Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 25/2011/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Hoàng Quân
Ngày ban hành: 14/05/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2011/QĐ-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 5 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ IX VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Chương trình hành động số 12-CtrHĐ/TU ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Công văn số 7701/SGTVT-KT ngày 10 tháng 12 năm 2010 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình Giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình Giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Thủ trưởng các các sở - ban - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này để xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể, thiết thực nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn Phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Hoàng Quân

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ IX VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Thực hiện Chương trình hành động số 12-CtrHĐ/TU ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình Giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

Tập trung đầu tư xây dựng, từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố; hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ, kết nối với Vùng thành phố Hồ Chí Minh; phát triển nhanh vận tải hành khách công cộng, ưu tiên giao thông công cộng sức chở lớn; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; từng bước cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông.

II. NHIỆM VỤ

1. Nhiệm vụ chủ yếu:

- Nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hiện hữu trên địa bàn thành phố; đồng thời tiếp tục huy động nguồn vốn để tập trung đầu tư xây dựng đường vành đai, đường xuyên tâm, đường trên cao, các tuyến đường sắt đô thị (metro, tramway, monorail) và các công trình giao thông tĩnh (bến xe, bãi đậu xe…).

- Phát triển mạnh và nâng cao năng suất các phương tiện vận tải hành khách công cộng; cải thiện hiệu quả các dịch vụ phục vụ trong lĩnh vực này; từng bước giảm dần số lượng phương tiện giao thông cá nhân và thay bằng phương tiện vận tải hành khách công cộng để góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.

2. Các chỉ tiêu cụ thể:

- Tổng chiều dài đường làm mới đưa vào sử dụng: 210 km.

- Số cây cầu xây dựng mới đưa vào sử dụng: 50 cây cầu.

- Mật độ đường giao thông đến năm 2015 đạt 1,87km/km²; đến năm 2020 đạt 2,17km/km².

- Tỷ lệ đất dành cho giao thông đến năm 2015 đạt 8,18%; đến năm 2020 đạt 12,2%.

- Khối lượng vận tải hành khách công cộng đô thị đến năm 2015 đáp ứng được 15% nhu cầu đi lại; đến năm 2020 đáp ứng được 30% nhu cầu đi lại.

- Kìm hãm và giảm dần số vụ ùn tắc giao thông.

- Giảm 5% số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông hàng năm so với năm liền kề trước đó.

III. BIỆN PHÁP

1. Nâng cao hiệu quả công tác thực hiện quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm đã phê duyệt và đang triển khai; nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hiện hữu

1.1. Nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn thành phố:

1.1.1. Tiến hành rà soát, điều chỉnh, hợp nhất quy hoạch của các dự án cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn thành phố và quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị của các quận - huyện cho phù hợp với nội dung quy hoạch giao thông vận tải đã được phê duyệt tại Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 và quy hoạch chung xây dựng đô thị thành phố.

1.1.2. Tiến hành và hoàn thành các quy hoạch chi tiết chuyên ngành cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (cầu đường, bãi đỗ, bến xe, trạm trung chuyển, trạm dừng), quy hoạch tổ chức giao thông đô thị và triển khai thực hiện sau khi các quy hoạch được phê duyệt, cụ thể:

a) Sở Giao thông vận tải thực hiện các nhiệm vụ:

- Khẩn trương hoàn chỉnh, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 trong quý II năm 2011; sau đó xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện điều chỉnh quy hoạch các tuyến đường trên cao và quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị.

- Triển khai Quy hoạch phát triển bến bãi vận tải hàng hóa đường bộ liên tỉnh thành phố Hồ Chí Minh để làm cơ sở thực hiện việc giữ đất phục vụ cho hoạt động vận tải hàng hóa.

- Hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch phát triển vận tải taxi thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để hoàn chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; xây dựng kế hoạch thực hiện của thành phố sau khi quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Khẩn trương hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch ngành công viên cây xanh đô thị đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt trong quý II năm 2011.

- Khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 09 năm 2009 Ủy ban nhân dân thành phố về Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2020.

- Hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch tổ chức giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiến hành thực hiện đồ án Quy hoạch mạng lưới các trạm thu phí thuộc các dự án giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

b) Giao Sở Quy hoạch kiến trúc tiến hành thực hiện đồ án Quy hoạch thiết kế đô thị dọc tuyến, xung quanh nhà ga của các tuyến đường sắt đô thị.

1.1.3. Tiến hành cập nhật đầy đủ chi tiết từng phần của quy hoạch giao thông (quy hoạch xác định ranh chi tiết) trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị các quận - huyện, phường - xã; tổ chức cắm mốc, thực hiện quản lý chặt chẽ các quỹ đất dành cho công trình cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

- Tiến hành thể hiện đồ án quy hoạch hệ thống giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ lên bản đồ VN2000 toàn thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/2000 và bàn giao cho các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện.

- Khẩn trương hoàn chỉnh việc cập nhật quy hoạch giao thông vào quy hoạch chung xây dựng đô thị thành phố, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị các quận - huyện; đồng thời rà soát, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với điều chỉnh quy hoạch.

- Xây dựng Điều lệ quản lý quy hoạch xây dựng của các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, trình cấp thẩm quyền ban hành ngay sau khi có quy hoạch được duyệt.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết, tổ chức lập hồ sơ mốc giới và thực hiện cắm mốc giới để làm cơ sở quản lý chặt chẽ quỹ đất dành cho giao thông trên cơ sở Điều lệ quản lý quy hoạch xây dựng và các quy định về cấp phép xây dựng hiện hành.

- Giao Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành lập và giữ trách nhiệm Trưởng đoàn kiểm tra công tác quản lý, sử dụng quỹ đất giành cho giao thông trên địa bàn thành phố, có sự tham gia của Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các quận - huyện làm thành viên. Đoàn sẽ kiểm tra công tác quản lý, sử dụng quỹ đất giành cho giao thông trên địa bàn các quận - huyện, phường - xã định kỳ 06 tháng và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết, đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích và đảm bảo tính khả thi của quy hoạch.

1.1.4. Hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng đất và phối hợp thi công với công trình cơ sở hạ tầng giao thông vận tải để đảm bảo tính đồng bộ trong triển khai thực hiện quy hoạch.

- Tiến hành điều chỉnh Quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 theo các quy hoạch liên quan đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, Quyết định số 1251/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2008 về phê duyệt Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020.

- Hoàn chỉnh và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước của thành phố đến năm 2020.

- Triển khai xây dựng đề án Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và kế hoạch triển khai thực hiện.

- Xây dựng đồ án Quy hoạch hệ thống tuynel, hào kỹ thuật để lắp đặt các công trình đường dây, đường ống kỹ thuật; Quy hoạch không gian ngầm đô thị.

- Tiến hành cập nhật các quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng đất.

- Tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 99/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thông qua các báo cáo sơ kết, tổng kết, các buổi họp giao ban hay tổ chức đoàn kiểm tra.

1.1.5. Triển khai lập nhiệm vụ và thực hiện các điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải trên cơ sở nội dung điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010.

1.1.6. Tiến hành lập quy hoạch chi tiết và kêu gọi đầu tư hoặc đầu tư từ ngân sách đối với các nút giao thông quan trọng của thành phố như: ngã tư Hàng Xanh; Bùng binh Cây Gõ; các vòng xoay Dân chủ, Phú Lâm, An Lạc, Lăng Cha Cả; nút giao Nguyễn Hữu Cảnh - Tôn Đức Thắng; các ngã tư An Sương, Bình Phước, Bốn Xã; các nút giao trên đường Nguyễn Văn Linh.

1.1.7. Lập quy hoạch chi tiết mở rộng ra mỗi bên kể từ phía ngoài chỉ giới đường đỏ của tuyến đường dự kiến xây dựng mới để có phương án thu hồi, tạo quỹ đất cho nhà đầu tư, khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên đường và chỉnh trang đô thị.

1.2. Tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực, hiệu quả huy động vốn cho chương trình phát triển hệ thống giao thông đô thị:

a) Tiếp tục nghiên cứu đề xuất cụ thể với Chính phủ cho phép thành phố thực hiện một số chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư cho giao thông đô thị thông qua việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, vay vốn của các tổ chức tài chính nước ngoài.

b) Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý có hiệu quả giá trị tăng thêm của đất đai sau khi đã được tiếp cận với cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị khác, đảm bảo thu hồi hợp lý phần giá trị tăng thêm bổ sung cho ngân sách thành phố, tạo nguồn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.

c) Đề xuất kế hoạch, danh mục các dự án hạ tầng giao thông; phân khai trách nhiệm đầu tư, kêu gọi đầu tư giữa Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Giao thông vận tải để đảm bảo đầu tư đồng bộ, kịp thời, hiệu quả, tránh trùng lắp.

d) Đẩy mạnh chương trình kêu gọi đầu tư hạ tầng giao thông vận tải hàng năm, tiếp tục huy động mọi nguồn lực, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải bằng các phương thức hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP), BOT, BTO, BT.

1.3. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông đã được phê duyệt và các dự án đang thực hiện, nhất là các dự án giao thông trọng điểm.

a) Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thực hiện và xúc tiến đầu tư, chuẩn bị nguồn vốn thực hiện các dự án trong kế hoạch đầu tư các công trình giao thông trọng điểm để từng bước theo kịp nhu cầu phát triển đô thị, tách bạch giao thông đối ngoại với giao thông nội thị.

- Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành và đưa vào sử dụng đường Vành đai số 2, đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài, Liên tỉnh lộ 25B, cầu Sài Gòn 2, cầu Phú Long, cầu Rạch Tra, cầu Bình Khánh...

- Chủ động điều hòa vốn trong phạm vi tổng vốn kế hoạch được giao hàng năm cho các đơn vị nhằm phát huy hiệu quả của từng dự án, đẩy nhanh tốc độ giải ngân, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách; tăng cường trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành.

- Căn cứ lộ trình, tiến độ đầu tư đã được xác định tại Phụ lục 1 (đính kèm), trên cơ sở quy mô dự án, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, tính trọng điểm của từng dự án để xác định nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn tư nhân, vốn ODA, vốn vay thương mại, vốn đầu tư nước ngoài, vốn hỗn hợp và nguồn vốn khác (như khai thác quỹ đất tại vị trí các cảng biển sau khi di dời…) đối với từng dự án cho phù hợp.

- Phê duyệt và công bố danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT hàng năm.

b) Tập trung giải phóng mặt bằng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình giao thông trọng điểm, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị có sử dụng chung mặt bằng để từng bước hoàn chỉnh mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch, tránh đầu tư dàn trải, phát huy được hiệu quả ngay sau khi đưa vào sử dụng.

- Tập trung ưu tiên đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình giao thông, đặc biệt là các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn; gắn với việc chỉnh trang đô thị, khu dân cư với mạng lưới phát triển giao thông. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng các khu dân cư tập trung ở khu vực ngoại thành, bảo đảm các công trình phúc lợi công cộng, sinh hoạt thuận tiện để giảm bớt lưu lượng giao thông trong nội thành.

- Ưu tiên giải quyết các vướng mắc về thủ tục trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, lập dự án, nghiệm thu công trình... để đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm hoàn thành công trình và đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Xác định danh mục các dự án cần chuẩn bị sớm quỹ đất để tiến hành trước công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật với Kế hoạch nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm.

- Theo dõi tiến độ và phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai nhanh các dự án Mở rộng Quốc lộ 50, Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, xây dựng một phần đường Vành đai 3, đường Vành đai 4.

- Khi phân bổ kế hoạch vốn hàng năm phải bám sát lộ trình triển khai quy hoạch, ưu tiên tập trung bố trí đủ vốn cho các công trình giao thông trọng điểm đã xác định.

- Các đơn vị quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị có trách nhiệm tích cực hỗ trợ di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc đơn vị mình quản lý để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cải tạo hạ tầng giao thông.

- Xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện lực, bưu điện, thông tin liên lạc, cấp nước…) khi đầu tư các dự án hạ tầng giao thông.

c) Huy động xã hội hóa đầu tư xây dựng nhiều khu dân cư tập trung với đầy đủ công trình phúc lợi công cộng, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân bị ảnh hưởng bởi các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố nói chung và các dự án giao thông nói riêng.

d) Chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ quan Trung ương tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách trong việc thực hiện các công trình giao thông trọng điểm, công trình giao thông cấp bách theo dạng đặc thù:

- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ tăng thêm mức độ xử phạt đối với các nhà thầu tham gia hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đô thị (tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công) nhằm nâng cao chất lượng và tăng tính răn đe đối với các nhà thầu thường xuyên vi phạm; đồng thời chỉ đạo các chủ đầu tư rà soát, nâng cao tiêu chí trong hồ sơ mời thầu (đặc biệt là tiêu chí về thiết bị thi công, nhân sự), giám sát chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng của các nhà thầu để đảm bảo tuân thủ đúng hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và hợp đồng.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ các vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố.

- Nghiên cứu, đề xuất với Trung ương cho phép thành phố cơ chế thực hiện hình thức chỉ định thầu đối với tất cả các hạng mục liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (bao gồm lựa chọn nhà thầu tư vấn, thi công các hạng mục khảo sát cắm cọc giải phóng mặt bằng, đo đạc địa chính, xây dựng tái định cư, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội…). Đối với công tác di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cho phép cơ chế giao cho 1 đơn vị thực hiện (tổng thầu) việc xây dựng hệ thống các hào kỹ thuật, tuynel kỹ thuật, sau đó các đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống hạ tâng kỹ thuật có trách nhiệm thuê lại vị trí để bố trí xây dựng hệ thống mới trong các hào kỹ thuật, tuynel kỹ thuật.

- Nghiên cứu, đề xuất với Trung ương về cơ chế cho phép mở rộng thực hiện các công trình trọng điểm theo dạng đặc thù như chỉ định thầu tư vấn và thi công; chỉ định chủ đầu tư; nhà đầu tư được thực hiện ngay bước lập dự án đầu tư (bỏ qua bước lập đề xuất dự án); vừa thiết kế vừa thi công; triển khai trước các hạng mục quan trọng khi dự án đầu tư chưa phê duyệt; thi công ứng vốn... để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng quỹ nhà tái định cư phục vụ cho các công trình giao thông trọng điểm của thành phố.

- Xây dựng cơ chế tài chính (nghiên cứu rút ngắn các thủ tục) đối với việc thực hiện trước công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và quản lý quỹ đất sau khi được thu hồi.

- Ưu tiên tập trung giải quyết nhanh hồ sơ các dự án trọng điểm, các dự án mang tính đột phá - các trục chính của mạng lưới giao thông, các dự án kết nối hạ tầng kỹ thuật đô thị tại các khu công nghiệp, khu đô thị mới, các cảng biển.

đ) Đơn giản tối đa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian ra các quyết định cần thiết có liên quan đến việc đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông.

e) Nhanh chóng hoàn chỉnh dự thảo thay thế Quyết định số 126/2007/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về quản lý thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh.

1.4. Nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hiện hữu:

a) Quản lý hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu:

- Tăng cường công tác kiểm tra, duy tu sửa chữa thường xuyên các tuyến đường trên địa bàn thành phố, không để xuất hiện ổ gà, mặt đường bị biến dạng, thiếu hệ thống tín hiệu giao thông, hệ thống chiếu sáng công cộng bị hư hỏng, hoặc biển báo mờ, bong tróc, ngã.

- Tiếp tục bổ sung các biển báo hướng dẫn giao thông trên các quốc lộ, các tuyến đường chính, đường cửa ngõ ra vào thành phố.

- Thực hiện công tác đảm bảo giao thông kịp thời kết cấu hạ tầng giao thông theo thứ tự cấp bách bằng nguồn vốn đảm bảo giao thông và các nguồn vốn khác; tăng cường công tác sửa chữa lớn và sửa chữa vừa hệ thống hạ tầng giao thông đã đến hạn phải sửa chữa.

- Bổ sung thêm nguồn vốn cho công tác bảo trì (duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn) hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, chiếu sáng công cộng nhằm đảm bảo điều kiện an toàn giao thông.

- Tiếp tục thực hiện tổ chức đấu thầu công tác quản lý bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, nhằm nâng cao chất lượng và trách nhiệm quản lý cơ sở hạ tầng.

- Triển khai áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý và bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn thành phố như: sử dụng các máy dò tìm công trình ngầm; máy cào bóc mặt đường, máy tái sinh nguội mặt đường đối với các tuyến đường đã có cao độ mặt đường hoàn chỉnh…

b) Nghiên cứu và điều chỉnh phân luồng giao thông hợp lý trên các tuyến đường, khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, đặc biệt là khu vực trung tâm, các trục giao thông chính ra vào thành phố.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức giao thông tổng thể các khu vực của thành phố trong giai đoạn 2011 - 2015, lộ trình phù hợp với tiến độ hoàn thành đưa vào sử dụng các trục giao thông chính, huyết mạch đang tổ chức triển khai xây dựng.

- Hàng năm có kế hoạch nghiên cứu tổ chức lại giao thông các khu vực thường xuyên ùn tắc, tổ chức lưu thông một chiều các cặp đường song song trên địa bàn thành phố để nâng cao năng lực lưu thông, cải tạo kích thước hình học, mở rộng tầm nhìn đảm bảo an toàn giao thông tại các giao lộ có bán kính rẽ nhỏ hẹp, các đoạn cong nguy hiểm, các vị trí bị lấn chiếm.

- Lập kế hoạch theo dõi kiểm tra, điều chỉnh pha đèn và thời gian đèn hợp lý đối với hệ thống đèn tín hiệu giao thông; thực hiện bố trí đèn rẽ phải, rẽ trái liên tục trong khu vực trung tâm.

- Tiếp tục kiểm tra, rà soát hệ thống biển báo, sơn đường, nghiên cứu lắp đặt biển báo cấm rẽ trái, rẽ phải tại các giao lộ thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông do xe rẽ trái hoặc rẽ phải gây ra; nghiên cứu, thực hiện việc thay thế dần các biển báo hiệu hiện hữu theo tiêu chuẩn mới.

- Nghiên cứu và đề xuất vành đai hạn chế lưu thông của các phương tiện vận chuyển hành khách từ 30 chỗ ngồi trở lên vào các giờ cao điểm sáng, chiều.

- Phối hợp với nhà đầu tư hoàn tất các thủ tục và triển khai thực hiện dự án hệ thống kiểm soát và thu phí tự động với xe ôtô tại khu trung tâm thành phố, nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách đối với mô hình mới này.

- Tổ chức thực hiện hình thức thay đổi số lượng các làn xe trên một số tuyến có lưu lượng xe thay đổi theo các thời điểm khác nhau trong ngày trong điều kiện không thể mở rộng thêm mặt đường.

- Lập Kế hoạch nâng cấp, bổ sung thiết bị điều khiển giao thông tại các nút giao thông hay xảy ra ùn tắc, trong đó có xác định cụ thể về quy mô thực hiện, kinh phí….

- Hoàn chỉnh quy chế và triển khai hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông khu vực phía Đông Bắc thành phố theo Quyết định số 4910/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phô.

c) Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Trung tâm điều hành giao thông đô thị hiện đại:

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Hỗ trợ kỹ thuật đối với dự án Nghiên cứu xây dựng Trung tâm Điều khiển giao thông thành phố Hồ Chí Minh để có thể đưa trung tâm hoạt động vào cuối năm 2012.

- Xây dựng cơ chế chính sách, đào tạo nguồn nhân lực để ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất của hệ thống giao thông thông minh (ITS) nhằm tích hợp quản lý, điều khiển các hệ thống đèn tín hiệu giao thông, hệ thống camera quan sát và biển quang báo điện tử trên địa bàn thành phố.

- Tiến hành đánh giá tình hình quản lý, vận hành, hiệu quả hoạt động và vai trò của Trung tâm Điều khiển Đèn tín hiệu giao thông trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông, từ đó có biện pháp, phương thức quản lý phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm.

d) Chủ động áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù đối với việc khắc phục điểm đen về tai nạn giao thông, điểm ùn tắc giao thông:

- Hoàn chỉnh quy trình lưu trữ hồ sơ, theo dõi và tiến hành xử lý đối với các điểm đen, tuyến đường đen về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

- Bố trí nguồn kinh phí tối thiểu 30 tỷ đồng hàng năm để thực hiện công tác khắc phục điểm đen về tai nạn giao thông, điểm ùn tắc giao thông.

- Tổ chức kiện toàn hoạt động của hai đoàn kiểm tra đường bộ - đường sắt và đường thủy để tăng cường công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát đảm bảo công tác trật tự an toàn giao thông, tổ chức kiểm tra, theo dõi tổ chức giao thông, phân luồng giao thông tránh không để ùn tắc giao thông và kịp thời xử lý sự cố khi có tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông xảy ra.

đ) Triển khai mở rộng các hẻm nối thông giữa các tuyến đường để giảm áp lực giao thông cho các tuyến chính và các nút giao thông kết hợp chỉnh trang đô thị, khu dân cư tạo điều kiện cho các tuyến vận tải hành khách công cộng đến từng khu dân cư; xây dựng hệ thống cầu vượt, hầm chui cho người đi bộ, xe 2 bánh.

- Tiến hành khảo sát và đề xuất thực hiện việc triển khai mở rộng các hẻm nối thông giữa các tuyến đường để giảm áp lực giao thông cho các tuyến chính và các nút giao thông theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Tiếp tục bố trí hợp lý các vị trí dành cho người đi bộ qua đường nhằm chấm dứt tình trạng băng ngang đường không đúng quy định đặc biệt là trên các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 22, Xa lộ Hà Nội.

- Xây dựng Kế hoạch đầu tư xây dựng cầu vượt, hầm cho người đi bộ giai đoạn 2010 - 2015; trong đó nghiên cứu đề xuất các phương án xã hội hóa trong công tác quản lý và đầu tư xây dựng các cầu vượt, hầm chui cho người đi bộ.

e) Kiên quyết chấn chỉnh trật tự đô thị và lập lại trật tự lòng, lề đường:

- Tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh ngay tình trạng trật tự lòng, lề đường, vỉa hè thuộc địa bàn quản lý; thực hiện nghiêm Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về công tác quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường; Quyết định số 5010/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành danh mục các tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe công cộng có thu phí, phục vụ kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa và cho phép đậu xe dưới lòng đường có thu phí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Kiên quyết chấn chỉnh tình trạng sử dụng xe đẩy tay, xe gắn máy lấn chiếm lòng đường để buôn bán.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử phạt các yếu kém, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý cơ sở hạ tầng giao thông của các đơn vị có liên quan; tiếp tục thực hiện kế hoạch phối hợp liên ngành kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông và ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường đô thị;

g) Triển khai thực hiện các công tác để khai thác có hiệu quả hệ thống đường bộ hiện hữu:

- Ban hành Quy định chi tiết về đấu nối vào đường đô thị trên địa bàn thành phố theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

- Triển khai công tác thẩm định an toàn giao thông theo hướng dẫn tại Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Tiến hành khảo sát và triển khai lắp các biển báo cấm dừng, đậu xe tại các khu vực, địa điểm tập trung quá đông người như nhà hàng tiệc cưới, siêu thị, trung tâm thương mại, trường quốc tế… trong các giờ cao điểm sáng, chiều trên các tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.

- Rà soát, cải tạo lại các lối ra vào tại các tụ điểm đông người như trường học, bệnh viện, khách sạn, trung tâm thương mại…; xây dựng và ban hành các quy định về hạn chế việc dừng đậu của phương tiện trên đường để hạn chế tối đa tình trạng dừng đậu tùy tiện trên lòng đường.

- Triển khai thí điểm các vị trí dừng chờ khách đối với các phương tiện taxi khu vực trung tâm thành phố.

- Tập trung kiểm tra, xử lý các xe taxi không đăng ký kinh doanh; các xe buýt phóng nhanh vượt ẩu, dừng đỗ không đúng quy định; chấn chỉnh, xóa bỏ tình trạng bến cóc, xe dù, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.

- Triển khai thực hiện các biện pháp chấn chỉnh công tác thi công trên đường bộ đang khai thác nhằm đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, trong đó tập trung vào việc xử phạt cụ thể đối với từng cá nhân có liên quan (chỉ huy trưởng công trình, tư vấn giám sát trưởng như cấm hành nghề trên địa bàn thành phố hoặc đề xuất Bộ Xây dựng thu hồi chứng chỉ hành nghề); bắt buộc các chủ đầu tư phải ký quỹ trước khi thực hiện công tác đào đường...

h) Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm thu phí hạ tầng kỹ thuật đô thị đối với khu đô thị mới, khu vực chỉnh trang đô thị cũ và tổ chức thu khi có mua bán, chuyển nhượng, cho thuê nhà, đất ở tại các khu vực này nhằm điều tiết bớt giá trị lợi nhuận tăng thêm do được Nhà nước quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Thông báo số 10/TB-VPCP ngày 12 tháng 01 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ.

i) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc đưa đoạn tuyến đường sắt Bình Triệu - Hòa Hưng lên cao để xóa bỏ các giao cắt giữa đường sắt và đường bộ trong nội đô theo chỉ đạo của Chính phủ tại Thông báo số 10/TB-VPCP ngày 12 tháng 01 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ.

2. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển vận tải hành khách công cộng, điều tiết nhu cầu giao thông, hạn chế lưu thông đối với phương tiện giao thông cá nhân

2.1. Tối đa hóa năng lực vận tải và nâng cao hiệu quả hoạt động của xe buýt, xe khách liên tỉnh, xe taxi:

a) Xây dựng và hình thành mạng lưới vận tải hành khách công cộng liên thông, cơ bản phủ kín trên địa bàn thành phố:

- Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 để làm cơ sở phát triển một hệ thống giao thông công cộng đô thị bền vững;

- Nâng cao năng lực vận tải và hiệu quả hoạt động của xe buýt, xe khách liên tỉnh, xe taxi; hình thành mạng lưới vận tải hành khách công cộng liên thông, cơ bản phủ kín trên địa bàn; kết nối thuận tiện với đường hàng không, đường sắt và hệ thống mạng lưới đường sắt, đường thủy đô thị trong tương lai;

- Nghiên cứu thực hiện một số tuyến đường có làn đường dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt, tổ chức các tuyến xe buýt nhanh khối lượng lớn (BRT).

b) Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng cho vận tải hành khách công cộng, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển vận tải hành khách công cộng:

- Thực hiện rà soát, xác định vị trí, địa điểm, pháp lý về đất đai, quy mô diện tích cụ thể các địa điểm quy hoạch xây dựng bến bãi cho xe buýt trên địa bàn thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, để phê duyệt trong quý I năm 2011.

- Nhanh chóng triển khai đầu tư xây dựng và di dời hoạt động các bến xe khách liên tỉnh hiện hữu (Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây, …) ra các bến xe mới theo quy hoạch.

- Triển khai đầu tư xây dựng hoàn tất các đầu mối trung chuyển xe buýt tại bến xe Chợ Lớn, công viên Đầm Sen, bến xe Văn Thánh, Công viên 23 tháng 9, bến xe Củ Chi, bến xe An Sương; bãi hậu cần tại phường Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức); mở rộng bến xe Quận 8 nhằm thực hiện mục tiêu điều chỉnh luồng tuyến xe buýt theo quy hoạch;

- Xây dựng đề án “Tổ chức khai thác các dịch vụ tại các đầu mối trung chuyển xe buýt” nhằm tạo nguồn thu để bù đắp một phần kinh phí trợ giá cho xe buýt.

c) Đầu tư đổi mới phương tiện xe buýt thành phố phù hợp với đặc tính đô thị, điều kiện đường giao thông trên địa bàn thành phố

- Triển khai xây dựng đề án “Đầu tư mới phương tiện xe buýt giai đoạn 2011 - 2015” để thực hiện nhằm đầu tư đổi mới phương tiện vận tải phù hợp với đặc tính đô thị, điều kiện đường giao thông trên địa bàn thành phố;

- Đề xuất các chính sách hỗ trợ để đầu tư phát triển xe buýt phục vụ người khuyết tật, xe buýt thân thiện với môi trường sử dụng điện, khí gas và các dạng năng lượng khác thay thế xăng dầu.

d) Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt:

- Tổng kết triển khai thí điểm sử dụng thẻ thông minh (Smart Card) trên tuyến xe buýt số 1 và tuyến buýt số 27 trong thời qua, đề xuất kế hoạch phát triển trong thời gian tới nhằm từng bước tách dần công việc bán vé trực tiếp ra khỏi nhân viên trên xe buýt, tiến tới sử dụng loại vé xe buýt bằng thẻ thông minh trên tất cả các tuyến xe buýt trong năm 2013, tạo tiền đề để sử dụng liên thông cho tất cả các dịch vụ vận tải hành khách công cộng sau này;

- Đề xuất chính sách hỗ trợ đầu tư thiết bị giám sát hành trình cho các phương tiện xe buýt theo Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành hoạt động hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của thành phố.

2.2. Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng, hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường và ưu đãi đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng:

2.2.1. Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng:

a) Tiếp tục tổ chức sắp xếp lại các đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe buýt, đến năm 2015 giảm còn 7 đến 10 đơn vị.

b) Nghiên cứu đề xuất thành lập cơ quan quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng để quản lý tất cả các loại hình vận tải hành khách công cộng đô thị (Metro, Tramway, Monorail, BRT, xe buýt, taxi, …).

c) Giao Sở Giao thông vận tải triển khai thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát chất lượng vận tải và chất lượng phục vụ của đơn vị cung ứng dịch vụ xe buýt công cộng:

- Tiếp tục thực hiện đấu thầu khai thác các luồng tuyến xe buýt.

- Triển khai thực hiện đấu giá cho thuê quảng cáo bên ngoài thân xe buýt để tạo nguồn thu bù đắp kinh phí trợ giá xe buýt;

- Nghiên cứu đề xuất xây dựng Quỹ phát triển vận tải hành khách công cộng nhằm giảm trợ giá từ ngân sách.

- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt vi phạm các nội qui, qui định của ngành. Bổ sung, điều chỉnh nội dung hợp đồng đặt hàng khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

d) Xây dựng biện pháp kiểm soát số lượng phương tiện taxi hoạt động, quản lý chặt chẽ việc cấp phép hoạt động (đặc biệt là các phương tiện taxi mang biển số các tỉnh đang hoạt động trên địa bàn thành phố), rút Giấy phép hoạt động taxi trên địa bàn thành phố đối với các doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật Giao thông đường bộ.

đ) Cân đối ngân sách đảm bảo nguồn trợ giá để thực hiện mục tiêu duy trì chính sách trợ giá cho hoạt động xe buýt cho đến khi đạt được mục tiêu vận tải hành khách công cộng chiếm 25 - 30% trong tổng nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố.

2.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường và ưu đãi đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng:

a) Xây dựng thị trường vận tải hành khách công cộng với mô hình: nhà nước đấu thầu mua dịch vụ của các đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải và bán lại cho người sử dụng theo giá do nhà nước quy định, đảm bảo trợ giá đúng đối tượng (người nghèo, người tàn tật, người có công, sinh viên, học sinh, hành khách đi lại thường xuyên…).

b) Xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng theo hướng Nhà nước tập trung vốn đầu tư cho giải phóng mặt bằng, kết hợp nhà nước và doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện và các hệ thống thiết bị, trong đó nhà nước chỉ đầu tư khởi động để tạo thị trường hoặc nhà nước tham gia đầu tư thông qua cơ chế cho vay vốn ưu đãi (bao gồm cả các nguồn vốn ODA) hoặc miễn giảm thuế, bảo lãnh tín dụng, còn doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện đầu tư phát triển cung ứng dịch vụ.

2.3. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị:

a) Nhanh chóng hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư, tập trung hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các tuyến đường sắt đô thị theo kế hoạch.

b) Triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư để sẵn sàng thực hiện đầu tư các dự án phát triển đô thị dọc theo các tuyến đường sắt đô thị.

c) Xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư để huy động mọi nguồn lực tập trung phát triển đường sắt đô thị (trong đó có hình thức đầu tư kết hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp).

d) Xây dựng mô hình, cơ chế hoạt động và nguồn nhân lực của doanh nghiệp vận tải đường sắt đô thị, đảm bảo sẵn sàng vận hành khi tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên và các tuyến đường sắt đô thị khác đi vào hoạt động.

đ) Nghiên cứu tích hợp hệ thống vé điện tử, hệ thống thông tin hành khách với hệ thống vé và hệ thống thống thông tin hành khách của mạng lưới xe buýt. Đảm bảo khả năng trao đổi thông tin có hiệu quả giữa hệ thống thông tin vận hành đường sắt đô thị với hệ thống điều khiển giao thông vận tải đô thị chung của thành phố.

2.4. Phát triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng khác trong đô thị:

a) Triển khai thực hiện việc quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh theo Quyết định số 71/2010/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố.

b) Triển khai đề án Quy hoạch và quản lý hoạt động của xe taxi.

c) Triển khai thực hiện Đề án quy hoạch và quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện vận tải đường thủy trong đô thị, trong đó ưu tiên phát triển các loại hình vận tải hành khách công cộng bằng phương tiện vận tải thủy thân thiện môi trường.

2.5. Điều tiết nhu cầu giao thông:

a) Tiến hành rà soát, đề xuất sắp xếp lại trụ sở các cơ quan hành chính tại khu vực trung tâm thành phố theo hướng giảm nhu cầu và cự ly đi lại trong quan hệ các cơ quan hành chính công.

b) Đẩy mạnh việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa quản lý hành chính nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, góp phần giảm bớt nhu cầu đi lại.

c) Về việc điều chỉnh lệch giờ làm việc, học tập:

- Về điều chỉnh lệch giờ làm việc: tiến hành đánh giá công tác triển khai thực hiện kế hoạch lệch giờ làm việc, tại các Khu chế xuất, Khu Công nghiệp đã được thực hiện tại các trường học trên địa bàn các quận trung tâm thành phố trong thời gian qua, kiểm điểm rút kinh nghiệm và đưa ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới với các biện pháp hiệu quả hơn.

- Về điều chỉnh lệch giờ học tập: đánh giá chi tiết về tình hình triển khai thực hiện lệch giờ tan trường giữa các khối lớp đã được thực hiện tại các trường học trên địa bàn thành phố và đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả trong thời gian tới.

2.6. Tổ chức giao thông theo hướng hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân:

a) Tổ chức các khu vực hoặc đường phố giao thông phi cơ giới:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện thí điểm việc cấm mô tô, xe gắn máy và ô tô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định. Trong kế hoạch cần xác định rõ lộ trình thực hiện, loại phương tiện giao thông cấm lưu thông, thời gian cấm…

- Thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng xe ôtô, xe máy dừng đậu không đúng quy định tại các công trình cao tầng đã đưa vào hoạt động ở khu vực trung tâm thành phố; các cơ sở kinh doanh tập trung đông người nhưng không đảm bảo diện tích để xe theo quy định.

b) Nghiên cứu quy hoạch không gian ngầm đô thị khu vực trung tâm thành phố theo hướng tổ chức nhiều tuyến phố đi bộ liên thông với nhau có kết hợp với các trung tâm thương mại dưới lòng đất, trên cao và các nhà ga đường sắt đô thị (metro).

c) Nghiên cứu tăng diện tích cho giao thông tĩnh:

- Tiến hành rà soát chặt chẽ các cơ quan, công sở, doanh nghiệp nhà nước, các dự án sử dụng diện tích công cộng để làm nơi kinh doanh điểm đỗ xe trái phép. Trưng dụng tạm thời hoặc tiến hành thu hồi các diện tích chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích của các cơ quan tổ chức trên, tạm bàn giao cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện để tổ chức các điểm đỗ xe theo quy định, đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.

- Khi thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình cao tầng như cao ốc văn phòng, chung cư, trung tâm thương mại - dịch vụ… hoặc các cơ sở dịch vụ, phải yêu cầu đảm bảo đủ diện tích để xe ô tô theo quy định; riêng đối với xe máy, xe 02 bánh phải chờ hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

- Đối với các dự án bãi đậu xe ngầm: hướng dẫn, hỗ trợ và đôn đốc các nhà đầu tư nhanh chóng hoàn tất các thủ tục và đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

- Rà soát quỹ đất và đề xuất các vị trí để kêu gọi đầu tư xây dựng bãi đậu xe cao tầng trên mặt đất. Sau khi đã có vị trí, tiến hành kêu gọi đầu tư xây dựng bãi đậu xe nhiều tầng có kết hợp với các bãi đậu xe buýt hiện hữu.

- Tiếp tục rà soát, xác định các nơi có vỉa hè rộng để cải tạo theo hướng hợp lý nhằm tăng thêm diện tích cho giao thông tĩnh.

2.7. Triển khai hệ thống thu phí sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị đối với phương tiện cơ giới cá nhân:

a) Các chính sách về thu phí đậu xe:

- Xây dựng và triển khai Đề án thu phí đỗ xe đô thị theo hướng mức phí đỗ xe tăng dần từ ngoại ô vào trung tâm thành phố, trong đó xây dựng mức phí đỗ xe trong khu vực trung tâm thành phố với mức phí phù hợp, đủ để tác động hạn chế hành vi sử dụng phương tiện giao thông cá nhân; đồng thời, tạo ra thị trường kinh doanh điểm đỗ xe hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng các công trình đỗ xe đạt tiêu chuẩn.

- Ban hành Quy định về việc dừng đậu xe khu vực trung tâm thành phố;

- Xây dựng các chính sách về phí đậu xe như chính sách thu hút và xã hội hóa đầu tư hệ thống thu phí tự động tại các chỗ đậu xe;

- Hình thành Công ty khai thác bến bãi đậu xe để đồng bộ và tăng nguồn kinh phí cho việc đầu tư và bảo trì hệ thống cầu đường bộ.

b) Hoàn chỉnh nghiên cứu xây dựng đề án triển khai hệ thông thu phí điện tử đối với xe ô tô sử dụng đường trong khu vực trung tâm thành phố theo thời gian phù hợp, với mức phí đảm bảo tác động đến hành vi sử dụng phương tiện.

c) Tiến hành thực hiện việc quản lý hồ sơ điện tử của người lái xe; triển khai thực hiện quy chế phối hợp cung cấp thông tin giữa Công an thành phố và Sở Giao thông vận tải trong quản lý người lái xe (trước mắt thực hiện trên địa bàn thành phố), đề xuất Trung ương tháo gỡ các vướng mắc nếu vượt thẩm quyền.

d) Nghiên cứu Đề tài quản lý các phương tiện đăng ký mới thông qua Giấy chứng nhận quyền mua xe (COE) để đề xuất Chính phủ cho thực hiện thí điểm ở thành phố Hồ Chí Minh.

đ) Vấn đề kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân:

- Khẩn trương xây dựng và thực hiện thí điểm việc điều chỉnh tăng mức thu các loại phí liên quan đến đăng ký mới và lệ phí lưu hành của các phương tiện giao thông cá nhân theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 90/TB-VPCP ngày 26 tháng 3 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ.

- Tập trung nghiên cứu, triển khai sớm các biện pháp kinh tế, hành chính với lộ trình phù hợp nhằm hạn chế nhu cầu xe máy lưu thông, thay thế bằng các phương tiện giao thông công cộng phù hợp.

3. Đẩy mạnh việc thực hiện quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và quy hoạch Vùng thành phố Hồ Chí Minh gắn với quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, quy hoạch phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng có sức tải lớn.

3.1. Kiểm soát phát triển đô thị trung tâm, hạn chế tác động tiêu cực tới giao thông đô thị của các hoạt động sử dụng đất:

a) Quan điểm về quy hoạch: quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết phải kết hợp đồng bộ 3 vấn đề: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị và quy hoạch xây dựng hệ thống vận tải hành khách công cộng để thực hiện đồng thời 03 nhiệm vụ: phát triển kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

b) Nhanh chóng hoàn thành và triển khai quy hoạch xây dựng chi tiết và thiết kế đô thị khu vực đô thị trung tâm hiện hữu mở rộng (930 hecta) theo hướng kết nối các trung tâm hoạt động đô thị (cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, trung tâm văn hóa - thể thao, trụ sở hành chính công,…) với hệ thống vận tải công cộng, quy hoạch và thiết kế diện tích đỗ xe nội bộ phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

c) Thực hiện đăng ký và kiểm soát chặt chẽ quy mô hoạt động và cơ cấu sử dụng đất của các loại hình hoạt động kinh tế - xã hội có đông người tham gia trong trung tâm thành phố theo hướng hạn chế diện tích mặt bằng sử dụng làm nơi đỗ xe cơ giới cá nhân miễn phí.

d) Hàng năm, rà soát và ban hành Danh mục các tuyến đường, đoạn đường, khu vực hạn chế cấp đăng ký kinh doanh các loại hình dịch vụ, thương mại tập trung đông người do thường xuyên ùn tắc giao thông, làm cơ sở để xem xét cấp phép đối với các loại hình kinh doanh thương mại, dịch vụ tập trung đông người (bao gồm: siêu thị, nhà hàng, trung tâm tiệc cưới, trung tâm thương mại, trung tâm đào tạo, trung tâm ngoại ngữ) nhằm hạn chế ùn tắc giao thông.

đ) Để có cơ sở cho việc cấp phép mở rộng, bổ sung, điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội tại các bệnh viện, trường học trong khu vực trung tâm thành phố, yêu cầu phải tiến hành lập và thực hiện Đề án đánh giá nhu cầu và tác động giao thông của các bệnh viện, trường học… hiện hữu với toàn bộ mạng lưới giao thông đô thị và cân đối với năng lực thông qua của cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận tải công cộng.

e) Khi thẩm định các đồ án quy hoạch, các hồ sơ thiết kế cơ sở yêu cầu phải bổ sung đánh giá tác động giao thông đô thị và phải được Sở Giao thông vận tải thẩm định trước khi phê duyệt (quy hoạch khu đất; các dự án xây dựng công trình lớn trong đô thị, bao gồm cả các dự án phát triển hạ tầng có chiếm dụng lòng và hè đường trong quá trình thi công).

3.2. Điều chỉnh các chức năng đô thị quan trọng, phát triển các trung tâm đô thị mới:

- Đẩy nhanh tiến độ di dời cụm cảng biển trên sông Sài Gòn (Cảng Sài Gòn, Nhà máy đóng tàu Ba Son…) ra khỏi khu vực trung tâm thành phố theo lộ trình đã đề ra; hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại các vị trí các cảng biển phải di dời-

- Kiến nghị Bộ Tài chính sớm ban hành cơ chế tài chính liên quan đến các đơn vị thuộc diện di dời. Tập trung giải quyết thủ tục giao đất cho các cảng đã được quy hoạch di dời theo Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng Vùng và quy hoạch chung xây dựng thành phố đã được phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các trường học, bệnh viện, trung tâm văn hóa thể thao vào quy hoạch xây dựng chi tiết các quận - huyện.

c) Nghiên cứu đề xuất cơ chế tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, ưu tiên sử dụng đất, nhanh chóng hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án di dời các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các bệnh viện lớn ở nội thành ra ngoại thành thành phố.

d) Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, nghiên cứu đề xuất Chính phủ cho phép áp dụng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, xây dựng đặc thù để hấp dẫn các nhà đầu tư đối với các khu đô thị vệ tinh; đầu tư tập trung ưu tiên hoàn thành các công trình hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, văn hóa, thể thao công cộng); lập cơ chế ưu đãi, khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế có thương hiệu tham gia đầu tư hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ tại các khu đô thị vệ tinh, phục vụ dân cư tại chỗ nhằm giảm nhu cầu đi lại vào khu vực nội thành.

3.3. Về vấn đề kiểm soát dân số: chủ động triển khai thực hiện Thông báo số 90/TB-VPCP ngày 26 tháng 3 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp trình Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú cho phù hợp với đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh.

4. Tập trung huy động các nguồn lực đáp ứng chương trình phát triển hệ thống giao thông đô thị:

a) Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cụ thể với Chính phủ cho phép thành phố thực hiện một số chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư cho giao thông đô thị thông qua việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, vay vốn của các tổ chức tài chính nước ngoài.

b) Chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ quan Trung ương tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách trong việc thực hiện các công trình giao thông trọng điểm, công trình giao thông cấp bách theo dạng đặc thù:

- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ tăng thêm mức độ xử phạt đối với các nhà thầu tham gia hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đô thị (tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công) nhằm nâng cao chất lượng và tăng tính răn đe đối với các nhà thầu thường xuyên vi phạm; đồng thời chỉ đạo các chủ đầu tư rà soát, nâng cao tiêu chí trong hồ sơ mời thầu (đặc biệt là tiêu chí về thiết bị thi công, nhân sự), giám sát chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng của các nhà thầu để đảm bảo tuân thủ đúng hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và hợp đồng.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ các vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố.

- Nghiên cứu, đề xuất với Trung ương cho phép thành phố thực hiện hình thức chỉ định thầu đối với tất cả các hạng mục liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (bao gồm lựa chọn nhà thầu tư vấn, thi công các hạng mục khảo sát cắm cọc giải phóng mặt bằng, đo đạc địa chính, xây dựng tái định cư, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội…). Đối với công tác di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cho phép cơ chế giao cho 1 đơn vị thực hiện (tổng thầu) việc xây dựng hệ thống các hào kỹ thuật, tuynel kỹ thuật, sau đó các đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống hạ tầng kỹ thuật có trách nhiệm thuê lại vị trí để bố trí xây dựng hệ thống mới trong các hào kỹ thuật, tuynel kỹ thuật.

- Nghiên cứu, đề xuất với Trung ương về cơ chế cho phép mở rộng thực hiện các công trình trọng điểm theo dạng đặc thù như chỉ định thầu tư vấn và thi công; chỉ định chủ đầu tư; nhà đầu tư được thực hiện ngay bước lập dự án đầu tư (bỏ qua bước lập đề xuất dự án); vừa thiết kế vừa thi công; triển khai trước các hạng mục quan trọng khi dự án đầu tư chưa phê duyệt; thi công ứng vốn... để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng quỹ nhà tái định cư phục vụ cho các công trình giao thông trọng điểm của thành phố.

- Xây dựng cơ chế tài chính đối với việc thực hiện trước công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và quản lý quỹ đất sau khi được thu hồi.

- Ưu tiên tập trung giải quyết nhanh hồ sơ các dự án trọng điểm, các dự án mang tính đột phá - các trục chính của mạng lưới giao thông, các dự án kết nối hạ tầng kỹ thuật đô thị tại các khu công nghiệp, khu đô thị mới, các cảng biển.

c) Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý có hiệu quả giá trị tăng thêm của đất đai sau khi đã được tiếp cận với cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị khác, đảm bảo thu hồi hợp lý phần giá trị tăng thêm bổ sung cho ngân sách thành phố, tạo nguồn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.

d) Đề xuất kế hoạch, danh mục các dự án hạ tầng giao thông; phân khai trách nhiệm đầu tư, kêu gọi đầu tư giữa Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Giao thông vận tải để đảm bảo đầu tư đồng bộ, kịp thời, hiệu quả, tránh trùng lắp.

đ) Đẩy mạnh chương trình kêu gọi đầu tư hạ tầng giao thông vận tải hàng năm; tiếp tục huy động mọi nguồn lực, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải bằng các phương thức hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP) và các phương thức khác (BOT, BTO, BT...).

5. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ và nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

5.1. Đẩy mạnh tuyên tuyền giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, chuyển sang sử dụng vận tải công cộng và phương tiện phi cơ giới.

a) Triển khai tốt và có hiệu quả các nội dung công việc như xây dựng các chương trình tuyên truyền, phổ biến về nếp sống của người dân đô thị, trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm với xã hội, tập trung vào các mục tiêu chính: xây dựng ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông; xây dựng ý thức giao tiếp, ứng xử văn minh nơi công cộng...

b) Xây dựng kế hoạch tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng tần suất tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức cuộc vận động xây dựng “nếp văn hóa giao thông” và “văn minh đô thị”. Bên cạnh đó, tuyên truyền vận động cán bộ công chức, viên chức, học sinh và nhân dân thành phố hạn chế sử dụng xe gắn máy cá nhân, chuyển đổi phương thức đi lại bằng các loại phương tiện vận tải hành khách công cộng, xe đạp và đi bộ.

c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố phối hợp với Ban An toàn giao thông thành phố và các tổ chức thành viên, các cơ sở triển khai tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường, nếp sống văn minh đô thị, ý thức và tránh nhiệm của công dân khi tham gia giao thông,… Tiếp tục lồng ghép cuộc vận động thực hiện “10 điều quy ước văn minh đường phố” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong việc thực hiện xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

d) Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện:

- Xây dựng giáo án giáo dục công dân, trong đó lồng ghép chương trình giáo dục về an toàn giao thông, ý thức công dân khi tham gia giao thông, chấp hành luật giao thông, có văn hóa ứng xử, văn minh nơi công cộng… từ bậc mẫu giáo đến đại học.

- Tuyên truyền và phát động phong trào về giữ gìn trật tự an toàn giao thông, vệ sinh công cộng trước các cổng trường. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ, nếp sống văn minh đô thị, ý thức vệ sinh công cộng… giữa các trường với nhau. Phát hiện và đề xuất biểu dương kịp thời các đơn vị thực hiện tốt chương trình và có hình thức xử phạt đối với các đơn vị yếu kém. Tuyên truyền vận động học sinh, sinh viên đi học bằng xe buýt, xe đạp hoặc đi bộ.

- Nâng cấp, nâng chuẩn về cơ sở vật chất cũng như chất lượng dạy và học cho các trường tiểu học, trung học rải đều các quận - huyện trên địa bàn thành phố nhằm hạn chế tập trung vào các trường điểm trong khu vực trung tâm thành phố.

đ) Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp các đơn vị triển khai:

- Tiếp tục tổ chức nhiều chương trình thi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ; hội thi lái xe an toàn. Tăng cường chất lượng đào tạo tại các trung tâm đào tạo và dạy lái xe trên địa bàn thành phố, xây dựng nhiều hình thức tuyên truyền bằng hình ảnh, xử lý tình huống trên đường, ý thức và hành vi khi tham gia giao thông,…

- Vận động công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp hưởng ứng tích cực sử dụng xe buýt để đi làm, không lưu thông ngược chiều, không mua bán lấn chiếm lòng đường trước cổng các khu chế xuất, khu công nghiệp.

- Tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật giao thông, ý thức và ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm luật giao thông.

e) Ủy ban nhân dân các quận - huyện phối hợp với các sở - ngành triển khai kế hoạch:

- Tổ chức đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị; ý thức và trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng.

- Triển khai thực hiện treo băng rôn, pano cổ động, tờ bướm, xe loa lưu động, dàn dựng các chương trình ca múa nhạc, hài kịch lưu động,… tuyên truyền cổ động về an toàn giao thông đường bộ. Thực hiện bản tin với những hình ảnh bài viết phê phán những hành vi không phù hợp với nếp sống văn minh đô thị, những hình ảnh và gương người tốt, việc tốt, gương sáng phố phường về trật tự an toàn giao thông đến nhân dân thông qua các buổi họp tổ dân phố.

- Vận động nhân dân không buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, triển khai các buổi ra quân với nhiều chủ đề “ngày chủ nhật xanh”, “ngày đường phố không rác”, tổ chức sinh hoạt và hướng dẫn thanh niên ý thức trách nhiệm công dân về nếp sống văn minh đô thị, ý thức khi tham gia giao thông; phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật giao thông, văn minh đô thị, ứng xử nơi công cộng.

g) Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh: Tiếp tục là đơn vị chủ lực trong tất cả các chương trình hành động, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan để tham gia vận động tuyên truyền, xây dựng ý thức nếp “văn hóa giao thông” và nếp sống văn minh đô thị trong lực lượng thanh niên, phát huy tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, thường xuyên có các mô hình sinh hoạt sinh động, đổi mới phong cách hoạt động tạo sân chơi lành mạnh thu hút thanh niên tham gia có tổ chức.

5.2. Nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị:

a) Tăng cường áp dụng các hình thức điều khiển giao thông phù hợp, có kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm điều khiển giao thông thành phố nhằm phát hiện sớm điểm ùn tắc giao thông để có biện pháp giải quyết kịp thời.

b) Tăng cường thêm lực lượng cảnh sát giao thông để thực hiện điều hòa giao thông nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc tại các nút giao thông chính.

c) Xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông như: dừng, đỗ xe, chuyển hướng, tránh, vượt sai quy định, vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, điều khiển xe đi trên hè phố, đi không đúng làn đường quy định, lấn chiếm lòng đường, hè phố, không tuân theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.

d) Kiên quyết kỷ luật những cán bộ, chiến sĩ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc xử lý vi phạm không đúng quy định của pháp luật; đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ tuần tra, kiểm soát, lắp đặt camera, nhằm sớm áp dụng rộng rãi hình thức phát hiện vi phạm và tăng cường xử phạt vi phạm qua hình ảnh ghi được từ camera.

đ) Nâng cao hình thức quản lý đối với các phương tiện và người điều khiển giao thông nhằm tăng hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm qua hình ảnh; đề xuất thêm các hình thức xử phạt khác nhằm tăng tính răn đe.

e) Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.

g) Thường xuyên bố trí lực lượng tuần tra, phát hiện và xử phạt các hành vi vi phạm trong quá trình thi công các công trình có rào chắn chiếm dụng mặt đường, không để xảy ra ùn tắc giao thông; rà soát lại toàn bộ hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông bị ảnh hưởng bởi công trường thi công để điều chỉnh thời gian và chu kỳ đèn phù hợp với tình hình giao thông thực tế tại khu vực...

6. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giao thông vận tải đô thị

6.1. Tiếp tục cải tiến thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản trong phạm vi thẩm quyền của thành phố, đồng thời nghiên cứu chính sách tỷ giá ổn định của các dự án ODA do tổ chức tài chính quốc tế tài trợ, kiến nghị Trung ương để làm việc với các đối tác, từng bước tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

6.2. Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức và chức năng của hệ thống quản lý nhà nước:

a) Nghiên cứu mô hình quản lý kết cấu hạ tầng và quản lý giao thông phù hợp đô thị lớn:

- Tiếp tục phối hợp với các Bộ - ngành Trung ương chuẩn bị đề án về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo nguyên tắc chung là bộ máy tổ chức phải phù hợp với nhiệm vụ quản lý, phù hợp với điều kiện đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có quy mô dân số 10 triệu dân, tạo điều kiện cho thành phố hoàn thành nhiệm vụ chính trị và kinh tế - xã hội được giao.

- Theo dõi thông tin và đôn đốc các Bộ - ngành trung ương về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; cụ thể là nội dung bổ sung thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra Giao thông vận tải trong phạm vi, chức năng quản lý nhà nước tương ứng.

- Giao Sở Nội vụ khẩn trương phối hợp với Bộ Xây dựng hoàn chỉnh dự thảo Luật đô thị; trước mắt điều chỉnh, bổ sung Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh.

b) Nghiên cứu thành lập và hoàn thiện chức năng một số các cơ quan quản lý hành chính và sự nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải như: Hội đồng phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố; Hội đồng tư vấn giảm ùn tắc giao thông đô thị; Cơ quan Quản lý nhà nước về vận tải công cộng (PTA); Trung tâm Điều hành giao thông đô thị; Viện nghiên cứu giao thông vận tải đô thị; Ban Quản lý giao thông đô thị; Ban chuẩn bị đầu tư các dự án giao thông đô thị trọng điểm.

c) Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức các phòng chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị và chủ đầu tư (hoặc đại diện chủ đầu tư), nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ tuần tra giám sát địa bàn; bổ sung, tuyển dụng thêm chuyên viên để tăng cường bám sát địa bàn; kiên quyết xử lý loại bỏ đối với các chuyên viên thiếu năng lực, không có tinh thần trách nhiệm.

6.3. Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành giao thông vận tải:

a) Xây dựng kế hoạch tăng cường nhân lực, trang thiết bị, khí tài phục vụ cho công tác của lực lượng cảnh sát giao thông giai đoạn 2011 - 2015 (như tăng cường lực lượng, mua sắm trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu quản lý giao thông đô thị ngày càng phức tạp).

b) Nghiên cứu cơ chế đãi ngộ tương xứng để thu hút nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ các chương trình nâng cao năng lực quản lý ngành giao thông vận tải, đề xuất các Bộ - ngành Trung ương cho tiến hành thí điểm thực hiện trên địa bàn thành phố.

c) Lập và triển khai thực hiện Đề án đào tạo nguồn nhân lực về quy hoạch và quản lý giao thông vận tải đô thị giai đoạn 2011 - 2015 trình Ủy ban nhân dân thành phố thông qua trong quý 2 năm 2011 theo bốn hình thức: (i) Đào tạo dài hạn tập trung trong các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trong và ngoài nước, (ii) Đào tạo chuyên môn ngắn hạn theo chuyên đề, (iii) Đào tạo kỹ năng làm việc theo các chức danh công việc, (iv) Đào tạo vận hành, khai thác phương tiện, trang thiết bị được đầu tư trong các dự án giao thông vận tải đô thị.

d) Ưu tiên, bố trí điều chuyển, bổ nhiệm các cán bộ có năng lực đảm nhận các vị trí công tác có liên quan đến quá trình triển khai thực hiện các dự án đã phê duyệt và đang triển khai; đồng thời tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan quản lý.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các sở - ngành, các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị (theo bảng phân công tại phụ lục 2), gắn với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình này; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện của các cấp, các ngành, định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đến giữa năm 2015 tổ chức tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này cho Ủy ban nhân dân thành phố.

2. Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm Trưởng Ban, Sở Giao thông vận tải là cơ quan thường trực; có nhiệm vụ chỉ đạo thống nhất việc thực hiện Kế hoạch, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; định kỳ 06 tháng một lần có tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần thiết bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch này, các sở - ngành, địa phương chủ động phối hợp Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố quyết định./.

 


PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Số TT

Tên dự án

Địa điểm

Quy mô

Chiều dài (Km)

Tổng mức

Nhu cầu vốn (2011 -

2015)

Khởi công - hoàn thành

Nguồn vốn dự kiến

Ghi chú

A. CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

446,4

(tỷ đồng)

 (tỷ đồng)

 

 

 

I.

Đường vành đai

 

 

 

23.751

15.396

 

 

 

1

Vành đai 2 phía Đông đoạn từ cầu Rạch Chiếc mới đến nút giao Bình Thái (xa lộ Hà Nội)

Quận 9

Dài 3.820m, rộng 67m (04 làn xe + 33m dự trữ).

3,82

2.170

2.170

2011-2014

Đầu tư theo hình thức BT (GĐ1: 931; GĐ2: 1239)

NSTP phục vụ công tác GPMB

2

Vành đai 2 đoạn từ cầu An Lạc đến đường Nguyễn Văn Linh

Huyện Bình Chánh

Dài 5,3km, lộ giới 60m; GĐ 1 xây dựng 6 làn xe, GPMB đủ 60m.

5,30

4.500

4.500

2011-2015

Đầu tư theo hình thức BT

NSTP phục vụ công tác GPMB

3

Đường nối Bình Thái – Gò Dưa.

Quận 9, Thủ Đức

Chiều dài tuyến 2km

2,00

583

583

2011-2014

Ngân sách thành phố

 

4

Đường nối Gò Dưa đến Vành đai 2.

Quận Thủ Đức

Dài 2,7km, rộng 67m

2,70

642

642

2011-2015

NSTP hoặc vốn ODA

 

5

Dự án Hoàn thiện nút giao thông Gò Dưa, quận Thủ Đức.

Quận Thủ Đức

Gồm 04 đường nhánh hoa thị

0,50

81

81

2010-2012

Ngân sách thành phố

 

6

Dự án cầu đường Nhơn Trạch (dự án thành phần của dự án đường vành đai 3)

Quận 9

Dài 1,755Km, rộng 107-120m

1,76

15.775

7.420

2012-2015

ODA hoặc BOT kết hợp BT (GĐ1: 7,420 GĐ2: 8,355)

NSTP cho GPMB

II.

Trục giao thông đối ngoại

 

 

 

46.295

43.638

 

 

 

7

Dự án xây dựng đường trục Bắc Nam thành phố đoạn từ nút giao Tôn Đản đến đường Nguyễn Văn Linh

Quận 4, 7.

Dài khoảng 3900m, rộng 40-46m (cả cầu Kênh Tẻ 2).

3,90

6.000

6.000

2011-2015

Đầu tư theo hình thức BT + Ngân sách thành phố

NSTP phục vụ công tác GPMB

8

Đường trục Bắc Nam - Giai đoạn 3 (bao gồm cả nút giao thông khác mức ở 2 đầu tuyến)

Quận 7, huyện Nhà Bè.

Dài 7,5km; GĐ3 xây dựng đủ mặt cắt ngang 60 m -10 làn xe

7,50

4.800

4.800

2011-2015

Đầu tư theo hình thức BOT kết hợp BT

 

9

Dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội.

Quận 2, 9, Thủ Đức, Bình Dương

Dài 15,7km, rộng từ 113,5-153,5m (10-12 làn xe)

15,70

10.785

8.628

2010-2015

Đầu tư theo hình thức BOT

NSTP phục vụ công tác GPMB

10

Dự án xây dựng đường Liên tỉnh lộ 25B - GĐ 2

Quận 2

Dài 5.360m; đoạn 1 rộng 60m (GĐ2 mở rộng 04 làn xe + GPMB đủ lộ giới); đoạn 2 rộng 27m (06 làn xe)

5,36

1.065

1.065

2010-2012

CII ứng trước kinh phí cho thành phố

NSTP phục vụ công tác GPMB

11

Dự án xây dựng nút giao thông hoàn chỉnh tại vị trí cổng chính của Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Quận 9, Thủ Đức

Xây dựng 01 hầm hở trên QL 1A với chiều dài 1.273,92m; 02 cầu vượt qua hầm hở; 2 cầu vượt bộ hành.

1,28

253

253

2010-2012

Ngân sách thành phố

 

12

Dự án xây dựng nút giao thông Thủ Đức (Xa lộ Hà Nội - Võ Văn Ngân)

Quận Thủ Đức

Nút giao thông khác mức

1,00

1.466

1.466

2011-2014

Ngân sách thành phố hoặc BT

NSTP phục vụ công tác GPMB

13

Tỉnh lộ 15 (Đoạn từ Đông Bắc Tân Chánh Hiệp đến ngã ba Bầu)

Quận 12

Dài 1,9km, rộng 40m

1,90

200

200

2012-2015

Đầu tư theo hình thức BT

 

14

Dự án sửa chữa nâng cấp Tỉnh lộ 15 (đọan từ cầu Bến Nảy đến Tỉnh lộ 7)

Huyện Củ Chi

10.450m x 35m

10,45

666

666

2012-2015

Đầu tư theo hình thức BT

 

15

Dự án sửa chữa nâng cấp Tỉnh lộ 15 (đoạn từ Tỉnh lộ 7 đến cầu Bến Súc)

Huyện Củ Chi

10.579m x 35m

10,58

545

545

2012-2015

Đầu tư theo hình thức BT

 

16

Dự án sửa chữa nâng cấp Tỉnh lộ 15 (từ cầu Xáng đến cầu Bến Nảy)

Huyện Củ Chi

11.900m x 35m

11,90

789

789

2012-2015

Đầu tư theo hình thức BT

 

17

Đường Trịnh Thị Miếng (Tỉnh lộ 15 mới).

Quận 12

Dài 6,0km, rộng 40m

6,00

484

484

2012-2015

Đầu tư theo hình thức BT

 

18

Dự án nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 14 (đường Phan Văn Hớn)

Huyện Hóc Môn

4km

4,00

842,4

842

2012-2015

Ngân sách thành phố

 

19

Dự án sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 9.

Huyện Củ Chi

Đường dài 6,07km (rộng 2 làn xe) + nâng cấp 10 cầu trên tuyến lên tải trọng H30.

6,07

549

549

2012-2015

Ngân sách thành phố

 

20

Nâng cấp quốc lộ 50 (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An)

Huyện Bình Chánh

Dài 8,56km, rộng 34m (4 – 6 làn xe)

8,56

 

-

2010-2013

Ngân sách Trung ương

NSTP phục vụ công tác GPMB

21

Mở rộng Quốc lộ 22 (từ ngã tư An Sương đến huyện Củ Chi (giao với Vành đai 4).

Quận 12, HM, CC

Dài 20,1km

20,10

12.850

12.850

2011-2015

Đầu tư theo hình thức BOT hoặc BT

 

22

Dự án xây dựng cầu đường Bình Triệu II - GĐ2.

Quận Bình Thạnh, Thủ Đức

Quốc lộ 13: Dài 4.984m; rộng 53m (10 làn xe). Đường Ung Văn Khiêm: 1753m, rộng 30m. Nguyễn Xí:

475m, rộng 30.

7,21

5.000

4.500

2011-2015

Đầu tư theo hình thức BOT

NSTP phục vụ công tác GPMB

III

Đường nội đô - giao thông khu vực

 

 

 

19.932

19.788

 

 

 

23

Dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi – Vành đai ngoài.

Quận TB, GV, BT, TĐ

13,6km; rộng từ 20- 60m (từ 3 đến 12 làn xe), xây dựng cầu Bình Lợi với tải trọng HL93.

13,60

8.400

8.400

2009-2013

Đầu tư theo hình thức BT

Đang thi công

24

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Trường Chinh (đoạn từ ngã ba Trường Chinh - Âu Cơ đến ngã ba Trường Chinh - Cộng Hoà).

Quận Tân Bình, Tân Phú

896m x 30m

0,90

680,0

680

2010-2013

Ngân sách thành phố

 

25

Dự án Nâng cấp, mở rộng đường Bến Vân Đồn

Quận 4

Dài 2.289m; rộng 25m (04 làn xe)..

2,29

390

390

2010-2011

Ngân sách thành phố

 

26

Dự án xây dựng tuyến đường An Dương Vương (đoạn từ Bà Hom- đường Hùng Vương)

Quận 6, Bình Tân

Chiều dài tuyến 1.112m , MCN= 30m.

1,11

432

432

2011-2014

Ngân sách thành phố

Hiện đang phối hợp với

địa phương xác định ranh DA.

27

Dự án nâng cấp mở rộng đường Phan Anh (Từ ngã tư bốn xã - Bà Hom)

Quận Bình Tân, Tân Phú

Dài 2,015m; MCN rộng 30m .

2,02

713

713

2011-2014

Ngân sách thành phố

28

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Bình Long (từ ngã tư bốn xã đến Tân Kỳ - Tân Quý).

Quận Tân Phú

2.714m x 30m

2,71

371,0

371

2012-2015

Ngân sách thành phố

29

Dự án nâng cấp, mở rộng Hương lộ 3 (từ Tân Kỳ - Tân Quý đến kênh 19/5).

Quận Bình Tân, Tân Phú

2.185m x 25m

2,38

96,4

96

2011-2014

Ngân sách thành phố

30

Đường Tạ Quang Bửu

Quận 8

Dài 8,7km, rộng 30m

8,70

1.253

1.253

2010-2014

Ngân sách thành phố

 

31

Dự án sửa chữa nâng cấp đường Tam Tân

Huyện Củ Chi

11,8 Km

11,80

472

472

2011-2014

Ngân sách thành phố

 

32

Song hành Hà Huy Giáp

Quận 12

Dài 4km, rộng 40m (06 làn xe)

4,00

2.448

2.448

2010-2012

Đầu tư theo hình thức kết hợp khai thác qũy đất

 

33

Sửa chữa nâng cấp đường Nguyễn Thị Thập (đoạn từ Lê Văn Lương đến Huỳnh Tấn Phát).

Quận 7.

Dài 2.655,66m; rộng 35m.

2,66

372

298

2009-2011

Ngân sách thành phố

Đang thi công

34

Dự án Xây dựng đường song hành với đường Nguyễn Văn Tạo.

Huyện Nhà Bè

Dài 4,5km; rộng 60m.

4,50

1.200

1.200

2012-2015

Đầu tư theo hình thức BT

NSTP phục vụ công tác GPMB

35

Đường tỉnh lộ 10B (song hành tỉnh lộ 10)

Quận Bình Tân, huyện Bình Chánh

Từ tiếp giáp Tỉnh lộ 10 cũ tại kênh C đến đường Tên Lửa, chiều dài 5.089m, MCN từ 13.25m đến 45.5m

5,1

346,7

277,3

2009-2011

Ngân sách thành phố

Đang thi công

36

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Tú (đoạn từ Quốc lộ 1A đến Khu công nghiệp Vĩnh Lộc)

Quận Bình Tân

800m x 30m

0,80

449,8

450

2009 - 2011

Ngân sách thành phố

 

37

Dự án sửa chữa đường Tân Kỳ - Tân Quý (Cộng Hòa- Lê Trọng Tấn)

Quận Bình Tân, quận Tân Phú

621m x 30m

0,62

460,0

460

2011-2014

Ngân sách thành phố

 

38

Dự án cải tạo mặt đường bờ Bắc và bờ Nam kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn từ hợp lưu đến cầu Lê Văn Sỹ)

Quận 3, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình

2.700m x 13m (2 bờ)

5,40

133,5

133

2010-2011

Ngân sách thành phố

 

39

Dự án cải tạo mặt đường bờ Bắc và bờ Nam kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến Nguyễn Hữu Cảnh

Quận 1, quận 3, quận Bình Thạnh

Cải tạo mặt đường 02 bờ kênh

 

100,0

100

2011-2014

Ngân sách thành phố

 

40

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp

Quận 9

4,63km x 30m

4,63

189

189

2011-2014

Ngân sách thành phố

 

41

Xây dựng đường 15B (đoạn từ đường Phạm Hữu Lầu đến đường Hoàng Quốc Việt nối dài), quận 7

Quận 7

1910m x 40m mặt đường láng nhựa

1,9

94

94

2010-2011

Ngân sách thành phố

 

42

Dự án xây dựng tuyến đường nối từ nút giao thông cầu bà Chiêm đến Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 2)

Huyện Nhà Bè

2.200m x 20m

2,2

100

100

2011-2013

Ngân sách thành phố

 

43

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (đoạn từ Trần Não đến Nguyễn Thị Định)

Quận 2

2.680m x 30m

2,68

150

150

2012-2015

Ngân sách thành phố

 

44

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Bến Ba Đình - Bến Bình Đông

Quận 8

6.450m x 20m

6,5

149

149

2011-2014

Ngân sách thành phố

 

45

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lê Văn Việt (đoạn từ Lã Xuân Oai đến ngã ba Mỹ Thành), quận 9

Quận 9

4.618mx30m BTNN

4,6

80

80

2011-2014

Ngân sách thành phố

 

46

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lê Văn Việt (đoạn từ ngã tư Thủ Đức đến đường Lã Xuân Oai)

Quận 9

1500m x 30m

1,5

40

40

2011-2014

Ngân sách thành phố

 

47

Dự án nâng cấp mở rộng đường Lã Xuân Oai

Quận 9

2.800m x 30m

2,8

185

185

2011-2014

Ngân sách thành phố

 

48

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Tô Ký (Tỉnh lộ 15), quận 12

Quận 12

2.836m x 35m

2,8

285

285

2012-2015

Ngân sách thành phố

 

49

Nâng cấp mở rộng đường Kha Vạn Cân (đoạn từ cầu Gò Dưa đến cầu Ngang)

Quận Thủ Đức

1.830m x 16,5m

1,8

81

81

2009 - 2010

Ngân sách thành phố

 

50

Dự án xây dựng đường nối từ ngã ba Nơ Trang Long- Nguyễn Xí vào đường trục Khu Công nghiệp và khu dân cư Bình Hòa

Quận Bình Thạnh

500m x 30m

0,50

64

64

2012-2013

Ngân sách thành phố

 

51

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Vĩnh Lộc (Hương lộ 80 từ đường Tỉnh lộ 10 đến ranh huyện Hóc Môn)

Huyện Bình Chánh

8.500m x 18m

8,50

197

197

2012-2015

Ngân sách thành phố

 

IV.

Đường sắt đô thị

 

 

 

146.060

60.145

 

 

 

52

Dự án Tramway số 1 (Sài Gòn - Chợ Lớn - Bến xe miền Tây).

Quận 1, 5, 6, BT, BC

Đầu tư tuyến xe điện dài 12km từ bến Bạch Đằng đến BX Miền Tây (chạy dọc theo Đại lộ Đông Tây).

12

4.400

4.400

2011-2015

Đầu tư theo hình thức BOT

Đã duyệt TKCS

53

Dự án xây dựng tuyến metro số 1

Quận 1, 2, 9, BT, TĐ

Chiều dài tuyến: 19,7 km trong đó đi ngầm 2,2km, đi trên cao 17,5km (dọc theo Xa lộ Hà Nội)

19,7

23.050

20.745

2010-2016

Vốn ODA+NSTP

Đang triển khai thực hiện Da

54

Dự án xây dựng tuyến metro số 2

Quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình

Chiều dài 20 km. Điểm đầu là chợ Bến Thành, điểm cuối là bến xe An Sương

20

25.000

10.000

2010-2018

Vốn ODA

 

55

Dự án xây dựng tuyến metro số 3a

Quận 1, 3, 5, 6, Bình Tân, Bình Chánh

Chiều dài 15 km. Điểm đầu là chợ Bến Thành. Điểm cuối là Tân Kiên-Bình Chánh

15

19.000

5.000

2011-2020

Vốn ODA

 

56

Dự án xây dựng tuyến metro số 3b

Quận 1, 3, Bình Thạnh, Thủ Đức

Chiều dài 14 km. Bắt đầu từ 6 Cộng Hòa đến Hiệp Bình Phước- Thủ Đức

14

16.610

5.000

2011-2020

Vốn ODA

 

57

Dự án xây dựng tuyến metro số 4

Quận 1, 3, 4, 12, Phú Nhuận, Gò Vấp

Chiều dài 16 km

16

20.000

5.000

2011-2020

Vốn ODA

 

58

Dự án xây dựng tuyến metro số 5

Quận 5, 8, 10, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh

Chiều dài 15 km

15

19.000

5.000

2011-2020

Vốn ODA

 

59

Dự án xây dựng tuyến metro số 6

Quận 6, 11, Tân Phú

Chiều dài 15 km

15

19.000

5.000

2011-2020

Vốn ODA

 

V.

Đường trên cao

 

 

 

55.230

44.230

 

 

 

60

Đường trên cao số 1.

Quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình

Tuyến dài 10,8 km; cầu chính rộng 16,5m (04 làn xe); cầu nhánh rộng từ 7,5-9m (1-2 làn xe)

10,80

13.230

13.230

2011-2015

Đầu tư theo hình thức BOT kết hợp BT

 

61

Đường trên cao số 2

Quận 3, 6, 10, 11, Bình Tân

Dài tuyến: 10,2 km; cầu chính rộng 17,5m (04 làn xe).

10,2

15.000

10.000

2012-2018

Đầu tư theo hình thức BOT kết hợp BT

 

62

Đường trên cao số 3

Quận 10, 5, 8, 7

Dài tuyến: 7,3 km; cầu chính rộng 17,5m (04 làn xe).

7,3

12.000

6.000

2012-2018

Đầu tư theo hình thức BOT kết hợp BT

 

63

Đường trên cao số 4.

Quận Bình Thạnh, Gò Vấp, 12

Dài tuyến: 9,62 km; cầu chính rộng 17,5m (04 làn xe).

9,62

15.000

15.000

2011-2015

Đầu tư theo hình thức BOT kết hợp BT

 

VI.

Đường cao tốc

 

 

 

14.900

14.900

 

 

 

64

Đường cao tốc liên vùng phía Nam (Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành)

Long An, huyện Nhà Bè, Cần Giờ

Chiều dài tuyến khoảng 59 km, lộ giới 100m (10 làn xe).

15,00

14.900

14.900

2011-2015

NSTP cho GPMB

NSTP phục vụ công tác GPMB

65

Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây: Dự án thành phần 1: Đoạn An Phú - đường vành đai 2 Thành phố

Quận 2, 9

Dài 4.515m thuộc địa bàn TPHCM, lộ giới từ 96-140m, GĐ1 đầu tư rộng từ 25,5-27,5m (6 làn xe).

4,52

 

-

2010-2015

Ngân sách Trung ương

 

VII.

Bãi đậu xe

 

 

 

4.602

4.602

 

 

 

66

Bãi đậu xe Lê Văn Tám

Quận 1

Diện tích đất xây dựng: 29.240m²

 

1.748

1.748

2010-2013

Đầu tư theo hình thức BOT

 

67

Bãi đậu xe ngầm sân vận động Hoa Lư

Quận 1

Diện tích đất xây dựng 15.400m²

 

620

620

2012-2015

Đầu tư theo hình thức BOT

 

68

Bãi đậu xe ngầm sân bóng đá Tao Đàn

Quận 1

Diện tích đất xây dựng 4.127m²

 

1.434

1.434

2011-2014

Đầu tư theo hình thức BOT

 

69

Bãi đậu xe ngầm sân khấu Trống Đồng

Quận 1

Diện tích đất xây dựng 5.305m²

 

800

800

2010-2013

Đầu tư theo hình thức BOO

 

VIII.

Công trình cầu

 

 

 

13.762

13.343

 

 

 

70

Xây dựng cầu Rạch Chiếc trên đường vành đai 2 phía Đông.

Quận 2

Dài 540,9m, rộng 22,1m (04 làn xe), HL93

0,54

1.025

1.025

2010-2012

Đầu tư theo hình thức BT

 

71

Dự án đầu tư cầu Sài Gòn 2.

Quận 2, Bình Thạnh

Dài 700m, rộng 04 làn xe, HL93

0,70

1.000

1.000

2010-2012

Đầu tư theo hình thức BOT

NSTP phục vụ công tác GPMB

72

Dự án Xây dựng mới cầu Rạch Chiếc trên Xa lộ Hà Nội

Quận 9

GĐ1 xây dựng 2 nhánh cầu 2 bên dài 557m, bề rộng mỗi nhánh 2 làn xe. GĐ2 xây dựng nhánh cầu giữa 06 làn xe.

0,56

1.010

808

2009-2012

Ngân sách thành phố (CII ứng trước kinh phí cho thành phố)

Đang thi công

73

Dự án Xây dựng cầu Thủ Thiêm 2.

Quận 1, 2.

Dài 880m, rộng 04 làn xe, HL93

0,88

1.200

1.200

2011-2013

Đầu tư theo hình thức BT

NSTP phục vụ công tác GPMB

74

Cầu đường Bình Tiên

Quận 6

Dài 3,6km, rộng 30m, HL93

3,90

2.940

2.940

2011-2015

Đầu tư theo hình thức BT hoặc NSTP

 

75

Dự án xây dựng cầu Mỹ Thuận trên đường An Dương Vương

Quận 6, 8, Bình Tân

Cầu dài: 25,24m. Rộng: 10,5m. Đường vào cầu dài 100m, rộng 10,5m.

0,03

30

30

2012-2015

Ngân sách thành phố

 

76

Dự án sửa chữa cầu Nhị Thiên đường 1

Quận 8

161mx12m

0,16

41,2

41

2011-2013

Ngân sách thành phố

 

77

Dự án cải tạo, nâng cấp cầu Đinh Bộ Lĩnh

Quận Bình Thạnh

Chiều dài tuyến: 136,7m. Trong đó: Chiều dài cầu 21.1m; đường đầu cầu 90m

0,02

26

26

2010-2011

Ngân sách thành phố

 

78

Dự án sửa chữa nâng cấp cầu Băng Ky

Quận Bình Thạnh

73,5mx13,5m HL93

0,07

128,7

129

2011-2013

Ngân sách thành phố

 

79

Dự án nâng cấp, mở rộng cầu Kinh Thanh Đa.

Quận Bình Thạnh

325m x 21m, HL93

0,33

293,7

294

2010-2013

Ngân sách thành phố

 

80

Dự án Xây dựng mới cầu Đỏ.

Quận Bình Thạnh

Cầu dài 68,7m; rộng 26,25m (4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp), tải trọng HL93

0,07

98

88

2010-2012

Ngân sách thành phố

Đang thi công

81

Dự án xây dựng mới cầu Bưng.

Quận Bình Tân, quận Tân Phú

Tổng chiều dài tuyến và cầu vượt kênh 555m. Trong đó: chiều dài cầu 208m; chiều dài đường 2 đầu cầu 347m

0,21

188,4

188

2011-2014

Ngân sách thành phố

 

82

Xây dựng mới cầu Xây dựng

Quận 2, 9

L=101,02m

B=11m; HL93

0,08

70

70

2010-2012

Ngân sách thành phố

 

83

Dự án xây dựng cầu Suối Cái

Quận 9, Thủ Đức

340m x 42m, HL93

0,34

47

40

2008-2011

Ngân sách thành phố

Đang thi công

84

Dự án xây dựng cầu Nam Lý

Quận 9

750m x 20m, HL93

0,75

529

529

2009-2011

Ngân sách thành phố

 

85

Dự án xây dựng cầu Phú Long

Quận 12

Cầu tải trọng HL93

 

688

588

2007-2011

Ngân sách thành phố

Đang thi công

86

Dự án xây dựng cầu Rạch Tra

Huyện Củ Chi, Hóc Môn

Cầu BTCT HL93

0,42

546

446

2009-2011

Ngân sách thành phố

Đang thi công

87

Dự án xây dựng cầu Phú Xuân 2 (trên trục đường 15B)

Huyện Nhà Bè

Bề rộng cầu 31 m, đường vào cầu rộng 40 m, HL93

 

433

433

2012-2015

Ngân sách thành phố

 

88

Dự án sửa chữa, nâng cấp cầu Trắng trên đường Bùi Văn Ba

Quận 7

Dài 66,9 m rộng 10 m

0,07

35

35

2011-2012

Ngân sách thành phố

 

89

Cầu Rạch Đĩa (Hương lộ 34)

Quận 7, Huyện Nhà Bè

Cầu dài 39,48 m. Đường đầu cầu dài

276 m, HL93

0,04

133

133

2011-2014

Ngân sách thành phố

 

90

Dự án xây dựng cầu Long Kiểng.

Huyện Nhà Bè

280m x 10,7m, HL93

0,28

154

154

2011-2013

Ngân sách thành phố

 

91

Dự án xây dựng cầu Rạch Tôm

Huyện Nhà Bè

99,8m x 10m, HL93

0,10

183

183

2012-2014

Ngân sách thành phố

 

92

Xây dựng cầu Kênh Lộ

Huyện Nhà Bè

Cầu dài 367,1 m, rộng 10,5 m. Đường đầu cầu dài 487,04 m rộng 12,5 m

0,37

392

392

2010-2013

Ngân sách thành phố

 

93

Xây dựng cầu Phước Lộc

Huyện Nhà Bè

Cầu dài350,82 m, rộng 10,5 m. Đường đầu cầu dài 454,93 m

0,35

335

335

2010-2013

Ngân sách thành phố

 

94

Dự án xây dựng cầu Rạch Dơi

Huyện Nhà Bè, Tỉnh Long An

Cầu dài 421,6 m rộng 15 m, đường vào cầu 2457,4 m rộng 30 m, HL93

0,04

636

636

2011-2015

Ngân sách thành phố

 

95

Cầu Vàm Thuật

Quận 12

Cầu dài 376m, rộng 18m (4 làn xe), tải trọng HL93

3,73

1.300

1.300

2012-2015

Đầu tư theo hình thức BT

NSTP phục vụ công tác GPMB

96

Dự án xây dựng cầu Rạch Cát

Quận 8

Cầu H30-XB80 234m x 14m

0,2

58

58

2011-2012

Ngân sách thành phố

 

97

Dự án xây dựng cầu Tân Bửu

Huyện Bình Chánh

467m x 3,5m

0,67

70

70

2011-2012

Ngân sách thành phố

 

98

Dự án xây dựng cầu Rạch Rô Đa Phước

Huyện Bình Chánh

173m x 10m, HL93

0,17

28

28

2011-2012

Ngân sách thành phố

 

99

Dự án xây dựng cầu kênh Xáng Ngang

Huyện Bình Chánh

254m x 7m, HL93

0,25

30

30

2011-2012

Ngân sách thành phố

 

100

Dự án xây dựng cầu qua đình Bình Đông

Quận 8

Rộng 5m, dài 180m.

0,18

36

36

2011-2012

Ngân sách thành phố

 

101

Dự án xây dựng cầu Bảy Nhạo

Quận Thủ Đức

160m x 12,5m

0,16

26

26

2008 - 2010

Ngân sách thành phố

 

102

Dự án xây dưng mới các cầu trên đường liên ấp 1 - 2, xã Bình Lợi

Huyện Bình Chánh

Tải trọng HL93

 

50

50

2011-2015

Ngân sách thành phố

 

103

Xây dựng Trung tâm điều khiển giao thông thông minh (ITS)

TP. HCM

20ha

 

340

340

2011-2015

Ngân sách thành phố

 

B. KHỐI VẬN TẢI

 

 

 

24.584

10.557

 

 

 

104

Xây dựng bến xe Suối Tiên

Quận 9 - Bình Dương

20ha

 

2.200

2.200

2010-2014

Ngân sách thành phố

 

105

Xây dựng bến xe Miền Tây mới

Huyện Bình Chánh

14ha

 

1.630

1.630

2011-2015

Ngân sách thành phố

 

106

Xây dựng bến xe sông Tắc

Quận 9

15ha

 

1.150

1.150

2010-2015

Ngân sách thành phố

 

107

Xây dựng bến xe Xuyên Á

Huyện Hóc Môn

24ha

 

1.880

1.880

2011-2015

Ngân sách thành phố

 

108

Nhà ga hành khách xe buýt Công viên 23/9

Quận 1

1ha

 

40

40

2014-2015

Ngân sách thành phố

 

109

Bến xe Văn Thánh

Quận Bình Thạnh

1,6ha

 

300

300

2011-2015

Ngân sách thành phố + BOT

 

110

Xây dựng nhà ga hành khách xe buýt Đầm Sen

Quận 11

0,16ha

 

200

200

2010-2012

Ngân sách thành phố

 

111

Xây dựng nhà ga hành khách xe buýt Chợ Lớn

Quận 5

1ha

 

650

650

2011-2015

Ngân sách thành phố + BOT

 

112

Một số nhà ga hành khách xe buýt, bến hậu cần xe buýt (theo QĐ 101/QĐ-TTg)

Tp.HCM

76,3ha

 

1.200

650

2011-2020

Ngân sách thành phố + BOT

 

113

Đầu tư phát bến bãi vận tải hàng hóa.

Tp.HCM

Đầu tư phát bến bãi vận tải hàng hóa theo quy hoạch.

 

2.340

1.000

2011-2020

Ngân sách thành phố + BOT

 

114

Đầu tư mới phương tiện xe buýt giai đoạn năm 2011- 2015

Tp.HCM

Đầu tư 3.554 xe buýt các loại

 

1.533

246

2011-2015

Ngân sách thành phố

 

115

Nâng cấp thiết lập hệ thống giá vé xe buýt

Tp.HCM

Đầu tư ứng dụng thẻ điện tử thông minh (Smart Card) vào hệ thống vé xe buýt

 

36

36

2011-2015

Ngân sách thành phố

 

116

Thiết lập hệ thống kiểm soát và thông tin xe buýt

Tp.HCM

Đầu tư, trang bị hệ thống giám sát hành trình GPS trên các xe buýt

 

25

25

2011-2015

Ngân sách thành phố

 

117

Đầu tư phát triển mạng lưới BRT theo quy hoạch.

Tp.HCM

Triển khai việc thực hiện đầu tư các tuyến BRT theo quy hoạch.

 

11.400

550

2011-2020

Ngân sách thành phố + ODA

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

349.115

226.598

 

 

 

 


PHỤ LỤC 2

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Nhiệm vụ/Hành động

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Sản phẩm

Tiến độ - Thời gian hoàn thành

A

Nâng cao hiệu quả công tác thực hiện quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm đã phê duyệt và đang triển khai; nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hiện hữu

I

Nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn thành phố:

1

Rà soát, điều chỉnh, hợp nhất các quy hoạch của các dự án cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn thành phố phù hợp với nội dung quy hoạch giao thông vận tải đã được phê duyệt tại Quyết định số 101/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc

Sở Giao thông vận tải, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện

 

Năm 2011

2

Quy hoạch phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

Sở Giao thông vận tải

 

Đồ án Quy hoạch

Quý III năm 2011

3

Điều chỉnh Quy hoạch các tuyến đường trên cao và điều chỉnh Quy hoạch hê thống đường sắt đô thị

Sở Giao thông vận tải

Sở Quy hoạch - Kiến trúc;

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch

Quý II năm 2011

4

Quy hoạch phát triển bến bãi vận tải hàng hóa đường bộ liên tỉnh thành phố Hồ Chí Minh

Sở Giao thông vận tải

Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ủy ban nhân dân các quận - huyện

Đồ án Quy hoạch

Quý IV năm 2011

5

Quy hoạch phát triển vận tải taxi thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

Sở Giao thông vận tải

Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân các quận - huyện

Đồ án Quy hoạch

Quý I năm 2012

6

Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Sở Giao thông vận tải

Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ban Quản lý đường sắt đô thị

 

Bộ Giao thông vận tải chủ trì lập

7

Quy hoạch ngành công viên cây xanh đô thị đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Sở Giao thông vận tải

Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ủy ban nhân dân các quận - huyện

Đồ án Quy hoạch

Quý II năm 2011

8

Triển khai thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2020

Sở Giao thông vận tải

Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ủy ban nhân dân các quận - huyện

Kế hoạch thực hiện

Quý III năm 2011

9

Lập quy hoạch công tác tổ chức giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Sở Giao thông vận tải

Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Công an TP, UBND các quận huyện

Đồ án Quy hoạch

Quý IV năm 2011

10

Quy hoạch mạng lưới các trạm thu phí hoàn vốn các dự án giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

Sở Giao thông vận tải

Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài chính

Đồ án Quy hoạch

Quý I năm 2012

11

Quy hoạch thiết kế đô thị dọc tuyến, xung quanh nhà ga của các tuyến đường sắt đô thị

Sở Quy hoạch - Kiến trúc

Sở GTVT, Ban Quản lý đường sắt đô thị, UBND các quận - huyện

Đồ án Quy hoạch

Quý III năm 2012

12

Thể hiện quy hoạch hệ thống giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định 101/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ lên bản đồ VN2000 toàn thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/2000

Sở Quy hoạch - Kiến trúc

 

File bản vẽ

Quý III năm 2011

13

Lồng ghép quy hoạch giao thông vào quy hoạch chung xây dựng đô thị thành phố, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị các quận - huyện.

Sở Quy hoạch – Kiến trúc

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Đồ án Quy hoạch

 

14

Xây dựng Điều lệ quản lý quy hoạch xây dựng của các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị

Sở Quy hoạch- Kiến trúc

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Điều lệ quản lý quy hoạch xây dựng

Ngay sau khi có QH được duyệt

15

Lập quy hoạch chi tiết, tổ chức lập hồ sơ mốc giới và thực hiện cắm mốc giới

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND các quận - huyện, các chủ đầu tư lập QHCT

Hoàn thành việc cắm mốc giới

Sau khi có QHCTXD đô thị đã bao gồm QHGT được duyệt

16

Thành lập đoàn kiểm tra công tác quản lý, sử dụng quỹ đất giành cho giao thông trên địa bàn thành phố ban hành quy chế hoạt động.

Sở Nội vụ

Sở QHKT, Sở GTVT, Sở TNMT, Sở XD và UBND các quận - huyện.

Quyết định thành lập và quy chế hoạt động.

Quý II năm 2011

17

Quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV

Sở GTVT

Đồ án Quy hoạch

Quý IV năm 2011

18

Quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước Thành phố

Trung tâm điều hành các chương trình chống ngập nước thành phố

Sở QHKT, Sở GTVT, Sở Tài nguyên và Môi trường, và UBND các quận - huyện.

Đồ án Quy hoạch

Quý IV năm 2011

19

Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hồ ChíMinh giai đoạn đến năm 2015, có xét tới năm 2020

Tổng Công ty điện lực TP HCM

Sở QHKT, Sở Công Thương và UBND các quận - huyện

Đồ án Quy hoạch

Quý II năm 2011

20

Quy hoạch hệ thống tuynel, hào kỹ thuật để lắp đặt các công trình đường dây, đường ống kỹ thuật.

Sở Quy hoạch- Kiến trúc

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Đồ án Quy hoạch

Quý IV năm 2011

21

Quy hoạch không gian ngầm đô thị

Sở Quy hoạch- Kiến trúc

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Đồ án Quy hoạch

Quý II năm 2012

22

Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt tại Nghị định số 99/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ

Sở Quy hoạch- Kiến trúc

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Báo cáo kết qủa kiểm tra

Kiểm tra 06 tháng/lần

23

Nhiệm vụ và thực hiện các điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải trên cơ sở nội dung điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-TTg

Sở Quy hoạch- Kiến trúc

Các sở - ban - ngành và Ủy ban nhân dân các quận - huyện

Nhiệm vụ và kế quả thực hiện

Quý II năm 2011

24

Lập quy hoạch chi tiết các nút giao thông quan trọng của thành phố

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Đồ án Quy hoạch

Quý IV năm 2011

25

Quy hoạch các nút giao trên đường Nguyễn Văn Linh

Ban Quản lý Khu Nam

Các sở - ban - ngành và Ủy ban nhân dân các quận - huyện

Đồ án Quy hoạch

Quý II năm 2011

26

Lập dự án để kêu gọi đầu tư các dự án giao thông trọng điểm hoặc đầu tư bằng nguồn ngân sách thành phố

Sở Giao thông vận tải; Ban Quản lý Khu Nam

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Hồ sơ dự án đầu tư

Triển khai sau khi quy hoạch được duyệt

27

Lập quy hoạch chi tiết mở rộng ra mỗi bên kể từ phía ngoài chỉ giới đường đỏ của tuyến đường dự kiến xây dựng mới để có phương án thu hồi, tạo quỹ đất cho nhà đầu tư, khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên đường và chỉnh trang đô thị

Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND các quận - huyện

Các sở - ban - ngành

Đồ án Quy hoạch

Quý II năm 2011 và theo lộ trình hàng năm

II

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm đã được phê duyệt và các dự án đang thực hiện

1

Điều hòa vốn kế hoạch trong phạm vi tổng vốn kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Sở Giao thông vận tải hàng năm

Sở Giao thông vận tải

 

 

Thực hiện hàng quý

2

Đề xuất nguồn vốn đầu tư (từ Ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn tư nhân, vốn ODA, vốn vay thương mại (từ WB, ADB …), vốn đầu tư nước ngoài, vốn hỗn hợp và nguồn vốn khác

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở - ban - ngành

Danh mục các dự án và nguồn vốn thực hiện

Quý I hàng năm

3

Công bố Danh mục Dự án gọi vốn đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO và BT

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở - ban - ngành

Danh mục các dự án và nguồn vốn thực hiện

Sau khi danh sách được phê duyệt

4

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình giao thông

Ủy ban nhân dân các quận - huyện

 

Mặt bằng

Thực hiện thường xuyên

5

Giải quyết các vướng mắc thủ tục về bồi thường giải phóng mặt bằng (giá bồi thường, trình tự thủ tục thu hồi đất, chính sách tái định cư...)

Sở TNMT; Sở Tài chính, Sở Xây dựng

Ủy ban nhân dân các quận - huyện

Hồ sơ

Thực hiện thường xuyên

6

Danh mục các dự án cần chuẩn bị sớm quỹ đất, tiến hành trước công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật

Sở Giao thông vận tải

Sở KHĐT và Ủy ban nhân dân các quận - huyện

Danh sách trình UBND TP phê duyệt

Cùng với Kế hoạch nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm

7

Theo dõi tiến độ và phối hợp với Bộ Giao thông vận tải

Sở Giao thông vận tải

 

 

Thực hiện thường xuyên

8

Tích cực hỗ trợ di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc đơn vị mình quản lý

Các đơn vị quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật

 

 

Thực hiện thường xuyên

9

Xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện lực, bưu điện, thông tin liên lạc, cấp nước…)

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Dự thảo quy chế phối hợp

Quý IV năm 2011

10

Huy động xã hội hóa đầu tư xây dựng nhiều điểm và Khu dân cư tập trung có đầy đủ công trình phúc lợi công cộng

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Kế hoạch thực hiện

Quý III năm 2011

11

Nghiên cứu đề xuất với Chính phủ tăng thêm mức độ xử phạt đối với các nhà thầu tham gia hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Các nội dung kiến nghị

Quý III năm 2011

12

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ các vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Các nội dung kiến nghị

Quý III năm 2011

13

Nghiên cứu cơ chế và đề xuất với Trung ương cho phép thành phố thực hiện hình thức chỉ định thầu đối với tất cả các hạng mục liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Các nội dung kiến nghị

Quý II năm 2011

14

Nghiên cứu cơ chế giao cho 1 đơn vị thực hiện (tổng thầu) trong đó thực hiện việc xây dựng hệ thống các hào kỹ thuật, tuynel kỹ thuật

Sở Xây dựng

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Các nội dung kiến nghị

Quý IV năm 2011

15

nghiên cứu đề xuất với Trung ương về cơ chế cho phép mở rộng thực hiện các công trình trọng điểm theo dạng đặc thù

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Các nội dung kiến nghị

Quý III năm 2011

16

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng qũy nhà tái định cư

Sở Xây dựng

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Qũy nhà

Thực hiện thường xuyên

17

Xây dựng cơ chế tài chính (nghiên cứu rút ngắn các thủ tục) đối với việc thực hiện trước công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và quản lý quỹ đất sau khi được thu hồi

Sở Tài chính

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Các cơ chế chính sách

Quý I năm 2012

18

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cần thiết và đặc thù của các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm đảm bảo đơn giản tối đa các thủ tục hành chính

Sở Nội vụ

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Các cơ chế chính sách

Quý III năm 2011

19

Hoàn chỉnh dự thảo thay thế Quyết định 126/2007/QĐ-UBND ngày 20/10/2007

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Dự thảo thay thế

Quý I năm 2011

III

Nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hiện hữu:

1

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, duy tu sửa chữa thường xuyên các tuyến đường trên địa bàn thành phố

Sở GTVT, UBND các quận - huyện.

 

Chất lượng hệ thống hạ tầng giao thông được đảm bảo

Công tác thường xuyên

2

Tăng thêm kinh phí phục vụ cho công tác duy tu, bảo trì (sửa chữa vừa, sửa chữa lớn) hệ thống cầu đường bộ, chiếu sáng công cộng.

Sở Tài chính, Sở KHĐT

 

Chất lượng hệ thống hạ tầng giao thông được đảm bảo

Kể từ năm 2011

3

Tiếp tục thực hiện tổ chức đấu thầu công tác quản lý bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị

Sở GTVT, UBND các quận - huyện.

 

Chất lượng hệ thống hạ tầng giao thông được đảm bảo

Công tác thường xuyên

4

Triển khai áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý và bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị

Sở GTVT, UBND các quận - huyện.

Sở KHĐT, Sở Tài chính bổ sung vốn

Yêu cầu các máy móc, thiết bị hiện đại phù hợp với việc thi công trong đô thị

Kể từ năm 2011

5

Xây dựng kế hoạch tổ chức giao thông tổng thể các khu vực của thành phố trong giai đoạn 2011- 2015

Sở GTVT,

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Kế hoạch thực hiện

Quý II năm 2011

6

Nghiên cứu và điều chỉnh phân luồng giao thông hợp lý trên các tuyến đường

Sở GTVT,

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Chương trình cụ thể

Thực hiện thường xuyên hàng năm

7

Nghiên cứu và đề xuất vành đai hạn chế lưu thông của các phương tiện vận chuyển hành khách từ 30 chỗ ngồi trở lên vào các giờ cao điểm sáng, chiều

Sở GTVT,

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Kế hoạch thực hiện

Quý II năm 2011

8

Phối hợp với nhà đầu tư hoàn tất các thủ tục và triển khai thực hiện dự án hệ thống kiểm soát và thu phí tự động với xe ôtô tại khu trung tâm thành phố

Công ty Cổ phần công nghệ Tiên Phong

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Dự án đầu tư và Kế hoạch thực hiện

Theo tiến độ dự án

9

Thay đổi số lượng các làn xe trên một số tuyến có lưu lượng xe thay đổi theo các thời điểm khác nhau trong ngày

Sở GTVT,

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Kế hoạch thực hiện

Quý III năm 2011

10

Quy chế và triển khai hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông khu vực phía Đông Bắc thành phố

Sở GTVT,

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện có liên quan

Quy chế hoạt động và triển khai thực hiện

Quý II năm 2011

11

Phối hợp với nhà đầu tư đẩy nhanh tiến thực hiện dự án Hỗ trợ kỹ thuật đối với dự án Nghiên cứu xây dựng Trung tâm Điều khiển giao thông thành phố

Sở GTVT,

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Hỗ trợ kỹ thuật

Quý II năm 2011

12

Xây dựng cơ chế chính sách, đào tạo nguồn nhân lực để ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất của hệ thống giao thông thông minh (ITS)

Sở Nội vụ

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Các chính sách

Quý II năm 2012

13

Đánh giá, báo cáo tình hình quản lý, vận hành của Trung tâm Điều khiển Đèn tín hiệu giao thông (thuộc Công an thành phố)

Công an thành phố

 

Báo cáo, đánh giá

Quý II năm 2011

14

Hoàn chỉnh quy trình lưu trữ hồ sơ, theo dõi và tiến hành xử lý đối với các điểm đen, tuyến đường đen về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông

Ban An toàn giao thông thành phố

Sở GTVT, Công an TP và UBND các quận - huyện

Quy trình xử lý

Quý II năm 2011

15

Bố trí nguồn kinh phí hàng năm 30 tỷ đồng để xử lý điểm đen (tối thiểu).

Sở KHĐT, Sở TC

Sở GTVT, Công an TP và UBND các quận - huyện

 

Hàng năm

16

Thực hiện việc triển khai mở rộng các hẻm nối thông giữa các tuyến đường kết hợp chỉnh trang đô thị

Ủy ban nhân dân các quận - huyện

Sở KHĐT, Sở TC

Nghiên cứu, đề xuất danh mục cụ thể

Hàng năm

17

Xây dựng Kế hoạch đầu tư xây dựng cầu vượt, hầm cho người đi bộ giai đoạn 2010 - 2015

Sở GTVT

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Kế hoạch thực hiện

Quý II năm 2011

18

Kiểm tra, chấn chỉnh ngay tình trạng trật tự lòng lề đường, vỉa hè thuộc địa bàn quản lý

Ủy ban nhân dân các quận - huyện

 

Kế hoạch thực hiện hàng năm

Công việc thường xuyên

19

Chấn chỉnh tình trạng sử dụng xe đẩy tay, xe gắn máy lấn chiếm lòng đường để buôn bán

Ủy ban nhân dân các quận - huyện

 

Kế hoạch thực hiện hàng năm

Công việc thường xuyên

20

Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử phạt các yếu kém, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý cơ sở hạ tầng giao thông của các đơn vị

Sở GTVT

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Kế hoạch thực hiện hàng năm

Công việc thường xuyên

21

Dự thảo Quy định chi tiết về đấu nối vào đường đô thị trên địa bàn thành phố

Sở GTVT

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Dự thảo quy định

Quý II năm 2011

22

Triển khai công tác thẩm định an toàn giao thông

Sở GTVT

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Dự thảo quy định

Quý II năm 2011

23

Khảo sát và triển khai lắp các biển báo cấm dừng, đậu xe tại các khu vực, địa điểm tập trung quá đông người

Sở GTVT, UBND các quận - huyện

Ban ATGT TP và Công an thành phố

Kế hoạch thực hiện

Công việc thường xuyên

24

Tiến hành rà soát, cải tạo lại các lối ra vào tại các tụ điểm đông người như trường học, bệnh viện, khách sạn, trung tâm thương mại

Sở GTVT, UBND các quận - huyện

Ban ATGT TP và Công an thành phố

Kế hoạch thực hiện

Công việc thường xuyên

25

Triển khai thí điểm các vị trí dừng chờ khách đối với các phương tiện taxi khu vực trung tâm thành phố

Sở GTVT

Các sở - ban - ngành và UBND các quận - huyện

Kế hoạch thực hiện thí điểm

Quý II năm 2011

26

Triển khai thực hiện các biện pháp chấn chỉnh công tác thi công trên đường bộ đang khai thác nhằm đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị,

Sở GTVT, UBND các quận - huyện

Các sở - ban - ngành của thành phố

Kế hoạch thực hiện

Công việc thường xuyên

27

Xây dựng Đề án thí điểm thu phí hạ tầng kỹ thuật đô thị đối với khu đô thị mới, khu vực chỉnh trang đô thị cũ và tổ chức thu khi có mua bán, chuyển nhượng

Viện nghiên cứu phát triển TP

Các sở - ban - ngành

Đề án

Quý II năm 2011

28

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc đưa đoạn tuyến đường sắt Bình Triệu - Hòa Hưng lên cao

Sở GTVT đôn đốc Bộ GTVT

 

 

 

IV

Tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực, hiệu quả huy động vốn cho chương trình phát triển hệ thống giao thông đô thị

1

Nghiên cứu đề xuất cụ thể với Chính phủ cho phép thực hiện một số chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư cho giao thông đô thị thông qua việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, vay vốn của các tổ chức tài chính nước ngoài

Sở Tài chính

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị liên quan

Các đề xuất thực hiện

Quý II năm 2011

2

Các cơ chế, chính sách quản lý có hiệu quả giá trị tăng thêm của đất đai sau khi đã được tiếp cận với cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị khác

Viện Nghiên cứu phát triển thành phố

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan

Các cơ chế chính sách cụ thể

Quý IV năm 2011

3

Đề xuất kế hoạch, danh mục các dự án hạ tầng giao thông; phân khai trách nhiệm đầu tư, kêu gọi đầu tư giữa Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Giao thông vận tải

Sở Giao thông vận tải

Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải

Danh mục các công trình

Quý I hàng năm

4

Huy động mọi nguồn lực, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải bằng các phương thức

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

Danh mục các công trình

Quý I hàng năm

B

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển vận tải hành khách công cộng, điều tiết nhu cầu giao thông, hạn chế lưu thông đối với phương tiện giao thông cá nhân

I

Tối đa hóa năng lực vận tải và nâng cao hiệu quả hoạt động của xe buýt, xe khách liên tỉnh, xe taxi

1

Thực hiện việc sắp xếp mạng lưới xe buýt thành phố theo quy hoạch, đảm bảo tính phủ khắp, kết nối thuận tiện giao thông khác

Sở Giao thông vận tải

 

Đảm bảo tiện ích cho hành khách

Công việc thường xuyên

2

Nghiên cứu thực hiện một số tuyến đường có làn đường dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt, tổ chức các tuyến xe buýt nhanh khối lượng lớn (BRT)

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành và UBND các quận - huyện

Tuyến BRT

Quý III năm 2011

3

Rà soát, xác định vị trí, địa điểm, pháp lý về đất đai, quy mô diện tích cụ thể các địa điểm quy hoạch xây dựng bến bãi cho xe buýt trên địa bàn thành phố

Sở TNMT và UBND các quận huyện

Các sở - ngành có liên quan

Báo cáo kết quả, đề xuất quy mô, diện tích đất dành cho hoạt động xe buýt

Quý II năm 2011

4

Triển khai đầu tư xây dựng và di dời hoạt động các bến xe khách liên tỉnh hiện hữu

Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn

Các sở - ngành và UBND các quận - huyện

Di dời các bến xe

Năm 2014

5

Đầu tư xây dựng lại đối với khu đất của các bến xe khách liên tỉnh hiện hữu sau khi di dời hoạt động ra các bến xe mới

Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn

Các sở - ngành và UBND các quận - huyện

Kế hoạch khai thác đất của các bến xe hiện hữu

Năm 2014

6

Đầu tư xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng hoàn tất các đầu mối trung chuyển xe buýt

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành và UBND các quận - huyện

Xây dựng xong các đầu mối trung chuyển

Năm 2013

7

Xây dựng đề án “Tổ chức khai thác các dịch vụ khác tại các đầu mối trung chuyển xe buýt”

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành và UBND các quận huyện

Đề án cụ thể

Quý I năm 2012

8

Xây dựng đề án “Đầu tư mới phương tiện xe buýt giai đoạn 2011-2015”

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành và UBND các quận - huyện

Đề án cụ thể

Quý IV năm 2011

9

Đề xuất các chính sách hỗ trợ để đầu tư phát triển xe buýt phục vụ người khuyết tật, xe buýt thân thiện với môi trường

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành và UBND các quận - huyện

Các chính sách cụ thể

Quý II năm 2011

10

Báo cáo kết quả triển khai thí điểm sử dụng thẻ thông minh (Smart Card) và đề xuất kế hoạch phát triển trong thời gian tới

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành và UBND các quận - huyện

Báo cáo kết quả và đề xuất

Quý II năm 2011

11

Đề xuất chính sách hỗ trợ đầu tư thiết bị giám sát hành trình cho các phương tiện xe buýt

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành và UBND các quận - huyện

Các chính sách cụ thể

Quý II năm 2011

II

Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng

1

Tiếp tục tổ chức sắp xếp lại các đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe buýt

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành và UBND các quận - huyện

Giảm còn 7 đến 10 đơn vị

Quý II năm 2011

2

Nghiên cứu đề xuất thành lập cơ quan quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng để quản lý tất cả các loại hình vận tải hành khách công cộng đô thị

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành và UBND các quận - huyện

Các đề xuất cụ thể

Quý I năm 2012

3

Triển khai thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát chất lượng vận tải

Sở Giao thông vận tải

 

Hiệu quả trong công tác hoạt động

Công việc thường xuyên

4

Xây dựng biện pháp kiểm soát số lượng phương tiện taxi hoạt động, quản lý chặt chẽ việc cấp phép hoạt động

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành

Các biện pháp cụ thể

Quý II năm 2011

5

Duy trì chính sách trợ giá cho hoạt động xe buýt

Sở Tài chính

Sở Giao thông vận tải

Đến khi đạt được mục tiêu vận tải HKCC đạt 25 - 30% trong tổng nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố

Công việc thường xuyên

6

Xây dựng thị trường vận tải hành khách công cộng với mô hình: nhà nước đấu thầu mua dịch vụ của các đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải và bán lại cho người sử dụng

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành

Các biện pháp cụ thể

Quý II năm 2011

7

Xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành

Các chính sách cụ thể

Quý II năm 2011

III

Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị:

1

Hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư, tập trung hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các tuyến đường sắt đô thị

Ban Quản lý đường sắt đô thị

Các sở - ngành

Các chính sách cụ thể

Công việc thường xuyên theo tiến độ dự án

2

Triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư để sẵn sàng thực hiện đầu tư các dự án phát triển đô thị dọc theo các tuyến đường sắt đô thị

Ban Quản lý đường sắt đô thị

Các sở - ngành

Danh sách các nhà đầu tư

Tùy theo tiến độ thực hiện các dự án đường sắt đô thị

3

Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư để huy động mọi nguồn lực để tập trung phát triển đường sắt đô thị

Ban Quản lý đường sắt đô thị

Các sở - ngành

Các chính sách cụ thể

Công việc thường xuyên

4

Nghiên cứu xây dựng mô hình, cơ chế hoạt động và nguồn nhân lực của doanh nghiệp vận tải đường sắt đô thị

Sở Nội vụ

Ban Quản lý đường sắt đô thị, Sở GTVT

Mô hình và cơ chế hoạt động

Quý III năm 2013

5

Nghiên cứu tích hợp hệ thống vé điện tử, hệ thống thông tin hành khách với hệ thống vé và hệ thống thông tin hành khách của mạng lưới xe buýt

Ban Quản lý đường sắt đô thị

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giao thông vận tải

Mô hình thực hiện

Quý III năm 2014

6

Triển khai nghiên cứu đề án Phát triển mạng lưới xe buýt thu gom đi qua nhà ga các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành

Đề án cụ thể

Quý III năm 2014

IV

Phát triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng khác trong đô thị:

1

Triển khai thực hiện việc quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành và UBND các quận - huyện

Đề án cụ thể

Quý II năm 2011

2

Triển khai thực hiện Đề án quy hoạch và quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện vận tải đường thủy trong đô thị

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành và UBND

các quận - huyện

Triển khai dự án buýt trên sông

Quý II năm 2011 đến năm 2015

V

Điều tiết nhu cầu giao thông

 

 

 

 

1

Tiến hành rà soát, đề xuất sắp xếp lại trụ sở các cơ quan hành chính tại khu vực trung tâm thành phố theo hướng giảm nhu cầu và cự ly đi lại trong quan hệ các cơ quan hành chính công

Viện Nghiên cứu phát triển thành phố

Các sở - ngành và UBND các quận - huyện

Đề án cụ thể

Quý II năm 2012

2

Đẩy mạnh việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa quản lý hành chính nhà nước, cải cách thủ tục hành chính

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở - ngành và UBND các quận - huyện

Đề án cụ thể

Quý IV năm 2011

3

Đánh giá công tác triển khai thực hiện kế hoạch lệch giờ làm việc, lệch giờ học tập đã được thực hiện và đưa ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

Các sở - ngành; Ban ATGTTP và UBND các quận - huyện

Đánh giá và đề xuất cụ thể

Quý II năm 2011

VI

Tổ chức giao thông theo hướng hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân

1

Xây dựng Kế hoạch thực hiện thí điểm việc cấm môtô, xe gắn máy và ô tô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định

Sở Giao thông vận tải

Các sở ngành; Ban ATGTTP và UBND các quận - huyện

Kế hoạch cụ thể và lộ trình thực hiện

Quý IV năm 2011

2

Các cơ sở kinh doanh tập trung đông người nhưng có tình trạng đậu xe tràn làn trên vỉa hè do không đảm bảo diện tích để xe theo quy định:

Lực lượng CSGT đường bộ, Thanh tra GTVT, Thanh tra xây dựng quận

UBND các quận - huyện

Kiểm tra xử lý nghiêm xe ô tô, xe máy dừng đậu không đúng quy định

Công việc thường xuyên

3

Tiến hành rà soát chẽ các cơ quan, công sở, doanh nghiệp nhà nước, các dự án sử dụng diện tích công để làm nơi kinh doanh điểm đậu xe trái phép

Sở Xây dựng

UBND các quận - huyện

Kiểm tra xử lý nghiêm

Công việc thường xuyên

4

Yêu cầu đảm bảo đủ diện tích để ô tô theo quy định tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD khi thẩm định TKCS

Sở Xây dựng

UBND các quận - huyện

Kiểm tra xử lý nghiêm

Công việc thường xuyên

5

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án Bãi đậu xe ngầm

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành

Đôn đốc chủ đầu tư và các sở - ngành

Công việc thường xuyên

6

Khẩn trương rà soát quỹ đất và đề xuất các vị trí để kêu gọi đầu tư xây dựng bãi đậu xe cao tầng trên mặt đất

Sở TNMT

UBND các quận - huyện

Vị trí cụ thể

Quý II năm 2011

7

Xác định các nơi có vỉa hè rộng để cải tạo theo hướng hợp lý nhằm tăng thêm diện tích cho giao thông tĩnh

Sở Giao thông vận tải

UBND các quận - huyện

Vị trí cụ thể

Quý II năm 2011

VII

Triển khai hệ thống thu phí sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị đối với phương tiện cơ giới cá nhân

1

Xây dựng và triển khai Đề án thu phí đỗ xe đô thị theo hướng mức phí đỗ xe tăng dần từ ngoại ô vào trung tâm thành phố

Sở Giao thông vận tải

UBND các quận - huyện

Đề án cụ thể

Quý II năm 2011

2

Nghiên cứu ban hành Quy định về việc dừng đậu xe khu vực trung tâm thành phố;

Sở Giao thông vận tải

UBND các quận - huyện

Dự thảo quy định

Quý IV năm 2011

3

Xây dựng các chính sách về phí đậu xe trong (các chính sách thu hút và xã hội hóa đầu tư hệ thống thu phí tự động tại các chỗ đậu xe)

Sở Tài chính

Các sở - ngành; Ban ATGTTP và UBND các quận - huyện

Chính sách cụ thể

Quý II năm 2011

STT

Nhiệm vụ/Hành động

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Sản phẩm

Tiến độ - Thời gian hoàn thành

4

Nghiên cứu đề xuất việc hình thành Công ty khai thác bến bãi đậu xe

Viện Nghiên cứu phát triển thành phố

Các sở - ngành; Ban ATGTTP và UBND các quận - huyện

Đề án cụ thể

Quý III năm 2011

5

Hoàn chỉnh nghiên cứu xây dựng đề án triển khai hệ thông thu phí điện tử đối với xe ô tô sử dụng đường trong khu vực trung tâm thành phố theo thời gian phù hợp

Sở GTVT, Công ty CPCN Tiên Phong

Các sở - ngành; Ban ATGTTP và UBND các quận - huyện

Dự án cụ thể

Quý IV năm 2011

6

Tiến hành thực hiện việc quản lý hồ sơ điện tử của người lái xe; triển khai thực hiện quy chế phối hợp cung cấp thông tin giữa Công an thành phố và Sở Giao thông vận tải trong quản lý người lái xe

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành; Ban ATGTTP và UBND các quận - huyện

Đề án cụ thể

Quý I năm 2012

7

Nghiên cứu Đề tài quản lý các phương tiện đăng ký mới thông qua Giấy chứng nhận quyền mua xe (COE)

Công an thành phố

Các sở - ngành; Ban ATGTTP và UBND các quận - huyện

Đề án cụ thể

Quý III năm 2011

8

Xây dựng và thực hiện thí điểm việc điều chỉnh tăng mức thu các loại phí liên quan đến đăng ký mới và lệ phí lưu hành của các phương tiện giao thông cá nhân

Sở Tài chính

Các sở ngành; Ban ATGTTP và UBND các quận - huyện

Đề án cụ thể

Quý II năm 2011

9

Xây dựng lộ trình phù hợp nhằm hạn chế nhu cầu xe máy lưu thông.

Viện Nghiên cứu phát triển thành phố

Các sở - ngành; Ban ATGTTP và UBND các quận - huyện

Đề án cụ thể

Quý II năm 2011

C

Tổ chức thực hiện quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và quy hoạch vùng thành phố Hồ Chí Minh, kiểm soát phát triển đô thị trung tâm, điều chỉnh các chức năng đô thị, giảm áp lực lên hệ thống giao thông nội thị

I

Kiểm soát phát triển đô thị trung tâm hạn chế tác động tiêu cực tới giao thông đô thị của các hoạt động sử dụng đất

1

Hoàn thành và triển khai quy hoạch xây dựng chi tiết và thiết kế đô thị khu vực đô thị trung tâm hiện hữu mở rộng (930 hecta)

Sở Quy hoạch- Kiến trúc

Các sở - ngành và UBND các quận - huyện

Đồ án quy hoạch và kế hoạch triển khai cụ thể

Quý II năm 2011

2

Ban hành hàng năm Danh mục các tuyến đường, đoạn đường, khu vực hạn chế cấp đăng ký kinh doanh các loại hình dịch vụ, thương mại tập trung đông người

Sở Giao thông vận tải

Các sở - ngành; Ban ATGTTP và UBND các quận - huyện

Danh mục các tuyến đường cụ thể

Quý I hàng năm

3

Đánh giá nhu cầu và tác động giao thông của các bệnh viện, trường học… hiện hữu khi điều chỉnh quy hoạch

Sở QHKT, Sở XD

Sở Giao thông vận tải

Đề án đánh giá tác giao thông cụ thể

Công việc thường xuyên

4

Khi thẩm định các đồ án quy hoạch; các hồ sơ thiết kế cơ sở yêu cầu phải bổ sung đánh giá tác động giao thông đô thị

Sở QHKT, Sở XD

Sở Giao thông vận tải

Đề án phải được Sở Giao thông vận tải thẩm định trước khi phê duyệt

Công việc thường xuyên

II

Điều chỉnh các chức năng đô thị quan trọng, phát triển các trung tâm đô thị mới:

1

Quy hoạch sử dụng đất tại các vị trí các cảng biển phải di dời

Sở Quy hoạch - Kiến trúc

 

Đồ án quy hoạch

Quý II năm 2011

2

Báo cáo kiến nghị Bộ Tài chính sớm ban hành cơ chế tài chính liên quan đến các đơn vị thuộc diện di dời

Sở Tài chính

 

Báo cáo cụ thể

Quý II năm 2011

3

Tập trung giải quyết thủ tục giao đất cho các cảng đã được quy hoạch di dời theo Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ

Sở TNMT

 

Quyết định giao đất

Theo tiến độ thực hiện

4

Tham mưu kịp thời cho Ban Chỉ đạo thực hiện quy hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son thuộc trách nhiệm của thành phố

Sở Giao thông vận tải

 

Theo dõi tiến độ thực hiện

Công việc thường xuyên

5

Hoàn thành quy hoạch xây dựng hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, hệ thống các bênh viện, các trung tâm văn hóa thể thao

Sở Quy hoạch - Kiến trúc

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch, UBND các quận - huyện

Đồ án quy hoạch

Quý II năm 2011

6

Nghiên cứu đề xuất cơ chế tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, ưu tiên sử dụng đất, nhanh chóng hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án di dời các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các bệnh viện lớn ở nội thành ra ngoại vi thành phố

Sở KHĐT

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các quận - huyện

Nguồn vốn thực hiện

Công việc thường xuyên

7

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các khu đô thị mới

Sở KHĐT

Các sở - ngành và UBND các quận - huyện

Các dự án cụ thể và đôn đốc các chủ đầu tư

Công việc thường xuyên

III

Về vấn đề kiểm soát dân số

 

 

 

 

1

Điều chỉnh, bổ sung Nghị định số 107/2007/NĐ- CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều thuộc Luật Cư trú cho phù hợp với đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh

Công an thành phố

 

Nội dung đề xuất cụ thể

Quý II năm 2011

D

Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ và nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, xử

phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

I

Đẩy mạnh tuyên tuyền giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ

1

Xây dựng nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến về nếp sống của người dân đô thị, trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm với xã hội

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các sở - ngành; Ban ATGTTP và UBND các quận - huyện

Chương trình cụ thể

Công việc thường xuyên

2

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng tần suất tuyên truyền nhiều hơn về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức cuộc vận động xây dựng “nếp văn hóa giao thông” và “văn minh đô thị”

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở - ngành; Ban ATGTTP và UBND các quận - huyện

Kế hoạch cụ thể

Công việc thường xuyên

3

Phát động và tuyên truyền về ý thức trật tự an toàn giao thông, vệ sinh công cộng trước các cổng trường

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các sở - ngành; Ban ATGTTP và UBND các quận - huyện

Kế hoạch cụ thể

Công việc thường xuyên

4

Tổ chức thi tìm hiểu về luật giao thông đường bộ, về nếp sống văn minh đô thị, về ý thức vệ sinh công cộng

Sở Giáo dục và Đào tạo

Ban ATGT TP, Công an TP

Kế hoạch cụ thể

Công việc thường xuyên hàng năm

5

Tuyên truyền vận động học sinh, sinh viên đi học bằng xe buýt, xe đạp hoặc đi bộ

Sở Giáo dục và Đào tạo

Ban ATGT TP, Công an TP

Kế hoạch cụ thể

Công việc thường xuyên

6

Nâng cấp và nâng chuẩn cho các trường tiểu học, trung học trải đều các quận - huyện trên địa bàn thành phố nhằm hạn chế tập trung vào các trường điểm trong khu vực trung tâm thành phố

Sở Giáo dục và Đào tạo

Ban ATGT TP, Công an TP

Kế hoạch cụ thể

Công việc thường xuyên

7

Tăng cường chất lượng đào tạo tại các trung tâm đào tạo và dạy lái xe trên địa bàn thành phố

Sở Giao thông vận tải

Ban ATGT TP, Công an TP

Kế hoạch cụ thể

Công việc thường xuyên

8

Vận động công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp hưởng ứng tích cực sử dụng xe buýt để đi làm

Sở Giao thông vận tải

Ban ATGT TP, Công an TP

Kế hoạch cụ thể

Công việc thường xuyên

9

Tổ chức đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị, ý thức và trách nhiệm cộng đồng của người dân trong đô thị

Ủy ban nhân dân các quận - huyện

Ban ATGT TP, Công an TP

Kế hoạch cụ thể

Công việc thường xuyên

10

Vận động tuyên truyền, xây dựng ý thức nếp “văn hóa giao thông” và nếp sống văn minh đô thị trong lực lượng thanh niên, phát huy tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

Thành đoàn

Ban ATGT TP, Công an TP

Kế hoạch cụ thể

Công việc thường xuyên

II

Nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị

1

Nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị

Công an thành phố và UBND các quận - huyện

 

Kế hoạch cụ thể

Công việc thường xuyên

2

Tăng cường điều hòa giao thông tại các nút giao thông chính và bổ sung thêm lực lượng CSGT để thực hiện

Công an thành phố và UBND các quận - huyện

 

Kế hoạch cụ thể

Công việc thường xuyên

3

Tập trung xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông

Công an thành phố và UBND các quận - huyện

 

 

Công việc thường xuyên

4

Nghiên cứu đề xuất thêm các hình thức xử phạt khác nhằm tăng tính răn đe

Công an thành phố và Công an các quận - huyện

 

Đề xuất các hình thức xử phạt cụ thể

Quý II năm 2011

5

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong công tác đảm bảo trật tự ATGT

Công an thành phố

Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố; Lực lượng TNXP; UBND các quận - huyện.

Kế hoạch cụ thể

Công việc thường xuyên

6

Tăng cường lực lượng tuần tra xử phạt các hành vi phạm trong quá trình thi công các công trình có rào chắn chiếm dụng mặt đường

Sở GTVT, UBND các quận - huyện

 

Kế hoạch cụ thể

Công việc thường xuyên

E

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giao thông vận tải đô thị

I

Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức và chức năng của hệ thống quản lý nhà nước

1

Nghiên cứu báo cáo các bộ ngành Trung ương đề xuất bổ nhiệm một Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phụ trách về giao thông đô thị và chống ngập nước

Sở Nội vụ

 

Đề án cụ thể

Quý II năm 2011

2

Sửa đổi nội dung Nghị định 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ

Sở Nội vụ

Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng

Đề án cụ thể

Quý II năm 2011

3

Sửa đổi nội dung Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 của Chính phủ

Sở Giao thông vận tải

Bộ Giao thông vận tải

Đề án cụ thể

Quý II năm 2011

4

Nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Đô thị

Sở Nội vụ

Bộ Xây dựng

Đề án cụ thể

Quý III năm 2011

5

Nghiên cứu, thành lập và hoàn thiện chức năng một số các cơ quan quản lý hành chính và sự nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải

Viện NCPT TP

 

Đề án cụ thể

Quý I năm 2012

6

Kiện toàn bộ máy tổ chức các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các Khu Quản lý Giao thông đô thị, Thanh tra Giao thông vận tải và chủ đầu tư

Sở Giao thông vận tải

 

Đề án cụ thể

Công việc thường xuyên

II

Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành giao thông vận tải

1

Xây dựng kế hoạch tăng cường nhân lực, trang thiết bị, khí tài phục vụ cho công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông giai đoạn 2011-2015

Công an thành phố

Sở Tài chính, Sở KHĐT, Sở Nội vụ

Đề án cụ thể

Quý II năm 2011

2

Nghiên cứu cơ chế đãi ngộ tương xứng để thu hút nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ các chương trình nâng cao năng lực quản lý ngành giao thông vận tải

Sở Nội vụ

Sở Giao thông vận tải

Đề án cụ thể

Quý II năm 2011

3

Lập và triển khai thực hiện Đề án đào tạo nguồn nhân lực về quy hoạch và quản lý giao thông vận tải đô thị giai đoạn 2011-2015

Sở Nội vụ

Sở Giao thông vận tải

Đề án cụ thể

Quý II năm 2011

4

Ưu tiên, bố trí điều chuyển, bổ nhiệm các cán bộ có năng lực đảm nhận các vị trí công tác có liên quan đến quá trình triển khai thực hiện các dự án đã phê duyệt và đang triển khai

Sở Nội vụ

Sở Giao thông vận tải

Đề án cụ thể

Công việc thường xuyên

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 25/2011/QĐ-UBND ngày 14/05/2011 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình Giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.197

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.86.160
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!