ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 816/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 5 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT GIAI ĐOẠN 2008 - 2015
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật
Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;
Căn cứ Nghị
định 110/2006/NĐ-CP ngày 28/9/2006 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải
bằng ô tô;
Căn cứ Quyết
định số 34/2006/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Ban hành quy định quản lý vận tải khách công cộng bằng xe buýt;
Căn cứ Quyết
định số 3855/QĐ-UB ngày 23/12/2005 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt
Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung phát triển Giao thông vận tải giai đoạn 2004 -
2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị
của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 61/TTr-SGTVT ngày 25/4/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách công
cộng bằng xe buýt giai đoạn 2008 - 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” với những
nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
- Đáp ứng nhu
cầu đi lại bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh với chất lượng tốt, an toàn, thuận tiện
nhằm thu hút khoảng 20-25% lượng khách đi lại bằng xe buýt vào năm 2010 và đáp ứng
30% vào năm 2015; góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông,
giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường.
- Giai đoạn I
(2008 – 2010): Đầu tư xây dựng các biển báo chỉ dẫn, nhà chờ xe buýt, bến bãi đỗ xe
tại điểm đầu, điểm cuối và đưa vào khai thác các tuyến từ thành phố Quảng
Ngãi đến: Dung Quất, Sa Huỳnh, Cảng Sa Kỳ, Cổ Lũy và huyện Ba Tơ.
- Giai đoạn II (2011 – 2015): Đầu tư xây dựng các biển báo chỉ dẫn,
nhà chờ xe buýt, bến bãi đỗ
xe tại điểm đầu, điểm cuối và
đưa vào khai thác các tuyến từ thành phố Quảng Ngãi đến các huyện: Minh Long,
Sơn Hà, Trà Bồng và Thạch Nham.
2. Yêu cầu
- Quy hoạch
phát triển mạng lưới vận tải trên cơ sở phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật
hiện có; sửa chữa, nâng cấp hoặc đầu tư xây dựng mới các điểm dừng,
nhà chờ xe buýt, bến bãi đỗ xe, phải tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, yêu cầu bảo vệ tài nguyên môi trường,
đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong tỉnh theo từng giai đoạn.
- Mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt phải
đảm bảo tính đồng bộ, phân bố hợp lý và thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung
trên cơ sở hệ thống đường hiện tại nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vận tải từ
trung tâm tỉnh lỵ đến trung tâm huyện lỵ và các khu công nghiệp, khu du lịch, khu dân cư;
tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư khai thác tuyến.
- Tại mỗi thời
điểm xác định tuyến, việc thực hiện khai thác chỉ do một đơn vị chịu trách nhiệm
thực hiện theo một biểu đồ thống nhất; cự ly đi bộ của hành khách đến điểm đỗ
trong đô thị không quá 350 mét, ngoài đô thị không quá 1.500 mét; thời gian hoạt
động của xe buýt tối thiểu 12 giờ/ngày; tần suất xe chạy không vượt quá 30
phút/lượt xe.
- Đầu tư
phương tiện đồng bộ giữa phương tiện với các điểm dừng, nhà chờ xe buýt trên cơ
sở thu hút các doanh nghiệp đầu tư khai thác, doanh nghiệp quảng cáo tạo ra sự
đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất trên toàn tuyến; có cơ chế phù hợp để huy động
thêm nguồn lực các doanh nghiệp vận tải tham gia hoạt động theo quy định của
pháp luật.
3. Phạm vi của
Quy hoạch
Quy hoạch phát
triển mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt trong phạm vi toàn tỉnh đến
năm 2015 được giới hạn trong khuôn khổ mạng lưới giao thông ổn định, lâu dài.
Các điểm dừng, nhà chờ xe buýt, bến bãi đỗ xe phải phù hợp từng vị trí, lộ
trình của từng tuyến phục vụ tốt việc đi lại của xã hội.
a) Giai đoạn I (2008 – 2010):
a.1) Tuyến thứ
nhất (số 1): Từ thành phố Quảng Ngãi đi Dung Quất.
- Hành trình
chạy xe: Bến xe khách tỉnh Quảng Ngãi (điểm đầu) - đường Lê Thánh Tôn - đường
Đinh Tiên Hoàng - đường Bà Triệu - Ngã tư Sơn Tịnh - Khu công nghiệp Tịnh Phong
- Ngã ba Bình Hiệp - Ngã ba Dốc Sỏi - Cảng Dung Quất (điểm cuối).
- Cự ly tuyến:
45 Km.
- Hạng mục đầu
tư: Xây dựng, lắp đặt 26 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 7 nhà chờ xe buýt và 15
đầu xe có trọng tải từ 45 - 50 chỗ ngồi.
a.2) Tuyến thứ
hai (số 2): Từ thành phố Quảng Ngãi đi Sa Huỳnh.
- Hành trình
chạy xe: Bến xe khách tỉnh Quảng Ngãi (điểm đầu) - đường Lê Thánh Tôn - đường
Quang Trung - Quốc lộ 1A - Khu du lịch Sa Huỳnh (điểm cuối).
- Cự ly tuyến:
60 Km.
- Hạng mục đầu
tư: Xây dựng, lắp đặt 33 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 10 nhà chờ xe buýt và
20 đầu xe có trọng tải từ 45 - 50 chỗ ngồi.
a.3) Tuyến thứ
ba (số 3): Từ thành phố Quảng Ngãi đi Cảng Sa Kỳ.
- Hành trình
chạy xe: Bến xe khách tỉnh Quảng Ngãi (điểm đầu) - đường Lê Thánh Tôn - đường
Nguyễn Du - đường Nguyễn Nghiêm - đường Quang Trung - đường Hùng Vương - đường
Trương Định - đường Hai Bà Trưng - Ngã ba Sơn Tịnh - Quốc lộ 24B - Bãi tắm Mỹ
Khê - Ban quản lý cảng Sa Kỳ (điểm cuối).
- Cự ly tuyến:
26 Km.
- Hạng mục đầu
tư: Xây dựng, lắp đặt 25 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 6 nhà chờ xe buýt và 7
đầu xe có trọng tải từ 25- 30 chỗ ngồi.
a.4) Tuyến thứ
tư (số 4): Từ thành phố Quảng Ngãi đi Cổ Lũy.
- Hành trình
chạy xe: Bến xe khách tỉnh Quảng Ngãi (điểm đầu) - đường Lê Thánh Tôn - đường
Lê Lợi - đường Nguyễn Trãi - đường Nguyễn Đình Chiểu - đường Hùng Vương - đường
Lê Trung Đình - đường tỉnh ĐT 623C - Bến cá Cổ Lũy (điểm cuối).
- Cự ly tuyến:
17 Km.
- Hạng mục đầu
tư: Xây dựng, lắp đặt 19 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 6 nhà chờ xe buýt và 5
đầu xe có trọng tải từ 25 - 30 chỗ ngồi.
a.5) Tuyến thứ
năm (số 5): Từ thành phố Quảng Ngãi đi huyện Ba Tơ.
- Hành trình
chạy xe: Bến xe khách tỉnh Quảng Ngãi (điểm đầu) - đường Lê Thánh Tôn - đường
Quang Trung - Quốc lộ 1A - Ngã tư Thạch Trụ - Quốc lộ 24 - Cây xăng Đá Bàn (điểm
cuối).
- Cự ly tuyến:
60 Km.
- Hạng mục đầu
tư: Xây dựng, lắp đặt 32 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 8 nhà chờ xe buýt và 10
đầu xe có trọng tải từ 25 - 30 chỗ ngồi.
b) Giai đoạn II (2011-2015):
b.1) Tuyến thứ
sáu (số 6): Từ thành phố Quảng Ngãi đi huyện Minh Long.
- Hành trình
chạy xe: Bến xe khách tỉnh Quảng Ngãi (điểm đầu) - đường Lê Thánh Tôn - đường
Phạm Văn Đồng - đường Nguyễn Nghiêm - đường Nguyễn Công Phương - đường tỉnh ĐT
624 - thị trấn Chợ Chùa - Ngã ba cầu Thanh An (điểm cuối).
- Cự ly tuyến:
36 Km.
- Hạng mục đầu
tư: Xây dựng, lắp đặt 20 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 5 nhà chờ xe buýt và 11
đầu xe có trọng tải từ 25 - 30 chỗ ngồi.
b.2) Tuyến thứ
bảy (số 7): Từ thành phố Quảng Ngãi đi huyện Sơn Hà.
- Hành trình
chạy xe: Bến xe khách tỉnh Quảng Ngãi (điểm đầu) - đường Lê Thánh Tôn - đường
Quang Trung - đường Hùng Vương - đường Phan Bội Châu - đường Tôn Đức Thắng -
Ngã tư Sơn Tịnh - đường tỉnh ĐT 623 - UBND huyện Sơn Hà (điểm cuối).
- Cự ly tuyến:
50 Km.
- Hạng mục đầu
tư: Xây dựng, lắp đặt 32 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 8 nhà chờ xe buýt và 10
đầu xe có trọng tải từ 25 - 30 chỗ ngồi.
b.3) Tuyến thứ
tám (số 8): Từ thành phố Quảng Ngãi đi Thạch Nham.
- Hành trình
xe chạy: Bến xe khách tỉnh Quảng Ngãi (điểm đầu) - đường Lê Thánh Tôn - đường Lê
Lợi - đường Nguyễn Trãi - đường Hoàng Hoa Thám - đường tỉnh ĐT 623B - Đầu mối
Thạch Nham (điểm cuối).
- Cự ly tuyến:
25 Km.
- Hạng mục đầu
tư: Xây dựng, lắp đặt 16 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 2 nhà chờ xe buýt và 5
đầu xe có trọng tải 25 - 30 chỗ ngồi.
b.4) Tuyến thứ
chín (số 9): Từ thành phố Quảng Ngãi đi huyện Trà Bồng.
- Hành trình
chạy xe: Bến xe khách tỉnh Quảng Ngãi (điểm đầu) - đường Lê Thánh Tôn - đường
Đinh Tiên Hoàng - đường Bà Triệu - Cầu Trà Khúc cũ - Khu công nghiệp Tịnh Phong
- Ngã ba Trà Bồng - đường tỉnh ĐT 622C - Ngã ba Trà Sơn (điểm cuối).
- Cự ly tuyến:
52 Km.
- Hạng mục đầu
tư: Xây dựng, lắp đặt 35 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 5 nhà chờ xe buýt và 10
đầu xe có trọng tải từ 25 - 30 chỗ ngồi.
4. Nhu cầu
vốn và nguồn vốn đầu tư
a) Nhu cầu vốn:
Tổng vốn đầu tư đến năm 2015 dự kiến 67.480 triệu đồng.
Trong đó:
- Vốn đầu tư
phương tiện vận tải; bến bãi đỗ xe: 66.000 triệu đồng.
- Nhà chờ xe
buýt: 1.140 triệu đồng.
- Lắp đặt biển
báo chỉ dẫn; đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và quản lý: 340 triệu đồng.
b) Nguồn vốn:
b.1) Vốn doanh
nghiệp: 67.140 triệu đồng, bao gồm:
- Đầu tư
phương tiện vận tải (88 xe với cơ cấu chủng loại hợp lý).
- Đầu tư bến
bãi đỗ xe tại điểm đầu, điểm cuối; nhà chờ xe buýt.
- Đầu tư trạm bảo
dưỡng phương tiện vận tải và trang bị các thiết bị phục vụ cho hoạt động vận tải
bằng xe buýt.
b.2) Vốn ngân
sách tỉnh: 340 triệu đồng, bao gồm:
- Lắp đặt hệ
thống biển báo chỉ dẫn.
- Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lý của doanh nghiệp, tập huấn lái xe và nhân viên phục vụ
trên xe.
c) Phân kỳ đầu
tư:
- Giai đoạn I
(2008 – 2010):
+ Vốn doanh
nghiệp:
40.490 triệu đồng.
+ Vốn ngân
sách tỉnh:
195 triệu đồng.
- Giai đoạn II
(2011 – 2015):
+ Vốn doanh
nghiệp:
26.650 triệu đồng.
+ Vốn ngân
sách tỉnh:
145 triệu đồng.
5. Các giải
pháp chính thực hiện Quy hoạch:
- Xây dựng và
ban hành các chính sách ưu đãi áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động xe buýt
nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp vận tải đầu tư phương
tiện tham gia hoạt động xe buýt.
- Các Sở,
ngành, địa phương liên quan thống nhất dành quỹ đất dọc tuyến phù hợp với nhu cầu
xây dựng các nhà chờ, bãi đỗ xe buýt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của
nhân dân trong vùng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến và doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả.
- Các cơ quan
thông tin đại chúng tuyên truyền quảng cáo miễn phí các thông tin liên quan đến
hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
- Khuyến khích
các doanh nghiệp hoạt động tại các Khu công nghiệp, trường học động viên người
lao động, học sinh, sinh viên đi lại sử dụng phương tiện công cộng bằng xe
buýt.
- Tăng cường đầu
tư xây dựng, lắp đặt các biển báo, nhà chờ xe buýt, bến bãi đỗ xe, ưu tiên cho
các tuyến vận tải được công bố, đưa vào khai thác; đổi mới phương tiện vận tải
có chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Đẩy mạnh
công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề cho đội
ngũ cán bộ quản lý, lái xe và nhân viên phục vụ trên xe. Chú trọng nâng cao đạo
đức nghề nghiệp cho đội ngũ lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, đáp ứng yêu cầu
xã hội phục vụ toàn bộ mạng lưới vận tải xe buýt toàn tỉnh.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Sở
Giao thông vận tải có trách nhiệm:
- Tổ chức công
bố Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt được duyệt;
công bố mở tuyến đối với hoạt động vận tải khách bằng xe buýt.
- Tham mưu cho
UBND tỉnh ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật; đơn giá cho hoạt động vận tải
khách bằng xe buýt và giá vé đi xe buýt; các chính sách ưu đãi của tỉnh áp dụng
đối với doanh nghiệp hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa
bàn tỉnh.
- Tổ chức hướng
dẫn nội dung, thủ tục, hồ sơ đăng ký tham gia đấu thầu tuyến hoặc lựa chọn chỉ
định doanh nghiệp đầu tư khai thác tuyến.
- Thương thảo,
ký hợp đồng trao thầu và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động
vận tải khách bằng xe buýt.
2. Giám đốc Sở
Tài chính căn cứ nội dung của Quy hoạch đã được phê duyệt và trên cơ sở đề xuất
của Sở Giao thông vận tải cân đối, bố trí vốn thuộc nguồn vốn của tỉnh để thực
hiện Quy hoạch đúng tiến độ.
3. UBND các
huyện, thành phố phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan:
- Quy hoạch, bố
trí đất cho doanh nghiệp bến bãi đỗ xe, nhà chờ xe buýt trên phạm vi địa bàn quản
lý.
- Bảo đảm an
ninh trật tự, an toàn cho hành khách và hoạt động kinh doanh vận tải của doanh
nghiệp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn
phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các Sở, ngành và các đơn
vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.