực hiện:

+ Mở lớp đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho cán bộ quản lý các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Dự kiến mở 12 lớp về lĩnh vực trồng trọt trên 05 loại cây trồng (lúa, dong riềng, mơ, hồng và chè Shan tuyết) cho 480 hộ nông dân trên địa bàn các huyện, thành phố. Quy mô 40 người/lớp/5 năm; 02 ngày/lớp.

+ Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật, phổ biến, cập nhật các quy định, tiêu chuẩn hiện hành về sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm giúp nông dân từng bước sản xuất theo hướng hữu cơ, từ đó nâng cao được chất lượng sản phẩm, tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần gia tăng thu nhập cho người sản xuất.

+ Tổ chức tập huấn nông dân và thực hiện mô hình trình diễn trong vùng sản xuất định hướng phát triển theo hình thức hữu cơ trên 05 loại cây trồng: lúa, mơ, hồng không hạt, dong riềng và chè Shan tuyết.

+ Tổ chức thực hiện các mô hình sản xuất hữu cơ theo chuỗi liên kết, dự kiến mỗi năm chứng nhận cho 05 ha lúa, 20 ha cây mơ, 20 ha cây hồng không hạt và 15 ha chè Shan tuyết. Trên cơ sở đó, xây dựng và ban hành quy trình kỹ thuật sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên 05 loại cây trồng trên.

- Địa điểm thực hiện: Các huyện thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

* Thông tin tuyên truyền: Thực hiện hàng năm.

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về nông nghiệp hữu cơ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo, phổ biến các thông tin về quy trình sản xuất và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

- Nội dung thực hiện:

+ Hội nghị tổng kết và triển khai kế hoạch: Tổ chức hàng năm nhằm tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện, triển khai kế hoạch thực hiện, đề xuất giải pháp thực hiện trong năm tiếp theo. Quy mô: 10 cuộc/5 năm; 50 người/cuộc, 01 ngày/cuộc.

+ Hội nghị tuyên truyền: Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông tin về Kế hoạch bảo vệ, phát triển vùng canh tác hữu cơ và kết quả đạt được nhằm mở rộng diện tích, quy mô thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ. Quy mô: 5 cuộc/5 năm; 50 người/cuộc; 01 ngày/cuộc.

+ Hội thảo khoa học: Tổ chức 05 cuộc hội thảo khoa học trong 5 năm thực hiện kế hoạch (01 cuộc/năm), nhằm lấy ý kiến mở rộng vùng canh tác hữu cơ để điều chỉnh và bổ sung vào kế hoạch thực hiện hàng năm.

+ Hội thảo liên kết doanh nghiệp: Tổ chức 10 cuộc hội thảo liên kết doanh nghiệp trong 5 năm thực hiện kế hoạch (02 cuộc/năm), nhằm mời, gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn. Quy mô: 10 cuộc/5 năm; 50 người/cuộc, 01 ngày/cuộc.

+ Thực hiện 20 kỳ đăng báo (01 kỳ/quý, 04 kỳ/năm) trong 05 năm thực hiện kế hoạch nhằm thông tin tuyên truyền về kết quả thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ trên các loại cây trồng.

+ Phóng sự tuyên truyền kết quả thực hiện Kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến các sở, ban, ngành, đoàn thể và nông dân sản xuất trong và ngoài tỉnh.

* Tham quan học tập: Thực hiện hàng năm.

Mục tiêu: Giúp nông dân học tập, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất để thực hiện tốt các mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ trên các loại cây trồng.

- Nội dung thực hiện: Tổ chức 05 cuộc tham quan học tập trong và ngoài tỉnh trong 05 năm thực hiện kế hoạch.

1.2. Vùng chăn nuôi hữu cơ

1.2.1. Quy mô

Xây dựng các vùng chăn nuôi gồm lợn thịt (giống bản địa), riêng vùng chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) hữu cơ gắn với vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, vùng trồng trọt sản xuất thức ăn thô xanh hữu cơ (chi tiết tại phụ lục 3).

- Vùng chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) đạt khoảng 800 con đến năm 2025, tập trung ở các xã Bành Trạch, Phúc Lộc, Cao Thượng và Thượng Giáo, huyện Ba Bể; xã Sơn Thành, huyện Na Rì.

- Vùng chăn nuôi lợn bản địa đạt khoảng 600 con năm 2025 ở xã Trần Phú, huyện Na Rì; xã Yến Dương, huyện Ba Bể và xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm.

1.2.2. Nội dung thực hiện

* Xây dựng và phát triển vùng chăn nuôi hữu cơ: Thực hiện hàng năm.

- Nội dung thực hiện:

+ Mở lớp đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển chăn nuôi hữu cơ cho cán bộ quản lý các cấp từ tỉnh đến địa phương. Dự kiến mở 06 lớp về lĩnh vực chăn nuôi trên 03 loại vật nuôi (trâu, bò và lợn) cho 240 hộ nông dân trên địa bàn các huyện, thành phố. Quy mô 40 người/lớp/5 năm; 02 ngày/lớp.

+ Thực hiện mô hình trình diễn chăn nuôi hữu cơ trên 03 loại vật nuôi (trâu, bò và lợn bản địa).

Địa điểm thực hiện: Các xã thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

* Thông tin tuyên truyền:

- Nội dung thực hiện:

+ Hội nghị tổng kết và triển khai kế hoạch: Tổ chức hàng năm nhằm tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện, triển khai kế hoạch thực hiện, đề xuất giải pháp thực hiện trong năm tiếp theo. Quy mô: 10 cuộc/5 năm; 50 người/cuộc, 01 ngày/cuộc.

+ Thực hiện 20 kỳ đăng báo (01 kỳ/quý, 04 kỳ/năm) trong 05 năm thực hiện kế hoạch nhằm thông tin tuyên truyền về kết quả thực hiện chăn nuôi theo hướng hữu cơ đối với các đối tượng vật nuôi.

+ Phóng sự tuyên truyền kết quả thực hiện Kế hoạch chăn nuôi hữu cơ đến các sở, ban ngành, đoàn thể và hộ chăn nuôi trong và ngoài tỉnh.

1.3. Vùng cây lâm sản và dược liệu hữu cơ

1.3.1. Quy mô

+ Vùng hồi: Diện tích đạt khoảng 250 ha, tập trung ở các huyện: Na Rì, Chợ Mới và Bạch Thông...

+ Vùng quế: Diện tích đạt khoảng 250 ha, tập trung ở các huyện: Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì...

+ Vùng dược liệu: Diện tích đạt khoảng 50 ha, tập trung ở các huyện: Na Rì, Chợ Mới, Chợ Đồn, Na Rì và Bạch Thông.

1.3.2. Nội dung thực hiện

* Mở lớp đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho cán bộ quản lý các cấp từ tỉnh đến địa phương. Dự kiến mở 6 lớp trồng và chăm sóc hồi, quế, dược liệu cho 240 hộ nông dân trên địa bàn các huyện, thành phố. Quy mô 40 người/lớp/5 năm; 02 ngày/lớp, nội dung gồm kỹ thuật trồng, phổ biến, cập nhật các quy định, tiêu chuẩn hiện hành về sản xuất hồi, que, dược liệu hữu cơ nhằm giúp nông dân từng bước sản xuất theo hướng hữu cơ, từ đó nâng cao được chất lượng sản phẩm, góp phần gia tăng thu nhập cho người sản xuất.

* Thực hiện mô hình trình diễn trong vùng sản xuất định hướng phát triển hồi, quế, dược liệu theo hình thức hữu cơ.

Địa điểm thực hiện: Các huyện thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

* Thông tin tuyên truyền: Thực hiện hàng năm.

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về sản phẩm quế, hồi, dược liệu hữu cơ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo, phổ biến các thông tin về quy trình sản xuất và quảng bá các sản phẩm quế, hồi, dược liệu hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

- Nội dung thực hiện

+ Hội nghị tổng kết và triển khai kế hoạch: Tổ chức hàng năm nhằm tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện, triển khai kế hoạch thực hiện, đề xuất giải pháp thực hiện trong năm tiếp theo. Quy mô: 10 cuộc/5 năm; 50 người/cuộc, 01 ngày/cuộc.

+ Hội nghị tuyên truyền: Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông tin về Kế hoạch bảo vệ, phát triển vùng hồi, quế, dược liệu hữu cơ và kết quả đạt được nhằm mở rộng diện tích, quy mô thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ. Quy mô: 5 cuộc/5 năm; 50 người/cuộc; 01 ngày/cuộc.

+ Hội thảo khoa học: Tổ chức 05 cuộc hội thảo khoa học trong 5 năm thực hiện kế hoạch (01 cuộc/năm), nhằm lấy ý kiến mở rộng vùng quế, hồi, dược liệu hữu cơ để điều chỉnh và bổ sung vào kế hoạch thực hiện hàng năm.

+ Hội thảo liên kết doanh nghiệp: Tổ chức 10 cuộc hội thảo liên kết doanh nghiệp trong 5 năm thực hiện kế hoạch (02 cuộc/năm), nhằm mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết trồng, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm quế hồi hữu cơ trên địa bàn. Quy mô: 10 cuộc/5 năm; 50 người/cuộc, 01 ngày/cuộc.

+ Thực hiện 20 kỳ đăng báo (01 kỳ/quý, 04 kỳ/năm) trong 05 năm thực hiện kế hoạch nhằm thông tin tuyên truyền về kết quả thực hiện và phát triển sản phẩm quế, hồi, dược liệu theo hướng hữu cơ.

+ Phóng sự tuyên truyền kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển quế, hồi, dược liệu hữu cơ đến các sở, ban ngành, đoàn thể và nông dân trong và ngoài tỉnh.

* Tham quan học tập: Thực hiện hàng năm.

Mục tiêu: Giúp nông dân học tập, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình trồng, chăm sóc để thực hiện tốt các mô hình sản xuất quế, hồi, dược liệu theo tiêu chuẩn hữu cơ.

- Nội dung thực hiện: Tổ chức 05 cuộc tham quan học tập trong và ngoài tỉnh trong 05 năm thực hiện kế hoạch.

2. Xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ

Xây dựng, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ, chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ có kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt các tiêu chuẩn theo quy định; sản phẩm sản xuất ra được cấp giấy chứng nhận theo quy định quốc gia (hoặc tương đương) về nông nghiệp hữu cơ trên các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh. Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vốn vào thực hiện mô hình gắn với đầu ra cho từng sản phẩm.

Những diện tích chưa đạt tiêu chuẩn thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ thì tiến hành thực hiện cải tạo điều kiện sản xuất, quy trình sản xuất và các yêu cầu khác phù hợp với các tiêu chuẩn: TCVN 11041-1:2017; TCVN 11041- 2:2017 ; TCVN 11041-3:2017 ; TCVN 11041-5:2018 ; TCVN 11041-6:2018...

(Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhận sản phẩm NNHC; Tiêu chuẩn quốc gia về Trồng trọt hữu cơ và Chăn nuôi hữu cơ); Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ... để đảm bảo đủ điều kiện sản xuất.

- Lĩnh vực trồng trọt

+ Cây lúa: Xây dựng, triển khai ưu điểm 01 - 02 mô hình với diện tích khoảng 05ha/mô hình tại huyện Chợ Đồn và huyện Ba Bể.

+ Cây dong riềng: Xây dựng và triển khai 01 mô hình sản xuất dong riềng hữu cơ với diện tích khoảng 05 ha/mô hình tại huyện Na Rì.

+ Cây nghệ: Xây dựng và triển khai 01 - 02 mô hình sản xuất nghệ hữu cơ với diện tích khoảng 05 ha/mô hình tại huyện Pác Nặm, xã Nông Thượng - thành phố Bắc Kạn.

+ Cây ăn quả

(1) Hồng không hạt: Xây dựng: 01 mô hình với diện tích khoảng 10 ha/mô hình tại huyện Ba Bể.

(2) Mơ: Xây dựng 01-02 mô hình với diện tích khoảng 10 ha/mô hình tại huyện Chợ Mới, Phường Xuất Hóa, TP Bắc Kạn.

+ Cây chè Shan tuyết: Xây dựng 01 mô hình với diện tích khoảng 10 ha/mô hình tại huyện Chợ Đồn.

- Lĩnh vực chăn nuôi

Xây dựng và phát triển mô hình chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò) hữu cơ, cụ thể:

+ Chăn nuôi lợn bản địa hữu cơ: Xây dựng 01-02 mô hình chăn nuôi lợn bản địa hữu cơ được chứng nhận hữu cơ tại huyện Na Rì và huyện Ba Bể.

+ Chăn nuôi trâu, bò thịt (đại gia súc): Xây dựng 01 mô hình chăn nuôi trâu, bò hữu cơ được chứng nhận tại huyện Ba Bể.

- Lĩnh vực lâm nghiệp (hồi,quế dược liệu)

+ Hồi: Xây dựng 01 mô hình với diện tích khoảng 10 ha tại huyện Chợ Mới.

+ Quế: Xây dựng 01 mô hình với diện tích khoảng 10 ha tại huyện Chợ Đồn.

+ Dược liệu: Xây dựng 01-02 mô hình với diện tích khoảng 10 ha/mô hình tại xã Văn Lang, huyện Na Rì, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới.

IV. NỘI DUNG, QUY MÔ THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2030

1. Mở rộng quy mô phát triển sản phẩm hữu cơ

Tiếp tục xây dựng, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ có kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt các tiêu chuẩn theo quy định; sản phẩm sản xuất ra được cấp giấy chứng nhận theo quy định quốc gia (hoặc tương đương) về nông nghiệp hữu cơ trên các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh. Cải tạo và thực hiện chuyển đổi sản xuất các vùng sản xuất có đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong những năm tới. Nhân rộng các mô hình sản xuất hữu cơ có hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường.

1.1. Vùng trồng trọt hữu cơ

Phát triển, mở rộng vùng canh tác hữu cơ đối với một số cây trồng chủ lực của tỉnh gồm: lúa, mơ, hồng không hạt, chè; dong riềng, nghệ... Phấn đấu đến năm 2030 đạt được cụ thể như sau:

- Vùng lúa hữu cơ: Diện tích đạt khoảng 165 ha (chi tiết tại phụ lục 2).

- Vùng nghệ hữu cơ: Diện tích đạt khoảng 85 ha.

- Vùng cây dong riềng: Diện tích đạt khoảng 125 ha.

- Vùng chè Shan tuyết hữu cơ: Diện tích đạt khoảng 125 ha.

- Vùng cây ăn quả hữu cơ: Diện tích đạt khoảng 380 ha. Trong đó:

+ Vùng hồng không hạt hữu cơ: Diện tích đạt khoảng 120 ha.

+ Vùng mơ hữu cơ: Diện tích đạt khoảng 260 ha.

Bảng 3: Quy mô và loại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2026-2030

STT

Huyện/ thành phố

Loại sản phẩm

Tổng (ha)

Chè Shan tuyết

Dong riềng

Hồng không hạt

Lúa

Mơ vàng

Nghệ

Quế

Hồi

Dược liệu

1

Ba Bể

 

30

60

10

 

 

 

 

 

100

2

Bạch Thông

 

 

 

30

40

 

 

75

5

150

3

Chợ Đồn

30

 

60

85

 

 

225

 

10

410

4

Chợ Mới

95

 

 

 

200

 

75

150

15

535

5

Na Rì

 

95

 

 

 

 

75

150

45

365

6

Pác Nặm

 

 

 

 

 

55

 

 

 

55

7

TP Bắc Kạn

 

 

 

 

20

30

 

 

 

50

8

Ngân Sơn

 

 

 

40

 

 

 

 

 

40

Tổng (ha)

125

125

120

165

260

85

375

375

75

1.705

1.2. Vùng chăn nuôi hữu cơ

- Vùng chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) đạt khoảng 1.700 con, tập trung ở huyện Ba Bể, huyện Na Rì và mở rộng thêm huyện Pác Nặm (xã Nghiên Loan và xã Cổ Linh) với tổng sản lượng thịt hơi ước đạt 510 tấn (chi tiết tại phụ lục 03).

- Vùng chăn nuôi lợn bản địa đạt khoảng 1.000 con, tập trung ở huyện Na Rì; huyện Ba Bể, huyện Pác Nặm với tổng sản lượng thịt hơi ước đạt 80 tấn.

1.3. Vùng quế, hồi, dược liệu hữu cơ

- Vùng hồi hữu cơ: Diện tích đạt khoảng 375 ha, tập trung ở các huyện: Chợ Mới, Na Rì và Bạch Thông.

- Vùng quế hữu cơ: Diện tích đạt khoảng 375 ha, tập trung ở các huyện: Chợ Đồn, Na Rì, Chợ Mới.

- Vùng dược liệu hữu cơ: Diện tích đạt khoảng 75 ha, tập trung ở các huyện: Na Rì, Chợ Mới, Chợ Đồn và Bạch Thông.

2. Xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ

Tiếp tục xây dựng, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ có kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt các tiêu chuẩn theo quy định; sản phẩm sản xuất ra được cấp giấy chứng nhận theo quy định quốc gia (hoặc tương đương) về nông nghiệp hữu cơ trên các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh;

Tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu của tỉnh;

Duy trì, phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ và mô hình áp dụng Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS;

Thực hiện cải tạo điều kiện sản xuất, quy trình sản xuất và các yêu cầu khác phù hợp với các tiêu chuẩn: TCVN 11041-1:2017; TCVN 11041-2:2017 ; TCVN 11041 -3:2017 (Yêu cầu chung đối với sản xuất chế biến, ghi nhãn sản phẩm NNHC; Tiêu chuẩn quốc gia về Trồng trọt hữu cơ và Chăn nuôi hữu cơ) đối với những diện tích cần chuyển đổi trong thời gian tới.

Tiếp tục mở các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho cán bộ quản lý các cấp từ tỉnh đến địa phương. Dự kiến mở 30 lớp tập huấn cho 1.200 cán bộ, các hộ nông dân trên địa bàn các huyện, thành phố.

- Lĩnh vực trồng trọt

+ Cây lúa: Xây dựng, triển khai thí điểm 01-02 mô hình với diện tích khoảng 05ha/mô hình tại huyện Bạch Thông và huyện Ba Bể.

+ Cây dong riềng: Xây dựng và triển khai 02 mô hình sản xuất dong riềng hữu cơ với diện tích khoảng 05 ha/mô hình tại huyện Na Rì và huyện Ba Bể.

+ Cây ăn quả:

- Cây Hồng không hạt: Xây dựng 01-02 mô hình với diện tích khoảng 10 ha/mô hình tại huyện Chợ Đồn.

- Cây Mơ: Xây dựng 02 mô hình với diện tích khoảng 10 ha/mô hình tại thành phố Bắc Kạn và huyện Chợ Mới.

+ Cây chè Shan tuyết: Xây dựng 01 mô hình với diện tích khoảng 10 ha tại huyện Chợ Mới.

+ Cây nghệ: Xây dựng và triển khai 01 mô hình sản xuất nghệ hữu cơ với diện tích khoảng 05 ha tại thành phố Bắc Kạn.

- Lĩnh vực chăn nuôi:

+ Tiếp tục mở rộng và phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò) hữu cơ tại huyện Na Rì và huyện Ba Bể và mở rộng ra các huyện khác (huyện Pác Nặm...).

+ Chăn nuôi trâu, bò thịt (đại gia súc): Đến năm 2030 tiếp tục xây dựng 01- 02 mô hình nuôi trâu, bò hữu cơ được chứng nhận tại huyện Pác Nặm và Na Rì.

- Lĩnh vực lâm nghiệp (hồi, quế, dược liệu)

+ Hồi: Xây dựng 01 mô hình với diện tích khoảng 10 ha tại huyện Na Rì.

+ Quế: Xây dựng 01 mô hình với diện tích khoảng 10 ha tại huyện Chợ Mới.

+ Dược liệu: Xây dựng 01-02 mô hình với diện tích khoảng 10 ha/mô hình tại huyện Na Rì, Bạch Thông.

3. Tổ chức các chuỗi sản xuất liên kết theo tiêu chuẩn hữu cơ

Xây dựng các chuỗi phát triển sản phẩm hữu cơ tại tỉnh Bắc Kạn, bao gồm: Các chủ thể: (i) Nhà nước, (ii) Hộ gia đình; (iii) tổ chức kinh tế tại cộng đồng (HTX/công ty cổ phần); (iv) Doanh nghiệp chủ chốt, được hình thành và liên kết với nhau.

Vai trò của các chủ thể trong sản xuất hữu cơ:

3.1. Nhà nước

Tuyên truyền, định hướng, đưa ra chủ trương, chính sách về sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Kêu gọi, đưa ra chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể sản xuất hữu cơ, đặc biệt là các doanh nghiệp, hợp tác xã.

3.2. Các hộ gia đình

Các hộ gia đình thẩm gia sản xuất và cung ứng sản phẩm hữu cơ theo quy trình kỹ thuật và đạt tiêu chuẩn cho các tổ chức kinh tế tại cộng đồng theo hợp đồng, chịu sự giám sát trực tiếp về chất lượng của HTX/công ty, doanh nghiệp.

Các hộ có diện tích nhỏ thì sẽ liên kết với nhau để trồng trên lô đất liền kề, tạo lô trồng theo quy định để đảm bảo tính đồng nhất, phù hợp với các điều kiện đặt ra của các hệ thống quản lý chất lượng.

3.3. Các tổ chức kinh tế tại cộng đồng (HTX/DNCĐ)

Việc hình thành nên các tổ chức kinh tế cộng đồng để tập hợp, liên kết với các hộ dân không phải là cách mới nhưng cách thức tổ chức và liên kết với các hộ trong việc trồng trọt, sản xuất để quản lý thống nhất từ việc trồng trọt theo hệ thống quản lý chất lượng đến việc sơ chế, chế biến tại chỗ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm từ trồng trọt và tổ chức chia sẻ lợi ích trong cộng đồng nhằm đảm hoạt động bền vững, chuyên nghiệp như một doanh nghiệp thì chưa nhiều.

Để các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả nhất, các hợp đồng tư vấn quản lý doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp cộng đồng với các cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức có chức năng tư vấn cần được ký kết và triển khai dưới sự giám sát của chính quyền cấp huyện.

Các tổ chức kinh tế tại cộng đồng có vai trò thu mua, sơ chế, chế biến các sản phẩm tùy theo nhu cầu của thị trường, cung ứng cho các doanh nghiệp chủ chốt, đồng thời trực tiếp phân phối trên thị trường, đặc biệt là khách du lịch.

3.4. Doanh nghiệp chủ chốt

Các tổ chức kinh tế tại cộng đồng hợp đồng hợp tác liên kết chặt chẽ với ít nhất 4 doanh nghiệp chủ chốt. Dự kiến Công ty CP nông sản Bắc Kạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam Misaki, Công ty CP Dược liệu DK (Công ty do DK Development đầu tư và đặt nhà máy chế biến tại Bắc Kạn), Công ty TNHH Curcumin Bắc Hà.

Doanh nghiệp chủ chốt có nhiệm vụ:

- Xây dựng, tổ chức sản xuất các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

- Sơ chế, thu mua trực tiếp từ các hộ dân lân cận và hệ thống các tổ chức kinh tế cộng đồng.

- Chế biến, đóng gói và phân phối các sản phẩm.

V. GIẢI PHÁP

1. Thông tin tuyên truyền

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định pháp luật về nông nghiệp hữu cơ và các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ của Trung ương và tỉnh đến người dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.

- Tăng cường liên kết sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và cơ sở vật chất hiện có của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia kế hoạch.

- Hỗ trợ các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ chuyên môn sâu.

- Xây dựng và hoàn thiện củng cố mạng lưới cán bộ làm công tác chuyển giao kỹ thuật từ tỉnh đến cơ sở.

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật

Trên cơ sở tiêu chuẩn hữu cơ hiện hành xây dựng và hoàn thiện quy trình, hướng dẫn sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiêu chuẩn hữu cơ hiện hành để áp dụng vào điều kiện cụ thể trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

+ Ngành trồng trọt: Xây dựng ít nhất 06 quy trình sản xuất hữu cơ trên các loại cây trồng: lúa, cây mơ, hồng không hạt, chè, dong riềng, nghệ...

+ Ngành chăn nuôi: Xây dựng được ít nhất 02 quy trình sản xuất hữu cơ trên các loại vật nuôi: lợn thịt; trâu, bò, gia cầm.

- Ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu các vấn đề về giống cây trồng, vật nuôi, phòng chống dịch bệnh và thử nghiệm ứng dụng các công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; ứng dụng các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ sinh học, tác nhân phòng trừ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; các chế phẩm sinh học xử lý môi trường nông nghiệp.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng độ phì nhiêu đất, nhu cầu dinh dưỡng cho các cây trồng chủ lực phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững. Cải tạo đất, cải thiện độ phì nhiêu của đất bằng các biện pháp như bón vôi khử chua, tăng cường bón phân hữu cơ, phân xanh, làm đất tối thiểu...

- Bảo tồn, phục tráng, khai thác, phát triển và xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, đặc hữu, có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao của tỉnh như (hồng không hạt; trâu, bò, lợn bản địa...).

- Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, trong đó ưu tiên các hoạt động sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

3. Giải pháp về tổ chức sản xuất

3.1. Tổ chức thực hiện, xây dựng mô hình thí điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ

3.1.1. Tổ chức sản xuất

- Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với chuỗi liên kết; phát triển sản xuất nông nghiệp hữu theo vùng và khuyến khích các tổ chức, cá nhân mở rộng phạm vi nghiên cứu, triển khai đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh. Mời gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đang kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản phẩm có chứng nhận để hỗ trợ liên kết tiêu thụ đối với những sản phẩm hữu cơ.

- Khuyến khích thành lập mới các doanh nghiệp, HTX... hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ nhằm góp phần thúc đẩy hiệu quả sản xuất;

- Rà soát kết cấu hạ tầng dùng chung, triển khai đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ đảm bảo tính đồng bộ và thuận lợi trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

3.1.2. Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ có kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt các tiêu chuẩn theo quy định, đầu tư hỗ trợ kỹ thuật, phân bón... kêu gọi doanh nghiệp đầu tư

3.1.3. Phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ kết hợp với du lịch nông nghiệp

Trong điều kiện hiện nay khi mà các hộ nông dân và các trang trại có khả năng tài chính yếu thì một trong các hình thức huy động vốn có hiệu quả đó là phát triển các mô hình kinh doanh nông nghiệp hữu cơ kết hợp với du lịch nông nghiệp nhằm khai thác tối đa hiệu quả từ nông nghiệp hữu cơ và từ du lịch nông nghiệp mang lại. Ví dụ:

+ Xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm vùng trồng Hồng không hạt tại xã Quảng Khê huyện Ba Bể gắn với tuyến du lịch Hồ Ba Bể.

+ Xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm vùng sản xuất chè Shan tuyết tại xã Bằng Phúc gắn với tham quan rừng đặc dụng Nam Xuân Lạc, du lịch Hồ Ba Bể.

3.1.4. Xây dựng mô hình khuyến nông về sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; hoàn thiện các quy trình kỹ thuật, tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân

- Rà soát, lựa chọn cơ sở sản xuất là các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình hoặc nhóm hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có năng lực đầu tư điều kiện về đất đai, có khả năng tổ chức và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tham gia mô hình.

- Lựa chọn thực hiện hỗ trợ phân hữu cơ vi sinh, sinh học và thuốc BVTV sinh học, thảo mộc cho sản xuất theo hướng hữu cơ.

- Lựa chọn các đơn vị cung cấp vật tư nông nghiệp cùng tham gia thực hiện mô hình. Ưu tiên: Cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định. Doanh nghiệp ký cam kết với cơ sở sản xuất tham gia mô hình về việc cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng, thực hiện tư vấn hướng dẫn kỹ thuật theo đúng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.

3.1.5. Xây dựng mô hình, mở các lớp về đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ

Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo mở rộng, đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người sản xuất.

3.2. Phát triển và quản lý sản phẩm hữu cơ

3.2.1. Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

- Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng sản xuất, đất đai, nguồn nước, cơ sở hạ tầng tại các vùng sản xuất để lựa chọn vùng. Xác định vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ dựa trên cơ sở các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp tập trung, vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, đảm bảo vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp quy định và có tính ổn định lâu dài.

- Khoanh vùng quản lý, xác định ranh giới ngoài thực địa, định vị trên bản đồ vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ; công bố rộng rãi các vùng canh tác nông nghiệp hữu cơ được lựa chọn. Bảo vệ các vùng hữu cơ hiện có.

- Ban hành các quy định về canh tác trong vùng canh tác nông nghiệp hữu cơ.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng dùng chung trong vùng canh tác hữu cơ đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp và phát huy hiệu quả trong phục vụ sản xuất hữu cơ.

- Cấp huyện lập kế hoạch phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của địa phương theo chuỗi giá trị để phát huy cao hơn nữa lợi thế của sản phẩm.

- Trong từng thời kỳ, giai đoạn triển khai kế hoạch, các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế.

3.2.3. Quản lý đầu vào của sản xuất nông nghiệp hữu cơ

- Quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm theo quy định, chú trọng công tác hậu kiểm và kiểm tra đột xuất.

+ Quản lý giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

+ Quản lý chặt chẽ vật tư được sử dụng trong sản xuất hữu cơ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất bảo quản, chất phụ gia, thức ăn chăn nuôi...

- Quản lý nguồn nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ: nước tưới cho cây trồng, nước dùng cho vật nuôi, nuôi trồng thủy sản...

- Quản lý các quy trình canh tác cây trồng hữu cơ, quy trình chăm sóc vật nuôi và thủy sản hữu cơ.

3.3.3. Quản lý sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nhãn hiệu nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo minh bạch thị trường, tránh trà trộn sản phẩm không đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với việc tuân thủ các quy định sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ đối với các cơ sở.

- Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ tại từng công đoạn sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

3.3.4. Cải tạo đất bằng các biện pháp như bón phân hữu cơ, phân vi sinh, trồng cây họ đậu

Đối với các vùng thâm canh cao có sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cần có thời gian cải tạo đất để đạt tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

4. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm, kết nối thị trường

- Đối với các sản phẩm thuộc trục sản phẩm Quốc gia: Xây dựng các kênh phân phối, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo hướng sản phẩm chất lượng cao; đưa vào các kênh phân phối tại hệ thống các siêu thị toàn quốc; các cửa hàng an toàn thực phẩm; các nhà hàng phục vụ khách du lịch và từng bước định hướng xuất khẩu.

- Đối với trục sản phẩm cấp tỉnh: Tổ chức kết nối thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Tăng cường các hoạt động thông tin, hỗ trợ kết nối, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm, hàng hóa của các tỉnh, thành phố khác tham gia vào các kênh phân phối của địa phương. Thu hút, khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ theo chuỗi liên kết tại các vùng sản xuất tập trung; các sản phẩm đặc sản bản địa khai thác từ tự nhiên.

- Đối với các sản phẩm OCOP: Duy trì và tiếp tục phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ đó tạo nguồn đầu ra ổn định cho nông dân. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ tham gia Hội chợ, triển lãm xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm.

- Mời gọi các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản phẩm có chứng nhận để hỗ trợ liên kết tiêu thụ đối với những sản phẩm từ các mô hình.

- Thực hiện theo các cơ chế hiện hành của tỉnh về chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông sản.

- Tổ chức các hội nghị, diễn đàn kết nối cung cầu nhằm liên kết tiêu thụ sản phẩm và mở rộng, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

- Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích thiết thực nhằm xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà nhà sản xuất - nhà doanh nghiệp - nhà nước - nhà khoa học” trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tạo sự gắn kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ nghiên cứu - ứng dụng - sản xuất - phân phối tới tiêu dùng.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, hàng hóa, doanh nghiệp của mỗi địa phương; xây dựng các chương trình tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá có tính kết nối vùng để thông tin rộng rãi sản phẩm, hàng hóa của địa phương với các địa phương khác.

5. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện có để hỗ trợ thực hiện điều tra, khảo sát vùng sản xuất hữu cơ, cấp chứng nhận hữu cơ, hỗ trợ đào tạo, tập huấn, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại đối với nông nghiệp hữu cơ, hỗ trợ vay vốn tín dụng, chính sách tích tụ đất đai, chính sách sản xuất áp dụng công nghệ cao, chính sách hỗ trợ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm...

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Rà soát, hoàn thiện, xây dựng cơ chế chính sách mới, đặc biệt là khuyến khích doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hộ nông dân sản xuất hữu cơ thẩm định, phân tích mẫu đất, nước, cây trồng, vật nuôi... để cấp giấy chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm.

- Ban hành quy định về sản xuất hữu cơ trong vùng canh tác hữu cơ đảm bảo duy trì, cải thiện môi trường sản xuất phù hợp sẵn sàng tổ chức sản xuất, mở rộng sản xuất hữu cơ.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuê đất, liên kết sản xuất để tạo vùng sản xuất hữu cơ tập trung.

6. Giải pháp hạ tầng

- Ưu tiên nâng cấp, cải tạo đường giao thông nội đồng, đường giao thông vào vùng sản xuất.

- Phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo nhu cầu tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

7. Giải pháp về vốn

Huy động vốn trong các chủ thể đầu tư (các hộ gia đình, góp vốn thành lập các HTX/DNCĐ) là nguồn vốn chủ yếu. Các nguồn vốn hỗ trợ khác từ ngân sách tỉnh, huyện, vốn của các chương trình phát triển khoa học công nghệ, an sinh xã hội,....).

* Nguồn vốn của doanh nghiệp

Vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi đầu tư vào tỉnh, dưới dạng đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp (dưới dạng tham gia vốn vào các doanh nghiệp cộng đồng).

Việc mời gọi, lựa chọn được các nhà đầu tư thực sự có tiềm lực không chỉ đơn thuần là giải pháp huy động vốn, mà còn Quyết định đến hiệu quả kinh tế. Khả năng thu hút đầu tư lại phụ thuộc vào sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Để mời gọi được các nhà đầu tư, ngoài việc xây dựng chính sách ưu đãi, cần tổ chức giới thiệu rộng rãi về kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh đến các doanh nghiệp có tiềm năng, dưới dạng tổ chức hội thảo về kế hoạch.

* Nguồn vốn tín dụng

Vốn của các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng: HTX/DN tiếp cận với các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng hoạt động trong địa bàn tỉnh để giới thiệu phạm vi dự án và tạo các mối quan hệ giữa HTX/DN cộng đồng với các ngân hàng và tổ chức tín dụng, từ đó xây dựng các hợp đồng vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi.

* Nguồn vốn ngân sách nhà nước

Nguồn vốn cấp từ ngân sách nhà nước sẵn có từ các chương trình: Các chương trình mục tiêu quốc gia, Khoa học và Công nghệ, Khuyến nông, Khuyến công, Giáo dục và Đào tạo...

Để tiếp cận và sử dụng được nguồn vốn cấp này, trong quá trình triển khai dự án, các HTX/DN cộng đồng cần xây dựng các dự án theo các tiêu chí phù hợp để xin được tài trợ triển khai các hạng mục tương ứng.

* Vốn của các tổ chức, cá nhân có tiềm năng

Thực hiện các hoạt động xúc tiến, kết nối giữa HTX/DN với các tổ chức, cá nhân tiềm năng (như: Xây dựng/tham gia diễn đàn, chương trình khởi nghiệp...) để tranh thủ nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân có khả năng về vốn đầu tư, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

VI. Lộ trình thực hiện

Các hoạt động chính của Kế hoạch bao gồm: (1) Xây dựng; vùng canh tác hữu cơ; (2) Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (3) Xây dựng mô hình sản xuất hữu cơ; (4) Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, quảng bá sản phẩm; (5) Sơ kết, tổng kết giai đoạn (chi tiết tại Bảng 4).

Bảng 4: Lộ trình thực hiện các hạng mục chính

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Tiến độ thực hiện

Giai đoạn 2021-2025

Đến 2030

2021

2022

2023

2024

2025

1

Xây dựng vùng canh tác hữu cơ

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Xác định vùng sản xuất hữu cơ

 

Quý III

 

 

 

 

 

1.2

Xây dựng quy trình, hướng dẫn

 

 

Quý I-II

 

 

 

 

1.3

Tổ chức hội nghị giới thiệu tiềm năng lợi thế về nông nghiệp hữu cơ

Hội thảo

Quý IV

 

 

 

 

 

1.4

Kêu gọi (doanh nghiệp, HTX, cá nhân) đầu tư, thực hiện nông nghiệp hữu cơ thông qua diễn đàn

 

Quý III-IV

Quý I-III

 

 

 

 

1.5

Tổng hợp nhu cầu của doanh nghiệp, cá nhân

 

Quý IV

Quý I-IV

 

 

 

 

2

Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Đào tạo, tập huấn lĩnh vực trồng trọt

Lớp

2

8

2

 

 

20

2.2

Đào tạo, tập huấn lĩnh vực chăn nuôi

Lớp

 

4

2

 

 

2

2.3

Đào tạo, tập huấn lĩnh vực lâm nghiệp

Lớp

 

6

 

 

 

8

3

Xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Hỗ trợ, xây dựng mô hình

 

Quý IV

Quý I-III

Quý I

 

 

 

3.2

Xây dựng vùng canh tác hữu cơ

 

 

 

 

 

 

 

3.2.1

Sản phẩm trồng trọt (lúa, chè, dong riềng, hồng không hạt, mơ, nghệ)

ha

60

145

125

110

70

880

3.2.2

Sản phẩm chăn nuôi (trâu, bò, lợn)

con

390

390

390

190

40

2.700

3.2.3

Sản phẩm lâm nghiệp (hồi, quế, dược liệu)

ha

110

110

110

110

110

825

4

Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, quảng bá sản phẩm

Hội nghị

1

1

1

1

1

 

5

Sơ kết, tổng kết giai đoạn

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Sơ kết

Hội nghị

1

1

1

1

1

 

5.2

Tổng kết giai đoạn

Hội nghị

1

1

1

1

1

 

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn vốn thực hiện kế hoạch

- Ngân sách nhà nước: Bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia xây, nguồn vốn khoa học công nghệ, nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn chương trình khuyến nông, vốn sự nghiệp kinh tế địa phương hỗ trợ các nội dung xây dựng, triển khai mô hình cấp huyện.

- Nguồn vốn khác: Huy động nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nguồn vốn nước ngoài để thực hiện kế hoạch.

2. Nhu cầu vốn thực hiện kế hoạch

Tổng nhu cầu vốn của kế hoạch giai đoạn 2021-2030 là 51.142 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách nhà nước là 13.841 triệu đồng (ngân sách tỉnh là 5.747 triệu đồng; ngân sách cấp huyện là 8.094 triệu đồng và vốn huy động từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, huy động từ cộng đồng là 37.301 triệu đồng.

Bảng 5: Nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2030

ĐVT: triệu đồng

TT

Nội dung công việc

Tổng

Trong đó

Ngân sách Tỉnh

Ngân sách huyện

Vốn từ các DN, HTX, huy động từ cộng đồng

Tổng cộng

51.142

5.747

8.094

37.301

Tỷ lệ nguồn vốn (%)

100,00

11,24

15,83

72,94

Trong đó

 

 

 

 

A

Xây dựng quy trình, hướng dẫn

500

500

0

0

B

Hỗ trợ xây dựng các mô hình thí điểm và triển khai vùng phát triển sản xuất hữu cơ

27.392

1.572

3.009

22.811

B.1

Lĩnh vực trồng trọt

7.456

493

906

6.058

B.2

Lĩnh vực chăn nuôi

17.576

909

1.798

14.870

B.3

Lĩnh vực lâm nghiệp

2.360

171

306

1.884

C

Hỗ trợ sau đầu tư cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ và các ngành phụ trợ cho sản xuất hữu cơ

16.350

1.350

1.635

13.365

D

Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm

5.000

1.875

2.500

625

E

Sơ kết, tổng kết giai đoạn

800

150

650

0

G

Chi khác (Chi phí quản lý, dự phòng...)

1.100

300

300

500

(*) Ngân sách cấp huyện bao gồm cả nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh.

3. Phân kỳ đầu tư

- Giai đoạn 2021-2025: Tổng nhu cầu vốn là 25.430 triệu đồng, chiếm 49,72% tổng vốn của kế hoạch. Trong đó: Ngân sách nhà nước là 6.577 triệu đồng (ngân sách tỉnh là 2.929 triệu đồng, bình quân 585 triệu đồng/năm; Ngân sách cấp huyện là 3.648 triệu đồng, bình quân 730 triệu đồng/năm); Vốn huy động từ các doanh nghiệp, HTX, huy động từ cộng đồng là 18.853 triệu đồng.

- Giai đoạn 2026-2030, nhu cầu vốn là 25.712 triệu đồng, chiếm 50,28% tổng vốn của kế hoạch. Trong đó: Ngân sách 7.264 triệu đồng (bình quân 1.450 triệu đồng/năm), còn lại là vốn huy động từ các doanh nghiệp, HTX, huy động từ cộng đồng 18.4448 triệu đồng.

Bảng 6: Nhu cầu vốn từng giai đoạn theo đơn vị hành chính

ĐVT: Triệu đồng

Huyện

Năm

2021-2025

2026-2030

2021-2030

2021

2022

2023

2024

2025

Ba Bể

4.026

1.431

1.147

75

171

6.850

7.716

14.566

Bạch Thông

15

108

440

35

101

699

1.022

1.721

Chợ Đồn

43

3.565

123

107

141

3.979

1.265

5.244

Chợ Mới

157

3.261

139

187

77

3.821

4.069

7.890

Na Rì

504

1.163

3.656

587

149

6.059

7.503

13.562

Ngân Sơn

0

16

16

32

16

80

48

128

Pác Nặm

91

2.953

159

59

109

3.371

2.845

6.216

TP Bắc Kạn

42

42

407

15

65

571

1.244

1.815

Tổng

4.878

12.539

6.087

1.097

829

25.430

25.712

51.142

4. Quản lý, sử dụng kinh phí

Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.

Các nội dung sử dụng vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu (gồm hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết; hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường; hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm; hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi).

VIII. HIỆU QUẢ

1. Hiệu quả xã hội

- Sản xuất hữu cơ góp phần chuyển biến tích cực trong tư duy sản xuất của người dân từ việc khai thác triển để tài nguyên thiên nhiên và lạm dụng quá mức các loại hóa chất hướng đến sử dụng vật liệu tổng hợp từ bên ngoài trong sản xuất sang khai thác bền vững, hợp lý hệ sinh thái, đa dạng sinh học và các chu trình khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm thông sản xuất duy trì được lâu dài sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người.

- Trong ngành trồng trọt, sản xuất hữu cơ không sử dụng phân bón hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, đặc biệt là thuốc trừ cỏ, sản phẩm tạo ra được kiểm soát chặt chẽ về hàm lượng kim loại nặng, hóa chất và vi sinh vật có hại sẽ tạo ra sản phẩm sạch, an toàn bảo vệ sức khỏe con người. Sản xuất hữu cơ theo vùng tập trung tạo môi liên kết chặt chẽ giữa những người sản xuất với nhau tạo sức mạnh lan tỏa lớn trong cộng đồng.

2. Hiệu quả kinh tế

- Việc sản xuất các sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn được chứng nhận góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, củng cố và phát triển thương hiệu. Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hữu cơ từ 20% trở lên so với sản xuất theo phương thức thông thường.

- Sản xuất ra các sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn giúp mở rộng thị trường sản phẩm không những trong và ngoài tỉnh mà có thể mở rộng ra thị trường ngoài nước trong đó có các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản... đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng của tỉnh như miến dong, nghệ, cây ăn quả, chè, lúa... nâng giá trị đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

3. Hiệu quả môi trường

- Nguyên tắc của canh tác hữu cơ trong trồng trọt là không sử dụng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, không sử dụng thuốc trừ cỏ, không chất kích thích sinh trưởng, không cây trồng chuyển gen sẽ góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, sự cân bằng hệ sinh thái... Sản xuất hữu cơ góp phần cải tạo, bảo vệ kết cấu, làm tăng độ phì của đất, chống rửa trôi, xói mòn, phát triển nông nghiệp bền vững.

PHẦN THỨ 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Hướng dẫn, điều phối các hoạt động của các đơn vị tham gia thực hiện kế hoạch thuộc thẩm quyền quản lý.

- Xây dựng lộ trình thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu kế hoạch.

- Tham mưu cho UBND tỉnh công bố, ban hành vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh và quy định canh tác trên vùng canh tác hữu cơ.

- Xây dựng mô hình trình diễn, mô hình thí điểm và dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ có quy mô liên kết sản xuất hữu cơ liền vùng, liên huyện.

- Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn các địa phương và người sản xuất thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo quy định.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại các huyện, thành phố; Kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, thực hiện giám sát an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và xử lý sản phẩm hữu cơ không đảm bảo chất lượng.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện xây dựng các quy trình, hướng dẫn sản xuất phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ.

2. Sở Công Thương: Đẩy mạnh phát triển, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; xây dựng các giải pháp tăng cường kết nối với các doanh nghiệp sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hàng năm, tham mưu trình UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch; thẩm định, hướng dẫn quản lý, sử dụng, thanh quyết toán các nguồn kinh phí theo quy định hiện hành.

4. Các Sở, ban ngành khác có liên quan

Thực hiện, triển khai các nội dung, nhiệm vụ của kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực. Nhiệm vụ cụ thể của một số đơn vị:

- Sở Khoa học và Công nghệ: Tham mưu triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm phù hợp với mục tiêu, nội dung của kế hoạch. Hướng dẫn, hỗ trợ việc đăng ký sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm; là đầu mối giới thiệu, kết nối các nhà khoa học với các tổ chức cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ khi có yêu cầu.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp triển khai các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất phù hợp với sản xuất hữu cơ bền vững.

- Sở Y tế: Thực hiện quản lý nhà nước đối với sản phần dược liệu hữu cơ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.

5. Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các địa phương, tham mưu cho UBND tỉnh quản lý và phối hợp cân đối, bố trí nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, lồng ghép các hoạt động chương trình vào mục tiêu chung phát triển nông nghiệp hữu cơ.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Tiến hành rà soát, xác định lựa chọn các vùng canh tác, đối tượng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

- Chủ trì xây dựng, thực hiện nhân rộng các mô hình hữu cơ và hướng dẫn chứng nhận sản phẩm hữu cơ trên địa bàn.

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và người dân trên địa bàn tham gia thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

- Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong, ngoài nước.

- Bố trí nguồn ngân sách địa phương, lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để đầu tư, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh phát triển các sản phẩm hữu cơ.

7. Các Hội, tổ chức nghề nghiệp

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng; tham gia đào tạo, tập huấn, giám sát các hội viên sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ theo quy định của pháp luật.

- Đề xuất các dự án đầu tư sản xuất phù hợp với nội dung, mục tiêu của kế hoạch, trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định hiện hành./.

 

PHỤ LỤC 01.

NỘI DUNG TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NNHC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 20/10/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

TT

Nhiệm vụ

Dự kiến kết quả đạt được

Chủ trì

Phối hợp

1

Xác định vùng sản xuất hữu cơ

Xác định được các vùng sản xuất hữu cơ đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành có liên quan; UBND huyện, thành phố

2

Công tác tuyên truyền

Cộng đồng biết về kế hoạch, quy định pháp luật, chính sách khuyến khích về nông nghiệp hữu cơ, Tiêu chuẩn, quy trình sản xuất hữu cơ.

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND huyện, thành phố

Các Sở, ban, ngành có liên quan

3

Công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ.

Thanh, kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ; tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND huyện, thành phố

Các Sở, ban, ngành có liên quan; UBND huyện, thành phố

4

Xây dựng, ban hành các quy trình sản xuất hữu cơ trên cây trồng, vật nuôi.

Xây dựng các quy trình, hướng dẫn sản xuất phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ, khả thi thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

5

Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Nâng cao nhận thức, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sản xuất hữu cơ (người được đào tạo hiểu, nắm rõ và áp dụng các quy định về sản xuất hữu cơ).

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND huyện, thành phố

Các Sở, ban, ngành có liên quan

6

Hỗ trợ tổ chức sản xuất, canh tác hữu cơ

Xây dựng các mô hình điểm, phát triển và nhân rộng sản xuất hữu cơ theo các chuỗi liên kết sản xuất-tiêu thụ sản phẩm hữu cơ; phát triển các ngành sản xuất phụ trợ cho nông nghiệp hữu cơ.

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND huyện, thành phố

Các Sở, ban, ngành có liên quan

7

Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Tổ chức tuyên truyền dưới các hình thức nhằm tạo được thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ bền vững.

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố

Các Sở, ban, ngành có liên quan

8

Sơ kết, tổng kết kế hoạch

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố

 

PHỤ LỤC 02:

TỔNG HỢP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRỒNG TRỌT HỮU CƠ GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 TỈNH BẮC KẠN
(Kèm thèo Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 20/10/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

STT

Thôn

Huyện

Quy mô (ha)

Năm

Loại sản phẩm

Quy mô đến 2030 (ha)

2021

2022

2023

2024

2025

1

Nà Bay, Bản Mới

Bằng Phúc

Chợ Đồn

20

5

10

5

 

 

Chè Shan tuyết hữu cơ

30

2

 

Bình Văn

Chợ Mới

10

 

5

5

 

 

Chè Shan tuyết hữu cơ

15

3

Bản Mộc, Tát Vạ

Yên Hân

Chợ Mới

25

 

10

5

5

5

Chè Shan tuyết hữu cơ

40

4

Thái Lạo, Bản Cháo

Yên Cư

Chợ Mới

25

 

10

5

5

5

Chè Shan tuyết hữu cơ

40

5

Phiềng Phàng

Yến Dương

Ba Bể

20

 

 

5

5

10

Dong riềng hữu cơ

30

6

Bản Lài, Chè Cọ

Côn Minh

Na Rì

20

 

 

5

5

10

Dong riềng hữu cơ

40

7

Nà Buốc, Nà Tha

Quang Phong

Na Rì

15

 

 

5

5

5

Dong riềng hữu cơ

30

8

 

Đổng Xá

Na Rì

10

 

 

5

5

 

Dong riềng hữu cơ

15

9

 

Sơn Thành

Na Rì

5

 

 

5

 

 

Dong riềng hữu cơ

10

10

Khu Khưa Dày, Khưa Phát, Cốc Họp thôn Nà Chom

Quảng Khê

Ba Bể

30

10

10

10

 

 

Hồng không hạt hữu cơ

45

11

Khui Tăng, Nậm Cắn

Cao Thượng

Ba Bể

10

5

5

 

 

 

Hồng không hạt hữu cơ

15

12

Bản Lác, Khui Vừa

Quảng Bạch

Chợ Đồn

40

 

10

10

10

10

Hồng không hạt hữu cơ

60

13

Nam Lanh Chang, Bắc Lanh Chang

Lục Bình

Bạch Thông

20

 

 

5

5

10

Lúa hữu cơ

30

14

Choong, Bằng Viễn

Phương Viên

Chợ Đồn

20

 

5

5

5

5

Lúa hữu cơ

35

15

 

Yến Dương

Ba Bể

5

 

 

5

 

 

Lúa hữu cơ

10

16

Bản Cu, Khau Chủ

Đồng Thắng

Chợ Đồn

20

 

5

5

5

5

Lúa hữu cơ

30

17

Bản Chang

Lương Bằng

Chợ Đồn

10

 

 

5

5

 

Lúa hữu cơ

20

18

 

Thượng Quan

Ngân Sơn

25

 

5

5

10

5

Lúa hữu cơ

40

19

T 5

Xuất Hóa

TP Bắc Kạn

15

5

5

5

 

 

Mơ hữu cơ

20

20

Tổng Tàng, Bản Mại

Cao Kỳ

Chợ Mới

50

10

10

10

20

 

Mơ hữu cơ

100

21

 

Hòa Mục

Chợ Mới

50

10

10

10

20

 

Mơ hữu cơ

100

22

 

Mỹ Thanh

Bạch Thông

10

 

10

 

 

 

Mơ hữu cơ

20

23

 

Đôn Phong

Bạch Thông

10

 

10

 

 

 

Mơ hữu cơ

20

24

 

Xuân La

Pác Nặm

20

10

10

 

 

 

Nghệ hữu cơ

35

25

 

Cao Tân

Pác Nặm

5

 

5

 

 

 

Nghệ hữu cơ

10

26

 

Cổ Linh

Pác Nặm

5

 

5

 

 

 

Nghệ hữu cơ

10

27

 

Nông Thượng

TP Bắc Kạn

15

5

5

5

 

 

Nghệ hữu cơ

30

28

 

Bình Văn, Vũ Muộn, Sỹ Bình...

Chợ Mới, Bạch Thông, Na Rì

250

50

50

50

50

50

Hồi hữu cơ

375

29

 

Kim Lữ, Yên Hân, Yên Cư...

Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì

250

50

50

50

50

50

Quế hữu cơ

375

30

 

Tân Sơn, Văn Lang, Đông Viên, Nghĩa Tá, Nguyên Phúc...

Na Rì, Chợ Mới, Chợ Đồn, Bạch Thông

50

10

10

10

10

10

Dược liệu

75

Tổng

 

1.060

330

415

395

380

340

 

1.705

 

PHỤ LỤC 03:

TỔNG HỢP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG CHĂN NUÔI HỮU CƠ GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 20/10/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

STT

Huyện

Quy mô (con)

Năm

Loại sản phẩm

Quy mô 2030 (con)

2021

2022

2023

2024

2025

1

Bành Trạch

Ba Bể

150

50

50

50

 

 

Trâu, bò hữu cơ

300

2

Phúc Lộc

Ba Bể

150

50

50

50

 

 

Trâu, bò hữu cơ

250

3

Cao Thượng

Ba Bể

150

50

50

50

 

 

Trâu, bò hữu cơ

300

4

Thượng Giáo

Ba Bể

150

50

50

50

 

 

Trâu, bò hữu cơ

250

5

Sơn Thành

Na Rì

200

50

50

50

50

 

Trâu, bò hữu cơ

350

6

Nghiên Loan

Pác Nặm

-

 

 

 

 

 

Trâu, bò hữu cơ

200

7

Cổ Linh

Pác Nặm

-

 

 

 

 

 

Trâu, bò hữu cơ

50

8

Bộc Bố

Pác Nặm

100

20

20

20

20

20

Lợn bản địa hữu cơ

200

9

Yến Dương

Ba Bể

100

20

20

20

20

20

Lợn bản địa hữu cơ

200

10

Trần Phú

Na Rì

400

100

100

100

100

 

Lợn bản địa hữu cơ

600

 

PHỤ LỤC 04:

NHU CẦU VỐN TỪNG GIAI ĐOẠN THEO NỘI DUNG CÔNG VIỆC
(Kèm thèo Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 20/10/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung công việc

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Tổng

NS tỉnh

NS huyện

Huy động

Tổng

NS tỉnh

NS huyện

Huy động

Tổng

25.430

2.929

3.648

18.853

25.712

2.818

4.446

18.448

A

Xây dựng quy trình, hướng dẫn

300

300

 

 

200

200

 

 

B

Hỗ trợ xây dựng các mô hình thí điểm và triển khai vùng phát triển sản xuất hữu cơ

10.780

629

1.198

8.953

16.612

943

1.811

13.858

B.1

Lĩnh vực trồng trọt

3.372

214

397

2.761

4.084

279

508

3.296

B.2

Lĩnh vực chăn nuôi

6.318

338

662

5.318

11.258

570

1.136

9.552

B.3

Lĩnh vực lâm nghiệp

1.090

77

139

874

1.270

94

167

1.010

C

Hỗ trợ sau đầu tư cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ và các ngành phụ trợ cho sản xuất hữu cơ

10.950

450

1.050

9.450

5.400

900

585

3.915

D

Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm

2.500

1.250

1.000

250

2.500

625

1.500

375

E

Sơ kết, tổng kết giai đoạn

400

100

300

 

400

50

350

 

G

Chi khác (Chi phí quản lý, dự phòng,...)

500

200

100

200

600

100

200

300

 

PHỤ LỤC 05:

TỔNG HỢP KINH PHÍ DỰ KIẾN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH “KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG 2030”
(Kèm theo Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 20/10/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung công việc

Tổng 2021-2030

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Tổng

NS tỉnh

NS huyện

Huy động

Tổng

NS tỉnh

NS huyn

Huy động

Tng

51.142

25.430

2.929

3.648

18.853

25.712

2.818

4.446

18.448

A

Xây dựng quy trình, hướng dẫn

500

300

300

 

 

200

200

 

 

B

Hỗ trợ xây dựng các mô hình thí điểm và triển khai vùng phát triển sản xuất hữu cơ

27.392

10.780

629

1.198

8.953

16.612

943

1.811

13.858

B.1

Lĩnh vực trng trọt

7.456

3.372

214

397

2.761

4.084

279

508

3.296

Hỗ trợ xây dựng mô hình

3.200

1.200

60

120

1.020

2.000

100

200

1.700

Đào tạo, tập huấn

640

240

12

24

204

400

20

40

340

Hỗ trợ kinh phí triển khai

1.760

1.020

51

102

867

740

37

74

629

Hỗ trợ giống và vật tư thiết yếu

1.056

612

31

61

520

444

22

44

377

Hỗ trợ chi phí cấp giấy chứng nhận hữu cơ

800

300

60

90

150

500

100

150

250

B.2

Lĩnh vực chăn nuôi

17.576

6.318

338

662

5.318

11.258

570

1.136

9.552

Đàn trâu bò

13.376

4.418

228

452

3.738

9.058

460

916

7.682

Hỗ trợ xây dựng mô hình

400

200

10

20

170

200

10

20

170

Đào tạo, tập hun

80

40

2

4

34

40

2

4

34

Hỗ trợ kinh phí triển khai

806

258

13

26

219

548

27

55

466

Hỗ trợ giống và vật tư thiết yếu

10.075

3.225

161

323

2.741

6.850

343

685

5.823

Hỗ trợ xử lý chất thải

2.015

645

32

65

548

1.370

69

137

1.165

Hỗ trợ chi phí cấp giấy chứng nhận hữu cơ

100

50

10

15

25

50

10

15

25

Đàn lợn

4.000

1.900

110

210

1.580

2.200

110

220

1.870

Hỗ trợ xây dựng mô hình

400

400

20

40

340

 

 

 

 

Đào tạo, tập huấn

80

80

4

8

68

 

 

 

 

Hỗ trợ kinh phí triển khai

320

120

6

12

102

200

10

20

170

Hỗ trợ giống và vật tư thiết yếu

2.400

900

45

90

765

1.500

75

150

1.275

Hỗ trợ xử lý chất thải

800

300

15

30

255

500

25

50

425

Hỗ trợ chi phí cấp giấy chứng nhận hữu cơ

100

100

20

30

50

 

 

 

 

B.3

Lĩnh vực lâm nghiệp

2.360

1.090

77

139

874

1.270

94

167

1.010

Hỗ trợ xây dựng mô hình

1.400

600

30

60

510

800

40

80

680

Đào tạo, tập huấn

280

120

6

12

102

160

8

16

136

Hỗ trợ chi phí cấp giấy chứng nhận hữu cơ

350

150

30

45

75

200

40

60

100

Hỗ trợ giống và vật tư thiết yếu

330

220

11

22

187

110

6

11

94

C

Hỗ trợ sau đầu tư cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ và các ngành phụ trợ cho sản xuất hữu cơ

16.350

10.950

450

1.050

9.450

5.400

900

585

3.915

Hỗ trợ cơ sở sản xuất miến dong

2.000

2.000

 

200

1.800

 

 

 

 

Hỗ trợ cơ sở chế biến gạo hữu cơ

2.000

2.000

 

200

1.800

 

 

 

 

Hỗ trợ cơ sở sản xuất chè hữu cơ

2.000

 

 

 

 

2.000

 

260

1.740

Hỗ trợ cơ sở sản xuất mơ hữu cơ

2.000

2.000

 

200

1.800

 

 

 

 

Hỗ trợ cơ sở sản xuất nghệ hữu cơ

2.000

2.000

 

200

1.800

 

 

 

 

Hỗ trợ cơ sở sản xuất hồng không hạt hữu cơ

2.000

2.000

 

200

1.800

 

 

 

 

Hỗ trợ cơ sở chế biến, đóng gói thịt hữu cơ

2.000

 

 

 

 

2.000

 

260

1.740

Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm

1.000

500

 

50

450

500

 

65

435

Hỗ trợ kinh phí thẩm định, cấp giấy chứng nhận

1.350

450

450

 

 

900

900

 

 

D

Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm

5.000

2.500

1.250

1.000

250

2.500

625

1.500

375

E

Sơ kết, tổng kết giai đoạn

800

400

100

300

 

400

50

350

 

G

Chi khác (Chi phí quản lý, dự phòng,...)

1.100

500

200

100

200

600

100

200

300

 

PHỤ LỤC 06:

TỔNG HỢP KINH PHÍ DỰ KIẾN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 20/10/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Cây trồng/vật nuôi

Huyện/TP

Năm

2021 - 2025

2021

2022

2023

2024

2025

A

Chè Shan tuyết hữu cơ

Chợ Đồn

 

30

 

 

 

30

Dong riêng hữu cơ

Na Rì

 

 

30

 

 

30

Hồi

Bạch Thông

 

30

 

 

 

30

Hồng không hạt hữu cơ

Ba Bể

30

 

 

 

 

30

Ln bản đa

Na Rì

 

30

 

 

 

30

Lúa hữu cơ

Chợ Đồn

 

30

 

 

 

30

Mơ hữu cơ

Chợ Mới

 

30

 

 

 

30

Nghệ hữu cơ

Pác Nặm

 

30

 

 

 

30

Quế

Na Rì

 

30

 

 

 

30

Trâu, bò

Ba Bể

 

30

 

 

 

30

B

Chè Shan tuyết hữu cơ

Chợ Đồn

16

322

16

 

 

354

 

Chợ Mới

64

48

48

32

 

192

Dong riềng hữu cơ

Ba Bể

 

 

16

16

32

64

 

Na Rì

 

 

354

48

48

450

Hồng không hạt hữu cơ

Ba Bể

338

48

32

 

 

418

 

Chợ Đồn

 

32

32

32

32

128

Lúa hữu cơ

Ba Bể

 

 

16

 

 

16

 

Bạch Thông

 

 

16

16

32

64

 

Chợ Đồn

 

322

48

48

32

450

 

Ngân Sơn

 

16

16

32

16

80

Mơ hữu cơ

Bạch Thông

 

64

 

 

 

64

 

Chợ Mi

64

354

64

128

 

610

 

TP Bắc Kạn

16

16

16

 

 

48

Nghệ hữu cơ

Pác Nặm

32

354

 

 

 

386

 

TP Bắc Kạn

16

16

16

 

 

48

B2

Lợn bản địa

Ba Bể

44

44

44

44

44

220

 

Na Rì

220

510

510

220

0

1.460

 

Pác Nặm

44

44

44

44

44

220

Trâu, bò

Ba Bể

1.024

1.294

1.024

 

 

3.342

 

Na Rì

256

276

256

288

 

1.076

B3

Dược liệu

Bạch Thông

1

 

 

 

 

1

 

Chợ Đồn

 

2

 

 

 

2

 

Chợ Mới

2

2

 

 

 

4

 

Na Rì

1

290

4

4

4

303

Hồi

Bạch Thông

4

4

4

4

4

20

 

Chợ Mới

8

298

8

8

8

330

 

Na Rì

8

8

8

8

8

40

Quế

Chợ Đồn

12

302

12

12

12

350

 

Chợ Mới

4

4

4

4

4

20

 

Na Rì

4

4

4

4

4

20

C

Chè Shan tuyết hữu cơ

Chợ Đồn

 

100

 

 

 

100

Dong riềng hữu cơ

Na Rì

 

 

2.000

 

 

2.000

Hồng không hạt hữu cơ

Ba Bể

2.100

 

 

 

 

2.100

Lúa hữu cơ

Chợ Đn

 

2.000

 

 

 

2.000

 

Chợ Mới

 

100

 

 

 

100

Mơ hữu cơ

Chợ Mới

 

2.000

 

 

 

2.000

 

Pác Nặm

 

100

 

 

 

100

Nghệ hữu cơ

Pác Nm

 

2.000

100

 

 

2.100

Hỗ trợ kinh phí thẩm định, cấp giấy chứng nhận

Ba Bể

75

 

 

 

 

75

Bạch Thông

 

 

60

 

 

60

Chợ Đồn

 

60

 

 

 

60

Chợ Mới

 

60

 

 

 

60

Na Rì

 

 

75

 

 

75

Pác Nặm

 

60

 

 

 

60

TP Bắc Kạn

 

 

60

 

 

60

D

Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm

Ba Bể

400

 

 

 

 

400

Bạch Thông

0

 

350

 

 

350

Chợ Đồn

 

350

 

 

 

350

Chợ Mới

 

350

 

 

 

350

Na Rì

 

 

400

 

 

400

Pác Nặm

 

350

 

 

 

350

TP Bắc Kạn

 

 

300

 

 

300

E

Sơ kết, tổng kết giai đoạn

Ba Bể

 

 

 

 

80

80

Bạch Thông

 

 

 

 

50

50

Chợ Đồn

 

 

 

 

50

50

Chợ Mới

 

 

 

 

50

50

Na Rì

 

 

 

 

70

70

Pác Nặm

 

 

 

 

50

50

TP Bắc Kạn

 

 

 

 

50

50

G

Chi khác (Chi phí quản lý, dự phòng,...)

Ba Bể

15

15

15

15

15

75

Bạch Thông

10

10

10

15

15

60

Chợ Đồn

15

15

15

15

15

75

Chợ Mới

15

15

15

15

15

75

Na Rì

15

15

15

15

15

75

Pác Nặm

15

15

15

15

15

75

TP Bắc Kạn

10

10

15

15

15

65

Tổng

 

4.878

12.539

6.087

1.097

829

25.430

 

PHỤ LỤC 07:

TỔNG HỢP KINH PHÍ DỰ KIẾN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2026-2030
(Kèm thèo Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 20/10/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Cây trồng/vật nuôi

Huyện/Thành phố

Giai đoạn 2026- 2030

A

Chè Shan tuyết hữu cơ

Chợ Mới

25

Dong riềng hữu cơ

Ba Bể

25

Dược liu

Na Rì

25

Hồng không hạt hữu cơ

Chợ Đồn

25

Lúa hữu cơ

Ba Bể

25

 

Bạch Thông

25

Mơ hữu cơ

TP Bắc Kạn

25

Nghệ hữu cơ

TP Bắc Kạn

25

BI

Chè Shan tuyết hữu cơ

Chợ Đồn

32

 

Chợ Mới

402

Dong riềng hữu cơ

Ba Bể

322

 

Na Rì

434

Dược liệu

Na Rì

290

Hồng không hạt hữu cơ

Ba Bể

64

 

Chợ Đồn

354

Lúa hữu cơ

Ba Bể

306

 

Bạch Thông

322

 

Chợ Đồn

112

 

Ngân Sơn

48

Mơ hữu cơ

Bạch Thông

64

 

Chợ Mới

610

 

TP Bắc Kạn

306

Nghệ hữu cơ

Pác Nặm

80

 

TP Bắc Kạn

338

B2

Lợn bản địa

Ba Bể

440

 

Na Rì

1.320

 

Pác Nặm

440

Trâu, bò

Ba Bể

5.714

 

Na Rì

1.824

 

Pác Nặm

1.520

B3

Dược liệu

Bạch Thông

1

 

Chợ Đồn

2

 

Chợ Mới

2

 

Na Rì

585

Hồi

Bạch Thông

10

 

Chợ Mới

20

 

Na Rì

310

Quế

Chợ Đồn

30

 

Chợ Mới

300

 

Na Rì

10

C

Chè Shan tuyết hữu cơ

Chợ Đồn

100

 

Chợ Mới

2.000

Hồng không hạt hữu cơ

Ba Bể

100

Lợn bản địa

Na Rì

2.000

Lúa hữu cơ

Chợ Mới

100

Mơ hữu cơ

Pác Nặm

100

Nghệ hữu cơ

Pác Nặm

100

Hỗ trợ kinh phí thẩm định, cấp giấy chứng nhận

Ba Bể

150

Bạch Thông

120

Chợ Đồn

120

Chợ Mới

120

Na Rì

150

Pác Nặm

120

TP Bắc Kạn

120

D

Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm

Ba Bể

400

Bạch Thông

350

Chợ Đồn

350

Chợ Mới

350

Na Rì

400

Pác Nặm

350

TP Bắc Kạn

300

E

Sơ kết, tổng kết giai đoạn

Ba Bể

80

Bạch Thông

50

Chợ Đồn

50

Chợ Mới

50

Na Rì

70

Pác Nặm

50

TP Bắc Kạn

50

G

Chi khác (Chi phí quản lý, dự phòng,...)

Ba Bể

90

Bạch Thông

80

Chợ Đồn

90

Chợ Mới

90

Na Rì

85

Pác Nặm

85

TP Bắc Kạn

80

Tổng

 

25.712

 



1 nguồn: Báo cáo số 646/BC-UBND của tỉnh Bắc Kạn và Kế hoạch 775/KH-UBND về Phát triển chế biến sản phẩm chè và miến dong trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2020-2025.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1984/QĐ-UBND ngày 20/10/2021 phê duyệt Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.207

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.52.248
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!