BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 22/VBHN-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2024
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ
BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT THỦY SẢN
Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, có hiệu lực kể
từ ngày 25 tháng 4 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, có
hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 5 năm 2024.
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày
21 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Thủy sản[1].
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết khoản 10
Điều 10, điểm b khoản 3 Điều 13, khoản 4 Điều 16, khoản 5 Điều 21, điểm a khoản
2 Điều 23, Điều 24, khoản 5 Điều 25, khoản 5 Điều 27, khoản 4 Điều 28, khoản 2
Điều 32, khoản 5 Điều 34, khoản 6 Điều 35, khoản 5 Điều 36,
khoản 5 Điều 38, khoản 3 Điều 39, khoản 3 Điều 40, khoản 1 Điều 48, điểm đ
khoản 2 Điều 50, khoản 3 Điều 51, khoản 2 Điều 53, khoản 7 Điều 56, điểm k
khoản 2 Điều 57, khoản 4 Điều 64, khoản 4 Điều 66, khoản 2
Điều 68, điểm d khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 78, khoản 4 Điều 79, khoản 2
Điều 89, khoản 3 Điều 94, khoản 7 Điều 98, khoản 3 Điều 99 của Luật Thủy sản
và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và
tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động
thủy sản trong nội địa, đảo, quần đảo và vùng biển của Việt Nam; tổ chức, cá
nhân Việt Nam hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nuôi trồng thủy sản thâm canh là nuôi trồng thủy sản
trong điều kiện kiểm soát được quá trình tăng trưởng, sản lượng của loài thủy
sản nuôi và sự tăng trưởng của loài thủy sản nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn
thức ăn thủy sản.
2. Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh là nuôi trồng thủy sản
trong điều kiện kiểm soát được một phần quá trình tăng trưởng, sản lượng của
loài thủy sản nuôi và sự tăng trưởng của loài thủy sản nuôi phụ thuộc vào nguồn
thức ăn tự nhiên và thức ăn thủy sản.
3. Tuyến bờ là đường gấp khúc được tạo bởi các đoạn thẳng
nối liền từ điểm 01 đến điểm 18. Tọa độ các điểm từ điểm 01 đến điểm 18 được
xác định bởi kinh độ và vĩ độ quy định tại Phụ lục
IV-A ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Tuyến lộng là đường gấp khúc được tạo bởi các đoạn thẳng
nối liền từ điểm 01’ đến điểm 18’. Tọa độ các điểm từ điểm 01’ đến điểm 18’
được xác định bởi kinh độ và vĩ độ quy định tại Phụ
lục IV-A ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Hệ thống giám sát tàu cá là hệ thống được tích hợp bởi
thiết bị lắp đặt trên tàu cá kết nối với trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá để
quản lý, giám sát hành trình, hoạt động của tàu cá trên các vùng biển.
6. Thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá là thiết bị
đầu cuối để nhận, lưu trữ và truyền phát các thông tin liên quan đến quá trình
hoạt động của tàu cá; được kích hoạt, cài đặt để truyền dữ liệu về trung tâm dữ
liệu giám sát tàu cá.
7. Chuyển tải thủy sản là hoạt động chuyển thủy sản, sản
phẩm thủy sản khai thác từ tàu này sang tàu khác.
8. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển là vùng
biển, đảo, quần đảo, ven biển được xác định để bảo toàn nguyên vẹn, giữ nguyên
hiện trạng và theo dõi diễn biến tự nhiên của các loài động vật, thực vật thủy
sinh và các hệ sinh thái tự nhiên trên biển.
9. Phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển là vùng
biển, đảo, quần đảo, ven biển được xác định để triển khai hoạt động phục hồi,
tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và các hệ sinh thái tự nhiên trên
biển.
10. Phân khu dịch vụ - hành chính của khu bảo tồn biển là
vùng biển, đảo, quần đảo, ven biển được xác định để triển khai hoạt động dịch
vụ, hành chính, hoạt động thủy sản có kiểm soát.
11. Vùng đệm của khu bảo tồn biển là vùng biển, đảo, quần
đảo, ven biển bao quanh hoặc tiếp giáp với ranh giới trong của khu bảo tồn nhằm
ngăn ngừa, giảm nhẹ tác động gây hại từ bên ngoài đối với khu bảo tồn.
12. Tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản bao gồm: tàu
thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ nguồn lợi thủy sản, tàu vận chuyển (chuyển tải, chế
biến) thủy sản, sản phẩm thủy sản, trừ tàu chở thủy sản, sản phẩm thủy sản bằng
công-ten-nơ.
13. Khai thác thủy sản bất hợp pháp là hoạt động khai thác
thủy sản được thực hiện bởi tàu cá của Việt Nam, nước ngoài trong vùng biển
thuộc quyền tài phán của một quốc gia mà không được phép, hoạt động trái với
luật pháp, quy định của quốc gia đó hoặc tàu cá treo cờ của quốc gia đã ký thỏa
ước với một tổ chức quản lý nghề cá khu vực nhưng hoạt động trái với các biện
pháp bảo tồn và quản lý của tổ chức có tính chất ràng buộc đối với quốc gia tàu
treo cờ, hoạt động trái với các điều khoản trong luật quốc tế được áp dụng hoặc
tàu cá vi phạm luật quốc gia hay các nghĩa vụ quốc tế, bao gồm cả luật và nghĩa
vụ quốc tế của các quốc gia hợp tác với một tổ chức quản lý nghề cá khu vực
liên quan.
14. Khai thác thủy sản không báo cáo là hoạt động khai thác
thủy sản không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ cho cơ quan thẩm quyền của
Việt Nam, trái với luật pháp và quy định của Việt Nam; được thực hiện trong khu
vực thuộc thẩm quyền của một tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan, không
báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, trái với quy trình thủ tục báo cáo của tổ
chức đó.
15. Khai thác thủy sản không theo quy định là hoạt động khai
thác thủy sản được thực hiện trong khu vực hoạt động của một tổ chức quản lý
nghề cá khu vực liên quan bởi các tàu cá không quốc tịch, tàu cá treo cờ của
quốc gia không thuộc tổ chức, hay bởi bất kỳ một thực thể khai thác thủy sản
nào khác theo cách thức không nhất quán hay trái với các biện pháp bảo tồn và quản
lý của tổ chức đó hoặc được thực hiện bởi các tàu cá trong khu vực hay khai
thác loài thủy sản không phải là đối tượng áp dụng của các biện pháp bảo tồn
hay quản lý liên quan theo cách thức không nhất quán với trách nhiệm của quốc
gia về bảo tồn nguồn sinh vật biển trong luật pháp quốc tế.
16.[2] Khu neo
đậu tránh trú bão cho tàu cá là khu vực chuyên dụng dành cho tàu cá neo đậu
tránh trú bão, bao gồm: Kết cấu hạ tầng khu tránh trú bão, cơ sở dịch vụ hậu
cần khu tránh trú bão, vùng nước đậu tàu, luồng vào khu tránh trú bão và khu
hành chính.
a) Kết cấu hạ tầng khu tránh trú bão bao gồm: đê, kè chắn
sóng, ngăn sa bồi; luồng lạch; neo đậu tàu (các trụ, phao neo tàu, xích neo,
rùa neo); hệ thống phao tiêu, biển báo; hệ thống chiếu sáng; hệ thống thông tin
liên lạc.
b) Cơ sở dịch vụ hậu cần khu tránh trú bão bao gồm: cơ sở
cung ứng dịch vụ thiết yếu tối thiểu (nước ngọt, lương thực thực phẩm, thông
tin liên lạc, y tế, vật tư, sửa chữa nhỏ, cứu nạn, giải quyết sự cố) phục vụ
ngư dân và tàu cá đảm bảo giải quyết các yêu cầu cấp thiết và sự cố tai nạn.
c) Vùng nước đậu tàu là vùng nước trước cầu cảng, vùng nước
bố trí neo đậu tàu, luồng vào khu neo đậu tàu và vùng nước dành cho cung ứng,
dịch vụ hậu cần.
d) Luồng vào khu tránh trú bão là luồng nối từ vùng nước mà
tàu hoạt động đến vùng nước đậu tàu.
đ) Khu hành chính bao gồm: các kết cấu hạ tầng, trang thiết
bị phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động của khu tránh trú bão (nhà lưu
trú, điều hành, bảo vệ; hệ thống đường giao thông nội bộ; hệ thống điện, nước,
xử lý nước thải, phòng cháy, chữa cháy; trang thiết bị).
17.[3] Trung
tâm nghề cá lớn là khu vực gắn với ngư trường khai thác thủy sản có lợi thế về
kinh tế, xã hội, tài nguyên, nguồn nguyên liệu, hạ tầng kỹ thuật, có ranh giới
và quy chế hoạt động riêng, làm đầu mối sản xuất, thương mại, dịch vụ hậu cần
nghề cá trong thể liên hoàn, liên kết để giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh, bao
gồm: các khu chức năng đặc thù, các cơ sở chuyên ngành.
a) Khu chức năng đặc thù bao gồm: các khu vực chế biến thủy
sản; sửa chữa, sản xuất ngư lưới cụ, đóng, sửa tàu thuyền cung cấp máy móc,
trang thiết bị cho tàu cá thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc; khu neo đậu
tránh trú bão; cơ sở đăng kiểm tàu cá; cơ quan kiểm ngư vùng, cầu cảng neo đậu
của tàu, thuyền kiểm ngư; trung tâm cứu hộ, cứu nạn.
b) Cơ sở chuyên ngành của trung tâm nghề cá lớn bao gồm cơ
sở đào tạo, nghiên cứu, tài chính, trung tâm hội chợ triển lãm phục vụ hoạt
động thủy sản.
18.[4] Khai
thác không chủ ý loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là việc loài thủy sản nguy cấp,
quý, hiếm bị bắt hoặc bị thương hoặc bị chết do hoạt động khai thác không cố ý
của con người.
19.[5] Khai
thác thủy sản giải trí là hoạt động khai thác thủy sản nhằm mục đích vui chơi,
giải trí, thư giãn, trải nghiệm.
20.[6] Đơn vị
cung cấp thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá là đơn vị được Cơ quan quản
lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo
công khai theo quy định.
21.[7] Tàu
phục vụ hoạt động: nuôi trồng thủy sản, bảo tồn biển, đồng quản lý trong bảo vệ
nguồn lợi thủy sản là phương tiện nổi có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ
chuyên dùng để phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản, bảo tồn biển, đồng quản
lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản được đăng ký, đăng kiểm như tàu cá.
22.[8] Vùng
khơi gồm 06 khu vực như sau:
a) Khu vực 1 là vùng phía Bắc vĩ tuyến 17000’N.
b) Khu vực 2 là vùng từ vĩ tuyến 14000’N đến vĩ tuyến
17000’N.
c) Khu vực 3 là vùng từ vĩ tuyến 10000’N đến vĩ tuyến
14000’N.
d) Khu vực 4 là vùng phía Nam vĩ tuyến 10000’N và phía Đông
kinh tuyến 108000’E.
đ) Khu vực 5 là vùng phía Nam vĩ tuyến 10000’N, từ kinh
tuyến 105000’E đến kinh tuyến 108000’E.
e) Khu vực 6 là vùng phía Tây kinh tuyến 105000’E”.
23.[9] Cơ quan
quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh là Chi cục được giao quản lý nhà nước về
thủy sản, kiểm ngư hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với địa
phương không có Chi cục quản lý nhà nước về thủy sản).
Điều 4. Quy định chung về thực hiện
thủ tục hành chính trong Nghị định này
1. Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Tùy theo điều
kiện tiếp nhận, trả kết quả của Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, tổ chức,
cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường
mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử,
email, fax):
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính:
Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chụp có
đóng dấu của cơ sở;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần
hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân
đến nộp hồ sơ;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi
trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ
quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ
sung.
4. Cách thức nộp phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại Cơ quan
giải quyết thủ tục hành chính hoặc bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua dịch vụ
khác.
5. Cách thức trả kết quả: Cơ quan giải quyết thủ tục hành
chính thực hiện trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại nơi
nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.
6. Trong Nghị định này có nội dung quy định khác với quy
định nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này thì thực hiện theo quy định
đó.
7. Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản
dịch ra tiếng Việt.
8. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm
về tính hợp pháp của hồ sơ đã nộp.
9.[10] Trường
hợp thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở
để cấp giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận, kiểm tra duy trì điều
kiện của cơ sở:
a) Cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức đánh giá trực
tuyến khi cơ sở đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện;
cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan bằng bản giấy hoặc bản điện tử cho
cơ quan kiểm tra hoặc tạm hoãn hoặc gia hạn có thời hạn giấy phép, giấy chứng
nhận, văn bản chấp thuận, thời hạn kiểm tra duy trì.
b) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tổ chức đánh giá
sự phù hợp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin,
tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan cấp phép. Việc kiểm tra đánh giá
thực tế sẽ được thực hiện sau khi các địa phương kiểm soát được thiên tai, dịch
bệnh theo quy định của pháp luật; thực hiện thu hồi ngay giấy phép đối với
trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật và xử lý vi phạm theo
quy định của pháp luật.
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nội dung
nghiệp vụ, kỹ thuật để thực hiện các biện pháp trong trường hợp cần thiết tại
điểm a và điểm b khoản này.
Chương II
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY
SẢN
Mục 1. ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG BẢO VỆ
NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Điều 5. Công nhận và giao quyền quản
lý cho tổ chức cộng đồng
1. Hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức
cộng đồng bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số
01.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu
vực dự kiến thực hiện đồng quản lý theo Mẫu số
02.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 03.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định này;
d) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định này;
đ) Bản chính biên bản họp tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định này.
2. Trình tự công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng
đồng như sau:
a) Đại diện tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ theo quy định tại
khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản
2 Điều 10 Luật Thủy sản;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,
cơ quan có thẩm quyền thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy
sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban
nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý;
c) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo theo quy định
tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra
thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ
chức cộng đồng theo Mẫu số 06.BT Phụ lục I
ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không công nhận và không giao quyền
quản lý cho tổ chức cộng đồng phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
3. Thẩm định hồ sơ công nhận và giao quyền quản lý cho tổ
chức cộng đồng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1
Điều 10 Luật Thủy sản;
b) Sự phù hợp của phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi
thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý và Quy chế hoạt động của tổ
chức cộng đồng đã được ít nhất 2/3 số thành viên tổ chức cộng đồng biểu quyết
thông qua với quy định của pháp luật về thủy sản, pháp luật có liên quan và
điều kiện thực tế tại địa phương.
4. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công
nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số
07.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định này đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung tên tổ chức và tên người đại diện
của tổ chức cộng đồng;
c) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo phương án
bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung
phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; vị trí, ranh giới khu vực địa
lý được giao; phạm vi quyền được giao;
d) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo quy chế mới
đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;
đ) Bản chính biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội
dung đề nghị sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số
05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trình tự sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận
và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng như sau:
a) Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người
đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Đại diện
tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này đến cơ quan có
thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thủy sản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền
xem xét ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung. Trường hợp không ban hành Quyết
định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu
vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác
nguồn lợi thủy sản: Thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4
Điều này;
c) Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận
và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu
số 08.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 6. Báo cáo về hoạt động của tổ
chức cộng đồng
1. Tổ chức cộng đồng báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy
định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thủy sản và cơ quan quản lý
nhà nước về thủy sản cấp tỉnh về hoạt động của tổ chức cộng đồng định kỳ trước
ngày 10 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.
2. Báo cáo của tổ chức cộng đồng bao gồm các nội dung chủ
yếu như sau: Tên gọi của tổ chức cộng đồng; số lượng thành viên tham gia; kết
quả thực hiện Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; kết quả thực
hiện Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng; các nội dung thay đổi trong kỳ
báo cáo; đề xuất, kiến nghị (nếu có).
Mục 2. QUẢN LÝ LOÀI THỦY SẢN NGUY
CẤP, QUÝ, HIẾM
Điều 7. Danh mục và tiêu chí xác
định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai
nhóm, gồm Nhóm I và Nhóm II.
2. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I khi đáp
ứng các tiêu chí sau:
a) Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ
nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu
được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế
hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết
định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có
tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
b) Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt
chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan
sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được
dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
3. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II khi đáp
ứng các tiêu chí sau:
a) Đáp ứng tiêu chí được quy định tại điểm a khoản 2 Điều
này.
b) Số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt
chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 20% theo quan sát
hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự
báo suy giảm ít nhất 20% trong 05 năm tiếp theo.
4. Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định
tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức rà soát,
đánh giá, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục loài thủy sản nguy cấp,
quý, hiếm.
Điều 8. Chế độ quản lý và bảo vệ
loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm[11]
1. Nghiêm cấm khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
thuộc Nhóm I trừ trường hợp khai thác vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học,
nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
2. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II được phép
khai thác khi đáp ứng các điều kiện quy định tại phần II Phụ lục II ban hành
kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý,
hiếm nhóm I hoặc nhóm II khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại phần II
Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa
học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế phải được Cơ quan quản
lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận
bằng văn bản và tuân thủ quy định pháp luật về tiếp cận nguồn gen.
4. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo giống ban đầu, sản xuất
giống các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải thả tối thiểu 0,1% tổng số cá
thể được sản xuất hằng năm vào vùng nước tự nhiên phù hợp. Quy trình thả giống
tái tạo nguồn lợi thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân báo cáo sản lượng giống sản xuất được
của năm kế trước và kế hoạch thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản của năm hiện
tại về Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoạt động
của tổ chức, cá nhân trước ngày 30 tháng 01 hằng năm qua thư điện tử hoặc trực
tiếp.
b) Trước 07 ngày thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, tổ
chức, cá nhân thông báo bằng văn bản qua thư điện tử hoặc trực tiếp tới Cơ quan
quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh biết để phối hợp thực hiện.
5. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là tang vật vi phạm
hành chính bị tịch thu hoặc vật chứng vụ án bị tịch thu theo quy định của pháp
luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự được xử lý như sau:
a) Trường hợp cá thể còn sống khỏe mạnh thì phải thả về môi
trường tự nhiên; cá thể bị thương phải được bàn giao cho cơ sở có chức năng cứu
hộ loài thủy sản để nuôi dưỡng, cứu, chữa trước khi thả về môi trường tự nhiên.
b) Trường hợp tang vật là bộ phận hoặc cá thể đã chết phải
được bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa
học để làm tiêu bản, trưng bày, nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục hoặc tiêu
hủy theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp tang vật là bộ phận hoặc cá thể đã chết không
bàn giao được theo quy định tại điểm b khoản này hoặc tang vật được xác định bị
bệnh, có khả năng gây dịch bệnh nguy hiểm thì phải tiêu hủy ngay. Việc tiêu hủy
được tiến hành theo quy định hiện hành của pháp luật về thú y, bảo vệ môi
trường và kiểm dịch động vật, thực vật.
6. Quy trình cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị
thương hoặc bị mắc cạn thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp,
quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thông báo cho Cơ quan quản lý nhà nước về
thủy sản cấp tỉnh hoặc cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản.
b) Trường hợp Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh
tiếp nhận thông tin hoặc nhận bàn giao từ tổ chức, cá nhân phải thông báo cho
cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản và thực hiện sơ cứu, nuôi dưỡng trong
thời gian chờ bàn giao.
c) Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản tiếp nhận bàn
giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm lập Biên bản bàn giao theo Mẫu số 09.BT
Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản có trách nhiệm
như sau:
a) Tổ chức cứu, chữa, nuôi dưỡng và đánh giá khả năng thích
nghi của loài thủy sản được cứu hộ trước khi thả về môi trường sống tự nhiên
của chúng. Trường hợp loài được cứu hộ bị chết trong quá trình cứu, chữa, cơ sở
cứu hộ được sử dụng làm tiêu bản phục vụ tuyên truyền, giáo dục hoặc bàn giao
cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học. Trường hợp
loài được cứu hộ không đủ khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên, cơ sở
cứu hộ thủy sản tổ chức nuôi dưỡng hoặc bàn giao cho tổ chức phù hợp để nuôi
dưỡng phục vụ mục đích nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục.
b) Báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả cứu hộ loài thủy sản nguy cấp,
quý, hiếm định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm và khi có yêu cầu.
8. Trường hợp loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị chết
không được lưu giữ, bảo quản, chế tác mẫu vật phục vụ nghiên cứu, tuyên truyền,
giáo dục thì Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phối hợp với chính
quyền địa phương cấp huyện tổ chức xử lý phù hợp với tập quán và quy định của
pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường và kiểm dịch động vật, thực vật.
9. Tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác thủy sản bắt
gặp hoặc khai thác không chủ ý loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có trách nhiệm
ghi lại thông tin vào sổ nhật ký khai thác, đánh giá tình trạng sức khỏe và xử
lý như sau:
a) Trường hợp còn sống khỏe mạnh thì thả về khu vực khai
thác.
b) Trường hợp bị thương có thể cứu hộ thì thực hiện theo quy
trình cứu hộ quy định tại khoản 6 Điều này.
c) Trường hợp bị thương đến mức không thể cứu chữa hoặc bị
chết thì thực hiện theo khoản 8 Điều này.
Điều 9. Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy
sản nguy cấp, quý, hiếm bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 10.BT
Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án khai thác theo Mẫu
số 11.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản ký kết hợp tác
quốc tế cấp quốc gia về cho, tặng, trao đổi loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
đối với trường hợp khai thác vì mục đích hợp tác quốc tế;
d) Quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu khoa học, bảo
tồn, nghiên cứu tạo giống ban đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc
thuyết minh đề cương bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu
đối với trường hợp khai thác vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu tạo giống ban đầu;
đ) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đề nghị
cấp văn bản chấp thuận đối với trường hợp nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên
cứu tạo nguồn giống ban đầu.
2. Trình tự cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản
nguy cấp, quý, hiếm như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều
này đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn[12] tổ
chức thẩm định hồ sơ; lấy ý kiến Ban quản lý khu bảo tồn biển hoặc tổ chức được
giao quản lý khu bảo tồn biển[13] đối
với trường hợp khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trong khu bảo tồn
biển và ban hành văn bản chấp thuận theo Mẫu số
12.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
này. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
3. Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý,
hiếm có hiệu lực theo thời gian thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, nghiên cứu khoa
học, nghiên cứu tạo giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn[14] thu
hồi văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trong trường
hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận hoặc
phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Mục 3. QUY CHẾ QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN
BIỂN
Điều 10. Quản lý hoạt động trong khu
bảo tồn biển và vùng đệm[15]
1. Hoạt động được thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt bao gồm:
a) Thả phao đánh dấu ranh giới vùng biển;
b) Điều tra, nghiên cứu khoa học sau khi được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt và chịu sự giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn
biển hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn biển;
c) Tuyên truyền, giáo dục môi trường, bảo tồn đa dạng sinh
học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
d) Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hoạt động vi
phạm;
đ) Thực hiện các hoạt động quan trắc, giám sát tài nguyên,
môi trường, khảo cổ học;
e) Xử lý sự cố trên biển, cứu hộ loài nguy cấp, quý, hiếm,
bảo tồn hệ sinh thái biển.
2. Hoạt động được thực hiện trong phân khu phục hồi sinh
thái bao gồm:
a) Hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh,
hệ sinh thái biển sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thực
hiện theo hướng dẫn và chịu sự giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn biển hoặc
tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn biển;
c) Hoạt động du lịch sinh thái nhưng không gây tổn hại đến
nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển;
d) Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác được đi qua
không gây hại nhưng không được dừng hoặc thả neo, trừ trường hợp bất khả kháng.
3. Hoạt động được thực hiện trong phân khu dịch vụ - hành
chính bao gồm:
a) Hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản;
c) Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái;
d) Xây dựng công trình hạ tầng phục vụ hoạt động của Ban
quản lý khu bảo tồn biển hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn biển; công
trình phục vụ du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản.
4. Hoạt động được thực hiện trong vùng đệm bao gồm:
a) Hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội nhưng không làm gây hại đến các phân khu khác và các hệ sinh thái
trong khu bảo tồn biển.
5. Các hoạt động trong khu bảo tồn biển được quy định tại khoản
1, 2, 3 và 4 Điều này phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và Quy
chế quản lý khu bảo tồn biển.
Điều 11. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn
biển hoặc tổ
chức được giao quản lý khu bảo tồn biển
1. Ban quản lý khu bảo tồn biển hoặc tổ chức được giao quản
lý khu bảo tồn biển có quyền sau đây:
a)[16] Thực
hiện điều tra, khảo sát, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác
quốc tế về bảo tồn biển trong phạm vi quản lý;
b) Hợp tác đào tạo, tuyên truyền, giáo dục môi trường, bảo
tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển;
c) Thu phí, lệ phí theo quy định đối với hoạt động trong khu
bảo tồn biển;
d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điều
tra, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy
sinh và hệ sinh thái tự nhiên trên biển trong khu bảo tồn;
đ)[17] Công chức, viên chức của Ban quản
lý khu bảo tồn biển hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn biển khi đang
thi hành công vụ trong khu bảo tồn biển được lập biên bản vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thủy sản, xử lý vi phạm hoặc chuyển người có thẩm quyền xử lý vi
phạm theo quy định của pháp luật;
e)[18] Hợp
tác nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy
sinh, hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật;
hợp tác trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các hoạt động dịch vụ
khác trong khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật;
g) Có ý kiến đối với hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa
học, giáo dục, đào tạo và dự án liên quan đến khu bảo tồn biển được giao quản
lý; đề nghị cơ quan có thẩm quyền tạm dừng hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa
học, giáo dục, đào tạo và dự án của tổ chức, cá nhân trong trường hợp không
thực hiện đúng mục đích, nội dung, kế hoạch hoặc có hoạt động gây ảnh hưởng xấu
đến khu bảo tồn biển;
h)[19] Tổ
chức quản lý các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản trong khu bảo tồn
biển.
2. Ban quản lý khu bảo tồn biển hoặc
tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn biển[20] có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý, bảo vệ khu bảo tồn biển theo Quy chế quản lý khu
bảo tồn biển và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Xây dựng đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí trong khu bảo tồn biển trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý khu bảo
tồn biển định kỳ hằng năm, 05 năm, 10 năm sau khi được cấp có thẩm quyền phê
duyệt; các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, phòng, trừ dịch bệnh; ngăn chặn các
hành vi vi phạm pháp luật trong khu bảo tồn biển;
d) Tổ chức nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, tái tạo, phục hồi và
phát triển các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển trong khu
bảo tồn biển; cứu hộ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của
pháp luật; quan trắc, thu thập thông tin, số liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu về đa
dạng sinh học, chất lượng môi trường nước;
đ) Giám sát hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo
dục, đào tạo và dự án thực hiện trong khu bảo tồn biển;
e) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn
lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh
học cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển;
g) Tổ chức, phối hợp với lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển,
Cảnh sát môi trường, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương hoặc đề nghị
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí lực lượng Kiểm ngư thực hiện tuần tra, kiểm
tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong khu bảo tồn biển;
h) Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức, cá
nhân liên quan hỗ trợ triển khai hoạt động sinh kế cho cộng đồng dân cư sống
trong và xung quanh khu bảo tồn biển;
i) Ban hành hướng dẫn, quy định đối với phương tiện và hoạt
động trong khu bảo tồn biển;
k) Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh diện tích của khu bảo tồn
biển; diện tích, vị trí các phân khu chức năng của khu bảo tồn biển và vùng
đệm;
l) Lắp đặt, thả phao đánh dấu ranh giới khu bảo tồn biển,
ranh giới các phân khu chức năng và lắp đặt phao cho tàu du lịch buộc neo;
m) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh và Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[21]) về
công tác quản lý khu bảo tồn biển định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc
đột xuất khi có yêu cầu.
3.[22] Ban
quản lý khu bảo tồn biển thực hiện quyền và trách nhiệm về quản lý, bảo vệ môi
trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Quyền của tổ chức, cá nhân
có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
1. Tham gia các hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao
nhận thức về bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học; phục hồi, tái tạo động vật,
thực vật thủy sinh và hệ sinh thái biển trong khu bảo tồn.
2. Phối hợp với Ban quản lý khu bảo
tồn biển hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn biển[23] triển khai hoạt động điều tra,
nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo; tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái trong
khu bảo tồn biển theo quy định của Nghị định này, quy định của Ban quản lý khu
bảo tồn biển hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn biển và quy định của
pháp luật có liên quan.
3. [24]Liên kết với Ban quản lý khu bảo tồn
biển hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn biển[25] trong lĩnh vực du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật
thủy sinh, hệ sinh thái biển và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn
theo quy định của pháp luật.
4. Nuôi trồng thủy sản, khai thác
thủy sản theo quy định của Nghị định này, quy định của Ban quản lý khu bảo tồn
biển hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn biển[26] và quy định của pháp luật có liên
quan.
Điều 13. Nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển[27]
Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động điều tra, nghiên cứu
khoa học, giáo dục, đào tạo tại khu bảo tồn biển có nghĩa vụ sau đây:
a) Gửi kế hoạch điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào
tạo tại khu bảo tồn biển tới Ban quản lý khu bảo tồn biển hoặc tổ chức được
giao quản lý khu bảo tồn biển trước khi thực hiện 10 ngày;
b) Thực hiện điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo
theo quy định của pháp luật, Quy chế quản lý khu bảo tồn biển và hướng dẫn,
giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn biển hoặc tổ chức được giao quản lý khu
bảo tồn biển;
c) Thông báo cho Ban quản lý khu bảo tồn biển hoặc tổ chức
được giao quản lý khu bảo tồn biển về kết quả điều tra, nghiên cứu khoa học,
giáo dục, đào tạo; tài liệu công bố trong nước hoặc quốc tế (nếu có);
d) Chi trả chi phí dịch vụ, giám sát cho Ban quản lý khu bảo
tồn biển hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn biển theo quy định, trừ
hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học.
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái,
nuôi trồng thủy sản trong khu bảo tồn biển có nghĩa vụ sau đây:
a) Triển khai hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải
trí theo đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
trong khu bảo tồn biển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tuân thủ Quy chế quản lý khu bảo tồn biển, quy định của
Ban quản lý khu bảo tồn biển hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn biển;
c) Bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường; tham gia hoạt động
làm sạch môi trường, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và
hệ sinh thái biển trong khu bảo tồn;
d) Phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ
đa dạng sinh học cho khách du lịch;
đ) Chi trả chi phí dịch vụ cho Ban quản lý khu bảo tồn biển
hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn biển theo quy định;
e) Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện và có nhu cầu khai thác,
nuôi trồng thủy sản trong khu bảo tồn biển phải đăng ký với Ban quản lý khu bảo
tồn biển hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn biển.
3. Đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân sống trong
và xung quanh khu bảo tồn biển có nghĩa vụ:
a) Chấp hành quy chế quản lý khu bảo tồn biển, quy định của
Ban quản lý khu bảo tồn biển hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn biển và
quy định của pháp luật có liên quan;
b) Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học trong khu bảo tồn
biển;
c) Tham gia hoạt động tái tạo, phục hồi các loài động vật,
thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển trong khu bảo tồn.
Điều 14. Nguồn tài chính của khu bảo
tồn biển
1. Ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn thu dịch vụ do tổ chức, cá nhân có hoạt động liên
quan đến khu bảo tồn biển chi trả theo quy định tại điểm d khoản
1 và điểm đ khoản 2 Điều 13 Nghị định này.
3. Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài.
4. Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Quản lý, sử dụng tài chính
của khu bảo tồn biển
1. Chi ngân sách nhà nước cho khu bảo tồn biển của nhà nước
như sau:
a) Chi đầu tư phát triển bao gồm: Đầu tư xây dựng, nâng cấp,
cải tạo cơ sở hạ tầng; mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý khu bảo
tồn biển; đầu tư khác liên quan đến khu bảo tồn biển theo quy định của pháp
luật (nếu có). Việc quản lý, phân bổ chi đầu tư phát triển thực hiện các dự án
phục vụ công tác quản lý khu bảo tồn biển thực hiện theo quy định của pháp luật
về đầu tư công hiện hành;
b)[28] Chi
thường xuyên bao gồm: Hoạt động của Ban quản lý khu bảo tồn biển hoặc tổ chức
được giao quản lý khu bảo tồn biển; các hoạt động thường xuyên khác liên quan
đến quản lý khu bảo tồn biển.
2. Việc xây dựng dự toán, quản lý sử dụng ngân sách nhà nước
cho khu bảo tồn biển thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà
nước.
3. Nguồn thu dịch vụ của khu bảo tồn biển được quản lý, sử
dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước
ngoài được quản lý, sử dụng theo quy định pháp luật về sử dụng nguồn tài trợ và
quy định của pháp luật có liên quan.
5. Nguồn tài chính khác được quản lý, sử dụng theo quy định
của pháp luật hiện hành.
Mục 4. QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Điều 16. Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
1. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có chức năng
hỗ trợ cho các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án về lĩnh vực bảo tồn,
bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản không nằm trong kế hoạch ngân
sách trên phạm vi toàn quốc.
2. Nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
bao gồm:
a) Vận động, tiếp nhận và quản lý nguồn đóng góp tự nguyện,
tài trợ, từ thiện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
b) Tổ chức thẩm định, quyết định hỗ trợ, kiểm tra, giám sát,
nghiệm thu kết quả chương trình, dự án, hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ;
c) Thực hiện quy định về tài chính, thống kê, kế toán và
kiểm toán theo Luật ngân sách; báo cáo tình
hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định.
Điều 17. Cơ cấu tổ chức của Quỹ bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
1. Tên gọi của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
được quy định như sau:
a) Quỹ ở trung ương là Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản Việt Nam (sau đây gọi là Quỹ trung ương);
b) Quỹ cấp tỉnh là “Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản tĩnh [tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương]” (sau đây gọi là Quỹ cấp
tỉnh).
2. Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ bao gồm:
a) Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Ban Kiểm soát Quỹ;
c) Cơ quan điều hành Quỹ.
3. Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ và Cơ quan điều
hành Quỹ được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ do cơ quan
thành lập Quỹ ban hành.
Điều 18. Cơ chế hoạt động của Quỹ
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
1. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà
nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự
nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
2. Quỹ trung ương có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng
nguồn kinh phí do Quỹ trung ương hỗ trợ;
c) Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý và
hoạt động của Quỹ;
d) Hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cộng đồng
thông qua các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án (nếu có).
3. Quỹ cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho Quỹ cộng đồng thông qua các
chương trình, dự án, hoạt động phi dự án;
c) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính, hỗ trợ
kỹ thuật từ Quỹ trung ương (nếu có);
d) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ trung ương đối với
nguồn vốn do Quỹ trung ương hỗ trợ;
đ) Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng tài chính cho Quỹ
trung ương định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu để tổng hợp báo cáo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 19. Quản lý, sử dụng tài chính
của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
1. Nguồn tài chính hình thành Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Luật Thủy sản.
2. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương
được chi cho các hoạt động chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục; phổ biến, nhân rộng các
điển hình về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên phạm vi toàn quốc;
b) Phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế bền vững trên phạm vi toàn quốc;
c) Thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án
khác do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài ủy thác trên phạm vi toàn
quốc;
d) Hoạt động bộ máy, chuyên môn nghiệp vụ của Quỹ theo quy
định hiện hành;
đ) Hỗ trợ kinh phí cho Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cộng đồng.
3. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở cấp tỉnh
được chi cho các hoạt động chủ yếu sau đây:
a) Các hoạt động được quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2
Điều này trên địa bàn tỉnh;
b) Hỗ trợ kinh phí cho Quỹ cộng đồng.
4. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hỗ trợ cho tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cộng đồng trong nước có chương trình, dự
án, hoạt động phi dự án theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hỗ trợ theo
phương thức hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí để thực hiện chương trình, dự
án hoặc hoạt động phi dự án được quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Tổ chức thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án hoặc
hoạt động phi dự án:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ gửi văn bản đề nghị hỗ
trợ, kèm theo thuyết minh chương trình, dự án, hoạt động phi dự án đến Cơ quan
điều hành Quỹ;
b) Cơ quan điều hành Quỹ chủ trì, phối hợp với các cơ quan
chức năng tổ chức thẩm định, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, phê duyệt;
c) Sau khi Hội đồng quản lý Quỹ có quyết định phê duyệt,
Giám đốc Quỹ thông báo cho đối tượng được hỗ trợ biết và triển khai thực hiện.
7. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cộng đồng thực
hiện chương trình, dự án và hoạt động phi dự án theo quyết định đã được phê
duyệt và báo cáo Cơ quan điều hành Quỹ về kết quả thực hiện.
8. Kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình, dự án, hoạt
động phi dự án:
a) Cơ quan điều hành Quỹ chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đánh giá
việc thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án được Quỹ bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản hỗ trợ định kỳ hằng năm hoặc đột xuất;
b) Trường hợp cần thiết, Cơ quan điều hành Quỹ có thể thuê
tư vấn để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, dự án, hoạt động phi
dự án do Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hỗ trợ.
9. Xây dựng kế hoạch thu, chi tài chính, báo cáo quyết toán
tài chính hằng năm:
a) Kế hoạch thu, chi tài chính của Quỹ được Hội đồng quản lý
Quỹ thông qua, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đối với
Quỹ cấp trung ương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với Quỹ cấp
tỉnh;
b) Báo cáo quyết toán tài chính của Quỹ theo quy định của
pháp luật hiện hành.
10. Chế độ kế toán, kiểm toán, quản lý tài sản và công khai
tài chính:
a) Áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp để thực hiện
công tác kế toán;
b) Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp
luật về quản lý, sử dụng tài sản; quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng
tài sản công;
c) Thực hiện chế độ báo cáo, công khai tài chính theo quy
định của pháp luật.
Chương III
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mục 1. QUẢN LÝ GIỐNG THỦY SẢN
Điều 20. Điều kiện cơ sở sản xuất,
ương dưỡng giống thủy sản
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều
24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
a) Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể,
lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa
trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà
cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;
b) Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng,
an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến
khu vực sản xuất, ương dưỡng.
2. Điểm c khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản
được quy định cụ thể như sau:
Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm
soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng;
giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải,
chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu
hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại
xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy
sản.
Điều 21. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, kiểm tra duy
trì điều kiện cơ sở
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và kiểm tra duy trì
điều kiện cơ sở như sau:
a)[29] Cơ
quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, kiểm tra duy trì điều
kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng
giống thủy sản bố mẹ, đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng đồng thời giống thủy
sản bố mẹ và giống thủy sản không phải là giống thủy sản bố mẹ;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp, cấp
lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy
sản; kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên
địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản
xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản
xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số
01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản
xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số
02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số
01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp
thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân;
c) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất,
ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.
4. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
a) Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Tổ chức,
cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,
cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau
khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm
tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn
03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp
Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III
ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn
bản, nêu rõ lý do;
b) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Tổ
chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều
này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan
có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu
số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp
Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
5. Nội dung kiểm tra gồm:
a) Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại Giấy chứng nhận;
b) Kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất, ương dưỡng giống
thủy sản theo quy định tại Điều 23, khoản 1 Điều 24 Luật Thủy
sản và Điều 20 Nghị định này;
c) Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất, ương
dưỡng giống thủy sản theo khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản.
6.[30] Thời gian duy trì điều kiện
a) Thời gian duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng
giống thủy sản là 12 tháng. Trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá sự phù
hợp cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo quy định của
pháp luật, thời gian duy trì điều kiện là 24 tháng.
b) Việc kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở được thực hiện
trong thời gian tối đa là 90 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn 12 tháng và 180
ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn 24 tháng. Thời hạn 12 tháng và 24 tháng tính
từ ngày cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện lần đầu hoặc ngày kiểm tra duy trì
trước đó theo quy định.
c) Cơ quan kiểm tra thông báo thời gian kiểm tra duy trì
điều kiện cho cơ sở trước 05 ngày làm việc. Kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở
theo các nội dung quy định tại Mẫu số 03.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này. Sau 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc hoạt động kiểm tra, Cơ quan
kiểm tra thực hiện thông báo kết quả kiểm tra và thời gian duy trì điều kiện
đến cơ sở được kiểm tra.
d) Trong thời gian duy trì điều kiện, trường hợp cơ sở không
có nhu cầu duy trì điều kiện theo quy định, phải thông báo đến Cơ quan có thẩm
quyền quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và công khai trên trang thông
tin của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
7.[31] Khi phát hiện cơ sở vi phạm một
trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 25 Luật Thủy sản, cơ quan có
thẩm quyền xử lý như sau:
a) Cơ sở không duy trì điều kiện theo quy định tại một trong
các điểm a, b, d khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và khoản 1 Điều 20 Nghị định
này, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm và ban hành Quyết định thu hồi hoặc
kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất,
ương dưỡng giống thủy sản và công khai trên trang thông tin của Cơ quan quản lý
nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Cơ sở không duy trì hoặc duy trì không đầy đủ nhưng không
có khả năng khắc phục điều kiện tại điểm c khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản, khoản
2 Điều 20 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm và ban hành
Quyết định thu hồi hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận
đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và công khai trên trang thông
tin của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
c) Cơ sở vi phạm quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 4
Điều 25 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định và ban hành Quyết định thu hồi hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và
công khai trên trang thông tin của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8.[32] Cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản khi tham gia một, một số hoặc toàn bộ
quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản do cơ sở khác công bố tiêu chuẩn
áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng:
a) Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải phù hợp với điều
kiện ghi trong Giấy chứng nhận và có văn bản thỏa thuận giữa hai bên về đối
tượng, số lượng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, thời gian thực hiện;
b) Thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm b, c, đ, e, g
và h khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản. Thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá
trình sản xuất, ương dưỡng và giao một bản sao cho cơ sở có giống thủy sản công
bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương
ứng để lưu giữ phục vụ truy xuất nguồn gốc.
9.[33] Cơ sở có giống thủy sản công bố
tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương
ứng khi sản xuất, ương dưỡng tại cơ sở khác có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm a, d và g khoản 2 Điều 26
Luật Thủy sản và thực hiện lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng.
Điều 22. Nhập khẩu giống thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản chưa
có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam quy định
tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này để
nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Cơ quan quản lý
nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[34]
cấp phép.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số
05.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản đăng ký nhập
khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có);
c)[35] Đề
cương nghiên cứu được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (đối với
trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học);
d) Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm;
phương án xử lý loài thủy sản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc (đối với
trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm).
3. Trình tự cấp phép nhập khẩu giống thủy sản như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản theo
quy định tại khoản 1 Điều này gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[36];
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn[37] tổ
chức thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 06.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này; trường hợp không cấp phép nhập khẩu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ
lý do;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn[38] thực
hiện giám sát hoặc có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp
tỉnh nơi thực hiện nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm thực
hiện giám sát.
4. Khi phát hiện giống thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam có
nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất
giống thủy sản tại nước xuất khẩu:
a) Thành phần đoàn kiểm tra bao gồm: Cơ quan quản lý nhà
nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[39]
và đơn vị liên quan;
b) Nội dung kiểm tra như sau: Hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý chất lượng, môi trường, an toàn sinh học liên quan đến giống
thủy sản và năng lực thực thi của cơ quan quản lý tại nước xuất khẩu; điều kiện
bảo đảm chất lượng, môi trường, an toàn sinh học tại cơ sở sản xuất, xuất khẩu
giống thủy sản vào Việt Nam;
c) Thông báo, công khai kết quả kiểm tra và quyết định biện
pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 23. Xuất khẩu giống thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu giống thủy sản có
tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu, Danh mục loài thủy sản xuất
khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện để nghiên cứu khoa học, hợp
tác quốc tế thực hiện theo quy định tại Điều 69 Nghị định này.
2. Danh mục loài thủy sản cấm xuất
khẩu quy định tại Phụ lục IX, Danh mục loài
thủy sản xuất khẩu có điều kiện quy định tại Phụ
lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 24. Đặt tên giống thủy sản
1. Mỗi giống thủy sản chỉ được đặt một tên.
2. Giống thủy sản không được đặt tên mới trong trường hợp
sau đây:
a) Trùng với tên giống đã có;
b) Chỉ bao gồm các số;
c) Vi phạm đạo đức xã hội;
d) Dễ gây hiểu nhầm với các đặc trưng, đặc tính của giống
thủy sản đó.
Điều 25. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm
giống thủy sản
Điểm b và c khoản 2 Điều 28 Luật
Thủy sản được quy
định cụ thể như sau:
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bao gồm:
a) Có phòng thử nghiệm đủ điều kiện theo quy định hiện hành
để theo dõi, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu theo đề cương khảo nghiệm;
b) Trường hợp khảo nghiệm giai đoạn sản xuất, ương dưỡng
giống thủy sản phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24
Luật Thủy sản và khoản 1 Điều 20 Nghị định này. Trường
hợp khảo nghiệm giai đoạn nuôi thương phẩm phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản và Điều 34
Nghị định này.
2. Điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường: Khu
nuôi khảo nghiệm có biện pháp ngăn cách với khu sản xuất giống, nuôi trồng thủy
sản thương phẩm khác.
Điều 26. Nội dung, trình tự, thủ tục
khảo nghiệm giống thủy sản
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[40]
tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản và phê duyệt đề
cương khảo nghiệm giống thủy sản.
2. Hồ sơ đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 07.NT
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 08.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này.
3. Trình tự thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống thủy sản
gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn[41];
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn[42] tổ
chức thẩm định, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, tổ chức kiểm tra điều kiện cơ sở khảo
nghiệm theo Mẫu số 09.NT Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định này; Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn[43] phê
duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành Quyết định cho phép khảo nghiệm theo Mẫu số 10.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này, đồng thời cấp phép nhập khẩu giống thủy sản cho tổ chức, cá nhân để
phục vụ khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu); trường hợp không đạt yêu cầu
phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
c) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[44]
gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành
khảo nghiệm giám sát khảo nghiệm.
4. Nội dung khảo nghiệm giống thủy sản như sau: Căn cứ đặc
điểm sinh học từng loài thủy sản và mục đích sử dụng để xây dựng đề cương khảo
nghiệm nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất,
chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của loài khảo nghiệm.
5. Giám sát khảo nghiệm:
a) Cơ quan giám sát: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm;
b) Nội dung giám sát: Theo nội dung đề cương khảo nghiệm
giống thủy sản được Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn[45] phê
duyệt;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khảo
nghiệm, đơn vị giám sát khảo nghiệm gửi báo cáo kết quả giám sát về Cơ quan
quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[46].
6. Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm: Cơ quan quản lý nhà nước
về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[47]
tổ chức kiểm tra hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản; nội dung kiểm tra theo
nội dung đề cương khảo nghiệm đã được phê duyệt.
7. Công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết
quả khảo nghiệm, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn[48] tổ
chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo
nghiệm giống thủy sản. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản,
nêu rõ lý do;
b)[49] Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể
từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản, Cơ
quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thông báo công khai quyết định công nhận trên Cổng thông tin điện tử của Cơ
quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mục 2. THỨC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN
Điều 27. Điều kiện cơ sở sản xuất
thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Điểm c khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản
được quy định cụ thể như sau:
a) Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên
thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn, cửa
bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang thiết
bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo
đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp;
b) Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo
đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử
lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở
sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải
có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
2. Điểm d khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản
được quy định cụ thể như sau: Có phòng thử nghiệm
hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá
trình sản xuất.
3. Điểm đ khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản
được quy định cụ thể như sau: Phải xây dựng và áp
dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm
các nội dung: nước phục vụ sản xuất; nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; quá trình
sản xuất; tái chế; lưu mẫu; kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm
soát động vật gây hại; vệ sinh nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải.
Điều 28. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy
sản như sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn[50] kiểm
tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận và kiểm tra duy trì cơ sở đủ điều
kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra,
cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận và kiểm tra duy trì đủ điều kiện sản xuất
thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn,
trừ các cơ sở sản xuất quy định tại điểm a khoản này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản
xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất
theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm
theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị
định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp
thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận;
c) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất
thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã được cấp,
trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.
4. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản
xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
a) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức
ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi
hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn
10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội
dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở sản
xuất và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13.NT
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp cơ sở không đáp ứng
điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo
đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp
kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc
kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy
sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành
kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất
gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời
hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền
cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả
lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Nội dung kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản,
sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
b)[51] Kiểm
tra thực tế về điều kiện cơ sở tại địa điểm sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm
xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 27 Nghị định này và
Điều 32 Luật Thủy sản;
c) Kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất thức
ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo khoản
1 Điều 37 Luật Thủy sản.
6.[52] Thời
gian kiểm tra duy trì
a) Thời gian duy trì điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy
sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là 12 tháng. Trường hợp cơ
sở đã được tổ chức đánh giá sự phù hợp cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp
tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là
24 tháng.
b) Việc kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở được thực hiện
trong thời gian tối đa là 90 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn 12 tháng và 180
ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn 24 tháng. Thời hạn 12 tháng và 24 tháng tính
từ ngày cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện lần đầu hoặc ngày kiểm tra duy trì
trước đó theo quy định.
c) Cơ quan kiểm tra thông báo thời gian kiểm tra duy trì
điều kiện cho cơ sở trước 05 ngày làm việc; kiểm tra duy trì điều kiện của cơ
sở theo Mẫu số 13.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Sau 05 ngày
làm việc kể từ khi kết thúc hoạt động kiểm tra, Cơ quan kiểm tra thực hiện
thông báo kết quả kiểm tra và thời gian duy trì đến cơ sở được kiểm tra.
d) Trong thời gian duy trì điều kiện, nếu cơ sở không có nhu
cầu duy trì điều kiện theo quy định, phải thông báo đến Cơ quan có thẩm quyền
quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
và công khai trên trang thông tin của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7.[53] Khi
phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 34
Luật Thủy sản. Cơ quan có thẩm quyền xử lý như sau:
a) Trường hợp cơ sở không duy trì điều kiện theo quy định
tại một trong các điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản và khoản 1,
khoản 2 Điều 27 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm và ban
hành Quyết định thu hồi hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng
nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi
trồng thủy sản và công khai trên trang thông tin của Cơ quan quản lý nhà nước
về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Trường hợp cơ sở không duy trì hoặc duy trì không đầy đủ
nhưng không có khả năng khắc phục điều kiện tại điểm đ khoản 1 Điều 32 Luật
Thủy sản và khoản 3 Điều 27 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi
phạm và ban hành Quyết định thu hồi hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu
hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thủy sản và công khai trên trang thông tin của Cơ quan quản
lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Trường hợp cơ sở vi phạm quy định tại điểm a hoặc điểm c
khoản 4 Điều 34 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định và ban hành Quyết định thu hồi hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm
quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm
xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và công khai trên trang thông tin của Cơ
quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8. Cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn
thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi tham gia một, một
số hoặc toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm do cơ sở khác công bố tiêu chuẩn áp
dụng, công bố hợp quy:
a) Sản xuất sản phẩm phải phù hợp với điều kiện ghi trong Giấy
chứng nhận. Trước khi sản xuất phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan quản lý
nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[54]
và cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để giám sát, quản lý;
b) Thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm
a, e khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản. Thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong
quá trình sản xuất và giao một bản sao cho cơ sở có sản phẩm công bố tiêu chuẩn
áp dụng, công bố hợp quy để lưu giữ phục vụ truy xuất nguồn gốc;
c) Cơ sở có sản phẩm công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp
quy khi sản xuất tại cơ sở khác có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện phải thực
hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm b, d, đ, e khoản 1 Điều 37
Luật Thủy sản và thực hiện lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ghi nhãn
hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
9.[55] Cơ sở
không thuộc phạm vi chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất nguyên liệu thức ăn thủy
sản bao gồm: cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn thủy sản không thuộc đối tượng
phải công bố hợp quy; cơ sở sản xuất ban đầu (cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản, thu hái, đánh bắt, khai thác).
Điền 29. Kiểm tra chất lượng thức ăn
thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu[56]
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử
lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
2. Nội dung, trình tự và thủ tục kiểm tra chất lượng thức ăn
thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu theo quy định
của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử
lý môi trường nuôi trồng thủy sản thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia quy định về lấy mẫu, thực hiện lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên.
4. Thử nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường
nuôi trồng thủy sản do phòng thử nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chỉ định hoặc đã đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. Trong
trường hợp chưa có phòng thử nghiệm được chỉ định (đối với trường hợp thử
nghiệm để phục vụ hoạt động kiểm tra nhà nước) hoặc đã đăng ký hoạt động (đối
với trường hợp thử nghiệm phục vụ hoạt động của tổ chức, cá nhân) về thức ăn
thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thì thực hiện tại phòng
thử nghiệm được chỉ định hoặc đã đăng ký hoạt động theo quy định trong lĩnh vực
thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nếu
có phương pháp thử phù hợp. Trường hợp các phương pháp thử chưa được chỉ định
hoặc chưa được thống nhất, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phương pháp thử được áp dụng.
Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thủy sản
1. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng
thủy sản nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Thủy
sản phải được Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn[57] cấp
phép.
2. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý
môi trường nuôi trồng thủy sản bao gồm:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu
số 15.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b)[58] Giấy
xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (đối với
trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm) có đầy đủ nội dung
về thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức, thông tin sản phẩm (tên sản phẩm, thành
phần chính, công dụng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản), số lượng, khối
lượng, phương án xử lý sản phẩm khi kết thúc hội chợ, triển lãm và trách nhiệm
của các bên liên quan;
c) Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của
pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu).
3. Trình tự thực hiện cấp phép nhập khẩu thức ăn thủy sản,
sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu thức ăn thủy sản,
sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản để trưng bày tại hội chợ, triển
lãm hoặc nghiên cứu khoa học gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[59];
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn[60] cấp
giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 16.NT Phụ lục
III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phép phải trả lời
bằng văn bản, nêu rõ lý do;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn[61] có văn
bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện giám sát
việc tham gia hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân đăng
ký nhập khẩu.
4.[62] Nhập
khẩu thủy sản sống dùng làm thức ăn thủy sản:
a) Tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu loài thủy sản có
trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thức ăn thủy
sản. Trường hợp loài thủy sản làm thức ăn thủy sản chưa có tên trong Danh mục
loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân thực hiện
khảo nghiệm theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
b) Trình tự, thủ tục nhập khẩu loài thủy sản được phép kinh
doanh tại Việt Nam để làm thức ăn thủy sản thực hiện theo quy định tại Điều 30
Nghị định này.
5. Khi phát hiện thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường
nuôi trồng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng,
môi trường, an toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét,
quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý
môi trường nuôi trồng thủy sản tại nước xuất khẩu:
a) Thành phần đoàn kiểm tra gồm: Cơ quan quản lý nhà nước về
thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[63]
và đơn vị liên quan;
b) Nội dung kiểm tra: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý chất lượng, môi trường, an toàn sinh học về sản xuất thức ăn thủy sản,
sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và năng lực thực thi của cơ quan
quản lý tại nước xuất khẩu; điều kiện bảo đảm chất lượng, môi trường, an toàn
sinh học tại cơ sở xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi
trồng thủy sản vào Việt Nam;
c) Thông báo, công khai kết quả kiểm tra và quyết định biện
pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 31. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm
thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Điểm b khoản 2 Điều 35 Luật Thủy sản
được quy định như sau:
a) Có phòng thử nghiệm đủ năng lực để phân tích và đánh giá
các chỉ tiêu kỹ thuật theo đề cương khảo nghiệm;
b) Trường hợp khảo nghiệm trong giai đoạn sản xuất, ương
dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1
Điều 24 Luật Thủy sản và khoản 1 Điều 20 Nghị định này.
Trường hợp khảo nghiệm trong giai đoạn nuôi thương phẩm phải đáp ứng quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản và khoản
1, khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
2. Điểm c khoản 2 Điều 35 Luật Thủy sản
được quy định như sau: Khu nuôi khảo nghiệm có biện
pháp ngăn cách với các khu sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản thương phẩm
khác. Không để sản phẩm, bao bì của sản phẩm khảo nghiệm gây ô nhiễm môi
trường.
Điều 32. Trình tự, thủ tục khảo
nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử
lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 17.NT
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đề cương khảo nghiệm theo Mẫu
số 18.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản thuyết minh điều kiện của cơ sở thực hiện khảo nghiệm
theo Mẫu số 19.NT Phụ lục III ban hành kèm
theo Nghị định này.
2. Trình tự thực hiện cho phép khảo nghiệm thức ăn thủy sản,
sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản,
sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà
nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[64];
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Cơ quan
quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[65]
tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu Cơ quan quản
lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[66]
kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số
20.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không đáp ứng
điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục cơ sở có văn bản thông
báo đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn[67] để tổ
chức kiểm tra các nội dung đã khắc phục. Trường hợp hồ sơ và điều kiện cơ sở
khảo nghiệm đạt yêu cầu, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn[68] phê
duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành quyết định khảo nghiệm theo Mẫu số 21.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này, đồng thời thực hiện cấp phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử
lý môi trường nuôi trồng thủy sản cho tổ chức, cá nhân để khảo nghiệm (nếu là
sản phẩm nhập khẩu). Trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và
nêu rõ lý do.
3. Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm: Cơ quan quản lý nhà nước
về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[69]
tổ chức kiểm tra thực tế tại nơi thực hiện khảo nghiệm ít nhất 01 lần trong quá
trình khảo nghiệm.
4. Giám sát hoạt động khảo nghiệm: Cơ quan quản lý nhà nước
về thủy sản cấp tỉnh thực hiện giám sát hoạt động khảo nghiệm trên địa bàn. Nội
dung giám sát theo đề cương đã được phê duyệt.
5. Công nhận kết quả khảo nghiệm:
a) Sau khi kết thúc khảo nghiệm, cơ sở có thức ăn thủy sản,
sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khảo nghiệm báo cáo kết quả khảo
nghiệm về Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn[70]. Trong
thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Cơ
quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[71]
tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả
khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
theo Mẫu số 22.NT Phụ lục III ban hành kèm
theo Nghị định này. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu
rõ lý do;
b) Sau khi công nhận kết quả khảo nghiệm, Cơ quan quản lý
nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[72]
trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào Danh mục hóa chất, chế
phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng
trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
Điều 33. Nội dung khảo nghiệm thức
ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản:
a) Kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn
công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi tiến hành khảo
nghiệm;
b) Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm: Đánh giá khả
năng sinh trưởng, phát triển; tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn phát triển của
đối tượng khảo nghiệm; hệ số chuyển hóa thức ăn; các chỉ tiêu kỹ thuật khác nêu
trong hồ sơ sản phẩm;
c) Đánh giá độ an toàn đối với sức khỏe con người, đối tượng
nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng: Dư lượng kháng sinh, hóa chất độc
hại trong thủy sản khảo nghiệm và môi trường (nêu cụ thể trong đề cương khảo
nghiệm); đánh giá biến động các chỉ tiêu môi trường.
2. Nội dung khảo nghiệm sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng
thủy sản gồm:
a) Kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn
công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi tiến hành khảo
nghiệm;
b) Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm thông qua đánh
giá sự biến động các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường
nuôi; các chỉ tiêu kỹ thuật khác nêu trong hồ sơ sản phẩm;
c) Đánh giá độ an toàn đối với sức khỏe con người, đối tượng
nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng: Tồn dư thành phần của sản phẩm
trong môi trường và trong động vật khi thu hoạch đối với sản phẩm có thành phần
là hóa chất; dư lượng kim loại nặng trong môi trường, trong động vật khi thu
hoạch; tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của đối tượng nuôi.
Mục 3. NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Điều 34. Điều kiện cơ sở nuôi trồng
thủy sản
Điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản được quy định chi tiết như sau:
1. Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao
(đầm/hầm), bể:
a) Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm
môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác
thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu
vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
b) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang
thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản
xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải
bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;
c) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm
canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải
phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản
này.
2. Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng
lồng bè, đăng quầng (sau đây được gọi là nuôi lồng bè):
a) Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu
không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để
thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao
thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản
chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
b) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang
thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản
xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải
bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.
3. Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm
bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô
nhiễm môi trường.
Điều 35. Cấp, thu hồi Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp, thu
hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu của
tổ chức, cá nhân.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số
23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b)[73] (được bãi bỏ)
c) Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.
3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận:
a) Cơ sở có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận gửi hồ sơ đến cơ
quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra
thực tế tại cơ sở theo Mẫu số 24.NT Phụ lục III
ban hành kèm theo Nghị định này; kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý
nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 25.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước về
thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Thời hạn của Giấy chứng nhận: 24 tháng.
5. Thu hồi Giấy chứng nhận:
a) Giấy chứng nhận bị thu hồi khi thuộc một trong các trường
hợp sau đây: Bị tẩy, xóa, thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận hoặc cơ sở
không còn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 38
Luật Thủy sản hoặc có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu
hồi Giấy chứng nhận;
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận: Cơ quan nào có thẩm
quyền cấp thì có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận;
c) Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy
định tại điểm a khoản này, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi
Giấy chứng nhận đủ cơ sở điều kiện nuôi trồng thủy sản và thông báo thông tin
trên phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 36. Đăng ký nuôi trồng thủy sản
lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực[74]
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đăng ký: Cơ quan
quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy
sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè phải đăng ký bao
gồm nuôi trồng thủy sản bằng lồng, giàn treo, đăng quầng trên bãi triều, trên
biển, sông, hồ và đầm phá tự nhiên.
3. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm
theo Nghị định này;
b) Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ
sở.
4. Hồ sơ đăng ký lại bao gồm:
a) Đơn đăng ký lại theo Mẫu số 27.NT Phụ lục III ban hành
kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy xác nhận đăng ký đã được cấp (trừ trường
hợp bị mất);
c) Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ
sở (đối với trường hợp thay đổi quy mô sản xuất); trường hợp thay đổi chủ cơ sở
phải có giấy tờ chứng minh sự thay đổi.
5. Trình tự đăng ký, đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng
bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm:
a) Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến Cơ quan quản
lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch, chương
trình, đề án, dự án về phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương đã được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt và quy định khác có liên quan để thẩm định, cấp
Giấy xác nhận theo Mẫu số 28.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp không cấp Giấy xác nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy
sản nuôi chủ lực khi thuộc một trong các trường hợp sau: Giấy xác nhận đăng ký
bị mất; bị rách; thay đổi chủ cơ sở nuôi; thay đổi quy mô sản xuất, đối tượng
nuôi.
7. Thu hồi giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng
bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
a) Giấy xác nhận bị thu hồi khi thuộc một trong các trường
hợp sau đây: Giấy xác nhận bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung; Giấy xác nhận hoặc
có hành vi vi phạm pháp luật khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy xác
nhận;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận thì có thẩm quyền
thu hồi Giấy xác nhận.
Điều 37. Cấp phép nuôi trồng thủy
sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam
1. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện
cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm
vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm
đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn[75] thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy
sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài 06 hải lý,
khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khu vực
biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý.
2. Hồ sơ cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số
29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản
hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan
có thẩm quyền thẩm định theo quy định;
d) Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu
vực biển đề nghị giao.
3. Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy
định tại khoản 1 Điều này;
b)[76] Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, xin ý kiến cơ quan quản
lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đơn vị có liên quan và tổ chức kiểm tra
thực tế (trường hợp cần thiết) tại khu vực biển đề nghị cấp phép và xem xét cấp
phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm
theo Nghị định này nếu đáp ứng các quy định. Trường hợp không cấp phép phải trả
lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4.[77] Cấp lại, gia hạn Giấy phép nuôi
trồng thủy sản trên biển.
a) Trường hợp được xem xét cấp lại, gia hạn: Giấy phép nuôi
trồng thủy sản trên biển được xem xét cấp lại trong trường hợp Giấy phép bị
mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin của tổ chức, cá nhân; gia hạn
trong trường hợp Giấy phép còn hạn ít nhất 60 ngày.
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại, gia hạn Giấy phép nuôi trồng thủy
sản trên biển bao gồm:
Đơn đề nghị cấp lại/gia hạn Giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ
lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
Báo cáo Kết quả sản xuất theo Mẫu số 30A.NT Phụ lục III ban hành
kèm theo Nghị định này;
Báo cáo kết quả bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thẩm định theo quy định;
Bản sao chứng thực Quyết định giao khu vực biển (đối với
trường hợp gia hạn Giấy phép);
Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể hiện
nội dung thay đổi, bổ sung thông tin của tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp
cấp lại Giấy phép).
c) Trình tự thực hiện:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy
định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề
nghị cấp lại/gia hạn Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp lại/gia hạn
Giấy phép. Trường hợp không cấp lại/gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ
lý do.”
5. Thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
a) Giấy phép bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp
sau đây: Giấy phép bị tẩy, xóa, thay đổi nội dung; không thực hiện đúng các nội
dung đã quy định trong Giấy phép;
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy phép: Cơ
quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thì có thẩm quyền thu hồi Giấy phép;
c)[78] Khi phát hiện cơ sở vi phạm một
trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này, Cơ quan có thẩm quyền quy
định tại điểm b khoản này ban hành quyết định thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy
sản trên biển.
6.[79] Thời hạn của Giấy phép nuôi trồng
thủy sản không quá thời hạn được quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Thủy sản.
Trường hợp Giấy phép hết hạn, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng khu
vực biển để nuôi trồng thủy sản được xem xét gia hạn một lần hoặc nhiều lần
nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
7.[80] Trường hợp chuyển nhượng giá trị
quyền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản: Tổ chức, cá nhân thuê, nhận
góp vốn quyền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về nghĩa vụ trong hoạt động nuôi trồng thủy sản và sử dụng khu
vực biển.
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng tiếp tục
thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng phải
thực hiện thay đổi thông tin trong Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo
khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng không tiếp
tục thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng phải
thực hiện thủ tục cấp Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo khoản 2 và
khoản 3 Điều này.
Điều 38. Cấp phép nuôi trồng thủy
sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài[81]
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên
biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Hồ sơ cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo khoản 2
Điều 37 Nghị định này.
3. Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp phép nuôi trồng thủy sản
trên biển gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan
quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ
chức thẩm định hồ sơ; tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực biển (trường hợp cần
thiết); tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến của địa
phương nơi có khu vực biển, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Cơ quan được lấy ý kiến trả lời trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến, sau thời hạn trên không trả lời được coi
là đồng ý với nội dung lấy ý kiến.
Trường hợp tất cả cơ quan được lấy ý kiến đồng ý, trong thời
hạn 05 ngày làm việc Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp có ít nhất 01 ý kiến không đồng ý về việc cấp
phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 07 ngày làm
việc sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phép phải trả
lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Cấp lại, gia hạn Giấy phép:
a) Trường hợp được cấp lại, gia hạn Giấy phép: Giấy phép
được cấp lại trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ
sung thông tin về tổ chức, cá nhân; được xem xét gia hạn trong trường hợp Giấy
phép còn hạn ít nhất 60 ngày.
b) Hồ sơ cấp lại, gia hạn Giấy phép bao gồm:
Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III
ban hành kèm theo Nghị định này;
Báo cáo Kết quả sản xuất theo Mẫu số 30A.NT Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định này;
Báo cáo kết quả bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thẩm định theo quy định;
Bản sao chứng thực Quyết định giao khu vực biển, Giấy phép
nuôi trồng thủy sản trên biển (đối với trường hợp gia hạn Giấy phép);
Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể hiện
nội dung thay đổi, bổ sung thông tin của tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp
cấp lại Giấy phép).
c) Trình tự thực hiện:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy
định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề
nghị cấp lại/gia hạn Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp lại/gia hạn
Giấy phép. Trường hợp không cấp lại/gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ
lý do.
5. Thời hạn Giấy phép nuôi trồng thủy sản theo quy định tại
Điều 37 Nghị định này.
6. Thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
a) Giấy phép bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp
sau đây: Giấy phép bị tẩy, xóa, làm thay đổi nội dung; không thực hiện đúng các
nội dung đã quy định trong Giấy phép;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền thu
hồi và ban hành Quyết định thu hồi Giấy phép.
7. Trường hợp chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng khu vực biển
để nuôi trồng thủy sản: Tổ chức, cá nhân thuê, nhận góp vốn quyền sử dụng khu
vực biển để nuôi trồng thủy sản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghĩa
vụ trong hoạt động nuôi trồng thủy sản và sử dụng khu vực biển.
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng tiếp tục
thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng phải
thực hiện thay đổi thông tin trong Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo
khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng không tiếp
tục thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng phải
thực hiện thủ tục cấp Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo khoản 2 và
khoản 3 Điều này.
Điều 39. Xác nhận nguồn gốc loài
thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế
các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và
loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng
1. Hồ sơ đề nghị xác nhận bao gồm:
a) Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Giấy xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp hoặc loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khai thác
từ tự nhiên đối với trường hợp sử dụng cá thể có nguồn gốc từ tự nhiên để nuôi
sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;
c) Tài liệu chứng minh cá thể có nguồn gốc từ sau xử lý tịch
thu theo quy định của pháp luật trong trường hợp sử dụng cá thể có nguồn gốc từ
sau xử lý tịch thu để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;
d) Tài liệu nhập khẩu mẫu vật đối với trường hợp sử dụng mẫu
vật có nguồn gốc từ nhập khẩu để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy
nhân tạo;
đ) Sổ theo dõi quá trình nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng
cấy nhân tạo đối với loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo Mẫu số 33.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này. Các loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công
ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực
hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc
tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Trình tự thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước
về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ
hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực
tế tại cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản
(nếu cần) và cấp Giấy xác nhận nguồn gốc theo Mẫu
số 34.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp
Giấy xác nhận nguồn gốc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Điều 40. Xác nhận nguồn gốc loài
thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc
tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài
thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xác nhận
nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước
về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy
sản nguy cấp, quý, hiếm khai thác từ tự nhiên.
2. Hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc:
a) Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo
Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với trường hợp có sử
dụng tàu cá để khai thác thủy sản;
c) Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý,
hiếm;
d) Hợp đồng thuê tàu cá đối với trường hợp tổ chức, cá nhân
được cấp Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sử dụng
tàu cá để khai thác nhưng không phải là chủ tàu;
đ) Báo cáo khai thác thủy sản, nhật ký khai thác thủy sản.
3. Trình tự xác nhận nguồn gốc:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều
này đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ
hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tổ chức kiểm tra và cấp
giấy xác nhận nguồn gốc, trường hợp không cấp giấy xác nhận nguồn gốc phải trả
lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Trình tự, thủ tục xác nhận mẫu vật loài thủy sản nguy
cấp, quý, hiếm được khai thác từ tự nhiên trước thời điểm quy định cấm khai
thác có hiệu lực:
a) Hồ sơ đề nghị xác nhận bao gồm: Đơn đăng ký xác nhận
nguồn gốc theo Mẫu 32.NT Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định này; tài liệu chứng minh nguồn gốc mẫu vật khai thác từ
tự nhiên có xác nhận của Tổ chức quản lý cảng cá hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã
hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tại thời điểm khai thác; hợp
đồng mua, bán, cho, tặng có công chứng tại thời điểm mua, bán, cho, tặng đối
với trường hợp tổ chức, cá nhân không phải là người trực tiếp khai thác;
b) Trình tự xác nhận: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy
định tại điểm a khoản này đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý
nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, xác minh hồ sơ và cấp Giấy
xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 35.NT Phụ lục III
ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp Giấy xác nhận nguồn gốc
phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Điều 41. Điều kiện cơ sở, trình tự,
thủ tục chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng
cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công
ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Điều kiện cơ sở nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy
nhân tạo các loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công
ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp như
sau:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định về quản lý
thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều
38 Luật Thủy sản và Điều 34 Nghị định này.
2.[82] Điều kiện cơ sở nuôi sinh sản các
loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều
24 Luật Thủy sản và Điều 20 Nghị định này. Trường hợp cơ sở nuôi sinh trưởng,
trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trừ loài thủy sản quy định
tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 38 Luật Thủy
sản và Điều 34 Nghị định này.
3. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy
cấp, quý, hiếm:
a) Đối với loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý
thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp;
b)[83] Đối với các loài thủy sản nguy cấp,
quý, hiếm không thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải đăng ký chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi
trồng thủy sản theo quy định tại Điều 35 Nghị định này.
Chương IV
KHAI THÁC THỦY SẢN
Mục 1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN
Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
Khoản 1 Điều 48 Luật Thủy sản được quy định chi tiết như sau:
1.[84] Vùng khai thác thủy sản trên biển
bao gồm:
a) Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ
biển và tuyến bờ. Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi
ngấn nước thủy triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý;
b) Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;
c) Vùng khơi (vùng xa bờ) được giới hạn bởi tuyến lộng và
ranh giới phía ngoài được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật
Biển năm 1982.
2. Ủy ban nhân dân hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
ven biển tiếp giáp nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển ven
bờ để hiệp thương xác định và công bố ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ
giữa hai tỉnh.
Điều 43. Quản lý hoạt động của tàu
cá trên các vùng biển Việt Nam
1. Đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản:
a) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại
vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng;
b) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt
động tại vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ;
c) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng
ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi; tàu đăng ký tại tỉnh
nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp có thỏa
thuận về hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của Ủy ban nhân dân hai tỉnh.
2. Đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản:
a) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại
vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi;
b) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt
động tại vùng ven bờ và vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi;
c) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng
ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.
3. Quy định về treo cờ:
a) Tàu cá Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Quốc kỳ) ở đỉnh cột phía lái; đối với
tàu không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu cá của nước
ngoài phải thực hiện treo cờ của Việt Nam theo quy định tại điểm a Khoản này.
4.[85] Chuyển đổi hạn ngạch Giấy phép khai
thác thủy sản vùng khơi:
a) Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép khai thác thủy sản
vùng khơi khi thực hiện chuyển quyền sở hữu tàu cá giữa các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương phải đảm bảo không tăng tổng số hạn ngạch Giấy phép khai
thác thủy sản vùng khơi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
Việc chuyển đổi hạn ngạch Giấy phép khai thác giữa các nghề
trong tổng số hạn ngạch giấy phép đã được giao do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định, đảm bảo theo định hướng phát triển nghề khai thác thủy sản của địa
phương theo hướng chỉ cho chuyển đổi sang nghề thân thiện với nguồn lợi thủy
sản và theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức, cá nhân nhận quyền sở hữu tàu cá phải thực hiện
quy định về cấp văn bản chấp thuận theo Điều 62 Luật Thủy sản và Điều 57 Nghị
định này và thực hiện đăng ký tàu cá theo quy định. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tổ chức, cá nhân
chuyển quyền sở hữu tàu cá thông báo điều chuyển hạn ngạch Giấy phép khai thác
thủy sản vùng khơi theo Mẫu số 01A.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định
này đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tổ chức, cá nhân nhận chuyển
quyền sở hữu tàu cá sau khi cấp văn bản chấp thuận theo quy định; Cơ quan đăng
ký tàu cá thực hiện thủ tục xóa đăng ký tàu cá và đăng ký tàu cá theo quy định.
5.[86] Các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương không có biển thực hiện rà soát, xác định số tàu cá hiện có và địa
bàn hoạt động của các tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản đã cấp cho tàu cá có
chiều dài từ 06 mét đến dưới 15 mét trước ngày Nghị định này có hiệu lực gửi Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển nơi tàu cá hoạt động
đưa vào hạn ngạch Giấy phép khai thác vùng bờ và vùng lộng của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có biển và phối hợp quản lý hoạt động của tàu cá.
6.[87] Tàu cá có chiều dài 06 mét trở lên
phải vào cảng để bốc dỡ sản phẩm.
Điều 44. Quy định về quản lý hệ
thống giám sát tàu cá[88]
1. Thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá phải đáp
ứng các yêu cầu theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Yêu cầu phần mềm giám sát tàu cá tại đơn vị cung cấp
thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá:
a) Có khả năng kết nối, tiếp nhận thông tin dữ liệu từ thiết
bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá;
b) Bảo đảm kết nối liên tục để truyền đầy đủ thông tin, dữ
liệu từ thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá đến trung tâm dữ liệu
giám sát tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn;
c) Tiếp nhận các thông tin từ hệ thống giám sát tàu cá để
truyền dẫn đến thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá theo định dạng
của trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy
sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Bảo đảm bảo mật dữ liệu theo quy định của pháp luật.
3. Tính năng phần mềm hệ thống giám sát tàu cá tại trung tâm
dữ liệu giám sát tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Phải tương thích với các hệ điều hành Microsoft Windows,
Android, IOS; có giao diện tiếng Việt trực quan. Quản lý toàn bộ thông tin tàu
cá lắp thiết bị giám sát hành trình; cung cấp thông tin, dữ liệu cho cơ quan
quản lý nhà nước tại trung ương và địa phương để quản lý, kiểm tra, giám sát
hoạt động của tàu cá trên biển, ra vào cảng, không được can thiệp để chỉnh sửa
dữ liệu hành trình tàu cá;
b) Phải hiển thị vị trí tàu theo thời gian thực, thời gian,
vận tốc tàu, hướng di chuyển, tín hiệu báo động, thời gian cập nhật dữ liệu gần
nhất, thông tin thời tiết, thông tin ngư trường, trạng thái hoạt động của thiết
bị giám sát tàu cá, gửi thông tin đến thiết bị giám sát tàu cá thông qua phần
mềm tại đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá; hiển thị thiết bị chính theo
mã số khai báo kèm giấy phép khai thác và hiển thị thiết bị dự phòng;
c) Có chức năng truy cập, tìm kiếm, lập bảng biểu, báo cáo,
thống kê các dữ liệu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát tàu cá, tạo khu
vực để quản lý tàu và gửi cảnh báo tự động khi tàu ra/vào khu vực;
d) Kết nối, truyền dẫn thông tin với trung tâm dữ liệu đơn vị
cung cấp thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá; phân cấp quyền sử dụng cho
các tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá;
đ) Phải thể hiện rõ tọa độ các vùng khai thác, các vùng cấm
khai thác, các cảng cá, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam đã được phân
định và vùng nước lịch sử của Việt Nam.
4. Quản lý hệ thống giám sát tàu cá
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
Thống nhất quản lý hệ thống giám sát tàu cá và dữ liệu giám
sát tàu cá toàn quốc, quản trị hệ thống và cấp quyền khai thác, sử dụng dữ liệu
giám sát hành trình tàu cá cho các địa phương, cơ quan, tổ chức cảng cá được
chỉ định, lực lượng thực thi pháp luật có liên quan về khai thác thủy sản trên
biển; trực tiếp xử lý dữ liệu giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn
nhất từ 24 mét trở lên.
Xây dựng, tổ chức vận hành hệ thống giám sát tàu cá, bảo đảm
thông tin, dữ liệu được tiếp nhận và xử lý kịp thời; khi phát hiện tàu cá mất
tín hiệu, tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển, phải
thông báo bằng một trong các hình thức như: điện thoại, thư điện tử, dữ liệu
đến đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin giám sát tàu cá của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, Kiểm
ngư, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng để tổ chức kiểm
tra, kiểm soát, xử lý, tổng hợp, báo cáo theo quy định và quy chế phối hợp giữa
các đơn vị.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có biển tổ chức quản lý, xử lý dữ liệu giám sát tàu cá
của tỉnh; xử lý dữ liệu giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ
15 mét đến dưới 24 mét; khai thác cơ sở dữ liệu giám sát hành trình phục vụ
công tác quản lý tàu cá, truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm trên địa bản quản
lý. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có biển tổ chức quản lý, xử lý dữ liệu giám sát tàu cá của
tỉnh, tàu cá của địa phương khác khi hoạt động trên vùng biển thuộc địa bàn
quản lý; khai thác cơ sở dữ liệu giám sát hành trình phục vụ công tác quản lý
tàu cá, truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, Kiểm ngư, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ
đội Biên phòng có trách nhiệm cử và gửi thông tin đầu mối tiếp nhận thông tin
giám sát hành trình tàu cá về Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xử lý thông tin dữ liệu Hệ thống giám sát
hành trình tàu cá. Định kỳ trước ngày 20 hằng tháng hoặc đột xuất khi có yêu
cầu báo cáo kết quả xử lý về Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Bộ phận trực, vận hành hệ thống giám sát
hành trình tàu cá) bằng thư điện tử hoặc văn bản để tổng hợp.
d) Chủ tàu khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu
cá phải khai báo thông tin lắp đặt và kích hoạt dịch vụ thiết bị giám sát hành
trình tàu cá theo Mẫu số 01.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; được
cung cấp thông tin giám sát hành trình của tàu cá mình từ trung tâm dữ liệu
giám sát tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá thuộc đơn vị cung
cấp thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá khi có yêu cầu.
đ) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có trách
nhiệm quản lý, kiểm tra việc lắp đặt, kích hoạt dịch vụ giám sát hành trình tàu
cá.
e) Thuyền trưởng hoặc chủ tàu phải bảo đảm thiết bị giám sát
hành trình tàu cá hoạt động liên tục 24/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi
cập cảng. Trường hợp thiết bị giám sát hành trình tàu cá mất tín hiệu kết nối,
thuyền trưởng hoặc chủ tàu phải sử dụng các thiết bị ghi lại vị trí tàu cá và
báo cáo cơ quan quản lý tại cảng khi tàu cập cảng, sử dụng các thiết bị thông
tin liên lạc khác báo cáo vị trí tàu cá về cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan quản lý nhà nước về
thủy sản cấp tỉnh nơi đăng ký tàu cá (qua bộ phận trực, vận hành hệ thống giám
sát tàu cá) 06 giờ/lần và phải đưa tàu về cảng để sửa chữa trong 10 ngày kể từ
khi thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị hỏng; Thuyền trưởng, chủ tàu cá phải
chấp hành nghiêm cảnh báo của thiết bị giám sát hành trình tàu cá, không được
đưa tàu vượt qua ranh giới vùng được phép khai thác thủy sản trên biển.
g) Tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt
Nam phải lắp thiết bị giám sát hành trình đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật,
quản lý, sử dụng hệ thống và dữ liệu giám sát hành trình tàu cá quy định tại
Điều này.
h) Dữ liệu giám sát hành trình tàu cá được sử dụng làm căn
cứ pháp lý để quản lý hoạt động của tàu cá, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý
các tranh chấp nghề cá trên biển, xác nhận, chứng nhận thủy sản từ khai thác;
thực hiện chi trả chính sách trong lĩnh vực thủy sản.
5. Trách nhiệm của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành
trình tàu cá
a) Cập nhật, quản lý thông tin về tàu, chủ tàu, mã thiết bị
giám sát tàu cá, mã kẹp chì và tự động truyền các thông tin về trung tâm dữ
liệu giám sát tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác
các thông tin trước khi cập nhật vào phần mềm giám sát tàu cá của đơn vị cung
cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá; có trách nhiệm thông báo cho chủ tàu
cá trước 30 ngày về việc thiết bị giám sát hành trình tàu cá hết hạn dịch vụ;
không tự ý ngắt kết nối khi tàu cá đang hoạt động trên biển;
b) Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tại vị trí cố định
chắc chắn trên bộ phận gắn liền với thân tàu cá, có bảng hướng dẫn sử dụng
(trên bảng có các thông tin tối thiểu: số điện thoại hỗ trợ 24/24 giờ, địa chỉ
liên hệ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá); thực hiện kẹp
chì cố định thiết bị trên tàu khi lắp đặt mới hoặc sau khi sửa chữa;
c) Kịp thời khắc phục sự cố của thiết bị và cung cấp thông
tin liên quan đến thiết bị; phối hợp trong quá trình xử lý vi phạm khi có yêu
cầu của cơ quan có thẩm quyền; xử lý sự cố tín hiệu thiết bị giám sát tàu cá do
đơn vị mình cung cấp; gửi dữ liệu giám sát hành trình tàu cá chưa gửi được đến
trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kèm theo văn bản xác nhận trong
trường hợp bất khả kháng;
d) Định kỳ hàng quý, 06 tháng, hằng năm hoặc đột xuất theo
yêu cầu, báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn các tỉnh, thành phố nơi tàu cá đăng ký theo Mẫu số 01B.KT Phụ lục IV ban
hành kèm theo Nghị định này;
đ) Trước khi cung cấp thiết bị giám sát hành trình phải
thông báo bằng văn bản về Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, thông báo công khai trên Cổng thông
tin điện tử của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
e) Đảm bảo việc kết nối truyền dữ liệu từ thiết bị đến trung
tâm dữ liệu giám sát tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
g) Chịu trách nhiệm trong trường hợp thiết bị giám sát hành
trình tàu cá không truyền được dữ liệu đến trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá do
lỗi kỹ thuật.
6. Bảo mật dữ liệu:
a) Các dữ liệu được lưu giữ trong máy chủ của đơn vị cung
cấp thiết bị giám sát tàu cá phải đảm bảo không bị xóa, không bị thay đổi trong
suốt thời gian lưu trữ theo quy định;
b) Dữ liệu truyền dẫn giữa thiết bị giám sát hành trình tàu
cá với máy chủ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá phải được mã hóa để
đảm bảo tính bảo mật thông tin trong quá trình truyền dẫn; dữ liệu giám sát tàu
cá khi chuyển cho các cơ quan chuyên môn khác phải được mã hóa theo quy định;
c) Thời gian lưu trữ dữ liệu giám sát hành trình tàu cá tối
thiểu là 36 tháng; các máy chủ lưu trữ, xử lý dữ liệu của đơn vị cung cấp thiết
bị giám sát tàu cá đều phải được đặt tại Việt Nam;
d) Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá có trách nhiệm
bảo mật dữ liệu, cung cấp dữ liệu chính xác; chỉ được cung cấp dữ liệu giám sát
tàu cá theo yêu cầu của các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về thủy sản
khi có sự chấp thuận của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Quản lý, lắp đặt, tháo gỡ, thay thế thiết bị giám sát
hành trình
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xây dựng và
ban hành quy trình lắp đặt, tháo gỡ, thay thế thiết bị giám sát hành trình trên
tàu cá, quản lý việc lắp đặt, tháo gỡ, thay thế thiết bị giám sát hành trình
trên tàu cá.
b) Khi lắp đặt, tháo gỡ, thay thế thiết bị giám sát hành
trình trên tàu cá, chủ tàu phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
địa phương theo Mẫu số 01.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này để kiểm
tra, xác nhận theo quy định và yêu cầu đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành
trình cập nhật vào cơ sở dữ liệu. Trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị
hỏng, trước khi tháo thiết bị phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về
thủy sản cấp tỉnh để lập Biên bản kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi tháo
gỡ, thay thế.
c) Thiết bị giám sát hành trình khi lắp đặt trên tàu cá phải
được kẹp chì theo mẫu đã được Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo; mỗi kẹp chì sử dụng cho mỗi
thiết bị phải có mã số độc lập, mã số kẹp chì của đơn vị cung cấp phải bao gồm
các thông tin (tên viết tắt đơn vị cung cấp, số thứ tự kẹp chì). Sau khi lắp
đặt thiết bị trên tàu cá, đơn vị cung cấp thiết bị phải thông báo đến cơ quan
quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ
quan quản lý về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra việc lắp đặt thiết bị trên
tàu cá và cập nhật vào cơ sở dữ liệu giám sát tàu cá.
Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số
02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b)[89] Bản chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ
thuật tàu cá đối với tàu cá theo quy định phải đăng kiểm;
c) Bản chụp văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy
trưởng tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải có văn bằng hoặc chứng chỉ
thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
a) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu
số 03.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp, trong
trường hợp thay đổi thông tin trong giấy phép.
3. Trình tự cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
a) Tổ chức, cá nhân có yêu cầu gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý
nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 06 ngày làm việc (đối với cấp mới), 03
ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền
thực hiện cấp, cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản theo Mẫu số 04.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị
định này;
c) Trong trường hợp không cấp, cấp lại cơ quan có thẩm quyền
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4.[90] Thời hạn của Giấy phép khai thác
thủy sản cấp lần đầu: Không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch giấy phép khai
thác thủy sản đã được công bố.
5. Thu hồi giấy phép khai thác thủy sản:
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác thủy sản là
cơ quan thực hiện việc thu hồi giấy phép;
b)[91] Khi phát hiện vi phạm một trong các
trường hợp tại khoản 5 Điều 50 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền ban hành
quyết định thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản và thông báo trên phương tiện
thông tin đại chúng.
6.[92] Tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản
được kiêm 01 nghề phụ, không được phép kiêm nghề lưới kéo, hậu cần đánh bắt
nguồn lợi thủy sản. Tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản không được hoạt
động kiêm nghề.
Điều 45a. Giám sát viên trên tàu cá Việt Nam hoạt động khai
thác ở vùng biển Việt Nam[93]
1. Giám sát viên trên tàu cá Việt Nam phải đáp ứng các điều
kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam;
b) Có đủ sức khỏe và kỹ năng làm việc trên tàu cá dài ngày
trên biển;
c) Đã hoàn thành lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng hoặc tập huấn
nghiệp vụ giám sát hoạt động khai thác thủy sản.
2. Quyền và trách nhiệm của giám sát viên:
a) Được bố trí điều kiện làm việc, ăn, nghỉ trên tàu cá
trong suốt thời gian làm việc;
b) Được đảm bảo về chi phí đi lại, công tác phí, lương, phụ
cấp, bảo hiểm và các chế độ, khoản chi phí khác theo quy định hiện hành đối với
trường hợp do cơ quan nhà nước cử; được thanh toán các chi phí theo Hợp đồng
đối với trường hợp được thuê để thực hiện nhiệm vụ giám sát trên tàu cá;
c) Được tiếp cận, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị của tàu
mà giám sát viên cần để thực hiện nhiệm vụ;
d) Được tiếp cận hồ sơ của tàu, gồm: Giấy chứng nhận đăng ký
tàu cá, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản,
sổ danh bạ thuyền viên, nhật ký khai thác và các tài liệu liên quan;
đ) Được tiếp cận các thiết bị hàng hải, hải đồ, radio, máy
đo độ sâu, dò cá, ra đa, định vị, máy thông tin liên lạc và các trang thiết bị
khác; được tiếp cận boong tàu trong quá trình thu, thả ngư cụ và tiếp cận các
mẫu vật thủy sản để thu thập và lấy mẫu;
e) Được tiếp cận với trang thiết bị y tế và thiết bị vệ
sinh; sử dụng lương thực, thực phẩm, chỗ ở tương tự với tiêu chuẩn dành cho
thuyền viên làm việc trên tàu;
g) Tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ
thực hiện nhiệm vụ giám sát viên trên tàu cá;
h) Thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng hoặc theo phân công của
cơ quan nhà nước cử;
i) Tuân thủ các quy tắc ứng xử, bảo mật thông tin liên quan
đến hoạt động của tàu cá, thuyền viên, chủ tàu và số liệu, thông tin thu thập
được;
k) Bảo đảm sự độc lập, khách quan và công bằng khi thực hiện
nhiệm vụ giám sát viên trên tàu cá;
l) Thường xuyên trao đổi với thuyền trưởng về các vấn đề và
nhiệm vụ có liên quan.
3. Quyền của chủ tàu và thuyền trưởng
a) Được thông báo trước ít nhất 07 ngày về việc bố trí giám
sát viên làm việc trên tàu cho chuyến biển sắp tới đối với trường hợp giám sát
viên do cơ quan nhà nước cử; được phổ biến quyền và nghĩa vụ thực hiện chương
trình giám sát viên trên tàu cá;
b) Được yêu cầu giám sát viên tuân thủ các quy tắc chung của
tàu và quy định của pháp luật;
c) Thuyền trưởng được xem và nhận xét về báo cáo của giám
sát viên, có quyền bổ sung thêm ý kiến, thông tin đối với báo cáo của giám sát
viên.
4. Trách nhiệm của chủ tàu và thuyền trưởng
a) Tiếp nhận, bố trí chỗ làm việc, ăn, nghỉ và tạo điều kiện
cho giám sát viên làm việc trên tàu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử theo
Kế hoạch thực hiện Chương trình giám sát viên trên tàu cá do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn phê duyệt; phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý
nhà nước về thủy sản địa phương về việc triển khai giám sát viên trên tàu cá
trước khi ký hợp đồng với giám sát viên tàu cá để biết, theo dõi và quản lý;
b) Phân công một thuyền viên đi cùng giám sát viên khi giám
sát viên thực hiện nhiệm vụ tại các khu vực nguy hiểm;
c) Thông báo cho thủy thủ đoàn về thời gian giám sát viên
lên tàu, phổ biến quyền và trách nhiệm của họ khi giám sát viên thực hiện nhiệm
vụ trên tàu;
d) Hỗ trợ giám sát viên lên và xuống tàu an toàn tại địa
điểm và thời gian đã được thông báo hoặc thỏa thuận;
đ) Thông báo cho giám sát viên ít nhất mười lăm phút trước
khi bắt đầu thả hoặc thu lưới;
e) Cho phép và hỗ trợ giám sát viên tiếp cận đầy đủ hồ sơ
của tàu bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Giấy chứng nhận an toàn kỹ
thuật tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản, sổ danh bạ thuyền viên và sổ nhật
ký khai thác nhằm mục đích kiểm tra và ghi chép thông tin về tàu cá và chuyến
biển;
g) Cho phép giám sát viên tiếp cận không gian, sản phẩm khai
thác, các thiết bị hàng hải, hải đồ, máy thông tin liên lạc và các thiết bị,
thông tin khác liên quan đến hoạt động đánh bắt để tạo điều kiện thuận lợi cho
giám sát viên thực hiện các nhiệm vụ thu thập dữ liệu khoa học, mẫu vật, ghi
chép các thông tin khác liên quan;
h) Không đe dọa, can thiệp, hối lộ làm ảnh hưởng đến việc
thực hiện nhiệm vụ giám sát của giám sát viên;
i) Chi trả kinh phí theo hợp đồng đã ký với giám sát viên
hoặc một số khoản chi phí để thực hiện Chương trình giám sát viên trên tàu cá
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Chương
trình khung và tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng giám sát viên tàu cá; xây
dựng và tổ chức thực hiện Chương trình giám sát viên tàu cá hằng năm hoặc từng
giai đoạn theo yêu cầu quản lý hoặc yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Chương
trình giám sát viên bao gồm các nội dung cơ bản như sau: mục tiêu, nội dung
thực hiện (nghề khai thác cần giám sát, số chuyến biển, khu vực thực hiện), sản
phẩm giao nộp và kinh phí thực hiện.
Điều 46. Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài
vùng biển Việt Nam[94]
1. Điểm b khoản 1 Điều 53 Luật Thủy sản được quy định chi
tiết như sau:
a) Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên phải lắp
đặt thiết bị giám sát hành trình tự động truyền thông tin, dữ liệu qua hệ thống
thông tin vệ tinh, không thuộc danh sách tàu cá vi phạm quy định khai thác bất
hợp pháp;
b) Tàu cá phải trang bị, lắp đặt thiết bị thông tin liên
lạc, hàng hải trên tàu bao gồm: Máy thu phát vô tuyến điện thoại sóng cực ngắn
(VHF) có bộ phận gọi chọn số và thu trực canh (DSC) trên kênh 70 hoặc 16; máy
thu phát vô tuyến điện (MF/HF); máy thu tự động thông báo hàng hải và thời tiết
(NAVTEX), phao chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIRB).
2. Điểm d khoản 1 Điều 53 Luật Thủy sản được quy định chi
tiết như sau:
a) Có mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) theo quy định
trong trường hợp tàu cá đi khai thác tại vùng biển thuộc quyền của quản lý của
tổ chức nghề cá khu vực hoặc tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác có
yêu cầu;
b) Có giám sát viên theo quy định của Tổ chức quản lý nghề
cá khu vực hoặc quốc gia ven biển;
c) Thuyền viên và người làm việc trên tàu cá phải có Giấy
chứng nhận hoàn thành lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế do Cơ
quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
cấp đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác tại vùng biển do Tổ chức quản
lý nghề cá khu vực quản lý.
Điều 47. Cấp văn bản chấp thuận cho
tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam hoặc cấp phép
cho đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức quản lý
nghề cá khu vực
1. Hồ sơ cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp văn bản chấp thuận theo Mẫu số 05.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị
định này hoặc giấy đăng ký cấp phép theo Mẫu số
06.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt hợp đồng hợp
tác khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác được cơ quan
có thẩm quyền của quốc gia và lãnh thổ khác phê duyệt đối với trường hợp cấp
văn bản chấp thuận;
c) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
d) Bản chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
đ) Danh sách, ảnh và số hộ chiếu của thuyền viên, người làm
việc trên tàu cá;
e) Bản chụp bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng;
g) Giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại
vùng biển quốc tế đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác chịu sự quản lý
của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực.
2. Trình tự thực hiện:
Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá
khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam gửi hồ sơ đến Cơ quan
quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[95]. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, nếu không cấp văn bản chấp thuận hoặc không
cấp phép, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn[96] phải có văn bản trả lời và nêu rõ
lý do; nếu hồ sơ đạt theo yêu cầu Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[97] xem xét và cấp:
a) Văn bản chấp thuận theo Mẫu
số 07.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này hoặc giấy phép theo Mẫu số 08.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 09.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị
định này.
3. Sau khi cấp văn bản chấp thuận
hoặc giấy phép, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp, Cơ quan
quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[98] phải thông báo theo Mẫu
số 10.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị
định này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tàu đi khai thác thủy sản ở ngoài[99] vùng biển Việt Nam và các Bộ: Quốc
phòng, Công an, Ngoại giao biết để phối hợp theo dõi và quản lý.
4. Tổ chức, cá nhân khi nhận văn bản chấp thuận hoặc giấy
phép và các giấy tờ có liên quan phải nộp cho Cơ quan quản lý nhà nước về thủy
sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[100] bản chính Giấy phép khai thác thủy
sản hoạt động trong vùng biển Việt Nam đã được cấp.
5. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận lại Giấy phép khai thác
thủy sản, gửi đề nghị đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn[101]. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được đơn, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trả lại Giấy phép khai thác thủy sản mà tổ chức,
cá nhân đã nộp.
Mục 2. QUẢN LÝ TÀU NƯỚC NGOÀI HOẠT
ĐỘNG THỦY SẢN TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Điều 48. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu
hồi Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản
trong vùng biển Việt Nam
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số
11.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chứng thực các giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 55 Luật Thủy sản;
c) Danh sách thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 12.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị
định này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu
số 13.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép đã được cấp (đối với trường hợp Giấy phép bị
rách, nát);
c) Báo cáo về việc thay đổi tàu cá hoặc thay đổi nghề (nếu
có).
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số
14.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
c) Báo cáo tình hình hoạt động của tàu cá trong thời gian
được cấp Giấy phép;
d) Nhật ký khai thác thủy sản (đối với tàu hoạt động đánh
bắt nguồn lợi thủy sản).
4.[102] Trình tự thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp, cấp lại, gia hạn Giấy
phép hoạt động trong vùng biển Việt Nam gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước
về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý nhà nước về
thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn lấy ý kiến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về danh sách thuyền
viên và người làm việc trên tàu. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được văn bản xin ý kiến, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phải có ý kiến trả lời
bằng văn bản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp, cấp lại Giấy phép hoạt động thủy
sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam theo Mẫu số 15.KT Phụ lục IV
ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cấp gia hạn Giấy phép hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng
biển Việt Nam theo Mẫu số 16.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Sau khi cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hoạt động thủy
sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tàu đến khai thác thủy
sản ở vùng biển Việt Nam và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao biết để
phối hợp theo dõi và quản lý;
đ) Trường hợp không cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép phải trả
lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
5. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác thủy sản là
cơ quan thực hiện việc thu hồi giấy phép;
b) Khi phát hiện vi phạm một trong các trường hợp quy định
tại khoản 5 Điều 56 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền
ban hành quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động thủy sản và thông báo trên
phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 49. Quy định tàu nước ngoài vào cảng cá, rời cảng cá
hoặc neo đậu trong vùng nước cảng cá[103]
1. Tàu nước ngoài khi vào, rời cảng cá hoặc neo đậu trong
vùng nước cảng cá Việt Nam phải treo Quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh cột cao nhất
của tàu và treo cờ quốc gia mà tàu đăng ký ở cột thấp hơn.
2. Thực hiện khai báo và chấp hành việc thanh tra, kiểm tra,
kiểm soát của các lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật.
Chương V
QUẢN LÝ TÀU CÁ, TÀU CÔNG VỤ, CẢNG
CÁ, KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ
Điều 50. Phân loại cơ sở đóng mới,
cải hoán tàu cá
Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá được phân loại như sau:
1. Cơ sở loại I: đóng mới, cải hoán tất cả các loại tàu cá
theo vật liệu vỏ.
2. Cơ sở loại II: đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài lớn
nhất dưới 24 mét theo vật liệu vỏ.
3. Cơ sở loại III: đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài
lớn nhất dưới 15 mét theo vật liệu vỏ.
Điều 51. Điều kiện cơ sở đóng mới,
cải hoán tàu cá vỏ thép
1. Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 1 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán
bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 4 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3.[104] Xây dựng và áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng; có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân
cấp và đóng tàu cá.
Điều 52. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ
1. Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 2 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán
bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 5 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3.[105] Xây dựng và áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng; có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân
cấp và đóng tàu cá.
Điều 53. Điều kiện cơ sở đóng mới,
cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới
1. Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 3 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán
bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 6 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3.[106] Xây dựng và áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng; có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân
cấp và đóng tàu cá.
Điều 54. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số
01.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở theo Mẫu số 02.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị
định này.
2. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:
a) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu
số 03.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đã cấp.
3.[107] Trình tự, thủ tục kiểm tra duy trì,
cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước
về thủy sản cấp tỉnh nơi có địa điểm đóng mới, cải hoán tàu cá của cơ sở;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá điều
kiện cơ sở theo Mẫu số 03A.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; trường
hợp kiểm tra, đánh giá tại cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc
phục; sau khi khắc phục cơ sở có văn bản thông báo đến Cơ quan quản lý nhà nước
về thủy sản cấp tỉnh để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục (trong trường
hợp cần thiết);
c) Trường hợp hồ sơ và điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá, Cơ quan quản
lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng
mới, cải hoán tàu cá theo Mẫu số 04.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định
này; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đóng mới, cải
hoán tàu cá là 12 tháng. Trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá sự phù hợp
cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật,
thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng. Cơ quan quản lý nhà nước về
thủy sản cấp tỉnh thông báo thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cho cơ sở
trước 05 ngày làm việc; nội dung kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đóng mới, cải
hoán tàu cá theo Mẫu số 03A.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Sau
05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc hoạt động kiểm tra, Cơ quan kiểm tra thực
hiện thông báo kết quả kiểm tra và thời gian duy trì đến cơ sở được kiểm tra.”
4. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện:
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện đóng mới, cải hoán tàu cá là cơ quan thực hiện việc thu hồi giấy chứng
nhận;
b) Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều 64 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm
quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã cấp và thông
báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 54a. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá[108]
1. Điều kiện của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá
a) Là cơ sở có chức năng đào tạo, bồi dưỡng được thành lập
theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên đáp
ứng yêu cầu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Có chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy
định; thiết lập và duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn tương đương.
2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuyền
viên tàu cá:
a) Được thu phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định;
b) Gửi thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 04A.TC ban hành
kèm theo Nghị định này về Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ít nhất 30 ngày trước khi tham gia hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá;
c) Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng
viên đáp ứng yêu cầu quy định;
d) Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá theo
chương trình khung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Điều 55. Phân loại cơ sở đăng kiểm
tàu cá và quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản
1. Cơ sở đăng kiểm tàu cá được phân loại như sau:
a) Loại I: Đăng kiểm tất cả các loại tàu cá;
b) Loại II: Đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24
mét;
c) Loại III: Đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15
mét.
2. Quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản:
a) Tổ chức quản lý tàu công vụ thủy sản được lựa chọn cơ sở
đăng kiểm tàu cá hoặc các tổ chức đăng kiểm khác để thực hiện đăng kiểm tàu
công vụ thủy sản;
b) Việc giám sát an toàn kỹ thuật, môi trường, chất lượng
tàu công vụ thủy sản thực hiện theo quy định về đăng kiểm của tổ chức đăng kiểm
đã lựa chọn.
Điều 56. Điều kiện cơ sở đăng kiểm
tàu cá[109]
1. Đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I:
a) Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập (đối với
trường hợp là cơ sở đăng kiểm sự nghiệp công lập) hoặc được thành lập theo quy
định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã; cơ sở đăng kiểm tàu cá phải độc
lập về pháp lý, độc lập về tài chính với tổ chức, cá nhân kinh doanh tàu cá,
đóng mới, cải hoán tàu cá, thiết kế tàu cá;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu
cầu: Có thiết bị nhập và lưu trữ dữ liệu; có thiết bị được kết nối mạng và
truyền dữ liệu với các cơ quan liên quan về hoạt động đăng kiểm tàu cá của cơ
sở; có dụng cụ, trang thiết bị phục vụ kiểm tra kỹ thuật theo Phụ lục VII ban
hành kèm theo Nghị định này;
c) Có hợp đồng lao động thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc
hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật với đăng
kiểm viên trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan:
vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, điện, khai thác thủy sản, nhiệt lạnh hoặc chế biến
thủy sản; trong thời gian thực hiện hợp đồng với cơ sở đăng kiểm, đăng kiểm
viên không hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên với đơn vị sử dụng
lao động khác; trong đó, có ít nhất 01 đăng kiểm viên hạng I và 02 đăng kiểm
viên hạng II;
d) Thiết lập và duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
2. Đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II:
a) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều
này;
b) Có hợp đồng lao động thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc
hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật với Đăng
kiểm viên có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên
quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, điện, khai thác thủy sản, nhiệt lạnh hoặc chế
biến thủy sản; trong thời gian thực hiện hợp đồng với cơ sở đăng kiểm, đăng
kiểm viên không hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên với đơn vị sử
dụng lao động khác; trong đó, có ít nhất 02 đăng kiểm viên hạng II.
3. Đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại III:
a) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều
này;
b) Có hợp đồng lao động thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc
hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật với đăng
kiểm viên trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan:
vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, khai thác thủy sản; trong thời gian thực hiện hợp
đồng với cơ sở đăng kiểm, đăng kiểm viên không hợp đồng lao động có thời hạn từ
03 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; trong đó, có ít nhất 01 đăng
kiểm viên hạng II;
c) Thiết lập và duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương; hoặc có quy trình kiểm tra, giám sát
kỹ thuật tàu cá phù hợp với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân
cấp và đóng tàu cá.
Điều 57. Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê,
mua tàu cá Việt Nam
1. Hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán,
thuê, mua tàu cá Việt Nam: Tờ khai theo Mẫu số
05.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2.[110] Tổ chức, cá nhân đến Cơ quan quản
lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.
3.[111] Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ, căn cứ hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản và tiêu
chí đặc thù của địa phương, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thẩm
định hồ sơ, xem xét cấp văn bản chấp thuận theo Mẫu số 06.TC Phụ lục V ban hành
kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp văn bản chấp thuận, phải trả lời
bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4.[112] Trường hợp cấp văn bản chấp thuận
mua tàu cá từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác phải có Thông báo bằng
văn bản về điều chuyển hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có tổ chức, cá nhân bán tàu và theo
tiêu chí đặc thù của địa phương.
5.[113] Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
hoàn thành giấy tờ mua bán, thuê tàu trần, nhập khẩu, tặng cho, thừa kế, trúng
đấu giá tàu cá, tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký tàu cá làm
thủ tục cấp đăng ký theo quy định.
Điều 58. Cấp phép nhập khẩu tàu cá
1. Hồ sơ cấp phép nhập khẩu tàu cá:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.TC
Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hợp đồng nhập khẩu tàu cá hoặc hợp đồng thuê tàu trần;
c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc hồ sơ phân
cấp tàu cá còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiểm của nước có
tàu cấp (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);
d) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, đối với tàu cá đã qua sử
dụng (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);
đ) Hợp đồng, thanh lý hợp đồng đóng tàu, đối với tàu cá đóng
mới.
2.[114] Hồ sơ nêu tại điểm b, c, d và đ
khoản 1 Điều này phải được dịch ra tiếng Việt. Đối với hồ sơ quy định tại điểm
d khoản 1 Điều này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
3. Trình tự cấp phép nhập khẩu tàu cá:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu tàu cá gửi hồ sơ
đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn[115];
b)[116] Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn kiểm tra, đối chiếu với Danh sách tàu cá bất hợp pháp hiện hành của
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp quốc (FAO) và các tổ chức quản
lý nghề cá khu vực và kiểm tra tính hợp pháp của Giấy đăng ký tàu với quốc gia
treo cờ để xác minh nguồn gốc tàu cá (đối với tàu đã qua sử dụng), danh sách
đầy đủ các quốc gia treo cờ trước đó và tên của tàu, khu vực và loài mà tàu đã
đánh bắt trong hai năm trước đó (cùng với bản sao giấy phép đánh bắt liên quan)
và xác nhận của quốc gia treo cờ trước đó cho rằng tàu không bị xóa đăng ký do
các hoạt động khai thác bất hợp pháp trước đó, xem xét cấp phép cho tổ chức, cá
nhân theo Mẫu số 08.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trường hợp
không cho phép nhập khẩu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Giấy phép nhập khẩu tàu cá, cho phép thuê tàu trần phải
gửi cho tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu tàu cá hoặc xin thuê tàu trần đồng thời
gửi đến các cơ quan liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi chủ
tàu cá đăng ký hộ khẩu thường trú, Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên
phòng), Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan).
Điều 59. Quy định đối với tàu cá
được tặng cho, viện trợ
1. Tặng, cho viện trợ tàu cá là việc Chính phủ, tổ chức, cá
nhân nước ngoài tặng cho, viện trợ tàu cá cho Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân
Việt Nam để sử dụng trong hoạt động khai thác thủy sản hoặc các hoạt động công
vụ liên quan đến thủy sản.
2. Việc tiếp nhận tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước
ngoài tặng cho, viện trợ cho cơ quan nhà nước của Việt Nam, Cơ quan quản lý nhà
nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[117] quyết định trên cơ sở nhu cầu, điều
kiện thực tế và quan hệ đối ngoại.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam tiếp nhận tàu cá của tổ chức,
cá nhân nước ngoài tặng cho phải đảm bảo đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Thủy sản.
4. Trình tự, thủ tục nhập khẩu tàu cá do tổ chức, cá nhân
nước ngoài tặng cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định này.
Điều 60. Quy định độ sâu luồng vào
cảng và vùng nước cảng
1. Đối với cảng cá loại I: Có độ sâu
luồng vào cảng và vùng nước cảng đủ điều kiện cho tàu cá có chiều dài lớn nhất
từ 24 mét trở lên ra vào cảng.
2. Đối với cảng cá loại II: Có độ
sâu luồng vào cảng và vùng nước cảng đủ điều kiện cho tàu cá có chiều dài lớn
nhất từ 15 mét trở lên ra vào cảng.
Điều 61. Nội dung, trình tự, thủ tục
công bố mở, đóng và chỉ định cảng cá [118]
1. Hồ sơ công bố mở cảng cá:
a) Đơn đề nghị công bố mở cảng cá theo Mẫu số 09.TC Phụ lục
V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản thành lập Tổ chức quản lý cảng cá;
c) Văn bản thể hiện quyền sử dụng vùng đất, vùng nước của
cảng;
d) Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng công trình cảng cá
(áp dụng đối với cảng cá hoàn thành từ sau khi Nghị định này có hiệu lực thi
hành);
đ) Thông báo về luồng của cảng và vùng nước trước cầu cảng
(trừ cảng cá loại 3).
2. Trình tự, thủ tục công bố mở cảng cá:
a) Tổ chức quản lý cảng cá gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại
khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền công bố mở cảng cá quy định tại
khoản 3 Điều 79 Luật Thủy sản;
b) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,
cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ; tổ chức khảo sát thực tế tại cảng cá
(trong trường hợp cần thiết); quyết định công bố mở cảng cá theo Mẫu số 10.TC
Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy
định. Trường hợp không công bố mở cảng cá, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ
lý do;
c) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày Quyết định công bố mở
cảng cá được ban hành, cơ quan có thẩm quyền thông báo trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
3. Công bố đóng cảng cá:
a) Cơ quan có thẩm quyền công bố đóng cảng cá là cơ quan
công bố mở cảng cá. Quyết định đóng cảng cá thuộc một trong các trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 79 Luật Thủy sản; đồng thời thực hiện thu hồi Quyết định
công bố mở cảng cá đã cấp;
b) Quyết định công bố đóng cảng cá theo Mẫu số 11.TC Phụ lục
V ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Cảng cá chỉ định cho tàu cá hoạt động ở vùng khơi trở ra
cập cảng:
a) Cảng cá chỉ định cho tàu cá hoạt động từ vùng khơi trở ra
cập cảng khi đáp ứng các yêu cầu sau: Đã được công bố mở cảng theo quy định của
pháp luật; có độ sâu luồng vào cảng và vùng nước trước cầu cảng đảm bảo cho tàu
cá hoạt động ở vùng khơi trở ra cập cảng; có nguồn lực thực hiện được việc kiểm
soát tàu cá cập cảng, rời cảng, giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng,
tàu cá khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có trách nhiệm rà soát (khảo sát thực tế nếu cần) đề xuất
cảng cá chỉ định cho tàu cá hoạt động ở vùng khơi cập cảng theo Mẫu số 11A.TC
Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước về
thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn công bố. Danh sách cảng cá chỉ định cho tàu cá
hoạt động ở vùng khơi trở ra cập cảng được đăng tải trên Trang thông tin điện
tử của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
5. Cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản
từ khai thác:
a) Cảng cá được chỉ định thực hiện xác nhận nguồn gốc nguyên
liệu thủy sản từ khai thác khi đáp ứng các điều kiện sau: Đã được công bố mở
cảng theo quy định của pháp luật; có nguồn lực (tối thiểu 02 người có chuyên
môn về thủy sản và hệ thống máy tính truy cập vào cơ sở dữ liệu về thủy sản)
thực hiện được việc kiểm soát tàu cá cập cảng, rời cảng, giám sát sản lượng
thủy sản bốc dỡ qua cảng, tàu cá khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không
theo quy định; cảng cá được chỉ định nếu vi phạm quy định về xác nhận nguồn gốc
thủy sản từ khai thác hoặc không còn đáp ứng các điều kiện nêu trên sẽ bị đưa
ra khỏi danh sách cảng cá chỉ định;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có trách nhiệm rà soát (khảo sát thực tế nếu cần), đề
xuất cảng cá đủ điều kiện xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản từ khai thác
gửi về Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để tổng hợp trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
Danh sách cảng cá đủ điều kiện xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản từ khai
thác được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cơ quan quản lý nhà nước về
thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Cảng cá chỉ định cho tàu cá nước ngoài cập cảng:
a) Cảng cá chỉ định cho tàu cá nước ngoài cập cảng khi đáp
ứng các yêu cầu sau: Đã được công bố mở cảng theo quy định của pháp luật; có độ
sâu luồng và vùng nước trước cảng đảm bảo cho tàu cá nước ngoài cập cảng; có vị
trí thuận lợi cho việc kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát việc
xuất cảnh, nhập cảnh và xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có trách nhiệm rà soát (kiểm tra thực tế nếu cần) cảng cá
chỉ định cho tàu cá nước ngoài cập cảng theo Mẫu số 11B.TC Phụ lục V ban hành
kèm theo Nghị định này báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn công bố. Danh sách cảng cá chỉ định cho tàu cá nước ngoài cập
cảng được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cơ quan quản lý nhà nước về
thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và gửi đến các tổ chức,
cá nhân có liên quan để quản lý, giám sát.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn
thống nhất đối với các tổ chức quản lý cảng cá trên địa bàn về chuyên môn
nghiệp vụ, giám sát tàu cá, sản lượng thủy sản, hàng hóa bốc dỡ qua cảng; kiểm
tra, xử lý vi phạm hành chính tại cảng cá theo quy định của pháp luật; hướng
dẫn các tổ chức quản lý cảng cá thu nhận nhật ký khai thác, báo cáo khai thác
và nhập dữ liệu nhật ký khai thác vào phần mềm cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia
theo quy định.
Chương VI
KIỂM NGƯ
Điều 62. Tổ chức Kiểm ngư
1. Kiểm ngư trung ương được tổ chức như sau:
a) Cục Kiểm ngư [119] là cơ quan trực thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Cục Kiểm ngư có các phòng chuyên môn, các Chi
cục Kiểm ngư Vùng và Trung tâm phục vụ hoạt động Kiểm ngư;
b) Chi cục Kiểm ngư Vùng có các phòng chuyên môn, đội tàu
Kiểm ngư và Trạm Kiểm ngư;
c) Cục Kiểm ngư và các Chi cục Kiểm ngư Vùng có tư cách pháp
nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước;
d) Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư Vùng có con dấu
riêng để giao dịch hành chính và thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính
theo thẩm quyền.
2. Kiểm ngư tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có biển là tổ chức hành chính thuộc cơ quan quản lý nhà nước
về thủy sản cấp tỉnh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
Điều 63. Chế độ, chính sách đối với
Kiểm ngư
1. Chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với công chức xếp lương
theo các ngạch Kiểm ngư viên:
a) Sau 5 năm (đủ 60 tháng) làm việc liên tục trong lực lượng
Kiểm ngư thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng
cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm được tính thêm 1%.
2. Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chức
xếp lương theo các ngạch Kiểm ngư viên:
a) Kiểm ngư viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo
nghề bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp
thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Kiểm ngư viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề
bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm
niên vượt khung (nếu có);
c) Kiểm ngư viên trung cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm
theo nghề bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ
cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
3. Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức
xếp lương theo các ngạch Thuyền viên tàu Kiểm ngư:
a) Thuyền viên Kiểm ngư chính được hưởng phụ cấp ưu đãi theo
nghề bằng 40% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp
thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Thuyền viên Kiểm ngư được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề
bằng 45% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm
niên vượt khung (nếu có);
c) Thuyền viên Kiểm ngư trung cấp được hưởng phụ cấp ưu đãi
theo nghề bằng 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và
phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
4. Công chức, viên chức và người lao động làm việc trên tàu
kiểm ngư được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm hệ số 0,3 mức lương cơ sở.
5. Công chức, viên chức và người lao động làm việc trên các
tàu kiểm ngư trong thời gian thực tế làm nhiệm vụ trên các vùng biển Việt Nam
được áp dụng phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực:
a) Phụ cấp đặc biệt: Mức 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ
cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Phụ cấp thu hút: Mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ
cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
c) Phụ cấp khu vực: Hệ số 0,7 mức lương cơ sở.
Phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực nêu tại
điểm a, b, c khoản 5 Điều này được tính trả bằng mức tiền phụ cấp tháng chia
cho 22 ngày nhân với ngày thực tế làm nhiệm vụ trên các vùng biển của Việt Nam.
6. Phụ cấp trách nhiệm công việc:
a) Thuyền trưởng tàu kiểm ngư: Hệ số 0,5 mức lương cơ sở;
b) Thuyền phó, Máy trưởng tàu kiểm ngư: Hệ số 0,3 mức lương
cơ sở;
c) Máy phó, thủy thủ trưởng: Hệ số 0,2 mức lương cơ sở.
7. Chế độ bồi dưỡng đi biển: Công chức, viên chức và người
lao động làm việc trên tàu kiểm ngư trong thời gian đi biển được hưởng chế độ
bồi dưỡng đi biển hệ số 0,2 mức lương cơ sở/người/ngày thực tế đi biển.
Điều 64. Nguồn kinh phí bảo đảm cho
hoạt động Kiểm ngư
1. Nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động kiểm ngư
theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành:
a) Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí cho hoạt động của
Kiểm ngư trung ương, gồm: Vốn đầu tư phát triển; chi thường xuyên;
b) Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho hoạt động của
Kiểm ngư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, gồm: Vốn đầu tư phát
triển; chi thường xuyên;
c) [120] (được bãi bỏ)
2. Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Điều 65. Nội dung chi hoạt động Kiểm
ngư
1. Chi cho hoạt động bộ máy Kiểm ngư thực hiện theo quy định
của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh
phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
2. Nội dung chi cho hoạt động Kiểm ngư từ nguồn ngân sách
nhà nước cấp duy trì hằng năm:
a) Chi trực đường dây nóng đảm bảo xử lý các vụ việc phát
sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Việt Nam với các nước láng
giềng và các nhiệm vụ trực khác được cấp có thẩm quyền giao;
b) [121] (được bãi bỏ)
c) Chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, huấn luyện, bồi
dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ chuyên ngành Kiểm ngư;
d) Chi nguyên, nhiên vật liệu cho tàu Kiểm ngư thực hiện
nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra chuyên ngành; thực hiện công
tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục các sự cố trên biển;
phối hợp cùng lực lượng liên quan tuần tra, kiểm tra, xử lý tàu cá nước ngoài
vi phạm vùng biển Việt Nam, ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước
ngoài; tham gia bảo vệ chủ quyền trên vùng biển, đảo Việt Nam theo quy định;
đ) Chi mua bảo hiểm cho đội tàu Kiểm ngư bao gồm (bảo hiểm
con người làm việc trên tàu Kiểm ngư, bảo hiểm tàu, xuồng kiểm ngư); và các
loại thuế, phí khác theo quy định;
e) Chi thu thập, mua tin từ cộng tác viên, xử lý thông tin,
tài liệu, vật chứng liên quan đến nghiệp vụ Kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành;
chi hoạt động điều tra, trưng cầu giám định về các nội dung liên quan đến
nghiệp vụ Kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành;
g) Chi thuê vị trí cập tàu và khu vực neo đậu cho đội tàu
kiểm ngư và tàu thuyền vi phạm bị lực lượng Kiểm ngư tạm giữ để xử lý;
h) Chi phí sửa chữa định kỳ, đột xuất tàu, xuồng Kiểm ngư;
i) Chi mua sắm phương tiện, tàu, xuồng kiểm ngư, vũ khí quân
dụng, công cụ hỗ trợ, các trang thiết bị chuyên dùng, trang phục cho lực lượng
Kiểm ngư; mua sắm vật tư, thiết bị tiêu hao, thuốc, thiết bị y tế phục vụ sơ
cứu trên các tàu, xuồng kiểm ngư;
k) Chi xây dựng quản lý cơ sở dữ liệu và duy trì vận hành hệ
thống thông tin về Kiểm ngư;
l) Chi tuyên truyền, đưa tin nóng trên truyền hình, phổ
biến, giáo dục pháp luật về Kiểm ngư; thiết kế, in ấn biểu mẫu chuyên ngành
Kiểm ngư;
m) [122] (được bãi bỏ)
n) Chi thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân có thành tích
xuất sắc khi tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo thực thi pháp luật
về thủy sản và tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển;
o)[123] (được bãi bỏ)
p) [124](được bãi bỏ)
q) Các khoản chi khác có liên quan đến hoạt động Kiểm ngư.
3.[125] (được bãi bỏ)
Chương VII
MUA, BÁN, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN
Điều 66. Mua, bán, lưu giữ, sơ chế,
chế biến, vận chuyển thủy sản hoặc sản phẩm thủy sản thuộc Danh mục loài thủy
sản nguy cấp, quý, hiếm[126]
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sơ chế, chế biến loài thủy sản
thuộc danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Mẫu vật loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc
hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Mở sổ theo dõi hoạt động sơ chế, chế biến loài thủy sản
nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng để phục vụ công tác kiểm tra, quản lý
loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khi có yêu cầu của cơ quan chức năng;
c) Sản phẩm hoàn chỉnh khi bán trên thị trường phải được dán
nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
d) Đáp ứng quy định tại Điều 96 và Điều 97 Luật Thủy sản.
2. Thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc danh mục loài thủy sản
nguy cấp, quý, hiếm được mua, bán, lưu giữ, vận chuyển khi đáp ứng được các quy
định tại điểm a, c và d khoản 1 Điều này.
Điều 67. Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh loài
thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc
tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài
thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu không phải xin giấy
phép đối với loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Danh mục loài thủy
sản được phép kinh doanh tại Việt Nam trừ loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Tổ chức, cá nhân được tái xuất, quá cảnh loài thủy sản
nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật quản lý ngoại thương.
3. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có
tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc không đáp ứng điều kiện quy
định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện vì mục đích nghiên cứu
khoa học, hợp tác quốc tế được thực hiện theo Điều 69 Nghị định
này.
4. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp khi xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập
nội từ biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công
ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và
quy định tại Nghị định này.
Điều 68. Nhập nội từ biển loài thủy
sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Nhập nội từ biển loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là đưa
vào lãnh thổ Việt Nam mẫu vật các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được khai
thác từ vùng biển không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.
2. Tổ chức, cá nhân nhập nội từ biển mẫu vật loài thủy sản
nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục của Công ước
về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện
theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế
các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
3. Tổ chức, cá nhân nhập nội từ biển mẫu vật loài thủy sản
nguy cấp quý, hiếm trừ các loài quy định tại khoản 2 Điều này, thực hiện theo
quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
Điều 69. Cấp phép xuất khẩu loài
thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu loài thủy sản có
tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất
khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện vì mục đích nghiên cứu khoa
học, hợp tác quốc tế gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[127].
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 36.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Tài liệu chứng minh xuất khẩu loài thủy sản vì mục đích
nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.
3. Trình tự thực hiện cấp phép xuất khẩu loài thủy sản:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước
về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[128] xem xét nội dung hồ sơ, trình Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn[129] tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xem xét cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 37.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này cho tổ chức, cá nhân sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Trường hợp
Thủ tướng Chính phủ không đồng ý hoặc nội dung hồ sơ không đạt, Cơ quan quản lý
nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[130] trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn
bản nêu rõ lý do.
Điều 70. Kiểm soát tàu nước ngoài
khai thác, vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ
khai thác cập cảng Việt Nam[131]
1. Thẩm quyền công bố, đưa ra khỏi danh sách cảng chỉ định:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp
với Bộ Giao thông vận tải chỉ định và công bố danh sách cảng biển cho tàu nước
ngoài khai thác, vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn
gốc từ khai thác cập cảng để thực hiện hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất,
chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và thông báo danh sách cảng được
chỉ định cho Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp
với Bộ Giao thông vận tải đưa ra khỏi danh sách cảng chỉ định cho tàu nước
ngoài khai thác, vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn
gốc từ khai thác cập cảng để thực hiện hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất,
chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp cảng không thực
hiện đúng trách nhiệm của cảng chỉ định theo quy định của Hiệp định về Biện
pháp quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại khai thác thủy sản bất hợp
pháp, không khai báo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp của Liên hợp quốc.
2. Đối tượng kiểm soát:
Tàu hậu cần đánh bắt thủy sản, cung cấp nhân lực, nhiên
liệu, ngư cụ và các trang thiết bị khác trên biển của nước ngoài cập cảng để sử
dụng dịch vụ cảng; tàu nước ngoài khai thác, vận chuyển, chuyển tải thủy sản,
sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác cập cảng để thực hiện hoạt động
nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.
3. Thông báo trước khi cập cảng:
Tổ chức, cá nhân có tàu nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều
70 phải thông báo trước khi cập cảng 72 giờ với cơ quan có thẩm quyền của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm
theo Nghị định này, kèm theo bản chụp các tài liệu quy định tại điểm b khoản 5
bằng một trong các hình thức sau: nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính
hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến,
phần mềm điện tử, email, fax) bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt (trường hợp tài
liệu gốc không phải bằng tiếng Anh phải được dịch công chứng hoặc chứng thực
bản dịch sang tiếng Anh theo quy định).
4. Kiểm tra để quyết định cho tàu cập cảng hoặc từ chối cho
tàu cập cảng:
Trong thời hạn 72 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu xin vào
cảng, cơ quan thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra,
xác minh thông tin về tàu có trong danh sách tàu khai thác thủy sản bất hợp
pháp hoặc về sản phẩm thủy sản của tàu cá và thủy sản, sản phẩm thủy sản trên
tàu có thuộc danh mục CITES không để quyết định:
a) Cho phép tàu cập cảng và thông báo tới chủ tàu hoặc đại
diện hợp pháp của chủ tàu, cảng vụ hàng hải nếu không vi phạm quy định về khai
thác thủy sản hoặc hỗ trợ khai thác thủy sản bất hợp pháp không báo cáo và
không theo quy định theo Mẫu số 17A.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định
này;
b) Từ chối cho tàu cập cảng và thông báo cho các cơ quan có
thẩm quyền tại cảng, đồng thời gửi thông báo đến quốc gia tàu mang cờ, các quốc
gia ven biển có liên quan, tổ chức quản lý nghề cá khu vực và tổ chức có liên
quan nếu phát hiện một trong các trường hợp sau đây:
Tàu đó nằm trong danh sách tàu khai thác thủy sản bất hợp
pháp được công bố bởi quốc gia ven biển, các tổ chức quản lý nghề cá khu vực,
các tổ chức quốc tế có liên quan;
Có yêu cầu từ quốc gia ven biển, các tổ chức quản lý nghề cá
khu vực, các tổ chức quốc tế có liên quan.
5. Kiểm tra thực tế trên tàu khi tàu cập cảng:
a) Nguyên tắc kiểm tra: Đảm bảo công bằng, minh bạch, không
phân biệt đối xử và không gây phiền hà trong quá trình kiểm tra; không làm ảnh
hưởng đến chất lượng thủy sản trên tàu. Cán bộ kiểm tra phải có chuyên môn và
am hiểu pháp luật về thủy sản; không can thiệp vào khả năng trao đổi thông tin
của thuyền trưởng đối với các cơ quan chức năng của quốc gia mà tàu mang cờ,
trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc tế; trong trường hợp cần thiết, có thể
mời đại diện của quốc gia tàu mang cờ và chuyên gia quốc tế cùng tham gia kiểm
tra;
b) Tài liệu phải cung cấp cho cán bộ kiểm tra: Giấy đăng ký
tàu cá; Giấy phép khai thác thủy sản; Giấy phép chuyển tải, các báo cáo chuyển
tải và thông tin của tàu tham gia chuyển tải (giấy phép khai thác, giấy phép
chuyển tải, giấy đăng ký, khai báo của thuyền trưởng); sơ đồ bố trí hầm hàng;
bản sao giấy phép nhập khẩu các loài thủy sản có nguồn gốc từ khai thác có tên
trong danh mục của CITES (trường hợp có thủy sản có tên trong danh mục của
CITES); tài liệu liên quan đến thông tin khác quy định tại Mẫu số 17.KT Phụ lục
IV ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Nội dung kiểm tra thực tế khi tàu cập cảng:
a) Kiểm tra tính chính xác của các thông tin đã khai báo
theo Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này so với các hồ sơ
lưu trữ trên tàu;
b) Kiểm tra khối lượng và thành phần loài thủy sản, sản phẩm
thủy sản, ngư cụ và các trang thiết bị liên quan trên tàu với nội dung đã khai
báo theo Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Tiến hành đối chiếu khối lượng bốc dỡ thực tế qua cảng
với số lượng khai báo để chốt Biên bản theo Mẫu số 18.KT Phụ lục IV ban hành
kèm theo Nghị định này.
7. Quy trình kiểm tra thực tế khi tàu cập cảng:
a) Người kiểm tra xuất trình giấy tờ thể hiện công vụ trước
thuyền trưởng;
b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 6
Điều này và thông tin trong Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định
này;
c) Thuyền trưởng phải cung cấp thông tin đã khai báo và xuất
trình tài liệu quy định tại điểm b khoản 5 Điều này và giấy tờ liên quan đến
nội dung kiểm tra và thông tin đã khai báo trước khi cập cảng;
d) Lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 18.KT Phụ lục IV ban
hành kèm theo Nghị định này;
đ) Thông báo và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại
khoản 8 Điều này.
8. Thông báo và xử lý kết quả kiểm tra thực tế khi tàu cập
cảng:
a) Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn từ chối không cho lên cảng thủy sản, sản phẩm thủy sản và đề nghị cơ
quan có thẩm quyền cưỡng chế tàu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp bất
khả kháng vì yếu tố nhân đạo) và thông báo theo Mẫu số 17A.KT Phụ lục IV đến cơ
quan có thẩm quyền không cho sử dụng các dịch vụ tại cảng đồng thời thông báo
cho quốc gia mà tàu mang cờ, quốc gia ven biển, Tổ chức quản lý nghề cá khu
vực, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và tổ chức quốc
tế có liên quan, quốc gia mà thuyền trưởng của tàu cá đó là công dân về kết quả
kiểm tra và biện pháp xử lý vi phạm nếu phát hiện một trong các trường hợp sau
đây:
Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu được khai thác bằng
tàu không có giấy phép hoặc giấy phép không hợp lệ hoặc không có giá trị theo
quy định của quốc gia mà tàu đó mang cờ hoặc của quốc gia ven biển có thẩm
quyền;
Thủy sản, sản phẩm thủy sản được nhập khẩu vận chuyển,
chuyển tải bằng tàu không có giấy phép hoặc giấy phép không hợp lệ hoặc không
có giá trị theo quy định của Quốc gia mà tàu đó mang cờ hoặc của Quốc gia ven
biển có thẩm quyền;
Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu được khai thác bằng
tàu không có giấy phép hoặc giấy phép không hợp lệ hoặc không có giá trị trong
vùng nước thẩm quyền của tổ chức quản lý nghề cá khu vực;
Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu được vận chuyển,
chuyển tải bằng tàu không có giấy phép hoặc giấy phép không hợp lệ hoặc không
có giá trị trong vùng nước thẩm quyền của tổ chức quản lý nghề cá khu vực;
Có chứng cứ thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu trên tàu
được khai thác vượt quá hạn ngạch cho phép của quốc gia ven biển có thẩm quyền
hoặc của tổ chức quản lý nghề cá khu vực;
Có chứng cứ thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu trên tàu
được khai thác trái với quy định của quốc gia ven biển có thẩm quyền hoặc trái
với quy định về biện pháp quản lý và bảo tồn trong vùng nước thẩm quyền của tổ
chức quản lý nghề cá khu vực hoặc có chứng cứ xác định tàu thực hiện hoặc hỗ
trợ khai thác thủy sản bất hợp pháp theo quy định tại Điều 60 Luật Thủy sản;
Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu được khai thác bằng
tàu nằm trong danh sách IUU của quốc gia mà tàu đó mang cờ hoặc của quốc gia
ven biển có thẩm quyền hoặc của tổ chức quản lý nghề cá khu vực.
b) Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 18.KT Phụ lục IV ban hành
kèm theo Nghị định này được lập thành 02 bản, thuyền trưởng và đơn vị kiểm tra
mỗi bên giữ 01 bản.
c) Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
Rút lại quyết định từ chối không cho thủy sản, sản phẩm thủy
sản lên cảng hoặc yêu cầu cảng vụ hàng hải không cho sử dụng các dịch vụ tại
cảng khi có đủ bằng chứng chứng minh các phát hiện nêu tại điểm a khoản này dựa
trên những căn cứ không đầy đủ hoặc không chính xác hoặc các căn cứ đó không
còn được áp dụng.
Thông báo cho chủ tàu hoặc đại diện hợp pháp của tàu, các cơ
quan quản lý nhà nước tại cảng, quốc gia mà tàu mang cờ, quốc gia ven biển, Tổ
chức quản lý nghề cá khu vực, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp
quốc và tổ chức quốc tế có liên quan, quốc gia mà thuyền trưởng của tàu cá đó
là công dân về quyết định này.
9. Trường hợp nhận được yêu cầu của quốc gia treo cờ, quốc
gia ven biển, Tổ chức quản lý nghề cá khu vực hoặc tổ chức quốc tế liên quan về
việc thủy sản, sản phẩm thủy sản vi phạm khai thác IUU sau khi đã thông quan,
thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
theo quy định.
10. Tiêu chuẩn, quyền của người kiểm tra:
a) Tiêu chuẩn:
Là công chức, viên chức đang công tác tại Cơ quan có thẩm
quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao nhiệm vụ thực hiện
nhiệm vụ kiểm soát tàu nước ngoài khai thác, tàu vận chuyển thủy sản, sản phẩm
thủy sản có nguồn gốc từ khai thác cập cảng Việt Nam; có chuyên môn và am hiểu
pháp luật về thủy sản; có kỹ năng kiểm tra theo yêu cầu và hiểu biết quy định
của Hiệp định về các biện pháp quốc gia có cảng.
b) Quyền của người kiểm tra:
Yêu cầu thuyền trưởng, thuyền viên, chủ hàng và đại lý hàng
hải cung cấp các tài liệu theo quy định;
Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến tàu, thủy sản và
sản phẩm thủy sản trên tàu để phục vụ kiểm tra;
Lên tàu và kiểm tra các khu vực trên tàu liên quan đến thông
tin cần kiểm tra; tiếp cận hệ thống giám sát hành trình của tàu VMS và AIS (nếu
có), ngư lưới cụ, sơ đồ bố trí hầm hàng và các trang thiết bị liên quan khác
trên tàu;
Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ
thực hiện Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng;
Được trao đổi với Đầu mối quốc gia tàu mang cờ và các quốc
gia, tổ chức quản lý nghề cá khu vực và các tổ chức quốc tế có liên quan để xác
minh thông tin về tàu, thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu;
Được đề xuất với Đầu mối quốc gia về việc mời đại diện của
quốc gia mà tàu mang cờ và các chuyên gia quốc tế tham gia kiểm tra trong
trường hợp cần thiết; đề xuất thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành hoặc sử dụng
phiên dịch (nếu cần thiết);
Yêu cầu tạm dừng việc bốc dỡ hoặc đề nghị cơ quan quản lý
cảng ngừng cung cấp các dịch vụ cảng.
11. Trách nhiệm của người kiểm tra: Đảm bảo việc kiểm tra
được tiến hành theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
70a. Kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ
khai thác được vận chuyển bằng tàu công ten nơ nhập khẩu vào Việt Nam[132]
1. Trước 48 giờ khi lô hàng được vận chuyển cập cảng, tổ
chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác
vào Việt Nam bằng tàu công ten nơ thực hiện khai báo và gửi hồ sơ cho cơ quan
có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định xác nhận
nguồn gốc nguyên liệu thủy sản nhập khẩu không vi phạm quy định về khai thác
bất hợp pháp và phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra bằng một trong các hình
thức sau: nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng
(cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email,
fax), hồ sơ khai báo bao gồm:
a) Thông tin về lô hàng theo Mẫu số 17B.KT Phụ lục IV ban
hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Vận tải đơn đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản
có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu;
c) Văn bản chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác của cơ
quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho lô hàng hoặc Giấy tờ thể hiện xác
nhận hoặc chứng nhận thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của cơ quan có thẩm
quyền nước xuất khẩu cấp cho lô hàng;
d) Trường hợp không có giấy tờ quy định tại điểm c khoản
này, nộp bản sao Giấy phép khai thác thủy sản của tàu khai thác. Riêng đối với
lô hàng cá cờ kiếm (Xiphias gladius) và các loài thuộc đối tượng kiểm tra theo
Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai
thác nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam
bằng tàu công ten nơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hằng
năm thì nộp bản sao Giấy phép khai thác thủy sản của tàu khai thác và Giấy
chứng nhận của thuyền trưởng (Captain’s statement) tàu khai thác. Nội dung Giấy
chứng nhận của thuyền trưởng thể hiện các thông tin về tàu khai thác đối với
thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam, gồm: Tên tàu, số đăng ký
tàu (IMO/hô hiệu quốc tế/đánh dấu bên ngoài/số đăng ký RFMO nếu có), quốc gia
treo cờ, số giấy phép khai thác thủy sản, loại ngư cụ, thời gian và khu vực
khai thác; ngày, địa điểm cập bến đầu tiên của tàu, trong đó xác nhận thủy sản
được khai thác tuân thủ đầy đủ luật pháp hiện hành, các biện pháp quản lý, bảo
tồn. Giấy chứng nhận của Thuyền trưởng có chữ ký của thuyền trưởng tàu khai
thác thủy sản.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thực hiện:
a) Tổng hợp thông tin khai báo do tổ chức, cá nhân cung cấp
phục vụ việc kiểm tra, thanh tra sau nhập khẩu liên quan đến quy định chống khai
thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định đối với các công ten nơ
thủy sản, sản phẩm thủy sản khai thác nhập khẩu là các loài không thuộc đối
tượng kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có
nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua
lãnh thổ Việt Nam bằng tàu công ten nơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành hằng năm;
b) Tổ chức thẩm định hồ sơ khai báo xác nhận nguồn gốc
nguyên liệu thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu không vi phạm quy định về
khai thác bất hợp pháp đối với từng lô hàng cá cờ kiếm (Xiphias gladius) và các
loài thuộc đối tượng kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thủy sản, sản
phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển
khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam bằng tàu công ten nơ do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành hằng năm. Nội dung thẩm định bao gồm: Kiểm tra
tính hợp lệ, hợp pháp của thông tin, hồ sơ khai báo mà chủ hàng gửi theo quy
định tại khoản 1 Điều này; kiểm tra đối chiếu với hạn mức đánh bắt của từng
quốc gia, vùng đánh bắt và loài được phép đánh bắt theo quy định.
Trường hợp thông tin khai báo, hồ sơ đạt yêu cầu, Cơ quan có
thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông báo gửi
chủ hàng trong thời hạn tối đa 48 giờ kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ khai báo
hợp lệ, đồng thời gửi Cơ quan hải quan cửa khẩu để phối hợp hoàn thiện thủ tục
thông quan nhập khẩu theo Mẫu số 17C.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định
này;
Trường hợp có dấu hiệu lô thủy sản nhập khẩu được khai thác,
chuyển tải bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định theo thông tin, hồ
sơ khai báo khi nhập khẩu, Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thông báo tới chủ hàng và cử kiểm tra viên đáp ứng quy định nêu
tại khoản 10 Điều 70 phối hợp Cơ quan Hải quan cửa khẩu để tổ chức kiểm tra
thực tế hàng hóa thủy sản trên công ten nơ để kiểm tra thực tế lô hàng và hoàn
thiện Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 17D.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị
định này. Trong trường hợp không xác định được thành phần loài thì tổ chức lấy
mẫu để kiểm tra;
Xử lý kết quả kiểm tra:
Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế phát hiện lô hàng nhập
khẩu được khai thác bằng tàu nằm trong danh sách IUU của quốc gia mà tàu đó
mang cờ hoặc của quốc gia ven biển có thẩm quyền hoặc của tổ chức quản lý nghề
cá khu vực; hoặc được khai thác, vận chuyển, chuyển tải bằng tàu không có giấy
phép hoặc giấy phép không hợp lệ hoặc không có giá trị theo quy định của quốc
gia mà tàu đó mang cờ hoặc của quốc gia ven biển có thẩm quyền; hoặc được khai
thác, vận chuyển, chuyển tải bằng tàu không có giấy phép hoặc giấy phép không
hợp lệ hoặc không có giá trị trong vùng nước thẩm quyền của tổ chức quản lý
nghề cá khu vực; hoặc có chứng cứ thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu được
khai thác vượt quá hạn ngạch loài khai thác của quốc gia ven biển, hoặc của các
Tổ chức quản lý nghề cá khu vực; hoặc có chứng cứ thủy sản, sản phẩm thủy sản
trên tàu được khai thác trái với quy định của quốc gia ven biển có thẩm quyền
hoặc trái với quy định về biện pháp quản lý và bảo tồn trong vùng nước thẩm
quyền của tổ chức quản lý nghề cá khu vực hoặc có chứng cứ xác định tàu thực
hiện hoặc hỗ trợ khai thác thủy sản bất hợp pháp theo quy định tại Điều 60 Luật
Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền gửi thông báo tới chủ hàng, đồng gửi cơ quan
Hải quan cửa khẩu để tiến hành xử lý lô hàng theo quy định của pháp luật theo
Mẫu số 17C.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế đạt yêu cầu, cơ quan có
thẩm quyền thông báo chủ hàng, cơ quan Hải quan để tiến hành thủ tục thông quan
lô hàng nhập khẩu theo quy định.
3. Đối với trường hợp có yêu cầu của quốc gia treo cờ, quốc
gia ven biển, các Tổ chức quản lý nghề cá khu vực và các tổ chức quốc tế liên
quan về việc thủy sản, sản phẩm thủy sản được chuyên chở bằng tàu công ten nơ
có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định:
a) Trường hợp hàng chưa vào cảng: Cơ quan có thẩm quyền của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan không
cho bốc dỡ hàng;
b) Trường hợp hàng đã xuống cảng và đang chịu sự giám sát
hải quan: Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối
hợp với các cơ quan liên quan thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu biết xử
lý theo quy định và buộc tái xuất lô hàng;
c) Trường hợp hàng đã thông quan: Thực hiện theo quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
4. Đối với trường hợp nhận được thông tin của quốc gia treo
cờ, quốc gia ven biển, các Tổ chức quản lý nghề cá khu vực, các tổ chức quốc tế
về việc lô hàng thủy sản, sản phẩm thủy sản có dấu hiệu vi phạm hoặc qua kiểm
tra thông tin thu nhận được xét thấy có dấu hiệu vi phạm về khai thác bất hợp
pháp, không báo cáo, không theo quy định:
a) Trường hợp hàng chưa vào cảng hoặc vào cảng nhưng chưa
thông quan: Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra theo quy định
tại điểm b khoản 2 Điều này. Trường hợp không phát hiện vi phạm, gửi kết quả
kiểm tra cho chủ hàng để hoàn thiện thủ tục thông quan. Trường hợp phát hiện vi
phạm buộc tái xuất lô hàng và xử lý theo quy định;
b) Trường hợp hàng đã thông quan: Cơ quan có thẩm quyền của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan tổ
chức thanh tra, kiểm tra. Trường hợp phát hiện vi phạm, thực hiện xử lý theo
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
5. Thực hiện xử lý kết quả kiểm tra, thanh tra sau nhập khẩu
liên quan đến quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo
quy định đối với các công ten nơ thủy sản khai thác nhập khẩu là các loài không
thuộc đối tượng nằm trong Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy
sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá
cảnh qua lãnh thổ Việt Nam bằng tàu công ten nơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành hằng năm thực hiện theo điểm b khoản 2 Điều này. Biên bản
kiểm tra theo Mẫu số 17D.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan có thẩm
quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và tổ chức thực hiện
Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai
thác nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam
bằng tàu công ten nơ.
Điều 70b. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan[133]
1. Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với các lực lượng có liên quan tại cảng
thực hiện kiểm soát đối với thủy sản nhận có nguồn gốc từ khai thác;
b) Chủ trì xây dựng cơ chế hợp tác trao đổi thông tin với
quốc gia ven biển về hạn ngạch cho phép đối với các loài khai thác nhập khẩu
vào Việt Nam;
c) Tổ chức giám sát quá trình phân loại tại kho bảo quản đối
với các loài cá ngừ được khai thác, vận chuyển, chuyển tải bằng tàu nước ngoài
theo quy định tại Điều 70 Nghị định này; lấy mẫu kiểm tra khi có dấu hiệu nghi
ngờ hoặc theo yêu cầu; lựa chọn doanh nghiệp để giám sát, theo yêu cầu thực
tiễn hoặc ngẫu nhiên để phục vụ quản lý;
d) Xây dựng các biện pháp kiểm soát ngẫu nhiên tại các nhà
máy nhập khẩu nhằm đảm bảo số lượng và chủng loại khai báo là chính xác phù hợp
với hạn ngạch các loài đã cấp bởi quốc gia ven biển hoặc tổ chức quản lý nghề
cá khu vực.
2. Doanh nghiệp khai thác cảng:
a) Bố trí nhân lực, địa điểm làm việc, phương tiện, trang
thiết bị để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực thi nhiệm vụ theo quy
định;
b) Gửi báo cáo cho cơ quan thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về sản lượng thực tế bốc dỡ qua cảng kèm theo các thông
tin chi tiết về số xe, tên khách hàng, ngày cân, trọng lượng xe và hàng, trọng
lượng xe không, trọng lượng hàng, mã số hầm hàng ngay sau khi kết thúc bốc dỡ.
3. Cảng vụ hàng hải tại các cảng cử người tham gia kiểm tra
thực tế trên tàu khi có yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
4. Thuyền trưởng, chủ tàu, chủ hàng, doanh nghiệp nhập khẩu
thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác phải tuân thủ về kiểm
tra, kiểm soát, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cán bộ kiểm tra,
đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật; chủ hàng cung cấp các giấy tờ, tài
liệu có liên quan để phục vụ cho công tác kiểm soát và quản lý theo chuỗi.
5. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ các quy định
của pháp luật để kiểm tra, kiểm soát tàu, thủy sản và sản phẩm thủy sản có
nguồn gốc từ khai thác cập cảng để thực hiện hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái
xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.
6. Doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản:
a) Có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thẩm quyền của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về sản lượng thực tế, thành phần loài nhập khẩu
sau khi phân loại với nội dung đã khai báo theo Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban
hành kèm theo Nghị định này và bản sao tờ khai hải quan đã thông quan trong
thời hạn không quá 60 ngày kể từ ngày bắt đầu bốc dỡ tại cảng;
b) Cung cấp hồ sơ theo thông tin đã khai báo tại Mẫu số 17B
Phụ lục IV cho cơ quan thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để
tổ chức thanh kiểm tra theo khoản 2 Điều 70a khi có yêu cầu;
c) Không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai
thác nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước
vào cùng một lô hàng xuất khẩu;
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình giám sát phân loại tại kho
bảo quản.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm
phối hợp với Cơ quan thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
triển khai công tác thanh kiểm tra tàu nước ngoài cập cảng khi có yêu cầu.
Chương VIII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỦY SẢN
Điều 71. Trách nhiệm của các bộ,
ngành có liên quan
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
a) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn,
nghiệp vụ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy
sản, quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão
cho tàu cá[134], chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu
thủy sản, sản phẩm thủy sản và hoạt động Kiểm ngư;
b) Xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý, kiểm tra, thanh tra,
tuyên truyền, tập huấn, phổ biến pháp luật về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn
lợi thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn biển và trực
tiếp tổ chức quản lý các khu bảo tồn biển cấp quốc gia nằm trên địa bàn từ hai
tỉnh trở lên; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; bảo đảm an toàn cho
người và tàu cá; quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, khu neo đậu
tránh trú bão cho tàu cá; chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thủy sản, sản
phẩm thủy sản; truy xuất nguồn gốc thủy sản và Kiểm ngư trên phạm vi cả nước;
c)[135] Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ
thuật trong lĩnh vực thủy sản; bộ chỉ số giám sát, đánh giá thực hiện đồng quản
lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tái tạo nguồn lợi thủy sản;
d) Kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về chế độ quản lý
các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; xác nhận nguồn gốc loài thủy sản nguy
cấp, quý, hiếm từ nuôi trồng thủy sản, khai thác từ tự nhiên; cơ sở nuôi sinh
trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp quý, hiếm, bao
gồm cả các loài thuộc Phụ lục Công ước về buôn
bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp theo quy định;
thực thi quy định của Công ước quốc tế về buôn
bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
đ) Đề xuất chính sách trong hoạt động thủy sản;
e) Tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy
sản; thống nhất quản lý hệ thống giám sát tàu cá trên toàn quốc; quy định quản
lý kỹ thuật về hệ thống giám sát tàu cá;
g) Phân cấp, ủy quyền quản lý hoạt động thủy sản cho đơn vị
trực thuộc và địa phương; kiểm tra trách nhiệm của địa phương trong công tác
quản lý hoạt động thủy sản; giao Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và
tổ chức, triển khai thực hiện Nghị định này theo thẩm quyền;
h) Tổ chức, triển khai thực hiện quy định tại khoản
2 Điều 101 Luật Thủy sản năm 2017;
i)[136] Xây dựng và ban hành quy trình kỹ
thuật xử lý thông tin tàu cá vi phạm không duy trì kết nối thiết bị giám sát
hành trình, tàu cá vượt qua ranh giới cho phép khai thác trên biển;
k)[137] Tổ chức triển khai thực hiện dịch
vụ công ích hậu cần nghề cá, quản lý, khai thác, duy tu cảng cá, khu neo đậu
tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của Chính phủ về giao nhiệm vụ, đặt hàng
hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ
nguồn kinh phí chi thường xuyên;
l)[138] Xây dựng tổ chức thực hiện Chương
trình giám sát viên trên tàu cá; bố trí kinh phí để thực hiện chương trình giám
sát viên trên tàu cá; xây dựng cơ sở dữ liệu về giám sát viên trên tàu cá về hồ
sơ giám sát viên; thực hiện hợp tác quốc tế, trao đổi giám sát viên, chia sẻ dữ
liệu giám sát viên theo quy định của pháp luật;
m)[139] Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính
tổ chức triển khai các giải pháp kiểm soát nguồn gốc thủy sản, sản phẩm thủy
sản nhập khẩu vào Việt Nam; tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các doanh
nghiệp có hoạt động nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản vào Việt Nam;
n)[140] Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
hữu quan xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có
nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua
lãnh thổ Việt Nam bằng tàu công ten nơ phù hợp với yêu cầu của quốc tế trong
từng thời kỳ; ban hành quy trình thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với nhóm
hàng này (nếu cần hoặc theo yêu cầu của quốc tế); xây dựng phần mềm để tiếp
nhận thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp để thực hiện kiểm soát, quản lý.
2. Bộ Giao thông vận tải:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường biển đối với
các hoạt động của tàu cá, cảng cá;
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong
quản lý hoạt động vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản qua cảng biển, dịch vụ
hậu cần, tàu cá tại các cảng biển, cảng thủy nội địa thuộc quyền quản lý theo
quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng.
3. Bộ Tài chính:
a) Quy định về phí, lệ phí theo quy định tại Nghị định này
và pháp luật về phí, lệ phí trong lĩnh vực thủy sản;
b)[141] Chỉ đạo Tổng cục Hải quan không
thông quan đối với lô hàng thủy sản, sản phẩm thủy sản khai thác bất hợp pháp;
phối hợp với cơ quan có thẩm quyền kiểm soát nguồn gốc thủy sản từ khai thác
nhập khẩu vào Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải
pháp kiểm soát nguồn gốc thủy sản từ khai thác nhập khẩu vào Việt Nam bằng tàu
công ten nơ.
Định kỳ trước ngày 25 hằng tháng, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải
quan) cung cấp thông tin, tài liệu về các lô hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai
thác nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam cho cơ quan có thẩm quyền kiểm soát nguồn
gốc thủy sản từ khai thác nhập khẩu vào Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn để theo dõi, phục vụ hoạt động kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc.
Nội dung thông tin bao gồm: Thời gian nhập khẩu; số tờ khai hải quan đã thông
quan; tên doanh nghiệp nhập khẩu; tên doanh nghiệp xuất khẩu; nước xuất khẩu,
cảng xếp hàng, cảng bốc hàng, khối lượng hàng, thành phần loài, mã số hàng hóa,
trị giá nguyên tệ.
c) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong
quản lý hoạt động vận chuyển thủy sản qua cảng biển, dịch vụ hậu cần, tàu cá
tại các cảng biển theo quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng.
4.[142] Bộ Quốc phòng:
a) Chỉ đạo lực lượng thực thi pháp
luật trên biển kiểm tra, kiểm soát tàu cá Việt Nam, tàu cá nước ngoài rời cảng,
cập cảng và hoạt động trên biển theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng kiểm tra thủy sản
trong khu vực biên giới biển và lĩnh vực phụ trách theo quy định của pháp luật;
phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tại cảng cá kiểm tra tàu cá, thuyền viên
ra vào cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát biển kiểm tra xử lý các hoạt
động khai thác, nuôi trồng, mua bán, vận chuyển, thu gom sơ chế thủy sản, sản
phẩm thủy sản trong phạm vi địa bàn, vùng biển và lĩnh vực phụ trách theo quy
định của pháp luật;
d) Chỉ đạo lực lượng Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển
phối hợp, hỗ trợ Kiểm ngư thực thi pháp luật trên biển theo quy định của pháp
luật;
đ) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản
lý tàu cá, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá nước ngoài hoạt động trong
vùng biển Việt Nam và tàu cá Việt Nam hoạt động trên các vùng biển.
5. Bộ Công an:
a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản
lý tàu cá, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá nước ngoài hoạt động trong
vùng biển Việt Nam và tàu cá Việt Nam hoạt động trên các vùng biển;
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản
lý trong hoạt động thủy sản.
c)[143] Tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm
soát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản đối với tàu cá, thuyền
viên, người làm việc trên tàu cá nước ngoài hoạt động trên đường thủy, trên
vùng biển Việt Nam và các vùng biển theo quy định của pháp luật.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong
bảo vệ môi trường, quản lý đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
Điều 72. Trách nhiệm của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh
1. Tổ chức, triển khai thực hiện quy định tại khoản
1 Điều 102 Luật Thủy sản năm 2017.
2. Tổ chức, thực hiện nội dung quản lý hoạt động thủy sản
được giao trong Nghị định này.
3. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan
quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh triển khai, thực hiện quy định được giao
trong Nghị định này.
4. Xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý, kiểm tra, thanh tra,
tuyên truyền, tập huấn, phổ biến pháp luật về đồng quản lý, bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn biển; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy
sản; quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão
cho tàu cá; chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thủy sản, sản phẩm thủy sản
và Kiểm ngư tại địa phương theo thẩm quyền.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân các cấp, người
dân tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Chỉ đạo
chính quyền các cấp, cơ quan chức năng chủ trì, phối hợp với tổ chức cộng đồng
tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo thẩm quyền tại khu vực thực
hiện đồng quản lý. Định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất báo
cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cơ quan quản lý nhà nước về
thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[144]) về thực hiện đồng quản lý trong
bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí
cho hoạt động tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
6. Bố trí lực lượng Kiểm ngư tỉnh
thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm tại khu bảo
tồn biển theo đề nghị của Ban quản lý khu bảo tồn biển hoặc tổ chức được giao
quản lý khu bảo tồn biển[145].
7. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Kiểm ngư cấp tỉnh, việc
phối hợp hoạt động của Kiểm ngư với cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh;
trang bị tàu và xuồng Kiểm ngư; vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chuyên
dùng; đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu cho Kiểm ngư theo quy định của
pháp luật.
8.[146] Quy định quản lý đối với hoạt động
khai thác thủy sản với mục đích giải trí trên địa bàn tỉnh.
9.[147] Chỉ định cơ quan, đơn vị thực hiện
kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại cảng sau khi có quyết định công bố mở cảng cá.
Đối với cảng cá đã được công bố mở cảng, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày
Nghị định này có hiệu lực thi hành, phải thực hiện việc chỉ định cơ quan, đơn
vị thực hiện kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại cảng.
Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[148]
Điều 73. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tổ chức đã và đang hoạt động theo phương thức đồng quản
lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi
hành phải thực hiện rà soát và hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền
quản lý theo quy định tại Nghị định này trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
2. Khu bảo tồn biển được thành lập trước ngày Nghị định này
có hiệu lực phải tiến hành rà soát, bổ sung, hoàn thiện Quy chế quản lý khu bảo
tồn biển theo quy định tại Nghị định này trước ngày 01 tháng 01 năm 2020.
3. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè hoặc
nuôi đối tượng thủy sản chủ lực trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành
phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Nghị định này trong thời hạn 12 tháng
kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Các loại giấy chứng nhận, giấy
phép, chứng chỉ, văn bản chấp thuận được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu
lực thi hành được tiếp tục sử dụng đến khi được cấp mới, cấp lại theo quy định
tại Nghị định này.
5. Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản các đối tượng
chủ lực, cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi
trồng thủy sản đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục được
hoạt động và phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
trước ngày 01 tháng 01 năm 2020.
6. Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không thuộc đối
tượng quy định tại khoản 5 Điều này đã hoạt động trước ngày Nghị định này có
hiệu lực tiếp tục được hoạt động và phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
7. Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá đang hoạt động trước ngày
Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hoạt động và phải làm thủ
tục đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện trước ngày 01 tháng 10 năm
2019.
8. Tổ chức đăng kiểm tàu cá đang hoạt động trước ngày Nghị
định này có hiệu lực thi hành, tiếp tục được hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ
được giao và phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
trước ngày 01 tháng 01 năm 2020.
9. Cảng cá đang hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu
lực thi hành tiếp tục được hoạt động và phải làm thủ tục đề nghị công bố mở
cảng theo quy định trước ngày 01 tháng 10 năm 2020.
10. Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản
chấp thuận nộp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được
cấp thì giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ.
11. Các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản đã được ban
hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục áp dụng đến
khi hết thời gian áp dụng chính sách hoặc có văn bản thay thế, hủy bỏ.
12. Việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy
sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu căn cứ tiêu chuẩn
quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở do tổ chức, cá nhân công bố đến trước ngày 01 tháng
01 năm 2020.
13. Việc kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử
lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu tiếp tục được áp dụng quy định về
trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản và văn
bản hướng dẫn đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Điều 74. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 4 năm
2019.
2. Nghị định này thay thế các văn bản sau đây:
a) Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2005 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản;
b) Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của
Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy
sản;
c) Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04
tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
d) Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2010 của
Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển
Việt Nam;
đ) Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của
Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam
trên các vùng biển;
e) Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2010 của
Chính phủ về nhập khẩu tàu cá;
g) Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản;
h) Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của
Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
i) Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của
Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
k) Nghị định số 102/2012/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2012 của
Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm ngư;
l) Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2008 của
Chính phủ ban hành Quy chế quản lý các Khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan
trọng quốc gia và quốc tế;
m) Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của
Chính phủ về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra;
n) Những nội dung liên quan đến thức
ăn thủy sản quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017
của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản và Nghị định số
100/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 về quản lý thức ăn chăn nuôi,
thủy sản và Điều 3 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày
17 tháng 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu
tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
o) Điều 15, 16, 17 và Điều 18 Nghị định số
66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu
tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật
rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
3. Nghị định này bãi bỏ các văn bản sau đây:
a) Chỉ thị số 22/2006/CT-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho hoạt động
đánh bắt hải sản trên các vùng biển đặc biệt là đánh bắt xa bờ;
b) Quyết định số 57/2008/QĐ-BNN ngày 02 tháng 5 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục
giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh;
c) Thông tư số 01/2011/TT-BNN ngày 05 tháng 01 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định sửa đổi, bổ sung danh
mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục vụ
và phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 7
năm 2008;
d) Thông tư số 101/2008/TT-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định
số 459/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm
trang bị máy thu trực canh cho ngư dân;
đ) Thông tư số 26/2014/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 8 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định yêu cầu về nhà
xưởng, trang thiết bị đối với cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá;
e) Quyết định số 20/2006/QĐ-BTS ngày 01 tháng 12 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu
neo đậu trú bão của tàu cá;
g) Chỉ thị số 05/2007/CT-BTS ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Thủy sản về tăng cường công tác tổ chức và hoạt động của thanh tra
thủy sản;
h) Chỉ thị số 10/2005/CT-BTS ngày 08 tháng 12 năm 2005 của
Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ngăn chặn nghề cào bay và các hoạt động khai thác
trái phép tại tuyến bờ, tuyến lộng;
i) Chỉ thị số 03/2006/CT-BTS ngày 27 tháng 3 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Thủy sản về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác trên các vùng
biển Việt Nam.
Điều 75. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng công báo và đăng tải trên Cổng thông
tin điện tử Chính phủ);
-
Bộ trưởng (để báo cáo);
-
Cổng Thông tin điện tử Bộ NN&PTNT;
-
Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
-
Lưu: VT, TS.
|
XÁC THỰC VĂN
BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phùng Đức Tiến
|
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|