Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 977/QĐ-BTP Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Hà Hùng Cường
Ngày ban hành: 31/03/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 977/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ CẬP NHẬT, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 4 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;
Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp tại Công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009; Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2009 về thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1875/QĐ-BTP ngày 05 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố cập nhật, sửa đổi, bổ sung kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp tính đến ngày 15 tháng 3 năm 2010.

1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

Điều 2. Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Vụ, Tổng cục, Cục, đơn vị có liên quan thường xuyên cập nhật để trình Bộ trưởng công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều 1 của Quyết định này. Thời hạn cập nhật hoặc loại bỏ thủ tục hành chính này chậm nhất không quá 10 ngày, kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.

Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định này, Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Vụ, Tổng cục, Cục, đơn vị có liên quan trình Bộ trưởng công bố trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày phát hiện thủ tục hành chính chưa được công bố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30, Thủ trưởng các Vụ, Tổng cục, Cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

BỘ TRƯỞNG




Hà Hùng Cường

PHỤ LỤC

CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CẬP NHẬT, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 977 /QĐ-BTP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

I. CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ LOẠI BỎ TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Mã số

Ghi chú

1

Cấp Giấy chứng nhận bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính (gọi chung là giấy chứng nhận tham gia tố tụng) đối với trường hợp luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư

B-BTP-052805-TT

Thuộc phạm vi thực hiện của các cơ quan tiến hành tố tụng ở cả 3 cấp (trung ương, tỉnh và huyện)

2

Cấp Giấy chứng nhận bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính (gọi chung là giấy chứng nhận tham gia tố tụng) đối với trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức

B-BTP-052807-TT

Thuộc phạm vi thực hiện của các cơ quan tiến hành tố tụng ở cả 3 cấp (trung ương, tỉnh và huyện)

3

Cấp Giấy chứng nhận bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính (gọi chung là giấy chứng nhận tham gia tố tụng) đối với trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức

B-BTP-052812-TT

Thuộc phạm vi thực hiện của các cơ quan tiến hành tố tụng ở cả 3 cấp (trung ương, tỉnh và huyện)

4

Cấp Giấy chứng nhận bào chữa đối với trường hợp luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng

B-BTP-052814-TT

Thuộc phạm vi thực hiện của các cơ quan tiến hành tố tụng ở cả 3 cấp (trung ương, tỉnh và huyện)

5

Cấp Giấy chứng nhận bào chữa đối với trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng

B-BTP-052815-TT

Thuộc phạm vi thực hiện của các cơ quan tiến hành tố tụng ở cả 3 cấp (trung ương, tỉnh và huyện)

6

Thay thế Trợ giúp viên pháp lý/luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng

B-BTP-048028-TT

Ghép thành thủ tục: Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý

7

Thay đổi người tham gia đại diện ngoài tố tụng

B-BTP-048065-TT

8

Thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật

B-BTP-047906-TT

9

Chuyển vụ việc trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý khác

B-BTP-047914-TT

10

Kiến nghị về việc giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý

B-BTP-047921-TT

11

Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý

B-BTP-047925-TT

12

Thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức hoà giải

B-BTP-048006-TT

13

Thực hiện Trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng

B-BTP-048013-TT

14

Thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia đại diện ngoài tố tụng

B-BTP-048052-TT

15

Thu hồi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý

B-BTP-049064-TT

II. CÁC TTHC TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (21 TTHC)

1. Thi hành án theo đơn yêu cầu

Trình tự thực hiện:

- Đương sự nộp đơn yêu cầu thi hành án hoặc trực tiếp trình bày yêu cầu thi hành án tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền theo giải thích của Toà án về quyền yêu cầu thi hành án khi đương sự nhận bản án, quyết định của Toà án.

- Cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền nhận đơn hoặc lập biên bản về các nội dung yêu cầu thi hành án; ra quyết định thi hành án và gửi quyết định thi hành án cho các đương sự; tiến hành các thủ tục thi hành án theo quy định của pháp luật: thông báo tự nguyện cho đương sự; xác minh điều kiện thi hành án; tổ chức cưỡng chế thi hành án và xử lý tài sản; thanh toán tiền thi hành án hoặc giao tài sản; thu phí thi hành án.

- Người được thi hành án nhận tiền hoặc tài sản thi hành án và nộp phí thi hành án.

Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính

Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu thi hành án hoặc biên bản ghi nhận yêu cầu thi hành án;

- Bản án, quyết định được thi hành (bản chính), đối với bản án, quyết định của tòa án thì có ghi "để thi hành"

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án và tiến hành các trình tự thi hành án theo quy định của pháp luật

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền (cấp tỉnh hoặc cấp huyện).

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Các quyết định về thi hành án dân sự

Lệ phí (nếu có): phí thi hành án (tính theo giá trị tài sản mà người được thi hành án nhận được)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật thi hành án dân sự năm 2008;

- Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

2. Khôi phục thời hiệu thi hành án

Trình tự thực hiện:

- Người được thi hành án gửi Đơn đề nghị khôi phục thời hiệu thi hành án đến cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành bản án, quyết định của Toà án. Đơn đề nghị phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; họ, tên địa chỉ của người được thi hành án, người phải thi hành án, nội dung của việc thi hành án, lý do không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.

- Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự xem xét, ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án hoặc quyết định bác đơn xin khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị khôi phục thời hiệu thi hành án;

- Bản án, quyết định được yêu cầu thi hành;

- Tài liệu chứng minh tài liệu chứng minh lý do không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đình chỉ thi hành án

Lệ phí (nếu có): không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009) (Điều 48);

- Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án.

3. Đề nghị xác minh điều kiện thi hành án

Trình tự thực hiện:

- Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành bản án, quyết định tiến hành xác minh.

Yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án của người được thi hành án có thể thực hiện trước hoặc sau khi có Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh. Người được thi hành án khi yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án phải xuất trình các tài liệu hoặc biên bản làm việc để chứng minh việc người đó hoặc người đại diện theo ủy quyền đã tiến hành xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ các thông tin về tài sản, đang quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án nhưng không có kết quả.

Việc xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân được coi là không có kết quả khi người được thi hành án hoặc người được ủy quyền chứng minh đã trực tiếp hoặc yêu cầu bằng văn bản nhưng đã quá thời hạn 01 tháng, kể từ ngày yêu cầu nhưng không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không có lý do chính đáng.

- Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành bản án, quyết định được đề nghị xác minh điều kiện thi hành án tiến hành xác minh. Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh.

Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị xác minh điều kiện thi hành án;

- Tài liệu hoặc biên bản làm việc để chứng minh việc người đó hoặc người đại diện theo ủy quyền đã tiến hành xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ các thông tin về tài sản, đang quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án nhưng không có kết quả.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký tài sản, quyền sử dụng đất.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản xác minh điều kiện thi hành án

Lệ phí (nếu có): không quy định cụ thể

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Người được thi hành án không tự mình xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009) (Điều 48);

- Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án.

4. Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án:

Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm có văn bản đề nghị Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án;

- Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật (Phong toả tài khoản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ; Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản).

Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: chưa quy định cụ thể (về nguyên tắc là áp dụng ngay)

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phong tỏa tài khỏan, biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ ; quyết định về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản

Lệ phí (nếu có): Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009) (Điều 48);

- Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

5. Hoãn thi hành án

Trình tự thực hiện:

- Người phải thi hành án bị ốm nặng hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định hoặc được người được thi hành án đồng ý cho hoãn thi hành án có đơn xin hoãn thi hành án

- Cơ quan Thi hành án dân sự thụ lý đơn và ra quyết định hoãn thi hành án.

Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu hoãn thi hành án;

- Xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên về việc người phải thi hành án ốm nặng;

- Tài liệu thể hiện lý do chính đáng hoặc văn bản (biên bản) thể hiện việc người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn việc thi hành.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hoãn thi hành án

Lệ phí (nếu có): Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009) (Điều 48);

- Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

6. Đình chỉ thi hành án

Trình tự thực hiện:

- Người được thi hành án gửi văn bản từ bỏ quyền và lợi ích mà họ được hưởng theo bản án, quyết định tới cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành;

- Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án.

Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính

Thành phần hồ sơ:

- Quyết định thi hành án;

- Văn bản từ bỏ quyền và lợi ích của người được thi hành án theo bản án, quyết định của Toà án.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đình chỉ thi hành án

Lệ phí (nếu có): không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009) (Điều 48);

- Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án.

7. Đề nghị định giá lại tài sản thi hành án

Trình tự thực hiện:

- Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản;

- Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên để xác định giá hoặc tự xác định giá theo thẩm quyền (Chấp hành viên xác định giá đối với tài sản kê biên có giá trị nhỏ là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, sản phẩm cùng loại chưa qua sử dụng có giá bán trên thị trường không quá 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) hoặc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan trước khi xác định giá của tài sản kê biên)

Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản hoặc biên bản về việc yêu cầu định giá lại tài sản

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên để xác định giá; nếu không ký được hợp đồng thì tự xác định giá theo thẩm quyền

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo về giá trị tài sản được định giá

Lệ phí (nếu có): chưa quy định cụ thể

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009) (Điều 48);

- Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

8. Miễn, giảm phí thi hành án

Trình tự thực hiện:

- Người được thi hành án làm đơn đề nghị xét miễn, giảm phí thi hành án gửi cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành bản án, quyết định của Toà án;

- Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự xem xét, quyết định việc miễn, giảm phí thi hành án

Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị được miễn hoặc giảm phí thi hành án;

- Các tài liệu liên quan (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị được miễn hoặc giảm phí thi hành án

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định miễn, giảm phí thi hành án

Lệ phí (nếu có): không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Có (Đơn đề nghị được miễn hoặc giảm phí thi hành án)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự năm 2008;

- Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

9. Miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án

Trình tự thực hiện:

- Người được thi hành án, người phải thi hành án làm đơn đề nghị xét miễn, giảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án gửi tới cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành bản án, quyết định của Toà án;

- Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xem xét, ra quyết định miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.

Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính

Thành phần hồ sơ:

- Thông báo của Cơ quan thi hành án dân sự về các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án;

- Đơn đề nghị xét miễn, giảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú hoặc cơ quan nơi làm việc.

- Giấy tờ chứng minh lý do đề nghị xét miễn, giảm thi hành án (Đương sự có khó khăn về kinh tế, thuộc diện neo đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó nhận thu nhập; Đương sự là gia đình chính sách, có công với cách mạng phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh; Đương sự bị tàn tật, ốm đau kéo dài phải có xác nhận của Hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan y tế cấp huyện trở lên).

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.

Lệ phí (nếu có): không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự năm 2008;

- Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

10. Chuyển giao quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự

Trình tự thực hiện: Người mua được tài sản thi hành án, người nhận tài sản để thi hành án làm hồ sơ đề nghị Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho người mua, người nhận tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất xem xét, giải quyết;

Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thành phần hồ sơ:

- Bản sao bản án, quyết định;

- Quyết định thi hành án, quyết định kê biên tài sản;

- Văn bản bán đấu giá thành hoặc biên bản giao nhận tài sản để thi hành án (hoặc quyết định giao tài sản cho người được thi hành án).

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký tài sản, quyền sử dụng đất.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

Lệ phí (nếu có): không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009);

- Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án.

11. Nhận tài sản đã kê biên để thi hành án

Trình tự thực hiện: Khi người được thi hành án, người phải thi hành án thoả thuận để người được thi hành án nhận tài sản đã kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án thì Chấp hành viên phụ trách tổ chức thi hành vụ việc lập biên bản về việc thoả thuận. Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì người nhận tài sản phải được sự đồng ý của những người được thi hành án khác và phải thanh toán lại cho những người được thi hành án khác số tiền tương ứng tỷ lệ giá trị mà họ được hưởng.

Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản thoả thuận của người được thi hành án, người phải thi hành án về việc đồng ý để người được thi hành án nhận tài sản đã kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án;

- Văn bản thoả thuận của những người được thi hành án khác về việc nhận tài sản để thi hành án trong trường hợp có nhiều người được thi hành án;

- Biên bản thoả thuận thi hành án hoặc biên bản về việc nhận quyền sử dụng đất.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thi hành án nhận được thỏa thuận.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giao tài sản

Lệ phí (nếu có): không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: có (văn bản thỏa thuận về việc nhận tài sản để thi hành án)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự năm 2008;

- Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

- Quyết định số 07/2007/QĐ-BTP ngày 12/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy định về biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự.

12. Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự (giải quyết lần đầu)

Trình tự thực hiện:

- Người khiếu nại phải gửi đơn khiếu nại về quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên và các tài liệu liên quan (nếu có) tới cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền theo quy định của Điều 142 Luật Thi hành án dân sự.

- Sau khi thụ lý đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; tiến hành xác minh, yêu cầu người bị khiếu nại giải trình, trong trường hợp cần thiết, có thể trưng cầu giám định hoặc tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.

- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

- Giấy ủy quyền (trong trường hợp người khiếu nại ủy quyền); giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện;

- Các giấy tờ, bằng chứng, tài liệu liên quan (nếu có)

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết:

- 15 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế;

- 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong toả tài khoản và quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm khác;

- 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế.

- 15 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại và Quyết định giải quyết khiếu nại;

Lệ phí (nếu có): Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn khiếu nại;

- Giấy ủy quyền khiếu nại (trong trường hợp người khiếu nại ủy quyền)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi của Chấp hành viên mà mình khiếu nại.

- Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 1 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ.

- Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu khiếu nại theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự năm 2008, có hiệu lực ngày 01/7/2009;

- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;

- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

13. Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự (giải quyết thứ hai)

Trình tự thực hiện:

- Người khiếu nại phải gửi đơn tới người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thực hiện các quyền được quy định tại Điều 145 của Luật Thi hành án dân sự và yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại; triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại để tổ chức đối thoại khi cần thiết; xác minh; trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để giải quyết khiếu nại.

- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

- Giấy ủy quyền (trong trường hợp người khiếu nại ủy quyền); giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện;

- Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các giấy tờ, bằng chứng, tài liệu liên quan.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết:

- 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế;

- 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế;

- 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giải quyết khiếu nại;

Lệ phí (nếu có): Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn khiếu nại;

- Giấy ủy quyền khiếu nại (trong trường hợp người khiếu nại ủy quyền)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi của Chấp hành viên mà mình khiếu nại.

- Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 1 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ.

- Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu khiếu nại theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự năm 2008, có hiệu lực ngày 01/7/2009;

- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

14. Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự

Trình tự thực hiện:

- Công dân có quyền gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

- Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo kết luận về nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm.

Cách thức thực hiện: trực tiếp gửi đơn, tố cáo với với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;

- Các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kết luận về việc giải quyết đơn tố cáo

Lệ phí (nếu có): Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn tố cáo

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Người tố cáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.

- Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, có hiệu lực ngày 01/01/1999;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, có hiệu lực ngày 01/10/2004.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005, có hiệu lực ngày 01/6/2006;

- Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, có hiệu lực ngày 01/6/2006;

- Luật Thi hành án dân sự năm 2008, có hiệu lực ngày 01/7/2009;

- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;

- Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng;

- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Quyết định số 06/2007/QĐ-BTP ngày 27/6/2007 của Bộ trưởng ban hành Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Tư pháp.

15. Bổ nhiệm Thừa phát lại

Trình tự thực hiện:

- Người muốn được bổ nhiệm làm Thừa phát lại gửi hồ sơ tới Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh.

- Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh xem xét, nếu thấy có đủ điều kiện thì đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Trường hợp Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh từ chối thì phải trả lời bằng văn bản cho người nộp đơn xin làm Thừa phát lại.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh

Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại;

Giấy chứng nhận sức khỏe;

- Lý lịch cá nhân;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

Số lượng hồ sơ: Không quy định cụ thể

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh xem xét, nếu thấy có đủ điều kiện thì đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét bổ nhiệm Thừa phát lại trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại.

Lệ phí (nếu có): Không quy định cụ thể

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Người được bổ nhiệm Thừa phát lại có đủ các điều kiện sau:

- Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

- Không có tiền án;

- Có bằng cử nhân luật;

- Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;

- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

- Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự năm 2008, có hiệu lực ngày 01/7/2009;

- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

16. Cấp Thẻ Thừa phát lại

Trình tự thực hiện:

- Sau khi được cấp giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng Thừa phát lại có văn bản và hồ sơ kèm theo gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh đề nghị cấp Thẻ cho mình và các Thừa phát lại làm việc tại văn phòng (nếu có);

- Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc cấp Thẻ Thừa phát lại (Trường hợp vì lý do khách quan mà Thẻ Thừa phát lại bị hư hỏng hoặc bị mất thì văn phòng Thừa phát lại đề nghị Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh làm thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp đổi hoặc cấp lại)

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Thẻ,

- Lý lịch cá nhân;

- Bản chụp quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại;

- Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại;

- 05 ảnh màu cỡ 3x4.

Số lượng hồ sơ: Không quy định cụ thể

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 05 ngày, Sở Tư pháp có trách nhiệm xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Thẻ cho những người có đủ điều kiện;

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và đề nghị của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc cấp Thẻ Thừa phát lại.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức (Văn phòng Thừa phát lại)

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp Thẻ Thừa phát lại và Thẻ thừa phát lại.

Lệ phí (nếu có): Không quy định cụ thể

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự năm 2008, có hiệu lực ngày 01/7/2009;

- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Thông tư số 03/2009/TT-BTP ngày 30/9/2009 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh

17. Miễn nhiệm Thừa phát lại

Trình tự thực hiện:

- Thừa phát lại làm đơn xin miễn nhiệm gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh hoặc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại.

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc miễn nhiệm Thừa phát lại

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính

Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin miễn nhiệm hoặc văn bản đề nghị của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh về việc miễn nhiệm Thừa phát lại.

- Tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm.

Số lượng hồ sơ: Không quy định cụ thể

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại và quyết định thu hồi thẻ Thừa phát lại.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại.

Lệ phí (nếu có): Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Thừa phát lại bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

- Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh

- Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Không hành nghề Thừa phát lại kể từ ngày được bổ nhiệm từ 6 tháng trở lên, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị xử lý vi phạm bằng hình thức cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm;

- Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự năm 2008, có hiệu lực ngày 01/7/2009;

- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

18. Thành lập Văn phòng Thừa phát lại.

Trình tự thực hiện:

- Thừa phát lại thành lập văn phòng Thừa phát lại phải có hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh;

- Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại;

- Đề án thành lập văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ về sự cần thiết thành lập; dự kiến về tổ chức, tên gọi; bộ máy giúp việc, trong đó nêu rõ số lượng, chức danh, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị của họ; địa điểm đặt trụ sở; các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.

- Kèm theo đề án phải có các tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập văn phòng Thừa phát lại.

- Bản sao quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phải thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét, quyết định cho phép thành lập văn phòng Thừa phát lại.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân (Thừa phát lại).

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại

Lệ phí (nếu có): chưa có quy định cụ thể

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Trụ sở văn phòng Thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động.

- Có tổ chức bộ máy theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009) (Điều 48);

- Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

19. Đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại

Trình tự thực hiện:

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh.

- Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh xem xét, cấp giấy đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. (Trong trường hợp thay đổi trụ sở hoặc tên gọi, văn phòng Thừa phát lại được cấp lại giấy đăng ký hoạt động).

- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, văn phòng Thừa phát lại phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau: Tên gọi, địa chỉ trụ sở của văn phòng Thừa phát lại; Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại hành nghề trong văn phòng Thừa phát lại; Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động (Trong trường hợp được cấp lại giấy đăng ký hoạt động do thay đổi trụ sở, tên gọi, văn phòng Thừa phát lại phải đăng báo những nội dung giấy đăng ký hoạt động được cấp lại).

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đăng ký hoạt động;

- Giấy tờ chứng minh điều kiện đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại quy định tại khoản 1 của Điều 18, Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh

Số lượng hồ sơ: Không quy định cụ thể

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức (Văn phòng Thừa phát lại)

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại

Lệ phí (nếu có): chưa có quy định cụ thể

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế;

- Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

- Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của văn phòng Thừa phát lại.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009) (Điều 48);

- Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 Về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

20. Văn phòng Thừa phát lại nhận tống đạt các giấy tờ, tài liệu của cơ quan Thi hành án dân sự

Trình tự thực hiện: Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận để tống đạt các văn bản của Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan thi hành án dân sự quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh.

Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự

Thành phần hồ sơ:

- Hợp đồng tống đạt giấy tờ ký giữa cơ quan Thi hành án với Văn phòng Thừa phát lại.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: không quy định cụ thể

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức (Văn phòng Thừa phát lại)

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận việc tống đạt theo qui định của pháp luật Thi hành án dân sự.

Lệ phí (nếu có): không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009) (Điều 48);

- Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 Về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

21. Thừa phát lại đề nghị cưỡng chế thi hành án

Trình tự thực hiện:

- Trong trường hợp cưỡng chế thi hành án cần huy động lực lượng bảo vệ, Văn phòng Thừa phát lại phải lập kế hoạch cưỡng chế; có văn bản gửi Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh;

- Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh xem xét, ra quyết định cưỡng chế thi hành án và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế thi hành án.

Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh hoặc qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cưỡng chế thi hành án;

- Kế hoạch cưỡng chế.

- Hồ sơ thi hành án.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của văn phòng Thừa phát lại.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức (Văn phòng Thừa phát)

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cưỡng chế và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế thi hành án.

Lệ phí (nếu có): không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009) (Điều 48);

- Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 977/QĐ-BTP ngày 31/03/2010 công bố cập nhật, sửa đổi thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.257

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.206.141
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!