CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 382/BC-CP
|
Hà Nội, ngày 07
tháng 10 năm 2022
|
BÁO CÁO
KẾT
QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2022 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG,
NHIỆM VỤ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2023
Kính gửi: Quốc
hội.
Thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông (TTATGT) tại Nghị quyết số: 32/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc
hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Nghị quyết số: 01/NQ-CP
ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022,
Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt các giải
pháp, tập trung huy động các nguồn lực nhằm giữ vững và phát huy những kết quả
đã đạt được trong công tác bảo đảm TTATGT. Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ bảo đảm TTATGT năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ bảo đảm TTATGT năm
2023, như sau:
Phần
thứ nhất
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN
GIAO THÔNG NĂM 2022
Năm 2022, là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030
và các kế hoạch 5 năm 2021-2025. Với quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu
của Nghị quyết, ngay từ đầu năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát chặt chẽ,
hiệu quả của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sự điều hành của Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các cấp và nỗ lực cao nhất của cả hệ thống chính trị, tình hình dịch bệnh
COVID-19 đã từng bước được kiểm soát, kinh tế - xã hội từng bước được phục hồi
và tăng trưởng trở lại trạng thái bình thường mới, các hoạt động kinh tế, xã hội
dần trở lại nhộn nhịp như trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Bên cạnh đó,
năm 2022 diễn ra nhiều sự kiện văn hóa xã hội lớn quy mô quốc tế, như: Seagames
31, các kỳ nghỉ lễ dài ngày (nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần
(nghỉ 09 ngày), nghỉ 30/4-1/5 và nghỉ quốc khánh 02/9), ..., đã góp phần
thúc đẩy hoạt động thương mại, du lịch và sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu giao
thông, cũng như số lượng phương tham gia giao thông, tạo áp lực lớn lên nhiệm vụ
bảo đảm TTATGT năm 2022.
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
a) Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày
05 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc
giao thông giai đoạn 2022-2025; Thủ tướng Chính phủ ban hành 06 Công điện1, 02 Chỉ thị2 và 01
văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành địa phương thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT
và khắc phục các vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng.
b) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
Ủy ban ATGT Quốc gia ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBATGTQG
ngày 10 tháng 01 năm 2022 về Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2022 với chủ đề
“Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”,
02 Công điện (số 01/CĐ-UBATGTQG ngày 05 tháng 02 năm 2022 và số 205/CĐ-UBATGTQG
ngày 20 tháng 5 năm 2022) và 05 Kế hoạch cùng gần 50 văn bản chỉ đạo các bộ,
ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp bảo đảm TTATGT, chấn chỉnh, khắc
phục và phòng tránh các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Đã tổ chức
các cuộc họp chuyên đề (tháng 2, 3, 5, 8) để đánh giá tình hình TTATGT trong
tháng, đề ra các giải pháp tập trung vào các vấn đề nóng, bức xúc của xã hội
liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT.
c) Các cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia
- Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch số 98/KH-BCA-C08
ngày 04 tháng 3 năm 2022 về bảo đảm TTATGT của lực lượng Công an nhân dân, triển
khai thực hiện Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2022; Kế hoạch số 122-KH/ĐUCA
ngày 09 tháng 6 năm 2022 tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04
tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khỏa XI) về “Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ,
đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Ban hành các Kế
hoạch chuyên đề cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm TTATGT, như: (1) bảo
đảm TTATGT của lực lượng Công an nhân dân; (2) tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm
theo chuyên đề “người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy,
vi phạm nồng độ cồn”; (3) tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề chở
hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ;
(4) phòng, chống đua xe trái phép. Cùng 03 điện và 03 phương án chỉ đạo Công an
các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả 03 đợt cao điểm bảo đảm
TTATGT, tăng cường các biện pháp phòng ngừa không để xảy ra các vụ tai nạn giao
thông đặc biệt nghiêm trọng.
- Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ban hành 185 văn
bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp về bảo đảm TTATGT, trong đó có các văn bản quan trọng như: văn bản số
896/KH-BGTVT ngày 24 tháng 01 năm 2022 về kế hoạch hành động “Năm An toàn giao
thông 2022”; số 1316/BGTVT-ATGT ngày 14 tháng 02 năm 2022 về việc triển khai
các nhiệm vụ bảo đảm TTATGT sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; số
3466/BGTVT-ATGT ngày 08 tháng 4 năm 2022 về việc tăng cường các giải pháp nhằm
bảo đảm TTATGT trong dịp nghỉ Lễ giỗ tổ Hùng Vương và nghỉ Lễ 30/4, 01/5/2022;
số 5519/BGTVT-ATGT ngày 02 tháng 6 năm 2022 về việc tăng, cường công tác bảo đảm
TTATGT trong đợt cao điểm diễn ra Kỳ thi trung học phổ thông và tuyển sinh đại
học, giáo dục nghề nghiệp năm 2022; số 8554/BGTVT-ATGT ngày 18 tháng 8 năm 2022
triển khai Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính
phủ, đặc biệt Bộ đã chỉ đạo về thực hiện kế hoạch cao điểm kiểm tra, kiểm soát
tải trọng xe trong phạm vi toàn quốc của Bộ GTVT tại văn bản số 5473/BGTVT-ATGT
ngày 01 tháng 6 năm 2022...
- Bộ Tài Chính đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội
thông qua Nghị quyết số 40/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 về phân bổ ngân
sách Trung ương năm 2022; đã tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí nguồn ngân
sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm TTATGT theo đúng quy định
của pháp luật.
- Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định
số 866/QĐ-BTTTT ngày 09 tháng 5 năm 2022 về việc tổ chức các hoạt động thông
tin, tuyên truyền về an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại
chúng năm 2022; văn bản số 4391/BTTTT-CBC ngày 25 tháng 8 năm 2022 chỉ đạo Sở
Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ
quan báo chí tuyên truyền đảm bảo TTATGT trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 02/9.
- Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Kế hoạch và
văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai công tác giáo dục an toàn giao
thông trong trường học năm 20223 và tăng cường
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức tham gia giao thông, pháp luật
về bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa cho học sinh, sinh
viên trong các dịp cao điểm bảo đảm TTATGT4.
- Bộ Quốc phòng ban hành 09 công điện, 08 kế hoạch
và 08 văn bản5 chỉ đạo toàn quân thực hiện các giải
pháp bảo đảm TTATGT năm 2022 gắn với phòng chống dịch COVID-19 trong các dịp
cao điểm và chấn chỉnh, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ đối với lái xe ô tô quân sự.
- Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc
Việt Nam đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp triển khai 5 nội dung của
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; chỉ
đạo, hướng dẫn, triển khai việc đăng ký và xây dựng xã, phường, thị trấn, khu
phố, khu dân cư thực hiện tốt phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an
toàn giao thông”, tổ chức cho nhân dân, các khu dân cư, xã, phường đăng ký cam
kết và thực hiện bảo đảm an toàn giao thông.
- Trung ương Hội Cựu chiến binh VN ban hành Kế hoạch
số 02A/KH-CCB ngày 06 tháng 01 năm 2022 về tham gia giữ gìn TTATGT
năm 2022 và Kế hoạch số 05/KH-CCB-TG ngày 11 tháng 02 năm 2022 về tổ chức hội
nghị nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong tham gia giữ gìn TTATGT năm
2022 gắn với thực hiện Cuộc vận động “Cựu chiến binh Việt Nam tham gia giữ
gìn trật tự ATGT và xây dựng văn hóa giao thông” và các nội dung, chỉ tiêu
phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”, tiếp tục xây dựng, phát
huy, nhân rộng mô hình “Hội Cựu chiến binh tự quản về an ninh, trật tự gắn với
an toàn giao thông”.
- Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ban hành Kế hoạch số
483-KH/TWĐTN-ĐKTHTN ngày 17 tháng 02 năm 2022 về việc tổ chức các hoạt động hưởng
ứng Năm ATGT 2022 va Kế hoạch số 490- KH/TWĐTN-ĐKTHTN ngày 08 tháng 3 năm 2022
về tổ chức Lễ phát động hưởng ứng “Năm An toàn giao thông 2022” và 02 văn bản
triển khai các hoạt động đảm bảo ATGT dịp cao điểm Tết Dương lịch, Tết Nguyên
đán Nhâm Dần, Lễ hội xuân 2022; nghỉ lễ 30/4, 01/5 và Quốc khánh 02/9.
d) Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05 tháng
4 năm 2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao
thông giai đoạn 2022-2025 và triển khai Kế hoạch “Năm an toàn giao thông 2022”.
Đặc biệt, các tỉnh, thành phố đã tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành văn bản chỉ đạo các cơ quan thành viên, Ban ATGT các huyện, thị chấp hành
quy định về phòng, chống tác hại của rượu bia, yêu cầu cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, chiến sỹ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học
sinh, sinh viên thực hiện nghiêm các quy định về các trường hợp cấm uống rượu,
bia; gương mẫu thực hiện nghiêm quy định đã uống rượu, bia không lái xe; gắn
trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn.
2. Công tác hoàn thiện văn bản quy
phạm pháp luật (QPPL) và các đề án, chiến lược về bảo đảm TTATGT
Trong năm 2022, công tác xây dựng, hoàn thiện các
văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được Chính phủ và các Bộ, ngành thành viên
của Ủy ban ATGT Quốc gia quan tâm chỉ đạo, cụ thể:
- Đối với Dự án Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an
toàn giao thông đường bộ: Bộ GTVT và Bộ Công an đang tiến hành các công việc tiếp
theo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, Bộ
GTVT đang đánh giá việc thực hiện và lấy ý kiến Dự thảo Báo cáo tổng kết thi
hành Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, đồng thời lấy ý kiến về kết quả triển
khai thực hiện Luật giao thông đường thủy nội địa, nhằm phát hiện các bất cập,
thiếu sót và tiến tới hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao
thông vận tải;
- Chính phủ ban hành 01 Nghị định liên quan đến
công tác bảo đảm TTATGT, cụ thể: Nghị định số 54/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm
2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2021/NĐ-CP quy định
điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên người lái phương tiện thủy nội
địa và Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 quy định về quản lý
hoạt động đường thủy nội địa.
- Bộ Công an ban hành 03 Thông tư: số
10/2022/TT-BCA ngày 01 tháng 3 năm 2022 quy định về dẫn đường các đoàn trong nước
và khách nước ngoài đến Việt Nam (thay thế Thông tư số 61/2009/TT-BCA ngày 06
tháng 11 năm 2009 của Bộ Công an); số 15/2022/TT-BCA và số 16/2022/TT-BCA ngày
06 tháng 4 năm 2022 quy định về công tác đăng ký xe (sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư 43, 45, 58, 68, 73 và Thông tư 59 của Bộ Công an) phục vụ thực hiện
dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của Bộ Công an.
- Bộ GTVT đang triển khai xây dựng 14 Thông tư nhằm
tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách trong công tác quản lý vận tải, đảm bảo
TTATGT trên cả 5 lĩnh vực vận tải.
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số
100/QĐ-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2022 về Chương trình xây dựng văn bản QPPL và
các đề án của Bộ Xây dựng năm 2022, hiện nay Bộ Xây dựng đang nghiên cứu sửa đổi
Quy chuẩn QCVN 07-4:2016 Công trình giao thông (dự kiến tháng 10 năm 2022 hoàn
thành cùng bộ QCVN 07:2016/BXD - Các công trình hạ tầng kỹ thuật) và đang hoàn
thiện điều chỉnh Tiêu chuẩn TCXDVN 104:2007 Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế.
- Các Bộ, ngành là thành viên của Ủy ban ATGT Quốc
gia cũng đã xây dựng kế hoạch rà soát, sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật trong công tác bảo đảm TTATGT.
3. Công tác tuyên truyền về bảo đảm
TTATGT
Năm 2022, để thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát
hiệu quả dịch COVID-19, Chính phủ đã chỉ đạo Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với
các Bộ, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội là thành viên của Ủy ban
ATGT Quốc gia, các cơ quan báo chí và các địa phương triển khai công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật TTATGT theo hình thức trực tiếp, kết với trực tuyến,
trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng kỹ thuật số, cụ thể:
a) Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Báo Nhân dân,
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Điện
tử Đảng Cộng sản và các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương, địa phương,
trên các nền tảng kỹ thuật số, tập trung tuyên truyền theo chủ đề năm ATGT 2022
và các đợt cao điểm; kịp thời đưa tin về tình hình TTATGT trong các bản tin thời
sự hàng ngày, trên fanpage của Ủy ban ATGT Quốc gia nhằm cảnh báo các nguy cơ
cao gây TNGT, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh TNGT. Ủy ban ATGT Quốc gia phối
hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức lễ phát động Liên hoan phim toàn quốc về
An toàn giao thông và giải thưởng báo chí tuyên truyền về an toàn giao thông
năm 2022.
b) Bộ Công an triển khai Đề án “Nâng cao hiệu quả
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp
hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2027”.
Tổ chức thành công Tọa đàm với chủ đề “Sắc nắng trên những tuyến đường” nhằm
nâng cao hình ảnh của người chiến sĩ CSGT trong lòng nhân dân; phối hợp với các
cơ quan truyền thông viết, biên tập, đăng tải tin, bài, hình ảnh, video tuyên
truyền, giáo dục pháp luật, phản ánh về tác hại của rượu, bia đối với người
tham gia giao thông, tình hình TNGT, tình hình TTATGT trong các dịp cao điểm,
hoạt động của các loại tội phạm trên các tuyến giao thông....
c) Bộ GTVT đã chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết,
linh hoạt để triển khai các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông, trong
đó chú trọng phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện tuyên
truyền về các nội dung mới được dự thảo quy định trong Dự án Luật Đường bộ. Bộ
GTVT đã chỉ đạo các cơ quan của Bộ phối hợp với Quỹ phòng chống thương vong
Châu Á (AIP) xây dựng, hoàn thiện cuốn tài liệu “Sổ tay an toàn giao thông khu
vực trường học” gửi Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện
các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông khu vực trường học trên địa bàn của địa
phương.
d) Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban ATGT
Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam triển khai Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ
cười ngày mai” dành cho giáo viên và học sinh của 63 tỉnh thành cấp THPT và cấp
THCS và chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” dành cho học sinh
tiểu học năm học 2021-2022; phối hợp với Công ty Honda Việt Nam tổ chức tuyên
truyền pháp luật về ATGT, hướng dẫn lái xe mô tô an toàn cho học sinh, sinh
viên tại các tỉnh, thành phố. Phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia, Công ty Honda
Việt Nam tổ chức Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền đội mũ bảo hiểm
dành cho học sinh tiểu học với chủ đề “Đội mũ xinh - Bảo vệ chúng mình” nằm
trong khuôn khổ chương trình Sân chơi An toàn giao thông. Tổng kết Chương trình
“Tôi yêu Việt Nam” dành cho trẻ mầm non về kết quả triển khai năm thí điểm 23 tỉnh
cho 1.500.552 trẻ. Tổng kết 03 năm thực hiện tăng cường bảo đảm TTATGT và chống
ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 đối với cấp tiểu học. Tổ chức tập huấn
“Tài liệu điện tử giáo dục an toàn giao thông” cho giáo viên tiểu học tại Nghệ
An và truyền trực tuyến đến 375 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố.
đ) Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan truyền
thông trong Quân đội phối hợp với các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về TTATGT: Luật Phòng, chống tác hại
của rượu, bia, các quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ và nhiều tin bài phản ánh hoạt động thực hiện Cuộc Vận động 50 và ATGT
trong toàn quân trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí chuyên
ngành...
e) Bộ Tư pháp chỉ đạo thực hiện lồng ghép nội dung
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT trong kế hoạch công tác phổ biến
giáo dục pháp luật của ngành Tư pháp và Kế hoạch công tác năm 2022 của các đơn
vị thuộc Bộ Tư pháp. Ngoài ra, Bộ Tư pháp ban hành văn bản quán triệt việc
nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT tại các cuộc
giao ban, sinh hoạt đoàn thể, chi bộ....
g) Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng
nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đã kịp thời đưa tin về tình hình TTATGT
trong các bản tin thời sự hàng ngày, cảnh báo các nguy cơ cao gây TNGT, hướng dẫn
các biện pháp phòng tránh TNGT trong đợt cao điểm, thời lượng về an toàn giao
thông được tăng lên và nhiều chuyên mục mới đã được xây dựng.
h) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
các cấp đã tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các cơ quan thông
tin đại chúng, Ban ATGT các tỉnh, các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động
cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện các
quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT, nhiều mô hình hay đã được nhân rộng
và phát huy hiệu quả như: mô hình “tổ tự quản”, “đoạn đường tự quản”, “khu dân
cư bảo đảm an toàn giao thông”, “khu dân cư 6 không” tại Quảng Ngãi, tiếp tục củng
cố và duy trì của các tổ tự quản; tranh thủ người có uy tín trong đồng bào dân
tộc thiểu số, các chức sắc tôn giáo, trưởng các tộc họ trong việc tuyên truyền,
vận động toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT.
i) Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy
ban ATGT Quốc gia tổ chức Lễ phát động hưởng ứng các hoạt động an toàn giao
thông năm 2022 tại Vĩnh Phúc. Tổ chức chung kết Liên hoan các đội tuyên truyền
măng non và tổng kết cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Thiếu nhi Việt Nam với an
toàn giao thông” năm 2021, tổ chức Ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao
thông” tại Cần Thơ, Nghệ An và phát động Cuộc thi Đề xuất các giải pháp “Ứng dụng
công nghệ trong công tác đảm bảo TTATGT” 2022.
k) Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tiếp tục
đẩy mạnh triển khai thực hiện cuộc vận động “Cựu Chiến binh VN tham gia giữ
gìn TTATGT và xây dựng văn hóa giao thông”, tổ chức Hội nghị nhân rộng mô
hình, điển hình tiên tiến trong tham gia giữ gìn TTATGT và xây dựng văn hóa
giao thông tại Phú Thọ và Bình Định. Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến về ATGT
đã được các cấp Hội Cựu Chiến binh cả nước triển khai hiệu quả như: “Đoạn đường
CCB tự quản”, “CCB tham gia cảnh giới điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ
dân sinh”, “Bến đò bình yên”, “Điểm trường an toàn giao thông” v.v....
l) Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Phụ nữ
Việt Nam đã chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ,
hội viên chấp hành quy định về an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao
thông. Trọng tâm là tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên và nhân dân nắm vững
và thực hiện nghiêm luật phòng, chống tác hại của rượu, bia; thực hiện nghiêm
quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp
điện.
m) Ban ATGT các tình, thành phố trực thuộc Trung
ương đã tích cực xây dựng kế hoạch triển khai tuyên truyền pháp luật ATGT năm
2022, chủ động phối hợp với các đơn vị, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công
tác tuyên truyền đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh với nhiều hình thức đa dạng,
phong phú. Ban ATGT các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo Đài truyền hình, Đài phát
thanh tỉnh tăng cường thời lượng, tin, bài tuyên truyền hoạt động bảo đảm
TTATGT dịp cao điểm. Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
TTATGT và phê phán các hành vi vi phạm thường gặp trong dịp lễ, tết như: vi phạm
nồng độ cồn, chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông bằng xe môtô, xe gắn máy...
4. Công tác thanh tra, TTKS, xử lý
vi phạm TTATGT
a) Ủy ban ATGT Quốc gia
Đã ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBATGTQG ngày 18
tháng 01 năm 2022 về kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm TTATGT và công tác chuẩn
bị phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân gắn với phòng, chống dịch COVID-19 trong
dịp Tết Nguyên Đán và mùa Lễ hội xuân Nhâm Dần 2022 và Kế hoạch số 210/
KH-UBATGTQG ngày 02 tháng 6 năm 2022 về kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm
TTATGT năm 2022; tổ chức đoàn công tác kiểm tra về công tác bảo đảm TTATGT
trong hoạt động vận tải khách từ bờ ra đảo và công tác kiểm tra tải trọng xe tại
Hải Phòng, Quảng Ninh và Kiên Giang, đoàn kiểm tra cũng nhận diện một số vấn đề
bất cập trong quản lý hoạt động vận tải từ bờ ra đảo; việc quản lý khối lượng vật
liệu khai thác và tải trọng xe tại các đầu mối theo Nghị định 158/2016/NĐ-CP
ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ;...
b) Bộ Công an
Đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT)
Công an các đơn vị, địa phương bố trí lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát
xử lý vi phạm TTATGT, tập trung vào các hành vi vi phạm là nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến tai nạn giao thông, như: vi phạm về nồng độ cồn, ma túy; chạy quá tốc độ;
không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; vi phạm về phần đường,
làn đường; chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện;
vi phạm các quy định về lắp đặt hệ thống báo hiệu, thiết bị tại đường ngang
trên tuyến đường sắt; vi phạm điều kiện an toàn tại các điểm thi công trên tuyến
đường sắt; xử lý phương tiện giao thông đường sắt hết hạn kiểm định; vi phạm
quy định về quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa; vi phạm quy định về đăng
ký, đăng kiểm, an toàn kỹ thuật phương tiện thủy nội địa; xử lý phương tiện thủy
chở quá vạch dấu mớn nước an toàn;...
- Kết quả xử lý vi phạm: lực lượng CSGT đã xử
lý 2.103.588 trường hợp (t/h) vi phạm TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy
nội địa, phạt tiền 2.825 tỷ 572 triệu đồng, tước 262.606 giấy phép lái xe, bằng,
chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 424.727 phương tiện các loại. So với cùng kỳ năm
2021, tiền phạt tăng 648 tỷ 637 triệu đồng (+29,8%), (phân tích kết quả xử lý
vi phạm hành chính, phụ lục số 01). Cụ thể:
+ Đường bộ: xử lý 2.056.992 trường hợp, phạt
tiền 2.756 tỷ 834,3 triệu đồng. Trong đó, có 202.179 trường hợp vi phạm nồng độ
cồn (chiếm 9,83%); 1.362 trường hợp lái xe dương tính với chất ma túy (chiếm 0,07%);
47.929 trường hợp chở hàng quá tải (chiếm 2,33%); 6.672 trường hợp vi phạm quy
định về đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện (chiếm 0,32%); 55.008 trường hợp
vi phạm làn đường, phần đường (chiếm 2,67%); 243.294 trường hợp chạy quá tốc độ
quy định (chiếm 11,83%);...
+ Đường sắt: xử lý 4.469 trường hợp, phạt tiền
2 tỷ 059,3 triệu đồng.
+ Đường thủy: xử lý 42.127 trường hợp, phạt
tiền 66 tỷ 678,3 triệu đồng.
c) Bộ GTVT đã chỉ đạo lực lượng Thanh tra triển
khai 05 đoàn thanh tra, trong đó tập trung kiểm tra về các lĩnh vực liên quan đến
bảo đảm TTATGT. Đặc biệt, thực hiện Văn bản số 1439/VPCP-CN ngày 07 tháng 3 năm
2022 của Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục đường thủy nội địa Việt
Nam và các Sở GTVT tăng cường kiểm tra hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách
trên đường thủy nội địa.
Từ ngày 15 tháng 12 năm 2021 đến ngày 14 tháng 9
năm 2022, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành và Thanh tra
các Sở GTVT đã thực hiện 62.521 cuộc thanh tra, kiểm tra; xử phạt vi phạm hành
chính 43.095 vụ với số tiền xử phạt trên 252 tỷ đồng; tạm giữ 275 ô tô; đình chỉ
hoạt động 57 bến thủy nội địa, 129 phương tiện thủy nội địa; giám sát 1.081 kỳ
sát hạch lái xe ô tô, 930 kỳ sát hạch lái xe mô tô6.
* Về kết quả triển khai, xử lý vi phạm, quản lý
phương tiện thông qua thiết bị giám sát hành trình:
- Tính tới ngày 06 tháng 9 năm 2022, trên cả nước
có 922.193 phương tiện thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình đã
truyền dữ liệu về Hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám
sát hành trình: kết quả xử lý vi phạm, trên cả nước có tổng số 9.463.938 lần vi
phạm tốc độ, tỷ lệ vi phạm tốc độ bình quân tính trên 1.000km là 0,74 lần/1.000km,
giảm 32,72% so với cùng kỳ năm 2021. Các Sở GTVT đã xử lý thu hồi phù hiệu đối
với 10.466 phương tiện, chấn chỉnh nhắc nhở đối với 19.529 phương tiện7. Bên cạnh đó, các Sở GTVT tiếp tục thực hiện tra cứu,
cung cấp dữ liệu của các phương tiện theo yêu cầu của các cơ quan Công an để phục
vụ công tác điều tra và đảm bảo an toàn giao thông trên cả nước.
* Về kết quả triển khai thực hiện quy định về việc
lắp đặt camera trên xe kinh doanh vận tải:
Bộ GTVT đã có văn bản số 13255/BGTVT-TTCNTT ngày 1
tháng 12 năm 2021 chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc thực hiện thí điểm
hệ thống xử lý dữ liệu hình ảnh từ camera theo quy định tại Nghị định số
10/2020/NĐ-CP. Hiện nay Tổng cục đường bộ Việt Nam (TCĐBVN) đã ký kết thỏa thuận
hợp tác với VNPT, Viettel thí điểm Hệ thống xử lý dữ liệu hình ảnh từ camera lắp
trên xe ô tô kinh doanh vận tải, đồng thời có hướng dẫn gửi các Sở GTVT kết hợp
tổ chức các hội nghị tập huấn để hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải thực
hiện truyền dẫn hình ảnh từ camera về máy chủ của Tổng cục ĐBVN. Đến nay, theo
báo cáo của các Sở GTVT, trên toàn quốc đã có khoảng 190.000 xe đã lắp đặt
camera và truyền dữ liệu về Tổng cục ĐBVN trên tổng số khoảng 205.000 xe phải lắp
camera (đạt 95%). Số phương tiện còn lại chưa lắp camera chủ yếu do tạm ngừng
kinh doanh vận tải hoặc đang sửa chữa bảo dưỡng dài ngày, chưa đưa vào hoạt động
kinh doanh vận tải.
d) Bộ Quốc phòng
Lực lượng chức năng trong Quân đội phối hợp với lực
lượng Cảnh sát giao thông, chỉ đạo các đơn vị kiểm tra 3.448 lượt xe ô tô quân
sự hoạt động ngoài doanh trại, chấn chỉnh, xử lý 72 lượt xe (2,09%) chưa chấp
hành tốt các quy định của Quân đội về sử dụng phương tiện quân sự khi tham gia
giao thông (cập nhật sổ theo dõi hoạt động của xe chưa kịp thời...).
5. Công tác đầu tư, xây dựng và quản
lý kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT)
a) Công tác đầu tư, xây dựng KCHTGT
Tính đến tháng 9 năm 2022, Bộ GTVT đã chỉ đạo các
Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan tiến hành khởi công 09
công trình, dự án mới: Cầu Rạch Miễu 2; Dự án tuyến nối QL91 và tuyến tránh
thành phố Long Xuyên; Hạng mục cầu vượt nút giao với QL39 thuộc dự án cầu Hưng
Hà và đường dẫn 2 đầu cầu, tỉnh Hưng Yên...; đồng thời hoàn thành thi công
xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng 08 dự án: Dự án TP1, TP2 cải tạo, nâng
cấp QL25, tỉnh Phú Yên; Dự án cải tạo, nâng cấp QL37 đoạn Vĩnh Bảo - Gia Lộc,
thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương; Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ
cánh, đường lăn cảng HKQT Nội Bài và cảng HKQT Tân Sơn Nhất...
b) Công tác quản lý, khai thác KCHTGT
Bộ GTVT đa phê duyệt Kế hoạch bảo trì KCHTGT năm
2022 đối với hệ thống quốc lộ, Đường thủy nội địa, Hàng hải, Đường sắt, Hàng
không và giao Tổng cục ĐBVN (từ 01/10/2022 là Cục Đường bộ Việt Nam), các Cục
Quản lý chuyên ngành triển khai thực hiện theo quy định nhằm quản lý, bảo trì hệ
thống kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo giao thông an toàn thông suốt trên cả
5 lĩnh vực; đồng thời chỉ đạo các đơn vị tổ chức vận hành khai thác và bảo trì
KCHTGT nhằm bảo vệ kết cấu công trình và đảm bảo ATGT, trong đó đặc biệt chú ý
về công tác xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, các vị trí đường ngang giao với
đường sắt..., cụ thể:
- Lĩnh vực đường bộ: trong 9 tháng đầu năm
đã xử lý 45 điểm đen, trong đó có 08 điểm tiềm ẩn TNGT thực hiện theo kiến nghị
của lực lượng CSGT và chính quyền địa phương8.
- Về lĩnh vực đường sắt: tính đến 31 tháng 8
năm 2022 đã phối hợp cùng địa phương thực hiện: rào thu hẹp tại 1.455/1.808 vị
trí (đạt 80,47%); cắm biển “CHÚ Ý TÀU HỎA” tại 2.969/3.623 vị trí (đạt 81,94%);
tổ chức cảnh giới ATGT tại 376/601 vị trí giao cắt (62,56%); cắm biển hạn chế
phương tiện cơ giới tại các lối đi tự mở công cộng có chiều rộng ≥ 3m là:
187/755 vị trí (24,7%); Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT các địa phương đã
sửa chữa, bổ sung lắp đặt 1.336/1.438 biển W210, 1.602/1.776 biển W211,
524/1.562 biển W243a,b,c tại các đường ngang, biển hạn chế phương tiện cơ giới
187/753; xây dựng gồ, gờ giảm tốc tại 746/1.543 vị trí giao cắt đường sắt với
đường bộ; đã kết nối duy trì tín hiệu đường bộ - đường sắt tại 39 điểm; trên
các tuyến đường sắt hiện còn tồn tại: 08 điểm đen, 1.282 điểm tiềm ẩn có nguy
cơ xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
- Về lĩnh vực đường thủy nội địa: hiện triển
khai kiểm tra, bàn giao mặt bằng; lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, tổ chức đấu thầu và triển khai thi
công các dự án bảo trì tuyến đường thủy nội địa (ĐTNĐ) quốc gia năm 2022; kiểm
tra, thực hiện các công tác nghiệp vụ thanh thải chướng ngại vật, sửa chữa kè,
nạo vét đảm bảo giao thông theo kế hoạch năm 2022 như: sửa chữa kè: K2A, cụm kè
Nghĩa Chi-sông Đuống, các công hình thanh thải trụ cũ cầu Đuống, sông Đuống,
bãi đá ngầm km11, km41+500 thuộc sông Lô, nạo vét đảm bảo giao thông kênh rạch
Cái Côn - Quản Lộ Phụng Hiệp, sông Tắc Thủ - Gành Hào...
- Về lĩnh vực hàng hải: hiện đang tiếp tục
triển khai các dự án được phân bổ vốn 2021-2025 trong kế hoạch năm 2022, như: dự
án Đóng mới 01 tàu chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn hoạt động xa bờ; dự án thiết lập
Đài vệ tinh Cospas Sarsat thế hệ mới MEOLUT; dự án đầu tư xây dựng các đèn biển
Đá Lát, Tư Chính A, Tư Chính B, Phúc Nguyên, Mũi La Gàn, bãi cạn Cà Mau, Trường
Sa Đông, Phan Vinh, Sậu Đông, Lạch Ghép, Lạch Quèn, Cửa Vạn, Hòn La; dự án Xây
dựng Hệ thống thông tin quản lý KCHTGT hàng hải; dự án đầu tư 02 tàu tiếp tế,
kiểm tra trên biển khu vực Trường Sa, các đảo xa bờ khu vực phía Nam và các đảo
xa bờ khu vực phía Bắc và các dự án nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải.
- Về lĩnh vực hàng không: hiện đang triển
khai 13 kế hoạch bảo trì công trình hàng không năm 2022 trên tổng số 20 đơn vị
trực thuộc.
6. Công tác quản lý vận tải, đăng
ký, đăng kiểm phương tiện và công tác đào tạo, cấp giấy phép lái xe (GPLX); cấp
giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người
lái
a) Công tác quản lý Vận tải:
- Về tình hình chung: công tác quản lý vận tải cơ bản
đáp ứng và phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm TTATGT gắn với
phòng, chống dịch COVID- 19, năng lực vận chuyển và chất lượng dịch vụ được
nâng cao, bảo đảm an toàn và giao thông thông suốt, ngay cả trong các ngày cao điểm
phục vụ Tết và các dịp cao điểm về nhu cầu vận tải (30/4 - 1/5; giỗ tổ Hùng
Vương; sự kiện Seagames 2022, nghỉ hè 2022, nghỉ lễ 2/9), không xảy ra hiện tượng
người dân không có phương tiện đi lại; các phản ánh về tình trạng nhồi nhét
hành khách, chở quá tải, thu giá vé cao giảm nhiều so với các năm trước đây;
tình hình an ninh, trật tự tại các bến, nhà ga, cảng hàng không, trên các tuyến
vận tải, trên các phương tiện vận tải hành khách được duy trì tốt; công tác
phòng, chống dịch COVID-19 tại bến tàu, bến xe, ga, cảng, đơn vị vận tải tiếp tục
được duy trì và đạt hiệu quả cao.
Trên cơ sở Kế hoạch, các văn bản chỉ đạo của Bộ
GTVT, các Sở GTVT đã xây dựng kế hoạch và các văn bản chỉ đạo triển khai tập
trung vào các nội dung trọng tâm như: kế hoạch phục vụ công tác vận tải để chỉ
đạo hoạt động của các bến xe, đơn vị kinh doanh vận tải; kế hoạch, phương án xe
ô tô dự phòng, tăng cường; công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo TTATGT; công
tác quản lý giá cước vận tải; phối hợp công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả;
phân công trực số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin...
- Đối với hoạt động vận tải trong tình hình mới:
xác định ngành GT-VT là ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế, luôn
phải “đi trước mở đường” tạo điều kiện cho các ngành kinh tế đất nước phát triển,
đặc biệt trong bối cảnh kinh tế xã hội phục hồi nhanh sau dịch Covid-19; trong
9 tháng đầu năm, Bộ GTVT tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19; ban hành
các Quyết định hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đảm bảo thích ứng
an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid 19: Quyết định 362/QĐ-BGTVT
ngày 24 tháng 3 năm 2022 (lĩnh vực đường sắt); Quyết định số 359/QĐ-BGTVT ngày
22 tháng 3 năm 2022 (lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải); Quyết định
số 372/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 3 năm 2022 (đối với các chuyến bay nội địa thuộc
lĩnh vực hàng không); phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm soát dịch
đối với hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa,
hàng hải, hàng không; phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân và doanh nghiệp sản
xuất, đảm bảo thông suốt, an toàn sau dịch bệnh, nhằm đảm bảo vận tải hành
khách và hàng hóa liên tỉnh cũng như quốc tế dần trở lại ổn định bình thường.
b) Công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện
* Công tác đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ
- Hiện nay, công tác đăng ký phương tiện cơ giới đường
bộ đã triển khai phân cấp đăng ký xe ô tô cho 594 Công an cấp huyện và đăng ký
xe mô tô, xe gắn máy cho 701 Công an cấp huyện, 3.420 Công an cấp xã có đủ điều
kiện. Tính đến 15 tháng 9 năm 2022, toàn quốc đăng ký mới 445.268 ô tô,
2.316.322 mô tô, xe máy, 156.918 xe máy điện; nâng tổng số xe đã đăng ký tính đến
ngày 14 tháng 9 năm 2022 là 5.415.697 ô tô, 70.967.812 mô tô, xe máy và
1.920.911 xe máy điện.
* Công tác đăng kiểm phương tiện
Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) và các đơn vị chức
năng của Cục tiếp tục phối hợp với lực lượng Công an, Thanh tra giao thông đưa
vào cảnh báo các phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ, phương tiện liên quan đến các vụ án; tiếp tục thực hiện công khai thông tin
phương tiện vi phạm hành chính thông qua đường dây nóng và trang thông tin điện
tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam; tiếp tục duy trì việc kiểm tra, giám sát hoạt động
của các Trung tâm đăng kiểm phương tiện thông qua mạng kiểm định và qua hệ thống
Camera giám sát trực tuyến. Đồng thời đang tiến hành rà soát công tác kiểm định
đối với tàu cao tốc nói chung và tàu cao tốc hoạt động tại tuyến Hội An - Cù
Lao Chàm nói riêng; tập trung kiểm tra định kỳ các phương tiện đường sắt đô thị
thuộc tuyến Cát Linh - Hà Đông và các phương tiện đường sắt đô thị nhập khẩu.
Theo số liệu thống kê trong 09 tháng đầu năm 2022,
số lượt phương tiện đường bộ vào kiểm định là 3.631.485 phương tiện trong đó
3.284.881 lượt phương tiện kiểm định đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và 346.604
lượt phương tiện kiểm định không đạt tiêu chuẩn ở lần kiểm định thứ nhất phải
khắc phục sửa chữa.
Về cơ cấu phương tiện vận tải đường bộ, trong tổng
số hơn 5.4 triệu xe ô tô đăng ký: xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống chiếm khoảng 60%,
xe khách từ 10 chỗ trở lên chiếm 4%, xe tải chiếm 36%. Về đường sắt khổ 1000 mm
hiện có 354 đầu máy và 5426 toa xe hàng, 1050 toa xe khách; với khổ 1435 mm, có
19 đầu máy, 322 toa xe hàng, 58 toa xe khách. Số lượng phương tiện thủy nội địa
là 233737 tàu (năm 2020). Đội tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam là 1.262 tàu
(năm 2020). Đội tàu bay có 256 chiếc (năm 2020). 9
Đối với phương tiện có thay đổi hình dáng, kết cấu
của xe giữa hai kỳ kiểm định, Bộ GTVT đã tiếp tục chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt
Nam phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông
tăng cường kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm theo quy định khi phát hiện các vi
phạm.
Các lĩnh vực khác: trong 09 tháng đầu năm 2022, số
lượng phương tiện thủy nội địa được kiểm tra giám sát kỹ thuật là 28.115 lượt;
lĩnh vực tàu biển là 1.674 lượt tàu biển; lĩnh vực đường sắt có 2.950 phương tiện
được đăng kiểm.
- Bộ Quốc phòng thực hiện nghiêm công tác kiểm định
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô quân sự; chất lượng công
tác kiểm định được nâng lên, bảo đảm độ tin cậy trong khai thác, sử dụng của
các cơ quan, đơn vị: Kiểm định được 31.249 lượt xe, số lượt xe đạt yêu cầu là
29.779 xe (95,3%), số lượt xe phải sửa chữa, kiểm định lần 2 là 1.470 xe
(4,7%).
c) Công tác đào tạo, cấp Giấy phép lái xe (GPLX); cấp
giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người
lái
- Lĩnh vực đường bộ: đã phối hợp với các cơ
quan, đơn vị triển khai dịch vụ công mức độ 4 đổi giấy phép lái xe trên cổng dịch
vụ công quốc gia; phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp công nghệ thông tin để
tiếp tục nghiên cứu, xây dựng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để
chuyển giao cho các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch hướng dẫn học viên để
nâng cao chất lượng công tác đào tạo sát hạch lái xe; phối hợp với Cục Cảnh sát
Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an kết nối, tích hợp Cơ sở
dữ liệu (CSDL) giấy phép lái xe với CSDL Quốc gia về dân cư theo tiến độ yêu cầu
của Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc các cơ sở đào tạo lái xe triển khai lắp thiết
bị trên xe tập lái để giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe
trên đường của từng học viên; chỉ đạo các Sở GTVT tăng cường quản lý công tác
đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1 để nâng cao chất lượng; ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giám sát công tác đào tạo, sát hạch,
cấp giấy phép lái xe nhằm nâng cao chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân. Tính đến 14 tháng 9 năm 2022, đã thực hiện tiếp nhận 23.117 hồ sơ,
trong đó có 16.666 hồ sơ cấp GPLX trong nước; 5.464 hồ sơ cấp GPLX quốc tế, 89
hồ sơ cấp Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe (SHLX) đủ điều kiện hoạt động,
664 hồ sơ cấp giấy phép xe tập lái và 234 Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực
hành lái xe.
Tính đến 9/2022 ngành GTVT đã cấp tổng số 42617
GPLX Quốc tế, 62.951.375 GPLX quốc gia, trong đó có 50.870.881 GPLX mô tô và
12.080.494 GPLX ô tô. Trong tổng số GPLX ô tô, GPLX kinh doanh vận tải (từ hạng
B2 trở lên) chiếm trên 90 %.
- Đối với các lĩnh vực khác: tiếp nhận và xử
lý hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận
khả năng chuyên môn (GCNKNCM), chứng chỉ chuyên môn (CCCM) theo quy định; tiếp
tục tổ chức thẩm định cấp giấy chứng nhận (GCN) cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch
vụ đào tạo theo quy định. Cụ thể: lĩnh vực hàng không dân dụng có 02 máy
bay đăng ký mới quốc tịch Việt Nam, tổ chức sát hạch cấp, gia hạn giấy phép và
năng định cho 1.602 người lái, nhân viên thuộc lĩnh vực tàu bay và khai thác
tàu bay; lĩnh vực đường sắt đã thực hiện cấp, cấp lại, thu hồi xóa 89 giấy
chứng nhận đăng ký phương tiện và cấp mới cấp lại 90 giấy phép lái tàu; lĩnh
vực đường thủy nội địa đăng ký 2.015 phương tiện, cấp 16.296 GCNKNCM, CCCM10, tính đến ngày 14 tháng 9 năm 2022: tổng số
GCNKNCM, CCCM được cấp là: 470.236 chiếc, trong đó bao gồm: 239.351 GCNKNCM và
230.885 CCCM; lĩnh vực hàng hải, tính đến 14 tháng 9 năm 2022, có tổng số giấy
GCNKNCM còn hiệu lực là 62.754 giấy.
d) Kết quả lắp đặt và vận hành hệ thống thu phí
không dừng
- Tình hình lắp đặt: Đến thời hiện tại, toàn
bộ 141 trạm thu phí trên toàn quốc đủ điều kiện triển khai với tổng số làn thu
phí là 801 làn thu phí đã được đầu tư, lắp đặt hoàn thiện thiết bị thu phí điện
tử không dừng (66 Trạm/382 làn thu phí do Bộ GTVT quản lý; 29 trạm/117 làn do
VEC quản lý và 46 Trạm/302 làn do địa phương quản lý). Toàn bộ các trạm thu phí
mở trên các tuyến quốc lộ đã được vận hành thu phí điện tử theo phương án chỉ
duy trì 01 làn thu phí hỗn hợp trên mỗi chiều xe chạy; các tuyến cao tốc đã thực
hiện thu phí điện tử không dừng toàn bộ từ ngày 01/8/2022 theo đúng chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ.
- Tình hình dán thẻ đầu cuối: Tính đến ngày
31 tháng 8 năm 2022, số lượng phương tiện đã được dán thẻ đầu cuối trên toàn quốc
khoảng 3.854.111 phương tiện (đạt tỷ lệ khoảng 84%). Đã đạt được mục tiêu trong
năm 2022 có khoảng 80-90% số lượng phương tiện dán thẻ theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ. Trong thời gian tới khi số lượng phương tiện dán thẻ đầu cuối, tham
gia dịch vụ thu phí điện tử không dừng tăng cao, hiệu quả của hệ thống sẽ được
phát huy tốt hơn nữa.
- Tình hình vận hành: Cơ bản tình hình hệ thống
thu phí điện tử không dừng tại các trạm thu phí vận hành ổn định. Việc chỉ thu
phí điện tử không dừng đã giúp các phương tiện lưu thông qua trạm nhanh hơn,
không phải dừng lại trả phí như trước đây nên không gây ra ùn tắc tại trạm, giảm
tải trong công tác đổi tiền lẻ, bảo quản tiền mặt tại các trạm thu phí. Đơn cử,
trong tháng 8/2022, tổng lưu lượng sử dụng thu phí điện tử không dừng đạt
28.370.408 lượt phương tiện tương ứng với 83% trên tổng lưu lượng phương tiện
qua các trạm thu phí trên toàn quốc.
7. Công tác kiểm soát tải trọng
phương tiện (KSTTPT)
Bộ Công an đã ban hành và triển khai Kế hoạch số
299/KH-BCA-C08 ngày 13/6/2022 về cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm
TTATGT, như: (1) bảo đảm TTATGT của lực lượng Công an nhân dân; (2) tuần tra kiểm
soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề “người điều khiển xe trên đường mà trong cơ
thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn”; (3) tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm
theo chuyên đề chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện
trên đường bộ; (4) phòng, chống đua xe trái phép. Hiện nay công tác kiểm soát xử
lý vi phạm xe quá tải đang được các lực lượng CSGT các địa phương triển khai đồng
loạt và thu lại nhiều kết quả rất tích cực. Dự kiến Kế hoạch sẽ được tổng kết
trong tháng 10 năm 2022.
Để tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương
tiện, Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết
liệt các nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát tải trọng phương tiện theo chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2016 và Chỉ
thị số 03/CT-BGTVT ngày 12 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc tăng
cường kiểm soát tải trọng xe; yêu cầu các đơn vị trong ngành triển khai kế hoạch
cao điểm kiểm soát tải trọng xe trong phạm vi toàn quốc từ ngày 15/6 đến ngày
15/7 năm 2022, cụ thể:
- Lĩnh vực đường bộ: trong 06 tháng đầu năm
202211, các Trạm KTTTX lưu động, cố định, Thanh
tra các Sở GTVT và Công chức Thanh tra các Cục QLĐB sử dụng cân xách tay đã tiến
hành kiểm tra 19.556 xe, trong đó có 2.436 xe vi phạm, tước 463 giấy phép lái
xe, xử phạt nộp kho bạc nhà nước 13,82 tỷ đồng.
- Về lĩnh vực hàng hải: trong 9 tháng đầu
năm 2022 các đơn vị chức năng của Cục Hàng hải Việt Nam đã chủ trì thực hiện
1.221 cuộc kiểm tra, kiểm soát tải trọng và phối hợp với Thanh tra Sở GTVT thực
hiện 41 cuộc kiểm tra tải trọng. Kết quả đã xử phạt 18 trường hợp chở hàng quá
tải trọng cho phép và đã tiến hành xử phạt theo quy định.
- Về lĩnh vực đường sắt: các đơn vị chức
năng ngành đường sắt đã chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nhiều
biện pháp để kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, ngăn chặn và xử lý các
trường hợp vi phạm; các đơn vị đã tổ chức 05 lượt cân kiểm tra tải trọng toa xe
(với 129 toa xe được cân), qua kiểm tra không phát hiện các trường hợp vi phạm
về tải trọng phương tiện.
* Lực lượng CSGT: thông qua hoạt động tuần tra, kiểm
soát, lực lượng CSGT cả nước đã xử lý 71.524 trường hợp vi phạm chở hàng quá tải
trọng phương tiện (chiếm 3,03% các hành vi vi phạm).
8. Tình hình tai nạn giao thông và
ùn tắc giao thông
a) Tai nạn giao thông
* Về số liệu thống kê tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông 09 tháng đầu năm 2022 (tính từ
ngày 15 tháng 12 năm 2021 đến 14 tháng 9 năm 2022), theo báo cáo nhanh của Cục
Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt
Nam, Bộ Giao thông vận tải: toàn quốc xảy ra 8.313 vụ tai nạn giao thông, làm
chết 4.714 người, bị thương 5.546 người. So với 9 tháng đầu năm 2021, số vụ
TNGT tăng 140 vụ (1,71%), tăng 518 người chết (12,35%), giảm 104 người bị
thương (-1,84%). Trong đó:
- Đường bộ: xảy ra 8.206 vụ, làm chết 4.606
người, bị thương 5.524 người. So với cùng kỳ năm trước tăng 133 vụ (1,65%),
tăng 489 người chết (11,88%), giảm 112 người bị thương (-1,99%).
- Đường sắt: xảy ra 76 vụ, làm chết 55 người,
bị thương 19 người. So với cùng kỳ năm trước tăng 22 vụ (40,74%), tăng 12 người
chết (27,91%), tăng 6 người bị thương (46,15%).
- Đường thủy: xảy ra 26 vụ, làm chết 41 người,
bị thương 3 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 13 vụ (-33,33%), tăng 15 người
chết (57,69%), tăng 2 người bị thương (200%).
- Hàng hải: xảy ra 5 vụ, làm chết và mất
tích 12 người. So với cùng kỳ giảm 2 vụ (-28,57%), tăng 2 người chết và mất
tích (20%), số người bị thương không thay đổi (0/0).
- Hàng không: tính đến hết tháng 8 năm 2022,
có tổng cộng 71 sự cố hàng không, trong đó có 01 tai nạn mức độ A (trong hoạt động
bay huấn luyện, không gây thiệt hại về người), 05 sự cố uy hiếp an toàn mức C,
65 sự cố uy hiếp an toàn mức D. So với cùng kỳ năm 2021, số lượng sự cố hàng
không tăng 115%.
* TNGT 9 tháng đầu năm 2022 so với 9 tháng đầu
năm 2019 (thời điểm trước khi bùng phát dịch bệnh COVID-19), số vụ TNGT giảm
4.362 vụ (-52,5%), giảm 945 người chết (-20%), giảm 4.073 người bị thương
(-73,4%).
* Phân tích nguyên nhân tai nạn giao thông đường
bộ (phân tích trên 7.793 vụ): Có 14,44% do người điều khiển phương tiện đi
sai làn đường, phần đường; 8,25% do vi phạm quy định an toàn giao thông khi
chuyển hướng; 4,54% do vượt xe sai quy định; 3,57% do vi phạm tốc độ khi điều
khiển phương tiện; 1,69% do sử dụng rượu, bia, chất kích có cồn; 0,03% do sử dụng
ma túy, chất gây nghiện; 0,45% do dừng đỗ sai quy định; 0,08% do phương tiện
không đảm bảo ATKT; 0,13% do công trình giao thông đường bộ không đảm bảo an
toàn; 1,91% do người đi bộ sang đường sai quy định; 30,22% nguyên nhân khác;
34,7% chưa xác định được nguyên nhân (phụ lục số 02).
* Tình hình tai nạn giao thông theo địa phương (tính
từ ngày 15 tháng 12 năm 2021 đến 14 tháng 9 năm 2022): có 28 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2021,
trong đó 11 địa phương giảm trên 15% số người chết là: Thái Nguyên, Lai Châu, Bắc
Kạn, Cà Mau, Đăk Nông, Trà Vinh, Vĩnh Long, Quảng Bình, Hải Dương, Tuyên Quang,
Thái Bình. Đặc biệt: Thái Nguyên, Lai Châu và Bắc Kạn giảm trên 30% số người chết
do TNGT.
Tuy nhiên, có 30 địa phương có số người chết do
TNGT tăng so với cùng kỳ 2021, trong đó có 13 tỉnh, thành phố có số người chết
tăng trên 30% là: Khánh Hòa, Cần Thơ, Thừa Thiên - Huế, Phú Thọ, thành phố Hồ
Chí Minh, Bình Định, Sóc Trăng, An Giang, Hậu Giang, Bình Dương, Yên Bái, Điện
Biên, Đà Nẵng (phụ lục số 03).
b) Tình hình ùn tắc giao thông
- Sau khi triển khai thu phí không dừng trên toàn
quốc, vào dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9/2022 mặc dù lưu lượng phương tiện giao
thông tăng cao, nhưng mức độ ùn tắc giao thông giảm rất nhiều so với dịp nghỉ lễ
30/04/2022.
Nếu vào dịp nghỉ lễ 30/04/2022, ùn tắc giao thông
trên vành đai 3 của Hà Nội kéo dài từ 2-4h vào cao điểm, khu vực nút giao Pháp
Vân xảy ra ùn tắc kéo dài từ tối ngày hôm trước tới sáng ngày hôm sau, tại các
trạm thu phí xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài thì vào dịp nghỉ lễ 02/09/2022
tình trạng ùn tắc tại các trạm thu phí cơ bản không còn, ùn tắc trên các vành
đai và trục chính được kéo giảm rất nhiều (trên nhiều hành lang từ mức 2-4h xuống
chỉ còn 15-20 phút), giao thông trên các tuyến cao tốc cơ bản thông thoáng. Kết
quả này thể hiện sự đúng đắn và hiệu quả của chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ trong việc thực hiện thu phí không dừng tại tất cả các tuyến đường bộ
cao tốc và quốc lộ có thu phí trên toàn quốc.
- Tại thành phố Hà Nội còn có hiện tượng ùn tắc cục
bộ tại các tuyến đường đang thi công xây dựng (như: đoạn tuyến thi công tuyến
đường sắt trên cao, đoạn thi công nút giao hầm Lê Văn Lương), đặc biệt vào
những ngày trời mưa lớn thì hiện tượng ùn tắc giao thông diễn ra trên diện rộng
và thời gian ùn tắc kéo dài, nhiều phương tiện chết máy, ngập nước gây thiệt hại
cho chủ phương tiện.
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: tình hình ùn tắc cũng
có gia tăng, đặc biệt là ùn tắc trên các tuyến phố chính, trong và ngoài cảng
hàng không Tân Sân Nhất đôi lúc xảy ra ùn tắc trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán
2022, kỳ nghỉ lễ 30/4 và 01/5, 02/9. Sau những ảnh hưởng khó khăn do dịch
COVID-19 gây ra, cùng với việc tăng giá nhiên liệu (xăng, dầu) nhiều lái xe
taxi, xe công nghệ đã dừng hoạt động, dẫn đến thiếu xe taxi, xe hợp đồng điện tử
phục vụ nhu cầu của hành khách đến và đi tại cảng hàng không Tân Sân Nhất vào một
số khung giờ cao điểm, kết nối vận tại hành khách công cộng bằng xe buýt tại
sân bay còn hạn chế nên cũng gây ra ùn tắc tại khu vực cảng hàng không.
Nhìn chung tại 02 thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh vào
một số ngày như: ngày thứ 2, thứ 6 hàng tuần hoặc mưa to, triều cường dâng cao
gây ngập một số tuyến phố, ngày tổ chức các sự kiện lớn, lễ hội lớn trên địa
bàn (dẫn đến lưu lượng tham gia giao thông tăng cao) thường xảy ra ùn tắc giao
thông kéo dài.
- Theo thống kê của Cục CSGT, Bộ Công an, tính đến
ngày 15 tháng 9 năm 2022, toàn quốc xảy ra 68 vụ ùn tắc giao thông kéo dài; giảm
09 vụ so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân: do tai nạn giao thông, sự cố phương
tiện: 43 vụ (chiếm 70,6%), ảnh hưởng của thiên tai: 13 vụ (chiếm 19,1%), lưu lượng
phương tiện đông: 09 vụ (chiếm 13,2%); thi công sửa chữa đường: 02 vụ (chiếm
2,9%), nguyên nhân khác: 01 vụ (chiếm 1,5%).
c) Tình hình tội phạm trong bảo đảm TTATGT
- Chống lại CSGT đang thi hành công vụ, xảy ra 21 vụ,
làm 09 đồng chí bị thương; bắt giữ 21 đối tượng12.
- Đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, gây rối
trật tự công cộng, phát hiện, ngăn chặn và xử lý 132 vụ với 2.464 đối tượng có
hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng, chạy xe thành đoàn với tốc độ cao,
có dấu hiệu đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng. Trong đó, đã khởi tố
09 vụ, 66 đối tượng (03 vụ tổ chức đua xe trái phép, 26 đối tượng; 01 vụ đua xe
trái phép, 02 đối tượng; 04 vụ gây rối trật tự công cộng, 37 đối tượng; 01 vụ
chống người thi hành công vụ, 01 đối tượng); xử lý hành chính 123 vụ.
d) Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
Cơ quan Cảnh sát giao thông và Cảnh sát điều tra
các cấp đã khỏi tố 3.531 vụ, 3.556 bị can. Kết thúc điều tra, chuyển Viện Kiểm
sát nhân dân truy tố 2.601 vụ, 2.662 bị can (Tòa án nhân dân các cấp đã xét
2.761 vụ, 2.893 bị cáo).
9. Đánh giá chung
a) Kết quả đạt được
Năm 2022, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã từng bước
được kiểm soát, kinh tế xã hội từng bước được phục hồi và tăng trưởng trở lại
trạng thái bình thường của năm 2019, năm trước khi có đại dịch COVID-19 xuất hiện.
Ngoài ra, năm 2022 diễn ra nhiều sự kiện văn hóa xã hội lớn quy mô quốc tế,
như: Seagames 31, các kỳ nghỉ lễ dài ngày (nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên
đán Nhâm Dần (nghỉ 09 ngày), nghỉ 30/4-1/5 và nghỉ quốc khánh 02/9),..., đã
góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại, du lịch và sự gia tăng mạnh mẽ của nhu
cầu giao thông, cũng như số lượng phương tiện cá nhân tham gia giao thông, tạo
áp lực lớn lên nhiệm vụ bảo đảm TTATGT năm 2022, mặc dù kết quả bảo đảm TTATGT
so với năm 2021 chưa đạt chỉ tiêu đề ra, song nếu so với cùng kỳ năm 2019 (Trước
thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19) thì TNGT lại giảm rất sâu cả 03 tiêu chí, cụ
thể: giảm 4.362 vụ (- 52,5%), giảm 945 người chết (-20%), giảm 4.073 người
bị thương (-73,4%). Bên cạnh đó, số vụ ùn, tắc giao thông trên toàn quốc
được kéo giảm so với cùng kỳ năm 2021 sau khi triển khai thu phí không dừng
trên phạm vi toàn quốc. Tình hình vi phạm về chở quá tải trọng xe tại các địa
phương đã được xử lý và có chuyển biến rất tích cực.
Để đạt được những kết quả trên là do:
- Một là, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã có những chỉ đạo kịp thời, sát sao
và sự vào cuộc nghiêm túc của Đảng bộ, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp
trong công tác triển khai, thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT. Việc chọn và
xác ánh chủ đề Năm An toàn giao thông 2022 là “Xây dựng văn hóa giao thông an
toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đã góp phần tăng cường hiệu lực,
hiệu quả, trách nhiệm trong việc thực thi pháp luật về TTATGT, cũng như hạn chế
lây nhiễm dịch COVID-19 trong quá trình tham gia giao thông.
- Hai là, ngay từ những tháng đầu năm, Bộ
Công an đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông chủ động xây dựng và triển
khai 03 Kế hoạch chuyên đề về xử lý vi phạm TTATGT. Đặc biệt, Bộ Công an, Bộ
GTVT và các địa phương đã đồng loạt ra quân tập trung xử lý các vi phạm về nồng
độ cồn, tốc độ, cơi nới thùng xe, chở quá tải, quá khổ..., trong đó tiến hành gửi
thông báo về cơ quan khi phát hiện các trường hợp đảng viên, công chức, viên chức,
lực lượng vũ trang vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện
giao thông.
- Ba là, công tác đầu tư, xây dựng phát triển
KCHTGT và quản lý, khai thác KCHTGT tiếp tục được quan tâm, đặc biệt là các
công tác tổ chức giao thông, bảo trì sửa chữa kết cấu hạ tầng, trong đó chú trọng
tập trung xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, lối đi tự mở trái phép qua đường
sắt, điều tiết giao thông các vị trí xung yếu trên đường thủy... nhằm đảm bảo điều
kiện an toàn cho mạng lưới KCHTGT từ trung ương đến địa phương.
- Bốn là, công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về TTATGT tiếp tục được quan tâm và đẩy manh, Ủy ban ATGT Quốc
gia và các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội đã kịp thời chuyển
đổi nội dung và hình thức tuyên truyền, đặc biệt là áp dụng hình thức tuyên truyền
trực tuyến, tuyên truyền trên các nền tảng kỹ thuật số, góp phần nâng cao nhận
thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân.
b) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
* Những tồn tại, hạn chế:
+ Mặc dù các chỉ tiêu về TNGT năm 2022 tiếp tục giảm
sâu so với năm 2019 (Trước khi diễn ra COVID-19), tuy nhiên so với kỳ vọng liên
tục kéo giảm TNGT qua các năm thì năm 2022 chưa đạt yêu cầu đề ra nếu so sánh với
năm 2021 (Năm diễn ra COVID-19), trong đó số vụ và số người chết tăng so với
cùng kỳ năm 2021, cụ thể: tăng 140 vụ (1,71%), tăng 518 người chết (12,35%).
+ Còn xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng,
làm chết và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong dư luận xã hội, điển hình
là vụ TNGT tại Gia Lai, ngày 09 tháng 02 năm 2022 làm 06 người tử vong; vụ TNGT
đường thủy tại Quảng Nam, ngày 26 tháng 02 năm 2022 làm 17 người tử vong, đây
là vụ TNGT gây thiệt hại về người nhiều nhất trong vài năm trở lại đây. Đáng
lưu ý là vụ TNGT tại Bắc Giang đêm ngày 02 tháng 6 năm 2022 làm 03 người chết
gây bức xúc dư luận xã hội, nguyên nhân do cán bộ công tác trong ngành GTVT điều
khiển phương tiện sau khi đã uống rượu, bia và vụ TNGT tại Hòa Bình ngày 04/6
làm 03 người chết và 01 người bị thương, nguyên nhân do xe tải chở quá tải trọng
lật đè lên ô tô con; vụ TNGT tại Thừa Thiên - Huế ngày 10 tháng 8 năm 2022 làm
chết 04 người và bị thương 02 người.
+ Vi phạm về hành lang an toàn giao thông đường sắt
chưa được xử lý kịp thời.
+ Chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan
để thống kê số người chết do TNGT theo thông lệ quốc tế (chết sau 30 ngày kể từ
khi ghi nhận có tai nạn giao thông).
+ Tình trạng xe ô tô tải không thực hiện nghiêm quy
định về xếp hàng hóa lên phương tiện, khiến cho hàng hóa bị rơi xuống đường,
gây mất an toàn giao thông có xu hướng diễn biến phức tạp, điển hình như một số
vụ xe container rơi cuộn thép tại thành phố Hồ Chí Minh (tháng 3 năm 2022),
Bình Dương (tháng 12 năm 2021), xe chở cuộn thép rơi trên vành đai 3 Hà Nội
(tháng 8 năm 2022)....
+ Tình trạng tụ tập, điều khiển xe thành đoàn, có dấu
hiệu đua xe trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành phố.
+ Vẫn xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng
do nguyên nhân uống rượu bia gây ra, đặc biệt là các đối tượng trong độ tuổi
thanh, thiếu niên, theo thống kê của Ban ATGT tỉnh Gia Lai, từ ngày 6 đến 12/3,
trên địa bàn các huyện Đak Đoa, Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa, Chư Pưh và thị xã
Ayun Pa liên tiếp xảy ra 8 vụ TNGT làm chết 13 người, bị thương 2 người. Trong
số các nạn nhân tử vong có 8 người sinh từ năm 2004 đến 2008. Vụ TNGT giao
thông tại Hà Nội ngày 12 tháng 8 năm 2022 do người điều khiển ô tô vi phạm quy
định nồng độ cồn đâm vào trạm xăng làm 08 người bị thương.
+ Mặc dù tình trạng ùn tắc giao thông trong các dịp
cao điểm lễ, tết trên các tuyến cao tốc, các cửa ngõ ra, vào các tình, thành phố
lớn đã được cải thiện đáng kể sau khi triển khai thu phí không dừng trên toàn
quốc, nhưng tình hình ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn như Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh có xu hướng ngày càng gia tăng, nguyên nhân là do lưu lượng
phương tiện cá nhân tham gia giao thông tăng, vận tải công cộng còn kém phát
triển, công tác quản lý sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố tại hai thành phố
lớn còn nhiều hạn chế; thiếu kiên quyết trong xử lý các hành vi lấn chiếm, vi
phạm, quy định về sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố; việc xây dựng, phát triển
giao thông tĩnh, tổ chức bến, bãi, nơi đỗ xe trong 2 thành phố chưa đáp ứng yêu
cầu. Việc thực hiện chủ trương di chuyển một số cơ quan, đơn vị và bệnh viện,
trường đại học ra khỏi trung tâm các đô thị lớn chưa hiệu quả.
* Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do tình hình dịch COVID-19 tong năm 2021 diễn biến
phức tạp, tại nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, từ đầu quý II
năm 2022, dịch COVID-19 được kiểm soát, nhiều địa phương đã thực hiện kích cầu
kinh tế, các sự kiện văn hóa xã hội lớn bắt đầu được tổ chức thường niên hơn
bao gồm cả các sự kiện quy mô quốc tế như Seagames 31, các kỳ nghỉ lễ dài ngày
dịp 30/5 - 1/5, Quốc khánh 02/9... đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại,
du lịch, vận tải sôi động hơn, dẫn đến số lượng phương tiện và người tham gia
giao thông tăng cao, gần như trở lại trạng thái bình thường như trước thời điểm
có dịch 2019, qua đó dẫn đến tình hình TTATGT trở lên phức tạp, TNGT tăng so với
năm 2021.
+ Ý thức chấp hành các quy định pháp luật về TTATGT
của một bộ phận người tham gia giao thông, lái xe và chủ doanh nghiệp còn yếu
kém; tình trạng lái xe vi phạm tốc độ, sai phần đường, làn đường cho phép, vi
phạm nồng độ cồn, chất ma túy khi lái xe... còn diễn ra khá phổ biến.
+ Nguồn lực dành cho công tác bảo đảm TTATGT vẫn
còn hạn chế, mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đầu tư, nâng cấp, bảo trì kết cấu
hạ tầng và bảo đảm thường xuyên cho lực lượng tuần tra, kiểm soát.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên
quan tới bảo đảm TTATGT còn hạn chế, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra,
xử lý vi phạm về quy định an toàn giao thông đối với các đơn vị kinh doanh vận
tải đường bộ, đường thủy nội địa.
+ Có nơi, có chỗ hiệu lực thực thi pháp luật về
TTATGT còn hạn chế; sự phối hợp thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm TTATGT giữa các
cơ quan, lực lượng bảo đảm TTATGT có nơi, có lúc chưa chặt chẽ.
+ Cấp ủy, chính quyền và lực lượng chức năng ở một
số địa phương có nơi, có lúc còn chưa quyết liệt trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm
vụ bảo đảm TTATGT.
Phần
thứ hai
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM BẢO ĐẢM TTATGT NĂM 2023
Trong những tháng còn lại của năm 2022 và năm 2023,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội và Hội đồng
nhân dân, sự điều hành của Chính phủ, UBND các cấp và nỗ lực cao nhất của cả hệ
thống chính trị, kinh tế - xã hội sẽ tiếp tục được phục hồi và tăng trưởng trở
lại, hoạt động giao thông, vận tải dự báo sẽ tiếp tục sôi động, đòi hỏi sự nỗ lực
của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm TTATGT, trong đó cần tiếp tục
thực hiện có hiệu quả Kết luận số 45-KL/TW ngày 01 tháng 2 năm 2019 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18/CT-TW
ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI) về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường
thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05
tháng 4 năm 2022 về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai
đoạn 2022-2025 và Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2020 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bảo đảm TTATGT đường bộ giai
đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045, trong đó cần chú trọng những nội dung chủ yếu
sau:
1. Mục tiêu
- Tiếp tục kéo giảm TNGT từ 5-10% số vụ, số người
chết, bị thương so với năm 2022.
- Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các
trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm và tại các đô thị lớn,
đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
2. Các nhiệm vụ trọng tâm
Để thực hiện được mục tiêu trên, các cơ quan thành
viên của Ủy ban ATGT Quốc gia và Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương cần xây dựng và thực hiện thành công Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2023
trong đó tiếp tục tập trung vào 06 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:
a) .Tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật về bảo đảm
TTATGT, đặc biệt là quy định pháp luật cần thiết để ứng dụng kịp thời các thành
tựu của cuộc cách mạng lần thứ 4 vào cả 5 trụ cột của công tác bảo đảm TTATGT.
b) Nâng cao năng lực, bảo đảm chất lượng KCHTGT và
tổ chức giao thông khoa học, xây dựng và thực hiện nghiêm công tác bảo trì, sửa
chữa KCHTGT gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn
giao thông, xoá bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt, ngăn ngừa, xử lý hoạt
động lấn chiếm tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa.
c) Nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường của phương tiện giao thông vận tải; xây dựng lộ trình cụ thể để áp dụng
các tiêu chuẩn tiên tiến cho phương tiện cơ giới đường bộ theo các cam kết quốc
tế mà Việt Nam đã ký kết; tăng cường thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động
tiêu cực của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ của người tham gia giao thông.
d) Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về bảo đảm TTATGT theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí
đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và nền tảng kỹ thuật số;
phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị, các tổ chức xã hội, tổ chức phi
Chính phủ trong tuyên truyền, vận động xây dựng và thực thi chính sách về ATGT;
tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép cho người điều khiển
phương tiện.
đ) Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi
pháp luật về bảo đảm TTATGT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo khả
năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa ngành GTVT, Công an, Y tế (nạn
nhân nhập viện, số liệu người chết, bị thương do TNGT), Tài chính.
e) Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn
nhân và khắc phục hậu quả TNGT; cải thiện năng lực sơ cứu TNGT cho nhân viên y
tế thôn, bản, trạm y tế; nâng cao năng lực chuyên môn, phương tiện, trang thiết
bị cho bệnh viện và trung tâm y tế tuyến huyện đảm bảo khả năng tiếp cận hiện
trường và cứu chữa đa số thương tích cho nạn nhân tai nạn giao thông; khẩn
trương xây dựng ứng dụng báo thông tin tai nạn giao thông trên nền kỹ thuật số
nhằm kịp thời nắm bắt thông tin để xử lý và khắc phục hậu quả của tai nạn giao
thông.
3. Nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa
phương
a) Ủy ban ATGT Quốc gia
- Xây dựng và phối hợp với các bộ, ngành, địa
phương tổ chức thực hiện thực hiện Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2023.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng kế
hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật TTATGT năm 2023 bám sát kế hoạch
của năm ATGT, phối hợp với các cơ quan thành viên thực hiện có hiệu quả các nội
dung chương trình phối hợp đã ký kết; đẩy mạnh tuyên truyền trên các nền tảng kỹ
thuật số, mạng internet...
- Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc Bộ, ngành, địa phương
thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT với mục tiêu “Tính mạng con người là
trên hết”; định kỳ, đột xuất tổ chức các đoàn công tác liên ngành để kiểm
tra, đôn đốc các cơ quan thành viên, Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trong việc tổ chức thực hiện các chỉ đạo của của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia.
- Tiếp tục nghiên cứu đề xuất phương án kiện toàn
cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban ATGT Quốc gia và Ban ATGT tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với tình hình mới, trong đó quy định rõ
hơn về vị trí pháp lý, quyền hạn, trách nhiệm của Ủy ban ATGT Quốc gia, Ban
ATGT các tỉnh, thành phố, các đoàn kiểm tra liên ngành trong công tác bảo đảm
TTATGT.
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham
mưu Bộ tiêu chí phân loại, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quy định
trách nhiệm người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương và các lực lượng trực tiếp
tham gia công tác bảo đảm TTATGTT
- Tiếp tục thực hiện các chương trình phối hợp với
Bộ, ngành, địa phương các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ, doanh nghiệp
thực hiện các hoạt động cải thiện ATGT, phòng chống tác hại của ô nhiễm môi trường
đến sức khoẻ người tham gia giao thông, đặc biệt là các sự kiện truyền thông lớn,
có sức lan toả trong xã hội; tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình “Vòng
tay nhân ái chia sẻ nỗi đau tai nạn giao thông”.
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng
niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”; phong trào xây dựng “Doanh
nghiệp vận tải an toàn” và “Lái xe an toàn” năm 2023, trao giải thưởng “Vô lăng
vàng”; phát động và trao giải thưởng báo chí viết về ATGT năm 2023.
b) Bộ Giao thông vận tải
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật, đề án chính sách về ATGT; trong đó, chú trọng vào một số
nhiệm vụ như: nghiên cứu, xây dựng các dự án sửa đổi, bổ sung các văn bản Luật
trong các lĩnh vực đường bộ, hàng không dân dụng, Đường thủy nội địa theo đúng
trình tự quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng theo kế
hoạch các Thông tư, Nghị định liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị
quyết số 48/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 và Kế hoạch hành động
quốc gia thực hiện Quyết định số 2060/QĐ-TTG ngày 12 tháng 12 năm 2020 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ giai đoạn
2021 - 2030 theo chức năng nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp với Bộ Công an tổ chức tổng kết 10 năm
thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt,
đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.
- Tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền
phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT bám sát kế hoạch của Năm An toàn giao thông
2023.
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án, đặc biệt là các dự
án trọng điểm ngành giao thông vận tải, như: dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam
phía Đông giai đoạn 2021-2025, sân bay Long Thành....
- Tiếp tục rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn
TNGT mới phát sinh; ưu tiên sơn kẻ đường, biển báo, đinh phản quang, tiêu dẫn
hướng, đèn chiếu sáng tại các nút giao đông dân cư; đối với các tuyến đường đèo
dốc, vực sâu nguy hiểm rà soát tăng cường tường phòng hộ, xây dựng các đường cứu
nạn để cứu nguy cho các xe mất phanh;
- Tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải
pháp về kiểm soát tải trọng xe theo Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25 tháng 11 năm
2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương
tiện giao thông; Chỉ thị số 03/CT-BGTVT ngày 12 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ GTVT về tăng cường thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tải trọng xe.
- Chỉ đạo, đôn đốc các Sở GTVT tăng cường khai
thác, sử dụng hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị GSHT để phục vụ công tác quản
lý vận tải, xử lý vi phạm và xây dựng cơ sở dữ liệu ngành; thực hiện xây dựng
và tích hợp Dịch vụ công mức độ 4 đối với thủ tục đổi GPLX và cấp mới GPLX trên
Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra chuyên
ngành GTVT theo kế hoạch và đột xuất, trong đó tập trung vào các nội dung:
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp
GPLX đường bộ; kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và hoạt động
các bến xe ô tô khách; công tác quản lý, bảo trì KCHTGT; việc chấp hành các quy
định về kiểm soát tải trọng xe.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng
chức năng thực hiện công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa trong mùa mưa
lũ; tập trung kiểm tra toàn diện việc chấp hành các quy định kinh doanh và điều
kiện kinh doanh vận tải trên các tuyến luồng đường thủy nội địa.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm tra an toàn
hàng hải; rà soát khu neo đậu, tránh, trú bão để thực hiện điều chỉnh, bổ sung,
bảo đảm an toàn trong hoạt động hàng hải.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác
bay, điều hành bay, dịch vụ mặt đất tại cảng hàng không, sân bay và hoạt động của
các hãng hàng không.
- Duy trì ổn định vận hành hệ thống thu phí điện tử
không dừng tại các trạm thu phí.
c) Bộ Công an
- Tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương báo cáo đề
xuất Ban Bí thư ban hành Chỉ thị mới của Ban Bí thư về “Tăng cường chỉ đạo triển
khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong công tác bảo đảm TTATGT
đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông (thay thế
Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư).
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến
lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm
2045; Nghị quyết số 48/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025, Kế hoạch
hành động quốc gia thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ giai
đoạn 2021 - 2030 theo chức năng nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật
theo chương trình, kế hoạch đề ra.
- Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện sơ kết, tổng kết
một số chỉ thị của Thủ tướng về bảo đảm TTATGT theo kế hoạch đặt ra.
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các đợt
cao điểm bảo đảm TTATGT trong các dịp lễ, tết; các kế hoạch tuần tra kiểm soát,
xử lý vi phạm theo các chuyên đề, như: chuyên đề (1) “người điều khiển xe trên
đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn”; (2) tuần tra kiểm
soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự
ý cải tạo phương tiện trên đường bộ; (3) phòng, chống đua xe trái phép
- Nghiên cứu xây dựng, bổ sung hoàn thiện các
phương án phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông phù hợp với tình hình thực tế
ở mỗi tuyến đường, địa phương. Rà soát, đánh giá hiện trạng các tuyến giao
thông để kiến nghị xây dựng phương án tổ chức lại giao thông theo từng tuyến,
nhất là các tuyến giao thông phức tạp, kịp thời khắc phục các bất hợp lý về tổ
chức giao thông, giải quyết các “điểm đen”, các tuyến giao thông phức tạp, tiềm
ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.
- Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu an toàn giao
thông kết nối, chia sẻ với các đơn vị trong và ngoài ngành Công an; triển khai ứng
dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào các phần mềm nghiệp vụ của CSGT phục
vụ công tác bảo đảm TTATGT. Duy trì triển khai thực hiện các dịch vụ công trên
Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công Quốc gia.
d) Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Đổi mới phương thức giảng dạy, nâng cao chất lượng
giáo dục pháp luật về TTATGT, hình thành văn hóa giao thông cho học sinh, sinh
viên. Tiếp tục hoàn thiện chương trình giáo dục an toàn giao thông chính khoá
cho các cấp học theo yêu cầu, số hóa và triển khai bộ tài liệu “Giáo dục kỹ
năng tham gia giao thông an toàn” dành cho học sinh tiểu học đến các cơ sở giáo
dục tiểu học.
- Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục
tăng cường thực hiện biện pháp tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn giao
thông năm học 2023-2024; xây dựng kế hoạch triển khai năm an toàn giao thông
2023 trong hệ thống giáo dục và chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường triển
khai thực hiện công tác giáo dục ATGT cho HSSV trong các dịp cao điểm như: Tết
Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão, nghỉ 30/4-01/5, nghỉ hè, Quốc khánh 02/9, kỳ
thi tốt nghiệp THPT, đầu năm học mới 2023 - 2024 và phát động “Tháng cao điểm
an toàn giao thông cho học sinh tới trường- tháng 9/2023.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc nắm bắt tình
hình một số cơ sở giáo dục tại địa bàn phức tạp về giao thông trong công tác
tuyên truyền, giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên.
đ) Bộ Tài chính: chủ trì phối hợp với Ủy ban ATGT
Quốc gia đề xuất với Chính phủ trình Quốc hội phương án điều tiết kinh phí xử
phạt vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa từ
ngân sách Trung ương về ngân sách địa phương trong năm 2023; Bố trí kinh phí
cho công tác bảo đảm TTATGT để thực hiện mục tiêu tại quyết định 2060/QĐ-TTg
ngày 12 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
e) Bộ Thông tin và Truyền thông: tiếp tục triển
khai thực hiện Quyết định số 1317/QĐ-TTg ngày 28/8/2020 phê duyệt Đề án tuyên
truyền về ATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin
cơ sở, giai đoạn 2020 - 2025.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin, đại chúng tổ chức
thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác chấp hành pháp luật về
TTATGT.
g) Bộ Quốc phòng: triển khai thực hiện có hiệu quả
Đề án bảo đảm TTATGT đường bộ trong Quân đội giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến
năm 2045; Kế hoạch số 1601/KH-BQP ngày 26 tháng 5 năm 2022 của Bộ Quốc phòng về
việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2022 của
Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn
2022-2025. Chỉ đạo lực lượng kiểm tra xe quân sự, kiểm soát quân sự tăng cường
việc kiểm tra, kiểm soát phương tiện quân sự hoạt động ngoài doanh trại, kịp thời
phát hiện và kiên quyết đình chỉ lưu hành đối với phương tiện quân sự tham gia
giao thông không đúng quy định.
h) Bộ Xây dựng
- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành
mới văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, quy hoạch xây dựng đô thị và các
quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan bảo đảm các kết nối giao thông,
công trình an toàn giao thông tiếp cận cho người khuyết tật và an toàn giao
thông cho đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ
GTVT và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, xử
lý vi phạm quy định về quy hoạch và xây dựng trên hành lang an toàn giao thông
đường bộ.
i) Các Bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan thành viên
của Ủy ban ATGT Quốc gia, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin
đại chúng ở Trung ương và địa phương sử dụng linh hoạt các phương thức tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trên các phương tiện thông tin đại
chúng truyền thống và trên không gian mạng xã hội và hạ tầng số để đẩy mạnh
công tác tuyên truyền pháp luật TTATGT nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành
pháp luật của người tham gia giao thông, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật
TTATGT đến tận cơ sở, phường, xã, thị trấn, đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt
là đồng bào nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.
k) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
- Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng
kế hoạch bảo đảm TTATGT năm 2023 theo Kế hoạch năm ATGT với một số nhiệm vụ trọng
tâm:
- Xây dựng kế hoạch chuyên đề tuyên truyền, vận động
gắn với giám sát thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT và chủ đề năm An toàn giao
thông 2023; phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, các loại
hình văn hóa nghệ thuật dân tộc, các công cụ truyền thông hiện đại để tạo chuyển
biến quan trọng trong văn hóa giao thông trên toàn quốc.
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 23
tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp
cấp bách bảo đảm TTATGT trong hoạt động vận tải đường bộ; Chỉ thị số 23/CT-TTg
về tăng cường bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa; Chỉ thị số 29/CT-TTg về xử lý
phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định; Chỉ thị số 32/CT-TTg về
tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; Chỉ thị số
33/CT-TTg về tăng cường quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông
đường bộ, đường sắt và Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2018 về việc đẩy
mạnh triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc
đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; các chỉ đạo
nâng cao ATGT có liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban ATGT Quốc
gia.
- Chỉ đạo ngành GTVT đẩy nhanh tiến độ, chất lượng
và bảo đảm TTATGT tại các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp KCHTGT của tỉnh,
thành phố; xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo trì KCHTGT, chú trọng rà soát, xử
lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên mạng lưới tỉnh lộ và quốc lộ được Bộ GTVT ủy
thác quản lý; kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo sát hạch, cấp GPLX;
quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường
bộ, phương tiện thủy nội địa.
- Chỉ đạo Công an tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường
tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT theo chỉ đạo của Bộ Công an, Cục Cảnh
sát giao thông, Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2023 của địa phương và các kế
hoạch bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn giao thông trên địa bàn.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã,
xã, phường tăng cường biện pháp cảnh giới, bảo đảm ATGT tại điểm giao cắt đường
bộ với đường sắt không có rào chắn; làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy
hiểm từ đường phụ ra đường chính tại tất cả các điểm giao cắt giữa đường huyện,
đường xã, đường nội bộ, đường giao thông nông thôn (bao gồm cả lối đi dân
sinh); cương quyết không để phát sinh lối đi dân sinh trái phép qua đường sắt,
gắn trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cấp huyện, xã nếu để
phát sinh lối đi dân sinh trái phép. Tổ chức cảnh báo và bố trí người gác tại
các lối đi dân sinh qua đường sắt có mật độ phương tiện cao.
- Đối với các tỉnh, thành phố có TNGT tăng cao
trong tháng, quý, năm (về cả số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm số người chết do
TNGT so với cùng kỳ): lãnh đạo Ủy ban nhân dân và Ban ATGT tỉnh, thành phố tổ
chức họp chuyên đề rút kinh nghiệm với các cơ quan, ban, ngành của địa phương
và với các địa phương cấp huyện có số người chết do TNGT tăng, phân tích nguyên
nhân cụ thể, đánh giá hiệu lực thực thi pháp luật trên từng địa bàn cấp huyện,
làm rõ những tổ chức cá nhân vi phạm quy định, đề ra giải pháp cụ thể và có
phân công rõ trách nhiệm trong tổ chức thực hiện để kéo giảm TNGT trên địa bàn.
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh và các đô thị trực thuộc Trung ương, các đô thị loại 1, các địa phương
có đông khách du lịch... xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các giải
pháp đột phá về chống ùn tắc giao thông:
+ Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh
tra giao thông thường xuyên khảo sát, cập nhật các bất cập, các điểm ùn tắc
giao thông để có giải pháp phân luồng, điều tiết và tổ chức giao thông hợp lý.
Tập trung lập lại trật tự lòng, lề đường; ưu tiên sử dụng lề đường, vỉa hè cho
người đi bộ và bố trí trạm dừng đón/trả khách cho xe buýt; xử lý nghiêm các
hành vi sử dụng hái phép lòng, lề đường, hè phố; thường xuyên khảo sát, cập nhật
các bất cập, các điểm ùn tắc giao thông để có giải pháp phân luồng, điều tiết
và tổ chức giao thông phù hợp với tình hình thực tiễn.
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra và xóa bỏ các điểm
trông giữ xe trái phép, thu hồi các điểm trông giữ xe trên lòng đường tại các
tuyến phố có nguy cơ ùn tắc giao thông; lập lại trật tự trong quản lý lòng đường,
vỉa hè, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động đường thông - hè
thoáng đến cấp phường, thị trấn.
+ Tích hợp kết cấu hạ tầng giao thông hỗ trợ cho vận
tải công cộng và các phương thức vận tải bền vững khác như đi bộ và đi xe đạp
trong quy hoạch tổng thể, bảo đảm an toàn giao thông tốt nhất cho nhóm yếu thế
trong xã hội như trẻ em, phụ nữ, người già, người tàn tật và nhóm người dễ bị tổn
thương khi tham gia giao thông như người đi bộ, xe đạp, xe máy; tổ chức kết hối
thuận tiện để người dân sử dụng vận tải công cộng, đặc biệt là kết nối đến nhà
ga đường sắt đô thị, trạm dừng các tuyến BRT va xe buýt lớn.
+ Đảm bảo tiến độ và chất lượng Kế hoạch triển khai
thực hiện Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm
lối đi tự mở qua đường sắt.
Phần
thứ ba
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Để thực hiện được mục tiêu bảo đảm TTATGT trong các
Nghị quyết của Quốc hội và tiếp tục duy trì thực hiện các giải pháp bảo đảm
TTATGT trong năm 2022 cũng như trong các năm tiếp theo, Chính phủ kiến nghị Quốc
hội:
1. Tiếp tục quan tâm giám sát đối với công tác bảo
đảm TTATGT trên phạm vi cả nước và tại các địa phương.
2. Tiếp tục quan tâm giám sát công tác xây dựng và
thông qua các quy định pháp luật bảo đảm TTATGT.
3. Ưu tiên các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông và ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo đảm TTATGT.
Trên đây là Báo cáo “Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ bảo đảm TTATGT năm 2022; việc triển khai nhiệm vụ bảo đảm TTATGT năm 2023”.
Chính phủ mong tiếp tục nhận được sự chỉ đạo của Quốc hội và sự giám sát thường
xuyên của các Ủy ban của Quốc hội./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Trung ương;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Văn phòng Quốc hội;
- Các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Dân vận Trung ương;
- Các Bộ: Giao thông vận tải, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông,
Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Y tế, Giáo dục và ĐT;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các thành viên UB ATGTQG;
- Văn phòng UBATGTQG;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TĐT, các Vụ: TH, KTTH,
PL, KGVX, NC, QHĐP;
- Lưu: VT, CN (3) pvc.
|
TM. CHÍNH PHỦ
TUQ. THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Nguyễn Văn Thể
|
PHỤ LỤC I
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TTATGT NĂM
2022
(Tính từ 15 tháng 12 năm 2021 đến 14 tháng 9 năm 2022)
(Kèm theo Báo cáo số 382/BC-CP ngày 07 tháng 10 năm 2022)
* Phân tích trên 2.358.013 hành vi vi phạm:
- Vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm: 358.681 t/h
= 15,21%
- Chạy quá tốc độ quy định: 243.294 t/h = 10,32%
- Vi phạm quy định về GPLX, bằng, CCCM: 168.814 t/h
= 7,16%
- Vi phạm quy định về nồng độ cồn: 202.270 t/h =
8,58%
- Lái xe dương tính với ma túy: 1.362 t/h - 0,06%
- Dừng đỗ không đúng quy định: 167.187 t/h = 7,09%
- Đi sai làn đường, phần đường: 55.008 t/h = 2,33%
- Tránh vượt sai quy định: 15.821 t/h = 0,67%
- Điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng:
1.105 t/h = 0,05%
- Đi vào đường cấm, đi ngược chiều: 44.738 = 1,9%
- Chở quá trọng tải hàng hóa: 71.524 t/h = 3,03%
- Chở quá số người quy định: 29.938 t/h = 1,27%
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao
thông, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao
thông: 63.089 t/h = 2,68%
- Vi phạm quy định về niên hạn sử dụng phương tiện:
1.221 t/h = 0,05%
- Vi phạm quy định xếp dỡ hàng hóa trên phương tiện:
19.044 t/h = 0,81%
- Vi phạm quy định về vận chuyển người người, hành
khách: 4.466 t/h = 0,19%
- Vi phạm quy định về đóng mới, hoán cải, sửa chữa
phương tiện: 6.672 t/h=0,28%
- Hành vi khác: 903.779 t/h = 38,33%.
PHỤ LỤC II
PHÂN TÍCH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2022
(Tính từ 15 tháng 12 năm 2021 đến 14 tháng 9 năm 2022)
(Kèm theo Báo cáo số 382/BC-CP ngày 07 tháng 10 năm 2022)
- Nguyên nhân xảy ra TNGT (Phân tích trên 7.793 vụ):
Có 14,44% do người điều khiển phương tiện đi sai làn đường, phần đường; 8,25%
do vi phạm quy định an toàn giao thông khi chuyển hướng; 4,54% do vượt xe sai
quy định; 3,57% do vi phạm tốc độ khi điều khiển phương tiện; 1,69% do sử dụng
rượu, bia, chất kích có cồn; 0,03% do sử dụng ma túy, chất gây nghiện; 0,45% do
dừng đỗ sai quy định; 0,08% do phương tiện không đảm bảo ATKT; 0,13% do công
trình giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn; 1,91% do người đi bộ sang đường
sai quy định; 30,22% nguyên nhân khác; 34,7% chưa xác định được nguyên nhân.
- Về độ tuổi (Phân tích trên 6.291 vụ): 10,7% dưới
18 tuổi; 19,95% từ 18 đến đến 27 tuổi; 56,33% từ 28 đến 55 tuổi và 13,02% trên
55 tuổi.
- Về thời gian (Phân tích trên 7.917vụ): 9,07% từ
0h đến 6h; 19,54% từ 6h đến 12h; 30,54% từ 12h đến 18h; 40,85% từ 18h đến 24h.
- Về tuyến đường (Phân tích trên 7.268 vụ): 1,91% xảy
ra trên cao tốc; 37,6% quốc lộ; 22,21% tỉnh lộ; 23,34% nội thị; 13,7% nông
thôn; 1,24% đường khác.
- Phương tiện (Phân tích trên 14.536 vụ): Ô tô
33,92%; mô tô, xe máy 59,04%; phương tiện khác 7,04%.
PHỤ LỤC III
THEO SỐ LIỆU BÁO CÁO CỦA BAN ATGT CÁC TỈNH THÀNH PHỐ TRỰC
THUỘC TW
(Kèm theo Báo cáo số 382/BC-CP ngày 07 tháng 10 năm 2022)
TT
|
ĐỊA PHƯƠNG
|
Số vụ
|
SỐ NGƯỜI CHẾT
|
SỐ NGƯỜI BỊ
THƯƠNG
|
9 Tháng
|
9 Tháng
|
9 Tháng
|
9 Tháng /2022
|
So sánh với
9T/2021
|
9 Tháng /2022
|
So sánh với
9T/2021
|
9 Tháng /2022
|
So sánh với
9T/2021
|
Tăng, giảm (-)
|
%
|
Tăng, giảm (-)
|
%
|
Tăng, giảm (-)
|
%
|
1
|
T.NGUYÊN
|
75
|
-25
|
-25.0%
|
17
|
-16
|
-48.5%
|
76
|
-14
|
-15.6%
|
2
|
LAI CHÂU
|
32
|
-17
|
-34.7%
|
16
|
-8
|
-33.3%
|
25
|
-25
|
-50.0%
|
3
|
BẮC KẠN
|
26
|
26
|
#DIV/0!
|
11
|
-5
|
-31.3%
|
27
|
27
|
#DIV/0!
|
4
|
CÀ MAU
|
25
|
3
|
13.6%
|
9
|
-3
|
-25.0%
|
22
|
8
|
57.1%
|
5
|
ĐĂK NÔNG
|
37
|
-14
|
-27.5%
|
21
|
-6
|
-22.2%
|
23
|
-16
|
-41.0%
|
6
|
TRÀ VINH
|
25
|
-6
|
-19.4%
|
24
|
-6
|
-20.0%
|
10
|
-1
|
-9.1%
|
7
|
V. LONG
|
107
|
23
|
27.4%
|
68
|
-16
|
-19.0%
|
79
|
19
|
31.7%
|
8
|
Q.BÌNH
|
84
|
-6
|
-6.7%
|
52
|
-12
|
-18.8%
|
66
|
-3
|
-4.3%
|
9
|
H. DƯƠNG
|
109
|
-21
|
-16.2%
|
87
|
-20
|
-18.7%
|
42
|
-8
|
-16.0%
|
10
|
T.QUANG
|
56
|
-6
|
-9.7%
|
18
|
-4
|
-18.2%
|
48
|
-6
|
-11.1%
|
11
|
THÁI BÌNH
|
83
|
-11
|
-11.7%
|
36
|
-8
|
-18.2%
|
-6
|
|
0.0%
|
12
|
NAM ĐỊNH
|
61
|
-10
|
-14.1%
|
29
|
-5
|
-14.7%
|
45
|
-17
|
-27.4%
|
13
|
LÂM ĐỒNG
|
66
|
-13
|
-16.5%
|
47
|
-8
|
-14.5%
|
47
|
-4
|
-7.8%
|
14
|
NINH BÌNH
|
74
|
-17
|
-18.7%
|
22
|
-3
|
-12.0%
|
67
|
-9
|
-11.8%
|
15
|
HÀ TĨNH
|
69
|
-9
|
-11.5%
|
60
|
-8
|
-11.8%
|
28
|
2
|
7.7%
|
16
|
KON TUM
|
46
|
-7
|
-13.2%
|
46
|
-6
|
-11.5%
|
29
|
-3
|
-9.4%
|
17
|
N.THUẬN
|
107
|
3
|
2.9%
|
38
|
-4
|
-9.5%
|
108
|
15
|
16.1%
|
18
|
ĐĂK LĂK
|
158
|
-16
|
-9.2%
|
119
|
-12
|
-9.2%
|
77
|
-45
|
-36.9%
|
19
|
H. PHÒNG
|
42
|
-9
|
-17.6%
|
37
|
-3
|
-7.5%
|
11
|
-17
|
-60.7%
|
20
|
LẠNG SƠN
|
27
|
-1
|
-3.6%
|
25
|
-2
|
-7.4%
|
10
|
3
|
42.9%
|
21
|
NGHỆ AN
|
115
|
-1
|
-0.9%
|
77
|
-6
|
-7.2%
|
78
|
-5
|
-6.0%
|
22
|
BẠC LIÊU
|
22
|
-4
|
-15.4%
|
14
|
-1
|
-6.7%
|
17
|
-16
|
-48.5%
|
23
|
THANH HÓA
|
219
|
-29
|
-11.7%
|
84
|
-6
|
-6.7%
|
186
|
-12
|
-6.1%
|
24
|
HÀ NAM
|
76
|
-6
|
-7.3%
|
44
|
-3
|
-6.4%
|
45
|
-3
|
-6.3%
|
25
|
Q.NINH
|
54
|
-5
|
-8.5%
|
30
|
-2
|
-6.3%
|
45
|
4
|
9.8%
|
26
|
BẮC NINH
|
53
|
-8
|
-13.1%
|
42
|
-2
|
-4.5%
|
18
|
-4
|
-18.2%
|
27
|
QUẢNG TRỊ
|
134
|
-11
|
-7.6%
|
76
|
-3
|
-3.8%
|
110
|
-3
|
-2.7%
|
28
|
PHÚ YÊN
|
99
|
12
|
13.8%
|
53
|
-2
|
-3.6%
|
78
|
|
0.0%
|
29
|
B.PHƯỚC
|
113
|
-4
|
-3.4%
|
93
|
0
|
0.0%
|
72
|
-2
|
-2.7%
|
30
|
CAO BẰNG
|
48
|
7
|
17.1%
|
24
|
0
|
0.0%
|
58
|
12
|
26.1%
|
31
|
HƯNG YÊN
|
96
|
-1
|
-1.0%
|
75
|
0
|
0.0%
|
72
|
-4
|
-5.3%
|
32
|
LÀO CAI
|
54
|
10
|
22.7%
|
21
|
0
|
0.0%
|
56
|
14
|
33.3%
|
33
|
V. PHÚC
|
25
|
-3
|
-10.7%
|
18
|
0
|
0.0%
|
13
|
-13
|
-50,0%
|
34
|
B. THUẬN
|
191
|
-11
|
-5.4%
|
134
|
3
|
2.3%
|
99
|
-13
|
-11.6%
|
35
|
B. GIANG
|
168
|
-35
|
-17.2%
|
91
|
3
|
3.4%
|
119
|
-52
|
-30.4%
|
36
|
Q. NAM
|
116
|
-16
|
-12.1%
|
102
|
4
|
4.1%
|
93
|
7
|
8.1%
|
37
|
TÂY NINH
|
49
|
-3
|
-5.8%
|
22
|
1
|
4.8%
|
36
|
-6
|
-14.3%
|
38
|
ĐỒNG NAI
|
149
|
8
|
5.7%
|
120
|
8
|
7.1%
|
74
|
13
|
21.3%
|
39
|
HÀ GIANG
|
16
|
2
|
14.3%
|
15
|
1
|
7.1%
|
7
|
1
|
16.7%
|
40
|
GIA LAI
|
253
|
22
|
9.5%
|
179
|
13
|
7.8%
|
209
|
31
|
17.4%,
|
41
|
SƠN LA
|
21
|
0
|
0.0%
|
20
|
2
|
11.1%
|
14
|
-2
|
-12.5%
|
42
|
T.GIANG
|
325
|
-103
|
-24.1%
|
233
|
28
|
13.7%
|
157
|
-123
|
-43.9%
|
43
|
HÒA BÌNH
|
63
|
6
|
10.5%
|
48
|
6
|
14.3%
|
47
|
8
|
20,5%
|
44
|
Q.NGÃI
|
129
|
-11
|
-7.9%
|
92
|
14
|
17.9%
|
88
|
-30
|
-25.4%
|
45
|
BẾN TRE
|
115
|
13
|
12.7%
|
104
|
17
|
19.5%
|
28
|
-3
|
-9.7%
|
46
|
Đ.THÁP
|
54
|
11
|
25.6%
|
56
|
11
|
24.4%
|
8
|
-7
|
-46,7%
|
47
|
K. GIANG
|
92
|
8
|
9.5%
|
70
|
14
|
25.0%
|
42
|
-3
|
-6,7%
|
48
|
HÀ NỘI
|
629
|
41
|
7.0%
|
310
|
63
|
25.5%
|
433
|
56
|
14.9%
|
49
|
LONG AN
|
94
|
14
|
17.5%
|
60
|
13
|
27.7%
|
49
|
3
|
6.5%
|
50
|
BR-VT
|
363
|
69
|
23.5%
|
191
|
43
|
29.1%
|
260
|
68
|
35.4%
|
51
|
K. HÒA
|
89
|
19
|
27.1%
|
95
|
22
|
30.1%
|
31
|
12
|
63.2%
|
52
|
CẦN THƠ
|
55
|
9
|
19.6%
|
50
|
12
|
31.6%
|
12
|
-15
|
-55.6%
|
53
|
TT-HUẾ
|
201
|
33
|
19.6%
|
143
|
36
|
33.6%
|
112
|
-4
|
-3.4%
|
54
|
PHÚ THỌ
|
41
|
2
|
5.1%
|
39
|
10
|
34.5%
|
25
|
6
|
31.6%
|
55
|
TP.HCM
|
1519
|
194
|
14.6%
|
481
|
127
|
35.9%
|
971
|
159
|
19.6%
|
56
|
BÌNH ĐỊNH
|
94
|
-2
|
-2.1%
|
92
|
25
|
37.3%
|
51
|
-12
|
-19.6%
|
57
|
S.TRĂNG
|
175
|
74
|
73.3%
|
103
|
28
|
37.3%
|
147
|
71
|
93.4%
|
58
|
AN GIANG
|
41
|
11
|
36.7%
|
40
|
11
|
37.9%
|
3
|
-4
|
-57.1%
|
59
|
HẬU GIANG
|
48
|
10
|
26.3%
|
47
|
13
|
38.2%
|
7
|
-2
|
-22.2%
|
60
|
B. DƯƠNG
|
466
|
-64
|
-12.1%
|
237
|
85
|
55.9%
|
370
|
-127
|
-25.6%
|
61
|
YÊN BÁI
|
81
|
4
|
5.2%
|
27
|
10
|
58.8%
|
88
|
5
|
6.0%
|
62
|
ĐIỆN BIÊN
|
19
|
-4
|
-17.4%
|
15
|
+6
|
66.7%
|
10
|
-14
|
-58.3%
|
63
|
ĐÀ NẴNG
|
80
|
34
|
73.9%
|
55
|
27
|
96.4%
|
53
|
21
|
65.6%
|
1 Công điện số
1725/CĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2021; số 122/CĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2022;
số 202/CĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2022; số 1439/VPCP-CN ngày 07 tháng 3 năm
2022; số 360/CĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2022; số 488/CĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm
2022 về việc chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia và số
724/CĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2022 về việc bảo đảm TTATGT trong dịp nghỉ lễ Quốc
khánh 02 tháng 9 năm 2022.
3 Kế hoạch số
186/KH-BGDĐT ngày 28/02/2022 triển khai công tác giáo dục ATGT trong trường học
năm 2022.
5 Công điện số
6704/CĐ-XM ngày 14/12/2021; số 6806/CĐ-XM ngày 16/12/2021; số 10898/CĐ-BCĐ ngày
22/12/2021; số 131/CĐ-BCĐ ngày 07/01/2022; số 1003/CĐ-XM ngày 11/3/2022; số
2513/CĐ-BCĐ ngày 14/4/2022; số 2844/CĐ-BCĐ ngày 27/4/2022; số 2340/CĐ-XM ngày
09/5/2022; số 3975/CĐ-BCĐ ngày 07/6/2022; số 3671/CĐ-XM ngày 27/6/2022; số
5986/CĐ-BCD ngày 16/8/2022; Kế hoạch số 297/KH-BCĐ ngày 12/01/2022; số
1456/KH-BCĐ ngày 08/3/2022: số 1845/KH-TCKT ngày 22/3/2022; số 1968/KH-BCĐ ngày
25/3/2022; số 1436/KH-XM ngày 31/3/2022; số 1923/KH-XM ngày 20/4/2022; số
2668/KH-XM ngày 24/5/2022 và số 1601/KH- BQP ngày 26/5/2022.
6 Số liệu 12 tháng
từ ngày 15/9/2021 đến ngày 14/9/2022: đã thực hiện 81.171 cuộc thanh tra, kiểm
tra; xử phạt vi phạm hành chính 49.959 vụ với số tiền xử phạt trên 290 tỷ đồng;
tạm giữ 304 ô tô; đình chỉ hoạt động 63 bến thủy nội địa, 142 phương tiện thủy
nội địa; giám sát 1.152 kỳ sát hạch lái xe ô tô, 994 kỳ sát hạch lái xe mô tô
7 Số liệu 12 tháng
từ tháng 09/2021 đến tháng 09/2022: các Sở GTVT đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với
16.468 phương tiện, chấn chỉnh nhắc nhở đối với 21.584 phương tiện
8 Số liệu 12 tháng
tính từ 15/9/2021 đến 14/9/2022: đã xử lý 59 điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT
9 Báo cáo của Viện
Chiến lược và phát triển giao thông vận tải Bộ Giao thông vận tải xuất bản năm
2022 công bố niên giám thống kê vận tải và logistics năm 2020.
10 Số liệu 12
tháng từ ngày 15/9/2021 đến ngày 14/9/2022: Lĩnh vực Đường thủy nội địa đăng ký
được 2.079 phương tiện và cấp được 18.368 GCNKNCM, CCCM
11 Điều 10 Thông
tư 34/2021/TT-BGTVT ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về
quản lý, hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ quy định chế độ
báo cáo số liệu kiểm soát tải trọng xe là trước ngày 25 tháng cuối quý đối với
báo cáo định kỳ hàng quý; trước ngày 25 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo
hàng năm. Do đó hiện chưa cập nhật số liệu KSTTX 9 tháng đầu năm trên toàn quốc.
12 Hà Nội 03 vụ;
TP. Hồ Chí Minh, Điện Biên, Sóc Trăng mỗi địa phương xảy ra 02 vụ; Đăk Lăk, Đồng
Tháp, Bạc Liêu, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Gia Lai, Thừa Thiên - Huế, Lạng
Sơn, Quảng Nam, Đà Nẵng và Vĩnh Phúc mỗi địa phương xảy ra 01 vụ.