Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 424/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Võ Trọng Hải
Ngày ban hành: 18/02/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 424/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 02 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2021-2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/12/2019;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2013 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025”;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 22/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Văn bản số 31/STTTT- CNTT ngày 10/01/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025” (có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan xây dựng kế hoạch triển khai Đề án; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; tổ chức sơ kết, tổng kết 05 năm thực hiện Đề án báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan liên quan, căn cứ nhiệm vụ được giao trong Đề án để tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả, tiết kiệm; báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT của tỉnh;
- Trung tâm CB-TH tỉnh;
- Lưu: VT, NC2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Trọng Hải

 

ĐỀ ÁN

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 424/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 của UBND tỉnh)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Văn bản Trung ương

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2013 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

Căn cứ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc Phê duyệt Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”.

2. Văn bản của tỉnh

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 16/10/2020 Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 22/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Kế hoạch số 260/KH-UBND ngày 21/7/2021 của UBND tỉnh về Xây dựng cơ chế, chính sách tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

1. Thực trạng xây dựng chính quyền điện tử

1.1. Về môi trường chính sách

Tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện lộ trình xây dựng Chính quyền điện tử từ năm 2011 với Đề án xây dựng chính phủ điện tử tại Hà Tĩnh giai đoạn 2011- 2015, tầm nhìn 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4123/QĐ-UBND ngày 23/12/2011.

Từ đó đến nay, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách, văn bản nhằm cụ thể hóa, thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh, cụ thể như: Nghị quyết số 93/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh về việc quy định chế độ đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp chuyên trách công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND 24/9/2016 của HĐND tỉnh về việc quy định một số chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cải thiện chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 09/8/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 60/2014/QĐ-UBND ngày 05/9/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về việc thực hiện chế độ đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp chuyên trách công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 28/4/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 01/2021/QĐ-UBND ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 420/QĐ-UBND ngày 02/02/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hà Tĩnh phiên bản 1.0; Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 6/6/2014 của UBND tỉnh về tăng cường sử dụng, trao đổi văn bản điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 393/KH-UBND ngày 29/10/2020 của UBND tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Bên cạnh đó, hàng năm UBND tỉnh còn ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về ứng dụng nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử, như: thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh; thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh; ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm, Bộ tiêu chí đánh giá Chính quyền điện tử; phê duyệt các dự án, hoạt động ứng dụng nghệ thông tin,...

1.2. Về cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông (hạ tầng số)

Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông đáp ứng ở mức cơ bản về mạng lưới truyền dẫn, Internet, hệ thống mạng nội bộ (LAN) của cơ quan nhà nước. 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã có mạng LAN, Internet. 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, 98% cán bộ công chức cấp xã được trang bị máy tính cá nhân.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 11 tuyến cáp quang liên tỉnh, hàng ngàn tuyến cáp quang nội tỉnh với tổng chiều dài hơn 21.000 km kéo đến tận trung tâm xã và hầu hết các thôn (còn 26 thôn tại 7 huyện chưa có cáp quang, thuộc các huyện: Vũ Quang, Can Lộc, Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh).

Đối với mạng thông tin di động, Hà Tĩnh hiện có trên 3.100 trạm thu phát sóng di động 2G, 3G, 4G. Trong đó, vùng phủ sóng 2G/3G đạt gần 99%; vùng phủ sóng 4G đạt 95% địa bàn dân cư.

Mật độ thuê bao di động đạt xấp xỉ 94 thuê bao/100 dân (khoảng 1.212.847 thuê bao), trong đó có khoảng 754.157 thuê bao di động sử dụng smartphone có sử dụng data (đạt 58,4% người sử dụng). Thuê bao điện thoại cố định có 6.460 và 142.928 thuê bao Internet băng rộng cố định.

Giai đoạn 2015-2020, cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông của Hà Tĩnh được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Tin học Việt Nam đánh giá và xếp hạng trong nhóm trung bình (30-35/63) và đang có chiều hướng giảm sang nhóm trung bình yếu của các tỉnh, thành phố trong cả nước.

1.3. Về nhân lực công nghệ thông tin (nhân lực chuyển đổi số)

Đội ngũ công chức, viên chức chuyên trách CNTT có 279 người (gồm 63 công chức cấp sở, cấp huyện và 216 công chức cấp xã); trong đó, có 12 thạc sỹ CNTT (4,3%), 52 đại học CNTT (18,6%), 194 cán bộ chuyên trách CNTT đủ tiêu chuẩn hưởng chế độ đặc thù. Ngoài ra còn có một số công chức, viên chức làm nhiệm vụ chuyên trách CNTT trong cơ quan Đảng, đoàn thể, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, trong lực lượng vũ trang và tại các đơn sự sự nghiệp thuộc các ngành như Y tế, Giáo dục...

100% cán bộ, công chức đã được đào tạo, tập huấn về kỹ năng ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Hệ thống Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh đã đưa môn Tin học vào giảng dạy chính khóa tại cấp học Trung học phổ thông, lớp 6 cấp THCS; giảng dạy theo môn học tự chọn đối với cấp tiểu học và các khối lớp còn lại của cấp THCS; chuyên ngành CNTT đã được đào tạo trình độ đại học, cao đẳng tại Trường Đại học Hà Tĩnh và Cao đẳng Kỹ thuật Việt Đức.

Giai đoạn 2015-2020, nhân lực công nghệ thông tin của Hà Tĩnh được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Tin học Việt Nam đánh giá và xếp hạng trong nhóm khá (10-20/63) của các tỉnh, thành phố trong cả nước.

1.4. Về kết quả chính quyền điện tử

Bên cạnh Đề án thí điểm xây dựng chính quyền điện tử, UBND tỉnh đã ban hành Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hà Tĩnh phiên bản 1.0 tại Quyết định số 420/QĐ-UBND ngày 02/02/2017 tạo cơ sở cho quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, dự án xây dựng chính quyền điện tử đồng bộ trong toàn tỉnh. Đến nay, công tác chỉ đạo điều hành và tác nghiệp của cơ quan nhà nước đã được thực hiện trên môi trường mạng từ cấp tỉnh đến cấp xã với 100% văn bản gửi nhận trực tuyến giữa các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, 99% giữa cơ quan cấp xã với các cơ quan cấp tỉnh và huyện (trừ các văn bản mật) và kết nối đồng bộ văn bản điện tử với Chính phủ và các bộ, ngành.

100% cơ quan cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, ứng dụng chữ ký số, công khai minh bạch thường xuyên hoạt động trên cổng/trang thông tin điện tử; hệ thống hội nghị trực tuyến triển khai đồng bộ đến cấp huyện, có 02 địa phương (thị xã Kỳ Anh và huyện Nghi Xuân) triển khai đến cấp xã...

Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh đã cập nhật đầy đủ, kịp thời công khai 100% dịch vụ công trực tuyến, đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia. Đến tháng 8/2021, trên Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh có 788 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 cấp tỉnh, 81-85 DVCTT mức độ 3 tại mỗi UBND cấp huyện, 41 DVCTT mức độ 3 của mỗi đơn vị cấp xã; 67 DVCTT mức 4 cấp tỉnh, 80-84 DVCTT mức độ 4 tại UBND cấp huyện, có 477 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia; phát sinh 22.800 hồ sơ trực tuyến (cấp tỉnh 8.144 hồ sơ, cấp huyện 9.810 hồ sơ, cấp xã 4.846 hồ sơ), đạt tỷ lệ 29,1% tăng hơn 9,1% so với năm 2019. 7 tháng đầu năm 2021 phát sinh 23.175 hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, đạt tỷ lệ 34,9%. Đồng thời, để tạo cơ sở cho việc cung cấp DVCTT, ngày 23/6/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1929/QĐ-TTBND về việc ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 triển khai trên địa bàn tỉnh trong năm 2020 và giai đoạn 2021-2025.

Kết quả đạt được của quá trình xây dựng chính quyền điện tử là nền tảng căn bản để tiếp tục phát triển chính quyền số, phát triển cơ sở dữ liệu số, ứng dụng các nền tảng công nghệ số để kết nối liên thông đồng bộ toàn tỉnh và liên thông với Chính phủ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, thiết bị đầu cuối thông minh và cung cấp dịch vụ số.

Giai đoạn 2011-2016, Hà Tĩnh nhiều năm được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Tin học Việt Nam đánh giá, xếp hạng thuộc nhóm 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về kết quả xây dựng chính quyền điện tử. Tuy nhiên, trong những năm 2017-2020, thứ hạng của tỉnh đang có chiều hướng giảm dần xuống nhóm trung bình của cả nước; đặc biệt chỉ số Hiện đại hóa trong Chỉ số cải cách hành chính - PAR INDEX năm 2020 giảm 29 bậc, đứng thứ 38/63 các tỉnh, thành phố.

2. Đô thị thông minh

Hiện nay, Hà Tĩnh chưa có đề án, dự án tổng thể về xây dựng, phát triển đô thị thông minh, nhưng theo Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0) được ban hành kèm theo Quyết định số 829/QĐ-BTTTT ngày 31/5/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông, thì trên địa bàn tỉnh đã triển khai một số dịch vụ đô thị thông minh và đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể như:

- Lĩnh vực Y tế: đã triển khai hệ thống quản lý bệnh án điện tử, hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh y tế (PACS) trong chẩn đoán hình ảnh, các hệ thống quản lý trạm y tế, nhà thuốc,...; từng bước sẵn sàng cung cấp dịch vụ y tế thông minh.

- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: đã ứng dụng hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý trường học, trong đó việc sử dụng, quản lý hồ sơ chuyên môn điện tử (Lịch báo giảng, Sổ điểm, Học bạ, sổ đăng bộ, giáo án) đã được triển khai cho 100% cơ sở giáo dục phổ thông: Hệ thống cũng đã cung cấp kênh giao tiếp giữa nhà trường với phụ huynh, học sinh Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường đại học, cao đẳng đã cung cấp các dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến, nghiên cứu và làm bài thi trực tuyến,... Đặc biệt, trong bối cảnh thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua, tất cả các trường từ tiểu học đến đại học đều đã áp dụng dạy học trực tuyến và các giải pháp học tập trên nền tảng số.

- Lĩnh vực phòng chống tội phạm và an toàn giao thông: các trung tâm đô thị tại các huyện, thành phố, thị xã đều đã được lắp đặt hệ thống giám sát an ninh, trật tự hỗ trợ công tác phòng chống tội phạm. Tại thành phố Hà Tĩnh đã triển khai dự án Xây dựng hệ thống giám sát trật tự đô thị và an toàn giao thông hướng đến mô hình thành phố thông minh (trong đó lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh trật tự tại 82 vị trí và giám sát xử lý vi phạm an toàn giao thông tại 13 điểm trên địa bàn thành phố).

- Lĩnh vực cảnh báo rủi ro thiên tai: thời gian qua, tỉnh ta đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ triển khai hệ thống số hóa dữ liệu hồ chứa trên địa bàn tỉnh hỗ trợ công tác quản lý, điều tiết lưu lượng xả bảo đảm an toàn; giai đoạn tới sẽ tiếp tục bổ sung hệ thống các trạm quan trắc, thiết bị chuyên dùng hỗ trợ quản lý đồng bộ hệ thống hồ chứa phục vụ công tác phòng tránh rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã triển khai các hệ thống camera giám sát công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng tại một số điểm trọng yếu.

- Giám sát môi trường: Sở Tài Nguyên và Môi trường đã triển khai hệ thống quan trắc, giám sát môi trường tự động tại một số khu vực trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, đang tiếp tục đầu tư nâng cấp, phát triển.

3. Kinh tế số

Căn cứ trên khái niệm phổ biến về kinh tế số, về cơ bản kinh tế số được xác định trên 3 phạm vi:

- Kinh tế số lõi (Core Digital Economy): bao gồm chế tạo phần cứng, phần mềm và tư vấn CNTT, dịch vụ thông tin và truyền thông.

Ở phạm vi này, trên địa bàn tỉnh có 92 doanh nghiệp gồm các doanh nghiệp viễn thông, điện tử và doanh nghiệp kinh doanh thiết bị phần cứng, phần mềm công nghệ thông tin. Tuy vậy, ngoài chi nhánh của các tập đoàn công nghệ lớn như: Bưu chính Viễn thông, Viettel, Mobifone, FPT và Bưu điện, thì các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ.

TT

Nội dung

ĐVT

Năm 2020

Năm 2019

1

Doanh thu công nghiệp CNTT, Điện tử,Viễn thông

Tỷ

2.213

2.092

2

Nộp ngân sách

Tỷ

53,47

49,85

3

Tổng số lao động CNTT-Viễn thông

Người

2.526

2.325

4

Thu nhập bình quân/năm

Triệu

184,8

172,5

5

Số DN Công nghệ số trên địa bàn

DN

90

92

- Kinh tế số phạm vi hẹp (Digital Economy): bao gồm các lĩnh vực kinh doanh về dịch vụ số, kinh tế hạ tầng, kinh tế chia sẻ.

Ở phạm vi này, trên địa bàn tỉnh đã có các ngân hàng điện tử (hầu hết các siêu thị, các điểm bán hàng tự chọn đều cung cấp dịch vụ thanh toán quan ngân hàng điện tử) và bắt đầu có sự xuất hiện dịch vụ xe công nghệ.

- Kinh tế số phạm vi rộng (Digitalised Economy): là phạm trù thường gặp nhất hiện nay bao gồm kinh doanh điện tử, thương mại điện tử, công nghiệp 4.0, nông nghiệp chính xác, kinh tế thuật toán, kinh tế chia sẻ, kinh tế gắn kết lỏng...

Với phạm vi này, Hà Tĩnh sẽ có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế số khi hơn 7.000 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chuyển đổi số thành công, ứng dụng các nền tảng công nghệ số vào hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp, đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong dân sẽ đóng góp tỷ trọng đáng kể về kinh tế số của tỉnh.

4. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

4.1. Tồn tại, hạn chế

a) Tại cơ quan chính quyền các cấp:

- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ: chưa kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng quốc gia theo đúng quy định; hơn 10% mạng LAN của UBND cấp xã còn kém chất lượng, gần 25% máy tính cá nhân của cán bộ công chức có cấu hình kỹ thuật thấp, quá hạn sử dụng.

- Hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh đã xuống cấp và lỗi thời, chưa được nâng cấp, thay thế.

- Nhân lực chuyên trách công nghệ thông tin còn hạn chế: một số sở, ngành chưa tuyển dụng, bố trí được cán bộ chuyên trách CNTT đúng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đa số cán bộ chuyên trách CNTT ở cơ sở đều kiêm nhiệm, trình độ CNTT còn yếu.

- Hoạt động chỉ đạo, điều hành trực tuyến chưa đồng bộ: vẫn còn một số lãnh đạo các ngành, các cấp chỉ đạo trên văn bản giấy, các phòng chuyên môn vẫn còn tham mưu trình lãnh đạo bằng văn bản giấy.

- Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến mức độ 3 và 4 còn thấp (năm 2019 đạt gần 20%, năm 2020 đạt 29,1%; một số chỉ tiêu chưa đạt theo Nghị quyết 17/NQ-CP .

- Các cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước của các ngành, các cấp còn riêng lẻ, chưa liên thông, chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu mở, đặc biệt là cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ thủ tục hành chính.

- Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông còn hạn chế: mạng di động 4G vẫn còn một số vùng lõm, mạng lưới cáp quang chưa sẵn sàng đáp ứng đến từng hộ gia đình, nhất là vùng nông thôn, miền núi (tập trung ở 7 huyện có các xã miền núi: Vũ Quang, Can Lộc, Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh); chưa triển khai mạng lưới truyền thanh cơ sở thông minh. Hệ thống giám sát và bảo đảm an toàn thông tin mạng toàn tỉnh (SOC) nhằm bảo đảm an toàn cho không gian mạng toàn tỉnh mới triển khai thử nghiệm, còn nhiều hạn chế.

- Các nền tảng căn bản cho phát triển chính quyền số còn hạn chế: Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh quy mô quá nhỏ, chưa áp dụng công nghệ điện toán đám mây nên không đủ năng lực tổ chức quản lý tập trung các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu toàn tỉnh; chưa triển khai ứng dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II toàn tỉnh; chưa có phương pháp thống kê nên chưa đánh giá được mức độ, quy mô cũng như dự báo tốc độ phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh; chưa có nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung của tỉnh (LGSP); chưa có cơ sở dữ liệu dùng chung cấp tỉnh; tính liên thông của các hệ thống phần mềm tại các ngành còn hạn chế.

c) Về đô thị thông minh và kinh tế số:

Mặc dù đã triển khai một số hạng mục, nội dung theo hướng phát triển đô thị thông minh nhưng đang chủ yếu phục vụ hoạt động quản lý của chính quyền các cấp, chưa hình thành hệ thống dịch vụ số tiện ích theo mô hình đô thị thông minh hướng đến người dân là trung tâm phục vụ; chưa ứng dụng đồng bộ các nền tảng số, công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo,... để quản lý và cung cấp dịch vụ thông minh trực tiếp cho người dân.

Kinh tế số đã hình thành nhưng quy mô còn nhỏ, thiếu định hướng, kết quả chưa rõ nét. Trên địa bàn tỉnh chưa có mô hình mẫu hay doanh nghiệp có tính dẫn dắt xu hướng.

4.2. Nguyên nhân

Những tồn tại hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân khách quan là do công nghệ phát triển nhanh, các mô hình và giải pháp liên tục phát triển, điều kiện của tỉnh còn khó khăn..., cơ sở pháp lý chưa đồng bộ, chưa bắt nhịp được yêu cầu thực tiễn. Về chủ quan, nhận thức, ý chí và quyết tâm của cấp ủy, lãnh đạo các cấp, các ngành chưa đồng bộ; chưa tham mưu kịp thời các quyết sách tổng thể, tính chiến lược trong thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, cấp ủy các cấp. Việc bố trí nguồn lực của tỉnh cho lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế và phân tán, thiếu tập trung; chưa mạnh dạn thí điểm các mô hình mới. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp tiếp cận, khai thác dịch vụ công trực tuyến hiệu quả chưa cao. Nhận thức, kỹ năng và điều kiện tiếp cận các dịch vụ trên nền tảng ứng dụng công nghệ số của đại bộ phận người dân vẫn còn nhiều hạn chế.

Về xây dựng đô thị thông minh và kinh tế số: đây là các khái niệm mới, các mô hình phát triển chưa cụ thể, yếu tố công nghệ đóng vai trò lớn, chưa có các phương pháp đánh giá, thống kê nên quá trình triển khai vẫn còn lúng túng; nguồn lực đầu tư hạn chế. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; chưa có các chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số và doanh nghiệp số trên địa bàn tỉnh; sự quan tâm, quyết tâm của các cấp các ngành chưa cao.

III. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Đây là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng công nghệ số và kết hợp, hội tụ nhiều công nghệ, dẫn đến sự thay đổi chưa từng có tiền lệ trong mô hình phát triển kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm của những lần chuyển đổi công nghệ trước đây cho thấy, những nước đi đầu trong ứng dụng và phát triển công nghệ mới sẽ luôn là những nước thịnh vượng, phát triển nhất.

Trước thực tiễn, xu hướng phát triển của thế giới, cùng với mong muốn đưa kinh tế Việt Nam phát triển ngang tầm các nước phát triển, Bộ Chính trị và Chính phủ đã ban hành các chính sách, chiến lược mạnh mẽ, tích cực trong tiếp cận, nắm bắt thời cơ và thâm nhập sâu vào giai đoạn mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cụ thể tại các văn bản Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/972019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW; Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025; Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 định hướng đến năm 2030; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Tại Hà Tĩnh, với phương hướng, mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Trong đó, nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ ba là phải “ứng dụng thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh”; nhóm nhiệm vụ thứ sáu là “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, ổn định; ưu tiên thu hút đầu tư hạ tầng khu công nghệ thông tin gắn với hạ tầng số”.

Bên cạnh đó, Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2020, đã xác định các giải pháp trọng tâm, trong đó: đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông đồng bộ, hiện đại, kết nối với quốc gia bảo đảm điều kiện xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, hoạt động của cơ quan nhà nước, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số để giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và ổn định.

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế quá trình xây dựng chính quyền điện tử, phát triển kinh tế số và đô thị thông minh trong giai đoạn vừa qua, đồng thời góp phần tối ưu hóa quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới, Hà Tĩnh cần chủ động hơn nữa trong tiếp cận, nắm bắt và ứng dụng những sản phẩm, thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng các nền tảng công nghệ số vào mọi lĩnh vực, hoạt động. Vì vậy, việc ban hành Đề án Thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025 là hết sức cần thiết.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Phạm vi: tổ chức thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025.

2. Đối tượng áp dụng: các sở, ban, ngành cấp tỉnh (không bao gồm lực lượng vũ trang); UBND các cấp, Hiệp hội doanh nghiệp Hà Tĩnh, Liên minh Hợp tác xã Hà Tĩnh, người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

I. Mục tiêu tổng quát

Chuyển đổi số hướng đến thực hiện mục tiêu toàn diện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, thực hiện thành công Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, trọng tâm là phát triển chính quyền số, kinh tế số, hướng đến xã hội số; gắn quá trình chuyển đổi số với cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công của chính quyền các cấp; góp phần đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có kinh tế phát triển, xã hội tiến bộ, quốc phòng - an ninh được đảm bảo, chính trị ổn định.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

2.1. Về hạ tầng số:

- 100% cán bộ, công chức toàn tỉnh được trang bị và sử dụng thành thạo máy tính, 100% cơ quan Đảng, chính quyền các cấp kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; 100% cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây;

- Triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã và kết nối với hệ thống hội nghị trực tuyến quốc gia;

- Phủ sóng mạng di động 4G và mạng Internet cáp quang đến 100% địa bàn dân cư toàn tỉnh; phấn đấu triển khai mạng di động 5G đạt tối thiểu 50% địa bàn dân cư toàn tỉnh.

2.2. Về chính quyền số:

- 100% cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng số, bảo đảm ứng dụng hiệu quả các nền tảng số, khai thác dữ liệu số trong hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công của các ngành, các cấp; 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có cán bộ phụ trách công nghệ thông tin đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định;

- 100% xã, phường, thị trấn và trên 100% doanh nghiệp được đào tạo, tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho người dân để ứng dụng vào hoạt động sản xuất, giao dịch trực tuyến;

- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; trên 50% hồ sơ thủ tục hành chính thuộc danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được tiếp nhận và thụ lý trực tuyến; 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều loại phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

- 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội được thực hiện trực tuyến và liên thông với hệ thống báo cáo quốc gia;

-100% cơ sở dữ liệu quốc gia được kết nối, ứng dụng trên địa bàn tỉnh theo lộ trình Chính phủ; từng bước hình thành cơ sở dữ liệu mở của tỉnh kết nối liên thông trên 80% cơ sở dữ liệu của các sở, ngành để phục vụ quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, khai thác trọn đời;

- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý (trừ hoạt động kiểm tra hoặc thông tin tư liệu của hoạt động kiểm tra thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- Nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm Giám sát và Điều hành thông minh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.3. Về kinh tế số:

- 100% các ban quản lý, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp thực hiện chuyển đổi số; ứng dụng đồng bộ các nền tảng công nghệ số phục vụ công tác quản lý, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm; thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ trên 80% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số trong điều hành, quản lý, sản xuất, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử;

- 100% doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, xuất khẩu hàng hóa ứng dụng đồng bộ các nền tảng công nghệ số, phần mềm thông minh, tự động hóa toàn phần hoặc từng phần hoạt động logistics, hoạt động xuất khẩu;

- 100% hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, Global G.A.P, OCOP,... có ứng dụng điện thoại thông minh, Internet băng rộng, sàn thương mại điện tử, tiến tới thanh toán hạn chế tối đa dùng tiền mặt;

- Trên 80% cơ sở kinh doanh bán lẻ trên địa bàn tỉnh ứng dụng các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt;

- Từng bước hình thành các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp số và hợp tác xã số.

2.4. Về đô thị thông minh:

- Triển khai thí điểm và nhân rộng các dịch vụ số (y tế, giáo dục, giao thông, an ninh - trật tự, du lịch...) thuộc hệ thống dịch vụ đô thị thông minh đến các xã và các khu dân cư kiểu mẫu;

- Thí điểm mô hình, từng bước hoàn thiện hệ thống dịch vụ đô thị thông minh cơ bản và triển khai Trung tâm giám sát và điều hành đô thị thông minh (IOC) tại thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh.

3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

3.1. Hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu và dịch vụ số đồng bộ 3 cấp; hoạt động giao dịch giữa các cơ quan của chính quyền, giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp cơ bản được thực hiện trên các nền tảng công nghệ số; phủ sóng mạng di động 4G, 5G và mạng Internet cáp quang đến 100% địa bàn dân cư toàn tỉnh;

3.2. Phát triển cơ sở dữ liệu mở của tỉnh kết nối liên thông 100% cơ sở dữ liệu của các sở ngành trên địa bàn tỉnh để phục vụ quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, khai thác trọn đời; 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 95% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 85% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

3.3. 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; trên 70% hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận và thụ lý trực tuyến;

3.4. 100% doanh nghiệp trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ứng dụng công nghệ số trong quản lý, điều hành, sản xuất và kinh doanh trên sàn thương mại điện tử; trên 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuyển đổi số;

3.5. Phát triển, nhân rộng các dịch vụ đô thị thông minh đến các trung tâm đô thị của tỉnh;

3.6. 100% thiết bị các nhà máy điện, thiết bị trên lưới điện truyền tải được số hóa, thực hiện quản lý và vận hành dựa trên nền tảng công nghệ số;

3.7. 100% các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh được chứng nhận VietGap, GlobalGap, OCOP; 100% sản phẩm VietGap, GlobalGap, OCOP có ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá tiêu thụ sản phẩm, gắn với thương mại điện tử;

3.8. Kinh tế số phổ biến và tham gia vào hàu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh; phần lớn các doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp và trách nhiệm của người đứng đầu đối với quá trình chuyển đổi số; tạo môi trường, cơ chế, chính sách thuận lợi để chuyển đổi số

Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền về sự cấp thiết của nhiệm vụ chuyển đổi số gắn liền với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu đối với kết quả chuyển đổi số của các cấp, các ngành.

Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình quốc gia về chuyển đổi số; hàng năm xây dựng danh mục nhiệm vụ ưu tiên và tổ chức thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi số trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương; bố trí nguồn lực tài chính tương xứng, bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyển đổi số hàng năm của tỉnh.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh thực hiện chuyển đổi số; chính sách hỗ trợ người dân vùng khó khăn tiếp cận với điện thoại thông minh, Internet và chính sách khởi nghiệp sáng tạo phát triển kinh tế số.

2. Phát triển nhân lực và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

2.1. Thường xuyên xây dựng các phóng sự, chuyên đề, các tài liệu tuyên truyền sâu, rộng đến mọi người dân, người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế về hiệu quả và kết quả của chuyển đổi số, nâng cao khả năng nhận biết và ứng phó với hành vi tiêu cực, gian lận trong thương mại điện tử, lừa đảo trên không gian mạng.

2.2. Hằng năm, tổ chức các chương trình Hội thảo, các khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ số cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT, kỹ năng chuyển đổi số cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.3. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về xu hướng, định hướng chiến lược mới về chuyển đổi số cho lãnh đạo các cấp, các ngành.

2.4. Tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước và chuyên môn về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ chuyên trách công nghệ thông tin và ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh.

2.5. Rà soát, tổ chức tuyển dụng, bố trí đủ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin cho các sở, ngành, địa phương còn thiếu; rà soát, điều chỉnh và bổ sung các chính sách về thu hút nhân lực, chế độ đặc thù cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong cơ quan Đảng, đoàn thể và chính quyền trong toàn tỉnh.

3. Phát triển hạ tầng số và cơ sở dữ liệu số

3.1. Rà soát, triển khai mở rộng mạng viễn thông 4G và Internet cáp quang bảo đảm 100% khu dân cư có internet băng rộng; triển khai mạng viễn thông 5G.

3.2. Rà soát, nâng cấp bổ sung cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của tất cả cơ quan Đảng, đoàn thể và chính quyền các cấp, bảo đảm 100% đảng viên, cán bộ, công chức có máy tính cá nhân, kết nối mạng LAN và Internet băng rộng.

3.3. Triển khai kết nối đồng bộ mạng truyền số liệu chuyên dùng ba cấp (tỉnh, huyện, xã) và liên thông với mạng truyền số liệu quốc gia.

3.4. Triển khai đồng bộ hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã, liên thông hệ thống hội nghị truyền hình 4 cấp.

3.5. Thuê dịch vụ điện toán đám mây quy mô cấp tỉnh để tổ chức triển khai và quản trị tập trung các hệ thống cơ sở dữ liệu của các ngành, các cấp, tạo điều kiện thuận lợi phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu mở và dịch vụ số của tỉnh.

3.6. Triển khai nền tảng tích hợp dữ liệu và chia sẻ dùng chung cấp tỉnh (LGSP), từng bước kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia, các cơ sở dữ liệu của tỉnh phục vụ công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

3.7. Các sở, ban, ngành và UBND các cấp thực hiện số hóa tài liệu, hồ sơ, các quy trình nghiệp vụ; chứng thực hồ sơ điện tử, phát triển các hệ thống cơ sở dữ liệu số phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; đồng thời kết nối liên thông với nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung của tỉnh (LGSP).

3.8. Thực hiện số hóa và chứng thực hiện từ đồng bộ hệ thống hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh, kết nối với các hệ thống thông tin có liên quan phục vụ công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

3.9. Xây dựng Cổng dữ liệu số cấp tỉnh (data.hatinh.gov.vn) trên cơ sở tích hợp các thành phần dữ liệu của các ngành, các địa phương và cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh; kết nối với cổng cơ sở dữ liệu quốc gia, đồng thời phát triển cơ sở dữ liệu mở phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng của người dân, doanh nghiệp.

4. Phát triển chính quyền số

4.1. Nâng cấp hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành của tỉnh bảo đảm phục vụ chỉ đạo điều hành trực tuyến của lãnh đạo tỉnh, đồng bộ giữa văn bản chỉ đạo với hồ sơ công việc thường xuyên trong toàn tỉnh và với hồ sơ dịch vụ công trực tuyến; nâng cấp Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đồng bộ 3 cấp trong tỉnh và liên thông với cổng dịch vụ công quốc gia; bảo đảm thuận lợi cho quá trình giám sát, thống kê, tạo lập hồ sơ điện tử của các cơ quan, đơn vị và kết nối liên thông với hệ thống lưu trữ hồ sơ lịch sử của tỉnh.

4.2. Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện triển khai ứng dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ hoạt động nghiệp vụ của ngành, cơ quan, địa phương bảo đảm liên thông đồng bộ toàn ngành, toàn tỉnh, toàn huyện, kết nối và chia sẻ dùng chung.

4.3. Phát triển Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; số hóa hoạt động báo cáo, thống kê trong toàn tỉnh, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu số đã được thống kê và phân tích.

4.4. Triển khai Hệ thống Giám sát và Điều hành thông minh của tỉnh nhằm hỗ trợ hoạt động giám sát, tổng hợp, phân tích dữ liệu phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; hỗ trợ công tác giám sát hiện trường, chỉ đạo điều hành và tác nghiệp trong các trường hợp khẩn cấp về thiên tai, dịch bệnh, an ninh trật tự.

4.5. Triển khai nền tảng phục vụ dạy và học trực tuyến; ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập hình thành các mô hình giáo dục thông minh trong hệ thống giáo dục của tỉnh; số hóa tài liệu, giáo trình, bài giảng nhằm phát triển hệ thống học liệu cung cấp trực tuyến phục vụ miễn phí cho giáo viên và học sinh trong toàn tỉnh; phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp.

4.6. Triển khai hệ thống khám chữa bệnh từ xa, đưa chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh của tuyến Trung ương, tuyến tỉnh về các bệnh viện tuyến huyện, tuyến xã; đẩy mạnh ứng dụng đồng bộ các nền tảng công nghệ số phục vụ quản lý khám chữa bệnh tại tất cả các cơ sở y tế và cung cấp bệnh án điện tử tới toàn dân.

4.7. Xây dựng cơ sở dữ liệu số về tài nguyên và môi trường của tỉnh, hình thành và chia sẻ dữ liệu bản đồ số dùng chung của tỉnh phục vụ hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ số của chính quyền các cấp; ứng dụng các nền tảng công nghệ số, các giải pháp kỹ thuật hiện đại trong quan trắc, giám sát, xử lý các vấn đề về tài nguyên và môi trường.

4.8. Triển khai ứng dụng nền tảng du lịch thông minh, số hóa mọi hoạt động quản lý du lịch; nền tảng công nghệ số trong quản lý các di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, quản lý nghệ thuật biểu diễn, quản lý đào tạo huấn luyện thể thao thành tích cao, bảo tàng số, thư viện điện tử; cung cấp dịch vụ bảo tàng số, thư viện số.

4.9. Triển khai ứng dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ mọi hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; số hóa dữ liệu quản lý về doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ số trong quản lý, kết nối chuỗi cung ứng sản phẩm.

4.10. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; triển khai nền tảng công nghệ số phục vụ công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thuộc ngành như: công tác quản lý hồ chứa, công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn, đê điều, phòng chống lụt bão; Phòng chống dịch bệnh, sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi; Giám sát, quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; quản lý, giám sát khai thác và nuôi trồng thủy sản; ứng dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm minh bạch, chính xác, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

4.11. Xây dựng hệ thống cơ sở, dữ liệu số quản lý ngành Giao thông và vận tải; triển khai các giải pháp về giám sát và quản lý giao thông thông minh.

4.12. Chuyển đổi số trong các hoạt động giám sát, quản lý, vận hành và bảo đảm an toàn đối với các nhà máy điện, trạm biến áp, hệ thống lưới điện, hồ chứa các công trình lưới điện; hướng đến tối đa hóa, tự động hóa lưới điện và cung cấp dịch vụ cung ứng điện thông minh.

4.13. Phát triển thương mại điện tử, xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh có tính cạnh tranh và bền vững; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cộng đồng tiêu dùng tiếp cận, khai thác ứng dụng các nền tảng thương mại điện tử, ngân hàng điện tử và thanh toán trực tuyến.

5. Từng bước phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, hướng đến xã hội số

5.1. Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng về định hướng chiến lược phát triển kinh tế số của quốc gia, của tỉnh; tuyên truyền các thành quả và mô hình chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

5.2. Xây dựng đề án đẩy mạnh chuyển đổi số hoạt động quản lý, xúc tiến đầu tư đối với các Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

5.3. Xây dựng chương trình chuyển đổi số hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đối với các lĩnh vực, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp tại khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

5.4. Xây dựng Chương trình phát triển thương mại điện tử của tỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh.

5.5. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp logistics ứng dụng ứng dụng công nghệ số quản lý kho bãi và vận hành chuỗi hoạt động logistics.

5.6. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất và kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; xây dựng nền tảng dữ liệu số quản lý ngành nông nghiệp, ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh, phát triển mạng lưới logistics gắn với thương mại điện tử và chuỗi sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm VietGAP, Global GAP, OCOP của tỉnh. Hỗ trợ người dân vùng khó khăn và dân tộc Chứt (huyện Hương Khê) tiếp cận điện thoại thông minh, mạng Internet băng thông rộng để kịp thời nắm bắt thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, khai thác dịch vụ công trực tuyến và thương mại điện tử.

5.7. Triển khai các hoạt động thúc đẩy chuyển giao công nghệ số, kích thích sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo phát triển công nghệ số, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ số.

5.8. Xây dựng chính sách hỗ trợ người dân vùng khó khăn và người dân tộc thiểu số tiếp cận điện thoại thông minh, mạng Internet băng thông rộng và kỹ năng số để kịp thời nắm bắt thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, khai thác dịch vụ công trực tuyến và thương mại điện tử.

5.9. Triển khai thí điểm các dịch vụ thông minh về giáo dục, y tế, trật tự an toàn đô thị, giao thông, phản ánh hiện trường, giám sát môi trường, năng lượng, chiếu sáng đô thị, nước sinh hoạt, thoát nước, du lịch thông minh tại một số trung tâm đô thị như thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh...; từng bước nhân rộng đến các trung tâm đô thị, các khu dân cư, xã nông thôn mới kiểu mẫu.

5.10. Xây dựng Đề án thí điểm mô hình đô thị thông minh tại thành phố Hà Tĩnh gắn với điều kiện và yêu cầu phát triển của thành phố; Đề án thí điểm mô hình đô thị thông minh tại thị xã Kỳ Anh gắn với điều kiện và yêu cầu phát triển của thị xã và Khu Kinh tế Vũng Áng.

6. Bảo đảm an toàn thông tin mạng

6.1. Rà soát, kiện toàn các quy chế, quy trình về quản lý, bảo đảm an toàn thông tin mạng tại các cơ quan, đơn vị; tổ chức đánh giá và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp thống nhất toàn tỉnh.

6.2. Tổ chức tập huấn, diễn tập nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn về an ninh mạng, ứng phó và xử lý các nguy cơ, sự cố về an toàn thông tin mạng.

6.3. Đầu tư bổ sung trang thiết bị chuyên dùng nâng cao năng lực Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh và cơ quan thường trực Đội ứng cứu; triển khai, phát triển Hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng cấp tỉnh (SOC).

6.4. Triển khai hiệu quả kế hoạch đảm bảo an toàn thông tin mạng, xử lý sự cố hàng năm, kế hoạch thực hiện Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06//01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025”.

7. Một số lĩnh vực ưu tiên

Ưu tiên thực hiện chuyển đổi số đối với một số lĩnh vực trực tiếp phục vụ nhu cầu của người dân, lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tiềm năng, nâng cao năng lực kiến tạo, năng lực cạnh tranh của tỉnh, cụ thể:

7.1. Ưu tiên chuyển đổi số xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số; hoạt động của cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội; đẩy nhanh số hóa hồ sơ quản lý đảng viên, cán bộ công chức, viên chức.

7.2. Lĩnh vực tài nguyên và môi trường: xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, tài nguyên toàn tỉnh, hình thành dữ liệu bản đồ số dùng chung của tỉnh. Ứng dụng các nền tảng công nghệ số, các giải pháp kỹ thuật hiện đại trong quan trc, giám sát, xử lý các vấn đề về môi trường.

7.3. Lĩnh vực công nghiệp, năng lượng: ứng dụng các nền tảng công nghệ số kết nối với doanh nghiệp, phục vụ quản lý hoạt động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp; hỗ trợ chuyển đổi số và phát triển kinh tế số đối với các lĩnh vực, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp; thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sinh thái; số hóa dữ liệu quản lý về doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ số trong quản lý, kết nối chuỗi cung ứng sản phẩm. Đẩy mạnh chuyển đổi hoạt động giám sát, quản lý, vận hành và bảo đảm an toàn đối với các nhà máy điện, trạm biến áp, hệ thống lưới điện; hướng đến tối đa hóa, tự động hóa lưới điện và cung cấp dịch vụ cung ứng điện thông minh.

7.4. Lĩnh vực thương mại: phát triển thương mại điện tử, xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh có tính cạnh tranh và bền vững; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người tiêu dùng tiếp cận, khai thác ứng dụng các nền tảng thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt.

7.5. Lĩnh vực giao thông vận tải và logistics: ứng dụng các mô hình, giải pháp quản lý, giám sát giao thông thông minh; phát triển nền tảng kết nối giữa các chủ hàng, các nhà cung cấp dịch vụ vận tải và khách hàng để tối ưu trong vận chuyển hàng hóa.

7.6. Lĩnh vực nông nghiệp: ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong quản lý và sản xuất nông nghiệp, hướng đến nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác; số hóa dữ liệu quản lý các lĩnh vực cây trồng, vật nuôi, thủy sản; ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, hỗ trợ phòng, chống thiên tai, bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, phòng, chống dịch bệnh...

7.7. Lĩnh vực y tế: phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa, hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Thực hiện thực chất, hiệu quả việc xây dựng và ứng dụng hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân.

7.8. Lĩnh vực giáo dục: phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập, hình thành các mô hình giáo dục thông minh; số hóa tài liệu, giáo trình; phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp.

7.9. Lĩnh vực văn hóa và du lịch: triển khai ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong quản lý nghiệp vụ, khơi dậy, phát huy truyền thống văn hóa và con người Hà Tĩnh; đẩy mạnh số hóa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các địa danh lịch sử; cung cấp dịch vụ bảo tàng số, thư viện số, du lịch thông minh.

7.10. Đô thị thông minh: tập trung triển khai tại thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh.

7.11. An ninh trật tự, an toàn giao thông: triển khai lắp đặt đồng bộ hệ thống camera an ninh, an toàn giao thông các địa bàn trọng điểm, tiến tới phủ rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

IV. KHÁI TOÁN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021-2025

1. Dự kiến kinh phí thực hiện

ĐVT: triệu đồng

Kinh phí

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng

Tổng kinh phí

198.598

242.600

288.600

354.600

326.100

1.410.498

Ngân sách Trung ương

104.000

60.500

52.000

52.000

42.000

310.500

Ngân sách địa phương

74.598

136.600

145.600

192.600

203.600

752.998

Nguồn ODA, xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác

20.000

45.500

91.000

110.000

80.500

347.000

2. Lộ trình thực hiện

(Có các Phụ lục chi tiết kèm theo)

3. Nguồn kinh phí

Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo quy định, ngân sách địa phương theo phân cấp, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án ODA, huy động nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.

V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN

1. Đa dạng hóa và thực hiện thường xuyên hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số, chính quyền số, kinh tế số đến với mọi người dân trên địa bàn tỉnh.

2. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương với quá trình thực hiện chuyển đổi số và kết quả đạt được tại cơ quan, tổ chức và địa phương mình.

3. Tranh thủ sự hỗ trợ từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các tập đoàn viễn thông để phát triển hoàn thiện hạ tầng số trên địa bàn tỉnh; tranh thủ sự hỗ trợ và phối hợp thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án từ các bộ ngành Trung ương triển khai về tỉnh; huy động các nguồn vốn ODA, nguồn xã hội hóa hợp pháp vào hoạt động chuyển đổi số; bố trí đủ nguồn lực của tỉnh cho các nhiệm vụ theo lộ trình đề ra trong đề án.

4. Ưu tiên áp dụng các nền tảng công nghệ số có phạm vi đồng bộ toàn tỉnh, toàn ngành, toàn huyện, đồng thời kết nối liên thông với nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP); ưu tiên thực hiện phương án thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với triển khai ứng dụng các nền tảng công nghệ số thay cho đầu tư xây dựng mới hay mua sắm phần mềm.

5. Ưu tiên triển khai chuyển đổi số trong các lĩnh vực theo Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 22/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

6. Tổ chức giám sát, thống kê kết quả thực hiện thường xuyên, tổ chức sơ kết kết quả thực hiện vào năm 2023, đúc rút các bài học kinh nghiệm cho giai đoạn 2023-2025 và tổng kết kết quả thực hiện đề án vào đầu năm 2026.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh

1.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án, báo cáo UBND tỉnh qua sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 02/3/2022. Căn cứ tình hình cụ thể, các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh số hóa hồ sơ, ứng dụng các nền tảng công nghệ số đồng bộ, kết nối liên thông trên phạm vi toàn tỉnh, đồng thời kết nối với các bộ ngành Trung ương. Dữ liệu đặc tả và tệp tin điện tử của hồ sơ, văn bản đã được số hóa thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử phải được nộp cho Lưu trữ lịch sử tỉnh bằng hình thức trực tuyến hoặc ngoại tuyến.

1.2. Trên cơ sở kế hoạch triển khai thực hiện Đề án theo lĩnh vực phụ trách được phân công, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh: chủ động sử dụng, bố trí lồng ghép nguồn kinh phí đã được giao dự toán hàng năm cho đơn vị để thực hiện. Đối với những nhiệm vụ được phân công nhưng chưa bố trí nguồn kinh phí trong dự toán giao đầu năm, UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí thực hiện theo khả năng cân đối ngân sách.

1.3. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Đề án.

2. Văn phòng UBND tỉnh

2.1. Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Đề án.

2.2. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình triển khai Đề án hàng năm của các sở, ban, ngành, địa phương.

2.3. Thực hiện các nhiệm vụ tại phần thứ hai/III: mục 1, mục 3 (các điểm 3.2, 3.4, 3.7, 3.8), mục 4 (các điểm 4.1, 4.2, 4.3) và theo Phụ lục kèm theo Đề án.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

3.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Đề án đảm bảo hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các dự án, nhiệm vụ theo Đề án; định kỳ hàng quý báo cáo kết quả và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo.

3.2. Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Đề án; phối hợp với các ngành, địa phương liên quan thực hiện thu hút các nguồn lực từ Trung ương, các nguồn xã hội hóa hợp pháp để thực hiện thành công Đề án.

3.3. Chỉ đạo và hỗ trợ các doanh nghiệp Viễn thông đẩy mạnh triển khai phủ sóng mạng 4G và mạng cáp quang đến 100% địa ban dân cư trong toàn tỉnh, sớm triển khai mạng 5G. Hằng năm, tổng hợp tình hình, báo cáo UBND tỉnh kết quả triển khai Đề án; chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, các đơn vị liên quan tổ chức sơ kết và tổng kết Đề án.

3.4. Rà soát và tham mưu UBND tỉnh sửa đổi (hoặc thay thế) Kế hoạch số 393/KH-UBND ngày 29/10/2020 của UBND tỉnh để đảm bảo phù hợp với nội dung của Đề án này.

3.5. Thực hiện các nhiệm vụ tại phần thứ hai/III: mục 1, mục 2, mục 3 (các điểm 3.1, 3.2, 3.3, 3.5, 3.6, 3.7, 3.9), mục 4 (điểm 4.4), mục 5 (điểm 5.7), mục 6, mục 7 (điểm 7.1) và theo Phụ lục kèm theo Đề án.

4. Sở Y tế

4.1. Đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết nối liên thông đồng bộ và bảo đảm hoạt động hiệu quả hệ thống thông tin quản lý thuộc ngành, hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung ngành y tế. Chỉ đạo hệ thống các bệnh viện, cơ sở y tế trực thuộc triển khai hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, tiến tới cung cấp dịch vụ y tế thông minh.

4.2. Thc hiện các nhiệm vụ tại phần thứ hai/III: mục 1, mục 3 (các điểm 3.2, 3.7), mục 4 (các điểm 4.2, 4.6), mục 5 (điểm 5.8), mục 6, mục 7 (điểm 7.7) và theo Phụ lục kèm theo Đề án:

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

5.1. Rà soát, triển khai đồng bộ cơ sở hạ tầng, bảo đảm ứng dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ quản lý, dạy và học đồng bộ trong từng cấp và liên thông trong toàn ngành.

5.2. Tổ chức áp dụng hình thức dạy, học và thi trực tuyến một cách hiệu quả, linh hoạt, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho mọi học sinh đều có khả năng tiếp cận các bài giảng trực tuyến tốt nhất.

5.3. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động chuyển đổi số trong ngành giáo dục.

5.4. Thực hiện các nhiệm vụ tại phần thứ hai/III: mục 1, mục 3 (các điểm 3.2, 3.7), mục 4 (các điểm 4.2, 4.5), mục 5 (điểm 5.8), mục 6, mục 7 (điểm 7.8) và theo Phụ lục kèm theo Đề án.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6.1. Chủ trì tham mưu và triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hướng đến phát triển kinh tế số trong nông nghiệp.

6.2. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh chuyển đổi số đồng bộ trong toàn ngành, xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu số về tri thức khoa học thuộc lĩnh vực nông - lâm - thủy sản để phục vụ người dân, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm; từng bước hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

6.3. Đẩy nhanh tiến độ triển khai ứng dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm minh bạch, chính xác, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

6.4. Thực hiện các nhiệm vụ tại phần thứ hai/EQ: mục 1, mục 3 (các điểm 3.2, 3.7), mục 4 (các điểm 4.2, 4.10), mục 5 (điểm 5.4), mục 6, mục 7 (điểm 7.6) và theo Phụ lục kèm theo Đề án.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

7.1. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu số về đất đai, tài nguyên và môi trường của tỉnh, đồng thời kết nối liên thông và chia sẻ dữ liệu bản đồ số dùng chung của tỉnh phục vụ hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ số của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.

7.2. Thực hiện các nhiệm vụ tại phần thứ hai/III: mục 1, mục 3 (các điểm 3.2, 3.7), mục 4 (các điểm 4.2, 4.7), mục 5 (điểm 5.8), mục 6, mục 7 (điểm 7.2) và theo Phụ lục kèm theo Đề án.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

8.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai ứng dụng nền tảng du lịch thông minh, số hóa mọi hoạt động quản lý du lịch; nền tảng công nghệ số trong quản lý các di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, quản lý nghệ thuật biểu diễn, quản lý đào tạo huấn luyện thể thao thành tích cao, bảo tàng số, thư viện điện tử; cung cấp dịch vụ bảo tàng số, thư viện số.

8.2. Chỉ đạo hệ thống thư viện triển khai nền tảng thư viện thông minh, cung cấp dịch vụ thư viện số đến đông đảo bạn đọc trên địa bàn tỉnh.

8.3. Thực hiện các nhiệm vụ tại phần thứ hai/II: mục 1, mục 3 (các điểm 3.2, 3.7), mục 4 (các điểm 4.2, 4.8), mục 7 (điểm 7.9) và theo Phụ lục kèm theo Đề án.

9. Sở Công Thương

9.1. Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu và tổ chức triển khai các giải pháp phát triển kinh tế số, thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp, logicstics và ưu tiên nguồn lực thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025.

9.2. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động giám sát, quản lý, vận hành và bảo đảm an toàn đối với các nhà máy điện, trạm biến áp, hệ thống lưới điện, hồ chứa nhà máy thủy điện; hướng đến tối đa hóa, tự động hóa lưới điện và cung cấp dịch vụ cung ứng điện thông minh.

9.3. Thực hiện các nhiệm vụ tại phần thứ hai/III: mục 1, mục 3 (các điểm 3.2.3.7), mục 4 (các điểm 4.2, 4.12, 4.13), mục 5 (các điểm 5.3, 5.5), mục 6, mục 7 (điểm 7.4) và theo Phụ lục kèm theo Đề án.

10. Sở Giao thông vận tải

10.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu số quản lý ngành Giao thông vận tải; triển khai các giải pháp về giám sát và quản lý giao thông thông minh.

10.2. Thực hiện các nhiệm vụ tại phần thứ hai/III: mục 1, mục 3 (các điểm 3.2, 3.7), mục 4 (các điểm 4.2, 4.11), mục 5 (các điểm 5.8, 5.11), mục 6, mục 7 (điểm 7.5) và theo Phụ lục kèm theo Đề án.

11. Sở Khoa học và Công nghệ:

11.1. Chủ trì triển khai các hoạt động thúc đẩy chuyển giao công nghệ số, kích thích sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo phát triển công nghệ số.

11.2. Thực hiện các nhiệm vụ tại phần thứ hai/III: mục 1, mục 3 (các điểm 3.2, 3.7), mục 4 (các điểm 4.2), mục 5 (điểm 5.6), mục 6 và theo Phụ lục kèm theo Đề án.

12. Sở Xây dựng

12.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số quản lý ngành xây dựng như: quản lý về quy hoạch xây dựng, nhà ở, công sở, các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, các công trình hạ tầng kỹ thuật....

12.2. Phối hợp, hỗ trợ UBND thành phố Hà Tĩnh, UBND thị xã Kỳ Anh xây dựng và thực hiện Đề án thí điểm đô thị thông minh.

12.3. Thực hiện các nhiệm vụ tại phần thứ hai/III: mục 1, mục 3 (các điểm 3.2, 3.7), mục 4 (điểm 4.2), mục 6 và theo Phụ lục kèm theo Đề án.

13. Sở Nội vụ

13.1. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện số hóa hồ sơ, văn bản, tài liệu phát triển cơ sở dữ liệu dùng chung của các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã.

13.2. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương lựa chọn tài liệu đưa ra số đảm bảo theo đúng quy định về nghiệp vụ lưu trữ tài liệu; tránh chồng chéo, lãng phí. Hàng năm lập dự toán kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện số hóa tài liệu.

13.3. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nộp lưu tài liệu điện tử vào Lưu trữ lịch sử theo quy định.

13.4. Chỉ đạo Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh: số hóa và chứng thực điện tử đồng bộ hệ thống hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh, kết nối với các hệ thống thông tin có liên quan phục vụ công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

13.5. Thực hiện các nhiệm vụ tại phần thứ hai/III: mục 1, mục 3 (các điểm 3.2, 3.7, 3.8), mục 4 (điểm 4.2), mục 6, mục 7 (điểm 7.1) và theo Phụ lục kèm theo Đề án.

14. Ban Quản lý các Khu kinh tế tỉnh

14.1. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương và các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn, thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp tại khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

14.2. Thực hiện các nhiệm vụ tại phần thứ hai/III: mục 1, mục 3 (các điểm 3.2, 3.7), mục 4 (các điểm 4.2, 4.9), mục 5 (điểm 5.2), mục 6 và theo Phụ lục kèm theo Đề án.

15. Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh, Liên hiệp các hợp tác xã tỉnh

15.1. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong quản lý, sản xuất và kinh doanh.

15.2. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các chương trình nhằm tuyên truyền, hội thảo, tập huấn nâng cao kỹ năng số, tiếp cận công nghệ số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã.

16. Sở Kế hoạch và Đầu tư

16.1. Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư công thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm giai đoạn 2021-2025.

16.2. Thực hiện các nhiệm vụ tại Phần thứ hai/III: mục 1, mục 3 (các điểm 3.2, 3.7), mục 4 (điểm 4.2).

17. Sở Tài chính

17.1. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh phương án nguồn kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước triển khai thực hiện Đề án, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương.

17.2. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương các quy định về quản lý tài chính; thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn huy động trong thực hiện Đề án “Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công của ngành”.

18. UBND các huyện, thành phố, thị xã

18.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án, báo cáo UBND tỉnh qua sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/01/2022. Chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án ODA, huy động nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo Đề án.

18.2. Đẩy mạnh số hóa hồ sơ tất cả các lĩnh vực; phối hợp thực hiện ứng dụng hiệu quả các nền tảng công nghệ số do các ngành triển khai; triển khai các nội dung ưu tiên về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông (mục 7.11).

18.3. Căn cứ Đề án này và điều kiện thực tế của địa phương tổ chức ban hành Nghị quyết, Đề án hoặc Kế hoạch giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch hằng năm để thực hiện chuyển đổi số tại địa phương thiết thực và hiệu quả.

19. UBND thành phố Hà Tĩnh, UBND thị xã Kỳ Anh

19.1. Chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án ODA, huy động nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác

19.2. Đẩy mạnh số hóa hồ sơ; phối hợp thực hiện ứng dụng hiệu quả các nền tảng công nghệ số do các ngành triển khai.

19.3. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng và thực hiện Đề án thí điểm đô thị thông minh và các nhiệm vụ, dự án, đề án chuyển đổi số khác phù hợp với từng địa phương (mục 7.10 và 7.11).

20. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh

20.1. Tổ chức tuyên truyền sâu, rộng và thường xuyên về mục tiêu, nhiệm vụ, các nội dung của Đề án này cũng như định hướng chiến lược quốc gia, lộ trình của tỉnh về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số,... và kết quả đạt được hàng năm.

20.2. Chủ động thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động truyền thông, báo chí tại cơ quan, đơn vị mình.

20.3. Thực hiện các nhiệm vụ theo Phụ lục kèm theo Đề án.

Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) để xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐANG THỰC HIỆN
(Kèm theo Đề án Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025)

STT

Tên dự án/nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Dự kiến kết quả đạt được

Năm thực hiện

Dự kiến kinh phí (triệu đồng)

Tổng

Trung ương

Ngân sách tỉnh

Xã hội hóa

Đầu tư

Sự nghiệp

1

Phần mềm tập huấn bồi dưỡng giáo viên (ETEP)

Sở GD-Đt

Thay thế tập huấn bồi dưỡng giáo viên trực tiếp bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn và quy định của Bộ GDĐT

2022-2025

17.200

0

0

17.200

0

2

Phần mềm thiết kế bài giảng điện tử E-learning, Quản lý ngân hàng đề thi Intest

Sở GD-ĐT

Thiết kế bài giảng điện tử Elearning học tập trực tuyến; Tạo, quản lý ngân hàng câu hỏi và ra đề thi

2022

6.200

0

0

6.200

0

3

Xây dựng cơ sở dữ liệu Kiều bào người Hà Tĩnh ở nước ngoài

Sở Ngoại vụ

Cơ sở dữ liệu Kiều bào người Hà Tĩnh ở nước ngoài

2022

497

0

0

497

0

4

Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai thực hiện tại tỉnh Hà Tĩnh (VILG)

Sở TNMT

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch ca công tác quản lý đất đai. Phục vụ công tác quản lý đất đai, cung cấp dịch vụ công về đất đai và chia sẻ thông tin đất đai với các ngành có liên quan (thuế, công chứng, quy hoạch, quản lý xây dựng và đô thị,...

2019-2023

181.253

153.109

28.144

0

0

5

Dự án Tăng cường năng lực quan trắc môi trường và nâng cấp hệ thống nhận, truyền, quản lý dữ liệu quan trắc tự động, liên tục tỉnh Hà Tĩnh

Sở TNMT

Nâng cao năng lực phân tích phục vụ phân định chất thải nguy hại, phân tích các độc chất ở dạng vết và siêu vết đáp ứng các quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường; đáp ứng nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý dữ liệu từ các trạm quan trắc phát thải (nước thải, khí thải) tự động của doanh nghiệp, trạm quan trắc môi trường xung quanh do Nhà nước đầu tư và truyền dữ liệu về Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ đó kịp thời phát hiện, cảnh báo và đề xuất, tham mưu phương án xử lý các vấn đề về môi trường trên địa bàn tỉnh

2021-2023

48.690

20.700

0

27.990

0

6

Xây dựng CSDL hệ thống thông tin quản lý quy hoạch, quản lý nhà ở và bất động sản trên địa bàn tỉnh

Sở Xây dựng

- Phục vụ quản lý dữ liệu thông tin về quy hoạch xây dựng, cung cấp thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản;

- Cung cấp thông tin về Quy hoạch chung xây dựng, Quy hoạch phân khu đô thị, Quy hoạch chuyên ngành số hóa dạng JPG và GIS và Thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh

2021

4.500

0

4.500

0

0

7

Triển khai phần mềm Khám chữa bệnh tại trạm y tế

Sở Y tế

Triển khai đồng bộ, thống nhất một phần mềm quản lý toàn bộ các công tác khám chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh, ATVSTP,... tại trạm y tế

Từ 2015

Chưa có kinh phí

 

 

 

 

8

Triển khai hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân

Sở Y tế

Tạo dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cho mỗi người dân để quản lý, theo dõi toàn diện sức khỏe của từng người từ khi sinh ra cho đến khi chết.

Từ 2018

Chưa có kinh phí

 

 

 

 

9

Triển khai thử nghiệm hệ thống quản lý đơn thuốc điện tử tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa Hồng Hà

Sở Y tế

Bước đầu triển khai hệ thống quản lý đơn thuốc điện tử tại cơ sở khám chữa bệnh để xây dựng đề án nhân rộng trong toàn tỉnh

Từ 2020

Chưa có kinh phí

 

 

 

 

10

Triển khai thử nghiệm Phần mềm quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

Sở Y tế

Tăng cường quản lý toàn diện công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn tỉnh

Từ 2020

Chưa có kinh phí

 

 

 

 

11

Triển khai thí điểm phần mềm đấu thầu thuốc

Sở Y tế

Thực hiện đấu thầu thuốc trên phần mềm

Từ 2021

Chưa có kinh phí

 

 

 

 

12

Lắp đặt hệ thống camera an ninh trật tự; mua sắm bổ sung trang thiết bị; nâng cấp Cổng thông tin điện tử

UBND huyện Hương Sơn

Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại; nâng cao ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phục vụ cá nhân và tổ chức trên địa bàn huyện. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cũng như của cán bộ công chức trong thực thi công vụ, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp và hiệu lực, hiệu quả. Bảo đảm ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội và an toàn giao thông trên địa bàn huyện.

2021-2022

15.000

0

15.000

0

0

13

Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm quản lý, điều hành phục vụ cải cách hành chính từ huyện đến xã

UBND huyện Kỳ Anh

Đầu tư trang thiết bị, phần mềm ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, cải cách hành chính, DVC trực tuyến... tại HĐND, UBND huyện, UBND các xã phục vụ người dân, doanh nghiệp

2021-2022

5.000

0

5.000

0

0

14

Xây dựng hệ thống quản lý, sản xuất và kinh doanh bưởi Phúc Trạch, cam bù, cam chanh Hà Tĩnh

Sở NNPTNT

Thay đổi nhận thức người sản xuất từ sản xuất truyền thống sang sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ số; từng bước chuyển hóa nông dân thành nông dân công nghệ, sử dụng thành thạo các thiết bị thông minh khai thác các dữ liệu phục vụ sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến tiên tiến, tạo ra sản phẩm có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, với giá cả canh và kết nối thị trường

2022-2024

2.400

0

0

2.400

0

15

Xây dựng phần mềm quản trị gắn với quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp toàn tỉnh

Sở NNPTNT

Là công cụ cơ bản đưa các số liệu từ hệ thống HTX được số hoá minh bạch, giúp cải thiện lòng tin và sự tương tác, tăng tính cộng hưởng và nâng cao trách nhiệm giữa HTX và các Thành Viên HTX, gắn kết giữa các thành viên HTX lại với nhau.

2022-2025

1.500

0

0

1.500

0

 

Tổng

 

 

 

282.240

173.809

52.644

55.787

0

 

PHỤ LỤC 02

DANH MỤC NHIỆM VỤ VỀ TUYÊN TRUYỀN VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC SỐ CỦA CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP
(Kèm theo Đề án Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025)

ĐVT: triệu đồng

TT

Nội dung thực hiện

Dự kiến kết quả

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kinh phí

Loi nguồn vốn

Tổng

TW

ĐP

Nguồn ODA, xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục; các phóng sự, chuyên đề, các tài liệu tuyên truyền sâu, rộng đến mọi người dân, người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế về chuyển đổi số

Người dân, người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, từ đó tham gia vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh.

Sở TTTT, Đài PT&TH, Báo Hà Tĩnh

Sở Tài chính, các đơn vị liên quan

Thường xuyên

2.300

0

2.300

0

300

500

500

500

500

2

Tổ chức Hội thảo, các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về xu hướng, định hướng chiến lược mới về chuyển đổi số cho lãnh đạo các cấp, các ngành.

Nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng về chuyển đổi số cho lãnh đạo các cấp, các ngành

Sở TTTT, UBND các huyện, TP, TX

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

1.200

0

1.200

0

0

300

300

300

300

3

Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng chuyển đổi số cho người dân, doanh nghiệp để ứng dụng vào hoạt động sản xuất, giao dịch trực tuyến

Nâng cao nhận thức, kỹ năng chuyển đổi số cho người dân, doanh nghiệp để ứng dụng vào hoạt động sản xuất, giao dịch trực tuyến

Sở TTTT

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

10.000

0

10.000

0

500

3.500

2.000

2.000

2.000

4

Đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng chuyển đổi số cho cán bộ chuyên trách CNTT các cấp của các cơ quan nhà nước trong tỉnh

Nâng cao năng lực, kỹ năng chuyển đổi số cho cán bộ chuyên trách CNTT các cấp của các cơ quan nhà nước trong tỉnh

Sở TTTT

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

1.450

0

1.450

0

250

300

300

300

300

 

Tổng

 

 

 

14.950

0

14.950

0

1.050

4.600

3.100

3.100

3.100

 

PHỤ LỤC 03

DANH MỤC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG SỐ, DỮ LIỆU SỐ CỦA CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP
(Kèm theo Đề án Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025)

ĐVT: triệu đồng

TT

Nội dung thực hiện

Dự kiến kết quả

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kinh phí

Loi nguồn vốn

Tổng

TW

ĐP

ODA, xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác

Thời gian thực hiện

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Triển khai mạng viễn thông 4G, 5G và mạng Internet cáp quang

Bảo đảm hạ tầng internet băng rộng phục vụ quá trình chuyển đổi số

Sở TTTT

Các doanh nghiệp viễn thông

Huy động sự hỗ trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông

2

Nâng cấp đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã

Bảo đảm hạ tầng CNTT phục vụ xây dựng, phát triển Chính quyền số

Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã

các cơ quan liên quan

Đầu tư phát triển + thường xuyên

100.000

20.000

60.000

20.000

20.000

20.000

20.000

20.000

20.000

3

Triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II đồng bộ trong toàn tỉnh, kết nối liên thông mạng truyền số liệu quốc gia (thuê dịch vụ CNTT)

Bảo đảm điều kiện đảm bảo kết nối đồng bộ, an toàn vào hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng trong tỉnh và kết nối hệ thống truyền số liệu quốc gia

Sở TTTT

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

60.000

0

60.000

0

0

15.000

15.000

15.000

15.000

4

Thuê trung tâm điện toán đám mây phục vụ quản lý tập trung toàn hệ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu toàn tỉnh

Bảo đảm hạ tầng, phục vụ quản lý tập trung toàn hệ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu toàn tỉnh đáp ứng yêu cầu về ATTT

Sở TTTT

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

11.000

0

11.000

0

0

2.000

3.000

3.000

3.000

5

Triển khai nền tảng tích hợp dữ liệu và chia sẻ dùng chung cấp tỉnh LGSP

Xây dựng nền tảng nhằm tích hợp, kết nối, chia sẻ các CSDL của các ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng Chính quyền số

Sở TTTT

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

16.000

0

16.000

0

12.000

1000

1.000

1.000

1.000

6

Số hoá và chứng thực điện tử hồ sơ, văn bản, tài liệu, phát triển cơ sở dữ liệu dùng chung của các ngành

Xây dựng CSDL về hồ sơ TTHC, các văn bản tài liệu phục vụ cho phát triển CSDL dùng chung của tỉnh

Các sở, ban, ngành

Sở TTTT, các cơ quan liên quan

Thường xuyên

65.000

20.000

35.000

10.000

0

10.000

15.000

20.000

20.000

7

Số hoá và chứng thực điện tử hồ sơ, văn bản, tài liệu phát triển cơ sở dữ liệu dùng chung của UBND cấp huyện, cấp xã

UBND cấp huyện, cấp xã

Sở TTTT, các cơ quan liên quan

Thường xuyên

50.000

0

30.000

20.000

0

10.000

10.000

15.000

15.000

8

Triển khai đồng bộ hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã, liên thông hệ thống hội nghị truyền 4 cấp

Hình thành hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã, liên thông với hệ thống quốc gia, phục vụ các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, ...các cấp

Văn phòng UBND tỉnh

Sở TTTT, các cơ quan liên quan

Đầu tư phát triển + Thường xuyên

45.000

0

45.000

0

5.000

10.000

10.000

10.000

10.000

9

Xây dựng cổng dữ liệu số cấp tỉnh (data.hatinh. gov.vn); kết nối với cổng cơ sở dữ liệu quốc gia; phát triển cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu mở của tỉnh

Là điểm đầu mối truy cập thông tin, dữ liệu trên mạng Internet phục vụ việc công bố dữ liệu mở, cung cấp thông tin về chia sẻ dữ liệu của cơ quan nhà nước; cung cấp các tài liệu, dịch vụ, công cụ, ứng dụng xử lý, khai thác dữ liệu được công bố bởi các cơ quan nhà nước

Sở TTTT

Các cơ quan liên quan

Đầu tư phát triển

14.000

0

14.000

0

0

5.000

5.000

2.000

2.000

10

Số hoá và chứng thực hiện tử đồng bộ hệ thống hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh, kết nối với các hệ thống thông tin có liên quan phục vụ công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức phục vụ công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Sở Nội vụ

Sở TTTT, Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan

Thường xuyên

5.000

0

5.000

0

0

2.000

3.000

0

0

11

Bổ sung CSVC, nâng cấp toàn diện Cổng TTĐT tỉnh phục vụ chuyển đổi số và nâng cấp, kết nối Cổng TTĐT các sở, ban, ngành, huyện, thị

Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Cổng TTĐT tỉnh, kết nối Cổng TTĐT các sở, ban, ngành, huyện, thị

Sở TTTT

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

4.000

0

4.000

0

0

1.000

1.000

1.000

1.000

12

Tiếp tục số hóa hồ sơ người có công; xây dựng các CSDL về lao động, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em,...

Hoàn thiện CSDL về người có công, hình thành CSDL các lĩnh vực, phục vụ công tác quản lý nhà nước, xây dựng Chính quyền số ngành LĐTBXH

Sở LĐTBXH

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên + Đầu tư phát triển

8.000

4.000

4.0ỌỌ

0

0

1.000

2.000

4.000

1.000

13

Số hóa dữ liệu, hồ sơ đoàn thanh tra, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo phục vụ công tác kiểm tra, giám sát xử lý sau thanh tra

Hình thành CSDL về thanh tra, phục vụ công tác kiểm tra, giám sát xử lý sau thanh tra

Thanh tra tỉnh

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

1.000

0

1.000

0

0

500

500

0

0

14

Xây dựng CSDL về giá tại địa phương

Hình thành CSDL về giá của tỉnh, phục vụ công tác QLNN về giá

Sở Tài chính

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

3.300

0

3.300

0

0

3.300

0

0

0

15

Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Hình thành CSDL về ngành GD tỉnh, phục vụ công tác QLNN chuyên ngành

Sở GD-ĐT

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

4.000

0

4.000

0

0

1.000

1.000

1.000

1.000

 

Tổng

 

 

 

 

386.300

44.000

292.300

50.000

37.000

81.800

86.500

92.000

89.000

 

PHỤ LỤC 04

DANH MỤC NHIỆM VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ CÁC CẤP
(Kèm theo Đề án Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025)

ĐVT: triệu đồng

TT

Nội dung thực hiện

Dự kiến kết quả

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kinh phí

Loi nguồn vốn

Tổng

TW

ĐP

ODA, xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác

Thời gian thực hiện

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Nâng cấp hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành của tỉnh bảo đảm phục vụ chỉ đạo điều hành trực tuyến của lãnh đạo tỉnh, đồng bộ giữa văn bản chỉ đạo với hồ sơ công việc thường xuyên trong toàn tỉnh và với hồ sơ dịch vụ công trực tuyến; nâng cấp Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đồng bộ 3 cấp trong tỉnh và liên thông với cổng dịch vụ công quốc gia; bảo đảm thuận lợi cho quá trình giám sát, thống kê, tạo lập hồ sơ điện tử của các cơ quan, đơn vị và kết nối liên thông với hệ thống lưu trữ hồ sơ lịch sử của tỉnh

Hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành của tỉnh đáp ứng việc chỉ đạo điều hành trực tuyến của lãnh đạo tỉnh, đồng bộ giữa văn bản chỉ đạo với hồ sơ công việc thường xuyên trong toàn tỉnh và với hồ sơ dịch vụ công trực tuyến; Hoàn thiện hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện giải quyết TTHC

Văn phòng UBND tỉnh

Sở TTTT, các cơ quan liên quan

Thường xuyên

15.000

0

15.000

0

5.000

10.000

0

0

0

2

Triển khai ứng dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ hoạt động nghiệp vụ của các sở, ban, ngành

Xây dựng các nền tảng công nghệ số hỗ trợ công tác QLNN và chuyên môn nghiệp vụ trong các các sở, ban, ngành

Các sở, ban, ngành

Các cơ quan liên quan

Đầu tư phát triển + thường xuyên

125.000

30.000

75.000

20.000

25.000

25.000

25.000

25.000

25.000

3

Xây dựng và phát triển Trung tâm giám sát và điều hành thông minh của tỉnh

Hình thành trung tâm giám sát và điều hành thông minh của tỉnh, phục vụ công tác quản lý, theo dõi và chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

Các cơ quan liên quan

Đầu tư phát triển + Thường xuyên

15.348

0

15.348

0

3.348

3.000

3.000

3.000

3.000

4

Đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng CNTT theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 18/02/2021 của UBND tỉnh

Hình thành hệ thống đài truyền thanh thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng CNTT

UBND các huyện, thành phố, thị xã

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

22.000

0

12.000

10.000

2.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5

Triển khai hệ thống khám chữa bệnh từ xa đưa chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh của tuyến Trung ương, tuyến tỉnh về các bệnh viện tuyến huyện, tuyến xã; đẩy mạnh ứng dụng đồng bộ các nền tảng công nghệ số phục vụ quản lý khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong toàn tỉnh và cung cấp bệnh án điện tử tới toàn dân.

Đổi mới hình thức khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực Y tế; xây dựng và phát triển Chính quyền số trong ngành Y tế

Sở Y tế

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên + Đầu tư phát triển

26.000

10.000

16.000

0

10.000

5.000

3.000

3.000

5.000

6

Triển khai nền tảng phục vụ dạy và học trực tuyến; các nền tảng quản lý, giảng dạy và học tập; hình thành các mô hình giáo dục thông minh; số hóa tài liệu, giáo trình, bài giảng nhằm phát triển hệ thống học liệu cung cấp trực tuyến

Đổi mới hình thức dạy, học và công tác đào tạo; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực Giáo dục; xây dựng và phát triển Chính quyền số trong ngành Giáo dục- Đào tạo

Sở GD-ĐT

Các cơ quan liên quan

Đầu tư phát triển + Thường xuyên

55.000

15.000

20.000

20.000

5.000

10.000

20.000

10.000

10.000

7

Xây dựng cơ sở dữ liệu số về tài nguyên và môi trường của tỉnh, hình thành và chia sẻ dữ liệu bản đồ số dùng chung của tỉnh phục vụ hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ số của chính quyền các cấp

Hình thành các cơ sở dữ liệu số về tài nguyên và môi trường của tỉnh; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực TNMT; xây dựng và phát triển Chính quyền số trong ngành TNMT

Sở TNMT

Các cơ quan liên quan

Đầu tư phát triển

181.000

150.000

31.000

0

85.000

30.000

26.000

20.000

20.000

8

Triển khai ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong quan trắc, giám sát, xử lý các vấn đề về môi trường

Ứng dụng các nền tảng công nghệ số, nâng cao hiệu quả quan trắc, giám sát, xử lý các vấn đề về môi trường

Sở TNMT

Các cơ quan liên quan

Đầu tư phát triển

49.000

25.000

24.000

0

20.000

10.000

10.000

5.000

4.000

9

Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ứng dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ công tác quản lý nhà nước các lĩnh vực thuộc ngành

Hình thành các cơ sở dữ liệu số về NNPPNT của tỉnh; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực NNPTNT; xây dựng và phát triển Chính quyền số trong ngành NNPTNT

Sở NN&PTNT

Sở TTTT, các cơ quan liên quan

Đầu tư phát triển

16.000

10.000

6.000

0

0

3.000

3.000

5.000

5.000

10

Triển khai các nền tảng công nghệ số phục vụ công tác quản lý trên các lĩnh vực thuộc ngành như: Quản lý hồ chứa, công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn, đê điều, phòng chống lụt bão; quản lý sản xuất và phòng chống dịch bệnh, sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi; quản lý rừng; nuôi trồng thủy sản; quản lý hợp tác xã nông nghiệp; quản lý bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới và di cư tự do; quản lý làng nghề, ngành nghề nông thôn...;

Hình thành và phát triển các nền tảng công nghệ số phục vụ công tác QLNN trên các lĩnh vực của ngành NNPTNT.  Góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Sở NN&PTNT

Sở TTTT, các cơ quan liên quan

Thường xuyên + Đầu tư phát triển

28.000

5.000

18.000

5.000

3.000

5.000

5.000

10.000

5.000

11

Ứng dụng giải pháp quản lý, giám sát giao thông thông minh

Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát giao thông trên địa bàn tỉnh

Sở GTVT

Các cơ quan liên quan

Đầu tư phát triển

45.000

10.000

15.000

20.000

0

0

5.000

20.000

20.000

12

Ứng dụng các nền tảng kết nối logistics giữa các chủ hàng, các nhà giao vận và khách hàng để tối ưu trong vận chuyển hàng hóa

Ứng dụng các nền tảng kết nối logistics, góp phần phát triển ngành logistics trên địa bàn tỉnh

Sở GTVT

Sở TTTT, các cơ quan liên quan

Xã hội hoá

13

Phát triển hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ

Xây dựng hệ thống thông tin nhằm phục vụ công tác báo cáo kinh tế-xã hội của tỉnh, liên thống, kết nối với hệ thống báo cáo của Chính phủ

Văn phòng UBND tỉnh

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

5.000

0

5.000

0

0

2.000

1.000

1.000

1.000

14

Triển khai ứng dụng nền tảng du lịch thông minh, số hoá mọi hoạt động quản lý du lịch; triển khai nền tảng công nghệ số quản lý các di tích lịch sử, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của tỉnh; triển khai nền tảng thư viện thông minh, cung cấp dịch vụ thư viện số đến đông đảo bạn đọc trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng các nền tảng phục vụ quản lý du lịch, văn hoá, di sản, thư viện,.. Từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành VHTTDL

Sở VHTTDL

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên + Đầu tư phát triển

11.000

5.000

6.000

0

1000

2.000

3.000

3.000

2.000

15

Triển khai ứng dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ mọi hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công của Ban quản lý Khu kinh tế, các khu công nghiệp.

Xây dựng ứng dụng các nền tảng công nghệ số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công của Ban quản lý Khu kinh tế và của các khu công nghiệp

Ban Quản lý KKT tỉnh

Các cơ quan liên quan

Đầu tư phát triển

8.000

0

8.000

0

0

3.000

3.000

1.000

1.000

16

Xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cộng đồng tiêu dùng tiếp cận, khai thác ứng dụng các nền tảng thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt.

Xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trong hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cộng đồng tiêu dùng tiếp cận, khai thác ứng dụng các nền tảng thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt

Sở Công thương

Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh; Liên hiệp các Hợp tác xã; các cơ quan liên quan

Thường xuyên + Đầu tư phát triển

8.000

0

8.000

0

 

2.000

2.000

2.000

2.000

17

Chuyển đổi số trong hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối và bán điện nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, hướng đến tự động hóa công tác giám sát, quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn, kinh doanh điện năng và cung cấp dịch vụ điện thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực trên địa bàn

Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý công tác giám sát, quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn, kinh doanh điện năng và cung cấp dịch vụ điện thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực trên địa bàn

Công ty Điện lực tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị truyền tải điện, nhà máy sản xuất điện

Sở Công thương; các cơ quan liên quan

Kinh phí doanh nghiệp

18

Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cấp, hoàn thiện các nền tảng của ngành TT&TT phục công tác chuyển đổi số

Bảo đảm cơ sở hạ tầng và ứng dụng, phục vụ công tác chuyển đổi số ngành TTTT

Sở TTTT

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên + Đầu tư phát triển

10.000

0

10.000

0

0

5.000

3.000

1.000

1.000

19

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số quản lý về quy hoạch xây dựng, nhà ở, công sở, các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, các công trình hạ tầng kỹ thuật,...

Hình thành và phát CSDL về quy hoạch xây dựng, nhà ở, công sở, các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, các công trình hạ tầng kỹ thuật, phục vụ công tác QLNN ngành Xây dựng

Sở Xây dựng

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên + Đầu tư phát triển

8.000

0

3.000

5.000

0

3.000

3.000

1.000

1.000

20

Xây dựng hệ thống trục tích hợp dữ liệu y tế và kho dữ liệu ngành Y tế

Đáp ứng việc tích hợp, đồng bộ dữ liệu y tế đến các cơ sở KCB với các hệ thống quản lý bệnh viện (HIS, EMR), các hệ thống quốc gia triển khai tại tỉnh

Sở Y tế

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên + Đầu tư phát triển

10.000

5.000

3.000

2.000

0

2.000

3.000

5.000

0

21

Xây dựng phần mềm quản lý và điều hành ngân sách ngành Tài chính, hỗ trợ công tác quyết toán, xây dựng dự toán, tổng hợp số liệu từ các cấp ngân sách

Hỗ trợ công tác QLNN về ngân sách, đồng bộ cơ sở dữ liệu từ các ngành, cấp huyện; kịp thời tổng hợp số liệu, báo cáo; hỗ trợ lập dự toán, quyết toán, tổng hợp số liệu từ các cấp ngân sách.

Sở Tài chính

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên + Đầu tư phát triển

2.000

0

2.000

0

0

0

2.000

0

0

22

Dự án Hỗ trợ Nông thôn chủ động tham gia vào cuộc cách mạng số

Tạo được bước tiến trên các phương diện kinh tế, giáo dục, y tế quản trị, an ninh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân. Đảm bảo sự phát triển bền vững lâu

UBND huyện Đức Thọ

Các cơ quan liên quan

Xã hội hoá

Xã hội hoá

23

Ứng dụng nền tảng số trong quản lý kết cấu hạ tầng giao thông

Triển khai các ứng dụng nền tảng số, nâng cao hiệu quả quản lý kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh

Sở GTVT

Các cơ quan liên quan

Xã hội hoá

Xã hội hoá

 

Tổng

 

 

 

639.348

265.000

292.348

82.000

159.348

128.000

125.000

117.000

110.000

 

PHỤ LỤC 05

DANH MỤC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ, XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH
(Kèm theo Đề án Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025)

ĐVT: triệu đồng

TT

Nội dung thực hiện

Dự kiến kết quả

Đơn vị chủ trì

Đơn vphối hợp

Kinh phí

Loại nguồn vốn

Tổng

TW

ĐP

ODA, xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác

Thời gian thực hiện

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Xây dựng Đề án thí điểm mô hình đô thị thông minh tại thành phố Hà Tĩnh gắn với điều kiện và yêu cầu phát triển của thành phố

Ban hành các đề án tạo cơ sở cho TP Hà Tĩnh và TX Kỳ Anh triển khai xây dựng, hình thành và phát triển đô thị thông minh, gắn với điều kiện và các yêu cầu phát triển chung

UBND thành phố Hà Tĩnh

Sở TTTT, các cơ quan liên quan

Thường xuyên + Đầu tư phát triển

150.000

0

50.000

100.000

0

10.000

30.000

60.000

50.000

2

Xây dựng Đán thí điểm mô hình đô thị thông minh tại thị xã Kỳ Anh gắn với điều kiện và yêu cầu phát triển của thị xã và Khu Kinh tế Vũng Áng

UBND thị xã Kỳ Anh

Sở TTTT, các cơ quan liên quan

Thường xuyên + Đầu tư phát triển

150.000

0

50.000

100.000

0

10.000

30.000

60.000

50.000

3

Tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt tại Quyết định 2783/QĐ-UBND ngày 26/8/2020 của UBND tỉnh

Phát triển nền thương mại điện tử của tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển KTXH của tỉnh

Sở Công thương

Sở TTTT, Ban QL KKT, các cơ quan liên quan

Thường xuyên + Đầu tư phát triển

8.000

0

8.000

0

0

2.000

2.000

2.000

2.000

4

Triển khai thí điểm và nhân rộng các dịch vụ đô thị thông minh thiết yếu tại các trung tâm đô thị, khu dân cư kiểu mẫu

Hình thành các dịch vụ đô thị thông minh thiết yếu, góp phần triển khai đô thị thông minh tại các trung tâm đô thị, khu dân cư kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh

UBND cấp huyện

Sở TTTT, các cơ quan liên quan

Thường xuyên

10.000

0

5.000

5.000

0

0

2.000

3.000

5.000

5

Triển khai hệ thống nền tảng công nghệ số phục vụ quản lý các quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc thúc đẩy phát triển sản phẩm chất lượng cao từ nông thôn mới

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc thúc đẩy phát triển sản phẩm chất lượng cao từ nông thôn mới

Sở NN&PTNT

Sở TTTT, các cơ quan liên quan

Thường xuyên

17.000

5.000

5.000

7.000

1000

3.000

3.000

5.000

5.000

6

Xây dựng, hoàn thiện chính sách khuyến khích chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và Chương trình OCOP nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh

Xây dựng và ban hành các chính sách, xác định giải pháp, nhiệm vụ thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh

Sở NN&PTNT, Văn phòng ĐP NTM

Sở TTTT, các cơ quan liên quan

Thường xuyên

12.000

5.000

7.000

0

0

3.000

3.000

3.000

3.000

7

Triển khai rộng rãi ứng dụng các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt và thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh

Triển khai các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt một cách rộng rãi đến mọi người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển TMĐT và KTXH

Các doanh nghiệp tài chính

Hiệp hội DA tỉnh, Sở TTTT; Sở Công thương và các cơ quan liên quan

Xã hội hoá

8

Xây dựng chương trình/chính sách hỗ trợ người dân vùng khó khăn và người dân tộc thiểu số tiếp cận điện thoại thông minh, mạng Internet băng thông rộng và kỹ năng số để kịp thời nắm bắt thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, khai thác DVCTT và thương mại điện tử.

Hỗ trợ người dân vùng khó khăn và người dân tộc thiểu số tiếp cận điện thoại thông minh, mạng Internet băng thông rộng và kỹ năng số để kịp thời nắm bắt thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, khai thác dịch vụ công trực tuyến và thương mại điện tử, góp phần xây dựng xã hội số

Sở TTTT

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

9.000

0

4.000

5.000

0

1.000

2.000

3.000

3.000

9

Xây dựng chương trình hỗ trợ chuyển đổi số và phát triển kinh tế số đối với các lĩnh vực, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp, sản phẩm phụ trợ tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Tạo cơ sở đồng thời xác định các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số và phát triển kinh tế số đối với các lĩnh vực, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp, sản phẩm phụ trợ tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Sở Công thương, Ban Quản lý KKT tỉnh

Sở TTTT, các cơ quan liên quan

Thường xuyên + Đầu tư phát triển

12.000

0

12.000

0

0

3.000

3.000

3.000

3.000

10

Triển khai các hoạt động thúc đẩy chuyển giao công nghệ số, kích thích sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo phát triển công nghệ số, cung cấp các SP và dịch vụ số

Thúc đẩy quá trình sáng tạo phát triển công nghệ số, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ số, từ đó góp phần phát triển các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh

Sở KHCN

Sở TTTT, các cơ quan liên quan

Thường xuyên

4.000

0

4.000

0

0

1.000

1.000

1.000

1.000

11

Xây dựng đề án đẩy mạnh chuyển đổi số hoạt động quản lý, xúc tiến đầu tư đối với Khu Kinh tế, các Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tạo cơ sở, xác định các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số hoạt động quản lý, xúc tiến đầu tư đối với Khu Kinh tế, các Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh

BQL&KKT tỉnh

Sở TTTT, các cơ quan liên quan

Thường xuyên + Đầu tư phát triển

7.000

0

7.000

 

0

2.000

3.000

1.000

1.000

Tổng

 

379.000

10.000

152.000

217.000

1.000

35.000

79.000

141.000

123.000

 

PHỤ LỤC 06

DANH MỤC NHIỆM VỤ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
(Kèm theo Đề án Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025)

ĐVT: triệu đồng

TT

Nội dung thực hiện

Dự kiến kết quả

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kinh phí

Loại nguồn vốn

Tổng

TW

ĐP

ODA, xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác

Thời gian thực hiện

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Phổ biến, nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm và các kỹ năng về đảm an toàn thông tin mạng cho người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức viên chức toàn tỉnh theo Quyết định số 1907/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm và các kỹ năng về đảm an toàn thông tin mạng cho người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức viên chức toàn tỉnh

Sở TTTT

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

2.000

0

2.000

0

0

500

500

500

500

2

Đầu tư bổ sung trang thiết bị chuyên dùng nâng cao năng lực Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh và cơ quan thường trực Đội ứng cứu

Bổ sung trang thiết bị chuyên dùng, nâng cao năng lực Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh và cơ quan thường trực Đội ứng cứu

Sở TTTT

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

6.000

0

6.000

0

0

1.000

0

5.000

0

3

Triển khai, phát triển hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng cấp tỉnh (SOC).

Xây dựng hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng cấp tỉnh (SOC), phục vụ việc giám sát, cảnh báo, điều hành công tác bảo đảm ATTT mạng trên địa bàn tỉnh

Sở TTTT

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

3.000

0

3.000

0

0

500

1.000

1.000

500

4

Triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 2025”.

Tổ chức các chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực ATTT mạng

Sở TTTT

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

2.000

500

1.500

0

0

500

500

500

500

6

Triển khai hệ thống phòng chống mã độc quản trị tập trung tại tỉnh, tích hợp với Trung ương

Xây dựng, phát triển hệ thống phòng chống mã độc quản trị tập trung tại tỉnh, tích hợp với Trung ương, nâng cao năng lực bảo đảm ATTT của tỉnh

Sở TTTT

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

2.000

0

2.000

0

0

500

500

500

500

7

Bổ sung trang thiết bị, quy trình, nghiệp vụ đảm bảo An toàn thông tin cho các hệ thống thông tin cấp độ 3 của tỉnh

Đảo đảm cho các HTTT của tỉnh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, quy định về trang thiết bị, quy trình, nghiệp vụ ATTT theo cấp độ 3

Sở TTTT

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

2.000

0

2.000

0

0

500

500

500

500

8

Đào tạo năng lực ATTT cho cán bộ chuyên trách CNTT, đội ngũ ứng cứu sự cố ATTT các cấp của các cơ quan nhà nước trong tỉnh

Tổ chức đào tạo, góp phần nâng cao năng lực ATTT cho cán bộ chuyên trách CNTT, đội ngũ ứng cứu sự cố ATTT các cấp của các cơ quan, nhà nước trong tỉnh

Sở TTTT

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

2.200

0

2.200

0

200

500

500

500

500

Tổng

 

19.200

500

18.700

0

200

4.000

3.500

8.500

3.000

 

PHỤ LỤC 07

TỔNG HỢP KINH PHÍ ƯỚC TÍNH
(Kèm theo Đề án Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025)

ĐVT: triệu đồng

Kinh phí

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng

Tổng kinh phí

198.598

253.400

297.100

361.600

328.100

1.438.798

Ngân sách Trung ương

104.000

63.300

56.000

53.200

43.000

319.500

Ngân sách địa phương

74.598

143.600

150.100

197.400

204.600

770.298

Nguồn ODA, xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác

20.000

46.500

91.000

111.000

80.500

349.000

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 424/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.313

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.76.183
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!