Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1690/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 16/09/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1690/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thủy sản năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 với các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất – khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề cá nhiệt đới, chuyển nghề cá nhân dân thành nghề cá hiện đại, tạo sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển.

2. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, cơ khí hậu cần dịch vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam. Hình thành các trung tâm nghề cá lớn ở Vịnh Bắc bộ, duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ gắn với các ngư trường trọng điểm.

3. Nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng ngư dân và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nghề cá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển thủy sản. Xác định nông, ngư dân và doanh nghiệp là chủ thể chính của sản xuất thủy sản, đồng thời tạo sự gắn kết lợi ích giữa nông dân, ngư dân và doanh nghiệp là khâu đột phá trong quá trình đổi mới ngành thủy sản. Tiếp tục bố trí, sắp xếp lại dân cư và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa làng cá là yêu cầu quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

4. Phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và an sinh xã hội; chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy sản với góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển.

5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản trên cơ sở tiếp cận khoa học về quản lý tổng hợp nghề cá có sự tham gia của cộng đồng và mối quan hệ tương hỗ với các ngành kinh tế khác nhằm phát triển thủy sản và xã hội nghề cá bền vững.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020

1. Ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa – hiện đại hóa và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới. Đồng thời từng bước nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.

2. Kinh tế thủy sản đóng góp 30 – 35% GDP trong khối nông – lâm – ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 – 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 – 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65 – 70% tổng sản lượng.

3. Tạo việc làm cho 5,0 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần so với hiệu nay; trên 40% tổng số lao động nghề cá qua đào tạo. Xây dựng các làng cá ven biển, hải đảo thành các cộng đồng dân cư giàu truyền thống tương thân, tương ái, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng phát triển theo lĩnh vực

a) Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Tập trung nghiên cứu điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các hoạt động nghiên cứu nguồn lợi và tổ chức khai thác thủy sản trên biển.

Tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển, trên cơ sở cơ cấu lại tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp với các vùng biển, tuyến biển, với môi trường tự nhiên, nguồn lợi hải sản. Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để định hướng khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn lợi hải sản trên biển, tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác thủy sản, bảo quản sản phẩm để giảm tổn thất sau thu hoạch. Củng cố và phát triển các mô hình tổ chức sản xuất khai thác hải sản như: tổ đội sản xuất, hợp tác xã, các hình thức kinh tế tập thể, liên doanh, liên kết, các mô hình hậu cần dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trên biển. Đổi mới xây dựng các hợp tác xã và liên minh hợp tác xã nghề cá theo hướng thật sự vì lợi ích của ngư dân, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, gắn kết cộng đồng, phát triển và ổn định xã hội vùng biển và hải đảo. Hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn đủ mạnh để hoạt động khai thác hải sản xa bờ và hợp tác khai thác viễn dương với các nước trong khu vực.

Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hoàn thiện hệ thống thông tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hộ cứu nạn. Tăng cường bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển. Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ nguồn lợi gắn với bảo vệ ngư dân và quốc phòng an ninh trên biển và hải đảo.

Củng cố, phát triển ngành cơ khí đóng, sửa tàu cá, có lộ trình phù hợp chuyển nhanh các tàu cá vỏ gỗ sang vỏ thép, vật liệu mới, … phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành cơ khí tàu cá, các ngành sản xuất lưới sợi, ngư cụ phục vụ khai thác gắn với đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các cảng cá, bến cá, các khu neo đậu tránh trú bão, các khu hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển và trên các hải đảo.

Nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nghề khai thác hải sản. Xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa, nhân rộng các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng, ban hành cơ chế chính sách quản lý phù hợp; thực hiện việc thả các giống thủy sản đảm bảo chất lượng ra biển và các thủy vực nội địa theo mùa vụ để phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Xây dựng và thiết lập cơ chế, chính sách quản lý khai thác nội địa từ điều tra nguồn lợi trên các lưu vực sông, suối, hồ đến quản lý khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường. Chống đánh bắt bất hợp pháp, hủy diệt nguồn lợi.

b) Nuôi trồng thủy sản

- Đối với vùng nước ngọt:

Ổn định diện tích nuôi các loài cá truyền thống trên các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa để tăng nguồn thực phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân, đồng bào miền núi, góp phần thiết thực xóa đói giảm nghèo. Không ngừng đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng các đối tượng nuôi, các giống thủy đặc sản (lươn, ếch, baba, tôm càng xanh, cá chình, rô phi ...) và các giống thủy sản mới (cá nước lạnh, cá cảnh …) phục vụ xuất khẩu, du lịch và thị trường nội địa. Tập trung triển khai áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP đối với sản xuất cá tra công nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Đối với vùng nước lợ:

Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng các đối tượng thủy sản tạo sản phẩm chủ lực theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái phục vụ xuất khẩu.

Hình thành các vùng nuôi công nghiệp tập trung có quy mô diện tích lớn theo tiêu chuẩn GAP phù hợp với từng thị trường, tạo sản lượng hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước ở các khu vực đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, gắn với truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu thủy sản uy tín, chất lượng cao.

Duy trì, phát triển các hình thức nuôi hữu cơ (nuôi sinh thái), nuôi quảng canh cải tiến ở các vùng bãi bồi, đầm phá, rừng ngập mặn để vừa tạo sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao, vừa bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

- Đối với nuôi nước mặn:

Phát triển nuôi biển thành một lĩnh vực sản xuất quy mô công nghiệp tạo khối lượng sản phẩm lớn phục vụ xuất khẩu, du lịch và tiêu thụ nội địa.

Hoàn chỉnh quy hoạch, công bố quy hoạch các vùng nuôi biển tập trung: trên biển, ven các hải đảo và biển ven bờ; quy hoạch và có kế hoạch phát triển các giống hải sản phục vụ nghề nuôi biển, tạo sản phẩm hàng hóa lớn (giáp xác, nhuyễn thể, cá), sớm hình thành các nhóm đối tượng chủ lực có xuất xứ nguồn gốc, có thương hiệu uy tín trên thị trường. Tập trung phát triển nhanh, mạnh các đối tượng có thị trường tốt, đã có truyền thống, có thương hiệu, chủ động sản xuất giống và quy trình sản xuất như: nhuyễn thể hai mảnh vỏ (ven biển Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long), trai ngọc (Cô Tô, Phú Quốc), tu hài (Cát Bà, Quảng Ninh), bào ngư (Bạch Long Vĩ), tôm hùm (Phú Yên, Khánh Hòa), ốc hương, sò điệp ... (ven biển miền Trung), cá cu (Đà Nẵng), cá giò, cá mú (Hải Phòng, Vũng Tàu, Côn Đảo) … Đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất thủy sinh vật cảnh để cung cấp cho thị trường trong nước, du lịch và tiến tới xuất khẩu.

Tổ chức các mô hình nuôi biển phù hợp như: mô hình quân dân kết hợp nuôi biển ven các đảo và quần đảo Trường Sa, Đá Tây, Bạch Long Vĩ, Cô Tô; mô hình đầu tư tư nhân; mô hình liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế.

Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất giống, tập trung nguồn lực để tạo nguồn giống sạch bệnh, trước hết đối với tôm sú, tôm chân trắng và cá tra.

Tăng cường quản lý nhà nước để quản lý nghiêm ngặt chất lượng con giống, hệ thống sản xuất, lưu thông, tiêu thụ giống thủy sản. Tiếp tục tập trung đầu tư cho các Trung tâm quốc gia giống thủy sản, các trung tâm giống thủy sản cấp I và vùng sản xuất giống tập trung ở Nam Trung Bộ.

c) Chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Rà soát lại quy hoạch các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, gắn kết chặt chẽ các cơ sở chế biến với vùng sản xuất nguyên liệu và cơ sở dịch vụ hậu cần (các cảng cá, bến cá).

Đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm thủy sản.

Giữ vững thị phần trên các thị trường lớn (EU, Nhật, Hoa Kỳ, Nga …), đồng thời không ngừng mở rộng thị trường để tăng thị phần trên các thị trường tiềm năng khác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Trung Đông, Canada, Úc, các nước Đông Âu, Trung Mỹ và Nam Mỹ, …). Bên cạnh đó, củng cố và phát triển chế biến thủy sản nội địa, mở rộng thị trường trong nước trên cơ sở đa dạng hóa các sản phẩm để phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam.

Tổ chức sản xuất thủy sản liên hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm. Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản, nhất là các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao của Việt Nam. Hình thành hệ thống kênh phân phối sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước.

Tổ chức lại sản xuất, xây dựng mối quan hệ liên kết, chia sẻ lợi ích giữa các doanh nghiệp, người sản xuất, nhà khoa học nhằm tạo môi trường thuận lợi nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt chú trọng việc quy hoạch, tổ chức lại các cơ sở chế biến thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y phục vụ nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các công đoạn trong chuỗi giá trị của quá trình sản xuất thủy sản, đồng thời tạo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế và giữa các lực lượng lao động tham gia sản xuất thủy sản.

d) Cơ khí đóng sửa tàu thuyền và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Tập trung đầu tư củng cố phát triển đồng bộ công nghiệp cơ khí, đóng, sửa tàu cá; sản xuất phụ trợ gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần đồng bộ trên biển, các vùng hải đảo, những vùng sản xuất tập trung ở Vịnh Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc, Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nam bộ.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ; thiết bị thông tin, các công cụ, thiết bị phục vụ nuôi trồng, chế biến và dịch vụ nghề cá.

2. Định hướng phát triển theo vùng

a) Vùng đồng bằng sông Hồng

Phát triển nuôi công nghiệp ở những khu vực có điều kiện thuận lợi, đồng thời phát huy nghề cá nước ngọt, nước lợ truyền thống. Duy trì, ổn định quy mô diện tích nuôi nước ngọt, nước lợ.

Phát huy lợi thế vùng đồng bằng, vùng bãi bồi để xây dựng các mô hình nuôi hữu cơ (nuôi sinh thái). Kết hợp mô hình nuôi theo hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã với mô hình nuôi quy mô trang trại. Phát triển nuôi biển ở vùng biển đảo Cát Bà và Bạch Long Vĩ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở ven biển của các tỉnh. Đầu tư để củng cố duy trì, phát triển vùng chuyên canh trồng rau câu và phát triển nghề nuôi thủy sinh vật cảnh, đặc biệt cá cảnh biển gắn với du lịch và xuất khẩu.

Đối tượng nuôi trồng chính của vùng là các loài cá nước ngọt truyền thống, thủy đặc sản nước ngọt, cá rô phi, nhuyễn thể, tôm biển, rong biển, cua biển, cá biển, ….

Chuyển dịch mạnh hoạt động khai thác gần bờ ra xa bờ. Khẩn trương chuyển một bộ phận lớn lao động khai thác hải sản ven bờ sang hoạt động các ngành nghề khác như du lịch, nuôi trồng thủy sản …. Đổi mới cơ cấu đội tàu khai thác, nghề khai thác (giảm nghề lưới kéo, tăng nghề vây, rê, câu khơi …), chuyển đổi loại hình vỏ tàu từ gỗ sang vỏ thép và các loại vật liệu mới khác. Đào tạo nghề cho ngư dân, thuyền trưởng, máy trưởng đủ năng lực hoạt động dài ngày trên biển. Ngư trường khai thác chính ở Bạch Long Vĩ và di chuyển ra vùng biển Nam Vịnh Bắc bộ và giữa Biển Đông, gắn hoạt động khai thác hải sản với bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển.

Đầu tư nâng cấp hệ thống nhà máy chế biến thủy sản, các cơ sở công nghiệp cơ khí đóng, sửa tàu cá, các cơ sở hạ tầng hậu cần dịch vụ, hình thành Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ ven biển tại Hải Phòng – Cát Bà – Bạch Long Vĩ phục vụ cho hoạt động thủy sản trong vùng. Bảo tồn, phát triển thương hiệu nước mắm Cát Hải và xây dựng các làng nghề, làng cá ven biển văn minh, giàu bản sắc nghề cá nước ta.

Xây dựng, phát triển các khu bảo tồn biển và nội địa. Đầu tư nâng cấp trường Cao đẳng thủy sản thành trường Đại học thủy sản tại Hải Phòng.

b) Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

Tiếp tục duy trì phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ khu vực cửa sông, ven biển, đầm phá phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Khai thác tiềm năng mặt nước hồ chứa để phát triển nuôi thủy sản tạo nguồn thực phẩm phục vụ nội địa, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho dân cư trung du, miền núi. Đầu tư phát triển nghề nuôi biển khu vực ven biển và ven các hải đảo. Tiếp tục đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống hải sản tại các tỉnh Nam Trung bộ để đến năm 2020 Nam Trung bộ trở thành trung tâm sản xuất giống hải sản tập trung lớn nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, các loài cá biển, trồng rau câu tập trung chuyên canh trên các đầm phá. Phát triển nuôi các đối tượng có tiềm năng như cá song, cá giò, cá hồng, bào ngư, vẹm xanh, rong biển, …

Nghiên cứu và sản xuất sinh vật cảnh phục vụ du lịch và xuất khẩu tại các tỉnh Nam miền Trung.

Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi hải sản vùng Biển Đông. Chuyển mạnh tàu thuyền khai thác ven bờ sang khai thác hải sản xa bờ và hợp tác khai thác hải sản trên vùng biển viễn dương đối với các nước ASEAN (Brunei, Indonesia, Malaysia), chuyển một bộ phận lao động khai thác hải sản ven bờ sang hoạt động các ngành nghề khác như du lịch, nuôi trồng thủy sản, …

Sắp xếp lại, đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo nghiên cứu thủy sản khu vực miền Trung để tạo động lực vươn ra biển.

Xây dựng các mô hình khai thác, dịch vụ hậu cần khai thác, dịch vụ công ích phù hợp với các ngư trường xa bờ.

Xây dựng, phát triển các khu bảo tồn biển và nội địa để bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sinh.

Rà soát quy hoạch các nhà máy chế biến đông lạnh xuất khẩu, các cơ sở chế biến tiêu thụ nội địa, tăng cường quản lý chất lượng chế biến; khôi phục và phát triển thương hiệu và làng nghề nước mắm Phan Thiết. Đầu tư cơ sở vật chất hậu cần dịch vụ, công nghiệp cơ khí đóng, sửa tàu thuyền, sản xuất ngư lưới cụ, hình thành các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá lớn (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Khánh Hòa, Bình Thuận), xem xét nâng cấp và đầu tư một số cảng cá loại I thành cảng cá quốc tế sau năm 2012 để phục vụ hoạt động thủy sản và hội nhập với nghề cá các nước trong khu vực và thế giới. Đầu tư xây dựng các tàu chế biến, hậu cần dịch vụ phục vụ nghề câu cá ngừ đại dương để nâng cao hiệu quả khai thác và chất lượng sản phẩm cá ngừ đại dương. Tập trung xây dựng thương hiệu cá ngừ đại dương Việt Nam.

c) Vùng Đông Nam bộ

Phát triển nuôi hải sản trên biển, ven biển, ven đảo. Đối tượng nuôi: cá biển, tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, các loài thủy đặc sản phục vụ du lịch, xuất khẩu và tiêu dùng tại chỗ.

Tiếp tục khai thác sử dụng các mặt nước hồ chứa đưa vào nuôi thủy sản. Duy trì các mô hình nuôi hữu cơ (sinh thái) vùng ven biển, rừng ngập mặn thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phát triển nuôi cá cảnh theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch và xuất khẩu. Xây dựng, phát triển các khu bảo tồn biển và nội địa để bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sinh.

Duy trì và nâng cấp đội tàu khai thác xa bờ kết hợp với việc chuyển đổi cơ cấu thuyền nghề, giảm nghề lưới kéo chuyển sang vây di động, câu khơi. Ngư trường khai thác chính là vùng biển Đông Nam bộ, Biển Đông và hợp tác khai thác viễn dương với các nước ASEAN.

Rà soát quy hoạch các nhà máy chế biến thủy sản, hình thành các trung tâm, cơ sở hậu cầu dịch vụ, kho ngoại quan phục vụ chế biến thủy sản xuất khẩu. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ phát triển thủy sản trong vùng và hỗ trợ cho phát triển thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long (cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác hải sản tại Vũng Tàu, Côn Đảo, cơ sở hậu cần dịch vụ chế biến thủy sản tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, trung tâm thương mại thủy sản tại thành phố Hồ Chí Minh, …).

d) Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu. Chuyển một phần diện tích nuôi thủy sản quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh quy mô công nghiệp ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Áp dụng các công nghệ, mô hình nuôi tiên tiến, tiêu chuẩn mới (GAP, BMP, CoC) gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Trước mắt, tập trung áp dụng và nhân rộng tiêu chuẩn GlobalGAP đối với công nghiệp sản xuất cá tra. Phát triển các mô hình nuôi trên biển và ven các đảo. Đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú, cá tra, basa, tôm chân trắng, cá rô phi, nhuyễn thể, cá biển, tôm càng xanh, cá thác lác, cá bống tượng và các loài thủy sản đặc thù, bản địa của đồng bằng sông Cửu Long.

Duy trì trên diện tích lớn nghề nuôi thủy sản cơ hữu (nuôi sinh thái) vùng rừng ngập mặn U Minh (Cà Mau, Kiên Giang).

Xây dựng trường đại học thủy sản, đồng thời nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở nghiên cứu thủy sản, trong đó có cơ sở nghiên cứu cá tra và tôm.

Chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền nghề khai thác hải sản, chuyển một bộ phận tàu thuyền khai thác ven bờ sang hoạt động xa bờ và các ngành kinh tế khác. Đầu tư nâng cấp đội tàu khai thác xa bờ. Ngư trường khai thác ở biển Tây Nam bộ, một phần Đông Nam bộ và hợp tác khai thác trên các vùng biển chung.

Duy trì các nghề khai thác thủy sản nội địa hợp lý gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản.

Xây dựng, phát triển các khu bảo tồn biển, bảo tồn nội địa để bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái thủy sinh. Bảo tồn, phát triển làng nghề, thương hiệu nước mắm Phú Quốc gắn với phát triển du lịch sinh thái biển ở đảo Phú Quốc.

Rà soát hệ thống các nhà máy chế biến thủy sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung. Chú trọng đối với 2 sản phẩm chủ lực có sản lượng lớn là tôm và cá tra. Đầu tư nâng cấp các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, các cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu cá tại Kiên Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre và trên các đảo.

d) Vùng miền núi, trung du phía Bắc và Tây Nguyên

Phát triển nuôi thủy sản hồ chứa và trên các vùng nước ven sông, suối gắn với bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo và cung cấp thực phẩm cho người dân. Đối tượng nuôi chính là các giống loài thủy sản truyền thống: cá, tôm nước ngọt và các loài thủy đặc sản như baba, lươn, ếch, …. Đầu tư nghiên cứu và phát triển nuôi một số đối tượng cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm phục vụ du lịch và cung cấp cho thị trường nội địa.

Xây dựng, phát triển một số khu bảo tồn nội địa nhằm bảo vệ, tái tạo, phát triển các loài thủy sản bản địa quý hiếm, nguồn lợi thủy sản.

Bổ sung kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thủy sản ở các địa phương và đầu tư xây dựng hoàn thiện các cơ sở sản xuất, nhân giống, công tác khuyến ngư góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của ngư dân.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tổ chức lại sản xuất

Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm; trọng tâm là khai thác biển, nuôi tôm nước lợ, cá tra, ba sa, nhuyễn thể hai mảnh vỏ; tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa người sản xuất nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến thủy sản. Tổ chức các mô hình sản xuất theo đặc thù từng lĩnh vực trên từng khu vực, từng vùng, miền. Bên cạnh phát triển các mô hình tổ hợp tác, quản lý cộng đồng, chú trọng đặc biệt đến phát triển hợp tác xã theo diện rộng và chiều sâu nhằm tích lũy kinh tế, đất đai, mặt nước gắn với việc bảo vệ môi trường, nguồn lợi để phát triển sản xuất hàng hóa lớn theo hướng bền vững. Lao động dôi dư trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và cơ cấu lại sản xuất từng lĩnh vực trong ngành sẽ được đào tạo nghề, chuyển đổi sang hoạt động các ngành kinh tế khác; đồng thời đẩy mạnh việc hợp tác xuất khẩu lao động nghề cá.

Đối với nuôi trồng thủy sản: thu hút mạnh đầu tư từ các doanh nghiệp, phát triển các mô hình tổ chức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ và người nuôi. Xây dựng các vùng nuôi công nghiệp sản xuất hàng hóa lớn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp quản lý tiên tiến (GAP, BMP, CoC) vào các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung để tăng năng suất, sản lượng và đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn cung cấp cho các nhà máy chế biến.

Xây dựng và đẩy mạnh việc kiện toàn hệ thống thú y thủy sản từ trung ương đến địa phương.

Đối với khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: thành lập các đoàn tàu công ích hoạt động trên 4 ngư trường trọng điểm: Vịnh Bắc bộ, Biển Đông, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ để hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác thủy sản sản xuất hiệu quả. Tổ chức các mô hình dịch vụ khai thác trên biển theo hướng khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập các đội tàu cung ứng dịch vụ hậu cần, mua gom sản phẩm cho các tàu khai thác xa bờ. Các đoàn tàu công ích cùng các đội tàu hậu cần dịch vụ của các thành phần kinh tế hoạt động trên biển sẽ hình thành nên thị trường các sản phẩm dịch vụ nghề cá và các sản phẩm hải sản khai thác trên biển, tạo cơ hội, điều kiện cho lao động nghề cá có thể đi biển dài ngày, nâng cao hiệu quả khai thác hải sản cho cộng đồng ngư dân. Tổ chức tốt thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai kịp thời cho ngư dân trên biển, bảo đảm an toàn đi biển, tổ chức ứng cứu kịp thời khi có rủi ro.

Đối với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: xây dựng cơ chế liên doanh, liên kết giữa nông ngư dân sản xuất nguyên liệu với các nhà doanh nghiệp (trong và ngoài nước) trong chế biến thủy sản, đặc biệt trong sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y thủy sản theo hình thức đa sở hữu để cùng chia sẻ rủi ro, lợi ích giữa các bên. Quy hoạch phát triển hệ thống nhà máy chế biến và kho lạnh thương mại để tăng hiệu suất sử dụng, điều tiết được nguồn nguyên liệu ổn định, góp phần điều tiết bình ổn giá thủy sản trên thị trường và giảm các tổn thất sau thu hoạch.

Tổ chức lại, củng cố, xây dựng mới phát triển lĩnh vực cơ khí đóng sửa tàu thuyền, sản xuất ngư lưới cụ trên các vùng ngư trường trọng điểm.

2. Về phát triển thị trường và xúc tiến thương mại

Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến thương mại để củng cố và phát triển các thị trường truyền thống, các thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ) và phát triển mở rộng các thị trường Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc, ….

Phát triển, mở rộng thị trường nội địa phục vụ du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn.

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thủy sản ở các thị trường trọng điểm (triển lãm, hội chợ, tuyên truyền, quảng cáo, …). Nâng cao năng lực trao đổi, tiếp cận với thông tin thị trường, thương mại thủy sản cho các doanh nghiệp, các cán bộ quản lý và người sản xuất.

Xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng cho một số sản phẩm thủy sản chủ lực phục vụ xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách sản phẩm thủy sản của các nước nhập khẩu.

3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Sắp xếp và tổ chức lại, củng cố, nâng cấp, mở rộng, hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất. Xây dựng trường đại học thủy sản và các cơ sở dạy nghề thủy sản tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.

Tập trung đào tạo cán bộ chuyên môn cao, cán bộ khoa học và cán bộ quản lý; xã hội hóa trong việc đào tạo lao động nghề cá, hướng tới đào tạo có địa chỉ, theo nhu cầu thị trường.

Có chính sách ưu tiên đối với đào tạo nguồn nhân lực hoạt động nghề cá trên biển; đặc biệt các cán bộ khoa học về nguồn lợi, khai thác, cơ khí, đăng kiểm tàu cá. Gắn kết giữa phát triển nguồn nhân lực với bố trí dân cư và xây dựng làng cá ven biển.

4. Về khoa học – công nghệ và khuyến ngư

Tập trung cho nghiên cứu biển, nghiên cứu ngư trường, nguồn lợi thủy sản. Có dự báo thường xuyên cập nhật về ngư trường để hướng dẫn ngư dân hoạt động sản xuất trên biển.

Thành lập Viện Thủy sản Việt Nam trên cơ sở hợp nhất các Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, 2, 3 và Viện Nghiên cứu hải sản; thành lập mới Viện Thú y thủy sản và Viện nghiên cứu thủy sản đồng bằng sông Cửu Long thuộc Viện.

Có biện pháp thiết thực và phù hợp để thực hiện hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới về khoa học công nghệ, kỹ thuật trong khai thác hải sản, cơ khí đóng tàu, máy tàu, trong thiết lập hệ thống thông tin quản lý nghề cá biển.

Tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng thể điều kiện tự nhiên, môi trường, nguồn lợi, kinh tế xã hội, làm cơ sở cho việc xây dựng thông tin thống kê thủy sản để hoạch định kế hoạch sản xuất cho từng vùng theo từng giai đoạn phát triển.

Áp dụng công nghệ sinh học và các công nghệ cao để tập trung sản xuất thành công các loại giống thủy sản sạch bệnh: tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, basa, các loại cá và thủy sản khác, tạo sự chủ động trong sản xuất giống thủy sản có chất lượng mang thương hiệu Việt Nam, sản xuất thuốc thú y thủy sản, các loại vacxin phòng trị bệnh thủy sản có chất lượng, các chế phẩm sinh học xử lý môi trường.

Khẩn trương nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất ngư cụ, cơ khí thủy sản.

Xã hội hóa công tác khuyến ngư, phát triển mạng lưới cộng tác viên cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn và trao đổi thông tin về khoa học công nghệ, kỹ thuật và thị trường đến người sản xuất.

5. Về bảo vệ môi trường, bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

Lồng ghép các vấn đề môi trường trong quá trình hoạch định kế hoạch phát triển thủy sản theo từng lĩnh vực ngành.

Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của ngành thủy sản.

Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ môi trường để giảm thiểu tình trạng xả thải tùy tiện của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nông, ngư dân trong công tác bảo vệ môi trường.

Thực hiện nghiêm ngặt quy trình khai thác hải sản theo mùa vụ. Nghiêm cấm khai thác các đối tượng đang trong mùa sinh sản. Nghiêm cấm sử dụng các công cụ khai thác hủy hoại môi trường nguồn lợi thủy sản.

Hàng năm theo mùa vụ thực hiện trên phạm vi toàn quốc việc thả tôm, cá, thủy sản giống ra biển và các dòng sông, suối, hồ chứa.

Duy trì, giữ vững diện tích các vùng nuôi thủy sản hữu cơ (nuôi sinh thái). Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng ngập mặn hiện có và phát triển trồng mới rừng ngập mặn trên phạm vi toàn quốc.

6. Về cơ chế chính sách

Trên cơ sở những chính sách đang có hiệu lực thi hành, cần nghiên cứu, bổ sung một số cơ chế, chính sách mới như:

- Chính sách khuyến khích đầu tư hiện đại hóa tàu cá.

- Chính sách khuyến khích phát triển mô hình quản lý nghề cá cộng đồng.

- Chính sách khuyến khích nuôi biển (thay thế Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg).

- Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

- Chính sách đầu tư hệ thống kiểm soát và quản lý chất lượng trong lĩnh vực thủy sản.

- Chính sách khuyến khích đào tạo cán bộ kỹ thuật quản lý ngành thủy sản.

- Cơ chế, chính sách về tăng cường quản lý chất lượng và bình ổn giá một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực.

- Chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật và các tiêu chuẩn nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản.

Căn cứ tình hình thực tế, thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp.

7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương.

Xây dựng, ban hành quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đến năm 2020, quy hoạch các lĩnh vực, đối tượng nuôi chủ lực, quy hoạch theo vùng sinh thái, quy hoạch các vùng trọng điểm nghề cá; tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành thủy sản. Tập trung xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ngành thủy sản, bảo đảm hành lang pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản thông thoáng, phù hợp luật pháp quốc tế.

Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng thủy sản, quản lý chất lượng theo chuỗi sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc; đặc biệt về chất lượng giống, thức ăn, thuốc thú y và các chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản, các chất bảo quản sản phẩm thủy sản. Đầu tư đồng bộ, hiện đại các trung tâm, phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao về kiểm soát chất lượng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát về điều kiện an toàn tàu thuyền trong khai thác thủy sản; kiểm tra truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác, công tác quản lý an toàn lao động nghề cá.

Hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thủy sản làm cơ sở quản lý và xã hội hóa một số khâu trong công tác quản lý nhà nước về thủy sản.

Nhân rộng các mô hình quản lý nhà nước có sự tham gia của cộng đồng, khuyến khích các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ; giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ và người sản xuất nguyên liệu; sự phối hợp hiệu quả giữa nhà nước và các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Thực hiện và kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường trong các vùng, đặc biệt là các dự án phát triển nuôi trồng, chế biến thủy sản. Tăng cường công tác giám sát tình hình dịch bệnh, sử dụng các hóa chất, thuốc thú y thủy sản. Giám sát chặt chẽ công tác khảo nghiệm, thử nghiệm khi nhập, thử nghiệm các loài thủy sản ngoại lai vào Việt Nam.

Thực hiện phân cấp và phối hợp giữa chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương thống nhất theo hệ thống. Kiểm tra, giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và xử phạt nghiêm theo thẩm quyền được pháp luật quy định.

8. Về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế

Tiếp tục phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, cơ khí, hậu cần dịch vụ, chế biến, thương mại thủy sản với các nước trong khu vực và quốc tế.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ có trình độ cao cho ngành thủy sản, trong ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao: khai thác hải sản, công nghệ sản xuất giống sạch bệnh, lai tạo giống mới, công nghệ nuôi biển, nuôi công nghiệp, sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, xử lý chất thải, cải tạo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh …

Tiếp tục đàm phán, hợp tác với các nước trong khu vực về khai thác thủy sản tại các vùng biển chồng lấn, hợp tác khai thác trên vùng biển các nước ASEAN; bảo đảm cho ngư dân tránh trú bão trong vùng biển nước ngoài khi thiên tai, phối hợp tuần tra kiểm soát chung trên biển, bảo đảm an toàn cho ngư dân hoạt động sản xuất trên biển.

V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN VÀ DỰ ÁN CHỦ YẾU

1. Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

2. Đề án phát triển nuôi biển đến năm 2020.

3. Đề án phát triển nuôi cá rô phi đến năm 2020.

4. Đề án phát triển công nghiệp cơ khí đóng, sửa tàu cá đến năm 2020.

5. Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản đến năm 2020.

6. Chương trình bố trí lại dân cư và xây dựng các làng cá ven biển, hải đảo theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

7. Đề án xây dựng lực lượng kiểm ngư đến năm 2020.

8. Đề án phát triển quản lý nghề cá cộng đồng.

9. Đề án phát triển nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật ngành thủy sản giai đoạn 2010 – 2020.

10. Đề án đổi mới xây dựng các hợp tác xã và liên minh hợp tác xã nghề cá đến năm 2020.

(Dự kiến kinh phí thực hiện Chiến lược là 57.400 tỷ đồng được huy động từ các nguồn: ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp, người dân, vốn ODA, FDI và các nguồn khác theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chỉ đạo việc thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đạt mục tiêu đề ra. Chủ trì tổ chức xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030; các quy hoạch phát triển ngành thủy sản theo các lĩnh vực sản xuất chuyên ngành và các quy hoạch phát triển thủy sản theo các vùng kinh tế - sinh thái trên phạm vi cả nước.

Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các Chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện mục tiêu Chiến lược.

Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản trên phạm vi cả nước.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện Chiến lược; đưa các nội dung của Chiến lược vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, 5 năm trên phạm vi cả nước.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức giám sát đánh giá việc thực hiện Chiến lược, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Các Bộ, ngành liên quan

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trên cơ sở Chiến lược, các chương trình, đề án, dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có trách nhiệm bố trí, cân đối vốn đầu tư, xây dựng các chính sách tài chính phù hợp để thực hiện Chiến lược đạt mục tiêu.

Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong bảo vệ an ninh, an toàn cho ngư dân hoạt động nghề cá trên biển, tổ chức cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản trên các vùng biển và hải đảo.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng đất và mặt nước trong các hoạt động thủy sản để đạt mục tiêu Chiến lược đề ra.

Tổng cục Thống kê phối hợp với Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Ban ngành liên quan xác định nội dung, tiêu chí và chỉ số giám sát đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược.

Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm phối hợp để thực hiện các nội dung của Chiến lược liên quan đến ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chiến lược thông qua việc xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn lãnh thổ và các vùng biển thuộc địa phương quản lý.

4. Các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp:

Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển thủy sản gắn với tổ chức lại sản xuất bảo đảm sản xuất có hiệu quả và bảo vệ môi trường; đồng thời chủ động vận động, giáo dục các thành viên trong việc tăng cường quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và cho xuất khẩu, giữ vững uy tín và thương hiệu sản phẩm thủy sản Việt Nam. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam có trách nhiệm tham gia xây dựng định hướng chiến lược phát triển thị trường; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản; thường xuyên thông tin về thị trường khu vực và trên thế giới cho doanh nghiệp và người sản xuất để chủ động trong sản xuất và kinh doanh xuất khẩu.

Điều 2. Điều khoản thi hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (5b)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 1690/QD-TTg

Hanoi, September 16, 2010

 

DECISION

APPROVING VIETNAM'S FISHERIES DEVELOPMENT STRATEGY THROUGH 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

To approve Vietnam's fisheries development strategy through 2020 with the following contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. To develop fisheries into a commodity production industry with prestigious brands and high competitiveness in international economic integration by promoting the advantages of an industry producing and exploiting renewable

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To continue the economic and labor restructuring along with industrializing and modernizing the fisheries sector and reorganizing fisheries production in all areas of exploitation, aquaculture, mechanical engineering and logistic services as well as processing of aquatic products based on value chains, from raw-material production to processing and consumption, aiming to raise to the utmost the efficiency of Vietnamese aquatic products. To form big fishing centers in the Tonkin Gulf, the central coastal region and the southeastern and southwestern regions attached to key fishing grounds.

3. To improve living standards and conditions of the fishermen community and train human resources for the fishing industry, which are the objectives and driving force of fisheries development. To consider farmers, fishermen and enterprises as major subjects of fisheries production and create interest connection between them, which serves as a breakthrough in the fisheries sector renewal process. To continue relocating and resettling inhabitants while preserving and promoting cultural identities of fishing villages, Xth Party Central Committee on agriculture, farmers and rural areas.

4. To develop fisheries toward quality and sustainability.

5. To improve the capacity of state management of fisheries through access to the science of community-based integrated management of the fishing industry and interaction with other industries towards sustainable development of fisheries and the fishing industry.

II. TARGETS TO 2020

1. To basically industrialize and modernize the fisheries sector and continue comprehensively and sustainabilly developing it into a large commodity production industry with rational structures and forms of production, high productivity, quality, efficiency, prestigious brands, competitiveness and steady integration into the world economy. To gradually raise fishermen's intellectual standards, material and spiritual life while protecting the ecological environment and defense and security in sea and island areas of the Fatherland.

2. The fisheries economy to make up 30-35% of GDP, within the agriculture-forestry- fisheries sector, with its production value rising by 8-10% annually. Seafood export turnover to reach USD 8-9 billion. The total fisheries output to reach 6.5-7 million tons, of which aquaculture accounts for 65-70%.

3. To create 5 million jobs for fishermen with an average per-capita income tripling the current level. To train over 40% of fishermen.

III. DEVELOPMENT ORIENTATIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To concentrate on researching and surveying resources, forecasting fishing grounds to serve exploitation; developing high-quality human resources for research and survey activities, and organizing fishing at sea.

To reorganize seafood production and fishing at sea through restructuring ships and boats and trades to suit sea areas and routes, natural environment and marine resources. To strengthen and develop such models of marine resource exploitation and production as production teams or groups, cooperatives, various forms of collective economy, joint ventures, partnerships, or seaborne logistic and sale services. To renew fisheries cooperatives and unions of fisheries cooperatives to make them really beneficial to fishermen, ensuring sustainable protection of the ecological environment, community linkage, development and social stability for sea areas and islands.

To build the fishing control force strong enough to protect resources and fishermen as well as to safeguard defense and security at sea and on islands.

To consolidate and develop fishing ship building and repair industries, working out an appropriate roadmap for converting ships with wooden shells into those with steel or new-material shells, developing allied industries to serve fishing ship building and repair industries. the production of mesh nets and fishing gears for fishing activities in association with investment to upgrade and modernize fish harbors and wharves, storm shelters, as well as coastal and island logistic service areas.

To build and develop a system of marine reserves and inland water reserves, multiply models of community-based management and adopt appropriate management mechanisms and policies; to introduce quality aquatic breeds into sea and inland basins seasonally for restoration, regeneration and development of aquatic resources. To build and establish mechanisms and policies for management of inland fishing, from surveying resources in river basins, streams and lakes to fishing and protecting aquatic resources and the environment.

- In freshwater areas:

To keep stable the aquaculture area of traditional fish species in rural, mountainous, deep lying and remote regions so us to increase food sources, create jobs and increase incomes for farmers' households and mountainous people, practically contributing to eradicating hunger and reducing poverty. To constantly renovate structure, improve the quality of cultured species and specialties (eel, frog, trionychid turtle, blue-legged prawn, sea-eel, tilapia...) and new aquatic species (coldwater fish, aquarium fish...) for export, tourism and domestic consumption. GlobalGap standards to the industrial production of Ira catfish (Striped Pangasius) in the Mekong river delta.

- In brackish areas:

To continue strongly developing the rearing of aquatic species which create major staples for export, based on the market demand and suitable to conditions of each ecological region.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To maintain, develop organic (ecological) aquaculture, innovative and extensive farming in alluvial grounds, lagoons and mangrove forests in order to turn out high-quality export products and protect the ecological environment and aquatic resources.

- For marine aquaculture:

To develop marine culture into a sizable industrial production line with big output for export, tourism and domestic consumption.

To finalize and announce planning on marine aquaculture areas: at sea. Phu Quoc). Ba and Quang Ninh). Phu Yen and Khanh Hoa), winkle, scallop... (Central coast region), fish (DaNang), cobia, Hai Phong, VungTau and Con Dao)... At the same time, to promote research and production of aquarium species for the domestic market, tourism and export.

To organize appropriate models of marine aquaculture such as military and local resident combination on islands and archipelagoes of Truong Spratly).

To apply advanced technical and technological standards and high technologies to seed production, concentrating resources to create disease-free aquatic seeds, first of all for tiger prawn, white-legged prawn and striped pangasius.

To continue investing in the national aquatic seed centers, grade-I aquatic seed centers and consolidated seeding areas in southern Central Vietnam.

To review the planning of aquatic export processing plants, closely connecting processing facilities with material production zones and logistic service establishments (fish harbors and wharves).

To boost in-depth development and diversify products of processing, increasing added value in each aquatic product.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To organize fisheries production steps based on product value chains. To enable traceability of origin and build trademarks, especially for Vietnamese products with high competitive edge. To form domestic and overseas market channels.

To reorganize production, build partnership and benefit-sharing relations between enterprises, producers and scientists in order to facilitate and increase production efficiency. To pay special attention to the planning and reorganization of feed, bio-product and veterinary drug processing facilities to serve aquaculture, ensuring food quality, safety and hygiene, as well as harmony of interests between stages of the value chain in the fisheries production process while assuring equality between economic sectors and labor forces involved in fisheries production.

To concentrate investment on the synchronous consolidation and development of fishing ship building and repairing industries as well as the supporting industry, associated with construction of logistic facilities to serve fishing, culture and processing activities.

To step up the research and application of advanced technologies in the production of ship shells and engines as well as fishing gears; communication devices as well as tools and equipment for use in aquaculture, processing and fishing services.

2. Region-based development orientations

To develop industrial aquaculture in areas with favorable conditions while promoting traditional freshwater and brackish fisheries.

To bring into play the advantages of delta and alluvial areas to build organic (ecological) aquaculture models. To combine household, cooperation group and cooperative culturing models with farming models. To develop marine culture on the sea areas around Cat Ba and Bach Long Vi islands and bivalve mollusk culture along the provincial coasts. To invest in consolidating, preserving and developing gracilaria farming zones and developing aquarium fish culture, especially marine aquarium species, in association with tourism and export.

Major species to be reared in such areas are traditional freshwater fish and aquatic specialties, tilapia.

To expeditiously transfer a large number of inshore fishermen lo other trades such as tourism and aquaculture. To restructure fleets and fishing trades (reducing drift gillnet catches, increasing trawling and purse seining and offshore long-lining), converting wooden ship shells into steel ones and ones made of other new materials. The major fishing ground will be Bach Long Vi, moving towards south of the Tonkin Gulf and middle of the East Sea, combining fishing with defense and security protection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To build and develop marine reserves and inland conservation zones. Hai Phong.

To continue developing brackish-water aquaculture at river mouths, along the coast and in lagoons to meet export and domestic needs. To tap reservoir surface areas for aquaculture in order to create food sources for domestic needs, create jobs and increase income, contributing to hunger eradication and poverty alleviation in the midland and mountain regions. To further invest in building aquatic seed production facilities in the southern central provinces so that by 2020, the southern central region will become the largest aquatic seed production center in the country and Southeast

Asia. Major species to be cultured include tiger prawn, white-legged prawn, gracilaria in lagoons. pema viridis and gracilaria.

soudiern central provinces for tourism and export.

To restructure fishing trades suitable to natural conditions and marine resources in the East Sea. To vigorously shift inshore fishing ships 10 engage in offshore fishing and join in oceanic fishing activities with ASEAN countries (Brunei, Indonesia and Malaysia), transfer a number of inshore fishermen to other trades such as tourism and aquaculture.

To rearrange, invest in upgrading fisheries research and training institutions in the central region to create a driving force for seaward efforts.

To build fishing and logistic service models and models of public services suitable to offshore fishing grounds.

To build and develop marine reserves and inland conservation zones for the protection, regeneration and development of aquatic resources, and protection of the environment for aquatic ecosystems.

To review the planning of frozen export processing plants and processing establishments serving domestic consumption, enhance control of processing quality; to restore and promote Phan Thiet fish sauce brand and fish sauce-making village. To invest in logistic service facilities, ship building and repair industries, production of fishing gears and establishment of large fishery logistic service centers (Da Nang, Quy Nhon. Khanh Hoa and Binh Thuan), consider investment to upgrade a number of grade-1 fish harbors into international ones after 2012 to serve fisheries activities and fisheries integration with the region and the world. To invest in building processing and logistic service vessels for tuna fishing so as to increase capture efficiency and quality of tuna products. To concentrate on building the Vietnamese tuna brand.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To maintain organic (ecological) farming models in coastal areas and mangrove forests of Ho Chi Minh City and Ba Ria-Vung Tau province.

To promote aquarium fish culture towards production of aquarium commodities for tourism and export. To build and develop marine reserves and inland conservation zones so as to protect the aquatic environment and ecosystems.

To keep and upgrade offshore fishing fleets while restructuring fishing boats, reducing drift-gillnetling and shifting to mobile purse seining and offshore fishing. Major fishing grounds are the southeastern sea and the East Sea.

To review the planning of aquatic product processing plants, creating logistic service centers and facilities as well as bonded warehouses to serve aquatic product processing for export. To invest in infrastructure building, forming logistic service centers to serve fisheries development in the region and support fisheries development in the Mekong river delta (fishing infrastructure facilities in Vung Tau and Con Dao; logistic service and processing facilities in Ho Chi Minh City and Binh Duong province, and a fisheries trade center in Ho Chi Minh City...)

To convert part of the extensive fanning area into semi-intensive and industrial intensive fanning area in localities in which conditions permit. To apply advanced technologies and farming models as well as new standards (GAP. BMP, CoC) while protecting the ecological environment. GlobalGAP standards in the striped pangasius production industry. To develop farms at sea and on islands. Major species to be cultured include tiger prawn, striped pangasius, pangasius bocourti, white-legged prawns, tilapia, mollusc, marine fish, blue-legged prawn, featherback.

To keep on a large area organic (ecological) aquaculture in the U Minh mangrove forest (Ca Mau and Kien Giang).

To build a fisheries university and upgrade, build new fisheries research facilities, including striped pangasius and shrimp research institutions.

To restructure the fishing fleets, converting part of inshore fleets into offshore ones and fening them to other economic sectors. Major fishing grounds are in the southwestern sea, part of the southeastern sea, in addition to cooperation in fishing in the common sea areas.

To reasonably maintain inland fishing trades in association with protecting the environment, preserving, regenerating and developing aquatic resources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To review the system of aquatic product processing plants attached with raw-material areas. To pay attention to two key products with great output, i.e., shrimp and striped pangasius. Kien Giang. Tien Giang and Ben Tie, and on islands.

To develop aquaculture in reservoirs and water areas along rivers and streams, in association with preserving and developing aquatic resources, contributing to hunger eradication and poverty alleviation as well as supply of food to local residents. Major species to be cultured will be traditional ones, including freshwater fish and shrimp, as well as specialties such as trionychid turtle, eel and frog. To invest in researching and developing the culture of a number of cold water fish species such as salmon and sturgeon to serve tourism and domestic consumption.

To build and develop a number of inland conservation zones in order to protect, regenerate and develop precious and rare indigenous species and aquatic resources.

To supplement and consolidate the system of state management agencies in charge of fisheries in localities and invest in building and improving production and seed multiplication establish­ments, promoting fisheries extension, contribu­ting to eradicating hunger and reducing poverty and improving the living conditions of fishermen.

IV. MAJOR SOLUTIONS

1. Reorganization of production

To reorganize production based on value chains, from raw-material production to processing and consumption in all fields and regarding all products; to focus on marine fishing, culture of brackish water shrimps, striped pangasius, pangasius bocourti and bivalve mollusc; creating a linkage of profit and risk sharing between raw-material producers and aquatic product processing enterprises. To organize models of production based on specific characteristics of each field, area and region. In addition to developing models of cooperation groups and community management, to pay special attention to both extensive and intensive development of cooperatives for economic, land and water surface accumulation in association with protecting the environment and resources for sustainable large-scale commodity production. Laborers

With regard to aquaculture: To strongly attract investment from enterprises and develop cooperative economy, joint-venture and partnership between processors and farmers. To build large aquaculture farms for industrial production. To quickly apply scientific and technical progresses as well as advanced management methods (GAP, BMP and CoC) to large aquaculture areas in order to increase productivity and output and ensure quality, food hygiene and safety, creating an abundant source of raw materials for processing plants.

With regard to aquatic resource exploitation and protection: To set up public-service fleets operating in four major fishing grounds, i.e., the Tonkin Gulf, the East Sea, the southeastern region and the southwestern region, in order to support cooperation groups and cooperatives in effective exploitation and production. To organize marine fishing services by encouraging economic sectors to form logistic service fleets and buying in bulk products from offshore fishing ships. Public-service fleets will, together with marine logistic service fleets of other economic sectors, will constitute a market for fisheries service products and seafood products, create opportunities and conditions for long-time seafaring, thus raising efficiency of fishermen's fishing activities. To well organize communication activities and prompt warnings for fishermen at sea, ensuring safety for seafaring, and organizing prompt rescue when incidents occur.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To reorganize, consolidate and build shipyards and fishing gear production establishments on the key fishing grounds.

2. Market development and trade promotion

To continue trade promotion in an effective manner for consolidation and development of traditional markets and major markets (EU.

To increase trade promotion for aquatic products in key markets (exhibitions, fairs, publicity and advertisement).

To build trademarks and set quality standards for a number of major aquatic products for export, meeting importing countries' requirements on product quality, design and specifications.

3. Human resources training and development

To restructure and reorganize, consolidate, upgrade and expand the system of fisheries training establishments to meet production development requirements. To build a fisheries university and vocational training establish merits in the Mekong river delta. To adopt policies encouraging link-ups between research institutions and enterprises, farms and production establishments so as to quickly apply technical and technological advances to production.

To give incentives for training marine fishermen, particularly experts in marine resources, fishing, mechanical engineering and fishing ship registry.

4. Science and technology and fishery extension

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To establish the Vietnam Fisheries Institute by merging Aquaculture Research Institutes 1

To adopt practical and suitable measures in scientific and technological cooperation with the countries in the region and the world in marine fishing, ship building and engineering, as well as in the establishment of communication systems for management of marine fishing.

To organize survey, research and comprehensive evaluation of natural and environmental conditions, resources and socio­economic conditions to provide grounds for making fisheries statistics in order to make production plans for each region in each development period.

To apply biotechnology and high technologies for successful production of disease-free aquatic seeds such as tiger prawn, white-legged prawns, striped pangasius, pangasius bocourli and other fishes and aquatic species, creating proactivity in the production of quality aquatic seeds of Vietnamese brand, producing quality aquatic veterinary drugs and vaccines; and bio-products for environmental treatment.

To urgently research, transfer and apply advanced technologies in fishing gear production and mechanical engineering for fisheries.

To socialize fishery extension, broaden the network of collaborators for good communica­tion, guidance and exchange of information on science, technology and markets with producers.

5. Environmental protection, protection, regeneration and development of aquatic resources

To integrate environmental issues in the process of designing fisheries development plans for each field within the sector.

To enhance inspection and control and organize community management and supervision with regard to environmental management, and impose heavy penalties on production establishments which violate the Law on Environmental Protection, so as to mitigate waste discharged by polluting production establishments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Mechanisms and policies

In accordance with the current policies, it is necessary to study and supplement a number of new mechanisms and policies on:

- Incentives for investment in modernizing fishing ships.

- Incentives for development of the community-based fisheries management model.

- Incentives for marine aquaculture (10 replace Decision No. 126/2005/QD-TTg).

- Investment in building infrastructure of aquaculture areas.

- Investment in the quality control and management in the fisheries sector.

- Incentives for training fisheries technical and managerial personnel.

- Enhancing quality management and price valorization with regard to key aquatic exports.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The above mechanisms and policies should be regularly reviewed and appropriately revised and supplemented.

7. Enhancement of state management

To concentrate on building and improving mechanisms and policies on fisheries management, ensuring a favorable legal environment for fisheries production and trading in compliance with international law.

To increase measures of state management of aquatic product quality, control quality based on value chains and associated with traceability of origin, particularly with regard to the quality of seeds, feeds, veterinary drugs and bio-products used in aquaculture as well as preservatives for aquatic products. To intensify inspection and control of safety conditions of fishing ships and boats; to inspect and trace aquatic products as well as manage fishing safety.

To complete the system of technical standards, criteria, processes and conditions in fisheries production and trading as a basis for management and socialization of a number of stages in the state management of fisheries.

To multiply models of community-based state management, encourage models of cooperation and partnership in production, processing and consumption between processors, consumers and raw-material producers; and effective coordination between the State and socio-professional organizations.

To conduct and closely monitor assessment of environmental impacts in all regions, particularly aquaculture and aquatic product processing projects.

8. International economic cooperation and integration

To continue developing cooperation and joint venture of various forms in fishing, aquaculture, mechanical engineering, logistics, processing and trade with countries in the region and the world.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To continue negotiating and cooperating with regional countries on fishing in overlapping sea areas, and ASEAN countries' sea areas: ensuring shelters for fishermen in foreign sea areas in case of natural disasters, coordinating in joint marine patrol, and ensuring safety for fishermen at sea.

IV. MAJOR PROGRAMS, SCHEMES AND PROJECTS

1. The project on the master plan of Vietnam's fisheries development through 2020 with a vision toward 2030.

2. The scheme on marine aquaculture development through 2020.

3. The scheme on tilapia culture development through 2020.

4. The scheme on ship building and repairing industry development through 2020.

5. The scheme on fisheries human resource training and development through 2020.

6. The program on population relocation and building of fishing villages along coasts and islands according to new rural development criteria.

7. The scheme on fisheries control development through 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. The scheme on development of fisheries scientific and technological research and transfer during 2010- 2020.

10. The scheme on renovation and building of fisheries cooperatives and unions of fisheries cooperatives through 2020.

(The funds for the implementation of the strategy are estimated at VND 57.4 trillion, to be raised from the state budget, businesses, population, ODA and FDi sources as well as other sources under Vietnamese law).

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development:

To assume the prime responsibility for designing and submitting to competent authorities for approval the master plan on development of the fisheries sector through 2020 with a vision toward 2030; fisheries development plans for specialized fields and specific economic-ecological areas nationwide.

To assume the prime responsibility for designing, and organizing the implementation of, programs, schemes and projects to achieve the objectives of the strategy.

To assume the prime responsibility and coordinate with ministries, branches and provincial-level People's Committees as well as relevant agencies in organizing the implemen­tation of the strategy; to incorporate the strategy's contents into annual and five-year socio-economic development plans throughout the country.

To assume the prime responsibility and coordinate with ministries, branches and localities in organizing supervision and evaluation of the implementation of the strategy and regularly report on this work to the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall, based on the strategy, programs, schemes and investment projects approved by competent authorities, arrange and balance investments and adopt appropriate financial policies for the achievement of the strategy's targets.

The Ministry of National Defense shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in guaranteeing security and safety for fishermen operating at sea, organizing rescue and salvage for fisheries activities in sea areas and on islands.

The Ministry of Natural Resources and Environment shall coordinate with die Ministry of Agriculture and Rural Development in directing localities to formulate mechanisms and policies on land and water surface use in fisheries activities in order to achieve the strategy's targets.

The General Statistics Office shall coordinate with the General Department of Fisheries under the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant, branches and departments in identifying contents, criteria and indexes for supervision and evaluation of the implementation of the strategy.

Other ministries and branches shall coordinate with one another in implementing contents of the strategy which are related to their respective branches and sectors.

3. Provincial-level People's Committees

Provincial-level People's Committees shall organize the implementation of the strategy through designing and implementing plans on fisheries development within their localities and locally managed sea areas.

4. Professional societies and associations:

The Vietnam Fisheries Association and the Vietnam Association of Seafood Producers and Exporters shall coordinate with the Ministry cf Agriculture and Rural Development in recommending mechanisms, policies and measures to encourage and assist organizations and individuals in making investment in developing fisheries while reorganizing production, ensuring efficient production and environmental protection; and. proactive!}

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.-

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2010 phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.603

DMCA.com Protection Status
IP: 3.131.13.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!