Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 263/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: Võ Đức Trong
Ngày ban hành: 31/01/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 263/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 31 tháng 01 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025’’;

Căn cứ Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về Điều lệ trường trung cấp; Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21/10/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về Điều lệ trường cao đẳng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 24/TTr-SLĐTBXH ngày 26 tháng 01 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Đề án đẩy mạnh phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT: TU, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Phòng KGVX;
- Lưu: VT,VPUBND tỉnh. Trình

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Đức Trong

ĐỀ ÁN

ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Ban hành kèm theo Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2024 của UBND tỉnh Tây Ninh)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp Vương quốc Campuchia qua 3 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam) và nằm ở vị trí chiến lược kết nối 3 khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Campuchia, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) công lập được rà soát, sáp nhập để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, xã hội hóa đạt được kết quả bước đầu đã thu hút tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Quy mô tuyển sinh, ngành nghề, chất lượng đào tạo ngày càng nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng nâng lên, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Năm 2023, dân số trung bình của tỉnh đạt 1.194.905 người, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 680.609 người, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế đạt 669.765 người, chiếm tỷ lệ 56,05%; dự báo đến năm 2025 lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế đạt khoảng 700.000 người (tăng khoảng 30.235 người so với năm 2023); lao động từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp, chứng chỉ đến năm 2025 đạt khoảng 210.000 người (năm 2023 đạt 187.534 người).

Đến năm 2030 lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế ước đạt khoảng 780.000 người (tăng 80.000 người so với năm 2025); lao động từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 273.000 người (tăng 63.000 người so với năm 2025)[1].

Nhu cầu lao động qua đào tạo đến 2030 là 85.466 lao động, bình quân mỗi năm các cơ sở đào tạo cung ứng cho thị trường lao động là 12.209 (hiện đạt 10.312 người).

Để đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 thì việc xây dựng Đề án "Đẩy mạnh phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là thật sự cần thiết.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

- Chỉ thị 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội;

- Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 10/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 2548/QĐ-UBND ngày 04/11/2015 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 46-CTr/TU, ngày 31/12/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 06/6/2014 của Ban Bí thư (khóa XI) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao”;

- Kế hoạch số 458/KH-UBND ngày 17/8/2019 của UBND tỉnh thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;

- Quyết định số 1919/QĐ-UBND ngày 16/9/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 và năm 2022;

- Quyết định số 1956/QĐ-UBND ngày 23/9/2022 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ Xl, giai đoạn 2020 - 2025;

- Kế hoạch số 3891/KH-UBND ngày 10/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;

- Kế hoạch số 305/KH-UBND ngày 09/02/2023 của UBND tỉnh triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030;

- Kế hoạch số 1003/KH-UBND ngày 07/4/2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

III. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2023

1. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh hiện có 17 cơ sở (11 cơ sở công lập, chiếm tỷ lệ 64,71%; 06 cơ sở ngoài công lập, chiếm tỷ lệ 35,29%). Sự phân bố các cơ sở GDNN phần lớn tập trung ở thành phố Tây Ninh với 6/17 cơ sở (chiếm 35,29%), còn lại mỗi huyện, thị xã có từ 01 đến 02 cơ sở. Cụ thể:

- Cơ sở công lập gồm: Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh, Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh, Trung tâm DVVL-GDNN tỉnh Tây Ninh, Trung tâm GDNN-GDTX Cụm Thành phố Tây Ninh và 06 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện.

+ Đánh giá hiệu quả đào tạo: Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh và Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh (mỗi năm tuyển sinh, đào tạo 06 chương trình hệ cao đẳng và 15 chương trình hệ trung cấp với số lượng trên 1.500 HSSV), đây là 2 cơ sở cung cấp nguồn nhân lực qua đào tạo cho doanh nghiệp nhiều nhất, hoạt động hiệu quả nhất. Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh, hiện nay đang đào tạo chương trình hệ trung cấp các ngành: Điều dưỡng, Dược, Hộ sinh, mỗi năm khoảng 100 chỉ tiêu và 02 ngành hệ trung cấp vừa làm vừa học: Dược, Y sĩ, mỗi năm tuyển sinh 80 chỉ tiêu. Trung tâm DVVL-GDNN tỉnh Tây Ninh, hiện đào tạo trình độ sơ cấp nghề lái xe ô tô các hạng, mỗi năm tuyển sinh, đào tạo khoảng 1.000 học viên. Đối với các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, hiện nay các trung tâm không có giáo viên cơ hữu dạy nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng, thiếu cơ sở vật chất, thiếu thiết bị đào tạo, nên chức năng đào tạo nghề không thực hiện được.

- Cơ sở tư thục gồm có: Trường Trung cấp Tân Bách Khoa, Trường Trung cấp Á Châu, Trung tâm dạy nghề lái xe Thành Đạt, Trung tâm đào tạo lái xe ô tô Tây Ninh, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp 3T-Tây Ninh, Công ty cổ phần đầu tư phát triển và giáo dục TPA (đăng ký hoạt động GDNN).

+ Đánh giá hiệu quả đào tạo: Trường Trung cấp Tân Bách Khoa, nhiều năm không tuyển sinh đủ số lượng 01 lớp để tổ chức đào tạo, diện tích đất không đảm bảo theo quy định, cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị đào tạo lạc hậu, cán bộ quản lý các phòng, khoa và đội ngũ giáo viên cơ hữu thiếu, chủ yếu liên kết đào tạo với các trường cao đẳng, đại học để tuyển sinh, đào tạo hình thức vừa làm vừa học trình độ cao đẳng, đại học, nhưng số lượng không đáng kể. Trường Trung cấp Á Châu (gồm 2 cơ sở) đào tạo hệ trung cấp, sơ cấp, quy mô tuyển sinh hàng năm khoảng 500 học sinh; hiện nay diện tích sử dụng chưa đảm bảo theo quy định, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo có quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn lạc hậu, cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo còn thiếu so với yêu cầu. Trung tâm GDNN 3T-Tây Ninh, chức năng đào tạo trình độ sơ cấp nghề, kể từ khi thành lập cho đến nay không tuyển sinh, đào tạo được, cơ sở vật chất đi thuê. Công ty cổ phần đầu tư phát triển và giáo dục TPA, đăng ký hoạt động đào tạo nghề trình độ sơ cấp, quy mô tuyển sinh, đào tạo hàng năm 130 người; trụ sở đi thuê, cán bộ quản lý thiếu chuyên nghiệp, giáo viên cơ hữu thiếu, chủ yếu hợp đồng giáo viên thỉnh giảng; hàng năm công ty có tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trung tâm dạy nghề lái xe Thành Đạt và trung tâm đào tạo lái xe ô tô Tây Ninh, hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe ô tô các hạng, quy mô tuyển sinh, đào tạo hàng năm bình quân 3.000 học viên/đơn vị. Số lượng đào tạo nhiều nhưng lực lượng này phần lớn đã có việc làm ổn định (trừ TN hoàn thành NVQS, nghĩa vụ công an), do đó không đóng góp nhiều cho doanh nghiệp.

2. Quy mô tuyển sinh, cơ cấu ngành nghề đào tạo

2.1. Kết quả tuyển sinh, tốt nghiệp giai đoạn 2016-2023 (kèm phụ lục 01)

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trường CĐSP Tây Ninh tuyển sinh các ngành ngoài sư phạm được 92.596 người (bình quân 11.574 người/năm). Trong đó: cao đẳng 3.466 người (chiếm 3,74%), trung cấp 14.880 người (chiếm 16,07%), sơ cấp 47.070 người (chiếm 50,83%), đào tạo nghề lao động nông thôn 27.180 người (chiếm 29,35%). Số người tốt nghiệp 77.843 người (bình quân 9.730 người/năm). Trong đó: cao đẳng 1.749 người (chiếm 2,25%), trung cấp 7.252 người (chiếm 9,32%), sơ cấp 43.220 người (chiếm 55,52%), trong trình độ sơ cấp, khoảng 90% là đào tạo lái xe ô tô các hạng, đào tạo nghề lao động nông thôn 25.622 (chiếm 32,91%).

2.2. Kết quả liên kết đào tạo giai đoạn 2016-2023 (kèm phụ lục 02)

Bên cạnh đào tạo chính quy tại cơ sở đào tạo, các trường trung cấp, cao đẳng nghề Tây Ninh, Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh và Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đã chủ động phối hợp liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng trong cả nước tuyển sinh, đào tạo trình độ từ trung cấp đến đại học theo hình thức vừa làm vừa học. Kết quả liên kết đào tạo giai đoạn 2016 - 2023 đã tuyển sinh được 6.869 người, trong đó: trung cấp 123, cao đẳng 924, đại học 5.822; số học viên đã tốt nghiệp 4.657 người, trong đó: trung cấp 112, cao đẳng 729, đại học 3.816 người.

Các ngành liên kết đào tạo trình độ cao đẳng gồm: Dược sỹ, Hộ sinh, Điều dưỡng, Giáo dục mầm non, Sư phạm tiểu học, Quản lý đất đai; trình độ đại học gồm có: Công nghệ kỹ thuật, Điện - Điện tử, Luật, Kế toán, Thú y, Nông nghiệp, Quản lý đất đai, Điều dưỡng, Phụ sản, Y tế cộng đồng, Xét nghiệm, CNTT, Điện CN, Xây dựng cầu đường, Xây dựng dân dụng, Kế toán kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Ngân hàng, Tài chính ngân hàng, Trắc địa bản đồ, Hệ thống điện và các ngành sư phạm.

2.3. Kết quả thực hiện công tác phân luồng học sinh (kèm phụ lục 03, 04)

Qua rà soát từ năm 2016-2023, học sinh tốt nghiệp THCS là 111.362 em, trung bình mỗi năm có 13.920 em tốt nghiệp, trong đó học tiếp lên lớp 10 là 89.700 em, chiếm tỷ lệ 80,55%; số học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp trung cấp nghề trong tỉnh là 15.527 em, chiếm tỷ lệ 13,94% (bình quân 3 năm gần nhất đạt 14,66%). Trong khi đó, học sinh tốt nghiệp THPT cùng thời điểm trên là 65.685 em, trung bình mỗi năm có 8.210 em tốt nghiệp, số học sinh trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học ngoài tỉnh là 41.244 em, chiếm tỷ lệ 62,79%; số học sinh tốt nghiệp THPT vào học các ngành hệ trung cấp, hệ cao đẳng nghề trong tỉnh 5.061 em, chiếm tỷ lệ 7,70% (bình quân 3 năm gần nhất đạt 5,78%). Như vậy, hàng năm có khoảng 2.435 em học sinh tốt nghiệp THPT và khoảng 766 em tốt nghiệp THCS chưa qua đào tạo tham gia thị trường lao động.

Kết quả đào tạo trong thời gian qua góp phần nâng tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo của tỉnh từ 62% năm 2016 lên 73,49% năm 2023 (tương ứng 492.210/669.765 lao động); trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28% (tương ứng 187.534/669.765 lao động), góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của tỉnh.

3. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn luôn tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên, giảng viên tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, tin học, ngoại ngữ; thường xuyên rà soát, chọn cử cán bộ quản lý tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.

Đội ngũ cán bộ quản lý GDNN các cấp được bố trí, sắp xếp cơ bản đảm bảo đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn theo quy định; tổng số cán bộ quản lý hiện có 112 người, trong đó: Trên đại học 49 người, đại học 61 người, cao đẳng 02 người. Số lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo GDNN toàn tỉnh hiện có 456 người, trong đó: Trình độ chuyên môn trên đại học 103 người; đại học 208 người; cao đẳng 39 người; trung cấp 106 người.

4. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo (kèm phụ lục 05)

Qua rà soát, tổng diện tích đất đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 257.892,7 m², diện tích đất xây dựng 147.718 m² (Trong đó diện tích các cơ sở công lập 134.456,36 m², đất của các cơ sở đào tạo ngoài công lập 110.174,7 m²).

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo hàng năm được quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa và mua sắm mới từ nguồn kinh phí ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương (đối với các cơ sở GDNN công lập). Các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập quan tâm đầu tư mở rộng diện tích sử dụng, mua sắm trang thiết bị đào tạo, cơ bản đáp ứng được quy mô đào tạo và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

5. Chương trình đào tạo

Các trường trung cấp, cao đẳng nghề thực hiện chương trình đào tạo theo Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Trên cơ sở đó các trường tổ chức biên soạn lại chương trình khung cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Đối với các trung tâm đào tạo lái xe ô tô thực hiện chương trình đào tạo theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Đối với chương trình đào tạo sơ cấp thực hiện theo Thông tư số 42/2015/TT- BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đào tạo thường xuyên thực hiện theo Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chất lượng chương trình, giáo trình dạy nghề đảm bảo khối lượng kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành, phù hợp với người học, được áp dụng cho nhiều đối tượng, nhiều trình độ khác nhau, đảm bảo thời gian đào tạo, trong đó chủ yếu tập trung vào kỹ năng thực hành để người học sau khi học xong có thể ứng dụng vào thực tế.

Các ngành, nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Hiện nay các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đang triển khai đào tạo 10 ngành, nghề trình độ cao đẳng[2]; 33 ngành, nghề trình độ trung cấp[3]; 70 nghề đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng.

6. Về gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp

Trong thời gian qua các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đã tăng cường phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã, bệnh viện tư ở trong và ngoài tỉnh tổ chức cho giáo viên, học sinh, sinh viên thực tập, thực hành thực tế tại doanh nghiệp theo nội dung chương trình đào tạo; nhận nguyên liệu tổ chức cho học sinh, sinh viên thực hành làm ra sản phẩm; đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; tổ chức Ngày hội việc làm; cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp tham gia cùng cơ sở đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình, đánh giá kết quả đào tạo... qua đó, mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ngày càng gắn bó, giảm áp lực về đầu tư thiết bị của trường; giúp cho nhà giáo có điều kiện được bổ sung kiến thức chuyên môn, thực tiễn trong quá trình giảng dạy; giúp cho học sinh, sinh viên được tiếp cận với thiết bị và công nghệ mới, hình thành tác phong công nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và có được việc làm phù hợp với chuyên môn sau khi đào tạo. Thông qua liên kết đào tạo, doanh nghiệp tuyển dụng được đội ngũ lao động có chất lượng, góp phần tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm so với thị trường trong nước và xuất khẩu.

7. Đánh giá chung về chất lượng giáo dục nghề nghiệp

7.1. Ưu điểm

- Công tác tuyên truyền được quan tâm thực hiện, bước đầu đã nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp đối với việc làm, thu nhập của người lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương nên đã thu hút lao động tham gia học nghề.

- Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được rà soát, sáp nhập để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đa dạng về hình thức, ngành nghề, trình độ đào tạo cơ bản đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động. Công tác xã hội hóa đem lại kết quả bước đầu đã thu hút được các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quy mô tuyển sinh, đào tạo hàng năm tăng lên đã nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2023 đạt 73,49% (NQ đến năm 2025 đạt 75%), tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Đội ngũ nhà giáo tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, đạt chuẩn theo quy định. Nội dung chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo được đổi mới; công tác tự kiểm định chất lượng được quan tâm thực hiện nên chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp được cải thiện. Đào tạo nghề từng bước chuyển từ hướng “cung” sang hướng “cầu”, gắn với nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề cao của doanh nghiệp, thị trường lao động.

- Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cơ bản đạt về số lượng và chất lượng, hiệu quả đã gắn với việc làm sau đào tạo, góp phần xây dựng nông thôn mới và thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

- Hoạt động liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng ngoài tỉnh bước đầu đem lại kết quả tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có nhu cầu học tập đa dạng các ngành, nghề và trình độ đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động làm việc trong các doanh nghiệp.

7.2. Hạn chế

- Cơ cấu trình độ đào tạo trong GDNN chưa hợp lý, chủ yếu vẫn là đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên, ngắn hạn (chiếm gần 90%), trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm hơn 10% trên tổng số tuyển sinh.

- Chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề của nhiều cơ sở GDNN chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, lĩnh vực cụ thể và yêu cầu của đổi mới cơ cấu kinh tế - xã hội.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư nhân còn ít, việc đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp; chưa có phương pháp dự báo lao động, việc làm.

- Kết quả học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp có chuyển biến nhưng vẫn ở mức thấp so với chỉ tiêu đề ra (kết quả trung bình hiện nay cấp THCS đạt 14,66%, trong khi chỉ tiêu đến năm 2025 là 40%. Kết quả học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ cao đẳng ở mức thấp so với chỉ tiêu đề ra (kết quả trung bình hiện nay cấp THPT đạt 5,78%, trong khi mục tiêu đến năm 2025 là 45%).

- Đội ngũ nhà giáo giảng dạy trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp còn thiếu so với nhu cầu thực tế (trường cao đẳng nghề Tây Ninh còn thiếu 16 biên chế, trường trung cấp KTKT Tây Ninh thiếu 15 biên chế), trong khi các trường tư thục, cơ sở đào tạo khác tình trạng này còn khó khăn hơn.

- Cán bộ quản lý GDNN các cấp còn thiếu, chưa kịp thời củng cố (trường cao đẳng nghề thiếu 01 PHT, trường trung cấp Y tế thiếu 01 PHT, TTGDNN-GDTX cấp huyện phần lớn còn thiếu 01 phó giám đốc). Phòng chuyên môn thuộc Sở LĐTBXH quản lý về GDNN biên chế quá ít so với yêu cầu nhiệm vụ (hiện có 02 người chuyên về giáo dục nghề nghiệp).

7.3. Nguyên nhân hạn chế

- Chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa một số sở, ban, ngành liên quan trong công tác dự báo, quy hoạch, tuyên truyền, hướng nghiệp. Việc phân định trách nhiệm của cơ quan quản lý đối với các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện còn chồng chéo, chưa gắn trách nhiệm của người quản lý trung tâm với kết quả đào tạo trong lĩnh vực GDNN.

- Hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực GDNN chưa cao; năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về GDNN còn hạn chế; đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về GDNN thiếu về số lượng, chưa chuyên nghiệp và một bộ phận chưa đạt chuẩn; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đào tạo trong lĩnh vực GDNN chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Kinh phí đầu tư để thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp lớn, khả năng thu hồi vốn chậm nên chưa thu hút được các tổ chức, cá nhân có tiềm lực kinh tế, có uy tín đầu tư thành lập trường trung cấp, trường cao đẳng.

- Ngân sách nhà nước đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị hàng năm có tăng nhưng chưa tương xứng với tốc độ tăng quy mô và yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là kinh phí đầu tư cho các nghề trọng điểm cấp quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế.

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động tham gia một số nghề theo định hướng của tỉnh chưa được quan tâm, hiệu quả chưa cao.

- Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong Cách mạng công nghiệp 4.0 thay đổi rất nhanh trong khi chương trình, giáo trình đào tạo của các cơ sở GDNN chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động; một số trang thiết bị dạy nghề tại các cơ sở GDNN được trang bị từ lâu nay không còn phù hợp với với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao; kỹ năng thực hành của nhà giáo tại một số cơ sở GDNN còn hạn chế, chưa đảm bảo việc dạy học tích hợp.

- Mối quan hệ phối hợp giữa một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo trong tuyển sinh, đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động. Khảo sát nhu cầu các doanh nghiệp hiện nay có trên 90% nhu cầu cần lao động phổ thông không qua đào tạo (doanh nghiệp tự đào tạo).

- Công tác tuyên truyền còn hạn chế; kết quả đào tạo nghề chưa gắn với tạo việc làm và thu nhập cho người lao động; công tác phối hợp giữa một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông trong việc tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh chưa thật sự chặt chẽ; chưa có chính sách miễn, giảm học phí để thu hút học sinh trung học phổ thông vào học trình độ cao đẳng.

- Một bộ phận phụ huynh vẫn chưa nhận thức đúng về vai trò quan trọng của GDNN trong đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tâm lý coi trọng bằng cấp vẫn còn nặng nề cho nên việc định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT không đạt mục tiêu đề ra.

- Công tác tuyển dụng giáo viên của các trường trung cấp, cao đẳng nghề còn gặp nhiều khó khăn do chính sách tiền lương, phụ cấp còn thấp, chưa đảm bảo cuộc sống nên không thu hút được người có trình độ vào làm việc; các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện từ khi sáp nhập đến nay không có giáo viên dạy nghề dẫn đến lĩnh vực đào tạo nghề không phát huy được tác dụng, gây lãng phí.

7.4. Một số bài học kinh nghiệm

Một là, việc triển khai nhiệm vụ về GDNN phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia đồng bộ của các cấp, các ngành, địa phương gắn với trách nhiệm cán bộ quản lý.

Hai là, xác định đào tạo nghề là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, có chức năng, nhiệm vụ là đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Vì vậy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp từ khâu xây dựng chương trình đào tạo, hợp đồng đặt hàng đào tạo với doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.

Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật; nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở GDNN trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải trình trước pháp luật.

Bốn là, đầu tư nhiều hơn cho công tác giáo dục nghề nghiệp thông qua nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia cùng với ngân sách địa phương và huy động nguồn lực của xã hội để xây mới, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề, mở thêm nhiều ngành nghề mới đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của khoa học-công nghệ và đổi mới của doanh nghiệp.

Năm là, thực hiện công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh vào giáo dục nghề nghiệp thật sự có hiệu quả, có như vậy mới đảm bảo chất lượng lao động qua đào tạo, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sáu là, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp các cấp có trình độ, năng lực ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ phát triển GDNN; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở GDNN đáp ứng yêu cầu chuyên môn, kỹ năng sư phạm theo đúng quy định.

IV. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

1. Quan điểm

Coi trọng hiệu quả, chất lượng; liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có uy tín để học tập kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ, kỹ thuật trong GDNN; huy động nhiều nguồn lực, cả khu vực nhà nước và tư nhân để phát triển giáo dục nghề nghiệp.

2. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề; đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực ngành dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực du lịch bên cạnh công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu kinh tế của tỉnh góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

3. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2030

- Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35%.

- Tuyển mới đào tạo cho khoảng 13.000 người/năm, trong đó trình độ cao đẳng chiếm khoảng 10%, trung cấp khoảng 25%, sơ cấp khoảng 65%; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động.

- Các cơ sở đào tạo (bao gồm trường CĐSP, trung tâm GDTX tỉnh) liên kết đào tạo các ngành, nghề trình độ từ cao đẳng trở lên cho khoảng 500 người/năm.

- Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 90% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.

- Phấn đấu ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và 50% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ cao đẳng.

- Phấn đấu 90% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia.

- Có 100% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm quốc gia của Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng (dự kiến 05 ngành, nghề trọng điểm). Các ngành, nghề trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh được đầu tư đồng bộ đáp ứng tổ chức đào tạo, trong đó 1-2 ngành nghề, lĩnh vực có năng lực cạnh tranh vượt trội trong nước.

b) Tầm nhìn đến năm 2045

Giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao; trở thành địa phương phát triển về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực và cả nước, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp xây dựng mạng lưới trường cao đẳng, trường trung cấp và các trung tâm đào tạo nghề

- Triển khai thực hiện Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 10/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, đến năm 2030 mạng lưới cơ sở GDNN tỉnh Tây Ninh giảm ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2023 (giảm 4 TTGDNN-GDTX cấp huyện); nâng tỷ lệ cơ sở GDNN tư thục đảm bảo cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cụ thể:

- Cơ sở công lập: Tranh thủ nguồn kinh phí trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh đến năm 2030 đạt chuẩn trường chất lượng cao (đạt 5 tiêu chí và 25 tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư số 35/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2021). Hoàn thiện Đề án trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định nâng cấp Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh thành Trường Cao đẳng Y tế trước năm 2025. Rà soát cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh bố trí ngân sách nhà nước và kinh phí xã hội hóa để nâng quy mô, chất lượng đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự, chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Trung tâm DVVL - GDNN tỉnh Tây Ninh; tiếp tục sáp nhập các trung tâm GDNN-GDTX huyện, thị xã thành Cụm trung tâm GDNN-GDTX khu vực còn lại đảm bảo hoạt động hiệu quả, phù hợp với nhu cầu học tập[4].

- Cơ sở tư thục: Có cơ chế, chính sách kêu gọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tiềm lực tài chính, có uy tín đầu tư thành lập 01 trường trung cấp ngoài công lập tại khu công nghiệp Phước Đông (huyện Gò Dầu), diện tích sử dụng tối thiểu 20.000 m2; vốn đầu tư tối thiểu 50 tỷ đồng; quy mô đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu đạt 250 học sinh/năm. Cho phép thành lập 01 trường cao đẳng ngoài công lập tại khu vực Cầu K13 (huyện Dương Minh Châu); diện tích sử dụng tối thiểu 40.000 m2; vốn đầu tư tối thiểu 100 tỷ đồng; quy mô đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp tối thiểu đạt 500 học sinh, sinh viên/năm.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở đào tạo tư thục; Trường Trung cấp Á Châu, đầu tư mở rộng diện tích đất đảm bảo nhu cầu đào tạo theo quy định tại Nghị định số 24/2022/NĐ-CP của Chính phủ; Trường Trung cấp Tân Bách Khoa, sắp xếp đủ số lượng cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo đúng quy định; các trung tâm đào tạo lái xe ô tô và các cơ sở đào tạo nghề trình độ sơ cấp chấn chỉnh các hoạt động đào tạo, đảm bảo tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp[5]. Xem xét, tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư thành lập các trung tâm đào tạo lái xe ô tô và các nghề đào tạo trình độ sơ cấp khác. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thành lập cơ sở đào tạo nghề trong doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trực tiếp cho doanh nghiệp và xã hội.

2. Giải pháp về cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp

- Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đất đai, ưu tiên phát triển thu hút nguồn lực xã hội đầu tư thành lập các trường nghề, phân viện các trường đại học tại các huyện, thị xã, thành phố. Nghiên cứu các chính sách quy định của trung ương, áp dụng vào thực tế địa phương để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp[6].

- Xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ kinh phí đào tạo một số nghề mới[7] đáp ứng yêu cầu định hướng phát triển của tỉnh; tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp THPT học tiếp trình độ cao đẳng nghề, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp và nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.

- Tiếp tục rà soát, sắp xếp, sáp nhập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đảm bảo tinh gọn đầu mối; sử dụng cơ sở vật chất, đất đai dôi dư sau sắp xếp để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp đảm bảo thực chất, có hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp

- Triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, cụ thể hóa các chính sách pháp luật của Nhà nước về GDNN phù hợp với tình hình của địa phương. Thực hiện chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề trong giáo dục nghề nghiệp.

- Triển khai thực có hiện hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tham gia học các trình độ giáo dục nghề nghiệp; chính sách miễn, giảm học phí đối với học sinh học các trình độ trung cấp, cao đẳng thuộc ngành, nghề nặng nhọc, độc hại; chính sách đối với người học thuộc các đối tượng đặc thù như người khuyết tật, người dân tộc thiểu số theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.

- Triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên cho lao động nông thôn, lao động nữ, lao động di cư, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm... theo quy định tại Quyết định số 1184/QĐ-UBND ngày 30/5/2023 của UBND tỉnh. Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên cho lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hỗ trợ DNNVV.

4. Giải pháp về nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của giáo dục nghề nghiệp

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, doanh nghiệp, người lao động và xã hội về tầm quan trọng của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động truyền thông và hình thức triển khai; chủ động tham gia, định hướng các mạng xã hội về giáo dục nghề nghiệp bảo đảm thống nhất, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, gia đình, nhà giáo, người học và toàn xã hội. Xây dựng phóng sự tuyên truyền về tính thiết thực, hiệu quả của công tác giáo dục nghề nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người học, gia đình và xã hội về ý nghĩa của việc học nghề.

5. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng Kế hoạch cụ thể hóa Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Tăng cường phối hợp giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp ký kết hợp đồng đào tạo theo đơn đặt hàng, phối hợp với doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo sát với thực tế, tổ chức cho người học thực hành trên dây chuyền sản xuất; tăng thời gian học thực hành, bồi dưỡng về kỹ năng làm việc nhóm để HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường có thể tự lập và thích ứng ngay với công nghệ mới, đảm bảo phù hợp trình độ, ngành nghề đã được đào tạo.

- Tiếp tục triển khai thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 và lớp 12 tham gia học các trình độ GDNN theo kế hoạch số 458/KH-UBND ngày 17/8/2019 của UBND tỉnh thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thường xuyên cập nhật đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng lấy người học làm trung tâm; đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng thiết thực và đảm bảo khách quan, chính xác và công bằng; thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển sinh, đào tạo, thi và kiểm tra, đánh giá.

- Tăng cường công tác kiểm định chất lượng GDNN và công tác kiểm tra, thanh tra trong giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nhân lực; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện việc tự kiểm định chất lượng đào tạo; tiếp tục mở thêm ngành nghề mới, tăng số lượng và hiệu quả đào tạo theo yêu cầu sử dụng lao động của cả 3 cấp trình độ: cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.

6. Giải pháp về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên

- Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giai đoạn 2024 - 2030 bảo đảm cả về số lượng, chất lượng, đạt trình độ chuẩn, trẻ hóa, có tính kế thừa bền vững; ưu tiên tuyển dụng bổ sung, đào tạo kịp thời đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ cao gắn liền với việc đánh giá giáo viên, giảng viên hàng năm theo quy định; đảm bảo định mức quy định về tỷ lệ học sinh, sinh viên trên giáo viên, giảng viên đối với tất cả các ngành, nghề đào tạo.

- Các cơ quan quản lý nhà nước về GDNN và các cơ sở công lập triển khai thực hiện Nghị quyết số 47/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách thu hút, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong từng giai đoạn phát triển.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm nghề, kỹ năng của giáo viên, giảng viên; chú trọng đổi mới phương pháp dạy - học và kiểm tra, đánh giá xếp loại nhà giáo.

- Xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn và định kỳ được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

7. Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự chủ tài chính

- Lập quy hoạch tổng thể phát triển của từng cơ sở đào tạo đến năm 2025, định hướng đến 2030; lập dự án đầu tư xây dựng các hạng mục công trình theo quy hoạch với các bước đi thích hợp, có tính khả thi trong từng giai đoạn. Tập trung vào các công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ của cán bộ, viên chức và học sinh, sinh viên. Ưu tiên đầu tư các nghề trọng điểm quốc gia cho Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh; xây dựng Đề án nâng cấp Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh đến năm 2030 đạt các tiêu chí trường chất lượng cao; hoàn chỉnh Đề án nâng cấp Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh thành Trường Cao đẳng. Tăng cường gắn kết với doanh nghiệp để khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo tại doanh nghiệp.

- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, xây dựng phòng chuyên môn, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm theo hướng đồng bộ và hiện đại; bổ sung, phát triển giáo trình, tài liệu, sách, báo, tạp chí... làm phong phú thêm nguồn học liệu, đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, đào tạo, nghiên cứu khoa học - ứng dụng công nghệ; quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả; chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu của thư viện điện tử, đáp ứng tốt nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin.

- Đảm bảo diện tích sân chơi, bãi tập, khu thể dục - thể thao, hội trường theo quy định; đủ trang thiết bị phục vụ tốt cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động tập thể và vui chơi, giải trí lành mạnh.

- Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí các nguồn tài chính. Thực hiện tốt quy định về công khai tài chính của Nhà nước.

- Tăng nguồn thu sự nghiệp cho nhà trường, trung tâm đào tạo thông qua các hoạt động ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, cung ứng các dịch vụ chất lượng cao theo nhu cầu xã hội, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp thu hút nguồn lực xã hội, giảm chi phí đầu tư từ ngân sách nhà nước. Phấn đấu đến năm 2025 các trường công lập tự chủ được 50% về tài chính (hiện các trường tự chủ được 40%).

- Khai thác tối đa cơ sở vật chất, tiềm năng và lợi thế để tăng thu theo đúng quy định của pháp luật nhằm nâng cao đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phát triển hoạt động của các cơ sở đào tạo. Chủ động tìm kiếm nguồn viện trợ, tài trợ, các nguồn vốn đầu tư hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân để phát triển cơ sở đào tạo.

8. Giải pháp về nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ và quan hệ quốc tế

- Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ phù hợp với sứ mạng của nhà trường. Nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ và phát huy sáng kiến. Ưu tiên bồi dưỡng giáo viên, giảng viên có năng lực nghiên cứu khoa học, giúp họ trở thành hạt nhân nòng cốt trong công tác nghiên cứu khoa học ở từng bộ môn. Tổ chức nghiệm thu, đánh giá khoa học, khách quan, chính xác từ cấp cơ sở đến cấp trường đối với các đề tài nghiên cứu.

- Nghiên cứu đổi mới hoạt động quản lý và triển khai thực hiện các đề tài, dự án đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Chú trọng triển khai các dự án khoa học - công nghệ được ứng dụng rộng rãi vào công việc và đời sống; từng bước tự cân đối kinh phí cho các hoạt động khoa học - công nghệ.

- Nâng cấp phòng chuyên môn, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng ngành nghề đào tạo và tăng cường năng lực hoạt động khoa học - công nghệ của nhà trường; nghiên cứu xây dựng, thành lập một số trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ trong các trường trung cấp và cao đẳng.

- Nâng cao số lượng các công trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ được đăng trên các tạp chí, ấn phẩm khoa học có uy tín trong tỉnh, trong nước. Phát triển và nâng cấp Nội san khoa học của nhà trường thành Tạp chí khoa học; hoàn thiện và phát triển hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ.

- Chủ động, tích cực hợp tác với các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học - ứng dụng công nghệ có tính khả thi cao trong thực tiễn. Chủ động liên kết với các trường đại học lớn trong nước, có nhiều kinh nghiệm, uy tín về hợp tác quốc tế để tăng cường, mở rộng công tác hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.

9. Giải pháp tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, thị trường lao động và giải quyết việc làm bền vững

- Đẩy mạnh hợp tác, gắn kết giữa Nhà nước, Nhà trường, Nhà doanh nghiệp, người sử dụng lao động trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở hài hòa lợi ích và trách nhiệm xã hội, từ khâu định hướng nghề nghiệp, tuyển sinh, tổ chức đào tạo, tiếp nhận học sinh, sinh viên thực tập, thực hành, kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo... tiếp nhận người học vào làm việc tại doanh nghiệp.

- Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trung tâm dịch vụ việc làm để hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp; gắn kết đào tạo với việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Xây dựng hệ thống thu thập thông tin, phân tích và dự báo cung - cầu nguồn nhân lực trình độ cao theo yêu cầu của doanh nghiệp. Kịp thời nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động có kỹ năng nghề của các doanh nghiệp.

- Tập trung đào tạo theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ, nhất là những ngành nghề mới, thị trường lao động sử dụng nhiều lao động. Chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động với các đối tác nước ngoài, ký kết hợp đồng đưa lao động đi học tập và làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước khác để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Đặc biệt đối với lao động lớn tuổi khó tìm kiếm việc làm ở trong nước, tỉnh sẽ xem xét hỗ trợ kinh phí, làm thủ tục để người lao động sang Hàn Quốc làm việc theo thời vụ trong thời gian ngắn hạn từ 6 tháng đến năm.

10. Kinh phí thực hiện Đề án (kèm phụ lục 06)

1) Tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2024-2030: 190.123.000.000 đồng (Một trăm chín mươi tỷ, một trăm hai mươi ba triệu đồng), Trong đó:

- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập mới 2 trường tư thục: 150.000.000.000 đồng.

- Ngân sách tỉnh đầu tư cho các trường công lập: 24.530.000.000 đồng.

- Quỹ phát triển nhà trường, quỹ phát triển nghề nghiệp: 4.680.000.000 đồng.

- Các cơ sở đào tạo ngoài công lập: 10.913.000.000 đồng.

2) Nguồn kinh phí thực hiện:

- Từ nguồn ngân sách nhà nước (nguồn ngân sách TW và ngân sách tỉnh).

- Nguồn thu học phí từ công tác đào tạo (Quỹ phát triển nhà trường, quỹ phát triển nghề nghiệp).

- Nguồn thu hợp pháp khác và nguồn xã hội hóa.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện Đề án cụ thể từng năm và cả giai đoạn. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở đào tạo nghề về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án. Tham mưu UBND tỉnh báo cáo sơ kết, kết quả việc triển khai thực hiện Đề án.

- Phối hợp các sở, ngành có liên quan nghiên cứu các văn bản của trung ương quy định về chính sách xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục nghề nghiệp.

- Phối hợp Sở Y tế hoàn chỉnh Đề án nâng cấp Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh thành Trường Cao đẳng Y tế Tây Ninh, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định.

- Xây dựng Đề án trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét đầu tư kinh phí nâng cấp Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh tiệm cận các tiêu chí trường đạt chuẩn chất lượng cao.

- Đánh giá đúng thực trạng Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh, trên cơ đó xây dựng kế hoạch xã hội hóa thu hút nguồn lực đầu tư vào một số lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp tại các trường trung cấp, cao đẳng nghề Tây Ninh. Cung cấp thông tin, chia sẻ dữ liệu với Sở LĐTBXH và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về kết quả tuyển sinh, kết quả tốt nghiệp đối với học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông; dữ liệu học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tăng cường phối hợp với các cơ sở GDNN trên địa bàn tổ chức lớp giảng dạy Chương trình GDTX cấp THPT cho học sinh đang theo học các chương trình nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn (nếu có nhu cầu học); Hướng dẫn các cơ sở GDNN đủ điều kiện giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

- Tham mưu UBND tỉnh tổng kết đánh giá Đề án thí điểm Cụm trung tâm GDNN-GDTX thành phố Tây Ninh, đề xuất UBND tỉnh tiếp tục sáp nhập các trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thị xã còn lại thành trung tâm khu vực.

- Chỉ đạo Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh và Trung tâm GDTX tỉnh Tây Ninh đẩy mạnh công tác liên kết đào tạo trình độ đại học với các cơ sở giáo dục có uy tín ở trong nước, nhất là các ngành, lĩnh vực mà tỉnh còn thiếu nhân lực.

3. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành có liên quan sớm hoàn chỉnh dự thảo Đề án nâng cấp Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh thanh Trường Cao đẳng Y tế Tây Ninh, báo cáo UBND tỉnh trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định.

- Sắp xếp, kiện toàn Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh đủ về số lượng, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định; rà soát, cân đối trong tổng biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước được giao và bổ sung biên chế hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp cho Trường khi trở thành Trường Cao đẳng Y tế Tây Ninh; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo của Trường Trung cấp Y tế đủ trình độ, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo nhân lực ngành y tế của tỉnh.

- Chỉ đạo Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh tăng cường liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng có uy tín ở trong nước, đa dạng hóa hình thức đào tạo chính quy, vừa học vừa làm để bổ sung nguồn nhân lực cho ngành y tế trong giai đoạn tới.

4. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các huyện, thị xã, thành phố hàng năm tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp trên cơ sở mức độ tự chủ của đơn vị và theo vị trí việc làm đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Bố trí đủ biên chế giáo viên dạy nghề tại các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện để đảm bảo chức năng đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học trở lên đạt loại giỏi thuộc các chuyên ngành đào tạo mà hiện nay các cơ sở đào tạo có nhu cầu tuyển dụng vào làm việc tại các trường trung cấp và cao đẳng.

- Phối hợp cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ học phí đối với người học có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông học tiếp trình độ cao đẳng nghề đối với những ngành, lĩnh vực tỉnh ưu tiên phát triển nhưng đang thiếu nguồn nhân lực.

5. Sở Tài chính

Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối nguồn vốn, phân bổ kinh phí đầu tư theo quy định. Thu hút, kêu gọi đầu tư xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp các ngành, lĩnh vực phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

- Định hướng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người lao động về GDNN, qua đó làm cho xã hội nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp.

- Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy nhanh quá trình thực hiện chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, giảng dạy trong giáo dục nghề nghiệp.

8. Báo Tây Ninh, Đài phát thanh - Truyền hình Tây Ninh

Xây dựng chuyên mục, phóng sự tài liệu tuyên truyền trên Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Tây Ninh để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về học nghề; tuyên truyền chủ trương, chính sách về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; quảng bá năng lực đào tạo nghề, các ngành nghề đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

9. Ban quản lý Khu kinh tế

Thu thập thông tin cầu lao động (lao động chuyên môn kỹ thuật, trung cấp, cao đẳng) ở các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, cung cấp cho các cơ sở GDNN thực hiện xây dựng kế hoạch tuyển sinh và đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

10. Tỉnh Đoàn

- Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin về nghề nghiệp, việc làm, giới thiệu việc làm cho thanh niên; tổ chức các hoạt động giới thiệu việc làm cho thanh niên, sinh viên; các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, thanh niên khuyết tật, thanh niên hoàn lương, bộ đội, công an xuất ngũ; thanh niên xuất khẩu lao động; nâng cao chất lượng công tác giới thiệu việc làm của Trung tâm học tập, sinh hoạt thanh thiếu nhi.

- Tham gia vào việc giáo dục hướng nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên; tìm kiếm, phát triển và hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp của thanh niên là HSSV với các doanh nghiệp. Phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh xây dựng và triển khai Đề án “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”.

11. Ủy ban nhân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn trực thuộc; UBND xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án. Huy động nguồn lực trong nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn, bổ sung nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của Đề án.

- Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp theo đúng nội dung của Kế hoạch số 458/KH-UBND ngày 14/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025”.

- Quan tâm sắp xếp, bố trí đủ số lượng cán bộ quản lý của trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện; tuyển dụng, sử dụng đủ số lượng biên chế đội ngũ nhà giáo, đảm bảo mỗi trung tâm đều có đủ giáo viên dạy nghề./.

PHỤ LỤC

ĐẦU TƯ KINH PHÍ CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2024 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

I

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

Nội dung, danh mục đầu tư

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

Ghi rõ nguồn kinh phí thực hiện cho từng nội dung

1

Tổng kinh phí dự kiến chi cho phát triển GDNN giai đoạn 2024-2025

6.330

8.340

14.670

Ngân sách tỉnh 14.450 triệu; quỹ phát triển nhà trường 220 triệu

1.1

Đầu tư xưởng thực hành, phòng thí nghiệm đạt chuẩn

2.000

2.000

4.000

Ngân sách tỉnh

1.2

Đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị thực hành

2.000

3.000

5.000

Ngân sách tỉnh

1.3

Đầu tư nâng cấp hoặc xây mới phòng học, phòng làm việc

2.000

3.000

5.000

Ngân sách tỉnh

1.4

Đầu tư cải tạo sân vườn

100

100

200

Ngân sách tỉnh

1.5

Đầu tư cho CNTT thực hiện chuyển đổi số

230

240

470

Ngân sách tỉnh 380 triệu; quỹ phát triển nhà trường 320 triệu

II

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ

Nội dung, danh mục đầu tư

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

Kinh phí này nằm trong dự toán đầu tư nâng cấp lên trường cao đẳng y tế Tây Ninh

1

Tổng kinh phí dự kiến chi cho phát triển GDNN giai đoạn 2024-2025

4.400

4.200

8.600

Ngân sách tỉnh

1.1

Đầu tư, mua sắm trang thiết bị đào tạo

1.000

1.000

2.000

Ngân sách tỉnh

1.2

Đầu tư xưởng thực hành, phòng thí nghiệm đạt chuẩn

500

500

1.000

Ngân sách tỉnh

1.3

Đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị thực hành

1.000

1.000

2.000

Ngân sách tỉnh

1.4

Đầu tư nâng cấp hoặc xây mới phòng học, phòng làm việc

800

800

1.600

Ngân sách tỉnh

1.5

Đầu tư xây dựng chương trình, giáo trình, ngành nghề trọng điểm

200

200

400

Ngân sách tỉnh

1.6

Phần mềm quản lý, máy chấm điểm

500

500

1.000

Ngân sách tỉnh

1.7

Đầu tư cho CNTT thực hiện chuyển đổi số

400

200

600

Ngân sách tỉnh

III

TRƯỜNG TC KINH TẾ - KỸ THUẬT

Nội dung, danh mục đầu tư

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

1

Tổng kinh phí dự kiến chi cho phát triển GDNN giai đoạn 2024-2025

820

820

1.640

Ngân sách tỉnh 1.480 triệu đồng; kinh phí từ quỹ phát triển nhà trường 160 triệu đồng

1.1

Đầu tư, mua sắm trang thiết bị đào tạo

190

190

380

Ngân sách tỉnh

1.2

Đầu tư xưởng thực hành, phòng thí nghiệm đạt chuẩn

180

180

360

Ngân sách tỉnh

1.3

Đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị thực hành

170

170

340

Ngân sách tỉnh

1.4

Đầu tư nâng cấp hoặc xây mới phòng học, phòng làm việc

100

100

200

Ngân sách tỉnh

1.5

Đầu tư xây dựng chương trình, giáo trình, ngành nghề trọng điểm

20

20

40

Ngân sách tỉnh

1.6

Đầu tư cho CNTT thực hiện chuyển đổi số

160

160

320

Ngân sách tỉnh 160 triệu; kinh phí từ quỹ phát triển nhà trường 160 triệu đồng

IV

TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TÂY NINH

Nội dung, danh mục đầu tư

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

1

Tổng kinh phí dự kiến chi cho phát triển GDNN giai đoạn 2024-2025

4.100

200

4.300

Vốn từ quỹ đầu tư phát triển nghề nghiệp của đơn vị

1.1

Đầu tư, mua sắm trang thiết bị đào tạo

1.000

0

1.000

1.2

Đầu tư xưởng thực hành, phòng thí nghiệm đạt chuẩn

0

0

0

1.3

Đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị thực hành

2.600

0

2.600

1.4

Đầu tư cho CNTT thực hiện chuyển đổi số

500

200

700

V

TRƯỜNG TRUNG CẤP Á CHÂU

Nội dung, danh mục đầu tư

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

1

Tổng kinh phí dự kiến chi cho phát triển GDNN giai đoạn 2024-2025

1.046

1.297

2.343

Vốn xã hội hóa

1.1

Đầu tư, mua sắm trang thiết bị đào tạo

110

115

225

1.2

Đầu tư xưởng thực hành, phòng thí nghiệm đạt chuẩn

441

463

904

1.3

Đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị thực hành

110

115

225

1.4

Đầu tư nâng cấp hoặc xây mới phòng học, phòng làm việc

220

231

451

1.5

Đầu tư xây dựng chương trình, giáo trình, ngành nghề trọng điểm

0

200

200

1.6

Đầu tư cho CNTT thực hiện chuyển đổi số

165

173

338

VI

TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂN BÁCH KHOA

Nội dung, danh mục đầu tư

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

1

Tổng kinh phí dự kiến chi cho phát triển GDNN giai đoạn 2024-2025

710

710

1.420

Vốn xã hội hóa

1.1

Đầu tư, mua sắm trang thiết bị đào tạo

100

100

200

1.2

Đầu tư xưởng thực hành, phòng thí nghiệm đạt chuẩn

200

200

400

1.3

Đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị thực hành

100

100

200

1.4

Đầu tư nâng cấp hoặc xây mới phòng học, phòng làm việc

50

50

100

1.5

Đầu tư xây dựng chương trình, giáo trình

40

40

80

1.6

Các danh mục đầu tư khác

10

10

20

1.7

Đầu tư cho CNTT thực hiện chuyển đổi số

210

210

420

VII

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ LÁI XE THÀNH ĐẠT

Nội dung, danh mục đầu tư

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

1

Tổng kinh phí dự kiến chi cho phát triển GDNN giai đoạn 2024-2025

410

740

1.150

Vốn xã hội hóa

1.1

Đầu tư, mua sắm trang thiết bị đào tạo

140

180

320

1.2

Đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị thực hành

30

80

110

1.3

Đầu tư nâng cấp hoặc xây mới phòng học, phòng làm việc

100

300

400

1.4

Đầu tư cho CNTT thực hiện chuyển đổi số

140

180

320

VIII

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ TÂY NINH

Nội dung, danh mục đầu tư

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

1

Tổng kinh phí dự kiến chi cho phát triển GDNN giai đoạn 2024-2025

3.000

3.000

6.000

Vốn xã hội hỏa

1.1

Đầu tư, mua sắm trang thiết bị đào tạo

2.500

2.500

5.000

1.2

Đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị thực hành

350

350

700

1.1

Đầu tư cho CNTT thực hiện chuyển đổi số

150

150

300

IX

DỰ KIẾN DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ THÀNH LẬP 2 TRƯỜNG TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

1

Tổng kinh phí

0

150.000

150.000

Vốn xã hội hóa

1.1

Đầu tư thành lập trường trung cấp tư thục

0

50.000

50.000

1.2

Đầu tư thành lập trường cao đẳng tư thục

0

100.000

100.000

Tổng cộng chung

20.816

169.307

190.123

*Ghi chú: Tổng kinh phí thực hiện là 190.123.000.000 đồng, trong đó: vốn xã hội hóa 160.913.000.000 đồng; vốn từ quỹ đầu tư phát triển nghề nghiệp của đơn vị, quỹ nhà trường: 4.680.000.000 đồng; ngân sách tỉnh: 24.530.000.000 đồng.



[1] Các số liệu dự báo trên căn cứ vào các cơ sở sau: Nghị quyết đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, tạo việc làm tăng thêm trên 16.000 lao động/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt 75%; lao động có văn bằng/chứng chỉ đến năm 2025 đạt 30% và năm 2030 đạt 35% (Căn cứ kế hoạch số 3891/KH-UBND ngày 10/11/2022 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch số 305/KH-UBND ngày 09/02/2023 của UBND tỉnh triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030; tham khảo số liệu Tổng cục Thống kê công bố quý IV năm 2022 tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ cả nước đạt 26,4%, khu vực vùng Đông Nam Bộ là 28,3%). Trong khi đó, bình quân 8 năm các cơ sở đào tạo của tỉnh đào tạo chính quy, liên kết đào tạo được 10.312 người/năm; học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học ngoài tỉnh từ năm 2016-2023 là 41.216 người, trong đó ước có khoảng 30% SV sau khi tốt nghiệp trở về tỉnh làm việc (tương ứng 12.364 người).

[2] Điện công nghiệp, Cắt gọt kim loại, Kế toán doanh nghiệp, Quản trị cơ sở dữ liệu, Điện tử công nghiệp, Công nghệ ô tô. Các ngành nghề GDNN đào tạo tại trường cao đẳng Sư phạm Tây Ninh gồm: Tiếng Anh, CNTT, Quản trị văn phòng và Khoa học thư viện.

[3] Điện công nghiệp, Cắt gọt kim loại, Kế toán doanh nghiệp, Quản trị cơ sở dữ liệu, Điện tử công nghiệp, Công nghệ ô tô, Quản trị mạng máy tính, Nguội sửa chữa máy công cụ, Lắp đặt thiết bị cơ khí, Điện công nghiệp và dân dụng, Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí, Chế tạo thiết bị cơ khí, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, Hàn điện, Dược sĩ, Y sĩ, Điều dưỡng, Kỹ thuật vật lý trị liệu- phục hồi chức năng, Y sĩ y học cổ truyền, Hộ sinh, Quản trị du lịch MICE, Quản lý và bán hàng siêu thị, Quản lý và kinh doanh du lịch, Quản lý và kinh doanh khách sạn, Tin học ứng dụng, Pháp luật, Hành chính văn phòng, Quản lý đất đai, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi - thú y, Thú y, nông nghiệp công nghệ cao, tự động hóa công nghiệp.

[4] Kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự, chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Trung tâm DVVL - GDNN tỉnh Tây Ninh; tiếp nhận, sử dụng có hiệu quả 23 xe ô tô dạy lái của trung tâm GDNN-GDTX Hòa Thành, nâng lưu lượng đào tạo từ 500 đến dưới 1000 học viên/năm. Tiếp tục sắp xếp 06 trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thị xã còn lại thành 2 trung tâm khu vực. Sau sắp xếp toàn tỉnh còn 07 sở đào tạo công lập (02 trường cao đẳng, 01 trường trung cấp, 04 trung tâm).

[5] Làm việc với Trường Trung cấp Á Châu, có cam kết đầu tư mở rộng diện tích đất đảm bảo nhu cầu đào tạo theo quy định tại Nghị định số 24/2022/NĐ-CP ngày 06/4/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực GDNN; phối hợp các sở, ngành có liên quan và UBND thành phố Tây Ninh làm việc với Trường Trung cấp Tân Bách Khoa xử lý tình trạng kéo dài nhiều năm không tổ chức đào tạo, có biện pháp thu hồi quyết định cho phép thành lập trường, thu hồi đất gắn liền tài sản trên đất để thực hiện đấu giá, tạo cơ hội cho nhà đầu tư khác. Làm việc với trung tâm GDNN 3T-Tây Ninh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN và quyết định cho phép thành lập trung tâm do nhiều năm không tổ chức đào tạo. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các trung tâm đào tạo lái xe ô tô và các cơ sở đào tạo khác (TT dạy nghề lái xe Thành Đạt, TT đào tạo lái xe ô tô Tây Ninh, Công ty cổ phần đầu tư phát triển TPA) tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về GDNN.

[6] Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai theo quy định tại Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ và Quyết định số 76/2014/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 của UBND tỉnh ban hành quy định chế độ miễn, giảm tiền thuê đất đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa sử dụng đất trong lĩnh vực đô thị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

[7] Các ngành nghề mới: Kinh doanh xuất nhập khẩu, Marketing du lịch, Công nghệ sinh học, Tự động hóa công nghiệp, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điện-điện tử, Quản lý tài nguyên và môi trường...

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 263/QĐ-UBND ngày 31/01/2024 về Đề án đẩy mạnh phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


451

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.121.234
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!