Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 183/KH-UBND 2020 ứng nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Nam

Số hiệu: 183/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Trần Văn Tân
Ngày ban hành: 10/01/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 183/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 10 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ỨNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2020

Thực hiện Công văn số 2055/BTTTT-THH ngày 27/6/2019 của Bộ Thông tin Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước (CQNN) năm 2020 và Công văn số 4213/BTTTT-THH ngày 26/11/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc rà soát, bổ sung chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử và ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN năm 2020, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN tỉnh Quảng Nam năm 2020 như sau:

A. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CNTT NĂM 2019

I. Kết quả

1. Ứng dụng CNTT để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính

UBND tỉnh Quảng Nam đã công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) bằng nhiều hình thức, trong đó ưu tiên tập trung triển khai ứng dụng CNTT để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết TTHC đạt hiệu quả cao nhất. Thông tin được cập nhật nhanh chóng, chính xác, bao quát, đầy đủ. Hiện nay, phân hệ công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết TTHC của toàn tỉnh ứng dụng kết nối Service lấy dữ liệu gốc từ trang thủ tục hành chính quốc gia http://thutuchanhchinh.vn đồng bộ về Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Cổng dịch vụ công của tỉnh, Cổng cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh và các Website/Portal các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Kết quả giải quyết TTHC được thống kê theo từng tháng, từng đơn vị và tổng hợp chung. Trên trang chủ của mỗi đơn vị đều đăng tải công khai thông tin, kết quả giải quyết TTHC của đơn vị.

Cổng dịch vụ công của tỉnh (dichvucong.quangnam.gov.vn), cổng thông tin điện tử tỉnh (quangnam.gov.vn) và các Cổng thành phần tạo kênh giao tiếp giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền, thực hiện các nhu cầu về TTHC được thuận lợi. Cổng dịch vụ công và phần mềm một cửa điện tử của tỉnh đáp ứng theo yêu cầu tại Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia và Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ.

Trên các trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị đều có liên kết đến cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về TTHC; Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh có chức năng thống kê kết quả giải quyết TTHC, cho phép người dân và doanh nghiệp tra cứu tình trạng và kết quả giải quyết hồ sơ TTHC, nộp hồ sơ trực tuyến.

Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị cung cấp tương đối đầy đủ các thông tin TTHC của đơn vị mình đáp ứng yêu cầu khai thác thông tin và giải quyết TTHC của tổ chức, người dân và doanh nghiệp. Việc cung cấp thông tin, các chuyên mục trên trang thông tin điện tử của các đơn vị cơ bản đáp ứng theo Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ.

2. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Hiện nay, tỉnh Quảng Nam có 1.979 TTHC, trong đó: 1.555 TTHC cấp tỉnh, 330 TTHC cấp huyện, 94 TTHC cấp xã, được đăng tải tại địa chỉ: http://dichvucong.quangnam.gov.vn

- Tổng số dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 là 542, trong đó tỉnh đã xây dựng 428 DVC, 114 DVC do Bộ, ngành triển khai tại địa phương.

3. Ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC

Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh triển khai theo mô hình quản lý tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu (TTTHDL) tỉnh và được triển khai trên quy mô toàn tỉnh đảm bảo khả năng liên thông giữa các cơ quan, đơn vị. Một số Sở, ngành có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến cao như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Để nâng cao tỷ lệ DVCTT, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản giao chỉ tiêu DVCTT và lồng ghép vào các văn bản chỉ đạo CCHC, thiết kế, phát hành 5.000 tờ rơi đặt tại quầy giao dịch của Trung tâm Hành chính công (TTHCC) và Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của 18 huyện, thị xã, thành phố; xây dựng, sản xuất video tuyên truyền đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng, Đài Truyền thanh - Truyền hình 18 huyện, thị xã, thành phố.

Đến nay 100% các cơ quan trên địa bàn tỉnh ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC. UBND tỉnh đã triển khai ứng dụng phần mềm một cửa điện tử, phục vụ gửi nhận hồ sơ liên thông với TTHCC và cập nhật tình hình xử lý hồ sơ cụ thể như sau:

- Đối với cấp tỉnh: Tất cả các Sở, Ban, ngành đã triển khai sử dụng và cập nhật thông tin tình hình xử lý hồ sơ trên phần mềm một cửa điện tử, thực hiện việc luân chuyển hồ sơ trên phần mềm theo đúng quy trình.

- Triển khai cấp huyện: Đã cài đặt, triển khai và tập huấn hướng dẫn sử dụng cho 18/18 huyện, thị xã, thành phố. Đến nay, có 7/18 huyện đã sử dụng phần mềm để tiếp nhận và giải quyết TTHC gồm: Tam Kỳ, Điện Bàn, Hội An, Núi Thành, Phú Ninh, Quế Sơn, Nông Sơn. Các địa phương Đại Lộc, Thăng Bình, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Nam Giang đã tổ chức tập hun, đào tạo và đang chạy thử nghiệm, chưa đưa phần mềm vào tiếp nhận và giải quyết TTHC.

- Triển khai cấp xã: Đã hoàn thành cài đặt, cấu hình và tập huấn sử dụng phần mềm một cửa điện tử cho cấp xã, phường, thị trấn của 18/18 huyện, thị xã, thành phố. Tuy nhiên, do khó khăn về quy trình xử lý hồ sơ trên phần mềm nên thực tế mới chỉ có các xã, phường, thị trấn khu vực đồng bằng triển khai sử dụng phần mềm để tiếp nhận và giải quyết TTHC.

- Đã triển khai cài đặt, cấu hình liên thông 03 cấp tỉnh, huyện, xã, thí điểm tại thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn, áp dụng tiếp nhận và giải quyết TTHC liên thông 03 cấp theo Quy định tại các văn bản của UBND tỉnh: Quyết định số 3945/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 (lĩnh vực đất đai); Quyết định số 3980/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 (lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); Quyết định số 3979/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 (triển khai thực hiện Quyết định số 1380/QĐ-TTg ngày 18/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ); Quyết định số 3981/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 (lĩnh vực xây dựng).

4. Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ

a) Ứng dụng, tác nghiệp dùng chung phục vụ quản lý và điều hành

- Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành (QLVB&ĐH) được triển khai tập trung, đồng bộ trong toàn bộ CQNN, liên thông 4 cấp theo mô hình quản lý tập trung tại TTTHDL tỉnh.

- Hệ thống đã kết nối liên thông 4 cấp với Văn phòng Chính phủ, đáp ứng việc trao đổi văn bản điện tử giữa tỉnh với Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tham gia trên Trục liên thông của Chính phủ và Trục nội tỉnh.

Mức độ sử dụng văn bản điện tử như sau:

+ Tỷ lệ văn bản đi/đến được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng so với tổng số văn bản đi/đến giữa các cơ quan trong nội bộ UBND tỉnh đạt 90%.

+ Tỷ lệ văn bản đi/đến được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng trên tổng số văn bản đi/đến giữa UBND tỉnh với các cơ quan bên ngoài đạt 70%.

+ Tỷ lệ văn bản đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua đường bưu chính so với tổng số văn bản đi/đến giữa các cơ quan, đơn vị trong nội bộ UBND tỉnh đạt 30%.

+ Tỷ lệ văn bản đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua đường bưu chính so với tổng số văn bản đi/đến giữa UBND tỉnh với các cơ quan bên ngoài đạt 40%.

- Hệ thống thư điện tử công vụ ([email protected]): Đã cấp phát 30.000 tài khoản thư điện tử công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) các cấp trong tỉnh (đạt tỷ lệ 100%) và tỷ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử được cấp đạt tỷ lệ 100%.

- Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh: Triển khai theo mô hình quản lý tập trung tại TTTHDL tỉnh và sử dụng chính thức 100% các CQNN trên địa bàn tỉnh.

- Ứng dụng chữ ký số: 100% cơ quan Sở, Ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã được cấp chứng thư số, đã ứng dụng ký số và gửi liên thông văn bản điện tử. Tổng số chứng thư số đã cấp cho tổ chức, cá nhân trên đại bàn tỉnh là: 1.485 chứng thư số trong đó 504 tổ chức và 981 cá nhân; đã triển khai tích hợp lên SIM.

b) Ứng dụng tác nghiệp chuyên ngành khác

Xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành theo Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 17/02/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt Đề án “Phát triển công nghệ thông tin tỉnh Quảng Nam đến năm 2020”; theo đó, tỉnh Quảng Nam triển khai xây dựng 15 CSDL, hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đến nay, một số Sở, Ban, ngành đã triển khai các CSDL chuyên ngành như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (phần mềm quản lý người có công, đối tượng chính sách, quản lý cấp phép lao động nước ngoài, ...); Sở Tư pháp (phần mềm Hộ tịch, phần mềm Lý lịch tư pháp); Sở Giao thông vận tải (phần mềm cấp đổi Giấy phép lái xe, phần mềm quản lý cấp phép liên vận); Sở Kế hoạch và Đầu tư (phần mềm đăng ký kinh doanh, phần mềm quản lý đầu tư nước ngoài); Phần mềm quản lý cán bộ công chức (Sở Nội vụ); phần mềm quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo (Thanh tra tỉnh); phần mềm giám sát thực nhiệm vụ được giao (Văn phòng UBND tỉnh), Hệ thống thông tin quản lý bệnh viện, CSDL ngành nông nghiệp, CSDL ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; CSDL ngành Công Thương, Khoa học Công nghệ.

Việc kết nối các hệ thống thông tin quốc gia được thực hiện theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, kết nối thông qua nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia NGSP theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đang từng bước đưa vào vận hành hệ thống NGSP, cung cấp các kết nối tới một số CSDL quốc gia (lý lịch tư pháp, bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp,...) và các hệ thống dịch vụ khác (hệ thống Bưu chính công ích). Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động kết nối với các hệ thống thông tin quốc gia phục vụ nhu cầu khai thác dữ liệu của tỉnh, đến nay đã kết nối thông suốt với các hệ thống thông tin bao gồm CSDL đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), CSDL cấp, đổi giấy phép lái xe, cấp phép liên vận (Bộ Giao thông vận tải); CSDL lý lịch Tư pháp (Bộ Tư pháp); CSDL cấp phép lao động người nước ngoài (đang thực hiện).

- Ngành Y tế:

+ Phần mềm Quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế đã triển khai 100% các đơn vị có tổ chức khám chữa bệnh từ Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, bệnh viện chuyên khoa, phòng khám khu vực và trạm y tế xã, phường, thị trấn;

+ 100% các cơ sở khám chữa bệnh sử dụng phần mềm quản lý bệnh truyền nhiễm và liên thông dữ liệu toàn quốc;

+ 100% Trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã, phường, thị trấn sử dụng phần mềm quản lý tiêm chủng, dữ liệu được liên thông toàn quốc;

+ Hệ thống Cổng thông tin ngành y tế (http://soytequangnam.gov.vn/) và các trang thông tin điện tử thành phần của các đơn vị cung cấp các thông tin chuyên ngành lĩnh vực y tế.

- Ngành Tài nguyên và Môi trường: Hệ thống thông tin đất đai - ViLIS; Hệ thống thu thập, quản lý và khai thác CSDL về tài nguyên và môi trường phục vụ quản lý, cung cấp thông tin về dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Ngành Giáo dục và Đào tạo: Hệ thống Cổng thông tin điện tử (quangnam.edu.vn) cung cấp các thông tin về trường học, dạy và học cho giáo viên, học sinh. Đến nay, 100% các đơn vị trường học của tỉnh có hộp thư điện tử riêng với tên miền xxx.edu.vn; 100% cán bộ, giáo viên khối Trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo đã được cấp hộp thư điện tử với tên miền @quangnam.edu.vn. Triển khai các phần mềm quản lý thống nhất trong toàn ngành như vnEdu, EMIS, PEMIS, VEMIS. 100% các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở đã triển khai sử dụng phần mềm quản lý điểm học sinh, quản lý tài chính, quản lý thi.

- Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hệ thống phần mềm Quản lý dạy nghề nông thôn nhằm quản lý các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh gồm các chức năng như: Truy xuất thông tin, báo cáo, thống kê...; phần mềm quản lý tàu cá cũng đang được triển khai.

- Ngành Tài chính: Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp (IMAS) Bộ Tài chính đã triển khai đến 100% Sở, Ban, ngành; 100% UBND cấp huyện. Ngoài ra còn triển khai các phần mềm khác như: Quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS), quản lý tài sản công (trên 500 triệu đồng), quản lý giá cả hàng hóa và dịch vụ, phàn mềm cấp mã số các đơn vị có quan hệ với ngân sách, phần mềm báo cáo thống kê Sở Tài chính.

- Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: Hiện tại tỉnh đang sử dụng các phần mềm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai phục vụ công tác quản lý ngành: Phần mềm quản lý hộ nghèo và cận nghèo, quản lý đối tượng bảo trợ xã hội, chi trả trợ cấp ưu đãi người có công, quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

5. Hạ tầng kỹ thuật CNTT

Đến nay, tất cả các Sở, Ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã có mạng LAN và kết nối Internet, trang thiết bị CNTT, tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức đạt 100% đối với cấp tỉnh, huyện, gần 80% đối với cấp xã, góp phần tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp, tăng năng suất, hiệu quả công việc. Đã có 60 đơn vị kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) Chính phủ.

Hiện nay, đã triển khai kết nối mạng diện rộng (WAN) cho 58 Sở, Ban, ngành và UBND 18 huyện, thị xã, thành phố, tốc độ đường truyền trung bình 20Mbps/đơn vị, đáp ứng yêu cầu kết nối, trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Một số ngành có kết nối mạng WAN với các Bộ, ngành Trung ương như Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư,...

Hệ thống Trung tâm dữ liệu tỉnh: Tỉnh đã đầu tư xây dựng hệ thống TTTHDL tỉnh với hạ tầng máy chủ, lưu trữ, thiết bị mạng, bảo mật, ... đáp ứng yêu cầu triển khai các hệ thống dùng chung của tỉnh. Hệ thống máy chủ: Khung máy chủ HPE Synergy 12000 Frame 02 bộ; máy chủ vật lý HPE Synergy 480 Gen 10: 07 bộ ((2.0GHz/20-core; RAM 32GBx14; 600GB SAS); thiết bị lưu trữ SAN Switch HPE SN3000B; tủ đĩa lưu trữ HPE 3PAR 8400 gồm 1.8TB HDD x18; 400GB SAS x6; tủ đĩa backup HPE StoreOnce 3520 12TB; thiết bị chuyển mạch lõi Cisco Catalyst 4503; Cisco Catalyst 3850/WS-C3850-48T-E; thiết bị định tuyến vùng internet Cisco ISR 4431; thiết bị tường lửa Cisco Firepower 2120 NGFW Appliance 2 bộ. Hệ thống sử dụng công nghệ ảo hóa VMware vSphere.

Hệ thống Hội nghị truyền hình: Bao gồm 20 điểm cầu, bao gồm điểm cầu Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh và 18 huyện, thị xã, thành phố. Thiết bị điều khiển trung tâm (MCU), có quy mô đáp ứng 30 điểm cầu với độ phân giải chuẩn HD. Trong 20 điểm cầu hiện tại có 04 điểm HD, còn lại sử dụng chuẩn SD.

Hệ thống đang hoạt động tốt, đáp ứng yêu cầu phục vụ hội nghị trực tuyến của UBND tỉnh với các địa phương trên địa bàn tỉnh.

6. Nguồn nhân lực CNTT

- Tỉnh hiện có khoảng 300 cán bộ được phân công phụ trách CNTT trong các cơ quan Đảng, Đoàn thể, nhà nước.

- Hàng năm các đơn vị chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cơ bản đến nâng cao về CNTT phục vụ công tác đảm bảo an toàn thông tin, quản trị, vận hành các hệ thống, các phần mềm ứng dụng được triển khai tại cơ quan, đơn vị.

7. Môi trường pháp lý

Trong năm 2019, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến việc thúc đy ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh cụ thể:

- Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 22/01/2019 của UBND tỉnh về công nhận kết quả đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Nam năm 2018.

- Công văn số 2246/UBND-KGVX ngày 25/4/2019 của UBND tỉnh về tăng cường sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Nam.

- Quyết định số 1285/QĐ-UBND ngày 03/05/2019 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Nam;

- Kế hoạch hành động số 3100/KH-UBND ngày 03/6/2019 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019- 2020, định hướng đến năm 2025.

- Quyết định số 1692/QĐ-UBND ngày 10/6/2019 của UBND tỉnh về việc thành lập đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Quyết định số 98/QĐ-BCĐ ngày 15/7/2019 của Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Nam;

- Kế hoạch số 4719/KH-UBND ngày 13/8/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2020.

- Quyết định số 110/QĐ-BCĐ ngày 15/8/2019 của Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh về Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Nam.

- Báo cáo số 140/BC-UBND ngày 23/8/2019 của UBND tỉnh về tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP , quý 11/2019.

- Quyết định số 3295/QĐ-UBND ngày 16/10/2019 về việc Phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết “Giám sát an toàn thông tin và chuẩn hóa quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên địa bàn tỉnh”

8. Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch 2019, kế hoạch 5 năm

a) Kế hoạch năm 2019

Cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2019, cụ thể:

* Ứng dụng CNTT trong nội bộ CQNN:

- 100% cán bộ, công chức các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã sử dụng thư điện tử trong công việc.

- 100% các văn bản, tài liệu chính thức (trừ văn bản mật) trao đổi giữa các CQNN được thực hiện qua mạng.

- 100% các Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thành phố triển khai ứng dụng hệ thống QLVB&ĐH.

- 100% các CQNN có Trang thông tin điện tử riêng hoặc Trang thành phần của Cổng Thông tin điện tử tỉnh và cung cấp đầy đủ DVCTT mức độ 3 thuộc thẩm quyền cho người dân và doanh nghiệp.

- 100% CQNN có ứng dụng CNTT phục vụ quản lý CBCCVC, tài chính kế toán, quản lý công sản và ngân sách.

* Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:

- 100% các Sở, Ban, ngành, huyện, thành phố cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình hồ sơ giải quyết TTHC trên cổng dịch vụ công của tỉnh.

- Triển khai ứng dụng một ca điện tử: 100% Sở, Ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố; 50% cấp xã; liên thông xử lý hồ sơ từ cấp xã đến cấp tỉnh.

* Phát triển nguồn nhân lực CNTT:

- Xây dựng đội ngũ chuyên gia CNTT đủ năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu về triển khai và vặn hành Chính quyền điện tử; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng trên địa bàn tỉnh.

- 100% các Sở, Ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố có cán bộ chuyên trách CNTT.

* Đảm bảo an toàn thông tin:

- Ban hành Quy chế đảm bảo an toàn thông tin cấp tỉnh.

- Các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có Quy chế đảm bảo an toàn thông tin.

- Đảm bảo an toàn thông tin mạng của tỉnh, trong đó tập trung đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thng thông tin quan trọng của tỉnh, có khả năng thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa mất an toàn thông tin trên mạng. Đra các giải pháp ứng phó khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về an toàn thông tin đối với lực lượng CBCCVC.

- Đảm bảo các nguồn lực và các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai kịp thời, hiệu quả phương án ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng, sẵn sàng đảm bảo các điều kiện cần thiết để triển khai các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định tại Điểm e, Khoản 2, Điều 11, Nghị định số 168/2018/NĐ-CP.

b) Kế hoạch 2016- 2020

* Đối với ứng dụng CNTT trong nội bộ CQNN:

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong CCHC, đảm bảo trên 90% văn bản điện tử gửi, nhận giữa các CQNN.

- 100% các thông tin chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo tỉnh được đưa lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

- 100% các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố ứng dụng phần mềm QLVB&ĐH phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ.

- 100% CBCCVC các Sở, Ban, ngành và trên 90% CBCCVC cấp huyện sử dụng thư điện tử, khai thác thông tin trên môi trường mạng.

- 100% các CQNN có Trang thông tin điện tử riêng hoặc Trang thành phần của Cổng Thông tin điện tử tỉnh với đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 28 của Luật CNTT và cung cấp đầy đủ DVCTT mức độ 2 thuộc thẩm quyền cho người dân và doanh nghiệp.

- Đảm bảo 90% máy trạm của các Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thành phố cài đặt và sử dụng các phần mềm nguồn mở; 100% cán bộ, công chức được tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phần mềm nguồn mở, trong đó tối thiểu 70% cán bộ, công chức có khả năng sử dụng thành thạo trong công việc.

- Hoàn thành xây dựng mạng WAN của tỉnh, 100% các Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thành phố kết nối với mạng WAN của tỉnh.

- 100% CQNN có ứng dụng CNTT phục vụ quản lý CBCCVC, tài chính kế toán, quản lý công sản và ngân sách.

* Đối với ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:

- 90% các Sở, Ban, ngành, huyện, thành phố cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình và hồ sơ giải quyết TTHC trên website của đơn vị mình (cung cấp DVCTT ở mức độ 2).

* Mục tiêu ứng dụng CNTT về các lĩnh vực khác:

- Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hoạt động ứng dụng CNTT của các CQNN.

- Ưu tiên sử dụng mã nguồn mở tại các CQNN trên địa bàn tỉnh.

9. Đánh giá đầu tư cho xây dựng Chính quyền điện tử

UBND tỉnh đã phê duyệt dự án Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Quảng Nam tại Quyết định số 1165/QĐ-UBND ngày 30/3/2016, Quyết định số 3668/QĐ-UBND ngày 20/10/2016 và Quyết định số 2985/QĐ-UBND ngày 18/9/2019, với tổng mức đầu tư là 70.145.400.000 đồng. Đến nay đã tổ chức thực hiện 5/9 hạng mục của dự án, giá trị thực hiện đạt 51,5% tổng dự án. Các hạng mục đã hoàn thành được bàn giao đưa vào sử dụng, mang lại hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu đề ra, từng bước xây dựng chính quyền điện từ nhằm cụ thể hóa định hướng và lộ trình triển khai ứng và phát triển CNTT, xây dựng mô hình hoàn chỉnh về hệ thống chính quyền điện tử, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh.

II. Vướng mắc, tồn tại và nguyên nhân

- Hạ tầng kỹ thuật tại các Sở, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh đủ số lượng nhưng yếu về chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

- Việc kết nối liên thông giữa Hệ thống QLVB&ĐH của tỉnh Quảng Nam với các hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của các Bộ, ngành, địa phương thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia: Trong quá trình thực hiện gửi, nhận văn bản liên thông qua trục liên thông quốc gia đôi khi còn xảy ra lỗi (không mở được file văn bản đính kèm, thông tin các văn bản điện tử không đầy đủ như: số ký hiệu, ngày tháng năm), người gửi thao tác không chính xác đơn vị nhận khiến văn bản đến không đúng địa chỉ cần nhận.

- Việc đồng bộ thủ tục từ CSDL quốc gia về cập nhật lên hệ thống một cửa điện tử tỉnh do TTHC thay đổi liên tục, các Bộ, ngành công bố chỉ đăng tải Quyết định, thiếu phần phụ lục đi kèm và không gửi liên thông nên cấp Sở nhận Quyết định công bố trễ, dẫn đến việc công bố lại chậm hơn so với quy định.

- Do trình độ về CNTT và thói quen của người dân vẫn còn hạn chế nên việc sử dụng DVCTT còn thấp.

- Thị trường CNTT ngoài khối cơ quan nhà nước đa dạng, sôi động nên việc tuyển dụng cán bộ chuyên trách CNTT cho tỉnh gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc cải cách bộ máy cũng ảnh hưởng đến nhân sự phụ trách CNTT tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

III. Kiến nghị, đề xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông

- Sớm ban hành tiêu chuẩn kết nối liên thông hệ thống một cửa điện tử để thực hiện đồng bộ; hướng dẫn về phương pháp, tiêu chuẩn kết nối để tích hợp, liên thông phần mềm dùng chung của địa phương với các phần mềm chuyên ngành của Bộ, ngành, Trung ương.

- Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để áp dụng trong công tác quản lý đầu tư ứng dụng CNTT.

- Tham mưu cơ chế hỗ trợ, ưu đãi cho cán bộ chuyên trách CNTT nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong cơ quan nhà nước.

B. KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CQNN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2020

I. Căn cứ lập kế hoạch

- Căn cứ Luật Công nghệ thông tin; Luật Giao dịch điện tử; Luật An ninh mạng;

- Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN;

- Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;

- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thng hành chính nhà nước;

- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;

- Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục DVCTT mức độ 3, 4 triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương năm 2018-2019;

- Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;

- Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia;

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Từng bước hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng với các mục tiêu tng quát như sau:

- Ứng dụng CNTT kết hợp chặt chẽ với CCHC nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của CQNN trên địa bàn tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm phục vụ tổ chức, doanh nghiệp, công dân và ứng dụng CNTT thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin, CSDL, tạo lập môi trường chia sẻ thông tin qua mạng giữa các CQNN trên cơ sở Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh.

- Triển khai xây dựng một số thành phàn cơ bản của thành phthông minh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành của cơ quan quản lý nhà nước, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và năng lực cạnh tranh của tỉnh.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp sử dụng DVCTT, góp phần nâng cao khả năng tương tác hai chiều giữ người dân và doanh nghiệp với chính quyền từ đó đem lại hiệu quả giao dịch hành chính.

2. Mục tiêu cụ thể

- Ứng dụng CNTT trong hoạt động điều hành gắn với CCHC phục vụ người dân và doanh nghiệp:

+ Đảm bảo tích hợp, chia sẻ thông tin với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, Cổng dịch vụ công quốc gia;

+ 100% cơ quan quản lý hành chính nhà nước sử dụng phần mềm QLVB&ĐH trong quản lý, gửi/nhận văn bản liên thông;

+ 100% văn bản (không mật) trao đối với các CQNN ngoài tỉnh (bộ, ngành tỉnh/thành phố ngoài tỉnh) dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản trình song song cùng văn bản giấy);

+ 100% văn bản (không mật) trao đổi giữa các CQNN trong tỉnh dưới dạng điện tử (hoàn toàn không dùng văn bản giấy);

+ 100% CQNN từ cấp tỉnh đến cấp xã sử dụng hệ thống một cửa điện tử;

+ 90% hồ sơ TTHC được cập nhật, xử lý trên phần mềm một cửa điện tử;

+ Cung cấp ít nhất 30% DVCTT mức độ 4; tối thiểu 40% hồ sơ TTHC được nộp và xử lý trực tuyến ở mức độ 3, 4.

- Xây dựng Trục liên thông văn bản nội tỉnh (LGSP) làm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu phần mềm dùng chung, chuyên ngành.

- Xây dựng hệ thống tích hợp dùng chung Khung kiến trúc Chính quyền tử điện tử.

- Triển khai xây dựng các dự án thuộc Đề án đô thị thông minh cho thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, huyện Điện Bàn, huyện Núi Thành.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp sử dụng DVCTT.

- Hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển Chính quyền điện từ đến hết năm 2020 (chi tiết tại Phụ lục 01 đính kèm).

III. Nội dung kế hoạch

1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ CQNN

- Bảo đảm các ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQNN tỉnh Quảng Nam triển khai thng nhất, đng bộ, liên thông theo Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh và hệ thống CSDL quốc gia.

- Triển khai kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong việc đầu tư ứng dụng CNTT tuân thủ theo kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh; trong đó, ưu tiên triển khai xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung để thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, CSDL trong CQNN tỉnh và bên ngoài.

- Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh phục vụ kết nối liên thông dữ liệu giữa các phần mềm dùng chung, hệ thống thông tin chuyên ngành trên địa bàn tỉnh và kết nối với các CSDL Quốc gia.

- Tiếp tục quản lý, vận hành ổn định, khai thác hiệu quả các phần mềm nền tảng của Chính quyền điện tử như: Cổng thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử công vụ; hệ thống một cửa điện tử; hệ thống phần mềm QLVB&ĐH; phần mềm quản lý CBCCVC.

- Nâng cấp các hệ thống thông tin dùng chung theo hướng kết nối liên thông và chia sẻ CSDL với các hệ thống thông tin chuyên ngành.

- Nâng cấp hệ thống phần mềm QLVB&ĐH, xây dựng hệ thống tích hợp dùng chung cho các phàn mềm dùng chung của tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT chuyên ngành tại các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là ngành Tài nguyên và Môi trường.

- Tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong hệ thống CQNN; gắn kết ứng dụng CNTT với CCHC, ứng dụng CNTT kết hợp với hệ thống chất lượng ISO.

- Tăng cường ứng dụng chữ ký số trong CQNN nhằm đáp ứng nhu cầu gửi, nhận văn bản điện tử và tích hợp vào các hệ thống thông tin giao dịch giữa các CQNN với nhau, với doanh nghiệp và người dân được xác thực, nhanh chóng và an toàn.

- Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế xã hội tổng hợp toàn tỉnh phục vụ báo cáo trực tuyến các chỉ tiêu kinh tế, xã hội theo mô hình tập trung, do các Sở ngành, địa phương đầu mối cung cấp, tạo lập thông tin, dữ liệu đầu vào cho hệ thống đảm bảo cập nhật thường xuyên theo định kỳ quy định, nhằm đưa ra các chỉ sphát triển kinh tế xã hội, các thông tin dự báo một cách khách quan nhất để giúp cho Lãnh đạo đưa ra các Quyết định nhanh chóng, kịp thời, chính xác phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành.

- Xây dựng hệ thống báo cáo giữa các CQNN trong tỉnh, tích hợp với hệ thống báo cáo quốc gia.

2. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Tiếp tục duy trì hoạt động, khai thác có hiệu quả hệ thống một cửa điện tử và DVCTT, liên thông tích hợp với các phần mềm chuyên ngành.

- Tiếp tục hoàn thiện Cổng thông tin điện tử với các chức năng hỗ trợ người khuyết tật, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Tập trung triển khai DVCTT mức độ 3,4.

- Triển khai mở rộng việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Triển khai sử dụng hệ thống Du lịch thông minh, Wifi thông minh.

- Triển khai thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn cho tổ chức doanh nghiệp và công dân sử dụng DVCTT của các CQNN trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai ứng dụng Zalo và các ứng dụng OTT trong CCHC công.

3. Xây dựng hoàn thiện các hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành; hệ thống thông tin, CSDL quốc gia tạo nền tảng phát triển CPĐT

- Triển khai xây dựng mới CSDL Hệ thống thông tin quản lý hạ tầng giao thông vận tải; CSDL khoa học và công nghệ; CSDL về tài sản đấu giá; CSDL hệ thống thông tin chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai; xây dựng CSDL nền thông tin địa lý (GIS), Cng thông tin địa lý tỉnh Quảng Nam; xây dựng CSDL quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Nam thuộc đề án xây dựng Hệ CSDL quốc gia về quan trc tài nguyên và môi trường; CSDL và hệ thống quản lý thông tin môi trường tỉnh Quảng Nam; hệ thống thông tin quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Nam.

- Xây dựng các hệ thống CSDL dùng chung, ưu tiên các CSDL nền tảng phát triển Chính quyền điện tử tỉnh.

- Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, cập nhật các HTTT, CSDL quốc gia do các Bộ, ngành Trung ương triển khai trên địa bàn tỉnh.

4. Phát triển nguồn nhân lực

- Nâng cao năng lực quản lý CNTT cho cán bộ lãnh đạo Sở, Ban, ngành, huyện, thành phố; gương mẫu tiên phong trong việc ứng dụng CNTT.

- Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng ứng dụng CNTT hàng năm cho CBCCVC các cấp. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ chuyên trách CNTT tại các đơn vị.

- Tổ chức phổ biến, đào tạo kiến thức về Khung kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử cấp tỉnh.

- Tổ chức đánh giá thực trạng đội ngũ lãnh đạo, CBCCVC CQNN trong việc sử dụng, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin máy tính, các ứng dụng dùng chung và mạng Internet.

- Tổ chức diễn tập đảm bảo an toàn thông tin mạng cho thành viên Đội ứng cứu sự cố máy tính trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo.

5. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

- Vận hành ổn định và khai thác sử dụng hiệu quả TTTHDL tỉnh và nâng cao chất lượng mạng truyền số liệu chuyên dùng trong CQNN nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng, đảm bảo an toàn thông tin trong ứng dụng CNTT của các CQNN, phục vụ tổ chức, doanh nghiệp và công dân.

- Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trên toàn tỉnh.

6. Đảm bảo an toàn thông tin

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy định đảm bảo an toàn thông tin số trong hoạt động ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá, thẩm định, tổ chức thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo cấp độ theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ; Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 21/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP .

- Triển khai thí điểm hệ thống phòng, chống mã độc tập trung cho các CQNN trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai huấn luyện, diễn tập, phòng ngừa sự cố, giám sát phát hiện, bảo đảm các điều kiện sẵn sàng đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố.

- Tổ chức triển khai đánh giá hiện trạng và khả năng bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống TTTHDL tỉnh và các ứng dụng dùng chung của tỉnh; đánh giá, dự báo các nguy cơ, sự cố, tấn công mạng có thể xảy ra với các hệ thống thông tin và các đối tượng cần bảo vệ; đánh giá, dự báo các hậu quả, thiệt hại, tác động có thể có nếu xảy ra sự cố; đánh giá về hiện trạng phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, nhân lực, vật lực phục vụ đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố. Kiểm tra về tình hình an toàn thông tin đối với hệ thống mạng nội bộ của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh: năm 2020 kiểm tra đánh giá an toàn thông tin ít nhất 20 đơn vị.

- Triển khai hoạt động thường trực, điều phối, xử lý, ứng cu sự cố và thường xuyên tổ chức huấn luyện, diễn tập, phòng ngừa sự cố, giám sát phát hiện, bảo đảm các điều kiện sẵn sàng đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố theo quy định tại điểm 5 khoản IV Điều 1 Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 25/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ và các Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 và các nội dung liên quan khác của Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.

- Xây dựng phần mềm nhằm hỗ trợ tin học hóa quy trình Báo cáo sự cố an toàn thông tin mạng giữa các cơ quan, đơn vị với Đội ứng cứu sự cố máy tính của tỉnh theo quy định tại Điều 11, Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ, giúp cho việc cập nhật, chia sẻ thông tin về sự cố máy tính được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ, đồng thời hỗ trợ công tác thng kê, tổng hợp số liệu về tình hình an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh. Phần mềm đáp ứng khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu mã độc, tấn công mạng về Cục An toàn thông tin theo tinh thần Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại. Giải pháp kỹ thuật chia sẻ thông tin mã độc thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 2290/BTTTT-CATTT ngày 17/7/2018 của Cục An toàn thông tin về kết nối chia sẻ thông tin về mã độc giữa các hệ thống kỹ thuật.

- Phổ biến và triển khai kịp thời các hướng dẫn thực thi công tác an toàn, an ninh thông tin của các cơ quan Trung ương. Tổ chức quán triệt việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ CBCCVC

- Các Sở, ngành, địa phương có giải pháp bảo mật, chống xâm nhập thông qua thiết bị ngăn chặn; đầu tư mua phần mềm diệt virus có bản quyền.

7. Xây dựng đô thị thông minh

- Triển khai một số dự án thuộc Đề án đô thị thông minh cho Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Núi Thành.

- Hệ thống du lịch thông minh: Xây dựng hệ thống cổng thông tin du lịch, bản đồ du lịch, quảng bá các địa điểm tham quan du lịch, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ liên quan đến du lịch và tiện ích hỗ trợ khách du lịch về hướng dẫn đường đi, xem địa điểm trên bản đồ.

- Hệ thống wifi thông minh: Lắp đặt hệ thống wifi tại các khu vực công cộng cần thiết: điểm du lịch, công viên, khu vực hành chính công, bệnh viện, trường đại học, cao đẳng,.

- Hệ thống camera thông minh: Xem xét các điểm lp camera giao thông, camera an ninh; xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu, hệ thống cảnh báo phục vụ công tác tra cứu thông tin và giám sát vi phạm, giám sát an ninh.

- Hệ thống CSDL phục vụ cảnh báo thiên tai (động đất, ngập lụt,...).

IV. Giải pháp

1. Giải pháp môi trường chính sách

- Hoàn thiện hệ thống pháp lý về CNTT, đặc biệt là xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo và điều hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai Chính quyền điện tử tỉnh.

- Rà soát, hoàn thiện các quy chế, quy định về sử dụng các hệ thống thông tin dùng chung, quy định về an toàn an ninh thông tin; các cơ chế chính sách thúc đy người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công do CQNN cung cấp trên môi trường mạng.

- Tạo điều kiện thu hút các công ty, doanh nghiệp tham gia các hoạt động thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các CQNN, trong đó đặc biệt là hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cao về CNTT và cung cấp các dịch vụ.

- Tạo các cơ chế để thu hút, đầu tư và phát triển thị trường CNTT; xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường CNTT, đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích sử dụng các sản phẩm dịch vụ CNTT.

2. Giải pháp tài chính

- Để đảm bảo nguồn vốn đáp ứng cho việc ứng dụng và phát triển CNTT cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: Các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học... để thực hiện các dự án ứng dụng CNTT cho từng ngành quản lý.

- Đẩy mạnh việc triển khai thuê dịch vụ CNTT; trong đó, ưu tiên triển khai các nội dung thuê dịch vụ đảm bảo hạ tầng kỹ thuật CNTT.

- Các cơ quan đơn vị, chủ động xây dựng kế hoạch, nguồn kinh phí đảm bảo cho việc ứng dụng và phát triển các ứng dụng CNTT tại đơn vị phù hợp với yêu cầu triển khai nhiệm vụ hàng năm.

3. Giải pháp gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với CCHC

- Đẩy mạnh gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với CCHC, trong đó tập trung đẩy mạnh hiện đại hóa nền hành chính, hướng đến nền hành chính công khai, minh bạch, tạo sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp; rà soát, bổ sung nội dung ứng dụng CNTT vào tiêu chí chấm điểm CCHC của tỉnh đảm bảo phù hợp theo lộ trình và định hướng của Chính phủ.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về ứng dụng CNTT phục vụ hiện đại hóa hành chính, thúc đẩy gắn kết chặt chẽ hoạt động ứng dụng CNTT với công tác CCHC của các CQNN.

4. Giải pháp tổ chức, triển khai

a) Giải pháp tổ chức

- Phát huy vai trò của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo triển khai ứng dụng CNTT tại đơn vị.

- Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về CNTT ở các cấp; đặc biệt chú trọng công tác xây dựng và kiện toàn bộ máy chuyên trách CNTT các cấp.

b) Giải pháp trin khai

- Triển khai đồng bộ các ứng dụng CNTT đảm bảo phù hợp với kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh.

- Tổ chức đánh giá, xếp hạng chuyên đề thi đua ứng dụng CNTT trong hoạt động các CQNN trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, doanh nghiệp và công dân về lợi ích, hiệu quả của việc ứng dụng CNTT, đặc biệt là việc sử dụng DVCTT.

V. Danh mục nhiệm vụ, dự án

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực CNTT, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử và phục vụ CCHC trên địa bàn tỉnh. Một số nhiệm vụ chính năm 2020 như sau:

- Xây dựng đề án phát triển chính quyền điện tử và xây dựng đô thị thông minh tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành.

- Triển khai giám sát an toàn thông tin và chuẩn hóa quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục triển khai thực hiện dự án Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh.

- Tổ chức vận hành, khai thác có hiệu quả hệ thống mạng WAN tỉnh, hệ thống Hội nghị truyền hình.

- Triển khai áp dụng chính thức hệ thống thư điện tcông vụ tỉnh.

- Quản lý, vận hành hệ thống phần mềm hành chính công cấp tỉnh.

- Theo dõi, đánh giá và tham mưu giải pháp đẩy mạnh cung cấp DVCTT, nâng cao hiệu quả, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Nam theo Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 19/6/2015 của UBND tỉnh. Tổ chức tập huấn chữ ký số chuyên dùng cho CBCCVC các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục tổ chức vận hành, ứng dụng có hiệu quả phần mềm QLVB&ĐH tại các cơ quan, đơn vị, thực hiện việc kết nối liên thông 3 cấp phần mềm để triển khai gửi, nhận văn bản điện tử, liên thông với hệ thống Trục liên thông văn bản của Văn phòng Chính phủ theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hướng dẫn, đôn đốc các ngành tiếp tục xây dựng đề cương dự toán chi tiết triển khai thực hiện các dự án ứng dụng CNTT theo nội dung Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 17/02/2017.

- Triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ về đảm bảo an toàn an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của CQNN theo Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng CNTT phục vụ CCHC tại các ngành, địa phương, thực hiện đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin năm 2020 của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 đính kèm)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này và định kỳ báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về CNTT trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

2. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, đôn đốc các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện CCHC gắn kết với ứng dụng CNTT; đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ CCHC của CQNN của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh tiếp tục bổ sung hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về CNTT, đảm bảo về số lượng, trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và triển khai ứng dụng CNTT, đặc biệt là tại cấp huyện, cấp xã.

3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Có kế hoạch cân đối, bố trí kinh phí từ các nguồn vốn Trung ương và địa phương cho các dự án ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch. Kiểm tra, giám sát việc quản lý, thực hiện các dự án theo đúng quy định của pháp luật.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai ứng dụng ISO điện tử trong việc thực hiện các TTHC.

5. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Trên cơ sở Kế hoạch của tỉnh, các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT tại đơn vị mình phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

- Lãnh đạo các Sở, Ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện quan tâm chỉ đạo chặt chẽ công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQNN, chịu trách nhiệm về công tác ng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan thuộc ngành, địa phương quản lý; gương mẫu, tiên phong trong việc ng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo điều hành.

- Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về CNTT ở các cấp; đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, kiện toàn bộ máy chuyên trách CNTT các cấp.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc và cần sửa đổi, bổ sung kế hoạch này, các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CPVP;
- Lưu: VT, HCTC, TH, KGVX (Hậu).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tâ
n

 

PHỤ LỤC 01

CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ ĐẾN HẾT NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 10/01/2020 của UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

Kết quả năm 2019

Năm 2020

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

1

Slượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương

0%

20%

Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn

2

Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng hồ sơ giải quyết TTHC của địa phương

22%

25%

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn

Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh

3

Tỷ lệ tích hợp các dịch vụ công trực tuyên mức độ 3, 4 của địa phương với Cổng dịch vụ công quốc gia

10%

30%

Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn

4

Tỷ lệ hồ sơ giải quyết TTHC dược thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh

60%

100%

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn

Sở Thông tin và Truyền thông

5

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4

16%

30%

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn

Sở Thông tin và Truyền thông

6

Cổng dịch vụ công của tỉnh cung cấp giao diện cho các thiết bị di động

100%

100%

Sở Thông tin và Truyền thông

 

7

Tỷ lệ dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp

100%

100%

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn

8

Tỷ lệ cơ quan nhà nước công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến

100%

100%

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn

Sở Thông tin và Truyền thông

9

Tỷ lệ Cng, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước tuân thủ quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP và Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND

90%

100%

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn

Sở Thông tin và Truyền thông

10

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện TTHC

0%

20%

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn

Sở Thông tin và Truyền thông

11

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử

15%

50%

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn

Sở Thông tin và Truyền thông

12

Tỷ lệ thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến

100%

100%

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn

13

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp

100%

100%

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông

14

Tỷ lệ phần mềm quản lý văn bản và điều hành của địa phương được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử

100%

100%

Sở Thông tin và Truyền thông

(Đã thực hiện năm 2019)

15

Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử

90%

90%

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn

Sở Thông tin và Truyền thông

16

Tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp tỉnh dược xử lý trên môi trường mạng

70%

80%

Các Sở, ban, ngành

Sở Thông tin và Truyền thông

17

Tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp huyện được xử lý trên môi trường mạng

50%

60%

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

18

Tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng

10%

30%

UBND các xã, phường, thị trấn

Sở Thông tin và Truyền thông

19

Tỷ lệ báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia

0%

30%

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn

Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông

20

Rút ngn thời gian họp, giảm tối đa việc gửi sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử

10%

30%

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn

Sở Thông tin và Truyền thông

21

Tỷ lệ cơ quan nhà nước từ trung ương tới cấp huyện kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước

50%

100%

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

PHỤ LỤC 02

NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 10/01/2020 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung, nhiệm vụ

Sản phẩm

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì, tham mưu thực hiện

Cơ quan phối hợp thực hiện

I

Ứng dụng CNTT trong công tác cải cách hành chính

1

Nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh

Cổng được nâng cấp đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông

Quý II

Sở Thông tin và Truyền thông

 

2

Nâng cấp Cổng dịch vụ công, hệ thống một cửa điện tử của tỉnh phù hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia

Cổng được nâng cấp đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông

Quý I

Sở Thông tin và Truyền thông

Văn phòng UBND tỉnh

3

Tuyên truyền nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4

Đạt tỷ lệ hồ sơ trực tuyến theo PAR INDEX

Cả năm

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện.

4

Rà soát, chuẩn hóa dịch vụ công trực tuyến mức 4

Báo cáo

Thường xuyên

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện.

5

Chuẩn hóa, cập nhật bộ dữ liệu thủ tục hành chính của tỉnh vào CSĐL Quốc gia về TTHC

Dữ liệu

Thường xuyên

Văn phòng UBND tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

6

Triển khai kết ni đồng bộ, liên thông dữ liệu giữa Cổng DVC và Hệ thống thông tin điện tử tỉnh với cổng DVC quốc gia

Hệ thống được kết nối, trao đổi dữ liệu thông suốt

Quý l

Sở Thông tin và Truyền thông

 

7

Xây dựng cổng thông tin tiếp nhận góp ý, phản ánh của người dân, doanh nghiệp (gopy.quangnam.gov.vn)

Phần mềm

Quý III

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện.

8

Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế xã hội tổng hợp của tỉnh

HTTT

Quý IV

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện.

II

Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ Cơ quan nhà nước

1

Nâng cấp, liên thông hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành tác nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Phần mềm được nâng cấp đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông

Quý I

Sở Thông tin và Truyền thông

 

2

Triển khai hệ thống Email công vụ của tỉnh và ban hành quy chế sử dụng hệ thống Email công vụ

Quy chế

Quý III

Sở Thông tin và Truyền thông

 

3

Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP)

Hệ thống

Quý III

Sở Thông tin và Truyền thông

 

4

CSDL Hệ thống thông tin quản lý hạ tầng giao thông vận tải

CSDL

Quý III

SGTVT

 

5

CSDL khoa học và công nghệ

CSDL

Quý I

SKHCN

 

6

CSDL về tài sản đấu giá

CSDL

Quý II

Sở Tư pháp

 

7

CSDL hệ thống thông tin chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CSDL

Quý IV

Sở NNPTNT

 

8

Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai

CSDL

Quý IV

Sở TNMT

 

9

Xây dựng CSDL nền thông tin địa lý (GIS)

CSDL

Quý l

Sở TNMT

 

10

Cổng thông tin địa lý tỉnh Quảng Nam

Cổng

Quý l

Sở TNMT

 

11

Xây dựng CSDL quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Nam thuộc đề án xây dựng Hệ CSDL quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường

CSDL

Quý II

Sở TNMT

 

12

Cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý thông tin môi trường tỉnh Quảng Nam

CSDL

Quý II

Sở TNMT

 

13

Hệ thống thông tin quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Nam

CSDL

Quý III

Sở TNMT

 

14

Xây dựng CSDL quản lý vận động viên trên địa bàn tỉnh

CSDL

Quý III

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 

15

Xây dựng CSDL quản lý đối tượng và chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh

CSDL

Quý III

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

 

16

Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ

CSDL

Quý II

Văn phòng UBND tỉnh

 

III

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin

1

Xây dựng đề án nâng cấp hạ tầng CNTT toàn tỉnh

Hạ tầng đảm bảo theo kịp nhu cầu sử dụng

Quý II

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện.

2

Vận hành hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, email công vụ, hội nghị truyền hình, mạng WAN

 

Cả năm

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện.

IV

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin

1

Tập huấn nghiệp vụ cho đội ứng cứu sự cố máy tính của tỉnh

 

Quý II

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện.

2

Tập huấn Nghị định số 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các Thông, tư liên quan

 

Quý II

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện.

3

Tập huấn sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh

 

Cả năm

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện.

V

Xây dựng đô thị thông minh

1

Triển khai hệ thống du lịch thông minh cho ngành du lịch trên địa bàn tỉnh

Ban hành kế hoạch và triển khai hệ thống

Cả năm

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND thành phố Hội An

2

Triển khai xây dựng đô thị thông minh

Đề án

Quý II

UBND thành phố Tam Kỳ, Hội An, thị xã Điện Bàn, Huyện Núi Thành

Sở Thông tin và Truyền thông

VI

Đảm bảo An toàn thông tin và ng cứu sự cố máy tính

1

Kiểm tra, đánh giá các nguy cơ, sự cố an toàn thông tin mạng

Ban hành kế hoạch và triển khai kế hoạch

Quý II

Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; Đội ứng cứu sự cố; Các DN viễn thông, Internet và các đơn vị liên quan khác.

Sở Thông tin và Truyền thông

2

Triển khai hoạt động thường trực, điều phối, xử lý, ứng cứu sự cố

Ban hành kế hoạch và triển khai kế hoạch

Cả năm

Cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam VNCERT); Ban chỉ đạo CNTT tỉnh; tổ chức, cá nhân gửi thông báo, báo cáo sự cố; Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng; các đơn vị chức năng liên quan.

Sở Thông tin và Truyền thông; Đơn vị vận hành hệ thống thông tin (các Sở, ngành; UBND cấp huyện); Đội ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng của tỉnh.

3

Triển khai huấn luyện, diễn tập, phòng ngừa sự cố, giám sát phát hiện, bảo đảm các điều kiện sẵn sàng đi phó, ứng cứu, khắc phục sự cố

Ban hành kế hoạch và triển khai kế hoạch

Quý III

Cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam-VNCERT), các đơn vị chức năng liên quan

Sở Thông tin và Truyền thông; đơn vị vận hành hệ thống thông tin (các Sở, ngành; UBND cấp huyện); Đội ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng của tỉnh.

4

Triển khai giám sát an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin của tỉnh

Báo cáo đánh giá kết quả giám sát

Quý I, II

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

5

Tổ chức Hội thảo tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến các quy định về đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh

Hội thảo

Quý III

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

6

Xây dựng phần mềm báo cáo, tổng hợp số liệu tình hình an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh

Phần mềm

Quý III

Các Sở, ngành; UBND cấp huyện; các đơn vị có liên quan của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 183/KH-UBND ngày 10/01/2020 về ứng nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Nam năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


538

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.198.108
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!