HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/2022/NQ-HĐND
|
Bình Dương, ngày
12 tháng 12 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MỨC CHI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ
DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm
2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoa học và Công
nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số
35/2021/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cơ
chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030;
Xét Tờ trình số 6161/TTr-UBND
ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc dự thảo Nghị quyết
quy định về mức chi thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất
và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 -
2030; Báo cáo thẩm tra số 108/BC-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2022 của Ban Kinh tế
- Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về mức chi
thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030.
Điều 2.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện
Nghị quyết này.
Điều 3.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng
nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực
hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Bình Dương khóa X, kỳ họp thứ tám thông qua ngày 09 tháng 12 năm
2022 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu - UBTVQH;
- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- LĐVP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND và UBND cấp huyện;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật (Sở Tư pháp);
- Trung tâm Công báo tỉnh Bình Dương;
- Website, Báo, Đài PTTH Bình Dương;
- Các phòng thuộc Văn phòng, Tâm, App, Web;
- Lưu: VT, Tn (5).
|
CHỦ TỌA
PHÓ CHỦ TỊCH HĐND TỈNH
Nguyễn Trường Nhật Phượng
|
QUY ĐỊNH
VỀ MỨC CHI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG
CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 12/2022/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2022 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương)
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định mức chi
từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn
2021 - 2030 (sau đây viết tắt là Chương trình).
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan quản lý nhà nước,
đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình
Dương giai đoạn 2021 - 2030.
Điều 2. Mức
chi để thực hiện công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng
1. Xây dựng chương trình truyền
thông về năng suất chất lượng; phổ biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng
cao năng suất chất lượng:
a) Đối với chi sản xuất các tài
liệu, ấn phẩm dưới dạng các tác phẩm báo chí, xuất bản (các chương trình,
chuyên mục, tiểu phẩm, ký sự, bài viết): Thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận
bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản;
b) Đối với chi sản xuất các tài
liệu, ấn phẩm dưới dạng các tác phẩm văn học nghệ thuật (tranh, pa-nô, áp
phích, băng rôn, khẩu hiệu, bảng điện tử): Thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút,
thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại
hình nghệ thuật biểu diễn khác;
c) Đối với chi sản xuất các tài
liệu, ấn phẩm dưới dạng chương trình truyền hình, chương trình phát thanh: Thực
hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về sản
xuất chương trình truyền hình và Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông ban hành định mức kinh tế -
kỹ thuật về sản xuất chương trình phát thanh;
d) Các nội dung chi khác (chi
phí in, phát hành đối với báo chí in, xuất bản phẩm): Thực hiện theo quy định
hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, thanh toán theo hợp
đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả;
đ) Tổ chức các hội nghị tuyên
truyền, phổ biến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao năng suất chất lượng:
Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm
2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương về mức chi công tác phí, chi hội nghị
trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Tạo lập, duy trì và khai
thác phát triển cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chuẩn đối
sánh, thực hành tốt về năng suất để phục vụ doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu
liên quan khác: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15
tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông
tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng
ngân sách nhà nước.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
được giao nhiệm vụ truyền thông về năng suất chất lượng quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này có trách nhiệm phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện công việc
trong phạm vi dự toán được giao theo thẩm quyền, đảm bảo đúng chính sách, chế độ,
tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng và
giao nhiệm vụ.
Điều 3. Mức
chi đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng
1. Chi tổ chức các khóa đào tạo:
Tổ chức các khóa đào tạo trong
nước đối với chuyên gia năng suất chất lượng, giảng viên năng suất chất lượng,
cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và người lao động kiến thức, kỹ năng về
năng suất chất lượng; mở rộng đào tạo kiến thức về năng suất chất lượng trong
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: Thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán
kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Thuê chuyên gia, giảng viên
trong nước và nước ngoài tham gia các khóa đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng
đạt tiêu chuẩn quy định:
a) Yêu cầu về trình độ, năng lực
của chuyên gia thực hiện theo quy định Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Đơn vị được giao nhiệm vụ tổ
chức các chương trình đào tạo căn cứ nội dung yêu cầu công việc thuê chuyên gia
thực hiện thương thảo mức tiền thuê chuyên gia, thuyết minh rõ kết quả của việc
thuê chuyên gia, tiêu chí đánh giá kết quả thuê chuyên gia để trình cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt về số lượng và mức kinh phí thuê chuyên gia theo hợp đồng
khoán việc.
Căn cứ mức tiền thuê chuyên gia
theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên
gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng
hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước, Thủ trưởng cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt chương trình đào tạo quyết định mức chi trả cụ thể cho
chuyên gia trong phạm vi dự toán được phê duyệt.
Điều 4. Mức
chi tăng cường năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
1. Hỗ trợ nâng cao năng lực tổ
chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để được công nhận, thừa
nhận ở khu vực và quốc tế:
Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng
dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh
phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm
vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng
4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng
dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ
khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và theo các quy định hiện
hành về chế độ, định mức chi tiêu ngân sách nhà nước; thanh toán theo hợp đồng
và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm
bảo tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt
hàng, giao nhiệm vụ.
2. Hỗ trợ tăng cường năng lực
thử nghiệm chất lượng, an toàn và sinh thái của sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ
lực:
Căn cứ khả năng cân đối ngân
sách hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt nhiệm vụ tăng
cường năng lực thử nghiệm chất lượng, an toàn và sinh thái đối với sản phẩm,
hàng hóa xuất khẩu chủ lực của địa phương quản lý. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
được giao thực hiện nhiệm vụ chịu trách nhiệm thực hiện công việc trong phạm vi
dự toán được giao, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp
với quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 5. Mức
chi phục vụ công tác quản lý, hoạt động chung của Chương trình hỗ trợ doanh
nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh
Bình Dương giai đoạn 2021 - 2030
1. Chi tư vấn xác định nhiệm vụ;
tuyển chọn các nhiệm vụ của Chương trình; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện
dự án, nhiệm vụ của Chương trình; tổ chức các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của
cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình; tổ chức hội thảo
khoa học: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số
55/2015/TTLT-BTC-BKHCN .
2. Chi cho các nhiệm vụ nghiên
cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách, các giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi
mới sáng tạo thúc đẩy, năng suất quốc gia, ngành, địa phương và doanh nghiệp
trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế; các nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai ứng
dụng các giải pháp năng suất xanh và phát triển cộng đồng: Thực hiện theo quy định
tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN .
3. Chi công tác phí, tổ chức
các hội nghị sơ kết, tổng kết Chương trình: Thực hiện theo quy định tại Nghị
quyết số 03/2018/NQ-HĐND .
4. Chi văn phòng phẩm, thanh
toán dịch vụ công cộng (tiền điện, nước, thông tin liên lạc): Thực hiện thanh
toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được phê duyệt.
5. Tôn vinh, khen thưởng tập thể,
cá nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng:
a) Căn cứ theo điều kiện cụ thể,
việc tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động
nâng cao năng suất chất lượng được thực hiện theo quy định của Luật Thi đua,
khen thưởng và các văn bản hướng dẫn;
b) Mức chi khen thưởng thực hiện
theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
Trong trường hợp huy động các
nguồn kinh phí hợp pháp khác (không phải nguồn ngân sách nhà nước) từ các tổ chức,
cá nhân ở trong nước và nước ngoài để tôn vinh, khen thưởng cho các tập thể, cá
nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng: Nội dung
và mức chi thực hiện theo quy chế khen thưởng cụ thể của các tổ chức, cá nhân
tài trợ sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho tổ chức, cá nhân đó tổ
chức khen thưởng theo quy định của pháp luật.
6. Chi hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ
đẩy mạnh cơ chế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp ở các cấp độ
và các khoản chi khác trực tiếp thực hiện Chương trình: Thực hiện theo các quy
định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, thanh toán
theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được phê duyệt.
Điều 6. Mức
chi hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản
lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông
minh, dịch vụ thông minh; tham gia các chương trình đào tạo của quốc tế
1. Các doanh nghiệp đáp ứng đủ
điều kiện tham gia Chương trình được hỗ trợ các nội dung theo quy định tại khoản
1 Điều 9 Thông tư số 35/2021/TT-BTC ngày 19/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh
nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 -
2030 thì mức chi hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ theo quy định.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh
phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm
vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN và theo các
quy định hiện hành về chế độ, định mức chi tiêu ngân sách nhà nước; thanh toán
theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia
các chương trình đào tạo của Tổ chức Năng suất Châu Á và các tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế, khu vực: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 88/2017/TT-BTC ngày
22 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực
hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước
ngoài bằng ngân sách nhà nước.
Điều 7. Nguồn
kinh phí thực hiện Chương trình
Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn
ngân sách nhà nước, kinh phí của các doanh nghiệp và kinh phí huy động từ các
nguồn hợp pháp khác.
1. Đối với nguồn kinh phí từ
ngân sách nhà nước: Việc lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, tạm ứng, thanh
toán và quyết toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn.
2. Đối với nguồn kinh phí của
các doanh nghiệp: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số
35/2021/TT-BTC .
3. Đối với nguồn kinh phí huy động
từ các nguồn hợp pháp khác: Định mức chi, công tác hạch toán, quyết toán nguồn
kinh phí khác được thực hiện theo các quy định hiện hành đối với từng loại nguồn
vốn.
Điều 8. Tổ
chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh và các
tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực
hiện các nhiệm vụ của Chương trình có hiệu quả, không trùng lặp với các chương
trình, dự án khác; đảm bảo đúng mục đích, đúng quy định về tiêu chuẩn, định mức,
chế độ chi tiêu hiện hành và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện,
trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó./.