Xin chúc mừng thành viên đã đăng ký sử dụng thành công www.thuvienphapluat.vn
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giúp thành viên tìm kiếm văn bản chính xác, nhanh chóng theo nhu cầu và cung cấp nhiều tiện ích, tính năng hiệu quả:
1. Tra cứu và xem trực tiếp hơn 437.000 Văn bản luật, Công văn, hơn 200.000 Bản án Online;
2. Tải về đa dạng văn bản gốc, văn bản file PDF/Word, văn bản Tiếng Anh, bản án, án lệ Tiếng Anh;
3. Các nội dung của văn bản này được văn bản khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc; các quan hệ của các văn bản thông qua tiện ích Lược đồ và nhiều tiện ích khác;
4. Được hỗ trợ pháp lý sơ bộ qua Điện thoại, Email và Zalo nhanh chóng;
5. Nhận thông báo văn bản mới qua Email để cập nhật các thông tin, văn bản về pháp luật một cách nhanh chóng và chính xác nhất;
6. Trang cá nhân: Quản lý thông tin cá nhân và cài đặt lưu trữ văn bản quan tâm theo nhu cầu.
Xem thông tin chi tiết về gói dịch vụ và báo giá: Tại đây.
Xem thêm Sơ đồ website THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Quý khách chưa đăng nhập, vui lòng Đăng nhập để trải nghiệm những tiện ích miễn phí.
Xin chào Quý khách hàng -!
Mời Bạn trải nghiệm những tiện ích MIỄN PHÍ nổi bật trên www.thuvienphapluat.vn:
Bỏ qua | Bắt đầu xem hướng dẫn Đăng nhập để xem hướng dẫn |
Quý khách chưa đăng nhập, vui lòng Đăng nhập để trải nghiệm những tiện ích có phí.
Xin chào Quý khách hàng -!
Mời Bạn trải nghiệm những tiện ích CÓ PHÍ khi xem văn bản trên www.thuvienphapluat.vn:
Bỏ qua | Bắt đầu xem hướng dẫn Đăng nhập để xem hướng dẫn |
Xin chào Quý khách hàng -!
Để trải nghiệm lại nội dung hướng dẫn tiện ích, Bạn vui lòng vào Trang Hướng dẫn sử dụng.
Bên cạnh những tiện ích vừa giới thiệu, Bạn có thể xem thêm Video/Bài viết hướng dẫn sử dụng để biết cách tra cứu, sử dụng toàn bộ các tính năng, tiện ích trên website.
Ngoài ra, Bạn có thể nhấn vào đây để trải nghiệm MIỄN PHÍ các tiện ích khi xem văn bản dành cho thành viên CÓ PHÍ.
👉 Xem thông tin chi tiết về gói dịch vụ và báo giá: Tại đây.
👉 Xem thêm Sơ đồ website THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Cảm ơn Bạn đã quan tâm và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Trân trọng,
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
+ Lưu giữ văn bản này vào "Văn bản của tôi"
+ Có thể quản lý trong Menu chức năng Cá nhân
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2008/QĐ-UBND |
Tân An, ngày 10 tháng 9 năm 2008 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26/02/1998, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28/4/2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29/4/2003;
Căn cứ Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;
Căn cứ Thông tư số 07/2007/TT-BNV ngày 04/7/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
Theo đề nghị tại tờ trình số 416/TTr-SNV ngày 26/8/2008 của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế các văn bản sau đây:
- Quyết định số 2484/2004/QĐ-UB ngày 21/7/2004 của UBND tỉnh về việc phân cấp thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.
- Quyết định số 5211/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân cấp quản lý sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng sở ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2008/QĐ-UBND ngày 10 /9/2008 của
UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của sở ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh (sau đây gọi là sở ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh) và các cấp chính quyền địa phương theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ, phù hợp với năng lực và điều kiện thực tế của tỉnh, nhằm đạt mục tiêu chung là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Trong phạm vi được phân cấp cho các sở ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với công việc được cấp có thẩm quyền giao, quản lý tổ chức, biên chế theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật, góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp cơ sở.
Điều 2. Nội dung quản lý tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và tổ chức Hội
Quản lý về tổ chức bộ máy bao gồm: thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, chia tách, đình chỉ hoạt động; ban hành quy chế làm việc, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, hành chính, đơn vị sự nghiệp; quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, đơn vị và tổ chức; tăng cường thẩm quyền và trách nhiệm của sở ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công và tổ chức Hội.
Điều 3. Nội dung quản lý cán bộ, công chức, viên chức
Quản lý cán bộ, công chức, viên chức bao gồm: quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, điều động, biệt phái, từ chức cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo; đánh giá cán bộ, công chức hàng năm; khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện các chính sách tiền lương, hưu trí, nghỉ việc đối với cán bộ, công chức, viên chức; tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch công chức khi thực hiện xong chế độ công chức dự bị; bổ nhiệm vào ngạch viên chức nếu đạt yêu cầu thử việc và ký hợp đồng làm việc theo quy định.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức
1. Cấp ủy Đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền được phân cấp đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục.
2. Phải xuất phát từ yêu cầu thực tế khách quan, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển, chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
3. Phải tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển của địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Thẩm quyền của UBND tỉnh
1. Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể và quản lý:
1.1- Các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc và các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh;
1.2- Tổ chức Hội, tổ chức phi Chính phủ (cấp tỉnh, cấp huyện).
2. Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các chi cục và cơ quan tương đương thuộc sở ngành tỉnh.
3. Quyết định thành lập các tổ chức tư vấn giúp UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động như: các ban chỉ đạo, ban điều hành, hội đồng, ban tổ chức, tổ công tác liên ngành của tỉnh.
Điều 6. Thẩm quyền của UBND huyện, thị xã
1. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể và quản lý:
1.1- Trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trước khi quyết định phải tham khảo ý kiến Sở Giáo dục và Đào tạo.
1.2- Các trung tâm, trạm, trại và đơn vị sự nghiệp thuộc phòng, ban cấp huyện, trước khi quyết định phải thỏa thuận bằng văn bản với Sở Nội vụ.
1.3- Quyết định thành lập các tổ chức tư vấn giúp UBND huyện, thị xã trong công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động như: các ban chỉ đạo, ban điều hành, hội đồng, ban tổ chức, tổ công tác liên ngành của cấp huyện.
2. Quản lý nhà nước các hội, tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn huyện, thị xã theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định ban hành quy chế, quy định để quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp hoặc theo các quy định của pháp luật.
Điều 7. Thẩm quyền của thủ trưởng sở ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh
1. Trực tiếp quản lý các phòng, ban, các chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở ngành. Đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh thuộc UBND tỉnh quản lý gồm: Đài Phát thanh và Truyền hình, Trung tâm Xúc tiến và Tư vấn đầu tư, Trung tâm Phát triển quỹ đất.
2. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với các phòng chuyên môn cấp huyện.
3. Quyết định công nhận ban vận động thành lập hội, đối với các hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước chuyên ngành; quản lý nhà nước chuyên ngành về tổ chức, hoạt động hội và tổ chức phi Chính phủ có phạm vi hoạt động trong tỉnh thuộc ngành quản lý
4. Quyết định thành lập các tổ chức tư vấn giúp thủ trưởng sở ngành trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được cấp trên giao; quyết định ban hành quy chế, quy định để quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp hoặc theo các quy định của pháp luật.
QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 8. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh
1. Triển khai về mặt nhà nước nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cán bộ để quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, phê chuẩn, luân chuyển, từ chức, kỷ luật, nghỉ hưu và quản lý đối với các chức danh: Giám đốc, Phó Giám đốc các sở ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã và chức vụ tương đương thuộc danh mục Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý; ký các quyết định về tổ chức, bộ máy, lương theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Quyết định các chức danh lãnh đạo ở các cơ quan, doanh nghiệp và tương đương thuộc UBND tỉnh quản lý theo nghị quyết của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, ngoài danh mục Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; chuyên viên chính, thanh tra viên, trợ giúp viên pháp lý và các chức danh khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện, thị xã
Triển khai về mặt Nhà nước nghị quyết của Ban Thường vụ huyện, thị ủy để quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, từ chức, kỷ luật, cho thôi việc, nghỉ hưu và quản lý các chức danh cán bộ, công chức, viên chức được xếp ngạch lương chuyên viên và tương đương trở xuống:
1. Chánh văn phòng, phó chánh văn phòng; trưởng, phó trưởng phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã.
2. Chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên UBND xã, phường, thị trấn.
3. Trưởng, phó (hoặc chủ tịch, phó chủ tịch) các tổ chức hội cấp huyện.
4. Trưởng, phó (hoặc giám đốc, phó giám đốc) các đơn vị sự nghiệp cấp huyện.
Điều 10. Thẩm quyền của thủ trưởng sở ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh
Trực tiếp quản lý các chức danh cán bộ, công chức, viên chức; triển khai nghị quyết của Đảng uỷ (Chi ủy) cơ quan, đơn vị để quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, từ chức, kỷ luật, cho thôi việc, nghỉ hưu đối với các chức danh: chánh văn phòng, phó chánh văn phòng, chánh thanh tra, phó chánh thanh tra sở, trưởng phòng, phó trưởng phòng; trưởng ban, phó trưởng ban; chi cục trưởng, phó chi cục trưởng; giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các chức danh tương đương của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở (trừ các chức danh thuộc Điều 8 và Điều 9, Chương III của quy định này), các chức danh cán bộ, công chức, viên chức được xếp ngạch lương chuyên viên và tương đương trở xuống.
1. Trình tự, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, cho thôi giữ chức vụ cán bộ, công chức lãnh đạo thực hiện theo quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ cán bộ, công chức lãnh đạo ban hành kèm theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 3911/2004/QĐ-UB ngày 16/9/2004 của UBND tỉnh về việc ban hành tiêu chuẩn chung trưởng phòng, phó trưởng phòng cấp sở và cấp huyện.
2. Việc thi hành kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy trình, thủ tục tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý cán bộ, công chức; Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08/02/2006 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ. Việc thi hành kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp và Thông tư số 03/2007/TT-BNV ngày 12/6/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật công chức cấp xã.
Việc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện theo Thông tư số 01/2006/TT-BNV ngày 13/01/2006 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn chi tiết việc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính nhà nước.
3. Về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức thực hiện theo Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ và Thông tư số 130/2005/TT-BNV ngày 07/12/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức.
Mục 1. ĐIỀU ĐỘNG, TIẾP NHẬN, ĐÀO TẠO, THUYÊN CHUYỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 12. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh
Quyết định điều động, tiếp nhận, cử đi đào tạo, thuyên chuyển cán bộ, công chức, viên chức trong và ngoài tỉnh theo yêu cầu công tác gồm có:
1. Các chức danh cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh tại Điều 8, Chương III quy định này; xét duyệt để thủ trưởng sở ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã bổ nhiệm trưởng, phó trưởng phòng cấp sở, cấp huyện và tương đương chưa đủ chuẩn theo quy định tại Quyết định số 3911/2004/QĐ-UB ngày 16/9/2004 của UBND tỉnh về việc ban hành tiêu chuẩn chung trưởng phòng, phó trưởng phòng cấp sở và cấp huyện; phê duyệt để Giám đốc Sở Nội vụ điều động cán bộ công chức cấp xã và viên chức từ các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và lực lượng vũ trang sang các cơ quan hành chính cần bổ sung người có năng lực và kinh nghiệm công tác, đáp ứng ngay yêu cầu công việc theo quy định của Bộ Nội vụ.
2. Ủy quyền cho Giám đốc Sở Nội vụ quyết định điều động, tiếp nhận, thuyên chuyển công tác trong và ngoài tỉnh đối với chức danh cán bộ, công chức, viên chức cấp trưởng, phó phòng, ban thuộc sở ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và tương đương trở xuống; thẩm định và thông báo bằng văn bản để thủ trưởng sở ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo từ trình độ đại học trở lên (tạo nguồn, chuẩn hóa, nâng cao).
Điều 13. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND các huyện, thị xã
Quyết định điều động, biệt phái, thuyên chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức từ cơ quan, đơn vị này sang cơ quan, đơn vị khác trong phạm vi huyện theo yêu cầu công tác và trên cơ sở phải đảm bảo tiêu chuẩn chức danh công chức và biên chế được phân bổ hàng năm; trong đó có viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo ở các trường thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Điều 14. Thẩm quyền của thủ trưởng sở ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh
1. Quyết định điều động theo yêu cầu công tác trong phạm vi nội bộ sở ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh nhưng phải đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức gồm các chức danh được quy định tại Điều 10, Chương III quy định này; trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã. Riêng các chức danh giám đốc, phó giám đốc bệnh viện và trung tâm Y tế, trung tâm Dân số-Kế hoạch hoá gia đình cấp huyện, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông tại huyện, thị xã, trước khi quyết định điều động công tác phải có ý kiến của Chủ tịch UBND huyện, thị xã; đồng thời gửi quyết định cho Giám đốc Sở Nội vụ biết để theo dõi.
2. Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngoài các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 12 của quy định này.
Điều 15. Tuyển dụng công chức, công chức dự bị và công chức cấp xã
Giám đốc Sở Nội vụ quyết định tuyển dụng công chức Nhà nước, công chức dự bị theo yêu cầu công tác của các sở ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã quyết định tuyển dụng công chức cấp xã theo yêu cầu công tác của từng xã. Việc tuyển dụng công chức đảm bảo đúng tiêu chuẩn và phải qua thi tuyển công chức hoặc xét tuyển (ở các xã biên giới) theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, Công chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
1. Giám đốc Sở Nội vụ quyết định việc tuyển dụng viên chức trong chỉ tiêu biên chế của các đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và do ngân sách cấp toàn bộ kinh phí thường xuyên trên địa bàn tỉnh, bằng hình thức xét tuyển, thực hiện theo Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ.
2. Đối với các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ tài chính, đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên được giao quyền tuyển dụng viên chức theo các nghị định quy định tại khoản 1 Điều này. Hằng năm, đơn vị phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch này phải được sự thẩm định của cơ quan chủ quản và Sở Nội vụ trước khi thực hiện.
QUẢN LÝ BIÊN CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG
Việc xây dựng kế hoạch, thẩm định kế hoạch, giao chỉ tiêu và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch biên chế thực hiện theo Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp Nhà nước; Thông tư số 89/2003/TT-BNV ngày 24/12/2003 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ; và Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Điều 18. Chính sách tiền lương
1. Giám đốc Sở Nội vụ thoả thuận:
- Xếp lại lương, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn (5% tổng số biên chế có mặt) theo quy định đối với ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống theo đề nghị của các sở ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã và các đơn vị sự nghiệp thuộc các sở ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã quản lý được giao quyền tự chủ tài chính, tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.
- Tổ chức xét chuyển loại công chức từ loại B, loại C sang loại A hoặc từ loại C sang loại B theo quy định.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã quyết định xếp lại lương, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn (5% tổng số biên chế có mặt) theo quy định đối với công chức cấp xã theo đề nghị của UBND xã, phường, thị trấn.
3. Đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, Giám đốc Sở Nội vụ lập danh sách trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp thì lập danh sách trình UBND tỉnh đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định xếp ngạch lần đầu, trình chủ tịch UBND tỉnh quyết định nâng bậc thường xuyên.
4. Thời điểm thực hiện việc nâng bậc lương hàng năm:
4.1. Nâng bậc lương thường xuyên hàng năm, mỗi năm 2 đợt vào 6 tháng đầu năm trước ngày 15/5 và 6 tháng cuối năm trước ngày 15/11; các cơ quan, đơn vị xem xét, lập danh sách gửi về Sở Nội vụ thẩm định.
4.2. Nâng bậc lương trước thời hạn hàng năm (5% tổng biên chế có mặt): thực hiện theo Quyết định số 1053/QĐ-UBND ngày 23/4/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp Nhà nước.
1. Các sở ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã trong tỉnh nâng cao trách nhiệm và phát huy quyền chủ động trong quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế hành chính, sự nghiệp Nhà nước thuộc quyền quản lý; đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước trực thuộc phát huy hiệu lực và hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ, quản lý tài chính, tổ chức biên chế và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.
2. Các đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc UBND tỉnh chủ động trong quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quản lý tài chính và thực hiện chính sách đối với cán bộ, viên chức Nhà nước. Các cơ quan, đơn vị trong tỉnh bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất chặt chẽ trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý tổ chức bộ máy cán bộ, công chức, trong sử dụng biên chế.
1. Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn và theo dõi thực hiện quy định này; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của công chức, viên chức ở các sở ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã; thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện công khai dân chủ trong tuyển dụng (thi tuyển hoặc xét tuyển) cán bộ, công chức, viên chức theo quy định; kiểm tra văn bằng chứng chỉ về mặt kỹ thuật; thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm; thực hiện chế độ chính sách tiền lương, nghỉ hưu, nghỉ việc và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
2. Thủ trưởng các sở ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện có những quy định không phù hợp thì phản ánh về Sở Nội vụ để được hướng dẫn hoặc trình UBND tỉnh để sửa đổi, bổ sung./.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
Tài khoản hiện đã đủ người dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.