ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2560/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 7 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ VIỆC LÀM THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ
Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP
ngày 24/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn đánh giá tác động của thủ tục
hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Căn cứ
Quyết định số 347/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban
hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2017;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số
2187/TTr-SLĐTBXH ngày 10/7/2017 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số
821/STP-KSTTHC ngày 20/6/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành
chính lĩnh vực Người có công và lĩnh vực Việc làm thuộc thẩm quyền giải quyết của
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa (có Phương án kèm
theo).
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội dự thảo
báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của UBND tỉnh, kèm phương
án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính đã được thông qua tại
Quyết định này, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt gửi Bộ, cơ quan
ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Điều 3. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các
sở, ban, ngành, đơn vị liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư
pháp; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4 Quy định;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Cục Kiểm soát TTHC - VP Chính phủ (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thị Thìn
|
PHƯƠNG ÁN
ĐƠN
GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ LĨNH VỰC VIỆC LÀM
THUỘC THẨM QUYỀN, GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH THANH
HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2560/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2017 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
1. Thủ tục “Giải
quyết hưởng chế độ ưu đãi đối với con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
chất độc hóa học”
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
1.1.1. Về cách thức thực hiện:
- Cần quy định rõ ràng, cụ thể để cơ quan, đơn vị có quyền lựa chọn cách thức để nộp hồ sơ là: Trực tiếp.
+ Lý do: Tại Nghị định số
31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ; Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày
15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan khác chưa quy định về cách thức thực hiện.
1.1.2. Về hồ sơ:
- Việc yêu cầu nộp bản sao Giấy khai
sinh là không cần thiết.
+ Lý do: Tại Bản khai theo Mẫu HH1 ban hành kèm theo Thông tư số
05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đã
có nội dung khai về họ tên, ngày, tháng, năm sinh, tình trạng bệnh tật của con
đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, cũng theo quy định
tại điểm b khoản 2 Điều 29 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH thì UBND cấp xã
có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai (xác nhận trực
tiếp vào Bản khai) và kiểm tra các giấy tờ liên quan của
người đề nghị hưởng chế độ theo quy định.
1.1.3. Về thời hạn giải quyết:
- Đề nghị sửa đổi thời gian giải quyết
từ 95 ngày làm việc xuống còn 45 ngày làm việc.
+ Lý do: Tổng thời hạn giải quyết
theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch
số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội 95 ngày là quá dài. Việc quy định này đến nay không còn phù hợp, cần phải giảm bớt thời gian thực hiện giữa các cơ quan
để tạo điều kiện tốt hơn cho người dân trong việc hưởng chế
độ ưu đãi trợ cấp. Qua thực tiễn, thấy thời gian phù hợp để
giải quyết là 45 ngày làm việc, cụ thể:
- Ủy ban nhân
dân cấp xã: Không quá 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ
đầy đủ, hợp lệ. Lý do: UBND cấp xã chỉ thực hiện việc xác nhận hồ sơ ban đầu, không phải
tiến hành thẩm định.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội: Không quá 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ,
hợp lệ do UBND cấp xã chuyển đến. Lý do: Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ
thực hiện việc kiểm tra hồ sơ do UBND cấp xã chuyển lên, không phải tiến hành thẩm định.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
10 ngày (05 ngày có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, giới thiệu
(kèm bản sao hồ sơ) ra Hội đồng giám định y khoa tỉnh và
05 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ do Sở Y tế chuyển đến, có trách nhiệm ra quyết định
trợ cấp, phụ cấp đối với những trường hợp đủ điều kiện).
- Hội đồng giám định y khoa tỉnh: 20
ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
- Sở Y tế: 05
ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
1.2. Kiến nghị thực thi:
1.2.1. Sửa khoản 2 Điều 44 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của
Chính phủ theo hướng như sau:
“2. Giấy khai sinh: Xuất trình để kiểm tra, đối chiếu”
1.2.2. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày
15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo hướng như sau:
- Sửa đổi khoản
2 Điều 28: “Giấy khai sinh: Xuất trình để kiểm tra, đối chiếu.”
- Sửa đổi khoản 2
Điều 29 theo hướng sau:
"Các trường hợp không thuộc
quy định tại Khoản 1 Điều này:
a) Cá nhân lập Bản khai kèm các giấy tờ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 27 hoặc
khoản 2, khoản 3 Điều 28 của Thông tư này gửi trực
tiếp đến Ủy ban nhân
dân cấp xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã
trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản
khai, có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản
khai, lập danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hoặc con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kèm giấy tờ quy định tại điểm a Khoản này gửi Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội;
c) Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ
các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách
người đủ điều kiện kèm giấy tờ quy định tại điểm b khoản này gửi Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội;
d) Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra hồ
sơ, giới thiệu (kèm bản sao hồ sơ) ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
Trường hợp vô sinh và trường hợp không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có
con trước khi tham gia kháng
chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động mà không mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển hồ sơ đến Sở Y tế để cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học.
Trường hợp sinh con dị dạng, dị tật
mà không mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế
quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu
con dị dạng, dị tật ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh;
đ) Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh khám giám định, lập biên bản giám định bệnh, tật;
dị dạng, dị tật trong thời hạn 20 ngày, sau đó chuyển đến Sở Y tế
kèm hồ sơ để cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học; dị dạng, dị tật do ảnh
hưởng của chất độc hóa học;
e) Sở Y tế trong thời gian 05 ngày
kể từ ngày tiếp nhận hồ
sơ, có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học; giấy chứng nhận dị dạng, dị tật do ảnh
hưởng của chất độc hóa học và chuyển Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội kèm hồ sơ;
g) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày
tiếp nhận đủ hồ sơ do Sở Y tế chuyển đến, có
trách nhiệm ra quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với những
trường hợp đủ điều kiện."
1.2.3. Sửa điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch số
20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo hướng sau:
‘‘a) Hội đồng Giám định Y khoa có trách nhiệm tiến
hành khám giám định cho
người lao động hoặc thân nhân người lao động trong thời gian 20 ngày, kể
từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận
hồ sơ;”
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 24,59%.
+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 131.859.688 đồng/năm.
+ Tổng chi phí
tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa:
99.437.188 đồng/năm.
+ Tổng chi phí
tiết kiệm: 32.422.500 đồng/năm.
2. Thủ tục “Cấp
giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam”
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
2.1.1. Về cách thức thực hiện:
- Đề nghị quy định rõ ràng cách thức thực hiện nộp hồ sơ qua mạng điện tử
trực tuyến của Cục Việc làm.
+ Lý do: Nghị
định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ; Thông tư số
40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày
03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao
động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chưa quy
định cụ thể cách thức thực hiện. Triển khai Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, để giảm chi phí đi lại cho tổ chức, cá nhân khi
thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã thực hiện việc cấp giấy phép
lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử trực tuyến của Cục Việc làm thống nhất trên toàn quốc từ 01/01/2017.
2.1.2. Về hồ sơ:
- Về số lượng hồ sơ:
+ Cần quy
định rõ ràng cụ thể số lượng hồ sơ để tổ chức, cá nhân biết chuẩn bị. Số lượng hồ sơ phù hợp là 01 bộ.
* Lý do:
Tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật không quy định số lượng hồ sơ.
- Về thành phần hồ sơ:
+ Đề nghị sửa đổi việc yêu cầu nộp 02
ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu
để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp
không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ thành 01 ảnh để
dán vào giấy phép lao động trả cho đối tượng.
* Lý do:
Trong giấy khám sức khỏe đã thể hiện ảnh của người lao động nên trong hồ sơ không cần lưu, chỉ cần nộp 01 ảnh
để dán vào giấy phép lao động, tiết kiệm chi phí cho người lao động.
+ Thay thế việc yêu cầu nộp Bản sao
có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu
hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo
quy định của pháp luật bằng hình thức xuất trình hộ chiếu hoặc các giấy tờ nêu
trên để kiểm tra, đối chiếu sau đó trả
lại cho người nộp.
* Lý do:
Tại văn bản đề nghị cấp phép lao động theo mẫu
số 7, Thông tư số 40 đã thể hiện nội
dung như số hộ chiếu, ngày cấp, ngày hết hạn nên trong thành phần hồ sơ không cần bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu,
giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Thời hạn giải quyết:
- Đề nghị sửa đổi thời hạn giải quyết
từ 7 ngày làm việc xuống còn 5 ngày làm việc.
+ Lý do:
Tại khoản 2, Điều 12 Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy
định thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động. Thực hiện Quyết định số 1025/QĐ-UBND
ngày 04/4/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành kế hoạch hành động đẩy
mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020; để tạo điều
kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, nhất là đối với các doanh nghiệp. Qua thực tiễn, Sở Lao động- Thương binh và Xã
hội thấy thời gian phù hợp để giải quyết thủ tục hành chính nêu
trên là 05 ngày làm việc (rút ngắn được 02 ngày làm việc
so với thực tế).
2.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa
khoản 1, Điều 12 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP
ngày 03/02/2016 của Chính phủ theo hướng sau:
"Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động
thì người sử dụng lao động đó phải nộp 01 bộ hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép lao động qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến dvc.vieclamvietnam.gov.vn của Cục Việc
làm- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội."
- Đề nghị sửa
khoản 5 Điều 10, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày
03/02/2016 của Chính phủ theo hướng sau:
"5. 01 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng; mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ."
- Đề nghị sửa đổi khoản 6 Điều 10 Nghị
định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ theo
hướng sau:
"6. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có
giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo
quy định của pháp luật: Xuất trình để kiểm tra, đối
chiếu."
- Đề nghị sửa khoản 2, Điều 12 Nghị định
11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 là:
"2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
lao động, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo mẫu do Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.”
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Tỷ lệ cắt giảm
sau đơn giản hóa: 16,476%.
+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 2.681.343.750 đồng/năm.
+ Tổng chi phí
tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa:
2.239.812.500 đồng/năm.
+ Tổng chi phí
tiết kiệm: 441.531.250 đồng/năm./.