|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
5338/BKHĐT-ĐTNN
|
|
Loại văn bản:
|
Hướng dẫn
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
|
Người ký:
|
Bùi Quang Vinh
|
Ngày ban hành:
|
15/08/2014
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5338/BKHĐT-ĐTNN
|
Hà Nội,
ngày 15 tháng 08 năm 2014
|
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2015
Thực hiện Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg
ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý nhà
nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư (Quy chế XTĐT), Bộ Kế hoạch và Đầu tư
gửi đến quý cơ quan Hướng dẫn xây
dựng Chương trình XTĐT năm 2015 (bao gồm các phụ lục mẫu biểu báo cáo kèm theo)
như sau:
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
I. Tổng hợp tình hình thực hiện chương
trình XTĐT năm 2014:
Trong những năm qua, hoạt động XTĐT đã
được các Bộ,
Ủy
ban nhân dân các tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung Ương chú trọng xây dựng và
thúc đẩy nhằm tạo thêm kênh thu hút đầu tư cho các hoạt động phát triển kinh tế
- xã hội. Thực hiện định hướng thu hút đầu tư của Chính phủ, hầu hết các Bộ, Ủy
ban nhân dân các tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung Ương đã xây dựng Chương
trình XTĐT hàng năm.
Thực hiện Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg
ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý nhà nước
đối với hoạt động xúc tiến đầu tư có hiệu lực ngày 01 tháng 3 năm 2014, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đã gửi công văn số 2609/BKHĐT-ĐTNN ngày 28/4/2014 đề nghị các
Bộ, Ủy ban nhân dân
các tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung Ương rà soát các hoạt động XTĐT thuộc
Chương trình XTĐT của các Bộ và địa phương năm 2014. Cho đến nay, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư đã nhận được phúc đáp và thống kê rà soát hoạt động XTĐT của các Bộ: Ngoại giao;
Tài chính; Giao thông Vận tải; Y tế; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và 53 địa phương. Các tỉnh Điện Biên, Lào
Cai, Quảng Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Tây Ninh, Ninh Thuận, Bạc
Liêu, Bà Rịa Vũng Tàu, không có công văn thông báo về chương trình XTĐT của
tỉnh với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1. Tình hình xây
dựng Chương trình XTĐT Quốc gia và chương trình XTĐT của các Bộ ngành năm 2014:
1.1. Chương trình
XTĐT Quốc gia năm 2014:
Thực hiện Quyết định số 26/2012/QĐ-TTg
ngày 8/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện
Chương trình XTĐT Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Quyết định
400/QĐ-BKHĐT ngày 31/3/2014 phê duyệt Danh mục các hoạt động XTĐT thuộc Chương
trình XTĐT Quốc gia năm 2014.
Chương trình XTĐT Quốc gia năm 2014
bao gồm 33 hoạt động xúc tiến đầu tư vào và ra nước ngoài tập trung vào 7 nội
dung chính là: Hội nghị, hội thảo XTĐT, khảo sát đầu tư trong nước; Hội thảo,
khảo sát đầu tư tại nước ngoài; Xây dựng các đề án, chương trình liên quan đến
XTĐT; Xây dựng tài liệu, ấn phẩm XTĐT; Xây dựng, bảo trì hệ thống thông tin, dữ
liệu về đầu tư nước ngoài; Đào tạo tập huấn, khảo sát pháp luật; Hỗ trợ hoạt
động XTĐT ra nước ngoài.
Các hoạt động XTĐT của Chương trình
Quốc gia 2014 định hướng vào các hoạt động xúc tiến đầu tư: mang tính liên
ngành, liên vùng; phù hợp với định hướng của Chính phủ về thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài
trong giai đoạn hiện nay và quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước, của ngành và địa phương; Khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội để
thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2014. Cụ thể là bên cạnh
việc quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư như mọi
năm, chương trình XTĐT Quốc gia năm 2014 tập trung vào:
- Tăng cường hoạt động XTĐT tại chỗ, các hoạt
động mang tính chất nghiên cứu, điều tra, phổ biến chính sách. Các hoạt động
nhằm tháo gỡ, giải quyết khó khăn của các nhà đầu tư hiện tại (như tổ chức các
cuộc đối thoại thường xuyên với các nhà đầu tư như Diễn đàn VBF, hội thảo đối thoại chính
sách 3 miền...); thúc đẩy các dự án hoạt động tốt (như lập đề án tổ chức giải
thưởng đầu tư nước ngoài); các hoạt động kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư
đang hoạt
động,
thúc đẩy giải ngân, đề xuất chính sách cải thiện môi trường đầu tư...
- Nghiên cứu xu hướng đầu tư của các đối tác
đầu tư chiến lược Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, châu Âu; các hoạt động này có thể làm tài
liệu định hướng thu hút đầu tư cho các Bộ, ngành, các địa phương...
- Xây dựng các tài liệu chuyên sâu (như sách
hướng dẫn thuế, hướng dẫn điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; giới thiệu
chính sách về mở cửa thị trường đầu tư, đề án đánh giá hoàn thiện quy định pháp
luật về ưu đãi đầu tư, sách cẩm nang về công nghiệp hỗ trợ....)
- Ngoài định hướng XTĐT ngành như năm trước vào
các ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ tầng, trong năm 2014 và các năm tiếp
theo ta sẽ thúc đẩy và dành kinh phí cho xúc tiến đầu tư trong ngành nông
nghiệp.
- Tăng cường quản lý nhà nước về công tác XTĐT,
thực hiện tốt vai trò điều phối, tổng hợp tình hình XTĐT của các địa phương
trên cả nước, tập huấn quán triệt nội dung tinh thần nội dung của Quyết định số
03/2014/QĐ-TTg tới các địa phương trên cả nước.
- Hỗ trợ các địa phương, tăng cường năng lực
xúc tiến đầu tư của các đơn vị xúc tiến đầu tư ở địa phương thông qua nâng cao
chất lượng các lớp đào tạo tập huấn đi công tác hỗ trợ địa phương.
1.2. Chương trình XTĐT của
các Bộ ngành năm 2014:
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rà
soát chương trình XTĐT 2014 của các Bộ: Ngoại giao; Tài chính; Giao thông Vận
tải; Công thương; Y tế; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn. Trong năm 2014 chỉ có 3 Bộ ban hành chương trình XTĐT là
Bộ: Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng (xin gửi kèm
theo), bao gồm 29 hoạt động, chủ yếu tập trung vào công tác nghiên cứu, đánh
giá tiềm năng, thị trường, xu hướng đối tác đầu tư và tuyên truyền, quảng bá,
giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư tại nước
ngoài. Các hoạt động này chiếm 20 hoạt động và tổ chức tại 10 quốc gia. Đây là
các chương trình XTĐT gắn liền giữa hợp tác song phương, đa phương về ngoại
giao, kinh tế và văn hóa... Tính đến hết tháng 6/2014, các Bộ đã triển khai 18
hoạt động. Trong quý 3, 4/2014, các Bộ còn triển khai 10 hoạt động tại Nhật Bản,
Hàn Quốc và 01 hoạt động tại Hà Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2. Tình hình xây dựng
Chương trình XTĐT năm 2014 của Ủy ban nhân dân các tỉnh và Thành phố trực thuộc
Trung Ương:
Quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt
động XTĐT được ban hành có hiệu lực ngày 01 tháng 3 năm 2014 trong bối cảnh các Bộ, Ủy
ban nhân dân các tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung Ương đã ban hành Chương
trình XTĐT
2014 của
đơn vị mình. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định mục tiêu triển khai Quy chế
XTĐT trong năm 2014 là rà soát các hoạt động XTĐT năm 2014, điều phối các hoạt
động XTĐT từ nay đến cuối năm 2014, chuẩn bị cho việc xây dựng, triển khai
Chương trình XTĐT cho năm 2015 và các năm tiếp theo.
Trên cơ sở rà soát chương trình XTĐT
của 53/63 tỉnh, Thành phố trực thuộc TW, cả nước có 504 hoạt động XTĐT được
phân theo 8 loại nội dung hoạt động XTĐT (theo quy định tại Quy chế QLNN về
hoạt động XTĐT) và 3 Vùng quản lý hoạt động XTĐT do 3 Trung tâm XTĐT cấp vùng
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý là: Trung tâm XTĐT Phía Bắc (các tỉnh phía
Bắc cho đến tỉnh Quảng Bình-29 tỉnh); Trung tâm XTĐT miền Trung (từ tỉnh Quảng
Trị đến tỉnh Khánh Hòa và 5 tỉnh
Tây Nguyên-13 tỉnh) và Trung tâm XTĐT Phía nam (từ tỉnh Ninh Thuận đến tỉnh Cà
Mau -21 tỉnh). Cụ thể các hoạt động XTĐT được phân bổ như sau:
Biểu 1: CÁC
HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ PHÂN THEO NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2014
Loại hoạt động
|
Nội dung
hoạt động
|
Khu vực
phía Bắc
|
Khu vực
miền Trung
|
Khu vực
phía Nam
|
Cả nước
|
|
Số tỉnh
|
29 tỉnh
|
13 tỉnh
|
21 tỉnh
|
|
|
Tổng số hoạt động
|
156
|
146
|
202
|
504
|
1
|
Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị
trường, xu hướng và đối tác đầu
tư
|
16
|
10.3%
|
18
|
12.3%
|
14
|
6.9%
|
48
|
9.5%
|
2
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho
hoạt động xúc tiến đầu tư
|
17
|
10.9%
|
16
|
11.0%
|
14
|
6.9%
|
47
|
9.3%
|
3
|
Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu
tư;
|
18
|
11.5%
|
17
|
11.6%
|
10
|
5.0%
|
45
|
8.9%
|
4
|
Xây dựng các ấn phẩm, tài
liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư
|
21
|
13.5%
|
25
|
17.1%
|
27
|
13.4%
|
73
|
14.5%
|
5
|
Các hoạt động tuyên truyền, quảng
bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư
|
25
|
16.0%
|
35
|
24.0%
|
95
|
47.0%
|
155
|
30.8%
|
6
|
Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng
lực về xúc tiến đầu tư
|
17
|
10.9%
|
9
|
6.2%
|
19
|
9.4%
|
45
|
8.9%
|
7
|
Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp,
nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm
năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp
Giấy chứng nhận đầu tư
|
18
|
11.5%
|
16
|
11.0%
|
14
|
6.9%
|
48
|
9.5%
|
8
|
Thực hiện các hoạt động hợp tác
trong nước và quốc tế về xúc tiến
đầu tư
|
24
|
15.4%
|
10
|
6.8%
|
9
|
4.5%
|
43
|
8.5%
|
Các hoạt động XTĐT của các địa phương
được phân bổ tương đối đồng đều, riêng loại hoạt động số 4,5 là: xây dựng các
ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; và tuyên truyền, quảng
bá, giới thiệu về môi trường,
chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư được các địa phương tập trung chú trọng chiếm 30,8% và
14,5% số hoạt động của cả nước.
Đối với 4 vùng Kinh tế trọng điểm
(KTTĐ) Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu long bao gồm 24 tỉnh có
248 hoạt động chiếm 49,2% số hoạt động của cả nước. Các hoạt động XTĐT của các
tỉnh tại khu vực cũng tập trung vào các hoạt động số 4, 5 chiếm 12,5% và 39,5%.
Biểu 2: CÁC
HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2014 PHÂN THEO CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
Loại hoạt động
|
Nội dung
hoạt động
|
Vùng KTTĐ
Bắc bộ
|
Vùng KTTĐ
Trung bộ
|
Vùng KTTĐ
Nam bộ
|
Vùng KTTĐ
ĐBSCL
|
Tổng số
|
|
Số tỉnh
|
7 tỉnh
|
5 tỉnh
|
8 tỉnh
|
4 tỉnh
|
24
|
|
Tổng số hoạt động
|
50
|
79
|
85
|
34
|
248
|
1
|
Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị
trường, xu hướng và đối tác đầu tư
|
6
|
12.0%
|
10
|
12.7%
|
6
|
7.1%
|
0
|
0.0%
|
22
|
8.9%
|
2
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho
hoạt động xúc tiến đầu tư
|
6
|
12.0%
|
10
|
12.7%
|
5
|
5.9%
|
3
|
8.8%
|
24
|
9.7%
|
3
|
Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu
tư;
|
5
|
10.0%
|
6
|
7.6%
|
2
|
2.4%
|
2
|
5.9%
|
15
|
6.0%
|
4
|
Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục
vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư
|
3
|
6.0%
|
11
|
13.9%
|
10
|
11.8%
|
7
|
20.6%
|
31
|
12.5%
|
5
|
Các hoạt động tuyên truyền, quảng
bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư
|
9
|
18.0%
|
24
|
30.4%
|
49
|
57.6%
|
16
|
47.1%
|
98
|
39.5%
|
6
|
Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng
lực về xúc tiến đầu tư
|
8
|
16.0%
|
4
|
5.1%
|
7
|
8.2%
|
3
|
8.8%
|
22
|
8.9%
|
7
|
Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp,
nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm
năng, thị trường, đối tác
và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu
tư
|
4
|
8.0%
|
9
|
11.4%
|
6
|
7.1%
|
2
|
5.9%
|
21
|
8.5%
|
8
|
Thực hiện các hoạt động hợp tác
trong nước và quốc tế về xúc tiến
đầu tư
|
9
|
18.0%
|
5
|
6.3%
|
0
|
0.0%
|
1
|
2.9%
|
15
|
6.0%
|
Các đoàn XTĐT tại nước ngoài của các
địa phương trong năm 2014 là 62 đoàn XTĐT được bố trí tại 2 loại hoạt động số 1
và 5, tập trung vào 17 nước. Trong đó các đối tác chủ yếu là Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ và các nước ASEAN... Ngoài ra, các đoàn khảo
sát thị trường, XTĐT tại Lào, Campuchia và Myanma chủ yếu là các đoàn XTĐT ra
nước ngoài, tìm kiếm mở rộng thị trường, cơ hội và đối tác đầu tư tại thị
trường mới cho các doanh nghiệp trong nước gồm 9 đoàn XTĐT chiếm 14,5%. Về thời
gian tổ chức các đoàn XTĐT tại nước ngoài của các địa phương đa số đều xác định
chung chung, không ghi rõ thời gian thực hiện và không thể hiện cụ thể những
đoàn XTĐT đã thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2014.
Biểu 3: CÁC
ĐOÀN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ PHÂN THEO ĐỐI TÁC NĂM 2014
STT
|
Hoạt động
XTĐT tại nước ngoài
|
Khu vực
phía Bắc
|
Khu vực
miền Trung
|
Khu vực
phía Nam
|
Cả nước
|
1
|
Nhật Bản
|
3
|
21.4%
|
3
|
21.4%
|
5
|
14.7%
|
11
|
17.7%
|
2
|
Hàn Quốc
|
3
|
21.4%
|
1
|
7.1%
|
4
|
11.8%
|
8
|
12.9%
|
3
|
Singapore
|
0
|
0.0%
|
2
|
14.3%
|
1
|
2.9%
|
3
|
4.8%
|
4
|
Đài Loan
|
2
|
14.3%
|
1
|
7.1%
|
2
|
5.9%
|
5
|
8.1%
|
5
|
Malaysia
|
0
|
0.0%
|
0
|
0.0%
|
1
|
2.9%
|
1
|
1.6%
|
6
|
Trung Quốc
|
1
|
7.1%
|
0
|
0.0%
|
3
|
8.8%
|
4
|
6.5%
|
7
|
Lào
|
0
|
0.0%
|
2
|
14.3%
|
2
|
5.9%
|
4
|
6.5%
|
8
|
Hoa Kỳ
|
2
|
14.3%
|
1
|
7.1%
|
4
|
11.8%
|
7
|
11.3%
|
9
|
Úc
|
1
|
7.1%
|
0
|
0.0%
|
2
|
5.9%
|
3
|
4.8%
|
10
|
Ý
|
1
|
7.1%
|
1
|
7.1%
|
0
|
0.0%
|
2
|
3.2%
|
11
|
Thái Lan
|
0
|
0.0%
|
2
|
14.3%
|
1
|
2.9%
|
3
|
4.8%
|
12
|
Hồng Kông
|
1
|
7.1%
|
0
|
0.0%
|
0
|
0.0%
|
1
|
1.6%
|
13
|
Campuchia
|
0
|
0.0%
|
1
|
7.1%
|
2
|
5.9%
|
3
|
4.8%
|
14
|
Myanma
|
0
|
0.0%
|
0
|
0.0%
|
2
|
5.9%
|
2
|
3.2%
|
15
|
UAE
|
0
|
0.0%
|
0
|
0.0%
|
2
|
5.9%
|
2
|
3.2%
|
16
|
Bỉ
|
0
|
0.0%
|
0
|
0.0%
|
2
|
5.9%
|
2
|
3.2%
|
17
|
Mông Cổ
|
0
|
0.0%
|
0
|
0.0%
|
1
|
2.9%
|
1
|
1.6%
|
|
Tổng số
|
14
|
|
14
|
|
34
|
|
62
|
|
3. Về công tác
quản lý Nhà nước đối với hoạt động XTĐT ở cấp địa phương:
Cho đến nay, 53/63 địa phương trong cả
nước đã có tổ chức bộ máy theo hình thức Trung tâm nhằm thực hiện chức năng
XTĐT vào địa phương. Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, Trung tâm
XTĐT của các địa phương được thành lập theo một số mô hình sau đây: Trung tâm
XTĐT trực thuộc UBND cấp tỉnh (tương đương cấp Sở) với chức năng nhiệm vụ xúc
tiến đầu tư, thương mại và du lịch hay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm
26/63 tỉnh, thành phố hoặc trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tương đương cấp
Phòng thuộc Sở) chiếm 27/63 tỉnh, thành phố. Hiện có 10/63 tỉnh, thành phố
không thành lập Trung tâm, các nhiệm vụ XTĐT được giao cho Phòng Kinh tế đối
ngoại của UBND hay Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Biểu 4: THỐNG
KÊ MÔ HÌNH TRUNG TÂM XTĐT CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
STT
|
Mô hình cơ
quan XTĐT
|
Khu vực
Phía Bắc
|
Khu vực
miền Trung
|
Khu vực
phía Nam
|
Tổng
|
1
|
Thành lập
TTXTĐT kết hợp với các
lĩnh vực khác trực thuộc UBND
|
6
|
4
|
16
|
26
|
2
|
Thành lập
TTXTĐT thuộc Sở KH&ĐT
|
17
|
9
|
1
|
27
|
3
|
Không thành
lập TTXTĐT
|
6
|
-
|
4
|
10
|
|
Tổng
|
29
|
13
|
21
|
|
Về chức năng, nhiệm vụ: Các trung tâm
XTĐT được xem như bộ phận chuyên trách thực hiện hoạt động XTĐT. Nhiệm vụ của
các TTXTĐT là: cung cấp các thông tin cho các nhà đầu tư, tư vấn lựa chọn lĩnh
vực, địa điểm đầu tư, thực hiện các chính sách khuyến khích đầu
tư...; cung cấp các dịch vụ như: lập các dự án đầu tư, lập hồ sơ đăng ký
kinh doanh, ưu đãi đầu tư... đồng thời tư vấn triển khai dự án đầu tư. Một số Trung tâm XTĐT
thực hiện quy trình "một cửa” tạo điều
kiện thuận lợi cho việc làm thủ tục đầu tư. Về chức năng XTĐT, các TTXTĐT tham mưu thực
hiện chương trình XTĐT của tỉnh; tổ chức giới thiệu, vận động dự án đầu tư; tổ chức tiếp
xúc giữa nhà đầu tư và chính quyền địa phương, các đối tác tham gia đầu tư.
- Phần lớn các Trung tâm XTĐT ở các địa phương
đều là các đơn vị sự nghiệp có thu; tuy nhiên cũng có địa phương Trung tâm XTĐT
là các đơn vị sự nghiệp không thu.
Việc thành lập các Trung tâm thực hiện
chức năng XTĐT ở các địa phương đã hình thành cơ quan đầu mối trong việc thực
hiện hoạt động XTĐT, thông qua đó hoạt động XTĐT ở các địa phương được tăng
cường và đi vào nề nếp, góp phần quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn ĐTNN
vào các địa phương. Công tác phối hợp giữa trung ương với địa phương cũng như
giữa các địa phương với nhau về xúc tiến đầu tư. Đây là cơ sở cho việc triển
khai các hoạt động XTĐT có quy mô lớn, mang tính chất liên vùng, liên ngành.
4. Thực trạng
công tác xúc tiến đầu tư ra nước ngoài thời gian qua:
a) Thời gian qua, đã có nhiều doanh
nghiệp, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm, dịch vụ, kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu, tìm kiếm nguồn tài
nguyên (đất đai, khoáng sản). Thủ tướng đã phê duyệt Quyết định 236/QĐ-TTg về
thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài với mục tiêu thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư
của các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam ra nước ngoài
nhằm chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện mục tiêu
này, công tác xúc tiến đầu tư đóng một vai trò quan trọng.
Mục tiêu đầu tiên của công tác xúc
tiến đầu tư ra nước ngoài là hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ chế,
chính sách đầu tư ở một số địa bàn cụ thể, tiếp cận, tìm kiếm cơ hội đầu tư
kinh doanh phù hợp. Thời gian qua, đã có nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư ra
nước ngoài được tiến hành, tập trung chủ yếu vào các địa bàn đầu tư lân cận là
Lào, Campuchia và Myanmar, bắt đầu mở rộng sang một số thị trường như Nga, úc,
một số nước Châu Phi. Tuy nhiên, tùy theo quan điểm quản lý đối với đầu tư ra
nước ngoài trong từng thời kỳ, mục tiêu của việc xúc tiến đầu tư ra nước ngoài
cũng có sự thay đổi. Trước một số bất cập, hạn chế của hoạt động đầu tư ra nước
ngoài bộc lộ trong 2 năm trở lại đây, việc xúc tiến đầu tư ra nước bắt đầu có
sự chuyển hướng: bên cạnh mục tiêu kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước
ngoài, còn có mục tiêu hỗ trợ, thúc đẩy triển khai có hiệu quả các dự án đã có,
định hướng các dự án đầu tư mới vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn thuận lợi, có
lợi ích gắn với nền kinh tế trong nước.
b) Các hình thức và các tổ chức tham gia
hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
(i) các hội nghị xúc tiến/hợp tác đầu tư
song phương cấp Thủ tướng Chính phủ; các hội nghị XTĐT song phương/đa phương
cấp Bộ, ngành; các tọa đàm XTĐT giữa các địa phương của Việt Nam với một số địa
phương có quan hệ hợp tác đầu tư lẫn nhau (ví dụ như); phối hợp với các tổ chức
nước ngoài, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam tổ chức các cuộc hội thảo
giới thiệu môi trường đầu tư nước sở tại.
(ii) các hoạt động tập huấn chính sách về
đầu tư ra nước ngoài của các Bộ, ngành để cung cấp các thông tin về chính sách của nhà
nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, chính sách, cơ hội đầu tư
tại một số quốc gia đến các doanh nghiệp, cơ quan quản lý đầu tư ở
địa phương;
(iii) hoạt động xuất bản sách, tài liệu
hướng dẫn thủ tục đầu tư ra nước ngoài và giới thiệu môi trường đầu tư tại một
số nước, giới thiệu danh mục dự án kêu gọi đầu tư của các nước bên ngoài (do cả
cơ quan quản lý trong nước, đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức,
hiệp hội thực hiện);
(iv) thực hiện các hoạt động hợp tác quốc
tế để xúc tiến, hỗ
trợ doanh nghiệp đầu tư và đầu tư có hiệu quả tại nước ngoài;
(v) hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam giải
quyết các khó khăn, vướng mắc tại nước ngoài cũng như các vấn đề vướng mắc
trong nước trong quá trình thực hiện dự án tại nước ngoài;
(vi) tổ chức các đoàn doanh nghiệp ra nước
ngoài để khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư một cách độc lập hoặc đi
theo các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, nhà nước tại nước
ngoài.
Công tác xúc tiến đầu tư ra nước ngoài
có sự tham gia đa dạng của nhiều cơ quan, tổ chức từ các cơ quan quản lý cấp
trung ương (trong đó chủ yếu là Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tư cách cơ quan đầu
mối quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài) đến các địa phương (Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương giáp biên giới Lào, Campuchia, các
địa phương nằm trong khu tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia), các
tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp như VCCI, Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang
Lào, Campuchia và
Myanmar (AVIC, AVIL, AVIM), Hội hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia.
5. Công tác xúc
tiến đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện:
Những năm qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
đã chủ trì thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư gồm tổ chức các hội
nghị/hội thảo/tọa đàm xúc tiến đầu tư, in ấn biên soạn tài liệu hướng dẫn đầu
tư, tập huấn chính sách đầu tư ra nước ngoài, tổ chức các đoàn khảo sát môi
trường đầu tư tại một số địa bàn, tăng cường quan hệ hợp tác với cơ quan quản
lý đầu tư của nước ngoài, tăng cường các hoạt động hỗ trợ giải quyết các khó
khăn vướng mắc của nhà đầu tư Việt Nam khi thực hiện dự án tại nước ngoài.
Công tác xúc tiến đầu tư ra nước ngoài
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung chủ yếu vào các hoạt động hợp tác với cơ
quan quản lý đầu tư của nước ngoài để thu thập thông tin môi trường đầu tư, hỗ
trợ doanh nghiệp đầu tư một cách an toàn, chính thức, thúc đẩy từng dự án triển
khai có hiệu quả tạo nền tảng thu hút các dự án đầu tư mới, nghiên cứu, xây
dựng các cơ chế, chính sách, định hướng đầu tư ra nước ngoài phù hợp với tình
hình. Đối với công tác kết nối đầu tư cần thu hút các tổ chức Hiệp hội tham gia
thực hiện, thúc đẩy triển khai
cụ thể đến từng doanh nghiệp.
Trong năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
mà cụ thể là Cục Đầu tư nước ngoài đăng ký 8 hoạt động xúc tiến đầu tư, trong
đó có 04 đoàn công tác tại các thị trường quan trọng và tiềm năng để khảo sát
cơ hội đầu tư (tại Myanmar) và hỗ trợ thúc đẩy triển khai dự án đã có (tại Lào và
Campuchia). Các hoạt động khác bao gồm: tổ chức Hội nghị XTĐT Việt Nam - Lào
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng chiến lược đầu tư sang Lào, rà
soát toàn bộ các dự án đầu tư ra nước ngoài và xuất bản sách về chính sách pháp
luật liên quan đến đầu tư ra nước ngoài. Đây là các hoạt động đã được tiến hành đều
đặn từ 03 năm trở lại đây và cần thiết duy trì để đáp ứng nhu cầu thúc đẩy hoạt động
đầu tư ra nước ngoài đi vào hiệu quả, đặc biệt theo Chỉ thị 26/CT-TTg ngày
23/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động đầu tư sang Lào
và Campuchia.
II. Đánh giá các
mặt được và hạn chế:
1. Mặt được:
a) Hoạt động XTĐT của các địa phương đã
được xây dựng thành chương trình XTĐT hàng năm, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản
đối với hoạt động XTĐT. Hầu hết các hoạt động phù hợp với: quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của ngành và địa phương; định hướng
của Chính phủ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, có tác động thiết thực
đến việc thu hút các nguồn đầu tư vào các lĩnh vực hoặc địa bàn và mục tiêu
kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Các hoạt động XTĐT đã được triển khai
rộng khắp tại các địa phương của cả nước. Đánh dấu chuyển biến từ XTĐT theo
hướng bị động sang chủ động. Một số địa phương, công ty phát triển hạ tầng KCN
tại các vùng kinh tế trọng điểm, thu hút đầu tư nước ngoài mạnh đã xác định
được các đối tác, thị trường trọng điểm... tạo niềm tin mạnh mẽ với cộng đồng
doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài.
c) Các hoạt động XTĐT được xây dựng tương
đối toàn diện từ khâu nghiên cứu thị trường, xây dựng các kênh xúc tiến hiệu
quả với các các tổ chức ngành nghề, cơ quan XTĐT của các nước đối tác đầu tư
nước ngoài chủ chốt của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan,
Singapore...
d) Hầu hết các địa phương quán triệt
phương thức lồng ghép xúc tiến đầu tư với thương mại và du lịch. Tích cực tham
gia các chương trình XTĐT liên ngành, liên vùng do các Bộ ngành TW tổ chức
trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ
cao...
đ) Trong điều kiện ngân sách hạn chế,
các địa phương đã khuyến khích và tranh thủ các nguồn kinh phí xã hội hóa để
thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động XTĐT ở trong nước và nước ngoài.
e) Đối với hoạt động XTĐT ra nước
ngoài: cùng với sự gia tăng các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp
Việt Nam thời gian qua, công tác xúc tiến đầu tư ra nước ngoài cũng được quan
tâm triển khai ở nhiều cấp. Mặt được của hoạt động này là tạo sự quan tâm của
doanh nghiệp đối với các cơ hội đầu tư ra nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp
tìm kiếm các dự án đầu tư phù hợp, cung cấp thông tin cần thiết để tạo thuận
lợi cho doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu thị trường đầu tư và đặc biệt
là thể hiện cam kết của chính phủ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong quá
trình triển khai dự án tại nước ngoài thông qua quan hệ hợp tác với chính phủ
nước ngoài; các thỏa thuận, cam kết với chính phủ, địa phương nước sở tại. Tại
các thị trường Lào, Campuchia, nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư cấp nhà nước với
sự tham dự của Thủ tướng chính phủ hai nước đã được tổ chức từ năm 2009 đến nay
đã góp phần gia tăng quy mô số lượng dự án, vốn đầu tư sang hai địa bàn này.
Nhiều dự án, thỏa thuận hợp tác đầu tư đã được ký kết triển khai sau các hội
nghị này.
2. Hạn chế:
Bên cạnh những kết quả
đạt được nêu trên, chương trình và hoạt động XTĐT của các địa phương còn bộc
lộ nhiều hạn chế, bất cập cần kiện toàn trong thời gian tới:
a) Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động XTĐT năm 2014:
- Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế XTĐT có hiệu lực vào ngày
1/3/2014, quy định cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp địa phương là Sở Kế hoạch và
Đầu tư. Tuy nhiên, nhiều Sở Kế hoạch và Đầu tư vẫn chưa bám sát vào nhiệm vụ
quản lý nhà nước, phạm vi, đối tượng quản lý ở địa phương; chưa phân biệt rõ giữa trách nhiệm
cơ quan quản lý XTĐT với các Trung tâm, cơ quan thực hiện hoạt động XTĐT.
- Các hoạt động XTĐT chưa được phân loại, bám
sát theo quy định của Quy chế XTĐT, chưa hiểu đúng nội dung của mỗi loại hoạt động XTĐT.
- Các hoạt động XTĐT của các địa phương được
lập kế hoạch từ 2013 trước khi Quy chế XTĐT có hiệu lực 1/3/2014 nên hoạt động
XTĐT của nhiều địa phương chưa được xây dựng thành Chương trình; hoặc các hoạt
động XTĐT có xây dựng thành chương trình nhưng không xác định rõ mục tiêu, nội
dung, tiến độ, đầu mối và kinh phí thực hiện.
- Các báo cáo, chương trình XTĐT được cấp có
thẩm quyền ở địa phương phê duyệt nhưng không phân tích được tính cần thiết,
khả thi của các hoạt động, các hoạt động mang tính chung chung.
b) Thiếu liên kết, phối hợp trong hoạt
động XTĐT: hiện nay các hoạt động XTĐT còn thiếu liên kết giữa các Bộ ngành TW
với nhau và với các địa phương. Công tác phối hợp giữa các đơn vị đầu mối quản
lý nhà nước, bộ phận thực hiện hoạt động XTĐT trong cơ quan cấp Bộ, UBND tỉnh,
Thành phố còn chồng chéo, trùng lặp.
c) Chất lượng và hiệu quả xúc tiến đầu tư
còn thấp: công tác xúc tiến đầu tư còn dàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập
trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm cũng như chưa có sự thống nhất điều
phối để thực hiện đúng mục tiêu. Hoạt động XTĐT thiếu tính chuyên nghiệp, nội
dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, gây lãng phí nguồn
lực.
d) Thông tin, ấn phẩm, tài liệu xúc tiến
đầu tư còn chậm cập nhật, kịp thời: tuy hầu hết các Bộ ngành TW, địa phương đều
có trang thông tin điện tử về xúc tiến đầu tư nhưng các thông tin không thường
xuyên được cập nhật. Hệ thống ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư mới chỉ được
chú trọng vào hình thức thể hiện, các thông tin còn chung chung, không đi sát
với yêu cầu của nhà đầu tư dẫn đến lãng phí, hiệu quả thông tin thấp.
đ) Trình độ năng lực của đơn vị xúc
tiến đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu: trình độ, năng lực của các đơn vị, trung tâm
XTĐT còn khoảng cách khá xa so với trình độ các nước trong khu vực và thế giới.
Các cán bộ phụ trách công tác XTĐT ở địa phương thường xuyên luân chuyển công
tác dẫn đến trình độ cán bộ chưa chuẩn hóa về: nghiệp vụ, ngoại ngữ, khả năng
phân tích tiếp cận thị trường.
e) Công tác xúc tiến đầu tư ra nước ngoài
hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề: nhiều hoạt động tổ chức dồn dập, quy mô lớn
gây lãng phí, chưa có hiệu quả tương xứng (chủ yếu là các hội nghị xúc tiến đầu
tư), các hoạt động hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp, khảo sát thị trường kết
nối đầu tư còn ít, chưa được quan tâm đúng mức; các tài liệu hướng dẫn, giới
thiệu cơ hội đầu tư còn ít, chưa cập nhật, nhân sự và các cơ quan cần thiết tập
trung vào hoạt động xúc tiến, hỗ trợ đầu tư còn thiếu (ví dụ như các bộ phận
xúc tiến đầu tư đặt tại nước sở tại chưa được đầu tư đúng mức).
Phần thứ hai
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN
ĐẦU TƯ NĂM 2015
I. Định hướng xây dựng
Chương trình XTĐT năm 2015
Thực hiện các nội dung về nội dung,
nguyên tắc và yêu cầu đối với hoạt động XTĐT quy định tại Quyết định số
03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế
quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư, Chương trình XTĐT năm 2015
cần bám sát các nội dung sau:
1. Định hướng
chung:
- Chú trọng xây dựng chương trình XTĐT theo
trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Các hoạt động XTĐT phải xác định về tính
khả thi, phương thức, thời gian, kinh phí, tiến độ triển khai;
- Các hoạt động xúc tiến đầu tư phải xây dựng,
tập hợp thành chương trình xúc tiến đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt;
- Coi cải thiện môi trường đầu tư là trọng tâm
công tác XTĐT. Lấy công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ làm hạt nhân hỗ trợ các nhà
đầu tư giải quyết khó khăn trong quá trình triển khai đầu tư, kinh
doanh nhanh chóng, hiệu quả;
- Tăng cường liên kết các hoạt động
xúc tiến đầu tư với các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và các chương trình tuyên truyền đối ngoại;
- Kiện toàn công tác phối hợp trong công tác
XTĐT giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các Bộ ngành liên quan ở cấp Trung ương; cơ chế
phối hợp giữa Sở Kế
hoạch và Đầu tư với các đơn vị thực hiện hoạt động XTĐT của địa phương ở cấp
tỉnh.
2. Định hướng
xây dựng chương trình XTĐT theo ngành, lĩnh vực:
Định hướng xây dựng chương trình XTĐT
theo ngành, lĩnh vực tập trung theo:
a) Lợi thế của từng vùng, từng ngành để
phát huy hiệu quả đầu tư của địa phương; đảm bảo tính liên vùng, liên ngành,
không vì lợi ích cục bộ của địa phương ảnh hưởng tới quy hoạch chung; đảm bảo
lợi ích tổng thể quốc gia và tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng
mới.
b) Trong năm 2015, chú trọng xúc
tiến các dự án thuộc các lĩnh vực:
i) Cơ sở hạ tầng: giao thông,
cảng biển, năng lượng trọng điểm theo các hình thức BOT, PPP có ý nghĩa lan tỏa
đối với phát triển kinh tế-xã hội của vùng và tỉnh. Các dự án hạ tầng xã hội:
bệnh viện, trường đại học, dạy nghề ...phù hợp với quy hoạch phát triển kinh
tế-xã hội của ngành và địa phương.
ii) Công nghiệp hỗ trợ: Theo quy
định của Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành Công
nghiệp hỗ trợ, các lĩnh vực tập trung xúc tiến:
- Linh kiện phụ tùng: là lĩnh vực sản
xuất linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm, cung cấp cho việc sản xuất lắp ráp
sản phẩm cuối cùng trong các ngành công nghiệp chế tạo (bao gồm cả công nghiệp
công nghệ cao)
và
cả linh kiện phụ tùng thay thế.
- Lĩnh vực CNHT cho công nghiệp dệt may và da
giày: là lĩnh vực sản xuất vật liệu và phụ kiện cung cấp cho
việc tạo nên sản phẩm cuối cùng cho ngành may mặc và giày dép.
- Lĩnh vực CNHT cho công nghiệp công nghệ cao:
là lĩnh vực sản xuất vật liệu và lĩnh vực thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần
mềm và dịch vụ
phục
vụ cho việc tạo nên sản phẩm cuối cùng cho các ngành công nghiệp công nghệ cao.
- Giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030, ưu
tiên thu hút đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất, phát triển công nghiệp hỗ trợ
trong ba lĩnh vực quan trọng là:
- Lĩnh vực linh kiện, phụ tùng: gồm linh kiện,
phụ tùng kim loại; linh kiện, phụ tùng nhựa - cao su; linh kiện, phụ tùng điện
- điện tử;
- Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp
dệt may và da giày; Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao:
gồm lĩnh vực vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và lĩnh vực
thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ phục vụ các ngành công nghiệp
công nghệ cao.
iii) Nông nghiệp: xúc tiến đầu
tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền
vững. Cụ thể là:
- Chọn tạo nhân giống cây trồng, giống vật nuôi
và giống thủy sản cho năng suất, chất lượng cao;
- Phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và
thủy sản;
- Nghiên cứu quy trình công nghệ trong sản xuất
công nghệ cao;
- Tạo ra các loại vật tư máy móc, thiết bị sử
dụng trong nông nghiệp;
- Bảo quản chế biến sản phẩm nông nghiệp;
- Phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao tại Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông
Cửu long.
- Chính sách khuyến khích Doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP
ngày 19/12/2013 và Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư Quốc gia tại Quyết định
630/QĐ-TTg ngày 29/4/2014.
iv) Đón đầu Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương - TPP: chú trọng thu hút các dự
án trong các ngành Việt Nam có ưu thế khi Việt Nam ký kết gia
nhập Hiệp định TPP như: dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ và nông sản.
c) Chọn lọc các dự án có chất lượng, có
giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường,
đặc biệt trong lĩnh vực công
nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ
tầng, đào tạo nguồn nhân lực
chất
lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại.
d) Tăng cường xúc tiến các dự án
quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó
xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ; khuyến khích các
dự án công nghiệp chuyển dần từ gia công sang sản xuất; lựa chọn các nhà đầu tư
lớn, có uy tín đầu tư phát triển thị trường tài chính; đồng thời, chú trọng
đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành kinh tế, từng địa
phương.
3. Định hướng
xây dựng chương trình XTĐT theo đối tác xúc tiến đầu tư:
Các đối tác xúc tiến đầu tư phải đảm
các nguyên tắc:
- Nhà đầu tư phải có chiến lược, định hướng mở rộng thị
trường và đầu tư lớn sang khu vực và Việt Nam.
- Cam kết, định hướng đầu tư lâu dài trong khu
vực và Việt Nam
- Đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, tạo
thêm giá trị gia tăng, sử dụng nhiều lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.
- Góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ
của Việt Nam, góp phần hoàn thiện giá trị cho cụm liên kết ngành, tạo cơ hội
cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các sản
phẩm tiêu dùng trong nước, thay thế hàng nhập khẩu.
- Tạo nhiều việc làm trong dài hạn.
- Không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng
lượng.
Trên cơ sở đó chú trọng vào một số đối
tác:
- Với đối tác Nhật Bản: cần thúc đẩy những lĩnh
vực hợp tác trong chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp
tác với Nhật Bản hướng tới 2020 tầm nhìn 2030 trong 6 lĩnh vực (chế biến nông
thủy sản, máy nông nghiệp, điện tử, sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, đóng tàu và
công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng), hướng vào các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Đây là tiền đề tốt để định hướng cho các cơ quan của chính phủ và doanh
nghiệp của hai bên.
- Với Hàn Quốc: tập trung vào các lĩnh vực điện
tử, sản xuất cơ khí, năng lượng,
công nghiệp nặng và thiết bị công nghiệp, chế biến nông thủy sản... Riêng đối
với lĩnh vực dệt may, để đón đầu Hiệp định TPP và FTA Việt Nam-Hàn Quốc, lựa
chọn một số địa phương phù hợp để thu hút nhà đầu tư Hàn Quốc vào đầu tư trong
lĩnh vực dệt, nhuộm ...
- Với đối tác Đài Loan: trong thời gian tới cần
tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trên địa
bàn, đặc biệt tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp bị tác động của các cuộc biểu
tình vào tháng 5/2014.
- Riêng với Mỹ và EU: cần xây
dựng chính sách xúc tiến riêng, tiếp cận các công ty tài chính, tư vấn quốc tế
và hướng tới các Tập đoàn đa quốc gia hướng tới các ngành dịch vụ chất lượng
cao, dịch vụ tài chính, y tế, giáo dục, phát triển năng lượng, cơ sở hạ tầng...
(chi tiết về xu hướng đầu tư và định hướng XTĐT của một số đối tác trọng điểm
tại Phụ lục số 4 kèm theo).
4. Định hướng xây dựng hoạt động xúc
tiến đầu tư ra nước ngoài năm 2015
a) Định hướng chung:
Công tác xúc tiến đầu tư ra nước ngoài
cần tập trung, có trọng điểm, tránh dàn trải, đều đặn một cách kém hiệu quả,
tránh các hoạt động phô trương không cần thiết, có mục tiêu cụ thể gắn liền với
định hướng quản lý đầu tư ra nước ngoài trong từng thời kỳ.
Từng hoạt động cần chú trọng vào chất
lượng, công tác chuẩn bị và theo dõi kết quả, đúc rút kinh nghiệm, đánh giá để
có các điều chỉnh cần thiết đối với các hoạt động xúc tiến sau.
Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức xúc
tiến đầu tư, nguồn lực xúc tiến đầu tư (mở rộng việc xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua
việc hợp tác với các cơ quan, tổ chức nước ngoài tổ chức các chương trình tại
Việt Nam để tiết kiệm chi phí, tăng cơ hội tiếp cận thông tin của doanh nghiệp
có nhu cầu đầu tư).
Có sự liên kết, phối hợp giữa các hoạt
động xúc tiến đầu tư của các cấp ngành, địa phương, tổ chức liên quan để tạo
sức mạnh tổng hợp, tăng hiệu quả, giảm chi phí của các hoạt động; Xây dựng và
kiện toàn cơ chế thông tin, phối hợp về công tác xúc tiến đầu tư ra nước ngoài
giữa cấp trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý đầu mối về
đầu tư ra nước ngoài là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan.
Các cơ quan nhà nước
tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư có sự hợp tác với cơ quan quản lý của
nước ngoài, tập trung xây dựng đề xuất cơ chế Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp,
tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho đầu tư ra nước ngoài, tích cực đàm phán
các thỏa thuận song phương, đa phương tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư của
doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài.
Các địa phương đan xen lồng ghép việc
xúc tiến đầu tư trong hợp hệ hợp tác với các tỉnh, thành phố ở nước ngoài nhằm
phát huy thế mạnh của doanh nghiệp trong tỉnh, đặc biệt là các địa phương giáp
biên giới Lào, Campuchia.
b) Định hướng ngành, địa bàn: Trong năm
2015, tiếp tục khuyến khích đầu tư ra nước ngoài đối với:
- Các địa bàn khai thác và phát huy thế mạnh
của các thành phần kinh tế Việt Nam trong đầu tư vào các thị trường truyền thống như
Lào, Campuchia,
Myanmar, Liên Bang Nga..., từng bước mở rộng đầu tư sang các nước và thị trường
mới như Mỹ La Tinh, Đông Âu,
châu Phi dựa trên cơ sở lợi thế so
sánh và thực lực của các thành phần kinh tế Việt Nam.
- Lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ
các loại, vận tải, xây dựng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trồng cây công
nông nghiệp, đặc biệt thúc
đẩy doanh nghiệp đã có sản phẩm dịch vụ tốt, mở rộng thị trường sang nước
ngoài, các dự án đầu tư đi theo, hỗ trợ các dự án đầu tư đã có tại nước ngoài.
- Khuyến khích và hỗ trợ các dự án đầu tư ra
nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Các hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước
ngoài phải đảm bảo có mục tiêu rõ ràng, cần thiết, có nội dung cụ thể, thiết
thực, không phô trương mà đi vào chiều sâu, tác động đến nhiều doanh nghiệp,
đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư Việt
Nam khi đầu tư ra
nước ngoài.
II. Tiêu chí xây
dựng nội dung các hoạt động XTĐT:
Trên cơ sở rà soát, đánh giá các
chương trình, hoạt động XTĐT của các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và
Thành phố trực thuộc Trung Ương năm 2014, công tác xây dựng chương trình, nội
dung hoạt động XTĐT cần thực hiện như sau:
1. Hoạt động nghiên cứu,
đánh giá tiềm năng thị
trường, xu hướng và đối tác đầu tư:
- Hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường,
xu hướng và đối tác đầu tư cần được tiến hành trước khi triển khai các hoạt
động xúc tiến vào từng dự án hay cụm dự án đầu tư trọng điểm. Xác định rõ nhu cầu của từng
đối tác để xác định phương thức, kênh liên lạc và hình thức tổ
chức xúc tiến hiệu quả. Các hoạt động XTĐT chỉ triển khai trên cơ sở nghiên
cứu, đánh giá cụ thể.
- Đối với các đoàn nghiên cứu, khảo sát, hội
thảo tại nước ngoài chỉ tiến hành đối với các chương trình, dự án trọng điểm,
được các đối tác nước ngoài thực sự quan tâm hợp tác đầu tư.
2. Hoạt động xây
dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu
tư:
- Thường xuyên cập nhật các định hướng, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực trên địa bàn của địa phương
công khai trên các kênh thông tin điện tử của UBND tỉnh, Thành phố.
- Chú trọng cập nhật các thông tin chuyên đề về
các ngành, lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư trên địa bàn.
3. Hoạt động xây
dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư:
- Đối với danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của
địa phương đã được công bố phải tiến hành rà soát thực trạng các dự án kêu gọi
(các dự án đã được thực hiện; các dự án đã có chủ đầu tư hay cấp chủ trương đầu
tư; các dự án rút khỏi danh mục...). Danh mục dự án sau khi rà soát cần công
khai trên các kênh thông tin, điện tử chính thức của địa phương.
- Đối với việc xây dựng mới danh mục dự án kêu
gọi đầu tư cần lưu ý: chỉ đưa các dự án nằm trong quy hoạch, định hướng phát
triển của địa
phương, không đưa các dự án đã có chủ đầu tư hay đã được cấp chủ trương đầu tư
vào danh mục dự án kêu gọi.
- Danh mục dự án kêu gọi đầu tư phải phân biệt
rõ giữa các dự án
kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) với các dự án kêu gọi đầu tư nước
ngoài (FDI) hay vốn đầu tư trong nước.
4. Hoạt động xây
dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư:
- Các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động
xúc tiến đầu tư cần cập nhật thông tin thường xuyên. Chú trọng ấn phẩm chuyên
đề vào các ngành, lĩnh vực mà địa phương ưu tiên phát triển, có thế mạnh.
- Khi xây dựng, soạn thảo các ấn phẩm, tài liệu
cần cân nhắc hiệu quả sử dụng đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp sử dụng. Đổi mới hình
thức, áp dụng công nghệ mới vào xây dựng ấn phẩm để tiết kiệm kinh phí như:
sách điện tử, bài trình bày được cập nhật trên các trang điện tử...
5. Hoạt động
tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ
hội đầu tư:
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về
việc tiết kiệm ngân sách cho các đoàn công tác nước ngoài, hoạt động tuyên
truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu
tư tại nước ngoài cần được các địa phương triển khai theo hướng:
- Hạn chế các đoàn công tác XTĐT chỉ mang tính
tuyên truyền chung, chỉ tổ chức đoàn công tác xúc tiến khi đã xác định được các
đối tác, dự án cụ thể.
- Tăng cường khả năng liên kết vùng giữa
các tỉnh trong tổ chức các đoàn vận động XTĐT tại nước ngoài.
- Các địa phương chủ động liên hệ, kết nối,
tham gia với các chương trình XTĐT của các Bộ ngành để tiết giảm chi phí các
đoàn XTĐT ở các thị
trường trọng điểm.
- Các địa phương đăng tải thông tin kế hoạch tổ
chức các chương trình vận động đầu tư trong nước và nước ngoài trên cổng thông
tin điện tử để
cộng đồng doanh
nghiệp đăng ký tham gia.
6. Hoạt động đào tạo, tập
huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư:
- Kiện toàn tổ chức cán bộ làm công tác XTĐT,
có kế hoạch đào tạo dài hạn cho các cán bộ làm công tác XTĐT. Ưu tiên tuyển dụng các cán bộ có năng
lực và kinh nghiệm về nghiệp vụ, ngoại ngữ, khả năng phân tích tiếp cận thị
trường.
- Tăng cường đào tạo cán bộ tại chỗ bằng cách mời các
chuyên gia trong nước, quốc tế hỗ trợ thực hiện hoạt động XTĐT cụ thể, từng
bước nâng cao trình độ cán bộ chuyên trách làm XTĐT.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục duy trì tổ
chức các khóa đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc liên trong các
ngành, lĩnh vực hàng năm.
7. Hoạt động hỗ trợ
doanh nghiệp, nhà đầu tư:
Hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư là nội
dung cơ bản của XTĐT tại chỗ. Xác định rõ đầu mối, cơ quan hỗ trợ nhà đầu tư ở
địa phương; xây dựng mô hình tổ công tác liên ngành đối với các dự án trọng điểm;
cán bộ chuyên trách đối với từng cộng đồng doanh nghiệp; hỗ trợ nhà đầu tư từ
khâu tìm hiểu cơ hội đầu tư, luật pháp chính sách đến giải quyết các khó khăn cụ thể.
8. Hoạt động hợp tác
về xúc tiến đầu tư:
- Tăng cường liên kết giữa các địa phương trong
vùng đối với xúc tiến đầu tư vào ngành, lĩnh vực mà vùng có thế mạnh.
- Kết nối, hợp tác với các tổ chức, hiệp hội
doanh nghiệp, ngành nghề để xây dựng kênh thông tin hiệu quả về môi trường đầu
tư địa phương.
- Phối hợp với các Bộ ngành TW trong việc hợp
tác với các tổ chức, hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong
các ngành, lĩnh vực ưu tiên xúc tiến đầu tư.
Phần thứ ba
TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG XTĐT
6 THÁNG CUỐI NĂM 2014 VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH XTĐT NĂM 2015
I. Triển khai các
hoạt động XTĐT 6 tháng cuối năm 2014
1. Thực hiện Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày
14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý nhà nước
đối với hoạt động xúc tiến đầu tư có hiệu lực ngày 01 tháng 3 năm 2014, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đã công văn 2609/BKHĐT-ĐTNN ngày 28/4/2014 đề nghị các Bộ và
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW rà soát và điều chỉnh các Chương trình,
hoạt động XTĐT năm 2014 theo quy định của Quy chế; tổ chức 03 hội nghị hướng
dẫn triển khai Quyết định 03 tại khu vực các tỉnh phía Bắc, miền Trung, phía
Nam vào tháng 6, 7 năm 2014.
2. Để đảm bảo các đoàn công tác tuyên truyền, vận
động XTĐT tại nước ngoài của các Bộ ngành TW, địa phương trong 6 tháng cuối năm
không trùng lặp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị:
- Các địa phương có chương trình XTĐT tại nước
ngoài trùng lặp về địa bàn, thời gian, lĩnh vực, ngành nghề với chương trình
XTĐT tại nước ngoài của các Bộ ngành TW (danh sách chương trình XTĐT tại
nước ngoài của các Bộ năm 2014 xin gửi kèm theo) thì chủ động phối hợp với
các Bộ để tiến hành triển khai.
- Bộ Ngoại giao thông báo với các Cơ quan đại
diện tại nước ngoài về các hoạt động XTĐT của các Bộ ngành và địa phương tại
địa bàn quản lý (danh sách chương trình XTĐT tại nước ngoài của các địa
phương năm 2014) để phối hợp, hỗ
trợ các địa phương trong công tác triển khai hoạt động.
- Trước khi tổ chức đoàn XTĐT tại nước ngoài,
các Bộ ngành TW, địa phương có công văn thông báo với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện tại nước ngoài để phối hợp
thực hiện.
II. Tiến độ xây
dựng Chương trình XTĐT năm 2015
Các nội dung quy trình, tiến độ và
nhiệm vụ xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2015 của các Bộ, Ủy ban nhân
dân các tỉnh và Thành phố
trực thuộc Trung Ương được thực hiện theo Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày
14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý nhà nước
đối với hoạt động xúc tiến đầu tư. Cụ thể như sau:
- Các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và
Thành phố căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hướng dẫn của Bộ Tài
chính và điều kiện của Bộ, ngành, địa phương mình, tiến hành xây dựng Chương
trình xúc tiến đầu tư năm
2015 gửi
báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước
ngày 15 tháng 9 năm 2014.
- Trong tháng 10 năm 2013, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư cho ý kiến về
Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2015 của các bộ, ngành, địa phương và tiến
hành tổng hợp Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2015 của cả nước.
- Trước ngày 10 tháng 11 năm 2014, các Bộ,
ngành, địa phương, tiếp thu
ý kiến của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, hoàn chỉnh Chương trình
xúc tiến đầu tư năm 2015 gửi lại Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ
tướng Chính phủ.
- Báo cáo Chương trình XTĐT 2015 của Quý đơn vị
gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời gửi kèm file theo địa chỉ e-mail: xtdt_fia@mpi.gov.vn trước ngày
15 tháng 9 năm 2014.
- 01 bản gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng
hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với các địa phương gửi thêm 01 bản cho
Trung tâm XTĐT cấp Vùng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo
cáo:
+ Khu vực phía Bắc: gửi về Trung tâm
XTĐT Phía Bắc. Địa chỉ: 65 Văn Miếu, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại:
04.37474140, fax: 04.37343 769.
+ Khu vực miền Trung: gửi về Trung tâm
XTĐT miền Trung. Địa
chỉ: số 103 Lê Sát, Quận
Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Điện thoại: 0511.3797689,
fax: 0511.3797679.
+ Khu vực phía Nam: gửi về Trung tâm
XTĐT
phía
Nam. Địa chỉ: số 178 Nguyễn
Đình Chiểu, Phường
6,
Quận 3, TP.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.39306671, fax: 08.39305413.
- Báo cáo Chương trình XTĐT 2015 của các đơn vị
gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đề cương báo cáo xin gửi kèm
theo tại Phụ lục 1) bao gồm:
+ Chương trình xúc tiến đầu tư năm
2015 (theo mẫu Biểu thống kê quy định tại
Quyết định 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ);
+ Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư
của Bộ, địa phương;
+ Danh mục các dự án trọng điểm đang
đàm phán, xúc tiến đầu tư trên địa bàn, hoặc trong phạm vi lĩnh vực của Bộ, địa
phương;
+ Các chính sách, cải cách hành chính,
cải thiện môi trường đầu tư của đơn vị.
Trên đây là nội dung hướng dẫn xây
dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2015. Đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân các
tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung Ương căn cứ vào Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg
ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý nhà
nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư; hướng dẫn này; hướng dẫn của Bộ Tài
chính và tình hình, đặc điểm cụ thể của từng Bộ, ngành, địa phương khẩn trương
xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2015 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để
tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận:
-
Văn
phòng Chính phủ (để b/c TTCP);
- Các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương;
- UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương;
- Các
Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Các Trung
tâm XTĐT;
- Các Ban quản lý
KCN&KKT;
- Bộ
KH&ĐT: Lãnh đạo Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, Cục
ĐTNN (09b)
|
BỘ TRƯỞNG
Bùi Quang Vinh
|
PHỤ LỤC 1:
MẪU BÁO CÁO
CHƯƠNG TRÌNH XTĐT NĂM 2015
Phần thứ nhất. Thực
trạng hoạt động xúc tiến đầu tư
- Kết quả đạt được
- Những hạn chế, bất cập
- Nguyên nhân của hạn chế, bất cập (khách quan/
chủ quan)
Phần thứ 2. Nội dung
Chương trình XTĐT của địa phương/ đơn vị
- Quan điểm, định hướng, mục tiêu
- Chương trình XTĐT: phân theo 8 nội dung hoạt
động XTĐT
- Giải pháp thực hiện
Phần thứ 3. Tổ chức
thực hiện
Phần thứ 4. Phụ lục
gửi kèm báo cáo
+ Chương trình XTĐT năm 2015 (theo
mẫu Biểu thống kê quy định tại Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của
Thủ tướng Chính phủ);
+ Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư
của đơn vị;
+ Danh mục các dự án trọng điểm
đang đàm phán, xúc tiến đầu tư trên địa bàn;
+ Các chính sách, cải cách hành chính,
cải thiện môi trường đầu tư của đơn vị.
PHỤ LỤC 2:
MẪU - TỔNG
HỢP ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quy chế quản lý Nhà nước đối
với hoạt động xúc
tiến đầu tư)
TÊN BỘ, UBND CẤP TỈNH, BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ
Hà Nội, ngày tháng năm 201...
TỔNG HỢP ĐỀ
XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2015
STT
|
Loại hoạt
động xúc tiến đầu tư
|
Thời gian
tổ chức
|
Đơn vị đầu mối tổ chức thực
hiện
|
Thời gian tổ
chức
thực
hiện
|
Địa điểm tổ
chức
|
Mục
đích/Nội dung của hoạt động
|
Ngành/ lĩnh vực kêu gọi đầu tư
|
Địa bàn/tỉnh/ vùng kêu
gọi đầu tư
|
Căn cứ khai hoạt động
|
Đơn vị phối
hợp
|
Kinh phí
(triệu đồng)
|
Trong nước
|
Nước ngoái
|
Tổ chức/ Cơ
quan
trong nước
|
Tổ chức/ cơ quan
nước
|
Doanh
nghiệp
|
Ngôn sách cấp
|
Chương trình XTĐT Quốc gia
|
Khác (tài trợ)
|
Trong nước
|
Nước ngoài
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
1
|
Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị
trường, xu
hướng và đối tác đầu tư
- Hoạt động 1:...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu phục
vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Hoạt động 1:...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu
tư;
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu
phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá,
giới thiệu về môi trường,
chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực
về xúc tiến đầu tư
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Hỗ trợ các tổ chức, doanh
nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách,
thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu
tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Thực hiện các hoạt động hợp tác trong
nước và quốc tế về xúc tiến đầu
tư
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 3:
TỔNG HỢP ĐOÀN
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2014
STT
|
Tên hoạt động
|
Tỉnh
|
Thời gian
tổ chức
|
Đơn vị quản
lý hoạt động theo thẩm quyền
|
Đơn vị đầu mối tổ
chức thực hiện
|
Thời gian tổ chức thực hiện
|
|
Mục đích/
Nội dung của hoạt động
|
Ngành/ lĩnh vực kêu
gọi đầu tư
|
Địa bàn/ tỉnh/ vùng
kêu gọi
|
Căn cứ
triển khai hoạt động
|
Đơn vị phối hợp
|
Nước ngoài
|
Tổ chức/ cơ quan
|
Tổ chức/cơ quan
|
Doanh nghiệp
|
Trong nước
|
Nước ngoài
|
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
1
|
Thực hiện các
hoạt động hợp tác trong
nước và quốc tế về xúc tiến
đầu
tư
|
Bắc Kạn
|
Cả năm 2014
|
Trung tâm
xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Bắc Kạn
|
|
Cả Năm 2014
|
Quốc tế
|
Xúc tiến
đầu tư, kêu gọi các dự án đầu tư vào tỉnh
|
|
|
Quyết định
số 465/QĐ-UBND ngày 20/3/2014
về việc phê duyệt
kế hoạch thực hiện chương trình XTĐT, Thương mại & Du lịch năm 2014
|
|
|
|
|
2
|
Tổ chức đoàn xúc tiến
đầu tư tại nước ngoài
|
Bắc Giang
|
Năm 2014
|
Cty CP KCN
Sài Gòn - Bắc Giang
|
|
Quý II
|
Nhật Bản (hoặc Hàn Quốc)
|
|
|
|
Kế hoạch số
3580/KH-UBND
|
Ban QL KCN
|
|
Cty CP KCN
Sài Gòn - Bắc Giang
|
|
3
|
Tổ chức
đoàn xúc tiến đầu tư tại nước ngoài
|
Bắc Giang
|
Năm 2014
|
Cty CP KCN
Sài Gòn - Bắc Giang
|
|
Quý III
|
Trung Quốc (hoặc Đài Loan)
|
Đánh giá
nguồn cung sản phẩm BĐS trong thời gian tới, định hướng và quỹ đất kêu gọi đầu tư BĐS
của thành phố để phục vụ
công tác Xúc tiến đầu tư.
|
Bất động
sản
|
|
Kế hoạch số
3580/KH-UBND
|
Ban QL KCN
|
|
Cty CP KCN Sài
Gòn - Bắc Giang
|
|
4
|
Phối hợp
với Báo, Đài Trung ương và địa phương tuyên truyền
|
Bắc Giang
|
Năm 2014
|
Sở Kế hoạch
và Đầu tư
|
|
|
Đài Loan
|
Tham gia các cuộc
tiếp xúc, gặp gỡ với các cơ quan,
tổ chức,
doanh nghiệp và nhà đầu tư
|
|
|
Kế hoạch số
3580/KH-UBND
|
Báo chí,
Đài truyền hình Trung
ương
|
|
|
|
5
|
Chương
trình xúc tiến đầu tư của Lãnh đạo UBND tỉnh cùng một số sở ngành tại Úc
|
Hải Dương
|
Trong tháng 6 năm
2014
|
Ban điều
phối Vùng Duyên hải Miền
trung
|
Trong tháng
6 năm 2014
|
|
Úc
|
Nghiên cứu,
đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư
|
Sản xuất
công nghiệp, sản xuất nước sạch và xử lý môi trường
|
Trong và
ngoài nước
|
|
|
|
|
Trong nước
|
6
|
Tham dự các
lớp tập huấn kỹ năng do Bộ KHĐT và các tổ chức khác tổ chức
|
Hải Phòng
|
Quý I - IV
|
Sở KHĐT,
BQLKKT
|
Quý I - IV
|
|
Nước ngoài
|
|
|
|
KHXTĐT năm
2014 của TP
|
|
|
|
|
7
|
Xây dựng cơ
sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư
|
Hưng Yên
|
Quý II, IV
|
Trung tâm
XTĐT và HTDN
|
Qúy II, IV
|
|
Nước ngoài
|
giới thiệu môi trường
đầu tư thông qua các kênh truyền thông
|
|
|
QĐ
916/QĐ-UBND ngày 05/5/2010 của UBND TỈNH
|
|
|
|
|
8
|
Trợ giúp
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV
|
Lai Châu
|
Năm 2014
|
Sở Kế hoạch
và Đầu tư
|
Năm 2014
|
|
|
Hỗ trợ về
khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp
|
|
Tỉnh Lai
Châu
|
Nghị định
số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009; Văn bản số 953/KH-UBND ngày 30/7/2013 của
UBND tỉnh Lai Châu về trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNVV năm 2014
|
|
|
Trong nước
|
|
9
|
Tổ chức
đoàn đi khảo sát, xúc tiến đầu tư tại nước ngoài
|
Nam Định
|
Quý I đến
quý IV/ 2014
|
Sở
KH&ĐT, Ban QL các KCN
|
10 ngày
|
|
Hong Kong
|
Khảo sát,
nghiên cứu tiềm năng thế
mạnh, xu hướng đầu tư và
kêu gọi nhà đầu tư đầu tư vào tỉnh Nam Định
|
Dệt may,
Sản xuất sản phẩm công nghệ cao
|
Trong và
ngoài KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định
|
Kế hoạch
được UBND tỉnh phê duyệt
|
UBND tỉnh, Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Ban QL các KCN và các đơn vị liên quan
|
|
Cty CP Vinatex
|
Sở
KH&ĐT, Ban QL các KCN
|
10
|
Tổ chức
Đoàn công tác XTĐT, Thương mại và Du lịch của tỉnh phối hợp với ĐSQ Hàn
Quốc, Nhật Bản tại VN; Đại diện
các tổ chức của
KOTRA, KCCI, JETRO, JICA tại VN; Bộ Ngoại giao VN, Cục Đầu tư NN, Bộ KH-ĐT,
Trung tâm XTĐT phía Bắc
|
Vĩnh Phúc
|
tháng 4/2014
|
Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu
tư tỉnh
|
12 -14 ngày
|
có
|
|
Thăm và làm
việc với ĐSQ VN tại Nhật
Bản, Hàn Quốc, Tổng Lãnh sự quán VN tại Osaka;
- Thăm và làm
việc với chính quyền các tỉnh
Shizuoka, Hamatsu (Nhật Bản), tỉnh Chungcheobuk Hàn Quốc);
Tổ chức Hội
thảo XTĐT của tỉnh tại Yokohama và Osaka (NB), Seoul (HQ)
|
Tại Nhật Bản: Công nghiệp
cơ khí (sản xuất, lắp ráp ô tô, xe
máy...) và Công
nghiệp phụ trợ của
ngành sản
xuất, lắp ráp ô tô
và phụ tùng ô tô, xe máy; công nghiệp
điện tử, công nghệ cao, đầu tư hạ tầng KCN
- Tại Hàn
Quốc: Công nghệ
điện tử, viễn thông và công nghiệp phụ trợ, dự án du
lịch dịch vụ, trường đại học, bệnh viện quốc tế ....
|
Tokyo, Yokohama, Shizuoka, Hamamat su, Osaka (Nhật Bản);
"- Seoul, Chungcheonbuk (Hàn Quốc)
|
Thông báo của Thường trực
TU số 1303-TB/TU ngày
17/02/2014; văn bản số 945/UBND-TH2
ngày 06/3/2014 của UBND tỉnh về việc xây dựng chương
trình XTĐT của tỉnh và tổ chức các chuyến công tác XTĐT tại nước
ngoài năm 2014
|
|
|
Công ty tư vấn ĐT, Chủ đầu tư tầng KCN của tỉnh;
|
Công ty Tư
vấn
N&V (Nhật Bản) KCCI (Hàn Quốc)
|
11
|
Tuyên
truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng
và cơ hội đầu tư
|
Vĩnh Phúc
|
cả năm
|
Ban Xúc
tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh
|
cả năm
|
|
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý, Hoa
Kỳ
|
Tuyên
truyền, giới thiệu cơ hội và chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của
tỉnh trên các phương tiện thông tin
đại chúng của TW và địa phương;
- Tham gia
các hội nghị, hội thảo diễn đàn... do các Bộ
ngành TW tổ chức (Hội chợ VN EXPO 2014 do Cục XTTM, Bộ CT tổ chức);
- Nâng cấp
và cập nhật
trang thông tin điện tử và cổng thông tin đối thoại doanh nghiệp chính quyền của IPA Vĩnh Phúc
|
Công nghệ
điện tử, tin học, viễn thông; công nghiệp cơ khí (sản xuất, lắp ráp ô
tô, xe máy...) và công nghiệp hỗ trợ của ngành điện tử, tin học viễn thông và cơ khí; vật liệu
mới; xây dựng phát triển hạ tầng KCN; dự án du lịch dịch vụ, khách sạn nhà
hàng cao cấp, dịch vụ logistics; dự án giáo dục đào tạo và y tế...;
|
Nhật Bản,
Hàn Quốc, Mỹ, Italia
|
QĐ số
1889/QĐ- UBND của UBND tỉnh ngày 08/8/2012
|
Báo Đầu tư,
Báo VN Investment Review,
Báo VN Business Forum, Báo
Diễn đàn DN (VCCI)
|
KOTRA, KCCI, JETRO, JICA, EROCHAM
|
Các công ty Đầu
tư phát triển hạ tầng KCN của
tỉnh
|
|
12
|
Tham gia
đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển KCN tại nước ngoài
|
Thừa Thiên Huế
|
Cả năm
|
|
|
Cả năm
|
Nhật Bản,
Đài Loan
|
Học tập
kinh nghiệm phát triển các KCN
|
-
|
Đài Loan,
Nhật Bản
|
Chương
trình XTĐT quốc gia
|
Bộ KH&ĐT
|
Hiệp hội Đài thương
|
-
|
-
|
13
|
Nghiên cứu,
đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư
(Hoạt động 2)
|
Bình Định
|
|
UBND tỉnh Bình Định
|
Sở KH&ĐT
|
Quý 2/2014
|
Osaka, Nhật
Bản
|
Xúc tiến
đầu tư, thương mại
|
Thủy sản;
công nghiệp phụ trợ, đào tạo tiếng Nhật, khoáng sản
|
Nhật Bản
|
Kế hoạch
hoạt động đối ngoại năm 2014 số 71/TU ngày 30/12/2013 của Tỉnh ủy Bình Định
|
TLS quán VN
tại Osaka
|
|
Các DN trong nước
|
|
14
|
Nghiên cứu, đánh
giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư (Hoạt động 4)
|
Bình Định
|
|
UBND tỉnh
Bình Định
|
Sở KH&ĐT
|
Quý 3/2014
|
Nam Lào
|
Xúc tiến
đầu tư, thương mại; hỗ trợ hợp tác
|
Nông
nghiệp, công nghiệp, giáo dục đào tạo, du lịch, y tế,
|
Lào
|
Kế hoạch
hoạt động đối ngoại năm 2014 Số 71/TU ngày 30/12/2013 của Tỉnh ủy
Bình Định
|
TLS quán VN
tại Pakse
|
|
Các DN trong nước
|
|
15
|
Khảo sát và
nghiên
cứu cơ chế chính sách đặc Khu kinh tế ở nước ngoài
|
Khánh Hòa
|
|
UBND tỉnh Khánh Hòa
|
BQL KKT Vân Phong
|
Quý III/ 2014
|
một nước ở Châu Âu hoặc Châu Mỹ
|
Học tập mô hình Đặc
khu kinh tế
|
|
Khu kinh tế Vân
Phong
|
QĐ
2361/QĐ-UBND ngày 24/9/2014
của UBND tỉnh Khánh Hòa
|
|
|
|
|
16
|
Tổ chức
đoàn công tác đi
khảo sát học tập kinh nghiệm mô hình quản lý hoạt động tại các cặp cửa khẩu
biên giới giữa hai nước
bạn Lào và Thái
Lan
|
Quảng Trị
|
Quý I
|
UBND tỉnh Quảng
Trị
|
BQL KKT
|
Tháng 4/2014
|
Lào, Thái
Lan
|
Khảo sát và
học tập kinh
nghiệm mô hình quản lý tại
|
|
|
QĐ số
809/QĐ- UBND ngày
28/4/2011 của UBND
tỉnh Quảng
Trị
|
|
|
|
|
17
|
Tổ chức
đoàn đi xúc tiến, tiếp cận nhà đầu tư tại Singapore
|
Đà Nẵng
|
Tháng 8/2014
|
UBNDTP Đà Nẵng
|
Trung tâm XTĐT
|
Tháng 8/2014
|
Singapore
|
Quảng bá môi trường đầu tư
của Đà
Nẵng;
tiếp
xúc với các đối tác
Singapore tiềm năng
|
thương mại,
y tế, giáo dục, logistics
và công nghiệp công nghệ cao, CNTT
|
Đà Nẵng
|
|
IE Singapore
|
|
|
18
|
Tham gia
Chương trình Xúc tiến đầu tư tại Thái Lan
|
Quảng Nam
|
Tháng 2/2014
|
UBND tỉnh Quảng Nam
|
Ban XTĐT&HTDN
|
|
Thái Lan
|
Làm việc với các
nhà đầu tư Thái Lan
|
nông
nghiệp, công
nghiệp hỗ trợ,
may
mặc
|
|
|
Ban XTĐT&HTDN,
Ban QL KKTM
|
Các nhà đầu tư Thái Lan
|
19
|
Hoạt động
xúc tiến đầu tư tại Hoa Kỳ
|
Quảng Nam
|
Tháng 4/2014
|
BQL KKTM
Chu Lai
|
BQL KKTM
Chu Lai
|
|
Hoa Kỳ
|
Làm Việc với Tập
đoàn Vinacapital và các đối
tác
|
Xúc tiến hợp
tác đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An
|
|
|
Ban QL KKTM
Chu Lai
|
Tập đoàn
Vinacapital
|
20
|
Tổ chức đi
xúc tiến
kêu
gọi đầu tư nước ngoài
|
Quảng Ngãi
|
Quý IV/2014
|
UBND tỉnh
Quảng Ngãi
|
Sở KH&ĐT
|
|
Nhật Bản
|
Quảng bá, giới
thiệu và
xúc tiến kêu gọi đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi
|
|
|
|
BQL KKT Dung
Quất, Sở ngành liên
quan
|
|
|
21
|
Tổ chức đi xúc tiến đầu
tư nước ngoài
|
Quảng Ngãi
|
|
BQL KKT Dung Quất
|
BQL KKT Dung Quất
|
Tháng 4/2014
|
Trung Quốc
|
Quảng bá, giới thiệu và
xúc tiến kêu gọi đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi
|
|
|
|
|
|
|
|
22
|
Tổ chức đi
xúc tiến đầu tư nước ngoài
|
Quảng Ngãi
|
Quý III/2014
|
BQL KKT
Dung Quất
|
BQL KKT Dung Quất
|
|
Singapore hoặc Hàn
Quốc, Ý
|
Quảng bá,
giới thiệu và xúc tiến kêu gọi đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi
|
Công nghiệp
nặng, công nghiệp
phụ trợ, may mặc, cảng biển, đóng tàu
|
|
|
Sở Kế hoạch
và Đầu tư
|
Mời các
Công ty đầu tư hạ tầng tham gia
|
|
Phối hợp với
với Công
ty TNHH VSIP Quảng Ngãi
|
23
|
Tham gia
hội chợ Thương mại, du lịch tại tỉnh Kratie - Vương quốc Campuchia
|
Kon Tum
|
năm 2014
|
UBND tỉnh Kon Tum
|
Trung tâm
khuyến công và tư vấn phát triển CN
|
1-4/ 3/2014
|
Campuchia
|
Thắt chặt
mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Vương quốc Campuchia, kết hợp
quảng bá sản phẩm, tìm hiểu thị trường kinh doanh.
|
thương mại
|
tỉnh Kon Tum
|
Quyết định
số
1047/QĐ-UBND ngày 11/12/2013
|
|
|
|
|
24
|
Tổ chức
XTĐT Tại Nhật
|
Lâm Đồng
|
Tháng 9-
10/2014
|
Cục đầu tư
nước ngoài
|
Cục đầu tư
nước ngoài
|
|
Nhật Bản
|
Đẩy mạnh
hợp tác với Nhật, kêu
gọi đầu tư Nhật vào Lâm Đồng,
vùng Tây Nguyên
|
Hạ tầng
Giao thông, Công
nghiệp, Nông nghiệp công nghệ cao, CNTT, Chế Biến, Du lịch
|
Lâm Đồng và
Vùng Tây Nguyên
|
Quyết định
936/QĐ- TTg ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Thủ Tướng về QHKTXH Tây
Nguyên Văn bản 1589/UBND-KT ngày 4/4/2014 của UBND tỉnh LĐ
|
UBND các tỉnh Tây
Nguyên , BCĐ Tây Nguyên
|
Đại sứ quán
VN tại Nhật, Tổ chức JICA
|
x
|
x
|
25
|
Thực hiện
các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư
|
Bình Định
|
|
UBND tỉnh Bình Định
|
Các sở ban
ngành và địa phương của tỉnh
|
Cả năm
|
Nhật Bản,
Lào; Thái Lan, Pháp, Singapore, Hàn Quốc
|
|
|
Trong và
ngoài nước
|
Theo Biên
bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Bình Định với 4 tỉnh Nam Lào
|
|
|
|
|
26
|
Đoàn XTĐT
tại các địa bàn trọng điểm
|
Bình Dương
|
03/2014
|
UBND tỉnh
|
|
5 ngày
|
Campuchia
|
Tham quan,
khảo sát nhằm tăng cường hợp tác với các địa phương Campuchia có quan hệ với
tỉnh
|
|
|
|
X
|
X
|
X
|
|
27
|
Đoàn XTĐT tại các địa bàn
trọng điểm
|
Bình Dương
|
05/2014
|
Cty LD TNHH
Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
|
|
7 ngày
|
Trung Quốc
|
Hội thảo
đầu tư và các hoạt động xúc tiến
thương mại khác
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
28
|
Đoàn XTĐT
tại các địa bàn trọng điểm
|
Bình Dương
|
05/2014
|
UBND tỉnh
|
|
6 ngày
|
Hàn Quốc
|
Thăm và làm việc với thành
phố Daejeon, Quận Yeongdo và một số thành phố khác
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
|
29
|
Đoàn XTĐT tại các địa bàn trọng điểm
|
Bình Dương
|
06/2014
|
Cty LD TNHH
Khu
công nghiệp Việt Nam -
Singapore
|
|
7 ngày
|
Trung Quốc
Đài
Loan
|
Hội thảo
đầu tư và các hoạt động xúc tiến thương mại khác
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
30
|
Đoàn XTĐT tại các địa bàn
trọng điểm
|
Bình Dương
|
07/2014
|
UBND tỉnh
|
|
7 ngày
|
Châu Úc
|
Tham quan,
tìm hiểu thị
trường tại
các nước Châu Úc
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
31
|
Đoàn XTĐT
tại các địa
bàn trọng điểm
|
Bình Dương
|
08/2014
|
UBND tỉnh
|
|
10 ngày
|
Châu Âu
|
Tham quan,
nghiên cứu thị trường
và
tìm
kiếm đối
tác đầu tư tại Châu Âu
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
32
|
Đoàn XTĐT
tại các địa bàn trọng điểm
|
Bình Dương
|
07/2014
|
Cty LD TNHH
Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
|
|
7 ngày
|
Thái Lan
|
Hội thảo
đầu tư và các hoạt động xúc
tiến thương mại khác
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
33
|
Đoàn XTĐT tại
các địa bàn trọng điểm
|
Bình Dương
|
09/2014
|
UBND tỉnh
|
|
8 ngày
|
Nhật Bản
|
Thăm và làm
việc với lãnh đạo TP. Sakai, tổ chức ký kết nghĩa giữa tỉnh Bình
Dương và TP
Sakai (Nhật Bản)
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
34
|
Đoàn XTĐT tại các địa
bàn trọng điểm
|
Bình Dương
|
09/2014
|
Cty LD TNHH
Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
|
|
7 ngày
|
Malaysia
|
Hội thảo đầu tư và các
hoạt động xúc tiến thương mại khác
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
35
|
Đoàn XTĐT
tại các địa bàn trọng điểm
|
Bình Dương
|
10/2014
|
UBND tỉnh
|
|
4 ngày
|
Lào
|
Thăm và làm
việc với lãnh đạo tỉnh Chămpasắc (CHDCND Lào) về việc triển khai các hoạt
động hợp tác hữu nghị và đầu tư theo thỏa thuận đã ký kết
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
36
|
Đoàn XTĐT
tại các địa bàn trọng điểm
|
Bình Dương
|
11/2014
|
Cty LD TNHH
Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
|
|
7 ngày
|
Hàn Quốc
|
Hội thảo
đầu tư và các hoạt động xúc tiến thương mại khác
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
37
|
Đoàn XTĐT
tại các địa bàn trọng điểm
|
Bình Dương
|
06/2014
|
KCN Đại
Đăng
|
|
7 ngày
|
Đài Loan
|
Hội thảo
xúc tiến đầu tư tai Đài Loan
|
|
|
|
|
x
|
|
x
|
38
|
Đoàn XTĐT
tại các địa bàn trọng điểm
|
Bình Dương
|
|
KCN Đại
Đăng
|
|
|
Việt Nam, Campuc hia, Lào, Myanma
|
Đăng thông
tin quảng cáo trên báo Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanma
|
|
|
|
|
x
|
|
|
39
|
Phối hợp
với hoạt động XTTM đi nghiên cứu, tìm đối tác đầu tư một số
nước như: Mỹ, các nước EU, Trung Quốc, Úc.
|
Cà Mau
|
02/2014 - 11/2014
|
|
Trung tâm CTIP
|
|
Mỹ, các
nước EU, Trung Quốc, Úc
|
Khảo sát,
nghiên cứu tìm đối tác
đầu tư Cung cấp thông tin về môi trường đầu tư-kinh doanh, cơ hội
đầu tư, các dự án mời gọi đầu tư
|
Đa dạng: hạ
tầng, chế biến, giao
thông, du lịch sinh thái
|
|
|
Sở KHĐT, Sở
Công thương và các đơn vị có liên quan khác
|
x
|
|
40
|
Tham gia
XTĐT tại Nhật Bản
|
Cà Mau
|
|
|
Ban QL KKT
|
8/2014
|
Nhật Bản
|
Làm việc
với tập đoàn ITOCHU tại TOKYO, công ty Aikawa tại Kashiwa, tập đoàn GIC tại
Kanagawa để mời gọi
đầu tư hạ tầng Khu kinh tế Năm
Căn
|
|
|
|
Sở KHĐT, Sở
Công Thương, Trung tâm CTIP và
các đơn vị có liên quan
|
x
|
x
|
|
41
|
Hoạt động 2: "Tổ chức
chuyến XTĐT kết hợp tham gia Hội chợ triển lãm tại Bỉ
|
Bến Tre
|
Năm 2014
|
|
Ủy ban nhân
dân tỉnh
|
Quý 3/2014
|
Bỉ
|
- Xúc tiến
đầu tư vào thị
trường Châu Âu và là cơ hội hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục xâm
nhập, mở rộng thị trường, tiếp
cận và khảo
sát nhu cầu tiêu dùng của Bỉ và Châu Âu.
-Mời gọi đầu
tư các dự án ưu tiên
của tỉnh Bến Tre
trong lĩnh vực chế biến nông sản
và hạ
tầng khu công nghiệp cũng như
giới thiệu, quảng
bá sản phẩm chủ lực
của tỉnh
|
Thủy sản,
lương thực, thực phẩm, may
mặc, giày da, thủ công mỹ nghệ,
hóa mỹ phẩm, du lịch
|
Trong và
ngoài nước
|
Công văn số
1780/UBND-TCĐT ngày 23 tháng 04 năm 2014
của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bến Tre
về việc chấp thuận chủ trương
tham gia đoàn công tác XTĐT
và Hội chợ thương mại quốc tế
tại Bỉ
|
Trung tâm
Xúc tiến Đầu tư-
Thương mại- Du lịch Cần Thơ
|
|
|
42
|
Đoàn xúc
tiến đầu tư tại Seoul, Hàn Quốc
|
Đồng Tháp
|
Tháng 6/2014
|
|
Cục XTTM Bộ Công Thương
|
Tháng 6/2014
|
Seoul, Hàn Quốc
|
Thu hút hợp tác đầu
tư từ
Doanh nghiệp Hàn Quốc
|
thủy sản, công nghiệp chế
biến
|
Đồng Tháp
|
CV số
510/XTTM- XTĐT của Cục XT
Thương mại -Bộ Công thương ngày 21/4/2014
|
Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc (AKC)
|
|
Các Bộ ngành DN HQ
|
43
|
Tham dự hội
thảo XTĐT trong và ngoài
nước và đăng quảng cáo
thông tin
|
Đồng Tháp
|
Năm 2014
|
|
Ban QL Khu
kinh tế
|
Năm 2014
|
Ngoài nước
|
Kêu gọi và thu hút các
nhà đầu tư trong và ngoài nước
|
Thương mại
- dịch vụ công nghiệp, xây dựng và xử lý ô nhiễm môi trường giáo dục.
|
Đồng Tháp
|
KH 184/KH-UBND
ngày
30/11/2013
|
TT XTTMDL&ĐT,
Các Sở, ngành, UBND huyện TX, TP
|
Hiệp hội DN
tỉnh và DN
|
44
|
Tổ chức Đoàn XTĐT
tại Singapore
|
Cần Thơ
|
Quý 2
|
UBND
|
Trung tâm XTĐT -
TM-DL
|
Quý 2
|
Singapore
|
Quảng bá môi trường đầu tư TP
|
|
Cần Thơ
|
|
DSQ Việt
Nam tại
Singapore
|
|
|
|
45
|
Khảo sát
thị trường và kết nối giao thương
tại Dubai
|
Cần Thơ
|
Tháng 9
|
UBND
|
Trung tâm XTĐT -
TM-DL
|
Tháng 9
|
Dubai, UAE
|
Xúc tiến
thương mại
|
|
Cần Thơ
|
|
DSQ Việt
Nam tại Dubai
|
|
|
|
46
|
Tham gia
hội chợ và khảo sát thị trường Bỉ
|
Cần Thơ
|
Quý 4
|
UBND
|
Trung tâm XTĐT- TM-DL
|
Quý 4
|
Bỉ
|
Xúc tiến
thương mại
|
|
Cần Thơ
|
|
DSQ Việt
Nam tại Bỉ, Tham tán
thương mại
|
|
|
|
47
|
Đoàn công tác
Đồng Nai ký
thỏa thuận hợp tác phát triển với Dubai
|
Đồng Nai
|
13/6/2014
|
UBND
|
|
13/6/2014
|
Dubai, UAE
|
Hợp tác
phát triển, XTĐT
|
Dịch vụ, bất
động sản
|
Đồng Nai
|
|
|
|
|
|
48
|
Tham gia
hội nghị thường niên hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan khu vực Châu Á kết hợp
XTĐT ở Cao Hùng
|
Đồng Nai
|
25/7/2014
|
UBND
|
|
25/7/2014
|
Cao Hùng,
Đài Loan
|
XTĐT tại
Cao Hùng
|
|
Đồng Nai
|
|
|
|
|
|
49
|
đoàn XTĐT
Hàn Quốc
|
Đồng Nai
|
10/2014
|
UBND
|
|
10/2014
|
Gyeongn am,
Hàn Quốc
|
XTĐT và
Thương mại
|
|
|
|
|
|
|
|
50
|
đoàn XTĐT
Hoa Kỳ
|
Đồng Nai
|
10/2014
|
UBND
|
|
10/2014
|
Mỹ
|
XTĐT và hợp
tác với Walmart
|
Dịch vụ,
bất động sản
|
Đồng Nai
|
|
|
|
|
|
51
|
Đoàn XTĐT
Nhật Bản
|
Đồng Nai
|
11/2014
|
UBND
|
|
11/2014
|
Nhật Bản
|
|
|
|
|
|
|
|
|
52
|
Tổ chức Hội
thảo trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm Thương mại - Dịch vụ - Du lịch Việt
Nam - Myanmar 2014 (Ho Chi Minh City
Expo 2014).
|
TP.HCM
|
26 đến
30/6/2014
|
|
ITPC
|
|
Yangoon, Myanmar
|
|
|
|
180 gian
hàng và 90 doanh
nghiệp
|
Sở VH-
TT-DL; Sở
CT;
DN
TP
|
|
|
|
53
|
Hội chợ
Triển lãm Semicon West 2014 và xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực vi mạch điện
tử và bán dẫn.
|
TP.HCM
|
07 đến 16/7/2014
|
|
ITPC
|
|
Hoa Kỳ
|
|
|
|
Tham dự Hội
chợ triển lãm lớn nhất trong năm
về lĩnh vực vi mạch điện
tử và bán dẫn, tiếp cận với những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành và tìm
kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các đối tác tiềm năng.
|
Các doanh nghiệp trong nước
|
|
|
|
54
|
Đồng tham
gia tổ chức Hội
nghị xúc tiến thương
mại
CNC và CNHT châu
Á do KCNC, ITPC, Kotra, ASPA tổ chức
|
TP.HCM
|
Tháng 6/2014
|
|
KCNC
|
|
Hàn Quốc
|
Tổ chức
cuộc gặp gỡ giữa nhà đầu tư trong KCNC và các công ty CNC
châu Á là thành viên ASPA để xuất khẩu sản phẩm CNC
|
|
|
|
ITPC
|
|
|
|
55
|
Tham gia
Hội nghị XTĐT công nghệ bán
dẫn tại Hoa
Kỳ
|
TP.HCM
|
Tháng 7/2014
|
|
KCNC
|
|
Hoa Kỳ
|
Hội nghị do
tập đoàn
Conway (Hoa Kỳ) tổ chức nhằm đánh giá môi trường đầu tư, địa điểm
đầu tư hấp dẫn nhất thế giới đang được các tập đoàn quan tâm.
Khu CNC cần tham gia
để quảng bá hình ảnh và
thu hút đầu tư
|
Vi mạch - Bán dẫn
|
|
|
|
|
|
|
56
|
Học tập
kinh nghiệm về thiết
kế
cảnh quan Khu lâm viên sinh
thái tại Gardens by the Bay, Sinqapore
|
TP.HCM
|
tháng 9
|
|
BQL Khu Thủ
Thiêm
|
|
Singapore
|
Học tập
kinh nghiệm
|
Thiết kế cảnh
quan
|
|
|
|
|
|
|
57
|
Học tập
kinh nghiệm quản lý đầu tư, xây dựng trung tâm tài chính ngân hàng tại Tập đoàn
Canary Wharf, Anh
|
TP.HCM
|
tháng 6, 7
|
|
BQL Khu Thủ
Thiêm
|
|
Anh
|
Học tập
kinh nghiệm
|
tài chính, thương mại
|
|
|
|
|
|
|
58
|
Tổ chức Đoàn cán bộ đi
trao đổi, học tập kinh nghiệm thực
hiện các
dự án PPP tại Châu Âu
|
TP.HCM
|
Tháng 3/2014
|
|
SKHĐT
|
|
Đức, Séc, Bỉ
|
Học tập kinh nghiệm
|
PPP
|
|
Theo QĐ số
853/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 của UBNDTP
|
|
|
|
|
59
|
Tổ chức đoàn chính thức xúc
tiến đầu tư tại Pháp, Bỉ
|
TP.HCM
|
Tháng 6/2014
|
|
Sở KHĐT
|
|
Pháp, Bỉ
|
Kỷ niệm 40
năm thiết lập quan hệ Việt-Pháp; Quan hệ hữu nghị hợp tác giữa TP.HCM và vùng
Rhône-Alpes
|
công nghệ
thực phẩm; cơ khí; gia công sản phẩm
cơ khí; công nghệ máy móc thiết bị; y tế; trang thiết bị phòng cháy chữa
cháy; văn hóa, thể thao, du lịch; ẩm thực; quy hoạch đô thị; thiết bị ánh
sáng; thiết kế; kiểm toán; dịch vụ xây dựng.
|
Vùng Rhone-
Alpes, Bỉ
|
CV số
5989/VP-ĐN ngày 26/7/2013 của UBNDTP
|
UBNDT P.SKHĐT, SQHKT, SVHTT DL, SNV, Saigontourist
|
ERAI
|
|
|
60
|
Tổ chức
đoàn chính thức xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
|
TP.HCM
|
Tháng 8/2014
|
|
Sở KHĐT
|
|
Nhật
|
Xúc tiến vào các
ngành công nghiệp phụ trợ
|
Công nghiệp
phụ trợ
|
|
Thông báo
số 881/TB-VP ngày 14/11/2013 của VPUBNDTP
|
Văn phòng đại diện TPHCM tại Nhật Bản
|
JETRO
|
|
|
61
|
Duy trì tư
cách thành viên ASPA
|
TP.HCM
|
Cả năm
|
|
KCNC
|
|
Khu vực
châu Á
|
Khu Công nghệ cao
là thành viên của Hiệp hội các Khu công viên khoa học châu Á, cần tiếp tục
tham gia để nâng vị thế Khu Công nghệ cao trên trường quốc tế
|
|
|
|
|
Hiệp hội các khu công viên
khoa học châu Á
|
62
|
Tham gia
Hội nghị Lãnh đạo các Khu công viên khoa học Châu Á lần thứ 9
|
TP.HCM
|
Tháng 8/2014
|
|
KCNC
|
|
Mông Cổ
|
Theo kỳ họp
thông lệ của Hiệp hội các Khu Công viên khoa học Châu Á
|
|
|
|
|
Hiệp hội
các khu công viên khoa học châu Á
|
TỔNG HỢP CÁC
HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ CỦA CÁC BỘ NGÀNH TW NĂM 2014
STT
|
Loại
hoạt động xúc tiến đầu tư
|
Thời
gian tổ chức
|
Bộ
Ngành
|
Đơn
vị đầu mối tổ chức thực hiện
|
Mục
đích/ Nội dung của hoạt
động
|
Ngành/
lĩnh vực kêu gọi đầu tư
|
Địa
bàn/ tỉnh/ vùng kêu gọi
đầu tư
|
Căn
cứ triển khai hoạt động
|
Đơn
vị phối hợp
|
Trong nước
|
Nước ngoài
|
Tổ chức/ cơ
quan trong nước
|
Tổ chức/cơ quan
nước ngoài
|
Doanh
nghiệp
|
Trong nước
|
Nước ngoài
|
|
1
|
2
|
4
|
5
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
1
|
Hội thảo
xúc tiến TMĐT, hợp tác lao động và phát triển du lịch
|
Ngày 25/4/2014
|
Ngoại giao
|
Đại sứ quán Việt Nam
tại Belarus
|
Bê-la-rút
|
Kêu gọi đầu
tư, hợp tác du lịch và lao động
|
|
|
Đề xuất của
Cục quản lý lao động nước ngoài, Bộ LĐTBXH
|
Bộ Công
Thương VN
|
Bộ VH và Bộ
Nội vụ
Belarus
|
|
|
2
|
Cử đoàn tham dự
các hoạt động trong
khuôn khổ Tuần Kinh
doanh châu Á tại Dublin
|
01-10/6/2014
|
Bộ Ngoại
Giao
|
Đại sứ quán Việt Nam
tại Anh và Ai-len
|
Ai-len,
Xcốt len
|
Tham dự Hội nghị
TMĐT Châu Á-
Ireland, Bàn tròn lần thứ 4 các nhà
kinh tế hàng đầu EU-Châu Á tại Dublin (Ai-len) Vietnam
Briefing tại Xcốt-len...
|
|
|
Đề xuất của Đại sứ
quán Việt Nam tại Anh và Ai-len
|
|
Asia Matters, Dublin
institute of Technology
|
|
|
3
|
Ngày Việt
Nam tại Hà Lan
|
Dự kiến tháng
9/2014
|
Bộ Ngoại
Giao
|
Bộ Ngoại
giao
|
Hà Lan
|
Là hoạt động xúc tiến đối ngoại tổng
hợp, kết hợp các yếu
tố
kinh tế, chính trị, văn
hóa, trong đó nội dung kinh tế dự kiến có Diễn đàn hợp tác kinh
tế TMĐT Việt
Nam - Hà Lan (Amsterdam)
|
|
|
Chươnq trình
tổng thể Ngày Việt Nam ở
nước ngoài năm 2014 đã
được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt
|
Các Bộ,
ngành
|
ĐSG VN tại
Hà Lan,
|
VCCI
|
|
4
|
Tuần Việt
Nam tại In-đô-nê-xia
|
Dự kiến
tháng 12/2014
|
Bộ Ngoại giao
|
Bộ Ngoại giao
|
In-đô-nê- xia
|
Là hoạt động xúc
tiến đối ngoại tổng hợp các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, trong đó nội
dung kinh tế dự kiến
có Diễn đàn hợp tác kinh tế, TMĐT Việt Nam - In-đô-nê-xia (Jarkarta)...
|
|
|
Chương
trình tổng thể Ngày Việl Nam ở nước ngoài năm 2014 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt
|
Các Bộ,
ngành
|
ĐSQ VN tại
In-đô-nê-xia
|
VCCI
|
|
5
|
Xuất bản Kỷ yếu Diễn đàn hợp tác
kinh tế giữa Việt Nam với các đối
tác Trung Đông - Bắc Phi
|
Trong năm 2014
|
Bộ Ngoại giao
|
Bộ Ngoại
giao
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Xuất bản Sổ
tay thông tin về Việt
Nam bằng tiếng Ả- rập
|
Trong năm 2015
|
Bộ Ngoại giao
|
Bộ Ngoại giao
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Chương
trình XTĐT Tokyo - Nhật Bản (của TCT ĐT phát triển đô thị và KCN Việt Nam)
|
Ngày 23 -
27/4/2014
|
Bộ Xây Dựng
|
UBCKNN
|
Nhật Bản
|
XTĐT
|
KCN, thủy
điện, giao thông, nhà ở, thi công
XD
|
Đồng Nai,
Bà Rịa Vũng Tàu
|
16/GM-UBK
ngày 07/4/2014
|
UBCK NN
|
|
|
|
8
|
Chương
trình XTĐT Viêng Chăn - Lào (của TCT ĐT phát triển đô thị và KCN Việt
Nam)
|
21 -
24/2/2014
|
Bộ Xây Dựng
|
Tạp chí DN và thương
hiệu
|
Lào
|
Quảng bá
hình ảnh, thương hiệu
|
KCN, thủy
điện, giao thông, nhà ở, thi công XD
|
Đồng Nai, Bà
Rịa Vũng Tàu
|
03/CV-BTC
ngày 29/10/2013 của Tạp chí DN và thương hiệu
|
|
|
Công ty CP
văn hóa Việt Nam
|
|
9
|
Khảo sát TT
Hàn Quốc, Nhật Bản (của TCT Sông Đà)
|
08-16/5/2014
|
Bộ Xây Dựng
|
Bộ Tài
Chính
|
Hàn Quốc,
Nhật Bản
|
Khảo sát
thị trường
|
KCN, thủy
điện, giao thông, nhà ở, thi công
XD
|
|
QĐ số
71/TCT - TCNS ngày 21/4/2014 của TCT Sông Đà
|
|
|
|
|
10
|
Chương
trình XTĐT tại Kao Hsing - Đài Loan (của TCT ĐT phát triển đô thị và KCN Việt
Nam)
|
Tháng 6/2014
|
Bộ Xây Dựng
|
BQL các KCN
tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu (BIZA)
|
Đài Loan
|
Kêu gọi
XTĐT vào KCN
|
KCN
|
Đồng Nai,
Bà Rịa Vũng Tàu
|
318/BQL-ĐT
ngày 10/4/2014 của BIZA
|
BIZA
|
|
|
|
11
|
Chương
trình XTĐT tại Gyeongnam - Hàn Quốc (của TCT ĐT phát triển đô thị và KCN Việt
Nam)
|
Tháng 10/2014
|
Bộ Xây Dựng
|
BQL các KCN tỉnh Đồng
Nai (DIZA)
|
Hàn Quốc
|
Kêu gọi
XTĐT vào KCN
|
KCN
|
Đồng Nai,
Bà Rịa Vũng Tàu
|
401/KCN
ĐN-ĐT ngày 07/4/2014 của DIZA
|
DIZA
|
|
|
|
12
|
Chương
trình XTĐT tại Tokyo và Nagoya (của TCT ĐT phát triển đô thị và KCN Việt Nam)
|
Tháng 11/2014
|
Bộ Xây Dựng
|
Sở KHĐT
tỉnh Đồng Nai
|
Nhật Bản
|
Kêu gọi
XTĐT vào KCN
|
KCN
|
Đồng Nai,
Bà Rịa Vũng Tàu
|
864/SKH
ĐT-HTĐT ngày 23/4/2014 của sở KHDDT tỉnh Đồng Nai
|
Sở KHĐT
tỉnh Đồng Nai
|
|
|
|
13
|
Đoàn vận
động, tìm hiểu chính sách kết hợp thúc đẩy hợp tác song phương nông thủy sản
tại Hoa Kỳ
|
T4/2014
|
Bộ Nông
Nghiệp và PTNT
|
vụ HTQT
|
Hoa Kỳ
|
Vận động, tìm
hiểu chính sách kết
hợp thúc đẩy hợp tác song phương nông thủy sản tại Hoa kỳ
|
Toàn ngành
|
|
QĐ
203/QĐ-BNN-CB 14/2/14
|
Các đơn vị
thuộc Bộ
|
|
Các doanh
nghiệp
|
|
14
|
Tổ chức đoàn công tác thực hiện
nhiệm vụ XTĐT và giải quyết các rào cản, mổ rộng thị
trường tại Liên Bang Nga
|
T6/2014
|
Bộ Nông
Nghiệp và PTNT
|
Cục QLCL, cục
biên chế
|
Liên Bang Nga
|
Giới thiệu chính sách, cơ hội
đầu tư và giải quyết các rào cản đối với nông sản Việt Nam
|
Toàn ngành
|
|
|
Các đơn vị
thuộc Bộ
|
|
Các doanh
nghiệp
|
|
15
|
Xúc tiến, đầu tư tại thị trường Nhật Bản
kết hợp tham gia Hội chợ Foodex Japan 2014
|
T3/2014
|
Bộ Nông
Nghiêp và PTNT
|
vụ HTQT
|
Nhật Bản
|
Giới thiệu chính sách, cơ hội đầu tư và giải quyết các rào cản đối với nông sản Việt Nam
|
Toàn ngành
|
|
|
|
|
|
|
16
|
Đoàn XTTM và XTĐT
mặt hàng gạo tại thị trường Nhật Bản
|
Quý 3
|
Bộ Nông Nghiệp và PTNT
|
Vụ HTQT
|
Nhật Bản
|
Tìm kiếm, vận động các
tập đoàn và nhà bán buôn hàng đầu Nhật Bản, tìm cách tiếp
cận thị
trường
gạo của Nhật Bản
|
Trồng trọt
|
Đồng Nai,
Bà Rịa Vũng Tàu
|
|
|
|
|
|
17
|
Cập nhật và
vận hành cơ sở dữ liệu về đầu tư và XTĐT trên website
của Vụ kế hoạch
|
cả năm
|
Bộ Nông nghiệp và PTNT
|
Vụ Kế hoạch
|
|
Website đăng tải
những chủ trương, chính sách, kế hoạch chiến lược phát triển của
ngành; các dự án kêu gọi đầu tư của ngành và các địa phương Quản lý CSDL các dự án đầu tư của Bộ
(khoảng 1,320
dự án)
|
Toàn ngành
|
|
QĐ
203/QĐ-BNN-CB 14/2/14
|
Các đơn vị
thuộc Bộ
|
|
|
|
18
|
Xây dựng trang XTĐT nông
nghiệp, nông thôn trên Báo Đầu tư và báo
VIR
|
Quý 3,4
|
Bộ Nông Nghiệp và PTNT
|
Vụ Kế hoạch
|
|
Mục đích nhằm giới
thiệu,
quảng
bá hình ảnh, tiềm năng, cơ hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn Việt
Nam và các chính sách thu hút đầu tư
|
Toàn ngành
|
|
QĐ 400/QĐ-BKHĐT
ngày 31/3/2014
|
Các Bộ, ngành địa
phương
|
|
|
|
19
|
Diễn đàn
đối thoại chính sách, quản
lý, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
|
T6/2014
|
Bộ Nông
Nghiệp và PTNT
|
vụ HTQT
|
|
Đối thoại về các vấn đề
liên quan đến chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài, đề xuất chính
sách, thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành nông nghiệp và PTNT
|
Toàn ngành
|
|
QĐ
403/QĐ-BKHĐT ngày 01/4/2013 và CV 4004/BTC-TCDN
|
Các Bộ,
ngành, địa phương
|
|
|
|
20
|
Chương
trình XTĐT Tokyo - Nhật Bản (của TCT ĐT phát triển đô thị và KCN Việt Nam)
|
Ngày 23 -
27/4/2014
|
Bộ Nông
Nghiệp và PTNT
|
UBCKNN
|
Nhật Bản
|
XTĐT
|
KCN, thủy
điện, giao thông, nhà ở, thi công XD
|
Đồng Nai,
Bà Rịa Vũng Tàu
|
16/GM-UBK
ngày 07/4/2014
|
UBCK NN
|
|
|
|
21
|
Chương
trình XTĐT Viêng Chăn - Lào (của TCT ĐT phát triển đô thị và KCN Việt Nam)
|
21 -
24/2/2014
|
Bộ Nông
Nghiệp và PTNT
|
Tạp chí DN
và thương hiệu
|
Nhật Bản
|
Quảng bá
hình ảnh, thương hiệu
|
KCN, thủy
điện, giao thông, nhà ở, thi
công XD
|
Đồng Nai,
Bà Rịa Vũng Tàu
|
03/CV-BTC
ngày 29/10/2013 của Tạp chí DN và thương hiệu
|
|
|
Công ty CP
văn hóa Việt Nam
|
|
22
|
Diễn đàn
XTĐT "Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch và chuỗi sản xuất, cung ứng
thịt lợn an toàn thực phẩm"
|
Quý 4
|
Bộ Nông
Nghiệp và PTNT
|
Cục Chăn
nuôi
|
|
Giới thiệu,
trao đổi để xây dựng
vùng an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của
vùng ổn định ngay cả trong trường hợp trên địa bàn xung quanh có dịch
|
Chăn nuôi
|
|
Các bộ ngành, địa
phương
|
|
|
|
|
23
|
Xây dựng cơ
sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư
|
Quý IV
|
Bộ Công
thương
|
Viện CL, Bộ
Công Thương
|
cung cấp thông tin về
nhu cầu thị
trường của các ngành công nghiệp trong nội địa
|
Công nghiệp
điện tử, máy nông nghiệp, công nghiệp ô tô
|
Toàn quốc
|
|
Quyết định
số 1043/QĐ-TTg ngày 01/7/2013 Phê duyệt chiến lược công nghiệp hóa của Việt
Nam
trong khuôn
khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
|
|
|
|
|
24
|
Các hoạt
động tuyên truyền, quảng bá, giới
thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ
hội đầu tư
|
Sep-14
|
|
Cục XTTM
|
|
Tổ chức
đoàn DN tham dự Diễn đàn KT-Đầu tư Việt Nam - Hà Lan nhằm tìm hiểu thị
trường, XTĐT, XTTM, XK hàng hóa sang thị trường Hà Lan
|
Đa ngành
|
|
Vụ Thị
trường châu Âu, Bộ Công Thương
|
|
DN hoạt
động trong lĩnh vực chế biến, chế toa, nông thủy sản thực phẩm, hàng tiêu dùng
|
|
|
25
|
Các hoạt
động tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về môi trường, chính
sách, tiềm năng và cơ hội
đầu tư
|
Jun-14
|
|
Cục XTTM
|
|
Giới thiệu
môi trường đầu tư, chính sách khuyến khích và các quy định mới của VN
|
Công nghiệp
chế
biến thực phẩm
|
|
|
|
|
|
|
26
|
Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về
môi trường, chính sách,
tiềm năng và cơ hội đầu tư
|
Nov-14
|
|
|
|
XTĐT-XTTM
|
Công nghiệp chế tạo,
chế biến
|
|
|
|
|
|
|
27
|
Các hoạt
động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và
cơ hội đầu tư
|
Apr-14
|
|
Cục XTTM
|
|
Giới thiệu
tỉnh Val de
Marne (Pháp) về môi trường đầu tư VN, kêu gọi đầu tư của Pháp vào các dự án đầu
tư công nghiệp
tại VN
|
Đa ngành
|
|
|
|
|
|
|
28
|
Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá,
giới thiệu về
môi trường, chính
sách, tiềm năng và cơ hội đầu
tư
|
Apr-14
|
|
Cục XTTM
|
|
Tổ chức
gian hàng giới thiệu, kêu gọi đầu tư phát triển công
nghiệp
|
Công nghiệp
nói chung
|
|
|
|
|
|
x
|
29
|
Đào tạo, tập huấn, tăng
cường năng lực về xúc tiến đầu tư
|
Aug-14
|
|
Cục XTTM
|
|
Hỗ trợ định
hướng tiếp cận các nhà
đầu tư châu Âu trong lĩnh vực công nghiệp một cách có hiệu quả
|
Công nghiệp chế biến, chế tạo
|
|
|
|
|
|
x
|
PHỤ LỤC 4
XU HƯỚNG ĐẦU
TƯ RA NƯỚC NGOÀI VÀ ĐỊNH HƯỚNG XTĐT CỦA MỘT SỐ ĐỐI TÁC TRỌNG ĐIỂM:
1. Bối cảnh trong nước và quốc tế
trong năm 2014, 2015
a) Thuận lợi
- Nền kinh tế trong nước dự báo sẽ có sự phục
hồi rõ rệt hơn do tác động tích cực từ nền kinh tế thế giới trên cả lĩnh vực
kinh tế, thương mại và đầu tư. Việc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tháo
gỡ khó khăn cho
sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm 2013 cũng như sự quyết tâm của cả hệ thống
chính trị sẽ tạo điều kiện khơi thông được nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy sản xuất,
tiêu dùng trong nước.
- Việt Nam đang Hội nhập ngày càng sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới,
hiện nay Việt Nam đang đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(TPP), Hiệp định FTA với EU, Hàn Quốc, Hiệp định khu vực mậu dịch tự do với liên
minh hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan và tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN vào
năm 2015. Việc này sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều sức ép, đòi
hỏi Việt Nam
phải chủ động có sự chuẩn bị cho quá trình hội nhập này.
- Theo dự báo về xu hướng đầu tư toàn cầu của UNCTAD tại báo
cáo đầu tư thế giới năm 2013, tổng vốn đầu tư toàn cầu trong năm 2014 và 2015
có xu hướng tăng. Dự báo tổng vốn đầu tư toàn cầu có thể đạt 1,6 nghìn tỷ USD
vào năm 2014 và 1,8 nghìn tỷ USD vào năm 2015.
- Tốc độ tăng trưởng của một số nền kinh tế
hàng đầu thế giới dự báo sẽ
khả quan hơn trong năm 2014 và 2015, tạo tiền đề cho việc gia tăng dòng vốn đầu
tư nước ngoài toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế Mỹ được dự báo sẽ đạt mức 2,1%
trong năm 2014 và tăng lên 2,95% vào năm tiếp theo so với mức tăng 1,9% của năm
2013. Khu vực châu Âu đến năm 2014-2015 sẽ phục hồi ổn định dựa trên sự tăng
trưởng mạnh của các lĩnh vực như đầu tư và xuất nhập khẩu. Nền kinh tế khu
vực EU 27 được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 1,3% năm 2014, 1,9% năm 2015 (từ mức
0,13% năm 2013). Kinh tế Nhật Bản được dự báo sẽ phục hồi tốt hơn so với các dự
báo trước đó. Cụ thể, tăng trưởng GDP của Nhật Bản sẽ ở mức 1,3% cho năm 2014 và
2015 nhờ sự tăng trưởng
của lĩnh vực đầu tư tư nhân và
xuất khẩu.
- Tình hình chính trị ổn định, vị thế quốc
tế của Việt Nam đang được nâng cao
cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực trong năm 2014 của lãnh đạo
cấp cao Đảng và nhà nước ta sẽ tiếp tục củng cố lòng tin và làm gia
tăng mối quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với nước ta trong năm 2014 và
thời gian tới. Quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các đối tác lớn (Nhật Bản,
Hàn Quốc, Hoa Kỳ,....) ngày càng phát triển.
- Nhiều cơ chế, chính sách về ĐTNN đã và dự
kiến sẽ được được ban hành trong thời gian tới (Luật Đầu tư, Luật Doanh
nghiệp,...) sẽ tạo điều kiện thông thoáng hơn cho hoạt động đầu tư, góp phần
cải thiện môi trường đầu tư. Việc các cơ chế, chính sách này đi vào thực hiện
sẽ góp phần giải quyết nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách qua đó
tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường thu hút ĐTNN trong năm 2014.
- Các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp
vẫn có những nhìn nhận, đánh giá khả quan về môi trường đầu tư của Việt Nam.
Báo cáo đầu tư thế giới 2013 của UNCTAD nhận định Việt Nam vẫn xếp thứ 11 trên
toàn thế giới về mức độ hấp dẫn đầu tư, không tụt hạng so với năm 2012. Theo điều
tra về triển vọng đầu tư thế giới giai đoạn 2010 - 2012 của UNCTAD thì Việt Nam
đứng thứ 8 về mức độ hấp dẫn đầu tư, tăng 3 bậc so với điều tra giai đoạn 2009
- 2011.
b) Khó khăn, thách
thức
- Đà suy giảm tăng trưởng của một số nền kinh
tế đang nổi, nhất là nền kinh tế Trung Quốc, cầu nội địa yếu, những rủi ro trên
thị trường tài chính tiền tệ và tình trạng suy thoái kéo dài tại khu vực châu
Âu vẫn đang là những trở ngại lớn ảnh hưởng tới đà phục hồi của kinh tế thế
giới. Đó là những nguyên nhân chính khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hồi đầu
tháng 7/2013, đã hạ dự báo tăng trưởng nền kinh tế thế giới năm và 2014 lần
lượt xuống 3,1% và 3,8%, giảm 0,2% so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 4/2013;
trong đó dự báo tăng trưởng của khu vực các nền kinh tế mới nổi và đang phát
triển giảm mạnh ở mức 0,3% xuống lần lượt 5% và 5,4%. Sự suy giảm này
có thể ảnh hưởng đến tổng dòng vốn FDI toàn cầu và ảnh hưởng đến ĐTNN vào Việt
Nam.
- Theo dự báo mới nhất của IMF, trong năm 2013
và 2014, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng lần lượt là 1,7% và 2,7%, giảm 0,2% so với
dự báo hồi tháng 4/2013; kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng lần lượt là 2% (tăng
0,5%) và 1,2% (giảm 0,3%); kinh tế Trung Quốc tăng trưởng lần lượt là 7,8%
(giảm 0,3%) và 7,7% (giảm 0,6%); kinh tế châu Âu tăng trưởng lần lượt là (-)
0,6% (giảm 0,2%) và 0,9% (giảm 0,1%).
- Thị trường tài chính tiền tệ thế giới sẽ vẫn
còn tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn chủ yếu do tác động của việc thực hiện chính sách
kích thích kinh tế và nới lỏng tiền tệ của một số nền kinh tế lớn. Dòng tiền
nóng đổ vào các quốc gia có lãi suất cao hơn nhằm săn tìm lợi nhuận
đã khiến đồng nội tệ của những nền kinh tế đang nổi tăng giá bất thường1.
Các tổ chức quốc tế đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ của những “bong bóng” tài
sản, “bong bóng” tín dụng do những hệ quả của chính sách nới lỏng tiền tệ và
tài khóa. Trong bản thông cáo chung sau hội nghị bộ trưởng tài chính G20
tổ chức tại Matxcơva ngày 19/7, G20 đã chỉ ra những tác động tiêu cực của việc
nới lỏng tiền tệ kéo dài và cảnh báo các ngân hàng trung ương thế giới nên thận
trọng với kế hoạch kích thích tiền tệ để hạn chế gánh nặng đối với các nước
đang phát triển, cụ thể, G20 cho rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cần thận trọng
và rõ ràng về kế hoạch giảm dần quy mô kích thích tiền tệ bởi nó có thể gây biến động
lớn trên thị trường tiền tệ cũng
như làm đảo chiều dòng vốn.
- Căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc do
vấn đề tranh chấp biển đảo thời gian gần đây cũng có ảnh hưởng đến môi trường
đầu tư của Việt Nam.
- Cạnh tranh trong thu hút ĐTNN đang diễn ra
ngày càng gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi
chúng ta phải cải thiện môi trường đầu tư một cách mạnh mẽ hơn để tăng cường
năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
- Việc một số nền kinh tế, nhất là các nền kinh tế lớn
thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ cũng đang gây ra mối lo ngại thực sự đối
với các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó,
việc thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ nêu trên có thể gây ra những biến
động lớn về tiền tệ và dòng vốn đầu tư.
- Những khó khăn của nội tại nền kinh tế đã tồn
tại nhiều năm vẫn chưa được khắc phục: cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nguồn
nhân lực qua đào tạo chưa đáp
ứng được nhu cầu, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển. Đây là những cản trở lớn cho việc
thu hút vốn ĐTNN trong thời gian tới.
- Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư kinh
doanh vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Còn có sự chồng chéo
giữa các Luật và văn bản hướng dẫn dưới luật gây cách hiểu khác nhau trong quá
trình áp dụng ở các cấp; còn có khoảng cách giữa chính sách và việc thực thi.
- Chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn. Tuy các
chính sách ưu đãi của ta thường xuyên được rà soát sửa đổi, bổ sung nhưng còn
giàn trải, chưa tập trung đúng mức vào những ngành, lĩnh vực và địa bàn cần thu hút
đầu tư.
2. Xu hướng đầu tư ra
nước ngoài của Nhật Bản và định hướng XTĐT
Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng
5,9% trong Quý I/2014 (so với
Quý
I/2013). Đây
là tốc độ tăng cao nhất trong vòng hơn hai năm qua (lần gần đây nhất là tăng
10,8% Quý III/2011 sau khi phục hồi từ tác động của động đất sóng thần tháng
3/2011. Chính sách Abenomics có thể nói đã thành công trong 2 mục tiêu đầu là
nâng lạm phát lên mức 2% và thời gian tới tập trung vào mũi tên thứ 3 quan trọng
nhất là cải cách và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Với đặc điểm là một nền kinh tế phụ
thuộc đầu vào nguyên liệu và nhiên liệu nhập khẩu là chính như Nhật Bản thì
việc đồng Yên mất giá liên tục sẽ đẩy chi phí sản xuất kinh doanh nói chung tại
Nhật Bản tăng lên nhanh chóng. Để tiếp tục duy trì năng lực sản
xuất và đà tăng trưởng thì phần lớn doanh nghiệp Nhật phải lựa chọn việc đưa
một phần cơ sở sản xuất ra bên ngoài. Với chính
sách kinh tế Abenomics tiếp tục thực hiện là tiền tệ linh hoạt, nới lỏng chi
tiêu công và hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là
doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Nhật tái cơ
cấu sản xuất, đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế.
Tình hình đầu tư của Nhật
Bản tại Việt Nam:
Theo số liệu của Bộ KH&ĐT, trong 5
tháng đầu năm 2014 các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam
5,5 tỷ USD (tính chung cả cấp mới và tăng vốn), bằng 65,7% so với cùng kỳ 2013;
trong đó các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam là 589 triệu USD, chiếm 10,7% tổng
vốn đầu tư FDI (đứng thứ 3 sau Hàn Quốc và Hồng Kông). Nếu tính riêng theo số
dự án cấp mới và tăng vốn thì trong 5 tháng đầu năm Nhật Bản đã đầu tư vào Việt
Nam 103 dự án mới với tổng vốn đăng ký là 264 triệu USD và 32 dự án tăng vốn
với tổng vốn tăng thêm là 325 triệu USD. Như vậy số dự án đầu tư mới của Nhật
Bản vào Việt Nam chủ yếu vẫn là các dự án nhỏ, giống như xu hướng của năm 2013.
Tính lũy kế đến tháng 5/2014, Nhật Bản
vẫn là nhà đầu tư lớn nhất tại
Việt Nam với tổng số 2.288 dự án và 35,57 tỷ USD tổng vốn đăng ký, chiếm 15%
tổng vốn đầu tư FDI tại Việt Nam (238,39 tỷ USD). Tiếp sau Nhật Bản là Hàn Quốc và
Singapore với tổng vốn đầu tư tương ứng là 31,01 tỷ USD và 30,33 tỷ USD. Như vậy, nếu so sánh
tổng số FDI vào Việt
Nam của Nhật Bản với Singapore và Hàn Quốc thì khoảng cách chênh lệch cũng chưa
phải nhiều, trong khi tiềm lực nền kinh tế Nhật Bản và của các doanh nghiệp Nhật
Bản lớn hơn nhiều so với Singapore và Hàn Quốc. Điều này cho thấy FDI của Nhật
Bản vào Việt Nam còn khiêm tốn.
Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp
Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới:
Một trong những đặc điểm rất cơ bản
của FDI của Nhật Bản là các dự án đầu tư thường được đặt trong chiến lược tổng
thể khai thác tối đa không chỉ nguồn lực, mà cả lợi thế cạnh tranh của các quốc
gia/ vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư. Bởi vậy, các cơ sở do Nhật Bản đầu tư
thường nhanh chóng được gắn kết với các nguồn lực và hệ thống sản xuất tại chỗ
(hệ thống sản xuất nội địa). Hậu quả là, các tập đoàn, công ty Nhật đã sử dụng
FDI để thâm nhập và khẳng định vị thế ngày càng quan trọng (thậm chí là chi
phối trong một số ngành) của họ trong một loạt các chuỗi cung ứng cơ bản trong
phạm vi toàn cầu.
Một số lĩnh vực đầu tư mà các nhà đầu tư Nhật Bản
sẽ tiếp tục đầu
tư mạnh vào Việt Nam trong thời gian tới là ngành dược phẩm và hóa chất, sản
xuất thép và kim loại, máy móc chung và máy móc điện tử, thiết bị trong ngành
giao thông, bán buôn và bán lẻ, tài chính và
bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ.
Theo một cuộc khảo sát của Jetro đối với khoảng
10.000 doanh nghiệp Nhật Bản được công bố đầu năm 2014 về xu hướng đầu tư ra nước ngoài
trong thời gian tới thì nhìn chung các doanh nghiệp Nhật Bản đã đánh giá tiềm
năng hấp dẫn đầu tư của thị
trường Việt Nam xếp sau các nước Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia. Một số điểm
yếu chính của thị
trường Việt Nam được các doanh
nghiệp nêu ra là hạ tầng chưa đồng bộ; hệ thống luật pháp chưa phát triển và có những vấn
đề trong việc áp dụng luật pháp; các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan chưa
hội tụ đủ hoặc chưa được phát triển. Những tồn tại nêu trên về môi
trường đầu tư tại Việt Nam là những vấn đề lớn mà Việt Nam hiện đang và sẽ phải tiếp
tục khắc phục để nâng cao hiệu quả thu hút FDI từ các nước nói chung và từ Nhật
Bản nói riêng.
Tuy nhiên, FDI của Nhật Bản
vào Việt Nam có khả năng tăng nhanh trong giai đoạn tới. Thứ nhất, sau khi
gánh chịu những thiên tai như động đất hay sóng thần thì doanh nghiệp
Nhật Bản nhận thức sự tập trung quá nhiều cơ sở sản xuất ở một quốc gia có thể
gây những rủi ro, do đó cần phải
phân tán rủi ro, các doanh
nghiệp Nhật Bản có xu hướng đi tìm địa chỉ đầu tư mới. Thứ hai, Trung
Quốc là một trong những quốc gia thu hút được số lượng vốn FDI từ Nhật Bản lớn nhưng
sự tăng cao của tiền lương cùng với việc giảm ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc
đối với nhà đầu tư nước ngoài và những mâu thuẫn về chính trị giữa Trung Quốc
với Nhật Bản đã làm cho mức độ hấp dẫn đầu tư của Trung Quốc giảm bớt. Các nhà đầu tư
Nhật Bản có xu hướng chuyển một số cơ sở sản xuất sang các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Với lợi
thế gần Trung Quốc và chính trị ổn định, có mối quan hệ thân thiết với Nhật
Bản, Việt Nam sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư Nhật Bản hơn. Theo kết quả điều
tra hàng năm của Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản đối với các công ty sản
xuất của Nhật Bản hiện đang hoạt động tại Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ với phương án mở rộng sản xuất từ Trung Quốc sang
một nước khác thì Việt Nam được các doanh nghiệp Nhật bản đánh giá cao nhất với
20,5%, cao gần gấp 2,8 lần so với nước tiếp theo là Thái Lan 7,4%. Tương tự như
vậy, với phương án chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc sang nước thứ ba thì
tỷ lệ các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn Việt Nam là 6,8%, gấp hơn hai lần tỷ
lệ này ở nước xếp thứ hai là Malaysia với 3,1%. Thứ ba, cam kết đối
tác chiến lược và việc thực thi chính sách thu hút đầu tư từ Nhật Bản như xây
dựng và phát triển khu công nghiệp chuyên sâu về công nghiệp phụ trợ ở Bà Rịa -
Vũng Tàu và Hải Phòng sẽ phát huy tác dụng trong thời gian tới.
Đầu tư từ Nhật Bản tập trung chủ yếu
vào ngành công nghiệp. Xu hướng này cũng nhất quán với FDI của Nhật Bản tại
Việt Nam. Công nghiệp là ngành thu hút được phần lớn vốn FDI, trong đó các
ngành công nghiệp nặng thu hút lượng vốn lớn hơn nhiều so với các ngành công
nghiệp nhẹ. Ngành xây dựng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong vốn FDI của Nhật
Bản; đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ còn nhỏ, đặc biệt đầu tư vào lĩnh vực nông lâm
nghiệp chưa được chú trọng đầu tư nhiều.
Trong công nghiệp thì sản xuất thực
phẩm và đồ uống, sản xuất các sản phẩm kim loại, sản xuất hóa chất và các sản
phẩm hóa chất chiếm lượng vốn đầu tư cao hơn so với các ngành dệt, may mặc, sơ
chế da, giày da. Vốn FDI của
Nhật Bản vào những ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật là tương đối cao
nhưng khối lượng còn có thể đạt mức cao hơn nếu ngành công nghiệp phụ trợ của
Việt Nam phát triển hơn.
Về ngành dịch vụ, FDI của Nhật Bản tập trung
chủ yếu vào các ngành như vận tải kho bãi, thông tin liên lạc, thương nghiệp,
sửa chữa xe có động cơ và các hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn.
Hiện nay, FDI của Nhật Bản tại Việt Nam mở rộng sang lĩnh vực bán buôn, bán lẻ
như tập đoàn Japan Logistic Systems Corp đã đầu tư xây dựng các kho chứa ở ba
thành phố lớn của Việt Nam gồm Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh; tập đoàn
Nissin đã hợp tác với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để điều hành một tàu chở
hàng chuyên dùng cho các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng về việc vận chuyển ôtô và xe máy... Các nhà đầu tư Nhật Bản tăng mạnh vốn
đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, trong giai đoạn 2002-2007, FDI của Nhật vào
các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn chiếm khoảng
34% tổng vốn đầu tư vào ngành dịch vụ. Trong 2 năm 2009-2010, lượng vốn đầu tư vào
lĩnh vực này vẫn tiếp tục tăng nhưng tỷ trọng giảm còn 24% tổng vốn đầu tư vào
dịch vụ.
Một số giải pháp tăng cường hiệu quả
thu hút FDI của Nhật Bản
vào Việt
Nam
- Việt Nam cần triển khai nhanh những chính
sách và kế hoạch cụ thể đã được đề ra trong Chiến lược công nghiệp hóa của Việt
Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020 và tầm nhìn
2030, trong đó đặt trọng tâm ưu tiên hợp tác vào 6 lĩnh vực: điện tử; máy nông
nghiệp; chế biến nông,
thủy sản; đóng tàu; môi trường và tiết kiệm năng lượng; sản xuất ô tô và phụ tùng
ô tô. Phối hợp với các tổ chức kinh tế lớn như Keidanren, Chukeiren, Kankeiren, JCCI,
FEC, các ngân hàng lớn thúc đẩy các
dự án quy mô lớn, và các dự án công nghiệp chế tạo của doanh nghiệp vừa và nhỏ
đặc biệt là các dự án công nghiệp hỗ trợ cho 6 ngành thuộc Chiến lược công
nghiệp hóa Việt Nam hợp tác với Nhật Bản.
- Có kế hoạch và chính sách cụ thể để phát triển
nhanh các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa
và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật,
đặc biệt nghiên cứu, sửa
đổi chính sách ưu đãi đầu tư nhằm tạo bước đột phá trong việc thu hút ĐTNN
trong giai đoạn tới; chính sách thu hút đầu tư phải đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh
tranh so với các nước trong khu vực.
- Đẩy nhanh việc đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ
tầng, như giao
thông, điện, nước... đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.
- Có kế hoạch triển khai việc đào tạo nguồn
nhân lực về chuyên môn, ngoại ngữ (tiếng Nhật) cho các cán bộ và công nhân để
đáp ứng yêu cầu của các nhà
đầu tư Nhật Bản.
- Xem xét hiệu quả việc triển khai đầu tư các
khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp Nhật Bản để nhân
rộng mô hình này, nhằm tạo thuận lợi cho việc thu hút FDI từ Nhật Bản.
- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới và hoàn
thiện cách thức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài
để đảm bảo hiệu quả và tránh lãng phí nguồn lực quốc gia.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ về các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam để hỗ trợ cung cấp thông tin cho các
hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như các yêu cầu của nhà đầu tư.
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đi xúc tiến đầu
tư tại các địa phương của Nhật thông qua các chuyến công tác của lãnh đạo ĐSQ,
nhằm cung cấp thông tin và thu hút hướng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công
nghiệp phụ trợ đầu tư sang Việt Nam... Đồng thời phối hợp tạo điều
kiện để tổ
chức các đoàn lãnh đạo địa phương và doanh nghiệp Nhật Bản sang thăm và khảo sát môi
trường đầu tư Việt Nam
- Tiếp tục tập trung thu hút đầu tư của Nhật
vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, hạ tầng khu công
nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế đặc biệt theo hình thức đối tác công tư PPP.
- Nắm bắt xu hướng mới thu hút đầu tư vào lĩnh
vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy
sản, thúc đẩy chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư để nâng cao năng suất, chất
lượng các sản phẩm nông thủy sản nước ta, tăng cường sức cạnh tranh quốc tế và
mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho người nông
dân, tạo nền tảng vững chắc cho tiến trình công nghiệp hóa trong thời gian tới.
3. Xu hướng đầu
tư ra nước ngoài của Hàn quốc và định hướng XTĐT
Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Hàn
Quốc
Đến nay, Hàn Quốc đã đầu tư ra nước
ngoài 57,536 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 371 tỷ USD và 254 tỷ USD tỷ USD
vốn giải ngân (tỷ lệ vốn giải ngân / đăng ký đạt 68,4%).
Về đối tác đầu tư, Hàn Quốc đã
có dự án đầu tư ra tất cả các khu vực trên thế giới với dự án tại 185 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Trong đó, tập trung vào các quốc gia Trung Quốc (tổng vốn
đăng ký đạt 81 tỷ USD bao gồm Hong Kong), Hoa Kỳ (71 tỷ USD), Việt Nam
(17,3 tỷ USD), Úc (16,2 tỷ
USD), Hà Lan (12,9 tỷ USD), Canada (12,1 tỷ USD), Indonesia (11,9 tỷ USD),
Cayman Island (11,3 tỷ USD), Anh Quốc (10,9 tỷ USD), Malaysia (10,8 tỷ USD)...
Riêng đối với khu vực ASEAN là khu vực
quan trọng thứ 3 về ĐTRNN của Hàn Quốc sau Bắc Mỹ, Trung Quốc với số vốn đăng ký đầu
tư lũy kế đạt khoảng 65 tỷ USD (giá trị giải ngân khoảng 37 tỷ USD đạt khoảng
57% thấp hơn giá trị giải ngân chung là 68%) theo thứ tự các nước: Việt
Nam, Indonesia, Malaysia, Singapore, Myanmar, Cambodia, Philippines, Thailand,
Laos ...
Trước đây, ĐTRNN của Hàn Quốc vào
ASEAN chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai khoáng, công nghiệp chế tạo thâm dụng
lao động (để xuất khẩu sang thị trường nước thứ 3). Tuy nhiên, cùng với
sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của các nước trong khu vực cũng như sự lớn
mạnh về sức cạnh tranh về vốn, công nghệ của các doanh nghiệp Hàn Quốc, đầu tư
vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng, dịch vụ, tài chính, bảo hiểm, giải trí,
CNTT, xây dựng, bất động sản, logistic, bán buôn, bán lẻ ... với mục tiêu thâm
nhập thị trường các nước bản địa và trong khu vực ASEAN có xu hướng gia tăng
mạnh từ đầu thế kỷ 21.
Về mục đích đầu tư, Hàn Quốc
đầu tư ra nước ngoài với các mục
tiêu tiếp cận thị trường (chiếm 36% mục đích đầu tư); tiết giảm chi phí
sản xuất (31%); tiếp cận
nguồn nguyên liệu; tiếp cận công nghệ nguồn; tránh rào cản thương
mại và đầu tư kết hợp phát triển thương mại.
Nhìn chung, Chính phủ Hàn Quốc không
xây dựng những chính sách, định hướng cụ thể cho các doanh nghiệp đầu tư ra
nước ngoài mà đề Bàn tay vô
hình (Invisible hand) tự động điều tiết các hoạt động đầu tư, kinh doanh của
khối doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, Chính phủ có xu hướng ủng hộ (thông qua 04 hình
thức hỗ trợ nêu phía dưới
cũng như một số tác động chính trị hoặc
kết hợp đầu tư và cho vay ưu đãi EDCF) các doanh
nghiệp trong các lĩnh vực khai khoáng, sử dụng nhiều năng lượng, đầu tư với mục
tiêu tiếp cận thị trường nước sở tại, đầu tư với mục tiêu tiếp cận công nghệ
nguồn, hiện đại (thông
qua hình thức M&A các công ty thuộc các nước OECD) ... đầu tư ra ngoài.
Hàn Quốc cũng không khuyến khích doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư ra nước
ngoài với mục tiêu sản xuất để xuất khẩu sang các nước thứ 3. Tuy
nhiên, nhằm khuyến khích và hỗ trợ việc đầu tư ra nước ngoài tập trung vào các
doanh nghiệp SMEs, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng 4 nhóm chính sách lớn nhằm hỗ trợ
doanh nghiệp như hỗ trợ về tài chính (1) Chủ yếu thông qua Ngân hàng
xuất nhập khẩu Hàn Quốc Korea Eximbank như hỗ trợ cho vay tối đa 90% tổng vốn đăng
ký đầu tư đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ (2) Tổng công ty bảo hiểm xuất khẩu nhà nước
bảo lãnh các khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp; hỗ trợ về thuế và thúc đẩy ký
các hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và bảo hộ đầu tư (3) hỗ trợ xúc tiến
đầu tư thông qua
Cơ
quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc KOTRA chủ yếu cung cấp
thông tin và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
và (4) nới lỏng và đơn giản hóa các quy định về đăng ký ĐTRNN.
Xu hướng đầu tư của Hàn Quốc
vào Việt Nam
Sau 26 năm thực hiện các hoạt động đầu
tư vào Việt Nam, xu hướng và mục đích đầu tư của Hàn Quốc có nhiều điểm tương
đồng với xu thế đầu tư ra nước ngoài nói chung của Hàn Quốc. Đến nay, Hàn Quốc là
đối tác đầu tư
nước ngoài lần
thứ
2 tại Việt Nam sau Nhật Bản về quy mô với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 31,24 tỷ
USD và đứng thứ nhất về số dự án với 3.827 dự án đầu tư còn hiệu lực. Doanh
nghiệp FDI Hàn Quốc là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, sử dụng
trên 50 vạn lao động và đóng góp khoảng
30% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam năm 2013.
Việt Nam là đối tác đầu tư
ra nước ngoài lớn thứ 3 của Hàn Quốc sau Mỹ, Trung Quốc (với
2.893 dự án; 17 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký và 9,9 tỷ USD vốn giải ngân
lũy kế theo thống kê của Ngân hàng Korea Eximbank). Chính phủ
Hàn Quốc nói chung khuyến khích
các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư ra
nước ngoài, trong đó coi Việt Nam là một địa bàn đầu tư chiến lược với ưu thế
về (1) nguồn lao động cạnh tranh (2) thị trường tiêu thụ tiềm năng, có nhiều điểm
tương đồng với các sản phẩm Hàn Quốc và tương đối mở - dễ tiếp cận (3) ổn định
chính trị và quan hệ chính trị, văn hóa 02 nước liên tục phát triển (4) vị trí
địa lý thuận lợi (5) chính sách ưu đãi tương đối cạnh tranh (6) Chiến lược đầu
tư China +1 ... so với mặt bằng chung các quốc gia thu hút FDI Hàn Quốc có cùng
trình độ phát triển như Indonesia, Sri Lanka, Phillipines, Thái Lan, Cambodia,
Myanmar ... Các doanh nghiệp Hàn Quốc rất quan tâm tới Việt Nam thể hiện qua số
doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư có xu hướng tăng lên
trong những năm qua.
Việt Nam - Hàn Quốc đã thiết lập Quan
hệ đối tác chiến lược. Việt Nam là nước thu hưởng viện trợ không hoàn lại và
vay tín dụng lớn nhất của Hàn Quốc. Trong đó, Việt Nam tiếp nhận 20% tổng giá
trị cho vay tín dụng ưu đãi EDCF và có quy mô lớn gấp 3 lần nước thứ 2 với tổng giá trị
cam kết đạt trên 2,1 tỷ USD. Có thể dự báo quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam
và Hàn Quốc sẽ ngày càng gia tăng trong những năm tới cùng với sự gia tăng quy
mô kim ngạch thương mại song phương (quy mô năm 2013 đạt 27,3 tỷ USD) và
hai nước dự kiến sẽ ký Hiệp định FTA vào cuối năm 2014.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp
FDI Hàn Quốc hoạt động tương đối tốt, mặc dù không tránh khỏi khó khăn do việc
gia tăng cạnh tranh khốc liệt và do Việt Nam phải thực hiện cam kết cắt giảm
thuế trong khuôn khổ AFTA. Thêm vào đó, nguyên liệu, phụ tùng tại chỗ chưa cung
cấp đủ. Nền công nghiệp
hỗ trợ còn yếu kém, nên đa số các nguyên phụ liệu, phụ tùng phải nhập khẩu (Việc
này tạo ra hiện tượng Việt Nam nhập siêu lớn từ Hàn Quốc với giá trị 14 tỷ USD.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam góp phần quan trọng vào
giá trị xuất khẩu tại Việt Nam); chi phí đầu vào còn cao, chế độ hạn
ngạch vào các thị trường EU và Mỹ đã hạn chế năng lực sản xuất của các dự án
may mặc mà đa phần là dự án của Hàn Quốc... làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt
động của các dự án FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam. Mặt khác, còn xảy ra tranh
chấp lao động tại một số doanh nghiệp 100% vốn của Hàn Quốc mà nguyên nhân hầu hết
xuất phát từ những mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa các bên, về điều kiện
lao động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ như gia công các sản phẩm may
mặc. Nhìn chung, các sự vụ đều được giải quyết một cách ổn thỏa trên cơ sở hòa giải, thương
lượng, nhân nhượng lẫn nhau với sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan
có thẩm quyền địa phương.
Cho đến nay, Hàn Quốc đã đầu tư vào 18
trên tổng số 21 ngành kinh tế của Việt Nam. FDI của Hàn Quốc tập trung chủ yếu
trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, xây
dựng, nghệ thuật giải trí và vận tải kho bãi.
Nhà đầu tư Hàn Quốc có mặt ở 49 địa
phương của cả nước. Trong đó, Hà Nội, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa -
Vũng Tàu, Hải Phòng, Bình
Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Long An là những địa phương có nhiều đầu tư từ
Hàn Quốc.
Khoảng 95% các dự án đầu tư của Hàn
Quốc được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ (quy mô dưới 500 người,
doanh thu dưới 150 triệu USD) chủ yếu tập
trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó, các dự án này chủ
yếu tập trung vào các dự án gia công trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ như ngành
may mặc, sản xuất giày, dép ... Tuy nhiên, thời gian gần đây đã bắt đầu có sự
chuyển biến về chất khi xuất nhiều khối doanh nghiệp vệ tinh cho các TNCs
Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ điện tử ...
Các Tập đoàn lớn của Hàn Quốc tuy chỉ
chiếm khoảng 5% số dự án nhưng đạt hơn 70% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Việt Nam
tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; xây dựng ...
đóng góp tích cực cho ổn định và phát triển kinh tế như Samsung,
Doosan, LG, Posco, CJ, Taekwang, Hyosung, ...
Một số định hướng
tăng cường quan hệ đầu tư giữa hai nước
Hiện nay, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã
có cách tiếp cận thị trường Việt Nam thận trọng hơn trong bối cảnh tình hình
kinh tế, chính trị thế giới và khu vực diễn biến phức tạp và sự cạnh tranh gay
gắt từ các quốc
gia trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Cambodia và Myanmar trong
thời gian tới. Theo đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã chú trọng hơn vào lĩnh vực
công nghiệp nặng, hóa dầu, điện lực, tài chính (ngân hàng, bảo hiểm,
chứng khoán, M&A), dịch vụ và logistic, giải trí, chế biến nông sản và
nghiên cứu sản xuất sản phẩm điện, điện tử, công nghệ cao. Đồng thời, đón đầu
làn Hiệp định TPP, doanh nghiệp Hàn Quốc có sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực
phụ trợ trong các sản phẩm may mặc.
- Tiếp tục khuyến khích, thu hút các tập đoàn lớn của
Hàn Quốc hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ cao, điện tử, công nghiệp chế
biến, chế tạo,
năng lượng, phát triển hạ tầng, xây dựng các Khu tổ hợp công nghệ chuyên
sâu, đầu tư phát triển hạ tầng KCN. ... và khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (công
nghiệp phụ trợ) đầu tư vào Việt Nam.
- Hợp tác với Chính phủ Hàn Quốc chia sẻ kinh
nghiệm trong việc xây dựng chính sách thu hút, quản lý đầu tư nước ngoài, trong
đó, đặc biệt là công tác hỗ trợ nhà đầu tư sau cấp phép và các hoạt động xúc
tiến và quản lý đầu tư trực tuyến. Kết nối với Chính quyền các tỉnh
Hàn Quốc để thu hút FDI từ
các doanh nghiệp SMEs từ các địa phương này.
- Đẩy mạnh hoạt động XTĐT tại chỗ hỗ trợ doanh
nghiệp đã có dự án đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam cũng như cơ chế đối thoại
với cộng đồng người Hàn Quốc (hiện là cộng đồng người nước ngoài lớn nhất với khoảng
10 vạn người thường xuyên sinh sống tại Việt Nam). Tăng cường hoạt động quảng
bá môi trường đầu tư ổn định cũng như cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ đến địa
phương làm yên lòng một số nhà đầu tư có lo lắng về những vấn đề bất ổn đối với
doanh nghiệp FDI thời gian vừa qua.
- Thúc đẩy việc hoàn tất quá trình đàm phán
tiến tới ký kết Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA) trong tương lai
gần trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, qua đó thúc đẩy hoạt động thương mại,
giảm nhập siêu từ Hàn Quốc và nâng cao chất lượng các hoạt động đầu tư liên
quan.
- Cần phải tiếp xúc trực tiếp và xây dựng mối
quan hệ cá nhân với Giới chủ, Lãnh đạo các Tập đoàn, doanh nghiệp để có thể có
những tác động chính xác, kịp thời khi doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư.
Đồng thời, xây dựng mối quan hệ với các cơ quan báo chí, truyền thông, đặc biệt
về lĩnh vực kinh
tế để có thể gián tiếp định hướng, truyền tải thông tin về tình hình kinh tế,
môi trường kinh doanh, cơ hội hợp tác đầu tư Việt Nam cho cộng đồng doanh
nghiệp Hàn Quốc.
- Theo kinh nghiệm của một số nước trong khu
vực, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về tiền lương, các chính
sách ưu đãi về thuế, chi phí sử điện nước tương đối rẻ, chế tài về môi trường
tương đối thoáng ... sẽ mất dần khi GDP đầu người Việt Nam đạt mức 4.000 USD/năm
vào dự kiến sau năm 2025. Theo đó, Việt Nam cần chủ động xây dựng chính sách
đón đầu làn sóng đầu tư mới cũng như chuyển dịch cơ cấu nhân lực, lĩnh vực sản
xuất khi các dự án FDI (bao gồm cả Hàn Quốc và các nước khác) có mục tiêu
này dần rút khỏi Việt Nam.
- Ngoài ra, trong thời gian tới, cần khuyến
khích việc đầu tư sang Hàn Quốc theo hình thức M&A các doanh nghiệp SME
hoặc Venture Company trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ cao và sản
xuất linh kiện là phương thức tiếp cận ngắn nhất đến thị trường và các sản phẩm công nghệ
cao.
4. Xu hướng đầu
tư ra nước ngoài của Mỹ và định hướng XTĐT:
Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Mỹ
- Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là nước đầu tư ra nước
ngoài lớn nhất thế giới với tổng vốn đầu tư ở nước ngoài lũy kế đến cuối năm
2013 vào khoảng 4.790 tỷ USD. Trong thập kỷ vừa qua, đầu tư của Hoa Kỳ chiếm khoảng
1/4 tổng lượng
FDI toàn cầu, trong khi cả châu Âu chiếm khoảng một nửa tổng vốn FDI toàn cầu.
- Do cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, dòng
vốn FDI ra nước
ngoài của Hoa Kỳ bị chậm lại từ mức 393 tỷ USD năm 2007 xuống còn 288 tỷ USD năm 2009 vả
278 tỷ USD năm 2010, nhưng sau đó đã khôi phục mạnh mẽ đạt 387 tỷ USD năm 2011,
367 tỷ năm 2012 và 338 tỷ năm 2013. Tuy nhiên, nếu tính về tốc độ tăng
trưởng của tổng vốn FDI
của Hoa Kỳ ở nước ngoài thì vẫn đạt bình quân 10%/năm trong thập kỷ qua.
- Về phân bổ tổng vốn FDI của Hoa Kỳ ở nước ngoài
theo khu vực và quốc gia: Lũy kế tính đến cuối
năm 2013, khoảng 56% tổng vốn FDI của Hoa Kỳ là ở châu Âu, 28% ở châu Mỹ, 15%
ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, 1,5% ở châu Phi, 1 % ở Trung Đông.
Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, riêng Úc chiếm gần 3%, Nhật Bản chiếm
3%, Trung Quốc chiếm hơn 1%, Hongkong chiếm 1%, Ấn Độ chiếm gần 0,7%.
Cả khu vực ASEAN chiếm gần
4,5% (tương đương khoảng 210 tỷ USD), trong đó riêng Singapore đã chiếm hơn 3%.
- Dòng vốn FDI của Hoa
Kỳ ra nước ngoài theo từng năm: Trong năm 2013, hơn 50% vào
châu Âu, hơn 25% vào châu Mỹ, hơn 21% vào châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó đáng
lưu ý tỷ lệ dòng vốn FDI của Hoa Kỳ có xu hướng giảm vào khu vực châu Âu, châu Mỹ,
châu Phi trong khi tăng mạnh vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là
vào Úc (gần 23 tỷ
USD năm 2013) và Singapore (19 tỷ USD năm 2013).
- Trung Quốc: Xu hướng
đầu tư của Hoa Kỳ vào Trung Quốc có nhiều thay đổi trái chiều trong những năm
gần đây: sau khi đạt đỉnh cao gần 16 tỷ USD năm 2008, đã giảm xuống ở
mức âm (-) 7,5 tỷ USD năm
2009, 5,4 tỷ USD năm 2010, âm (-) 1 tỷ USD năm 2011, âm (-) 3,5 tỷ năm 2012,
nhưng lại tăng lên 8,3 tỷ USD năm 2013, tuy nhiên mức này cũng chỉ
bằng hơn 1/2 mức của năm
2008.
- ASEAN: Trong giai
đoạn 2009-2012, dòng vốn FDI của Hoa Kỳ vào ASEAN nhìn chung là tăng. Tuy
nhiên, trong năm 2013, trong khi dòng vốn này tiếp tục tăng mạnh vào Singapore (19 tỷ USD),
Malaysia (3 tỷ USD), thì
lại có xu hướng giảm ở các nước còn lại: Indonesia là âm (-) 0,5 tỷ USD;
Philippines là âm (-) 0,2 tỷ USD;
và Thái Lan là hơn 1,1 tỷ USD chỉ bằng gần một nửa năm 2012.
- Về phân bổ tổng vốn FDI của Hoa Kỳ
theo ngành: Tính lũy kế,
khoảng 5% tổng vốn FDI của Hoa
Kỳ ở nước ngoài là vào lĩnh vực
khai khoáng, 14% vào lĩnh vực
sản xuất, gần 5% vào lĩnh vực bán buôn, 20% vào lĩnh vực ngân hàng, tài chính và
bảo hiểm, 44% vào các công ty holding (phi ngân hàng). Trong giai đoạn
2009-2013, dòng vốn FDI của Hoa
Kỳ có xu hướng gia tăng vào lĩnh vực sản xuất (đạt gần 86 tỷ USD năm 2013),
nhưng trong lĩnh vực ngân hàng có xu hướng thoái vốn liên tục trong các
năm 2009, 2010, 2011 và 2013.
- Về cơ cấu nguồn vốn
FDI của Hoa Kỳ: Trong tổng vốn FDI ra nước ngoài của Hoa Kỳ, tỷ trọng lớn
nhất là nguồn vốn từ tái đầu tư, chiếm bình quân khoảng 80%, trong khi dòng vốn
nhà đầu tư chuyển ra để đầu tư chỉ chiếm bình quân khoảng 15% và các khoản vay
trong nội bộ công ty khoảng
5%. Điều này chứng tỏ các công ty Hoa Kỳ ưa lựa chọn tái đầu tư hơn là chuyển
lợi nhuận về nước.
Giống như các công ty của Châu Âu, mục
tiêu lớn nhất của các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ khi đầu tư ra nước
ngoài hiện nay là tìm kiếm thị trường. Thực tế cho thấy hàng hóa xuất
khẩu của Hoa Kỳ có khả năng tiếp cận nhiều nhất vào những thị trường mà Hoa Kỳ
đầu tư lớn. Theo số liệu của CIA, các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ gồm
Canada (chiếm 19,37% thị phần), Mêhicô (12,21%), Trung Quốc (6,58%), Nhật Bản
(4,84%), Anh (4,33%), Đức (4,1%), đều là những thị trường mà Hoa Kỳ có đầu tư
lớn nhất. Đầu tư ra nước ngoài đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy xuất khẩu
tại Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, mặc dù là một quốc gia giàu tài nguyên, các công ty
của Hoa Kỳ khi đầu tư ra khi nước ngoài còn nhằm mục tiêu khai thác tài
nguyên
khoáng
sản để
tiết kiệm nguồn tài nguyên trong nước.
Đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam
Tính đến hết tháng 6 năm 2014, Hoa Kỳ
có 694 dự án đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 10,7 tỷ
USD và xếp thứ 7/101 Quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Quy mô vốn bình quân một dự án của Hoa Kỳ là khoảng 15,42 triệu USD, cao hơn so
với mức bình quân chung một dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 14.5 triệu
USD/dự án. Tuy nhiên, những con số này chưa phản ảnh hết luồng vốn đầu tư trực
tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam do có một số công ty Hoa Kỳ như Tập đoàn Intel,
Coca Cola, Procter & Gamble, ConocoPhillips... đầu tư vào Việt Nam thông
qua các chi nhánh, công ty con của mình đăng ký tại một số nước khác như
British Virgin Islands, Singapore, Hồng Kông...
Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư vào
17/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó vốn đầu tư tập
trung vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, công nghiệp chế biến chế tạo,
kinh doanh bất động sản; tập trung tại các địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm
kinh tế phía Nam,
nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi và khu vực phát triển kinh tế năng
động nhất của cả nước như Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Cà Mau, Bình Dương, TP Hồ
Chí Minh,...
Một số giải pháp thu hút đầu tư từ Hoa
Kỳ: Nhìn chung, quan hệ đầu tư hai chiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam còn rất thấp
so với tiềm năng cũng như quan hệ thương mại của 2 nước, do vậy, cần có những
biện pháp tích cực hơn nữa để thúc đẩy quan hệ đầu tư hai chiều giữa hai bên.
Cụ thể:
- Các nhà hoạch định chính sách hai nước cần
tăng cường trao đổi, tiếp xúc nhằm tìm ra các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc
trong việc thực hiện các dự án đang triển khai và xúc tiến các dự án trong các
lĩnh vực mà hai bên có nhiều tiềm
năng. Đề nghị Hoa Kỳ dành cho Việt Nam dự án hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý
hoạt động đầu tư nước ngoài.
- Tăng cường hợp tác nâng cao hiệu quả thực
hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm khai thác tối đa những lợi ích
từ việc triển khai Hiệp định này, giảm thiểu những tác động tiêu cực và tăng cường thu
hút đầu tư của Hoa Kỳ trên cơ sở đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với
hoạt động này.
- Thiết lập, mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ
quan, hãng thông tấn, báo chí, truyền hình trong nước và ngay tại Hoa
Kỳ để tăng tần suất thông tin về môi trường và cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
- Tiến hành vận động các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu
tư vào Việt Nam theo hình thức PPP nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam
4. Đầu tư ra nước ngoài
của các nước EU và định hướng XTĐT
Về cơ cấu nước nhận đầu tư, FDI của EU chủ yếu vào các
nước thuộc chính khối này. Tuy nhiên đến nay các nước EU đang có chuyển hướng
đầu tư ra các nước ngoài khối nhiều hơn.
Ngoài khu vực Trung Mỹ và một số nước châu Á, cơ
cấu đầu tư của EU ở
từng khu vực cũng chỉ tập trung vào một vài đối tác chủ yếu. Trong khi
đó, vốn vào khu vực châu Á có vẻ phân tán hơn tới nhiều nước khác nhau như Singapore,
Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hong Kong với tỷ trọng vốn không chênh lệch quá
nhiều.
Xu hướng đầu tư của EU tại Việt Nam
Từ năm 2012, Việt Nam và EU chính thức
tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA); Hiệp định khung Đối tác và Hợp
tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và EU chính thức được ký kết. Đây là hai sự
kiện quan trọng, hứa hẹn bước phát triển mới trong quan hệ thương mại và đầu tư
song phương giữa Việt Nam và thị trường EU (với khoảng 500 triệu dân thuộc 27 nước thành viên).
FTA Vietnam - EU dự kiến sẽ là một hiệp định toàn diện bao gồm không chỉ các
cam kết về mở cửa thị trường
hàng hóa và dịch vụ mà cả các vấn đề khác như mua sắm công, cạnh tranh, phát
triển bền vững....
Tính đến hết tháng 6/2014, 23/28 nước
EU đã có 1471 dự án đầu tư
trực tiếp vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 18,38 tỉ USD. Các dự án của EU
tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (537 dự án, tổng vốn đầu
tư 5,82 tỷ USD); sản xuất, phân phối điện, khí, nước (19 dự án, tổng vốn đầu tư
3,52 tỷ USD); thông tin và truyền thông (154 dự án, tổng vốn đầu tư 2,19 tỷ
USD) ; kinh doanh bất động sản (31 dự án, tổng vốn đầu tư 1,90 tỷ USD)... Đây
là những ngành có công nghệ cao, sản phẩm sạch, tận dụng ưu thế về khoa học kỹ
thuật, hàm lượng chất xám lớn, có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và rất cần
cho nền kinh tế Việt Nam.
Đầu tư của các nước EU đã có mặt ở hầu
hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam do nhiều công ty lớn của châu Âu trong các
lĩnh vực chủ chốt làm chủ đầu tư như BP của Anh, Shell Group của Hà Lan và Anh,
Total Elf Fina, France Telecom của Pháp, Siemen của Đức. Trong đó, thành phố Hồ
Chí Minh thu hút nhiều dự án đầu tư nhất với 538 dự án và tổng vốn đầu tư 2,77
tỷ USD; Hà Nội đứng đầu về tổng vốn đầu tư: 3,06 tỷ USD (341 dự án); tiếp theo
là các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Đồng Nai...
Hà Lan hiện là quốc gia EU đầu tư
nhiều nhất vào Việt Nam với 207 dự án, tổng vốn đầu tư 6,39 tỷ USD. Tiếp theo
là Pháp (406 dự án, tổng vốn đầu tư 3,3 tỷ USD), Vương quốc Anh (184 dự án,
tổng vốn đầu tư 2,82 tỷ USD) Luxembourg (28 dự án, tổng vốn đầu tư 1,53 tỷ
USD)...
Đối với EU, Việt Nam có
vị trí thuận lợi về giao lưu quốc tế, có lợi thế so sánh về địa lý, chính trị, là
nhân tố quan trọng trong khối ASEAN, có nguồn lao động dồi dào và có thị trường
tiềm năng, nhưng vì EU ở quá xa Việt Nam, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa
gặp khó khăn, chi phí vận chuyển cao, hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp các nước EU về Việt Nam
còn ít. Do đó, nên tập trung thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia
(TNCs) của EU vì các công ty này có khả năng tài chính mạnh, mạng lưới sản xuất
và cung ứng sản phẩm toàn cầu. Việc tiếp cận thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp
vừa và nhỏ của EU còn khó khăn, tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của EU chiếm phần
lớn số lượng doanh nghiệp tại đây. Trong điều kiện hiện tại, cách thức tiếp cận
hiệu quả nhất đối với cộng đồng doanh nghiệp này là thông qua các cơ quan Hỗ
trợ doanh nghiệp, các Hiệp hội Doanh nghiệp, các tổ chức tài chính và ngân hàng
của EU tại Việt Nam và các nước lân cận. Mặt khác, cần tích cực triển khai các
hiệp định hợp tác đầu tư đã ký kết; tích cực thúc đẩy hợp tác song phương với
các quốc gia EU trong việc
xúc tiến đầu tư.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế kéo
dài, Pháp và các nước châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề và cũng là nguyên nhân chính gây ra
ảnh hưởng (do vỡ nợ công khu vực đồng EURO), các nước lớn tại châu Âu đều
phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng rất khắc nghiệt nhằm lấy lại
tăng trưởng, điều chỉnh cấu trúc... Trong bối cảnh như vậy, các chính sách hướng
về châu Á và các nước ĐNA đã xuất hiện có tính thuyết phục hơn, cả ở cấp độ chính phủ lẫn
doanh nghiệp.
Thu hút đầu tư của các nước châu Âu
nói chung và Pháp nói riêng có những đặc thù, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có
trình độ chuyên môn tốt nhưng không có thói quen thị trường, lại không có chính sách hỗ
trợ tốt của CP nên việc đầu tư sang thị trường mới nổi, nhiều rủi ro là khó khăn. DN
lớn của Pháp hầu hết có mặt tại Việt Nam nhưng chưa nắm được các cơ hội tăng quy mô hoặc đầu
tư mới. Quan hệ
hai nước về kinh tế có
dấu hiệu bị tắc nghẽn do lựa chọn ưu tiên chưa gặp nhau (Pháp dựa vào lĩnh vực
năng lượng trong đó nhiệt điện và điện hạt nhân, quốc phòng), các dự án khác
theo hình thức PPP thì còn một quá trình, chờ đợi các dự án của ta. Nếu như
Pháp có sự thận trọng trong đầu tư vào VN thì doanh nghiệp Tây Ban Nha có thể
có đột phá trong thời gian tới, do Việt Nam là thị trường hoàn toàn
mới và DN TBN đang có xu hướng chuyển địa bàn đầu tư. Các DN Ý mặc dù bày tỏ sự quan
tâm nhưng đặc điểm DN
Ý
là các DN nhỏ và vừa, công nghệ cao, không có thói quen đầu tư ra bên ngoài.
Với đặc điểm như vậy, tiếp cận DN châu
Âu cần có giải pháp riêng, lâu dài, cách tiếp cận rất chi tiết bao gồm từ cung
cấp thông tin, hướng dẫn, phân tích, đặc biệt các DN này thường cần dựa vào tư vấn để tránh các
rủi ro về thị trường do đó làm việc
với các tổ chức, công
ty tư vấn cũng là một cách tiếp cận phù hợp. Ngoài ra, việc tiếp đón DN tại các địa
phương, Bộ ngành TW cũng là một giai đoạn quan trọng để DN có lòng tin, có
thông tin xác đáng trong quá trình nghiên cứu và ra quyết định đầu tư.
1 Điển
hình là đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tháng 5/2013 đã đạt mức tăng giá cao
nhất so với USD trong vòng 19 năm qua.
Hướng dẫn 5338/BKHĐT-ĐTNN năm 2014 về Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2015 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Hướng dẫn 5338/BKHĐT-ĐTNN ngày 15/08/2014 về Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2015 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
8.638
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|