1
|
Cấp giấy phép cho các hoạt
động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Xây dựng công trình mới; Lập
bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào
khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai
thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy
ban nhân dân tỉnh
|
25 (hai mươi lăm) ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
|
1. Chi cục Thủy lợi:
Đối với công trình thủy lợi
thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố trừ công trình thủy
lợi đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
2. Ủy ban nhân dân quận,
huyện, thành phố Thủ Đức:
Đối với công trình thủy lợi
được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý.
|
Không
|
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng
6 năm 2017;
- Luật Xây dựng ngày 18 tháng
6 năm 2014; Luật sửa đổi một số điều Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Luật Đầu tư công ngày 18
tháng 6 năm 2020; - Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.
- Nghị định số 40/2020/NĐ- CP
ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về
quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
ngày 10 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 35/2023/NĐ-CP
ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng;
- Nghị định số 40/2023/NĐ-CP
ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ;
- Quyết định số 5275/QĐ-
BNN-VP ngày 12 tháng 12 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Quyết định số 3216/QĐ-
BNN-TL ngày 07 tháng 8 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị
bãi bỏ lĩnh vực thủy lợi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
- Quyết định số
19/2021/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh ban hành quy định về nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các chương trình, dự
án đầu tư công của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số
39/2021/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về
ban hành Quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 503/QĐ-SNN
ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục Thủy lợi.
|
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức,
cá nhân nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy lợi
hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức (dựa vào công trình thuộc
thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố đã phân cấp).
- Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Trong 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ, Chi cục Thủy lợi, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ
Đức xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thông báo cho tổ
chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Bước 3: Xem xét hồ sơ và
trình phê duyệt:
+ Đối với hồ sơ thuộc công
trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố trừ
công trình thủy lợi đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý Trong
thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thủy
lợi thực hiện thủ tục tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì trình
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trường hợp không đủ điều
kiện thì Chi cục Thủy lợi trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản lý do không
cấp giấy phép.
+ Đối với hồ sơ thuộc công
trình thủy lợi được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý Trong thời hạn
25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân quận, huyện,
thành phố Thủ Đức tổ chức thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến chuyên ngành của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp đủ điều kiện Ủy ban nhân dân
quận, huyện, thành phố Thủ Đức cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện thì Ủy
ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức trả lại hồ sơ và thông báo bằng
văn bản lý do không cấp giấy phép.
2. Thành phần hồ sơ:
2.1. Đối với tổ chức
thực hiện dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi
(thiết kế xây dựng thực hiện theo trình tự một bước):
- Đơn đề nghị cấp giấy phép
theo Mẫu số 01 (quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số
67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018);
- Sơ họa vị trí khu vực tiến
hành hoạt động đề nghị cấp phép;
- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng
của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi;
- Văn bản ý kiến của tổ chức,
cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc
quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân;
- Bản sao Quyết định thành
lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao Quyết định phê
duyệt quy hoạch;
- Bản sao Chủ trương đầu tư
(Quyết định hoặc Nghị quyết);
- Bản sao Quyết định phê
duyệt dự án đầu tư;
- Bản sao Báo cáo đánh giá
tác động môi trường hoặc Đăng ký môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường
(nếu còn hiệu lực) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh
đã được đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường còn hiệu lực có nhu cầu đề nghị
cấp phép đấu nối xả thải vào công trình thủy lợi thì áp dụng theo điều khoản chuyển
tiếp tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường; các trường hợp còn lại áp
dụng theo Điều 30 và Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường.
- Bản sao Thông báo kết quả
thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng [Mẫu số 02a Phụ lục VI
kèm theo Nghị định số 35/2023/NĐ- CP ngày 20/6/2023]
- Bản vẽ thiết kế thi công
được phê duyệt.
2.2. Đối với tổ chức
thực hiện dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi
(thiết kế xây dựng thực hiện theo trình tự hai bước):
- Đơn đề nghị cấp giấy phép
theo Mẫu số 01 (quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số
67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018);
- Sơ họa vị trí khu vực tiến
hành hoạt động đề nghị cấp phép;
- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng
của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi;
- Văn bản ý kiến của tổ chức,
cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc
quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân;
- Bản sao Quyết định thành
lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao Quyết định phê
duyệt quy hoạch;
- Bản sao Chủ trương đầu tư
(Quyết định hoặc Nghị quyết);
- Bản sao Quyết định phê
duyệt dự án đầu tư;
- Bản sao Báo cáo đánh giá
tác động môi trường hoặc Đăng ký môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường
(nếu còn hiệu lực) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh
đã được đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường còn hiệu lực có nhu cầu đề nghị
cấp phép đấu nối xả thải vào công trình thủy lợi thì áp dụng theo điều khoản
chuyển tiếp tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường; các trường hợp còn
lại áp dụng theo Điều 30 và Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường.
- Bản sao Thông báo kết quả
thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; Bản vẽ thiết kế cơ sở;
- Bản vẽ thiết kế thi công
được phê duyệt.
2.3. Đối với tổ chức
thực hiện dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi
(thiết kế xây dựng thực hiện theo trình tự ba bước):
- Đơn đề nghị cấp giấy phép
theo Mẫu số 01 (quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định
67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018);
- Sơ họa vị trí khu vực tiến
hành hoạt động đề nghị cấp phép;
- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng
của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi;
- Văn bản ý kiến của tổ chức,
cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc
quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân;
- Bản sao Quyết định thành
lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao Quyết định phê
duyệt quy hoạch;
- Bản sao Chủ trương đầu tư
(Quyết định hoặc Nghị quyết);
- Bản sao Quyết định phê
duyệt dự án đầu tư;
- Báo cáo đánh giá tác động
môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường.
- Bản sao Thông báo kết quả
thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; Bản vẽ thiết kế cơ sở;
- Bản sao Thông báo kết quả
thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (thiết kế kỹ
thuật); Bản vẽ thiết kế kỹ thuật;
- Bản vẽ thiết kế thi công
được phê duyệt.
2.4. Đối với cá nhân,
tổ chức:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép
theo Mẫu số 01 (quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số
67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018);
- Sơ họa vị trí khu vực tiến
hành hoạt động đề nghị cấp phép;
- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng
của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi;
- Văn bản ý kiến của tổ chức,
cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc
quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân;
- Bản vẽ thiết kế thi công
được phê duyệt
3. Cơ quan giải quyết TTHC
3.1. Đối với công trình
thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố trừ công
trình thủy lợi đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý
- Cơ quan thực hiện thủ tục:
Chi cục Thủy lợi.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.2. Đối với công trình
thủy lợi được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý: Ủy ban nhân
dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
|