BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
22/2023/TT-BNNPTNT
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2023
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ TRONG LĨNH VỰC LÂM
NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Lâm nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Điều
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30
tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Sửa
đổi, bổ sung Điều 2 như sau:
“Điều 2. Quy định
chung
1. Nguyên tắc
trồng rừng thay thế:
a) Diện tích phải trồng
rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thực hiện
theo quy định tại Điều 21 Luật Lâm nghiệp. Trường hợp tổ chức,
cá nhân thực hiện dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (sau
đây gọi là chủ dự án) nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với địa
phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (sau đây gọi là Quỹ Bảo vệ
và Phát triển rừng cấp tỉnh), diện tích trồng rừng thay thế phải đảm bảo không
thấp hơn diện tích rừng trồng thay thế mà chủ dự án đã nộp tiền;
b) Các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tỉnh) rà soát diện tích đất quy hoạch cho
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; thực hiện trồng rừng thay thế khi
địa phương còn quỹ đất; chỉ đề xuất trồng rừng thay thế sang tỉnh khác khi
không còn quỹ đất hoặc còn quỹ đất nhưng điều kiện lập địa không phù hợp để trồng
rừng;
c) Thực hiện trồng rừng
thay thế trong thời gian 12 tháng kể từ thời điểm Phương án trông rừng thay thế
được phê duyệt hoặc từ thời điểm chủ dự án hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng
thay thế;
d) Trồng rừng thay thế
là công trình lâm sinh trong dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục
đích khác.
2. Tổ
chức thực hiện trồng rừng thay thế:
a)
Đối với tỉnh tự bố trí được quỹ đất để trồng rừng thay thế: thực hiện trồng rừng
trên đất quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; trồng
rừng trên đất quy hoạch cho rừng sản xuất của chủ rừng được quy định tại các
khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp, trừ chủ rừng là doanh nghiệp tư nhân; hỗ trợ trồng rừng
sản xuất loài cây gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi) trên đất quy hoạch cho rừng
sản xuất giao hộ gia đình, cá nhân;
b) Đối với tỉnh có tiếp
nhận kinh phí trồng rừng thay thế từ địa phương
khác không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế chỉ thực hiện trồng rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ trên đất quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
3. Kinh phí thực hiện
trồng rừng thay thế:
a) Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định đơn giá hoặc điều chỉnh đơn giá trồng rừng thay thế khi cần thiết
trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật trồng rừng theo quy định của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b)
Thiết kế, dự toán trồng rừng thay thế được xác định trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ
thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đơn
giá xây dựng dự toán trồng rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức trồng rừng
thay thế quy định. Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, nghiệm thu
và xử lý rủi ro trong giai đoạn đầu tư trồng rừng thay thế được thực hiện theo
quy định về quản lý đầu tư công trình lâm sinh;
c) Kinh phí trồng rừng
thay thế do chủ dự án nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh bằng diện
tích rừng trồng thay thế quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhân với đơn giá
cho 01 ha trồng rừng;
d) Đối với kinh phí
trồng rừng thay thế để hỗ trợ trồng rừng sản xuất
loài cây gỗ lớn, thực hiện hỗ trợ theo chính sách của địa phương; đối với tỉnh
không ban hành chính sách hỗ trợ trồng rừng thì áp dụng theo chính sách hiện
hành của Nhà nước.
4. Tiếp nhận, quản
lý, sử dụng, quyết toán kinh phí trồng rừng thay thế:
a) Quỹ Bảo vệ và Phát
triển rừng và các tổ chức được giao nhiệm vụ trồng rừng thay thế mở tài khoản tại
Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí trồng
rừng thay thế;
b)
Nguồn kinh phí trồng rừng thay thế được quản lý, sử dụng, thanh toán và kiểm
soát chi qua Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành của Nhà nước;
c) Đơn vị tiếp nhận
kinh phí trồng rừng thay thế lập báo cáo, trình cơ quan tài chính cấp trên trực
tiếp hoặc cơ quan được phân cấp hoặc cơ quan được giao theo quyết định của cơ
quan có thẩm quyền để thẩm định, quyết toán kinh phí trồng
rừng thay thế;
d) Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng lãi tiền gửi từ kinh phí trồng rừng thay
thế để thực hiện các hoạt động trồng rừng thay thế theo quy định của Thông tư
này.
5.
Tiêu chí lựa chọn địa phương tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế từ các tỉnh
không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế:
a) Có diện tích đất
quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, được
xác định trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê
duyệt và hiện trạng rừng tại thời điểm đề xuất; có văn bản của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Trường hợp có nhiều
địa phương đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế thì ưu tiên địa
phương có nhiều diện tích đất chưa có rừng quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ nhưng không cân đối được ngân sách để trồng rừng.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, điểm c khoản 3, điểm b và điểm d khoản 8 Điều 3 như
sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung khoản 1 như
sau:
“1. Chủ
dự án lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Phương án trồng
rừng thay thế. Trường hợp diện tích rừng chuyển sang mục đích khác nằm trên địa
bàn nhiều tỉnh thì lập từng phương án riêng trên địa bàn từng tỉnh. Tổ chức thực
hiện trồng rừng thay thế trên diện tích đất quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ, rừng sản xuất.”.
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như
sau:
“c) Bản chính dự
toán, thiết kế trồng rừng thay thế theo quy định tại điểm b khoản
3 Điều 2 Thông tư này;”.
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm b, điểm d khoản 8 như sau:
“b) Chủ dự án thực hiện
trồng rừng theo Phương án trồng rừng thay thế, thiết kế, dự toán trồng rừng
thay thế được phê duyệt; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nghiệm
thu hoàn thành trồng rừng thay thế do chủ dự án thực hiện.
d) Quỹ Bảo vệ và Phát
triển rừng cấp tỉnh thực hiện giải ngân tiền trồng
rừng thay thế theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này.”.
3. Sửa
đổi, bổ sung khoản 5, khoản 6 và
bổ sung khoản 7, khoản 8 vào sau khoản
6 Điều 4 như sau:
“5. Trình tự chấp thuận
nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí đất
để trồng rừng thay thế trên địa bàn:
a) Trong thời hạn 07
ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của chủ dự án theo quy định tại khoản 3 Điều
này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho
chủ dự án về việc chấp thuận nộp tiền, thời gian và số tiền phải nộp trên cơ sở
diện tích phải trồng rừng thay thế của chủ dự án và đơn giá trồng rừng thay thế
của tỉnh;
b) Trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ dự án phải
nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh để
tổ chức trồng rừng thay thế;
c) Trong thời hạn 05
ngày kể từ ngày nhận đủ số tiền của chủ dự án nộp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng
rừng thay thế.”.
6. Trình tự chấp thuận
nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất
để trồng rừng:
a) Trong thời hạn 07
ngày kể từ ngày nhận được 01 bộ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều này, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, gửi
hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận việc nộp tiền
trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng
rừng thay thế tại địa phương khác;
Hồ sơ gồm: hồ sơ theo
quy định tại khoản 3 Điều này và văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế
về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, trong đó nêu rõ lý do không còn quỹ
đất để trồng rừng thay thế;
b) Trong thời hạn 05
ngày kể từ ngày nhận được 01 bộ hồ sơ hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo
quy định tại điểm a khoản này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản
đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế cung cấp
thông tin về địa điểm trồng rừng thay thế và đơn giá trồng rừng trên địa bàn tỉnh
tại thời điểm chủ dự án đề nghị nộp tiền;
c) Trong thời hạn 12
ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận nguồn kinh phí trồng rừng thay thế có văn bản
xác nhận về việc bố trí địa điểm trồng rừng thay thế và đơn giá trồng rừng, gửi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Trong thời hạn 03
ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi
tiếp nhận trồng rừng thay thế, kèm theo bản sao quyết định phê duyệt đơn giá trồng
rừng của tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền về thời gian và số tiền chủ dự án phải nộp
để trồng rừng thay thế;
đ) Trong thời hạn 05
ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền có văn bản gửi chủ dự án
về thời gian và số tiền chủ dự án phải nộp để trồng
rừng thay thế;
e) Trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ dự
án phải nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp
tỉnh nơi chủ dự án nộp hồ sơ;
g) Trong thời hạn 05
ngày kể từ ngày chủ dự án nộp đủ tiền trồng
rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền chuyển
số tiền chủ dự án đã nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để thực hiện
trồng rừng tại địa phương khác và có văn bản gửi chủ dự án thông báo về việc
hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế;
h) Trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày nhận đủ tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
Việt Nam điều chuyển tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi được lựa
chọn trồng rừng thay thế theo quy định.
i) Trường hợp chủ dự
án đề nghị nộp ngay số tiền trồng rừng thay thế theo đơn giá trồng rừng của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền:
- Trong thời hạn 07 ngày
kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của chủ dự án theo quy định tại khoản 3 Điều này
và cam kết của chủ dự án về nộp đầy đủ số tiền theo đơn giá trồng rừng của tỉnh
nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế theo Phụ lục IIA
ban hành kèm theo Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông báo bằng
văn bản cho chủ dự án về việc chấp thuận nộp tiền, thời gian và số tiền phải nộp
trên cơ sở diện tích phải trồng rừng thay thế của chủ dự án và đơn giá trồng rừng
thay thế của tỉnh;
- Trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ dự án phải
nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh
nơi chủ dự án nộp hồ sơ;
- Trong thời hạn 05
ngày kể từ ngày nhận đủ số tiền của chủ dự án nộp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
cấp tỉnh nơi chủ dự án nộp hồ sơ thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về việc
hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế;
- Trong thời hạn 05
ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận
trồng rừng thay thế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề
nghị nộp tiền có văn bản gửi chủ dự án thông
báo về số tiền chênh lệch đơn giá trồng rừng thay thế;
Trường hợp số tiền đã
nộp theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
nơi đề nghị nộp tiền thấp hơn số tiền phải nộp theo đơn
giá trồng rừng của tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ dự án phải
nộp bổ sung số tiền chênh lệch vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi
chủ dự án nộp hồ sơ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền chỉ
đạo chủ dự án nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế theo cam kết của chủ dự án.
Trường hợp số tiền nộp
theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền cao
hơn số tiền phải nộp theo đơn giá trồng rừng của tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng
thay thế, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh gửi chủ dự án, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi nộp hồ
sơ hoàn trả kinh phí chênh lệch bao gồm cả tiền lãi cho chủ dự án theo quy định.
7. Tổ chức trồng rừng
thay thế:
a) Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
chủ rừng được quy định tại các khoản 1, 2,
3 và 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp, trừ chủ rừng là
doanh nghiệp tư nhân hoặc cơ quan, tổ chức nhà nước khác là chủ đầu tư để trồng
rừng thay thế;
b) Chủ đầu tư lập,
trình phê duyệt thiết kế, dự toán; thực hiện trồng rừng thay thế, quản lý, bảo
vệ, nghiệm thu hoàn thành diện tích rừng trồng theo quy định tại Thông tư này
và các quy định pháp luật về lâm nghiệp khác.
8. Hỗ trợ trồng rừng
sản xuất loài cây gỗ lớn:
a) Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao ban quản lý dự
án lĩnh vực lâm nghiệp cấp tỉnh hoặc cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với địa
phương không có ban quản lý dự án là chủ đầu tư trong trường hợp hỗ trợ trồng rừng
sản xuất trên diện tích đất được giao hộ gia đình, cá nhân quản lý;
b) Đối tượng được hỗ
trợ: hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ trồng
rừng sản xuất loài cây gỗ lớn và có cam kết khai thác sau 10 năm tuổi trên diện
tích đất quy hoạch cho phát triển rừng sản xuất theo Mẫu số 01 Phụ lục IIB ban hành kèm theo Thông tư
này;
c) Nội dung hỗ trợ, mức
hỗ trợ, hình thức và phương thức hỗ trợ: thực hiện hỗ trợ theo chính
sách của địa phương; đối với các tỉnh không ban hành chính sách hỗ trợ
trồng rừng thì áp dụng theo chính sách hiện hành của Nhà nước.
Chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu được xác định trong dự toán do cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt;
d) Chủ đầu tư tổng hợp
danh sách đối tượng, diện tích và nhu cầu hỗ trợ trồng rừng
theo Mẫu số 02 Phụ lục IIB ban hành kèm theo Thông
tư này, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức hỗ trợ, quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định
của pháp luật hiện hành.”.
4. Sửa
đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Quản lý rừng
trồng từ kinh phí trồng rừng thay thế
Rừng trồng từ kinh
phí trồng rừng thay thế sau nghiệm thu hoàn thành được thực hiện theo Quy chế
quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.”.
5. Sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ một số khoản của Điều 7 như sau:
a) Sửa
đổi tên khoản 1 như
sau:
“1. Cục Lâm nghiệp:”.
b) Sửa
đổi, bổ sung khoản 2 như
sau:
“2. Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh:
a) Chỉ đạo, tổ chức
triển khai thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh;
b) Phê duyệt đơn giá
trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh; giao nhiệm vụ chủ đầu tư trồng rừng thay
thế trên địa bàn tỉnh.
c) Chỉ đạo việc trồng
rừng thay thế trong thời gian 12 tháng kể từ khi chủ dự án nộp tiền về Quỹ Bảo
vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh; tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế tại địa
phương đối với kinh phí chủ dự án đã nộp, không để tồn đọng quỹ.”.
c) Sửa
đổi, bổ sung khoản 3 như
sau:
“3. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn:
a) Tham mưu cho Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai công tác trồng rừng thay thế trên địa
bàn;
b) Tham mưu cho Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đơn giá, điều chỉnh đơn giá trồng rừng thay thế,
giao nhiệm vụ chủ đầu tư trồng rừng thay thế trên địa bàn; tham mưu cho Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trong trường hợp địa phương có nhu cầu tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế;
chủ động liên hệ, cung cấp thông tin về tỉnh có nhu cầu trồng rừng thay thế
trong trường hợp địa phương không còn quỹ đất trồng rừng thay thế gửi Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Chủ trì thẩm
định Phương án trồng rừng thay thế, thiết kế, dự toán trồng rừng thay thế của
chủ dự án;
d) Tổ chức kiểm tra,
giám sát công tác trồng rừng thay thế trên địa bàn;
đ) Hằng năm, trước
ngày 15 tháng 12, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cục Lâm nghiệp kết quả thực
hiện trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh theo Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành
kèm Thông tư này.”.
d)
Bãi bỏ khoản 4.
đ)
Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 6 như sau:
“a) Xây dựng thiết kế,
dự toán trồng rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư này;”.
6. Bổ
sung điểm c khoản 3 Điều 8 như
sau:
“c) Đối với kinh phí
trồng rừng thay thế chủ dự án đã nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh
nhưng chưa có kế hoạch, nội dung chi, chưa sử dụng trước ngày Thông tư này có
hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trồng rừng thay thế theo
quy định của Thông tư này, đảm bảo diện tích trồng rừng thay thế không thấp hơn
diện tích do các chủ dự án nộp tiền.”.
7.
Thay thế, bổ sung, bãi bỏ một số Phụ lục như sau:
a) Thay thế Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm
theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30
tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
thành Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông
tư này.
b) Bãi bỏ Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm
theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30
tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
c) Bổ sung Phụ lục IIA; Mẫu số 01,
Mẫu số 02 Phụ lục IIB.
Điều
2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30
tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản
1. Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 và khoản
3 Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung
đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
“2. Gỗ tròn là gỗ
nguyên khai, còn nguyên hình dạng sau khai thác chưa cắt khúc hoặc đã cắt khúc,
gỗ bóc vỏ, gỗ lóc lõi (chỉ còn phần gỗ lõi) có kích thước thuộc một trong các
trường hợp sau:”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Gỗ
xẻ, gỗ đẽo là gỗ đã bị tác động thành gỗ có
hình dạng thanh, tấm, hộp, tròn, khối trụ đa giác hoặc hình thù khác, trừ trường
hợp gỗ bóc vỏ.”.
2. Sửa đổi, bổ sung
đoạn mở đầu khoản 1, đoạn mở đầu khoản 4
và điểm a, điểm b khoản 4, khoản 6, khoản 8 và bổ sung khoản
10 Điều 4 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 1
như sau:
“1. Phương pháp đo,
tính khối lượng gỗ tròn, gỗ đẽo thành hình dạng khối trụ tròn:”.
b) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4
và điểm a, điểm b khoản 4 như
sau:
“4. Phương pháp đo,
xác định khối lượng cây thân gỗ:
a) Chiều cao:
Trường hợp cây còn gốc,
rễ, thân, ngọn, cành, lá: đo chiều dài toàn thân cây tính từ vị trí gốc cây sát
mặt đất đến vị trí có đường kính 6 cm của ngọn cây.
Trường hợp cây còn gốc,
rễ, thân, cành, lá nhưng đã bị cắt phần ngọn cây: đo chiều dài toàn thân tính từ
vị trí gốc cây sát mặt đất đến vị trí mặt cắt của ngọn cây.
Trường hợp cây còn
thân, ngọn, cành lá nhưng đã bị cắt phần gốc: đo chiều dài toàn thân tính từ vị
trí mặt cắt gốc đến vị trí có đường kính 6 cm của ngọn cây.
Trường hợp cây có nhiều
thân hoặc nhiều cành: đo chiều dài từng đoạn thân cây, cành cây đủ kích thước
là gỗ tròn được quy định tại Thông tư này.
Đơn vị tính là m, lấy
số nguyên và hai số hàng thập phân sau số hàng đơn vị.
b) Đường kính: đo chu
vi để xác định đường kính ở vị trí 1,3 m tính từ mặt cắt ngang của gốc cây; trường
hợp cây có nhiều thân, cành đủ kích thước là gỗ tròn được quy định tại Thông tư
này thì đo chu vi của từng thân cây gỗ. Đơn vị đo là cm; lấy số nguyên và một số
hàng thập phân sau số hàng đơn vị;”.
c) Sửa
đổi, bổ sung khoản 6 như
sau:
“6. Đối với gỗ không
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3, khoản 3 Điều 4
Thông tư này; cây gỗ không xác định được đường kính tại vị trí 1,3 m; gỗ gốc, rễ,
gỗ có hình thù phức tạp, không đồng nhất; gỗ lạng, gỗ bóc, dăm gỗ, gỗ không thể
đo được kích thước thì cân, đơn vị tính là kilogam (kg) hoặc tính theo ster;
quy đổi 1000 kg bằng 01 m3 gỗ tròn hoặc quy đổi 01 ster bằng 0,7 m3
gỗ tròn.”.
d) Sửa
đổi, bổ sung khoản 8 như
sau:
“8. Đơn vị tính đối với
thực vật rừng ngoài gỗ là kg hoặc ster; lâm sản thuộc
họ song, mây, tre, nứa, cau dừa, sim, mua được xác định bằng số lượng cây hoặc
cân, đơn vị tính là kg; bộ phận của động vật rừng được xác định bằng
kg.”.
đ)
Bổ sung khoản 10 Điều 4 như sau:
“10. Đánh số hiệu đầu
lóng, khúc, hộp, thanh, tấm gỗ đối với gỗ
tròn, gỗ đẽo tròn có kích thước theo quy định tại điểm a, điểm
b khoản 2 Điều 3 Thông tư này; gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp có chiều dài từ 1 m trở
lên, chiều rộng từ 20 cm trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên; gỗ xẻ, gỗ đẽo
thành hình dạng khối trụ đa giác khác; gỗ thuộc Phụ lục CITES hoặc loài nguy cấp,
quý, hiếm nhóm IA, IIA không phân biệt kích thước.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4, điểm h khoản 7 và điểm d khoản 8 Điều 5 như
sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 như sau:
“3. Lâm sản phải xác
nhận Bảng kê lâm sản, gồm:
a) Gỗ
loài thông thường khai thác từ rừng tự nhiên;
b) Lâm sản sau xử lý
tịch thu;
c) Thực vật thuộc
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; thực vật thuộc Phụ lục
CITES;
d) Động vật rừng và bộ
phận, dẫn xuất, sản phẩm của động vật rừng có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu
hoặc gây nuôi; động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, trừ loài thủy sản;
đ) Lâm sản không thuộc
các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này theo đề nghị của chủ
lâm sản.
4. Gỗ của doanh nghiệp
được phân loại doanh nghiệp Nhóm I theo quy định của Hệ thống bảo đảm gỗ hợp
pháp Việt Nam khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển không phải xác
nhận Bảng kê lâm sản, trừ trường hợp doanh nghiệp đề nghị xác nhận theo điểm đ khoản
3 Điều này.”.
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm h khoản 7 như
sau:
“h) Bản chính sổ theo
dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản là tổ chức, hộ kinh doanh xuất bán
lâm sản theo Mẫu số 07 Phụ lục
ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp lâm sản là thực vật rừng. Bản
chính Sổ theo dõi nuôi đối với chủ cơ sở nuôi động
vật rừng xuất bán động vật rừng theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp.”.
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm d khoản 8 như
sau:
“d) Sau khi xác nhận Bảng
kê lâm sản và xác nhận lâm sản tồn, Cơ quan Kiểm lâm sở tại trả bản chính Bảng
kê lâm sản, Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản, Sổ
theo dõi nuôi đã xác nhận cho chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản
ủy quyền.”.
4. Sửa
đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Phê duyệt
phương án khai thác thực vật rừng thông thường
1. Các
trường hợp phê duyệt phương án khai thác:
a)
Khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên;
b)
Khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên;
c)
Khai thác thực vật rừng ngoài gỗ loài thực vật rừng thông
thường từ rừng tự nhiên là rừng đặc dụng;
d) Thu
thập mẫu vật thực vật rừng thông thường phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ
từ rừng đặc dụng;
đ) Khai thác chính,
khai thác tận dụng, khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng
sản xuất là rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu;
e)
Khai thác chính, khai thác tận dụng, khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng
thông thường từ rừng phòng hộ là rừng trồng;
g) Khai thác tận dụng,
khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng đặc dụng là rừng trồng,
trừ trường hợp khai thác để thực hiện nhiệm vụ của các chương trình, đề tài
nghiên cứu khoa học và công nghệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt:
a) Bộ,
ngành chủ quản phê duyệt phương án khai thác tận dụng, khai thác tận thu, thu
thập mẫu vật đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều
này trên diện tích rừng do các đơn vị trực thuộc quản lý.
b) Cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng phê duyệt phương án khai thác
đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án khai thác đối với trường
hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân
cư tự đầu tư hoặc theo các dự án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; khai thác tận
dụng, khai thác tận thu gỗ rừng sản xuất là rừng tự nhiên do cá nhân, hộ gia
đình, cộng đồng dân cư quản lý.
d) Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án khai thác đối với trường
hợp không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Hồ
sơ:
a) Bản
chính Đơn đề nghị phê duyệt phương án khai thác theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo
Thông tư này;
b) Bản
chính phương án khai thác theo Mẫu số 11 Phụ
lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản
sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt hoặc bản sao quyết định phê duyệt dự án lâm sinh hoặc tài
liệu chứng minh việc thực hiện các biện pháp lâm sinh hoặc chương trình, đề tài
nghiên cứu khoa học được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường hợp
quy định tại các điểm a, d, đ, e và g khoản 1 Điều này.
4.
Trình tự thực hiện:
a) Chủ
rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền hoặc tổ chức, cá nhân được
giao khai thác tận dụng đối với diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản
lý nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ
sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại
khoản 2 Điều này. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo
quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP;
b) Thời
gian trả lời tính hợp lệ của thành phần hồ sơ:
Trường hợp nộp hồ sơ
trực tiếp: cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời
ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ;
Trường hợp nộp hồ sơ
qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan phê duyệt xem xét tính hợp lệ của
thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản và nêu
rõ lý do;
c)
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt phương án khai thác lâm sản và trả kết quả cho chủ rừng hoặc tổ chức,
cá nhân được chủ rừng ủy quyền; trường hợp không phê duyệt thì thông báo bằng
văn bản và nêu rõ lý do.”.
5. Sửa
đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 như sau:
“2. Trình tự thực hiện:
trước khi tổ chức khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy
quyền hoặc tổ chức, cá nhân được giao khai thác tận dụng khi chuyển mục đích sử
dụng rừng sang mục đích khác đối với diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã
quản lý gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này
đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại để giám sát quá trình thực
hiện và trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khai thác, gửi bản
chính Bảng kê lâm sản đến Cơ quan Kiểm
lâm sở tại để xác nhận theo quy định tại Điều 5 Thông tư
này.”.
6. Sửa
đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 như sau:
“2. Trình tự thực hiện:
trước khi tổ chức khai thác, chủ rừng
hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản
1 Điều này đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại để giám sát quá trình thực hiện và trong
thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khai thác gửi bản chính Bảng kê
lâm sản đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại để xác nhận theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.”.
7. Sửa
đổi, bổ sung tên điều và khoản
2 Điều 10 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung tên Điều 10 như sau:
“Điều 10. Khai thác
chính, khai thác tận dụng, khai thác tận thu thực vật rừng ngoài gỗ đối với
loài thực vật rừng thông thường
từ rừng tự nhiên”.
b) Sửa
đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 như sau:
“2. Trình tự thực hiện:
trước khi tổ chức khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy
quyền gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Cơ quan Kiểm lâm sở
tại để giám sát quá trình thực hiện và trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
ngày hoàn thành khai thác gửi bản sao Bảng kê lâm sản đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại
để theo dõi, tổng hợp.”.
8. Sửa
đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Khai thác
chính, khai thác tận dụng, khai thác tận thu thực vật rừng thông thường từ rừng
sản xuất là rừng trồng do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu; khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng phòng hộ là rừng trồng; khai
thác thực vật rừng thông thường từ rừng đặc dụng là rừng trồng
1. Hồ
sơ:
a) Bản
sao phương án khai thác được phê duyệt đối với trường hợp khai thác gỗ hoặc bản
sao phương án khai thác do chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền
lập theo Mẫu số 11 Phụ lục ban hành kèm theo Thông
tư này đối với trường hợp khai thác thực vật rừng ngoài gỗ, bộ phận, dẫn xuất từ
thực vật rừng;
b) Bản
sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với trường hợp
khai thác tận dụng gỗ trên diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích
khác hoặc bản sao quyết định phê duyệt dự án lâm sinh hoặc bản sao tài liệu chứng
minh việc thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với khai thác tận dụng trong quá
trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp
lâm sinh khác.
2.
Trình tự thực hiện: trước khi tổ chức khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân
được chủ rừng ủy quyền hoặc tổ chức, cá nhân được giao
khai thác tận dụng khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với
diện tích rừng trồng Nhà nước là đại diện sở hữu do Ủy ban nhân dân cấp xã quản
lý, gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Cơ quan Kiểm lâm sở
tại để giám sát quá trình thực hiện và trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
ngày hoàn thành khai thác gửi bản sao Bảng kê lâm sản đến Cơ quan Kiểm
lâm sở tại để theo dõi, tổng hợp.”.
9. Sửa
đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Khai thác
thực vật rừng thông thường từ rừng sản
xuất là rừng trồng, gỗ vườn và cây
trồng phân tán do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư hoặc
theo các dự án, chính sách hỗ
trợ của Nhà nước
1. Hồ
sơ: bản chính Phiếu thông tin khai thác lâm sản do chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá
nhân được chủ lâm sản ủy quyền lập theo Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo
Thông tư này.
2.
Trình tự thực hiện: trước khi tổ chức khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân
được chủ rừng ủy quyền hoặc tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có
gỗ vườn, cây trồng phân tán gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này
đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại để giám sát quá trình thực hiện và trong thời hạn
05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khai thác gửi bản sao Bảng kê lâm sản đến
Cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, tổng hợp.”.
10.
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 13 như sau:
“2. Trình tự thực hiện:
trước khi tổ chức thu thập mẫu vật, tổ chức, cá nhân thực hiện chương trình, đề
tài nghiên cứu khoa học hoặc người được tổ chức, cá nhân thực hiện chương
trình, đề tài khoa học ủy quyền gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này
đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại để giám sát quá trình thực hiện và trong thời hạn
05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thu thập mẫu vật tổ chức, cá nhân thực
hiện chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học hoặc người được ủy quyền nộp bản
sao Bảng kê mẫu vật thu thập được gửi Cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, tổng
hợp.”.
11.
Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
“Điều 17. Hồ sơ nguồn
gốc lâm sản sau xử lý tịch thu
1. Đối
với trường hợp cơ quan được giao xử lý tài sản sau xử lý tịch thu là Cơ quan Kiểm
lâm: bản chính Bảng kê lâm sản do Cơ quan Kiểm lâm được giao xử lý tài sản lập.
2. Đối
với trường hợp cơ quan được giao xử lý tài sản sau xử lý tịch thu không phải là
Cơ quan Kiểm lâm: bản chính Bảng kê lâm sản do cơ quan được giao xử lý tài sản
lập có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại.”.
12.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 31 như sau:
“1. Công bố và giao
quyết định kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra hoặc người đại diện của đối tượng
được kiểm tra; thông báo về thành phần Tổ kiểm
tra và người chứng kiến (nếu có). Trường hợp kiểm tra đột xuất không có quyết định
kiểm tra thì người đại diện của đoàn, tổ kiểm tra phải giới thiệu về thành phần
tham gia và lý do kiểm tra.”.
13.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 32 như sau:
“1. Cục Kiểm lâm:
a) Tổ
chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả
nước;
b) Hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động chấp hành pháp luật về quản lý, truy xuất nguồn
gốc lâm sản trên phạm vi toàn quốc theo quy định tại Thông tư này;
c) Xây
dựng mô hình thí điểm về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, truy xuất
nguồn gốc lâm sản;
d) Tổng
hợp, báo cáo tình hình chấp hành quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản
trong phạm vi toàn quốc tại Thông tư này.
2. Cục Lâm nghiệp:
a) Hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục khai thác lâm sản theo quy định
tại Thông tư này trên phạm vi toàn quốc;
b) Xây
dựng mô hình thí điểm về cấp và quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu phục
vụ truy xuất nguồn gốc lâm sản gắn với quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.”.
14.
Thay thế cụm từ “Mục II. TRÌNH TỰ KHAI THÁC THỰC VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG, ĐỘNG VẬT
RỪNG THÔNG THƯỜNG” bằng cụm từ “Mục 2. TRÌNH TỰ KHAI THÁC THỰC VẬT RỪNG THÔNG
THƯỜNG, ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG” tại Chương II.
15.
Thay thế Mẫu số 04, Mẫu số 11 Phụ
lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT
ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản
bằng Mẫu số 04, Mẫu
số 11 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông
tư này.
Điều
3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29
tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng
lâm nghiệp
1. Sửa
đổi, bổ sung Mục 1 Chương II như sau:
“Mục
1
DANH
MỤC LOÀI VÀ GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH
Điều 4. Danh mục loài
cây trồng lâm nghiệp chính
1.
Tiêu chí lựa chọn loài cây trồng lâm nghiệp chính
a) Đối
với loài cây trồng rừng đặc dụng: đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên
nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh là loài cây bản địa có phân bố trong khu rừng
đặc dụng đó; đối với khu bảo vệ cảnh quan, vườn thực vật, khu rừng nghiên cứu,
thực nghiệm khoa học là loài cây bản địa hoặc loài cây có phân bố tự nhiên
ngoài khu vực phù hợp với điều kiện lập địa nơi trồng.
b) Đối
với loài cây trồng rừng phòng hộ: là loài cây bản địa có phân bố trong vùng
sinh thái; loài cây bản địa từ những vùng sinh thái khác thích nghi với điều kiện
đất đai, khí hậu của địa phương; loài cây nhập nội đã được trồng lâu năm, sinh
trưởng và phát triển phù hợp với hệ sinh thái ở địa phương.
Chọn loài cây có một
hoặc nhiều các đặc điểm sau: cây đa tác dụng; cây có tán lá rậm, thường xanh, hệ
rễ phát triển; cây sống lâu năm; cây có khả năng chống chịu gió bão, sâu bệnh;
cây sinh trưởng, phát triển tốt, có khả năng thích nghi với môi trường và các điều
kiện lập địa khắc nghiệt.
c) Đối
với loài cây trồng rừng sản xuất: là cây bản địa hoặc cây nhập nội có năng suất,
chất lượng và giá trị kinh tế, đáp ứng mục đích sản xuất, kinh doanh và phù hợp
với điều kiện lập địa nơi trồng.
2. Căn
cứ tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban
hành bổ sung loài cây trồng lâm nghiệp chính để trồng
rừng tại địa phương ngoài Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính quy định tại
khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
Điều 5. Quy định phát
triển giống cây trồng lâm nghiệp
chính
1. Giống
cây trồng lâm nghiệp chính các loài thuộc là giống của Danh mục loài cây trồng
lâm nghiệp chính quy định tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc
bổ sung loài thuộc Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính quy định tại khoản
1 Điều này phải đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Có
giống hoặc nguồn giống đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
b) Có
diện tích rừng trồng từ 500 ha trở lên tại ít nhất 02 vùng sinh thái lâm nghiệp;
c) Đáp
ứng quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 27/2021/NĐ-CP
ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
3. Việc
loại bỏ loài thuộc Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính quy định tại khoản
1 Điều này khi không đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cục
Lâm nghiệp trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bổ sung, loại bỏ
loài thuộc Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính theo quy định tại khoản 2, khoản
3 Điều này.
5. Việc
quản lý chất lượng giống của các loài cây thuộc Danh mục loài cây trồng lâm
nghiệp chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Nghị
định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm
2021 của Chính phủ quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.”.
2.
Thay thế cụm từ “Tổng cục Lâm nghiệp” bằng cụm từ “Cục Lâm nghiệp” tại các Điều 8, 9, 13 và Phụ lục IV Thông tư này.
3.
Thay thế Mẫu số 01,
Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT ngày
29 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng
lâm nghiệp thành Mẫu số 01, Mẫu số 03 Phụ lục
IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 15
Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm
2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện
pháp lâm sinh
“Điều 15. Trách nhiệm
của các cơ quan quản lý nhà nước
1. Cục
Lâm nghiệp
a) Tổ
chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước;
b) Xây
dựng và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các hướng dẫn kỹ
thuật trồng rừng cho các loài cây trồng lâm nghiệp chính;
c) Thực
hiện việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện tại các địa phương.”.
Điều
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều
16 Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11
năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phân
định ranh giới rừng
“Điều 16. Trách nhiệm
tổ chức thực hiện
1. Cục
Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong
phạm vi cả nước.”.
Điều
6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25
tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
về thống kê ngành lâm nghiệp
1. Sửa
đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 như sau:
“1. Cục Lâm nghiệp, Cục
Kiểm lâm, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.”.
2. Sửa
đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:
“2. Báo cáo thống kê
ngành lâm nghiệp cấp tỉnh
a) Đơn
vị báo cáo: Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh;
b) Đơn
vị nhận báo cáo: Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm và Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.”.
3. Sửa
đổi, bổ sung khoản 1 và bổ sung khoản 2a sau khoản
2 Điều 6 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung khoản 1 như
sau:
“1. Cục Lâm nghiệp
a) Thực
hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tích hợp, lưu trữ, khai thác
số liệu thống kê ngành lâm nghiệp từ các phần mềm ứng dụng chuyên ngành; chủ
trì hoặc phối hợp tổ chức điều tra thống kê ngành lâm nghiệp thuộc phạm vi quản
lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Hướng
dẫn, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo
cáo thống kê ngành lâm nghiệp theo quy định tại Thông tư này; yêu cầu đơn vị
báo cáo kiểm tra, cung cấp lại báo cáo và các thông tin liên quan đến báo cáo
thống kê khi cần kiểm tra tính chính xác của số liệu báo cáo;
c) Tổng
hợp thông tin thống kê, báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp báo cáo Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn theo quy định;
d) Quản
lý, sử dụng và bảo mật thông tin thống kê ngành lâm nghiệp theo quy định của
pháp luật;
đ) Đầu mối phối hợp với
Tổng cục Thống kê trong việc thu thập, tổng hợp, đối chiếu, thống nhất số liệu
thuộc danh mục chỉ tiêu thống kê; đầu mối cung cấp hồ sơ thẩm định hệ thống chỉ
tiêu thống kê ngành lâm nghiệp;
e) Phối
hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát danh mục và nội dung các biểu mẫu
báo cáo thống kê theo quy định của Thông tư này để
kịp thời đề nghị sửa đổi, bổ sung biểu mẫu báo cáo cho phù hợp với thực tiễn.”.
b) Bổ
sung khoản 2a sau khoản 2 như sau:
“2a. Cục Kiểm lâm
a) Phối
hợp Cục Lâm nghiệp đôn đốc, tổng hợp, cập nhật số liệu thống kê ngành lâm nghiệp
đối với các chỉ tiêu về bảo vệ rừng, tỷ lệ che phủ rừng; phối hợp tổ chức điều
tra thống kê ngành lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
b) Phối
hợp hướng dẫn, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện Hệ thống
chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp.”.
c)
Thay thế cụm từ “Trung tâm Tin học và Thống kê” bằng cụm từ “Trung tâm Chuyển đổi
số và Thống kê nông nghiệp” tại khoản 2 Điều 6.
Điều
7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30
tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn
một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh
1. Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 7 như sau:
“a) Đối với các dự án
do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đầu tư: Cục Lâm
nghiệp chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh.”.
2. Sửa
đổi, bổ sung tên Điều 21 như sau:
“Điều 21. Trách nhiệm
của Cục Lâm nghiệp”.
Điều
8. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20
tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn
một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền
vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021
đến năm 2025
1. Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 24 như sau:
“a) Cục Lâm nghiệp chịu
trách nhiệm tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đánh
giá toàn bộ Chương trình theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.”.
2. Sửa
đổi, bổ sung tên Điều 28 như sau:
“Điều 28. Trách nhiệm
của Cục Lâm nghiệp”.
3.
Thay thế cụm từ “Tổng cục Lâm nghiệp” bằng cụm từ “Cục Lâm nghiệp” tại khoản 6 Điều 30.
Điều
9. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2022/TT-BNNPTNT ngày 25
tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về keo dán gỗ
1. Sửa
đổi, bổ sung Điều 4 như sau
“Điều 4. Tổ chức thực
hiện
Cục trưởng Cục Lâm
nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị
có liên quan thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Thông tư này.”.
2. Sửa
đổi, bổ sung Mục 4.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về keo dán gỗ
“4.3. Cục Lâm nghiệp
4.3.1 Tổ
chức rà soát, thẩm định hồ sơ, kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động cho các tổ chức: thử nghiệm, chứng nhận hợp quy; phối hợp với các cơ
quan liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Quy chuẩn này.
4.3.2 Trực
tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng và kiểm tra nhà nước đối với sản phẩm,
hàng hóa keo dán gỗ theo quy định của pháp luật.”.
Điều
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều
12 Thông tư số 08/2017/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3
năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tập
huấn chuyên môn, nghiệp vụ và trang phục đối với lực lượng bảo vệ rừng chuyên
trách của chủ rừng
“1. Cục Kiểm lâm có
trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông
tư này.”.
Điều
11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27
tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
về phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Sửa
đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 như
sau:
“2. Cục Kiểm lâm chỉ
đạo các Chi cục Kiểm lâm vùng bố trí lực lượng, phương tiện,
thiết bị để hỗ trợ trực phòng cháy và chữa cháy rừng tại hiện trường theo đề
nghị của các Chi cục kiểm lâm tỉnh, Hạt Kiểm
lâm các Vườn quốc gia trực thuộc Cục Kiểm lâm hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm
quyền ”.
2. Sửa
đổi, bổ sung khoản 1 Điều 19 như sau:
“1. Cục Kiểm lâm hướng
dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước.”.
3. Sửa
đổi, bổ sung khoản 2 Điều 20 như sau:
“2. Trong quá trình
thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về
Cục Kiểm lâm để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem
xét, giải quyết.”.
Điều
12. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2019/TT-BNNPTNT ngày 31
tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự
nguyện giao nộp Nhà nước
1. Sửa
đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Cơ quan, đơn
vị tiếp nhận
1. Vườn
quốc gia trực thuộc Cục Kiểm lâm.
2. Cơ
sở cứu hộ động vật rừng do Nhà nước quản lý, Vườn động vật do Nhà nước quản lý,
Ban quản lý rừng đặc dụng không trực thuộc Cục Kiểm lâm có cơ sở cứu hộ động vật.
3. Cơ
quan Kiểm lâm cấp huyện, Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.”.
2. Sửa
đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 như sau:
“2. Trường hợp Vườn
quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này tiếp nhận
động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước: đơn vị tiếp nhận thực hiện các thủ tục
về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và trình Cục trưởng Cục Kiểm lâm phê duyệt
phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp
Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.”.
3. Sửa
đổi, bổ sung khoản 1 Điều 17 như sau:
“1. Cục Kiểm lâm triển
khai và kiểm tra thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước.”.
Điều
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều
11 Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT
ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
“Điều 11. Trách nhiệm
thi hành
1. Cục
Kiểm lâm
a) Tổ chức triển khai
thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước; hướng dẫn quản lý, sử dụng Hệ thống
thông tin phân loại doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu vi phạm;
b) Phối hợp với cơ
quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm
tra, đôn đốc thực hiện;
c) Xây dựng, quản lý,
vận hành Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp và Cơ sở dữ liệu vi phạm trước
ngày 31 tháng 12 năm 2022; kiểm tra, giám sát quá trình phân loại doanh nghiệp
và sự tuân thủ pháp luật về sản xuất, chế biến gỗ, xử lý vi phạm (nếu có); tổng
hợp, báo cáo kết quả thực hiện phân loại doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.”.
Điều
14. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024.
2.
Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, tổ
chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng
dẫn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư
pháp);
- Bộ NN&PTNT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc
Bộ;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Cơ sở dữ liệu
quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật;
- Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, LN.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Quốc Trị
|
Phụ lục I
(Kèm
theo Thông tư số: 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15
tháng 12 năm
2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mẫu số 01
Kính
gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Căn cứ Thông tư số /…./TT-BNNPTNT
ngày …/…/… của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục
đích sử dụng rừng sang mục đích khác, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố .... rà
soát quỹ đất đảm bảo tiêu chí để trồng rừng thay thế và có nhu cầu trồng rừng
thay thế như sau:
1. Tổng
diện tích cần trồng rừng thay thế: ……… ha,
trong đó:
- Trồng rừng đặc dụng
…….
- Trồng rừng phòng hộ
…….
2. Đơn
giá trồng rừng trên địa bàn tỉnh:.... đồng/ha
(Quyết định số: ..../QĐ-UBND ngày... tháng... năm ....).
3. Tổng
kinh phí dự kiến: ……… tỷ đồng.
(Chi
tiết tại Phụ biểu Kế hoạch trồng rừng
thay thế kèm theo)
Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố .... đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét điều chuyển
kinh phí từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để tỉnh, thành phố .... bố
trí trồng rừng thay thế./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ……….;
- Lưu: ...
|
Quyền
hạn, chức vụ của người
ký
(Ký,
họ và tên, đóng dấu)
|
Phụ
biểu: KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG THAY THẾ NĂM ...
(Kèm
theo Văn bản số: ..../…..
ngày …. tháng .... năm .... của UBND
tỉnh, thành phố ....)
TT
|
Địa
điểm
|
Tổng
(ha)
|
Diện
tích trồng thay thế
|
Kinh
phí dự kiến (đồng)
|
Thời
vụ trồng
|
Trồng
rừng đặc dụng
|
Trồng
rừng phòng hộ
|
Diện
tích
|
Loài
cây
|
Diện
tích
|
Loài
cây
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục IIA
BẢN CAM KẾT NỘP TIỀN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(Kèm
theo Thông tư số: 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15
tháng 12 năm
2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)
TÊN
CƠ QUAN……
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Hà
Nội, ngày tháng năm....
|
BẢN
CAM KẾT
Về
nộp tiền trồng rừng thay thế
Kính
gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ……
Tên dự án: ..................................................................................................................
Đại diện theo pháp luật
của chủ dự án: .........................................................................
Địa chỉ:
.......................................................................................................................
Căn cứ Thông tư số: /…../TT-BNNPTNT
ngày …/…/… của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử
dụng rừng sang mục đích khác, (tên chủ dự án) cam kết thực hiện các nội dung
như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tổng
diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác: ....................
2. Loại
rừng:
- Theo mục đích sử dụng
rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất): …………………
- Theo nguồn gốc hình
thành (rừng tự nhiên, rừng trồng): ……………………….
3. Tổng
diện tích phải thực hiện trồng rừng thay thế: …………………………….….
II. NỘI DUNG CAM KẾT
……….
(tên Chủ dự án) cam kết thực hiện các nội dung
như sau:
1. Thực
hiện nộp tiền trồng rừng thay thế theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố ....(nơi nộp hồ sơ).
2. Thực
hiện nộp đầy đủ số tiền chênh lệch theo đơn giá trồng
rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, sau khi có
thông báo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố .... (nơi nộp hồ sơ), đảm bảo
theo đúng thời gian, quy định.
Nếu vi phạm cam kết,
chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- …..;
- Lưu: …..
|
….,
ngày …. tháng
…. năm …..
Đại diện theo pháp luật
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục IIB
(Kèm
theo Thông tư số: 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15
tháng 12 năm
2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)
Mẫu số 01
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà
Nội, ngày .… tháng …. năm
.....
BẢN CAM KẾT
Về hỗ trợ trồng rừng sản xuất các loài cây gỗ lớn
Kính
gửi: ………………………........................................…
I. THÔNG TIN CHUNG
Tên tôi là: ....................................................................................................................
Ngày tháng năm sinh: ……………………………………….
Giới tính: .................................
Quê quán ……………………………………………………..
Dân tộc: ..................................
Địa chỉ thường trú: ......................................................................................................
Số CCCD: ……………
Ngày cấp: ……………………. Nơi
cấp: .......................................
Điện thoại liên hệ: ........................................................................................................
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Diện
tích, loài cây và vị trí trồng rừng
- Diện tích: …………….
ha; loài cây: …………………………………
- Vị trí: Tiểu khu ……………,
Khoảnh ………………., Lô …………..
2. Cam
kết
Tôi cam kết trồng rừng
các loài cây gỗ lớn và thực hiện khai thác gỗ rừng sau 10 năm tuổi trên diện
tích đất quy hoạch cho phát triển rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình.
Nếu vi phạm những điều
cam kết trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
|
…….,
ngày …. tháng ….
năm ….
Người làm cam kết
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 02
TỔNG HỢP NHU CẦU HỖ TRỢ TRỒNG RỪNG SẢN
XUẤT CÁC LOÀI CÂY GỖ LỚN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC1
……………….
STT
|
Tên
hộ gia đình, cá nhân
|
Thôn,
bản
|
Dân
tộc
|
Diện
tích hỗ trợ trồng rừng (ha)
|
Kinh
phí hỗ trợ (triệu đồng)
|
Ghi
chú
|
Diện
tích (ha)
|
Vị
trí
|
Tổng
|
Năm
trồng
|
Chăm
sóc năm 1
|
Chăm
sóc năm 2
|
Chăm
sóc năm 3
|
Chăm
sóc năm …
|
Tiểu
khu
|
Khoảnh
|
Lô
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
|
|
Tổng
cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I
|
Huyện
….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguyễn Văn A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Huyện….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(lặp
lại tương tự như mục I)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lập
biểu
|
Ngày
tháng năm
20....
Thủ trưởng đơn
vị
|
__________________________
[1] Cơ
quan, đơn vị được UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ trồng rừng sản
xuất từ kinh phí trồng rừng thay thế do chủ dự
án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp.
Phụ lục III
(Kèm
theo Thông tư số: 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15
tháng 12 năm
2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)
Mẫu số 04
……….……
……….……
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số(1):
…./..../BKLS
|
Tờ
số(2): …. Tổng
số tờ: ……
|
I. THÔNG TIN CHUNG
1.
Thông tin chủ lâm sản:
- Tên chủ lâm sản(4):
.....................................................................................................
- Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC(5):.........................................................
- Địa chỉ(6):
...................................................................................................................
- Số điện thoại: ……………………………..,
Địa chỉ Email: ..............................................
2.
Thông tin tổ chức, cá nhân mua/nhận chuyển giao quyền sở hữu:
- Tên tổ chức, cá
nhân:(4): .............................................................................................
- Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC(5):
........................................................
- Địa chỉ(6):
...................................................................................................................
- Số điện thoại: ………………………………,
Địa chỉ Email: .............................................
3.
Thông tin vận chuyển (nếu có): Biển kiểm soát/số
hiệu phương tiện: ……;
thời gian vận chuyển:.... ngày; từ ngày.... tháng năm.... đến
ngày.... tháng... năm ……; Vận
chuyển từ: …………. đến: ……….………..
4.
Thông tin về nguồn gốc:
Khai
thác trong nước
|
Gây
nuôi
|
Nhập
khẩu
|
Sau
xử lý tịch thu
|
- Số
(7): …../ …..;
ngày, tháng, năm; tên tổ chức, cá nhân lập
-
...n
|
- Số
(7): …../ …..;
ngày, tháng, năm; tên tổ chức, cá nhân lập
-
....n
|
- Số
(7): …../ …..;
ngày, tháng, năm, tên tổ chức, cá nhân lập
- Số Tờ khai hải quan: ………
-
...n
|
- Số
(7): …../ …..;
ngày, tháng, năm; cơ quan lập.
-
...n
|
II. THÔNG TIN CHI TIẾT
TT
|
Tên
loài
|
Nhóm
loài (thông thường;
nguy cấp, quý, hiếm; PLI/II CITES)
|
Ký
hiệu nhãn đánh dấu (nếu
có)
|
Số
lượng
|
Đơn
vị
tính
|
Khối
lượng
|
Ghi chú
|
Tên
thông thường
|
Tên
khoa học
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi/Tôi cam kết
những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.
….,
ngày … tháng … năm
20....
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
KIỂM LÂM SỞ TẠI
Vào sổ số:.../...(8)
(Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
…..,
ngày … tháng ….
năm....
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN LẬP BẢNG KÊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)
|
Ghi
chú:
(1)
Ghi số thứ tự theo số Bảng kê lâm sản đã lập trong năm; Ví dụ 001/2023: 001 là
số thứ tự bảng kê đã lập; 2023 là năm xác nhận.
(2)
Ghi số thứ tự tờ bảng kê, tổng số tờ của bảng kê.
(3)
Mã phản hồi nhanh (QR) tích hợp vào Bảng kê lâm sản chứa đựng
thông tin Hồ sơ lâm sản mua bán/chuyển
giao quyền sở hữu liền kề trước đó hoặc phương án
khai thác gỗ (nếu có).
(4)
Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ
chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân.
(5)
Ghi Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/mã số doanh nghiệp/giấy phép thành lập/đăng
ký hoạt động đối với tổ chức; số căn cước công dân/chứng
minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân.
(6)
Ghi địa chỉ tổ chức theo giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư/doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động; ghi địa chỉ thường
trú của cá nhân theo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ
chiếu.
(7)
Liệt kê đầy đủ số Bảng kê lâm sản sau khai thác hoặc số Bảng kê lâm sản nhập khẩu
và số tờ khai hải quan sau thông quan hoặc số Bảng kê lâm sản do cơ quan được giao xử lý tài sản lập.
(8)
Cơ quan xác nhận ghi rõ số thứ tự bảng kê đã xác nhận/năm xác nhận. Ví dụ 001/2023:
001 là số thứ tự bảng kê đã xác nhận; 2023 là năm
xác nhận.
Mẫu số 11
Phương án khai thác gỗ loài thực vật rừng
thông thường/thực vật rừng ngoài gỗ đối với loài thực vật rừng thông thường/thu
thập mẫu vật loài thực vật rừng thông thường
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHƯƠNG
ÁN
(1)
…………………….
I.
Thông tin chủ rừng/tổ
chức, cá nhân khai thác:
1. Tên
chủ rừng/tổ chức, cá nhân khai thác(2):
.............................................................
2. Số
GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC(3):
......................................................
3. Địa
chỉ chủ rừng/tổ chức, cá nhân khai thác
(4): ........................................................
4. Số
điện thoại: ……………………….. ; Địa chỉ Email: ..................................................
II. Nội dung phương
án
1. Căn
cứ xây dựng phương án (5): ..............................................................................
2. Đối
tượng(6): ............................................................................................................
3. Địa
danh, diện tích khai thác (7): ................................................................................
4. Sản
lượng dự kiến khai thác (8):
................................................................................
5. Dự
kiến hệ thống đường vận xuất, vận chuyển.
6. Các
biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng: ...............................................
7. Giải
pháp phục hồi rừng sau khai thác (đối với thực hiện dự án lâm sinh): ..................
|
…….,
ngày .... tháng
…. năm …..
CHỦ RỪNG/TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI THÁC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)
|
Phê
duyệt của cơ quan có thẩm quyền(9)
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
ngày... tháng... năm 20...
(Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi
chú:
(1)
Ghi trường một trong các trường hợp khai thác cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
(2)
Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ
chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.
(3)
Ghi Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/mã số doanh nghiệp/giấy phép thành lập/đăng
ký hoạt động đối với tổ chức; số căn cước công dân/chứng
minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân.
(4)
Ghi rõ địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc giấy phép
thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; địa chỉ thường trú trên chứng minh
nhân dân/thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với cá
nhân.
(5)
Ghi thông tin các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu
liên quan.
(6)
Ghi đối tượng khai thác tại quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư
này.
“(7) Ghi
thông tin khu vực dự kiến khai thác (lô, khoảnh, Tiểu khu) và tọa độ (kinh độ,
vĩ độ). Diện tích khai thác xác định từ hồ sơ, tài liệu giao rừng, cho thuê rừng
hoặc bằng máy định vị GPS.
(8)
Đối với gỗ: Ghi số lượng cây, khối lượng (m3, kg, ster)/thực vật rừng
ngoài gỗ (kg, m3, ster)/số lượng mẫu
vật...Trường hợp diện tích khai thác lớn, không thể
đo, đếm từng cây, việc xác định sản lượng dự kiến khai thác thông qua lập ô
tiêu chuẩn đại diện có diện tích 500 m2 đối với rừng trồng
và 1.000 m2 đối với rừng tự nhiên, tỷ lệ ô tiêu chuẩn tối đa là 02%
diện tích khai thác, tối thiểu một lô khai thác phải
có 03 ô tiêu chuẩn.
(9)
Thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này phê duyệt.
Phụ lục IV
(Kèm
theo Thông tư số: 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15
tháng 12 năm
2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)
Mẫu số 01
TÊN
CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
…./…..
V/v công nhận giống cây
trồng lâm nghiệp
|
…..,
ngày …. tháng
..... năm 20….
|
Kính
gửi: Cục Lâm nghiệp
Căn cứ kết quả khảo
nghiệm giống (hoặc trồng thử nghiệm giống) cây trồng lâm nghiệp, (tên tổ chức/cá
nhân) làm văn bản này đề nghị Cục Lâm nghiệp thẩm định công
nhận giống cây trồng lâm nghiệp như sau:
Tên chủ sở hữu giống:
(tổ chức, cá nhân)
|
|
Địa chỉ:
(kèm số Điện thoại/Fax/E-mail nếu có)
|
|
Mã số doanh nghiệp
(nếu có):
|
|
Tên loài và giống
cây trồng lâm nghiệp
|
1.
Tên loài cây:
-
Tên Việt Nam:
-
Tên khoa học:
2.
Tên giống:
-
Giống xuất xứ
-
Giống lai
-
Giống gia đình
-
Dòng vô tính
-
Giống đột biến
|
Lý lịch giống
|
□ Giống nhập nội
□ Giống tuyển chọn
□ Giống lai tạo và
công thức lai
□ Cây trội chọn từ:
- Rừng
tự nhiên
- Rừng
trồng
- Tổ
hợp lai nhân tạo
- Lai tự nhiên
|
Tóm tắt
quá trình chọn, tạo; khảo nghiệm, trồng thử nghiệm (trong phòng, ngoài thực địa):
|
- Địa
điểm
-
Thời gian
- Điều kiện lập địa
-
Quy mô diện tích
- Số
lần lặp
|
Những đặc điểm ưu
việt của giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị công nhận so với giống đang dùng trong
sản xuất ở thời điểm đề nghị công nhận
|
-
Sinh trưởng
-
Năng suất
-
Chất lượng
-
Khả năng chống chịu
|
Nơi nhận:
-
|
Tổ
chức, cá nhân đề nghị
(Ký,
ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 03
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC LÂM NGHIỆP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/QĐ-LN-PTR
|
Hà
Nội, ngày … tháng .... năm
….
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công nhận/hủy bỏ công nhận giống cây trồng lâm nghiệp
CỤC
TRƯỞNG CỤC LÂM NGHIỆP
Căn cứ Quyết định số 1589/QĐ-BNN-TCCB ngày 19 tháng 4 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư số …./....
/TT-BNNPTNT ngày …. tháng .... năm
.... của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục giống
cây trồng lâm nghiệp chính;
công nhận giống và nguồn giống cây trồng
lâm nghiệp;
Theo đề nghị của .........................................................................................................
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Công nhận/hủy bỏ công nhận giống cây trồng lâm nghiệp (giống cây trồng lâm nghiệp
mới chọn tạo, giống cây trồng lâm nghiệp) do ... nghiên cứu chọn tạo/đề nghị.
- Tên giống cây trồng
lâm nghiệp; mã số giống:
- Tác giả giống/tác
giả khảo nghiệm mở rộng/trồng thử nghiệm:
- Những thông tin cơ
bản của khảo nghiệm hoặc trồng thử nghiệm:
- Điều kiện tự nhiên
nơi khảo nghiệm hoặc trồng thử nghiệm: Đặc điểm địa lý, khí hậu, đất đai:
- Biện pháp kỹ thuật
lâm sinh cơ bản áp dụng cho khảo nghiệm hoặc trồng thử nghiệm.
- Năng suất, chất lượng:
- Vùng áp dụng đối với
giống được công nhận:
Điều 2.
Trách nhiệm thực hiện sau công nhận giống/hủy bỏ công nhận.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Cục Lâm nghiệp, Phòng Phát triển rừng và Thủ trưởng các đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, PTR.
|
QUYỀN
HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký tên, đóng dấu)
|