ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1803/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi,
ngày 09 tháng 10 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG
CỘNG BẰNG XE BUÝT, GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày
13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014
của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày
08/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển vận tải
hành khách bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày
04/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dịch
vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm đến năm 2030.
Căn cứ Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày
05/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;
Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày
07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt
động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày
22/01/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Giao thông vận
tải tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải
tại Tờ trình số 144/TTr-SGTVT ngày 25/9/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe
buýt, giai đoạn 2016 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (sau đây viết tắt là
Quy hoạch), với những nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm, mục tiêu,
phạm vi Quy hoạch
1. Quan điểm Quy hoạch:
a) Phát triển vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt (sau đây viết tắt là VTHKCC) là nhiệm vụ quan trọng
để phát triển giao thông đô thị, nhằm xây dựng thành phố Quảng Ngãi văn minh,
hiện đại, xứng tầm đô thị loại II vào năm 2020, phát huy vai trò quản lý nhà nước
trong hoạt động VTHKCC theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
b) Hiện thực hóa quan điểm
VTHKCC là phương thức chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đến năm
2020 cần đảm bảo nguyên tắc “xe buýt an toàn nhất, rẻ hơn xe máy, nhanh hơn xe
đạp” để tạo dựng văn hóa và thói quen sử dụng dịch vụ xe buýt công cộng.
c) Đảm bảo duy trì tối đa lượng
hành khách đi lại bằng phương thức VTHKCC hiện hữu, mở rộng vùng phục vụ của loại
hình dịch vụ vận tải này. Việc phát triển VTHKCC bằng hình thức huy động xã hội
hóa từ các thành phần kinh tế là cơ bản, kết hợp với nguồn lực hỗ trợ của nhà
nước. Trong đó: ngân sách nhà nước đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ xe buýt và
thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển VTHKCC theo quy định của
Nhà nước.
d) Hoạt động VTHKCC phải phù
hợp với đặc điểm mạng lưới giao thông, kết nối với các khu trung tâm thương mại,
khu du lịch, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học, bến xe, bến cảng, nhà
ga đường sắt, các khu vực phát sinh nhu cầu đi lại cao và thường xuyên nhằm đáp
ứng tối đa nhu cầu sử dụng loại hình dịch vụ VTHKCC của người dân và du khách.
2. Mục tiêu Quy hoạch:
a) Tạo thói quen sử dụng
phương tiện VTHKCC để đi lại của người tham gia giao thông, giảm lưu lượng xe
cá nhân lưu thông trên đường bộ, giảm nguy cơ ùn tắc giao thông trong đô thị,
góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Phấn đấu đến năm 2020 VTHKCC sẽ đáp ứng
khoảng 9,5% - 10% và đến năm 2025 khoảng 11% - 12% nhu cầu đi lại của người
dân.
b) Xây dựng và duy trì mạng
lưới tuyến VTHKCC đồng bộ, tương thích, kết nối hài hòa với các loại hình vận tải
khác; phủ kín các khu vực quan trọng bảo đảm cho mọi đối tượng tham gia giao
thông dễ tiếp cận như: khu vực đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, nhà ga, bến
xe, bến cảng, sân bay và các thị trấn, thị tứ trên địa bàn tỉnh.
c) Phát triển phương tiện bảo
đảm tiêu chuẩn, chủng loại, có sức chuyên chở với trọng tải lớn đến 60 chỗ, hoạt
động an toàn, thân thiện với môi trường, hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển
hệ thống giao thông vận tải đô thị bền vững, phù hợp với tầm nhìn phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn mới.
d) Từng bước tiếp cận với
phương tiện kỹ thuật mới để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân và người
tàn tật; phấn đấu có 10% số lượng phương tiện sàn thấp, thiết bị hỗ trợ phục vụ
cho người khuyết tật.
3. Phạm vi Quy hoạch
a) Về không gian: Xây dựng
quy hoạch phát triển VTHKCC đảm bảo hài hòa, đồng bộ với Quy hoạch phát triển
giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và các
Quy hoạch thuộc các lĩnh vực dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh.
b) Về thời gian: Quy hoạch
phát triển VTHKCC giai đoạn 2016 - 2025.
II. Nội dung quy hoạch
1. Quy hoạch mạng lưới
tuyến:
a) Giai đoạn từ 2016 - 2020:
Trên cơ sở hiện trạng tuyến
đang khai thác theo Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng bằng
xe buýt giai đoạn 2008 - 2015 trên địa bàn tỉnh, được Chủ tịch UBND tỉnh phê
duyệt tại Quyết định số 816/QĐ-UBND ngày 19/5/2008 và điều chỉnh, bổ sung tại
Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 06/9/2011, tiếp tục quy hoạch theo hiện trạng
và duy trì hoạt động 09 tuyến xe buýt nội tỉnh (ngừng hoạt động tuyến thành
phố Quảng Ngãi - Cổ Lũy và chuyển sang quy hoạch tuyến nội đô). Chi tiết
như sau:
TT
|
Số hiệu tuyến
|
Tên tuyến
|
Cự ly
(km)
|
Hành trình chạy xe
|
1
|
Số 1
|
TP. Quảng Ngãi - Dung Quất
|
51
|
Bến xe khách Quảng Ngãi
(điểm đầu) - đường Lý Thường Kiệt - đường Đinh Tiên Hoàng - đường Bà Triệu -
Cầu Trà Khúc (cũ) - Quốc lộ 1 (cũ) - Quốc lộ 1 - đường Dốc Sỏi đi Dung Quất -
Cảng Dung Quất (điểm cuối)
|
2
|
Số 2
|
TP. Quảng Ngãi - Sa Huỳnh
|
70
|
Bến xe khách Quảng Ngãi
(điểm đầu) - đường Lý Thường Kiệt - đường Lê Thánh Tôn - đường Quang Trung -
Quốc lộ 1 - Bãi đỗ xe công cộng Khu du lịch sinh thái văn hóa Sa Huỳnh (điểm
cuối) (chân đèo Bình Đê)
|
3
|
Số 3
|
TP. Quảng Ngãi - Sa Kỳ
|
26
|
Bến xe khách Quảng Ngãi
(điểm đầu) - đường Lý Thường Kiệt - đường Lê Thánh Tôn - đường Nguyễn Du - đường
Nguyễn Nghiêm - đường Quang Trung - đường Hùng Vương - đường Trương Định - đường
Hai Bà Trưng - Cầu Trà Khúc (cũ) - Quốc lộ 24B - cảng Sa Kỳ (điểm cuối)
|
4
|
Số 4
|
TP. Quảng Ngãi - Ba Tơ -
Ba Vì
|
80
|
Bến xe khách Quảng Ngãi
(điểm đầu) - đường Lý Thường Kiệt - đường Lê Thánh Tôn - đường Quang Trung
-Quốc lộ 1 - Ngã tư Thạch Trụ - thị trấn Ba Tơ - Bãi đỗ xe liên hợp Ba Vì (điểm
cuối)
|
5
|
Số 5
|
TP. Quảng Ngãi - Khu đô thị
Vạn Tường
|
45
|
Bến xe khách Quảng Ngãi
(điểm đầu) - đường Lý Thường Kiệt - đường Đinh Tiên Hoàng - đường Bà Triệu -
Cầu Trà Khúc (cũ) - Quốc lộ 1 (cũ) - Quốc lộ 1- Ngã tư Bình Long - Ngã tư Trường
Cao đẳng nghề KTCN Dung Quất - Ngã ba Phước Thiện - Bệnh viện Dung Quất - Tuyến
số 2 - Ngã ba tuyến số 1 (Khu nhà Doosan) - Ngã ba Vạn Tường - Ngã ba đường
vào Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Trung tâm điều hành xe buýt Mai Linh - Dung
Quất (điểm cuối)
|
6
|
Số 6
|
TP. Quảng Ngãi - Minh Long
|
36
|
Bến xe khách Quảng Ngãi
(điểm đầu) - đường Lý Thường Kiệt - đường Lê Thánh Tôn - đường Phạm Văn Đồng
- đường Nguyễn Nghiêm - đường Nguyễn Công Phương - Đường tỉnh 624 (ĐT.624) -
Khu du lịch sinh thái Thác Trắng - Đồng Cần (điểm cuối)
|
7
|
Số 8
|
TP. Quảng Ngãi - Thạch
Nham
|
25
|
Bến xe khách Quảng Ngãi
(điểm đầu) - đường Lý Thường Kiệt - đường Lê Thánh Tôn - đường Lê Lợi - đường
Nguyễn Trãi - đường Hoàng Hoa Thám - Đường tỉnh 623B (ĐT.623) - Đầu mối Thạch
Nham (điểm cuối)
|
8
|
Số 9
|
TP. Quảng Ngãi - Trà Bồng
|
52
|
Bến xe khách Quảng Ngãi
(điểm đầu) - đường Lý Thường Kiệt - đường Đinh Tiên Hoàng - đường Bà Triệu -
Cầu Trà Khúc (cũ) - Quốc lộ 1 (cũ) - Quốc lộ 1 - Ngã ba Trà Bồng - ĐT.622B -
Bãi đỗ xe Trà Bồng (Ngã ba Trà Sơn) (điểm cuối)
|
9
|
Tuyến số 10
|
TP. Quảng Ngãi - Sơn Hà
|
55
|
Bến xe khách Quảng Ngãi
(điểm đầu) - đường Lý Thường Kiệt - đường Lê Thánh Tôn - đường Quang Trung -
đường Hùng Vương - đường Phan Bội Châu - đường Hai Bà Trưng - Cầu Trà Khúc
(cũ) - Quốc lộ 1 (cũ) - Quốc lộ 24B - Nhà Văn hóa Tổ dân phố thôn Gò Dép thị
trấn Di Lăng (điểm cuối)
|
Trong giai đoạn từ 2017 -
2020 sẽ điều chỉnh và đưa vào khai thác các tuyến sau: Kéo dài tuyến xe buýt nội
tỉnh số 09 kết nối với huyện Tây Trà, thành tuyến: thành phố Quảng Ngãi - Trà Bồng
- Tây Trà; kéo dài tuyến xe buýt nội tỉnh số 10 kết nối với huyện Sơn Tây,
thành tuyến: thành phố Quảng Ngãi - Sơn Hà - Sơn Tây. Chuyển tuyến số 07 (thành
phố Quảng Ngãi - Cổ Lũy) thành tuyến nội đô; đồng thời quy hoạch một số tuyến nội
đô để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách tại các khu thương mại dịch vụ,
siêu thị, bến xe, nhà ga, bệnh viện, khu công nghiệp, nơi tham quan, nghỉ dưỡng…
nhằm giảm lưu lượng xe cá nhân tham gia giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông
trong nội đô. Chi tiết như sau:
Trong giai đoạn này, khi
UBND thành phố Quảng Ngãi đầu tư xây dựng hoàn thiện, đưa vào khai thác các tuyến
đường đô thị theo quy hoạch sẽ điều chỉnh lộ trình chạy xe phù hợp với mạng lưới
giao thông và nhu cầu đi lại của hành khách.
b) Giai đoạn từ 2021 - 2025
Trên cơ sở đánh giá kết hoạt
động VTHKCC giai đoạn 2016 - 2020, tiến hành điều chỉnh những bất hợp lý (nếu
có). Trong giai đoạn này, khi cơ sở hạ tầng giao thông đô thị thành phố Quảng
Ngãi được đầu tư, xây dựng đồng bộ theo đúng tiêu chí đô thị loại II sẽ quy hoạch
bổ sung một số tuyến xe buýt nội đô để phục vụ tối đa nhu cầu đi lại của người
dân trong đô thị. Đồng thời, mở các tuyến xe buýt theo trục dọc từ Cổ Lũy đi
Khu du lịch Sa Huỳnh và Cổ Lũy đi Dung Quất phục vụ dòng khách đi tham quan, du
lịch biển, công nhân lao động, làm việc tại Khu kinh tế Dung Quất và nhu cầu đi
lại của nhân dân các địa phương ven biển và mở mới tuyến xe buýt liên tỉnh đi
sân bay Chu Lai để kết nối vận tải đường bộ với đường hàng không và phục vụ
nhân dân có nhu cầu đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện quốc tế Chu Lai - Quảng
Nam. Cụ thể:
TT
|
Số hiệu tuyến
|
Tên tuyến
|
Cự ly
(km)
|
Hành trình chạy xe
|
1
|
Số 13
|
Cổ Lũy – Sa Huỳnh
|
70
|
Bãi đỗ xe Cổ Lũy (điểm đầu)
- đường Dung Quất - Sa Huỳnh (đoạn Cổ Lũy - Sa Huỳnh) - Khu du lịch sinh thái
văn hóa Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (điểm cuối)
|
2
|
Số 14
|
Cổ Lũy - Dung Quất
|
40
|
Bãi đỗ xe Cổ Lũy (điểm đầu)
- đường Dung Quất - Sa Huỳnh (đoạn Cổ Lũy - Dung Quất) - Bãi đỗ xe liên hợp
xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn (điểm cuối)
|
3
|
Số 15
|
TP Quảng Ngãi - Sân bay Chu Lai
|
60
|
Bến xe khách Quảng Ngãi
(điểm đầu) - đường Trường Chinh - đường Phan Đình Phùng (Trung tâm điều hành
xe buýt) - đường Nguyễn Nghiêm - đường Phạm Văn Đồng (Khách sạn Cẩm Thành) -
đường Lê Trung Đình - đường Quang Trung - Cầu Trà Khúc 1 - Quốc lộ 1 - Bệnh
viện Quốc tế Chu Lai - Ngã ba đường đến Biển Rạng - Sân bay Chu Lai (điểm cuối)
|
Quá trình triển khai thực
hiện, cự ly và lộ trình tuyến có thể được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
c) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật
- Thời gian hoạt động của
tuyến: Đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong các thời gian cao điểm
trong ngày và kỹ thuật khai thác phương tiện, đủ thời gian thực hiện cho các
tác nghiệp tại các điểm đầu, điểm cuối. Theo các nguyên tắc trên, có thể xác định
thời gian hoạt động chung của các tuyến là 13 giờ/ngày, thời gian mở tuyến bắt
đầu vào lúc 05 giờ và đóng tuyến lúc 18 giờ.
- Tần suất chạy xe và khả
năng vận tải: Việc xác định tần suất chạy xe phụ thuộc và các yếu tố như: nhu cầu
đi lại của hành khách và khả năng cung ứng dịch cụ của tuyến, sự biến động luồng
hành khách theo giờ trong ngày, theo ngày trong tháng, theo tháng trong năm.
+ Đối với các tuyến nội tỉnh:
Đến năm 2020 đạt 350 chuyến/ngày, giãn cách chạy xe trung bình là 15 phút/chuyến,
đáp ứng khoảng 5,5 triệu lượt hành khách (trung bình mỗi chuyến vận chuyển 43
lượt hành khách). Đến năm 2025 đạt 450 chuyến/ngày, giãn cách chạy xe trung
bình là 10 phút/chuyến, đáp ứng khoảng 7 triệu lượt hành khách (trung bình mỗi
chuyến vận chuyển 45 lượt hành khách).
+ Đối với các tuyến nội đô:
Đến năm 2020 đạt 60 chuyến/ngày, giãn cách chạy xe trung bình là 25 phút/chuyến,
đáp ứng khoảng 1,4 triệu lượt hành khách (trung bình mỗi chuyến vận chuyển 63
lượt hành khách). Đến năm 2025 đạt 100 chuyến/ngày, giãn cách chạy xe trung
bình là 15 phút/chuyến, đáp ứng khoảng 2,4 triệu lượt hành khách (trung bình mỗi
chuyến vận chuyển 65 lượt hành khách).
- Mật độ mạng lưới tuyến và
thời gian đi bộ của hành khách: Giãn cách trung bình hiện nay giữa các điểm dừng
xe buýt trong nội thành là 500 mét, ngoại thị là 800 mét; theo đó thời gian đi
bộ của hành khách giữa các điểm dừng trung bình từ 7 phút đến 10 phút. Với
quãng đường và thời gian đi bộ như trên là hợp lý.
- Vận tốc khai thác: Là đặc
trưng cho chất lượng hoạt động của đơn vị vận hành xe buýt. Vận tốc khai thác
càng cao thì nhu cầu phát triển phương tiện, quy mô điểm đầu cuối, điểm bảo dưỡng
sửa chữa và nhân viên điều hành càng ít. Vận tốc khai thác phụ thuộc vào các yếu
tố: chiều dài quãng đường, hiện trạng kết cấu hạ tầng, chất lượng phương tiện,
tải trọng…với hiện trạng đường hiện nay, vận tốc khai thác của xe buýt mong muốn
đạt từ 35 - 40km/h.
2. Quy hoạch phát triển
phương tiện:
Trên cơ sở số lượng phương
tiện đã được đầu tư, hiện đang hoạt động trên 10 tuyến xe buýt trong giai đoạn
2008 - 2015. Trong thời gian đến sẽ tiếp tục đầu tư phát triển phương tiện vận
tải đảm bảo có số chỗ ngồi và chỗ đứng từ 34 hành khách trở lên, đảm bảo các
quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn của Bộ Giao thông vận tải.
Đối với tuyến Sơn Hà - Sơn Tây, Trà Bồng - Tây Trà có thể sử dụng xe ô tô có trọng
tải thiết kế từ 16 chỗ ngồi trở lên. Cụ thể đầu tư phương tiện theo từng giai
đoạn sau:
a) Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu
tư thêm khoảng 30 xe. Trong giai đoạn này sẽ có khoảng 82 xe hoạt động trên 12 tuyến.
b) Giai đoạn 2021 - 2025: Đầu
tư thêm khoảng 35 xe. Trong giai đoạn này sẽ có khoảng 117 xe hoạt động trên 15
tuyến theo quy hoạch và một số tuyến nội đô được bổ sung khi hạ tầng đô thị
phát triển đồng bộ.
3. Quy hoạch phát triển kết
cấu hạ tầng phục vụ xe buýt
a) Trung tâm điều hành xe
buýt, trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe công cộng và nhà lưu trú cho công
nhân, kết hợp làm điểm đầu, điểm cuối các tuyến xe buýt: Thành phố Quảng Ngãi -
Dung Quất, thành phố Quảng Ngãi - Sa Huỳnh, thành phố Quảng Ngãi - Khu đô thị Vạn
Tường, thành phố Quảng Ngãi - Khu du lịch Mỹ Khê.
TT
|
Danh mục
|
Địa điểm
|
Diện tích (m2)
|
Giai đoạn đầu tư
|
Ghi chú
|
2016 - 2020
|
2021- 2025
|
1
|
Trung tâm điều hành xe
buýt, bãi đỗ xe và xưởng bảo dưỡng ô tô
|
Phường Chánh Lộ, TP Quảng Ngãi
|
4.605,6
|
x
|
|
Đã cấp GCN đầu tư số
34121000137 ngày 26/6/2015
|
2
|
Trạm bảo dưỡng, sửa chữa,
bãi đỗ xe công cộng và nhà lưu trú cho công nhân
|
Khu du lịch sinh thái văn
hóa Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ
|
2.000
|
x
|
|
UBND tỉnh đã cho chủ
trương đầu tư tại Thông báo số 352/TB- UBND ngày 10/12/2014
|
3
|
Bãi đỗ xe hỗn hợp tại Khu
du lịch Mỹ Khê có tính đến việc xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ xe
buýt
|
Khu du lịch Mỹ Khê, xã Tịnh
Khê, TP Quảng ngãi
|
2.000
|
|
x
|
Theo quy hoạch phát triển
GTVT giai đoạn đến 2020, định hướng đến năm 2030
|
4
|
Trung tâm điều hành xe
buýt Mai Linh - Dung Quất
|
Xã Bình Thuận, huyện Bình
Sơn
|
3.000
|
x
|
|
Đã được cấp Giấy chứng nhận
đầu tư số: 65201000118
|
|
Tổng cộng
|
11.605,6
|
|
|
|
b) Bãi đỗ xe, điểm đầu, điểm
cuối tuyến xe buýt:
- Điểm đầu các tuyến xe
buýt: Bến xe khách Quảng Ngãi (được chuyển đến vị trí mới tại Khu đô thị Phú Mỹ,
phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi), đây là vị trí thuận lợi, là trung
tâm kết nối các phương thức vận tải, nơi tập kết trung chuyển hành khách đi, đến
các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ, bệnh viện, trường học, khu vui chơi,
giải trí...
- Đối với bãi đỗ xe và điểm
cuối các tuyến xe buýt: Tiếp tục quy hoạch các bãi đỗ xe là điểm cuối các tuyến
xe buýt hiện hữu đã được đầu tư trong giai đoạn trước và phân kỳ đầu tư các bãi
đỗ xe, điểm cuối xe buýt như sau:
TT
|
Tên tuyến
|
Địa điểm
|
Diện tích (m2)
|
Giai đoạn đầu tư
|
2016 - 2020
|
2021 - 2025
|
1
|
Thành phố Quảng Ngãi - Sa
Kỳ
|
Cảng Sa Kỳ
|
Bãi đỗ xe hiện hữu của Cảng Sa Kỳ đã được đầu tư
|
2
|
Thành phố Quảng Ngãi - Ba
Tơ - Ba Vì
|
Thị trấn Ba Tơ
|
2.000
|
x
|
|
Thị tứ Ba Vì
|
2.000
|
x
|
|
3
|
Thành phố Quảng Ngãi -
Minh Long
|
Thị trấn Minh Long
|
1.000
|
x
|
|
4
|
Thành phố Quảng Ngãi - Thạch
Nham
|
Xã Nghĩa Lâm (đầu mối Thạch
Nham)
|
500
|
x
|
|
5
|
Thành phố Quảng Ngãi - Trà
Bồng
|
Xã Trà Sơn
|
Bãi đỗ xe hiện hữu đã được đầu tư hoàn chỉnh
|
6
|
Thành phố Quảng Ngãi - Sơn
Hà
|
Thị trấn Di Lăng
|
1.000
|
x
|
|
7
|
Thành phố Quảng Ngãi - Tây
Trà
|
Thị trấn Trà Nêu
|
1.000
|
|
x
|
8
|
Thành phố Quảng Ngãi - Sơn
Tây
|
Xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây
|
1.000
|
|
x
|
9
|
Bến xe Quảng Ngãi - Cổ Lũy
|
Xã Nghĩa Phú, Tp. Quảng
Ngãi
|
500
|
|
x
|
10
|
Bến xe Quảng Ngãi - Khu
công nghiệp Quảng Phú
|
Khu công nghiệp Quảng Phú
|
500
|
|
X
|
|
Tổng cộng
|
9.500
|
05
|
04
|
c) Nhà chờ, điểm dừng xe
buýt
Giai đoạn 2008 - 2015, trên
10 tuyến xe buýt đã thực hiện đầu tư 36 nhà chờ, 824 biển báo điểm dừng. Trong
giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tiếp tục đầu tư, lắp đặt khoảng 44 nhà chờ, 154 biển
báo điểm dừng trên 12 tuyến xe buýt hiện hữu và quy hoạch mới đưa vào khai thác
trong giai đoạn này. Cụ thể:
TT
|
Tên tuyến
|
Giai đoạn
2008 - 2015
|
Giai đoạn
2016 - 2020
|
Nhà chờ
|
Điểm dừng
|
Nhà chờ
|
Điểm dừng
|
1
|
Thành phố Quảng Ngãi -
Dung Quất
|
8
|
112
|
02
|
|
2
|
Thành phố Quảng Ngãi - Sa
Huỳnh
|
10
|
164
|
05
|
|
3
|
Thành phố Quảng Ngãi - Sa
Kỳ
|
|
62
|
02
|
|
4
|
Thành phố Quảng Ngãi - Ba
Tơ – Ba Vì
|
04
|
90
|
06
|
|
5
|
Thành phố Quảng Ngãi - Khu
đô thị Vạn Tường
|
|
50
|
04
|
|
6
|
Thành phố Quảng Ngãi -
Minh Long
|
|
76
|
04
|
|
7
|
Thành phố Quảng Ngãi - Thạch
Nham
|
02
|
58
|
02
|
|
8
|
Thành phố Quảng Ngãi - Trà
Bồng - Tây Trà
|
06
|
88
|
04
|
40
|
9
|
Thành phố Quảng Ngãi - Sơn
Hà – Sơn Tây
|
06
|
76
|
04
|
30
|
10
|
Bến xe khách Quảng Ngãi -
Cổ Lũy
|
|
48
|
04
|
08
|
11
|
Bến xe khách Quảng Ngãi -
Khu du lịch Mỹ Khê
|
|
|
04
|
50
|
12
|
Bến xe khách Quảng Ngãi -
Khu công nghiệp Quảng Phú
|
|
|
04
|
26
|
Tổng cộng
|
36
|
824
|
44
|
154
|
Đối với tuyến xe buýt thành
phố Quảng Ngãi - Chu Lai, Cổ Lũy - Sa Huỳnh, Cổ Lũy - Dung Quất sẽ đầu tư đưa
vào khai thác giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, sẽ đầu tư 20 nhà chờ và 320 biển
báo điểm dừng.
d) Quỹ đất dành cho xây dựng
hạ tầng phục vụ xe buýt nằm trong tổng thể quỹ đất dành cho giao thông theo Quy
hoạch phát triển Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày
22/01/2013; Trong đó: giai đoạn 2016 - 2020 sử dụng 16.105m2; giai đoạn 2021 -
2025 sử dụng 5.000m2.
4. Vốn đầu tư:
Tổng nhu cầu vốn đầu tư:
175.469 triệu đồng. Trong đó: đầu tư 65 phương tiện, kinh phí 130.000 triệu đồng;
đầu tư xây dựng 04 trung tâm điều hành trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe,
..., kinh phí 42.210 triệu đồng; đầu tư lắp đặt 64 nhà chờ, kinh phí 1.600 triệu
đồng; đầu tư lắp đặt 474 biển báo điểm dừng xe buýt, kinh phí 1.659 triệu đồng.
Chi tiết như sau:
Danh mục
|
Số lượng
|
Đơn giá
(tr.đồng)
|
Nhu cầu vốn (tr.đồng)
|
Cơ cấu nguồn vốn
|
a) Giai đoạn 2016 -
2020
|
Phương tiện
|
30
|
2.000/xe
|
60.000
|
Vốn của DNKD vận tải
|
Trung tâm điều hành, trạm
bảo dưỡng...; bãi đỗ xe, điểm cuối các tuyến xe buýt
|
16.105m2
|
02/m2
|
32.210
|
Huy động các nguồn vốn từ
các chính sách xã hội hóa hoạt động VTHKCC bằng xe buýt, gồm: vốn DNKD vận tải,
vốn tín dụng và vốn vay thương mại, vốn tài trợ của các tổ chức trong và
ngoài nước
|
Nhà chờ
|
44
|
25/N.chờ
|
1.100
|
Vốn của DNKD vận tải
|
Biển báo điểm dừng xe buýt
|
154
|
3,5/biển
|
539
|
Ngân sách nhà nước đầu tư
|
Tổng nhu cầu vốn
|
93.849
|
|
b) Giai đoạn 2021 -
2025
|
Phương tiện
|
35
|
2.000/xe
|
70.000
|
Vốn của DNKD vận tải
|
Trung tâm điều hành, trạm
bảo dưỡng...; bãi đỗ xe, điểm cuối các tuyến xe buýt
|
5.000m2
|
02/m2
|
10.000
|
Huy động các nguồn vốn từ
các chính sách xã hội hóa hoạt động VTHKCC bằng xe buýt, gồm: vốn DNKD vận tải,
vốn tín dụng và vốn vay thương mại, vốn tài trợ của các tổ chức trong và
ngoài nước
|
Nhà chờ
|
20
|
25/N.chờ
|
500
|
Vốn của DNKD vận tải
|
Biển báo điểm dừng xe buýt
|
320
|
3,5/biển
|
1.120
|
Ngân sách nhà nước đầu tư
|
Tổng nhu cầu vốn
|
81.620
|
|
Tổng cộng (a+b)
|
175.469
|
|
5. Các giải pháp chính
sách thực hiện Quy hoạch:
a) Ban hành cơ chế, chính
sách khuyến khích phát triển VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh theo Quyết định
số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, tập trung
ban hành các cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng,
tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi; cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển phương tiện, hỗ trợ hoạt động khai thác vận tải và trợ giá cho một số đối
tượng sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.
b) Ưu tiên bố trí quỹ đất để
doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt, thực hiện chính
sách miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa,
bãi đỗ xe theo Quyết định số 55/2012/QĐ-TTg ngày 19/12/2012 của Thủ tướng Chính
phủ.
c) Có chính sách hỗ trợ
tuyên truyền, quảng cáo hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
trên các báo, đài của tỉnh. Kêu gọi các doanh nghiệp, trường học khuyến khích
công nhân, học sinh, sinh viên sử dụng phương tiện VTHKCC.
d) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh VTHKCC. Khuyến khích
áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành nhằm đáp ứng ngày một tốt
hơn nhu cầu của xã hội.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Sở Giao thông vận tải
a) Tổ chức, công bố quy hoạch,
quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển VTHKCC giai đoạn 2016 -
2025 trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt theo đúng quy định.
b) Thực hiện công bố mở tuyến,
xây dựng biểu đồ chạy xe, điều chỉnh điểm dừng, tần suất, biểu đồ chạy xe phù hợp
với tình hình hoạt động vận tải và nhu cầu đi lại của hành khách; quản lý hạ tầng,
chất lượng dịch vụ VTHKCC trên địa bàn tỉnh.
c) Tổ chức áp dụng, triển
khai thực hiện hệ thống chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với hoạt động VTHKCC
trên địa bàn tỉnh.
d) Chủ trì phối hợp với các
sở, ngành liên quan trình UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích
phát triển VTHKCC; phê duyệt các dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao
thông phục vụ VTHKCC.
đ) Phối hợp các cơ quan
thông tin đại chúng ở địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể nhân
dân về hoạt động VTHKCC.
e) Phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch kiểm tra, quản lý việc quảng cáo trên phương tiện VTHKCC và
tại các bến xe, nhà chờ, điểm dừng xe buýt theo quy định.
2. Sở Tài chính: Định kỳ
hàng năm, trên cơ sở đề xuất của Sở Giao thông vận tải thẩm tra dự toán kinh
phí hỗ trợ hoạt động VTHKCC, tham mưu UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh cho
ý kiến thống nhất để bố trí kinh phí thực hiện.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối
hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách huy động
nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ VTHKCC, trình UBND tỉnh xem xét quyết
định.
4. Sở Xây dựng:
a) Kiểm tra, hướng dẫn UBND
các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan bố trí các bãi đỗ xe, điểm đầu,
điểm cuối tuyến xe buýt vào các đồ án Quy hoạch đô thị, Quy hoạch xây dựng phù
hợp với quy hoạch phát triển VTHKCC trước khi phê duyệt.
b) Phối hợp với UBND các huyện,
thành phố lập thủ tục điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch đô thị, Quy hoạch xây dựng
các bãi đỗ xe công cộng, điểm đầu, điểm cuối các tuyến xe buýt phù hợp với quy
hoạch đã được phê duyệt.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch: Hướng dẫn, kiểm tra và quản lý việc tổ chức quảng cáo trên phương tiện
vận tải và tại các khu vực bến xe, nhà chờ, điểm dừng xe buýt theo quy định.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Rà soát và bổ sung (nếu
có) quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương, nhất là các điểm đầu, điểm cuối
tuyến xe buýt để tạo quỹ đất xây dựng trung tâm điều hành, trạm sửa chữa bảo dưỡng,
bãi đỗ xe công cộng và nhà lưu trú cho công nhân, kết hợp làm điểm đầu, điểm cuối
các tuyến xe buýt.
b) Chủ trì, phối hợp với các
sở, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh VTHKCC lập
thủ tục về chấp thuận địa điểm đầu tư, giao đất hoặc cho thuê đất để xây dựng hạ
tầng phục vụ xe buýt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
7. Công an tỉnh: Chỉ đạo lực
lượng Cảnh sát và Công an các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát bảo đảm an
ninh trật tự, an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại bằng phương
tiện VTHKCC, nhất là tại các điểm dừng, nhà chờ xe buýt.
8. Cục thuế tỉnh: Hướng dẫn
doanh nghiệp kinh doanh VTHKCC lập thủ tục và thực hiện việc miễn, giảm thuế đối
với hoạt động VTHKCC theo quy định của Nhà nước.
9. Sở Thông tin và Truyền
thông: Hướng dẫn các cơ quan truyền thông quảng bá, thông tin hoạt động VTHKCC
trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ VTHKCC
để hạn chế xe cá nhân tham gia giao thông trên đường bộ.
10. Sở Công thương: Tham mưu
UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách khuyến khích để thu hút các tổ chức, cá
nhân đầu tư phương tiện và trạm cung cấp nhiên liệu sạch (LPG, CNG và E5).
11. UBND các huyện, thành phố:
a) Rà soát bổ sung quy hoạch
sử dụng đất trên địa bàn, bố trí quỹ đất phù hợp để xây dựng bãi đỗ xe, điểm đầu,
điểm cuối, nhà chờ dọc tuyến xe buýt phù hợp với quy hoạch được duyệt.
b) Phối hợp với Sở Giao
thông vận tải quản lý, giám sát hoạt động VTHKCC; bảo đảm an ninh trật tự, an
toàn giao thông trong hoạt động VTHKCC trên địa bàn tỉnh.
c) Tuyên truyền vận động
nhân dân trên địa bàn sử dụng phương tiện VTHKCC nhằm giảm lưu lượng xe cá nhân
tham gia giao thông trên đường, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa
bàn tỉnh.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao
thông vận tải, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường,
Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương; Giám đốc
Công an tỉnh; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và
Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.