Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1506/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật Sơn La 2023

Số hiệu: 1506/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Nguyễn Thành Công
Ngày ban hành: 26/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1506/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 26 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2023

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025”;

Căn cứ Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020-2025”;

Căn cứ Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025”;

Căn cứ Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò giai đoạn 2022-2030”;

Căn cứ Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030”;

Căn cứ Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Căn cứ Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của liên Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn phối hợp phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người;

Căn cứ Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ công tác phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết 56/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh Sơn La sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 2, Điều 1, Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 279/TTr-SNN, ngày 08 tháng 7 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2023 (có Kế hoạch chi tiết kèm theo).

Điều 2. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch này đảm bảo tiến độ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Giám đốc kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp & PTNT (b/c);
- TT Tỉnh uỷ (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cục Thú y;
- Như Điều 3;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, Mạnh KT, 01 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Công

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2023

Sáu tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, cụ thể: Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 39 lượt xã, phường của 11 huyện, thành phố (Phù Yên, Vân Hồ, Mộc Châu, Mường La, Sông Mã, Yên Châu, Bắc Yên, Sốp Cộp, Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La), tổng số lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy 2.086 con, tổng trọng lượng 108.890 kg; bệnh Nhiệt thán (bệnh Than) xảy ra tại địa bàn xã Nong Lay, huyện Thuận Châu làm ốm, chết 02 con trâu, bò và làm 10 người mắc bệnh (do ăn thịt động vật mắc bệnh); bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò xảy ra tại địa bàn xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn làm 08 con bò mắc bệnh, làm chết, tiêu hủy 02 con, tổng trọng lượng 640 kg;

Trên địa bàn tỉnh Sơn La, số lượng đàn gia súc, gia cầm rất lớn là sinh kế, nguồn thu nhập chính của người dân vùng sâu, vùng xa, vùng cao (đàn trâu: 117.337 con; đàn bò: 376.667 con; đàn lợn không tính lợn con chưa tách mẹ: 525.806 con; đàn gia cầm: 7.445 nghìn con), chăn nuôi nông hộ là chủ yếu, chưa có cơ sở giết mổ động vật tập trung; do nhu cầu tiêu dùng hoạt động vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật ngày càng tăng cao; thời tiết, khí hậu diễn biến ngày càng khó lường, phức tạp. Dự báo năm 2023, nguy cơ phát sinh dịch bệnh động vật (Dịch tả lợn Châu Phi, cúm gia cầm, Lở mồm long móng gia súc, Viêm da nổi cục…) trên địa bàn tỉnh rất lớn.

Để chủ động triển khai thực hiện đồng bộ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ phát sinh và lây lan các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh năm 2023, như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện hiệu quả sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật;

- Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật có hiệu quả với phương châm phòng bệnh là chính, kết hợp thực hiện đồng bộ biện pháp quản lý, giám sát dịch bệnh đến tận thôn, xóm, tổ, bản, tiểu khu hộ gia đình; phát hiện sớm, khoanh vùng khống chế, xử lý kịp thời, triệt để các dịch bệnh nguy hiểm phát sinh ở động vật; đảm bảo sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân.

2. Yêu cầu

- Việc tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật cần được sự chỉ đạo thống nhất và phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, phải huy động được hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia thực hiện;

- Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật tuân theo các quy định của pháp luật về thú y và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh;

- Tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời, phù hợp và hiệu quả, tránh gây lãng phí nguồn lực.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Khi chưa có dịch bệnh động vật

1.1. Công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn

- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, các quy định của Nhà nước về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, hướng dẫn kỹ thuật phòng chống dịch bệnh động vật cho người dân thông qua Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, báo Sơn La, hội nghị, hội thảo, tập huấn, tờ rơi;

- Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình dịch bệnh động vật trên thế giới, trong nước và trong tỉnh để người dân được biết và chủ động phòng, chống;

- Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; Hướng dẫn xây dựng cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh;

- Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho hệ thống thú y cơ sở và lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật; tập huấn cho những đối tượng trực tiếp làm công tác kiểm soát giết mổ; các hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản:

+ Tập huấn công tác phòng chống dịch bệnh động vật; kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, lấy mẫu bệnh phẩm cho đối tượng là viên chức Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố;

+ Tập huấn về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đối tượng là nhân viên thú y cơ sở, người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

1.2. Về giám sát dịch bệnh, quan trắc, cảnh báo môi trường

- Tổ chức giám sát chặt chẽ từng loại dịch bệnh động vật, đến tận cơ sở, hộ chăn nuôi, hộ nuôi trồng thủy sản;

- Củng cố, hoàn thiện hệ thống báo cáo dịch từ các hộ chăn nuôi đến xã, huyện, tỉnh;

- Giám sát sự lưu hành của mầm bệnh tại các hộ chăn nuôi, hộ nuôi trồng thủy sản, tại các chợ buôn bán gia súc, gia cầm, chợ buôn bán thủy sản hoặc từ những động vật ốm, chết không rõ nguyên nhân trên địa bàn các huyện, thành phố bằng hình thức lấy mẫu xét nghiệm định kỳ và đột xuất;

- Quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương, những nơi thường xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường.

1.3. Công tác tiêm phòng

1.3.1. Thời gian tiêm phòng

Tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm 2 đợt chính trong năm: đợt 1 vào tháng 3-4, đợt 2 vào tháng 9-10. Ngoài 2 đợt chính, tổ chức tiêm phòng bổ sung cho gia súc, gia cầm mới sinh, mới nhập đàn.

1.3.2. Đối tượng và loại vắc xin tiêm phòng

- Đối với trâu, bò tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng; Tụ huyết trùng; Viêm da nổi cục; Ung khí thán và Nhiệt thán (vắc xin Ung khí thán và vắc xin Nhiệt thán chỉ triển khai tiêm phòng tại những địa phương có ổ dịch cũ);

- Đối với lợn tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng; Tụ huyết trùng; Dịch tả lợn; Dịch tả lợn Châu Phi (khi có khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT);

- Đối với gà, chim cút: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm, Niu cát xơn;

- Đối với vịt, ngan: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm, Dịch tả vịt;

- Đối với chó, mèo tiêm phòng vắc xin Dại;

- Các loại vắc xin không nằm trong chương trình hỗ trợ của Nhà nước, tùy theo nguy cơ, diễn biến tình hình dịch bệnh và tổng đàn gia súc gia cầm, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tiêm phòng theo hướng xã hội hóa, khuyến khích chủ vật nuôi chủ động mua vắc xin để tiêm phòng.

1.3.3. Phạm vi tiêm phòng

Tiêm phòng trên địa bàn 12 huyện, thành phố.

1.3.4. Số lượng và loại vắc xin

- Số lượng và loại vắc xin theo Chương trình hỗ trợ của tỉnh quy định tại Nghị quyết số số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014, Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND:

+ Số lượng gia súc (chó, mèo) và vắc xin Dại (chi tiết tại Phụ lục 01);

+ Số lượng gia súc, gia cầm và các loại vắc xin (chi tiết tại Phụ lục 02, 03);

- Số lượng vắc xin các cơ sở chăn nuôi tự tổ chức triển khai thực hiện tiêm phòng: Tổng số khoảng trên 5.000.000 liều (gồm các loại vắc xin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục, Dịch tả lợn, Dịch tả lợn Châu Phi, Tai xanh, Giả dại, Suyễn lợn, Niu cát xơn, Cúm gia cầm,…).

1.4. Công tác lấy mẫu

1.4.1. Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục, Cúm gia cầm, Dịch tả lợn Châu Phi, Dại chó (theo các chương trình của Trung ương và của tỉnh):

+ Địa điểm lấy mẫu: tại 12 huyện, thành phố

+ Tổng số mẫu: 261 mẫu (mỗi loại lấy 29 mẫu, riêng Cúm gia cầm lấy 145 mẫu gộp tại 05 huyện, thành phố).

1.4.2. Lấy mẫu chẩn đoán bệnh khi có ổ dịch gia súc, gia cầm, thủy sản xảy ra: Dự kiến lấy 902 mẫu tại 12 huyện, thành phố (bao gồm các bệnh Lở mồm long móng 36 mẫu, Viêm da nổi cục 150 mẫu, Dịch tả lợn 36 mẫu, Tai xanh 36 mẫu, Cúm gia cầm 36 mẫu, Niu cát xơn 36 mẫu, Dại chó 87 mẫu, bệnh Thủy sản 36 mẫu, riêng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lấy 500 mẫu).

1.4.3. Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng vắc xin (định lượng kháng thể)

+ Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng: Số lượng 183 mẫu, lấy tại 03 huyện, thành phố (mỗi huyện lấy 61 mẫu);

+ Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn: Lấy mẫu tại 03 huyện, tổng số 183 mẫu (mỗi huyện lấy 61 mẫu);

+ Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng vắc xin Niu cát xơn: Lấy mẫu tại 03 huyện, tổng số 183 mẫu (mỗi huyện lấy 61 mẫu);

1.4.4. Lấy mẫu giám sát tại các cơ sở chăn nuôi (kinh phí lấy mẫu do chủ cơ sở tự chi trả)

- Đối với 03 Trung tâm giống thuộc Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu: Lấy 183 mẫu kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng;

- Đối với 09 khu vực chăn nuôi nuôi bò sữa của các hộ dân trên địa bàn huyện Mộc Châu, Vân Hồ: Lấy 549 mẫu kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng;

- Đối với các cơ sở chăn nuôi lợn: Lấy 122 mẫu/01 cơ sở để kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng và Dịch tả lợn. Tổng số mẫu giám sát là 1.708 mẫu (14 cơ sở). Ngoài ra, định kỳ lấy mẫu để kiểm tra phát hiện vi rút Dịch tả lợn Châu Phi theo quy định;

- Đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm: Lấy 244 mẫu để kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng vắc xin Niu cát xơn và Cúm gia cầm.

1.4.5. Phối hợp thực hiện các chương trình lấy mẫu phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá của Cục thú y, Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương, Chi cục Thú y vùng 1 và các đơn vị khác.

1.5. Công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường

- Tổ chức thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, của UBND tỉnh;

- Số lượng hoá chất, diện tích phun vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi (chi tiết tại Phụ lục 03);

- Phạm vi phun vệ sinh, khử trùng tiêu độc: Các hộ gia đình chăn nuôi, cơ sở buôn bán, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm; các chợ mua bán và phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm;

- Lực lượng tham gia phun: Do tổ, bản, tiểu khu tổ chức thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố và chính quyền địa phương;

- Quy trình vệ sinh, khử trùng tiêu độc: theo hướng dẫn của nhà sản xuất;

- Ngoài các tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh phát động, các cơ sở chăn nuôi, hộ nuôi trồng thủy sản chủ động mua hóa chất thường xuyên thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi, ao nuôi thủy sản theo sự hướng dẫn của cơ quan Thú y;

- Tổng hợp nhu cầu các loại vắc xin tiêm phòng và hóa chất phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2023 (chi tiết tại Phụ lục 04);

1.6. Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y

- Tổ chức kiểm dịch đối với động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT , Thông tư số 26/2016/TT-BNNTTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, động vật thủy sản và các văn bản khác;

- Thực hiện kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, các điểm tập kết buôn bán gia súc, gia cầm và thủy sản theo Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y và các văn bản khác;

- Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật chưa qua kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định.

1.7. Quản lý thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi

- Thực hiện công tác quản lý thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y theo các quy định pháp luật;

- Rà soát, thống kê, lập danh sách quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn tỉnh;

- Phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) và đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi trên địa bàn theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý thuốc thú y và các văn bản khác.

- Phối hợp với các đơn vị chuyên môn đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm một số loại thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi (nếu có).

1.8. Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

- Tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích các cơ sở chăn nuôi xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như LMLM, Dịch tả lợn, Niu cát xơn, Cúm gia cầm,…theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

- Tổ chức giám sát dịch bệnh, thẩm định, kiểm tra, đánh giá và công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh khi đủ điều kiện theo quy định; công bố danh sách cơ sở an toàn dịch bệnh được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận, danh sách cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định.

2. Khi xuất hiện dịch bệnh động vật

Thực hiện khẩn trương, đồng bộ các biện pháp bao vây, khống chế, dập dịch theo quy định hiện hành:

2.1. Đối với ổ dịch động vật thủy sản xử lý theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản

- Thu hoạch thủy sản mắc bệnh: Thực hiện thu hoạch đối với thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm, có thể sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc các mục đích khác (trừ thủy sản làm giống hoặc thức ăn tươi sống cho thủy sản khác). Chủ cơ sở nuôi thu hoạch thủy sản trong ổ dịch phải thực hiện theo đúng hướng dẫn, chịu sự giám sát của cơ quan thú y đảm bảo an toàn dịch bệnh trong quá trình thu hoạch, vận chuyển đến cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản nhiễm bệnh;

- Điều trị thủy sản mắc bệnh: Thực hiện điều trị đối với thủy sản mắc bệnh được Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản xác định có thể điều trị và chủ cơ sở nuôi có nhu cầu điều trị thủy sản mắc bệnh;

- Tiêu hủy thủy sản mắc bệnh: Thực hiện tiêu hủy đối với thủy sản mắc bệnh chưa đạt kích cỡ thương phẩm, thủy sản giống hoặc thức ăn tươi sống cho thủy sản khác bằng các loại hóa chất trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam;

- Khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy đối với ổ dịch: Thực hiện khử trùng nước trong bể, ao, vùng nuôi; khử trùng công cụ, dụng cụ, lồng nuôi, lưới; xử lý nền đáy, diệt giáp xác và các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng hoá chất sau khi thu hoạch hoặc tiêu hủy thủy sản, đảm bảo không còn mầm bệnh, dư lượng hóa chất và đảm bảo vệ sinh môi trường. Nước trong ao, đầm nuôi nhiễm bệnh phải được tiêu độc, khử trùng bằng hóa chất.

2.2. Đối với ổ dịch động vật trên cạn xử lý theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và các văn bản chỉ đạo khác, cụ thể:

- Tổ chức khoanh vùng dịch, xử lý, tiêu hủy gia súc, gia cầm bệnh theo quy định;

- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi theo hướng dẫn của cơ quan Thú y. Tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm ở vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm theo hướng dẫn của cơ quan thú y;

- Lập các chốt để kiểm soát việc lưu thông vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào ổ dịch nhằm ngăn chặn dịch lây lan;

- Quản lý chặt chẽ đàn vật nuôi trong vùng dịch; nghiêm cấm việc bán chạy, giết mổ hoặc vứt xác động vật mắc bệnh ra ngoài môi trường;

- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, giám sát dịch bệnh; hướng dẫn người chăn nuôi kiểm tra, phát hiện và chủ động khai báo khi có dịch để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

III. KINH PHÍ TRIỂN KHAI

1. Tiêm phòng vắc xin

1.1. Chương trình hỗ trợ theo Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014, Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về hỗ trợ công tác phòng dịch gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

- Tiền vắc xin (Lở mồm long móng trâu, bò; Tụ huyết trùng trâu, bò; Ung khí thán trâu, bò; Nhiệt thán; Dịch tả lợn; Dại chó, mèo; Niu cát xơn gà) và chi phí triển khai (tiền công tiêm phòng, vật tư, đá bảo quản, tuyên truyền, cước vận chuyển…) do ngân sách tỉnh cấp;

- Riêng đối với vắc xin Dại chó: Các xã khu vực III, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% tiền vắc xin và tiền công tiêm phòng; các xã thuộc khu vực II, ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% tiền vắc xin và tiền công tiêm phòng; các xã thuộc khu vực I, ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% tiền vắc xin và tiền công tiêm phòng; các phường thuộc thành phố và thị trấn thuộc huyện do chủ vật nuôi tự chi trả.

1.2. Đối với vắc xin phòng, chống dịch khi có dịch bệnh động vật xảy ra: Do ngân sách xã, huyện, tỉnh cấp.

1.3. Đối với vắc xin, đối tượng không nằm trong chương trình được hỗ trợ thực hiện theo hình thức xã hội hóa (người chăn nuôi thanh toán tiền vắc xin và chi phí tiêm phòng).

2. Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng và giám sát lưu hành dịch bệnh; Lấy mẫu để chẩn đoán bệnh động vật

2.1. Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng và giám sát lưu hành dịch bệnh

- Đối với chương trình tiêm phòng theo Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND , Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 do ngân sách tỉnh cấp;

- Lấy mẫu giám sát tại các cơ sở chăn nuôi: Chủ cơ sở chăn nuôi tự chi trả.

2.2. Lấy mẫu để chẩn đoán bệnh khi có các ổ dịch nguy hiểm gia súc, gia cầm, thủy sản xảy ra: Ngân sách tỉnh, huyện cấp.

3. Công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng

- Công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc tháng hành động theo phát động của Bộ Nông nghiệp và PTNT và của tỉnh: Tiền hoá chất, chi phí triển khai (tiền công phun khử trùng tiêu độc, cước vận chuyển và các khoản chi phí khác có liên quan) do ngân sách tỉnh cấp;

- Phun khử trùng tiêu độc chống dịch khi có dịch bệnh động vật xảy ra: Do ngân sách tỉnh, ngân sách huyện cấp;

- Phun khử trùng tiêu độc tại cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở ấp trứng gia cầm: Chủ cơ sở chủ động kinh phí và tổ chức thực hiện.

4. Kinh phí thực hiện

Kinh phí phòng chống dịch bệnh động vật năm 2023 phần Ngân sách hỗ trợ tổng số là: 54.689.652 nghìn đồng, trong đó:

- Kinh phí mua vắc xin, hóa chất: 36.455.429 nghìn đồng;

- Kinh phí trả công tiêm phòng, công phun khử trùng tiêu độc: 16.247.712 nghìn đồng;

- Chi phí triển khai: 1.457.618 nghìn đồng;

- Chi phí lấy mẫu chẩn đoán bệnh, mẫu giám sát sau tiêm phòng và giám sát lưu hành mầm bệnh: 528.893 nghìn đồng;

(Chi tiết tại Phụ lục 05).

IV. TỐ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND các huyện, thành phố

- Chỉ đạo thông tin, tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền hình của địa phương để nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và tích cực hưởng ứng tham gia;

- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật theo kế hoạch đã được phê duyệt;

- Chủ động lực lượng, nguồn kinh phí để kịp thời phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;

- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan ra diện rộng do chủ quan, lơ là, thiếu sự phối hợp trong công tác phòng, chống dịch và chậm tiến độ trong việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng quy định;

- Năm 2023, trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương và căn cứ Kế hoạch này xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường;

- Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành liên quan, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản ở các huyện, thành phố. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Phối hợp Sở Y tế trong việc hướng dẫn các địa phương giám sát và phòng chống các bệnh động vật lây sang người theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT- BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của liên Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người;

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản:

+ Phối hợp với các cơ quan truyền thông, tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch; các biện pháp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh. Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh hằng năm;

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa bàn tỉnh (đặc biệt là kiểm tra đối với động vật làm giống của các chương trình, dự án trên địa bàn); Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi cho phép lưu hành trên thị trường; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, thành phố, phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn kiểm tra, phát hiện sớm các ổ dịch nhằm kịp thời bao vây, khống chế không để dịch lây lan; thực hiện giám sát dịch bệnh động vật đến tận thôn, xóm, tổ, bản, tiểu khu, hộ chăn nuôi, hộ nuôi trồng thủy sản; phun tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi; tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTTN;

+ Thực hiện cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại vắc xin, hóa chất và vật tư thú y thuộc các chương trình theo kế hoạch được giao để phòng, chống dịch bệnh động vật; hướng dẫn kiểm tra việc tuân thủ quy trình, kỹ thuật trong quá trình thực hiện phòng, chống dịch, định kỳ báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT.

3. Sở Tài chính

Tham mưu cho UBND tỉnh nguồn kinh phí để kịp thời phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch theo quy định.

4. Sở Y tế

- Giám sát, phát hiện, chia sẻ thông tin, tuyên truyền, phối hợp phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật sang người;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định tại Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT - BNNPTNT ngày 27/5/2013 của liên Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và PTNT.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo tổ chức thông tin, tuyên truyền đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền và người dân về công tác phòng chống dịch bệnh cho động vật.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện giám sát và xử lý môi trường tại các khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khu vực chôn lấp hủy động vật mắc bệnh chết theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường.

7. Công an tỉnh

Chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an các huyện, thành phố phối hợp với cơ quan chuyên môn kiểm soát chặt chẽ động vật và sản phẩm động vật nhập vào, địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

8. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn biên giới, cửa khẩu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các vụ việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu trái phép để người dân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu;

- Chỉ đạo lực lượng hỗ trợ việc tiêu hủy khi có số lượng lớn động vật, sản phẩm động vật buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

9. Cục Quản lý thị trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn đặc biệt là nhập từ tỉnh ngoài vào; xử lý vi phạm trong việc buôn bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật theo quy định.

Yêu cầu các Sở, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này và thường xuyên báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kịp thời chỉ đạo./.

 

PHỤ LỤC 01.

SỐ LƯỢNG GIA SÚC VÀ VẮC XIN DẠI NĂM 2023
Chương trình Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 và Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh Sơn La

TT

Tên huyện

Tổng số

Các xã vùng III (NST hỗ trợ 100% vắc xin và công tiêm)

Các xã vùng II (NST hỗ trợ 50% vắc xin và công tiêm)

Các xã vùng I (NST hỗ trợ 30% vắc xin và công tiêm)

Các phường, thị trấn (không áp dụng NQ 89/2014/NQ-HĐND)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

1

Thuận Châu

25.536

22.804

22.804

19.638

17.495

17.495

3.449

3.105

3.105

1.967

1.770

1.770

482

434

434

2

Quỳnh Nhai

6.199

6.199

6.199

1.877

1.877

1.877

1.575

1.575

1.575

2.747

2.747

2.747

 

 

 

3

Thành phố

6.654

6.040

6.040

 

 

 

 

 

 

3.928

3.420

3.420

2.726

2.620

2.620

4

Mường La

17.057

11.940

11.940

11.669

8.168

8.168

 

 

 

3.994

2.796

2.796

1.394

976

976

5

Mai Sơn

25.091

21.819

21.819

8.730

8.730

8.730

1.055

844

844

14.086

11.269

11.269

1.220

976

976

6

Yên Châu

11.531

11.531

11.531

9.597

9.597

9.597

 

 

 

1.554

1.554

1.554

380

380

380

7

Mộc Châu

19.314

19.314

19.314

2.726

2.726

2.726

1.842

1.842

1.842

10.333

10.333

10.333

4.413

4.413

4.413

8

Vân Hồ

7.419

5.750

5.750

5.881

4.540

4.540

 

 

 

1.538

1.210

1.210

 

 

 

9

Bắc Yên

9.924

7.900

7.900

7.511

5.980

5.980

 

 

 

1.752

1.400

1.400

661

520

520

10

Phù Yên

18.581

14.865

14.865

8.053

6.442

6.442

425

340

340

9.578

7.662

7.662

525

420

420

11

Sông Mã

27.580

24.200

24.200

22.649

19.940

19.940

 

 

 

4.530

3.900

3.900

401

360

360

12

Sốp Cộp

6.803

6.803

6.803

5.242

5.242

5.242

 

 

 

1.561

1.561

1.561

 

 

 

 

Tổng cộng

181.689

159.165

159.165

103.573

90.738

90.738

8.346

7.706

7.706

57.568

49.622

49.622

12.202

11.099

11.099

 

PHỤ LỤC 02.

SỐ LƯỢNG GIA SÚC VÀ VẮC XIN TIÊM PHÒNG
Chương trình Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 và Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh Sơn La

TT

Tên huyện

Số lượng gia súc và vắc xin LMLM type O

Số lượng gia súc và vắc xin THT trâu, bò

Số lượng gia súc và vắc xin Nhiệt thán trâu, bò

Số lượng gia súc và vắc xin Ung khí thán trâu, bò

Số lượng lợn và vắc xin Dịch tả lợn

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Số lượng (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Số lượng (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Số lượng (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Số lượng (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

1

Thuận Châu

63.791

60.115

120.230

63.791

60.115

120.230

1.473

1.470

1.470

 

 

 

59.821

14.360

28.720

2

Quỳnh Nhai

36.644

33.000

66.000

36.644

33.000

66.000

 

 

 

 

 

 

20.689

7.700

15.400

3

Thành Phố

7.027

5.400

10.800

7.027

5.400

10.800

 

 

 

 

 

 

24.583

2.300

4.600

4

Mường La

39.351

33.875

67.750

39.351

33.875

67.750

 

 

 

 

 

 

49.373

13.950

27.900

5

Mai Sơn

42.702

34.140

68.280

42.702

34.140

68.280

 

 

 

8.140

4.350

8.700

101.950

12.465

24.930

6

Yên Châu

31.657

25.135

50.270

31.657

25.135

50.270

 

 

 

 

 

-

46.743

3.595

7.190

7

Mộc Châu

50.553

50.553

101.106

50.553

50.553

101.106

 

 

 

 

 

-

53.000

9.528

19.056

8

Vân Hồ

37.016

32.750

65.500

37.016

32.750

65.500

 

 

 

37.016

19.100

38.200

7.162

6.280

12.560

9

Bắc Yên

41.600

33.250

66.500

41.600

33.250

66.500

 

 

 

 

 

-

3.332

2.650

5.300

10

Phù Yên

47.937

38.300

76.600

47.937

38.300

76.600

 

 

 

 

 

-

34.209

3.136

6.272

11

Sông Mã

66.106

58.725

117.450

66.106

58.725

117.450

 

 

 

66.106

32.511

65.022

85.890

14.200

28.400

12

Sốp Cộp

30.307

28.000

56.000

30.307

28.000

56.000

 

 

 

30.307

25.000

50.000

18.655

5.350

10.700

 

Tổng cộng

494.691

433.243

866.486

494.691

433.243

866.486

1.473

1.470

1.470

141.569

80.961

161.922

505.407

95.514

191.028

 

PHỤ LỤC 03.

SỐ LƯỢNG VẮC XIN NIU CÁT XƠN VÀ HÓA CHẤT PHUN TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG MÔI TRƯỜNG CHĂN NUÔI NĂM 2023
Chương trình Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 và Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh Sơn La

TT

Tên huyện, thành phố

Số lượng gà và vắc xin Niu cát xơn

Hóa chất và diện tích phun tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi

Ghi chú

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Diện tích (m2)

Hóa chất (lít)

1

Thuận Châu

463.237

395.700

791.400

10.000.000

5.000

 

2

Quỳnh Nhai

217.713

120.000

240.000

3.640.000

1.820

 

4

Thành phố Sơn La

384.416

280.000

560.000

3.400.000

1.700

 

3

Mường La

343.593

229.450

458.900

5.370.000

2.685

 

5

Mai Sơn

1.083.499

504.000

1.008.000

10.000.000

5.000

 

6

Yên Châu

303.646

271.569

543.138

6.980.000

3.490

 

7

Mộc Châu

538.000

211.200

422.400

10.000.000

5.000

 

8

Vân Hồ

304.066

160.000

320.000

9.120.000

4.560

 

9

Bắc Yên

228.913

178.000

356.000

2.660.000

1.330

 

10

Phù Yên

509.000

210.500

421.000

4.856.000

2.428

 

11

Sông Mã

850.820

139.500

279.000

6.640.000

3.320

 

12

Sốp Cộp

181.312

80.000

160.000

5.160.000

2.580

 

 

Tổng cộng

5.408.215

2.779.919

5.559.838

77.826.000

38.913

 

 

PHỤ LỤC 04.

TỔNG HỢP NHU CẦU VẮC XIN TIÊM PHÒNG, HÓA CHẤT PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2023
Triển khai thực hiện Nghị quyết 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 và Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh

TT

Tên huyện

Vắc xin LMLM trâu, bò

Vắc xin THT trâu, bò

Vắc xin Nhiệt thán trâu, bò

Vắc xin Ung khí thán trâu,

Vắc xin Dịch tả lợn

Vắc xin Dại

Vắc xin Niu cát xơn gà

Hóa chất phun khử

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

trùng tiêu độc (lít)

 

1

Thuận Châu

63.791

60.115

120.230

63.791

60.115

120.230

1.473

1.470

1.470

-

-

-

59.821

14.360

28.720

25.536

22.804

22.804

463.237

395.700

791.400

5.000

2

Quỳnh Nhai

36.644

33.000

66.000

36.644

33.000

66.000

 

 

 

 

 

 

20.689

7.700

15.400

6.199

6.199

6.199

217.713

120.000

240.000

1.820

3

Thành Phố

7.027

5.400

10.800

7.027

5.400

10.800

 

 

 

-

-

-

24.583

2.300

4.600

6.654

6.040

6.040

384.416

280.000

560.000

1.700

4

Mường La

39.351

33.875

67.750

39.351

33.875

67.750

 

 

 

 

 

 

49.373

13.950

27.900

17.057

11.940

11.940

343.593

229.450

458.900

2.685

5

Mai Sơn

42.702

34.140

68.280

42.702

34.140

68.280

 

 

 

8.140

4.350

8.700

101.950

12.465

24.930

25.091

21.819

21.819

1.083.49 9

504.000

1.008.00 0

5.000

6

Yên Châu

31.657

25.135

50.270

31.657

25.135

50.270

 

 

 

 

-

 

46.743

3.595

7.190

11.531

11.531

11.531

303.646

271.569

543.138

3.490

7

Mộc Châu

50.553

50.553

101.106

50.553

50.553

101.106

 

 

 

 

-

 

53.000

9.528

19.056

19.314

19.314

19.314

538.000

211.200

422.400

5.000

8

Vân Hồ

37.016

32.750

65.500

37.016

32.750

65.500

 

 

 

37.016

19.100

38.200

7.162

6.280

12.560

7.419

5.750

5.750

304.066

160.000

320.000

4.560

9

Bắc Yên

41.600

33.250

66.500

41.600

33.250

66.500

 

 

 

 

-

 

3.332

2.650

5.300

9.924

7.900

7.900

228.913

178.000

356.000

1.330

10

Phù Yên

47.937

38.300

76.600

47.937

38.300

76.600

 

 

 

 

-

 

34.209

3.136

6.272

18.581

14.865

14.865

509.000

210.500

421.000

2.428

11

Sông Mã

66.106

58.725

117.450

66.106

58.725

117.450

 

 

 

66.106

32.511

65.022

85.890

14.200

28.400

27.580

24.200

24.200

850.820

139.500

279.000

3.320

12

Sốp Cộp

30.307

28.000

56.000

30.307

28.000

56.000

 

 

 

30.307

25.000

50.000

18.655

5.350

10.700

6.803

6.803

6.803

181.312

80.000

160.000

2.580

 

Tổng cộng

494.691

433.243

866.486

494.691

433.243

866.486

1.473

1.470

1.470

141.569

80.961

161.922

505.407

95.514

191.028

181.689

159.165

159.165

5.408.215

2.779.919

5.559.838

38.913

 

PHỤ LỤC 05.

TỔNG HỢP KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2023

STT

Nội dung chương trình

TỔNG CỘNG

TRONG ĐÓ CHI TIẾT KINH PHÍ TRIỂN KHAI (Đơn vị tính: 1.000đ)

KINH PHÍ MUA VẮC XIN, HÓA CHẤT

Các chi phí triển khai

Cộng

Trong đó

Tổng cộng

Trong đó

Tiền công tiêm phòng, phun khử trùng tiêu độc (Ngân sách tỉnh)

Tổng cộng

Trong đó

Ngân sách Trung ương

Ngân sách tỉnh

Ngân sách Trung ương

Ngân sách tỉnh

Chi khác (chi phí bảo quản, vận chuyển, chi phí triển khai...

Chi phí TĐG, lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ đấu thầu

Chi phí lấy mẫu giám sát sau TP và giám sát lưu hành mầm bệnh, CĐ bệnh

1

2

3=4+5

4

5=6+9+10

6=7+8

7

8

9

10=11+12+13

11

12

13

 

TỔNG CỘNG=1+2

54.689.652

-

54.689.652

36.455.429

-

36.455.429

16.247.712

1.986.511

1.180.860

276.758

528.893

1

Chương trình Nghị quyết 89/2014/NQ-HĐND và Nghị quyết 56/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Sơn La

51.237.996

-

51.237.996

34.955.084

-

34.955.084

15.381.712

901.200

382.965

264.642

253.593

1.1

Tiêm phòng Dại chó

2.251.391

-

2.251.391

1.563.336

-

1.563.336

580.230

107.825

16.155

16.502

75.168

1.2

Tiêm phòng cho gia súc, gia cầm và phun khử trùng tiêu độc

48.986.605

-

48.986.605

33.391.748

-

33.391.748

14.801.482

793.375

366.810

248.140

178.425

2

Chương trình phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi, bệnh Viên da nổi cục trên trâu, bò

3.451.656

-

3.451.656

1.500.345

-

1.500.345

866.000

1.085.311

797.895

12.116

275.300

Ghi chú:

Đơn giá vắc xin, hóa chất được tính trên cơ sở giá tại thời điểm xây dựng Kế hoạch.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1506/QĐ-UBND ngày 26/07/2022 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2023

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.322

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.137.10
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!