ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
10/2018/QĐ-UBND
|
Long An, ngày 29
tháng 3 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH NỘI DUNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ CAO GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Công nghệ cao
ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Quyết định số
176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia
phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững;
Căn cứ Quyết định số
66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục
công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao
được khuyến khích phát triển;
Thực hiện Quyết định số
738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông
nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp;
Thực hiện Nghị quyết số
08-NQ/TU ngày 04/3/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An về Phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số
254/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Đề án
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với Tái cơ cấu ngành Nông
nghiệp; Nghị quyết số 71/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh
về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao gắn với Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được ban hành kèm theo Nghị
quyết số 254/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Long An;
Theo đề nghị của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 770/SNN-KHTC ngày 19/3/2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo quyết định này Quy định nội dung Đề
án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với Tái cơ cấu ngành Nông
nghiệp.
Điều 2.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã,
thành phố tổ chức triển khai thực hiện.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 09/4/2018 và bãi bỏ Quyết định số 2485/QĐ-UBND ngày 16/6/2016 của
UBND tỉnh về việc ban hành Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
gắn với Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh,
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan
thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
- Cục KSTTHC - VPCP;
- Cục KTVBQPPL-BTP;
- BTV.TU, TT. HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN& các đoàn thể tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học;
- Phòng KT1+TH;
- Lưu: VT, SNN, An.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Cần
|
QUY ĐỊNH
NỘI DUNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 10/2018/QĐ-UBND ngày 29/3/2018 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Long An)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định
này quy định nội dung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây
lúa, cây rau, cây thanh long, con bò thịt trong vùng thực hiện Đề án Phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An giai đoạn 2018 - 2020 và chính sách hỗ trợ thực hiện phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2018 -
2020.
2. Đối tượng áp dụng
a) Tổ chức, cá nhân hoạt động sản
xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trong vùng thực hiện Đề án Phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An.
b) Các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan trong việc thực hiện Đề án.
Điều 2.
Điều kiện hỗ trợ chung
1. Đối tượng được hỗ trợ cam kết
sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm.
2. Sản xuất theo quy trình canh
tác theo hướng ứng dụng công nghệ cao do các cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp
hướng dẫn, ứng dụng một trong các kỹ thuật canh tác tiên tiến như: Sử dụng giống
đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận (lúa); ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất,
thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch nông sản; công nghệ tự động hóa
trong tưới tiêu, kết hợp dinh dưỡng trong canh tác cây trồng quy mô hàng hóa; ứng
dụng công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt có hệ thống điều khiển tự động, bán tự
động; ứng dụng công nghệ nhà lưới, nhà màng, nhà kính có hệ thống điều khiển tự
động hoặc bán tự động (rau), ứng dụng công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng
tổng hợp (ICM);…
3. Doanh nghiệp có dự án đầu
tư, hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với nông dân, tổ hợp tác (THT), hợp tác
xã (HTX) trong vùng thực hiện Đề án.
4. Doanh nghiệp nông nghiệp có
định hướng xây dựng doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Điều 3. Mục
tiêu thực hiện
Xây dựng mô hình sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa
lớn, có sức cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi
khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An
khóa X.
Điều 4. Chỉ
tiêu thực hiện
1. Chọn 03 cây trồng, 01 vật
nuôi thực hiện ứng dụng công nghệ cao vào các khâu chính (giống, canh tác, sau
thu hoạch) để phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có ít nhất 04 vùng sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm:
a) 20.000 ha sản xuất lúa ứng dụng
công nghệ cao trong vùng lúa cao sản xuất khẩu 40.000 ha ở các huyện Đồng Tháp
Mười của tỉnh (gồm các huyện: Thạnh Hoá, Tân Thạnh, thị xã Kiến Tường, Mộc Hoá,
Vĩnh Hưng và Tân Hưng).
b) 2.000 ha thanh long tại huyện
Châu Thành.
c) 2.000 ha rau tại 03 huyện Cần
Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa và thành phố Tân An.
d) Vùng chăn nuôi bò thịt tại
huyện Đức Hòa và huyện Đức Huệ.
2. Hỗ trợ hình thành 1-2 cơ sở
ươm tạo công nghệ cao, 1-2 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.
(Chi tiết vùng đề án đính
kèm theo Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3)
3. Phấn đấu đến năm 2020 có 13
HTX điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (6 HTX trên cây lúa, 4 HTX
trên cây rau, 1 HTX trên cây thanh long và 02 HTX trên con bò thịt).
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Hỗ
trợ cho các THT, HTX chuyển đổi sản xuất theo hướng an toàn, ứng dụng cơ giới
hóa, công nghệ cao vào sản xuất
1. Hỗ trợ chi phí mua vật tư sản
xuất trong 3 năm liên tiếp cho HTX chuyển đổi sản xuất theo hướng sạch, hữu cơ:
a) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 3 năm
liên tiếp với mức hỗ trợ cụ thể như sau:
Năm thứ nhất: Hỗ trợ 70% tổng
chi phí mua vật tư sản xuất nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/HTX.
Riêng HTX điểm thì mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/HTX.
Năm thứ hai: Hỗ trợ 50% tổng
chi phí mua vật tư sản xuất nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 140 triệu đồng/HTX.
Riêng HTX điểm thì mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/HTX.
Năm thứ ba: Hỗ trợ 30% tổng chi
phí mua vật tư sản xuất nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 75 triệu đồng/HTX.
Riêng HTX điểm thì mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/HTX.
b) Nội dung hỗ trợ: Chi phí mua
vật tư sản xuất như: Giống chất lượng cao (đối với lúa phải đạt cấp xác nhận trở
lên); phân bón hữu cơ, phân bón sinh học; chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực
vật có nguồn gốc sinh học.
c) Điều kiện hỗ trợ:
HTX cam kết sản xuất theo
VietGAP, theo hướng hữu cơ trong 03 năm liên tiếp, có doanh nghiệp cam kết thu
mua nông sản.
Trên lúa: Đạt
quy mô diện tích tối thiểu của một cánh đồng lớn theo Quyết định số
3083/QĐ-UBND ngày 21/8/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành tiêu chí cánh đồng lớn
trong lĩnh vực trồng trọt của tỉnh Long An.
Trên thanh
long: Đạt quy mô diện tích tối thiểu của một cánh đồng lớn theo Quyết định số
3083/QĐ-UBND ngày 21/8/2017.
Trên rau: Mỗi mô hình/THT, HTX
thực hiện ít nhất 01 ha.
Các loại Giống, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật phải có trong danh mục giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành.
2. Hỗ trợ mua máy sản xuất nông
nghiệp, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất:
a) Mức hỗ trợ:
THT, HTX được hỗ trợ lãi suất vốn
vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt
Nam để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số
68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm
giảm tổn thất trong nông nghiệp.
THT, HTX được hỗ trợ một lần
50% chi phí mua máy móc thiết bị cơ giới nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 75
triệu đồng/THT, 100 triệu đồng/HTX đối với các loại máy có giá trị từ 200 triệu
đồng trở lên. Riêng HTX điểm thì mức hỗ trợ tối đa không quá 150 triệu đồng/HTX.
b) Nội dung hỗ trợ:
Mua máy móc, thiết bị phục vụ sản
xuất nông nghiệp nằm trong danh mục máy móc, thiết bị được quy định tại khoản
2, Điều 1, Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
3. Hỗ trợ xây dựng mô hình điểm:
a) Mức hỗ trợ:
Hỗ trợ một lần 50% chi phí cho
THT, HTX xây dựng mô hình điểm ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào
sản xuất nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/mô hình/THT, HTX.
Riêng HTX điểm thì mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/HTX.
b) Nội dung hỗ trợ:
Trên lúa: Giống lúa đạt cấp xác
nhận trở lên; ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa (khâu gieo sạ: ứng dụng máy cấy, ứng
dụng sạ hàng bằng máy, hoặc sạ thưa bằng máy đeo vai; Khâu chăm sóc: ứng dụng
máy phun phân đeo vai, máy phun thuốc tự hành; Khâu thu hoạch: thu hoạch máy gặt
đập liên hợp, thu rơm bằng máy cuộn rơm); phân bón hữu cơ, phân bón sinh học;
chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học.
Trên rau: Phân bón hữu cơ, phân
bón sinh học; chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học; sản
xuất trong nhà màng, lưới, xây dựng hệ thống tưới thông minh, ứng dụng cơ giới
hóa vào sản xuất: máy cày, máy gieo hạt chân không, máy xay trộn giá thể, máy cấy
rau.
Trên thanh long: Phân bón hữu
cơ, phân bón sinh học; chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc
sinh học; ứng dụng cơ giới trong băm cành nhánh, ủ thân cành với chế phẩm sinh
học làm phân hữu cơ, lắp đặt hệ thống tưới thông minh.
Trên bò thịt: Giống bò thịt chất
lượng cao; máy băm cỏ, máy trộn thức ăn, máng uống tự động, máy bơm cao áp, hệ
thống phun sương; Xử lý chất thải trong chăn nuôi: Công trình khí sinh học, đệm
lót sinh học.
c) Điều kiện hỗ trợ:
Các mô hình điểm do Sở Nông
nghiệp và PTNT thực hiện phải có Kế hoạch được Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phê duyệt; Các mô hình điểm do huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện)
triển khai thực hiện phải có Kế hoạch tổng thể được UBND cấp huyện phê duyệt.
Các loại giống, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật phải có trong danh mục giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành.
Trên lúa: Đạt
quy mô diện tích tối thiểu của một cánh đồng lớn theo Quyết định số
3083/QĐ-UBND ngày 21/8/2017.
Trên thanh
long: Đạt quy mô diện tích tối thiểu của một cánh đồng lớn theo Quyết định số
3083/QĐ-UBND ngày 21/8/2017.
Trên rau: Mỗi mô hình/THT, HTX
thực hiện ít nhất 01 ha.
Con bò thịt: Quy mô tổng đàn của
THT/HTX phải từ 30 con bò thịt sinh sản trở lên, cam kết duy trì đàn bò giống
được hỗ trợ ít nhất 3 năm (trường hợp buộc loại thải trước thời hạn phải báo cơ
quan hỗ trợ để thành lập hội đồng đánh giá). Đối với hỗ trợ xử lý chất thải, loại
công trình khí sinh học được xây dựng/lắp đặt, đơn vị, cá nhân cung cấp theo
danh mục của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
4. Hỗ trợ nhân rộng mô hình:
a) Mức hỗ trợ:
Hỗ trợ một lần 50% chi phí THT,
HTX thực hiện nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào
sản xuất trên cùng địa bàn nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 140 triệu đồng/mô
hình/THT, HTX.
b) Nội dung hỗ trợ như điểm b
khoản 3 Điều 5.
c) Điều kiện hỗ trợ:
Có Kế hoạch tổng thể được UBND
cấp huyện phê duyệt.
Các loại Giống, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật phải có trong danh mục giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành.
Trên lúa: Phải sử dụng giống
lúa đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận trở lên; ứng dụng ít nhất 01 trong các nội
dung: Ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa; phân bón hữu cơ, phân bón sinh học; chế phẩm
sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học.
Trên rau: Phải sử dụng phân hữu
cơ, hữu cơ vi sinh, ứng dụng ít nhất 01 trong các nội dung: sản xuất rau trong
nhà lưới, tưới tiết kiệm.
Trên thanh long: Sản xuất theo
hướng VietGAP và ứng dụng ít nhất 01 trong các nội dung: Sử dụng phân hữu cơ,
cơ giới hóa, tưới thông minh, sử dụng đèn compact.
Trên bò thịt: Ứng dụng ít nhất
02 trong 03 nội dung tương ứng trên con bò thịt tại điểm c, khoản 3, Điều 5.
Điều 6. Quy
định về hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò thịt
1. Mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 10 triệu đồng/con bò
cái sinh sản 12 tháng tuổi trở lên cho các cơ sở chăn nuôi chuyển đổi sang giống
bò thịt chất lượng cao nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/cơ sở.
b) Hỗ trợ 100% kinh phí liều
tinh bò chất lượng cao nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 80.000 đồng/liều tinh,
tối đa không quá 02 liều/con/năm.
c) Hỗ trợ một lần đến 50% giá
trị xây công trình khí sinh học hoặc giá trị làm đệm lót sinh học xử lý chất thải
trong chăn nuôi nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 5.000.000 đồng/công trình/cơ
sở chăn nuôi.
2. Điều kiện hỗ trợ:
a) Cơ sở chăn nuôi có quy mô từ
10 con bò cái sinh sản trở lên và phải cam kết duy trì đàn bò giống được hỗ trợ
ít nhất 3 năm, trường hợp loại thải trước thời hạn phải lập hội đồng thẩm định
đánh giá.
b) Sử dụng giống bò và tinh bò
phải được phép kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành.
c) Loại công trình khí sinh học
được xây dựng/lắp đặt, đơn vị, cá nhân cung cấp theo danh mục của Bộ Nông nghiệp
và PTNT.
Điều 7. Quy
định về hỗ trợ lãi suất vốn vay
Hỗ trợ 100% mức chênh lệch lãi
suất trong cùng thời điểm trong 3 năm đầu tiên đối với doanh nghiệp có dự án đầu
tư vào vùng triển khai đề án (khi dự án đi vào hoạt động), tối đa không quá 6
tháng đối với doanh nghiệp có hợp đồng thu mua hàng hóa cho nông dân, THT, HTX.
Điều 8. Quy
định về hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm
1. Hỗ trợ một lần trong năm
100% chi phí mua vé máy bay (hạng phổ thông) khi tham gia hội chợ, triển lãm ở
nước ngoài, mức hỗ trợ 01 người/THT, HTX, doanh nghiệp;
2. Hỗ trợ một lần trong năm 50%
chi phí thuê gian hàng cho THT, HTX, doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm
trong nước.
Điều 9. Quy
định về hỗ trợ đầu tư đổi mới trang thiết bị, dụng cụ hiện đại, nghiên cứu cải
tiến, tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới
1. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% cho
các HTX, doanh nghiệp chi phí đầu tư đổi mới trang thiết bị, dụng cụ hiện đại,
nghiên cứu cải tiến, tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới
trong sản xuất nông nghiệp nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 01 tỷ đồng/dự án.
2. Điều kiện hỗ trợ: Danh mục
công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp thực hiện theo Quyết định số
738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông
nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.
Điều 10.
Quy định về hỗ trợ xây dựng nhà lưới, nhà màng, nhà kính
1. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 30% chi
phí xây dựng nhà lưới, nhà màng, nhà kính với quy mô dự án từ 02 ha trở lên.
a) Xây dựng nhà lưới: Mức hỗ trợ
tối đa không quá 100 triệu đồng/ THT, HTX, doanh nghiệp.
b) Xây dựng nhà màng: Mức hỗ trợ
tối đa không quá 300 triệu đồng/THT, HTX, doanh nghiệp.
c) Xây dựng nhà kính: Mức hỗ trợ
tối đa không quá 01 tỷ đồng/THT, HTX, doanh nghiệp.
2. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ chi
phí mua vật tư và công xây dựng nhà lưới, nhà màng, nhà kính.
3. Điều kiện hỗ trợ: Diện tích
tối thiểu nhà màng, nhà lưới là từ 1.000 m2 đến 5.000 m2/
nhà.
Điều 11.
Kinh phí thực hiện
Khái toán nhu cầu vốn thực hiện
Đề án giai đoạn 2018-2020 là 130.680 triệu đồng từ nguồn ngân sách và các nguồn
kinh phí lồng nghép khác. (Phụ lục dự toán kinh phí đính kèm)
Ngoài nguồn vốn trên, các dự án
đầu tư về hệ thống thủy lợi, các chương trình dự án trong đề án sẽ được thực hiện
đầu tư lồng ghép theo kế hoạch đầu tư trung hạn.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12.
Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
a) Là cơ quan thường trực, làm
đầu mối giúp UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo thực hiện Đề án, báo cáo kết quả
thực hiện trên cơ sở tổng hợp kết quả thực hiện của các ngành, địa phương.
b) Chỉ đạo các đơn vị chuyên
môn thuộc Sở tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật cho nông dân; xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao do tỉnh chủ trì thực hiện để các huyện triển khai, nhân rộng ra sản
xuất.
c) Phối hợp với các sở, ngành,
địa phương hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương xây dựng và nhân rộng các mô hình
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đảm bảo mục tiêu đề án đã đề ra.
d) Phối hợp các sở, ngành địa
phương thực hiện xúc tiến thương mại, liên kết các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản,
đặc biệt là sản phẩm của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tham gia hội chợ
giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm ở trong tỉnh, trong nước và nước ngoài.
2. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Xây dựng mô hình doanh nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao tiến tới thành lập doanh nghiệp
công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông
nghiệp.
b) Tổ chức thực hiện nghiên cứu
ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, thúc đẩy việc hình thành khu nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp
nông nghiệp công nghệ cao. Tập trung vào 03 khâu chính: giống, kỹ thuật canh tác
công nghệ sau thu hoạch.
c) Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu
nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm, đăng ký mã vạch, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Hướng dẫn thực hiện xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho các nông sản đặc sản. Hỗ
trợ Hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện chứng nhận sản xuất theo quy trình GAP,
cải tiến quy trình công nghệ, xây dựng nhãn hiệu tập thể.
d) Phát triển tiềm lực khoa học
và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
3. Sở Công Thương
a) Chủ trì thực hiện lồng ghép
vào chương trình xúc tiến thương mại để tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao.
b) Xây dựng và triển khai thực
hiện kết nối các đầu mối tiêu thụ nông sản của tỉnh, nhất là thị trường Thành
phố Hồ Chí Minh.
c) Hỗ trợ các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu, nhất là sản phẩm nông nghiệp
công nghệ cao. Thực hiện hỗ trợ các hoạt động xúc tiến ở các tỉnh, thành phố và
nước ngoài giúp doanh nghiệp, hợp tác xã tìm hiểu thị trường, nắm bắt thông tin
để phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
d) Nghiên cứu đề xuất giải quyết
nhu cầu về điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Phân bổ kịp thời các nguồn lực
phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
b) Cân đối, phân bổ nguồn vốn
thực hiện đề án theo từng năm cho các ngành, các huyện, thị xã, thành phố ưu
tiên nguồn vốn cho đầu tư kết cấu hạ tầng phục vùng quy hoạch ứng dụng công nghệ
cao.
c) Tham mưu chỉ đạo phát triển
kinh tế hợp tác, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư, các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quan tâm đến
các chính sách cho các doanh nghiệp đầu tàu, ngành, sản phẩm chủ lực tạo điều
kiện dẫn dắt, thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
5. Sở Tài chính
a) Bố trí và cấp kinh phí hỗ trợ
cho Đề án kịp thời theo kế hoạch. Tổ chức hướng dẫn và quản lý nguồn ngân sách
thực hiện Đề án theo đúng quy định.
b) Đề xuất cơ chế tài chính ưu
đãi theo quy định đối với các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn lập, thẩm định và
phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các trình tự, thủ tục về giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xây dựng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao theo đúng quy định của pháp luật.
b) Triển khai hỗ trợ thực hiện
các giải pháp cải tạo, bảo vệ môi trường cho các vùng sản xuất ứng dụng công
nghệ cao.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Thực hiện công tác thông tin
tuyên truyền, phổ biến về quan điểm, chủ trương, giải pháp thực hiện phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tuyên truyền quảng bá các tổ chức, cá nhân,
các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn
tỉnh.
b) Tuyên truyền tập huấn hỗ trợ
nông dân trong vùng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp.
8. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội
Thực hiện công tác đào tạo nghề
giúp nông dân nắm vững các tiến bộ khoa học kỹ thuật và kỹ thuật vận hành các
máy móc thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
9. Sở Xây dựng
a) Hỗ trợ thực hiện các nội
dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ ngành xây dựng trong thực hiện chương
trình.
b) Rà soát lại các quy hoạch
khai thác khoán sản vật liệu xây dựng để phù hợp vơi quy hoạch vùng sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
10. Sở Giao thông vận tải
Thực hiện quy hoạch và hỗ trợ địa
phương kiện toàn hệ thống giao thông phục vụ yêu cầu lưu thông, vận chuyển vật
tư, hàng hóa nông sản các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao.
11. Liên minh Hợp tác xã
Hướng dẫn, hỗ trợ cho các địa
phương xây dựng, củng cố phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã để tổ chức lại sản
xuất theo cánh đồng lớn, thực hiện liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo
chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả sản xuất.
12. Các tổ chức, Đoàn thể tỉnh
Tuyên truyền, vận động đoàn
viên, hội viên và nhân dân nâng cao nhận thức trong thay đổi hành động, tập
quán canh tác, tích cực tham gia vào tổ hợp tác, hợp tác xã thực hiện sản xuất
theo cánh đồng lớn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nhằm tạo các sản phẩm
nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, góp phần tích cực trong việc nâng cao thu
nhập, đời sống cho người nông dân và xây dựng nông thôn mới.
13. UBND các huyện, thị xã,
thành phố vùng thực hiện Đề án
a) Xây dựng kế hoạch thực hiện
chỉ tiêu do UBND tỉnh giao một các cụ thể, chi tiết gắn với giải pháp rõ ràng để
đảm bảo hoàn thành theo lộ trình từng năm và cả giai đoạn.
b) Đối với các huyện, thành phố,
thị xã thuộc vùng đề án chủ động lựa chọn địa điểm, xây dựng kế hoạch chi tiết
thực hiện các mô hình trên địa bàn các huyện, thị và thành phố tổ chức triển
khai, nhân rộng các mô hình hiệu quả nhằm đạt chỉ tiêu đến năm 2020 có: 20.000
ha lúa, 2.000 ha thanh long, 2.000 ha rau và vùng chăn nuôi bò thịt ứng dụng
công nghệ cao; chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND xã, phường, thị trấn lập, rà
soát các kế hoạch đã xây dựng đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa tỉnh, huyện, xã;
tổ chức thực hiện các kế hoạch đề đảm bảo mục tiêu đề ra.
c) Chỉ đạo các xã, phường, thị
trấn tổ chức phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chủ
trương, chính sách, pháp luật đối với phát triển kinh tế tập thể; vận động, tổ
chức, hỗ trợ người dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tổ chức lại sản xuất
theo hướng hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, liên kết sản xuất -
tiêu thụ theo chuỗi giá trị .
d) Chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể
tại địa phương phối hợp thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động nông dân
tham gia thực hiện hiệu quả kế hoạch.
đ) Tạo mọi điều kiện thuận lợi,
giải quyết về đất đai, giải phóng mặt bằng kịp thời và chủ động mời gọi các tổ
chức, cá nhân tham gia sản xuất, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
14. UBND các huyện, thị, thành
phố không thuộc vùng thực hiện Đề án
Chủ động triển khai thực hiện
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp phù hợp trên địa bàn.
Điều 13.
Điều khoản thi hành
Trong trường hợp các đối tượng
thụ hưởng chính sách mà có cùng một nội dung hỗ trợ theo các quy định của Trung
ương và địa phương hoặc trong các văn bản QPPL của địa phương thì đối tượng thụ
hưởng chính sách chỉ được lựa chọn một mức hỗ trợ.
Trong quá trình tổ chức thực hiện
nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành và địa phương
liên quan có văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Cần
|
PHỤ LỤC 1
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH DIỆN TÍCH LÚA ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ CAO
TT
|
Tên Huyện/xã
|
Kế hoạch CNC (ha)
|
|
Tổng cộng (26 xã)
|
20.000
|
I
|
Huyện
Tân Hưng
|
4.500
|
1
|
- Hưng Điền
|
1.000
|
2
|
- Hưng Điền B
|
1.000
|
3
|
- Hưng Hà
|
800
|
4
|
- Thạnh Hưng
|
500
|
5
|
- Hưng Thạnh
|
700
|
6
|
- Vĩnh Châu A
|
500
|
II
|
Huyện
Vĩnh Hưng
|
4.500
|
1
|
- Khánh Hưng
|
1.000
|
2
|
- Hưng Điền A
|
500
|
3
|
- Vĩnh Trị
|
1.000
|
4
|
- Thái Bình Trung
|
700
|
5
|
- Vĩnh Bình
|
600
|
6
|
- Vĩnh Thuận
|
700
|
III
|
Huyện
Tân Thạnh
|
4.000
|
1
|
- Hậu Thạnh Đông
|
1.000
|
2
|
- Hậu Thạnh Tây
|
700
|
3
|
- BắcHòa
|
700
|
4
|
- Tân Lập
|
900
|
5
|
- Nhơn Hòa Lập
|
700
|
IV
|
Huyện
Mộc Hóa
|
2.500
|
1
|
- Bình Hòa Tây
|
500
|
2
|
- Bình Hòa Trung
|
1.000
|
3
|
- Bình Hòa Đông
|
1.000
|
V
|
Thị
xã Kiến Tường
|
2.500
|
1
|
- Bình Hiệp
|
500
|
2
|
- Tuyên Thạnh
|
1.000
|
3
|
- Thạnh Hưng
|
1.000
|
VI
|
Huyện
Thạnh Hóa
|
2.000
|
1
|
- Thủy Đông
|
400
|
2
|
- Tân Tây
|
400
|
3
|
- Thạnh An
|
1.200
|
PHỤ LỤC 2
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH DIỆN TÍCH RAU ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ CAO
TT
|
Tên Huyện/xã
|
Kế hoạch CNC (ha)
|
|
Tổng cộng (19 xã)
|
2.000
|
I
|
Cần
Đước
|
700
|
1
|
- Long Khê
|
230
|
2
|
- Long Trạch
|
220
|
3
|
- Phước Vân
|
150
|
4
|
- Long Hòa
|
100
|
II
|
Cần
Giuộc
|
950
|
1
|
- Long Thượng
|
100
|
2
|
- Phước Hậu
|
330
|
3
|
- Mỹ Lộc
|
200
|
4
|
- Phước Lâm
|
220
|
5
|
- Trường Bình
|
30
|
6
|
- Thuận Thành
|
70
|
III
|
Đức
Hòa
|
285
|
1
|
- Hòa Khánh Nam
|
50
|
2
|
- Hòa Khánh Đông
|
50
|
3
|
- Tân Mỹ
|
80
|
4
|
- An Ninh Tây
|
60
|
5
|
- Lộc Giang
|
45
|
IV
|
TP.Tân
An
|
65
|
1
|
- An Vĩnh Ngãi
|
15
|
2
|
- Lợi Bình Nhơn
|
40
|
3
|
- Khánh Hậu
|
10
|
PHỤ LỤC 3
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH DIỆN TÍCH THANH LONG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO
TT
|
Tên Huyện/xã
|
Kế hoạch CNC
|
|
Tổng cộng
Châu Thành (12 xã)
|
2.000
|
1
|
Bình Quới
|
100
|
2
|
Hòa Phú
|
100
|
3
|
Vĩnh Công
|
100
|
4
|
Hiệp Thạnh
|
250
|
5
|
Long Trì
|
300
|
6
|
Phú Ngãi Trị
|
100
|
7
|
Phước Tân Hưng
|
150
|
8
|
Dương Xuân Hội
|
250
|
9
|
An Lục Long
|
300
|
10
|
Thanh Phú Long
|
200
|
11
|
Thuận Mỹ
|
100
|
12
|
TT Tầm Vu
|
50
|