Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 927/2010/UBTVQH12 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 19/04/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Nghị quyết số: 927/2010/UBTVQH12

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Kiểm toán Nhà nước;
Theo đề nghị của Tổng Kiểm toán Nhà nước,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 19 tháng 4 năm 2010./.

 

 

TM. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Phú Trọng

 

CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội)

1. Quan điểm phát triển Kiểm toán Nhà nước

Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đến năm 2020 phải quán triệt các quan điểm sau:

1.1. Phát triển KTNN thành công cụ trọng yếu và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước; hỗ trợ, phục vụ đắc lực cho hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong thực hiện chức năng giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của các địa phương.

1.2. Phát triển KTNN đảm bảo quán triệt và phù hợp các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; tuân thủ quy định của hệ thống pháp luật của Nhà nước và đảm bảo tính độc lập đối với hoạt động kiểm toán nhà nước nhằm thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của KTNN theo quy định của pháp luật, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước trong công cuộc đổi mới.

1.3. Phát triển KTNN phải đảm bảo quán triệt quan điểm cải cách hành chính nói chung, cải cách tài chính công nói riêng, xác định cho được quy mô hợp lý trong từng thời kỳ đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Từng bước xây dựng cơ quan KTNN chuyên nghiệp, hiện đại, phát triển hợp lý về số lượng hợp lý và nâng cao về chất lượng, hết sức coi trọng về chất lượng, tinh gọn về bộ máy, tiết kiệm kinh phí, hoạt động hiệu quả. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý và hoạt động kiểm toán.

1.4. Nhà nước có chính sách ưu tiên thích đáng các nguồn lực cần thiết cho tổ chức bộ máy và hoạt động của KTNN, chính sách đầu tư phát triển công nghệ thông tin, chính sách hỗ trợ đào tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

1.5. Phát triển KTNN phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

2. Mục tiêu phát triển KTNN đến năm 2020

Để bảo đảm yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, mục tiêu phát triển KTNN đến năm 2020 là "Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; xây dựng KTNN có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế”.

3. Nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020

3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện cho tổ chức và hoạt động của KTNN

- Nghiên cứu, đề xuất bổ sung trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào thời điểm thích hợp một số điều khoản quy định (như Luật KTNN) về vị trí pháp lý, tính độc lập của cơ quan KTNN; và thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng KTNN với nội dung:

+ “KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

+ “Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng KTNN”.

- Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hộiLuật Tổ chức Chính phủ liên quan đến KTNN nhằm khẳng định KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản để cụ thể hoá Luật KTNN:

+ Nghiên cứu ban hành cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế trước khi bổ nhiệm và mãn nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo và các nhiệm vụ khác để phù hợp với vai trò và trách nhiệm của KTNN trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế tài đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc không thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ theo quy định của Luật KTNN, nhất là thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán.

+ Xây dựng cơ chế sử dụng đội ngũ cộng tác viên và chế độ uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán để thực hiện kiểm toán một số đối tượng kiểm toán thuộc phạm vi của KTNN; quy định về trưng cầu giám định chuyên môn phục vụ công tác kiểm toán.

- Rà soát quy định về KTNN trong các luật, các văn bản có liên quan để bổ sung, sửa đổi nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ các quy định về tổ chức và hoạt động KTNN trong hệ thống pháp luật của Nhà nước:

+ Nghiên cứu sửa đổi Luật KTNN và các luật có liên quan để phân định rõ vị trí, chức năng của KTNN với các cơ quan thanh tra, kiểm tra giám sát khác của Nhà nước; đồng thời, bảo đảm sự đồng bộ và phù hợp giữa Luật KTNN với Luật Tổ chức Quốc hội, Luật NSNN, Luật Cán bộ, công chức..., làm cơ sở cho việc kiện toàn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của KTNN. Hoàn thiện Luật KTNN theo hướng đảm bảo bao quát nhiệm vụ của KTNN đối với việc kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn lực tài sản công, mở rộng hoạt động kiểm toán doanh nghiệp theo hướng vừa kiểm toán như hiện nay, vừa kiểm toán việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối.

+ Nghiên cứu sửa đổi một số quy định của Luật NSNN, Luật Kế toán và các luật có liên quan cho phù hợp với quy định của Luật KTNN về một số nội dung như: việc chuẩn bị ý kiến về dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương của KTNN, thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...

3.2. Chiến lược phát triển hệ thống tổ chức bộ máy của cơ quan KTNN

Tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy của KTNN theo mô hình quản lý tập trung thống nhất như hiện nay, gồm: các đơn vị tham mưu, các KTNN chuyên ngành ở Trung ương, các KTNN khu vực, các đơn vị sự nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thiện cơ cấu tổ chức của KTNN và tiến tới đến năm 2020 bộ máy tổ chức của KTNN đảm bảo đồng bộ, có đủ cơ cấu và lực lượng thực hiện nhiệm vụ, cụ thể như sau:

3.2.1. Sắp xếp, củng cố lại các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành theo hướng giảm khâu trung gian; đảm bảo có bộ máy tham mưu gọn nhẹ, một đơn vị không thực hiện quá nhiều chức năng, nhiệm vụ, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của KTNN. Tăng cường năng lực cho Vụ Tổng hợp để đảm bảo vai trò điều phối, tham mưu cho lãnh đạo KTNN về hoạt động kiểm toán trong toàn ngành. Giai đoạn đến năm 2015 thành lập một số đơn vị sau:

- Thanh tra KTNN (tương đương cấp vụ) để thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo Luật Thanh tra trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

- Vụ Thi đua - khen thưởng để thực hiện chức năng theo dõi, kiểm tra và phát động các phong trào thi đua khen thưởng trong toàn ngành khi đủ số cán bộ công nhân viên là 1.500 người theo quy định hiện hành.

- Vụ Tài chính trên cơ sở phòng Tài vụ-Kế toán thuộc Văn phòng KTNN.

3.2.2. Phát triển các KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực với biên chế, cơ cấu hợp lý và theo hướng chuyên quản, chuyên môn hóa đối tượng kiểm toán theo chuyên ngành hẹp và luân chuyển đối tượng kiểm toán. Nghiên cứu hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực để phân công nhiệm vụ phù hợp và có tính đến việc luân chuyển nhiệm vụ kiểm toán trong trung hạn từ 3-5 năm, hoặc luân chuyển vị trí công tác của cán bộ quản lý và kiểm toán viên từ 3-5 năm; tái cơ cấu các phòng thuộc các KTNN khu vực để gắn kết và phối hợp được tổ chức các phòng với các §oàn kiểm toán. Phân giao nhiệm vụ kiểm toán nợ công, nhiệm vụ đánh giá các chỉ số quốc gia trong kiểm toán NSNN để phù hợp với thông lệ quốc tế và của các cơ quan KTNN khác. Phân giao nhiệm vụ kiểm tra, phân tích, đánh giá và chuẩn bị ý kiến về dự toán NSNN, ngân sách trung ương, địa phương cho các KTNN chuyên ngành và khu vực.

- Giai đoạn đến năm 2015:

+ Thành lập thêm 02 KTNN chuyên ngành (nâng tổng số KTNN chuyên ngành lên thành 09 đơn vị) để đủ năng lực kiểm toán các bộ, cơ quan trung ương.

+ Thành lập thêm 04 KTNN khu vực (nâng tổng số các KTNN khu vực của KTNN lên 13 đơn vị): 01 đơn vị kiểm toán các tỉnh thuộc khu vực Cao-Bắc-Lạng, 01 đơn vị kiểm toán các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, 01 đơn vị kiểm toán các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, 01 đơn vị kiểm toán các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ.

- Giai đoạn 2016-2020: Thành lập thêm 02 KTNN khu vực nâng tổng số các KTNN khu vực lên 15 đơn vị. Khi đó mỗi KTNN khu vực đảm nhiệm khoảng 4-5 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, riêng KTNN khu vực tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chỉ kiểm toán ngân sách của 02 thành phố này.

Sau khi thành lập đủ 15 KTNN khu vực sẽ thực hiện kiểm toán thường xuyên hàng năm hầu hết báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và báo cáo quyết toán ngân sách quận, huyện; phấn đấu kiểm toán khoảng 30 đến 40% báo cáo quyết toán ngân sách xã, phường. Kiểm tra, phân tích, đánh giá và chuẩn bị ý kiến về toàn bộ dự toán ngân sách của các địa phương; mở rộng kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề, kiểm toán trách nhiệm kinh tế, những vấn đề bức xúc xã hội quan tâm…

3.2.3. Phát triển các đơn vị sự nghiệp theo hướng tự chủ về tổ chức, tài chính theo chủ trương của Nhà nước về xã hội hoá hoạt động sự nghiệp nhằm đảm bảo sự chủ động phát huy vai trò của các đơn vị; tiếp tục củng cố và phát triển Trung tâm Tin học và Tạp chí Kiểm toán. Giai đoạn đến năm 2015 thành lập một số đơn vị:

- Trung tâm Thông tin, tư liệu và thư viện thực hiện chức năng lưu trữ thông tin, tư liệu và thư viện phục vụ việc khai thác thông tin, tư liệu kiểm toán trong ngành và cho các cơ quan hữu quan.

- Thành lập trường (hoặc Trung tâm) Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ kiểm toán và Viện Nghiên cứu khoa học kiểm toán trên cơ sở Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ hiện nay.

Trường (hoặc Trung tâm) Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ kiểm toán thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Luật KTNN; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho xã hội nói chung và cho KTNN nói riêng; cung cấp dịch vụ tư vấn phục vụ đối tượng là cán bộ của Hội đồng nhân dân các cấp; cán bộ chuyên trách ở các cơ quan Quốc hội, Kiểm toán viên nội bộ...

Viện Nghiên cứu Khoa học kiểm toán thực hiện nghiên cứu khoa học kiểm toán nói chung, KTNN nói riêng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tiễn; phối hợp đào tạo sau đại học; tổ chức nghiên cứu, điều tra, tổng hợp thông tin từ dư luận xã hội về chỉ đạo, điều hành, quản lý và sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế, khoa học, xã hội, an ninh quốc phòng. Từ cơ sở đó, xác định quy mô và phương thức tổ chức KTNN nói chung và các cuộc kiểm toán nói riêng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát huy tối đa vai trò của KTNN.

- Thành lập Thời báo Kiểm toán nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội về nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước thông qua hoạt động kiểm toán.

3.2.4. Thực hiện phân cấp mạnh về tổ chức hoạt động, phân giao chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm cụ thể cho từng cấp trong hệ thống bộ máy KTNN, đảm bảo tính chủ động trong tổ chức và hoạt động, đồng thời nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị;

- Xây dựng đồng bộ chế độ trách nhiệm của từng cấp quản lý trong hệ thống bộ máy của KTNN để đảm bảo dân chủ hoá và tăng cường trách nhiệm trong tổ chức hoạt động; xây dựng chế độ công tác chặt chẽ, khoa học, tạo ra sự đồng bộ trong vận hành của hệ thống tổ chức.

- Xây dựng quy định về sử dụng các nguồn lực trong tổ chức để tạo cơ chế khích lệ, cạnh tranh hợp lý, công bằng giữa các đơn vị.

- Định kỳ tổ chức đánh giá về tính hợp lý và hiệu quả của cơ cấu tổ chức, nhân sự để có biện pháp điều chỉnh phù hợp, kịp thời nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động KTNN.

3.3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

3.3.1. Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu chuyên môn và cơ cấu ngạch hợp lý:

- Về mặt số lượng, trong giai đoạn đến năm 2015 KTNN cần có số cán bộ khoảng 2.600 người, giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 cần khoảng 3.500 người với quy mô bình quân mỗi đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán (KTNN chuyên ngành và khu vực) khoảng 120 ng­êi.

- Về cơ cấu theo lĩnh vực công tác: đội ngũ Kiểm toán viên Nhà nước khoảng 85%; đội ngũ công chức làm công tác hành chính toàn ngành khoảng 10%; đội ngũ viên chức ở các đơn vị sự nghiệp (các ngạch viên chức) khoảng 5%.

- Về cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch, bậc: Kiểm toán viên cao cấp khoảng 3-5%; Kiểm toán viên chính: 20-25%; Kiểm toán viên: 40-45%; Kiểm toán viên dự bị 20-25%.

Đối với các ngạch chuyên viên và tương đương (kể cả khối sự nghiệp): Chuyên viên cao cấp và tương đương: 2-3%; Chuyên viên chính và tương đương: 30-35%; chuyên viên và tương đương: 50-55%; Cán sự, nhân viên: 5-7%.

- Về cơ cấu theo chuyên môn đào tạo: số cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm 95%, trong đó chuyên môn đào tạo về Tài chính - kế toán - kiểm toán - ngân hàng: 50%; Xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, kiến trúc: 25%; Quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, luật, công nghệ thông tin và khác: 20%; Số có trình độ cao đẳng, trung cấp trở xuống khoảng 5% trong tổng số cán bộ, công chức.

3.3.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức KTNN có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn, chuyên nghiệp, tương xứng với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

3.3.2.1. Thực hiện đổi mới công tác tổ chức cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ:

- Định kỳ kiểm tra, sát hạch, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn ngạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cho phù hợp. Thực hiện các quy định việc luân chuyển cán bộ, nhất là luân chuyển các vị trí cán bộ quản lý và kiểm toán viên trong thời gian 3-5 năm.

- Hoàn thiện và cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin về năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện tại của KTNN và trên cơ sở đó quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; sửa đổi phân cấp trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Mở rộng quyền và trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức, viên chức cho các đơn vị; đánh giá lại quy định về tiêu chuẩn ngạch đối với các ngạch kiểm toán viên nhà nước để có căn cứ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; xây dựng quy định về tinh giản biên chế để thực hiện được việc thường xuyên đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức không đủ năng lực, trình độ, những người vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức để từng bước chuyển sang quản lý bằng hệ thống tin học.

3.3.2.2. Thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Xây dựng và đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo từng chức danh gắn với tiêu chuẩn hoá cán bộ; gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ với việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức văn hoá nghề nghiệp, kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động; bồi dưỡng, bổ sung một số nội dung đào tạo về một số lĩnh vực kiểm toán mới, như; kiểm toán môi trường, kiểm toán trách nhiệm kinh tế, kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề; tăng cường đào tạo nghiệp vụ kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin; đào tạo ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức, đặc biệt là cho Kiểm toán viên nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế...

- Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; phát triển hình thức tổ chức đào tạo từ xa, tự đào tạo, đào tạo thông qua hình thức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm...

- Tổ chức tuyển dụng cán bộ, công chức, Kiểm toán viên, tổ chức thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước, quản lý việc cấp và sử dụng Thẻ Kiểm toán viên nhà nước theo đúng quy định. Có kế hoạch đào tạo trong thời gian không dài một đội ngũ chuyên gia đầu ngành đối với từng lĩnh vực chuyên môn, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới và xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện tốt công tác giảng dạy.

- Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, tăng cường giao lưu học tập về nghiệp vụ kiểm toán, đặc biệt là thi Chứng chỉ kiểm toán viên CPA và chứng chỉ ACCA; cử cán bộ đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về Chính phủ điện tử, về tin học hoá các hoạt động kiểm toán tại một số nước tiên tiến.

3.4. Chiến lược nâng cao chất lượng kiểm toán

Nâng cao chất lượng kiểm toán một cách toàn diện trên 3 mặt: năng lực, hiệu lực và hiệu quả kiểm toán.

3.4.1. Về năng lực kiểm toán

Phát triển KTNN đáp ứng phục vụ tốt công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Kết hợp nhuần nhuyễn kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động, trên cơ sở tập trung thực hiện tốt nhất kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ nhằm tiến tới đẩy mạnh kiểm toán hoạt động để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, nhất là trong lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách, đầu tư xây dựng và chương trình mục tiêu quốc gia. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, đặc biệt là nguồn nhân lực để tiến hành kiểm toán trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin và đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản tiến hành kiểm toán thường xuyên hàng năm các đơn vị dự toán cấp I trực thuộc ngân sách trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tăng quy mô mẫu kiểm toán về tổng thể và tại các đầu mối trên để đạt yêu cầu xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước theo quy định của Luật KTNN.

- Tập trung kiểm toán việc quản lý và sử dụng NSNN, việc thực hiện các chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, quản lý và sử dụng tài sản công, việc quản lý và sử dụng các quỹ tài chính công ngoài NSNN, các dự án đầu tư xây dựng và chương trình mục tiêu quốc gia, việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.

- Nâng cao chất lượng kiểm tra, phân tích, đánh giá dự toán NSNN giúp Quốc hội có nguồn thông tin tin cậy, độc lập, khách quan để quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương, quyết định đầu tư dự án, công trình quan trọng quốc gia. Từng bước tư vấn cho Hội đồng Nhân dân quyết định ngân sách địa phương.

3.4.2.Về hiệu lực kiểm toán

Từng bước nâng cao hiệu lực pháp lý và giá trị của báo cáo kiểm toán và tăng cường kiểm toán chuyên đề đối với việc quản lý điều hành NSNN, tiền và tài sản nhà nước, những vấn đề bức xúc được dư luận xã hội quan tâm, những vấn đề quan trọng của đất nước nhằm cung cấp các thông tin tin cậy, trung thực, chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành của Chính phủ, của Uỷ ban Nhân dân các cấp; yêu cầu kiểm tra, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh; yêu cầu kiểm tra và giám sát của các cơ quan Đảng, đồng thời cung cấp thông tin cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung một số chế tài và tổ chức kiểm tra việc thực hiện đối với các hành vi vi phạm Luật KTNNLuật NSNN; quyền hạn và trách nhiệm của KTNN trong việc xử lý các sai phạm trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

Đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu được cung cấp thông tin và giám sát của Nhân dân, của báo chí và công luận nói chung đối với việc quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước thông qua việc công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN theo quy định của pháp luật.

3.4.3.Về hiệu quả kiểm toán

Không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán, rút ngắn thời gian kiểm toán, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực trong tổ chức và hoạt động KTNN; đổi mới tổ chức kiểm toán, nhất là tổ chức đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán; nâng cao chất lượng công tác khảo sát lập kế hoạch kiểm toán và phân tích, tổng hợp kết quả kiểm toán. Từng bước tin học hóa các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động KTNN; tăng cường áp dụng các phương pháp và công nghệ thông tin hiện đại vào công tác kiểm toán để tăng dần số lượng các cuộc kiểm toán tại trụ sở KTNN, giảm dần thời gian kiểm toán tại đơn vị nhằm giảm chi phí, tăng cường quản lý đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên, không gây phiền hà cho đơn vị được kiểm toán.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra của Đảng và của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhất là công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán và trao đổi thông tin; tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của hệ thống Thanh tra, Kiểm tra nói chung và KTNN nói riêng.

Để đạt được các mục tiêu trên, trong giai đoạn đến năm 2020, KTNN cần đẩy mạnh chất lượng kiểm toán theo hướng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp và từng bước hiện đại hoá công tác kiểm toán, hoàn thiện tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản như sau:

- Đa dạng hóa các loại hình kiểm toán theo quy định của Luật KTNN, trọng tâm là kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, từng bước thực hiện kiểm toán hoạt động để đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính để xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, cung cấp thông tin cho Chính phủ trong công tác điều hành, Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp trong xem xét phê chuẩn quyết toán ngân sách và giám sát ngân sách; nâng cao chất lượng kiểm toán tuân thủ, phát hiện kịp thời, chỉ rõ các sai phạm, địa chỉ sai phạm, xác định rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân, cương quyết kiến nghị xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật; triển khai từng bước kiểm toán hoạt động tiến tới tập trung nhiều hơn cho loại hình kiểm toán này khi nền kinh tế ngày càng phát triển để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; ưu tiên kiểm toán hoạt động đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và một số tỉnh, thành phố, bộ, ngành trực thuộc trung ương có quy mô ngân sách tương đối lớn; từng bước nâng cao chất lượng chuẩn bị ý kiến về dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương, dự án, công trình quan trọng quốc gia.

Đẩy nhanh tiến độ kiểm toán, đảm bảo tính kịp thời của thông tin kiểm toán, xác định phạm vi kiểm toán phù hợp trong việc kiểm toán tuân thủ đối với lĩnh vực quản lý thu, chi NSNN để tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động kiểm toán.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kết luận và kiến nghị của KTNN; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc xem xét, xử lý các vi phạm chế độ, chính sách, kỷ luật tài chính, nhất là các vi phạm được lặp đi, lặp lại, sai phạm cố ý có tính hệ thống.

- Tiêu chuẩn hóa, chuyên môn và chuyên nghiệp hóa để nâng cao chất lượng công tác kiểm toán; xây dựng và hoàn thiện quy trình, chuẩn mực và các quy định về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán. Đến năm 2015, KTNN có đầy đủ hệ thống các quy trình, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán, biểu mẫu, hồ sơ về kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động; từng bước cụ thể hóa quy trình kiểm toán theo chuyên ngành hẹp phù hợp với các loại hình kiểm toán; xây dựng quy trình chuẩn bị ý kiến về dự toán ngân sách các cấp hoặc cao hơn là kiểm toán dự toán để nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho Quốc hội, Hội đồng Nhân dân quyết định dự toán ngân sách.

- Tổ chức các đoàn kiểm toán phù hợp với tính đặc thù của các cuộc kiểm toán, trong đó hạt nhân để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán là tổ trưởng tổ kiểm toán; chú trọng việc kiểm toán tổng hợp, kiểm toán trước.

- Thường xuyên thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chất lượng kiểm toán hàng năm. Tăng cường phân công, phân cấp cho các đơn vị tham mưu và các KTNN chuyên ngành, khu vực trong công tác kiểm toán. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp liên quan đến hoạt động kiểm toán, bao gồm tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán, lãnh đạo KTNN chuyên ngành và khu vực, lãnh đạo KTNN, đồng thời nâng cao thẩm quyền của các đơn vị tham mưu trong việc giám sát hoạt động kiểm toán.

- Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, lựa chọn tiếp thu những phương pháp kiểm toán mới, kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin để áp dụng trong hoạt động kiểm toán ở Việt Nam, phấn đấu thực hiện được những cuộc kiểm toán liên quốc gia; tăng cường ứng dụng rộng rãi phương pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào hoạt động kiểm toán; triển khai một cách đồng bộ thực hiện đầy đủ các phương pháp kiểm toán của các loại hình kiểm toán báo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.

- Tăng cường hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ; sử dụng kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán khác trong công tác kiểm toán.

- Năm 2011 bắt đầu thí điểm và từ năm 2012 thực hiện ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán để thực hiện kiểm toán một số cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng. 

3.5. Chiến lược phát triển cơ sở vật chất, thông tin tuyên truyền và phát triển khoa học-công nghệ thông tin

3.5.1. Chiến lược phát triển cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, kiểm toán viên của KTNN

Xây dựng chính sách ưu tiên để tạo bước mạnh mẽ trong việc huy động nguồn lực nhằm đảm bảo cơ sở vật chất mang tính đặc thù cho toàn hệ thống KTNN. Việc xây dựng cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, Kiểm toán viên của KTNN cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Xây dựng, trang bị đầy đủ hệ thống trụ sở, phương tiện làm việc cho KTNN ở trung ương và các địa phương theo tiến độ phát triển của KTNN, chú trọng việc đầu tư thiết bị phục vụ công tác kiểm toán. Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng xong và cơ bản trang bị đầy đủ, đồng bộ trang thiết bị, phương tiện làm việc tại tất cả các đơn vị trực thuộc KTNN theo tiêu chuẩn, định mức Chính phủ quy định.

- Phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức sử dụng kinh phí, ngân sách và phương tiện phù hợp với tính chất và đặc thù của hoạt động kiểm toán và chức trách, nhiệm vụ của Kiểm toán viên. Đảm bảo đầy đủ kinh phí cho các hoạt động kiểm toán, có chế độ đãi ngộ thích hợp cho cán bộ, công chức, Kiểm toán viên nhà nước; đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và các phương tiện, máy tính, công cụ trợ giúp hoạt động kiểm toán.

- Đẩy mạnh việc huy động, khai thác có hiệu quả nguồn vốn tài trợ, viện trợ quốc tế nhằm trang bị, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tốt cho hoạt động của KTNN.

3.5.2.Chiến lược về thông tin tuyên truyền

Tăng cường và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về pháp luật đối với tổ chức và hoạt động kiểm toán, thực tiễn hoạt động kiểm toán thông qua việc xây dựng kế hoạch cụ thể gắn với kiểm tra, đánh giá.

3.5.3. Chiến lược phát triển khoa học-công nghệ thông tin

3.5.3.1 Về hoạt động khoa học

Đẩy mạnh hoạt động khoa học với phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của KTNN nhằm tạo ra một bước phát triển vượt bậc về hoạt động quản lý và hoạt động chuyên môn kiểm toán dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin. Gắn hoạt động nghiên cứu khoa học với đào tạo, bồi dưỡng công chức KTNN và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn kiểm toán. Nghiên cứu hoàn thiện các mô hình, phương pháp quản lý, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán.

3.5.3.2 Về ứng dụng công nghệ thông tin 

 - Giai đoạn đến năm 2015

Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong KTNN từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá các hoạt động của KTNN:

+ Cơ bản hoàn thiện xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin trong phạm vi toàn ngành, đảm bảo phương tiện thông tin và truyền thông phục vụ quản lý điều hành và hoạt động kiểm toán. Củng cố và nâng cấp hệ thống mạng diện rộng, đảm bảo sự hoạt động ổn định và an toàn bảo mật hệ thống thông tin dữ liệu.

+ Xây dựng, hoàn thiện và đưa vào khai thác có hiệu quả hệ thống dữ liệu, thông tin kiểm toán, các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành và hoạt động kiểm toán, hệ thống giao ban trực tuyến toàn ngành.

+ Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đồng bộ; bồi dưỡng đào tạo kiến thức công nghệ thông tin cho cán bộ, Kiểm toán viên.

- Giai đoạn từ năm 2016-2020

Ứng dụng đồng bộ, rộng rãi công nghệ thông tin hiện đại trong các hoạt động của KTNN.

3.6. Chiến lược hội nhập và hợp tác quốc tế về KTNN

Tăng cường phát triển các mối quan hệ hợp tác song phương và đa ph­ương sẵn có và mang tính truyền thống với các thành viên của Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán Tối cao Châu Á (ASOSAI) và Tổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán Tối cao (INTOSAI):

- Duy trì và củng cố các mối quan hệ và hợp tác hiện có, phát triển các hình thức hợp tác và đối tác mới; tham gia làm giảng viên cho các khóa đào tạo về kiểm toán trong khu vực; đẩy mạnh thực hiện ch­ương trình hợp tác song phư­ơng, chú trọng việc ký kết các thoả thuận hợp tác với các n­ước; tham gia tích cực vào các hoạt động đào tạo quốc tế và các cuộc kiểm toán phối hợp với nước ngoài đối với các chương trình, dự án ODA; chủ trì và tổ chức hội thảo, đào tạo quốc tế tại Việt Nam; khai thác có hiệu quả các hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, Chính phủ các n­ước; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về KTNN Việt Nam trên các kênh thông tin hiện có theo khuôn khổ của ASOSAI và INTOSAI, nâng cao chất lượng website bằng tiếng Anh và phát hành bản tin KTNN Việt - Anh theo định kỳ.

- Phát huy hiệu quả vai trò thành viên Ban điều hành ASOSAI 12 và tổ chức đăng cai thành công các hội nghị Ban Điều hành ASOSAI, tiến tới đăng cai Đại hội ASOSAI giai đoạn 2015-2020; cử cán bộ trực tiếp tham gia các nhóm làm việc của INTOSAI và ASOSAI; có cán bộ tham gia vào các Uỷ ban của INTOSAI và ASOSAI. Nâng cao hiệu lực hợp tác và ký kết các hiệp định song phương, hiệu quả của các dự án hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước.

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Chính phủ

Chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với KTNN và các cơ quan của Quốc hội trong việc thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020.

4.2.Các cơ quan của Quốc hội

- Nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Quốc hội bổ sung vào Hiến pháp một số quy định (như Luật KTNN) vào thời điểm thích hợp về vị trí pháp lý, tính độc lập của cơ quan KTNN, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng KTNN; hoàn thiện các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của KTNN nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống các văn bản luật và dưới luật.

- Chỉ đạo, giám sát, phối hợp, theo dõi việc thực hiện Chiến lược phát triển của KTNN.

4.3. Kiểm toán Nhà nước

Căn cứ vào Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, KTNN cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, chương trình trong kế hoạch công tác hàng năm và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện kịp thời, đầy đủ các nội dung của Chiến lược phát triển KTNN. Định kỳ rà soát, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về kết quả thực hiện và các đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nội dung của Chiến lược. Riêng đối với việc phát triển cơ sở vật chất của ngành, KTNN phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan xây dựng Đề án riêng phát triển cơ sở vật chất của ngành trình Chính phủ để triển khai thực hiện./.

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 927/2010/UBTVQH12

Hanoi, April 19, 2010

 

RESOLUTION

PROMULGATING THE STRATEGY FOR DEVELOPMENT OF THE STATE AUDIT THROUGH 2020

THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
Pursuant to the Law on Organization of the National Assembly and the Law on Stale Audit;
At the proposal of the State Auditor General,

RESOLVES:

Article 1. To promulgate together with this Resolution the Strategy for development of the State Audit through 2020.

Article 2. This Resolution takes effect on April 19, 2010.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

STRATEGY FOR DEVELOPMENT OF THE STATE AUDIT THROUGH 2020
(Promulgated together with the National Assembly Standing Committee's Resolution No. 927/2010/UBTVQH12 of April 19, 2010)

1. Viewpoints on development of the State Audit

The Strategy for development of the Stale Audit through 2020 must demonstrate the following viewpoints:

1.1. The State Audit should be developed into a major and effective tool of the Party and the State in inspecting and controlling the management and use of the state budget, money and assets and of the National Assembly and People's Councils at all levels in supervising and deciding on important national and local issues.

1.2. The State Audit should be developed in line with the Party's viewpoints, guidelines and policies and accordance with the State's legal system, and the independence of state audit activities should be assured so that the State Audit can perform all of its functions and tasks as provided by law. better meeting the requirements of the management of the state budget, money and assets in the process of renewal.

1.3. The State Audit should be developed in line with the viewpoints on administrative reform in general and public finance reform in particular, and its reasonable scope should be identified in each period to meet the requirements of assigned tasks. The State Audit should be step by step built into a professional and modern agency with a reasonably developed quantity and improving quality and a neat apparatus that operates efficiently and effectively. Modern information technologies should be extensively applied to audit management and operations.

1.4. The State adopts policies to prioritize necessary resources for the organizational structure and operation of the State Audit, investment in the development of information technologies in the sector and support for training the sector's personnel to meet international integration requirements.

1.5. The Slate Audit should be developed to meet the requirements of international economic integration and in accordance with international principles and practices and Vietnam's practical conditions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To meet the development requirements in the period of national industrialization and modernization and the process of international economic integration, the objectives of development of the Stale Audit through 2020 are "to raise the operating capacity, legal effect and operational quality and effectiveness of the State Audit as an effective tool of the State in inspecting and controlling the management and use of the state budget, money and assets; to build the State Audit into a public finance inspection agency of higher professionalism, modernity, responsibility and prestige, meeting requirements of the cause of national industrialization and modernization and conforming to international practices and standards."

3. Major contents of the Strategy for development of the State Audit through 2020

3.1. Creation of complete and comprehensive legal grounds for the organization and operation of the State Audit

- Studying and proposing the addition, at an appropriate time, to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam of some articles or clauses (as provided in the Law on State Audit) regarding the legal position and independence of the State Audit: and procedures and competence for appointing, dismissing or removing from duty the State Auditor General with the following specific provisions:

+ "The State Audit is a state financial inspection agency established by the National Assembly, operates independently and abides only by law."

+ "The National Assembly elects, dismisses or removes from duly the State Auditor General."

- Proposing amendments and supplements to the Law on Organization of the National Assembly and the Law on Organization of the Government concerning the State Audit in order to assert that the State Audit is a state financial inspection agency, operates independently and abides only by law.

- Further elaborating and improving legal documents detailing the Law on State Audit:

+ Studying and promulgating legal grounds for auditing the economic liability prior to appointment and upon expiration of the term of office of leading officials and for auditing other tasks to suit the State Audit's role and responsibilities in corruption prevention and fighting and thrift practice and waste combat.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Formulating a mechanism for using collaborators and a regime of entrusting or hiring audit companies to audit a number of subjects falling within the competence of the State Audit: prescribing the solicitation of expert opinions to serve auditing jobs.

- Revising laws and relevant legal documents on the Slate Audit in order to ensure the consistency and uniformity of provisions of the legal system on the organization and operation of the State Audit:

+ Studying amendments to the Law on State Audit and relevant laws to clearly define the role and functions of the State Audit and distinguish them from those of other state inspection and supervision agencies while assuring the compatibility and consistency of the Law on State Audit with the Law on Organization of the National Assembly, the Law on the State Budget. the Law on Cadres and Civil Servants, etc.. which would serve as a basis for consolidating the organization, functions and tasks of the State Audit. Improving the Law on Stale Audit towards enabling the State Audit to inspect and control all public asset sources, and expand corporate audit activities to audit the management and use of slate capital, assets at enterprises in which the State does not hold controlling shares, in addition to current business audits.

+ Studying amendments to the Law on the Slate Budget, the Accounting Law and relevant laws to make them consistent with those of the Law on State Audit concerning such issues as preparation of audit opinions on state budget estimates and tentative plans on allocation of the central budget, time limit for ministries, branches, provinces and centrally run cities to submit their annual budget finalization reports.

3.2. The strategy for development of the organizational apparatus system of the State Audit office

To further develop and improve the organizational apparatus system of the State Audit after the current model of centralized and unified management, consisting of advisory units, specialized state audit offices at the central level, regional state audit offices and non-business units. To strive to basically complete the State Audit's organizational structure by 2015 and build its organizational apparatus with a complete structure and sufficient personnel for proper operation by 2020. specifically as follows:

3.2.1. Reorganizing and consolidating advisory units within the executive apparatus in the direction of reducing intermediary units to assure a neat and simple advisory apparatus in which each unit will not perform too many functions and tasks, thereby contributing to raising the operational effectiveness of the State Audit. Enhancing the capacity of the General Affairs Department as a coordinator and advisor for the State Audit's leadership on audit activities in the whole sector. From now to 2015. the following units will be established:

- The State Audit Inspectorate (of departmental level), which will function as a specialized inspectorate in the domain of state audit under the Law on Inspection.

- The Emulation and Commendation Department, which will function to monitor, inspect and launch emulation and commendation movements in the entire sector when the total number of its staff members reach 1.500 as currently prescribed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.2.2. Developing specialized and regional state audit offices with appropriate payrolls and structures in the direction of specializing the management of audited subjects in more specialized areas and rotating audited subjects. Studying and improving the functions and tasks of specialized and regional state audit offices in order to assign appropriate tasks to them, taking into account the rotation of auditing tasks or managerial officials and auditors to different working positions after every 3-5 years: restructuring sections of regional state audit offices to combine the organization of the sections with audit delegations. Assigning the tasks of auditing public debts and assessing national indexes in the state budget audit in conformity with international practices and relevant operations of other state audit agencies. Assigning the tasks of inspecting, analyzing, assessing and preparing opinions on state budget, central budget and local budget estimates to specialized and regional state audit offices.

- From now to 2015:

+ To establish 2 more specialized state audit offices, raising the total number of specialized state audit offices to 9. sufficiently capable of auditing ministries and central agencies.

+ To establish 4 more regional state audit offices, including one audit office for Cao Bang. Bac Kan and Lang Son provinces, one for the Central Highlands, one for the eastern South Vietnam and one for the northern Central Vietnam, raising the total number of regional state audit offices of the State Audit to 13.

- During 2016-2020: To establish 2 more regional state audit offices, raising the total number of regional state audit offices to 15. In this period, each regional state audit office will take charge of 4-5 provinces and centrally run cities, except the state audit offices in Hanoi and Ho Chi Minh City which will audit only these cities' budgets.

When the number of regional state audit offices reaches 15, these audit offices shall audit annually almost all budget finalization reports of provinces and centrally run cities and districts: and strive to audit around 30-40% of budget finalization reports of communes and wards. They will also inspect, analyze, assess and prepare opinions on all localities* budget estimates and expand operation audit, specialized audit, economic liability audit and audit related to burning issues of public concern.

3.2.3. Developing non-business units towards organizational and financial autonomy under the State's policies on socialization of non-business activities in order to assure the proactive promotion of the role of these units; further consolidating and developing the Informatics Center and the Audit Review. From now to 2015 the following units shall be established:

- The Information. Documentation and Library Center, which will function to archive information, documents and serve as a library providing audit information and documents within the audit sector and lo concerned agencies.

-The Auditor Training School (or Center) and the Audit Science Research Institute on (he basis of the present Scientific and Personnel Training Center.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Audit Science Research Institute shall conduct scientific research into audit in general and state audit in particular and transfer scientific research outcomes for practical application; coordinate with other units in conducting postgraduate training: study, survey and summarize public opinions on the direction, administration, management and use of resources for economic, scientific and social development, security and defense, thereby determining the scale and mode of organization of state audit activities in general and specific audits in particular to meet social demands and bring into the fullest play the role of the State Audit.

- The Audit Times newspaper to meet the society's demands for information on raising the use efficiency of state financial resources through audit activities.

3.2.4. Radically decentralizing the operational organization, and assigning specific functions, tasks, powers and responsibilities to each level in the organizational system of the State Audit, ensuring the autonomous organization and operation and concurrently raising the sense of responsibility of each individual or unit;

- Establishing a uniform regime of responsibility of each management level in the organizational system of the State Audit so as to democratize and raise the sense of responsibility for operational organization; building a strict and scientific working regime to create synchrony in the operation of the organizational system.

- Elaborating regulations on use of resources for organizing audit so as to create a mechanism for stimulating and promoting reasonable and fair competition among units.

- Periodically assessing the rationality and effectiveness of the organizational structure and personnel so as to make appropriate and timely adjustments to raise the effectiveness and efficiency of state audit activities.

3.3. The strategy for development of human resources

3.3.1. Developing the contingent of cadres, civil servants and public employees which is sufficient in quantity and rational in professional and rank structure:

- Regarding personnel quantity, from now to 2015 and during 2016-2020 the State Audit will need a total staff of some 2,600 and 3.500 respectively and each unit performing the audit task (specialized and regional audit office) will be staffed with around 120 persons.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Regarding the rank and grade-based structure, senior auditors, principal auditors, auditors and reserve auditors will account for 3-5%, 20-25%. 40-45% and 20-25%, respectively.

For the rank of official and equivalent ranks (including those of non-business units): Senior officials and equivalent, principal officials and equivalent, officials and equivalent, technicians and non-ranking staff members will account for 2-3%. 30-35%. 50-55% and 5-7%. respectively.

- Regarding the trained qualification-based structure: the number of cadres possessing a university or higher degree will account for 95%. including 50% trained in finance-accounting audit-banking; 25% in construction-transport- irrigation-architecture: and 20% in economic management, state administration, law. information technology and other disciplines. Cadres with collegial or intermediate or lower degree will account for around 5% of the total number of cadres and civil servants.

3.3.2. Building a contingent of state audit cadres, civil servants and public employees who have a firm political stance, good professional ethics, sound professional skills and professionalism commensurate with requirements of the audit profession and the international integration.

3.3.2.1. Reforming the work of organization and personnel to raise personnel quality:

- Periodically examining, testing and assessing the contingent of cadres, civil servants and public employees based on rank standards so as to work out appropriate training, retraining and arrangement plans. Implementing regulations on the rotation of cadres, especially those holding managerial posts and auditors, once every 3-5 years.

- Improving and adequately and promptly updating information on the capabilities of cadres, civil servants and public employees of the State Audit, serving as a basis for working out plans on their training and retraining: revising regulations on the decentralization of personnel management. Extending the personnel management powers and responsibilities of units: re-evaluating regulations on the standards of slate auditor ranks to revise and supplement them in response to the requirements of audit tasks in the new period: elaborating regulations on state payroll streamlining for regularly excluding from the apparatus cadres, civil servants and public employees who are professionally incompetent, commit illegal acts or breach professional ethics.

- Building and perfecting a personnel database for the purpose of incrementally computerizing personnel management work.

3.3.2.2. Realizing the strategy for training and retraining of cadres and civil servants

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Renewing training and retraining methods: developing correspondence training, self-training, workshop or experience exchange training.

- Recruiting cadres, civil servants and auditors and holding exams for the grant of state auditor certificates and managing the grant and use of state auditor cards under regulations. Adopting medium-term plans on training of a contingent of top experts in each professional domain who will attain the qualification levels in advanced regional countries and the world and building a pool of lecturers with outstanding professional qualifications and practical experience for that objective.

- Accelerating domestic and international cooperation and intensifying the exchange and study of audit operations, attaching special importance to exams for certified professional accountant (C'PA) certificates and certificates of the Association of Chartered Certified Accountants (ACCA); sending cadres to some developed countries to learn experience in e-Government and computerization of auditing operations.

3.4. The strategy for raising audit quality

Comprehensively raising audit quality in the three aspects of capability, effectiveness and efficiency

3.4.1. Audit capability

Developing the State Audit to better serve the Slate's inspection and supervision of management and use of the state budget, money and assets: contributing lo thrift practice, fighting of corruption, loss and waste and detection and prevention of illegal acts: raising the efficiency of use of the state budget, money and assets. Harmoniously combining financial statement audit, compliance audit and operation audit on the basis of best performing financial statement audit and compliance audit, with a view to promoting operation audit to inspect and assess the economy, effectiveness and efficiency of the management of the slate budget, money and assets, especially in the domains of budget management and use. construction investment and national target programs. Preparing all necessary conditions, especially human resources, for conducting audit in an information technology environment and meeting the following requirements:

- By 2015. basically conducting annual audit o\' class-I units funded with central and provincial-level budgets. Increasing the general scope of audit and the number of these units to be audited in order to meet the requirements of certification of the correctness and truthfulness of financial statements and budget finalization reports: assessing the lawfulness, economy, effectiveness and efficiency of the management and use of the state budget, money and assets under the Law on State Audit.

- Concentrating on auditing the management and use of the state budget, the implementation of fiscal year and monetary policies, management and use of public assets and public financial funds outside the state budget, construction investment projects and national target programs, management and use of state capital and assets at enterprises and economic organizations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.4.2. Audit effectiveness

Step by step improving the legality and validity of audit reports and intensifying specialized audit of the management of the state budget, money and assets, burning issues of public concern and important national issues in order to provide reliable, truthful, accurate and timely information to meet requirements of the management and administration by the Government and People's Committees at all levels; requirements of the inspection and oversight of and decision on important issues by the National Assembly and provincial-level People's Councils: requirements of the inspection and supervision by Party agencies, and concurrently to provide information to law enforcement agencies and other state agencies for performing their functions and tasks. Intensifying the inspection of the implementation of audit conclusions and recommendations in order to contribute to raising the quality of the management of the state budget, money and assets. Studying, improving and adding penalties and inspecting the enforcement of these penalties for violations of the Law on State Audit and the Law on the State Budget: powers and responsibilities of the State Audit for handling violations in the management and use of the state budget, money and assets.

Adequately and promptly satisfying demands of the public and the press for information on and facilitating their supervision of the management of the state budget, money and assets through publicizing audit results and results of implementation of audit conclusions and recommendations of the State Audit under law.

3.4.3. Audit efficiency

Unceasingly raising audit quality and shortening audit time; economically and efficiently using resources for state audit organization and operation; renewing audit organization, especially organization of audit delegations and teams: raising the quality of audit survey and planning as well as analysis and summarization of audit results. Gradually computerizing state management and state audit activities: intensifying the application of modern methods and information technology to audit operations in order to gradually increase the number of audits at State Audit offices and gradually reduce the time of audits conducted at units in order to cut expenses, enhance the management of auditors and cause no troubles to audited units.

Closely coordinating with the Party's and the State's inspection and examination agencies in performing professional tasks, especially the elaboration of audit plans and information exchange: enhancing coordination with functional agencies in implementing conclusions and recommendations of the inspection and examination system in general and of the State Audit in particular.

To achieve above objectives, from now to 2020 the State Audit should increase audit quality towards publicity, transparency, professionalism and modernity, and improve the inspection and control of audit quality, concentrating efforts on performing the following key tasks:

- Diversifying types of audit under the Law on State Audit, focusing on financial statement audit and compliance audit and step by step conducting operation audit to assess the efficiency of the management and use of the state budget, money and assets. Perfecting financial statement audit in order to certify the correctness and truthfulness of financial statements. providing information to the Government for its administration, to the National Assembly and People's Councils at all levels for consideration and approval of budget finalization reports and budget supervision: raising the quality of compliance audit, promptly detecting and pointing out errors and violations and violators, clearly identifying collective and personal liabilities and resolute proposing the handling of every illegal act; step by step organizing operation audit, which should become a major type of audit in the future when the economy is more developed, in order to inspect and assess the economy, effectiveness and efficiency of the management of the state budget, money and assets: prioritizing operation audit of national target programs, national key projects and works and some provinces, cities, ministries and central branches with relatively large budgets: step by step raising the quality of comments on the state budget estimates, central budget allocations and projects and works of national importance.

Accelerating audit work to ensure the timeliness of audit information and identifying an appropriate scope of compliance audit of the management of state budget revenues and expenditures in order to intensify thrift practice and waste combat in audit activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Standardizing, specializing and professionalizing audit work to raise its quality; elaborating and perfecting audit processes and standards of and regulations on audit operations. By 2015. the State Audit will have a complete system of audit processes, standards and professional audit methods, forms and dossiers of financial audit, compliance audit and operation audit; step by step specifying audit processes applicable to narrow specialties and suitable to each type of audit: elaborating a process of preparing comments on budget estimates at all levels or even auditing budget estimates in order to raise the quality of information to be provided to the National Assembly and People's Committees for decision on budget estimates.

- Organizing audit delegations suitable to particular characteristics of different audits, with heads of audit delegations playing a decisive role in raising audit quality: and attaching importance to general audit and prior audit.

- Conducting annual inspection, control and assessment of audit quality. Intensifying the assignment of tasks and decentralization of powers to advisory units and specialized and regional state audit offices to conduct audits. Clearly defining audit operation-related

responsibilities and powers of each level, including audit teams, audit delegations, leaderships of specialized and regional state audit offices and leadership of the State Audit, and at the same time heightening the competence of advisory units in supervising audit activities.

- Studying foreign experience to selectively apply new audit methods and methods of audit in an information technology environment to audit activities in Vietnam, striving to conduct international audits; widely applying advanced and modern technical methods to audit activities; and applying in a coordinated manner all audit methods of financial statement audit, compliance audit and operation audit.

- Providing more professional guidance on internal audit operations; using inspection and examination results and results of other audits in state audit work.

- Entrusting or hiring, on a pilot basis in 2011 and officially from 2012 on. audit firms to conduct a number of audits of financial statements or construction investment capital finalization reports.

3.5. The strategy for development of physical foundations, public information and propaganda and scientific and information technology development

3.5.1. The strategy for development of physical foundations and preferential treatment of cadres, civil servants and auditors of the State Audit

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Building and adequately equipping the system of offices and working facilities for the State Audit at central and local levels according to the State Audit's development progress, attaching importance to investment in equipment for performing audits. Striving for a target that by 2015 the building and equipping of sufficient and complete working facilities, equipment and tools for all units attached to the State Audit according to norms and limits set by the Government will be basically completed.

- Coordinating with the Ministry of Finance and concerned units in studying, elaborating and promulgating norms and limits for the use of funds, budgets and facilities suitable to characteristics and particularities of audit activities and duties and tasks of auditors. Ensuring sufficient funds for audit activities and adopting appropriate preferential treatment regimes for the State Audit's cadres, civil servants and auditors: investing in the development of information technology infrastructure and facilities, computers and tools supporting audit activities.

- Stepping up the mobilization and efficient use of international financial aid and assistance to build and modernize physical and technical foundations for better serving the State Audit's operations.

3.5.2. The strategy on public information and propaganda

Intensifying and diversifying forms of intensive and extensive public information and propaganda about the law on audit organization and operation as well as audit practices through formulation of specific plans combined with inspection and assessment of their implementation.

3.5.3. The strategy for scientific and information technology development

3.5.3.1. Scientific activities

Stepping up scientific activities associated with information technology development in the State Audit's operations in order to make great progress in management and professional audit operations based on the application of information technology. Combining scientific research activities with training and retraining of state auditors and application of scientific research outcomes to audit practices. Studying and perfecting management models and methods and professional audit methods.

3.5.3.2. Application of information technology

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Stepping up the application of information technology in the State Audit to meet requirements of operation modernization:

+ Basically completing the building of information technology infrastructure in the entire service, ensuring sufficient information and communications equipment for management, administration and audit activities. Consolidating and upgrading the system of wide-area networks, thereby assuring the stable operation and confidentiality security of the information and data system.

+ Building, perfecting and putting into effective operation an audit information and data system and application software for management, administration and audit activities, and a system for online briefings within the entire sector.

+ Developing comprehensive information technology human resources; training audit cadres and auditors in information technology knowledge.

- During 2016-2020:

Synchronously and widely applying modern information technology to the State Audit's operations.

3.6. The strategy for international integration and cooperation in state audit

Developing existing and traditional bilateral and multilateral cooperation relationships with members of the Asian Organization of Supreme Audit Institutions (ASOSAI) and the International Organization of Supreme Audit Institutions (INTOSAI):

- Maintaining and strengthening existing relationships and cooperation, developing new forms of cooperation and partnership; sending lecturers for regional audit training courses: stepping up the implementation of bilateral cooperation programs, attaching importance to the conclusion of cooperation agreements with foreign countries: actively participating in international training activities and audits in coordination with foreign countries for ODA programs and projects; assuming the prime responsibility for organizing international workshops and training courses in Vietnam; efficiently using technical assistance of international organizations and foreign governments; further stepping up propaganda about the Vietnamese State Audit through available information channels within the framework of ASOSAI and INTOSAI. raising the quality of its website in English and publish a periodical state audit bulletin in bilingual Vietnamese-English.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Organization of implementation

4.1. The Government shall direct concerned ministries and branches in closely coordinating with the Stale Audit and the National Assembly's agencies in implementing this Strategy.

4.2. The National Assembly's agencies shall:

- Study some new provisions (as in the Law on Stale Audit) on the legal position and independence of the State Audit and competence to appoint, dismiss or relieve from duty the Slate Auditor General, then direct and coordinate with concerned agencies in proposing these provisions to the National Assembly for addition to the Constitution at an appropriate time: perfect regulations on organization and operation of the State Audit in order to assure the consistency and completeness of the system of laws and sub-law documents.

- Direct, supervise, coordinate and monitor the implementation of this Strategy.

4.3. The State Audit shall base itself on this Strategy to specify its tasks and programs in its annual working plans and organize the effective implementation thereof, take the initiative in coordinating with concerned ministries and branches in promptly and adequately implementing this Strategy, periodically review and report to the National Assembly Standing Committee on implementation results and propose adjustments and supplements to this Strategy. Particularly for development of its physical foundations, the State Audit shall coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and concerned agencies in elaborating and proposing a specific scheme on development of its physical foundations to the Government for approval before implementing it.-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 927/2010/UBTVQH12 ngày 19/04/2010 ban hành chiến lược phát triển kiểm toán nhà nước đến năm 2020 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.942

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.238.204
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!