Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 120/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng

Số hiệu: 120/2006/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 20/10/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 120/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20  tháng  10  năm 2006

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU  CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Tổng Thanh tra,

NGHỊ ĐỊNH :

 Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng về các hành vi tham nhũng; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; chế độ thông tin, báo cáo; chế độ kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng và một số quy định khác của Luật Phòng, chống tham nhũng

Điều 2. Xác định các hành vi tham nhũng được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng

Các hành vi tham nhũng được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và  7 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng được xác định theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999.

Điều 3. Xác định các hành vi tham nhũng được quy định tại các khoản 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng

Các hành vi tham nhũng được quy định tại các khoản 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng được xác định như sau:

1. Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

a) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận cơ chế, chính sách có lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

b) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được ưu tiên trong việc cấp ngân sách cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được giao, phê duyệt dự án cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

d) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự nhà nước đối với tập thể và cá nhân cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

đ) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được cấp, duyệt các chỉ tiêu về tổ chức, biên chế nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

e) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để không bị kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán hoặc để làm sai lệch kết quả kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán nhằm che dấu hành vi vi phạm pháp luật;

g) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận các lợi ích khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.

2. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

a) Sử dụng tài sản của Nhà nước vào việc riêng;

b) Cho thuê tài sản của Nhà nước, cho mượn tài sản của Nhà nước;

c) Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

3. Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm đòi hỏi, ép buộc công dân, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân khác phải nộp những khoản chi phí ngoài quy định hoặc phải thực hiện hành vi khác vì lợi ích của người thực hiện hành vi nhũng nhiễu.

4. Hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là hành vi cố ý không thực hiện trách nhiệm mà pháp luật quy định cho mình trong việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thời hạn nhiệm vụ, công vụ của mình vì vụ lợi.

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

a) Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để che giấu hoặc giúp giảm nhẹ hành vi vi phạm pháp luật của người khác;

b) Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để gây khó khăn cho việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc làm sai lệch kết quả các hoạt động trên.

 Chương 2:

CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

MỤC 1: BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC CÔNG KHAI, MINH BẠCH

Điều 4. Bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc ban hành danh mục bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

1. Danh mục bí mật nhà nước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước không được bao gồm những nội dung bắt buộc phải công khai theo quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 và 30 Luật Phòng, chống tham nhũng.   

2. Bộ Công an và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch của Luật Phòng, chống tham nhũng trong việc lập, ban hành các danh mục bí mật nhà nước.

Điều 5. Áp dụng hình thức công khai

1. Việc áp dụng hình thức công khai được quy định tại Điều 12 Luật Phòng, chống tham nhũng phải đảm bảo phù hợp với nội dung, đối tượng của thông tin được công khai và mục đích của việc công khai thông tin.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc áp dụng hình thức công khai và chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm các quy định về áp dụng hình thức công khai theo quy định của pháp luật.  

3. Trong trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về hình thức công khai thì phải áp dụng hình thức công khai đó.

4. Ngoài hình thức công khai mà pháp luật bắt buộc phải áp dụng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng một hoặc một số hình thức công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống tham nhũng

5. Trong trường hợp nhận được yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Luật Phòng, chống tham nhũng thì phải áp dụng hình thức công khai quy định tại điểm g khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống tham nhũng.

MỤC 2: CUNG CẤP THÔNG TIN THEO YÊU CẦU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Luật Phòng, chống tham nhũng;

b) Được nhận thông tin đã yêu cầu hoặc nhận văn bản trả lời về việc từ chối cung cấp thông tin;

c) Khiếu nại về việc không cung cấp thông tin hoặc không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin theo đúng quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có các nghĩa vụ sau đây:

a) Yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản có ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lý do của việc yêu cầu cung cấp thông tin;

b) Thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;

c) Không được lợi dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin để gây rối hoặc để thực hiện các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân;

d) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật về việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin có các quyền sau đây:

a) Được biết lý do của việc yêu cầu cung cấp thông tin;

b) Từ chối cung cấp các thông tin thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ, thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai, thông tin không liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu; 

c) Yêu cầu người được cung cấp thông tin sử dụng thông tin đó hợp pháp và bảo đảm tính chính xác khi sử dụng thông tin đó.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin có các nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc thông điệp dữ liệu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn được quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;

b) Trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin biết trong trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được;

c) Hướng dẫn tiếp cận thông tin được yêu cầu trong trường hợp thông tin đó đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai;

d) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật về việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.

Điều 8. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc cung cấp thông tin; chịu trách nhiệm về việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.

Điều 9. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân

1. Việc yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện bằng văn bản hoặc thông điệp dữ liệu.

2. Văn bản hoặc thông điệp dữ liệu yêu cầu cung cấp thông tin được chuyển trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua giao dịch điện tử cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu.

Điều 10. Thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin

Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin phải tiến hành một trong các hoạt động sau:

1. Thực hiện việc cung cấp thông tin khi nội dung thông tin được yêu cầu đáp ứng các điều kiện sau:

a) Thuộc phạm vi công khai theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;

b) Thuộc phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu;

c) Chưa được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai.

            2. Trả lời bằng văn bản về việc không cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu trong trường hợp nội dung thông tin được yêu cầu không đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này và nêu rõ lý do.

            3. Nếu thông tin được yêu cầu đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai thì trong văn bản trả lời phải có hướng dẫn cách thức tiếp cận thông tin đó.

Điều 11. Bảo đảm quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân

1. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có căn cứ cho rằng việc cung cấp thông tin là chưa đầy đủ hoặc trái pháp luật thì có quyền khiếu nại.

2. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyền yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

3. Trường hợp người bị khiếu nại do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc là người đứng đầu cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội thì khiếu nại lên Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Điều 12. Xử lý hành vi vi phạm các quy định về yêu cầu cung cấp thông tin

1. Người được yêu cầu cung cấp thông tin mà không thực hiện đúng các nghĩa vụ về cung cấp thông tin theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Người nào lợi dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin để gây rối hoặc sử dụng trái pháp luật thông tin được cung cấp gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 3:

CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO VỀ  PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Mục 1: CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

Điều 13. Trách nhiệm báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là bộ, ngành, địa phương) có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về công tác phòng, chống tham nhũng tại bộ, ngành, địa phương. Báo cáo này được gửi cho Thanh tra Chính phủ để xây dựng, duy trì hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng.

2. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm giúp Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng xây dựng báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

Điều 14. Nội dung báo cáo với Chính phủ

Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ các nội dung sau đây:

1. Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác liên quan đến phòng, chống tham nhũng do bộ, ngành, địa phương ban hành theo thẩm quyền;

2. Tình hình tham nhũng, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, ngành, địa phương.

Điều 15. Nội dung báo cáo của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Báo cáo của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có các nội dung sau đây:

1. Tình hình tham nhũng, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước;

2. Đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.

Điều 16. Hình thức thông tin, báo cáo

Việc thông tin, báo cáo được thực hiện bằng một trong các hình thức sau:

1. Văn bản hành chính;

2. Thông điệp dữ liệu.

Điều 17. Thời điểm báo cáo

1. Định kỳ ba tháng, sáu tháng, bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.

2. Định kỳ sáu tháng, một năm, Chính phủ báo cáo với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

3. Chính phủ báo cáo đột xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi có yêu cầu.

Điều 18. Cung cấp thông tin về phòng, chống tham nhũng cho bộ, ngành, địa phương

1. Khi cần thiết, bộ, ngành, địa phương đề nghị Thanh tra Chính phủ cung cấp thông tin để phục vụ cho công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, ngành, địa phương mình.

2. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm cung cấp thông tin trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin của bộ, ngành, địa phương. Trong trường hợp thông tin được yêu cầu cung cấp phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá hai mươi ngày; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề nghị biết và nêu rõ lý do.

3. Việc trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện thông qua các hình thức được quy định tại Điều 16 Nghị định này.

Điều 19. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm về các thông tin, dữ liệu được báo cáo và về việc vi phạm nghĩa vụ thông tin, báo cáo.

 Điều 20. Chế độ thông tin, báo cáo tại bộ, ngành, địa phương

1. Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào Nghị định này quy định chi tiết chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng tại bộ, ngành địa phương mình.

2. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định tại Nghị định này.

MỤC 2: TRAO ĐỔI THÔNG TIN GIỮA THANH TRA CHÍNH PHỦ  VỚI BỘ CÔNG AN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN  TỐI CAO, TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC 

Điều 21. Trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước

1. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước trong việc định kỳ trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra, điều tra, kiểm sát, xét xử, kiểm toán.

2. Việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về công tác phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước phải bảo đảm nhanh chóng, chính xác, kịp thời. 

3. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước ban hành Thông tư liên tịch quy định về việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu giữa Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước.

Điều 22. Trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với các tổ chức khác về công tác phòng, chống tham nhũng

1. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động của các tổ chức đó.  

2. Việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng            theo quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Điều 23. Trao đổi thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Thông tư liên tịch được quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định này có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí ở địa phương trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.

Điều 24. Công khai báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng 

1. Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân công khai chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng ba hằng năm.

2. Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ công khai chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng ba hằng năm.

3. Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ công khai chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng tư hằng năm.

MỤC 3: HỆ THỐNG DỮ LIỆU CHUNG VỀ PHÒNG,  CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 25. Hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng

1. Hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng là tập hợp thông tin, dữ liệu, báo cáo được thu thập, xử lý có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.

2. Thông tin, dữ liệu, báo cáo của hệ thống dữ liệu chung theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được thu thập, xử lý kịp thời, chính xác, khoa học để phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá, dự báo về tình hình tham nhũng, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.  

Điều 26. Xây dựng, quản lý hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng

1. Việc xây dựng, quản lý hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng bao gồm:

a) Tiếp nhận, thống kê, tổng hợp, xử lý, lưu trữ các thông tin, dữ liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, địa phương về tình hình phòng, chống tham nhũng;

b) Bảo đảm sự trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu thông suốt giữa các cơ quan có trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng;

c) Tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng.

2. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng, quản lý hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng.

Chương 4:

CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

MỤC 1: KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT  VỂ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 27. Nội dung kiểm tra

Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra để xem xét, đánh giá và có biện pháp nhằm bảo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình.  

Điều 28. Căn cứ tiến hành kiểm tra

1. Việc kiểm tra được tiến hành theo kế hoạch kiểm tra hằng năm đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phê duyệt hoặc kiểm tra đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm ban hành và niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị mình bản kế hoạch kiểm tra cho năm tiếp theo chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng mười hai hằng năm. 

3. Kế hoạch kiểm tra phải bao gồm những nội dung sau:

a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra;

b) Nội dung các cuộc kiểm tra;

c) Thời hạn tiến hành các cuộc kiểm tra.

Điều 29. Trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra

1. Khi có một trong những căn cứ kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải ra quyết định kiểm tra và gửi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra.

2. Quyết định kiểm tra phải có các nội dung sau:

a) Căn cứ kiểm tra;

b) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra;

c) Nội dung kiểm tra;

d) Thời hạn tiến hành kiểm tra.

3. Quyết định kiểm tra phải được công bố chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày ra quyết định kiểm tra. Việc công bố quyết định kiểm tra phải được tiến hành tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc nơi làm việc của cá nhân được kiểm tra và được lập thành văn bản.

4. Thời hạn tiến hành cuộc kiểm tra là mười ngày, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp cuộc kiểm tra liên quan đến nhiều đối tượng, địa bàn kiểm tra rộng, tính chất việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài nhưng không quá mười lăm ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.

5. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm tra, sau khi xem xét báo cáo kết quả kiểm tra của trưởng đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra và giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra phải ban hành kết luận kiểm tra.   

6. Kết luận kiểm tra phải có các nội dung sau:

a) Kết luận về việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định khác có liên quan của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra; 

b) Kết luận về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra, trong đó phải có kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm tra hoặc cá nhân được kiểm tra;

c) Yêu cầu đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra về các biện pháp phải thi hành nhằm bảo đảm việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định khác có liên quan của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

d) Biện pháp xử lý cụ thể đối với hành vi vi phạm (nếu có).     

7. Kết luận kiểm tra phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra và được công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành kiểm tra và trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc nơi làm việc của cá nhân được kiểm tra.

Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra có trách nhiệm:

1. Chấp hành quyết định kiểm tra;

2. Hợp tác, cung cấp thông tin, tài liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, người kiểm tra;

3. Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra; quyết định, kết luận của người ra quyết định kiểm tra.

MỤC 2: THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 31. Nội dung thanh tra

1. Xem xét, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, bao gồm:

a) Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn;

c) Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức;

d) Minh bạch tài sản, thu nhập;

đ) Các quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

2. Xem xét, kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.  

Điều 32. Căn cứ tiến hành thanh tra

Việc thanh tra được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:

1. Kế hoạch thanh tra hằng năm đã được Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp phê duyệt;

2. Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp;

3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Điều 33. Thẩm quyền thanh tra

1. Thanh tra Chính phủ thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Thanh tra tỉnh thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Thanh tra huyện thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

4. Thanh tra bộ, Thanh tra sở có thẩm quyền thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ, sở.

5. Tổng Thanh tra chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan thanh tra nhà nước trong công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.   

Điều 34. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm:

 1. Phê duyệt kế hoạch thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp;  

2. Chỉ đạo, tạo điều kiện về kinh phí và cán bộ để cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp tiến hành hoạt động thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

3. Yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện các kiến nghị của cơ quan thanh tra nhà nước trong hoạt động thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra hành vi vi phạm các quy định về hoạt động thanh tra. 

Điều 35. Xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm

1. Hằng năm, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

2. Cơ quan thanh tra nhà nước có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra hằng năm và gửi xin ý kiến cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên trực tiếp chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng mười hằng năm.

3. Cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên có văn bản trả lời cơ quan thanh tra nhà nước đã xin ý kiến chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng mười một hằng năm.

4. Thủ trưởng cơ quan quản lý phê duyệt, công khai kế hoạch thanh tra hằng năm chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng mười hai hằng năm.

5. Kế hoạch thanh tra bao gồm những nội dung sau:

a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được thanh tra;

b) Nội dung các cuộc thanh tra;

c) Thời hạn tiến hành các cuộc thanh tra.     

Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra

1. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra.

 2. Trình tự, thủ tục, thời hạn tiến hành thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

 Điều 37. Kết luận thanh tra

1. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau:

a) Kết luận về các nội dung được thanh tra;

b) Kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được thanh tra trong tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

c) Kiến nghị các biện pháp để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị được thanh tra;

d) Kiến nghị xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với việc vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng được quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này.

2. Trong trường hợp hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng có dấu hiệu tội phạm thì người ra kết luận thanh tra kiến nghị và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm.

Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra

Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Chương 5:

TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG

MỤC 1: THẨM QUYỀN, THỦ TỤC TIẾP NHẬN, THỤ LÝ  VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG

Điều 39. Thiết lập, công khai các hình thức tiếp nhận tố cáo

Cơ quan công an, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo có nghĩa vụ thiết lập, công khai số điện thoại, hộp thư điện tử và địa chỉ tiếp nhận tố cáo về hành vi tham nhũng.

Điều 40. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền thụ lý, giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng

1. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này.

2. Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày tiếp nhận tố cáo, cơ quan công an, cơ quan thanh tra nhà nước phải chuyển hồ sơ tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo; trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền của mình thì thụ lý, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo khi có yêu cầu.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nhận được tố cáo do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chuyển đến có trách nhiệm thụ lý, giải quyết và báo cáo kết quả giải quyết cho Ban chỉ đạo.

Điều 41. Các hình thức tố cáo hành vi tham nhũng

1. Công dân tố cáo hành vi tham nhũng bằng các hình thức sau:

a) Tố cáo trực tiếp;

b) Gửi đơn tố cáo;

c) Tố cáo qua điện thoại;

d) Tố cáo bằng thông điệp dữ liệu.

2. Người tố cáo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung tố cáo và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có.

3. Những tố cáo về hành vi tham nhũng mà người tố cáo mạo tên, nội dung tố cáo không rõ ràng, thiếu căn cứ, những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới thì không được xem xét, giải quyết.

Điều 42. Thủ tục tiếp nhận theo các hình thức tố cáo hành vi tham nhũng

1. Khi công dân tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ người tố cáo, khi cần thiết thì ghi âm lời tố cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại, nghe lại và ký xác nhận. Thời điểm tiếp nhận tố cáo tính từ ngày người tố cáo ký xác nhận vào bản nội dung tố cáo.

2. Tiếp nhận tố cáo hành vi tham nhũng theo hình thức gửi đơn tố cáo:

a) Trường hợp đơn tố cáo được gửi theo đường bưu điện thì thời điểm tiếp nhận tố cáo là ngày nhận được đơn tố cáo;

b) Trường hợp đơn tố cáo được gửi trực tiếp thì người tiếp nhận phải làm giấy biên nhận; thời điểm tiếp nhận đơn tố cáo là ngày ghi trên giấy biên nhận.

3. Ngay sau khi nhận được tố cáo qua điện thoại, bằng thông điệp dữ liệu thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo phải tiến hành xác minh lại họ tên, địa chỉ của người tố cáo theo thông tin người tố cáo cung cấp, áp dụng theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi tham nhũng.

 4. Đối với những tố cáo không rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo thông tin được cung cấp để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

Điều 43. Thủ tục thụ lý, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng

1. Thủ tục thụ lý, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này.

2. Quyết định xử lý tố cáo phải được công bố công khai và được gửi cho cơ quan công an, cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp và gửi cho người tố cáo khi có yêu cầu.

3. Trong trường hợp kết luận nội dung tố cáo không đúng sự thật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải công khai kết luận đó và xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý người cố tình tố cáo sai sự thật, nếu người bị tố cáo có yêu cầu.

Điều 44. Xử lý các vi phạm về tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo

1. Người có trách nhiệm tiếp nhận tố cáo không tiếp nhận tố cáo, cố tình trì hoãn hoặc không chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Người có trách nhiệm giải quyết tố cáo không thụ lý tố cáo, không giải quyết tố cáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật; nếu cố tình làm trái các quy định về tố cáo và xử lý tố cáo của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và pháp luật về tố cáo vì động cơ cá nhân thì bị coi là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng và bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

MỤC 2:  BẢO VỆ, KHEN THƯỞNG NGƯỜI TỐ CÁO

Điều 45. Hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm

1. Các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:

a) Đe dọa, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, người thân của người tố cáo;

b) Đe dọa, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, các hoạt động kinh doanh, nghề nghiệp của người tố cáo, người thân của người tố cáo;

c) Ngăn cản, gây khó khăn cho việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo trong việc nâng ngạch, tăng bậc lương, phụ cấp, khen thưởng, bổ nhiệm và việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người tố cáo, người thân của người tố cáo;

d) Phân biệt đối xử, lôi kéo người khác cản trở việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người tố cáo, người thân của người tố cáo;

đ) Xử lý kỷ luật trái pháp luật, thay đổi công việc của người tố cáo, người thân của người tố cáo với động cơ trù dập.

2. Người nào thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì tuỳ theo tính chất, mức độ phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 46. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người tố cáo hành vi tham nhũng

1. Người tố cáo là người đưa hối lộ mà chủ động tố cáo, khai báo trước khi bị phát hiện hành vi đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ.

2. Người tố cáo có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị đe doạ, trả thù, trù dập.

3. Người tố cáo có nghĩa vụ tố cáo trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

4. Trong trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để gây rối, tố cáo sai sự thật, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 47. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để giữ bí mật cho người tố cáo; không được tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và các thông tin khác liên quan đến người tố cáo.

2.  Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhận được yêu cầu của người tố cáo, người thân của người tố cáo khi bị đe dọa, trả thù, trù dập thì phải kịp thời áp dụng hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo như sau:

a) Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm người tố cáo, người thân của người tố cáo;

b) Đình chỉ, tạm đình chỉ các quyết định hành chính, ngăn chặn các hành vi hành chính trái pháp luật vì động cơ trả thù, trù dập gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho người tố cáo, người thân của người tố cáo;

c) Xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo, người thân của người tố cáo.

Điều 48. Khen thưởng người tố cáo hành vi tham nhũng

Người tố cáo trung thực, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng thì được nhận bằng khen, giấy khen của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền và được xem xét thưởng về vật chất.

Chương 6:

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ,ĐỊNH MỨC, TIÊU CHUẨN

Điều 49. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn

1. Người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng, ban hành chế độ, định mức, tiêu chuẩn có trách nhiệm:

a) Tổ chức, chỉ đạo việc công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của mình ban hành;

b) Căn cứ các chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của mình ban hành, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc xây dựng, ban hành, công khai và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn áp dụng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;

 c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm các quy định về xây dựng, ban hành, công khai và hướng dẫn thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và các văn bản pháp luật khác về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

   2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, ban hành, công khai và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn áp dụng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Điều 50. Xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn

1. Người có hành vi vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Người chỉ đạo, người cho phép, người đề xuất sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn thì tuỳ theo mức độ trách nhiệm phải bồi thường phần giá trị được sử dụng vượt quá; người sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được sử dụng vượt quá.

 3. Người chỉ đạo, người cho phép, người đề xuất thực hiện định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật thấp hơn mức quy định vì vụ lợi thì tuỳ theo mức độ trách nhiệm phải bồi thường phần giá trị mà mình cho phép sử dụng               thấp hơn; người hưởng lợi từ việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật thấp hơn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được hưởng lợi.

4. Trong trường hợp hành vi vi phạm chế độ, định mức, tiêu chuẩn gây thiệt hại, thất thoát về tài sản hoặc bắt buộc phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả thì người có hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc chi phí khắc phục hậu quả.

Chương 7:

NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 51. Đổi mới phương thức thanh toán và quản lý hoạt động thu, chi bằng tiền mặt đối với cán bộ, công chức, viên chức

1. Chính phủ áp dụng các giải pháp tài chính, công nghệ tiến tới thực hiện mọi khoản chi đối với người có chức vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng và các giao dịch khác sử dụng ngân sách nhà nước phải thông qua tài khoản.

 2. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng phương án nhằm quản lý thu nhập, chi tiêu của cán bộ, công chức, viên chức bằng tài khoản cá nhân.  

Điều 52. Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng

1. Các dự án hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng được quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Phòng, chống tham nhũng phải lấy ý kiến của Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.   

2. Kết quả hoạt động của các dự án này phải được báo cáo lên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Thủ tướng Chính phủ và gửi tới Thanh tra Chính phủ để đưa vào hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng được quy định tại Điều 25 Nghị định này.

3. Các hoạt động tương trợ tư pháp, dẫn độ, thu hồi tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 90 Luật Phòng, chống tham nhũng phải được báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Điều 53. Quỹ khen thưởng về phòng, chống tham nhũng

1. Quỹ khen thưởng về phòng, chống tham nhũng được thành lập để khen thưởng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.

2. Quỹ khen thưởng về phòng, chống tham nhũng được lấy từ ngân sách nhà nước, trích từ tài sản được thu hồi từ các vụ, việc tham nhũng và đóng góp của tổ chức, cá nhân.

3. Việc quản lý, sử dụng quỹ khen thưởng về phòng, chống tham nhũng do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước.    

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 54. Hiệu lực thi hành  

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 55. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:                                                                         
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; 
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
  cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;                      
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;                                                                
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;                                              
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,  Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, V.I (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 120/2006/ND-CP

Hanoi, October 20, 2006

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE ANTI-CORRUPTION LAW

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Anti-Corruption Law;
At the proposal of the Inspector General,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Determination of corruption acts specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7, Article 3 of the Anti-Corruption Law

The corruption acts specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7, Article 3 of the Anti-Corruption Law are determined in accordance with the 1999 Penal Code.

Article 3.- Determination of corruption acts specified in Clauses 8, 9, 10, 11 and 12, Article 3 of the Anti-Corruption Law

The corruption acts specified in Clauses 8, 9, 10, 11 and 12, Article 3 of the Anti-Corruption Law are determined as follows:

1. Acts of offering bribes, bribe brokerage by persons with positions and powers to settle affairs of agencies, organizations, units or localities for self-seeking interests include the following acts:

a/ Offering bribes, bribe brokerage in order to receive mechanisms, policies beneficial to agencies, organizations, units or localities;

b/ Offering bribes, bribe brokerage in order to be given priority in budget allocation to agencies, organizations, units or localities;

c/ Offering bribes, bribe brokerage in order to have projects assigned to, or approved for, agencies, organizations, units or localities;

d/ Offering bribes, bribe brokerage in order to have emulation titles, honorable state titles awarded to collectives and individuals in agencies, organizations, units or localities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Offering bribes, bribe brokerage in order to be not examined, inspected, investigated or audited or to distort the examination, inspection, investigation or auditing results with a view to covering up law-breaking acts;

g/ Offering bribes, bribe brokerage in order to receive other interests for agencies, organizations, units or localities.

2. Taking advantage of positions or powers to illegally use state properties for self-seeking interests cover the following acts:

a/ Using state properties for personal purposes;

b/ Leasing state properties, lending state properties;

c/ Using state properties in excess of regimes, norms, criteria.

3. Acts of harassment for self-seeking interests mean acts of authoritarianism, causing difficulties or troubles when performing tasks or official duties with a view to demanding or compelling citizens, enterprises, organizations and other individuals to pay expenses against regulations or to perform other acts for the interests of the persons who commit acts of harassment.

4. Acts of failing to perform tasks or official duties for self-seeking interests are acts of deliberately failing to fulfill the responsibilities prescribed for persons with powers or positions by law in the prevention, detection or handling of law offenses or failing to strictly observe the order, procedures and time limits prescribed for their tasks or official duties for self-seeking interests.

5. Taking advantage of positions or powers to cover up law violators for self-seeking interests; illegally hindering, intervening in the examinations, inspections, audits, investigations, prosecutions, adjudications or judgment executions for self-seeking interests cover the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Using one's positions, powers or influence to cause difficulties to the examinations, inspections, audits, investigations, prosecutions, adjudications or judgment executions or to distort the results of the above activities.

Chapter II

PUBLICITY, TRANSPARENCY IN ACTIVITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS, UNITS

Section 1. ENSURING THE PUBLICITY AND TRANSPARENCY PRINCIPLES

Article 4.- Ensuring the principle of publicity and transparency in the promulgation of lists of state secrets by competent agencies or organizations

1. Lists of state secrets promulgated by competent agencies or organizations under the provisions of the Ordinance on Protection of State Secrets must not cover the contents which are subject to publication under Articles 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 and 30 of the Anti-Corruption Law.

2. The Ministry of Public Security and competent agencies or organizations must ensure the principle of publicity and transparency laid down in the Anti-Corruption Law in the formation and promulgation of lists of state secrets.

Article 5.- Application of forms of publicity

1. The application of the publicity forms specified in Article 12 of the Anti-Corruption Law must be compatible with the contents and subjects of to be publicized information and the purposes of the publicity of information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. If the law specifies forms of publicity, those forms of publicity shall apply.

4. In addition to the publicity forms required by law for application, heads of agencies, organizations or units shall apply one or a number of the publicity forms specified in Clause 1, Article 12 of the Anti-Corruption Law.

5. Upon receipt of request for information supply of agencies, organizations or individuals as provided for in Articles 31 and 32 of the Anti-Corruption Law, the publicity form specified at Point g, Clause 1, Article 12 of the Anti-Corruption Law shall apply.

Section 2. SUPPLY OF INFORMATION AT REQUEST OF AGENCIES, ORGANIZATIONS, INDIVIDUALS

Article 6.- Rights and obligations of agencies, organizations and individuals requesting the supply of information

1. Information supply-requesting agencies, organizations and individuals have the following rights:

a/ To request the supply of information on activities of agencies, organizations or units according to the provisions of Articles 31 and 32 of the Anti-Corruption Law;

b/ To receive the requested information or written replies on refusal to supply information;

c/ To complain in accordance with law about non-supply of information or non-performance of the obligation to supply information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To clearly state their full names, addresses and reasons for requesting the information supply in their written requests;

b/ To exercise their right to request the supply of information in accordance with the Anti-Corruption Law and this Decree;

c/ Not to take advantage of their right to request the supply of information to cause disturbance or to perform illegal acts, causing damage to agencies, organizations or individuals;

d/ To abide by the effective decisions on settlement of complaints about the realization of requests for information supply.

Article 7.- Rights and obligations of agencies, organizations, units and individuals requested to supply information

1. Agencies, organizations, units and individuals that are requested to supply information have the following rights:

a/ To be given the reasons for requests of information supply;

b/ To refuse to supply information classified as state secrets and other contents under the Government's regulations, information already published on mass media, distributed in publications or publicly posted up and information irrelevant to activities of the requested agencies, organizations or units;

c/ To request persons supplied with information to use such information lawfully and to ensure accuracy when using the information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To supply information in writing or data messages to agencies, organizations and individuals strictly according to the order, procedures and time limits prescribed in the Anti-Corruption Law and this Decree;

b/ To reply in writing and clearly the reasons to information supply-requesting agencies, organizations or individuals in cases where information cannot be supplied or have not been supplied yet;

c/ To guide the access to requested information if such information were already published on the mass media, distributed in publications or publicly posted up;

d/ To abide by the effective decisions on settlement of complaints about the realization of requests for information supply.

Article 8.- Responsibilities of the heads of agencies, organizations or units in the supply of information at requests of agencies, organizations or individuals

Heads of agencies, organizations or units shall organize and direct the supply of information; bear responsibility for the violations of the obligations to supply information of their respective agencies, organizations or units under the provisions of the Anti-Corruption Law, this Decree and other legal provisions.

Article 9.- Forms of information supply requests of agencies, organizations and individuals

1. The request for information supply must be made in writing or data message.

2. Documents or data messages requesting the supply of information are transmitted directly, sent by post or electronic transactions to the requested agencies, organizations, units or individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within ten days after receiving requests for information supply, the requested agencies, organizations, units or individuals shall conduct one of the following activities:

1. Supplying the information when the contents of the requested information meet the following conditions:

a/ Falling within the scope of publicity as provided for in the Anti-Corruption Law and this Decree;

b/ Falling within the scope of activities of the requested agencies, organizations, units or individuals;

c/ Having not yet been published on mass media, in distributed publications or publicly posted up.

2. Sending written replies on the non-supply of information to requesting agencies, organizations or individuals when contents of the requested information fail to meet the conditions prescribed in Clause 1 of this Article and clearly stating the reasons therefor.

3. Providing guidance on access to information in their written replies if the requested information were already published on the mass media, in distributed publications or publicly posted up.

Article 11.- Assurance of the right of agencies, organizations and individuals to request the supply of information

1. When information supply-requesting agencies, organizations or individuals have grounds to believe that the information supply is incomplete or illegal, they may lodge their complaints.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. If the complained persons are appointed by the Prime Minister or are heads of the central bodies of socio-political organizations, the complaints shall be lodged with the Central Steering Committee for Corruption Prevention and Fighting.

Article 12.- Handling of violations of the provisions on request for information supply

1. Those who are requested to supply information but fail to perform the information supply obligations in accordance with the Anti-Corruption Law and this Decree shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability in accordance with law.

2. Those who take advantage of the right to request information supply to cause disturbances or illegally use the supplied information thus causing damage to the legitimate rights and interests of agencies, organizations or individuals shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability in accordance with law.

Chapter III

REGIMES OF INFORMATION AND REPORTING ON CORRUPTION PREVENTION AND FIGHTING

Section 1. REGIMES OF INFORMATION AND REPORTING ON CORRUPTION PREVENTION AND FIGHTING ACTIVITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS, UNITS

Article 13.- The reporting responsibilities of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees

1. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, provincial/municipal People's Committees (hereinafter referred to as ministries, branches and localities for short) have the responsibility to report to the Government and the Central Steering Committee for Corruption Prevention and Fighting on the work of corruption prevention and fighting at their respective ministries, branches or localities. These reports are sent to the Government Inspectorate for building and maintaining the general data system on corruption prevention and fighting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- Contents of reports to the Government

Ministries, branches and localities shall report to the Government on the following contents:

1. The legal documents and other documents on corruption prevention and fighting, which have been promulgated by ministries, branches or localities according to their respective competence;

2. The corruption situation, corruption prevention and fighting results of ministries, branches or localities.

Article 15.- Contents of the Government's report to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee

The Government's report to the National Assembly or the National Assembly Standing Committee has the following contents:

1. The corruption situation and the results of corruption prevention and fighting nationwide;

2. Evaluation and forecast of the corruption situation and propose policies and solutions to prevent and fight corruption.

Article 16.- Information and reporting forms

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Administrative documents;

2. Data messages.

Article 17.- Reporting time

1. Quarterly and biannually, ministries, branches and localities shall report according to the provisions of Clause 1, Article 13 of this Decree.

2. Biannually and annually, the Government shall report shall to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee according to the provisions of Article 15 of this Decree.

3. The Government shall extraordinarily report to the National Assembly Standing Committee when so requested.

Article 18.- Supply of information on corruption prevention and fighting for ministries, branches and localities

1. When necessary, ministries, branches and localities may request the Government Inspectorate to supply information in service of their respective corruption prevention and fighting.

2. The Government Inspectorate shall supply information within ten days after receiving the information supply requests of ministries, branches or localities. When the requested information are complicated, involving many branches, the above time limit may be longer but must not exceed twenty days; if information is not supplied or cannot be supplied yet, it shall reply the requesters in writing, clearly stating the reasons therefor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- Responsibilities of ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial-level People's Committees

1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial-level People's Committees shall direct, urge and inspect the implementation of the regimes of information and reporting on corruption prevention and fighting within the scope of management by their respective ministries, branches or localities.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial-level People's Committees are accountable for the reported information and data and the violations of information and reporting obligations.

Article 20.- Regimes of information and reporting at ministries, branches, localities

1. Ministries, branches and localities shall base themselves on this Decree to specify the regimes of information and reporting on their respective corruption prevention and fighting work.

2. The Government Inspectorate shall guide, inspect and urge the ministries, branches and localities in the implementation of information and reporting regimes according to the provisions of this Decree.

Section 2. EXCHANGE OF INFORMATION BETWEEN THE GOVERNMENT INSPECTORATE AND THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY, THE SUPREME PEOPLE'S PROCURACY, THE SUPREME PEOPLE'S COURT, THE STATE AUDIT AND OTHER ORGANIZATIONS

Article 21.- Exchange of information between the Government Inspectorate and the Ministry of Public Security, the Supreme People's Procuracy, the Supreme People's Court, the State Audit

1. The Government Inspectorate shall coordinate with the Ministry of Public Security, the Supreme People's Procuracy, the Supreme People's Court and the State Audit in the periodical exchange of information, documents and experience on corruption prevention and fighting in their respective activities of inspection, investigation, procuration, adjudication or audit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Government Inspectorate shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security, the Supreme People's Procuracy, the Supreme People's Court and the State Audit in, promulgating a joint circular specifying the exchange and supply of information and documents between the Government Inspectorate, the Ministry of Public Security and the People's Supreme Procuracy, the Supreme People's Court and the State Audit.

Article 22.- Exchange of information between the Government Inspectorate and other organizations on corruption prevention and fighting

1. The Government Inspectorate shall coordinate with the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, enterprises' associations, branches' and crafts' associations and press agencies in regularly exchanging and supplying information and documents on corruption prevention and fighting through activities of those organizations.

2. The exchange and supply of information, documents on corruption prevention and fighting under the provisions of Clause 1 of this Article must be swift, accurate and timely.

Article 23.- Exchange of information on corruption prevention and fighting work in localities

Provincial-level People's Committees, based on the joint circular defined in Clause 3, Article 21 of this Decree, shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the People's Procuracies and the People's Courts of the same level, the provincial-level Committees of the Vietnam Fatherland Front, enterprises' associations, branches' and crafts' associations and press agencies in their respective localities in, the exchange and supply of information and documents on corruption prevention and fighting in localities.

Article 24.- Publicity of annual reports on corruption prevention and fighting

1. Annual reports on corruption prevention and fighting work of People's Committees shall be publicized by presidents of such People's Committees on the final working day of March every year at the latest.

2. Annual reports on corruption prevention and fighting work of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies shall be publicized by ministers, heads of ministerial-level agencies or heads of government-attached agencies on the final working day of March every year at the latest.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 3. GENERAL SYSTEM OF DATA ON CORRUPTION PREVENTION AND FIGHTING

Article 25.- General system of data on corruption prevention and fighting

1. The general system of data on corruption prevention and fighting means a collection of gathered and processed information, data and reports relating to the work of corruption prevention and fighting.

2. Information, data, reports of the general data system under the provisions of Clause 1 of this Article must be gathered and processed in a timely, accurate and scientific manner in service of the study, assessment and forecast of the corruption situation, the formation and perfection of policies and the law on corruption prevention and fighting, contributing to raising the effectiveness and efficiency of the work of corruption prevention and fighting.

Article 26,- Building and management of the general system of data on corruption prevention and fighting

1. The building and management of the general system of data on corruption prevention and fighting cover:

a/ Receipt, sum up, processing and archive of information, data and reports of agencies, organizations and localities on corruption prevention and fighting;

b/ Assurance of smooth exchange and supply of information, documents between responsible agencies in the work of corruption prevention and fighting;

c/ Sum up, evaluation and forecast of the corruption situation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

REGIMES OF EXAMINATION AND INSPECTION OF THE OBSERVANCE OF THE LAW ON CORRUPTION PREVENTION AND FIGHTING

Section 1. EXAMINATION OF THE OBSERVANCE OF THE LAW ON CORRUPTION PREVENTION AND FIGHTING

Article 27.- Examination contents

Agencies, organizations and units shall conduct regular examinations in order to consider, evaluate and work out measures with a view to ensuring the strict observance of the law on corruption prevention and fighting by agencies, organizations, units and individuals under their respective management.

Article 28.- Grounds for examination

1. The examination is conducted according to annual examination plans already approved by competent agencies, organizations or units or conducted extraordinarily under decisions of heads of competent agencies, organizations or units upon the detection of signs of violation of the law on corruption prevention and fighting.

2. Agencies, organizations and units shall promulgate and post up at their respective offices the examination plans for the subsequent year on the final working day of December every year at the latest.

3. An examination plan covers the following contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Contents of examinations;

c/ The examination duration.

Article 29.- Examination order and procedures

1. Upon the appearance of one of the grounds defined in Clause 1, Article 28 of this Decree, heads of competent agencies, organizations or units shall issue examination decisions and send them to the to be-examined agencies, organizations, units, individuals.

2. An examination decision must cover the following contents:

a/ Grounds for examination;

b/ The full names, positions, working places of the head and members of the examination team or the examiners;

c/ The examination contents;

d/ The examination duration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The duration of an examination is ten days, counting from the date of announcement of the examination decision; if an examination involves many subjects, covers a large geographical area and is complicated in its nature, the examination duration may be longer but must not exceed fifteen days after the announcement of the examination decision.

5. Within ten days counting from the date an examination ends, after scrutinizing the examination result report of the head of the examination team or the examiner and the explanation of the examined agencies, organizations, units or individuals, the examination decision issuers shall promulgate the conclusions on examination.

6. The examination conclusions must cover the following contents

a/ Conclusion on the observance of the Anti-Corruption Law, its guiding documents and other relevant provisions of law on corruption prevention and fighting by the examined agencies, organizations, units, individuals;

b/ Conclusion on responsibilities of the examined agencies, organizations, units or individuals, including the conclusion on responsibility of the heads of the examined agencies, organizations, units or individuals;

c/ The requests on the examined agencies, organizations, units or individuals regarding measures to be taken to ensure the implementation of the Anti-Corruption Law and other relevant provisions of law on corruption prevention and fighting;

d/ Measures to specifically handle acts of violation (if any).

7. Examination conclusions will be sent to the examined agencies, organizations, units or individuals and publicized at offices of agencies, organizations or units that have conducted the examination and headquarters of agencies, organizations, units or at the working places of the examined individuals.

Article 30.- Responsibilities of examined agencies, organizations, units and individuals

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To abide by the examination decisions;

2. To cooperate with, supply information and documents in an accurate, complete and timely manner at the request of examination teams and examiners;

3. To seriously realize the requests of examination teams or examiners; decisions and conclusions of examination decision issuers.

Section 2. INSPECTION OF THE OBSERVANCE OF THE LAW ON CORRUPTION PREVENTION AND FIGHTING

Article 31.- Inspection contents

1. Examining and evaluating the observance of the law on corruption prevention and fighting by agencies, organizations, units, which cover:

a/ Publicity and transparency in activities of agencies, organizations, units;

b/ Formulation and implementation of regimes, norms and criteria;

c/ Code of conducts, rules on professional ethics, the shift of working positions of cadres, civil servants;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Other provisions of law on corruption prevention and fighting.

2. Examining and concluding on responsibilities of heads of agencies, organizations or units in organizing, directing the implementation of the law on corruption prevention and fighting.

Article 32.- Inspection grounds

Inspection shall be conducted upon the emergence of one of the following grounds:

1. Annual inspection plans already approved by the heads of managerial agencies of the same level;

2. Requests of the heads of managerial agencies of the same level;

3. Detected signs of violating the law on corruption prevention and fighting.

Article 33.- Inspecting competence

1. The Government Inspectorate shall inspect the implementation of the law on corruption prevention and fighting by ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies or provincial-level People's Committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. District inspectorates shall inspect the implementation of the law on corruption prevention and fighting by sections and boards of district-level People's Committees, commune-level People's Committees and units under district-level People's Committees.

4. The inspectorates of ministries, the inspectorates of provincial/municipal Services are competent to inspect the implementation of the law on corruption prevention and fighting by organizations and units under the direct management by ministries or provincial/municipal Services.

5. The Inspector General shall direct and urge the state inspectorates in the inspection of implementation of the law on corruption prevention and fighting.

Article 34.- Responsibilities of the heads of state management agencies for the inspection of the implementation of the law on corruption prevention and fighting

The heads of state management agencies have the responsibilities:

1. To approve plans on inspection of the implementation of the law on corruption prevention and fighting by the state inspectorates of the same level;

2. To direct and create funding and personnel conditions for the state inspectorates of the same level to conduct the inspection of the implementation of the law on corruption prevention and fighting;

3. To request agencies, organizations and units to realize the petitions of state inspectorates in the inspection of the implementation of the law on corruption prevention and fighting;

4. To be held accountable before law for the occurrence of violations of the regulations on inspection activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Annually, the Government Inspectorate shall guide ministries, branches and localities in the elaboration of plans on inspection of the implementation of the law on corruption prevention and fighting.

2. The state inspectorates shall assist the heads of the managerial agencies of the same level in drafting their annual inspection plans and send to the immediate superior state inspectorates for comments on the final working day of October every year at the latest.

3. The superior state inspectorates shall send written replies to the comment-requesting state inspectorates on the final working day of November every year at the latest.

4. The heads of managerial agencies shall approve and publicize their annual inspection plans on the final working day of December every year at the latest.

5. An inspection plan covers the following contents:

a/ The inspected agency, organization, unit or individual;

b/ The contents of inspections;

c/ The inspection duration.

Article 36.- Tasks and powers of inspection decision issuers, inspection team heads and members; inspection order and procedures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The order, procedures and duration for inspection of the implementation of provisions of law on corruption prevention and fighting shall comply with the law on inspection.

Article 37.- Inspection conclusions

1. The inspection conclusions cover the following contents:

a/ The conclusions on the inspected contents;

b/ The conclusions on responsibilities of the heads of the inspected agencies, organizations or units in organizing and directing the implementation of the law on corruption prevention and fighting;

c/ The measures to redress shortcomings and mistakes in the implementation of the law on corruption prevention and fighting proposed by the inspected agencies, organizations or units;

d/ The proposed handling of the heads of agencies, organizations or units for violations of the law on corruption prevention and fighting as provided for in Clause 1, Article 31 of this Decree.

2. When violations of the law on corruption prevention and fighting show signs of crimes, the inspection conclusion makers shall propose and transfer the dossiers to investigating bodies and procuracies for penal liability examination against the violators.

Article 38.- Rights and obligations of agencies, organizations, units and individuals subject to inspection

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

DENUNCIATION OF CORRUPTION ACTS

Section 1. COMPETENCE AND PROCEDURES FOR RECEPTION, HANDLING AND SETTLEMENT OF CORRUPTION DENUNCIATIONS

Article 39.- Establishing and publicizing forms of receiving denunciations

Police offices and state inspectorates competent to settle denunciations are obliged to establish and publicize telephone numbers, e-mail boxes and addresses for reception of denunciations against corruption acts.

Article 40.- Responsibility to receive and competence to handle and settle corruption denunciations

1. The responsibility to receive and the competence to settle corruption denunciations shall comply with the Law on Complaints and Denunciations, the Anti-Corruption Law and this Decree.

2. Within ten days at most after the receipt of denunciations, police offices or state inspectorates shall transfer the dossiers of denunciation to agencies, organizations or individuals competent to settle them and notify the denouncers thereof in writing; if the denunciations fall under their respective competence, they shall handle and settle them and notify the denouncers thereof in writing, when so requested.

3. Upon receiving denunciations sent by the Central Steering Committee for Corruption Prevention and Fighting, agencies, organizations and individuals shall handle and settle them then report on the settlement results to the Steering Committee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Citizens denounce corruption acts by the following modes:

a/ Making direct denunciations;

b/ Sending written denunciations;

c/ Making denunciations via telephone;

d/ Making denunciations via data messages.

2. Denouncers must clearly state their full names, addresses and denunciation contents and supply information and documents relating to the denunciation contents, which they have possessed.

3. Corruption denunciations which are made under false names of denouncers, with unclear or groundless contents and denunciations which were already settled by competent authorities and are now made again but without new evidence shall not be considered and settled.

Article 42.- Procedures for receipt of corruption denunciations made by different modes

1. When citizens make direct denunciations, the denunciation recipients shall record the denunciation contents, full names and addresses of the denouncers or tape-record their verbal denunciations when necessary. The denunciation- receiving time is counted from the date the denouncers sign the recorded denunciation contents for certification.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ If the written denunciations are sent by post, the denunciation-receiving time is the date of receiving the written denunciations;

b/ If the written denunciations are delivered in person, the recipients issue receipts; the written denunciation-receiving time is the date written on the receipts.

3. Immediately after the receipt of denunciations through telephone or data messages, the denunciation-receiving agencies, organizations and individuals shall verify the full names and addresses of the denouncers according to the information supplied by the denouncers, apply according to their respective competence or request competent agencies or organizations to apply necessary measures to promptly detect and check the corruption acts.

4. For denunciations with denouncers' full names and addresses being unidentified but with clear contents, specific evidences and with grounds for verification, the competent agencies, organizations or individuals study and consult the supplied information to serve the corruption prevention and fighting.

Article 43.- Procedures for handling and settling corruption denunciations

1. The procedures for handling and settling corruption denunciations shall comply with the law on denunciations, the Anti-Corruption Law and this Decree.

2. Denunciation-handling decisions shall be publicized and sent to police offices, state inspectorates of the same level and denouncers, when so requested.

3. When denunciation contents are concluded untrue, the agencies, organizations or individuals competent to settle denunciations shall publicize such conclusions and handle or propose competent bodies to handle the persons who deliberately make untrue denunciations, if it is so requested by the denounced persons.

Article 44.- Handling of violations related to reception, handling and settlement of denunciations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Those who have the responsibility to settle denunciations but decline to handle them, fail to settle them shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined; if deliberately acting in contravention of the Anti-Corruption Law's provisions on denunciations and handling of denunciations, this Decree and the law on denunciations for personal purposes, they shall be considered failing to perform their tasks and official duties for self-seeking interests as provided for in Clause 11, Article 3 of the Anti-Corruption Law and shall be disciplined or examined for penal liability in accordance with law.

Section 2. PROTECTION AND COMMENDATION OF DENOUNCERS

Article 45.- Prohibited acts and handling of violations

1. The following acts are strictly prohibited:

a/ Threatening or infringing upon the lives, health, property, honor or dignity of denouncers or their relatives;

b/ Threatening or infringing upon the legitimate rights and interests, business or professional activities of denouncers or their relatives;

c/ Hindering, causing difficulties to the exercise of legitimate rights and interests of denouncers in raising salary grades or ranks, allowances, commendation, appointment and the exercise of other legitimate rights and interests of denouncers or their relatives;

d/ Discriminating, inciting others to obstruct the performance of tasks or official duties by denouncers or their relatives;

e/ Illegally disciplining or moving denouncers or their relatives to other jobs with the motivation of retaliation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 46.- Rights, obligations and responsibilities of corruption denouncers

1. Denouncers who offer bribes but take initiative in making denunciations and reports before their acts of bribe offering are detected shall have their bribery properties returned.

2. Denouncers are entitled to request competent agencies or organizations to apply necessary measures to prevent acts of violating or infringing upon their legitimate rights and interests when they are intimidated, retaliated or repressed.

3. Denouncers are obliged to give truthful denunciations, to supply sufficient information they have obtained and to cooperate with agencies, organizations or individuals competent to settle denunciations.

4. If denouncers take advantage of their right to denunciations to cause disturbances, to make untrue denunciations, to infringe upon the honor, dignity or prestige of agencies, organizations or individuals, they shall, depending on the nature and severity of their acts, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensations therefor in accordance with law.

Article 47.- Responsibilities of agencies, organizations, units and individuals in protection of corruption denouncers

1. Agencies, organizations and individuals receiving or handling denunciations shall apply necessary measures to keep secret the denouncers, not disclosing their full names, addresses and hand-writings and other information related to them.

2. Agencies, organizations, units and individuals, that receive requests of denouncers or their relatives who are intimidated, retaliated or repressed, shall promptly apply or request competent agencies or organizations to apply measures to protect denouncers and their relatives as follows:

a/ To protect the lives, health, property, honor and dignity of denouncers and their relatives;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To handle or request competent bodies to handle in a timely and strict manner acts of intimidating, retaliating or repressing denouncers and their relatives.

Article 48.- Commendation of corruption denouncers

Persons who make honest denunciations or actively collaborate with competent agencies, organizations or individuals in detecting, preventing and handling corruption acts may be awarded diplomas of merit or letters of commendation by competent agencies, organizations or units and be considered for rewards.

Chapter VI

FORMULATION AND IMPLEMENTATION OF REGIMES, NORMS, CRITERIA

Article 49.- Formulation, promulgation and implementation of regimes, norms and criteria

1. Heads of state agencies competent to formulate, promulgate regimes, norms and criteria have the responsibilities:

a/ To organize and direct the publicity of regimes, norms and criteria promulgated by agencies under their respective management;

b/ Based on the regimes, norms and criteria promulgated by agencies under their management, to guide agencies, organizations and units in formulating, promulgating, publicizing and implementing the regimes, norms and criteria applicable to those agencies, organizations and units;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Heads of agencies, organizations or units shall organize, direct, inspect and urge the formulation, promulgation, publicity and implementation of regimes, norms and criteria applicable to their respective agencies, organizations or units.

Article 50.- Handling of violations of provisions on regimes, norms, criteria

1. Those who commit acts of violating the provisions on regimes, norms and criteria shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability in accordance with law.

2. Those who direct, permit or propose the use in excess of regimes, norms or criteria, shall, depending on their respective liabilities, pay compensations for the value of the portions used in excess; persons who use in excess of regimes, norms or criteria shall bear joint responsibility to compensate the value of the portions used in excess.

3. Those who direct, permit or propose the application of norms and technical-economic norms lower than the prescribed levels for self-seeking interests shall, depending on the extent of their liability, pay compensation for the value of the lower portions; persons benefiting from the implementation of lower regimes, norms, technical-economic criteria shall bear joint responsibility to compensate the damage or remedial expenses.

Chapter VII

OTHER PROVISIONS

Article 51.- Renewal of payment modes and management of revenue and expenditure in cash by cadres and public servants

1. The Government shall apply financial and technological solutions to proceed to the target that all expenditures by persons with positions and powers defined at Points a, b and c, Clause 3, Article 1 of the Anti-Corruption Law and other transactions with the use of state budget must be effected via bank accounts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 52.- International cooperation on corruption prevention and fighting

1. The projects on international cooperation on corruption prevention and fighting specified in Clause 1, Article 90 of the Anti-Corruption Law must be commented by the Government Inspectorate, the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice, the Ministry of Foreign Affairs before they are submitted to competent bodies for approval.

2. The results of operations of these projects must be reported to the Central Steering Committee for Corruption Prevention and Fighting, the Prime Minister and sent to the Government Inspectorate for loading into the general system of data on corruption prevention and fighting defined in Article 25 of this Decree.

3. The activities of legal assistance, extradition and property recovery defined in Clause 2, Article 90 of the Anti-Corruption Law must be reported to the Central Steering Committee for Corruption Prevention and Fighting.

Article 53.- Commendation and reward on corruption prevention and fighting

1. The reward funds for corruption prevention and fighting shall be set up to reward agencies, organizations and individuals that record achievements in preventing, detecting and handling corruption.

2. The reward funds for corruption prevention and fighting shall be formed from state budget allocations, deductions from properties recovered from corruption cases and contributions of organizations and individuals.

3. The management and use of reward funds for corruption prevention and fighting shall be performed by the Central Steering Committee for Corruption Prevention and Fighting in accordance with the law on state budget.

Chapter VIII

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 54.- Effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 55.- Implementation responsibilities

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 Hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


27.906

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.82.79
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!