Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 262/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang Người ký: Trần Văn Dũng
Ngày ban hành: 27/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 262/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 27 tháng 8 năm 2021

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 07-NQ/TU NGÀY 26/7/2021 CỦA TỈNH ỦY VỀ TIẾP TỤC LÃNH ĐẠO NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025 số 24-NQ/ĐH ngày 15/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI;

Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 26/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025,

Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 26/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang về tiếp tục lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, như sau:

I. MỤC ĐÍCH

- Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần XI nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 26/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang về tiếp tục lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025;

- Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 26/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang về tiếp tục lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

- Làm cơ sở cho sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp trong công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2025.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để phát triển doanh nghiệp:

a) Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:

Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả:

- Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 12/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 05/11/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020- 2025.

- Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 29/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia các năm từ 2022 đến 2025.

- Kế hoạch số 331/KH-UBND ngày 22/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; đơn giản hóa, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục hành chính có liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư; đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng nâng chất lượng phục vụ. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa dịch vụ hành chính công để tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

- Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; đổi mới nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, tiếp xúc, gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư ở cấp tỉnh đến cấp huyện để giải quyết kịp thời cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh; tạo không khí đồng hành, gần gũi giữa cơ quan chính quyền và doanh nghiệp.

- Quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về đạo đức công vụ; về cải cách hành chính; tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp, chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu doanh nghiệp.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, chỉ tiêu cụ thể hàng năm (2021, 2022, 2023, 2024, 2025) trên địa bàn 11 huyện, thành, thị (kèm theo Kế hoạch này). Đồng thời, cập nhật, rà soát, tổng hợp và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; xây dựng môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp. Hàng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Triển khai thực hiện và theo dõi, kiểm tra đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành. Định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và kiến nghị Trung ương điều chỉnh, bổ sung các quy định chưa phù hợp theo hướng giảm tối đa rào cản, giảm rủi ro, xóa bỏ phân biệt đối xử trong đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp và các hình thức tổ chức gặp mặt doanh nghiệp khác nhằm lắng nghe, chia sẻ và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo không khí đồng hành, gần gũi giữa cơ quan chính quyền và doanh nghiệp.

c) Sở Nội vụ:

- Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 sau khi Chương trình tổng thể được Chính phủ phê duyệt; Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch phát động chuyên đề thi đua “Đẩy mạnh cải cách hành chính”; Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính.

- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức để đảm bảo đủ phẩm chất, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ theo tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp. Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với việc giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

d) Sở Thông tin và Truyền thông: tăng cường xây dựng hạ tầng thông tin đồng bộ, hiện đại, đảm bảo triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực; ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp chặt chẽ với đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

đ) Thanh tra tỉnh:

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; đảm bảo công tác kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp không quá 01 lần trong năm đối với 01 doanh nghiệp, trừ trường hợp thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng.

- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra, tránh chồng chéo, trùng lặp; chú trọng định hướng và xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, tăng cường phối hợp, cung cấp thông tin giữa các tổ chức thanh tra, kiểm toán tránh chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán đối với doanh nghiệp, tuân thủ nguyên tắc xử lý chồng chéo theo quy định của ngành.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành phục vụ tích cực cho công tác quản lý nhà nước từng ngành, lĩnh vực; chấn chỉnh, xử lý kịp thời, khách quan, đúng pháp luật các trường hợp sai phạm tạo môi trường pháp lý bình đẳng để phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm mọi trường hợp gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp.

e) Công an tỉnh: triển khai thực hiện các phương án, kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự các lĩnh vực, mục tiêu kinh tế trọng điểm; chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm kinh tế, tham nhũng, tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, tội phạm lợi dụng kinh doanh đa cấp, cho vay không thế chấp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường; các băng nhóm tội phạm “núp bóng” doanh nghiệp, các công ty tài chính, tín dụng hoạt động bảo kê, siết nợ, đòi nợ thuê, “tín dụng đen”, cưỡng đoạt tài sản... góp phần bảo đảm sự bình đẳng về quyền lợi của các doanh nghiệp, môi trường lành mạnh, an toàn để các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật.

g) Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh:

- Tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối giữa các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp; chủ động phối hợp với các ngành triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nắm bắt tình hình khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tiếp nhận và chuyển kiến nghị của doanh nghiệp đến các cơ quan có chức năng giải quyết cho doanh nghiệp.

- Nghiên cứu, đề xuất, đa dạng hóa các mô hình đối thoại, gặp gỡ giữa chính quyền và doanh nghiệp để kịp thời giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp theo hướng tạo không khí đồng hành, gần gũi với cơ quan chính quyền.

2. Thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, khuyến khích, động viên tinh thần kinh doanh, ý chí khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh, nhất là đối tượng thanh niên, sinh viên, học sinh, phụ nữ; đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục kiến thức kinh doanh, khởi nghiệp trong toàn tỉnh.

- Điều phối các cơ quan có chức năng khởi nghiệp tại địa phương (Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Trường Đại học Tiền Giang, Trường Cao Đẳng Tiền Giang và các cơ quan khác) trong công tác khởi nghiệp, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh một cách hiệu quả.

- Phổ biến, tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà đầu tư thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Điều 18 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo để thực hiện đầu tư các dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ kết nối dự án khởi nghiệp trên địa tỉnh với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, quỹ đầu tư trong và ngoài tỉnh.

- Hướng dẫn chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong việc đối chiếu, ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp chưa có trong các mã ngành kinh doanh theo quy định hiện hành vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức ngày Lễ Doanh nhân 13/10 hàng năm nhằm tôn vinh đội ngũ doanh nhân của tỉnh, khen thưởng các doanh nhân tiêu biểu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; thông qua đó góp phần phát huy vai trò của doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp trong xã hội.

- Chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý doanh nghiệp nhằm phát triển đội ngũ doanh nhân có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm với xã hội.

b) Sở Nội vụ: phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xem xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng, tuyên dương các doanh nhân, doanh nghiệp có thành tích tốt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động an sinh xã hội theo quy định của pháp luật.

c) Sở Khoa học và Công nghệ:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2952/QĐ-UBND ngày 10/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025. Hàng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nội dung, mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2025.

- Hoàn thành Đề án “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025”. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp hình thành và phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hình thành các khu công nghệ cao, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung.

- Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm công nghệ có chất lượng cao; lấy doanh nghiệp làm trung tâm cho việc đổi mới, chuyển giao công nghệ. Hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với các dự án đổi mới công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ của khoa học kỹ thuật từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển Khoa học công nghệ của tỉnh.

d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.

đ) Sở Tài nguyên và Môi trường: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, rà soát, bố trí quỹ đất theo quy định để hình thành một số không gian khởi nghiệp sáng tạo tập trung, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

e) Trường Đại học Tiền Giang, Trường Cao Đẳng Tiền Giang: phối hợp với các cơ quan có chức năng thực hiện các giải pháp khởi nghiệp; hỗ trợ sinh viên trong khởi nghiệp; thành lập trung tâm khởi nghiệp; tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và trung tâm khởi nghiệp trong cơ sở đào tạo; hỗ trợ kết nối dự án khởi nghiệp với doanh nghiệp, nhà đầu tư, quỹ đầu tư.

g) Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 22/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025” cụ thể hàng năm.

- Thành lập và triển khai đi vào hoạt động Hiệp hội nữ doanh nhân tỉnh Tiền Giang trên cơ sở nâng chất từ Chi hội nữ doanh nhân tỉnh Tiền Giang; thành lập mới các Câu lạc bộ Doanh nghiệp nữ trên địa bàn tỉnh nhằm khuyến khích, động viên, khích lệ tinh thần khởi nghiệp trong phụ nữ.

h) Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh: đề xuất các doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích tốt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và công tác xã hội để Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành liên quan xem xét khen thưởng.

i) Tỉnh Đoàn:

- Tổng kết “Chương trình thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2016 - 2020 và tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2019- 2022 do Trung ương Đoàn ban hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

- Triển khai đi vào hoạt động hiệu quả Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Tiền Giang nhằm đoàn kết, tập hợp lực lượng doanh nhân trẻ trong tỉnh, khích lệ tinh thần khởi nghiệp, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Tiền Giang.

3. Tăng cường tuyên truyền, vận động hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp từ chuyển đổi hộ kinh doanh đủ điều kiện hàng năm (2021, 2022, 2023, 2024, 2025) trên địa bàn 11 huyện, thành, thị.

- Khai thác, vận hành có hiệu quả Cổng thông tin hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, thực hiện liên thông giữa đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh, góp phần rút ngắn thời gian giải quyết và nâng cao hiệu quả quản lý hộ kinh doanh.

- Hoàn chỉnh Sổ tay hướng dẫn các hộ kinh doanh chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh khi chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp; đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành thị.

- Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp; miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu và phí đăng công bố thông tin doanh nghiệp lần đầu khi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.

- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật về quản lý hộ kinh doanh sau khi Trung ương ban hành, giúp công tác quản lý hộ kinh doanh, điều kiện chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp đi vào khuôn khổ, góp phần phát triển doanh nghiệp từ những hộ kinh doanh đủ điều kiện.

b) Cục Thuế tỉnh:

- Tổ chức rà soát, phân loại hộ kinh doanh theo quy mô, lĩnh vực đặc thù để vận động hộ kinh doanh đủ điều kiện phát triển thành doanh nghiệp.

- Chỉ đạo Chi cục Thuế khu vực và các huyện, thành tăng cường rà soát tình hình kê khai thuế của các hộ kinh doanh, chống gian lận, thất thu thuế; thực hiện nghiêm túc Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 về hóa đơn, chứng từ.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hộ kinh doanh đủ điều kiện chuyển sang mô hình doanh nghiệp; đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền.

- Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn thủ tục hành chính thuế, các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh tại Cục Thuế tỉnh và Chi cục Thuế các khu vực và các huyện, thành cho các doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh.

- Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp về lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.

c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị:

- Hàng năm, xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển doanh nghiệp từ hộ kinh doanh theo chỉ tiêu của Ủy ban nhân dân tỉnh giao, trong đó đề ra giải pháp phát triển doanh nghiệp từ hộ kinh doanh và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Phòng, ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân các phường, thị trấn, xã.

- Phối hợp với ngành thuế rà soát, phân loại hộ kinh doanh theo quy mô, lĩnh vực đặc thù để vận động hộ kinh doanh đủ điều kiện phát triển thành doanh nghiệp; kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ kinh doanh trên địa bàn tuân thủ theo đúng quy định pháp luật, chống gian lận, thất thu thuế.

- Đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền, không chỉ thông qua các hội nghị, hệ thống truyền thanh, truyền hình, báo chí mà bằng những cách thức khác như tọa đàm, buổi nói chuyện, cung cấp các tin bài, cấp phát tài liệu hỏi đáp, tờ gấp, tờ rơi, panô, áp phích, lồng ghép việc tuyên truyền tại các buổi sinh hoạt cộng đồng. Mở rộng phạm vi hoạt động tuyên truyền đến các thôn xóm, cụm dân cư thông qua các hoạt động của tổ dân, khu phố.

- Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn và liên hệ với các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan để hỗ trợ kịp thời trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Cổng thông tin hộ kinh doanh trên địa bàn các huyện, thành, thị; thực hiện liên thông giữa đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh, giúp công tác quản lý hộ kinh doanh đi vào khuôn khổ; xây dựng giải pháp phát triển hộ kinh doanh đủ điều kiện chuyển đổi thành doanh nghiệp.

d) Các sở, ban, ngành tỉnh:

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Sổ tay hướng dẫn các hộ kinh doanh chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh khi chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp.

- Đăng tải Sổ tay hướng dẫn các hộ kinh doanh chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh khi chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp lên Cổng thông tin của cơ quan, đơn vị mình.

- Tăng cường phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị thực hiện công tác theo dõi, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi đối với những doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực thuộc sở, ban, ngành quản lý. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sau khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang, Quỹ Đầu tư phát triển rà soát, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được vay vốn, bảo lãnh vay vốn.

4. Nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Tập trung xây dựng và tổ chức triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng tích hợp các quy hoạch, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong định hướng phát triển nhằm khai thác ngày càng tốt hơn tiềm năng lợi thế của tỉnh.

- Tổ chức rà soát và nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách đầu tư thông thoáng, một mặt phải triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư của Trung ương áp dụng trên địa bàn tỉnh; mặt khác, cần nghiên cứu, ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc thù của tỉnh trong phạm vi thẩm quyền cho phép; ưu tiên hình thành các doanh nghiệp lớn dẫn dắt, liên kết với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch và hệ thống các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động công tác xúc tiến đầu tư, tổ chức triển khai tốt quy chế phối hợp trong hoạt động xúc tiến đầu tư, chú trọng xây dựng bộ máy và bố trí cán bộ chuyên trách công tác xúc tiến đầu tư tại các đơn vị. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp tục triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư đẩy mạnh công tác hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, tập trung nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

b) Sở Công Thương:

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt: Đề án Tái cấu trúc ngành công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030; Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 31/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2018-2025; Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 17/5/2021 sửa đổi, bổ sung Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 25/6/2019 về thực hiện Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;... Tiếp tục rà soát, tham mưu, đề xuất các cơ chế chính sách về phát triển công nghiệp; tuyên truyền, phổ biến các chính sách mới về công nghiệp cho các doanh nghiệp nắm và thực hiện.

- Phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh các cơ quan liên quan tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư; hạn chế phát triển công nghiệp bên ngoài khu, cụm công nghiệp. Trong giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục công tác thu hút đẩy mạnh đầu tư, phấn đấu lắp đầy 100% diện tích đất cho thuê Khu công nghiệp (KCN) Long Giang; Cụm công nghiệp (CCN) Gia Thuận 1; CCN An Thạnh 2; 80% diện tích đất KCN Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp. Thành lập 5 CCN tại 03 vùng trọng tâm của tỉnh: Gia Thuận 2, Tân Lý Đông, Mỹ Phước Tây, Thạnh Tân, Hậu Thành. Tập trung công tác quy hoạch, mặt bằng, nhân lực... để mời gọi đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở 02 vùng công nghiệp của tỉnh là Đông Nam Tân Phước và khu vực ven sông Soài Rạp; tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng để phát triển 2 vùng công nghiệp Đông Nam Tân Phước và Gò Công, đồng thời chú trọng phát triển một số cụm công nghiệp ở những địa bàn có điều kiện. Các dự án ưu tiên đầu tư: KCN Tân Phước 1, KCN Tân Phước 2, KCN Gò Công, CCN Gia Thuận 1, CCN Gia Thuận 2, CCN Thạnh Tân, CCN Mỹ Lợi, CCN Long Bình, CCN Mỹ Phước Tây.

- Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng để khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, linh kiện, phụ kiện nhập khẩu.

- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia theo chuỗi giá trị thông qua các hoạt động kết nối tiêu thụ cung ứng sản phẩm; hướng dẫn doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị tiêu thụ, chế biến để hưởng các hỗ trợ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh, quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm và có nhiều tiềm năng; lựa chọn và tập trung xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về kỹ năng marketing, thương mại điện tử, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế và các khóa học về điều kiện kinh doanh lĩnh vực công thương.

- Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới thiết bị, công nghệ, ứng dụng công nghệ, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất và chế biến nhằm tạo ra những sản phẩm chế biến có chất lượng, thân thiện với môi trường; từ đó đẩy mạnh tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng, bao gồm cả những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU...

- Tiếp tục tăng cường hoạt động, tuyên truyền phổ biến các nội dung liên quan các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mà Việt Nam tham gia để các doanh nghiệp biết, tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi về tiếp cận thị trường, lộ trình cắt giảm thuế quan của các đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký kết và đã có hiệu lực thực hiện FTA.

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đẩy mạnh sản xuất, tạo vùng nguyên liệu đảm bảo chất lượng, số lượng và an toàn thực phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu và chế biến nông sản. Tiếp tục thực hiện thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án, đã và đang triển khai thực hiện của ngành. Đồng thời, tham mưu tổ chức thực hiện tốt công tác quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Mời gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tập trung triển khai thu hút, mời gọi các dự án đầu tư chế biến nông sản, nhất là trái cây để nâng cao giá trị trái cây Tiền Giang, ổn định trong tiêu thụ và góp phần làm giàu cho nông dân... gắn với củng cố, phát triển các mô hình kinh tế hợp tác đảm bảo hiệu quả và phát triển bền vững; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Tổ chức lại, phát triển các Hợp tác xã (HTX) sản xuất theo hướng chuỗi giá trị, chú trọng xây dựng, nhân rộng các HTX kiểu mới trong lĩnh vực nông nghiệp; hướng dẫn, giới thiệu các HTX tham gia vào các dự án chuyển giao khoa học công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất.

- Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kết nối cung cầu theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản, thủy sản. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào HTX, liên kết với HTX theo chuỗi giá trị.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, tham gia hội chợ, triển lãm,... nhằm giúp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và chủ hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm nhà phân phối, mở rộng thị trường. Hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm trong nước (ưu tiên tập trung vào các chương trình OCOP quốc gia) nhằm quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP của tỉnh.

d) Sở Khoa học và Công nghệ:

- Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm công nghệ có chất lượng cao; lấy doanh nghiệp làm trung tâm cho việc đổi mới, chuyển giao công nghệ.

- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài; tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian nhằm khai thác tiềm năng sản phẩm có thế mạnh của địa phương

- Phát triển mạnh thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh; chú trọng phát triển cơ sở dữ liệu về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh, liên kết với quốc gia và các địa phương khác.

- Đẩy mạnh việc hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế; hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp chứng nhận/công bố hợp chuẩn/hợp quy; tăng cường hoạt động tuyên truyền và đẩy mạnh việc hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến chất lượng, hoạt động năng suất chất lượng, tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

- Hỗ trợ triển khai thí điểm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với một số sản phẩm, hàng hóa để rút kinh nghiệm, hoàn thiện quy trình thực hiện và nhân rộng hoạt động truy xuất nguồn gốc. Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh đảm bảo kết nối dữ liệu với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

đ) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Đại học Tiền Giang, Trường Cao đẳng Tiền Giang, Trường Cao đẳng Y tế và các sở, ngành và địa phương:

- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo các trường đại học, cao đẳng của tỉnh, nhất là tăng cường tiến độ đầu tư, xây dựng phương án khai thác có hiệu quả Trường Đại học Tiền Giang gắn với việc liên kết các viện, trường có uy tín nhằm thúc đẩy việc xây dựng, phát triển thương hiệu để trở thành trường có vị thế trong khu vực. Gắn kết chặt chẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là lao động nông thôn. Tăng cường đào tạo thường xuyên và đào tạo lại cho người lao động.

- Rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập gắn với quy hoạch nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh hướng nghiệp, định hướng phân luồng, liên thông trong giáo dục, đào tạo.

- Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, thực hiện theo lộ trình phổ cập kỹ năng số, kỹ năng đảm bảo an toàn, an ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho người dân.

e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Sắp xếp lại ngành, nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng đa dạng, linh hoạt, gắn với quy hoạch của các ngành trong tỉnh, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và của 03 vùng; khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập góp phần tăng nhanh về quy mô, số lượng lao động qua đào tạo.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyển sinh, đào tạo giáo dục nghề nghiệp theo nội dung của Kế hoạch số 362/KH-UBND ngày 31/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 12/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”.

- Tiếp tục phối hợp với các các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật để nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý hiệu quả cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và các cá nhân tham gia đào tạo giáo dục nghề nghiệp và sử dụng lao động qua đào tạo.

- Tăng cường gắn kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, hướng tới doanh nghiệp thật sự là “cánh tay nối dài” trong hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm để khai thác, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo, qua đó hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học đáp ứng tiến bộ công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0.

- Đào tạo lao động theo nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp và thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo cho người lao động chưa có nghề và hỗ trợ đào tạo lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tổ chức các lớp tập huấn, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội...

- Thu thập thông tin thị trường lao động, từ đó phân tích và dự báo thị trường lao động để cung cấp thông tin thị trường lao động cho người lao động, người sử dụng lao động. Tổ chức Phiên Giao dịch việc làm định kỳ hằng tháng và tổ chức phiên giao dịch việc làm cho người lao động thất nghiệp; đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đến các doanh nghiệp để kết nối cung - cầu lao động.

g) Sở Ngoại vụ:

- Hoàn thiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo hành lang pháp lý thống nhất, minh bạch, hỗ trợ tích cực cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng liên quan công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa Việt Nam với các nước cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh để đáp ứng năng lực cần thiết, hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ công phục vụ doanh nghiệp. Tiếp tục hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong xét, cho phép doanh nhân được sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC.

- Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động ngoại giao, đặc biệt là ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế để tăng cường quảng bá hình ảnh của Tiền Giang, thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị giữa tỉnh với quốc tế, tạo cầu nối thông tin đến các đối tác và các nhà đầu tư nước ngoài; tạo sự kết nối giữa doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài; hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu, xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch trên thị trường quốc tế.

- Tổ chức các hội thảo quốc tế về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản; phối hợp tổ chức xúc tiến đầu tư, thương mại với các nước.

- Phối hợp tổ chức các đoàn nghiên cứu, khảo sát cơ hội hợp tác đầu tư, phát triển thị trường tại các nước mà ta có quan hệ hợp tác, các nước phát triển và các nước là thị trường mục tiêu.

- Thực hiện tốt chính sách khen thưởng và cơ chế khuyến khích các chuyên gia, trí thức kiều bào về thực hiện đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện tốt công tác lãnh sự, bảo hộ công dân ở nước ngoài và người nước ngoài ở trên địa bàn tỉnh; góp phần giữ vững môi trường an toàn, an ninh trật tự để nhà đầu tư, doanh nghiệp an tâm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

h) Sở Thông tin và Truyền thông: hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý nhằm nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

i) Sở Tư pháp: tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 3372/QĐ-UBND ngày 25/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2020 - 2024. Hàng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cụ thể để triển khai thực hiện.

k) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang, Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh: phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn.

5. Thống nhất nhận thức, hành động trong công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp:

a) Các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:

- Tuyên truyền phổ biến quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 26/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân nhận thức sâu sắc, đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp của tỉnh đến năm 2025.

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị; coi nhiệm vụ hỗ trợ và phát triển, tạo lập môi trường đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả thiết thực.

- Thực hiện đúng quy định về công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; đảm bảo khắc phục có hiệu quả những mặt trái phát sinh trong quá trình phát triển doanh nghiệp.

b) Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang: tiếp tục tăng cường các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trong khuyến khích, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp, xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp lành mạnh và đúng định hướng; đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp nêu cao tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức doanh nhân, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh, nỗ lực liên kết hợp tác và đổi mới sáng tạo vì mục tiêu chung nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thương hiệu quốc gia, làm giàu cho Tổ quốc.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành tỉnh, địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

2. Các sở, ban, ngành tỉnh, địa phương và các cơ quan liên quan căn cứ Kế hoạch hành động này triển khai xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

3. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, hàng năm (cùng thời điểm với báo cáo kinh tế - xã hội), các sở, ngành và địa phương và các cơ quan liên quan báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động này về Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị liên quan phản ảnh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét./.


Nơi nhận:
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Trường Đại học Tiền Giang;
- Trường Cao Đẳng Tiền Giang;
- Trường Cao đẳng Y tế;
- Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
- Đài Phát thanh và Truyền hình TG;
- VP: CVP và các PCVP, Các phòng NC, KT (Tâm, Luân);
- Lưu VT, (Tú).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Dũng

KẾ HOẠCH

PHÂN BỔ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2021-2025 PHÂN THEO ĐỊA BÀN HUYỆN, THÀNH, THỊ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch hành động số 262/KH-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Địa phương

THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH

Lũy kế số DN đang hoạt động tạm tính đến 31/12/2020

Lũy kế số DN thành lập mới giai đoạn 2021- 2025

Lũy kế số DN giảm giai đoạn 2021-2025

Lũy kế số DN đến năm 2025

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

1

Huyện Cái Bè

49

67

85

61

58

58

74

79

86

93

697

390

190

897

2

Huyện Cai Lậy

24

34

29

30

38

33

36

38

41

45

335

194

101

427

3

Huyện Châu Thành

65

89

86

74

105

89

97

104

112

122

857

523

190

1191

4

Huyện Chợ Gạo

33

54

45

51

51

51

54

58

63

68

398

294

136

556

5

Huyện Gò Công Đông

20

26

23

16

31

23

27

29

31

34

226

143

40

330

6

Huyện Gò Công Tây

18

29

10

17

22

19

22

24

26

28

193

119

84

228

7

Huyện Tân Phú Đông

7

8

10

6

11

8

10

10

11

12

70

52

17

105

8

Huyện Tân Phước

36

32

49

33

42

38

44

48

51

56

321

237

75

483

9

TP. Mỹ Tho

233

230

286

295

324

303

315

340

366

397

2,457

1721

560

3618

10

TX Cai Lậy

35

41

43

46

59

53

52

56

60

65

444

285

172

557

11

TX Gò Công

40

30

34

41

32

35

41

44

47

51

299

218

137

381

Tổng cộng (số DN)

560

640

700

670

773

710

770

830

895

970

6,297

4,175

1,700

8,772

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch hành động 262/KH-UBND ngày 27/08/2021 thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU về lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


93

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.78.215
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!