ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 449/QĐ-UBND
|
Vĩnh Phúc, ngày 07 tháng 03 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6
năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết 01-NQ/ĐH XVII ngày
16/11/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày
10/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển Giáo dục tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào
tạo Vĩnh Phúc tại Tờ trình số 19/TTr-SGDĐT ngày 16 tháng 02 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Có Đề án kèm
theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng
các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT;
- Như Điều 2;
- CPVP;
- Lưu: VT, VX2.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Việt Văn
|
ĐỀ ÁN
PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
MỤC
LỤC
Mục
|
Nội
dung
|
Trang
|
|
Phần
thứ nhất
MỞ
ĐẦU
|
|
I
|
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
|
|
II
|
CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
|
|
1
|
Cơ sở chính trị và pháp lí
|
|
2
|
Cơ sở thực tiễn
|
|
|
Phần
thứ hai
THỰC
TRẠNG GIÁO DỤC TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2015-2020
|
|
I
|
TÌNH HÌNH TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH, CƠ
SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC
|
|
1
|
Quy mô trường, lớp, học sinh
|
|
2
|
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học
|
|
3
|
Công tác xây dựng trường chuẩn
quốc gia
|
|
II
|
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ,
GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2020-2021
|
|
1
|
Số lượng đội ngũ cán bộ quản lí,
giáo viên, nhân viên
|
|
2
|
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí,
giáo viên, nhân viên trường học
|
|
III
|
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
|
|
1
|
Chất lượng giáo dục mầm non
|
|
2
|
Chất lượng các mặt giáo dục phổ
thông
|
|
3
|
Chất lượng GDTX
|
|
4
|
Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ
|
|
5
|
Công tác phân luồng học sinh
|
|
6
|
Giáo dục hòa nhập
|
|
7
|
Giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ
năng sống
|
|
8
|
Công tác văn nghệ, thể dục thể
thao, giáo dục Quốc phòng-An ninh
|
|
IV
|
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG GIÁO
DỤC VĨNH PHÚC
|
|
1
|
Kết quả đạt được
|
|
2
|
Nguyên nhân đạt được những thành
tựu
|
|
3
|
Tồn tại, hạn chế
|
|
4
|
Nguyên nhân của những hạn chế
|
|
V
|
DỰ BÁO QUY MÔ SỐ LƯỢNG TRƯỜNG,
LỚP, HỌC SINH GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2030
|
|
|
Phần
thứ ba
MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
|
|
I
|
MỤC TIÊU
|
|
1
|
Mục tiêu chung
|
|
2
|
Mục tiêu cụ thể
|
|
II
|
NHIỆM VỤ - GIẢI PHÁP VÀ CÁC KHÂU
ĐỘT PHÁ
|
|
1
|
Tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy
Đảng, chính quyền và đổi mới công tác quản lí giáo dục
|
|
2
|
Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát
triển giáo dục
|
|
3
|
Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục,
đảm bảo công bằng cho mọi đối tượng người học, thúc đẩy học tập suốt đời
|
|
4
|
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện
|
|
5
|
Phát triển trường chuyên, hệ thống
trường trọng điểm, trường ngoài công lập chất lượng cao làm nòng cốt để nâng
cao chất lượng mũi nhọn và hợp tác quốc tế
|
|
6
|
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí
giáo dục, giáo viên, nhân viên nhà trường, đảm bảo đủ về số lượng, đạt yêu
cầu về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
|
|
7
|
Đầu tư trang thiết bị dạy học theo
lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo đồng bộ,
tiên tiếp hiện đại đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
và chuyển đổi số trong giáo dục
|
|
8
|
Nhóm giải pháp đột phá
|
|
|
Phần
thứ tư
TÍNH
KHẢ THI VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
|
|
I
|
TÍNH KHẢ THI
|
|
II
|
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
|
|
III
|
DỰ BÁO KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ BIỆN
PHÁP KHẮC PHỤC
|
|
|
Phần
thứ năm
LỘ
TRÌNH, KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
|
|
I
|
LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
|
|
II
|
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
|
|
|
PHỤ LỤC
|
|
Phần
thứ nhất
PHẦN
MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Phát triển giáo dục và đào tạo
(GD&ĐT) có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh kế-xã hội bền
vững của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Với tầm quan trọng đó, văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ X đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học
và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Quan điểm về đầu tư, phát triển giáo dục và
đào tạo, phát triển khoa học công nghệ và phát triển con người còn tiếp tục được
nhấn mạnh, làm sâu thêm trong các Văn kiện, Nghị quyết, Cương lĩnh của Đảng.
Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định một trong các định hướng
phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là “Tạo đột phá trong đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
thu hút và trọng dụng nhân tài”. Chính bởi vậy, phát triển GD&ĐT có vai trò
hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương.
GD&ĐT nước ta đang trong quá
trình đổi mới căn bản, toàn diện. Chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn
2011-2021 vừa kết thúc chu kì 10 năm. Đánh giá lại giai đoạn vừa qua, có thể
thấy, bên cạnh những thành tích đạt được, ngành giáo dục vẫn còn bộc lộ một số
hạn chế như: nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chưa
phát huy được năng lực sáng tạo của người học; chất lượng GD&ĐT còn thấp;
thể chế, cơ chế quản lí giáo dục còn nhiều bất cập; đội ngũ cán bộ quản lí
(CBQL), giáo viên (GV) và nhân viên (NV) nhà trường còn thiếu, chưa đáp ứng được
nhu cầu… Ngành GD&ĐT đang xây dựng chiến lược mới cho giai đoạn 2021-2030
với mục tiêu đẩy nhanh việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện, nâng cao
chất lượng giáo dục, tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời
từng bước giải quyết những tồn tại đang cản trở sự phát triển của giáo dục.
Song song với chiến lược giáo dục
của quốc gia, các địa phương cũng xây dựng đề án phát triển giáo dục của mình
sao cho vừa phù hợp với các mục tiêu quốc gia, vừa gắn với những đặc thù của
địa phương để hướng tới những mục tiêu cụ thể, có tính khả thi, phù hợp mỗi
vùng miền.
Ngày 20 tháng 9 năm 2011, UBND tỉnh
Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 2497/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch
phát triển giáo dục, đào tạo Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Sau
10 năm thực hiện quy hoạch, giáo dục Vĩnh Phúc đã có nhiều chuyển biến tích cực
và thu được những thành tựu đáng ghi nhận: 100% các trường học từ mầm non đến
trung học phổ thông (THPT) đạt chuẩn quốc gia vào cuối năm 2019; hoàn thành đầu
tư hơn 1.000 phòng học mầm non. Vĩnh Phúc là tỉnh thứ 4 toàn quốc được công
nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi vào năm 2012 và đạt phổ
cập tiểu học mức độ 2 vào năm 2013. Năm 2017 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi mức độ 3, đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở (THCS) mức độ 2
và chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Chất lượng giáo dục toàn diện liên tục tăng trưởng,
chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt được những thành tích vượt trội.
Bên cạnh những thành quả đã đạt được,
ngành giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, việc thực hiện đổi mới chương
trình, sách giáo khoa phổ thông theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26/12/2018 của Bộ GD&ĐT đòi hỏi ngành giáo dục phải thay đổi một cách nhanh
chóng, đồng bộ, có hệ thống để chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức
sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa
đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh (HS); trang
bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng
cao trước mọi biến động của tự nhiên và xã hội; góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế
tri thức đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và mục tiêu phát triển kinh tế-xã
hội của tỉnh.
Trước những yêu cầu cấp thiết đó,
việc xây dựng Đề án “Phát triển giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025,
định hướng đến năm 2030” là cần thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, phục vụ
cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh trong giai
đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
II. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở chính trị và pháp lí
- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày
14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp
tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày
27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày
21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28
tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục
phổ thông.
- Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày
24/1/2018 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa
XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và, nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nghị định 127/2018/NĐ-CP ngày 21
tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm nhà nước về giáo dục.
- Thông tri số 22-TT/TU ngày
27/8/2019 về việc thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban bí thư
về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11- CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội
học tập;
- Thông tri số 23-TT/TU ngày
27/8/2019 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về thực hiện Kết luận số 51-KL/TW, ngày
30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8
(khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH XVII ngày
16/11/2020 nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII,
nhiệm kì 2020-2025.
- Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày
20/11/2019 của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng đội ngũ tri thức và trọng dụng nhân
tài tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025.
- Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày
12/3/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI về nâng cao thu nhập và phúc
lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Kết luận 05-KL/TU ngày 26/08/2016
của Ban thường vụ Tỉnh ủy về sự phát triển sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc
(Kết luận 05-KL/TU).
2. Cơ sở thực tiễn
Thực hiện và triển khai có hiệu quả Nghị
quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi
mới, căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đã luôn quan tâm chăm lo phát triển
giáo dục - đào tạo bằng nhiều giải pháp đồng bộ, các cơ chế, chính sách đúng
đắn, phù hợp như Nghị quyết 53/2017/NQ-HĐND quy định chính sách thưởng cho HS,
sinh viên đạt giải, đỗ thủ khoa và GV có HS, sinh viên đạt giải trong các kì
thi, cuộc thi HS giỏi, sinh viên giỏi, Nghị quyết 70/2019/NQ-HĐND quy định một số
chính sách đặc thù đối với Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc; chế độ đối với chuyên
gia, GV và HS tham gia bồi dưỡng, tập huấn đội tuyển của tỉnh tham dự kì thi
chọn HS giỏi quốc gia, khu vực, quốc tế; dành nhiều nguồn lực đầu tư cho hạ
tầng giáo dục nhằm đảm bảo các điều kiện để nâng cao chất lượng GD&ĐT góp
phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu phải
thay đổi chương trình và sách giáo khoa mới, với số lượng HS tăng nhanh trong 5
năm tới (THCS tăng khoảng 30-32%, THPT tăng khoảng 20-25%) thì các điều
kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ hiện nay sẽ không đáp ứng được nhu cầu học tập
chính đáng của HS; hệ thống giáo dục chưa đa dạng, chưa linh hoạt, làm giảm sức
cạnh tranh và động lực phát triển của các cơ sở giáo dục; công tác quản lí
trong giáo dục còn bộc lộ những bất cập cần được khắc phục; nguồn lực huy động
từ công tác xã hội hóa đầu tư cho giáo dục chưa cao.
Với sự phát triển đa dạng của các
nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, trong khu vực và trước đòi hỏi của cuộc
Cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, nhiều tỉnh thành trong cả nước và khu
vực đồng bằng sông Hồng đã có sự quan tâm kịp thời của cấp ủy chính quyền các
địa phương để đầu tư cho giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại và đã có tác
động rất lớn đến chất lượng giáo dục. Các địa phương chậm đầu tư sẽ trở nên tụt
hậu trong xu thế đổi mới.
Vì vậy, việc xây dựng “Đề án phát
triển giáo dục Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” nhằm
khắc phục những hạn chế, bất cập, tạo bước đột phá để phát triển giáo dục tỉnh
nhà, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh.
Phần
thứ hai
THỰC
TRẠNG GIÁO DỤC TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2015-2020
I. TÌNH HÌNH TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH,
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Quy mô trường, lớp và học sinh
Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU ngày
30/11/2016 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế
và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2021, hệ thống mạng lưới trường lớp giáo dục mầm
non, phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch, tổ
chức sắp xếp cơ bản hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập hiện nay của con
em nhân dân trong tỉnh. Đến hết năm học 2020-2021, toàn tỉnh có 508 nhà trường
và cơ sở giáo dục khác (177 trường mầm non, 145 trường tiểu học, 148 trường
THCS và trường liên cấp TH-THCS, 30 trường THPT, 08 trung tâm GDNN-GDTX).
1.1. Giáo dục mầm non
Mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non
trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định và phát triển đa dạng về loại hình trường,
lớp công lập và tư thục.
Toàn tỉnh có 177 trường mầm non
(trong đó có 163 trường công lập, 14 trường tư thục), với tổng số lớp 3.300 lớp
(695 lớp nhà trẻ; 2605 lớp mẫu giáo); có 221 cơ sở mầm non độc lập tư thục với
829 nhóm, lớp, 14.999 trẻ; tỷ lệ cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đạt mức
khá cao nhưng chủ yếu phát triển ở mô hình nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục.
Loại hình nhóm trẻ độc lập, tư thục
phát triển nhanh, nhất là ở thành phố, khu công nghiệp và khu vực đông dân cư,
tập trung tại thành phố Vĩnh Yên, huyện Tam Dương, huyện Yên Lạc. Tổng số trẻ
ra nhóm, lớp ngoài công lập: 16.869 trẻ, đạt 20,1% (toàn quốc 23,2% Vĩnh Phúc
thấp hơn bình quân chung cả nước 3,1%). Một số trường mầm non tư thục được đầu
tư cơ sở vật chất hiện đại, phương pháp giáo dục tiên tiến, phát triển theo hướng
chất lượng cao được phụ huynh, nhân dân trên địa bàn tin tưởng và lựa chọn.
Tính đến tháng 12/2020, tổng số trường
mầm non công lập trên địa bàn tỉnh giảm 8 trường[1]. Tuy
nhiên năm 2021 tăng 01 trường tư thục, số trẻ ra nhóm lớp độc lập tư thục tăng
0,6% so với năm học trước. Vĩnh Phúc là một trong 4 tỉnh đạt phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em năm tuổi đầu tiên trong cả nước vào năm 2012. Đến nay, 100%
các xã và các huyện, thành phố duy trì, giữ vững các điều kiện, tiêu chuẩn về
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Tổng diện tích các trường mầm non công lập trên địa bàn tỉnh là 1.239.230 m2.
Năm học 2020 - 2021, tổng số trẻ huy
động ra lớp là 83.833, trong đó số trẻ nhà trẻ ra lớp là 14.244 cháu (15,4%) và
mẫu giáo là 69.589 cháu (84,6%); trẻ 5 tuổi được huy động vào mẫu giáo để chuẩn
bị vào lớp 1 vẫn duy trì ổn định hàng năm đạt chỉ tiêu đề ra trên 99%. Tỉ lệ
huy động trẻ mẫu giáo ra lớp tương đối cao so với trung bình cả nước (toàn quốc
92,4%). Tuy nhiên, tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp công lập và ngoài công lập
đạt 26,1% (thấp hơn cả nước 2,1%), chưa đạt được mục tiêu đề ra theo Quyết định
số 1677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển giáo dục
mầm non Việt Nam giai đoạn 2018-2025[2].
Bên cạnh đó, tỉ lệ huy động này còn
chưa đồng đều giữa các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, nhất là trẻ nhà trẻ.
Thành phố Vĩnh Yên tỉ lệ trẻ nhà trẻ cao nhất toàn tỉnh với 48,8%; trẻ mẫu giáo
là 100%; thành phố Phúc Yên có tỉ lệ trẻ nhà trẻ là 25,9%; trẻ mẫu giáo là
99,3%; huyện Tam Dương có tỉ lệ trẻ nhà trẻ 29%; trẻ mẫu giáo là 100%; huyện
Tam Đảo có tỉ lệ trẻ nhà trẻ là 25,6%; trẻ mẫu giáo là 97,3%; huyện Bình Xuyên
có tỉ lệ trẻ nhà trẻ là 25,3%; trẻ mẫu giáo là 97,4%; huyện Yên Lạc tỉ lệ trẻ
nhà trẻ là 29,2%; trẻ mẫu giáo là 99,8%; huyện Vĩnh Tường có tỉ lệ trẻ nhà trẻ
là 19,5%; trẻ mẫu giáo là 99,3%; huyện Sông Lô tỉ lệ trẻ nhà trẻ là 20,9%; trẻ
mẫu giáo là 100%; huyện Lập Thạch tỉ lệ trẻ ra nhà trẻ thấp nhất toàn tỉnh là
18%; trẻ mẫu giáo đạt 100%.
Tỉ lệ trẻ em dân tộc thiểu số nhà
trẻ ra lớp đạt 36,2%, tỉ lệ trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số ra lớp đạt 98,4%. So
với chỉ tiêu tại Kế hoạch số 4609/KH- UBND ngày 22/6/2017 của UBND tỉnh về việc
tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, HS tiểu học vùng dân tộc thiểu số
giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025, tỉ lệ trẻ nhà trẻ vượt 1,2%, trẻ mẫu
giáo vượt 0,4%.
Đầu năm học 2020-2021, số trẻ khuyết
tật mầm non đi học hòa nhập là 92 em, chiếm 0,1%/ tổng số trẻ mầm non và chiếm
86,8% tổng số trẻ mầm non khuyết tật.
1.2. Giáo dục phổ thông
Hết năm học 2020-2021, toàn tỉnh có
323 cơ sở giáo dục phổ thông, so với năm học 2015-2016, giảm 38 trường (tiểu
học giảm 29 trường, THPT giảm 9 trường). Mạng lưới các trường tiểu học được mở
rộng xuống các xã, phường; mạng lưới các trường trung học cơ sở và trung học
phổ thông được phát triển, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em trong độ
tuổi đi học, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng.
Cấp tiểu học: 145 trường (100% trường
công lập), tỉ lệ 1,05 trường/xã; 3.682 lớp học; tổng diện tích là 1.807.196 m2 với 125.593 HS, sĩ số bình quân 34,1 HS/lớp; tỉ lệ huy trẻ 6
tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỉ lệ HS hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%.
Cấp THCS: 148 trường (100% công lập,
trong đó có 132 trường THCS, 16 trường liên cấp TH-THCS), tỉ lệ 1,08 trường/xã;
2032 lớp học; tổng diện tích là 1.748.772 m2 với 79.033 HS, sĩ số bình quân 39,0 HS/lớp; 100% HS hoàn
thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 THCS; HS tốt nghiệp THCS vào học THPT
chiếm tỉ lệ 70%, học nghề chiếm tỉ lệ 26%.
Cấp THPT: 30 trường (có 29 trường
công lập, 01 trường ngoài công lập); 819 lớp học (813 lớp hệ công lập, 06 lớp
hệ ngoài công lập); tổng diện tích là 1.046.687 m2 với 32.220 HS (32.018 HS hệ công lập, 182 HS hệ ngoài công
lập), sĩ số bình quân 39,4 HS/lớp. Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT trong những năm gần
đây luôn ở mức cao, thuộc tốp các tỉnh dẫn đầu toàn quốc. Năm học 2020-2021, tỉ
lệ HS tốt nghiệp THPT đạt 99,43%.
Như vậy, về quy mô lớp học, toàn
tỉnh có 6.533 lớp, trong đó cấp tiểu học có 3.682 lớp; trung học cơ sở có 2.032
lớp; trung học phổ thông có 819 lớp. So với năm học 2015-2016, tăng 995 lớp
(tiểu học tăng 678 lớp, THCS tăng 308 lớp, THPT tăng 09 lớp). Quy mô HS tiếp
tục tăng trong giai đoạn 2015-2020. Tính đến hết năm học 2020-2021, toàn tỉnh
có 236.846 HS. So với năm học 2015-2016, tổng số HS phổ thông tăng 53.422 HS,
trong đó tiểu học tăng 28.509 HS; trung học cơ sở tăng 20.351 HS và trung học
phổ thông tăng 4.562 HS. Giai đoạn 5 năm (2015-2020), quy mô HS các cấp
học tăng khoảng 20%; sĩ số HS/lớp tăng ở tất cả các cấp học.
Trong toàn tỉnh, tỉ lệ HS phổ thông
từ 6 đến 18 tuổi đi học đạt 97,1%, đứng thứ 3/63 tỉnh, thành trong cả nước.
Tỉ lệ huy động trẻ đi học được thể
hiện ở các chỉ số như sau: tỉ lệ đi học chung tiểu học 101,8%; trung học cơ sở
là 96,8%; trung học phổ thông là 86,6%.Tỉ lệ huy động đi học đúng tuổi ở cấp tiểu
học đạt 98,9%; trung học cơ sở đạt 93,9%; trung học phổ thông 83,3%; tỉ lệ này
cao hơn trung bình của cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng, thấp hơn một số
tỉnh như Nam Định, Hưng Yên, Hà Nam.
Năm học 2020-2021, tỉ lệ huy động
trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 99,7% (chỉ tiêu quy hoạch là huy động 100% trẻ
6 tuổi vào lớp 1).
Tỉ lệ trẻ em ngoài nhà trường của
tỉnh Vĩnh Phúc là 2,9% (năm 2019), thấp hơn của cả nước là 5,4 %; thấp hơn của
vùng đồng bằng sông Hồng 0,4%; thấp hơn của Nam Định 2,4 %. Tuy nhiên tỉ lệ này
vẫn còn cao hơn so với Hà Nội 0,6 %, Hải Phòng 0,3 %.
Năm học 2020-2021, tỉ lệ HS dân tộc
thiểu số cấp tiểu học là 5,6%, tăng 1,15% so với năm học 2015-2016; cấp THCS,
THPT tỉ lệ không chênh lệch nhiều theo các năm học. HS dân tộc thiểu số cấp
THCS chiếm 5,23%; THPT chiếm 4,5%. Tỉ lệ HS người dân tộc Kinh và HS người dân
tộc thiểu số tiếp cận giáo dục ở mức gần ngang bằng nhau trên địa bàn tỉnh.
1.3. Giáo dục thường xuyên
Hệ thống mạng lưới trung tâm giáo
dục thường xuyên của Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua ổn định về số lượng bao
gồm 01 trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp tỉnh, 7 trung tâm giáo dục
nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) cấp huyện, 136 trung tâm học
tập cộng đồng, 80 trung tâm tin học, ngoại ngữ, 15 cơ sở hoạt động giáo dục kĩ
năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, 17 tổ chức kinh doanh
dịch vụ tư vấn du học được cấp phép hoạt động. Ngoài ra còn có 6 trường cao
đẳng dạy học chương trình GDTX cấp THPT.
Số lượng học viên theo học chương
trình GDTX cấp trung học phổ thông ở các trung tâm GDTX và Cao đẳng nghề tăng
đều trong các năm gần đây. Đến năm học 2020-2021 có 9.865 học viên học ở trung
tâm GDTX tỉnh, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-GDTX và các trường cao đẳng nghề.
Triển khai có hiệu quả Đề án “Xóa mù
chữ đến năm 2020”. Ban Chỉ đạo công tác xóa mù chữ của tỉnh và các huyện, thành
phố được thành lập, kiện toàn, có phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng
thành viên trong việc chỉ đạo, thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
nên trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả tốt (100% huyện, thành
phố đạt xóa mù chữ ở mức 2).
Số lượng học viên tham gia học các
lớp học xóa mù chữ (biết chữ mức độ 1) là 51 người và có xu hướng giảm dần. Do
số lượng người mù chữ ngày càng giảm, tập trung chủ yếu ở vùng núi, vùng dân
tộc thiểu số, nên việc huy động học viên đến học gặp nhiều khó khăn. Có 32 học
viên tiếp tục tham gia học chương trình giáo dục sau khi biết chữ (biết chữ mức
độ 2). Trong 2 năm gần đây số lượng người học giáo dục tiếp sau khi biết chữ có
xu thế tăng lên.
Toàn tỉnh có 136 trung tâm học tập
cộng đồng, số lượt người học các lớp chuyên đề và chương trình giáo dục đáp ứng
yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao khoa học công nghệ
tại các trung tâm học tập cộng đồng có nhiều biến động trong các năm. Đến năm
học 2020-2021 có 186.107 học viên tham gia học tập (số liệu theo báo cáo trung
tâm học tập cộng đồng năm học 2020-2021).
Công tác bồi dưỡng, tổ chức thi cấp
chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, chức danh nghề nghiệp, nghề phổ thông được chú
trọng. Hàng năm có trên 2000 học viên được bồi dưỡng, tổ chức thi cấp chứng chỉ
tại các cơ sở GDTX, trung tâm GDTX, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học. Mỗi
năm có hơn 14.000 HS được bồi dưỡng, tổ chức thi cấp chứng chỉ nghề phổ thông.
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học
Cuối năm 2019, toàn tỉnh có 100% trường
mầm non, phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia; tỉnh đã tập trung nguồn lực
lớn, đầu tư cho ngành trang thiết bị dạy học, phòng học, tỉ lệ phòng học kiên
cố/tổng số phòng học đạt mức cao: mầm non đạt 92,6%, tiểu học đạt 96,8%, THCS
đạt 98,2%, THPT và GDTX đạt 100%; tỉ lệ phòng học/lớp: mầm non 0,94; tiểu học
0,99; THCS và THPT đạt 1,0.
Trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh đã đưa
vào sử dụng 2.035 phòng học và phòng học bộ môn xây mới (mầm non: 1.012; tiểu
học: 795; THCS: 228); hàng trăm phòng học bộ môn, phòng tin học, ngoại ngữ được
trang bị hiện đại, phục vụ cho việc dạy học; công tác tu bổ, cải tạo phòng học,
khuôn viên nhà trường được thực hiện thường xuyên. Xây mới 4 trường THCS, 4 trường
THPT, trong đó Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc được đầu tư lớn, đồng bộ, hiện đại,
là điểm nhấn của tỉnh và cả nước về hệ thống trường THPT Chuyên.
2.1. Giáo dục mầm non
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học được cải thiện ngày càng đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ. Hệ thống các
phòng học, phòng chức năng, nhà bếp, công trình vệ sinh…cơ bản phù hợp, đúng
quy cách. Hiện nay cấp học mầm non có 2.580 phòng học, còn thiếu 161 phòng (đến
năm 2025 dự báo sẽ thiếu 421 phòng học). Phòng hoạt động giáo dục thể chất có
27, thiếu 136 phòng; phòng giáo dục nghệ thuật có 116, thiếu 52 phòng; phòng đa
năng có 09, thiếu 105 phòng; nhà điều hành có 148 (trong đó 16 nhà bán kiên
cố), thiếu 44 nhà; bếp ăn có 216, thiếu 44 bếp ăn. Đối với nhóm, lớp mầm non
độc lập tư thục thường tận dụng nhà riêng để mở lớp, đón trẻ nên phòng học có
diện tích nhỏ hẹp, chật chội; bên cạnh đó các cơ sở tự đảm bảo kinh phí đầu tư
và kinh phí hoạt động do vậy cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn,
lạc hậu; HS các độ tuổi học chung một lớp; bếp ăn gần phòng học, chưa đảm bảo
quy định.
Về trang thiết bị cấp mầm non, đồ
chơi còn thiếu so với quy định trong danh mục tối thiểu; nhiều cơ sở giáo dục
mầm non đã chủ động trang bị thêm đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục tối thiểu,
theo hướng chất lượng cao, thu hút ngày càng nhiều trẻ ra lớp. Các phong trào
tự làm đồ dùng, đồ chơi phát triển mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu chăm
sóc, giáo dục trẻ. Hiện có 820 bộ đồ dùng, đồ chơi trong lớp, còn thiếu 1.115
bộ đồ dùng đồ chơi, 1393 máy tính. Nhiều đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục ở
các cơ sở giáo dục mầm non công lập đã cũ, hỏng cần được bổ sung, thay mới để
đáp ứng tốt hơn yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
2.2. Giáo dục phổ thông
2.2.1. Cấp tiểu học
Về phòng học: cấp tiểu học hiện có
3.646 phòng, trong đó có 83 phòng học bán kiên cố, thiếu 36 phòng, đến năm 2025
thiếu 391 phòng; phòng học bộ môn Âm nhạc có 95, thiếu 71 phòng; phòng học bộ
môn Mỹ thuật có 110, thiếu 59 phòng; phòng học bộ môn Khoa học - Công nghệ có
38, thiếu 149 phòng; phòng học bộ môn Ngoại ngữ có 139, thiếu 101 phòng; phòng
học bộ môn Tin học có 164, thiếu 76 phòng; phòng đa chức năng có 38, thiếu 200
phòng; thư viện có 136, thiếu 37 phòng; nhà điều hành có 161 (trong đó 19 nhà
bán kiên cố), thiếu 28 nhà.
Hiện tại toàn tỉnh còn một số trường
tiểu học có HS ăn bán trú nhưng chưa có bếp nấu, 54/145 trường tiểu học có
nguồn nước sạch.
Về trang thiết bị:
- Máy tính: hiện có 4302 máy tính,
thiếu 3.495 máy.
- Máy chiếu/màn hình tương tác: hiện
có 597 bộ máy chiếu, 581 màn hình tương tác, thiếu 2.294 bộ máy chiếu/màn hình
tương tác.
2.2.2. Cấp THCS
Cấp THCS có 2.032 phòng học (bao gồm
65 phòng học bán kiên cố), năm 2025 thiếu 378 phòng; phòng bộ môn Âm nhạc có
19, thiếu 129 phòng; phòng học bộ môn Mỹ thuật có 13, thiếu 135 phòng; phòng
học bộ môn Công nghệ có 35, thiếu 114 phòng; phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên
có 412, thiếu 32 phòng; phòng học bộ môn Ngoại ngữ có 148, thiếu 25 phòng;
phòng học bộ môn Tin học có 165, thiếu 04 phòng; phòng học đa chức năng có 13,
thiếu 285 phòng; phòng học bộ môn khoa học - xã hội có 07, thiếu 141 phòng;
phòng thư viện có 146 (trong đó có 13 phòng bán kiên cố), thiếu 17 phòng; phòng
thiết bị giáo dục có 133 (trong đó có 08 phòng bán kiên cố), thiếu 36 phòng;
phòng truyền thống có 131 (trong đó có 06 phòng bán kiên cố), thiếu 23 phòng;
phòng đoàn đội có 137 (trong đó có 13 phòng bán kiên cố), thiếu 26 phòng; nhà
điều hành có 148 (trong đó 16 nhà bán kiên cố), thiếu 16.
Về trang thiết bị:
- Máy tính hiện có 6137 máy, thiếu
1.752 máy.
- Máy chiếu/màn hình tương tác hiện
có 240 máy chiếu, 97 màn hình tương tác, thiếu 1.539 bộ máy chiếu/màn hình tương
tác.
2.2.3. Cấp THPT
Cấp THPT có 920 phòng học; nhà rèn
luyện thể chất (nhà đa năng) hiện có 33 nhà, thiếu 01; nhà thư viện, truyền
thống hiện có 26 nhà, thiếu 4 nhà; hệ thống sân vận động các trường đều xuống
cấp, chưa có thiết bị thể thao ngoài trời theo quy định; 04 trường có hệ thống
phòng cháy chữa cháy, thiếu 26 trường.
Về trang thiết bị:
- Máy tính hiện có 2.901 máy, thiếu
740 máy.
- Máy chiếu/màn hình tương tác hiện
có 811 máy chiếu, 72 màn hình tương tác, thiếu 471 bộ máy chiếu/màn hình tương
tác.
2.3. GDTX (Trung tâm GDTX Tỉnh,
trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện) Trung tâm GDTX tỉnh, trung tâm GDNN-GDTX huyện
đều có trụ sở riêng, được xây dựng khang trang. Các trung tâm đã quan tâm đầu tư
xây dựng phòng học kiên cố, mua sắm trang bị máy tính, nhiều phòng học có máy
chiếu và có kết nối mạng Internet; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lí và dạy học được tăng cường hơn trước. Ở nhiều trung tâm, 100% các phòng học
đã lắp đặt camera để phục vụ cho việc quản lí, theo dõi việc dạy học của GV và
học viên. Tính đến năm học 2020-2021, các trung tâm GDTX, trung tâm giáo dục
nghề nghiệp-GDTX có 141 phòng học trong đó có 96 phòng học kiên cố (chiếm
68,1%), 30 phòng học bán kiên cố (chiếm 21.3%), 15 phòng học tạm (chiếm 10,6%).
Đa số trung tâm học tập cộng đồng ở
cấp xã chưa có phòng làm việc riêng, trang thiết bị tối thiểu để phục vụ cho
các hoạt động học tập đã được trang bị nhưng sau thời gian dài sử dụng đến nay
các trang thiết bị hầu như đã cũ, hỏng, không đáp ứng cho các hoạt động học
tập. Hiện nay có 136 trung tâm học tập cộng đồng đã có góc đọc/tủ sách đáp ứng
được 251.945 lượt người. Hàng năm, các trung tâm học tập cộng đồng đều được cấp
tài liệu tham khảo, bản tin xây dựng xã hội học tập. Tuy nhiên, số lượng sách,
báo, tài liệu còn ít, chưa được bổ sung và cập nhật thường xuyên, chưa đáp ứng
được nhu cầu học tập và tìm hiểu thông tin của người dân cũng như phát triển
văn hóa đọc tại địa phương.
3. Công tác xây dựng trường chuẩn
quốc gia
Tính đến hết tháng 12/2019, ngành
GD&ĐT đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của Đại hội
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI, toàn tỉnh đã có 100% trường công lập từ mầm
non đến THPT được công nhận đạt chuẩn.
Tuy nhiên, Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT
của Bộ GD&ĐT quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học,
Thông tư 17/2018/TT- BGDĐT, Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT và Thông tư
19/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và
công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường
phổ thông có nhiều cấp học đều có những yêu cầu cao hơn so với tiêu chuẩn trước
đây, gây khó khăn cho công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn
tới của tỉnh. Nhiều cơ sở giáo dục không đáp ứng được yêu cầu tại Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT
do các phần lớn nhà trường được xây dựng trước thời điểm ban hành Thông tư.
Tính đến tháng 5/2021, kết quả kiểm
định chất lượng giáo dục của tỉnh như sau: có 491/498 cơ sở giáo dục thực hiện
công tác tự đánh giá (98,6%); đánh giá ngoài 261/498 cơ sở giáo dục (52,4%),
trong đó, đạt Cấp độ 1: 84 cơ sở giáo dục; Cấp độ 2: 110 cơ sở giáo dục; Cấp độ
3: 67 cơ sở giáo dục. Năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT đã tổ chức đánh giá ngoài
công nhận đạt chuẩn quốc gia cho 32/498 cơ sở giáo dục (6,4%), trong đó đã hoàn
thành công nhận chuẩn quốc gia có 05 cơ sở giáo dục; đang hoàn thiện hồ sơ có
27 cơ sở giáo dục.
II. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN,
NHÂN VIÊN TRƯỜNG
HỌC NĂM HỌC 2020-2021
1. Số lượng đội ngũ cán bộ quản lí,
giáo viên, nhân viên
1.1. Cấp Mầm non
Số biên chế giao 4.941 người (4.925
CBQL, GV và 16 NV) và 302 NV hợp đồng, so với định mức thiếu 1.543 người (1.519
CBQL, GV; 24 NV).
- Số có mặt 4.859 người (CBQL 475 người;
GV 4.082 người; NV hợp đồng 302 người), so với biên chế được giao thiếu 384 người
(368 CBQL, GV và 16 NV).
- Còn thiếu theo định mức là 1.159
người (1.151 CBQL, GV, 8 NV).
1.2. Cấp Tiểu học
Số biên chế giao 5.685 người, so với
định mức thiếu 1.019 người (896 CBQL, GV-Tổng đội và 123 NV).
- Số có mặt 5.679 người (CBQL 379 người;
GV 4.802 người; NV 498 người), so với biên chế được giao thiếu 6 CBQL, GV-Tổng
đội.
- Còn thiếu theo định mức là 1.013
người (890 CBQL, GV, 123 NV).
1.3. Cấp THCS
Số biên chế giao 4.289 người, so với
định mức thiếu 863 người (600 GV; 263 NV).
- Số có mặt 4.215 người (CBQL 296 người;
GV 3.437 người; NV 482 người), so với biên chế được giao thiếu 74 người (61 GV;
13 NV).
- Còn thiếu theo định mức là 789 người
(539 CBQL, GV; 250 NV).
1.4. Cấp THPT
Số biên chế giao 2101 người, so với
định mức thiếu 108 người (80 CBQL, GV và 28 NV).
- Số có mặt 2.084 người (CBQL 101 người;
GV 1.837 người; NV 146 người), so với biên chế được giao thiếu 17 người (11
CBQL, GV và 6 NV).
- Còn thiếu theo định mức quy định
là 91 người (69 CBQL, GV, 22 NV).
1.5. Khối Giáo dục thường xuyên
Số biên chế giao 176 người (CBQL 20
người; GV 122 người; NV 34 người), so với định mức thiếu 79 người (63 GV, 16
NV).
- Số có mặt 164 người (CBQL 20 người;
GV 110 người; NV 34 người), so với biên chế được giao thiếu 23 GV.
- Còn thiếu theo định mức quy định
là 58 người (42 CBQL, GV, 16 NV).
Như vậy, năm học 2020 - 2021 toàn
ngành hiện thiếu 3.158 CBQL, GV và 454 NV, trong đó thiếu theo biên chế giao
475 CBQL GV và 29 NV; còn thiếu theo định mức 2.683 CBQL, GV và 425 NV.
2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lí, giáo viên, nhân viên trường học
Đội ngũ CBQL, GV, NV các nhà trường
học trong giai đoạn 2015-2020 cơ bản được đảm bảo chất lượng và ngày càng đồng
bộ về cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục giáo dục.
Công tác rà soát, sắp xếp lại đội
ngũ CBQL, GV, NV luôn được thực hiện nghiêm túc hàng năm.
Công tác tuyển dụng GV luôn được chú
trọng, đảm bảo yêu cầu cầu chất lượng, đáp ứng đòi hỏi của giáo dục địa phương,
đảm bảo công khai minh bạch. Trong 5 năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GD &
ĐT phối hợp với các Sở ban ngành và UBND các huyện thành phố tổ chức tuyển dụng
GV, năm 2017 tuyển 238 GV tiểu học, 2018 tuyển 350 GV tiểu học, năm 2020 tuyển
657 GV tiểu học và 121 GV THCS.
Công tác sử dụng đội ngũ CBQL, GV và
NV được thực hiện theo hướng coi trọng phẩm chất năng lực. Về cơ bản, đội ngũ
GV gương mẫu, tận tâm với nghề, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh
thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý chí vươn lên, tích cực học tập, có ý
thức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ CBQL có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ có kinh nghiệm quản lí, đã tham mưu tích cực cho chính
quyền các cấp ban hành các chính sách phát triển giáo dục.
2.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lí, giáo viên
2.1.1. Giáo dục mầm non
Tỉ lệ bình quân GV/lớp đạt 1,7, hiện
còn thấp hơn khu vực đồng bằng sông Hồng (1,97 GV/ lớp), còn thiếu nhiều so với
định mức quy định của Bộ GD&ĐT.
Trình độ đào tạo đội ngũ ngày càng được
nâng lên, có 40,6% CBQL, 0,1% GV có trình độ thạc sĩ; có 4,6% CBQL, 84,4% GV có
trình độ đại học; có 4,82% hiệu trưởng, 0,9% CBQL, 8,41% GV có trình độ cao
đẳng; có 7,1% GV trình độ trung cấp.
Đến nay các cơ sở giáo dục mầm non
công lập có 93,5% CBQL, GV đạt chuẩn trở lên trong đó 82,7% trên chuẩn; còn
6,5% chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019, các cơ sở giáo
dục mầm non ngoài công lập: 44,2% CBQL và 55,17% GV chưa đạt chuẩn trình độ đào
tạo theo Luật Giáo dục 2019.
2.1.2. Giáo dục phổ thông
Tổng số CBQL, GV và NV ở cả 3 cấp
học tiểu học, THCS, THPT là 11.998 người (trong đó cấp tiểu học là 5.541 người,
THCS - 4354 người, THPT - 2103 người). Cụ thể:
- Cấp Tiểu học: Tỉ lệ GV/lớp ở mới đạt 1,25, chưa đủ
để đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. Nhiều năm qua, giáo dục tiểu học chưa
bố trí đủ GV theo định biên, nhất là GV văn hóa tiểu học chưa đáp ứng tỉ lệ tối
thiểu 1 GV/lớp, GV tin học và ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu.
Hiện có 70,4% GV tiểu học đạt chuẩn
trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 (cao hơn so với trung bình chung cả nước-
64,26%)
- Cấp THCS: Tỉ lệ GV/lớp đạt 1,64 còn thiếu
nhiều so với định mức quy định. Trong 10 năm (từ năm 2008 đến năm 2018), tỉnh
không tuyển mới GV THCS do thừa thiếu cục bộ, hiện tại do quy mô dân số tăng,
dẫn đến việc thiếu GV ở nhiều môn và thừa thiếu cục bộ về cơ cấu các môn học.
Hiện có 89,49% GV THCS đạt chuẩn trình
độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 (cao hơn so với trung bình chung cả nước-
78,45%[3]).
- Cấp THPT: Tỉ lệ GV/lớp đạt 2,22. Cơ bản đủ về
định mức nhưng có tình trạng thừa thiếu cục bộ về cơ cấu môn học. 100% GV THPT
đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có trình độ trên chuẩn 35%.
2.1.3. GDTX
Đội ngũ CBQL trong các trung tâm
GDTX, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-GDTX ở Vĩnh Phúc gần như không có sự thay
đổi đáng kể.
Tổng số CBQL, GV, NV trung tâm GDTX
tỉnh, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-GDTX cấp huyện có 169 người (20 CBQL, 110
GV, 39 NV), 100% GV đều đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn (trên chuẩn
47,7%).
Đội ngũ CBQL tại các trung tâm học
tập cộng đồng đã được kiện toàn tương đối đầy đủ, bố trí theo chế độ kiêm nhiệm
gồm: một CBQL cấp xã kiêm giám đốc trung tâm, một cán bộ của Hội khuyến học và
một cán bộ lãnh đạo của trường tiểu học hoặc trung học cơ sở trên địa bàn kiêm
phó giám đốc. Tính đến đầu tháng 5/2021, số CBQL trung tâm học tập cộng đồng
trên toàn tỉnh là 388 người (136 Giám đốc; 252 Phó Giám đốc).
2.2. Đội ngũ nhân viên trường học
Đối với cấp học mầm non, các vị trí
việc làm NV trường học gồm: y tế, kế toán, thủ quỹ, văn thư (được bố trí tối đa
2 người là viên chức thực hiện nhiệm vụ). Ngoài ra, các trường được hợp đồng NV
nấu ăn và bảo vệ với số người tùy theo quy mô, số lượng trẻ của nhà trường
(Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của liên Bộ GDĐT
và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người
làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập).
Đối với cấp học phổ thông, các công
việc y tế, kế toán, thủ quỹ, văn thư, thư viện - thiết bị, giáo vụ, kĩ thuật
CNTT, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật ở các cấp học đều được quy định là vị
trí việc làm và được bố trí viên chức để thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, tùy vào
tình hình cụ thể, các nhà trường được bố trí lao động hợp đồng để thực hiện
nhiệm vụ vệ sinh, bảo vệ, nấu ăn. Do đó, viên chức trong các trường học không
chỉ là GV và CBQL mà còn có đội ngũ NV làm công việc hỗ trợ phục vụ.
Toàn ngành hiện có gần 800 NV các cơ
sở giáo dục đang thực hiện hợp đồng và làm các vị trí chuyên môn không đúng quy
định.
So với định mức quy định hiện còn
thiếu 475 NV.
Hiện tại có một số vị trí việc làm
trong trường học không được quy định trong khung danh mục vị trí việc làm như:
NV bảo vệ, NV lao công, môi trường, NV cấp dưỡng trong các trường tiểu học,
....
III. CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
1. Chất lượng giáo dục mầm non
Các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện
tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và chú trọng nâng cao chất lượng
bán trú, phòng tránh dịch bệnh. 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được
đảm bảo an toàn tuyệt đối cả về thể chất và tinh thần. 100% các cơ sở giáo dục
mầm non thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non theo quy định của Bộ GD&ĐT.
100% trẻ được học 2 buổi/ngày và được ăn bán trú tại trường. 100% các cơ sở
giáo dục mầm non đã xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến
kiến thức nuôi dạy trẻ cho gia đình và trong xã hội, được nhân dân ủng hộ, quan
tâm, đầu tư phát triển.
Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt, tỉ lệ trẻ ăn bán trú đạt 99,2% tăng 1% so
với năm học trước. Tỉ lệ trẻ được kiểm tra sức khỏe định kì đạt 100%; tỉ lệ trẻ
suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 2,2%, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 2,8% (đều
giảm 0,4% so với năm học trước); tỉ lệ trẻ thừa cân, trẻ béo phì được khống
chế, giảm 0,1% so với năm học trước. 100% nhóm, lớp thực hiện hiệu quả chương trình
giáo dục mầm non, đẩy mạnh tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm,
kĩ năng xã hội, thẩm mỹ và các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. 99% trẻ
đạt chuẩn phát triển theo đánh giá cuối chủ đề và cuối giai đoạn; trẻ 5 tuổi ra
lớp được đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và trẻ em được chuẩn
bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1 đạt 100%.
Tổ chức thí điểm cho trẻ làm quen
với tiếng Anh tăng nhanh: năm học 2015-2016 chỉ có 5 trường mầm non thực hiện
cho trẻ làm quen với tiếng Anh, đến hết học kì 1 năm học 2020-2021 có tới 125
trường mầm non công lập cho trẻ làm quen với tiếng Anh (đạt 76,6%) với 66.068
trẻ, trong đó tập trung cao nhất ở khu vực thành phố (Vĩnh Yên 63.04%).
Công tác "Tăng cường tiếng Việt
cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2020, định hướng
2025" được đánh giá cao. 100% cơ sở giáo dục mầm non thuộc vùng dân tộc
thiểu số đều chú trọng tới các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang
thiết bị, tài liệu, học liệu để tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ
dân tộc thiểu số; 100% trẻ dân tộc thiểu số ra lớp học 2 buổi/ngày được chuẩn
bị tiếng Việt.
Chất lượng các điều kiện thực hiện
Chương trình ở cơ sở giáo dục mầm non, nhất là các cơ sở ở vùng khó khăn được
nâng lên đáng kể. Tuy nhiên chất lượng giáo dục mầm non còn hạn chế nhất là ở
lớp mầm non độc lập tư thục và khu vực miền núi. Một số cơ sở giáo dục mầm non
đã áp dụng linh hoạt phương pháp giáo dục Montessori, STEM, STEAM vào quá trình
giáo dục trẻ tuy nhiên tập trung chủ yếu tại các trường mầm non tư thục có mức
học phí cao, có cơ sở vật chất, đội ngũ GV đảm bảo.
Tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ tại phần lớn các nhóm lớp độc lập tư thục chưa đảm bảo yêu
cầu quy định, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đối với trẻ, ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Công tác quản lí cơ sở giáo dục
mầm non tư thục ở một số các địa phương còn thiếu chặt chẽ. Sự phối hợp để thực
hiện nhiệm vụ giáo dục với cha mẹ trẻ còn hạn chế nhất là ở nơi có điều kiện
kinh tế, văn hóa, xã hội khó khăn.
2. Chất lượng các mặt giáo dục phổ
thông
2.1. Giáo dục đại trà
Trong 5 năm gần đây chất lượng giáo
dục đại trà của tỉnh Vĩnh Phúc được xếp ở vị trí cao so với cả nước. Cụ thể:
2.1.1. Giáo dục tiểu học
HS được đánh giá hoàn thành tốt và
hoàn thành các môn học chiếm tỉ lệ cao. Môn Tiếng Việt, hoàn thành tốt chiếm
52,9%; hoàn thành chiếm 46,5%; chưa hoàn thành chiếm 0,7%. Môn Toán, hoàn thành
tốt chiếm 61%; hoàn thành chiếm 38,4%; chưa hoàn thành chiếm 0,6%. HS lớp 5
hoàn thành chương trình tiểu học đạt: 98,5%.
2.1.2. Giáo dục trung học
a) Giáo dục trung học cơ sở
Năm học 2020-2021, so với năm học
2019-2020, số lượng HS có học lực Khá, Giỏi đều tăng, số lượng HS có học lực
Yếu, Kém đều giảm. Về Học lực Giỏi: 13409 HS, đạt 16,95% (tăng 2,66% ); Khá:
33928 HS đạt 42,94% (tăng 2,2% ); Trung bình: 28846 HS chiếm 36,49% (giảm
4,13%); Yếu: 2787 HS chiếm 3,54% (giảm 0,7% ); Kém: 63 HS chiếm 0,08% (giảm
0,04%).
Kết quả xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt
của HS THCS luôn ở mức cao. Tốt là 66973 HS (84,95%); Khá là 10648 HS (13,39%);
Trung bình là 1338 HS (1,57%); Yếu là 74 HS (0,09%).
Sĩ số HS THCS duy trì ổn định, tỉ lệ
HS đến trường đạt 99,65% (tăng 0,19% so với năm học trước). Tỉ lệ trẻ trong độ
tuổi 11-14 hoàn thành chương trình THCS đạt 99,1%.
b) Giáo dục trung học phổ thông
Tính đến năm học 2020-2021, chất lượng
đại trà tăng so với năm học trước, kết quả xếp loại hạnh kiểm Tốt: 28078 HS
(87,29%); Khá: 3570 HS (10,96%); Trung bình: 460 HS (1,43%); Yếu: 101 HS
(0,31%).Kết quả xếp loại học lực Giỏi: 6748 HS (20,91%); Khá: 19561 HS
(60,75%); Trung bình: 5782 HS (18%); Yếu: 108 HS (0,34%); Kém: 01 HS
(0,003%).Tỉ lệ HS xếp loại học lực ở mức cao hơn so với các tỉnh trong khu vực[4].
Tỉ lệ thanh thiếu niên độ tuổi từ 15-18 có bằng tốt nghiệp THPT đạt 97,4%; Điểm
trung bình kì thi THPT quốc gia luôn xếp hạng là 1 trong 6 tỉnh cao nhất cả nước
(năm 2017 xếp thứ 6, 2018 xếp thứ 4, năm 2019 xếp thứ 6, năm 2020, xếp thứ 5,
năm 2021 xếp thứ 5). Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường đại học,
cao đẳng ở trong top các trường có tỉ lệ đỗ cao (thường xếp thứ 5,6 trên tổng
số các trường thuộc các tỉnh/thành toàn quốc).
Sau 05 năm triển khai Đề án
"Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2014-2020" việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Điểm thi trung bình môn
tiếng Anh trong kì thi tốt nghiệp THPT tăng lên so với điểm thi trung bình môn
tiếng Anh cả nước: năm học 2016-2017 là 4,53 (xếp thứ 19/63 toàn quốc, thấp hơn
điểm trung bình cả nước là 0,07); năm học 2017-2018 là 4,01 (xếp thứ 14/63 toàn
quốc, cao hơn điểm trung bình cả nước là 0,11); năm học 2018-2019 là 4,55 (xếp
thứ 14/63 toàn quốc, cao hơn điểm trung bình cả nước là 0,19); năm học
2019-2020 là 4,83 (xếp thứ 12/63 toàn quốc, cao hơn điểm trung bình cả nước là
0,26); năm học 2020-2021 là 6,27 (xếp thứ 10/63 toàn quốc, cao hơn điểm trung
bình cả nước 0,43).
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục môn
Tiếng Anh còn một số hạn chế. Việc thực hiện dạy học theo Chương trình tiếng
Anh mới còn chậm (chưa đạt 100%). Năng lực tiếng Anh đầu ra của HS các cấp học
theo qui định của Bộ GD&ĐT còn thấp, các kỹ năng nghe, nói và viết phục vụ
cho học tập và giao tiếp của HS còn hạn chế (số lượng HS trên địa bàn tỉnh tiếp
cận với các cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài và trong môi trường có yếu
tố nước ngoài còn quá ít).
2.2. Chất lượng giáo dục mũi nhọn
Giáo dục mũi nhọn tiếp tục được
khẳng định là thế mạnh, là thương hiệu của Vĩnh Phúc. Chất lượng giáo dục mũi
nhọn của tỉnh trong những năm qua luôn được quan tâm và đã đạt được những thành
tích rất đáng tự hào trong các kì thi HS giỏi quốc gia, quốc tế và đứng trong
tốp đầu của cả nước về thành tích thi HS giỏi quốc gia . Kể từ khi tái thành
lập đến nay , tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được 1.401 giải học sinh giỏi cấp quốc gia
; trong đó có 71 giải nhất; 27 giải khu vực và quốc tế, trong đó có 03 huy chương
vàng, 08 huy chương bạc, 15 huy chương đồng và 03 bằng khen; 43 giải quốc gia
thi KHKT.
Đặc biệt năm học 2020-2021, Vĩnh
Phúc có 82/92 thí sinh dự thi đoạt giải HS giỏi quốc gia các môn văn hóa, đạt
tỉ lệ 89%, trong đó có 11 giải nhất, 27 giải nhì, 23 giải ba và 21 giải khuyến
khích, có 02 HS đạt huy chương tại kì thi Olympic Quốc tế (01 huy chương bạc
môn Sinh, 01 huy chương đồng môn Toán). Có 2 dự án đạt giải Nhì kì thi khoa học
kĩ thuật dành cho HS trung học.
Công tác phát hiện, bồi dưỡng HS
giỏi đạt nhiều thành tích nổi bật, có tác động tốt đến thi đua dạy tốt và học
tốt, có sức lan tỏa và tạo nên phong trào thi đua bồi dưỡng HS giỏi trong các
nhà trường trong tỉnh, nhiều HS các trường THPT trong tỉnh đăng kí tham dự kì
thi chọn HS giỏi Chuyên để có cơ hội tham gia ở kì thi chọn HS giỏi quốc gia và
đạt được thành tích tốt. Từ kết quả trên cho thấy, chất lượng giáo dục đại trà
và chất lượng mũi nhọn của tỉnh Vĩnh Phúc tăng lên theo năm học. Thế mạnh về HS
giỏi của Vĩnh Phúc tiếp tục được khẳng định là một trong các tỉnh, thành có tỉ
lệ và chất lượng giải cao trong toàn quốc.
Cùng với việc quan tâm đầu tư cho
việc phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi các môn văn hóa, công tác phát hiện, bồi dưỡng
HS năng khiếu thể thao, văn nghệ được quan tâm và đạt kết quả cao.
3. Chất lượng GDTX
GV các cơ sở GDTX, giáo dục nghề
nghiệp-GDTX đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo
chuẩn kiến thức kĩ năng. Tiếp tục triển khai đổi mới phương pháp dạy học gắn
với đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục
theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học; tích cực tham
gia lập và sử dụng “nguồn học liệu mở” về đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo
trên website của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT; đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên
trên mạng internet phục vụ công tác quản lí và giảng dạy. Tăng cường việc khai
thác sử dụng hệ thống thư điện tử để tăng tiện ích, hiệu quả trong trao đổi cập
nhật thông tin nhờ đó chất lượng GDTX trong những năm qua đã được cải thiện.
Đến năm học 2020-2021, tỉ lệ học
viên xếp loại học lực khá, giỏi 44,10%, tăng 11,0% so với năm học 2015-2016; tỉ
lệ học viên xếp loại học lực yếu, kém giảm 1,8% so với năm học 2015-2016.
Chất lượng học viên học chương trình
GDTX cấp THPT được duy trì ở mức tương đối ổn định. Tỉ lệ học viên học chương
trình GDTX đỗ tốt nghiệp THPT dao động khoảng từ 93% đến 98%. Năm học
2018-2019, học viên học chương trình GDTX cấp THPT đỗ tốt nghiệp đạt 93,3%, năm
học 2019-2020, học viên đỗ tốt nghiệp đạt 98,5%. So với tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của
GDTX trong cả nước thì tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của GDTX tỉnh Vĩnh Phúc cao hơn.
4. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ
Vĩnh Phúc luôn xác định phổ cập giáo
dục là nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
góp phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá trong Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.
Năm 2015, tỉnh có 100% xã, phường,
thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Công tác vận động
HS khuyết tật đến lớp đảm bảo các em được học hòa nhập luôn được chú trọng. Tỉ
lệ HS khuyết tật học hòa nhập ở mức cao.
Trong 5 năm qua, công tác phổ cập
giáo dục được củng cố và duy trì, chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và phổ
cập giáo dục THCS tiếp tục được giữ vững, nhiều chỉ số chung toàn tỉnh vượt các
tiêu chí phổ cập của Bộ GD&ĐT.
Năm học 2019-2020, toàn tỉnh có 9/9
huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3; 3/9
huyện thành, phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, 6/9 huyện thành, phố
đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, trong đó 51,8% xã/phường/thị trấn đạt
phổ cập giáo dục mức độ 3. Tỉ lệ HS từ 6 đến 18 tuổi đi học đạt 97,1%, đứng thứ
3/63 tỉnh, thành. Tỉ lệ HS trong độ tuổi 6-11 hoàn thành chương trình tiểu học
đạt 99,1%; tỉ lệ thanh thiếu niên độ tuổi từ 15-18 có bằng tốt nghiệp THPT đạt
97,4% (tăng 2,65 % so với năm 2015-2016).
Triển khai có hiệu quả Đề án “Xóa mù
chữ đến năm 2020”. Ban chỉ đạo công tác xóa mù chữ của tỉnh và các huyện, thành
phố được thành lập, kiện toàn, có phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng
thành viên trong việc chỉ đạo, thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
nên trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả tốt.100% huyện, thành phố
đạt xóa mù chữ mức 2.
Số lượng học viên tham gia học các
lớp học xóa mù chữ (biết chữ mức độ 1) có xu hướng giảm dần, do số lượng người
mù chữ ngày càng giảm, tập trung chủ yếu ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số và
huy động người lớn đến lớp học gặp nhiều khó khăn.
Học viên tham gia học chương trình
giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (biết chữ mức độ 2) ở Vĩnh Phúc trong 2 năm
gần đây có xu thế tăng lên.
Tính đến 31/5/2021, tỉ lệ người từ
15 đến 25 tuổi biết chữ mức độ 1 đạt 99,99%, mức độ 2 đạt 99,99%; tỉ lệ người
15 đến 35 tuổi biết chữ mức độ 1 đạt 99,97%, mức độ 2 đạt 99,97 %; tỉ lệ người
15 đến 60 tuổi biết chữ mức độ 1 đạt 99,94%, mức độ 2 đạt 98,87%.
Đối với trung tâm học tập cộng đồng,
năm học 2020-2021 có 40/136 trung tâm học tập cộng đồng xếp loại tốt, chiếm
29,4%; 71/136 trung tâm học tập cộng đồng xếp loại khá, chiếm 52,2; 11/136
trung tâm học tập cộng đồng xếp loại trung bình, chiếm 8,1%; có 14/136 trung
tâm học tập cộng đồng chưa đạt, chiếm 10,3%.
5. Công tác phân luồng học sinh
Công tác phân luồng HS được tổ chức
tốt, các trường THCS, THPT đã phối hợp với các trường chuyên nghiệp dạy nghề tổ
chức tốt công tác tư vấn tuyển sinh cho HS cuối cấp để phân luồng HS. Tỉ lệ
phân luồng sau THCS năm học 2020-2021 là 67% HS THCS vào các trường THPT công
lập; năm học 2019-2020 có trên 70% HS vào các trường THPT công lập (đạt kế
hoạch đề ra 65-70%); vào học Chương trình GDTX cấp THPT là 3.886 HS, tỉ lệ
25,7%.Tỉ lệ HS tốt nghiệp THCS năm 2018-2019 không vào THPT và bổ túc
THPT là 1,1%, năm học 2015-2016 là 1,21 %; Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT năm
2018-2019 không đi học đại học, cao đẳng là 39,48%, năm học 2015-2016 là 36,90
%. Có thể nói, công tác phân luồng về cơ bản đảm bảo cho HS có nhiều cơ
hội tiếp cận với các loại hình giáo dục để đạt trình độ theo yêu cầu.
6. Giáo dục hòa nhập
Chất lượng giáo dục hòa nhập từng bước
đã được nâng lên. Hàng năm, trẻ khuyết tật đều được hoàn thành chương trình các
lớp học, cấp học theo mục tiêu chương trình kế hoạch giáo dục cá nhân. Tỉ lệ
huy động trẻ khuyết tật đến trường học hòa nhập đạt 98%. 77,4% HS khuyết tật
học hòa nhập đáp ứng được chương trình học tập; 22,6% HS khuyết tật học hòa
nhập chưa có khả năng đáp ứng và hoàn thành chương trình.
Năm học 2020-2021, số HS khuyết tật
học hòa nhập như sau: cấp tiểu học: 1.443 HS, chiếm 1,11%; cấp THCS: 729 HS,
chiếm 0,9%; cấp THPT: 128 HS, chiếm 0,4%.
7. Giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ
năng sống
Công tác giáo dục lí tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng tỉnh Vĩnh Phúc của các
ngành, các cấp, đặc biệt là trong Ngành Giáo dục và tổ chức Đoàn Thanh niên đã
có chuyển biến tích cực, được cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch thiết
thực.
Chất lượng giáo dục đạo đức, lối
sống, kĩ năng sống cho HS được quan tâm với nhiều hình thức phong phú, sinh
động. Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức, lối sống
được triển khai ở tất cả các cấp học đã tạo chuyển biến tích cực. Kỷ cương nề
nếp được tăng cường; xuất hiện nhiều tấm gương HS vượt khó vươn lên trong học
tập.
Tuy nhiên, công tác giáo dục đạo
đức, lối sống, phổ biến pháp luật cho HS trong trường học còn có những hạn chế
nhất định, hiệu quả chưa cao: hiện tượng HS vi phạm kỷ luật nhà trường, bạo lực
học đường, hành vi lệch chuẩn,…
8. Công tác văn nghệ, thể dục thể
thao, giáo dục Quốc phòng-An ninh
Trong những năm học gần đây, công
tác giáo dục thể chất, phong trào thể thao trường học và văn hóa, văn nghệ tiếp
tục được quan tâm, đầu tư và có bước phát triển mạnh. Đoàn vận động viên HS
tỉnh Vĩnh Phúc tham gia Hội khỏe Phù Đổng và các giải thể thao toàn quốc thường
xuyên đạt thứ hạng cao so với những năm đầu tái lập tỉnh. Trong các hội thi văn
nghệ toàn quốc của Ngành Giáo dục, Vĩnh Phúc thường xuyên được xếp ở tốp đầu.
100% trường phổ thông triển khai và tổ chức giảng dạy, lồng ghép môn học
GDQP-AN góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG
GIÁO DỤC VĨNH PHÚC
1. Kết quả đạt được
1.1. Công tác tham mưu, quản lí chỉ
đạo
Thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương, Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo Ngành GD&ĐT triển khai thực
hiện; đồng thời, ngành đã tham mưu tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách đầu tư
phát triển giáo dục.
Chính quyền địa phương cấp xã, cấp
huyện đã nâng cao trách nhiệm, tích cực, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của địa
phương, nhất là công tác nâng cao chất lượng giáo dục và công tác kiểm định
chất lượng - xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
1.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ
giáo dục
Trong 5 năm qua, giáo dục Vĩnh Phúc
đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Hệ thống cơ chế, chính sách phát
triển giáo dục ngày được hoàn thiện, công tác an sinh xã hội được đảm bảo, chất
lượng giáo dục được nâng cao và đảm bảo công bằng xã hội trong tiếp cận giáo
dục:
- Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở
giáo dục được phát triển, cơ hội tiếp cận giáo dục có chất lượng được mở rộng,
đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân, nhất là trẻ mầm non và các nhóm
đối tượng yếu thế.
- Cơ sở vật chất, các công trình phụ
trợ được sửa chữa, nâng cấp và xây mới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, về cơ bản đảm bảo đáp ứng yêu
cầu dạy - học của GV và HS; hầu hết các trường được kết nối mạng Internet, tạo
thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học; hệ thống thư
viện trong các nhà trường được quan tâm xây dựng, nâng cấp, từng bước được
chuẩn hóa; nhà vệ sinh và công trình nước sạch học đường được quan tâm xây
dựng, sửa chữa; 100% trường mầm non, phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia,
hoàn thành chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần XVI. 100% xã, phường, thị trấn có
trung tâm học tập cộng đồng, tạo điều kiện để mọi người dân đều có cơ hội được
học tập thường xuyên, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, kinh doanh.
- Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục
đã tăng về số lượng, đảm bảo về chất lượng và ngày càng đồng bộ về cơ cấu, từng
bước đáp ứng được yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Tỉnh luôn được
quan tâm đào tạo bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, chuyên môn nghiệp vụ,
tin học, ngoại ngữ, đạo đức nhà giáo, đặc biệt chú trọng công tác bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên về năng lực và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá,
dạy học tích hợp. Hầu hết CBQL, GV có lòng yêu nghề, có phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý chí vươn lên,
tích cực học tập, rèn luyện và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ. Năng lực sư phạm của phần lớn nhà giáo được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đổi
mới nội dung, phương pháp giáo dục. Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số tự nhiên,
Vĩnh Phúc là một trong 21 tỉnh thiếu GV nhiều nhất trong cả nước (nhất là GV
mầm non và tiểu học), do đó tỉnh đã chỉ đạo ngành giáo dục cùng với các địa phương
sắp xếp, tổ chức lại trường lớp, bố trí hợp lí đội ngũ GV, hợp đồng thêm GV, trong
5 năm qua, ngành có 1.989 GV các cấp học được tuyển mới[5],
giúp ngành GD&ĐT tăng tỉ lệ GV/lớp, đồng thời đội ngũ GV yên tâm công tác
khi được tuyển vào biên chế.
- Đội ngũ CBQL, GV, NV ở cơ sở giáo
dục công lập đa số đạt chuẩn trình độ đào tạo. Một tỉ lệ nhỏ GV cấp mầm non,
tiểu học và THCS công lập chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo[6] theo quy định trong Luật Giáo dục 2019, song tỉnh đã có lộ
trình nâng chuẩn cho nhóm GV này. Nhiều CBQL, GV đạt trình độ đào tạo trên
chuẩn. Công tác bồi dưỡng GV tiếng Anh các cấp đã được tăng cường nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của việc dạy và học tiếng Anh.
- Chế độ chính sách đối với đội ngũ
nhà giáo được quan tâm. Tỉnh đã tổ chức 02 kì thi thăng hạng chức danh nghề
nghiệp GV. Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp vừa khẳng định được sự tiến bộ
về chuyên môn nghiệp vụ, vừa giải quyết được quyền lợi của GV có năng lực về
bậc lương, tăng cường đời sống vật chất để GV thêm gắn bó, tâm huyết với nghề.
Ngoài ra, tỉnh rất quan tâm và có chính sách đặc thù đối với nhà giáo công tác
tại trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc.
- Chất lượng giáo dục toàn diện và
mũi nhọn được xếp ở tốp đầu cả nước. Các chỉ số về chất lượng giáo dục của Vĩnh
Phúc ở tất cả các cấp học đều cao so với mặt bằng chung cả nước. Ở cấp mầm non,
nhìn chung, trẻ được chăm sóc sức khỏe, kiểm soát dinh dưỡng và giáo dục tốt.
Trẻ khuyết tật được huy động ra lớp cả ở bậc mầm non và phổ thông có tỉ lệ cao.
Nổi bật nhất là giáo dục phổ thông với thành tích được ghi nhận cả ở giáo dục
đại trà và giáo dục mũi nhọn, đặc biệt là số lượng HS đoạt giải quốc gia và
quốc tế thuộc hàng cao nhất cả nước. Hệ thống GDTX phát triển tốt, góp phần
đáng kể vào việc xóa mù chữ, cung cấp giáo dục bậc THPT cho một bộ phận không
nhỏ HS độ tuổi THPT, đào tạo nghề cho hàng nghìn học viên mỗi năm, nâng cao
trình độ tin học, ngoại ngữ, kĩ năng quản lí cho đội ngũ cán bộ, công chức...
2. Nguyên nhân đạt được những thành
tựu
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc
có sự quan tâm, chỉ đạo đúng đắn và ban hành nhiều cơ chế chính sách đột phá để
phát triển sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh. Cả hệ thống chính trị, các tổ chức,
đoàn thể, UBND các cấp và nhân dân đã vào cuộc để chăm lo và phát triển giáo
dục.
- Ngành GD&ĐT đã thực hiện tốt
nhiệm vụ tham mưu cho các cấp ủy chính quyền; đã phối hợp tốt với các cấp, các
ngành, đổi mới công tác quản lí nhà nước về giáo dục nghiêm túc, hiệu quả; sắp
xếp hợp lí quy mô, mạng lưới giáo dục; có nhiều nỗ lực để thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ, các chỉ tiêu phát triển giáo dục của Bộ GD&ĐT, Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh Khóa XVI, Kết luận số 05-KL/TU của tỉnh Tỉnh ủy; Các cơ sở
giáo dục, CBQL, GV và HS toàn ngành thi đua dạy tốt, học tốt, quản lí tốt góp
phần đưa sự nghiệp giáo dục Vĩnh Phúc lên một bước phát triển cao.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của
tỉnh ở mức cao tạo điều kiện nâng cao thu nhập của người dân; ngân sách đầu tư
cho giáo dục được bố trí đầy đủ, kịp thời; cơ sở vật chất, đội ngũ được tăng cường
nhất là đối với các trường trọng điểm chất lượng cao, trường THPT Chuyên Vĩnh
Phúc; việc huy động các nguồn lực cho giáo dục có nhiều thuận lợi.
3. Tồn tại, hạn chế
3.1. Công tác tham mưu, quản lí, chỉ
đạo
Công tác tham mưu đề xuất giải quyết
các khó khăn vướng mắc liên quan của ngành còn chưa hiệu quả như: phát triển
quy mô giáo dục mầm non (đặc biệt là nhà trẻ), xây dựng chế độ đặc thù cho trường
trường THCS trọng điểm, chính sách phát triển trường ngoài công lập, chênh lệch
về chất lượng giáo dục giữa các cấp học, các địa phương.
Một số chương trình, dự án đầu tư
cho ngành còn chậm hoặc không thể triển khai trong khi có nhu cầu bức thiết.
Sự phối hợp với cấp ủy chính quyền
cấp huyện trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục và quản lí đội ngũ chưa
hiệu quả.
3.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ
giáo dục
3.2.1. Quy mô trường lớp, cơ sở vật
chất, trang thiết bị, cơ chế tài chính
Việc sáp nhập một số cơ sở giáo dục
nảy sinh những vấn đề bất cập trong quá trình tổ chức hoạt động như khoảng cách
các điểm trường ở một số trường THPT có 2 cơ sở quá xa (THPT Sáng Sơn, DTNT
tỉnh, THPT Quang Hà, (THPT Sáng Sơn, THPT Trần Nguyên Hãn, THPT Quang Hà), gây
khó khăn cho công tác quản lí đội ngũ cũng như phối hợp chuyên môn; các trường
sau khi sáp nhập có số lớp vượt quy định, vi phạm Điều lệ trường chuẩn quốc
gia. Do sự khác biệt giữa hai cấp học tiểu học và THCS về chương trình, đối tượng
HS, đội ngũ, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nên việc sáp nhập các trường
liên cấp TH- THCS hoạt động kém hiệu quả, trong công tác điều hành gặp nhiều
khó khăn, việc sử dụng cơ sở vật chất, đội ngũ và thực hiện chính sách đối với
nhà giáo còn nhiều vướng mắc, chất lượng giáo dục chưa cao.
Hệ thống trường học các cấp của tỉnh
xây dựng trước đây đều thiếu diện tích; quy hoạch xây dựng, mật độ xây dựng chưa
phù hợp; đến nay hầu hết đã xuống cấp, chưa đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất
tối thiểu theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GD&ĐT, như
khối phòng hành chính quản trị, khối phòng học tập, khối phòng hỗ trợ học tập,
khối phụ trợ, khu sân chơi thể dục thể thao, khối phục vụ sinh hoạt, hạ tầng kĩ
thuật, thiết bị dạy học. Khó khăn nhất là các cơ sở giáo dục mầm non, GDTX và
các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã. Phần lớn thiết bị, đồ dùng dạy học đã
đến hạn thanh lí, xuống cấp, không sử dụng được. Hệ thống điện chưa đáp ứng được
nhu cầu sử dụng ở các nhà trường khi máy móc, thiết bị giáo dục ngày càng được
đầu tư và số lượng điều hòa các lớp học ngày càng tăng do triển khai xã hội
hóa. Kinh phí duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học rất hạn hẹp
làm giảm hiệu quả quản lí và sử dụng. Việc đầu tư trang thiết bị dạy học còn
chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu tiên tiến, hiện đại và ứng dụng CNTT; chưa đồng
bộ giữa Sở GD&ĐT và UBND cấp huyện. Hệ thống thư viện chậm được đầu tư và
đổi mới, chưa thúc đẩy văn hóa đọc cho HS trong và ngoài nhà trường.
Hệ thống giáo dục ngoài công lập chưa
phát triển. Chưa xây dựng được hệ thống các trường trọng điểm chất lượng cao
các cấp phổ thông tại các địa phương; hầu hết các trường THCS trọng điểm được
quy hoạch từ các trường chuyên cấp 2 trước đây nên chưa có kế hoạch đầu tư xây
mới đồng bộ (ngoại trừ trường THCS Vĩnh Yên) nên không đáp ứng được yêu cầu đào
tạo chất lượng cao cho các huyện, thành phố.
Nguồn lực huy động từ công tác xã
hội hóa còn hạn chế.
3.2.2. Đội ngũ
Một bộ phận thiếu động lực tự học và
đổi mới , chưa bắt kịp yêu cầu về đổi mới quản lí , chương trình, phương pháp
giáo dục , sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ; năng lực thực hành, kỹ
năng tổ chức hoạt động giáo dục.
Tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBQL
các cơ sở giáo dục chưa cao thể hiện trong việc quản trị nhà trường, trong xây
dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.
Việc ứng dụng triển khai các phương
pháp quản lí giáo dục theo xu thế phát triển của thời đại vào nhà trường còn
chậm.
Tình trạng thừa, thiếu GV cục bộ chưa
được giải quyết triệt để; Thiếu GV mầm non, tiểu học, đặc biệt là GV dạy các
môn Tin học, Ngoại ngữ, Nghệ thuật…
Thu nhập đời sống của CBQL, GV còn
thấp, chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, chưa tạo động lực để GV thực sự chuyên
tâm, yêu nghề.
Chưa thu hút được nhiều sinh viên
giỏi, sinh viên xuất sắc theo học các trường sư phạm và về công tác trong ngành
GD&ĐT.
3.2.3. Chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục đại trà tuy có
nhiều tiến bộ nhưng chưa đồng đều giữa các cấp học và các địa phương; công tác
giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS chưa được chú trọng, hiệu quả
chưa cao.
Chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin
học theo chuẩn quốc gia, quốc tế trong trường phổ thông chưa cao, chưa tạo được
môi trường để giao tiếp ngoại ngữ thường xuyên, ngay cả với trường THPT Chuyên;
chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tương
xứng với sự đầu tư của tỉnh và nhân dân.
Chất lượng GD&ĐT của một số cơ
sở GDNN-GDTX còn hạn chế; chất lượng đào tạo nghề trong các trung tâm GDNN-GDTX
chưa đáp ứng yêu cầu của người học, gia đình và xã hội; hoạt động của một số
trung tâm học tập cộng đồng chưa hiệu quả. Giáo dục hòa nhập, giáo dục khuyết
tật còn bất cập về mô hình và chất lượng, chưa thực sự hiệu quả.
Công tác kiểm tra, đánh giá HS dù đã
có cải tiến, đổi mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa khắc phục được
triệt để “bệnh thành tích trong thi cử” và tâm lí “học để thi”; kết quả kiểm
tra, đánh giá chưa sát với chất lượng thực của HS. Việc đổi mới phương pháp
đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực
HS còn chậm, chưa phản ánh được mức độ đạt chuẩn quy định trong chương trình.
Chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo
dục đại trà còn có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương trong tỉnh, đặc biệt ở
các địa bàn thuộc khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số của huyện Tam Đảo,
huyện Lập Thạch, thành phố Phúc Yên chất lượng giáo dục còn thấp.
Công tác quản lí chuyên môn, tổ chức
dạy và học của trường THPT chuyên đã có tiến bộ, nhưng còn nhiều bất cập. Việc
dạy học đáp ứng yêu cầu người học; việc hợp tác, trao đổi HS với một số trường
tiên tiến ở khu vực và quốc tế còn khó khăn, hạn chế; chưa thu hút được các
nguồn lực để phát triển nhà trường.
4. Nguyên nhân của những hạn chế
- Tổng biên chế giao hàng năm còn
thiếu so với định mức quy định, một số địa phương chưa thực hiện tuyển dụng kịp
thời số biên chế được giao.
- Chưa có cơ chế để thực hiện hợp
đồng GV còn thiếu; chưa có cơ chế đãi ngộ hỗ trợ cho HS thi vào các trường sư
phạm và cơ chế sử dụng sau đào tạo.
- Có một số môn học mới trong Chương
trình giáo dục phổ thông 2018, tuy nhiên chưa bổ sung kịp thời GV dạy các môn
học này.
- Công tác phát triển đội ngũ còn
hạn chế: việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, GV chưa
hiệu quả; việc tự bồi dưỡng còn hạn chế.
- Chưa có cơ chế chính sách cụ thể
để phát triển hệ thống trường ngoài công lập.
V. DỰ BÁO QUY MÔ SỐ LƯỢNG TRƯỜNG,
LỚP, HỌC SINH GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Trên cơ sở các số liệu hiện trạng về
HS, số liệu dự báo dân số theo độ tuổi của Tổng cục Dân số-KHHGĐ, việc dự báo
số HS các cấp từ nay đến năm 2025, định hướng 2030 được tính theo phương pháp
sơ đồ luồng bằng phần mềm PREP.
Các chỉ tiêu, định mức về GV, CBQL được
tính theo định mức qui định trong Thông tư Liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
ngày 16/3/2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng
người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Thông tư số
16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn danh
mục khung vị trí về việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ
sở giáo dục phổ thông công lập.
Dự báo số HS được tính theo phương
pháp tính định mức số HS trên một vạn dân và dựa theo các chỉ số dự báo của
Chiến lược phát triển GD&ĐT, quy mô HS theo từng cấp học đến năm 2025 -
2026, như sau:
+ Cấp học mầm non: dự báo có 161.346
HS, tăng 5.621 HS (3,6%) so với năm 2021; dự báo có 2.390 lớp, giảm 84 lớp
chiếm 3,4% (tính sĩ số bình quân 27 hs/lớp) so với năm 2021 (sĩ số bình quân
25,3 hs/lớp); dự báo có 179 trường (công lập 163 trường, ngoài công lập 16 trường),
tăng 3 trường so với năm 2021.
+ Cấp tiểu học: dự báo có 127.887
HS, giảm 1.615 HS (1,2%) so với năm 2021; dự báo có 3.655 lớp, giảm 114 lớp
chiếm 3,0% (tính sĩ số bình quân 35 hs/lớp) so với năm 2021 (sĩ số bình quân
34,4 hs/lớp); dự báo có 145 trường (không tăng so với năm 2021).
+ Cấp THCS: dự báo có 104.137 HS,
tăng 22.219 HS (27,1%) so với năm 2021; dự báo có 2.315 lớp, tăng 224 lớp chiếm
10,7% (tính sĩ số bình quân 45 hs/lớp) so với năm 2021 (sĩ số bình quân 39,2
hs/lớp); dự báo có 148 trường (không tăng so với năm 2021).
+ Cấp THPT: dự báo 38.524 HS, tăng
5.050 HS (15,1%) so với năm 2021; dự báo có 856 lớp, tăng 19 lớp chiếm 2,3%
(tính sĩ số bình quân 45 hs/lớp) so với năm 2021 (sĩ số bình quân 39,6 hs/lớp)
so với năm 2021; dự báo có 41 trường (tăng 11 trường so với năm 2021 trong đó
công lập tăng 3 trường tư thục).
Đến năm 2030 dự báo quy mô HS các
cấp học đều tăng (Chi tiết theo Phụ lục 2).
Phần
thứ ba
MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển bền vững giáo dục với quy
mô hợp lý, bao trùm; có đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý chuẩn về trình độ,
năng lực và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết, thích ứng chủ động với
nền giáo dục mở, tiên tiến; cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; xây dựng môi trường
giáo dục an toàn, văn minh, thân thiện, trường tiên tiến theo xu thế hội nhập
quốc tế; phát triển phẩm chất, năng lực người học theo chuẩn đầu ra của từng
cấp học; phát triển năng khiếu sở trường, kỹ năng sống, kỹ năng toàn cầu, phát
huy bản sắc văn hóa, truyền thống con người Vĩnh Phúc cho học sinh; duy trì
chất lượng giáo dục trong tốp đầu cả nước; phấn đấu đến năm 2030, Tỉnh Vĩnh
Phúc đạt danh hiệu tỉnh học tập và tham gia vào mạng lưới thành phố học tập
toàn cầu của UNESCO; giáo dục Vĩnh Phúc đạt trình độ tiên tiến của khu vực và
tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 2021-2025
2.1.1. Về quy mô mạng lưới, trường
lớp, cơ sở vật chất
- Rà soát, quy hoạch, phát triển
mạng lưới trường, lớp đảm bảo tỉ lệ huy động tối thiểu 35% trẻ trong độ tuổi
nhà trẻ, trên 98% trẻ mẫu giáo ra lớp; tỉ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở
giáo dục mầm non ngoài công lập chiếm từ 30% trở lên (thành phố Vĩnh Yên, Phúc
Yên huy động tối thiểu 40%; các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương huy động
tối thiểu 30%); đảm bảo tỉ lệ huy động theo tiêu chí phổ cập tiểu học, THCS và
phân luồng sau THCS.
- 70% trường mầm non, phổ thông công
lập đạt chuẩn quốc gia, trong đó 10% cơ sở đạt chuẩn mức độ 2; phấn đấu mỗi
huyện, thành phố có ít nhất 1 trường chuẩn quốc gia mức độ 2 ở mỗi cấp học.
- Phát triển hệ thống trường trung
học trọng điểm tại các huyện/thành phố. Xây dựng để đảm bảo tại mỗi huyện,
thành phố có 01 trường THCS và 01 trường THPT trọng điểm theo hướng đồng bộ,
hiện đại cả về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị.
- Tỷ lệ học sinh theo học tại cơ sở
giáo dục phổ thông ngoài công lập đến năm 2025 đạt 3,5%, đến năm 2030 đạt 5,0%;
thu hút đầu tư 01 trường phổ thông liên cấp chất lượng cao, từ 01 đến 02 khu
hoạt động trải nghiệm hiện đại, từ 03 đến 05 trường THPT ngoài công lập.
- Phát triển mạng lưới cơ sở GDTX
đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
- Hoàn thành, đưa vào hoạt động 01
trường chuyên biệt (hoặc trung tâm giáo dục chuyên biệt) cấp tỉnh dành cho trẻ
khuyết tật với cơ sở vật chất đồng bộ và đủ cơ cấu, số lượng giáo viên.
- 100% trường học các cấp được đầu tư,
trang bị cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định, trong đó 70% đạt chuẩn mức độ
1 trở lên.
- Có 5% số trường học tiểu học và 5%
số trường THCS, 30% số trường THPT được trang bị phòng học thông minh; 10% số
trường trung học được trang bị thiết bị và chuyển giao công nghệ để đẩy mạnh phương
thức giáo dục tích hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).
- 100% số trường các cấp học đảm bảo
lưới điện đáp ứng nguồn tải để sử dụng thiết bị giáo dục và hệ thống điều hòa
phục vụ lớp học.
- 60% số trường THPT, 30% số trường
THCS, 30% số trường tiểu học được xây dựng lại các khu nhà điều hành, nhà đa
năng, nhà lớp học đã xuống cấp và không phù hợp với quy định tại Thông tư
13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GD&ĐT.
- 70% các trường phổ thông được đầu
tư sân thể dục thể thao và dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời (nếu đáp ứng đủ
diện tích) phục vụ các hoạt động giáo dục thể chất.
2.1.2. Về đội ngũ cán bộ quản lí,
giáo viên, nhân viên
- Đảm bảo đủ số lượng CBQL, GV, NV
trong các cơ sở giáo dục công lập theo quy định của Bộ GD-ĐT; đảm bảo đủ kinh
phí để hợp đồng GV, NV còn thiếu; khắc phục tình trạng thừa thiếu cục bộ.
- 100% CBQL được bồi dưỡng kĩ năng
nghiệp vụ trong công tác quản lí, quản trị trường học, trong đó cử tối thiểu
10% cán bộ quản lý giáo dục tham gia đào tạo nâng cao trình độ tại các cơ sở nước
ngoài hoặc liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
- 100% GV có trình độ đào tạo đạt
chuẩn trở lên, trong đó 90% GV mầm non, 10% GV tiểu học, 15% GV THCS, 45% GV
cấp THPT đạt trình độ đào tạo trên chuẩn theo Luật Giáo dục 2019.
- 95% GV dạy tiếng Anh đạt chuẩn
năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, trong đó 40-50% GV
tiếng Anh đạt chuẩn năng lực tiếng Anh theo chuẩn quốc tế; 10-15% GV tiếng Anh
có chứng chỉ dạy tiếng Anh quốc tế; 100% GV tiếng Anh được tham gia các khóa
bồi dưỡng do giảng viên người nước ngoài giảng dạy; có 100-130 GV tiếng Anh được
tham gia bồi dưỡng ở nước ngoài. 100% GV dạy các môn khoa học tự nhiên bằng
Tiếng Anh tại Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc đạt năng lực Tiếng Anh từ bậc 4 (B2)
trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc quốc tế.
- Cử CBQL, GV tham gia đào tạo nâng
cao trình độ tại các cơ sở nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với các cơ sở giáo
dục nước ngoài tại Việt Nam, tối thiểu đối với từng cấp học:THPT 50 người, THCS
30 người,TH 30 người.
- Triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ CBQL, GV đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình GDPT mới.
- Triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ NV theo từng vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình
GDPT mới.
2.1.3. Về chất lượng giáo dục a)
Giáo dục mầm non:
- Phấn đấu 100% trẻ em học 2 buổi/ngày và được giáo dục
theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và yêu
cầu phát triển giáo dục của tỉnh; 100% trẻ được ăn bán trú đảm bảo chất lượng
dinh dưỡng; tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân giảm còn 1,8%, thấp còi giảm còn 2,5%,
trẻ béo phì không quá 0,3%.
- 100% trẻ em mầm non hằng năm được
giáo dục tăng cường về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử và văn hóa, lịch sử
truyền thống quê hương Vĩnh Phúc.
- Có 70% số trường mầm non triển
khai chương trình làm quen với ngoại ngữ và 60% làm quen với tin học cho trẻ
mẫu giáo.
- 100% trẻ được phát triển toàn diện
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân
cách, được khám phá, trải nghiệm phù hợp với lứa tuổi, chuẩn bị sẵn sàng vào
lớp 1.
-Tiếp tục nâng cao chất lượng phổ
cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi và hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trẻ
em 4 tuổi vào năm 2025.
b) Giáo dục phổ thông:
- Chỉ tiêu chung: 100% học sinh phổ
thông được học chương trình tăng cường tin học, ngoại ngữ, kỹ năng sống, giá
trị sống, kỹ năng toàn cầu; 100% học sinh phổ thông hằng năm được giáo dục tăng
cường về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử và văn hóa, lịch sử truyền thống quê
hương Vĩnh Phúc; 80% HS đạt tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực theo độ tuổi;
tỷ lệ học sinh đạt chuẩn năng lực tiếng Anh đầu ra theo Khung năng lực ngoại
ngữ Việt Nam và theo chuẩn quốc tế đối với cấp tiểu học đạt 70-80% và 50-60%;
cấp THCS đạt 60-70% và 30-40%; cấp THPT đạt 50-60% và 20-30%. Tiếp tục nâng cao
chất lượng giáo dục giáo dục đại trà và mũi nhọn, giữ vững vị trí tốp đầu của
quốc gia. 100% HS phổ thông từ lớp 3 trở lên được tiếp cận và tham gia học tập
chương trình tiếng Anh tăng cường có quản lí giám sát chất lượng ISO theo Quyết
định số 625/QĐ-UBND ngày 12/3/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.
- Chỉ tiêu cụ thể theo cấp học:
+ Cấp tiểu học: Tỉ lệ HS đi học đúng
độ tuổi đạt 99,5%; đáp ứng tối đa yêu cầu đi học hòa nhập cho trẻ em khuyết
tật; 100% HS được học ngoại ngữ, học 2 buổi/ngày; 99,9% HS được công nhận hoàn
thành chương trình tiểu học. Tỉ lệ HS được đánh giá hoàn thành tốt về phẩm chất
và năng lực đạt từ 50% trở lên. 80-90% HS đạt chuẩn năng lực tiếng Anh đầu ra
bậc 1 (A1) theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam; 30-50% HS đạt chuẩn năng lực
tiếng Anh đầu ra bậc 1 (A1) theo chuẩn quốc tế.
+ Cấp THCS: Đảm bảo 100% HS hoàn thành
chương trình tiểu học vào học lớp 6; HS đi học đúng tuổi đạt tỉ lệ 97%; HS tốt
nghiệp THCS đạt tỉ lệ 99,7% trong đó tối thiểu 35% HS tiếp tục học tập tại các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ
3. 80-90% HS đạt chuẩn năng lực tiếng Anh đầu ra bậc 2 (A2) theo Khung năng lực
ngoại ngữ Việt Nam; 30-50% HS đạt chuẩn năng lực tiếng Anh đầu ra bậc 2 (A2)
theo chuẩn quốc tế. Đạt chuẩn phổ cập giáo trung học cơ sở mức độ 3 trước năm
2030.
+ Cấp THPT: Duy trì chất lượng thi
tốt nghiệp THPT, thi HS giỏi quốc gia, HS vào học các trường đại học trọng điểm
của quốc gia, khu vực và quốc tế ở vị trí tốp đầu của cả nước; 45% HS sau tốt
nghiệp THPT vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 80-90% HS đạt chuẩn
năng lực tiếng Anh đầu ra bậc 3 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam;
30-50% HS đạt chuẩn năng lực tiếng Anh đầu ra bậc 3 (B1) theo chuẩn quốc tế.
- Khối GDTX: Có 80% số trung tâm
giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên học chương trình ngoại ngữ trong
Chương trình giáo dục phổ thông 2018; 80% gia đình, 70% dòng họ được công nhận
gia đình học tập, dòng họ học tập; duy trì, giữ vững và nâng cao kết quả đạt
chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; 70% người trong độ tuổi lao động được trang bị năng
lực thông tin; 70% người trong độ tuổi lao động được trang bị kĩ năng sống; tối
thiểu 70% trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả và ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lí, tổ chức hoạt động giáo dục; ít nhất 4 huyện, thành phố
được công nhận huyện, thành phố học tập.
2.2. Giai đoạn 2025-2030
2.2.1. Về quy mô mạng lưới, trường
lớp, cơ sở vật chất
- Phát triển mạng lưới trường, lớp
đảm bảo tỉ lệ huy động tối thiểu 40% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ; tỉ lệ huy động
trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập chiếm từ 35% trở lên (thành
phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên, huyện Vĩnh Tường huy động tối thiểu 45%).
Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo.
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp quy mô
trường lớp cho phù hợp với giai đoạn mới; xây dựng 10% số trường mầm non, phổ thông
tiên tiến về chất lượng và cơ sở vật chất theo xu thế hội nhập quốc tế, 02 trường
phổ thông quốc tế.
- Tỷ lệ trường mầm non, phổ thông
công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 90% (trong đó 30% đạt chuẩn mức độ 2). Có 50%
số trường học tiểu học và 50% số trường THCS, 100% số trường THPT được trang bị
phòng học thông minh; 100% số trường phổ thông triển khai giáo dục STEM ở các
cấp độ, trong đó 10% số trường trung học được trang bị thiết bị và chuyển giao
công nghệ để đẩy mạnh giáo dục STEM.
- Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư
hệ thống trường ngoài công lập các cấp học (30% trường mầm non ngoài công lập,
10% cấp tiểu học và THCS, 30% cấp THPT).
- Có 100% các trung tâm giáo dục
nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên học chương trình ngoại ngữ trong Chương
trình giáo dục phổ thông 2018 và 90% gia đình, 80% dòng họ được công nhận là
gia đình học tập, dòng họ học tập.
2.2.2. Về đội ngũ cán bộ quản lí,
giáo viên, nhân viên
- Đảm bảo đủ số lượng giáo viên,
nhân viên ở các cấp học, có cơ cấu hợp lý; 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ
đào tạo, trong đó 95% giáo viên mầm non, 20% giáo viên tiểu học, 25% giáo viên
THCS, 60% giáo viên cấp THPT đạt trên chuẩn; 60-70% giáo viên ngoại ngữ, tin
học đạt chứng chỉ quốc tế theo yêu cầu của cấp học.
- Tiếp tục triển khai bồi dưỡng kĩ
năng nghiệp vụ trong công tác quản lí, quản trị trường học cho 100% CBQL các cơ
sở giáo dục. Đảm bảo 100% Hiệu trưởng, cán bộ quản lý ngành và trên 30% Phó
Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục được tham gia đào tạo nâng cao trình độ tại các
cơ sở nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nước ngoài tại
Việt Nam.
- Tiếp tục cử CBQL, GV tham gia đào
tạo nâng cao trình độ tại các cơ sở nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với các cơ
sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, tối thiểu đối với từng cấp học: THPT 100
người, THCS 50 người, TH 50 người.
- Tiếp tục triển khai công tác đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình GDPT
mới.
- Tiếp tục triển khai công tác đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ NV theo từng vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu triển khai
chương trình GDPT mới.
2.2.3. Về chất lượng giáo dục
- 100% học sinh phổ thông được học
chương trình tăng cường tin học, ngoại ngữ, kỹ năng sống, giá trị sống, kỹ năng
toàn cầu; tỷ lệ học sinh đạt chuẩn năng lực tiếng Anh đầu ra theo Khung năng lực
ngoại ngữ Việt Nam và theo chuẩn quốc tế đối với cấp tiểu học đạt 80 -90% và
60-70%; cấp THCS đạt 70-80% và 40-50%; cấp THPT đạt 60-70% và 30-40%.
+ Cấp Mầm non: Duy trì tỉ lệ 100% trẻ mầm non học 2
buổi/ngày và được ăn bán trú đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, được hỗ trợ phát
triển thể lực, nâng cao tầm vóc; 90% trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh; tiếp
tục nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 4, 5 tuổi và hoàn thành
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo vào năm 2030.
+ Cấp tiểu học: Tỉ lệ HS đi học đúng độ tuổi phấn
đấu đạt 100%; huy động tối đa trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
+ Cấp THCS: Huy động 100% HS hoàn thành cấp tiểu
học vào học lớp 6; tỉ lệ HS đi học đúng tuổi đạt 99,8%; tối thiểu 40% HS sau
THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
+ Cấp THPT: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT tối thiểu đạt
99%; chất lượng thi tốt nghiệp THPT, thi HS giỏi quốc gia lớp 12 thuộc tốp đầu
cả nước; thường xuyên có HS dự thi khu vực và Olympic quốc tế.
- Khối GDTX: Tiếp tục giữ vững và
nâng cao kết quả đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; 80% người trong độ tuổi lao
động được trang bị năng lực thông tin; 80% người trong độ tuổi lao động được
trang bị kĩ năng sống; tối thiểu 90% trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu
quả và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, tổ chức hoạt động giáo dục;
phấn đấu tỉnh được công nhận danh hiệu Tỉnh học tập theo tiêu chí do cơ quan có
thẩm quyền ban hành.
II. NHIỆM VỤ - GIẢI PHÁP VÀ CÁC KHÂU
ĐỘT PHÁ
1. Tăng cường lãnh đạo của các cấp
ủy Đảng, chính quyền và đổi mới công tác quản lí giáo dục
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành,
các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh
về phát triển giáo dục.
Tiếp tục quán triệt, thực hiện
nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh
tạo sự chuyển biến sâu sắc về ý thức, trách nhiệm, đạo đức, lối sống của CBQL,
GV, NV trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và chuyên môn, tạo sự đoàn kết thống
nhất, đồng thuận trong toàn ngành.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
ủy, chính quyền các cấp; phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể triển
khai thực hiện mục tiêu của Đề án; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị -
xã hội đối với phát triển giáo dục; đặc biệt biệt là phát huy vai trò cấp ủy
của chi ủy, chi bộ trong nhà trường, đưa mục tiêu phát triển giáo dục vào chương
trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước đối với GD&ĐT để các cấp, các ngành và Nhân
dân có nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của GD&ĐT, từ đó tạo sự đồng
thuận cao trong toàn xã hội trong thực hiện các chủ trương phát triển giáo dục.
Tiếp tục quán triệt để nhận thức đầy
đủ, sâu sắc các quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong cán bộ,
đảng viên, nhà giáo và nhân dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giám sát, phản
biện, tạo sự đồng thuận và huy động lực lượng xã hội tham gia công cuộc đổi
mới, phát triển GD&ĐT. Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong
các cơ sở giáo dục. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vai
trò cấp ủy, chính quyền, liên ngành, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong lãnh
đạo, chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những yếu kém, bất cập trong giáo dục.
Đổi mới công tác quản lí giáo dục
Thực hiện tốt công tác thông tin, dự
báo các số liệu về phát triển giáo dục, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch nghiên
cứu phát triển và ứng dụng bộ tiêu chí, các chỉ số đo lường hiệu quả đào tạo để
đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo, đánh giá năng lực quản lí giáo dục.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường
phân cấp, ủy quyền, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính tự chủ, tự chịu
trách nhiệm.
Nâng cao năng lực quản trị nhà trường
cho CBQL các cấp, chú trọng bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục,
không chỉ các cơ sở giáo dục công lập mà cả ngoài công lập. Phát huy vai trò,
trách nhiệm người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục; hướng hiệu trưởng thành người
CBQL năng động, sáng tạo nhằm cải thiện không ngừng mối quan hệ với HS và phụ
huynh, cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng GV.
Tăng cường công tác thanh tra kiểm
tra, siết chặt kỷ cương trong quản lí ngành. Thực hiện tốt các chủ trương về
công khai chất lượng giáo dục, nguồn lực cho giáo dục, tài chính của các cơ sở
giáo dục, phát huy tác dụng của hoạt động giám sát xã hội đối với chất lượng,
hiệu quả giáo dục.
Khắc phục bệnh thành tích trong giáo
dục.
Các chỉ tiêu thi đua cần được xây
dựng trên cơ sở thực tế, đặc thù của từng bộ môn, từng lớp, từng trường, từng
vùng miền... quan tâm đến chất lượng thực tế. Đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền tới người dạy, người học, cha mẹ HS và toàn xã hội về yêu cầu dạy
và học thực chất. Rà soát các phong trào và các cuộc vận động, tập trung chủ
yếu vào một số hoạt động có tác dụng thực sự nâng cao chất lượng dạy và học.
2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách
phát triển giáo dục
2.1. Triển khai có hiệu quả các
chính sách đặc thù hiện hành của tỉnh về giáo dục trong giai đoạn 2021-2025
Nghị quyết số 53/2017/NQ-HĐND ngày
18/12/2017 quy định chế độ khen thưởng cho HS, sinh viên giỏi, GV và cán bộ có
HS giỏi (được sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 40/2019/NQ-HĐND ngày 15/7/2019)
Nghị quyết số 70/2019/NQ-HĐND ngày
23/10/2019 quy định một số chính sách đặc thù đối với trường THPT Chuyên Vĩnh
Phúc; chế độ đối với chuyên gia, GV và HS tham gia bồi dưỡng, tập huấn đội
tuyển của tỉnh tham dự kì thi chọn HSG quốc gia, khu vực và quốc tế.
Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày
03/8/2021 của HĐND tỉnh về quy định các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động
giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày
17/01/2014 về quy định mức chi phụ cấp kiêm nhiệm CBQL trung tâm học tập cộng
đồng.
Quyết định số 625/QĐ-UBND ngày
12/3/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ
thống GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.
2.2. Hoàn thiện các chính sách đặc
thù của tỉnh đang xây dựng nhằm phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2025, định hướng
đến năm 2030 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
Các chính sách đặc thù đang xây dựng
nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo bước đột phá để phát triển giáo dục, cụ thể như
sau:
- Quy định chế độ hỗ trợ cho CBQL,
GV trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quy định chính sách thưởng cho HS
đạt giải, GV bồi dưỡng, huấn luyện HS đạt giải hội khỏe phù đổng, các giải thể
thao HS toàn quốc; cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia và cuộc thi Viết thư quốc tế
UPU trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quy định một số chính sách đặc thù
đối với CBQL, GV, HS các trường THCS trọng điểm, chế độ đối với GV bồi dưỡng
đội tuyển HS giỏi, đội tuyển Khoa học kĩ thuật dự thi cấp tỉnh của các trường
THCS trọng điểm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quy định cơ chế thu và sử dụng mức
thu dịch vụ tuyển sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Cơ chế đặc thù hỗ trợ kinh phí để
hợp đồng GV, NV trường học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3. Xây dựng các chính sách mới
nhằm phát triển giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030
2.3.1. Chính sách hỗ trợ học phí cho
trẻ mầm non và HS phổ thông
Thực hiện lộ trình miễn học phí đối
với trẻ mầm non 5 tuổi, HS phổ thông trong các trường công lập và hỗ trợ học
phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, HS trên địa bàn tỉnh theo quy định của
Chính phủ, trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% học phí theo mức
học phí được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Đối với đối tượng thuộc diện
giảm học phí theo quy định,ngân sách tỉnh hỗ trợ phần còn lại. Thời gian hỗ
trợ: không quá 9 tháng/01 năm học đối với trẻ mẫu giáo, HS trung học cơ sở và
trung học phổ thông. Ngân sách tỉnh cấp trực tiếp kinh phí hỗ trợ học phí cho
các cơ sở giáo dục theo quy định với mức học phí tương ứng của từng cấp học.
2.3.2. Chính sách dành cho CBQL, GV,
NV, HS tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Tăng thu nhập dựa trên kết quả đánh
giá hiệu quả công việc: đối với CBQL, GV, NV làm việc tại các cơ sở giáo dục
công lập trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ tiền tăng thêm căn cứ vào kết quả đánh
giá hiệu quả công việc và thực hiện chi trả sau khi có kết quả đánh giá hiệu
quả công việc hàng quý, hàng năm của từng cán bộ, công chức, viên chức. Căn cứ
nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương của tỉnh, Ủy ban nhân
dân tỉnh rà soát hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm so với khả năng cân đối
ngân sách thực tế hàng năm.
Xây dựng chính sách đặc thù phù hợp
với điều kiện địa phương đối với CBQL, GV, NV các cấp học công tác tại những
vùng khó khăn như vùng núi Tam Đảo; chính sách hỗ trợ phụ cấp đối với các GV
đang công tác (phụ cấp đi lại cho những GV phải dạy ở nhiều trường, phụ cấp do
tỉ lệ GV/HS thấp hơn quy định…); chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cho GV,
NV hợp đồng.
Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo
văn bằng 2 đối với GV.
Điều kiện đào tạo lại: viên chức
không quá 40 tuổi tính từ thời điểm cử đi đào tạo, được cơ quan, đơn vị xem xét
cử đi đào tạo lại.
Xây dựng chính sách hỗ trợ GV biệt
phái; hỗ trợ GV cốt cán tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; chính sách thưởng
cho GV đạt danh hiệu GV giỏi cấp tỉnh; chính sách khuyến khích tự học nâng cao
năng lực dạy ngoại ngữ của GV; chính sách thu hút GV chất lượng cao về công tác
tại tỉnh, bố trí kinh phí hợp đồng GV nước ngoài tham gia dạy một số giờ ngoại
ngữ trong các trường phổ thông.
Xây dựng chính sách đặc thù thu hút
HS giỏi cấp THPT có nguyện vọng theo học ngành sư phạm để bổ sung đội ngũ GV
giỏi của tỉnh.
Có chính sách hỗ trợ kinh phí và ưu
đãi vốn vay cho HS giỏi có nhu cầu được đi du học ở nước ngoài hoặc học thạc
sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước.
Có chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng
(trong và ngoài nước) cho cán bộ cốt cán, CBQL trẻ nhằm tạo nguồn cán bộ chất lượng
cao.
2.3.3. Chính sách phát triển mô hình
giáo dục ngoài công lập đáp ứng với nhu cầu học tập và điều kiện của người dân
- Thực hiện nghiêm túc các cơ chế,
chính sách về xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo phục vụ nhu
cầu học tập người dân; thực hiện có hiệu quả cơ chế đầu tư theo hình thức đối
tác công tư (PPP) để phát triển cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo, chuyển
đổi cơ sở giáo dục công lập thành ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội
hóa; khuyến khích đầu tư phát triển giáo dục chất lượng cao ở những nơi có điều
kiện.
- Ưu tiên dành quỹ đất xây dựng các
trường ngoài công lập trong quy hoạch sử dụng đất dành cho giáo dục của tỉnh.
Quy hoạch mỗi huyện tối thiểu 01 trường THPT ngoài công lập với diện tích tối
thiểu 3,0 ha; 01 trường THCS với diện tích tối thiểu 2,5 ha; 01 trường tiểu học
với diện tích tối thiểu 2,5 ha; 02 trường mầm non với diện tích tối thiểu 2,0
ha.
- Có chính sách kêu gọi xã hội hóa
từ mặt bằng đã được xử lí theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của
Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước để tiếp
tục sử dụng mặt bằng xây dựng trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT theo quy
hoạch và quy chuẩn trường lớp của ngành GD&ĐT.
Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài
hàng rào: tỉnh đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng đến chân hàng rào gồm đường giao
thông đấu nối, cấp điện, cấp thoát nước.
Cơ chế, chính sách đặc thù:
- Địa phương chịu trách nhiệm bàn
giao quỹ đất với mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư xây dựng trường học trên địa
bàn tỉnh. Trong trường hợp nhà đầu tư tự tổ chức giải phóng mặt bằng thì tỉnh
hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng trong ranh giới thực hiện dự án theo quy
hoạch được duyệt: hỗ trợ 100% chi phí giải phóng mặt bằng theo phương án được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Hỗ trợ lãi suất vay thương mại:
+) Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần
sau khi dự án hoàn thành.
+) Mức hỗ trợ: Tối đa bằng phần
chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu
tư tính trên số dư nợ thực tế, nhưng tối đa 6%/năm/số dư nợ thực tế.
+) Thời gian hỗ trợ lãi suất: Tối đa
không quá 05 năm, tính từ ngày bắt đầu vay vốn theo hợp đồng tín dụng với ngân
hàng thương mại.
+) Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi
suất: Tối đa không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án. Mức hỗ trợ lãi suất được
điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Rà soát, phê duyệt lại quy hoạch
tổng mặt bằng, phương án kiến trúc trường học các cấp đã xây dựng từ lâu để có
cơ sở cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới khi đủ điều kiện.
3. Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục,
đảm bảo công bằng cho mọi đối tượng người học, thúc đẩy học tập suốt đời
Thực hiện có hiệu quả công tác quy
hoạch, sắp xếp củng cố mạng lưới trường, lớp học.
Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường,
lớp học theo hướng tinh gọn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
và quy mô phát triển giáo dục của địa phương và của tỉnh Vĩnh Phúc; thực hiện
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lí, nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số
13/2020/TT-BGDĐT ngày 27/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định
tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung
học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có quy định về quy
mô số lớp trong trường học.
Rà soát hoàn thiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, bảo đảm quỹ đất để xây dựng mới, mở rộng các cơ sở giáo dục
phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, hạn chế các điểm trường lẻ;
sắp xếp, sáp nhập phù hợp đối với các trường có quy mô nhỏ, bảo đảm hiệu quả
đầu tư lâu dài. Ưu tiên quỹ đất để xây dựng trường, lớp học ở các khu đô thị
mới, tái định cư, khu đông dân cư, các khu công nghiệp, các cơ sở giáo dục có
tổ chức nội trú, bán trú cho HS. Ưu tiên dành quỹ đất xây dựng các trường ngoài
công lập trong quy hoạch sử dụng đất dành cho giáo dục của tỉnh.
Có cơ chế khuyến khích tổ chức, cá
nhân tham gia phát triển cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập có chất lượng
nhất là ở địa bàn đông dân cư và các khu công nghiệp, đặc biệt nhà trẻ, nhóm
trẻ tư thục, đảm bảo huy động trẻ mầm non đến trường theo chỉ tiêu đặt ra. Hỗ
trợ trẻ mẫu giáo đi học tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đảm bảo
công bằng với trẻ theo học tại các cơ sở công lập.
Quan tâm đầu tư cho đào tạo nghề
chất lượng cao ở các cơ sở GDTX, đặc biệt đối với những ngành, nghề phù hợp với
nhu cầu xã hội và dự báo nhu cầu lao động của tỉnh; tiếp tục các hình thức hợp
tác, liên kết đào tạo giữa trung tâm GDNN-GDTX và trường Cao đẳng nghề để tận
dụng lợi thế về cơ sở vật chất cho đào tạo nghề của các trường Cao đẳng nghề.
Phát triển cơ sở giáo dục đặc biệt,
hỗ trợ giáo dục hòa nhập. Chú trọng hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ
khuyết tật trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo cơ hội tiếp
cận giáo dục của trẻ khuyết tật theo các dạng và mức độ khác nhau. Thành lập trường
chuyên biệt cấp tỉnh thuộc Sở GD&ĐT dành cho HS khuyết tật, đồng thời có cơ
chế, chính sách thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hỗ trợ phát
triển giáo dục đặc biệt.
4. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện
4.1. Tăng cường giáo dục đạo đức, lí
tưởng cách mạng, chú trọng giáo dục nhân cách, lối sống, kiến thức pháp luật và
ý thức công dân cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt
chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị khóa XII về đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 31/CT-TTg
ngày 04/12/2019 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường đạo đức, lối sống cho HS,
sinh viên; Kế hoạch 70/KH-UBND ngày 23/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc về thực hiện đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn
2018 - 2025”; Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 03/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về triển khai Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ
và Thông tri số 23/TT-TU ngày 27/8/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện kết luận số
51-KL/TW ngày 30/5/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Tập trung chỉ đạo cơ sở giáo dục xây
dựng các chương trình giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống, kĩ năng toàn cầu; phương
thức giáo dục tích hợp (STEM); chương trình tăng cường tin học, ngoại ngữ, giáo
dục truyền thống, giá trị văn hóa tốt đẹp của đất và người Vĩnh Phúc. Biên
soạn, lồng ghép nội dung giáo dục nét đẹp văn hóa Vĩnh Phúc trong bộ tài liệu
giáo dục của địa phương; đưa các trò chơi dân gian vào chương trình giáo dục
thể chất của học sinh.
Nói “Không” với các vấn nạn học đường.
Xây dựng môi trường văn hóa nhà trường thân thiện, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, ở
đó các HS yếu thế được bảo vệ, chia sẻ, những tấm gương sáng của thầy cô và HS
được lan tỏa, phát huy và học tập. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm giúp HS
nhận thức được các bài học của lòng nhân ái, bao dung, sự tôn trọng và trách
nhiệm của bản thân với những người xung quanh. Phối hợp với các đơn vị quân đội
đóng quân trên địa bàn tổ chức dạy học tập trung các nội dung thực hành giáo
dục quốc phòng và an ninh tại các đơn vị quân đội nhằm khơi gợi truyền thống
yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, rèn luyện cho học sinh tính kỷ luật, kỷ cương
trong môi trường quân đội, tạo cơ sở để học sinh tu dưỡng và hoàn thiện kỹ năng
sống của bản thân, góp phần ngăn ngừa và phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào
trường học.
Bộ phận phụ trách tư vấn học đường ở
các nhà trường thực hiện tốt hỗ trợ tham vấn về tâm lí học đường cho HS. Đối
với một số HS cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để uốn
nắn, hướng các em vào phong trào của lớp, tránh sự phân biệt đối xử. Giáo dục
Vĩnh Phúc kiên quyết nói không với bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội trong
trường học.
Xây dựng Đề án giáo dục đạo đức lối
sống cho HS tỉnh Vĩnh Phúc; hoàn thành bộ chương trình, tài liệu giảng dạy về
giáo dục đạo đức lối sống đối với HS tỉnh Vĩnh Phúc để tổ chức giảng dạy trong
các nhà trường; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá môi trường giáo dục các nhà trường
nhằm định hướng và hướng tới xây dựng các nhà trường có môi trường giáo dục
lành mạnh, an toàn và văn minh, tạo nền tảng hình thành nhân cách tư duy cho
HS.
4.2. Triển khai có chất lượng và
hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Đổi mới phương pháp và đa dạng hóa
hình thức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Tạo điều kiện cho HS được tiếp cận
khai thác các nguồn học liệu đa dạng, phong phú để phát triển năng lực tự học
và ý thức học tập suốt đời phù hợp với khả năng và nhu cầu HS, phát triển những
phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công
dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp
phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện hoàn cảnh của bản thân; khả năng
thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Tổ chức các hình thức học tập phong
phú, đa dạng, chú trọng thực hành, trải nghiệm, không quá nặng về lí thuyết.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Cân
bằng giữa “dạy chữ” và “dạy người”, coi trọng các môn giáo dục thể chất và thẩm
mỹ để đảm bảo sự phát triển hài hòa và toàn diện của HS.
Chú trọng tổ chức xây dựng kế hoạch
giáo dục nhà trường, xây dựng chương trình và tài liệu giáo dục địa phương theo
đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Chương trình giáo dục địa phương cần được
thiết kế mang đậm bản sắc văn hóa của quê hương Vĩnh Phúc.
Đổi mới việc đánh giá kết quả giáo
dục đảm bảo trung thực, công bằng, khách quan.
Kết hợp đánh giá trong quá trình học
với đánh giá cuối kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với đánh giá của người
học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin, phần mềm quản lí kết quả giáo dục và học tập của HS để giảm áp lực về hồ
sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho GV quan tâm đến HS và đổi mới phương pháp
dạy học.
Nghiên cứu để xây dựng hay bổ sung
các tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng giáo dục cho các cấp học phù hợp với quy
định của Bộ GD&ĐT và thực tiễn giáo dục Vĩnh Phúc.
Đẩy mạnh thực hiện giáo dục hướng
nghiệp và phân luồng học sinh.
Nâng cao nhận thức về công tác giáo
dục hướng nghiệp và phân luồng HS. Tiếp tục tăng cường giáo dục và định hướng nghề
nghiệp cho HS, hình thành và phát triển các phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đổi mới nội dung hình thức giáo dục
hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương.
Thực hiện cơ chế thu hút sự tham gia
của cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp trong xây dựng chương trình, tài liệu và đánh
giá kết quả giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông và các trung tâm GDTX
Đảm bảo duy trì sĩ số học sinh/lớp
đối với các cấp học phổ thông thấp hơn mức quy định của Bộ GD&ĐT.
Thực hiện duy trì sĩ số HS/lớp đối
với cấp tiểu học tại tỉnh Vĩnh Phúc thấp hơn định mức 35 HS/lớp được quy định
tại Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 ban hành Điều lệ trường Tiểu
học.
Thực hiện duy trì sĩ số HS/lớp đối
với cấp trung học tại tỉnh Vĩnh Phúc thấp hơn định mức 45 HS/lớp được quy định
tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 ban hành Điều lệ trường Trung học.
5. Phát triển trường chuyên, hệ
thống trường trọng điểm, trường ngoài công lập chất lượng cao làm nòng cốt để
nâng cao chất lượng mũi nhọn và hợp tác quốc tế.
5.1. Phát triển trường THPT Chuyên
Vĩnh Phúc tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế
Mở rộng quy mô và nâng cao chất
lượng tuyển sinh.
Đổi mới cơ chế tuyển chọn, cách thức
xét tuyển, thu hút HS giỏi vào các lớp chuyên bằng cách áp dụng phương pháp
phát hiện năng khiếu, xác định chỉ số thông minh, chỉ số sáng tạo, chỉ số cảm
xúc của thí sinh để lựa chọn tốt nhất những HS năng khiếu vào học tại trường.
Nghiên cứu quy mô, chất lượng HS của
các trường THCS trên địa bàn tỉnh. Dự báo, khảo sát nhu cầu các môn chuyên làm
cơ sở để phát triển quy mô lớp học và số HS của nhà trường. Mở các lớp phổ
thông chất lượng cao tại trường theo hình thức xã hội hóa.
Tăng cường khả năng hợp tác giữa nhà
trường với các cơ sở giáo dục có uy tín ở trong nước và nước ngoài nhằm trao
đổi kinh nghiệm về tuyển chọn, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu HS.
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ CBQL và GV.
Xây dựng cơ chế, chính sách tuyển
dụng, chế độ thu hút, khuyến khích CBQL, GV giỏi, có kinh nghiệm về công tác
tại trường.
Đề xuất tuyển dụng sinh viên tốt
nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ có trình độ chuyên môn giỏi, ưu tiên sinh
viên học song ngữ hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế về giảng dạy tại trường.
Tham gia đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo
đội ngũ đạt mức cao của chuẩn trình độ, chuẩn nghề nghiệp. Thực hiện hiệu quả
phương pháp giáo dục tích cực, hiện đại, tiếp cận với trình độ tiên tiến của
khu vực và thế giới.
Bồi dưỡng đội ngũ về kiến thức, phương
pháp nghiên cứu khoa học, xây dựng và thực hiện được các đề tài nghiên cứu khoa
học, hướng dẫn HS triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn
cuộc sống.
Tăng cường giao lưu, hợp tác giữa
đội ngũ GV nhà trường với GV các trường Chuyên ở trong nước, khu vực và quốc tế
để trao đổi chuyên môn, nâng cao trình độ.
Trang bị và khai thác, sử dụng hiệu
quả cơ sở vật chất nhà trường.
Đầu tư, mua sắm trang thiết bị dạy
học tiên tiến, hiện đại. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin theo mô hình “trường
học thông minh” phục vụ cho việc giảng dạy, bồi dưỡng HS giỏi, HS năng khiếu.
Cho phép đầu tư các phòng STEM theo hướng hiện đại bằng hình thức xã hội hóa.
Trang bị thư viện đủ sách, tài liệu
tham khảo, tài liệu điện tử, các thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại
để tra cứu, khai thác tài liệu, thông tin về giáo dục trong và ngoài nước.
Xây dựng hệ thống thông tin điện tử
liên kết giữa trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc với các trường chuyên trên toàn
quốc, các trường THPT trọng điểm quốc gia và các trường kết nghĩa trong khu
vực, các cơ sở giáo dục có uy tín nước ngoài.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy và học, bồi dưỡng HS năng khiếu, ứng dụng đổi mới giáo dục theo
phương pháp STEM; tổ chức học tập các chương trình tiếng Anh, tin học theo
chuẩn quốc tế, trí tuệ nhân tạo, nghiên cứu khoa học.
Nâng cao chất lượng giáo dục của
trường tiệm cận với các trường tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Thực hiện chương trình giáo dục THPT
Chuyên theo phương pháp giáo dục tích cực, hiện đại, tiếp cận với trình độ tiên
tiến của khu vực và thế giới.
Xây dựng kế hoạch, phân công đội ngũ
GV tổ chức bồi dưỡng tốt các đội tuyển HS giỏi để nâng cao hơn nữa về số lượng
và chất lượng giải tại các cuộc thi quốc gia và quốc tế.
Đổi mới các hình thức quản trị dạy
và học thích ứng với thời đại công nghệ số qua các phần mềm quản lí, dạy và học
trong nhà trường. Tất cả GV đều ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin, sử
dụng hiệu quả thiết bị dạy học hiện đại.
Tổ chức mời GV bản ngữ tham gia dạy
ngoại ngữ tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới tiên tiến trong khu vực và
quốc tế.
Tăng cường trao đổi GV và HS giữa trường
THPT Chuyên Vĩnh Phúc với các trường chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Liên kết với các trường THPT ở các nước
tiên tiến trong khu vực và trên thế giới để hướng tới đào tạo song bằng cho HS
THPT Chuyên Vĩnh Phúc.
Hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học,
ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, hỗ trợ HS tham gia các hoạt động
hòa nhập với cộng đồng và giao lưu quốc tế.
Tăng cường hợp tác với các trường tương
đồng về bậc học, cấp học trong khu vực để tư vấn cho HS về du học, thi lấy học
bổng tại các quốc gia trên thế giới.
Tham gia các hội thảo trong nước,
quốc tế về trao đổi kinh nghiệm giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục trong,
ngoài nước về công tác dạy học, bồi dưỡng HS năng khiếu.
5.2. Phát triển hệ thống trường
trọng điểm công lập
Duy trì và phát triển hệ thống các
trường trọng điểm cấp THCS của các huyện, thành phố nhằm tạo nguồn HS giỏi, HS
được phát triển toàn diện cho các trường THPT trên địa bàn và trường THPT
chuyên. Các huyện, thành phố tập trung xây dựng mỗi cấp học một trường chất lượng
cao trong giai đoạn 2021-2025 theo hướng đồng bộ về hạ tầng và hiện đại về
trang thiết bị.
Tuyển sinh theo năng lực HS, có cơ
chế bổ sung HS trong quá trình học. Đẩy mạnh xây dựng các mô hình giáo dục tiên
tiến tại các trường trọng điểm làm nòng cốt đi đầu trong đổi mới giáo dục, đáp
ứng các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, làm hình mẫu trên địa bàn
mỗi huyện, thị, thành phố về chất lượng giáo dục, đội ngũ nhà giáo, CBQL, cơ sở
vật chất.
Tạo mạng lưới liên kết các trường
THCS trọng điểm gắn với trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc. Phối hợp với các trường
THCS trọng điểm ở các huyện, thành phố trong việc bồi dưỡng tạo nguồn HS cho trường
THPT Chuyên, sớm phát hiện để tư vấn cho HS trong việc lựa chọn khối chuyên phù
hợp.GV thường xuyên được học tập, bồi dưỡng từ các mô hình giáo dục hiện đại
trong nước và ngoài nước.
Áp dụng khung tiêu chí riêng về mức
xét thi đua khen thưởng cho GV các trường trọng điểm, tạo động lực cho đội ngũ
phát triển năng lực nghề nghiệp.
Xây dựng chương trình giáo dục tiên
tiến, hiện đại theo xu hướng hội nhập quốc tế. Chú trọng chương trình giáo dục
mũi nhọn, chương trình tiếng Anh chất lượng cao, chương trình dạy song ngữ các
môn khoa học tự nhiên, chương trình giao lưu hợp tác quốc tế.
Phát hiện những HS có năng khiếu, có
tố chất đặc biệt ở các trường THCS trọng điểm để bồi dưỡng và định hướng thi
vào trường chuyên.
Chú trọng giáo dục toàn diện, coi
trọng giáo dục đạo đức, kiến thức, kĩ năng mềm cho HS đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế. Xây dựng các câu lạc bộ kĩ năng-học thuật để HS có sân chơi rèn luyện
và ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Hiện đại hóa cơ sở vật chất, xây
dựng thư viện điện tử, trang thiết bị dạy học đồng bộ, tiên tiến phục vụ cho
GV, HS trong dạy và học, bồi dưỡng HS giỏi quốc gia, quốc tế.
5.3. Phát triển mô hình trường chất
lượng cao ngoài công lập
Phát triển loại hình trường ngoài
công lập theo hướng cung ứng dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu người học
và điều kiện của người dân, khuyến khích thành lập trường ngoài công lập có
liên kết đào tạo với nước ngoài.
Khuyến khích các trường đảm bảo điều
kiện giảng dạy các chương trình quốc tế. Chương trình dạy và học được cập nhật,
tham khảo chặt chẽ giáo trình, chương trình của nước ngoài và các trường quốc
tế.
Xây dựng cơ chế định hướng hoạt động
đối với các trường chất lượng cao ngoài công lập theo hướng tăng tính tự chủ và
tự chịu trách nhiệm xã hội.
Phát triển đội ngũ GV chất lượng
cao, đủ năng lực hội nhập quốc tế. Việc bố trí nhân sự sau tuyển dụng phải đúng
năng lực, sở trường, trình độ đào tạo.
Chú trọng thực hiện chính sách đào
tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ GV và CBQL đáp ứng nhu cầu hội nhập, cạnh
tranh trong thị trường giáo dục.
Tạo môi trường làm việc thuận lợi
cho đội ngũ cán bộ, GV trường chất lượng cao ngoài công lập để đảm bảo tính ổn
định về số lượng và chất lượng.
Thực hiện hiệu quả chính sách xã hội
hóa trong phát triển các trường chất lượng cao ngoài công lập. Huy động nguồn
lực đầu tư thành lập các trường từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có
yếu tố nước ngoài.
Tập trung thu hút các trường liên
cấp chất lượng quốc tế, khu hoạt động trải nghiệm hiện đại đáp ứng yêu cầu giáo
dục kĩ năng và năng khiếu cho HS.
Dành quỹ đất, mời gọi các trường đại
học tiên tiến trên thế giới và trong nước mở các cơ sở đào tạo tại Vĩnh Phúc.
6. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí
giáo dục, giáo viên, nhân viên nhà trường, đảm bảo đủ về số lượng, đạt yêu cầu
về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục, GV,
NV nhà trường là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục
giai đoạn 2021-2030 của Vĩnh Phúc.
6.1. Nâng cao phẩm chất, đạo đức nhà
giáo; nhiệt huyết của người thầy
Xây dựng Kế hoạch trong năm 2022 và
triển khai thực hiện thường xuyên trong toàn ngành Giáo dục
6.2. Từng bước đảm bảo số lượng đội
ngũ giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục
Xây dựng lộ trình, từng bước tuyển
bổ sung, khắc phục tình trạng thiếu GV, NV trong các cơ sở giáo dục.
Đối với giáo dục phổ thông, ưu tiên
tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng GV môn văn hóa đáp ứng giảng dạy các môn học
theo chương trình giáo dục phổ thông 2018[7].
Thực hiện ký hợp đồng với các GV
trong khi chưa thể tuyển dụng đủ GV theo biên chế và định mức quy định.
Không áp dụng tinh giản biên chế đối
với ngành giáo dục trong khi biên chế giao còn thiếu.
Quy hoạch đội ngũ, bám sát lộ trình
sắp xếp quy mô trường lớp của từng địa phương để xác định cụ thể biên chế từng
năm.
Thực hiện tốt công tác dự báo nhu
cầu GV của tỉnh để đặt hàng đào tạo GV theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày
25/9/2020 của Chính phủ.
Đảm bảo đủ GV cho trường, lớp dành
cho người khuyết tật theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Tăng cường thu hút các nhà đầu tư để
xây dựng trường ngoài công lập nhằm giảm chỉ tiêu biên chế GV.
6.3. Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa
đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục
Thực hiện lộ trình nâng trình độ
chuẩn được đào tạo của GV mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại
Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác
bồi dưỡng GV về chuyên môn, nghiệp vụ theo các chương trình bồi dưỡng đáp ứng
yêu cầu chuẩn nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng,
kết hợp cả hình thức trực tuyến và trực tiếp, chú trọng bồi dưỡng GV một số kĩ
năng như: khơi nguồn cảm hứng giúp HS chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu,
tìm kiếm tri thức; tổ chức kiểm tra, đánh giá HS. Đặc biệt, chú trọng bồi dưỡng
GV tích hợp các môn khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí theo chương trình giáo
dục phổ thông mới
Xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng
(trong và ngoài nước) cho CBQL và GV cốt cán, nhằm tạo nguồn cán bộ chất lượng
cao.
Bồi dưỡng đội ngũ GV dạy ngoại ngữ
theo Đề án Ngoại ngữ đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Bồi dưỡng GV các cấp về giáo dục hòa
nhập cho trẻ khuyết tật: cử GV đi học bồi dưỡng chuyên môn dạy trẻ khuyết tật
theo các chương trình dạy trẻ, khiếm thị, khiếm thính, thiểu năng trí tuệ...
Nâng cao năng lực, đặc biệt là năng
lực quản trị nhà trường cho CBQL các cấp. Tạo cơ hội, môi trường để đội ngũ nhà
giáo, CBQL giáo dục đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lí, giảng dạy và
nghiên cứu khoa học. Khuyến khích CBQL giáo dục có tư duy quản trị mới.
Xây dựng kế hoạch hàng năm về bồi dưỡng
đội ngũ CBQL, GV, NV trong các cơ sở giáo dục để nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thực hiện các chương trình bồi dưỡng
kiến thức, kĩ năng cần thiết cho cán bộ và GV tại các trung tâm GDNN-GDTX: tạo
điều kiện chuyển đổi hoặc đào tạo bổ sung để GV dạy văn hóa có thể kết hợp đào
tạo trung cấp, sơ cấp nghề, hoặc GV dạy nghề hiện tại được bồi dưỡng, nâng cao
trình độ để các trung tâm đủ điều kiện mở thêm lớp dạy nghề/mã ngành mới.
Khuyến khích các hoạt động tự bồi dưỡng
của CBQL, GV và NV.
6.4. Thu hút, trọng dụng đội ngũ nhà
giáo
Xây dựng chính sách ưu tiên đối với
CBQL, GV giỏi giảng dạy tại trường THPT Chuyên và các trường THCS trọng điểm
nhằm thu hút đội ngũ sinh viên giỏi, xuất sắc và những GV có trình độ chuyên
môn giỏi về công tác.
7. Đầu tư trang thiết bị dạy học
theo lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo đồng bộ,
tiên tiến hiện đại đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở
vật chất cho các trường phổ thông, trung tâm GDNN-GDTX theo lộ trình thực hiện
Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tăng cường đầu tư, cải tạo hệ thống
công năng, các công trình hạ tầng kĩ thuật để đảm bảo an toàn, an ninh, phòng
chống cháy nổ; đảm bảo đủ ánh sáng học đường, đủ nước sạch.
Đảm bảo thiết bị dạy học tối thiểu
phục cho các môn học, lớp học, cấp học thực hiện chương trình giáo dục phổ
thông 2018 đảm bảo tiến độ, chất lượng: rà soát hệ thống thiết bị dạy học hiện
có của các nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức mua sắm; đảm bảo các nhà trường
có thiết bị dạy học ngay trước năm học để tổ chức dạy học.
Tăng cường đầu tư nhà rèn luyện thể
chất (nhà đa năng) các cấp học với trang thiết bị đồng bộ phù hợp với lứa tuổi,
chú trọng thiết bị dụng cụ rèn luyện thể lực cho học sinh; xây dựng các khu vực
thể thao, vui chơi ngoài trời hay phát triển năng khiếu cá nhân về thể thao cho
học sinh.
Phát triển, đầu tư xây dựng hệ thống
thư viện xanh, hiện đại có sự kết nối chung giữa các trường học để lưu trữ dữ
liệu và cung cấp cho GV, học sinh các kiến thức cần thiết cho quá trình dạy và
học và phổ biến kiến thức chung trong toàn ngành.
Trang bị bổ sung một số thiết bị
STEM, các thiết bị dạy học nâng cao, tiên tiến, hiện đại, cho trường THPT
Chuyên Vĩnh Phúc và những cơ sở giáo dục có đủ điều kiện cơ sở vật chất và đội
ngũ triển khai sử dụng.
8. Xây dựng và nâng cao chất lượng
môi trường học, môi trường đọc, môi trường rèn luyện cho học sinh
Tập trung nguồn lực để cải tạo,
chỉnh trang khuôn viên trường học; xây dựng môi trường học đường lành mạnh,
thân thiện; xây dựng các mô hình lớp học xanh - sạch - đẹp - an toàn. Nói
“Không” với các vấn nạn học đường.
Cải tạo hoặc xây mới thư viện, đầu tư
mở rộng không gian đọc sách theo hướng thân thiện với môi trường học, phù hợp
với lứa tuổi học sinh của từng cấp học.
Trang bị các tủ sách, đầu sách tại
các nhà trường phù hợp với lứa tuổi học sinh; hướng dẫn học sinh các kỹ năng
đọc sách; tổ chức các câu lạc bộ về sách, phát động phong trào đọc sách trong
thư viện trường học, các hội thi về sách gắn với hoạt động ngoại khóa. Phát
động phong trào sưu tầm, quyên góp, lưu giữ, trao đổi, ủng hộ sách.
Xây dựng các khu học tập, rèn luyện
và vui chơi cho học sinh để rèn luyện tri thức, đạo đức; các kỹ năng sống, kỹ
năng ứng phó linh hoạt với các vấn đề xã hội, kỹ năng cảm thụ; tính nhân văn, hướng
thiện... đồng thời nâng cao sức khỏe, rèn luyện thể chất cho học sinh.
Sắp xếp, bố trí lại chương trình,
thời khóa biểu hợp lý trong các nhà trường để học sinh có thời gian đọc sách
nhằm phát triển văn hóa đọc; tổ chức các hoạt động vui chơi, ngoại khóa bổ ích
lành mạnh.
Tăng cường nguồn lực xã hội hóa, kết
hợp với nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước để hoàn thiện và nâng cao chất lượng
môi trường học, môi trường đọc, môi trường rèn luyện cho học sinh.
9. Nhóm giải pháp đột phá
Hoàn thiện hệ thống trường mầm non,
trường phổ thông, xây dựng trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Tăng cường xã hội hóa giáo dục; Đẩy mạnh chất lượng dạy,
học ngoại ngữ và chuyển đổi số trong giáo dục được xác định là 3 giải pháp đột
phá của ngành giáo dục Vĩnh Phúc trong giai đoạn 10 năm tới.
9.1. Hoàn thiện hệ thống trường mầm
non, trường phổ thông, xây dựng trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật
Đánh giá hiện trạng quy hoạch, sắp
xếp hệ thống mạng lưới trường lớp, tổng mặt bằng, phương án kiến trúc, khối
công trình và thực trạng nhu cầu giáo dục của các nhà trường làm cơ sở để đề
xuất quy hoạch lại, cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới.
Triển khai công tác quy hoạch tổng
mặt bằng và phương án kiến trúc, sắp sếp mạng lưới, cơ sở vật chất 100% các trường
mầm non, trường phổ thông, trường chuyên biệt đảm bảo kiến trúc cảnh quan môi
trường sư phạm, phù hợp với từng cấp học.
Thực hiện cải tạo, nâng cấp hoặc xây
mới một số trường học, chỉnh trang khuôn viên các nhà trường đảm bảo đồng bộ,
hiện đại, nhất là các trường trọng điểm, trường ngoài công lập và trung tâm
giáo dục dành cho trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh. Đầu tư xây mới thay thế các
công trình đã xây dựng trước năm 2000, ưu tiên các trường trung học phổ thông,
các trường THCS trọng điểm.
Xây dựng đề án hỗ trợ phát triển
giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên
địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật theo các
dạng và mức độ khác nhau. Quy hoạch hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo
dục hòa nhập đáp ứng nhu cầu can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập tại địa phương.
Xây dựng 01 trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật tại tỉnh Vĩnh Phúc trực
thuộc Sở GD&ĐT và có cơ chế chính sách thu hút các tổ chức, cá nhân (ngoài
nhà nước) tham gia vào hoạt động hỗ trợ phát triển giáo dục đặc biệt.Ưu tiên
ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực từ cộng đồng, tổ chức, cá nhân trong
nước và ngoài nước đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, phương
tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi đáp ứng yêu cầu chăm sóc, can thiệp
sớm và giáo dục hòa nhập; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV, NV đáp ứng yêu cầu
chất lượng giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục địa phương.
Tăng cường đầu tư, cải tạo hệ thống
công năng, các công trình hạ tầng kĩ thuật để đảm bảo an toàn, an ninh, phòng
chống cháy nổ; đảm bảo đủ ánh sáng học đường, đủ nước sạch; xây dựng mỹ quan
học đường với không gian Xanh- Sạch -Đẹp trong các nhà trường.
Phát triển, đầu tư xây dựng hệ thống
thư viện xanh, thư viện mở, thư viện số theo hướng hiện đại có sự kết nối giữa
các trường học.
Tăng cường đầu tư nhà rèn luyện thể
chất (nhà đa năng) các cấp học với trang thiết bị đồng bộ phù hợp với lứa tuổi,
chú trọng thiết bị dụng cụ rèn luyện thể lực cho HS; xây dựng các khu vực thể
thao, vui chơi ngoài trời hay phát triển năng khiếu cá nhân về thể thao cho HS.
Ưu tiên đầu tư các hạng mục trực
tiếp đến việc điều chỉnh mạng lưới trường học, huy động lồng ghép các chương trình,
dự án, đề án, các nguồn vốn: ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, vốn xây dựng
nông thôn mới, các nguồn tài trợ, huy động xã hội hóa, mời gọi đầu tư,… để xây
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điều kiện phục vụ dạy - học đối với
các trường học một cách đồng bộ.
9.2. Tăng cường xã hội hóa cho giáo
dục
Hoàn thiện các chính sách để phát
triển hệ thống trường ngoài công lập; chính sách khuyến khích các tổ chức, cá
nhân đầu tư xây dựng mô hình trường ngoài công lập đạt chuẩn quốc gia, tiếp cận
chuẩn quốc tế, đáp ứng ứng nhu cầu học tập của nhân dân; đẩy mạnh xã hội hóa
giáo dục, tăng cường công tác huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước
cho phát triển giáo dục, đảm bảo công bằng giữa giáo dục công lập và ngoài công
lập
Đối với các khu vực trung tâm thành
phố, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển cần tích cực thu hút đầu tư
các trường tư thục theo hướng chất lượng cao, đạt tiêu chí trường chuẩn quốc
gia; thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn
đầu tư xây dựng trường học ở các khu vực trung tâm thành phố theo tiêu chuẩn
quốc tế, ứng dụng các phương pháp tiên tiến trên thế giới vào chăm sóc, giáo
dục trẻ để thu hút đối tượng trẻ thuộc gia đình có điều kiện kinh tế cao.
Chuyển đổi một số cơ sở giáo dục
công lập dôi dư (do sáp nhập, nhu cầu sử dụng không hết) thành các cơ sở giáo
dục tư thục cấp THCS và THPT theo hình thức xã hội hóa giáo dục. Kêu gọi các cá
nhân/tổ chức đầu tư xây dựng một đến hai cơ sở trải nghiệm cho HS các cấp, một
số trường liên cấp chất lượng quốc tế.
Từng bước nghiên cứu triển khai mô
hình trường theo hình thức đối tác công - tư, trong đó có mô hình nhà nước đầu
tư và cho thuê cơ sở vật chất; Mô hình “Đầu tư công - Quản trị tư” nhà nước
đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất ban đầu, tư nhân tham gia quản trị đảm bảo các
tiêu chuẩn đầu ra của sản phẩm giáo dục.
Tỉnh có chính sách hỗ trợ về đất đai
và các nguồn lực khác cho việc phát triển các trường ngoài công lập theo tinh
thần Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Có cơ chế hỗ trợ cho
HS giỏi, HS có hoàn cảnh khó khăn theo học ở các trường ngoài công lập nhằm tạo
cơ hội bình đẳng trong tiếp cận và phát triển của HS; đảm bảo thực hiện công
bằng trong giáo dục, công bằng trong việc thụ hưởng phúc lợi giáo dục của học
sinh trường ngoài công lập với học sinh trường công lập.
Từng bước thực hiện giao tự chủ từng
phần và hướng đến tự chủ toàn phần đối với các trường công lập ở các cấp học;
tiếp tục đánh giá và triển khai phương án chuyển đổi mô hình trường mầm non
công lập sang tư thục hoặc sang mô hình trường mầm non tự chủ một phần chi phí
thường xuyên ở những nơi có điều kiện, khả năng xã hội hóa cao.
Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng,
hiệu quả đầu tư làm cơ sở quản lí các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập
phù hợp với mục tiêu và nhu cầu xã hội;Thực hiện cơ chế chính sách bình đẳng
giữa cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập: đầu tư phát triển nguồn nhân
lực, cơ sở vật chất, chính sách thu hút người học, học bổng…đánh giá, công
nhận. Qua đó góp phần thay đổi nhận thức của xã hội đối với loại hình giáo dục
này, đồng thời tạo động lực phát triển, phát huy sự sáng tạo, tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trước xã hội, tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh giữa các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.
Cho phép tuyển sinh các lớp phổ
thông chất lượng cao tại trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc theo hình thức xã hội
hóa.
Cho phép các trường chủ động phối
hợp với các trung tâm ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống, giáo dục STEM để hợp
tác đào tạo cho HS các cấp bằng hình thức xã hội hóa.
9.3. Đẩy mạnh chất lượng dạy, học
ngoại ngữ và chuyển đổi số trong giáo dục
9.3.1. Đẩy mạnh chất lượng dạy, học
ngoại ngữ trong các nhà trường
Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án
“Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2021-2025” ban hành kèm theo Quyết định số 625/QĐ-UBND ngày 12/3/2020. Trong đó
tập trung đẩy mạnh nội dung chương trình tiếng Anh tăng cường theo hình thức xã
hội hóa.Xây dựng chính sách cho phép các huyện, thành phố thuê giáo viên người
nước ngoài bồi dưỡng, giảng dạy ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục.
Triển khai dạy và học ngoại ngữ
trong các cơ sở giáo dục theo chuẩn đầu ra của các cấp học; từng bước nâng cao
chất lượng theo chuẩn quốc tế.
Phát triển đội ngũ GV ngoại ngữ đủ
về số lượng và đảm bảo chất lượng. Tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá năng lực
ngoại ngữ, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của đội ngũ GV ngoại ngữ để xây dựng
kế hoạch, xác định chương trình bồi dưỡng thích hợp cho từng nhóm đối tượng GV,
chú trọng đội ngũ GV ngoại ngữ vùng khó khăn. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng
lực ngoại ngữ, năng lực sư phạm cho GV ngoại ngữ, GV các môn học khác và môn
chuyên ngành bằng ngoại ngữ. Ban hành các chính sách tạo bước đột phá về đào
tạo, ưu tiên tuyển dụng GV tốt nghiệp đại học ngành sư phạm ngoại ngữ và thu
hút các GV tình nguyện người nước ngoài có trình độ sư phạm và năng lực ngoại
ngữ tốt tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục.
Tăng cường sử dụng ngoại ngữ trong
và ngoài nhà trường nhằm tạo môi trường để CBQL, GV, HS phát huy hiệu quả năng
lực dạy và học ngoại ngữ. Khuyến khích GV, HS tự học, tự nâng cao trình độ và
sử dụng ngoại ngữ. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực hành ngoại ngữ, phát
triển hệ thống các sân chơi ngoại ngữ, tổ chức cuộc thi các cấp, khuyến khích
HS tham gia các cuộc thi toàn quốc, quốc tế về ngoại ngữ, tổ chức các hoạt động
tuyên dương, khen thưởng HS nhằm khích lệ việc học ngoại ngữ.
Phát triển các trung tâm dạy ngoại
ngữ tiếng Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc trong các nhà trường nhằm đáp ứng nhu
cầu người học.
Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ
dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin.
Hợp tác với các đơn vị, các tổ chức
quốc tế có uy tín để đào tạo, cấp chứng chỉ ngoại ngữ cho người học.
Căn cứ tình hình thực tế của địa phương,các
cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch hợp tác với các trung tâm ngoại ngữ đủ điều
kiện, thu hút GV nước ngoài có trình độ tham gia giảng dạy, đáp ứng nhu cầu
giảng dạy và học tập của cơ sở giáo dục, trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện của HS
và phụ huynh. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các trung tâm dạy song ngữ đối
với một số môn học trong nhà trường.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra việc triển khai dạy và học ngoại ngữ ở các địa phương, cơ sở giáo dục, nhất
là các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh, công bố và cập nhập thường xuyên
danh sách các trung tâm, cơ sở ngoại ngữ được cấp phép hoạt động hoặc bị xử lí
vi phạm. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu trong việc chỉ
đạo và chịu trách nhiệm về kết quả triển khai việc dạy và học ngoại ngữ.Ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, quản lí, hướng dẫn kiểm tra,
giám sát, đánh giá việc thực hiện việc dạy và học ngoại ngữ.
9.3.2. Thực hiện chuyển đổi số trong
giáo dục
Tăng cường đầu tư hạ tầng số, trang
thiết bị đồng bộ, hiện đại đảm bảo an toàn thông tin để vận hành hệ thống quản
lí và tổ chức dạy-học. Xây dựng hệ thống phòng họp trực tuyến kết nối Sở giáo
dục với các nhà trường, xây dựng thí điểm một số phòng học hiện đại hướng đến
phát triển mô hình trường học thông minh. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức
doanh nghiệp, hiệp hội trong hợp tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng và thu hút
nguồn vốn đầu tư xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong
giáo dục đào tạo; tạo cơ hội học tập bình đẳng giữa các vùng miền có điều kiện
kinh tế xã hội khác nhau, ưu tiên hình thức thuê dịch vụ và huy động nguồn lực
xã hội hóa cùng tham gia thực hiện.
Xây dựng và đưa vào sử dụng thống
nhất toàn ngành các cơ sở dữ liệu về giáo dục, đồng bộ với các cơ sở dữ liệu
của tỉnh Vĩnh Phúc, quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác góp phần hình
thành cơ sở dữ liệu mở quốc gia. Tin học hóa hệ thống quản lí giáo dục của tỉnh
Vĩnh Phúc, phát triển hệ thống phần mềm quản lí quản lí trường học trực tuyến,
kết nối nhà trường với phụ huynh. Tăng cường áp dụng phương thức tuyển sinh đầu
cấp học qua mạng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin, hướng đến số hóa các khâu quản lý và dạy học trong
toàn ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông
tin cho đội ngũ CBQL, GV, HS về công nghệ thông tin, kĩ năng số.
Chú trọng chính sách hoàn thiện cơ
sở dữ liệu quản lí giáo dục, theo các quy định về chia sẻ, khai thác dữ liệu;
hoàn thiện hành lang pháp lí thúc đẩy phát triển hình thức dạy - học trực
tuyến; chính sách quản lí các khóa học trực tuyến nhằm đảm bảo chất lượng thông
qua các quy định về điều kiện mở trường mở lớp, thẩm định cấp phép nội dung,
kèm theo chế tài phù hợp, tránh tình trạng mất kiểm soát, bảo vệ quyền lợi
chính đáng của người học.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông, kĩ thuật số trong dạy học và quản lí giáo dục, khuyến
khích thí điểm các mô hình giáo dục số phù hợp với thực tế của tỉnh và xu thế
quốc tế như mô hình giáo dục điện tử, lớp học, thư viện số.
Thực hiện triệt để các dịch vụ công
trực tuyến; sử dụng văn bản điện tử, sổ sách học bạ sổ điểm điện tử thay thế
văn bản, tài liệu giấy; hoạt động chỉ đạo, điều hành, giao dịch, họp, tập huấn
được thực hiện chủ yếu trên môi trường mạng.
Phát triển học liệu số (phục vụ
dạy-học, kiểm tra, đánh giá, tham khảo, nghiên cứu khoa học) ở tất cả các môn
học, cấp học, ngành học, gắn với việc thẩm định nội dung, kết nối, chia sẻ học
liệu giữa các địa phương, nhà trường; hình thành kho học liệu số, học liệu mở
dùng chung toàn tỉnh, liên kết với các địa phương trong nước, với dữ liệu quốc
gia.
Khuyến khích sự tham gia của các tổ
chức trong việc xây dựng và khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở, đặc biệt GV
khai thác sử dụng có hiệu quả kho bài giảng E-learning, kho học liệu số của
ngành phục vụ nhu cầu tự học và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học,
cho phép liên thông với các cơ sở GDTX, các trung tâm học tập cộng đồng nhằm
đáp ứng cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
Triển khai mạng xã hội giáo dục có
sự kiểm soát và định hướng thống nhất, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa
cơ quan quản lí giáo dục, nhà trường, gia đình, GV và HS; phát triển các khóa
học trực tuyến mở; triển khai hệ thống học tập trực tuyến dùng chung toàn ngành
giáo dục.
Phần
thứ tư
TÍNH
KHẢ THI VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
I. TÍNH KHẢ THI
1. Phù hợp với chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước
1.1. Đề án được xây dựng trên cơ sở
chính trị vững chắc
Tiếp thu, cụ thể hóa các chủ trương,
đường lối nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát
triển giáo dục, đào tạo: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương
về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT; Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của
Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Thực hiện các nghị quyết, kết luận
của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc như Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
lần thứ XVII; Kết luận số 02- KL/TU ngày 26/8/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về
sự phát triển sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc; Thông báo số 448-TB/TU ngày
04/10/2021 của Thường trực Tỉnh ủy về triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng và Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về lĩnh vực giáo
dục.
1.2. Đề án được xây dựng trên cơ sở
pháp lí rõ ràng
Tuân thủ Hiến pháp năm 2013; các văn
bản quy phạm pháp luật: Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Giáo dục
2019; Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Nghị định số 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ
Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; Nghị quyết
số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV về điều chỉnh lộ trình
thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới ..., đảm bảo tính
chặt chẽ, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Phù hợp với xu thế chung và quy
luật tất yếu của sự phát triển
Đề án đề cập đến các nhiệm vụ và
giải pháp về phát triển giáo dục Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến
năm 2030 nhằm tạo sự chuyển biến trong toàn ngành giáo dục của tỉnh, đáp ứng
yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Do vậy, Đề án đã khẳng định sự lựa chọn đúng
đắn và phù hợp với xu thế tất yếu chung của cả nước.
3. Có quyết tâm chính trị cao của
các cấp ủy đảng, chính quyền; phù hợp với nguyện vọng của nhân dân; thực hiện
quy trình chặt chẽ
Đề án được xây dựng trên cơ sở đề
tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và thực hiện đầy đủ các bước theo quy định.
Quá trình xây dựng Đề án có sự tham gia tư vấn hỗ trợ của Viện Khoa học giáo
dục Việt Nam; ý kiến đóng góp tích cực của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài tỉnh. Qua đó thể hiện được sự quan tâm của các cấp ủy đảng,
chính quyền và nguyện vọng của nhân dân trong việc phát triển giáo dục Vĩnh
Phúc.
4. Khả năng thực hiện
Đề án đã tập trung nghiên cứu và đề
xuất được các giải pháp đồng bộ về đổi mới công tác quản lí giáo dục, hoàn
thiện các cơ chế chính sách phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục, nhà giáo, NV nhà trường đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục, nhằm phát triển giáo dục Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025,
định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp được
đề xuất trong Đề án là sự cụ thể hóa đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách
pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và phù hợp với mục tiêu phát triển
kinh tế-xã hội của tỉnh nên có tính khả thi cao.
5. Khả năng đáp ứng về ngân sách Nhà
nước để thực hiện Đề án
Trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc
luôn là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Thu ngân sách
nhà nước tăng nhanh. Năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc đạt
trên 32.500 tỷ đồng, đạt 97% dự toán. Trong đó, thu nội địa đạt trên 27.800 tỷ
đồng, đạt 95% dự toán; thu hải quan đạt trên 4.700 tỷ đồng, tăng 14% so với dự
toán. Trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
(GRDP) ước tính tăng 9,62% so với cùng kì năm trước, đứng thứ 3 vùng đồng bằng
sông Hồng và thứ 4 cả nước. Dự báo đến năm 2025, kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng
trưởng ổn định và tỉnh có đủ khả năng cân đối ngân sách để chi cho mục tiêu
phát triển giáo dục.
Ngoài ra để phát triển giáo dục Vĩnh
Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, nguồn ngân sách đảm bảo
không chỉ từ nguồn ngân sách nhà nước mà còn huy động nguồn lực từ các nhà đầu
tư và nguồn xã hội hóa giáo dục.
II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Về chính trị
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương và Kết luận số 51-KL/TW ngày
30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đề án đề xuất những nhiệm vụ, giải
pháp mang tính khả thi nhằm phát triển giáo dục Vĩnh Phúc trong những năm tiếp
theo, góp phần tạo sự phát triển cho nền kinh tế -xã hội của tỉnh trong điều
kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
2. Về đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức ngành giáo dục
Trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp
của Đề án, công tác phát triển đội ngũ được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên
suốt. Theo đó, đội ngũ sẽ được phát triển đồng bộ cả về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh đó, các giải pháp phát triển chuyên môn và nâng cao đời sống cho đội
ngũ sẽ tác động tích cực đến động lực làm việc của cán bộ, GV, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục.
3. Tác động về mặt xã hội
Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. Những giải pháp trong Đề án có tác động sâu sắc và toàn
diện đối với sự phát triển xã hội của Tỉnh. Việc phát triển và hoàn thiện mạng
lưới các cơ sở giáo dục, trong đó có việc thành lập trường giáo dục trẻ khuyết
tật... sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục của mọi đối tượng, góp phần nâng cao
dân trí và đời sống nhân dân, giảm tỉ lệ thất nghiệp và tệ nạn xã hội.
Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng
giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn cũng được chú trọng với mục tiêu phát hiện
và bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là đột phá cho sự
phát triển xã hội của tỉnh trong tương lai.
4. Tác động kinh tế
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho
phát triển. Việc hoàn thiện mạng lưới trường lớp phù hợp với sự phát triển kinh
tế - xã hội của từng địa bàn huyện, thành phố sẽ giảm bớt đầu tư dàn trải gây
lãng phí ngân sách nhà nước. Triển khai trường chất lượng cao tự chủ tài chính
và xã hội hóa giáo dục sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, từ đó có điều
kiện đầu tư, phát triển giáo dục, tạo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục có
chất lượng cho người dân.
Khi Đề án được triển khai sẽ tạo ra
nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
III. DỰ BÁO KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
1. Khó khăn, vướng mắc
- Để thực hiện thành công Đề án, cần
có sự đồng thuận, nhất trí cao giữa các ngành, các cơ quan chính trị liên quan.
Thiếu sự đồng thuận sẽ là một trở ngại đối với việc thực hiện Đề án.
- Việc triển khai một số nhiệm vụ
trong Đề án đòi hỏi Tỉnh cần ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù.
- Dịch bệnh COVID-19 và những biến
động ngoài dự kiến có thể ảnh hưởng đến các nguồn lực thực hiện Đề án.
2. Biện pháp khắc phục
- Chú trọng tuyên truyền tạo sự đồng
thuận, thống nhất ý chí và hành động trong hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ
sở, mở rộng dân chủ trong thảo luận xây dựng Đề án.
- Rà soát văn bản, ban hành bổ sung
một số văn bản cần thiết, đảm bảo đầy đủ tính pháp lí để thực hiện được các
nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án.
- Xác định lĩnh vực ưu tiên theo thứ
tự trong quá trình thực hiện Đề án.
Phần
thứ năm
LỘ
TRÌNH, KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Lộ trình thực hiện
1.1. Năm 2021
- Hoàn thành việc xây dựng Đề án
trình Tỉnh ủy phê duyệt; ban hành Nghị quyết của tỉnh ủy về phát triển giáo dục
Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng các kế hoạch
cụ thể để thực hiện Đề án.
- Tổ chức quán triệt Đề án trong
toàn ngành, thực hiện các nội dung trong lộ trình.
- Thống kê số liệu, đánh giá hiện
trạng quy hoạch, sắp xếp hệ thống mạng lưới trường lớp, tổng mặt bằng, phương
án kiến trúc, khối công trình và thực trạng nhu cầu giáo dục của các nhà trường
làm cơ sở để đề xuất quy hoạch lại, cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới.
1.2. Từ năm 2022-2025:
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm
bảo tỉ lệ đạt chuẩn quốc gia theo mục tiêu đề ra:
+ Thực hiện cải tạo, nâng cấp hoặc
xây mới một số trường học, chỉnh trang khuôn viên các nhà trường đảm bảo đồng
bộ, hiện đại, nhất là các trường trọng điểm, trường ngoài công lập và trung tâm
giáo dục dành cho trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh. Đầu tư xây mới thay thế các
công trình đã xây dựng trước năm 2000, ưu tiên các trường trung học phổ thông,
các trường THCS trọng điểm, xây mới 01 trường dành cho trẻ khuyết tật.
+ Đầu tư xây dựng không gian đọc
sách và học tập rèn luyện cho học sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh.
+ Chuyển đổi một số cơ sở giáo dục
công lập dôi dư (do sáp nhập, nhu cầu sử dụng không hết) thành các cơ sở giáo
dục tư thục cấp THCS và THPT theo hình thức xã hội hóa giáo dục. Kêu gọi các cá
nhân/tổ chức đầu tư xây dựng một đến hai cơ sở trải nghiệm cho HS các cấp, một
số trường liên cấp chất lượng quốc tế.
- Đầu tư trang thiết bị tối thiểu
phục vụ chương trình GDPT 2018 ở cả ba cấp học tiểu học, THCS, THPT.
- Tiến hành tuyển dụng bổ sung đội
ngũ GV thiếu ở các cấp học đảm bảo đủ số lượng vào năm 2025.
- Thu hút đầu tư các trường tư thục
theo hướng chất lượng, đạt tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Khuyến khích các nhà
đầu tư mở trường tại các khu đô thị, khu công nghiệp thành lập mới các cơ sở
giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển kinh tế- xã hội. Triển khai
mô hình trường theo hình thức đối tác công-tư, trong đó có mô hình nhà nước đầu
tư và cho thuê cơ sở vật chất.
- Các trung tâm ngoại ngữ, tin học,
kỹ năng sống, giáo dục STEM hợp tác đào tạo với 100% các cơ sở giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh bằng hình thức xã hội hóa.
- Tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện,
đánh giá kết quả thực hiện; nhận định tồn tại, khó khăn, vướng mắc và đề xuất
phương hướng, nhiệm vụ trong những năm tới.
1.3. Từ năm 2026-2030:
- Hình thành hệ thống trường ngoài
công lập chất lượng cao, trường liên cấp quốc tế.
- Đảm bảo 100% trường đạt chuẩn quốc
gia; quy hoạch và xây dựng lại hệ thống cơ sở hạ tầng các trường phổ thông đảm
bảo đồng bộ; đảm bảo đủ trang thiết bị dạy học hiện đại theo mô hình trường học
của các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL,
GV, NV đáp ứng điều kiện chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 và cập
nhật các kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.
- Đảm bảo phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm;
- Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện,
đánh giá kết quả thực hiện; nhận định tồn tại, khó khăn, vướng mắc và đề xuất phương
hướng, nhiệm vụ trong những năm tới.
2. KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN
2.1. Nguồn kinh phí thực hiện
- Nguồn ngân sách nhà nước bố trí
cho Giáo dục và Đào tạo (gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) theo
phân cấp hiện hành, kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
- Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn vốn xã hội hóa khác.
2.2. Tổng kinh phí: 20.789.317 triệu
đồng
(Hai mươi nghìn, bảy trăm tám mươi
chín tỉ, ba trăm mười bảy triệu đồng).
Trong đó:
Nguồn ngân sách nhà nước: 15.017.751
triệu đồng.
Nguồn xã hội hóa: 5.771.566 triệu
đồng.
STT
|
Nội
dung
|
Thành
tiền
(Triệu đồng)
|
I
|
Nguồn ngân sách nhà nước
|
15.017.751
|
1
|
Kinh phí đảm bảo thực hiện cơ sở
vật chất
|
14.081.359
|
2
|
Kinh phí đào tạo bồi dưỡng CBQL,
GV
|
22.300
|
3
|
Kinh phí đào tạo GV khuyết tật
|
7.776
|
4
|
Đề án Ngoại ngữ (đã được phê
duyệt: Ngân sách là 306,316 triệu đồng)
|
306.316
|
5
|
Xây dựng 3 trường THPT trọng điểm
|
450.000
|
6
|
Xây dựng 01 trường dành cho trẻ
Khuyết tật
|
150.000
|
II
|
Nguồn xã hội hóa
|
5.771.566
|
1
|
Cải tạo cơ sở vật chất, xây dựng
công trình phụ trợ
|
953.158
|
2
|
Xây dựng 8 trường THPT tư thục
|
1.200.000
|
3
|
Đề án Ngoại ngữ
|
337.250
|
4
|
Chi trả chế độ giáo viên trường tư
thục
|
393.591
|
5
|
Chi giáo dục kỹ năng sống; dạy học
STEM; tiếng Anh tăng cường
|
2.887.567
|
Tổng
|
20.789.317
|
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện
1.1. Năm 2021: Xây dựng và ban hành
Đề án; trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết về phát triển giáo
dục Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030.
1.2. Năm 2022 - 2025: UBND tỉnh
trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách về phát triển giáo dục
Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025. Ban hành kế hoạch theo giai đoạn, kế hoạch hằng
năm và tổ chức thực hiện các nội dung.
1.3. Năm 2025: Tổ chức tổng kết,
đánh giá kết quả thực hiện; nhận định tồn tại, khó khăn, vướng mắc và đề xuất
phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn 2025-2030.
2. Đề xuất phân công trách nhiệm
thực hiện
2.1. Đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các
ngành tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy.
- Hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá
rút kinh nghiệm; kết thúc giai đoạn, tổ chức tổng kết việc thực hiện Nghị
quyết.
2.2. Đề nghị Đảng đoàn Hội đồng nhân
dân tỉnh
Chỉ đạo xem xét, ban hành các Nghị
quyết về cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh; bố trí nguồn ngân sách của tỉnh
theo lộ trình để đảm bảo triển khai Nghị quyết có hiệu quả.
2.3. Đề nghị Ban cán sự Đảng Ủy ban
nhân dân tỉnh
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức quán triệt, triển khai Đề án
đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
- Chỉ đạo UBND tỉnh căn cứ định hướng
phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị
của tỉnh để nghiên cứu, xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động; chủ trì
tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh, báo cáo Ban Thường vụ
Tỉnh ủy, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn
trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức
triển khai thực hiện Nghị quyết.
2.4. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
- Chủ trì xây dựng kế hoạch của Tỉnh
ủy nhằm tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến các cấp, các ngành, các cơ quan,
đơn vị trong hệ thống chính trị về Đề án của Tỉnh ủy nhằm tạo sự đồng thuận cao
của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân
trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án.
- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị liên quan
theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ báo cáo Tỉnh
ủy, Ban thường vụ tỉnh ủy sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết.
2.5. Đề nghị các Ban xây dựng Đảng
trực thuộc Tỉnh ủy; Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị
- xã hội tỉnh
- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt
đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị và các tầng
lớp nhân dân về các nội dung Đề án.
- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo hệ thống tổ chức mình chủ
động tham gia phản biện và góp ý những nội dung liên quan đến Nghị quyết; giám
sát và thông tin kịp thời cho các cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị các nội dung
giám sát và các nội dung góp ý được tiếp nhận, tiếp thu từ các tổ chức và nhân
dân liên quan đến nội dung Đề án.
2.6. Sở GD&ĐT
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban
ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Sở,
Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề
án ở quy mô đơn vị, cấp huyện theo phân cấp quản lí.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp
kinh phí thực hiện Nghị quyết. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả
thực hiện ở các đơn vị cơ sở, cũng như trong toàn ngành, định kì hàng năm báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2.7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan cân đối, bố trí phân bổ nguồn vốn đầu tư công xây dựng cơ sở vật chất
và mua sắm thiết bị giáo dục theo lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo
khoa mới và đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
2.8. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn chi thường
xuyên đảm bảo thực hiện Đề án có hiệu quả, bố trí kinh phí cho các huyện, thành
phố cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy học cho các cơ
sở giáo dục đáp ứng yêu cầu dạy và học.
Phối hợp với ngành giáo dục và UBND
các huyện, thành phố hướng dẫn thực hiện công tác xã hội hóa đảm bảo các quy
định pháp luật và phù hợp với điều kiện trực tiếp của địa phương.
2.9. Sở Nội vụ
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy,
tuyển dụng GV cho ngành giáo dục theo quy định của pháp luật. Có giải pháp giải
quyết dứt điểm tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên ở các cấp học.
2.10. Sở Lao động- Thương binh và Xã
hội
Phối hợp với Sở GD&ĐT trong việc
phân luồng HS sau trung học cơ sở và trung học phổ thông; tuyên truyền, định hướng
thu hút HS vào học giáo dục nghề nghiệp; tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định và chất lượng giáo
dục, đào tạo.
Phối hợp với Sở GDĐT trong công tác
giáo dục trẻ khuyết tật.
2.11. Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch
Phối hợp với ngành giáo dục và các
cơ quan liên quan; các huyện, thành phố triển khai các hoạt động giáo dục thể
chất trong các đơn vị giáo dục; thực hiện việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy
học; thực hiện các chương trình giáo dục ngoại khóa, tham quan, học tập cho HS.
Phối hợp với ngành Giáo dục, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn sử dụng có hiệu
quả các thiết chế văn hóa, nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm học tập
cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
2.12. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì phối hợp với các cơ quan
liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong
các cơ sở giáo dục để nâng cao chất lượng GD&ĐT.
Thực hiện tốt việc chuyển giao các
kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng, phục vụ đổi mới GD&ĐT trên địa bàn
tỉnh; hỗ trợ đăng ký và khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích và sáng kiến
trong các cơ sở giáo dục; từng bước gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên
cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
2.13. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, Bản
tin, cổng Thông tin điện tử, Đài Truyền thanh cấp huyện, xã, Văn phòng đại diện
các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tuyên truyền triển khai thực hiện Đề án.
Hỗ trợ ngành giáo dục trong việc sử
dụng các giải pháp phục vụ đào tạo và quản lí giáo dục cho các trường học.
Hỗ trợ công tác chuyển đổi số trong
giáo dục.
Đảm bảo đủ hạ tầng mạng Internet
trên địa bàn toàn tỉnh đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của ngành giáo dục.
2.14. Sở Tài nguyên và Môi trường
Quy hoạch quỹ đất dành cho giáo dục
đảm bảo phát triển mạng lưới các trường mầm non và phổ thông ngoài công lập.
Đảm bảo mặt bằng sạch sẵn sàng bàn
giao cho các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư xây dựng trường ngoài công lập ở
các cấp học theo đề xuất hàng năm của ngành giáo dục.
2.15. Sở Xây dựng
Rà soát thực trạng quy hoạch và kiến
trúc các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường chuyên biệt để nghiên
cứu đề xuất phương án kiến trúc khi cải tạo hoặc xây mới các trường theo lộ
trình.
2.16. Sở Giao thông vận tải
Đảm bảo an toàn giao thông trên các
tuyến đường liền kề khu vực trường học. Phối hợp với ngành giáo dục tăng cường
tuyên truyền các biện pháp an toàn giao thông.
2.17. Ngân hàng chính sách xã hội
tỉnh Vĩnh Phúc
Bố trí nguồn kinh phí ủy thác qua
ngân hàng chính sách xã hội tỉnh để hỗ trợ cho HS có học lực giỏi nhưng khó
khăn về kinh tế được vay vốn đi học nước ngoài hoặc tham gia học tập các chương
trình tiên tiến; hỗ trợ học sinh đạt trình độ tiếng Anh TOEIC, TOEFL, IELTS,
...
2.18. Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh
và Truyền hình tỉnh
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng
cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và người
dân về ý nghĩa, mục đích và sự cần thiết phải phát triển giáo dục. Xây dựng
chuyên mục, chuyên đề về phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2025, định hướng
2030 trên các kênh của đài phát thanh - truyền hình tỉnh/huyện. Biên tập, in
ấn, đa dạng hóa nội dung, hình thức thông tin tuyên truyền về sự phát triển
giáo dục Vĩnh Phúc phù hợp với từng đối tượng. Tổ chức thu thập, xử lí, chọn
lọc và đưa thông tin chính xác, kịp thời, đúng quy định.
2.19. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
Căn cứ vào Đề án, cụ thể hóa nhiệm
vụ, giải pháp xây dựng Đề án triển khai thực hiện phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Phối hợp với các cơ quan liên quan
cân đối ngân sách, đầu tư các hạng mục công trình phục vụ GD&ĐT hàng năm,
tuyển dụng GV đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng
giáo dục vùng đặc biệt khó khăn. Tăng cường công tác xã hội hóa để huy động tốt
nhất mọi nguồn lực hỗ trợ cho giáo dục.
Dành quỹ đất cho giáo dục đảm bảo
diện tích tối thiểu theo quy định để xây dựng ở mỗi huyện tối thiểu 3 trường
mầm non và 01 trường tiểu học, THCS, THPT ngoài công lập.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|