ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 260/QĐ-UBND
|
Sóc Trăng, ngày
23 tháng 02 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP ÁP DỤNG
TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010
của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm
soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018
của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết
thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày
06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017
của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát
thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tại Tờ trình số 33/TTr-SNN ngày 20/02/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được sửa
đổi, bổ sung lĩnh vực Lâm nghiệp áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng.
Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định
này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày
Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng
đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và bãi bỏ
Quyết định số 373/QĐ-UBND ngày 24/02/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Lâm nghiệp áp dụng tại cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Sóc Trăng và các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Trung tâm PVHCC;
- Lưu: VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vương Quốc Nam
|
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 260/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
PHẦN
I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Số trang
|
|
Phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng loài
thông thường thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện
|
|
Tổng số: 01 thủ
tục.
|
PHẦN
II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Tên thủ tục: Phê duyệt Phương án
khai thác thực vật rừng loài thông thường thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy
ban nhân dân cấp huyện (sửa đổi, bổ sung)
- Trình tự thực hiện: (sửa đổi, bổ sung)
* Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền
nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ
sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện để phê duyệt phương án
khai thác chính, khai thác tận dụng, khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng
thông thường từ rừng phòng hộ là rừng trồng do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng
dân cư tự đầu tư hoặc theo các dự án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; khai thác
tận dụng, khai thác tận thu gỗ rừng sản xuất là rừng tự nhiên do cá nhân, hộ
gia đình, cộng đồng dân cư quản lý.
Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện
theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP .
* Bước 2: Tiếp nhận, hồ sơ
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành
phần hồ sơ cho chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua
môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ
sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường
hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Bước 3: Thẩm định và trả kết quả
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp
lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Phương án khai thác lâm sản và trả kết quả
cho chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền; trường hợp không phê
duyệt thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch
vụ bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc qua môi trường điện tử.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ (sửa
đổi, bổ sung) gồm:
+ Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai
thác theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ;
+ Bản chính Phương án khai thác theo Mẫu số 11 Phụ
lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ;
+ Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng
sang mục đích khác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc bản sao quyết định
phê duyệt dự án lâm sinh hoặc tài liệu chứng minh việc thực hiện các biện pháp
lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt đối với trường hợp khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường
từ rừng phòng hộ là rừng trồng do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu
tư hoặc theo các dự án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; khai thác tận dụng gỗ rừng
sản xuất là rừng tự nhiên do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư quản lý.
- Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: (sửa
đổi, bổ sung) Chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: (sửa
đổi, bổ sung) Phê duyệt Phương án khai thác lâm sản theo Mẫu số 11 Phụ lục
III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT .
- Phí, lệ phí (nếu có): không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (sửa đổi, bổ
sung)
+ Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác theo Mẫu
số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ;
+ Phương án khai thác theo Mẫu số 11 tại Phụ lục
III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT .
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: (sửa
đổi, bổ sung)
+ Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc
lâm sản;
+ Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Mẫu
số 10. Đơn đề nghị phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng thông thường/động
vật rừng thông thường/thu thập mẫu vật loài thông thường
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ
DUYỆT PHƯƠNG ÁN (*)
(1)
..................................
Kính gửi (2):.....................................................................
1. Thông tin chủ rừng:
a) Tên chủ rừng (3):................................................................................................
- Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC (4):.....................................................
c) Địa chỉ chủ rừng (5):..........................................................................................
d) Số điện thoại:......................................;
Địa chỉ Email:.....................................
2. Nội dung đề nghị phê duyệt: Phương án
khai thác (1) .....................................................................................................................................
3. Tài liệu gửi kèm:
- Bản chính Phương án (1).....................................................................................
- Tài liệu khác (nếu
có).........................................................................................
|
..........,
ngày...... tháng....... năm.....
CHỦ RỪNG
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)
|
Ghi chú:
(*) Mẫu này do chủ rừng lập khi đề nghị cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt Phương án khai thác gỗ/thực vật rừng thông thường/động vật
rừng thông thường từ tự nhiên/thu thập mẫu vật loài thực vật rừng thông thường.
(1) Ghi trường một trong các trường hợp
khai thác cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này hoặc trường hợp
khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên.
(2) Ghi rõ tên cơ quan phê duyệt theo
quy định tại khoản 2 Điều 6 hoặc khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên
giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với
cá nhân.
(4) Ghi Số giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư/mã số doanh nghiệp/giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; số
căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân.
(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động với tổ
chức; địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc
Hộ chiếu đối với cá nhân.
Mẫu
số 11. Phương án khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường/thực vật rừng
ngoài gỗ đối với loài thực vật rừng thông thường/thu thập mẫu vật loài thực vật
rừng thông thường
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHƯƠNG ÁN
(1) …………………….
I. Thông tin chủ rừng/tổ chức, cá nhân khai
thác:
1. Tên chủ rừng/tổ chức, cá nhân khai thác (2):
............................................................
2. Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC (3):
.....................................................
3. Địa chỉ chủ rừng/tổ chức, cá nhân khai thác
(4): ........................................................
4. Số điện thoại: ……………………….. ; Địa chỉ Email:
..................................................
II. Nội dung phương án
1. Căn cứ xây dựng phương án (5):
..............................................................................
2. Đối tượng (6):
...........................................................................................................
3. Địa danh, diện tích khai thác (7):
................................................................................
4. Sản lượng dự kiến khai thác (8):
................................................................................
5. Dự kiến hệ thống đường vận xuất, vận chuyển.
6. Các biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng:
...............................................
7. Giải pháp phục hồi rừng sau khai thác (đối với
thực hiện dự án lâm sinh):
|
……., ngày ....
tháng …. năm …..
CHỦ RỪNG/TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI THÁC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)
|
Phê duyệt của cơ
quan có thẩm quyền(9)
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…….., ngày... tháng... năm 20...
(Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Ghi trường một trong các trường hợp
khai thác cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
(2) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên
giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với
cá nhân.
(3) Ghi Số giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư/mã số doanh nghiệp/giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; số
căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân.
(4) Ghi rõ địa chỉ trên giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với
tổ chức; địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân hoặc
Hộ chiếu đối với cá nhân.
(5) Ghi thông tin các văn bản quy phạm
pháp luật và các tài liệu liên quan.
(6) Ghi đối tượng khai thác tại quy định
tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
(7) Ghi thông tin khu vực dự kiến khai
thác (lô, khoảnh, Tiểu khu) và tọa độ (kinh độ, vĩ độ). Diện tích khai thác xác
định từ hồ sơ, tài liệu giao rừng, cho thuê rừng hoặc bằng máy định vị GPS.
(8) Đối với gỗ: Ghi số lượng cây, khối
lượng (m3, kg, ster)/thực vật rừng ngoài gỗ (kg, m3,
ster)/số lượng mẫu vật...Trường hợp diện tích khai thác lớn, không thể đo, đếm
từng cây, việc xác định sản lượng dự kiến khai thác thông qua lập ô tiêu chuẩn
đại diện có diện tích 500 m2 đối với rừng trồng và 1.000 m2
đối với rừng tự nhiên, tỷ lệ ô tiêu chuẩn tối đa là 02% diện tích khai thác, tối
thiểu một lô khai thác phải có 03 ô tiêu chuẩn.
(9) Thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản
2 Điều 6 Thông tư này phê duyệt.