Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 150/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Đào Mỹ
Ngày ban hành: 01/02/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 150/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 01 tháng 02 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2024 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 04/NQ-UBND ngày 03/01/2024 của UBND tỉnh về việc thông qua dự thảo Đề án Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đào Mỹ

ĐỀ ÁN

CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH PHÚ YÊN
GIAI ĐOẠN 2024 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

MỤC LỤC

PHẦN I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Văn bản của Trung ương

2. Văn bản của tỉnh Phú Yên

3. Cơ sở thực tiễn

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

PHẦN II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CNTT, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TỈNH

I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

1. Chính quyền số

2. Kinh tế số

3. Xã hội số

4. Đánh giá xếp hạng ICT Index, Chuyển đổi số (DTI)

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những kết quả đạt được

2. Những tồn tại hạn chế

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

PHẦN III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

3. Mục tiêu cơ bản đến năm 2030

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số

2. Phát triển Chính quyền số

3. Phát triển Kinh tế số

4. Phát triển xã hội số

5. Chuyển đổi số trong các lĩnh vực ưu tiên

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng mức đầu tư và lộ trình thực hiện

2. Nguồn vốn

PHẦN IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

2. Văn phòng UBND tỉnh

3. Sở Nội vụ

4. Sở Tài chính

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

6. Sở Khoa học và Công nghệ

7. Công an tỉnh

8. Sở Giáo dục và Đào tạo

9. Sở Y tế

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

11. Sở Giao thông vận tải

12. Sở Công Thương

13. Sở Tài Nguyên và Môi trường

14. Sở Xây dựng

15. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

16. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

17. Sở Tư pháp

18. Sở Ngoại vụ

19. Chi cục Thuế tỉnh, Chi cục Hải quan Phú Yên, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên

20. Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên

21. UBND cấp huyện, cấp xã

22. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông

23. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

24. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Phú Yên

PHẦN V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

I. CHUYỂN ĐỔI SỐ MANG LẠI HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI KT - XH

1. Chính quyền

2. Doanh nghiệp

3. Người dân

III. TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN CUỘC SỐNG

Phụ lục 1: Các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Phụ lục 2: Danh mục nhiệm vụ thực hiện chuyển đổi số tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Phụ lục 3: Danh mục nhiệm vụ chuyển đổi số ưu tiên thực hiện theo đề án chuyển đổi số tỉnh phú yên giai đoạn 2024 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Phụ lục 4: Danh sách nhiệm vụ thực hiện đề án chuyển đổi số Phú Yên giai đoạn 2024 - 2025 theo các nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí khác

Phụ lục 5: Nhiệm vụ thực hiện đề án chuyển đổi số Phú Yên giai đoạn 2024 - 2025 số hóa dữ liệu và xây dựng CSDL chuyên ngành

THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

AI

Artificial Intelligence - Trí tuệ nhân tạo

ATTT

An toàn thông tin

BCCI

Bưu chính công ích

Big Data

Dữ liệu lớn

BTS

Base Transceiver Station - Trạm thu phát sóng di động

CBCCVC

Cán bộ, công chức, viên chức

CCHC

Cải cách hành chính

Cloud Computing

Điện toán đám mây

CMCN

Cách mạng công nghiệp

CNTT-TT

Công nghệ thông tin - Truyền thông

CNTT-VT

Công nghệ thông tin - Viễn thông

CQĐT

Chính quyền điện tử

CQNN

Cơ quan Nhà nước

CQQL

Cơ quan quản lý

CQS

Chính quyền số

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DC

Data Center - Trung tâm dữ liệu

Di-Phuyen

Digital Phu Yen - Phú Yên số

DL

Deep learning - Máy học

DVC

Dịch vụ công

DVCTT

Dịch vụ công trực tuyến

ĐTTM

Đô thị thông minh

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTTT

Hệ thống thông tin

ICT

Information and Communication Technology - Công nghệ thông tin và Truyền thông

IOC

Intelligent Operations Center - Trung tâm điều hành thông minh

IoT

Internet of Thing - Internet vạn vật

KT-XH

Kinh tế - xã hội

LAN

Local Area Network - Mạng nội bộ

LGSP

Local Government Service Platform - Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu

PMNM

Phần mềm nguồn mở

QLVB&ĐH

Quản lý văn bản và điều hành

SAN

Storage Area Networking - Mạng lưu trữ

SOC

Security Operations Center - Trung tâm điều hành an ninh mạng

TMĐT

Thương mại điện tử

TSLCD

Truyền số liệu chuyên dùng

TT&TT

Thông tin và Truyền thông

TTHC

Thủ tục hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

PHẦN I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Văn bản của Trung ương

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;

- Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

- Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam;

- Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án 06);

- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/03/2022 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2323/QĐ-BTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;

- Thông báo số 299/TB-VPCP ngày 31/7/2023 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và đề án 06 của chính phủ.

2. Văn bản của tỉnh Phú Yên

- Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 21/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 133-KH/TU ngày 18/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 17/9/2020 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW và Kế hoạch số 133-KH/TU ngày 18/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Quyết định số 2048/QĐ-UBND ngày 20/10/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Phú Yên;

- Quyết định số 1728/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh phê duyệt chương trình Chuyển đổi số của tỉnh Phú Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 224/KH-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 1925/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Phú Yên phiên bản 2.0;

- Quyết định số 1952/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh tỉnh Phú Yên, phiên bản 1.0;

- Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 25/3/2022 của UBND tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2022 - 2025;

- Kế hoạch số 221/KH-UBND ngày 09/12/2022 về triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Phú Yên;

- Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 04/5/2023 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị Quyết số 24-NQ/TU ngày 21/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên về Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 251/KH-UBND ngày 15/11/2023 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế số, xã hội số tỉnh Phú Yên đến năm 2025.

- Kế hoạch số 05/KH-BCĐCĐS ngày 29/5/2023 của Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Phú Yên về Hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên năm 2023.

- Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 12/10/2021 của UBND tỉnh về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Phú Yên đến năm 2030;

- Kế hoạch số 184/KH-UBND ngày 14/10/2021 của UBND tỉnh về việc Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT;...

3. Cơ sở thực tiễn

Chuyển đổi số trở thành một xu hướng toàn cầu và tất yếu, việc xây dựng Chính quyền số của Phú Yên nhằm nâng cao công tác quản trị đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của tỉnh nói riêng và quốc gia nói chung;

Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất và đời sống đã dần trở nên quen thuộc với người dân và doanh nghiệp. Có thể nói, ngày nay chuyển đổi số là một thực tế khách quan mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp buộc phải thích nghi, là giai đoạn phát triển không thể khác của quá trình sản xuất và cuộc sống; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân.

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Chuyển đổi số là xu thế toàn cầu, là quá trình khách quan. Tại Việt Nam, quá trình Chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra, nhất là trong những ngành như tài chính, ngân hàng, giao thông, du lịch... Chính phủ và chính quyền các cấp đang nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Với nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, thời gian hội nhập quốc tế chưa dài, nên nhiều khó khăn, rào cản mà đất nước cần phải vượt qua. Bối cảnh đó, đặt Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng trước những thách thức to lớn.

Đề án Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2025, tầm nhìn đến 2030 nhằm:

- Đầu tư xây dựng nền tảng ứng dụng đồng bộ, nâng cao khả năng kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, cơ sở hạ tầng. Từ đó lãnh đạo các cấp có thông tin nhanh chóng, đầy đủ và chính xác phục vụ công tác quản lý điều hành các mặt văn hoá, kinh tế, xã hội tại địa phương;

- Nâng cao tính linh hoạt, khả năng phát triển về lâu dài khi triển khai mở rộng các ứng dụng, hạ tầng trong hệ thống;

- Tạo cơ sở tham chiếu giúp xác định các thành phần, hệ thống và ứng dụng CNTT cần xây dựng và phát triển, lộ trình và trách nhiệm triển khai của các đơn vị, địa phương có liên quan;

- Tăng khả năng cung cấp các DVCTT toàn trình cho người dân và doanh nghiệp dựa trên nền tảng dữ liệu, thông tin tin cậy được chia sẻ trên diện rộng giữa các CQNN;

- Cung cấp các tiện ích cho người dân, nâng cao nếp sống văn minh, chất lượng cuộc sống người dân.

- Giảm đầu tư trùng lặp, xác định được rõ công việc, trách nhiệm, lộ trình triển khai của các cơ quan.

PHẦN II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CNTT, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TỈNH

I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

1. Chính quyền số

1.1. Chuyển đổi nhận thức về chính quyền số

- Thời gian qua, UBND tỉnh ban hành các văn bản về chuyển đổi số, trong đó lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ứng dụng CNTT, xây dựng CQĐT.

- Hằng năm, tổ chức tuyên truyền, đăng tải nhiều thông tin, bài viết, phóng sự nhằm hướng dẫn, phổ biến các quy định, các nền tảng, các ứng dụng, tiện ích, hiệu quả, lợi ích, kết quả đạt được về ứng dụng CNTT, xây dựng CQĐT, ĐTTM đến toàn thể CBCCVC, người đứng đầu các cơ quan đảng, nhà nước, người dân và doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin như: Cổng/Trang thông tin điện tử các sở ngành địa phương, báo, Đài phát thanh và Truyền hình, tin nhắn, mạng xã hội,… Ngoài ra, còn triển khai nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn, theo dõi hỗ trợ, hướng dẫn cho CBCCVC về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN các cấp trên địa bàn tỉnh. Đây là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm được sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện; đặc biệt, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cho người dân và doanh nghiệp trong việc tạo tài khoản công dân điện tử, kê khai đăng ký nộp hồ sơ trực tuyến, theo dõi, tra cứu tình hình xử lý hồ sơ, TTHC qua mạng, khai thác sử dụng các nền tảng, phản ánh hiện trường,…

Tuy nhiên, nhận thức của CBCCVC nhất là lãnh đạo ở một số cơ quan, đơn vị về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số chưa đầy đủ; công tác tuyên truyền, phổ biến về ứng dụng CNTT trong CCHC chưa sâu rộng, chưa thể hiện vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT, xây dựng CQĐT, chuyển đổi số của ngành, lĩnh vực, địa phương.

1.2. Về thể chế, môi trường pháp lý xây dựng chính quyền số

Trên cơ sở các kế hoạch của Trung ương, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm triển khai ứng dụng, phát triển chính quyền số trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, còn thiếu một số quy định về bảo vệ CSDL, dữ liệu cá nhân, thông tin riêng tư, giao dịch dữ liệu cũng như tạo lập niềm tin trên không gian số; thiếu quy định về quyền cá nhân, đạo đức khi ứng dụng AI,...; một số vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn thiếu hướng dẫn thống nhất từ Trung ương, ảnh hưởng đến công tác chuyển đổi số; nguồn lực về tài chính của Phú Yên đầu tư cho ứng dụng CNTT, xây dựng CQĐT, chuyển đổi số thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức; kinh phí đầu tư cho phát triển hạ tầng CNTT, hạ tầng số của CQNN, doanh nghiệp còn rất hạn chế so với yêu cầu phát triển của công nghệ.

1.3. Về hạ tầng, nền tảng số hỗ trợ xây dựng chính quyền số

1.3.1. Hạ tầng số

- Hiện nay, 100% CBCCVC được trang bị máy tính; 100% các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và cấp xã đã xây dựng mạng LAN; Hệ thống mạng di động đã phủ rộng khắp, mạng TSLCD đã triển khai đến tất cả các trung tâm cấp xã phục vụ hội nghị truyền hình trực tuyến và lưu chuyển văn bản điện tử. DC tỉnh sử dụng hệ thống SAN và hệ thống ảo hóa (Vmware) cơ bản hỗ trợ nhu cầu vận hành các ứng dụng và lưu trữ của tỉnh. Hệ thống cầu truyền hình sử dụng mạng TSLCD kết hợp phần mềm Microsoft Teams hỗ trợ họp trực tuyến từ tỉnh đến các cấp huyện, xã.

- Đã triển khai việc kết nối, tích hợp chữ ký số công cộng của Viettel, VNPT, MISA,... lên HTTT giải quyết TTHC của tỉnh để phục vụ người dân và doanh nghiệp sử dụng chữ ký số trong việc nộp hồ sơ giải quyết TTHC đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện.

- Theo kết quả xếp hạng Vietnam ICT Index hàng năm do Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Tin học Việt Nam đánh giá, hạ tầng kỹ thuật của tỉnh qua các năm: 2018: 34, 2019:42, 2020: 47, 2021: 62 (trên 63 tỉnh/thành phố).

Tuy nhiên, DC của tỉnh (Trung tâm CNTT-TT thuộc Sở TT&TT quản trị, vận hành) đã được đầu tư từ những năm 2009, được đầu tư thêm qua các năm 2011, 2019 và hằng năm được bổ sung một số kinh phí nhất định, chủ yếu là để mở rộng đơn vị máy chủ và năng lực lưu trữ đáp ứng nhu cầu tức thời mà chưa tính đến tầm nhìn lâu dài. Do vậy, Hệ thống không đồng bộ, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu về sử dụng hạ tầng của tỉnh. Hạ tầng CNTT của các sở, ban, ngành, địa phương chưa được đầu tư, nâng cấp kịp thời, thiếu tính đồng bộ, một số phòng ban, đơn vị còn sử dụng các dòng máy tính cũ, có hiệu suất thấp, xử lý công việc chậm, không đáp ứng được yêu cầu ứng dụng CNTT, chuyển đổi số hiện nay và trong thời gian tới; việc tắt sóng 2G, 3G theo lộ trình còn chậm; dịch vụ di động 5G chỉ được triển khai thí điểm tại một số địa phương trong tỉnh; hạ tầng mạng kết nối các thiết bị IoT hiện chưa sẵn sàng. Vấn đề bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng hiện vẫn là một thách thức lớn mà tỉnh cần quan tâm hơn nữa.

1.3.2. Nền tảng số

- Tỉnh Phú Yên đã xây dựng và ban hành Khung kiến trúc CQĐT phiên bản 2.0 (tại Quyết định số 1925/QĐ-UBND ngày 29/12/2021). Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP- được Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông nay là Cục Chuyển đổi số quốc gia hỗ trợ, LGSP của Phú Yên đang đấu thầu) triển khai đáp ứng yêu cầu đặt ra. Hiện nay đã kết nối và đưa vào vận hành hơn 15 hệ thống và CSDL quốc gia[1] từng bước được đưa vào khai thác.

- Trục liên thông văn bản tỉnh[2] được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN 102:2016/BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống QLVB&ĐH, đã kết nối thông suốt với Trục liên thông văn bản Quốc gia và liên thông 04 cấp.

- Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, Nền tảng Hỗ trợ lấy mẫu và sau đó trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử đã được triển khai đồng bộ hiệu quả trong thời gian diễn ra dịch Covid-19 và hiện tại vẫn đang duy trì khai thác khá hiệu quả.

- Đã triển khai Nền tảng thanh toán trực tuyến của Cổng DVC của tỉnh với Cổng DVC quốc gia, đã hoàn thành kết nối thanh toán trực tuyến với Cổng DVC quốc gia theo quy định của Chính phủ. Hiện nay đã phân quyền đến công chức xã thực hiện thanh toán các DVC trực tuyến.

- Đô thị thông minh: Phú Yên đã triển khai IOC thành phố Tuy Hoà với các HTTT: Hệ thống dịch vụ công trực tuyến, hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, HTTT phản ánh hiện trường, Hệ thống camera giám sát an ninh, giao thông;... sắp đến sẽ được đầu tư mở rộng với nhiều dịch vụ khác như: Quản lý năng lượng thông minh, mở rộng hệ thống camera,…

Tuy nhiên, việc triển khai Hệ thống SOC tại DC tỉnh nhằm xây dựng hệ thống phòng chống virus và mã độc hại cho các HTTT theo quy định còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra. Chủ yếu thực hiện cho các HTTT có kết nối với CSDL dân cư theo Đề án 06. Một số nền tảng phục vụ chuyển đổi số chưa được triển khai và đang triển khai chậm như: Kho dữ liệu tỉnh, CSDL và Cổng dữ liệu mở, CSDL hỗ trợ công dân thực hiện TTHC và đăng nhập 1 lần, chuyển đổi IP4-IP6, LGSP tỉnh, IOC tỉnh,...

1.4. Thông tin và dữ liệu số phục vụ xây dựng chính quyền số

Các HTTT dùng chung trên địa bàn tỉnh gồm có: Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống Thư điện tử công vụ tỉnh; HTTT giải quyết TTHC tỉnh; Cổng Thông tin điện tử tỉnh Phú Yên, HTTT báo cáo của tỉnh; Hệ thống CSDL CBCCVC. Một số phần mềm, CSDL chuyên ngành đã được xây dựng và triển khai tại một số cơ quan, đơn vị.

Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các HTTT, CSDL chuyên ngành trong thời gian qua chậm do lãnh đạo các cơ quan đơn vị chưa quan tâm, vào cuộc quyết liệt và một phần cũng do thiếu nguồn nhân lực, tài lực; quy định về cơ chế tích hợp, chia sẻ dữ liệu chưa đầy đủ; thói quen cát cứ dữ liệu còn tồn tại ở nhiều cơ quan, đơn vị; việc triển khai và chia sẻ dữ liệu các HTTT của các Bộ, ngành Trung ương cho địa phương còn nhiều khó khăn, thiếu tính đồng bộ, kết nối kể cả giữa các HTTT trong một sở, ngành; CSDL quốc gia về đất đai trên địa bàn tỉnh triển khai chậm tiến độ, đưa vào khai thác sử dụng nhưng chưa phát huy hiệu quả do thiếu dữ liệu, CSDL quốc gia về doanh nghiệp chia sẻ trực tuyến còn hạn chế,… nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết về tạo lập, khai thác dữ liệu, quản trị dữ liệu có mặt còn hạn chế,...

1.5. Hoạt động xây dựng chính quyền số

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành: Đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ, Tỉnh uỷ để triển khai công tác xây dựng CQĐT, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

- Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành: Triển khai đảm bảo liên thông 4 cấp chính quyền qua Trục liên thông văn bản tỉnh. 100% các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn đã ứng dụng Phần mềm quản lý văn bản và điều hành của tỉnh vào công tác chỉ đạo, điều hành và gửi, nhận văn bản điện tử liên thông giữa các cơ quan trong tỉnh, liên thông với các bộ, ngành trung ương qua Trục liên thông văn bản quốc gia.

- Ứng dụng chứng thư số, chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ: Triển khai đến 100% CQNN của tỉnh, từ cấp tỉnh đến cấp xã. Đến thời điểm tháng 6/2023, tỉnh đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ cấp phát 4.601 chứng thư số[3].

- Hệ thống Thông tin báo cáo: Việc triển khai thí điểm và đạt được một số kết quả nhất định.

- Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh (Cổng DVCTT): Đáp ứng việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả. HTTT giải quyết TTHC tỉnh đã kết nối với nền tảng thanh toán tập trung trên Cổng DVC Quốc gia, triển khai thanh toán trực tuyến cho các DVCTT mức toàn trình của tỉnh có phí, lệ phí. Đến ngày 21/03/2023 đã kết nối thành công với hệ thống CSDL Quốc gia về Dân cư. Từ ngày 01/01/2023 đến 11/12/2023 số hồ sơ tiếp nhận trên cổng 300.702 hồ sơ và số hồ sơ kỳ trước chuyển qua là 8.284 hồ sơ. Đã giải quyết đúng hạn 302.957 hồ sơ và trễ hạn 9.451 hồ sơ chiếm tỷ lệ đúng hạn 96,97%[4].

- Cổng/Trang thông tin điện tử: Cổng thông tin điện tử của tỉnh sử dụng công nghệ Webphere Portal của IBM, đã tích hợp 20 Trang thông tin điện tử thành phần (Subportal) của các Sở, ban, ngành, 09 Trang thông tin điện tử của UBND các huyện, thành phố (hiện nay một số UBND cấp huyện xây dựng Cổng riêng tích hợp các đơn vị cấp xã và ban ngành cấp huyện) và 10 đơn vị khác tạo môi trường giao tiếp công khai minh bạch hoạt động của các CQNN với người dân và doanh nghiệp. Cổng cũng là một kênh phục vụ công tác tuyên truyền, lấy ý kiến người dân...

- Trang thông tin điện tử các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã thành phố: Cơ bản cung cấp đầy đủ thông tin quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP trước đây và bổ sung đầy đủ theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ban hành ngày 24/6/2022 của Chính phủ, như: Thông tin giới thiệu chung, thông tin liên hệ, tin tức, sự kiện về hoạt động quản lý nhà nước, công khai các TTHC, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành, công báo, công bố thông tin quy hoạch, kế hoạch và chế độ chính sách,...

- Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh: Triển khai từ năm 2011, kết nối từ UBND tỉnh đến một số cơ quan Đảng, 09 huyện, thành phố; đồng thời tích hợp phần mềm Microsoft Teams có thể tổ chức họp qua thiết bị đầu cuối di động đến hàng trăm điểm cầu cấp xã, cá nhân. Đặc biệt Hệ thống đã phục vụ hiệu quả trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua. Hiện nay, Hệ thống được phân cấp đầu tư bổ sung, một số huyện đã triển khai đến cấp xã đảm bảo chất lượng về đường truyền, hình ảnh, âm thanh đảm bảo hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục vụ các cuộc họp của UBND tỉnh và kết nối với Chính phủ.

- Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc không giấy tờ: Đã được triển khai tại HĐND tỉnh, phát huy hiệu quả rất tốt và đang nhân rộng, tiếp tục triển khai trong thời gian đến.

- Tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ BCCI : Thực hiện Quyết định 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ BCCI, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 340/QĐ-UBND ngày 16/02/2017 và Quyết định số 1060/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 về việc Công bố danh mục TTHC được tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ BCCI đợt 1 và đợt 2, với 27 sở ban ngành và 1.130 bộ thủ tục được công bố.

- Thực hiện Quyết định số 37/2021/QĐ-TTg ngày 18/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (KT1): Kết quả 6 tháng đầu năm 2023 có 61 đơn vị với 11.523 hồ sơ.

Tuy nhiên, hoạt động chính quyền số đã đạt được bước tiến khá lớn, nhưng so với yêu cầu đề ra vẫn còn chậm, điểm DTI, CCHC (tiêu chí 7.x) thấp, cần nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả hơn, như: Việc sử dụng thư điện tử công vụ trong CQNN trên địa bàn tỉnh ở một số cơ quan, CBCCVC chưa thực sự triệt để, hiệu quả vào việc trao đổi thông tin; vẫn còn tình trạng sử dụng thư điện tử công cộng như yahoo, gmail,… tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATTT; HTTT báo cáo dùng thí điểm qua sơ kết chưa đạt yêu cầu, cần có cách tiếp cận và cải tiến phù hợp; Cổng Thông tin điện tử tỉnh chưa được nâng cấp lên version mới do đội ngũ hỗ trợ Portal Webphere thiếu, kinh phí cao và bên cạnh đó, hạ tầng chưa đáp ứng đầy đủ cũng gây ra nhiều bất cập trong công tác lãnh đạo điều hành của lãnh đạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp.... Công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện các TTHC qua Cổng DVCTT của tỉnh, Cổng DVC Quốc gia còn một số hạn chế; số lượng DVCTT có phát sinh hồ sơ trực tuyến trên hệ thống chưa cao, có nhiều TTHC nhiều năm liền không phát sinh hồ sơ; số hồ sơ được nộp và xử lý trực tuyến còn thấp; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các CQNN còn hạn chế. Do vậy, việc tiếp nhận và trả hồ sơ qua dịch vụ bưu chính cần phải có giải pháp khắc phục, vì đa số người dân vẫn giữ thói quen đến cơ quan giải quyết TTHC thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả, cũng như chưa nắm được những tiện ích mà dịch vụ bưu chính công ích đem lại.

1.6. An toàn, an ninh mạng hỗ trợ chính quyền số

Việc triển khai tại địa phương về hạ tầng viễn thông - CNTT, các HTTT, CSDL phục vụ phát triển CQĐT, CQS và ĐTTM đáp ứng các yêu cầu bảo đảm ATTT theo mô hình được Cục ATTT - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn và phù hợp với Khung Kiến trúc CQĐT 2.0 của tỉnh.

1.6.1. Triển khai an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp

(1) Lực lượng tại chỗ: Trung tâm CNTT-TT là đơn vị phụ trách quản trị, vận hành DC của tỉnh và chuyên trách về ATTT mạng. Tỉnh đã ban hành Quyết định 233/QĐ-UBND ngày 01/02/2023 Về việc kiện toàn Đội ứng cứu sự cố ATTT mạng tỉnh Phú Yên với các thành viên là đại diện của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phụ trách CNTT là Đội trưởng, Giám đốc Trung tâm CNTT và Truyền thông là Đội phó. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên là thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố ATTT mạng quốc gia theo Quyết định số 16/QĐ-VNCERT ngày 09/2/2018.

- Đội ứng cứu sự cố ATTT mạng (Đội ứng cứu sự cố) tỉnh Phú Yên dưới sự điều phối của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam và Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên, liên kết, phối hợp với các Đội ứng cứu sự cố của các tỉnh, thành phố khác nhằm ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố; hỗ trợ các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh xử lý sự cố; phối hợp các cơ quan Trung ương, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet đóng trên địa bàn tỉnh ứng cứu sự cố, đảm bảo ATTT mạng.

- Hằng năm, Sở Thông tin và Truyền thông dành nguồn kinh phí cử các thành viên Đội ứng cứu sự cố tỉnh tham gia các lớp diễn tập do Cục An toàn thông tin tổ chức; giao kinh phí và nhiệm vụ Trung tâm CNTT-TT phối hợp các doanh nghiệp an ninh mạng tổ chức các lớp diễn tập, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng cứu xử lý sự cố cho các thành viên Đội Ứng cứu sự cố.

(2) Tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp: Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên rà soát kiểm tra, thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại các HTTT do mình quản lý[5]; Trung tâm CNTT-TT tỉnh Phú Yên đã xây dựng cấp độ ATTT đạt cấp độ 3.

- Hằng năm, Trung tâm CNTT-TT đều xây dựng kế hoạch và thuê đơn vị doanh nghiệp về an ninh mạng, ATTT đủ năng lực thực hiện giám sát an toàn, an minh mạng DC tỉnh Phú Yên bao gồm: Hệ thống email công vụ, Cổng Thông tin điện tử, Trục LGSP,… Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông cũng phối hợp với Trung tâm VNCERT, Cục An toàn thông tin giám sát, ứng cứu xử lý sự cố ATTT khi có sự cố nghiêm trọng ngoài khả năng xử lý của Đội ứng cứu sự cố tỉnh để hỗ trợ, hướng dẫn xử lý khi có sự cố xảy ra.

(3) Tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ: DC tỉnh Phú Yên tuy đạt cấp độ 3 ATTT nhưng đã xuống cấp và đang trong giai đoạn lập Dự án đầu tư mới bằng nguồn đầu tư công song song với dự án thuê Cloud DC. Do đó việc kiểm tra, đánh giá DC chưa được thực hiện thường xuyên theo quy định.

(4) Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia: DC Phú Yên đã kết nối, chia sẻ thông tin giám sát ATTT với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông và cung cấp các dải địa chỉ IP của các HTTT trong đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

1.6.2. Xây dựng hệ thống thông tin theo cấp độ

Bảo đảm ATTT đối với các HTTT dùng chung đang cài đặt tại DC của tỉnh cũng như thuê tại các đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT, và hỗ trợ các HTTT chuyên ngành thuộc các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thường xuyên thông báo đến các CQNN trên địa bàn về tình hình lây nhiễm mã độc, các sự cố về ATTT theo chỉ đạo từ Trung tâm VNCERT, Cục An toàn thông tin. Các HTTT thuộc các đơn vị được phê duyệt hồ sơ cấp độ và phương án ATTT theo cấp độ đều đáp ứng phương án bảo đảm ATTT trong thiết kế HTTT với tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11930:2017 .

1.6.3. Nâng cao năng lực ứng cứu sự cố

Xây dựng đầy đủ quy trình quy định về ứng cứu sự cố cho các HTTT. Triển khai kịp thời Công văn số 4258/BTTTT-CATTT ngày 26/10/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn tổ chức, hoạt động của Đội ứng cứu sự cố; tổ chức cho các thành viên Đội ứng cứu sự cố tỉnh tham dự nhiều đợt diễn tập do các doanh nghiệp CNTT, Trung tâm VNCERT thuộc Cục An toàn thông tin - Bộ thông tin và Truyền thông tổ chức.

1.7. Nguồn nhân lực chính quyền số

- Tổng số công chức của tỉnh có trình độ tin học đạt 100% (Chứng chỉ theo quy định). Tổng số cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm về CNTT: 164 người (công chức: 85 người, viên chức: 79 người), trong đó CBCCVC có trình độ đại học trở lên về CNTT chiếm tỷ lệ trên 95%.

- Toàn tỉnh đã có 194 tổ Công nghệ số cộng đồng, với 1.092 thành viên để hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số thiết yếu. Hằng năm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp thông tin cho các thành viên của Tổ công nghệ số cộng đồng về các chủ trương, chính sách, pháp luật về chuyển đổi số; hướng dẫn cài đặt, sử dụng nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số cho 194 Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh trong năm 2022 theo chương trình của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

- Hằng năm, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách CNTT các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó chủ yếu tập huấn về khai thác các nền tảng CNTT, kỹ năng ATTT. Ngoài ra, cử 01 cán bộ tham gia lớp đào tạo 100 chuyên gia về chính phủ điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

2. Kinh tế số

2.1. Về chuyển đổi nhận thức lĩnh vực kinh tế số

- Hằng năm, tỉnh dành nguồn kinh phí để tổ chức tuyên truyền, đăng tải các thông tin, bài viết, phóng sự để phổ biến về kinh tế số; những chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp đến toàn thể CBCCVC, người đứng đầu các cơ quan đảng, nhà nước, người dân và doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin điện tử như: Cổng/Trang thông tin điện tử các sở ngành địa phương, báo, Đài phát thanh và Truyền hình địa phương,… Sở Thông tin và truyền thông phối hợp các đơn vị và các địa phương tổ chức ngày Chuyển đổi số 10/10 hàng năm[6].

- Tỉnh đã triển khai, hỗ trợ đẩy mạnh chương trình quảng bá, bán sản phẩm OCOP của địa phương; Bưu điện tỉnh đã tiếp cận các hộ sản xuất các địa phương tuyên truyền và hỗ trợ đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn giao dịch điện tử; các địa phương tổ chức Hội thảo kết hợp trưng bày sản phẩm OCOP để quảng bá và giới thiệu đến người tiêu dùng.

2.2. Thể chế, môi trường pháp lý xây dựng nền kinh tế số

Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành các Kế hoạch để triển khai thực hiện việc phát triển kinh tế số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Kế hoạch số 184/KH-UBND ban hành đã thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Yên, từng bước hỗ trợ đưa hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp lên các sàn TMĐT[7];...

2.3. Về hạ tầng, nền tảng số phục vụ kinh tế số

2.3.1. Hạ tầng bưu chính

- Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh 14 doanh nghiệp (Bưu điện tỉnh và Bưu chính Viettel là 02 doanh nghiệp chiếm thị phần lớn), 11 chi nhánh và văn phòng đại diện; có 167 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính (trong đó, Bưu điện tỉnh có 111 điểm phục vụ bưu chính). Với mạng bưu chính rộng khắp, hiện tại các dịch vụ bưu chính đã phục vụ đến hầu hết các xã, phường, đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có báo đến trong ngày.

- Sản lượng dịch vụ bưu chính thực hiện trong năm 2022 là 4.296.326 bưu phẩm gửi tăng 12,4% so với cùng kỳ, doanh thu đạt 256,117 tỷ đồng tăng 2,6% so với cùng kỳ.

2.3.2. Hạ tầng viễn thông, Internet

Trên địa bàn tỉnh hiện có 06 doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet và truyền hình cáp[8], số liệu cụ thể:

- Mạng chuyển mạch: Hệ thống hạ tầng hiện trạng bao gồm 03 tổng đài trung tâm, 90 tổng đài vệ tinh. Tổng dung lượng lắp đặt đạt 22.966 lines, dung lượng sử dụng đạt 17.765 lines, hiệu suất sử dụng đạt 77,4%, phương thức truyền dẫn chủ yếu sử dụng cáp quang. Bán kính phục vụ bình quân ở mức 4,16 km/điểm chuyển mạch là khá lớn, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dịch vụ cung cấp.

- Mạng truyền dẫn: Mạng truyền dẫn nội tỉnh được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh bởi hệ thống cáp quang, cáp đồng. Trên địa bàn có khoảng gần 1.180 tuyến truyền dẫn nội tỉnh, chủ yếu sử dụng phương thức truyền dẫn quang, có tổng chiều dài 6.404 km; các tuyến cáp quang chính được xây dựng dọc quốc lộ 1A, quốc lộ 25, quốc lộ 1D, quốc lộ 29 và các tuyến đường nội tỉnh; các tuyến truyền dẫn được tổ chức độc lập với nhau dọc theo các tuyến quốc lộ, đường nội tỉnh và các tuyến đường liên huyện, liên xã.

- Hạ tầng cột treo cáp và công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm: Mạng cáp viễn thông của Phú Yên có tổng chiều dài trên 5.169 km các tuyến cáp treo, trong đó có 4.692,8 km tuyến cáp treo của Viettel Phú Yên và Viễn thông Phú Yên, còn lại là tuyến cáp của các doanh nghiệp khác (FPT, SCTV..). Các tuyến cáp treo sử dụng cột điện lực hoặc cột viễn thông do doanh nghiệp tự xây dựng cột. Hình thức sử dụng chung cơ sở hạ tầng cột treo cáp sử dụng chung chủ yếu là hình thức doanh nghiệp viễn thông thuê lại hệ thống cột điện lực để treo cáp viễn thông.

Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (cống, bể) trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay chủ yếu do VNPT Phú Yên, Viettel Phú Yên xây dựng và quản lý với khoảng 366,4 km tuyến cống, bể ngầm. Tại khu vực đô thị và trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh hầu hết đều đã có hạ tầng cống bể, ngầm hóa mạng cáp. Tỷ lệ ngầm hóa đạt 15% - 18%.

Đến 6/2023, có 1.248 vị trí trạm BTS (trong đó có 791 trạm 2G, 879 trạm 3G, 1.134 trạm 4G, tăng 11 trạm BTS 4G so với thời điểm cuối năm 2022. Với hiện trạng về hạ tầng viễn thông như trên, cho thấy việc phát triển trạm BTS trên địa bàn tỉnh trong năm các năm 2022-2023, các doanh nghiệp viễn thông đã chú trọng việc trao đổi chia sẻ, dùng chung cơ sở hạ tầng hiện có hơn là thực hiện đầu tư công trình mới nhưng vẫn bảo đảm được vùng phủ sóng để cung cấp dịch vụ viễn thông internet cho người dân địa phương. 100% xã, phường, thị trấn được phủ sóng mạng băng rộng cáp quang, mạng di động 3G, 4G, phát triển mới 2 trạm phát sóng 5G, đảm bảo 100% khu dân cư được phủ sóng thông tin di động 2G/3G/4G.

2.4. Thông tin và dữ liệu số phát triển kinh tế số

Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai vận hành HTTT Đăng ký doanh nghiệp quốc gia ở cấp địa phương và đã đề nghị UBND cấp huyện triển khai HTTT về Đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Một số ngành lĩnh vực, đơn vị sự nghiệp cũng đã triển khai các HTTT quản lý: Hồ sơ sức khỏe điện tử; Hệ thống Quản lý tiêm chủng (nhất là Quản lý tiêm chủng COVID-19); Hệ thống liên thông Dược Quốc gia - Bộ Y tế; Hệ thống dữ liệu Quốc gia về Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Chứng chỉ hành nghề dược; Phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Sản nhi và các bệnh viện cấp huyện,…; Phần mềm Quản lý thư viện, Thiết bị trường học; Phần mềm Quản lý ngân hàng đề thi; Phần mềm Quản lý tuyển sinh,...; ứng dụng Microsoft Teams, Zoom,... trong tổ chức họp, tập huấn và dạy học trực tuyến trong thời gian có dịch Covid-19; hầu hết các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều triển khai Phần mềm Kế toán,…

2.5. Hoạt động kinh tế số

2.5.1. Doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực CNTT - Chuyển đổi số

- Theo Niên giám Thống kê Phú Yên năm 2022, số lượng các doanh nghiệp hạch toán độc lập do tỉnh quản lý:

TT

Nội dung

2019

2020

2021

2022
(Dự kiến)

1

Doanh nghiệp TT&TT

7

10

11

15

2

Số lao động

36

53

26

60

- Riêng trong năm 2022, Chi nhánh Công ty IMT Solution đăng ký hoạt động tại Phú Yên trong lĩnh vực phát triển phần mềm với lực lượng lao động 50 người và có khả năng tuyển dụng thêm vào cuối năm (hạch toán phụ thuộc). Ngoài ra có 04 doanh nghiệp thuộc các Tập đoàn, Tổng Công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, CNTT như: Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, SCTV,… với nhân sự lên đến hàng trăm người; 01 doanh nghiệp FDI hoạt động lắp ráp, sản xuất board mạch điện tử có gần 3.000 nhân sự. Các doanh nghiệp đã hỗ trợ khá tốt việc hình thành và phát triển kinh tế số trên địa bàn Phú Yên.

2.5.2. Ứng dụng CNTT - Chuyển đổi số trong một số lĩnh vực

- Tài chính, ngân hàng: Đã triển khai vận hành HTTT quản lý Ngân sách và Kho bạc nhà nước (Tabmis) từ Trung ương kết nối, trao đổi dữ liệu và cung cấp thông tin báo cáo đầy đủ, kịp thời cho các cấp chính quyền và cơ quan tài chính trong quá trình quản lý điều hành ngân sách. Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã triển khai DVCTT tới 100% các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước giao dịch tại KBNN cấp tỉnh và KBNN huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; …. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã xây dựng được hạ tầng CNTT tập trung, hiện đại, dùng chung cho toàn bộ các đơn vị NHNN đáp ứng nhu cầu triển khai chuyển đổi số, phát triển chính phủ số. Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng đã kết nối với toàn bộ 63 KBNN cấp tỉnh trong cả nước, đáp ứng nhu cầu thu, chi ngân sách của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn một cách nhánh chóng, kịp thời. Ngành Ngân hàng đã phối hợp với bộ, ngành chủ quản để triển khai ứng dụng CNTT trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc,... Triển khai các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt,...; một số ngân hàng đã tích hợp với Cổng DVCTT của tỉnh trong thanh toán không dùng tiền mặt.

- Du lịch: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nâng cấp và thường xuyên cập nhật tin tức, quảng bá du lịch trên trang thông tin điện tử du lịch Phú Yên[9]; xây dựng website Liên minh kích cầu du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên của 04 tỉnh: Phú Yên, Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai để hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; triển khai các hình thức marketing điện tử (E-marketing); ứng dụng công nghệ thực tế ảo quảng bá điểm đến (không gian 360º) về điểm đến của Phú Yên; ứng dụng quét mã thông tin (QR code) tại các điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch số; đến nay đã có 10 điểm di tích, danh thắng được xây dựng các trang fanpage và quét QR code.

- Giáo dục và Đào tạo: Đã triển khai các hệ thống Học bạ điện tử, thu phí đến từng trường học, đáp ứng nhu cầu quản lý của nhà trường và phụ huynh học sinh; Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai Hệ thống quản lý Văn bằng, DVC toàn trình cấp bản sao văn bằng,…

- Giao thông vận tải và logistics: HTTT ngành dọc đã cung cấp các DVCTT (Bộ GTVT) ở mức toàn trình như: Hệ thống phần mềm Quản lý Giấy phép lái xe, Hệ thống quản lý vận tải. Các Trung tâm đăng kiểm tỉnh cũng đã triển khai Phần mềm Quản lý Đăng kiểm của Cục Đăng Kiểm Việt Nam, …

- CSDL đất đai VBDLIS của tỉnh: Đã hoàn chỉnh cơ bản và đang từng bước đưa vào vận hành kết nối với Cổng DVC của tỉnh, Cổng DVC Quốc gia.

2.6. An toàn, an ninh mạng trong kinh tế số

- ATTT luôn là yếu tố then chốt trong quá trình chuyển đổi số. Đây cũng được coi là xu thế chung trên thế giới hiện nay. Cùng với sự tăng trưởng dữ liệu, HTTT và hiệu quả của các nền tảng công nghệ thì mức độ tấn công, đánh cắp dữ liệu, sự cố mất ATTT theo đó cũng ngày càng tăng lên và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ hơn, chuẩn bị các nguồn lực về kỹ thuật, con người để sẵn sàng phản ứng với các sự cố ATTT.

- Hiện nay, trên địa bàn Phú Yên một số lĩnh vực quan trọng như Tài chính, ngân hàng, năng lượng (điện lực) và một số doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô kinh tế khá thì có sự quan tâm đến vấn đề ATTT, an ninh mạng để bảo vệ dữ liệu, bố trí nhân lực và xây dựng quy chế bảo vệ chặt chẽ, còn lại, hầu hết chưa ý thức, chưa bắt tay mạnh mẽ vào công cuộc chuyển đổi số tại cơ sở, doanh nghiệp của mình nên công tác bảo vệ ATTT, an ninh mạng chưa cao.

2.7. Nhân lực kinh tế số

- Nguồn nhân lực hỗ trợ phát triển kinh tế số địa phương khoảng 300 người hỗ trợ các dịch vụ phát triển cho chuyển đổi số các CQNN, các doanh nghiệp, tổ chức. Chủ yếu từ các doanh nghiệp VNPT, Viettel, Mobifone chi nhánh Phú Yên và một số doanh nghiệp tầm quốc gia như HPE, FPT, MISA, Lạc Việt,...

- Trên địa bàn có 2 Trường Đại học, 01 Học viện, 02 Trường Cao Đẳng[10] với năng lực đào tạo và cho ra trường hàng năm khoảng 200 cử nhân, kỹ sư CNTT, ATTT. Nhìn chung, nguồn nhân lực hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế số; công ty nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ số còn ít; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; đào tạo đại học cũng như đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ năng về kinh tế số, nhân lực công nghệ số và nhân lực kinh doanh số.

3. Xã hội số

3.1. Chuyển đổi nhận thức về xã hội số

Hằng năm, bố trí nguồn kinh phí để tổ chức tuyên truyền, đăng tải các thông tin, bài viết, phóng sự để phổ biến tuyên truyền nhận thức về xã hội số theo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quán triệt đến toàn thể CBCCVC, người đứng đầu các cơ quan đảng, nhà nước về tầm quan trọng của xã hội số - một trong 3 trụ cột để chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số địa phương thành công bằng các hình thức phù hợp. Bên cạnh đó, Tổ công nghệ số cộng đồng địa phương đã đi đến từng hộ gia đình để vận động, tuyên truyền người dân thực hiện các TTHC qua Cổng DVCTT tỉnh, Một Cửa điện tử cấp huyện; lực lượng Công an địa phương vận động người dân thực hiện định danh điện tử, cài đặt VNeID, những lợi ích thiết thực khi trở thành công dân số,….

3.2. Thể chế, môi trường pháp lý đẩy mạnh phát triển xã hội số

Thời gian qua, UBND tỉnh phân bổ kinh phí và ban hành các kế hoạch để triển khai tập huấn, cuộc thi cho người dân và doanh nghiệp địa bàn tỉnh khai thác, sử dụng các dịch vụ, hỗ trợ, hướng dẫn công dân thực hiện các DVCTT. Các địa phương trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh và sự phối hợp của Sở TT&TT đã ban hành các Kế hoạch tập huấn CBCC tại bộ phận một cửa, tổ công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ, hướng dẫn người dân khai thác các nền tảng số, dịch vụ số,…

3.3. Về hạ tầng, nền tảng số phục vụ xã hội số

3.3.1. Hạ tầng viễn thông, Internet

- Từ năm 2022, cơ sở hạ tầng viễn thông di động băng rộng được các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh phát triển rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, phát triển thêm các trạm BTS 4G đồng thời tắt dần 2G/3G, bảo đảm phủ sóng 100% khu vực có dân cư sinh sống, đưa 2 trạm phát sóng 5G vào thử nghiệm tại trung tâm thành phố Tuy Hoà.

- Tổng số thuê bao điện thoại cố định: 12.785 thuê bao; tổng số thuê bao điện thoại di động: 996.415 thuê bao; tổng số thuê bao truy cập internet băng rộng: 722.350 thuê bao (trong đó có 174.987 thuê bao truy cập internet băng rộng cố định và 547.363 thuê bao truy cập internet băng rộng di động); tổng số thuê bao dịch vụ truyền hình trả tiền: 99.195 thuê bao; tổng số thuê bao băng rộng cố định FTTH là hộ gia đình: 164.558 thuê bao.

- Nhiều hệ thống Wifi công cộng miễn phí được Viettel Phú Yên lắp đặt miễn phí ở các điểm tập trung đông dân cư và khách du lịch như: Các chợ TP Tuy Hoà[11], các điểm danh lam, thắng cảnh cấp quốc gia, tỉnh[12]. Ngoài ra gần 100% hệ thống nhà hàng, khách sạn, điểm ăn uống đều lắp đặt Wifi miễn phí phục vụ khách.

3.3.2. Hạ tầng bưu chính

Toàn tỉnh có 23 bưu cục, 03 đại lý, 85 điểm bưu điện - văn hóa xã. 97/110 xã, phường, thị trấn có điểm phục vụ bưu chính và một số thùng thư công cộng độc lập; 100% điểm bưu điện - văn hóa xã đều đã được trang bị Internet. Bán kính phục vụ bình quân là 3,1 km/điểm phục vụ; số dân bình quân được phục vụ là 5.249 người/điểm phục vụ. Với mạng bưu chính rộng khắp, hiện tại các dịch vụ bưu chính đã được phục vụ đến 100% nhu cầu của người dân.

3.4. Thông tin và dữ liệu số phục vụ hình thành xã hội số

Để cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ cho người dân và doanh nghiệp, trong thời gian qua, UBND tỉnh đã triển khai nhiều HTTT, CSDL:

- Cổng thông tin điện tử của tỉnh (Portal tỉnh) trên nền công nghệ Portal của Webphere đã xây dựng tích hợp các Trang thông tin điện tử thành phần của các Sở, ban, ngành, địa phương (Sub-portal) và các Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức Đảng, Đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội tạo môi trường cung cấp thông tin công khai minh bạch hoạt động của các CQNN với người dân và doanh nghiệp; Portal tỉnh tích hợp chuyên mục Hỏi - Đáp để giao tiếp, trao đổi thông tin hai chiều giữa người dân, doanh nghiệp với CQNN trên môi trường điện tử, hàng năm tiếp nhận, trả lời từ rất nhiều các câu hỏi qua chuyên mục trên.

- Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân triển khai tại thành phố Tuy Hoà (trong hệ thống IOC thành phố) để phản ánh, kiến nghị những bất cập ở hiện trường, khu vực sống của người dân. Hiện nay, hệ thống đã tiếp nhận hàng chục ý kiến phản ảnh/ngày.

- Cổng DVCTT của tỉnh phục vụ người dân và doanh nghiệp giao dịch, thực hiện các TTHC trên môi trường điện tử, môi trường số. Sở TT&TT đã liên kết các nhóm, tổ kỹ thuật trên mạng xã hội - thành phần gồm đội ngũ kỹ thuật từ Trung ương đến địa phương, các ngành - phục vụ, hỗ trợ, khắc phục giải quyết lỗi do hệ thống hoặc do người sử dụng xảy ra khi tham gia các HTTT có tích hợp nhiều cấp, ngành, đơn vị như: Cổng DVCTT, Hệ thống QLVB&ĐH, Trục LGSP, Trục liên thông văn bản,…

- Hệ thống GIS quản lý dữ liệu đô thị trên địa bàn thành phố Tuy Hoà; Hệ thống du lịch thông minh; HTTT đất đai VBDLIS,…

3.5. Hoạt động xã hội số

- Sở Giáo dục và Đào tạo đầu tư và triển khai các phần mềm hỗ trợ giáo dục và dạy học: Phần mềm soạn thảo bài giảng áp dụng theo mô hình STEM, Phần mềm quản lý ngân hàng đề thi, Phần mềm thiết kế giáo án điện tử, Phần mềm phổ cập giáo dục - xóa mù chữ, Phần mềm quản lý giáo dục, Học liệu điện tử; Phần mềm quản lý văn bằng, chứng chỉ,...

- Ứng dụng các dịch vụ tài chính - ngân hàng điện tử trong xã hội: Các ngân hàng đã triển khai các hệ thống thanh toán điện tử, Bảo hiểm xã hội đã triển Hệ thống bảo hiểm xã hội số - VssID,...

- Ngoài ra, người dân thường sử dụng điện thoại thông minh để truy cập và tác nghiệp trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, YouTube, TikTok,…

4. Đánh giá xếp hạng ICT Index, Chuyển đổi số (DTI)

4.1. ICT Index tỉnh Phú Yên

Theo kết quả xếp hạng Vietnam ICT Index do Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Tin học Việt Nam đánh giá hằng năm, kết quả chi tiết các chỉ số thành phần ICT Index các năm của tỉnh Phú Yên như sau:

Xếp hạng chung:

Năm

Chỉ số HTKT[13]

Chỉ số HTNL[14]

Chỉ số ƯDCNTT[15]

ICT Index

Xếp hạng (so cả nước)

Năm 2022

0,27

0,36

0,14

0,2602

62

Năm 2020

0,32

0,52

0,12

0,3203

52

Năm 2019

0,23

0,58

0,31

0,3741

39

Năm 2018

0,30

0,46

0,32

0,3599

42

Các chỉ số thành phần gồm:

- Chỉ số HTKT

Năm

Chỉ số HTKT-XH

Chỉ số HTKT-CQNN

Chỉ số HTKT

Xếp hạng (so cả nước)

Năm 2022

0,4521

0,0964

0,2743

61

Năm 2020

0,3430

0,2975

0,3203

53

Năm 2019

0,1791

0,2785

0,2288

43

Năm 2018

0,2196

0,3755

0,2975

33

Trong đó:

+ Chỉ số HTKT-XH được đánh giá qua: Tỷ lệ ĐTCĐ[16]/100 dân; Tỷ lệ ĐTDĐ[17]/100 dân; tỷ lệ người dùng Internet/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng cố định/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động phát sinh lưu lượng/100 dân; tỷ lệ hộ gia đình có Internet; tỷ lệ doanh nghiệp có Internet.

+ Chỉ số HTKT-CQNN được đánh giá qua: Tỷ lệ máy tính/CBCC trong các CQNN của tỉnh; tỷ lệ băng thông/CBCC trong CQNN của tỉnh TP; tỷ lệ tỉnh có DC; tỷ lệ tỉnh có Hội nghị truyền hình trực tuyến; giải pháp ATTT.

- Chỉ số HTNL

Năm

Chỉ số HTNL-XH

Chỉ số HTNL-CQNN

Chỉ số HTNL

Xếp hạng (so cả nước)

Năm 2022

0,4614

0,2622

0,3618

48

Năm 2020

0,7769

0,2692

0,5231

39

Năm 2019

0,9049

0,2547

0,5798

29

Năm 2018

0,6693

0,2511

0,4602

42

Trong đó:

+ Chỉ số HTNL-XH: Tỷ lệ người lớn biết đọc, biết viết; tỷ lệ học sinh đến trường trong độ tuổi đi học; tỷ lệ các trường tiểu học có giảng dạy tin học; tỷ lệ các trường THCS có giảng dạy tin học; tỷ lệ các trường THPT có giảng dạy tin học; tỷ lệ các trường ĐH/CĐ có chuyên ngành CNTT-TT.

+ Chỉ số HTNL-CQNN: Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT; tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ ĐH trở lên; tỷ lệ cán bộ chuyên trách ATTT; tỷ lệ CCVC của tỉnh được tập huấn về PMNM; tỷ lệ CCVC của tỉnh được tập huấn về ATTT; tỷ lệ chi cho đào tạo CNTT/CCVC (VN đồng);

- Chỉ số Ứng dụng CNTT

Năm

Chỉ số ƯD Nội bộ các CQNN

Chỉ số DVCTT

Chỉ số ƯD CNTT

Xếp hạng (so cả nước)

Năm 2022

0,1489

0,1400

0,1444

63

Năm 2020

0,2121

0,0233

0,1177

59

Năm 2019

0,3076

0,3200

0,3138

35

Năm 2018

0,1442

0,5000

0,3221

39

Trong đó:

+ Chỉ số Ứng dụng nội bộ các CQNN được đánh giá theo các chỉ số sau: Sử dụng thư điện tử công vụ; triển khai các ứng dụng cơ bản; CSDL chuyên ngành; sử dụng văn bản điện tử; ứng dụng PMNM.

+ Chỉ số DVCTT: Tỷ lệ các DVCTT theo các mức độ: Mức độ 1, mức độ 2, mức độ 3, mức độ 4 (theo Nghị định 43/2011/NĐ-CP , hiện nay đã được thay thế bằng Nghị định 42/2022/NĐ-CP[18]).

Qua thống kê, các chỉ số đều nằm dưới điểm trung bình cả nước, trong đó có một vài chỉ số tiệm cận với điểm trung bình. Mức độ giữ vững các kết quả đạt được và để phát huy tăng trưởng chưa ổn định. Phú Yên cần phấn đấu và có kế hoạch cụ thể, quyết tâm thực hiện từ cả hệ thống chính trị mới có thể nâng cao được các chỉ số và đạt mục tiêu như Nghị quyết số 24-NQ/TU đã đề ra.

4.2. DTI tỉnh Phú Yên

Bảng xếp hạng chỉ số DTI Phú Yên qua các năm:

Năm

Đánh giá CQS (xếp hạng /điểm)

Đánh giá KTS (xếp hạng /điểm)

Đánh giá XHS (xếp hạng /điểm)

Xếp hạng (so cả nước)

Năm 2022

58

(0,5194)

53

(0,5601)

56

(0,4903)

59

Năm 2021

52

(0,3289)

40

(0,3680)

38

(0,3589)

50

Năm 2020

62

(0,2480)

54

(0,2038)

63

(0,1824)

62

Qua bảng thống kê cho thấy, việc Chuyển đổi số của tỉnh còn khá khiêm tốn trong cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Cũng tương tự như ICT Index trong các năm trước, việc tập trung nguồn lực đầu tư cho hạ tầng chuyển đổi số, nâng cao nguồn nhân lực và huy động cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao nhất để có thể nâng cao các chỉ số, đáp ứng sự phát triển KT-XH của tỉnh.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những kết quả đạt được

- Thời gian qua, ứng dụng ICT trong hoạt động của các cơ quan đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, thúc đẩy từng cơ quan, đơn vị tích cực ứng dụng ICT trong hoạt động công vụ. Đến nay, Phú Yên đã cơ bản xây dựng đáp ứng các nền tảng chính quyền số theo chỉ đạo của Chính phủ. Ban hành các văn bản thể chế hoá theo tình hình KT-XH địa phương, tạo thuận lợi cho việc triển khai công tác ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết về chuyển đổi số, các kế hoạch triển khai các nghị định Chính phủ, thông tư của Bộ TT&TT và các bộ, ngành liên quan. Triển khai xây dựng DC tỉnh[19]; Xây dựng và đưa vào quản trị, vận hành trục LGSP của tỉnh kết nối thông suốt Cổng DVCTT của tỉnh với Cổng DVC Quốc gia và cổng DVC các Bộ, ngành Trung ương. Hệ thống QLVB&ĐH đã được triển khai đến 100% cơ quan QLNN trên địa bàn cùng với Trục Liên thông văn bản của tỉnh đã kết nối liên thông trao đổi văn bản điện tử thông suốt ở địa phương và với Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, các tỉnh bạn; email đã được cấp đến toàn thể CBCCVC của tỉnh; chứng thư số được cấp đến 100% CBCCVC có trách nhiệm để thực hiện ký số trên các văn bản, giấy tờ theo quy định.

- Kinh tế số, xã hội số của tỉnh thời gian qua đã từng bước hình thành và phát triển; hạ tầng viễn thông - CNTT của tỉnh tương đối tốt, phủ sóng rộng khắp, mật độ người dùng cao. Đồng thời, đang được sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số, thể hiện qua rất nhiều văn bản quan trọng được ban hành thời gian qua.

- Về xã hội số, với sự quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền và sự tham gia tích cực của cơ quan, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh, công tác ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh và cơ bản đạt một số kết quả bước đầu quan trọng, tạo nền tảng, động lực cho chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

2. Những tồn tại hạn chế

- Một bộ phận CBCCVC, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân nhận thức chưa sâu sắc, đầy đủ về vị trí, vai trò về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số; một số cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu chưa quyết tâm, gương mẫu trong ứng dụng CNTT vào công việc, ngại thay đổi thói quen, ngại tiếp cận cái mới. Hơn nữa, việc xây dựng môi trường pháp lý hiện nay vẫn chưa theo kịp sự phát triển nhanh của công nghệ, nhu cầu xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực mới, thực hiện chuyển đổi số bị cản trở bởi những khó khăn khi những vấn đề mới phát sinh cần giải quyết nhưng thiếu quy định. Cơ chế, chính sách chưa đủ mạnh để tạo động lực thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế số, xã hội số. Còn nhiều lúng túng khi thực hiện các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, thông tin riêng tư cũng như tạo lập niềm tin trên không gian số; thiếu quy định về quyền cá nhân, đạo đức khi ứng dụng AI,…

- Chỉ số đánh giá DTI của tỉnh đạt mức khá thấp so với cả nước; hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị dựa trên nền tảng số, chuyển đổi số chưa cao; tỷ lệ người dân sử dụng DVCTT còn thấp, có nhiều TTHC online nhưng không phát sinh hồ sơ. Kinh tế số còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong GRDP và giá trị gia tăng năng suất lao động xã hội.

- Hạ tầng, nền tảng kỹ thuật ICT của tỉnh tuy đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua nhưng vẫn còn xảy ra một số vùng lõm sóng, nhất là các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc (thể hiện rất rõ trong việc dạy và học qua mạng trong thời gian xảy ra dịch Covid-19); trạm phát sóng 2G/3G tại Phú Yên chiếm tỷ trọng khá lớn so với cả nước, nhất là số lượng 2G; dịch vụ mạng di động 5G chỉ mới triển khai thí điểm được 2 trạm, chưa có kế hoạch triển khai rộng của các nhà mạng; chưa có kế hoạch cụ thể triển khai hạ tầng mạng kết nối các thiết bị IoT. Do đó, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số.

- Về triển khai xây dựng CQĐT, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống QLVB&ĐH với các hệ thống khác như Cổng DVC, hệ thống Lưu trữ số (Trung tâm lưu trữ tỉnh),… chưa liên thông, chưa đảm bảo theo Thông tư số 02/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ về Lưu trữ số; Cổng/Trang thông tin điện tử chưa được nâng cấp đáp ứng Nghị định 42/2022/NĐ-CP ; Cổng DVCTT chưa được nâng cấp đáp ứng yêu cầu so với sự phát triển và nhu cầu sử dụng các sở ngành, chưa thật sự thân thiện với người dân; giải pháp hội nghị truyền hình triển khai từ 2011, nhưng chưa được đầu tư nâng cấp đồng bộ, nhất là các điểm cầu cấp huyện đã xuống cấp; các CSDL chuyên ngành chưa được xây dựng đồng bộ và thiếu chia sẻ,…

- Về ứng dụng CNTT trong các ngành, lĩnh vực, trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển trên địa bàn tỉnh còn hạn chế; năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp còn yếu. Trong cơ cấu doanh thu công nghiệp CNTT hiện nay chủ yếu do các doanh nghiệp viễn thông và xuất khẩu dịch vụ CNTT, thiết bị điện tử đóng góp.

- Về ATTT, khả năng bảo vệ, ứng cứu sự cố, xử lý tấn công mạng của các doanh nghiệp, người dân còn hạn chế; tình trạng lộ, lọt, đánh cắp, chiếm quyền kiểm soát, lừa đảo trên không gian mạng thường xuyên diễn ra. Nguy cơ xảy ra các loại tội phạm công nghệ cao, mất an toàn an ninh mạng dẫn đến suy giảm lòng tin của người dùng trong các giao dịch trên môi trường số.

- Về nhân lực ICT, hiện nay không chỉ hạn chế về số lượng mà còn thiếu hụt về nhân lực có chuyên môn cao và có kiến thức bắt kịp xu hướng thay đổi của thị trường công nghệ; nguồn nhân lực CNTT tại các cơ quan QLNN trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, một số cơ quan không có vị trí việc làm CNTT, ATTT, thậm chí không có vị trí kiêm nhiệm nên chưa đáp ứng yêu cầu triển khai chuyển đổi số trong thời gian tới; kỹ năng số và nguồn nhân lực số chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số.

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

3.1. Nguyên nhân khách quan

- Cuộc CMCN lần thứ tư với các công nghệ mới: AI, DL, Cloud computing, Big data, IoT, Blockchain,… làm thay đổi mọi mặt trong đời sống xã hội, phát triển kinh tế, quản lý điều hành chính quyền một cách nhanh chóng. Việc ứng dụng các công nghệ này đòi hỏi nguồn lực rất lớn để đầu tư như tài lực, nhân lực trong khi thể chế, chính sách, hệ thống pháp luật chưa theo kịp, đáp ứng và phù hợp với sự phát triển. Riêng trong lĩnh vực chuyển đổi số, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát sinh của thực tiễn.

- Các CSDL trọng yếu Quốc gia[20] chưa được triển khai hoàn chỉnh, chia sẻ, khai thác. Nhất là CSDL Quốc gia về đất đai - lĩnh vực khá nhạy cảm và xảy ra nhiều khiếu kiện, khiếu nại làm mất an ninh, trật tự xã hội. Chia sẻ dữ liệu các HTTT của các Bộ, ngành Trung ương cho địa phương còn nhiều khó khăn về đồng bộ, kết nối,...

3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Một số cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chậm đổi mới, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, xây dựng CQĐT, CQS, kinh tế số - xã hội số; nhận thức chưa đồng đều giữa các cơ quan, đơn vị và từng CBCCVC; công tác tuyên truyền, phổ biến về ứng dụng ICT trong CCHC chưa sâu rộng; chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT, xây dựng CQĐT, chuyển đổi số của ngành, địa phương; chưa có hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp dụng các mô hình kinh doanh, dịch vụ mới.

- Sự phối hợp trong công tác triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số chưa đồng bộ, sợ trách nhiệm. Thiếu cơ chế tài chính và đầu tư phù hợp với đặc thù dự án CNTT, chuyển đổi số.

- Chưa kịp thời chia sẻ dữ liệu giữa một số cơ quan, đơn vị; hệ thống CSDL chuyên ngành, kho dữ liệu dùng chung của tỉnh, cổng dữ liệu mở tỉnh,… chưa được triển khai đồng bộ; nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết về dữ liệu, quản trị dữ liệu còn hạn chế.

- Năng lực, trình độ công nghệ, tài chính của các doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thấp; đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ, sáng tạo trong các doanh nghiệp chưa cao; việc chuyển đổi số ở các doanh nghiệp địa phương còn chậm, chưa mạnh dạn đầu tư; công tác điều tra, thống kê các dữ liệu để phục vụ chuyển đổi số thiếu kịp thời; thiếu cơ chế, quy định, quy hoạch, hướng dẫn cụ thể về tổ chức triển khai ứng dụng ICT định hướng chuyển đổi số toàn diện trên các lĩnh vực KT-XH của tỉnh; khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển KT-XH; hệ thống đổi mới sáng tạo của địa phương thiếu đồng bộ và chưa hiệu quả.

- Nguồn lực về tài chính đầu tư cho ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số của tỉnh còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức; chưa huy động được nguồn lực từ xã hội.

- Chưa có cơ chế chính sách để thu hút, đãi ngộ phù hợp cho cán bộ chuyên trách CNTT nên công tác tuyển dụng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách CNTT của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhất là chuyên môn về ATTT. Một số cơ quan, tổ chức, địa phương thiếu vị trí việc làm CNTT, ATTT, thậm chí là vị trí việc làm kiêm nhiệm; thiếu cơ chế bồi dưỡng, khuyến khích tổ công nghệ số cộng đồng để phát huy, tận dụng sức mạnh, lợi thế của Tổ (mặc dù được bồi dưỡng về chuyên môn thường xuyên).

PHẦN III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực, từng bước nâng thứ hạng của tỉnh Phú Yên trên bảng xếp hạng đánh giá Chỉ số chuyển đổi số (DTI) hằng năm, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong toàn tỉnh. Đến năm 2030, Phú Yên trở thành địa phương thuộc nhóm trung bình khá trong cả nước về chuyển đổi số; xây dựng thành công chính quyền số; công nghệ số được ứng dụng toàn diện trong mọi lĩnh vực, thay đổi tích cực đến phương thức sống, cách làm việc của người dân.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

2.1. Xây dựng, phát triển chính quyền số

- 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức DVCTT toàn trình, truy cập được trên nhiều phương tiện khác nhau. Nghiên cứu cung cấp các dịch mới có tính sáng tạo dựa trên dữ liệu; cắt giảm, thiết kế, thiết kế lại các TTHC nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

- 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng DVCTT được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, tối thiểu 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.

- 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội của địa phương để phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cấp tỉnh và huyện được tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu số trên HTTT báo cáo của tỉnh với HTTT báo cáo Chính phủ (trừ các báo cáo thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 100% CSDL tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các CSDL về dân cư, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ vào hệ thống quốc gia; từng bước kết nối, chia sẻ CSDL đất đai vào hệ thống quốc gia; từng bước mở dữ liệu của các CQNN để cung cấp trên Cổng dữ liệu mở của tỉnh kịp thời phục vụ người dân, doanh nghiệp.

- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và HTTT của cơ quan quản lý.

- Tỷ lệ hài lòng của người dân đối với Chính quyền số tối thiểu là 95%; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC.

- Phú Yên phấn đấu thứ hạng trong các xếp hạng địa phương của cả nước đạt mức trung bình khá (TOP 40).

2.2. Vận hành tối ưu các hoạt động của chính quyền số

- 100% CQNN cung cấp dịch vụ 24/7; 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc.

- 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của CQNN được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.

- 100% văn bản trao đổi giữa các CQNN được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật).

- 90% CSDL số được tạo, lưu giữ, chia sẻ theo quy định.

- Phát triển nền tảng thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, có ứng dụng một trong các công nghệ mới (AI, ML, Blockchain, IoT,...) để tối ưu hóa hoạt động, hỗ trợ ra quyết định.

- 100% CBCCVC được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% CBCCVC được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.

2.3. Phát triển kinh tế số

- Kinh tế số chiếm 10% GRDP; tối thiểu 50% sản phẩm hàng hoá và dịch vụ được chứng nhận thương hiệu có mặt trên các sản TMĐT; 50% các doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh) thực hiện chuyển đổi số.

- Hình thành 100 doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.

- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.

2.4. Phát triển xã hội số

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 90% hộ gia đình, 100% địa bàn thôn có dân cư. Mỗi người dân đều có định danh điện tử kèm theo QR code, mỗi hộ gia đình có địa chỉ số.

- Tắt sóng dịch vụ mạng di động 2G/3G, phổ cập 4G/5G và điện thoại di động thông minh theo lộ trình.

- Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán điện tử trên 70%. Phấn đấu mỗi người dân đều được bảo đảm an ninh, được bảo vệ trong môi trường xã hội cũng như môi trường số.

- Phấn đấu trên 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân; ngành y tế triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, đơn thuốc điện tử, đăng ký khám chữa bệnh qua mạng, khám chữa bệnh từ xa theo nhu cầu.

- Phấn đấu mỗi học sinh, sinh viên đều có hồ sơ số về việc học tập cá nhân. Ngành giáo dục và cơ sở đào tạo triển khai hoạt động quản lý giáo dục trên môi trường số; từng bước hình thành các Đại học số, cơ sở giáo dục số.

- Phấn đấu các di sản của Phú Yên đều có hiện diện số và hình thành bản di sản số để người dân, khách du lịch có thể truy cập thuận lợi trên môi trường số.

- Xây dựng thành công ĐTTM tại thành phố Tuy Hoà và thị xã: Sông Cầu; bước đầu hình thành nền tảng ĐTTM tại các địa phương còn lại.

3. Mục tiêu cơ bản đến năm 2030

3.1. Phát triển chính quyền số

- 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 100% CSDL số được tạo, lưu trữ, phải được kết nối liên thông, chia sẻ theo quy định.

- 100% nền tảng thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung của tỉnh có ứng dụng các công nghệ mới (AI, ML, Blockchain, IoT,...).

- 100% CBCCVC được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số

- Giảm 30% TTHC; 100% dữ liệu mở theo quy định được đưa lên Cổng dữ liệu mở của tỉnh cho các tổ chức, doanh nghiệp khai thác; tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp.

- Trên 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và HTTT của cơ quan quản lý.

3.2. Phát triển kinh tế số

- Kinh tế số chiếm 15% đến 20% GRDP; tối thiểu 80% sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được chứng nhận thương hiệu có mặt trên các sàn TMĐT; tối thiểu 80% các doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh) thực hiện chuyển đổi số; hình thành 200 doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.

- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%.

3.3. Phát triển xã hội số

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G.

- Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%; tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh thực hiện cài đặt và sử dụng các ứng dụng tương tác với chính quyền đạt trên 80%.

- Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.

- Ứng dụng CNTT, công nghệ số để xây dựng thị xã Đông Hòa, Sông Cầu trở thành ĐTTM; xây dựng các huyện Tuy An, Tây Hoà, Phú Hoà trở thành ĐTTM; từng bước xây dựng các huyện còn lại.

I. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số

1.1. Tuyên truyền, đổi mới tư duy, nhận thức

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp về vai trò và tính cấp thiết của chuyển đổi số; tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số; ban hành và triển khai kế hoạch gắn với chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh theo từng ngành, lĩnh vực, địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của CBCCVC, đảng viên và nhân dân về các chủ trương, chính sách về chuyển đổi số.

- Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cam kết đổi mới, cho phép thử nghiệm cái mới, ứng dụng công nghệ mới vì mục tiêu phát triển bền vững, liên kết các thành phần khác nhau theo mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh; thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình phụ trách.

- Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, CBCCVC tham gia đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức của cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân về chuyển đổi số, nhất là vai trò xung kích, tình nguyện đi đầu của lực lượng thanh niên, Tổ công nghệ số cộng đồng trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; phát huy vai trò liên kết chuyển đổi số giữa các CQNN và các tổ chức, doanh nghiệp; giữa các hội, hiệp hội ngành nghề CNTT với các hội, hiệp hội các ngành khác để tạo hiệu ứng lan tỏa ra xã hội.

- Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn Thanh niên trong chuyển đổi số nhằm đưa hoạt động chuyển đổi số đi vào đời sống ở địa phương, hiện thực hóa các mục tiêu của tỉnh.

- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chuyển đổi số và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ quản lý nhà nước trên nền tảng chuyển đổi số cho các cấp lãnh đạo từ cấp tỉnh đến cấp xã; nâng cao năng lực chuyên môn của tổ công nghệ số cộng đồng.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chuyển đổi số cho đội ngũ CBCCVC; các khóa chuyên sâu và nâng cao về kiến thức chuyển đổi số, phương thức tạo lập, hình thành các HTTT trong chuyển đổi số cho đội ngũ chuyên trách, kiêm nhiệm CNTT, ATTT.

- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, tọa đàm về chuyển đổi số nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

- Xây dựng các chuyên mục thông tin, tuyên truyền về kế hoạch chuyển đổi số trên đài, báo của tỉnh, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.

- Lựa chọn một xã/phường, cũng có thể là một thôn để triển khai thử nghiệm các ứng dụng, dịch vụ chuyển đổi số, từ đó phát triển nhân rộng trong địa bàn cấp xã/huyện. Ngoài ra, chọn một huyện/thị xã/thành phố của tỉnh để triển khai thử nghiệm các ứng dụng, dịch vụ chuyển đổi số, từ đó phát triển nhân rộng trong địa bàn tỉnh.

1.2. Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực.

Xây dựng cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích, sẵn sàng chấp nhận sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số, thúc đẩy phương thức quản lý mới đối với những mối quan hệ mới phát sinh, bao gồm:

- Rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các kiến trúc, quy chế, quy định về xây dựng, phát triển, quản lý, vận hành, khai thác các nền tảng, HTTT, CSDL phục vụ chính quyền số phù hợp với định hướng của quốc gia.

- Xây dựng và ban hành các quy định về tính pháp lý của dữ liệu số (trong đó có quy định về việc thu thập dữ liệu một lần).

- Xây dựng mới quy định số hóa dữ liệu, trong đó chú trọng đến quy định, tiêu chuẩn danh mục các dữ liệu CQNN phải số hóa theo lộ trình. Chuẩn hóa nghiệp vụ trên nền tảng công nghệ để khai thác, vận hành có hiệu quả các dữ liệu được số hóa.

- Xây dựng và ban hành các quy định về việc thu thập, quản lý, lưu trữ, chia sẻ, khai thác và sử dụng Dữ liệu trên môi trường số trong các CQNN của tỉnh (dữ liệu và dữ liệu mở).

- Xây dựng quy định về đảm bảo ATTT, đảm bảo an ninh mạng trên phạm vi toàn tỉnh trên nền tảng chung chính sách của quốc gia.

- Xây dựng và ban hành các quy định về quản trị, giám sát và vận hành hệ thống CNTT cho HTTT chính quyền số.

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng đơn vị, lãnh đạo, CCVC và tiến đến áp dụng đối với doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.

- Ban hành quy định ưu tiên doanh nghiệp địa phương để đồng hành cùng chính quyền trong công cuộc chuyển đổi số, huy động nguồn lực doanh nghiệp đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển chất lượng doanh nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông - CNTT, đầu tư Khu công nghiệp công nghệ cao tập trung của tỉnh phục vụ phát triển KT-XH nói chung và hỗ trợ đẩy mạnh triển khai, phát triển chính quyền số, thành phố thông minh nói riêng.

- Xây dựng, ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách thu hút, hỗ trợ CBCC làm công tác CNTT của tỉnh và các chính sách liên quan.

1.3. Phát triển hạ tầng số

Phát triển hạ tầng số, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu, các chức năng về giám sát mạng lưới đến từng nút mạng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng được tích hợp sẵn ngay từ khi thiết kế, xây dựng, bao gồm:

- Xây dựng, phát triển hạ tầng mạng TSLCD và mạng truyền dẫn băng rộng chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; ưu tiên triển khai tại các khu, cụm công nghiệp, khu vực đông dân cư, trung tâm các huyện, thành phố, khu du lịch, bệnh viện, trường học.

- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng mạng di động 4G, 5G trên diện rộng; triển khai các nhiệm vụ giải pháp để phổ cập điện thoại di động thông minh cho người dân trên địa bàn tỉnh.

- Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet của tỉnh sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6); chuẩn hóa mạng TSLCD trong CQNN từ cấp tỉnh đến cấp xã/thôn, mở rộng các đối tượng liên quan tham gia một cách thống nhất, đồng bộ và tin cậy phục vụ cho chuyển đổi số.

- Xây dựng DC mới của tỉnh theo hướng sử dụng đám mây, kiến trúc siêu hội tụ, hướng đến chuẩn Tier 3; thuê hạ tầng dữ liệu dự phòng trên cloud để sao lưu dữ liệu, làm giải pháp dự phòng đảm bảo nguyên tắc hoạt động 24/7 ứng phó trong các tình huống xấu khác nhau; bổ sung và nâng cấp hạ tầng phần cứng, máy chủ, máy trạm, thiết bị mạng,… đáp ứng nhu cầu về sử dụng CNTT trong giai đoạn chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Hoàn thành xây dựng SOC, IOC tại một số địa phương tiến đến xây dựng SOC, IOC tỉnh.

- Nâng cấp hoàn chỉnh Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh đến cấp xã đảm bảo chất lượng HD (độ nét cao) để tổ chức các cuộc họp trực tuyến trên toàn tỉnh, nhất là phục vụ các địa phương cấp huyện tổ chức các cuộc họp trực tuyến với cấp xã trực thuộc.

- Tiếp tục phát triển hệ thống Wifi công cộng thông minh trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ nhu cầu truy cập thông tin qua Internet thuận lợi cho nhà đầu tư, khách du lịch và nhân dân khai thác các tiện ích, dịch vụ được cung cấp bởi ĐTTM, chính quyền số.

- Phát triển hạ tầng kết nối mạng IoT; xây dựng lộ trình và triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như: Giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng phải có nội dung nghiên cứu, phân tích để xem xét, bổ sung hạng mục ứng dụng, kết nối mạng IoT, tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số. Các nội dung phát triển hạ tầng IoT phải bảo đảm hiệu quả, phát triển các hạ tầng dùng chung, tránh đầu tư trùng lặp.

- Tổ chức số hóa dữ liệu quản lý chuyên ngành, xây dựng CSDL chuyên ngành tại các cơ quan hành chính nhà nước. Chuẩn hóa hồ sơ điện tử từ HTTT QLVB&ĐH, DVCTT và các HTTT phục vụ phát triển CQĐT, chính quyền số.

- Triển khai HTTT báo cáo, hình thành CSDL KT-XH của tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, hỗ trợ ra quyết định lãnh đạo các cấp.

- Xây dựng Kho dữ liệu dùng chung[21] trên cơ sở vừa cung cấp dữ liệu phục vụ công tác điều hành, quản lý và dự báo, cũng như khai thác trực tiếp để xây dựng các ứng dụng mới, đồng thời chia sẻ lên Cổng dữ liệu mở của tỉnh. Thực hiện tái cấu trúc các dữ liệu từ các HTTT đang vận hành khai thác của tỉnh, đảm bảo cung cấp, chia sẻ với Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh.

- Xây dựng hoàn chỉnh Khu Lưu trữ số tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh theo quy định, đảm bảo tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh theo quy định.

1.4. Phát triển dữ liệu

1.4.1. Xây dựng kho dữ liệu dùng chung

- CSDL doanh nghiệp: Thực hiện tích hợp CSDL về đăng ký doanh nghiệp, CSDL về thuế, CSDL về xuất nhập khẩu, hình thành một CSDL về doanh nghiệp thống nhất của tỉnh, phục vụ cho nhu cầu khai thác, sử dụng của các CQNN tỉnh theo quy định.

- CSDL về người dân: CSDL người dân được hình thành trên CSDL dân cư (bao gồm nhân khẩu thường trú và nhân khẩu tạm trú) và CSDL hộ tịch. Đây là 2 nguồn cung cấp các thông tin cơ bản của người dân. Trên cơ sở đó sẽ phát triển mở rộng tích hợp các dữ liệu liên quan đến người dân như y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội,…

- CSDL đất đai: Trước tiên, tỉnh sớm triển khai hoàn thiện và đưa vào vận hành hệ thống hồ sơ địa chính và CSDL quản lý đất đai, xây dựng CSDL nền địa hình, hình thành một bản đồ số nền dùng chung thống nhất của tỉnh. Sau đó, sẽ thực hiện việc tích hợp, bổ sung các lớp dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý đô thị như giao thông, quy hoạch, xây dựng, điện, nước,…

1.4.2. Xây dựng kho dữ liệu mở của tỉnh

- Các kho dữ liệu dùng chung, CSDL các ngành là nguồn cung cấp dữ liệu làm cơ sở phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở cho tỉnh. Mở dữ liệu cho doanh nghiệp tham gia sáng tạo thêm các dịch vụ mới cho người dân. Đây là kênh thông tin, chia sẻ tài nguyên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp sử dụng, giúp doanh nghiệp và người dân chủ động tìm kiếm, sử dụng, cập nhật dữ liệu và thông tin để phục vụ cho cuộc sống, công việc kinh doanh và đầu tư, nâng cao chất lượng sống và khuyến khích người dân tích cực tham gia giám sát, quản lý các mặt hoạt động của chính quyền, xã hội.

- Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tham gia sử dụng dữ liệu mở để tạo ra sản phẩm giá trị mới đóng góp cho hệ sinh thái ứng dụng của tỉnh, thúc đẩy phát triển nền kinh tế tri thức, xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

1.5. Xây dựng nền tảng số

Phát triển nền tảng số mang tính thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số diễn ra một cách tự nhiên, khai mở giá trị mới, mang lại lợi ích rõ ràng cho xã hội. Nền tảng số được tích hợp sẵn các chức năng về bảo đảm an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế, xây dựng. Tập trung phát triển các nền tảng số sau:

1.5.1. Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu

Để nâng cao hiệu quả đầu tư đối với LGSP, nhiệm vụ cần làm trong giai đoạn 2024 - 2025 là:

- Đưa vào sử dụng và nâng cấp LGSP của tỉnh (LGSP sử dụng hiện nay do Cục Chuyển đổi số - BTT&TT cho dùng tạm đến khi thuê nền tảng mới), nghiên cứu tích hợp Trục Liên thông văn bản vào LGSP.

- Xây dựng nền tảng ĐTTM của tỉnh Phú Yên phục vụ triển khai các dịch vụ và ứng dụng thông minh.

1.5.2. Nền tảng phân tích dữ liệu thông minh

Sử dụng các công nghệ phân tích, khai phá dữ liệu,... phục vụ công tác dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, hỗ trợ việc ra quyết định, xây dựng chính sách.

1.5.3. Nền tảng IoT

Để kết nối, tích hợp, kiểm soát, quản lý các thiết bị IoT, hỗ trợ phân tích dữ liệu, cung cấp thông tin, cảnh báo, hỗ trợ ra quyết định.

1.5.4. Nền tảng công dân số

Với vai trò thu thập ý kiến, góp ý và hỗ trợ tương tác với người dân về các vấn đề vướng mắc theo các lĩnh vực đến cơ quan chính quyền một cách nhanh nhất.

1.5.5. Nền tảng lắng nghe và giám sát mạng xã hội

Nền tảng Lắng nghe và giám sát mạng xã hội là công cụ hỗ trợ các tổ chức giám sát thông tin và nắm bắt mọi xu hướng trên đa kênh, giúp thấu hiểu mong muốn của người dân, theo dõi ảnh hưởng của các chính sách ban hành của nhà nước theo thời gian thực và các báo cáo chỉ rõ các xu hướng và hành vi của người dân để đưa ra các chiến lược phù hợp.

1.5.6. Nền tảng không gian tài nguyên đô thị

Nền tảng không gian đô thị là một “bản sao kỹ thuật số” không gian đô thị, bao gồm vật thể quy trình mối quan hệ và hành vi, phục vụ công tác quản lý, phân tích, khai thác dữ liệu tài nguyên đô thị của Chính quyền số và ĐTTM.

1.5.7. Nền tảng kết nối dịch vụ số hóa

- Có vai trò như điểm trung tâm giao tiếp cho phép kết nối đơn vị có nhu cầu và đơn vị cung cấp dịch vụ số hóa.

- Bảo mật tài liệu bằng quy trình số hóa chuẩn để không làm lộ, lọt dữ liệu quan trọng ra bên ngoài; Quản lý và khai thác dữ liệu số hóa.

- Lưu trữ tài liệu được số hóa, làm hồ sơ gốc căn cứ tính toán khối lượng dịch vụ số hóa.

1.6. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

- Đảm bảo an toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết để chuyển đổi số. Để đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho hệ thống CNTT, tỉnh cần dành ít nhất 10% ngân sách CNTT và thuê doanh nghiệp chuyên trách về ATTT để bảo vệ hệ thống CNTT của tỉnh, thực hiện bảo vệ ATTT 4 lớp theo Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 25/05/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Xây dựng, nâng cấp hoạt động SOC của tỉnh phù hợp theo từng giai đoạn; kết nối với Trung tâm giám sát ATTT quốc gia; xác thực ATTT cho các thiết bị kết nối mạng; bảo đảm an toàn an ninh thông tin cho các hạ tầng mới trong chuyển đổi số như hạ tầng IoT,…

- Xây dựng mạng lưới đảm bảo ATTT mạng trên cơ sở nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách ATTT kết hợp với nhân sự phụ trách CNTT các doanh nghiệp, tổ chức.

- Xây dựng các chính sách và quy định về vai trò và quyền khi truy cập dữ liệu ở các mức độ khác nhau.

- Triển khai các chương trình nâng cao nhận thức về an ninh, ATTT và tính riêng tư đến các CBCCVC trong CQNN và các doanh nghiệp chuyển đổi số,… cần được thực hiện định kỳ hàng năm với nội dung cập nhật.

- Nghiên cứu xây dựng các quy định đối với một số lĩnh vực cần có sự đánh giá về mức độ an ninh, ATTT từ đơn vị thứ ba theo định kỳ hàng năm.

- Ban hành các quy định về tính riêng tư và cần bảo vệ đối với các thông tin liên quan đến cá nhân để mã hoá và lưu trữ, sẵn sàng bảo mật khi cần chia sẻ với các bên liên quan khác.

- Đối với hệ thống kho dữ liệu dùng chung của tỉnh cần xây dựng các quy định và phân quyền truy cập dữ liệu ở các cấp độ phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ được giao; yêu cầu vị trí việc làm đảm nhiệm vai trò quản trị các dữ liệu nhạy cảm cần cam kết tính bảo mật, toàn vẹn dữ liệu.

- Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, thực hiện mã hóa dữ liệu,.. cần tuân thủ các tiêu chuẩn trong và ngoài nước về tính riêng tư, an ninh, ATTT và các tiêu chuẩn mã hóa, lưu trữ, giao tiếp/kết nối các hệ thống.

- Duy trì tổ chức Diễn tập ứng cứu sự cố ATTT mạng cấp tỉnh hàng năm; đảm bảo hoạt động mạng lưới ATTT của tỉnh, kết nối thường xuyên với mạng lưới quốc gia.

- Tổ chức đánh giá mức độ an toàn các HTTT của tỉnh định kỳ theo quy định; hướng dẫn công tác bảo đảm ATTT cho các hệ thống nền tảng, hệ thống phục vụ phát triển ĐTTM, Chính quyền số; đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo đảm ATTT theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

1.7. Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo

- Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các hội thảo, đào tạo về chuyển đổi số và định hướng xây dựng chính phủ số với các nước tiên tiến trên thế giới.

- Các tổ chức, doanh nghiệp tỉnh hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới để nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ mới, mô hình mới.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến môi trường số cơ hội chuyển qua các loại mô hình kinh tế có tính đột phá cao, như kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ…

- Tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức về sử dụng các công nghệ số, các loại mô hình kinh tế số đổi mới sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm của những doanh nghiệp trong từng lĩnh vực đang thành công nhờ các mô hình kinh doanh sáng tạo với công nghệ số.

1.8. Phát triển nguồn nhân lực

- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển KT-XH tỉnh Phú Yên.

- Tập trung triển khai phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT phục vụ phát triển công nghiệp CNTT của tỉnh. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh. Chủ động liên kết với các viện, trường, trung tâm nghiên cứu và các đối tác trong và ngoài nước, đẩy mạnh hợp tác với Công ty, tập đoàn công nghệ hàng đầu về chuyển đổi số trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số của tỉnh.

- Xây dựng chương trình đào tạo đội ngũ chuyên trách CNTT trong CQNN thành các chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành; triển khai đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho CBCCVC hàng năm để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ quản trị công dựa trên dữ liệu số; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CNTT hiện có, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để trở thành các chuyên gia nòng cốt tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về chuyển đổi số; triển khai đào tạo thử nghiệm đào tạo công nghệ số cho người dân tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, người dân vùng nông thôn.

- Xây dựng, triển khai tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng số cho các CBCCVC và các cán bộ chuyên trách về CNTT nhằm tạo lực lượng nòng cốt, lan tỏa kiến thức, kỹ năng phục vụ chuyển đổi số tại địa phương, đảm bảo tính thiết thực, gắn với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng vị trí công tác.

- Xây dựng, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên môn về các xu hướng công nghệ mới, các bài học kinh nghiệm về chuyển đổi số và các sản phẩm số, dịch vụ số để cải tiến, nâng cao chất lượng các kết quả của hoạt động chuyển đổi số tại tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo về kiến thức, kỹ năng số cho các cấp học tại tỉnh; kế hoạch truyền thông, phổ cập kỹ năng số cho người dân và doanh nghiệp.

- Hằng năm tổ chức kiểm tra, sát hạch CBCCVC về nhận thức và kỹ năng chuyển đổi số. Đưa nội dung chuyển đổi số vào tiêu chí đánh giá CBCCVC.

2. Phát triển Chính quyền số

- Chuyển đổi số trong hoạt động của các CQNN, phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền số trước tiên tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các CQNN một cách tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế; cung cấp DVCTT toàn trình trên cả thiết bị di động thông minh để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí.

- Đảm bảo trên 70% các ngành hoàn thiện HTTT chuyên ngành trên nền tảng số hóa và vận hành bởi quy trình số. Tạo lập dữ liệu thống kê phục vụ quản lý số liệu chuyên ngành, tổng hợp số liệu chỉ tiêu KT-XH.

- Phát triển Hạ tầng chính phủ số phục vụ CQNN trên cơ sở kết hợp thế mạnh của Mạng TSLCD, mạng internet, DC của CQNN để phục vụ kết nối liên thông, sử dụng cơ chế mã hóa và công nghệ bảo đảm an toàn, an ninh mạng mà Việt Nam làm chủ một cách an toàn, bảo mật.

- Thử nghiệm triển khai hiệu quả một số dịch vụ trên nền tảng ĐTTM; triển khai IOC các thị xã, huyện kết nối với phát triển dịch vụ ĐTTM tỉnh gắn liền với hệ thống CQĐT tỉnh.

- Đẩy mạnh và phổ cập rộng rãi mô hình Phòng họp không giấy; tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn, các cuộc họp bằng hình thức trực tuyến, trực tiếp lẫn trực tuyến.

- Xây dựng kho dữ liệu dùng chung của tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển chính quyền số.

- Xây dựng, mở rộng Hệ thống quản lý định danh và xác thực người dùng tập trung (SSO) phục vụ cung cấp DVCTT cho người Dân và doanh nghiệp tại tỉnh.

- Triển khai các ứng dụng nhằm nâng cao sự tương tác giữa chính quyền và người dân. Duy trì hoạt động và nâng cấp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; tận dụng các kênh xã hội để tương tác và gia tăng sự tham gia của người dân. Duy trì hoạt động phần mềm đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả công việc tại các CQNN.

- Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số cho CBCCVC trong CQNN.

- Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật Kiến trúc CQĐT của tỉnh Phú Yên phiên bản 2.0 phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của tỉnh.

2.1. Phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Tích hợp các dịch vụ theo nhu cầu phục vụ người dân và doanh nghiệp; chỉ cần sử dụng một tài khoản đăng nhập để sử dụng cho tất cả các ứng dụng, DVCTT của tỉnh; người dân và doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần vì các CQNN phải chia sẻ dữ liệu với nhau, không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp nhiều lần.

- Thông tin hướng dẫn sử dụng các ứng dụng, dịch vụ do tỉnh cung cấp được cung cấp đầy đủ, thuận tiện truy cập.

- Triển khai các ứng dụng nhằm nâng cao sự tương tác giữa chính quyền và người dân. Duy trì hoạt động và nâng cấp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; tận dụng các kênh xã hội để tương tác và gia tăng sự tham gia của người dân.

- Duy trì hoạt động, nâng cấp phần mềm đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp tại các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả công việc tại các CQNN.

- Đảm bảo an toàn đối với dữ liệu số của người dân và doanh nghiệp.

2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước

- Ứng dụng công nghệ số và dữ liệu để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, quy định tốt hơn; cải tiến, thay đổi quy trình tác nghiệp để phục vụ người dân, doanh nghiệp nhanh hơn và hiệu quả hơn.

- Ứng dụng khoa học dữ liệu, AI để hỗ trợ ra quyết định dựa trên Big data và dữ liệu tích hợp toàn tỉnh.

- Xây dựng, hoàn thiện các CSDL chuyên ngành tại từng đơn vị; thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các HTTT trong nội bộ và với các đơn vị khác để nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cung cấp DVCTT.

- Các CBCC được đào tạo để nâng cao chất lượng tham mưu ra quyết định và thực hiện nhiệm vụ tốt hơn nhờ tận dụng công nghệ số và dữ liệu số.

2.3. Hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh

Hoàn thiện LGSP của tỉnh với các thành phần tuân thủ theo Công văn số 631/THH-THHT ngày 21/05/2020 của Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT về việc hướng dẫn yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật của Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp bộ, cấp tỉnh (phiên bản 1.0), thường xuyên nâng cấp phù hợp với yêu cầu thực tiễn và sự phát triển công nghệ.

2.4. Số hóa và sử dụng dữ liệu hiệu quả trong chính quyền

- Số hoá nằm trong những việc đầu tiên cần làm của công cuộc chuyển đổi số. Về lâu dài, các loại thực thể khác nhau của nền kinh tế, của chính quyền, của xã hội đều cần được số hóa, sử dụng và khai thác. Do số hoá và chuyển đổi số là một quá trình lâu dài, việc số hoá cần gắn với các nhiệm vụ chuyển đổi số của tổ chức, được kế hoạch theo nhiều giai đoạn với các bước cơ bản như lựa chọn đối tượng số hoá, thực hiện số hoá, lưu trữ dữ liệu được số hóa, tổ chức dữ liệu số hoá phù hợp với các nhu cầu khai thác, sử dụng dữ liệu…

- Hai loại dữ liệu văn bản sau cần được đặc biệt quan tâm số hoá với các hệ thống khai thác trong quá trình chuyển đổi số của Chính quyền tỉnh:

- + Nâng cấp Hệ thống QLVB&ĐH hoàn chỉnh kết hợp chức năng lưu trữ khai phá văn bản. Các hồ sơ điện tử về DVC cần được quản lý bằng các hệ thống quản lý hồ sơ. Các loại công văn giấy tờ hành chính cần được hỗ trợ khai thác, sử dụng bởi các hệ thống khai phá văn bản.

- + Xây dựng CSDL KT-XH từ hệ thống báo cáo của tỉnh và các đơn vị trực thuộc của tỉnh, các cấp chính quyền địa phương. Xây dựng hệ thống tự động phân tích CSDL KT-XH và đưa ra các nhận định, thống kê phục vụ sự chỉ đạo, điều hành các cấp nhanh chóng, kịp thời. Việc số hóa dữ liệu các ngành phải gắn kết quả số hóa với các HTTT chuyên ngành để khai thác; tích hợp kết quả số hóa về kho dữ liệu dùng chung; cung cấp nền tảng khai phá dữ liệu (BI) chung trên CSDL có tại kho dữ liệu nhằm khai phá dữ liệu hình thành, khai thác và chia sẻ các dữ liệu/dịch vụ dữ liệu mới.

3. Phát triển Kinh tế số

- Thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về CNTT sang làm sản phẩm công nghệ số, công nghiệp 4.0, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, TMĐT và sản xuất thông minh. Thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế của tỉnh.

3.1. Phổ biến kiến thức

- Xây dựng kế hoạch phổ biến kiến thức chung về xây dựng lộ trình và thực hiện chuyển đổi sang kinh tế số, giới thiệu và chia sẻ các bài học thành công và thất bại của doanh nghiệp khi chuyển đổi qua kinh tế số ở trên thế giới và ở Việt Nam.

- Tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức về các công nghệ số, các loại mô hình kinh tế số đổi mới sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm của những doanh nghiệp trong từng lĩnh vực đang thành công nhờ các mô hình kinh doanh sáng tạo với công nghệ số.

3.2. Phát triển doanh nghiệp công nghệ số

- Phát triển doanh nghiệp công nghệ số bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực KT-XH; các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số.

- Đến năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 04 doanh nghiệp công nghệ số, trong đó ít nhất có 02 doanh nghiệp công nghệ số phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT trọng điểm phục vụ xây dựng CQĐT hướng đến Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số và đảm bảo an toàn, an ninh mạng được đưa vào ứng dụng thực tế tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Đến năm 2030, toàn tỉnh có ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số, trong đó ít nhất có 05 doanh nghiệp làm chủ công nghệ, cung cấp các sản phẩm, giải pháp phần mềm phục vụ CQĐT hướng đến Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số và đảm bảo an toàn, an ninh mạng được đưa vào ứng dụng thực tế trên địa bàn tỉnh và có thể mở rộng các địa phương khác trên cả nước.

3.3. Xây dựng diễn đàn trao đổi, hợp tác

Các doanh nghiệp, cộng đồng du lịch với doanh nghiệp công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch nhằm tăng cường chia sẻ thông tin, đề xuất ý tưởng hợp tác trong lĩnh vực du lịch và phát triển du lịch thông minh của tỉnh.

3.4. Phát triển TMĐT

- Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai và khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các giải pháp thanh toán đảm bảo trong giao dịch TMĐT.

- Tổ chức kết nối giữa doanh nghiệp TMĐT với các doanh nghiệp sản xuất theo từng ngành hàng để tạo thêm các chuỗi liên kết mới; tổ chức các chương trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng TMĐT dành cho hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm và công khai kết quả trên mạng internet đối với những trường hợp có đơn thư tố cáo, khiếu nại của người tiêu dùng.

3.5. Nhóm nhiệm vụ chung cho các doanh nghiệp

a) Phổ biến kiến thức về chuyển đổi sang kinh tế số

Chú trọng một số nội dung sau:

- Giới thiệu về các bước tiêu biểu để thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp;

- Tạo nhận thức và tư duy đúng về chuyển đổi số, trước hết từ người đứng đầu;

- Xây dựng được chiến lược và lộ trình chuyển đổi số;

- Xây dựng năng lực số, gồm hạ tầng thiết bị và dữ liệu, đào tạo nhân lực số, xây dựng văn hoá đổi mới trong tổ chức với mô hình hoạt động mới;

- Xác định công nghệ số hay nền tảng chủ yếu của lĩnh vực hoạt động;

- Xác định mô hình hoạt động, kinh doanh mới;

- Thực hiện chuyển đổi;

- Giới thiệu và chia sẻ các bài học thành công và thất bại của doanh nghiệp khi chuyển đổi qua kinh tế số ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hay các quy luật thành bại.

b) Hỗ trợ phát triển TMĐT

- TMĐT trên thế giới sau dịch Covid-19 sẽ có tầm quan trọng ngày càng tăng khi mọi người và các công ty tìm cách giảm di chuyển và tiếp xúc trực tiếp. TMĐT sẽ là động lực chính của môi trường kinh doanh và thương mại tỉnh. TMĐT cung cấp một lộ trình đa dạng hóa trọng tâm kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất. Các công ty phải tìm và xây dựng mối quan hệ của riêng họ với người mua/nhà cung cấp từ xa. Sự phát triển của các nền tảng TMĐT cuối cùng là trách nhiệm của mỗi công ty khi công ty chuyển sang phát triển các kênh trực tuyến cho khách hàng của mình. Các nền tảng này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết lập khung pháp lý và nền tảng dùng chung cho thanh toán và giao dịch điện tử. Những khía cạnh này được đề cập trong chương trình chuyển đổi số quốc gia và sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi tỉnh.

- Hoàn thiện, triển khai toàn diện sàn TMĐT của địa phương trên môi trường số theo chuỗi giá trị, kết nối đầy đủ các chủ thể trong chuỗi cung ứng; tiếp tục kết nối và hỗ trợ kết nối với sàn VOSO và POSTMART; kết nối, chia sẻ thông tin với các sàn TMĐT uy tín trong nước và khu vực; quảng bá trực tuyến các hàng hóa, thương hiệu kinh doanh chủ lực của địa phương.

c) Thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp

Giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp bao gồm:

- Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các hiệp hội thuộc các ngành khác nhau để tranh thủ sự hỗ trợ của các công ty tư vấn quản lý và công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số.

- Lồng ghép, đưa mục tiêu phát triển kinh tế số, xã hội số vào các quy hoạch, chiến lược phát triển KT-XH của địa phương.

- Xây dựng và triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Chuyển đổi số theo Quyết định số 377/QĐ-BTTTT ngày 26/3/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Tổ chức đào tạo, phổ cập kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp; phát triển mạng lưới chuyên gia tư vấn chuyển đổi số, kinh tế số về phân tích kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để giúp họ có kiến thức và công cụ phân tích dữ liệu và tính toán phù hợp với năng lực doanh nghiệp trong quản lý sản xuất, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý tài chính, tiêu thụ sản phẩm… Thông qua quá trình sản xuất thông minh này doanh nghiệp có thể đánh giá lại phương pháp sản xuất kinh doanh, đánh giá lại chuỗi giá trị, mô hình kết nối với khách hàng để cải tiến, chuyển đổi và từng bước thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp.

- Tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có giải pháp về nguồn vốn, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Hỗ trợ, đưa các hộ kinh doanh cá thể, các hộ nông dân lên mạng; hướng dẫn, hỗ trợ bán, mua hàng online; hỗ trợ mở các tài khoản thanh toán trực tuyến; thống kê nông sản theo mùa vụ, phối hợp với các sàn TMĐT, …

3.6. Đối với các doanh nghiệp CNTT-TT trong tỉnh

- Tập trung phát triển các công nghệ số nền tảng, đầu tư nghiên cứu và phát triển các công nghệ lõi (nếu đủ năng lực).

- Các doanh nghiệp CNTT đã khẳng định được thương hiệu tiên phong nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số, tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực số phục vụ xã hội chuyển đổi số, trước tiên là các doanh nghiệp phi CNTT; tham gia đóng góp cụ thể vào công tác chuyển đổi số của tỉnh.

- Thực hiện chuyển đổi số của doanh nghiệp CNTT - truyền thông để nâng cao năng suất lao động và có kinh nghiệm, có thực tế để phục vụ tốt hơn cho công tác chuyển đổi số.

3.7. Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

- Tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức về sử dụng các công nghệ số, các loại mô hình kinh tế số đổi mới sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm của những doanh nghiệp trong từng lĩnh vực đang thành công nhờ các mô hình kinh doanh sáng tạo với công nghệ số.

- Hình thành trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh trên lĩnh vực chuyển đổi số với mục tiêu hoàn chỉnh hệ sinh thái khởi nghiệp, kiến tạo các mô hình, sản phẩm, dịch vụ CNTT chất lượng cao nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả hỗ trợ khởi nghiệp trên tất cả các lĩnh vực; gắn với các hoạt động đào tạo chuyển đổi số của tỉnh.

3.8. Chính quyền số phục vụ phát triển kinh tế số

- Từng bước xây dựng thành công chính quyền số tỉnh Phú Yên sẽ hỗ trợ và thúc đẩy phát triển nền kinh tế số: DC, cloud DC, kho dữ liệu dùng chung, các CSDL chuyên ngành và dữ liệu mở cung cấp dữ liệu cho doanh nghiệp.

- Rà soát, đơn giản hoá, cắt giảm các TTHC, giảm thời gian thực hiện một TTHC, đưa tất cả các DVCTT lên mức toàn trình, minh bạch từng công đoạn của thủ tục,… để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.

- Cung cấp nguồn dữ liệu mở dồi dào, phong phú, cung cấp công cụ khai phá Big data để hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng, qua đó, giúp các doanh nghiệp định hướng, xây dựng chiến lược và kế hoạch phù hợp.

4. Phát triển xã hội số

- Thúc đẩy chuyển đổi số xã hội, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp lớn để đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số, hình thành văn hóa số; chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số.

- Xây dựng kế hoạch, tổng rà soát và triển khai phương án đảm bảo 100% hệ thống cáp quang được phủ đến tận cấp xã, ở những nơi thuận lợi đưa đến thôn, buôn.

- Thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh. Trước tiên là nêu cao tinh thần, trách nhiệm, gương mẫu của CBCCVC và người lao động trong CQNN; đồng thời xây dựng các chương trình khuyến khích ứng dụng này trong toàn xã hội.

- Trên cơ sở chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện lựa chọn, đào tạo, tập huấn đội ngũ CBCCVC đảm bảo mỗi sở, ngành, địa phương có ít nhất 01 chuyên gia về Chính phủ điện tử, Chuyển đổi số. Các chuyên gia này tiếp tục đào tạo lại cho các cán bộ liên quan tại đơn vị mình và trở thành lực lượng nòng cốt để dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa về CQĐT, Chương trình chuyển đổi số của tỉnh.

- Triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, Giám đốc điều hành các doanh nghiệp.

- Triển khai áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật, kinh doanh, doanh nghiệp (giáo dục STEAM/STEAM/STEAME), đào tạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng CNTT, bảo đảm ATTT tại các cấp học. Thực hiện đào tạo, tập huấn hướng nghiệp để học sinh có các kỹ năng sẵn sàng cho môi trường số.

- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số cho người lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao tập trung.

- Cung cấp các khoá học đại trà trực tuyến mở tại các nền tảng do Bộ TT&TT giới thiệu cho tất cả người dân nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục nhờ công nghệ số, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số. Phổ cập việc thi trực tuyến; công nhận giá trị của các chứng chỉ học trực tuyến; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập; phát triển các doanh nghiệp công nghệ phục vụ giáo dục hướng tới đào tạo cá thể hóa.

- Thực hiện chương trình đào tạo, tập huấn kỹ năng số chia theo nhóm các đối tượng, trước tiên tập trung vào các đồng chí tổ trưởng các thôn, khu, phố để lan tỏa tới người dân tại thôn, khu, phố mình quản lý.

- Lựa chọn thực hiện thí điểm mỗi năm ít nhất một xã, phường, thị trấn để triển khai thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến, tập huấn các kỹ năng số cơ bản cho người dân như kỹ năng truy cập và sử dụng internet, thư điện tử, mua bán trực tuyến và cách thức bảo đảm ATTT cá nhân,…

- Xây dựng các dịch vụ thông tin số trên nền tảng chính quyền số qua nhiều kênh giao tiếp, giúp người dân có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu như sử dụng các DVCTT, dịch vụ y tế, giáo dục, giao thông, thông tin bất động sản, việc làm, các tiện ích của TMĐT và kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh… để mang lại sự hài lòng cho người dân thông qua chuyển đổi số, trên ứng dụng Di-Phuyen.

- Hoàn thiện HTTT cơ sở ứng dụng CNTT-VT trên địa bàn tỉnh đến tận cấp xã.

5. Chuyển đổi số trong các lĩnh vực ưu tiên

Một số ngành, lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước, trong đó, chú trọng tới việc triển khai các sáng kiến nhằm liên kết giữa các ngành, lĩnh vực để cung cấp một trải nghiệm mới, hoàn toàn khác, mang lại giá trị cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.

5.1. Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế

- Đẩy mạnh triển khai, khai thác nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử, nền tảng Quản lý tiêm chủng, quản lý trạm y tế xã, phường, thị trấn và nền tảng tư vấn hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho người dân; thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.

- Xây dựng CSDL ngành y tế của tỉnh để lưu trữ các dữ liệu từ các HTTT của ngành y tế, kết nối với CSDL quốc gia y tế và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh góp phần CCHC, giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí, hình thành các bệnh viện thông minh; xây dựng nền tảng hệ thống quản trị y tế thông minh dựa trên công nghệ số, tích hợp thông tin, dữ liệu ngành y tế của tỉnh phục vụ quản lý, điều hành các hoạt động phòng bệnh, khám, chữa bệnh thực hiện trên môi trường số, dựa trên nền tảng dữ liệu và công nghệ số hiện đại, thông qua việc số hóa toàn bộ thông tin chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, hình thành CSDL quốc gia về y tế.

- Nghiên cứu các giải pháp về mục tiêu mỗi người dân có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân, trên cơ sở đó được bác sĩ tư vấn, chăm sóc cho từng người dân như là bác sĩ riêng, hình thành hệ thống chăm sóc y tế số hoàn chỉnh từ khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng đến điều trị.

5.2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập theo định hướng cá thể hóa; bảo đảm trên 80% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học. Từng bước triển khai chương trình dạy học trực tuyến đáp ứng tối thiểu 20% nội dung chương trình.

- Xây dựng và hình thành hệ sinh thái giáo dục thông minh tỉnh với sự tham gia của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh và học sinh. Số hóa bài giảng, tài liệu dạy học; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

- Phát triển mạnh mẽ hệ thống thư viện điện tử, trung tâm học liệu, cơ sở lưu trữ,... hướng đến hình thành thư viện số, trung tâm lưu trữ tài nguyên số kết nối hiệu quả trên nền tảng internet.

- Bảo đảm trên 80% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.

5.3. Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch

- Chuẩn hóa nội dung số kết hợp công nghệ 3D, 4D để giới thiệu về điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch tiêu biểu của tỉnh Phú Yên và phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch tự động qua thiết bị di động thông minh. Tăng cường đầu tư quảng bá các sản phẩm văn hóa, lịch sử; xây dựng hình ảnh, văn hóa con người Phú Yên thân thiện, văn minh trên không gian mạng, gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội.

- Phát triển các ứng dụng báo cáo, thống kê tự động liên thông từ các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ du lịch đến các CQQL nhà nước về du lịch, tích hợp kết nối với các ngành, lĩnh vực liên quan như ngân hàng, thương mại.

5.4. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

- Xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững. Triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc,...

- Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ ngân hàng số theo hướng phát triển đa dạng các kênh phân phối, đổi mới sáng tạo, tự động hóa quy trình, thúc đẩy hợp tác với các công ty công nghệ tài chính (fintech) và trung gian thanh toán trong việc xây dựng hệ sinh thái dịch vụ tài chính ngân hàng để thúc đẩy phổ cập tài chính quốc gia, đưa dịch vụ tài chính - ngân hàng đến gần hơn những đối tượng vùng sâu, vùng xa chưa có khả năng tiếp cận hoặc chưa được ngân hàng phục vụ dựa vào sự đổi mới sáng tạo của công nghệ như thanh toán di động, cho vay ngang hàng.

- Hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn vay nhờ các giải pháp chấm điểm tín dụng với kho dữ liệu khách hàng và mô hình chấm điểm đáng tin cậy.

5.5. Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh; từng bước hình thành các cụm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ, đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay và tiến tới tỷ trọng ngày càng lớn trong GRDP của nền kinh tế. Đến năm 2025, tuyên truyền, vận động, phát triển khoảng 100-120 tổ hợp tác; 50-60 hợp tác xã. Khu vực kinh tế tập thể chiếm 10-11% GRDP của tỉnh.

- Tập trung xây dựng các hệ thống Big data của ngành như: Đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp. Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số; dự báo biến động về cung cầu giá cả vật tư, sản phẩm nông nghiệp; cung cấp dữ liệu về sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản.

- Hỗ trợ, thúc đẩy người dân, tổ chức sử dụng/ứng dụng các công nghệ (như AI, Big data, IoT…) để tự động hóa quy trình sản xuất, giúp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chính xác.

- Ứng dụng công nghệ số trong thực hiện điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu của các ngành hàng chăn nuôi, thủy sản để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác. Đẩy mạnh phát triển, triển khai sàn TMĐT để tăng cường quảng bá, tuyên truyền các sản phẩm nông nghiệp của địa phương, cải thiện hiệu quả kinh doanh.

- Phát triển các nền tảng số, nền tảng TMĐT, nền tảng truy xuất nguồn gốc… cho nông nghiệp, nông thôn và người nông dân; kết nối, chia sẻ liên thông với các nền tảng số quốc gia.

- Thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như: Dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.

- Xây dựng hệ thống bản đồ số hóa vùng nuôi, trồng, các sản phẩm sở hữu trí tuệ về nông lâm ngư nghiệp mang nguồn gốc chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể của tỉnh gắn với tích hợp hệ thống cảm ứng quan sát, giám sát, cảnh báo hiệu quả tình hình khí tượng thủy văn, mực nước, độ mặn,... phục vụ các hoạt động nông nghiệp.

5.6. Chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải và logistics

- Phát triển hệ thống giao thông thông minh, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị, quốc lộ, tỉnh lộ.

- Phát triển các nền tảng kết nối giữa các chủ hàng, các nhà giao vận và khách hàng để phát triển thành một hệ thống một cửa để cho phép chủ hàng có thể tìm ra phương tiện tối ưu để vận chuyển hàng hóa và các kho bãi chính xác cũng như hỗ trợ việc đóng gói và hỗ trợ đăng ký, hoàn thiện các quá trình xử lý các văn bản hành chính liên quan.

- Chuyển đổi việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện kinh doanh vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện, cho phép quản lý kết cấu hạ tầng giao thông số, đăng ký và quản lý phương tiện qua hồ sơ số, cấp và quản lý giấy phép người điều khiển phương tiện số.

- Mục tiêu cơ bản của chuyển đổi số đối với lĩnh vực logistic: Xây dựng và làm đầy đủ phiên bản số của hệ thống logistics diễn đạt trạng thái thực tất cả các công đoạn của chuỗi dịch vụ logistics: Sản xuất - Bao bì, dán nhãn - Chứng nhận xuất xứ - Vận chuyển nội Địa - Hải quan - Kho bãi - Cảng, bốc xếp - Vận tải quốc tế - Kiểm tra - Giao nhận.

- Trọng tâm giai đoạn 2020 - 2030 là xây dựng bản đồ GIS về logistics; nghiên cứu thành lập Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng CNTT vào hoạt động logistics (xã hội hóa); từng bước thiết lập đồng bộ nền tảng giao dịch số về logistics để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước.

5.7. Chuyển đổi số trong lĩnh vực TMĐT, năng lượng

Ưu tiên phát triển nền tảng TMĐT thông qua chuỗi giá trị, không chỉ dừng lại ở người tiêu dùng. Các nhà sản xuất lớn, các nhà phân phối vừa và nhỏ, các nhà bán buôn và các kênh thương mại bán lẻ, các công ty TMĐT cùng cấu thành nên chuỗi cung ứng. Ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm OCOP địa phương lên các sàn TMĐT.

5.8. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

- Triển khai các HTTT, các CSDL là big data (đất đai; nền địa lý quốc gia; quan trắc tài nguyên và môi trường; đa dạng sinh học; nguồn thải; viễn thám; biển và hải đảo; biến đổi khí hậu; khí tượng - thủy văn; địa chất - khoáng sản…) nhằm quản lý hiệu quả lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

- Triển khai nâng cấp, mở rộng các giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường, cảnh báo sớm thiên tai.

5.9. Chuyển đổi số trong lĩnh vực doanh nghiệp, công nghiệp

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp theo hướng chú trọng phát triển các doanh nghiệp trụ cột: xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động.

I. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng mức đầu tư và lộ trình thực hiện

Tổng khái toán kinh phí thực hiện Đề án chuyển đổi số tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2025: Dự kiến 333.895 triệu đồng (Bằng chữ: Ba trăm ba mươi ba tỷ, tám trăm chín mươi lăm triệu đồng). Trong đó:

- Năm 2024: 163.992 triệu đồng;

- Năm 2025: 169.903 triệu đồng.

(Kèm theo Phụ lục 2, 5: Danh mục nhiệm vụ thực hiện Đề án chuyển đổi số tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2025 triển khai các nhiệm theo Kế hoạch số 109/KH-UBND).

2. Nguồn vốn

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số bao gồm: Đầu tư công và chi thường xuyên. Trong đó:

+ Nguồn vốn đầu tư công là 95.000 triệu đồng (Ngân sách cấp tỉnh là 35.000 triệu đồng; Ngân sách cấp huyện là 60.000 triệu đồng).

+ Nguồn vốn chi thường xuyên là 238.895 triệu đồng (Ngân sách cấp tỉnh là 235.895 triệu đồng; Ngân sách cấp huyện là 3.000 triệu đồng).

+ Nguồn vốn xã hội hóa, tài trợ và các nguồn hợp pháp khác là 0 triệu đồng;

+ Huy động các nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (Kèm theo Phụ lục 4: Danh mục nhiệm vụ thực hiện Đề án chuyển đổi số tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2025 theo các nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác).

- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên cơ sở nội dung Đề án chuyển đổi số, chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi số và khái toán kinh phí thực hiện của cơ quan, đơn vị, địa phương ưu tiên nguồn lực để thực hiện các hoạt động chuyển đổi số và bố trí ngân sách để thực hiện.

- Ưu tiên kinh phí thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách tỉnh bố trí cho ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền số, ĐTTM hàng năm và các nguồn huy động hợp pháp khác để phục vụ các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế, phát triển hạ tầng số, phát triển nền tảng số, tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn an ninh mạng, hợp tác quốc tế, nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số và chuyển đổi kỹ năng trong môi trường số và các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án này do CQNN chủ trì thực hiện. Khuyến khích việc huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách địa phương để triển khai các nội dung Đề án này.

PHẦN IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các đơn vị được phân công thực hiện các nhiệm vụ, dự án trong Đề án này thực hiện xây dựng các nhiệm vụ, dự án theo Luật Đầu tư Công và các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn trình các cấp lãnh đạo phê duyệt, thẩm định theo quy định.

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Đề án và phối hợp Văn UBND tỉnh đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện Đề án.

- Theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn; chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của Đề án và phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tìm phương án giải quyết, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Tổ chức triển khai các công tác tuyên truyền các nội dung và kết quả triển khai Đề án.

- Chủ trì, phối hợp tham mưu danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực công nghệ số, CNTT để làm cơ sở thu hút, mời gọi đầu tư.

2. Văn phòng UBND tỉnh

Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý của Văn phòng UBND tỉnh.

3. Sở Nội vụ

- Chủ trì, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo Đề án.

- Ưu tiên thực hiện chuyển đổi số trong quản lý CBCCVC; số hoá lưu trữ dữ liệu điện tử.

- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn đối với công chức, viên chức để đáp ứng khả năng quản trị, vận hành và sử dụng có hiệu quả hệ thống.

4. Sở Tài chính

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số về quản lý giá và quản lý tài sản.

- Căn cứ Đề án được duyệt, khả năng cân đối ngân sách và trên cơ sở đề nghị tại dự toán hàng năm của đơn vị, Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh bố trí dự toán kinh phí chi thường xuyên (theo phân cấp ngân sách) để đơn vị thực hiện nhiệm vụ này theo quy định Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số theo chức năng, nhiệm vụ của Sở, gồm: Nghiên cứu ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý doanh nghiệp, quản lý đầu tư, quản lý đầu tư công, KT-XH; phối hợp triển khai các ứng dụng số sử dụng các công nghệ mới như AI, Big data trong việc tham mưu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các dự án để triển khai Đề án theo quy định của pháp luật và đảm bảo khả năng cân đối của ngân sách.

- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu, đề xuất xây dựng phương án hỗ trợ thu hút các dự án đầu tư phát triển CNTT theo hình thức đối tác công tư (PPP) của các doanh nghiệp đầu tư phát triển CNTT trong và ngoài nước.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đối với các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí, phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương trong việc chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo Đề án.

- Nghiên cứu đề xuất các chính sách thử nghiệm phục vụ chuyển đổi số.

- Tổ chức triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh.

- Phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp để thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, sáng kiến ứng dụng AI-ML, Blockchain, Big Data, IoT,...

7. Công an tỉnh

- Chủ trì, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo chỉ đạo của Bộ Công an. Triển khai tốt Đề án 06[22] trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương kết nối, chia sẻ CSDL Dân cư và các nền tảng do Công an quản lý theo chỉ đạo Chính phủ, Bộ Công an và các bộ ngành liên quan, và theo nhu cầu các cơ quan tổ chức tỉnh theo quy định,...

8. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo Đề án. Nghiên cứu triển khai các ứng dụng số, ưu tiên hình thức xã hội hóa.

- Chủ trì lựa chọn trường học, cơ sở giáo dục thí điểm mô hình ứng dụng CNTT toàn diện, hướng đến trường học thông minh, để có đánh giá và nhân rộng.

- Chủ trì trong đào tạo phổ cập tin học ứng dụng, kiến thức ATTT trong trường học, hình thành công dân số trong tương lai; định hướng nghề nghiệp lĩnh vực CNTT trong học sinh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo và dạy nghề gắn với công nghệ số.

9. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo Đề án.

- Chủ trì, phối hợp tổ chức triển khai các nền tảng Quản lý tiêm chủng; nền tảng quản lý trạm y tế xã, phường, thị trấn; nền tảng tư vấn hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa; hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân, đảm bảo trên 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử, đảm bảo thông tin sức khỏe của người dân được cập nhật kịp thời. Xây dựng nền tảng hệ thống quản trị y tế thông minh, cổng sức khỏe người dân, cho phép người dân, cán bộ y tế có thể quản lý, tra cứu, thông tin sức khỏe của mình. Phát triển các ứng dụng nhắn tin thông báo về thông tin sức khỏe cho người dân trên hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân.

- Chủ trì lựa chọn bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện thử nghiệm mô hình bệnh viện ba không (không giấy tờ, không xếp hàng, không thanh toán tiền mặt), làm cơ sở đánh giá nhân rộng;

- Chủ trì lựa chọn hệ thống CSDL ngành y tế địa phương phục vụ tích cực cho công tác quản lý, điều hành, dự đoán tình hình dịch bệnh và phục vụ khám chữa bệnh người dân để ứng dụng thử nghiệm và từng bước hoàn thiện.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo Đề án.

- Phát triển, triển khai sàn TMĐT để tăng cường quảng bá, tuyên truyền các sản phẩm nông nghiệp của địa phương, cải thiện hiệu quả kinh doanh.

- Phát triển, triển khai ứng dụng số hỗ trợ quan sát, giám sát, điều hành thông minh dựa trên dữ liệu số phục vụ công tác quản lý, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng các lĩnh vực của ngành nông nghiệp.

- Hỗ trợ, thúc đẩy người dân, tổ chức sử dụng/ứng dụng các công nghệ (như AI, Big Data, IoT…) để tự động hóa quy trình sản xuất, giúp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chính xác.

- Triển khai Hệ thống CSDL truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh.

11. Sở Giao thông vận tải

- Chủ trì, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo Đề án.

- Phát triển, triển khai ứng dụng số phục vụ hỗ trợ quản lý quy hoạch, chất lượng và xây dựng, mở rộng, bảo trì, bảo dưỡng các công trình, hạ tầng giao thông.

- Từng bước thiết lập đồng bộ nền tảng giao dịch số về logistics để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước.

12. Sở Công Thương

- Chủ trì, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo Đề án.

- Triển khai các ứng dụng số phục vụ quản lý, điều hành trong lĩnh vực năng lượng; TMĐT.

13. Sở Tài Nguyên và Môi trường

- Chủ trì, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo Đề án.

- Triển khai xây dựng hoàn thiện CSDL về đất đai, môi trường, biển, địa chất - khoáng sản,... hệ thống giám sát thu gom rác thải thông minh.

- Ứng dụng công nghệ số để xác định chính xác nguồn gây ra ô nhiễm môi trường đến từng cơ sở sản xuất hay điểm dân cư, lượng và loại chất thải được thải ra, trạng thái ô nhiễm chi tiết theo tọa độ, mức độ, khu vực.

- Triển khai các giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường.

14. Sở Xây dựng

- Chủ trì, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo Đề án.

- Xây dựng CSDL số để phục vụ công tác quản lý chuyên môn về công tác quy hoạch xây dựng, quản lý chuyên môn về hoạt động xây dựng.

- Triển khai các ứng dụng HTTT địa lý GIS trong công tác lập quy hoạch và quản lý hoạch xây dựng.

- Triển khai các ứng dụng số phục vụ quản lý tập trung, điều khiển hạ tầng điện chiếu sáng công cộng sử dụng bản đồ số.

- Hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố xây dựng ĐTTM.

15. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo Đề án.

- Duy trì, phát triển ứng dụng du lịch thông minh; ứng dụng AI, trợ lý du lịch ảo và các công nghệ tiên tiến khác phục vụ du khách,...

- Số hóa các di sản văn hóa; ứng dụng giải pháp thông minh trong giám sát quảng cáo điện tử.

16. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo Đề án.

- Duy trì, phát triển CSDL cần thiết phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của ngành như: Quản lý đối tượng người có công; đối tượng bảo trợ xã hội; hộ nghèo, hộ cận nghèo; thông tin trẻ tại cơ sở; cung cầu lao động; người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng,...

17. Sở Tư pháp

- Chủ trì, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo Đề án.

- Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Phát triển nền tảng để người dân, doanh nghiệp, CQNN tra cứu pháp luật dưới dạng hỏi - đáp, tình huống; phát triển nền tảng tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giải đáp pháp luật,...

18. Sở Ngoại vụ

Chủ trì, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo Đề án. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm xây dựng các dự án, chương trình, kế hoạch triển khai các nội dung chuyển đổi số thuộc lĩnh vực quản lý.

19. Chi cục Thuế tỉnh, Chi cục Hải quan Phú Yên, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên

- Chủ trì, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Phần III của Đề án này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Bám sát chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham mưu thực hiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh được tiếp cận tín dụng một cách thuận lợi;

- Tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp chuyển đổi số; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong triển khai chương trình tín dụng ưu đãi (chương trình cho vay kích cầu đầu tư, cho vay với lãi suất ưu đãi) cho các doanh nghiệp công nghệ số nhằm hỗ trợ các sản phẩm chuyển đổi số chủ lực và doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Chỉ đạo các Tổ chức tín dụng thúc đẩy triển khai chuyển đổi số vực ngân hàng trên địa bàn với hình thức phù hợp.

- Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai các chương trình, chính sách tín dụng để thúc đẩy chuyển đổi số.

20. Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm xây dựng các dự án, chương trình, kế hoạch triển khai các nội dung chuyển đổi số thuộc lĩnh vực quản lý. Phối hợp với các đơn vị khác trong việc thực hiện các dự án liên ngành đảm bảo tính đồng bộ, kết nối, và chia sẻ dữ liệu.

21. UBND cấp huyện, cấp xã

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị có trách nhiệm xây dựng các dự án, chương trình, kế hoạch triển khai các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý. Ngoài ra, có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị khác trong việc thực hiện các dự án liên ngành, các dự án về nền tảng công nghệ dùng chung của toàn tỉnh, đảm bảo tính đồng bộ, kết nối, và chia sẻ dữ liệu.

- Chịu trách nhiệm trong việc rà soát, tham mưu đề xuất việc ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của HĐND - UBND cùng cấp quy định về chuyển đổi số của ngành, lĩnh vực, địa phương theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời đại công nghiệp 4.0.

- Định kỳ hằng quý gửi báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông tình hình triển khai Đề án để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

22. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông

- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số, phát triển CQĐT hướng đến Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; tham gia tích cực công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh;

- Chủ động thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo ATTT, an ninh mạng.

23. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số trong doanh nghiệp, chuyển đổi sang cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, sản xuất thông minh thông qua việc tái tư duy hướng kinh doanh, tái đánh giá chuỗi giá trị, tái kết nối với khách hàng và từng bước thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp; khai thác tối đa Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn lực khác để tăng cường đầu tư cho các hoạt động chuyển đổi số.

24. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Phú Yên

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên, người dân và doanh nghiệp sử dụng DVCTT; phát huy vai trò của tổ chức Đoàn các cấp hình thành lực lượng nòng cốt; tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động, hỗ trợ thực hiện sử dụng DVCTT, Đề án 06; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá, tuyên dương, khen thưởng kịp thời để nhân rộng mô hình, điển hình; có cơ chế hỗ trợ hoạt động.

- Chỉ đạo tổ chức Đoàn các cấp tích cực tham gia, nhằm phát huy sức trẻ, đẩy mạnh hoạt động Tổ Công nghệ số cộng đồng ở địa phương trong công tác CCHC, chuyển đổi số, sử dụng DVCTT trên địa bàn tỉnh.

PHẦN V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

I. CHUYỂN ĐỔI SỐ MANG LẠI HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI KT - XH

- Đề án giúp cho tỉnh có cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy việc xây dựng, phát triển tỉnh Phú Yên trở thành tỉnh nằm trong nhóm khá về chuyển đổi số và an toàn, an ninh mạng; phát triển hạ tầng số phục vụ các CQNN một cách tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế; cung cấp DVCTT mức độ toàn trình, cả trên thiết bị di động để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí.

- Đề án, Nghị quyết chuyển đổi số tỉnh Phú Yên là giải pháp có tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, lĩnh vực KT-XH nhằm tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, mở ra không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, công nghệ số được tích hợp vào mọi mặt đời sống, tại nơi ở, nơi làm việc, nơi học tập, nơi mua sắm, và nơi giải trí, giúp cho mọi việc đều nhanh hơn và thuận lợi hơn, giúp người dân thực hiện các công việc hàng ngày tối ưu hơn và dễ dàng hơn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên; qua đó, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế của địa phương, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và sự phát triển bền vững của địa phương.

II. CHUYỂN ĐỔI SỐ MANG LẠI LỢI ÍCH CHO DOANH NGHIỆP VÀ CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN

1. Chính quyền

- Chuyển đối số sử dụng dữ liệu và hệ thống công nghệ số nhằm thay đổi trải nghiệm người sử dụng với các DVC do Nhà nước cung cấp. Việc thay đổi hệ thống công nghệ cũng làm thay đổi nghiệp vụ, mô hình và phương thức hoạt động của bộ máy CQNN.

- Chuyển đổi số cũng đang dần thay đổi nhận thức của lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, có khả năng quyết định hướng đi và sự thành công của cơ quan và tổ chức. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống hạ tầng CNTT nhằm phục vụ cho quá trình chuyển đổi số trước những lợi ích mà nó đem lại. Chính phủ các nước dần ứng dụng chuyển đổi số vào công tác xây dựng “Nhà nước số”, “Chính phủ số”. Trước xu hướng đó, Việt Nam cũng đang từng bước áp dụng vào công tác quản lý và xây dựng Chính phủ điện tử - Chính phủ số với các chính sách - pháp luật đang được sửa đổi nhằm có hệ thống pháp lý phù hợp với xu hướng hiện nay. Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích các ngành/nghề, doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số trong tất cả lĩnh vực, như: Chuyển đổi số doanh nghiệp, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, y tế, công tác truyền thông,…

- Trong quá trình chuyển đổi số, chính quyền đóng vai trò kết nối, để tất cả các lực lượng cùng tham gia chuyển đổi số, góp phần xây dựng chính quyền số hiệu quả, phục vụ người dân tốt, phát triển nền kinh tế số mang lại giá trị thặng dư cao hơn.

2. Doanh nghiệp

Có thể thấy rõ, chuyển đổi số mang rất nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp, như:

- Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp: Tham gia quá trình chuyển đổi số, CEO của doanh nghiệp sẽ có thể chủ động và dễ truy xuất báo cáo về các hoạt động của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp, như: Nhân viên ghi nhận doanh số, biến động nhân sự, khách hàng tìm hiểu sản phẩm sẽ được thể hiện trên các phần mềm quản trị doanh nghiệp, điều này sẽ giúp giảm sự chậm trễ, giúp CEO quản lý doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch hơn so với trước đó; thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra lợi thế mới; hỗ trợ phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số, số hóa quy trình sản xuất.

- Tối ưu hóa năng suất nhân viên: Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa năng lực làm việc của nhân viên trong công ty. Bởi những công việc có giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà doanh nghiệp không cần tốn chi phí trả lương cho nhân viên, đồng thời cũng giúp nhân viên có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các công việc quan trọng khác. Chuyển đổi số cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo nhận lại cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng hoặc cuối quý.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp sở hữu nền tảng số hóa sẽ có thể triển khai và vận hành doanh nghiệp hiệu quả, chính xác và chất lượng. Bởi các giải pháp quản trị và vận hành số hóa sẽ tăng tính hiệu quả và chính xác trong các quyết định của doanh nghiệp. Đồng thời, chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong việc tương tác nhanh chóng với khách hàng, chính sách chăm sóc và phục vụ khách hàng,…

3. Người dân

- Đối với người dân, chuyển đổi số cũng đang dần tác động vào trong cuộc sống khi có thể trải nghiệm các DVC hay các dịch vụ được cung cấp từ các cơ quan hành chính, doanh nghiệp ngày càng thuận tiện, nhanh chóng. Các giao dịch như: DVCTT, ngân hàng, mua sắm,… hoàn toàn có thể thực hiện qua mạng mà không cần phải đến tận nơi thực hiện.

- Dịch Covid-19 cũng giúp người tiêu dùng nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, bởi trong thời gian cách ly xã hội, người tiêu dùng buộc phải hạn chế ra đường, mọi giao dịch, việc học, các cuộc họp và xử lý công việc đều được thực hiện qua máy tính. Điều này bắt buộc người tiêu dùng phải có máy tính và hệ thống truyền tải mạng dữ liệu ổn định mới đáp ứng được nhu cầu của công việc.

- Xu hướng chuyển đổi số đã tạo ra rất nhiều dịch vụ có ích cho người dân cũng như tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng tạo ra những mâu thuẫn, thay đổi cơ bản với mô hình kinh doanh truyền thống, bởi những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu buộc các doanh nghiệp và mô hình kinh doanh truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tồn tại và phát triển.

III. TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN CUỘC SỐNG

Chuyển đổi số hiện đang tác động vào công việc và cuộc sống hàng ngày của chúng ta với sức mạnh vô cùng lớn. Chuyển đổi số là chủ đề quan tâm chính của những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn cuộc sống hiện nay, giai đoạn dịch bệnh Covid -19 đã đi qua và cả trong thời gian đến.

Có 3 xu hướng chuyển đổi số trong cuộc sống của chúng ta:

- Thứ nhất, các dịch vụ sinh hoạt, cuộc sống của chúng ta được trang bị các hệ thống dịch vụ hỗ trợ thông minh, các hệ thống dịch vụ này hỗ trợ chúng ta thực hiện các công việc trong cuộc sống một cách hiệu quả và thông minh nhất. Các dịch vụ sinh hoạt đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công việc hàng ngày của chúng ta.

- Thứ 2, công nghệ truyền thông. Các công nghệ mới cho phép mọi người khắp nơi trên thế giới giao tiếp với nhau một cách dễ dàng và thuận tiện. Khoảng 80% nhân viên trên toàn thế giới làm việc với nhau trên các nhóm ảo. Công nghệ 4.0 mang lại rất nhiều tiềm năng và cơ hội lớn cho các doanh nghiệp.

- Thứ 3, lưu thông thị trường. Với việc chuyển đổi số sẽ tác động đến tất cả các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về đổi mới và thay đổi. Cuộc đua hướng tới số hóa đang diễn ra, nó được thúc đẩy bởi áp lực chi phí ngày càng gia tăng, chuỗi giá trị ngày càng tinh gọn hơn, thậm chí một số ngành công nghiệp mới có thể sắp sẽ ra đời nhờ chuyển đổi công nghệ số. Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu này, chỉ những doanh nghiệp có thể thích nghi và chủ động, tích cực nhất mới có thể tồn tại và phát triển./.

PHỤ LỤC 1: CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

(Kèm theo Đề án Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2025, tầm nhìn đến 2030)

TT

Một số chỉ tiêu chính

Phú Yên

Quyết định số 749/QĐ-TTg

Hiện trạng

Đến 2025

Đến 2030

Đến 2025

Đến 2030

I

Chính quyền số

1

Tỷ lệ DVC trực tuyến toàn trình được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động

80%

100%

80%

100%

2

Tỷ lệ hồ sơ, TTHC tại cấp tỉnh; cấp huyện và cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

90%;

80%;

60%

100%;

90%;

70%

90%;

80%;

60%

100%;

90%;

70%

3

Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp, các ngành được thực hiện qua HTTT báo cáo điện tử của tỉnh; kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với HTTT báo cáo Chính phủ;

-

100%

-

100%

-

4

Kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu các CSDL địa phương với nhau, với CSDL trọng điểm quốc gia: Dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm, tư pháp,… qua LGSP, NGSP.

100%

100%

5

Hình thành Kho dữ liệu tỉnh, kho dữ liệu các ngành trọng điểm, kết nối, chia sẻ %. Giảm % TTHC. Hình thành CSDL mở của tỉnh, tăng % DV sáng tạo dựa trên dữ liệu.

50%

10%

10%

100%

30%

30%

100%

30%

30%

6

Hoạt động kiểm tra của cơ quan QLNN được thực hiện thông qua môi trường số và HTTT của CQQL

-

50%

70%

50%

70%

7

Phú Yên nằm trong nhóm vị trí 20-30 tỉnh, thành phố của cả nước về chỉ số phát triển DTI, ICT Index.

45

30

II

Kinh tế số

1

Kinh tế số chiếm tối thiểu % GDP của tỉnh;

20%

30%

20%

30%

2

Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu %;

10%

20%

10%

20%

3

Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu %.

7%

8%

7%

8%

III

Xã hội số

1

Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên % hộ gia đình, % địa bàn xã.

80% hộ

100% xã

Phổ cập DV Internet băng thông rộng

80% hộ

100% xã

Phổ cập DV Internet băng thông rộng

2

Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh

Phổ cập 4/5G

Phổ cập 5G

Phổ cập 4/5G

Phổ cập 5G

3

Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên %;

50%

80%

50%

80%

PHỤ LỤC 2: DANH MỤC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2024 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

(Kèm theo Đề án Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2025, tầm nhìn đến 2030)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Khái toán tổng mức đầu tư

(TW, ĐP, XHH, tài trợ, Khác)

Thời gian thực hiện

Nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn sự nghiệp, chi thường xuyên

Nguồn vốn XHH, tài trợ, khác

Năm 2024

Năm 2025

NS TW, tỉnh

NS địa phương

NS tỉnh

NS địa phương

A

PHÁT TRIỂN NỀN TẢNG CHO CHUYỂN ĐỔI SỐ

35.000

60.000

234.385

3.000

0

163.282

169.103

I

Nhóm dự án chuyển đổi nhận thức

0

0

2.000

0

0

1.100

900

1

Chương trình tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng số trong CQNN (gồm ATTT)

Sở TT&TT

300

150

150

2

Chương trình tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo số cho các cấp lãnh đạo trong CQNN (gồm cả nhận thức ATTT)

Sở TT&TT

300

150

150

3

Chương trình nâng cao nhận thức, năng lực, kỹ năng trong nền kinh tế số

Sở TT&TT

Các Sở/ngành, Hội DN tỉnh, cấp huyện

300

200

100

4

Chương trình đào tạo 100 cán bộ chuyên gia số trong các CQNN và Tổ Công nghệ số cộng đồng (bao gồm ATTT)

Sở TT&TT

500

300

200

5

Xây dựng chuyên mục tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số của tỉnh.

Sở TT&TT

PTP, Báo Phú yên, Cổng TTĐT tỉnh, …

200

100

100

6

Phổ cập ứng dụng Digital-Phuyen (Di- Phuyen), các DVC thiết yếu trên Cổng DVC trực tuyến đến 100% người dùng có sử dụng điện thoại di động thông minh tỉnh

Sở TT&TT

Tỉnh đoàn, Tổ CNS cộng đồng

-

-

-

7

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và kết quả của ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động giáo dục; phổ biến và tuyên truyền tới cán bộ, giáo viên và học sinh về ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân, kỹ năng sử dụng thiết bị số và tham gia môi trường số an toàn; trang bị các phần mềm phòng chống virus có bản quyền; triển khai các hoạt động hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia vào ngày 10 tháng 10 hàng năm.

Sở GD&ĐT

400

200

200

II

Phát triển hạ tầng số

0

30.000

14.470

0

0

22.810

21.660

1

Thuê dịch vụ CNTT hạ tầng ứng dụng CNTT phục vụ quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu chuyên ngành tại địa phương (Cloud Phú Yên - Hạ tầng dự phòng thảm hoạ phục vụ chuyển đổi số)

Sở TT&TT

5.000

2.000

3.000

2

Chuyển đổi địa chỉ IP trong cơ quan nhà nước qua giao thức thế hệ mới (IPv6).

Sở TT&TT

Các sở/ngành, tổ chức, đơn vị, địa phương

500

500

-

3

Thuê dịch vụ công nghệ thông tin “Đường truyền số liệu chuyên dùng cấp II tỉnh Phú Yên”

Sở TT&TT

2.000

1.000

1.000

4

Phát triển hạ tầng IoT phục vụ chuyển đổi số và phát triển dịch vụ ĐTTM (thị xã Sông Cầu; thị xã Đông Hòa)

Các địa phương cấp huyện [23]

Sở TT&TT, các DN

30.000

15.000

15.000

5

Phủ sóng mạng thế hệ mới (5G) trên các đô thị, vùng trọng điểm của tỉnh (ưu tiên triển khai tại các khu, cụm công nghiệp, khu vực đông dân cư, trung tâm các huyện, thị xã, thành phố, khu du lịch, bệnh viện, trường học) để phục vụ phát triển xã hội số và dịch vụ ĐTTM

Các DN viễn thông; BQL Các KKT PY; Sở CT

Sở TT&TT, các DN

-

-

-

6

Trang bị hệ thống phòng học tương tác thông minh (Lab) hiện đại; hệ thống thiết bị giám sát và kiểm tra

Trường Đại học Phú Yên

1.310

1.310

-

7

Đảm bảo các điều kiện và hạ tầng số, trang thiết bị triển khai ứng dụng CNTT và CĐS trong đào tạo (hạ tầng mạng, hệ thống phòng thực hành)

Trường Đại học Phú Yên

3.660

2.000

1.660

8

Đầu tư hạ tầng CNTT-VT phục vụ Đề án 06

Sở TT&TT

Các sở/ngành

2.000

1.000

1.000

9

Triển khai hệ sinh thái khởi nghiệp, sáng tạo

Sở KH&CN

-

-

-

III

Xây dựng nền tảng số và HTTT dùng chung

35.000

30.000

150.455

3.000

0

106.672

111.783

1

Xây dựng kiến trúc chuyển đổi số (chính quyền số, kinh tế số, xã hội số)

Sở TT&TT

600

400

200

2

Triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ hoàn thiện phát triển chính quyền số (LGSP)

Sở TT&TT

5.700

3.000

2.700

3

Tích hợp lên các nền tảng số quan trọng: Định danh điện tử, IoT, Big Data, AI, Blockchain và các công nghệ mới (Cổng DVC, Cổng dữ liệu mở, LGSP, Di-Phuyen, Kho dữ liệu, … )

Sở TT&TT

Các sở/ngành

2.000

700

1.300

4

Triển khai Hệ thống phát thanh ứng dụng CNTT-VT do Bộ TT&TT chủ trì đến cấp xã.

Sở TT&TT

PTP Phú Yên, ĐP cấp huyện/ xã

30.000

-

15.000

15.000

5

Xây dựng các kho dữ liệu dùng chung của tỉnh (gồm bản đồ số, CSDL chuyên ngành) và CSDL mở, có tích hợp công cụ phân tích Big Data, các công nghệ IoT, AI và các công nghệ mới khác.

Sở TT&TT

Sở TN&MT và các sở/ngành

15.000

10.000

5.000

6

Nâng cấp Cổng DVCTT tỉnh và các hệ thống 1 của điện tử (tích hợp thống nhất trong Cổng DVCTT), có tích hợp các công nghệ tiên tiến.

Sở TT&TT

VPUBND tỉnh, Sở Nội vụ

1.500

500

1.000

7

Hoàn chỉnh HTTT báo cáo liên thông 4 cấp, kết nối VPCP và CSDL KT-XH[24].

VP UBND tỉnh

Các sở/ ngành, ĐP cấp huyện/ xã

3.100

1.600

1.500

8

Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống IOC tỉnh có tích hợp thông tin từ các hệ thống TP, thị xã, huyện thuộc tỉnh.

VP UBND tỉnh

15.000

5.000

10.000

9

Nâng cấp Cổng Thông tin điện tử của tỉnh (tích hợp các công nghệ tiên tiến)[25]

VP UBND tỉnh

2.000

1.000

1.000

10

Triển khai Hệ thống Phòng họp không giấy[26]

VP UBND tỉnh

Các Sở, ngành, địa phương

3.000

1.500

1.500

11

Triển khai Hệ thống Quản lý theo dõi thông tin KT-XH, Lãnh đạo chỉ đạo, các nhiệm vụ trọng tâm, nghị quyết, chỉ đạo, chương trình công tác năm của lãnh đạo UBND tỉnh[27]

VP UBND tỉnh

Các Sở, ngành, địa phương

2.200

1.100

1.100

12

Số hóa, tạo lập CSDL tài liệu lưu trữ lịch sử, đảm bảo an toàn thông tin, chia sẻ theo quy định[28]

Sở Nội vụ

4.855

2.572

2.283

13

Xây dựng hoàn chỉnh Khu Lưu trữ số tại Lưu trữ lịch sử tỉnh theo quy định, đảm bảo tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh theo quy định

Sở Nội vụ

2.000

2.000

14

Xây dựng hệ sinh thái Di-Phuyen (Cổng Dữ liệu mở)

Sở TT&TT

Các sở/ ngành, ĐP cấp huyện

6.000

4.000

2.000

15

Hệ thống quản lý CSDL kết quả giải quyết TTHC tỉnh

Sở TT&TT

Các sở/ ngành, ĐP cấp huyện/ xã

5.500

3.000

2.500

16

Xây dựng và vận hành Cổng Thông tin điện tử chưa các trang TTĐT của các sở, ban, ngành[29]

Sở TT&TT

Các sở/ ngành

2.000

1.800

200

17

Xây dựng hệ thống IOC ngành giáo dục Phú Yên

Sở GD&ĐT

UBND cấp huyện

3.000

1.500

1.500

18

Triển khai hệ sinh thái học liệu số theo Chương trình GDPT năm 2018(hệ thống quản lý học tập LMS; các công cụ khảo sát, kiểm tra, đánh giá; thư viên số,…)

Sở GD&ĐT

UBND cấp huyện

3.000

1.500

1.500

19

Xây dựng các nền tảng số, thử nghiệm, hoàn thiện và phát triển dịch vụ Y tế thông minh phổ cập đến cấp cơ sở, đảm bảo điều kiện tham gia vào mạng lưới Y tế thông minh toàn quốc.

Sở Y tế

UBND cấp huyện, các đơn vị y tế trực thuộc

8.000

2.000

6.000

20

Xây dựng nền tảng số, hoàn thiện và phát triển dịch vụ Giáo dục thông minh phổ cập đến cấp cơ sở, sẵn sàng tham gia vào mạng lưới Giáo dục thông minh toàn quốc[30].

Sở GD&ĐT

20.000

60.000

40.000

40.000

21

Xây dựng nền tảng số, hoàn thiện và phát triển dịch vụ Du lịch thông minh

Sở VHTT&DL

5.000

2.000

3.000

22

Xây dựng nền tảng số và phát triển dịch vụ giám sát, điều hành Giao thông thông minh

Sở GTVT

Sở TTTT; UBND cấp huyện

7.000

3.000

4.000

23

Ứng dụng CNTT vào hoạt động logistics; xây dựng CSDL bản đồ GIS về logistics

Sở GTVT

Sở TTTT; UBND cấp huyện

5.000

2.000

3.000

24

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy các ứng dụng, tiến bộ KHCN trong hoạt động quản lý nguồn nước, phát triển các giải pháp tưới tiết kiệm, thích ứng biến đổi khí hậu hướng đến ngành Nông nghiệp thông minh

Sở NN&PTNT

Các Sở, ban, ngành có liên quan; UBND cấp huyện

4.000

2.000

2.000

25

Ứng dụng công nghệ trong phát triển thành phố xanh, giảm tiêu hao năng lượng (thị xã Sông Cầu)

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở CT

3.000

1.500

1.500

26

Ứng dụng công nghệ trong việc giám sát quá trình vận hành của các hồ, đập; theo dõi lượng mưa tại các hồ, đập; giám sát tình hình ô nhiễm môi trường tại các KCN, ô nhiễm không khí, môi trường nước;

Sở NN&PTN/ Sở TN&MT

Các Sở/ ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

-

-

IV

Số hóa nguồn dữ liệu

0

0

64.060

0

0

31.000

33.060

1

Số hóa dữ liệu và xây dựng CSDL chuyên ngành[31]

Sở, ban ngành

57.060

25.500

31.560

2

Hệ thống quản lý vốn đầu tư công (CSDL và phần mềm quản lý sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh)

Sở KH&ĐT

3.500

3.500

-

3

Hệ thống quản lý các dự án ngoài ngân sách nhà nước (CSDL và phần mềm quản lý các dự án của nhà đầu tư)

Sở KH&ĐT

2.000

2.000

-

4

Xây dựng Cổng thông tin doanh nghiệp và quản trị hoạt động của doanh nghiệp (CSDL và phần mềm quản lý doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh)

Sở KH&ĐT

1.500

-

1.500

5

Triển khai kết nối, chia sẻ CSDL chuyên ngành với trục LGSP của tỉnh phục vụ công tác chuyển đổi số

Sở TT&TT

Các sở/ ngành

-

-

-

V

Đảm bảo an toàn thông tin

0

0

3.000

0

0

1.500

1.500

1

Xây dựng Trung tâm SOC

Sở TT&TT

2.000

1.000

1.000

2

Triển khai chữ ký số 100% cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nhà nước

Sở TT&TT

Các sở/ ngành, ĐP

-

-

-

3

Triển khai thuê (hoặc xây dựng) nền tảng và hệ thống quy chuẩn đảm bảo ATTT phục vụ chuyển đổi số đến 2030 (chống mã độc tập trung, rà soát mã độc)

Sở TT&TT

1.000

500

500

VI

Phát triển nguồn nhân lực

0

0

400

0

0

200

200

1

Tổ chức đào tạo chuyên sâu về các công nghệ mới cho cán bộ chuyên trách CNTT (gồm ANTT)

Sở TT&TT

Các sở/ ngành, ĐP

-

-

-

2

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng, khai thác các HTTT của tỉnh cho CBCCVC.

Sở TT&TT

Các sở/ ngành, ĐP

-

-

-

3

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu của tỉnh cho CBCCVC

Sở TT&TT

Các sở/ ngành, ĐP

400

200

200

4

Triển khai dự án phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030

Sở Nội vụ

UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan

-

-

B

PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ

0

0

0

0

0

0

0

1

Nâng cấp Hệ thống QLVB&ĐH theo hướng tích hợp các công nghệ tiên tiến

Sở TT&TT

VPUBND Tỉnh, Sở Nội vụ

-

-

-

2

Chuyển hóa các HTTT dùng chung trong cơ quan nhà nước tỉnh Phú Yên theo kiến trúc Chính quyền điện tử và Kiến trúc ICT ĐTTM

Sở TT&TT

-

-

-

C

PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ

0

0

1.510

0

0

710

800

1

Phát triển thị trường TMĐT trên địa bàn tỉnh Phú Yên [32]

Sở Công thương

510

210

300

2

Triển khai chương trình khởi nghiệp sáng tạo thúc đẩy phát triển kinh tế số

Sở KH&CN

-

-

-

3

Phát triển hạ tầng số phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Phú Yên

NHNN CN Phú Yên

Các NH Thương mại trên địa bàn

-

-

-

4

Hỗ trợ Doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số phục vụ quản lý và phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh

Sở TT&TT

Các Doanh nghiệp

1.000

500

500

D

PHÁT TRIỂN XÃ HỘI SỐ

0

0

0

0

0

0

0

1

Triển khai hệ thống cáp quang đến 100% cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, hoàn thành tắt sóng 2/3G.

Sở TT&TT

Các DN viễn thông

-

-

-

2

Phổ cập điện thoại di động thông minh đảm bảo 100% người dân đảm bảo điều kiện có điện thoại di động thông minh

Sở TT&TT

Các Doanh nghiệp, Địa phương

-

-

-

3

Triển khai Wifi công cộng phục vụ du khách, người dân tại các điểm du lịch và đô thị.

Sở TT&TT

Các DN Viễn thông

-

-

-

TỔNG CỘNG

35.000

60.000

235.895

3.000

0

163.992

169.903

PHỤ LỤC 3: DANH MỤC NHIỆM VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ ƯU TIÊN THỰC HIỆN THEO ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2024 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

(Kèm theo Đề án Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2025, tầm nhìn đến 2030)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Khái toán tổng mức đầu tư (TW, ĐP, XHH, tài trợ, Khác)

Thời gian thực hiện

Nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn sự nghiệp, chi thường xuyên

Nguồn vốn XHH, tài trợ, khác

Năm 2024

Năm 2025

NS TW, tỉnh

NS địa phương

NS tỉnh

NS địa phương

1.

Phát triển hạ tầng IoT phục vụ chuyển đổi số và phát triển dịch vụ ĐTTM (thị xã Sông Cầu; thị xã Đông Hòa)

Các địa phương cấp huyện

Sở TT&TT, các DN

30.000

15.000

15.000

2.

Triển khai các nền tảng số, thử nghiệm, hoàn thiện và phát triển dịch vụ Y tế thông minh phổ cập đến cấp cơ sở, đảm bảo điều kiện tham gia vào mạng lưới Y tế thông minh toàn quốc.

Sở Y tế

UBND cấp huyện, các đơn vị y tế trực thuộc

8.000

2.000

6.000

3.

Xây dựng nền tảng số, hoàn thiện và phát triển dịch vụ Giáo dục thông minh phổ cập đến cấp cơ sở, sẵn sàng tham gia vào mạng lưới Giáo dục thông minh toàn quốc

Sở GD&ĐT

20.000

60.000

40.000

40.000

4.

Xây dựng nền tảng số, hoàn thiện và phát triển dịch vụ Du lịch thông minh

Sở VHTT&DL

5.000

2.000

3.000

5.

Ứng dụng CNTT vào hoạt động logistics; xây dựng CSDL bản đồ GIS về logistics

Sở GTVT

Sở TTTT; UBND cấp huyện

5.000

2.000

3.000

6.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy các ứng dụng, tiến bộ KHCN trong hoạt động quản lý nguồn nước, phát triển các giải pháp tưới tiết kiệm, thích ứng biến đổi khí hậu hướng đến ngành Nông nghiệp thông minh

Sở NN&PTNT

Các Sở, ban, ngành có liên quan; UBND cấp huyện

4.000

2.000

2.000

7.

Ứng dụng công nghệ trong phát triển thành phố xanh, giảm tiêu hao năng lượng (thị xã Sông Cầu)

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở CT

3.000

1.500

1.500

8.

Ứng dụng công nghệ trong việc giám sát quá trình vận hành của các hồ, đập; theo dõi lượng mưa tại các hồ, đập; giám sát tình hình ô nhiễm môi trường tại các KCN, ô nhiễm không khí, môi trường nước;

Sở NN&PTN/ Sở TN&MT

Các Sở/ ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

-

-

9.

Triển khai dự án phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030

Sở Nội vụ

UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan

-

-

10.

Triển khai hệ sinh thái khởi nghiệp, sáng tạo

Sở KH&CN

-

-

-

TỔNG CỘNG

20.000

30.000

82.000

3.000

0

64.500

70.500

PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI SỐ PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2024 - 2025 THEO CÁC NGUỒN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP, KHU VỰC TƯ NHÂN, CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC NGUỒN KINH PHÍ KHÁC

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Khái toán tổng mức đầu tư

Thời gian thực hiện

Nguồn vốn

1

Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh có tính cạnh tranh và phát triển bền vững

Sở Công thương, Cục QLTT

Các sở/ngành tỉnh, UBND cấp huyện

0

2024-2025

Nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2

Chuyên đổi số trong từng doanh nghiệp Viễn thông, doanh nghiệp nhà nước hướng đến chuyển đổi số trong tất cả doanh nghiệp

Các doanh nghiệp Viễn thông, doanh nghiệp nhà nước

Sở TT&TT

-

2024-2025

Nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

3

Tham mưu về thanh toán điện tử

NHNN CN Phú Yên

Các sở/ngành tỉnh, UBND cấp huyện

-

2024-2025

Nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

4

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý nhà nước: số hóa, quản lý chuỗi nông nghiệp trồng trọt.

Sở KH&CN

Các cơ quan liên quan

0

2024-2025

Sự nghiệp KHCN; nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

5

Nâng cao năng lực cho Doanh nghiệp: Tư vấn xây dựng chiến lược truyền thông số cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

(Tư vấn lộ trình, hướng dẫn SME hoạt động trực tuyến và tiêu chuẩn hóa sản phẩm).

Sở KH&CN

Các cơ quan liên quan

0

2024-2025

Nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

6

Số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu mở rộng cho cộng đồng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Yên. (Vốn, hạ tầng, pháp lý, giáo dục, nguồn nhân lực; tương tác của người dân, doanh nghiệp hiện hữu về những khó khăn, vấn đề gặp phải và cần giải quyết trong cuộc sống, những đặt hàng giải quyết vấn đề).

Sở KH&CN

Các cơ quan liên quan

0

2024-2025

Nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

7

Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch TMĐT trong và ngoài nước

Sở Công thương

Các Hiệp hội DN, BĐ tỉnh, Viettel

0

2024-2025

Nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

PHỤ LỤC 5: NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI SỐ PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2024 - 2025 SỐ HÓA DỮ LIỆU VÀ XÂY DỰNG CSDL CHUYÊN NGÀNH

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Khái toán tổng mức đầu tư

Thời gian thực hiện

Nguồn vốn

I

LĨNH VỰC GIÁO DỤC

1.000

1

Cung cấp thông tin về cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo

-

1.1

Danh sách các nhà trẻ trên địa bàn

UBND cấp huyện

Các đơn vị liên quan

-

2024-2025

1.2

Danh sách các trường mẫu giáo trên địa bàn

UBND cấp huyện

Các đơn vị liên quan

-

2024-2025

1.3

Danh sách các trường mầm non trên địa bàn

UBND cấp huyện

Các đơn vị liên quan

-

2024-2025

1.4

Danh sách Nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ

UBND cấp huyện

Các đơn vị liên quan

-

2024-2025

1.5

Danh sách Nhóm trẻ độc lập quy mô trên 07 trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập

UBND cấp huyện

Các đơn vị liên quan

-

2024-2025

1.6

Danh sách các trường Tiểu học trên địa bàn

UBND cấp huyện

Các đơn vị liên quan

-

2024-2025

1.7

Danh sách các trường Trung học cơ sở trên địa bàn

UBND cấp huyện

Các đơn vị liên quan

-

2024-2025

1.8

Danh sách các trường Trung học phổ thông trên địa bàn

Sở GD&ĐT

-

2024-2025

1.9

Danh sách các trường Đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và chuẩn quốc gia

Sở GD&ĐT

-

2024-2025

1.10

Danh sách các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn

Sở LĐTB&XH

-

2024-2025

1.11

Danh sách các cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn

Sở GD&ĐT

-

2024-2025

1.12

Danh sách các cơ sở giáo dục đại học

Sở GD&ĐT

-

2024-2025

1.13

Danh sách các Trung tâm đào tạo Tin học trên địa bàn

Sở GD&ĐT

-

2024-2025

1.14

Danh sách các Trung tâm đào tạo Ngoại ngữ trên địa bàn

Sở GD&ĐT

-

2024-2025

1.15

Danh sách các trung tâm kĩ năng sống trên địa bàn

Sở GD&ĐT

-

2024-2025

1.16

Danh sách các tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Sở GD&ĐT

-

2024-2025

1.17

Danh sách các Nhà sách trên địa bàn

UBND cấp huyện

-

2024-2025

1.18

Chỉ tiêu tuyển sinh các trường THCS và THPT

Sở GD&ĐT

-

2024-2025

1.19

Thống kê tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT toàn tỉnh

Sở GD&ĐT

-

2024-2025

2

Số hóa nguồn dữ liệu bổ sung nguồn CSDL chuyên ngành

1.000

2.1

Xây dựng CSDL về sổ liên lạc, sổ điểm, học bạ điện tử của học sinh

Sở GD&ĐT

-

2024-2025

2.2

Xây dựng CSDL cung cấp hồ sơ về trường chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và chuẩn quốc gia

Sở GD&ĐT

-

2024-2025

2.3

Hoàn thiện CSDL văn bằng chứng chỉ

Sở GD&ĐT

-

2024-2025

II

LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

1

Kết quả đánh giá, xếp hạng ứng dụng CNTT các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Sở TT&TT

-

2024-2025

2

DS các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Sở TT&TT

-

2024-2025

3

DS trang thông tin điện tử được cấp phép

Sở TT&TT

-

2024-2025

4

DS các website có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Sở TT&TT

-

2024-2025

5

DS các nhà xuất bản và chi nhánh nhà xuất bản trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Sở TT&TT

-

2024-2025

6

Thông tin trạm BTS tại Phú Yên

Sở TT&TT

-

2024-2025

7

Dữ liệu điểm Wi-Fi công cộng

Sở TT&TT

-

2024-2025

8

Dữ liệu về các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên địa bàn

UBND cấp huyện

-

2024-2025

9

DS các đơn vị cơ sở in

Sở TT&TT

-

2024-2025

10

DS các đơn vị đăng ký máy photocopy màu

Sở TT&TT

-

2024-2025

11

DS các cơ sở phát hành

Sở TT&TT

-

2024-2025

12

DS doanh nghiệp bưu chính trên địa bàn

Sở TT&TT

-

2024-2025

13

DS các sản phẩm công nghệ số tỉnh Phú Yên

Sở TT&TT

-

2024-2025

14

CSDL dịch vụ công

Sở TT&TT

-

2024-2025

III

LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI

17.000

1

Cơ sở dữ liệu ngành giao thông vận tải tỉnh Phú Yên, đảm bảo thông tin liên quan đến giao thông vận tải được điện tử hóa, số hóa, có thể khai thác được

Sở GTVT

Sở TTTT

7.000

2024-2025

NSNN

1.1

Dữ liệu mạng lưới tuyến, biểu đồ chạy xe trên tuyến, giá vé xe buýt trên địa bàn

-

2024-2025

1.2

Dữ liệu các luồng, tuyến cố định hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

-

2024-2025

1.3

Dữ liệu vị trí các camera giám sát giao thông

-

2024-2025

1.4

Dữ liệu các bến cảng Thủy nội địa trên địa bàn tỉnh

-

2024-2025

1.5

Dữ liệu các điểm đỗ xe công cộng trên địa bàn

-

2024-2025

1.6

Dữ liệu các cơ sở đào tạo lái xe ô tô và trung tâm sát hạch lái xe

-

2024-2025

1.7

Danh sách xe tập lái trên địa bàn tỉnh

-

2024-2025

1.8

Dữ liệu vị trí các công trình báo hiệu đường bộ gồm đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu

-

2024-2025

1.9

Dữ liệu số lượng cấp, đổi, thu hồi đăng ký các loại máy chuyên dùng, xe cơ giới cải tạo trên địa bàn tỉnh

-

2024-2025

1.10

Dữ liệu về cấp mới giấy phép lái xe trên địa bàn

-

2024-2025

1.11

Dữ liệu về danh sách các tuyến đường cấm đỗ xe trên địa bàn

-

2024-2025

1.12

Dữ liệu danh sách các hãng taxi trên địa bàn

-

2024-2025

1.13

Danh sách các đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh

-

2024-2025

1.14

Biển hiệu, phù hiệu xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh

-

2024-2025

1.15

Các tuyến đường, cầu đường bộ do Sở GTVT quản lý

-

2024-2025

1.16

Dữ liệu các loại giấy phép phương tiện lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông

-

2024-2025

1.17

Dữ liệu các loại giấy phép phương tiện lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông

-

2024-2025

1.18

Dữ liệu quan trắc công trình cầu

-

2024-2025

2

Xây dựng bản đồ GIS về logistics

Sở GTVT

Sở TTTT

5.000

2024-2025

NSNN

3

Số hóa toàn bộ hạ tầng giao thông trên bản đồ số GIS phục vụ công tác xây dựng và duy tu bảo dưỡng công trình giao thông, quản lý quy hoạch giao thông, chia sẻ cho các cơ quan có liên quan khai thác sử dụng.

Sở GTVT

Sở TTTT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

5.000

2024-2025

NSNN

IV

LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1

Dữ liệu về danh mục chương trình, đề tài khoa học

Sở KH&CN

-

2024-2025

2

Dữ liệu các giải thưởng, công trình khoa học

Sở KH&CN

-

2024-2025

3

Dữ liệu sở hữu công nghiệp

Sở KH&CN

-

2024-2025

V

LĨNH VỰC KINH TẾ

1

Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước

Sở Tài chính

-

2024-2025

2

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

Cục Thống kê tỉnh

-

2024-2025

3

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

Cục Thống kê tỉnh

-

2024-2025

4

Chỉ số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Cục Thống kê tỉnh

-

2024-2025

5

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Cục Thống kê tỉnh

-

2024-2025

6

Khách du lịch do cơ sở lưu trú và cơ sở lữ hành phục vụ

Cục Thống kê tỉnh

-

2024-2025

7

Hoạt động vận tải; bưu chính và chuyển phát

Cục Thống kê tỉnh

-

2024-2025

8

Hoạt động dịch vụ thông tin và truyền thông

Cục Thống kê tỉnh

-

2024-2025

9

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội

Cục Thống kê tỉnh

-

2024-2025

10

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý

Cục Thống kê tỉnh

-

2024-2025

11

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI); chỉ số giá vàng và đô-la Mỹ

Cục Thống kê tỉnh

-

2024-2025

12

Dữ liệu thông tin đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh (gồm các dữ liệu được trích xuất từ Cổng thông tin quốc gia về đầu tư)

Sở KH&ĐT

-

2024-2025

13

Dữ liệu thông tin đăng ký doanh nghiệp (được trích xuất từ HTTT đăng ký doanh nghiệp quốc gia), thông tin đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh (bao gồm: đăng ký thành lập mới, thay đổi, tạm ngừng, giải thể, hoạt động trở lại)

Sở KH&ĐT, UBND cấp huyện

-

2024-2025

14

DS doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế

Cục Thuế tỉnh

-

2024-2025

Tổng Cục Thuế

15

DS doanh nghiệp bị cưỡng chế hoá đơn

Cục Thuế tỉnh

-

2024-2025

16

DS doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

BHXH Phú Yên

-

2024-2025

BHXH Việt Nam

17

Dữ liệu các hợp tác xã trên Địa bàn

UBND cấp huyện, LM các HTX

-

2024-2025

18

Dữ liệu thông tin đăng ký liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn tỉnh (được trích xuất từ HTTT quốc gia về đăng ký hợp tác xã)

Sở KH&ĐT

-

2024-2025

19

Dữ liệu về danh sách cụm công nghiệp trên địa bàn

Sở Công thương

UBND cấp huyện

0

2024-2025

Đối với các danh sách dữ liệu chuyên ngành, Sở đã thường xuyên cập nhật trong các file excel, sẽ cung cấp phục vụ xây dựng và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung

20

Dữ liệu về danh sách các chợ trên địa bàn

Sở Công thương, UBND cấp huyện

UBND cấp huyện

0

2024-2025

21

DS các cửa hàng xăng dầu

Sở Công thương

Các Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại tỉnh

0

2024-2025

22

Danh sách các Siêu thị, Cửa hàng tiện lợi, Trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh

Sở Công thương

Các doanh nghiệp phân phối

0

2024-2025

23

Cập nhật, công bố thông tin các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại tỉnh trên hệ thống các trang thông tin điện tử của cơ quan

Sở KH&ĐT

-

2024-2025

VI

LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

1

Dữ liệu về doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

Sở LĐTB&XH

-

2024-2025

2

Dữ liệu thống kê lao động và việc làm

Cục Thống kê

-

2024-2025

3

Dữ liệu hộ cận nghèo trên địa bàn

UBND cấp huyện, cấp xã

-

2024-2025

4

Dữ liệu về danh sách doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn

Sở LĐTB&XH

-

2024-2025

5

Dữ liệu về doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài

Sở LĐTB&XH

-

2024-2025

VII

LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG

1

Dữ liệu thửa đất

Sở TN&MT

-

2024-2025

2

Dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

-

-

2024-2025

3

Dữ liệu quỹ đất

Sở TN&MT

-

2024-2025

4

Dữ liệu bảng giá đất

Sở TN&MT

-

2024-2025

5

Dữ liệu giấy phép khai thác sử dụng nước mặt

Sở TN&MT

-

2024-2025

6

Dữ liệu Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

Sở TN&MT

-

2024-2025

7

Dữ liệu Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển

Sở TN&MT

-

2024-2025

8

Dữ liệu Giấy phép xả thải vào nguồn nước

Sở TN&MT

-

2024-2025

9

Giấy phép thăm dò nước dưới đất

Sở TN&MT

-

2024-2025

10

Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

Sở TN&MT

-

2024-2025

11

Dữ liệu Công trình khai thác tài nguyên nước

Sở TN&MT

-

2024-2025

12

Dữ liệu giấy phép thăm dò khoáng sản

Sở TN&MT

-

2024-2025

13

Dữ liệu giấy phép khai thác khoáng sản

Sở TN&MT

-

2024-2025

14

Dữ liệu tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Sở TN&MT

-

2024-2025

15

Dữ liệu vùng quy hoạch khoáng sản

Sở TN&MT

-

2024-2025

16

Dữ liệu khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản

Sở TN&MT

-

2024-2025

17

Dữ liệu đa dạng sinh học loài

Sở TN&MT

-

2024-2025

18

Dữ liệu đa dạng sinh học hệ sinh thái

Sở TN&MT

-

2024-2025

19

Dữ liệu đa dạng sinh học gen

Sở TN&MT

-

2024-2025

20

Dữ liệu hoạt động quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học

Sở TN&MT

-

2024-2025

21

Dữ liệu nhận chìm ở Biển

Sở TN&MT

-

2024-2025

22

Dữ liệu sự cố môi trường Biển

Sở TN&MT

-

2024-2025

23

Dữ liệu ô nhiễm đất

Sở TN&MT

-

2024-2025

24

Hạ tầng kỹ thuật Bảo vệ môi trường về thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn

Sở TN&MT

-

2024-2025

25

Dữ liệu Chất thải nguy hại

Sở TN&MT

-

2024-2025

26

Thông tin về Chất thải y tế

Sở Y tế

-

2024-2025

27

Dữ liệu Nước thải sinh hoạt

UBND các huyện, thị xã, thành phố

-

2024-2025

28

Dữ liệu Nước thải sản xuất

BQL Khu Nông nghiệp CNC, BQL KKT Phú Yên

-

2024-2025

29

Dữ liệu chất thải rắn sinh hoạt

Sở TN&MT

-

2024-2025

30

Dữ liệu Quan trắc môi trường nước mặt

Sở TN&MT

-

2024-2025

31

Dữ liệu Quan trắc môi trường không khí

Sở TN&MT

-

2024-2025

32

Dữ liệu Quan trắc môi trường nước biển

Sở TN&MT

-

2024-2025

33

Dữ liệu các trạm quan trắc

Sở TN&MT

-

2024-2025

34

Dữ liệu về đảo

Sở TN&MT

-

2024-2025

35

Dữ liệu bản đồ đáy biển các tỷ lệ

Sở TN&MT

-

2024-2025

36

Dữ liệu tầng chứa nước

Sở TN&MT

-

2024-2025

37

Dữ liệu khí nhà kính theo năm

Sở TN&MT

-

2024-2025

38

Dữ liệu vị trí địa lý các phân vùng rủi ro thiên tai

Sở TN&MT

-

2024-2025

39

Tỷ lệ (%) các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Sở TN&MT

-

2024-2025

VIII

LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1

Dữ liệu các rừng phòng hộ trên địa bàn

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

2

Dữ liệu các rừng đặc dụng trên địa bàn

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

3

Dữ liệu các rừng sản xuất trên địa bàn

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

4

Dữ liệu về hoạt động trồng trọt trên địa bàn

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

5

Dữ liệu về dinh dưỡng đất, sử dụng đất nông nghiệp

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

6

Dữ liệu về kế hoạch và kết quả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

7

Dữ liệu các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, khuyến cáo người dân sử dụng

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

8

Dữ liệu các giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

9

Dữ liệu các cơ sở chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

10

Dữ liệu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

11

Dữ liệu hoạt động chăn nuôi

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

12

Dữ liệu các tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

13

Dữ liệu danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

14

Dữ liệu cơ sở nuôi trồng thủy sản

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

15

Dữ liệu hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng ven bờ và vùng lộng

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

16

Dữ liệu điều tra rừng, kiểm kê rừng, diễn biến rừng

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

17

Dữ liệu quan trắc, dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt, úng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, số lượng, chất lượng nước

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

18

Dữ liệu kiểm kê nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi, phân tích nhu cầu sử dụng nước

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

19

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

20

Dữ liệu các sản phẩm đạt chuẩn OCOP

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

21

Danh mục thuốc thú y, thủy sản, hóa chất cấm sử dụng

Sở NN&PTNT

Các Sở/ngành có liên quan; UBND cấp huyện

-

2024-2025

22

Thông tin về Làng nghề

Sở NN&PTNT, UBND cấp huyện

Các sở/ngành có liên quan

-

2024-2025

IX

LĨNH VỰC TÀI CHÍNH

1

DS danh mục dự án, chương trình đầu tư công trên địa bàn

Sở KH&ĐT

-

2024-2025

2

Dữ liệu lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ của các tổ chức tín dụng

NHNN CN Phú Yên

-

2024-2025

3

Dữ liệu về bảng giá đất nông nghiệp

Sở TN&MT

-

2024-2025

4

Dữ liệu công khai ngân sách địa phương và ngân sách cấp tỉnh

Sở Tài chính

-

2024-2025

5

Dữ liệu về bảng giá đất phi nông nghiệp

Sở TN&MT

-

2024-2025

6

Giá đất Khu Công nghiệp tại tỉnh Phú Yên

Sở TN&MT

-

2024-2025

7

Giá đất tại đô thị

Sở TN&MT

-

2024-2025

8

Giá đất các đường chưa đặt tên trong các khu dân cư

Sở TN&MT

-

2024-2025

9

Giá đất tại nông thôn

Sở TN&MT

-

2024-2025

10

Dữ liệu về thông báo công khai việc đấu giá tài sản

Các cơ quan, đơn vị, ĐP thực hiện bán đấu giá tài sản công

-

2024-2025

11

DS các ngân hàng, tổ chức tài chính tại Phú Yên

NHNN CN Phú Yên

-

2024-2025

12

DS các ATM tại Phú Yên

NHNN CN Phú Yên

-

2024-2025

X

LĨNH VỰC VĂN HÓA DU LỊCH

11.640

1

Dữ liệu các địa điểm, khu du lịch trên địa bàn

Sở VHTT&DL

-

2024-2025

2

Dữ liệu các khu dịch vụ mua sắm, vui chơi, giải trí trên địa bàn

Sở VHTT&DL

-

2024-2025

3

Dữ liệu các cơ sở lưu trú du lịch

Sở VHTT&DL

-

2024-2025

4

Dữ liệu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành

Sở VHTT&DL

-

2024-2025

5

Dữ liệu các điểm cung cấp thông tin phục vụ khách du lịch

Sở VHTT&DL

-

2024-2025

6

Dữ liệu danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sở VHTT&DL

-

2024-2025

7

Dữ liệu di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh (di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh)

Sở VHTT&DL

-

2024-2025

8

Dữ liệu các danh lam thắng cảnh

UBND cấp huyện

-

2024-2025

9

Dữ liệu các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Sở VHTT&DL

-

2024-2025

10

Dữ liệu các bảo tàng

Sở VHTT&DL

-

2024-2025

11

Dữ liệu về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh

Sở VHTT&DL

-

2024-2025

12

Dữ liệu công trình văn hóa về nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật trên địa bàn

Sở VHTT&DL

-

2024-2025

13

Dữ liệu về Di sản tư liệu đã được công nhận trên địa bàn tỉnh

Sở VHTT&DL

-

2024-2025

14

Lịch các chương trình sự kiện cộng đồng và lễ hội

Sở VHTT&DL, UBND cấp huyện

-

2024-2025

15

Dữ liệu các thư viện trên địa bàn

Sở VHTT&DL, UBND cấp huyện

-

2024-2025

16

Danh mục Dữ liệu Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận

Sở VHTT&DL

-

2024-2025

17

Dữ liệu hình ảnh chương trình nghệ thuật

NH Ca múa nhạc dân gian Sao Biển

-

2024-2025

18

Dữ liệu các cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn

Sở VHTT&DL, UBND cấp huyện

-

2024-2025

19

Dữ liệu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được xếp hạng

Sở Y tế

-

2024-2025

20

Dữ liệu các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke

UBND cấp huyện

-

2024-2025

21

Hệ thống quản lý di sản văn hóa tỉnh Phú Yên

Sở VHTT&DL

11.640

2024-2025

XI

LĨNH VỰC XÃ HỘI

1

Dữ liệu thống kê dân số

Cục Thống kê

-

2024-2025

2

Dữ liệu hệ thống công trình hạ tầng xã hội về công viên, nhà vệ sinh công cộng, địa điểm thể dục thể thao

UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan

-

2024-2025

3

Dữ liệu về các Hội (hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân…)

Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan

-

2024-2025

4

Dữ liệu các quỹ xã hội, quỹ từ thiện được cấp phép thành lập

Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan

-

2024-2025

5

Dữ liệu thống kê người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

BHXH tỉnh

0

2024-2025

BHXH Việt Nam

6

Dữ liệu bà Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn

Sở LĐTB&XH

-

2024-2025

7

Dữ liệu trẻ em

Sở LĐTB&XH

-

2024-2025

8

Dữ liệu về Tiếp công dân; giải quyết đơn

Thanh tra tỉnh

-

2024-2025

XII

LĨNH VỰC XÂY DỰNG

5.000

1

Thông tin các dự án đủ điều kiện được bán nhà ở hình thành trong tương lai

Sở Xây dựng

1.000

2024-2025

NSNN

2

Dữ liệu cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Sở Xây dựng, UBND cấp huyện

1.000

2024-2025

-

3

Dữ liệu nhà ở và công trình xây dựng một số phường trên địa bàn thành phố Tuy Hòa trên nền GIS (kết hợp trên phần mềm Quản lý cơ sở dữ liệu đất đai do Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai)

Sở Xây dựng

Sở TNMT

3.000

2024-2025

-

4

Chất lượng nước thô đầu vào tại nhà máy nước

Công ty CP Cấp thoát nước Phú Yên

-

2024-2025

5

Chất lượng nước thô đầu ra tại nhà máy nước

Công ty CP Cấp thoát nước Phú Yên

-

2024-2025

6

Mạng lưới truyền tải

Công ty CP Cấp thoát nước Phú Yên

-

2024-2025

7

Mức nước thô cung cấp cho nhà máy

Công ty CP Cấp thoát nước Phú Yên

-

2024-2025

8

Lịch ngừng cấp nước

Công ty CP Cấp thoát nước Phú Yên

-

2024-2025

XIII

LĨNH VỰC Y TẾ SỨC KHỎE

15.000

1

Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế

BHXH tỉnh

Sở Y tế

-

2024-2025

BHXH Việt Nam

2

Tỷ suất sinh thô

Cục Thống kê

Sở Y tế

-

2024-2025

3

Danh sách cơ sở y tế công bố đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Sở Y tế

200

2024-2025

Sự nghiệp

4

Danh sách các đơn vị y tế đã được cấp mã cơ sở đào tạo liên tục

Sở Y tế

200

2024-2025

Sự nghiệp

5

Cơ sở dữ liệu quản lý khám chữa bệnh (CSDL Hồ sơ bệnh án điện tử)

Sở Y tế

Các cơ sở KCB

750

2024-2025

Sự nghiệp

6

Dữ liệu quản lý xét nghiệm (LIS)

Sở Y tế

Các cơ sở KCB

750

2024-2025

Sự nghiệp

7

Dữ liệu quản lý chẩn đoán hình ảnh (RIS, PACS)

Sở Y tế

Các cơ sở KCB

750

2024-2025

Sự nghiệp

8

Dữ liệu thông tin tiêm chủng

Sở Y tế

TTKSBT

200

2024-2025

Sự nghiệp

9

Dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử

Sở Y tế

Cơ sở KCB

1.000

2024-2025

Sự nghiệp

10

Dữ liệu tư vấn khám chữa bệnh từ xa

Sở Y tế

Cơ sở KCB

1.000

2024-2025

Sự nghiệp

11

Dữ liệu Quản lý Trạm Y tế cho 101 Trạm Y tế

Sở Y tế

Cơ sở KCB

5.050

2024-2025

Sự nghiệp

12

Dữ liệu Quản lý trang thiết bị, vật tư y tế

Sở Y tế

Cơ sở KCB

500

2024-2025

Sự nghiệp

13

Dữ liệu Quản lý dược và hành nghề dược tư nhân

Sở Y tế

Cơ sở KCB

500

2024-2025

Sự nghiệp

14

Dữ liệu Quản lý hành nghề y tư nhân

Sở Y tế

Cơ sở KCB

500

2024-2025

Sự nghiệp

15

Dữ liệu Quản lý Dân số - KHHGĐ

Sở Y tế

Cơ sở KCB

1.000

2024-2025

Sự nghiệp

16

Dữ liệu Quản lý An toàn Thực phẩm

Sở Y tế

UBND cấp huyện

1.000

2024-2025

Sự nghiệp

17

Dữ liệu quản lý đơn thuốc điện tử

Sở Y tế

Cơ sở KCB

200

2024-2025

Sự nghiệp

18

Dữ liệu quản lý thông tin môi trường cơ sở y tế

Sở Y tế

TTKSBT

200

2024-2025

Sự nghiệp

19

Dữ liệu quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm

Sở Y tế

TTKSBT

200

2024-2025

Sự nghiệp

20

Dữ liệu bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường

Sở Y tế

TTKSBT

200

2024-2025

Sự nghiệp

21

Dữ liệu điều trị dự phòng HIV/AIDS

Sở Y tế

TTKSBT

200

2024-2025

Sự nghiệp

22

Dữ liệu quản lý điều trị Methadone

Sở Y tế

TTKSBT

200

2024-2025

Sự nghiệp

23

Dữ liệu thống kê nhân lực y tế

Sở Y tế

Cơ sở y tế

200

2024-2025

Sự nghiệp

24

Dữ liệu thống kê y tế

Sở Y tế

Cơ sở y tế

200

2024-2025

Sự nghiệp

XIV

LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP

1

Dữ liệu công nghiệp hỗ trợ

Sở Công thương

0

2024-2025

Đối với các danh sách dữ liệu chuyên ngành, Sở đã thường xuyên cập nhật trong các file excel, sẽ cung cấp phục vụ xây dựng và chia sẻ hệ thống CSDL dùng chung

2

Danh sách các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp của Tỉnh.

Sở Công thương

UBND cấp huyện

0

2024-2025

3

Danh sách các cơ sở đã cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc quản lý của ngành Công Thương.

Sở Công thương

UBND cấp huyện

0

2024-2025

4

Dữ liệu các Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp

BQL Khu Nông nghiệp CNC, BQL Khu kinh tế

0

2024-2025

XV

LĨNH VỰC SỞ TƯ PHÁP

7.420

1

Xây dựng dữ liệu công chứng (kết nối liên thông từ Cổng Dịch vụ công của tỉnh đến phần mềm chuyên ngành

Sở Tư pháp

1.000

2024-2026

NSNN

2

Xây dựng phần mềm “Quản lý cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên”

Sở Tư pháp

6.000

2024-2026

NSNN

3

Xây dựng hệ thống thông tin mạng LAN để đảm bảo an toàn, an ninh mạng theo nghị định 85/2016/NĐ-CP

Sở Tư pháp

170

2024-2025

NSNN

4

Xây dựng website “Phổ biến giáo dục pháp luật”

Sở Tư pháp

150

2024-2025

NSNN

5

Nâng cấp, chỉnh sửa website Sở Tư pháp

Sở Tư pháp

100

2024-2025

NSNN

TỔNG CỘNG:

57.060



[1] CSDL quốc gia về dân cư (Bộ Công an); CSDL về Đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); CSDL đất đai quốc gia (phân hệ tập trung tại Bộ Tài nguyên và Môi trường); CSDL quốc gia về bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội Việt Nam); CSDL quốc gia về giá (Bộ Tài chính); CSDL quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp); Hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông); Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (Bộ Tư pháp); Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (Bộ Tài Chính); Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến (Bộ Tư pháp); Liên thông TNMT-Thuế (Bộ Tài nguyên và Môi trường); Nền tảng tiêm chủng COVID-19 (Bộ Y tế); Cổng dịch vụ công của Bộ Xây dựng; Hệ thống phục vụ dịch vụ công của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; Hệ thống mã bưu chính Vpostcode (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam).

[2] https://truclienthong.phuyen.gov.vn.

[3] Tổ chức: 780 chứng thư số, cá nhân: 3.820 chứng thư số (token: 3.668 chứng thư số, sim PKI: 152 chứng thư số), Chứng thư số cho thiết bị: 01 chứng thư số.

[4] Số hồ sơ tiếp nhận và giải quyết tại bộ phận 1 cửa 115.405 hồ sơ chiếm tỷ lệ 38,37% và tiếp nhận qua mạng là 185.297 hồ sơ chiếm tỷ lệ 61,62% ; số hồ sơ liên thông từ cấp xã lên huyện, tỉnh 22.088 hồ sơ của các huyện, thị xã, thành phố.

[5] Có 14 hồ sơ cấp độ ATTT đạt cấp độ 2

[6] 2022: Tổ chức tháng tiêu dùng số với hành loạt sự kiện như Hội thảo với chuyên đề: Chợ Truyền thống thời công nghệ - khuyến khích không dùng tiền mặt. Phối hợp huyện Tây Hoà tổ chức Hội thảo về hỗ trợ Doanh nghiệp và người dân chuyển đổi số. Năm 2023, phối hợp TP Tuy Hoà, TX Sông Cầu, Huyện Sông Hinh, TX Đông Hòa tổ chức ngày Hội chuyển đổi số với nhiều hình thức phong phú và công bố các sản phẩm thiết thực.

[7] https://santmdt.phuyen.gov.vn, https://voso.vn, https://postmart.vn;

[8] VNPT Phú Yên, Viettel Phú Yên, Mobifone Phú Yên, FPT Telecom Phú Yên, SCTV Phú Yên, Vietnamobile.

[9] https://phuyentourism.gov.vn.

[10] Trường Đại học Xây dựng Miền Trung, Đại học Phú Yên; Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên; Cao Đẳng Công Thương Tuy Hoà, Cao Đẳng Nghề Phú Yên.

[11] Chợ Trung tâm thành phố Tuy Hoà, Chợ Phường 7.

[12] Gành Đá đĩa, Tháp Nhạn, Mũi Điện, Vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu), …

[13] Hạ tầng kỹ thuật

[14] Hạ tầng nhân lực

[15] Ứng dụng CNTT

[16] Điện thoại cố định.

[17] Điện thoại di động.

[18] Nghị định 42/2022 ngày 24/6/2022 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và DVC trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

[19] Hiện nay đang sử dụng vốn đầu tư công và vốn sự nghiệp để đầu tư xây dựng 01 DC mới tại tỉnh và thuê 01 DC với dịch vụ điện toán đám mây để sao lưu, backup, cũng là hệ thống dự phòng.

[20] 6 CSDL quốc gia cần ưu tiên triển khai gồm: CSDL quốc gia về Dân cư (Bộ Công an chủ quản); CSDL Đất đai quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ quản); CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp; CSDL quốc gia về Thống kê tổng hợp về Dân số (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ quản); CSDL quốc gia về Tài chính (Bộ Tài chính chủ quản); CSDL quốc gia về Bảo hiểm (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chủ quản).

[21] Tích hợp các CSDL chuyên ngành vào kho dữ liệu dùng chung (trong đó bao gồm CSDL về giáo dục, y tế, văn hoá, LĐTB&XH,...) nhằm hiện thực hóa các mục tiêu liên quan đến người dân.

[22] Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

[23] Gồm UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh

[24] Thực hiện 03 năm: 4.600 triệu đồng.

[25] Thực hiện 03 năm: 3.000 triệu đồng.

[26] Thực hiện 03 năm: 4.500 triệu đồng.

[27] Thực hiện 03 năm: 3.300 triệu đồng.

[28] Tổng kinh phí thực hiện: 7.087 triệu đồng.

[29] Công văn số 5802/UBND-KGVX ngày 25/10/2023 của UBND tỉnh về việc quản lý vận hành Cổng TTĐT tỉnh và subportal.

[30] Tăng cường ứng dụng CNTT và xây dựng nền tảng số, hoàn thiện và phát triển dịch vụ Giáo dục thông minh phổ cập đến cấp cơ sở, sẵn sàng tham gia vào mạng lưới Giáo dục thông minh toàn quốc, tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo; đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực GD&ĐT; tác động tích cực, toàn diện tới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và các nền tảng số để đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, bồi dưỡng, tập huấn (bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, giúp kết hợp học trên lớp và học trực tuyến), kiểm tra - đánh giá. 100% cơ sở giáo dục có Trang thông tin điện tử, cung cấp đầy đủ thông tin (cơ sở vật chất, chương trình học, đội ngũ,...) theo quy định của Bộ GD&ĐT. Người học ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi học liệu, bài tập, tự kiểm tra việc chuẩn bị nội dung trước mỗi buổi học.

[31] Chi tiết trong Phụ lục 5

[32] UBND tỉnh đã cấp kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển TMĐT cho Sở Công Thương thực hiện năm 2023 là 99 triệu đồng.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 150/QĐ-UBND ngày 01/02/2024 về Đề án Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


182

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.90.57
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!