Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 6291/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Hoàng Thị Út Lan
Ngày ban hành: 16/10/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 6291/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 16 tháng 10 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ THUỘC CÁC HUYỆN CỦA TỈNH NINH THUẬN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg , ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg , ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Chương trình hành động số 204/CTr-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2008 - 2010 của tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Kế hoạch số 3578/KH-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch số 29-KH/TU ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1837/TTr-SNV ngày 06 tháng 10 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy định giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm:

1. Tổ chức triển khai thực hiện Quy định giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” nêu tại Điều 1 chậm nhất là ngày 25 tháng 10 năm 2008. Định kỳ hằng tháng, quý, 6 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).

2. Công khai các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan, đơn vị và trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi truờng, Giám đốc Sở Lao động - Thương bịnh và Xã hội, Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Hoàng Thị Út Lan

 

QUY ĐỊNH

GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ THUỘC CÁC HUYỆN CỦA TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. Phạm vi điều chỉnh.

1. Trình tự, thủ tục, trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhân theo cơ chế “một cửa liên thông” đối với hồ sơ thuộc 4 lĩnh vực: đất đai; người có công với cách mạng; đăng ký kinh doanh; cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

2. Thủ tục hồ sơ, thời gian, mức phí, lệ phí giải quyết; quy trình tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ; mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước có liên quan trong quá trình xử lý, giải quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhân.

II. Đối tượng áp dụng: đối tượng áp dụng Quy định này bao gồm:

1. Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện.

2. Ủy ban nhân dân các huyện và các cơ quan chuyên môn trực thuộc có liên quan.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

III. Cơ chế “một cửa liên thông”:

Cơ chế “một cửa liên thông” từ cấp xã đến cấp huyện là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên, từ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, quan hệ phối hợp, giải quyết hồ sơ đến trả kết quả cho các tổ chức và cá nhân được thực hiện thông qua một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp xã (gọi tắt là Bộ phận TN&TKQ cấp xã).

IV. Nguyên tắc chung khi thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”:

1. Thủ tục hành chính rõ ràng, đơn giản và đúng pháp luật.

2. Niêm yết công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, biểu mẫu hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của từng loại hồ sơ.

3. Hướng dẫn thủ tục cụ thể, chi tiết, đúng và đầy đủ theo nguyên tắc hướng dẫn một lần bằng phiếu hướng dẫn. Sử dụng giấy biên nhận khi tiếp nhận hồ sơ, có ghi cụ thể ngày hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.

4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận TN&TKQ cấp xã.

5. Đảm bảo sự phối hợp chặc chẽ giữa các bộ phận, cơ quan hành chính Nhà nước nhằm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện đối với tổ chức, cá nhân.

6. Phong cách giao tiếp, tinh thần phục vụ và chất lượng giải quyết hồ sơ là yêu cầu cao nhất đối với cán bộ, công chức, là thước đo hiệu quả hoạt động của từng cơ quan hành chính.

V. Quy định chung về việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết hồ sơ thuộc các lĩnh vực đã được quy định đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận TN&TKQ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã để được giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã và trình tự, thủ tục theo Quy định này. Bộ phận TN&TKQ có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định về thủ tục hồ sơ khi tiếp nhận hồ sơ.

2. Những hồ sơ không được quy định tại Quy định này mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Bộ phận TN&TKQ hướng dẫn tổ chức, cá nhân liên hệ các công chức hoặc bộ phận chuyên môn có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết theo quy định hiện hành.

3. Những hồ sơ không được quy định tại Quy định này và cũng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Bộ phận TN&TKQ có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể để công dân, tổ chức liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành thay đổi hoặc điều chỉnh các quy phạm có liên quan đến quy định này thì Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan liên quan có trách nhiệm chủ động rà soát và kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh cho phù hợp.

5. Thời gian giải quyết hồ sơ công việc được quy định trong quy định này là thời gian làm việc (không kể ngày nghỉ hằng tuần, lễ, tết) được tính kể từ ngày Bộ phận TN&TKQ nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Khuyến khích các đơn vị, cá nhân cải tiến lề lối làm việc (hoặc tổ chức quy trình xử lý hồ sơ hợp lý) nhằm rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ sớm hơn mức thời gian theo quy định.

6. Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc huyện, thành phố không được tự đặt thêm thủ tục hành chính ngoài Quy định này; không được sử dụng thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính làm điều kiện để vận động thu ngân sách ngoài quy định hoặc thực hiện các giao dịch khác; không được yêu cầu Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn xác nhận vào hồ sơ của cá nhân trước khi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

7. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn kê khai và cung cấp đầy đủ các loại mẫu đơn, mẫu giấy tờ giao dịch của các công việc được quy định tại Quy định này cho tổ chức, công dân.

Phần II

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN THÔNG”

Mục 1. LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

I. Căn cứ pháp lý:

- Luật Đất đai năm 2003;

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần;

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

- Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 4 năm 2005 của liên Bộ Tài chính - Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

- Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-TNMT ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

- Thông tư liên tịch số 03/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 05/2005/TTLT/BTP-TNMT ngày 16 tháng 6 năm 2005 của liên Bộ Tư pháp - Tài nguyên và Môi trường;

- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.

II. Các thủ tục hành chính

1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất.

a) Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu).

- Văn bản ủy quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).

- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);

c) Trình tự và thời gian giải quyết: chia làm 2 trường hợp:

- Trường hợp người sử dụng đất không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính: 30 (ba mươi) ngày.

+ Cán bộ địa chính cấp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; thẩm tra, xác nhận về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 5 (năm) ngày.

+ Chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (gọi tắt VPĐKQSDĐ) huyện, thành phố: 2 (hai) ngày.

+ VPĐKQSDĐ huyện, thành phố kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính; ghi kết quả thẩm tra vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trích sao hồ sơ địa chính; dự thảo giấy chứng nhận quyền sự dụng đất gửi đến phòng Tài nguyên và Môi trường: 12 (mười hai) ngày.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ và ghi ý kiến thẩm định vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; làm tờ trình: 5 (năm) ngày.

+ Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố duyệt: 3 (ba) ngày.

+ VPĐKQSDĐ huyện, thành phố cập nhật hồ sơ; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 2 (hai) ngày.

+ Cán bộ địa chính cấp trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày.

- Trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính: 55 (năm mươi lăm) ngày, chia làm 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: 45 (bốn mươi lăm) ngày, từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi người sử dụng đất nhận được Thông báo nộp tiền (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính):

+ Cán bộ địa chính cấp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; thẩm tra, xác nhận về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Trường hợp người sử dụng đất không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất thì cấp xã xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đất với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận: 20 (hai mươi) ngày (kể cả thời gian niêm yết công khai tại Ủy ban nhân dân cấp xã).

+ Chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

+ VPĐKQSDĐ huyện, thành phố kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính; trích sao hồ sơ địa chính; chuyển thông tin địa chính cho Chi cục Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính: 18 (mười tám) ngày.

+ Chi cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính và làm Thông báo nộp tiền chuyển cho VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

+ VPĐKQSDĐ huyện, thành phố chuyển Thông báo nộp tiền cho cán bộ địa chính cấp xã để giao cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày.

(Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi VPĐKQSDĐ huyện, thành phố nhận hồ sơ, nếu trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy thì VPĐKQSDĐ huyện, thành phố phải có văn bản trả lời (nêu rõ lý do) cho người sử dụng đất được biết).

* Giai đoạn 2: 10 (mười) ngày (từ khi người sử dụng đất nộp lại bản sao chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đến khi tiếp nhận kết quả cuối cùng).

- Cán bộ địa chính cấp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 1 (một) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố kiểm tra hồ sơ và ghi kết quả thẩm tra vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; dự thảo kết quả giải quyết: 2 (hai) ngày.

- Chuyển phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ; làm tờ trình: 2 (hai) ngày.

- Trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố duyệt: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố cập nhật hồ sơ; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 2 (hai) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận quyền sử dụng đất (thuộc trường hợp quy định tại điểm k khoản 1 Điều 99 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP).

a) Đối tượng áp dụng: hộ gia đình, cá nhân được nhận quyền sử dụng đất do trúng đấu giá, trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất; theo kết quả h giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thoả thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh để xử lý nợ; quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai; quyết định hoặc bản án của T án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan Thi hành án; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;

b) Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

c) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu).

- Văn bản công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất; trích lục bản đồ địa chính (đối với trường hợp trúng đấu giá, trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất).

- Một trong các loại văn bản về kết quả h giải thành về tranh chấp đất đai được y ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thoả thuận xử lý nợ theo hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; quyết định hành chính giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai; quyết định của T án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan Thi hành án; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật.

- Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có);

d) Trình tự và thời gian giải quyết: 15 (mười lăm) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố thẩm tra hồ sơ, trích lục hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất, trích sao hồ sơ địa chính, ghi kết quả thẩm tra vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, in dự thảo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuyển đến phòng Tài nguyên và Môi trường: 5 (năm) ngày.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ: 2 (hai) ngày.

- Trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố duyệt: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố cập nhật hồ sơ; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 2 (hai) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

a) Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu).

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp cấp đổi.

- Đơn trình báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có xác nhận của cấp có thẩm quyền (trường hợp mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

- Bản sao Giấy phép xây dựng (nếu có, trong trường hợp cấp đổi để bổ sung phần nhà ở);

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 28 (hai mươi tám) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố thẩm tra hồ sơ, trích lục hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất, trích sao hồ sơ địa chính, ghi kết quả thẩm tra vào đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuyển đến phòng Tài nguyên và Môi trường: 17 (mười bảy) ngày.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ: 3 (ba) ngày.

- Trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố duyệt: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố cập nhật hồ sơ; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 2 (hai) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

* Trường hợp đề nghị cấp lại do mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cộng thêm thời gian là 40 (bốn mươi) ngày (trong đó 10 (mười) ngày để thẩm tra nội dung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bị mất và 30 (ba mươi) ngày để niêm yết thông báo về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mất tại VPĐKQSDĐ huyện, thành phố và tại Ủy ban nhân dân cấp nơi có đất).

4. Tách thửa, hợp thửa đất.

a) Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa đất của người sử dụng đất đối với trường hợp tách thửa, hợp thửa theo yêu cầu của người sử dụng đất và trường hợp tách thửa, hợp thửa do nhận quyền sử dụng đất quy định tại điểm k khoản 1 Điều 99 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ (theo mẫu).

- Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai.

Trường hợp tách thửa, hợp thửa do nhận quyền sử dụng đất quy định tại điểm k khoản 1 Điều 99 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì phải có thêm một trong các loại văn bản sau: biên bản về kết quả hoà giải về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thoả thuận xử lý nợ theo hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan Thi hành án; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức; văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật khi thực hiện đối với một phần thửa đất.

Lưu ý: đối với việc tách thửa đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng chi tiết được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; việc tách thửa, hợp thửa theo nhu cầu của người sử dụng đất, song diện tích tách thửa cũng như diện tích còn lại sau khi tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với từng loại đất;

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 10 (mười) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố thẩm tra hồ sơ, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; dự thảo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuyển đến phòng Tài nguyên và Môi trường: 2 (hai) ngày.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ: 2 (hai) ngày.

- Trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố duyệt: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố cập nhật hồ sơ; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

5. Thủ tục xđăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà trước đây, khi góp vốn đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho pháp nhân mới (do có thay đổi thửa đất).

a) Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Hợp đồng chấm dứt góp vốn.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 14 (mười bốn) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính, in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 2 (hai) ngày.

- Chuyển phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ: 4 (bốn) ngày.

- Trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố duyệt: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố cập nhật hồ sơ; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 2 (hai) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

6. Giao đất, cho thuê đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất vùng đệm của rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác (trừ đất trồng cây hàng năm) đối với hộ gia đình, cá nhân.

a) Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Đơn đề nghị giao đất, cho thuê đất (theo mẫu).

- Đối với trường hợp đề nghị giao đất, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản thì phải nộp dự án nuôi trồng thủy sản đã được cơ quan quản lý thủy sản cấp huyện thẩm định và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định theo quy định của pháp luật về môi trường;

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 45 (bốn mươi lăm) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; thẩm tra và xử lý đơn đề nghị giao đất, cho thuê đất và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký: 3 (ba) ngày.

- Chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố xử lý và trình ký: 20 (hai mươi) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố gửi kèm theo hồ sơ đến phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố: 1 (một) ngày.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xử lý và trình ký: 11 (mười một) ngày.

- Trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố duyệt: 3 (ba) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 2 (hai) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp trả kết quả cho người sử dụng đất: 2 (hai) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

7. Gia hạn sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp hoặc không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất nông nghiệp.

a) Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ; trước khi hết hạn sử dụng đất 6 (sáu) tháng, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhu cầu gia hạn sử dụng đất trực tiếp nộp hồ sơ, gồm có:

- Đơn đề nghị gia hạn sử dụng đất (theo mẫu).

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 16 (mười sáu) ngày.  

- Cán bộ địa chính cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố thẩm tra hồ sơ, xử lý và gửi kèm theo hồ sơ đến phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố: 6 (sáu) ngày.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xử lý và trình ký: 3 (ba) ngày.

- Trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố duyệt: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố cập nhật hồ sơ; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp xã trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

8. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

8.1 Trường hợp phải xin phép:

a) Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

* Giai đoạn 1:

- Đơn đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu).

- Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).

- Bản chính dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư (nếu có).

* Giai đoạn 2: Bản sao chứng từ đã hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (Tờ khai, Biên lai nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước);

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 30 (ba mươi) ngày, chia làm 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: 21 (hai mươi mốt) ngày, từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi người sử dụng đất nhận được “Thông báo nộp tiền” (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính):

- Cán bộ địa chính cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố chuyển hồ sơ đến phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ, phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh thực địa xem xét tính phù hợp với quy hoạch: 8 (tám) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố thực hiện trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính gửi phòng Tài nguyên và Môi trường; chuyển thông tin địa chính cho Chi cục Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính: 5 (năm) ngày;

- Chi cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính phải thực hiện và làm thông báo nộp tiền chuyển cho VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

- Chuyển Thông báo nộp tiền cho cán bộ địa chính cấp xã để giao cho người sử dụng đất: 2 (hai) ngày.

(Trường hợp việc xin phép chuyển mục đích không phù hợp với quy hoạch, trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phòng Tài nguyên và Môi trường phải có văn bản trả lời cho người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất được biết).

* Giai đoạn 2: 9 (chín) ngày (từ khi người sử dụng đất nộp lại bản sao chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đến khi tiếp nhận kết quả cuối cùng).

- Cán bộ địa chính cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 2 (hai) ngày.

- Chuyển phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ và ghi ý kiến thẩm định vào Đơn đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất; làm tờ trình, dự thảo kết quả giải quyết: 2 (hai) ngày.

- Trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố duyệt: 2 (hai) ngày;

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố cập nhật hồ sơ; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 2 (hai) ngày.

- Cán bộ địa chính cấptrả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày.

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

8.2 Trường hợp không phải xin phép:

a) Thẩm quyền giải quyết: Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố.

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Tờ khai đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu).

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).

- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính;

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 18 (mười tám) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố kiểm tra hồ sơ và ghi kết quả thẩm tra vào đơn đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất; dự thảo kết quả giải quyết, chuyển cho phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố: 10 (mười) ngày.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố kiểm tra và trình ký: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố cập nhật hồ sơ; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 2 (hai) ngày.

- Cán bộ địa chính cấptrả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

9. Thủ tục x đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà trước đây khi góp vốn đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho pháp nhân mới (do không thay đổi thửa đất).

a) Thẩm quyền giải quyết: Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Hợp đồng chấm dứt góp vốn.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 10 (mười) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính gửi kèm theo hồ sơ đến phòng Tài nguyên và Môi trường: 2 (hai) ngày.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm tra hồ sơ, chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trình ký: 3 (ba) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố cập nhật hồ sơ; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 2 (hai) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

10. Thủ tục chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất.

a) Thẩm quyền giải quyết: Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

Giai đoạn 1:

- Đơn đăng ký chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất (theo mẫu).

- Hợp đồng thuê đất.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giai đoạn 2: bản sao chứng từ đã hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (tờ khai, biên lai nộp tiền);

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 11 (mười một) ngày.

Giai đoạn 1: 7 (bảy) ngày, từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi người sử dụng đất nhận được “Thông báo nộp tiền” (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính):

- Cán bộ địa chính cấp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính gửi phòng Tài nguyên và Môi trường; chuyển thông tin địa chính cho Chi cục Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính: 2 (hai) ngày.

- Chi cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính và làm thông báo nộp tiền chuyển cho VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố chuyển Thông báo nộp tiền cho cán bộ địa chính cấp để giao cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày.

Giai đoạn 2: 4 (bốn) ngày, từ khi người sử dụng đất nộp lại bản sao chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đến khi tiếp nhận kết quả cuối cùng.

- Cán bộ địa chính cấp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 1 (một) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố kiểm tra hồ sơ và ghi kết quả thẩm tra vào đơn xin chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất; dự thảo kết quả giải quyết, chuyển cho phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố: 1/2 ngày.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định kết quả và trình ký: 1/2 ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố cập nhật hồ sơ; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

* Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất kết hợp với việc chuyển mục đích sử dụng đất thì phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trước khi thực hiện thủ tục chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.

11. Thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất do đổi tên, giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên, thay đổi về quyền, thay đổi về nghĩa vụ tài chính.

a) Thẩm quyền giải quyết: Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Đơn đề nghị đăng ký biến động về sử dụng đất (theo mẫu).

- Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).

- Các giấy tờ pháp lý khác có liên quan đến việc đăng ký biến động về sử dụng đất;

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 17 (mười bảy) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố kiểm tra hồ sơ và ghi kết quả thẩm tra vào đơn đề nghị đăng ký biến động sử dụng đất; dự thảo kết quả giải quyết, chuyển cho phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố: 7 (bảy) ngày.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình ký: 4 (bốn) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố cập nhật hồ sơ, gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 2 (hai) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp xã trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày.

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

12. Thủ tục đăng ký nhận quyền sử dụng đất do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất.

a) Thẩm quyền giải quyết: Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố;

b) Hồ sơ 1 bộ, gồm có:

- Bản chính hợp đồng thế chấp, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc quyết định kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất của cơ quan Thi hành án.

- Bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).

- Bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).

- Văn bản về kết quả đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất;

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 10 (mười) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố thẩm tra hồ sơ, làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ đến phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trình ký: 3 (ba) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố cập nhật hồ sơ; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp xã trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

(Trường hợp hồ sơ có các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì phải thực hiện đồng thời với thủ tục cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - thời gian giải quyết được cộng thêm 30 (ba mươi) ngày làm việc).    

13. Thủ tục x đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

a) Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc VPĐKQSDĐ huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Hợp đồng chấm dứt góp vốn đã công chứng hoặc chứng thực.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 5 (năm) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố kiểm tra hồ sơ, thực hiện thủ tục xoá đăng ký góp vốn vào hồ sơ địa chính, chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 1 (một) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp xã trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

14. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.

a) Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc VPĐKQSDĐ huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng toàn bộ diện tích thửa đất:

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng hoặc chứng thực.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).

- Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng một phần diện tích đất (kết hợp giải quyết thủ tục tách thửa và thủ tục chuyển quyền):

Tách thửa:

+ Đơn đề nghị tách thửa của người sử dụng đất (theo mẫu).

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở.

Chuyển quyền:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở.

+ Đơn đề nghị tách thửa có phê duyệt của phòng Tài nguyên và Môi trường và sơ đồ tách thửa của VPĐKQSDĐ huyện, thành phố.

+ Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng hoặc chứng thực;                                           

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 13 (mười ba) ngày, chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: 8 (tám) ngày, từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi người sử dụng đất nhận được “Thông báo nộp tiền” (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính):

- Cán bộ địa chính cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính; trích sao hồ sơ địa chính; chuyển thông tin địa chính cho Chi cục Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính: 2 (hai) ngày.

- Chi cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính và làm thông báo nộp tiền chuyển cho VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố chuyển Thông báo nộp tiền cho cán bộ địa chính cấp để giao cho người sử dụng đất: 2 (hai) ngày.

Giai đoạn 2: 5 (năm) ngày, từ khi người sử dụng đất nộp lại bản sao chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đến khi tiếp nhận kết quả cuối cùng.

- Cán bộ địa chính cấp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 1 (một) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố kiểm tra, chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trình ký: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố cập nhật hồ sơ; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

- Trường hợp phải thực hiện tách thửa đất thì thời gian được cộng thêm 10 (mười) ngày làm việc.

- Trường hợp phải thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thời gian được cộng thêm 8 (tám) ngày làm việc.

15. Thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất.

a) Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc VPĐKQSDĐ huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất đã công chứng hoặc chứng thực.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 5 (năm) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 1 (một) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố kiểm tra hồ sơ, thực hiện thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất vào hồ sơ địa chính, chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và trình ký: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp xã trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

(trường hợp hồ sơ có các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì phải thực hiện đồng thời với thủ tục cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

16. Thủ tục xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất.

a) Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc VPĐKQSDĐ huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Xác nhận thanh lý hợp đồng cho thuê đất trong Bản hợp đồng thuê đất đã ký kết hoặc Bản thanh lý hợp đồng thuê đất.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

c) Trình tự và thời gian thực hiện: 5 (năm) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 1 (một) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố kiểm tra hồ sơ, thực hiện thủ tục x đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất vào hồ sơ địa chính, chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và trình ký: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

17. Thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất:

a) Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc VPĐKQSDĐ huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Đơn đề nghị đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất (theo mẫu).

- Di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế; bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của T án nhân dân có hiệu lực pháp luật; đơn đề nghị của người nhận thừa kế đối với trường hợp người nhận thừa kế là người duy nhất (theo mẫu).

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 10 (mười) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; thẩm tra, xác nhận vào đơn đề nghị đăng ký thừa kế quyền sử dụng đấttrình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký: 3 (ba) ngày.

- Chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 1 (một) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và trình ký: 4 (bốn) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp xã trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp người được thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thì được cộng thêm 6 (sáu) ngày làm việc.

- Trường hợp hồ sơ có các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì phải thực hiện đồng thời với thủ tục cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - thời gian giải quyết được cộng thêm 8 (tám) ngày làm việc.

18. Thủ tục tặng, cho quyền sử dụng đất.

a) Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc VPĐKQSDĐ;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho quyền sử dụng đất của tổ chức đã công chứng hoặc chứng thực.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 10 (mười) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố kiểm tra hồ sơ, thực hiện thủ tục đăng ký nhận tặng cho quyền sử dụng đất vào hồ sơ địa chính, chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và giải quyết: 5 (năm) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp người được tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thì được cộng thêm 6 (sáu) ngày làm việc.

- Trường hợp hồ sơ có các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì phải thực hiện đồng thời với thủ tục cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - thời gian giải quyết được cộng thêm 8 (tám) ngày làm việc.

19. Thủ tục đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

a) Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc VPĐKQSDĐ huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất đã công chứng hoặc chứng thực.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 10 (mười) ngày

- Cán bộ địa chính cấp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố kiểm tra hồ sơ, thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn vào hồ sơ địa chính, đăng ký vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trình ký: 5 (năm) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ tỉnh; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp xã trả kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày.

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

(Trường hợp hồ sơ có các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì phải thực hiện đồng thời với thủ tục cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - thời gian giải quyết được cộng thêm 30 (ba mươi) ngày làm việc).

20. Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hai hộ gia đình, cá nhân. 

a) Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc VPĐKQSDĐ huyện, thành phố;

b) Hồ sơ: 1 bộ, gồm có:

- Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất đã công chứng hoặc chứng thực.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 7 (bảy) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ huyện, thành phố: 2 (hai) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố thẩm tra hồ sơ, xử lý: 3 (ba) ngày.

- VPĐKQSDĐ huyện, thành phố cập nhật hồ sơ; chuyển kết quả cho cán bộ địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ địa chính cấp giao kết quả cho người sử dụng đất: 1 (một) ngày;

d) Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

Mục 2. LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

I. Căn cứ pháp lý:

- Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá 11;

- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;

- Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20 tháng 11 năm 2006 về việc thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng;

- Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT/BLĐTBXH-BYT-BTC ngày 21 tháng 11 năm 2006 về việc hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khoẻ đối với người có công với cách mạng;

- Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 01 năm 2007của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế đố ưu đãi người có công với cách mạng;

- Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng ngày 29 tháng 8 năm 1994 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Nghị định số 176/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về việc thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

II. Thủ tục hành chính.

1. Hồ sơ người hoạt động kháng chiến trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945.

a) Thẩm quyền xác nhận: Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

b) Hồ sơ: 2 bộ gốc.

- Quyết định công nhận cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, theo mẫu số 1-LT1 (đối với diện thoát ly) hoặc mẫu số 1-LT2 (đối với diện không thoát ly).

- Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; theo mẫu số 2-TKN1 (đối với cán bộ thuộc ngành, đoàn thể trung ương); theo mẫu số 2-TKN2 (cán bộ thoát ly thuộc tỉnh, thành phố); theo mẫu số 2-TKN3 (cán bộ cơ sở thuộc tỉnh, thành phố);

c) Trình tự và thời gian giải quyết: 40 (bốn mươi) ngày.

- Ủy ban nhân dân cấp xã: 5 (năm) ngày.

+ Tiếp nhận hồ sơ chuyển phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đăng ký vào sổ quản lý (sau khi hồ sơ đã được giải quyết).

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: 5 (năm) ngày.

+ Tiếp nhận hồ sơ từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến.

+ Vào sổ đăng ký quản lý.

+ Lập thủ tục chi trả.

+ Giới thiệu về cấp xã quản lý.

- Phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 10 (mười) ngày.

+ Tiếp nhận và lập quyết định.

+ Phiếu trợ cấp giải quyết chế độ.

+ Vào sổ đăng ký quản lý.

+ Chuyển hồ sơ về các huyện, thành phố để thực hiện chính sách.

- Ban Tổ chức Tỉnh ủy: 20 (hai mươi) ngày.

+ Kiểm tra, lập thủ tục công nhận.

+ Chuyển toàn bộ hồ sơ và quyết định công nhận số lượng 2 bộ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

d) Lệ phí: không thu.

2. Hồ sơ giải quyết chính sách, chế độ liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ.

2.1 Thẩm quyền: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ;

2.2 Hồ sơ:

a) Hồ sơ chế độ liệt sĩ: 2 bộ gốc.

- Giấy báo tử theo mẫu số 3-LS1 (do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp (theo mẫu) số lượng 4 bản.

- Giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ theo mẫu số 3-LS2;

- Các giấy tờ liên quan khác như:

+ Giấy xác nhận được giao làm nhiệm vụ quốc tế (theo khoản 2, Điều 3 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP).

+ Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người hy sinh hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập (theo khoản 3, Điều 3 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP).

+ Bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra nếu án không xử (theo khoản 4 Điều 3 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP).

+ Giấy xác nhận làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ; Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người hy sinh cấp (theo khoản 5 Điều 3 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP).

+ Giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm theo hồ sơ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (không áp dụng thương binh loại B) có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (theo khoản 6 Điều 3 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP).

+ Bệnh án điều trị và Biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của Giám đốc bệnh viện cấp tỉnh trở lên kèm theo hồ sơ thương binh (không áp dụng đối với thương binh loại B) có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80% (theo khoản 6, Điều 3 Nghị định số 54/2006 /NĐ-CP).

b) Hồ sơ hưởng tuất vợ hoặc chồng liệt sĩ tái giá:

- Đơn đề nghị hưởng tuất liệt sĩ.

- Biên bản họp của họ tộc có xác nhận của chính quyền địa phương.

- Biên bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ theo mẫu số 3-LS2 (do Ủy ban nhân dân cấp xã thống nhất với thân nhân liệt sĩ để cấp).

- Biên bản thẩm tra tình hình hình thân nhân (nếu có);

2.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 70 (bảy mươi) ngày; 20 (hai mươi) ngày đối với hồ sơ tại tiết 2.2.b

- Ủy ban nhân dân cấp xã: 10 (mười) ngày; 5 (năm) ngày đối với hồ sơ tại tiết 2.2.b.

+ Cấp giấy chứng nhận tình hình thân nhân Liệt sĩ theo mẫu số 3-LS2.

+ Kèm theo các giấy tờ liên quan tại được quy định tại tiết b.

+ Kiểm tra và hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ tại tiết b, chuyển phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Tiếp nhận đăng ký và quản lý hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển về.

- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: 20 (hai mươi) ngày, 10 (mười) ngày đối với hồ sơ tại tiết 2.2.b.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ do cấp xã chuyển đến.

+ Lập thủ tục đăng ký quản lý và thực hiện chính sách khi có quyết định công nhận của cấp có thẩm quyền.

+ Phối hợp cùng Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức báo tử.

- Phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 40 (bốn mươi) ngày; 5 (năm) ngày đối với hồ sơ tại tiết 2.2.b.

+ Tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ do các cơ quan chuyển đến.

+ Tham mưu lập tờ trình kèm theo danh sách cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng Tổ quốc ghi công”.

+ Lập quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất.

+ Đăng ký và quản lý lưu trữ hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ; Bằng Tổ quốc ghi công về Ủy ban nhân dân các cấp;

2.4 Lệ phí: không thu.

3. Hồ sơ Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

3.1 Thẩm quyền:

- Đề nghị phong và truy tặng: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Giải quyết chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

3.2 Hồ sơ:

a) Hồ sơ đề nghị phong và truy tặng: 8 bộ gốc.

- Bản khai đề nghị tuyên dương Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Biên bản họp đề nghị của Hội đồng.

- Biên bản thẩm tra tình hình thân nhân (nếu có).

- Biên bản niêm yết tại địa phương.

- Tờ trình đề nghị kèm theo danh sách của từng cấp.

b) Hồ sơ thực hiện chế độ:

- Bản sao quyết định phong và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Quyết định trợ cấp hằng tháng theo mẫu số 3a-AH.

- Quyết định trợ cấp một lần theo mẫu số 3b-AH.

3.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 70 (bảy mươi) ngày; 20 (hai mươi) ngày đối với hồ sơ tại tiết 3.2.b.

- Ủy ban nhân dân cấp xã: 10 (mười) ngày; 5 (năm) ngày đối với hồ sơ tại tiết 3.2.b.

+ Lập bản khai đề nghị tuyên dương Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

+ Biên bản họp đề nghị của Hội đồng chính sách.

+ Biên bản thẩm tra tình hình thân nhân (nếu có).

+ Biên bản niêm yết tại địa phương.

+ Tờ trình đề nghị kèm theo danh sách, chuyển hồ sơ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Tiếp nhận và lập sổ đăng ký quản lý.

+ Lưu 1 bộ hồ sơ.

- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: 20 (hai mươi) ngày; 10 (mười) ngày đối với hồ sơ tại tiết 3.2.b.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ chuyển đến của cấp xã.

+ Thẩm tra nếu có.

+ Biên bản họp đề nghị của Hội đồng chính sách huyện, thành phố.

+ Tổng hợp danh sách kèm theo tờ trình đề nghị.

+ Tiếp nhận, đăng ký quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ chính sách.

+ Lưu 1 bộ hồ sơ.

- Phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 40 (bốn mươi) ngày; 5 (năm) ngày đối với hồ sơ tại tiết 3.2.b.

+ Tiếp nhận hồ sơ do cấp huyện, thành phố chuyển đến.

+ Thẩm tra điều kiện tiêu chuẩn và thủ tục hồ sơ theo quy định.

+ Phối hợp cùng Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổ chức họp hội đồng cấp tỉnh để xét duyệt.

+ Tổng hợp lập tờ trình tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, kèm theo 5 bộ hồ sơ.

+ Lập quyết định thực hiện chế độ chính sách và đăng ký lưu trữ hồ sơ.

+ Lưu 1 bộ hồ sơ;

3.4 Lệ phí: không thu.

4. Hồ sơ giải quyết chế độ, chính sách Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến.

4.1 Thẩm quyền: Giám đốc sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

4.2 Hồ sơ: 2 bộ.

- Bản khai về người có công theo mẫu số 4c-AH.

- Bản sao Quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng hoặc bản sao Bằng Anh hùng.

- Quyết định trợ cấp ưu đãi;

4.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 20 (hai mươi) ngày.

- Ủy ban nhân dân cấp xã: 5 (năm) ngày.

+ Cấp bản khai theo mẫu cho đối tượng hoặc thân nhân.

+ Hướng dẫn kê khai và xác nhận vào bản khai.

+ Tổng hợp hồ sơ gửi phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đăng ký và quản lý hồ sơ.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: 10 (mười) ngày.

+ Tiếp nhận hồ sơ do cấp xã chuyển đến.

+ Lập danh sách trích ngang gửi phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Nhận quyết định và giải quyết chế độ chính sách.

+ Đăng ký và quản lý hồ sơ.

- Phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 5 (năm) ngày.

+ Tiếp nhận hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến.

+ Thẩm tra thủ tục hồ sơ.

+ Lập quyết định thực hiện chế độ.

+ Chuyển hồ sơ về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Đăng ký, quản lý lưu trữ hồ sơ;

4.3 Lệ phí: không thu.

5. Hồ sơ công nhận và giải quyết chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

5.1 Thẩm quyền: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

5.2 Hồ sơ: 2 bộ.

- 4 ảnh cở 2x3.

- Giấy ra viện sau khi điều trị vết thương.

- Giấy xác nhận được giao nhiệm vụ quốc tế theo khoản 3 Điều 11 hoặc làm nhiệm vụ quy tập hài cốt do thủ trưởng trung đoàn hoặc cấp tương đương cấp theo khoản 6 Điều 11 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP .

- Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người bị thương hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập theo khoản 4 Điều 11; trường hợp dũng cảm đấu tranh chống tội phạm thì kèm theo bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra (nếu án không xử) theo khoản 5 Điều 11 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP .

- Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người bị thương cấp theo quy định.

- Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định y khoa (theo mẫu số 5-TB2a đối với lực lượng vũ trang, mẫu số 5-TB2b đối với Dân Chính Đảng).

 - Quyết định cấp giấy chứng nhận trợ cấp;

5.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 30 (ba mươi) ngày.

- Ủy ban nhân dân cấp xã: 5 (năm) ngày.

+ Lập biên bản theo khoản 4, Điều 11 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP .

+ Tiếp nhận và đăng ký quản lý đối tượng.

- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: 10 (mười) ngày.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu: tiếp nhận hồ sơ do Ủy ban nhân cấp xã chuyển đến.

+ Chuyển hồ sơ về phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Tiếp nhận đăng quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ chính sách.

- Phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 15 (mười lăm ) ngày.

+ Tiếp nhận hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến.

+ Thẩm tra thủ tục hồ sơ.

+ Căn cứ kết quả giám định của Hội đồng giám y khoa, lập quyết định thực hiện chế độ chính sách theo quy định.

+ Chuyển hồ sơ về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đăng ký, quản lý và lưu trữ hồ sơ.

+ Đối với hồ sơ quân đội thời gian được thực hiện kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

+ Trích lục hồ sơ báo cáo Bộ;

5.4 Lệ phí: không thu.

6. Hồ sơ giải quyết chế độ chính sách như thương binh.

6.1 Thẩm quyền: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

6.2 Hồ sơ: 2 bộ.

- 4 ảnh cở 2x3.

- Giấy chứng nhận bệnh tật theo mẫu số 6-BB1.

- Trường hợp quân nhân đã xuất ngũ chưa đủ 3 năm mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần do một trong các trường hợp được quy định tại khoản 7 Điều 17 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP thêm các giấy tờ sau:

+ Đơn xin trình bày của thân nhân hoặc đề nghị của chính quyền địa phương về tình trạng bệnh tật kèm theo bản sao bệnh án điều trị hoặc giấy xác nhận của cơ quan y tế cấp xã.

+ Quyết định xuất ngũ (nếu còn) hoặc giấy xác nhận của cơ quan Quân sự cấp huyện, thành phố nơi cư trú.

+ Biên bản họp và đề nghị của hội đồng chính sách cấp xã xác nhận theo mẫu số 6-BB5.

+ Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa theo mẫu số 6-BB5.

- Quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp bệnh binh theo mẫu số 6-BB3.

- Phiếu lập trợ cấp bệnh binh theo mẫu số 6-BB4;

6.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 25 (hai mươi lăm) ngày.

- Ủy ban nhân dân cấp xã: 5 (năm) ngày.

+ Lập thủ tục hồ sơ đối với các trường hợp quân nhân đã xuất ngũ theo quy định tại khoản 7 Điều 17 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ;

+ Đăng ký và quản lý đối tượng.

- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: 10 (mười) ngày.

+ Tiếp nhận đăng ký quản lý hồ sơ.

+ Lập thủ tục thực hiện các chế độ chính sách.

+ Giới thiệu về Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 10 (mười) ngày.

+ Tiếp nhận hồ sơ từ các đơn vị Quân đội, Công an.

+ Đăng ký, quản lý và lưu trữ hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Trích lục hồ sơ báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

6.4 Lệ phí: không thu.

7. Hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

7.1 Thẩm quyền: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

7.2 Hồ sơ:

- Bản khai cá nhân theo mẫu số 7-HH2.

- Kèm theo một trong các giấy tờ sau: lý lịch; quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc các giấy chứng nhận khác.

- Giấy chứng nhận tình trạng vô sinh (đối với người trực tiếp) của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên hoặc giấy xác nhận có con dị dạng, dị tật của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học theo mẫu số 7-HH1.

- Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng theo mẫu số 7-HH3.

- Biên bản của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh theo mẫu số 7-HH6.

- Quyết định và phiếu lập sổ trợ cấp;

7.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 35 (ba mươi lăm) ngày.

- Ủy ban nhân dân cấp xã: 10 (mười) ngày.

+ Hướng dẫn làm bản khai theo mẫu và chứng nhận sao y các giấy tờ có liên quan theo quy định.

+ Xác nhận các yếu tố vào bản khai.

+ Tình trạng sức khoẻ của người tham gia hoạt động kháng chiến trên cơ sở ý kiến của cơ sở y tế.

+ Tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ người hoạt động kháng chiến trên cơ sở ý kiến của cơ quan y tế.

+ Trường hợp vô sinh.

+ Các trường hợp khác theo quy định.

+ Họp Hội đồng chính sách xác nhận người có công.

+ Chuyển toàn bộ hồ sơ kèm các giấy tờ liên quan đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Xác nhận hồ sơ người bị nhiễm chất độc hoá học đối với Công an, Quân đội đang tại ngũ.

+ Tiếp nhận và đăng ký danh sách quản lý.

- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: 10 (mười) ngày.

+ Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội tham mưu: tiếp nhận hồ sơ do Ủy ban nhân cấp xã chuyển đến.

+ Kiểm tra, lập danh sách những người đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy xác nhận theo mẫu số 7-HH1.

+ Chuyển hồ sơ, danh sách về phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Tiếp nhận, đăng ký quản lý hồ sơ.

+ Thực hiện chi trả chế độ.

- Phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 15 (mười lăm) ngày.

+ Tiếp nhận hồ sơ và danh sách do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến.

+ Thẩm tra thủ tục hồ sơ và điều kiện tiêu chuẩn theo quy định.

+ Căn cứ kết quả giám định của Hội động giám định y khoa lập quyết định thực hiện chế độ chính sách theo quy định.

+ Chuyển hồ sơ thực hiện chế độ cho phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đăng ký, quản lý và lưu trữ hồ sơ;

7.4. Lệ phí: không thu.

8. Hồ sơ giải quyết chế độ, chính sách người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.

8.1 Thẩm quyền: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

8.2 Hồ sơ: 2 bộ;

- Bản khai các nhân theo mẫu số 8-TĐ1.

- Bản sao một trong các giấy tờ sau: lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ hợp lệ khác có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù;

8.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 30 (ba mươi) ngày.

- Ủy ban nhân dân cấp xã: 10 (mười) ngày.

+ Cấp và hướng dẫn làm bản khai cá nhân.

+ Kiểm tra nếu đủ các yếu tố theo quy định xác nhận vào bản khai của từng người.

+ Lập danh sách trích ngang, kèm theo hồ sơ và các giấy tờ liên quan chuyển về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố.

+ Tiếp nhận và vào sổ đăng ký quản lý đối tượng.

- Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện, thành phố: 10 (mười) ngày.

+ Tiếp nhận hồ sơ và danh sách do Ủy ban nhân cấp xã chuyển đến.

+ Kiểm tra điều kiện và thủ tục hồ sơ theo quy định.

+ Lập lại danh sách trích ngang, kèm hồ sơ chuyển về phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Chuyển trả lại hồ sơ không đủ điều kiện (nếu có).

+ Tiếp nhận thủ tục từ Sở Lao động - Thương binh và xã hội, đăng ký quản lý hồ sơ.

+ Thực hiện chi trả chế độ.

- Phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 10 (mười) ngày.

+ Thẩm tra và tiếp nhận danh sách, hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến.

+ Lập thủ tục giải quyết chế độ.

+ Chuyển thủ tục về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đăng ký, quản lý và lưu trữ hồ sơ;

8.4 Lệ phí: không thu.

9. Hồ sơ và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc.

9.1 Thẩm quyền: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;        

9.2 Hồ sơ: 2 bộ;

- Bản khai cá nhân theo mẫu số 9-KC1.

- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến, Huân chương chiến thắng, Huy chương chiến thắng hoặc chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan thi đua - khen thưởng cấp huyện;

9.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 30 (ba mươi) ngày.

- Ủy ban nhân dân cấp xã: 10 (mười) ngày.

+ Cấp và hướng dẫn làm bản khai cá nhân.

+ Kiểm tra nếu đủ các yếu tố theo quy định xác nhận vào bản khai của từng người.

+ Lập danh sách trích ngang, kèm theo hồ sơ và các giấy tờ liên quan chuyển về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Tiếp nhận và vào sổ đăng ký quản lý đối tượng.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: 10 (mười) ngày.

+ Tiếp nhận hồ sơ và danh sách do Ủy ban nhân cấp xã chuyển đến.

+ Kiểm tra điều kiện và thủ tục hồ sơ theo quy định.

+ Lập lại danh sách trích ngang, kèm hồ sơ chuyển về phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Chuyển trả lại hồ sơ không đủ điều kiện (nếu có).

+ Tiếp nhận thủ tục từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đăng ký và thực hiện chi trả chế độ.

 - Phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 10 (mười) ngày.

+ Thẩm tra và tiếp nhận danh sách, hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến.

+ Lập thủ tục giải quyết chế độ.

+ Chuyển thủ tục về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đăng ký, quản lý và lưu trữ hồ sơ;

9.4 Lệ phí: không thu.

10. Hồ sơ và giải quyết chế độ, chính sách người có công giúp đỡ cách mạng.

10.1 Thẩm quyền: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

10.2 Hồ sơ: 2 bộ.

- Bản khai các nhân theo mẫu số 10-CC1.

- Bản sao giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến.

- Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan thi đua - khen thưởng cấp huyện;

10.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 25 (hai mươi lăm) ngày.

- Ủy ban nhân dân cấp xã: 5 (năm) ngày.

+ Cấp và hướng dẫn lập bản khai.

+ Kiểm tra các giấy tờ liên quan đối tượng theo quy định.

+ Xác nhận vào bản khai cá nhân.

+ Lập danh sách và kèm theo hồ sơ, bản sao các giấy tờ liên quan chuyển về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Tiếp nhận và vào sổ đăng ký quản lý đối tượng.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: 10 (mười) ngày.

+ Tiếp nhận hồ sơ và danh sách do Ủy ban nhân cấp xã chuyển đến.

+ Kiểm tra điều kiện và thủ tục hồ sơ theo quy định.

+ Lập lại danh sách trích ngang, kèm hồ sơ chuyển về phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội.

+ Chuyển trả lại hồ sơ không đủ điều kiện (nếu có);

+ Tiếp nhận thủ tục từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đăng ký quản lý và thực hiện chi trả chế độ.

- Phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 10 (mười) ngày.

+ Thẩm tra và tiếp nhận danh sách, hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến.

+ Lập thủ tục giải quyết chế độ.

+ Chuyển thủ tục về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đăng ký, quản lý và lưu trữ hồ sơ;

10.4 Lệ phí: không thu.

11. Hồ sơ và giải quyết chế độ, chính sách người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.

11.1 Thẩm quyền: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

11.2 Hồ sơ: 2 bộ.

- Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

- Bản khai của thân nhân hoặc đại diện người thừa kế theo pháp luật, theo mẫu số 11.

- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Kỷ niệm chương người bị địch bắt tù đày; Huân chương, Huy chương kháng chiến; Huân chương, Huy chương chiến thắng; Giấy chứng nhận khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến; Bằng “Tổ quốc ghi công” hoặc giấy báo tử, giấy chứng nhận hy sinh đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước;

11.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 25 (hai mươi lăm) ngày.

- Ủy ban nhân dân cấp xã: 5 (năm) ngày.

+ Cấp và hướng dẫn lập bản khai.

+ Kiểm tra đối chiếu các giấy tờ liên quan đối tượng theo quy định.

+ Xác nhận vào bản khai từng người.

+ Lập danh sách và kèm theo hồ sơ, bản sao các giấy tờ liên quan chuyển về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đăng ký vào sổ quản lý đối tượng.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: 10 (mười) ngày.

+ Tiếp nhận hồ sơ và danh sách do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến.

+ Kiểm tra điều kiện và thủ tục hồ sơ theo quy định.

+ Lập lại danh sách trích ngang, kèm hồ sơ chuyển về phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Chuyển trả lại hồ sơ không đủ điều kiện (nếu có).

+ Tiếp nhận thủ tục từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đăng ký và thực hiện chi trả chế độ.

- Phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 10 (mười) ngày.

+ Thẩm tra và tiếp nhận danh sách, hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến.

+ Lập thủ tục giải quyết chế độ.

+ Chuyển thủ tục về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đăng ký, quản lý và lưu trữ hồ sơ;

11.4 Lệ phí: không thu.

12. Hồ sơ giải quyết chế độ người có công với cách mạng từ trần.

12.1 Thẩm quyền: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

12.2 Hồ sơ: 2 bộ.

a) Hồ sơ chế độ tuất từ trần:

- Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

- Bản khai của thân nhân theo mẫu số 12-TT1.

- Bản sao Quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng đối với: người họat động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người họat động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945, thương binh (kể cả thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

- Giấy khai sinh của thân nhân chủ yếu của đối tượng đủ điều kiện hưởng tuất từ trần.

- Giấy đăng ký kết hôn (nếu kết hôn từ năm 2000).

b) Hồ sơ chế độ mai táng phí và trợ cấp một lần:

- Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

- Bản khai của thân nhân theo mẫu số 12-TT1.

- Bản sao quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng đối với: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh (kể cả thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao động dưới 61%; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ; người có công gúp đỡ cách mạng được tặng thưởng bằng “Có công với nước”, Huân chương kháng chiến.

c) Hồ sơ chế độ mai táng phí:

- Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

- Bản khai của thân nhân theo mẫu số 12-TT1.

- Bản sao quyết định hưởng trợ cấp một lần đối với: người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến; Huân chương, Huy chương chiến thắng; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huy chương kháng chiến;

12.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 25 (hai mươi lăm) ngày.

- Ủy ban nhân dân cấp xã: 5 (năm) ngày.

+ Cấp và hướng dẫn thân nhân lập bản khai theo mẫu.

+ Cấp giấy chứng tử.

+ Xác nhận vào bản khai từng người.

+ Lập danh sách và chuyển toàn bộ hồ sơ về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đăng ký vào sổ quản lý đối tượng.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: 10 (mười) ngày.

+ Tiếp nhận hồ sơ và danh sách do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến.

+ Kiểm tra điều kiện và thủ tục hồ sơ theo quy định.

+ Lập lại danh sách trích ngang, kèm hồ sơ chuyển về phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Tiếp nhận thủ tục từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đăng ký và thực hiện chi trả chế độ.

- Phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 10 (mười) ngày.

+ Thẩm tra và tiếp nhận danh sách, hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến.

+ Lập thủ tục giải quyết chế độ;

+ Chuyển thủ tục về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đăng ký, quản lý và lưu trữ hồ sơ;

12.4 Lệ phí: không thu.

13. Sổ ưu đãi giáo dục.

13.1 Thẩm quyền: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

13.2 Hồ sơ: 2 bộ.

- 2 tấm ảnh (3x4).

- Bản sao giấy khai sinh.

- Bản sao thông báo nhập học (đối với khối giáo dục) hoặc giấy báo trúng tuyển (đối với khối đào tạo).

- Tờ khai cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo theo mẫu số 01-ƯĐGD;

13.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 10 (mười) ngày.

- Ủy ban nhân dân cấp xã: 2 (hai) ngày.

+ Cấp phát tờ khai.

+ Xác nhận vào bản khai theo mẫu (trừ con em thuộc lực lượng vũ trang).

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

+ Tiếp nhận hồ sơ của người có công với cách mạng chuyển đến.

+ Kiểm tra thủ tục hồ sơ theo quy định.

+ Lập danh sách đề nghị cấp sổ theo mẫu số 02-UĐGD và kèm theo hồ sơ gửi phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Tiếp nhận sổ và theo dõi cấp sổ theo mẫu số 05-ƯĐGD.

+ Lưu giữ hồ sơ và quản lý chi trả trợ cấp.

- Phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 5 (năm) ngày.

+ Tiếp nhận và thẩm tra thủ tục theo quy định.

+ Lập thủ tục cấp sổ.

+ Chuyển sổ ưu đãi giáo dục về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Lưu trữ, quản lý hồ sơ;

13.4 Lệ phí: không thu.

14. Sổ theo dõi trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình.

14.1 Thẩm quyền: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

14.2 Hồ sơ: 2 bộ.

- 2 tấm ảnh (3x4).

- Tờ khai theo mẫu số 03-CSSK.

- Biên bản chỉ định của cơ sở y tế;

14.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 10 (mười) ngày.

- Ủy ban nhân dân cấp xã: 2 (hai) ngày.

+ Cấp phát tờ khai.

+ Kiểm tra và xác nhận vào tờ khai theo mẫu (đối với người có hộ khẩu thường trú).

+ Lập sổ đăng ký và quản lý.

+ Chuyển hồ sơ về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

+ Tiếp nhận và kiểm tra thủ tục hồ sơ theo quy định.

+ Lập danh sách theo mẫu số 04-CSSK và kèm hồ sơ gửi về phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Thực hiện chế độ chính sách.

+ Giao sổ và lập sổ quản lý theo mẫu số 05-CSSK.

- Phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 5 (năm) ngày.

+ Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ quản lý để xét duyệt.

+ Lập thủ tục cấp sổ và chuyển về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Mở sổ quản lý;

 14.4 Lệ phí: không thu.

15. Bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng.

15.1 Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

15.2 Hồ sơ: 2 bộ; Bản khai cá nhân theo mẩu số 13;

15.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 15 (mười lăm) ngày.

- Ủy ban nhân dân cấp xã: 5 (năm) ngày.

+ Cấp và hướng dẫn cá nhân lập bản khai theo mẫu.

+ Xác nhận vào bản khai của từng người.

+ Lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế.

+ Tiếp nhận thẻ và cấp trực tiếp cho người có công với cách mạng.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: 10 (mười) ngày.

+ Tiếp nhận và kiểm tra đối tượng đủ điều kiện cấp thẻ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến.

+ Lập danh sách đăng ký mua bảo hiểm y tế.

+ Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cấp xã.

+ Báo cáo danh sách về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

15.4 Lệ phí: không thu.

Mục 3. LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KINH DOANH

I. Căn cứ pháp lý.

- Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;

- Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

II. Thủ tục hành chính.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể.

1.1 Thẩm quyền giải quyết: Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố;

1.2 Hồ sơ: 1 bộ.

a) Cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu).

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện.

- Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải kèm theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

b) Cấp lại giấy đăng ký kinh doanh:

- Giấy đề nghị cấp lại giấy đăng ký kinh doanh.

- Giấy tờ xác nhận của cơ quan Công an về việc khai mất giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Giấy tờ của cơ quan, báo, đài về việc nhận thông báo mất giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tờ báo đã đăng thông tin này;

1.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 5 (năm) ngày.

- Bộ phận TN&TKQ cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, chuyển hồ sơ đến phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố: 2 (hai) ngày.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố xử lý và trình Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch ký duyệt: 2 (hai) ngày.

- Bộ phận TN&TKQ cấp trả kết quả cho dân: 1 (một) ngày;

1.4 Lệ phí: theo quy định của pháp luật.

Mục 4. LĨNH VỰC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG; CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở

I. Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003;

- Luật Nhà ở năm 2005;

- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng;

- Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

- Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

- Thông tư số 05/2006/TT-BXD ngày 01 tháng 11 năm 2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

- Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở, công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

- Các đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và một số văn bản liên quan khác.

II. Thủ tục hành chính

1. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại đô thị.

1.1. Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

1.2. Hồ sơ: 1 bộ.

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu (tại phụ lục 4, mẫu 1). Trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng tạm theo mẫu (tại phụ lục 4, mẫu 2) có thời hạn thì trong đơn xin cấp giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.    

- Bản sao một trong những giấy tờ (có công chứng) sau đây:

+ Giấy tờ về quyền sở hữu nhà do Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã cấp trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 (ngày Chính phủ ban hành Nghị định số 60/CP về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị).

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp theo Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ.

+ Giấy tờ về thanh lý nhà ở, hoá giá nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 05 tháng 7 năm 1994.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, quyết định cho phép chuyển nhượng đồng thời chuyển mục đích do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó mục đích sử dụng là xây dựng nhà ở.

 Các giấy tờ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích sử dụng là đất ở theo Điều 48 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003.

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật: được lập 3 (ba) bộ giống nhau, nội dung mỗi bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật gồm:

+ Mặt bằng tổng thể thể hiện được vị trí nhà ở định vị trên lô đất, tỷ lệ 1/200 - 1/500; mặt bằng các tầng, mặt cắt chủ yếu của nhà ở, mặt đứng điển hình, tỷ lệ 1/100 - 1/200; mặt bằng và mặt cắt móng của nhà ở tỷ lệ 1/100 - 1/200; sơ đồ vị trí tuyến, sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước nhà ở tỷ lệ 1/100 - 1/200.

+ Đối với nhà ở cải tạo, sửa chữa yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì ngoài những quy định trên còn phải có ảnh chụp hiện trạng nhà ở cũ và các bản vẽ hiện trạng thể hiện được mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng, mặt cắt các tầng và các biện pháp tháo dỡ (nếu có).

* Những quy định khác:

- Nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2, từ 3 (ba) tầng trở lên hoặc nhà ở trong các khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện.

- Nhà ở riêng lẻ có quy mô nhỏ hơn nhà ở quy định nêu trên thì cá nhân, hộ gia đình được tự tổ chức thiết kế nhưng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của nhà ở đến môi trường và an toàn của các nhà ở lân cận;

 1.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 15 (mười lăm) ngày.

- Cán bộ Địa chính cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; tiến hành kiểm tra xác nhận vào đơn đề nghị cấp phép xây dựng và chuyển đến phòng Công Thương hoặc phòng Quản lý đô thị cấp huyện: 3 (ba) ngày.

- Phòng Công Thương hoặc phòng Quản lý đô thị cấp huyện xử lý: 6 (sáu) ngày.

+ Kiểm tra hồ sơ và xác định thực tế địa điểm xây dựng, trường hợp không đủ điều kiện thì trả lại cho cấp xã để trả lại cho dân (trong thời hạn 3 (ba) ngày).

+ Trường hợp đủ điều kiện thì làm các thủ tục và chuyển đến cơ quan Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính, chuyển cho dân làm nghĩa vụ tài chính và chuyển Ủy ban nhân dân cấp huyện ký.

- Chi cục Thuế huyện, thành phố xác định nghĩa vụ tài chính: 2 (hai) ngày.

- Trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ký duyệt: 2 (hai) ngày.

- Phòng Công Thương hoặc phòng Quản lý đô thị cấp huyện chuyển kết quả cho cán bộ Địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ Địa chính cấp trả kết quả cho dân: 1 (một) ngày;

1.4 Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

2.1. Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

2.2. Điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở: cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, có nhà ở được tạo lập hợp pháp tại Việt Nam thông qua đầu tư xây dựng, mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật.        

* Những trường hợp sau đây không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở:

- Nhà ở nằm trong khu quy hoạch cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc lộ giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng.

- Nhà ở có quyết định hoặc thông báo giải toả, phá dỡ hoặc đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

- Nhà ở mà Chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế có cam kết.

- Trường hợp có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở mà chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Các trường hợp không thuộc diện sở hữu nhà ở hoặc không đủ điền kiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;

2.3. Hồ sơ: 1 bộ.

a) Cấp mới Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận nhà ở (theo mẫu).

- Bản sao một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về xây dựng.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ.

+ Giấy tờ về giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết.

+ Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân.

+ Giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở.

+ Các trường hợp tạo lập nhà ở trên đất đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được sử dụng vào mục đích làm nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Bản vẽ sơ đồ nhà ở.

+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đề nghị cấp giấy chứng nhận thì phải có thêm bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trường hợp người khác nhận thay thì phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu nhà ở có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu).

- Giấy tờ xác nhận về việc mất giấy chứng nhận của cơ quan cấp xã.

- Giấy tờ liên quan đến việc cấp lại, cấp đổi quy định tại Điều 43 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

            2.4 Trình tự và thời gian giải quyết: 30 (ba mươi) ngày.

- Cán bộ Địa chính cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; tiến hành kiểm tra xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận nhà ở (hoặc cấp lại) và chuyển đến phòng Công Thương hoặc phòng Quản lý đô thị huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

- Phòng Công Thương hoặc phòng Quản lý đô thị cấp huyện: 20 (hai mươi) ngày.

+ Kiểm tra hồ sơ và xác định thực tế địa điểm xây dựng, trường hợp không đủ điều kiện thì trả lại cho cấp xã để trả lại cho dân (7 (bảy) ngày).

+ Trường hợp đủ điều kiện thì làm các thủ tục và chuyển đến cơ quan Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính, chuyển cho dân làm nghĩa vụ tài chính và chuyển Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ký.

- Chi cục Thuế huyện, thành phố xác định nghĩa vụ tài chính: 3 (ba) ngày.

- Trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ký duyệt: 2 (hai) ngày.

- Phòng Công Thương hoặc phòng Quản lý đô thị huyện, thành phố chuyển kết quả cho cán bộ Địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ Địa chính cấp trả kết quả cho dân: 1 (một) ngày.

Trường hợp bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở do cá nhân tự đo vẽ mà chưa có thẩm tra xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì thời gian giải quyết 40 (bốn mươi) ngày làm việc (trong đó thời gian hẹn đến thẩm tra hồ sơ 10 (mười) ngày làm việc);

2.5 Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

3.1. Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

3.2. Hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu).

- Giấy tờ liên quan đến việc cấp lại, cấp đổi, xác nhận thay đổi quy định tại Điều 43 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

3.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 15 (mười lăm) ngày.

- Cán bộ Địa chính cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; tiến hành kiểm tra xác nhận vào đơn đề nghị cấp đổi và chuyển đến phòng Công Thương hoặc phòng Quản lý đô thị huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

- Phòng Công thương hoặc phòng Quản lý đô thị huyện, thành phố: 5 (năm) ngày.

+ Kiểm tra hồ sơ và xác định thực tế địa điểm xây dựng, trường hợp không đủ điều kiện thì trả lại cho cấp xã để trả lại cho dân (3 (ba) ngày).

+ Trường hợp đủ điều kiện thì làm các thủ tục và chuyển đến cơ quan Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính, chuyển cho dân làm nghĩa vụ tài chính và chuyển Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ký.

- Chi cục Thuế huyện, thành phố xác định nghĩa vụ tài chính: 3 (ba) ngày.

- Trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ký duyệt: 2 (hai) ngày.

- Phòng Công Thương hoặc phòng Quản lý đô thị huyện, thành phố chuyển kết quả cho cán bộ Địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ Địa chính cấp trả kết quả cho dân: 1 (một) ngày;

3.4 Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

4. Thủ tục xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận.

4.1. Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

4.2. Hồ sơ:

- Đơn đề nghị xác nhận thay đổi (theo mẫu).

- Giấy tờ liên quan đến việc xác nhận thay đổi quy định tại Điều 43 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

4.3. Trình tự và thời gian giải quyết: 25 (hai mươi lăm) ngày.

- Cán bộ Địa chính cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; tiến hành kiểm tra xác nhận vào đơn đề nghị xác nhận thay đổi và chuyển đến Phòng Công Thương hoặc phòng Quản lý đô thị huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

- Phòng Công Thương hoặc phòng Quản lý đô thị huyện, thành phố: 15 (mười lăm) ngày.

+ Kiểm tra hồ sơ và xác định thực tế địa điểm xây dựng, trường hợp không đủ điều kiện thì trả lại cho cấp xã để trả lại cho dân (5 (năm) ngày).

+ Trường hợp đủ điều kiện thì làm các thủ tục và chuyển đến cơ quan Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính, chuyển cho dân làm nghĩa vụ tài chính và chuyển Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ký.

- Chi cục Thuế huyện, thành phố xác định nghĩa vụ tài chính: 3 (ba) ngày.

- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt: 2 (hai) ngày.

- Phòng Công Thương hoặc phòng Quản lý đô thị cấp huyện chuyển kết quả cho cán bộ Địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ Địa chính cấp trả kết quả cho dân: 1 (một) ngày;

4.4 Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

5. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với các trường hợp chuyển nhượng nhà ở đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

5.1. Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

5.2. Hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu).

- Hợp đồng (văn bản) mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế nhà ở quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở kèm theo bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của bên chuyển nhượng. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đề nghị cấp giấy chứng nhận thì phải có thêm bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

- Trường hợp chuyển nhượng một phần nhà ở trong giấy chứng nhận đã được cấp thì phải có bản vẽ sơ đồ nhà ở. Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở phải thể hiện phải thể hiện được vị trí, hình dáng, kích thước, diện tích thửa đất; hình dáng kích thước, diện tích mặt bằng các tầng nhà ở; vị trí nhà ở trên khuôn viên đất, tường chung, tường riêng;

5.3 Trình tự và thời gian giải quyết: 30 (ba mươi) ngày.

- Cán bộ Địa chính cấp xã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; tiến hành kiểm tra xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và chuyển đến phòng Công Thương hoặc phòng Quản lý đô thị huyện, thành phố: 3 (ba) ngày.

- Phòng Công Thương hoặc phòng Quản lý đô thị huyện, thành phố: 20 (hai mươi) ngày.

+ Kiểm tra hồ sơ và xác định thực tế địa điểm xây dựng, trường hợp không đủ điều kiện thì trả lại cho cấp xã để trả lại cho dân (5 (năm) ngày).

+ Trường hợp đủ điều kiện thì làm các thủ tục và chuyển đến cơ quan Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính, chuyển cho dân làm nghĩa vụ tài chính và chuyển Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ký.

- Chi cục Thuế huyện, thành phố xác định nghĩa vụ tài chính: 3 (ba) ngày.

- Trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ký duyệt: 2 (hai) ngày.

- Phòng Công Thương hoặc phòng Quản lý đô thị cấp huyện chuyển kết quả cho cán bộ Địa chính cấp xã: 1 (một) ngày.

- Cán bộ Địa chính cấp trả kết quả cho dân: 1 (một) ngày.

* Trường hợp bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở do cá nhân tự đo vẽ mà chưa có thẩm tra xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì thời gian giải quyết 40 (bốn mươi) ngày làm việc (trong đó thời gian hẹn đến thẩm tra hồ sơ không quá 10 (mười) ngày làm việc);

5.4 Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.

Phần III

QUY TRÌNH VÀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN THÔNG”

I. Quy trình giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa liên thông”:

1. Tiếp nhận và chuyển hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Tiếp nhận hồ sơ: khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm xem xét, kiểm tra cụ thể thủ tục hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ (đúng nội dung và đầy đủ thủ tục) thì cán bộ tiếp nhận viết giấy biên nhận hồ sơ (theo mẫu), có ghi ngày hẹn trả kết quả và giao cho người nộp hồ sơ; cập nhật thông tin hồ sơ vào Sổ theo dõi hồ sơ. Trường hợp đã sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ thì cập nhật vào máy và in giấy biên nhận hồ sơ; đồng thời lập Phiếu luân chuyển hồ sơ và chuyển ngay hồ sơ cùng Phiếu luân chuyển cho công chức chuyên môn.

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể bằng Phiếu hướng dẫn (theo mẫu) để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh. Việc hướng dẫn được thực hiện theo nguyên tắc một lần, đầy đủ, đúng quy định;

b) Thời gian làm việc của Bộ phận TN&TKQ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân được tính từ tổng thời gian theo quy định.

2. Xử lý, giải quyết hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Đối với hồ sơ có quy định thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm tra, xác nhận trước khi chuyển đến Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thì công chức chuyên môn xử lý hồ sơ theo quy định, tham mưu lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết;

b) Việc phối hợp giải quyết hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có) do công chức chuyên môn trực tiếp giải quyết hồ sơ chủ động thực hiện; cán bộ, công chức liên quan có trách nhiệm phối hợp để xử lý, giải quyết hồ sơ.

3. Chuyển hồ sơ cho các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: Ủy ban nhân dân cấp xã phân công công chức có trách nhiệm trực tiếp chuyển hồ sơ đến nộp tại các phòng chuyên môn thuộc huyện, thành phố. Người nộp hồ sơ và người tiếp nhận hồ sơ cùng ghi ngày nộp và ký xác nhận vào Phiếu luân chuyển. Bộ phận tiếp nhận tại các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố viết giấy biên nhận hồ sơ cho công chức cấp xã đã nộp hồ sơ.

4. Chuyển hồ sơ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (phòng Thương binh liệt sĩ - người có công): sau khi xử lý hồ sơ theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, công chức phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện, thành phố chuyển hồ sơ đến nộp trực tiếp tại phòng Thương binh liệt sĩ - người có công thuộc Sở LĐ-TB&XH. Khi nộp hồ sơ, công chức phòng LĐ-TB&XH ghi ngày nộp và ký xác nhận vào Phiếu luân chuyển đồng thời lấy Giấy biên nhận hồ sơ.

5. Trả kết quả giải quyết hồ sơ:

a) Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở LĐ-TB&XH, đến ngày hẹn theo giấy biên nhận, công chức phòng LĐ-TB&XH đến Sở LĐ-TB&XH nhận kết quả để trả cho công chức cấp xã;

b) Đến ngày hẹn theo giấy biên nhận, công chức cấp xã đến các phòng chuyên môn thuộc huyện, thành phố nhận kết quả giải quyết hồ sơ về giao cho Bộ phận TN&TKQ của cấp xã để trả cho tổ chức, công dân. Trường hợp chưa có kết quả giải quyết hồ sơ, các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm thông báo lý do trễ hẹn và xin lỗi tổ chức, cá nhân bằng văn bản (thông qua công chức cấp xã);

c) Khi trả kết quả giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân, công chức Bộ phận TN&TKQ của cấp xã thu các khoản phí, lệ phí theo quy định (nếu có), đề nghị công dân ký xác nhận vào Phiếu luân chuyển hồ sơ, sổ theo dõi giải quyết hồ sơ.

II. Quy định về Phiếu luân chuyển.

1. Phiếu luân chuyển được sử dụng cho hồ sơ xử lý theo cơ chế “một cửa liên thông” do Bộ phận TN&TKQ của cấp xã lập theo mẫu, ghi đầy đủ thông tin quy định, được đính kèm theo hồ sơ trong suốt quá trình giải quyết tại các cơ quan liên quan, được trả lại cho Bộ phận TN&TKQ của cấp xã để lưu trữ. Khi giao nhận hồ sơ giữa các cơ quan liên quan hoặc khi trả kết quả giải quyết hồ sơ, công chức tham gia xử lý hồ sơ cập nhật thời gian giao, nhận và ký xác nhận vào Phiếu luân chuyển hồ sơ.

2. VPĐKQSDĐ huyện, thành phố không chuyển giao Phiếu luân chuyển cho Chi cục Thuế, chỉ cùng ký xác nhận vào Phiếu luân chuyển và Sổ giao nhận hồ sơ về nghĩa vụ tài chính khi bàn giao hồ sơ thông tin địa chính hoặc thông báo nghĩa vụ tài chính.

III. Thu phí, lệ phí.

1. Bộ phận TN&TKQ của cấp xã thu các khoản phí và lệ phí theo quy định, bao gồm các khoản thu thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã và các khoản thu do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ủy quyền.

2. Đối với các khoản phí, lệ phí do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ủy quyền thu có thể thu ngay khi tiếp nhận hồ sơ và sử dụng biên lai tạm thời; khi trả kết quả giải quyết hồ sơ đồng thời cung cấp hóa đơn chính thức cho người nộp.

IV. Quan hệ phối hợp giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa liên thông”.

1. Quan hệ phối hợp tại Ủy ban nhân dân cấp xã: công chức Bộ phận TN&TKQ có trách nhiệm trong việc kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ.

- Đối với các hồ sơ phức tạp về thủ tục hoặc có vướng mắc, cán bộ bộ phận tiếp nhận trực tiếp trao đổi với các cơ quan chuyên môn cấp trên để thống nhất trước khi nhận hồ sơ;

- Trong quá trình giải quyết hồ sơ, trường hợp hồ sơ có liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền của công chức chuyên môn khác thì công chức trực tiếp giải quyết hồ sơ chủ động phối hợp với công chức có liên quan cùng xử lý hồ sơ. Công chức chuyên môn có liên quan có trách nhiệm phối hợp xử lý hồ sơ khi có yêu cầu phối hợp;

- Đối với hồ sơ theo quy định phải lấy ý kiến của các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố hoặc của các cơ quan có liên quan trước khi giải quyết thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi văn bản lấy ý kiến. Nếu quá thời gian đề nghị trong văn bản mà các cơ quan đó không có ý kiến coi như đã đồng ý và Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền giải quyết theo thẩm quyền; các cơ quan được lấy ý kiến nhưng không trả lời chịu trách nhiệm các hậu quả phát sinh từ việc không trả lời của mình.

(Thời gian đề nghị các cơ quan tham gia ý kiến phải hợp lý, tùy thuộc vào nội dung lấy ý kiến nhưng không được ít hơn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày phát hành văn bản đến ngày quy định trả lời; ngoại trừ trường hợp nội dung công việc đã được cấp có thẩm quyền quy định cụ thể. Thời gian lấy ý kiến không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ).

2. Quan hệ và trách nhiệm phối hợp giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

a) Trong quá trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc mà công chức cấp xã không tự giải quyết được thì trao đổi với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố để được hướng dẫn giải quyết;

b) Trường hợp hồ sơ do công chức cấp xã chuyển đến chưa hợp lệ theo quy định, cán bộ tiếp nhận của các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố yêu cầu công chức cấp xã bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ bằng Phiếu hướng dẫn, theo nguyên tắc hướng dẫn một lần. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cử công chức liên hệ với cá nhân để xin lỗi và đề nghị hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;

c) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì trong thời hạn 2 (hai) ngày kể từ ngày có kết luận không giải quyết, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm liên hệ Ủy ban nhân dân cấp xã trả lại hồ sơ và thông báo lý do bằng văn bản. Trong thời hạn 2 (hai) ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã trả hồ sơ và gửi văn bản giải thích lý do cho tổ chức, cá nhân;

d) Trường hợp thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài hơn quy định, nguyên nhân do cơ quan nào gây ra thì cơ quan đó phải có văn bản giải thích và xin lỗi tổ chức, cá nhân (thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với các nguyên nhân chủ quan, lãnh đạo cơ quan chuyên môn xem xét xử lý các công chức thiếu trách nhiệm theo quy định;

đ) Trong quá trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, cán bộ, công chức các cơ quan có liên quan cùng tham gia giải quyết hồ sơ phải phối hợp chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc các quy định về Sổ theo dõi hồ sơ, phiếu hướng dẫn, giấy biên nhận, phiếu luân chuyển để có cơ sở xác định trách nhiệm cá nhân, tập thể khi cần thiết;

e) Trong trường hợp việc xử lý hồ sơ có liên quan đến nhiều cơ quan có thẩm quyền, cơ quan, công chức chịu trách nhiệm chính về xử lý hồ sơ chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để giải quyết. Các cơ quan liên quan và công chức có trách nhiệm tham gia phối hợp giải quyết hồ sơ trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:

1. Củng cố, sắp xếp Bộ phận TN&TKQ:

a) Tổ chức, củng cố Bộ phận TN&TKQ đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý hồ sơ theo cơ chế “một cửa liên thông” theo quy định, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp chỉ đạo. Bộ phận TN&TKQ được bố trí có phẩm chất đạo đức, có năng lực về chuyên môn, hiểu biết về thủ tục hành chính các lĩnh vực, có kinh nghiệm tiếp nhận hồ sơ và có kỹ năng giao tiếp;

b) Bố trí phòng làm việc của Bộ phận TN&TKQ tại nơi thuận tiện, thoáng, có diện tích đáp ứng yêu cầu công việc; nơi ngồi chờ cho tổ chức, cá nhân đảm bảo phù hợp. Trang bị đủ điều kiện cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho việc tiếp nhận hồ sơ và tiếp xúc, giao dịch với công dân; bố trí bàn, ghế, nước uống và các tiện nghi khác (nếu có) phục vụ công dân khi đến giao dịch;

c) Chỉ đạo Bộ phận TN&TKQ tổ chức thực hiện công việc, lập sổ sách theo dõi việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo đúng quy định.

2. Xây dựng quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã, quy chế làm việc của Bộ phận TN&TKQ có nội dung phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” đúng theo Quy định này.

3. Niêm yết công khai nội dung về các thủ tục hành chính, phí, lệ phí, quy trình và thời gian giải quyết các lĩnh vực, các loại biểu mẫu theo quy định tại Bộ phận TN&TKQ hoặc tại nơi thuận tiện trước cơ quan; mở sổ theo dõi, mở hộp thư góp ý; niêm yết sơ đồ phòng làm việc của cơ quan. Công chức làm việc phải đeo thẻ và có bảng chức danh tại bàn làm việc.

4. Tổ chức các hình thức thông báo, tuyên truyền rộng rãi các quy định về thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua hệ thống Đài truyền thanh, áp phích, các cuộc họp tổ dân phố, thôn, chi bộ, mặt trận và các đoàn thể, … để nhân dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.

5. Thường xuyên kiểm tra tình hình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ của Bộ phận TN&TKQ và công chức chuyên môn; định kỳ 6 tháng có rà soát, đánh giá tình hình công việc, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; đề xuất, kiến nghị các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện. Có hình thức khen thưởng đối với công chức hoặc bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ và xử lý kỷ luật đối với công chức hoặc bộ phận có vi phạm các quy định hoặc thực hiện không tốt nhiệm vụ theo Quy định này.

II. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện:

1. Chỉ đạo việc triển khai thực hiện Quy định này tại Ủy ban nhân dân cấp xã trực thuộc, tại các phòng chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố. Tổ chức quán triệt nội dung Quy định; giao trách nhiệm cho lãnh đạo và cán bộ, công chức các phòng chuyên môn tổ chức việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến theo đúng quy định. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi để giới thiệu cho nhân dân biết và thực hiện.

2. Chỉ đạo các phòng chuyên môn thực hiện tốt công tác phối hợp và tăng cường ý thức phục vụ, tích cực hướng dẫn thủ tục, nghiệp vụ cho công chức cấp xã trong quá trình thực hiện.

3. Đối với việc thu các khoản phí, lệ phí theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phân công trách nhiệm cho Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, Trưởng phòng Công Thương, Trưởng phòng Quản lý đô thị, Giám đốc VPĐKQSDĐ nghiên cứu phương án phù hợp, hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện để Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ này thay cho công dân trên nguyên tắc không để công dân đi lại nhiều lần, nhiều nơi.

4. Chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, VPĐKQSDĐ và Chi cục Thuế cùng phối hợp in sao và cung cấp đầy đủ biểu mẫu, tờ khai cho cấp xã để phục vụ nhân dân.

5. Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo kiểm tra và hỗ trợ, tạo điều kiện để Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tốt nhiệm vụ.

III. Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan:

1. Trách nhiệm Sở Nội vụ: chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định tại Ủy ban nhân dân cấp xã; phối hợp với các Sở, ngành chuyên môn có liên quan kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

2. Trách nhiệm của các Sở, ngành chuyên môn có liên quan.

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, thủ tục và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho cán bộ, công chức chuyên môn cấp xã và cấp huyện; hướng dẫn, kiểm tra và xử lý kịp thời các vướng mắc nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện. Chỉ đạo các phòng chuyên môn trực thuộc tạo cơ chế ưu tiên và thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ do các huyện, thành phố chuyển đến đúng thời gian quy định;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật về quản lý và thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai và xây dựng tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Cục Thuế tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện của Chi cục Thuế các huyện, thành phố trong việc xử lý hồ sơ và ban hành các thông báo nghĩa vụ tài chính chính xác và đúng thời gian quy định. Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo các Chi cục Thuế bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm tốt tham gia phối hợp với VPĐKQSDĐ trong việc tiếp nhận và bàn giao hồ sơ thông tin địa chính, hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất hằng ngày, đầy đủ, chính xác; cung cấp biểu mẫu cho các phường, xã để cấp phát, phục vụ nhu cầu của nhân dân. Thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn và giải đáp kịp thời các yêu cầu của công dân về nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất.

d) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tạo điều kiện và thực hiện tốt công tác phối hợp giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” đúng quy định;

đ) Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Thuận và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền việc tổ chức thực hiện nội dung của Quy định này.

IV. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Phần V

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

1. Cán bộ, công chức có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là tham gia giải quyết tốt các hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế “một cửa liên thông” được xét khen thưởng hằng năm theo quy định hiện hành.

2. Cán bộ, công chức vi phạm các quy định trong quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoặc có những thái độ, hành vi tiêu cực trong việc giải quyết hồ sơ thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành./.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 6291/QĐ-UBND ngày 16/10/2008 ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc huyện của tỉnh Ninh Thuận do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.892

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.112.243
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!