Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 999/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Mai Sơn
Ngày ban hành: 11/09/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 999/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 11 tháng 9 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2023

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tư pháp, Y tế, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch (có Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Văn phòng UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Công Thương, Xây dựng, Nội vụ, LĐ-TB&XH, Tư pháp, Y tế, KH&ĐT NN&PTNT, VHTT&DL;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ LĐVP, TH.
+ Lưu: VT, NC-KSTT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Sơn

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 999/QĐ-UBND ngày 11/9/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG

1. Thủ tục Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (MS: 2.000674)

1.1. Nội dung đơn giản hoá: Đề nghị bổ sung mẫu “Bản kê cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu (theo mẫu)” trong thành phần hồ sơ.

Lý do: Không ban hành mẫu Bản kê cụ thể gây khó khăn, mất nhiều thời gian của cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu, kê khai, hoàn thiện hồ sơ thực hiện TTHC vì chủ yếu chưa nắm rõ hình thức trình bày, các nội dung, bố cục thông tin phải cung cấp; đồng thời, việc ban hành mẫu cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền rút ngắn thời gian thẩm định ban đầu về hồ sơ.

1.2 Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 và 3 Điều 16 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP) theo hướng bổ sung mẫu Bản kê trong thành phần hồ sơ (có dự thảo mẫu Bản kê cơ sở vật chất đính kèm).

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 20.440.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 14.440.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 6.000.000 đồng/năm.

- Tỉ lệ cắt giảm chi phí: 29,35%.

2. Thủ tục Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (MS: 2.000673)

2.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bổ sung mẫu “Bản kê cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu (theo mẫu)” trong thành phần hồ sơ.

Lý do: Không ban hành mẫu Bản kê cụ thể gây khó khăn, mất nhiều thời gian của cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu, kê khai, hoàn thiện hồ sơ thực hiện TTHC vì chủ yếu chưa nắm rõ hình thức trình bày, các nội dung, bố cục thông tin phải cung cấp; đồng thời, việc ban hành mẫu cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền rút ngắn thời gian thẩm định ban đầu về hồ sơ.

2.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 19 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP theo hướng bổ sung mẫu Bản kê trong thành phần hồ sơ (có dự thảo mẫu Bản kê cơ sở vật chất đính kèm).

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 26.640.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 19.440.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 7.200.000 đồng/năm.

- Tỉ lệ cắt giảm chi phí: 27%

3. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu (MS: 2.000648)

3.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bổ sung mẫu “Bản kê trang thiết bị của cửa hàng bán lẻ xăng dầu” trong thành phần hồ sơ.

Lý do: Không ban hành mẫu hồ sơ cụ thể sẽ gây khó khăn, mất nhiều thời gian cho cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu, kê khai, hoàn thiện hồ sơ thực hiện TTHC vì chủ yếu chưa nắm rõ hình thức trình bày, các nội dung, bố cục thông tin phải cung cấp; đồng thời, việc ban hành mẫu cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền rút ngắn thời gian thẩm định ban đầu về hồ sơ.

3.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 24 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP) theo hướng bổ sung mẫu Bản kê trong thành phần hồ sơ (có dự thảo mẫu Bản kê trang thiết bị đính kèm).

3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 36.660.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 21.660.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 15.000.000 đồng/năm.

- Tỉ lệ cắt giảm chi phí: 40,91 %

PHỤ LỤC 1

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BKTT

….., ngày … tháng … năm 202….

BẢN KÊ

CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT PHỤC VỤ KINH DOANH XĂNG DẦU ……..

STT

TÊN LOẠI THIẾT BỊ

SỐ LƯỢNG

KHỐI LƯỢNG

GHI CHÚ

1

Bể chứa xăng

……….. bể

………….m3

2

Bể chứa dầu

……….. bể

…………..m3

2

Cột bơm

- Cột bơm xăng

………… cột

……….cò bơm

- Cột bơm dầu

………… cột

…….… cò bơm

3

Trang thiết bị PCCC:

…………bình

- Bình bột MT35

…………bình

………..kg/bình

- Bình bột MFZ4

…………bình

………...kg/bình

- Bình khí MT3

…....……bình

…………kg/bình

- Chăn chiên

……… Chiếc

- Xẻng

……….. Cái

- Xô tôn

….……bình

- Bể cát

….……. m3

- Phuy nước/bể nước

…….. lít/m3

- Bộ ca đong tiêu chuẩn

………… bộ

4

Các thiết bị khác

…………………..

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP

PHỤ LỤC 2

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BKTT

….., ngày … tháng … năm 202….

BẢN KÊ

TRANG THIẾT BỊ CỦA CỬA HÀNG BÁN LẺ XĂNG DẦU ……..

STT

TÊN LOẠI THIẾT BỊ

SỐ LƯỢNG

KHỐI LƯỢNG

GHI CHÚ

1

Bể chứa xăng

……….. bể

………….m3

2

Bể chứa dầu

……….. bể

…………..m3

2

Cột bơm

- Cột bơm xăng

………… cột

……….cò bơm

- Cột bơm dầu

………… cột

…….… cò bơm

3

Trang thiết bị PCCC:

…………bình

- Bình bột MT35

…………bình

………..kg/bình

- Bình bột MFZ4

…………bình

………...kg/bình

- Bình khí MT3

…....……bình

…………kg/bình

- Chăn chiên

……… Chiếc

- Xẻng

……….. Cái

- Xô tôn

….……bình

- Bể cát

….……. m3

- Phuy nước/bể nước

…….. lít/m3

- Bộ ca đong tiêu chuẩn

………… bộ

4

Các thiết bị khác

…………………..

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP

II. LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

1. Thủ tục Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp (đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

1.1. Nội dung đơn giản hóa

Đối với trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên giảm vốn điều lệ, đề nghị bỏ quy định “kèm theo báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ”.

Lý do: Thực tế hiện nay doanh nghiệp chỉ thực hiện tổng hợp báo cáo tài chính theo niên độ kế toán 1 năm một lần. Việc nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp là không cần thiết, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện TTHC này vì theo quy định tại Khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 và Khoản 4 Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 khi điều chỉnh giảm vốn điều lệ doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.

1.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị bỏ quy định “Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ phải kèm theo báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ” tại Khoản 4 Điều 51 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP .

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm giấy tờ hành chính, đồng thời giảm chi phí tuân thủ TTHC:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.708.284.830 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 81.323.780 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.626.961.050 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 95%.

2. Thủ tục Đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân

2.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ là “Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân” đối với trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân sử dụng Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh thư nhân dân.

- Về mẫu biểu:

Lý do: Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTG ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ(Đề án 06 của Chính phủ), Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư được tích hợp chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia. Do vậy cơ quan ĐKKD có thể tra cứu, đối soát được thông tin về giấy tờ pháp lý cá nhân(CCCD/CMTND) của chủ doanh nghiệp trên hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành mà không cần phải nộp bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân kèm theo hồ sơ.

2.2. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi khoản 2 Điều 21 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 56.005.888 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 50.632.928 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 5.372.960 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10%.

3. Thủ tục Đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên

3.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ là “Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền” đối với trường hợp người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu, người đại diện theo uỷ quyền là công dân Việt Nam sử dụng Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh thư nhân dân.

Lý do: Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTG ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06 của Chính phủ), Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư được tích hợp chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia. Do vậy cơ quan ĐKKD có thể tra cứu, đối soát được thông tin về giấy tờ pháp lý cá nhân(CCCD/CMTND) trên hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành mà không cần phải nộp bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân kèm theo hồ sơ.

3.2. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi điểm a, b khoản 3 Điều 24 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 853.618.140 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 793.172.340 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 60.445.800 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7%.

4. Thủ tục Đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

4.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ là “Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật, thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền” đối với trường hợp người đại diện theo pháp luật, thành viên, người đại diện theo uỷ quyền là công dân Việt Nam sử dụng Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh thư nhân dân.

Lý do: Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTG ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ(Đề án 06 của Chính phủ), Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư được tích hợp chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia. Do vậy cơ quan ĐKKD có thể tra cứu, đối soát được thông tin về giấy tờ pháp lý cá nhân(CCCD/CMTND) trên hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành mà không cần phải nộp bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân kèm theo hồ sơ.

4.2. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi điểm a, b khoản 4 Điều 23 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 337.224.060 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 302.326.860 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 34.897.200 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10%.

5. Thủ tục Đăng ký thành lập công ty Cổ phần

5.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ là “Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật, thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền” đối với trường hợp người đại diện theo pháp luật, thành viên, người đại diện theo uỷ quyền là công dân Việt Nam sử dụng Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh thư nhân dân.

Lý do: Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTG ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ(Đề án 06 của Chính phủ), Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư được tích hợp chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia. Do vậy cơ quan ĐKKD có thể tra cứu, đối soát được thông tin về giấy tờ pháp lý cá nhân(CCCD/CMTND) trên hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành mà không cần phải nộp bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân kèm theo hồ sơ.

5.2. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi điểm a, b khoản 4 Điều 23 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

5.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 485.761.680 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 439.232.080 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 46.529.600 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10%.

6. Thủ tục Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

6.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ là “Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện” đối với trường hợp người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện mới là công dân Việt Nam sử dụng Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh thư nhân dân.

Lý do: Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTG ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ(Đề án 06 của Chính phủ), Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư được tích hợp chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia. Do vậy cơ quan ĐKKD có thể tra cứu, đối soát được thông tin về giấy tờ pháp lý cá nhân(CCCD/CMTND) trên hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành mà không cần phải nộp bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân kèm theo hồ sơ.

6.2. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

6.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 345.198.800 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 311.617.800 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 33.581.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10%.

7. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh

7.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về số bộ hồ sơ: Đề nghị chỉ quy định yêu cầu Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.

Lý do: Việc yêu cầu Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước nộp 04 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh là không cần thiết gây tốn kém chi phí và thời gian cho Nhà đầu tư. Đồng thời, hiện nay thực hiện chủ trương số hoá hồ sơ giải quyết TTHC thì việc yêu cầu nộp nhiều bộ hồ sơ là chưa phù hợp với chủ trương nêu trên. Ngoài ra, việc gửi hồ sơ xin ý kiến các cơ quan có liên quan đều được thực hiện trên hệ thống Quản lý văn bản kèm theo hồ sơ scan mà không phải chuyển hồ sơ giấy. Bên cạnh đó, việc lưu trữ hồ sơ giải quyết TTHC cũng chỉ lưu 01 bộ hồ sơ cho cả quá trình giải quyết hồ sơ.

7.2. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đầu tư năm 2020 theo hướng chỉ yêu cầu Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp 02 bộ hồ sơ đối với thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.

7.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.516.036.220 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.425.632.320 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 90.403.900 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6%.

8. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

8.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ là “Bản sao các Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp”.

Lý do: Theo quy định tại Điều 39 thì thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án (bao gm SKế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các KCN). Do đó, GCNĐKĐT đã được cơ quan đăng ký đầu tư cấp thì việc phải cung cấp Bản sao các GCNĐKĐT đã cấp là không cần thiết. Cơ quan đăng ký đầu tư có thể tự tra cứu thông tin về GCNĐKĐT do cơ quan mình đã cấp để xem xét cấp lại GCNĐKĐT.

8.2. Kiến nghị thực thi:

Đề nghị bỏ nội dung quy định về hồ sơ kèm theo tại mục V theo mẫu A.I.17 của Phụ lục A Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.

8.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.127.172.416 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.079.733.096 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 47.439.320 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4%.

9. Thủ tục hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

9.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ là “Bản sao các Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp”.

Lý do: Theo quy định tại Điều 39 thì thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án (bao gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các KCN). Do đó, GCNĐKĐT đã được cơ quan đăng ký đầu tư cấp thì việc phải cung cấp Bản sao các GCNĐKĐT đã cấp là không cần thiết. Cơ quan đăng ký đầu tư có thể tự tra cứu thông tin về GCNĐKĐT do cơ quan mình đã cấp để xem xét cấp hiệu đính thông tin trên GCNĐKĐT.

9.2. Kiến nghị thực thi:

Đề nghị bỏ quy định nội dung về hồ sơ kèm theo tại mục V mẫu A.I.18 của Phụ lục A Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.

9.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.127.172.416 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.079.733.096 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 47.439.320 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4%.

III. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG-TB&XH

1. Nhóm thủ tục về Cấp phép lao động (03 TTHC: Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam).

1.1. Nội dung đơn giản hóa

Đề nghị bỏ “Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài” trong thành phần hồ sơ của nhóm TTHC nêu trên.

Lý do: Theo quy định tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Người sử dụng lao động cần thực hiện thủ tục xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo thẩm quyền. Sau khi được cơ quan nhà nước đồng ý chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động sẽ thực hiện một trong các thủ tục hồ sơ: xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.

Như vậy “Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài” là kết quả giải quyết của TTHC “Báo cáo nhu cầu, giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài” và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ban hành, quản lý, lưu trữ. Bên cạnh đó, trong đơn đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động hoặc đơn đề nghị xác nhận người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động có qui định việc kê khai thông tin về văn bản chấp thuận này. Do vậy không cần thiết phải có thành phần giấy tờ là “Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài” trong hồ sơ TTHC.

Mặt khác, hiện nay theo quy định về số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC thì “Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài” được lưu trữ và số hóa tại phần mềm giải quyết TTHC của tỉnh, công dân, tổ chức, công chức một cửa, công chức phòng chuyên môn dễ dàng tra cứu, khai thác và sử dụng.

1.2. Kiến nghị thực thi:

Phương án 1: Khi thực hiện nộp hồ sơ các TTHC liên quan đến Cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức, doanh nghiệp không phải nộp thành phần hồ sơ giấy tờ là “Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài”. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết TTHC tiến hành tra cứu và bổ sung vào hồ sơ lưu tại đơn vị.

Phương án 2: Đề nghị Bộ Lao động - TB&XH xem xét đề xuất bãi bỏ các quy định: Khoản 6 Điều 9; khoản 4 Điều 13; khoản 4 Điều 17; điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

IV. LĨNH VỰC NỘI VỤ

1. Thủ tục Cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề lưu trữ (Mã số TTHC 1.010196)

* Đối với trường hợp cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ:

a) Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bỏ “Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú” trong thành phần hồ sơ.

Lí do: Thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, không yêu cầu đối tượng thực hiện TTHC phải cung cấp sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ khoản 5 Điều 20 Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.760.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.100.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 660.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 37,5%.

* Đối với trường hợp cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ:

a) Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bỏ Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cũ trong thành phần hồ sơ.

Lí do: Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh về việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, các trường hợp do Sở Nội vụ cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ (hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục đã được số hóa) khi yêu cầu cấp lại không phải cung cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cũ, giúp giảm chi phí và thời gian giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi nhanh chóng cho công dân khi giải quyết TTHC.

b) Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 22 Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 660.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 440.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 220.000 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33,33%.

2. Thủ tục Tặng giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã về thực hiện thành tích đột xuất (Mã số 2.000337)

2.1. Nội dung đơn giản hóa:

Đề nghị điều chỉnh thành phần hồ sơ từ Báo cáo thành tích sang Báo cáo tóm tắt thành tích và giảm bớt bước thủ tục tờ trình đề nghị của Hội đồng thi đua khen thưởng.

Lý do: Việc giải quyết của TTHC này cần Báo cáo thành tích chưa phù hợp. Quy định yêu cầu báo cáo thành tích mất nhiều thời gian và thành tích đột xuất thì khen theo công trạng đột xuất và nhận thấy thực tế cần khen thưởng kịp thời, đơn giản hóa. Chủ tịch Hội đồng khen thưởng chỉ định đích danh là Chủ tịch UBND xã vì vậy khi xét khen thưởng đã có kết quả công nhận chỉ cần hoàn thiện biên bản và ban hành Quyết định bỏ qua bước tờ trình (lặp lại 2 lần do Chủ tịch UBND ký).

2.2. Kiến nghị thực thi:

- Sửa đổi khoản 6 Điều 45 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ theo hướng: “Đối với cá nhân (ngư dân, đồng bào dân tộc ít người, nông dân, công nhân...), tập thể có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong lao động sản xuất, công tác, do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện để khen thưởng, hồ sơ đề nghị khen thưởng gồm: Danh sách đề nghị khen thưởng; báo cáo tóm tắt thành tích do cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị thực hiện”.

- Sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 84 Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 “Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng gồm:

a) Bản báo cáo tóm tắt thành tích của cá nhân hoặc tập thể được đề nghị khen thưởng;

b) Danh sách khen thưởng và biên bản của Hội đồng thi đua khen thưởng xã.

c) Trường hợp đề nghị khen thưởng cho cá nhân, tập thể có phát minh sáng kiến, cải tiến, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, sáng tác hoặc sáng tạo trong các lĩnh vực khác phải kèm chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền”.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa: Tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC.

V. LĨNH VỰC TƯ PHÁP

1. Thủ tục Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên

1.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ là“Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công chứng viên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động”

Lý do: tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC. Việc bỏ thành phần hồ sơ là "Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công chứng viên" vẫn đảm bảo yêu cầu thực hiện thủ tục. Đồng thời, đảm bảo thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của UBND tỉnh về việc thực hiện quy định liên quan đến bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy.

1.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ tại điểm đ, Điều 4, Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ Tư pháp quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng: “Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công chứng viên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động”.

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa: Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

2. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc (mã số TTHC1.000881).

2.1. Nội dung đơn giản hóa: Phân cấp thẩm quyền giải quyết cho UBND cấp xã thực hiện.

Lý do: Việc lưu trữ hồ sơ và lưu trữ sổ hộ tịch do UBND cấp xã thực hiện do đó UBND cấp huyện thực hiện việc xác định cơ sở để thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc sẽ mất nhiều thời gian hơn khi phân cấp cho UBND cấp xã thực hiện.

2.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 3 Điều 46 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13.

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa: Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

VI. LĨNH VỰC Y TẾ

1. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt thuộc thẩm quyền của Sở Y tế (1.002399)

1.1. Nội dung đơn giản hóa:

Trường hợp cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đã đáp ứng Thực hành tốt theo quy định tại Điều 33 Luật Dược và có đề nghị bổ sung phạm vi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thành phần hồ sơ đề nghị bỏ:

- Tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở kinh doanh dược quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở;

- Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược

Lý do: Vì cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đã đáp ứng thực hành tốt theo quy định tại Điều 33 Luật Dược nên các giấy tờ trên đã được Sở Y tế tiếp nhận, kiểm tra tại hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cơ sở đã nộp trước đó và cơ sở đã đáp ứng theo yêu cầu.

1.2. Kiến nghị thực thi:

- Đề nghị bãi bỏ khoản 32 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

- Sửa đổi Điều 51 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Dược như sau:

“Điều 51. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

1. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt thực hiện theo Điều 33 Nghị định này.

2. Trường hợp cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đã đáp ứng thực hành tốt theo quy định tại Điều 33 Luật Dược và có đề nghị bổ sung phạm vi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt, cơ quan tiếp nhận chỉ đánh giá hồ sơ nộp theo Điều 49 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP , trừ các thành phần hồ sơ theo điểm b, c, d khoản 1 Điều 38 Luật Dược”.

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 73.675.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 59.175.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 14.500.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19,7%.

VII. LĨNH VỰC XÂY DỰNG

1. Thủ tục Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở/điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

1.1. Nội dung đơn giản hóa:

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị cắt giảm thành phần hồ sơ “văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có)”.

Lý do: Văn bản thông báo kết quả thẩm định của Sở Xây dựng đã được ký số và lưu trữ trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp của Sở. Mặt khác, hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận đã được Sở Xây dựng lưu trữ theo quy định.

1.2. Kiến nghị thực thi:

Đề nghị sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định 15/2021/NĐ-CP .

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hoá:

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, đồng thời giảm chi phí tuân thủ TTHC.

VIII. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Thủ tục Cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y thuộc thẩm quyền cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (gồm tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; buôn bán thuốc thú y)

1.1. Nội dung đơn giản hóa:

- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị cắt giảm thành phần hồ sơ Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân;

- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bổ sung thêm thông tin số CMND hoặc số CCCD và số điện thoại trong đơn đăng ký.

Lý do: Hiện nay CCCD đã được tích hợp trên cổng dịch vụ công quốc gia về dân cư (https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn), từ số CCCD trên đơn đăng ký, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể tra cứu về chủ hồ sơ nên thành phần hồ sơ là CCCD trong thủ tục có thế cắt giảm.

1.2. Kiến nghị thực thi:

Đề nghị sửa đổi điểm d, khoản 2 Điều 109 Luật Thú y số 79/2015/QH13.

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hoá: Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, đồng thời giảm chi phí tuân thủ TTHC.

2. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản

2.1. Nội dung đơn giản hóa

Đề nghị bổ sung mẫu đơn ‘Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm’; mẫu bản thuyết minh ‘Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền’ trong thành phần hồ sơ.

Lý do: Không ban hành mẫu hồ sơ cụ thể sẽ gây khó khăn, mất nhiều thời gian cho cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu, kê khai, hoàn thiện hồ sơ thực hiện TTHC vì chủ yếu chưa nắm rõ hình thức trình bày, các nội dung, bố cục thông tin phải cung cấp; đồng thời, việc ban hành mẫu cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền rút ngắn thời gian thẩm định ban đầu về hồ sơ.

2.2. Kiến nghị thực thi:

Đề nghị sửa đổi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT theo hướng bổ sung mẫu đơn, bản thuyết minh.

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hoá: Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC đồng thời giảm chi phí tuân thủ TTHC.

3. Thủ tục Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản (trường hợp trước 06 tháng tính đến ngày giấy chứng nhận ATTP hết hạn)

3.1. Nội dung đơn giản hóa:

Đề nghị bổ sung mẫu đơn “Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”; mẫu bản thuyết minh “Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền” trong thành phần hồ sơ.

Lý do: Không ban hành mẫu hồ sơ cụ thể sẽ gây khó khăn, mất nhiều thời gian cho cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu, kê khai, hoàn thiện hồ sơ thực hiện TTHC vì chủ yếu chưa nắm rõ hình thức trình bày, các nội dung, bố cục thông tin phải cung cấp; đồng thời, việc ban hành mẫu cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền rút ngắn thời gian thẩm định ban đầu về hồ sơ.

3.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT theo hướng bổ sung mẫu đơn, bản thuyết minh.

3.3. Lợi ích phương án đơn giản hoá: Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC đồng thời giảm chi phí tuân thủ TTHC.

IX. LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

1. Thủ tục Công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao đối với cơ sở lưu trú du lịch (khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch)

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Đề nghị bãi bỏ yêu cầu thành phần hồ sơ: “Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch”.

Lý do: Thực tế gây nhiều khó khăn đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, vì có trường hợp một người quản lý làm trong lĩnh vực du lịch họ làm việc tại nhiều doanh nghiệp, công ty khác nhau. Trong quá trình thiết lập hồ sơ giải quyết TTHC họ phải đi xin xác nhận thời gian làm việc tại các công ty đã làm việc trước đó, điều này dẫn đến mất thời gian, công sức và chi phí đi lại của cá nhân trong quá trình hoàn thiện hồ sơ. Mặt khác, trong Luật không quy định rõ tổ chức nào cấp giấy chứng nhận đối với nội dung này, trường hợp doanh nghiệp, công ty hiện tại họ đang làm việc cấp giấy chứng nhận trên thì thời gian xác nhận làm việc trước đó không đảm bảo chính xác và thiếu khách quan.

Ngoài ra việc tuyển dụng, bổ nhiệm một người làm quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch là do áp dụng theo quy định của từng cơ sở lưu trú du lịch đặt ra phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở nên thành phần hồ sơ này không cần thiết.

- Đề nghị cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: Từ 30 ngày xuống còn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Thực tế thực hiện TTHC có thể rút ngắn thời gian giải quyết; tạo điều kiện thuận lợi cũng như tiết kiệm thời gian, giảm chi phí thực hiện TTHC cho tổ chức, cá nhân.

1.2. Kiến nghị thực thi

- Đề nghị sửa đổi điểm d khoản 4 Điều 50 Luật Du lịch số 09/2017/QH14 như sau: “Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.”

- Đề nghị sửa đổi điểm b khoản 5 Điều 50 Luật Du lịch số 09/2017/QH14 như sau:“Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa: Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, đồng thời giảm chi phí tuân thủ TTHC.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 999/QĐ-UBND thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính ngày 11/09/2023 do tỉnh Bắc Giang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


204

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.70.93
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!