BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1523/QĐ-BNN-TCTS
|
Hà Nội, ngày 08
tháng 07 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ BIỂN ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày
03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP
ngày 10/9/2009 của Chính phủ về Sửa đổi Điều 3 của Nghị định 01/2008/NĐ-CP của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006
của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã
hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2338/QĐ-BNN-KH ngày
20/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành
quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Nuôi trồng thủy sản đến năm
2020;
Xét Tờ trình số 195/VTS I ngày 04/5/2011 của Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đề nghị nghiệm thu hoàn thành Dự án "Quy
hoạch phát triển nuôi cá biển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020";
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản
tại Báo cáo thẩm định số 893/TCTS-KHTC ngày 29/6/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi cá biển đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020 với nội dung sau:
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
- Phát triển nuôi cá biển bao gồm nuôi trên lồng bè
đơn giản, đầu tư thấp phân tán trong các eo vịnh cửa sông ven biển, nuôi lồng
bè tập trung qui mô công nghiệp ở các vùng vịnh bán kín xa bờ ở một số tỉnh trọng
điểm (Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Kiên Giang) và nuôi trong ao đất
nước mặn, nước lợ.
- Nuôi đa loài, ưu tiên một số loài có giá trị cao,
sản lượng lớn, có thể chế biến xuất khẩu (cá giò, cá tráp, cá hồng Mỹ, cá hồng
bạc...).
- Phát triển nuôi cá biển trên tất cả các khu vực
được quy hoạch, từng bước nâng dần mật độ lồng bè, năng suất và sản lượng của từng
khu vực khi đã đáp ứng được yêu cầu về con giống, thức ăn và nhu cầu thị trường.
- Kết hợp nuôi cá biển với phát triển nuôi tổng hợp
đa đối tượng trên cùng một khu vực: nhuyễn thể (vẹm xanh, ốc hương, hầu biển...)
rong biển (rong câu, rong sụn...) để phát huy hiệu quả kinh tế trên một đơn vị
diện tích và bền vững với môi trường, giảm nguy cơ dịch bệnh. Diện tích đặt lồng
bè nuôi cá biển không vượt quá 10% diện tích có thể nuôi. Các khu vực nuôi bao
gồm các cụm lồng bè riêng biệt, diện tích mỗi cụm không quá 1 ha lồng bè, các cụm
cách nhau từ 500-1000m. Các đối tượng khác được nuôi xen kẽ với tỷ lệ xác định
theo mô hình nuôi tổng hợp.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu chung:
Phát triển nuôi cá biển nhằm tạo ra một lượng lớn sản
phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng
kinh tế chung của đất nước, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh quốc phòng; đồng
thời giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái góp phần phục hồi và tái tạo nguồn
lợi hải sản ở các thủy vực biển và ven biển.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đến năm 2015:
- Nuôi cá biển trong ao nước mặn, nước lợ, ao nuôi
tôm chuyển đổi hoặc luân canh đến năm 2015 đạt 61.000 tấn.
- Nuôi cá biển trong hệ thống lồng nhỏ 44.000 tấn.
- Nuôi công nghiệp tập trung 55.000 tấn.
Tổng sản lượng cá biển nuôi năm 2015 đạt 160.000 tấn,
giá trị tương đương 1,04 tỷ USD.
b) Đến năm 2020
- Nuôi cá biển trong ao nước mặn, nước lợ, ao nuôi
tôm chuyển đổi hoặc luân canh đến năm 2020 đạt khoảng 98.000 tấn.
- Nuôi cá biển trong hệ thống lồng nhỏ 51.000 tấn.
- Nuôi công nghiệp tập trung 111.000 tấn.
Tổng sản lượng cá biển nuôi năm 2020 đạt 200.000 -
260.000 tấn, giá trị tương đương 1,80 tỷ USD.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Về quy hoạch
1.1. Quy hoạch nuôi cá biển bằng lồng nhỏ đơn
giản:
Loại lồng có kích thước nhỏ (3x3x3 hoặc 3x6x3...) đặt
trong các eo vịnh kín, cửa sông rạch có độ sâu lúc nước thủy triều thấp nhất
5m. Độ sâu cột nước trong lồng khoảng 2,2m-2,4m. Phát triển hình thức nuôi này ở
các vịnh của tỉnh Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang với các đối tượng
nuôi như cá song, cá giò, cá hồng, cá chép biển, cá chim vây vàng... và có thể
phát triển nuôi ở các cửa sông rạch của các tỉnh Nam Bộ: Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền
Giang... nuôi các đối tượng chịu đựng được sự biến động lớn của độ mặn: cá vược
(chẽm), cá hồng Mỹ, cá rô phi nước lợ...
1.2. Quy hoạch nuôi cá biển trong ao đất:
Bao gồm các ao nước mặn nước lợ ven biển, trên các
ao nuôi tôm bị thoái hóa hoặc các ao nuôi tôm cần nuôi luân canh nhằm cải tạo
môi trường. Đối tượng nuôi trong ao đất là các loài chịu được sự biến động lớn
của độ mặn: cá Vược (chẽm), cá Song, cá Hồng Bạc, cá Hồng Mỹ, cá Tráp, cá Bớp,
cá Nhụ... Quy hoạch hình thức nuôi này tập trung chủ yếu ở các vùng có diện
tích nuôi lớn ở Nam Bộ, Trung Bộ và một số tỉnh ven biển Bắc Bộ như Quảng Ninh,
Nam Định...
1.3. Quy hoạch nuôi lồng bè qui mô công nghiệp.
Sử dụng các lồng có kích thước 1.000m3/lồng, chịu
được sóng gió cấp 11-12 hoặc có thể đánh chìm. Lồng 1.200m3 có đường kính 15m,
độ sâu nước trong lồng 8-10m, mỗi ha có 50 lồng. Từ năm 2010 đến 2015 tập trung
tại các vịnh lớn, bán kín, sóng gió không quá lớn nhưng có độ sâu lớn >10m ở
Đà Nẵng (vịnh Đà Nẵng), Phú Yên (vịnh Xuân Đài, Vũng Rô); Khánh Hòa (vịnh Bình
Ba - Cam Ranh) và Kiên Giang (Phú Quốc, Thổ Chu). Thí điểm nuôi lồng ở một số đảo
ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa). Vùng vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh) và vịnh
Cát Bà (Hải Phòng) chỉ nuôi ở một số vùng không nuôi hàu, chủ yếu là tập hợp,
nuôi vỗ đàn cá bố mẹ để cung cấp cá bố mẹ, trứng thụ tinh, cá bột cho miền Bắc
và cả nước. Đối tượng nuôi của hình thức này là những loài có giá trị kinh tế
cao, sản phẩm có thể đông tươi nguyên con hoặc chế biến đồ hộp: cá Giò, cá Song
Vua, cá Chim Vây Vàng, cá Hồng Bạc, Hồng Mỹ cá Cam...
1.4. Sản xuất giống:
Đầu tư hoàn thiện 3 Trung tâm Quốc gia giống Hải sản
ở 3 vùng sinh thái, triển khai xây dựng Trung tâm giống cấp I và các trại vệ
tinh ở các tỉnh sau:
- Tại Miền Bắc: Xây dựng các trại giống
cá biển và các hải sản khác ở đảo Cát Bà, đảo Cái Rồng và một số hòn đảo trên vịnh
Bái Tử Long như Cống Đông, Cống Tây. Ưu tiên xây dựng khu lưu giữ tuyển chọn,
cá bố mẹ tại vùng biển Cát Bà, Quảng Ninh để cung cấp cá bố mẹ, trứng thụ tinh,
cá bột cho cả nước. Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Bắc cung cấp cá
hương, trứng thụ tinh, cá bột cho các trạm trại ở Quảng Ninh, Hải Phòng và các
địa phương khác.
- Tại Miền Trung: Trung tâm Quốc
gia giống hải sản miền Trung đóng ở Vạn Ninh, Khánh Hòa. Các Trung tâm cấp I tại
Cam Ranh (Khánh Hòa), Bình Kiến, Xuân Hải (Phú Yên). Tận dụng các cơ sở sản xuất
tôm giống để ương cá biển nhằm tăng sản lượng mới đáp ứng đủ nhu cầu. Phú Yên,
Khánh Hòa sẽ được quy hoạch là trung tâm giống cá biển cung cấp cho các tỉnh miền
Trung.
- Tại Nam Bộ: Trung tâm Quốc gia giống
Hải sản Nam Bộ cùng các Trung tâm cấp tỉnh và các trại tôm giống của các tỉnh
Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ ương giống cung cấp cho toàn khu vực. Tại Phú Quốc xây
dựng cơ sở sản xuất giống lớn để cung cấp cho nhu cầu nuôi tại chỗ và các vùng
lân cận.
1.5. Chế biến thức ăn
Đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo 7-8 nhà
máy chế biến thức ăn đạt công suất 50 tấn/ngày hoặc 4 nhà máy có công suất 100
tấn ngày. Các nhà máy sản xuất bột cá, vitamin, khoáng và các chất phụ gia khác
cần được xây dựng hoặc nâng cấp cải tạo đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy thức
ăn.
Các nhà máy chế biến đông lạnh sử dụng các sản phẩm
phụ, cá tạp để chế biến 90-100 ngàn tấn (60%) bột cá cung cấp cho các nhà máy
chế biến thức ăn.
- Tại Miền Bắc: Nâng cấp 3 cơ sở chế
biến thức ăn nuôi tôm công nghiệp với qui mô 10-20 tấn/ngày hiện có ở Hải Phòng
công suất 50-100 tấn/ngày. Xây dựng 1 nhà máy lớn chuyên chế biến thức ăn cho
cá có thể đặt ở Hải Phòng với công suất khoảng 50-80 ngàn tấn/năm với hình thức
liên doanh với nước ngoài. Các nhà máy chế biến ở Hải Phòng Quảng Ninh có thể
cung cấp một lượng lớn bột cá hay nhập ngoại đến cảng Hải Phòng để sản xuất thức
ăn và cung cấp cho các nhà máy khác.
- Tại Miền Trung: Xây dựng Nhà máy chế
biến thức ăn tại Đà Nẵng hay Khánh Hòa. Nâng cấp nhà máy thức ăn tôm (KP) tăng
thêm công suất để sản xuất thức ăn cho cá biển. Các nhà máy chế biến, cảng cá
cung cấp đủ nguyên liệu (bột cá) làm thức ăn đáp ứng cho các vùng nuôi cá biển
của khu vực.
- Tại Nam Bộ: Xây dựng hoặc nâng cấp
một số Nhà máy chế biến thức ăn tại Vũng Tàu, Kiên Giang cung cấp cho các vùng
nuôi cá biển ở khu vực.
2. Về khoa học công nghệ
Nghiên cứu có trọng tâm, trọng điểm từng nghề, từng
đối tượng nuôi phục vụ kịp thời cho sản xuất:
- Nghiên cứu thu gom, thuần dưỡng và nuôi vỗ thành
thục cá bố mẹ.
- Nghiên cứu công nghệ cho đẻ và vận chuyển ấu
trùng, cá giống.
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn, kể cả tươi
sống cho ấu trùng.
- Nghiên cứu công nghệ nuôi ấu trùng lên cá hương,
ương cá hương lên cá giống.
- Lai tạo, gia hóa và nâng cao chất lượng di truyền
cho các đối tượng nuôi chủ yếu.
- Nghiên cứu công nghệ nuôi đặc biệt là nuôi quy mô
công nghiệp, nuôi công nghệ cao.
- Các loại bệnh đối với ấu trùng, cá hương, cá giống,
cá bố mẹ và biện pháp phòng trị đặc biệt công nghệ sản xuất các loại Vacxin.
- Nghiên cứu và hoàn thiện qui trình công nghệ sản
xuất các loại thuốc hóa chất dễ sử dụng, thân thiện với môi trường, hiệu quả và
an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Về thị trường.
- Nghiên cứu thị trường, lựa chọn một số đối tượng
có khả năng có thị trường tiêu thụ lớn, đồng thời phát triển thị trường trong
nước, thị trường xuất khẩu tiểu ngạch.
- Tập trung chỉ đạo, tập trung đầu tư một số mô
hình trọng điểm để tạo nên lượng sản phẩm đủ số lượng và chất lượng cho việc
chào hàng tiếp thị.
- Đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường sản xuất các sản
phẩm có giá trị gia tăng, hạ giá thành sản phẩm đồng bộ từ khâu giống, thức ăn,
nuôi...
4. Về hệ thống chính sách.
Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích phát
triển nuôi trồng thủy sản và nuôi cá biển đã ban hành như:
- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật
nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
- Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;
- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày
04/6/2010 về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn nhằm hỗ trợ phát triển nuôi cá biển trên đất hoang hóa, vùng nước chưa được
khai thác, trên biển, hải đảo;
- Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của
Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định
106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
151/2006/NĐ-CP ;
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của
Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nghiên cứu, đề xuất bổ sung những chính sách mới nhằm
thực hiện có hiệu quả nhằm tạo một bước tiến nhảy vọt cho phát triển nuôi cá biển.
Trong đó:
- Ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng các công
trình, cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu phục vụ nuôi trồng thủy sản cho các
vùng nuôi tập trung trên biển, eo vịnh, đầm phá, hải đảo (điện, hệ thống phao
tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi với luồng hàng hải và các khu vực khác, hệ
thống neo lồng bè chính, khu xử lý nước thải ...) và cải tạo, nâng cấp hệ thống
thủy lợi đầu mối (cống, đê bao, kè, kênh cấp, kênh tiêu nước, trạm bơm) cho các
vùng nuôi cá biển trong ao đất tập trung; đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ
và nhập công nghệ mới, tiên tiến; thu thập, nhập nội, lưu giữ đàn cá bố mẹ và
tiến hành nghiên cứu lai tạo, gia hóa, thay thế, bổ sung để quản lý tốt chất lượng
đàn bố mẹ gốc các loài có giá trị kinh tế cao; kinh phí cho công tác xúc tiến
thương mại, xây dựng thương hiệu và khuyến ngư (đào tạo, tập huấn ngắn ngày cho
cán bộ và nông ngư dân, xây dựng mô hình...).
- Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua giống, làm lồng bè
cho các hộ gia đình nuôi cá biển trên vùng biển, đảo xa; hỗ trợ kinh phí cho
các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung áp dụng Quy trình thực hành nuôi tốt
(GAP) và các chứng chỉ áp dụng các Quy trình nuôi tiên tiến;
- Nghiên cứu, bổ sung, công bố loại dịch bệnh nguy
hiểm đối với các loại cá biển được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng,
vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009.
- Nghiên cứu, đề xuất bổ sung đối tượng, khu vực được
nhà nước thí điểm hỗ trợ phí bảo hiểm cho người nuôi cá biển.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Hướng dẫn các địa phương quy hoạch chi tiết vùng
nuôi cá biển; Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc triển khai quy hoạch phát triển
nuôi cá biển;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính xác định danh mục, tiêu chí để xác định các dự án trọng điểm được
hỗ trợ đầu tư;
- Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về sản xuất giống,
nuôi, chế biến cá biển đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Tăng cường kiểm tra kiểm soát các cơ sở nhập khẩu,
sản xuất, kinh doanh và việc sử dụng thuốc, hóa chất tại các vùng nuôi cá biển;
xử phạt nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm các qui định.
- Chỉ đạo công tác khuyến ngư, xây dựng các mô hình
sản xuất công nghệ cao nuôi, chế biến các sản phẩm cá biển có giá trị. Kịp thời
cập nhật thông tin về thị trường, tiến bộ khoa học, công nghệ trong nuôi, chế
biến sản phẩm cá biển phổ biến đến dân, doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản
xuất và gìn giữ môi trường sinh thái.
2. UBND tỉnh, thành phố:
- Xây dựng quy hoạch chi tiết vùng nuôi cá biển của
địa phương.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện theo quy hoạch được
duyệt, định kỳ đánh giá thực hiện quy hoạch để kịp thời điều chỉnh phù hợp với
tình hình thực tế.
- Xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư đồng thời nắm bắt
thông tin, kịp thời điều chỉnh quy hoạch theo từng thời kỳ thực hiện.
- Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
xây dựng kế hoạch phát triển nuôi cá biển bền vững, an toàn.
- Chỉ đạo cơ quan khuyến ngư, khuyến nông địa
phương phối hợp với các Viện, trường đại học, cao đẳng và đào tạo nghề trong
vùng để phát triển nguồn nhân lực cho nuôi cá biển.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển và các
cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trưởng;
- Các Bộ: KH&ĐT, TC, KH&CN, TNMT, Công
Thương; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- UBND các tỉnh ven biển;
- Hiệp hội chế biến xuất khẩu Thủy sản Việt Nam; Hội Nghề cá Việt Nam;
- Các Cục: CBNLTS và NM, KTHT và PTNT, QLCLNLS và TS;
- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia;
- Các Vụ: KH, TC, KHCN và MT;
- Lưu: VT, TCTS.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|
PHỤ LỤC 01
ĐỊNH HƯỚNG SẢN LƯỢNG CÁ BIỂN NUÔI NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
2020
(Ban hành kèm theo Quyết định 1523/QĐ-BNN-TCTS ngày 08 tháng 7 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TT
|
Tỉnh/TP
|
2015
|
2020
|
Nuôi trong Ao đất
|
Lồng nhỏ đơn giản
|
Nuôi CN tập trung
|
Tổng SL (tấn)
|
Nuôi trong Ao đất
|
Lồng nhỏ đơn giản
|
Nuôi CN tập
trung
|
Tổng SL (tấn)
|
|
Mục tiêu tổng sản
lượng
(Tấn/năm)
|
55.000
|
44.000
|
61.000
|
160.000
|
98.000
|
51.000
|
111.000
|
260.000
|
1
|
Quảng Ninh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL(tấn/năm)
|
1.800
|
4.000
|
400
|
6.200
|
2.000
|
6.000
|
1.100
|
9.100
|
2
|
Hải Phòng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
600
|
2.200
|
|
2800
|
1.500
|
2.200
|
|
3.700
|
3
|
Thái Bình
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
600
|
|
|
600
|
1.500
|
|
|
1.500
|
4
|
Nam Định
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
700
|
|
|
700
|
1.800
|
|
|
1.800
|
5
|
Ninh Bình
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
600
|
|
|
600
|
1.200
|
|
|
1.200
|
6
|
Thanh Hóa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
1.200
|
2.200
|
|
3.400
|
3.000
|
2.200
|
|
5.200
|
7
|
Nghệ An
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
2.400
|
|
1.300
|
3.700
|
3.700
|
|
4.400
|
8.100
|
8
|
Hà Tĩnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
1.000
|
|
|
1.000
|
3.000
|
|
|
3.000
|
9
|
Quảng Bình
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
1.200
|
|
|
1.200
|
3.000
|
|
|
3.000
|
10
|
Quảng Trị
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
1.200
|
|
|
1.200
|
1.700
|
|
|
1.700
|
11
|
Thừa Thiên Huế
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
1.200
|
|
|
1.200
|
1.500
|
|
|
1.500
|
12
|
Đà Nẵng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
100
|
2.200
|
2100
|
4.300
|
100
|
2.000
|
4.000
|
6.100
|
13
|
Quảng Nam
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
300
|
2.200
|
|
2.500
|
400
|
2.200
|
|
2.600
|
14
|
Quảng Ngãi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
200
|
2.200
|
|
2.400
|
600
|
2.200
|
|
2.800
|
15
|
Bình Định
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
1.200
|
1.200
|
|
2.400
|
2.400
|
1.100
|
|
3.500
|
16
|
Phú Yên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
1.200
|
3.300
|
13.000
|
17.500
|
2.200
|
4.400
|
26.000
|
32.600
|
17
|
Khánh Hòa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
1.200
|
3.300
|
15.000
|
19.500
|
2.200
|
4.400
|
26.000
|
32.600
|
18
|
Ninh Thuận
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
1.000
|
600
|
4.400
|
6.000
|
3.000
|
1.000
|
8.700
|
12.700
|
19
|
Bình Thuận
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
1.200
|
1.200
|
4.300
|
6.700
|
3.000
|
2.200
|
8.700
|
13.900
|
20
|
Bà Rịa Vũng Tàu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
1.000
|
4.400
|
7.400
|
12.800
|
1.200
|
4.400
|
10.400
|
16.000
|
21
|
TP Hồ Chí Minh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
1.000
|
|
|
1.000
|
2.200
|
|
|
2.200
|
22
|
Tiền Giang
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
2.400
|
2.200
|
|
4.600
|
4.500
|
2.200
|
|
6.700
|
23
|
Bến Tre
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
3.600
|
|
|
3.600
|
4.800
|
1.100
|
|
5.900
|
24
|
Trà Vinh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
3.600
|
2.200
|
|
5.800
|
4.500
|
2.200
|
|
6.700
|
25
|
Sóc Trăng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
3.600
|
2.200
|
|
5.800
|
4.500
|
2.200
|
|
6.700
|
26
|
Bạc Liêu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
5.000
|
2.000
|
|
7.000
|
11.000
|
2.200
|
|
13.300
|
27
|
Cà Mau
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
8.000
|
3.000
|
|
11.000
|
15.000
|
4.400
|
|
19.400
|
28
|
Kiên Giang
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu SL (tấn/năm)
|
8.000
|
3.400
|
13.000
|
24.400
|
10.500
|
4.400
|
21.700
|
36.600
|