UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2202/QĐ-UBND
|
Quảng Trị, ngày
27 tháng 9 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC
HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn
nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số
46/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2023 của UBND tỉnh Quảng Trị về ban hành Kế hoạch
kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2023;
Xét đề nghị của Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính
thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng trị (Phụ lục đính kèm).
Điều 2.
Tổ chức thực hiện:
1. Các Sở: Giao thông vận tải, Công
Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông:
a) Tham mưu trình Chủ tịch UBND
tỉnh ban hành Quyết định công bố Danh mục các TTHC sửa đổi về thời hạn giải quyết;
Quyết định phê duyệt sửa đổi quy trình nội bộ thực hiện thủ tục hành chính theo
cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
b) Triển khai thực hiện các
phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ, ngành
Trung ương sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định
này.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư,
Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Cục KSTTHC, VP Chính phủ;
- Các Bộ: Giao thông vận tải; Công Thương; Kế hoạch và Đầu tư; Giáo dục và
Đào tạo; Thông tin và Truyền thông;
- Trung tâm PVHCC tỉnh;
- Lưu VT, NC(T).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đức Tiến
|
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm
theo Quyết định số 2202/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Trị)
A. Thủ tục
hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải
I. Lĩnh vực
Đường sắt
1. Thủ tục
Gia hạn, cấp Giấy phép xây dựng cải tạo, nâng cấp đường ngang (1.005058.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt
giảm thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian xử lý từ 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định xuống còn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ theo quy định.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt
giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC. Bên cạnh đó,
tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn
giải quyết.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 3, Điều
47, Mục 2, Chương III của Thông tư 25/2018/TT-BGTVT ngày 14/5/2018 của Bộ GTVT
Quy định về đường ngang và cấp phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi
đất dành cho đường sắt thành như sau:
“3. Thời gian giải quyết hồ sơ:
02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
1.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa: Rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công
dân đến giải quyết TTHC.
2. Thủ tục
Gia hạn giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường
sắt (1.005123.000.00.00.H50)
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt
giảm thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian xử lý từ 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định xuống còn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ theo quy định.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt
giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC. Thành phần hồ
sơ của thủ tục hành chính này không quá phức tạp do đã được cấp phép trước đó,
nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết.
2.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 3, Điều
52, Mục 3, Chương III của Thông tư 25/2018/TT-BGTVT ngày 14/5/2018 của Bộ GTVT
Quy định về đường ngang và cấp phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi
đất dành cho đường sắt thành như sau:
“3. Thời gian giải quyết hồ sơ:
02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
2.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa: Rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công
dân đến giải quyết TTHC.
3. Thủ tục
Bãi bỏ đường ngang (1.000294.000.00.00.H50)
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt
giảm thời hạn giải quyết: rút ngắn thời gian xử lý từ 07 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định xuống còn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ theo quy định.
Lý do: Thủ tục hành chính có
thành phần hồ sơ đơn giản, nhằm tạo điều kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ
chức, công dân đến giải quyết TTHC. Bên cạnh đó, tính chất thủ tục hành chính
này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết.
3.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 5, Điều
45, Mục 2, Chương III của Thông tư 25/2018/TT-BGTVT ngày 14/5/2018 của Bộ GTVT
Quy định về đường ngang và cấp phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi
đất dành cho đường sắt thành như sau:
“3. Thời gian giải quyết hồ sơ:
06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
3.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa: Rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công
dân đến giải quyết TTHC.
II. Lĩnh vực
Đường thủy nội địa
1. Thủ tục
Đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu (1.009443.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt
giảm thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian xử lý từ 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị của chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu xuống còn 03
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt
giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC. Bên cạnh đó,
tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn
giải quyết.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 2, Điều
17, Mục 3, Chương II của Nghị định 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính phủ
Quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa thành như sau:
“Trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được đề nghị của chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu…”
1.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa: Rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công
dân đến giải quyết TTHC.
2. Thủ tục
Gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa (1.009444.000.00.00.H50)
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt
giảm thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian xử lý từ 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định xuống còn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ theo quy định.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt
giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC. Bên cạnh đó,
tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn
giải quyết.
2.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 6, Điều
20, Mục 3, Chương II của Nghị định 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính phủ
Quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa thành như sau:
“Trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền công bố hoạt
động cảng, bến thủy nội địa có văn bản gia hạn hoạt động của cảng, bến thủy nội
địa.”
2.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa: Rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công
dân đến giải quyết TTHC.
3. Thủ tục
Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện đồng
thời thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện (1.003970.000.00.00.H50)
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt
giảm thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian xử lý từ 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị của tổ chức, cá nhân xuống còn 02 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Thủ tục hành chính này
có thành phần hồ sơ đơn giản, phương tiện đã được đăng ký trước đó; nhằm tạo điều
kiện cho tổ chức cá nhân và cắt giảm thời giải quyết TTHC.
3.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi điểm c khoản
2, Điều 15 của Thông tư số 75/2014/TT- BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ Giao thông
vận tải ban hành Quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa, thành như sau:
“Trong thời hạn 02 (hai) ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng
nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn
bản trả lời nêu rõ lý do.”
3.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa: Rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đến
giải quyết TTHC.
4. Thủ tục
Xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (2.001659.000.00.00.H50)
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt
giảm thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian xử lý từ 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị của tổ chức, cá nhân xuống còn 02 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị.
Lý do: Thủ tục hành chính này
có thành phần hồ sơ đơn giản, phương tiện đã được đăng ký từ trước; nhằm tạo điều
kiện cho tổ chức cá nhân và cắt giảm thời giải quyết TTHC.
4.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi điểm c khoản
3, Điều 18 của Thông tư số 75/2014/TT- BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ Giao thông
vận tải ban hành Quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa, thành như sau:
“Trong thời hạn 02 (hai) ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng
nhận xóa đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có
văn bản trả lời nêu rõ lý do.”
4.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa: Rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đến
giải quyết TTHC.
III. Lĩnh vực
Đường bộ
1. Thủ tục
Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (1.000703.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt
giảm thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian xử lý từ 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị của Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (doanh nghiệp,
hợp tác xã, hộ kinh doanh) xuống còn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề
nghị.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt
giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi điểm b khoản 1,
Điều 19 của Nghị định số 10/2020/NĐ- CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ về kinh
doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, thành như sau:
“Trong thời hạn 04 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh
thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định
tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì
cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ
thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.”
1.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa: Rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công
dân đến giải quyết TTHC.
2. Thủ tục
Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô trong trường hợp điều chỉnh hạng xe đào tạo,
lưu lượng đào tạo (1.001623.000.00.00.H50)
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt
giảm thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian xử lý từ 08 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị của Cơ sở đào tạo nghề lái xe xuống còn 06 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được đề nghị.
Lý do: Cơ sở đào tạo đã được cấp
giấy phép đào tạo lái xe ô tô trước đó; hiện tại, một số nội dung trong thành
phần hồ sơ và việc kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo được thực hiện qua môi trường
mạng, việc cắt giảm thời gian giải quyết TTHC nhằm tạo điều kiện cho cơ sở sớm
hoạt động theo quy định của pháp luật.
2.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi điểm b khoản
1, Điều 15 của Nghị định số 65/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện
kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe, thành như
sau:
“Trình tự thực hiện: Cơ sở đào
tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của
Nghị định này;
Trong thời hạn không quá 04
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền phối
hợp cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo
và lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định này;
Trong thời hạn không quá 02
ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy
phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời
bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
2.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa: Rút ngắn thời gian kiểm tra thực tế tại cơ sở đào tạo, sớm giải quyết
TTHC tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở đào tạo.
3. Thủ tục
Cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô (1.001777.000.00.00.H50)
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt
giảm thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian xử lý từ 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị của Cơ sở đào tạo nghề lái xe xuống còn 08 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được đề nghị.
Lý do: Hiện tại, một số nội
dung trong thành phần hồ sơ và việc kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo được thực hiện
qua môi trường mạng (phương tiện tập lái, giáo viên giảng dạy, phần mềm quản
lý…), việc cắt giảm thời gian giải quyết TTHC nhằm tạo điều kiện cho cơ sở sớm
hoạt động theo quy định của pháp luật.
3.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi điểm c khoản
2, Điều 14 của Nghị định số 65/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện
kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe, thành như
sau:
“Trong thời hạn không quá 08
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc
Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp
tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ
lục XI kèm theo Nghị định này và cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đủ
điều kiện. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
3.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa: Rút ngắn thời gian kiểm tra thực tế tại cơ sở đào tạo, sớm giải quyết
TTHC tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở đào tạo.
4. Thủ tục
Cấp lại Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (trường hợp bị mất, bị hỏng,
có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực
hành lái xe) (1.004993.000.00.00.H50)
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt
giảm thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian xử lý từ 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị của Cơ sở đào tạo nghề lái xe xuống còn 02 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được đề nghị.
Lý do: Thành phần hồ sơ thủ tục
khá đơn giản, giáo viên dạy thực hành đã được cấp Giấy chứng nhận từ trước, nay
chỉ kiểm tra điều kiện để cấp lại.
4.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi điểm c khoản
2, Điều 10 của Nghị định số 65/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện
kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe, thành
như sau:
“Trong thời gian không quá 02
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ
Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, vào sổ theo dõi
theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.”
4.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa: Rút ngắn thời gian giải quyết TTHC, giúp giáo viên sớm được cấp giấy
chứng nhận để đủ điều kiện tiếp tục giảng dạy.
5. Thủ tục
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng lần đầu (1.002030.000.00.00.H50)
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt
giảm thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian xử lý từ 08 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị của tổ chức, cá nhân xuống còn 06 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị.
Lý do: Có thể rút ngắn thời
gian thẩm định hồ sơ từ 04 ngày làm việc xuống 02 ngày làm việc nhằm tạo điều
kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức đến giải quyết TTHC.
5.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi điểm b khoản
2, Điều 6 của Thông tư số 22/2019/TT- BGTVT ngày 12/6/2019 của Bộ Giao thông vận
tải ban hành Quy định về đăng ký biển số xe máy chuyên dùng, thành như sau:
“b) Trường hợp hồ sơ đăng ký đầy
đủ theo quy định thì Sở Giao thông vận tải có Giấy hẹn kiểm tra theo mẫu số 5 của
Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian kiểm tra xe máy chuyên dùng
không quá 03 ngày kể từ ngày viết giấy hẹn.
Đối với trường hợp xe máy chuyên
dùng đang hoạt động, tập kết ngoài địa phương cấp đăng ký thì Sở Giao thông vận
tải nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải nơi có xe máy chuyên
dùng đang hoạt động, tập kết kiểm tra xe máy chuyên dùng, thời hạn kiểm tra
không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.”
5.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa: Rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đến
giải quyết TTHC.
6. Thủ tục
Sang tên chủ sở hữu xe máy chuyên dùng trong cùng một tỉnh, thành phố
(2.000881.000.00.00.H50)
6.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt
giảm thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian xử lý từ 08 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị của tổ chức, cá nhân xuống còn 06 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị.
Lý do: Chủ sở hữu xe máy chuyên
dùng đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký, nay chỉ làm thủ tục sang tên đổi chủ,
có thể cắt giảm thời gian thẩm định hồ sơ từ 04 ngày còn 02 ngày.
6.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi điểm b khoản
2, Điều 10 của Thông tư số 22/2019/TT- BGTVT ngày 12/6/2019 của Bộ Giao thông vận
tải ban hành Quy định về đăng ký biển số xe máy chuyên dùng, thành như sau:
“Trường hợp hồ sơ đăng ký đầy đủ
theo quy định thì Sở Giao thông vận tải có Giấy hẹn kiểm tra theo mẫu số 5 của
Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian kiểm tra xe máy chuyên dùng
không quá 03 ngày kể từ ngày viết giấy hẹn.
Đối với trường hợp xe máy
chuyên dùng đang hoạt động, tập kết ngoài địa phương cấp đăng ký thì Sở Giao
thông vận tải nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải nơi có xe máy
chuyên dùng đang hoạt động, tập kết kiểm tra xe máy chuyên dùng, thời hạn kiểm
tra không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.”
6.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa: Rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đến
giải quyết TTHC.
7. Thủ tục
Cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động
(1.004995.000.00.00.H50)
7.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt
giảm thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian xử lý từ 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị của tổ chức, cá nhân xuống còn 04 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị.
Lý do: Thành phần hồ sơ khá đơn
giản, có thể rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ từ 02 ngày còn 01 ngày làm việc.
7.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi điểm b khoản
2, Điều 22 của Nghị định số 65/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện
kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe, thành như
sau:
“Trong thời hạn không quá 04
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ
chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do.”
7.3. Lợi ích của phương án đơn giản
hóa: Rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đến giải
quyết TTHC.
8. Thủ tục
Cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo (1.001001.000.00.00.H50)
8.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt
giảm thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian xử lý từ 07 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị của tổ chức, cá nhân xuống còn 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị.
Lý do: Có thể rút ngắn thời
gian thẩm định trình phê duyệt từ 04 ngày còn 02 ngày làm việc.
8.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi điểm c khoản
5, Điều 7 của Thông tư 85/2014/TT- BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giao
thông vận tải Quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ,
thành như sau:
“Cơ quan thẩm định thiết kế tiến
hành thẩm định thiết kế theo quy định: Nếu thiết kế đạt yêu cầu, sau 05 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thiết kế, cơ quan thẩm định thiết kế cấp Giấy
chứng nhận thẩm định thiết kế. Trường hợp không cấp, cơ quan thẩm định thiết kế
thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân sau 02 ngày làm việc,
kể từ ngày có kết quả thẩm định.”
8.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa: Rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đến
giải quyết TTHC./.
B. Thủ tục
hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo
I. Lĩnh vực
giáo dục đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
1. Thủ tục
Công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (2.000011.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa: Thời
hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “60 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “50 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ”.
- Lý do: Tạo thuận lợi cho việc
nộp, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; cắt giảm thời gian cho người dân, tổ chức
trong giải quyết TTHC.
1.2. Lợi ích của phương án cắt
giảm thời gian TTHC: Rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ
chức, công dân đến giải quyết TTHC.
2. Thủ tục
Thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học (1.005053.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa: Thời
hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “15 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “13 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ”.
- Lý do: Đa dạng hình thức tiếp
nhận hồ sơ và rút ngắn thời gian giải quyết TTHC để tạo thuận lợi, nâng cao sự
hài lòng của tổ chức, cá nhân khi tham gia dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị.
1.2. Lợi ích của phương án cắt
giảm thời gian TTHC: Thực hiện TTHC hoàn toàn trên môi trường mạng để giúp tổ
chức, cá nhân không cần đi lại nhiều giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Việc
cắt giảm thời gian giải quyết TTHC đáp ứng sự mong đợi và nâng cao chỉ số hài
lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC.
II. Kiến
nghị bãi bỏ 05 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Thành lập trường trung cấp
sư phạm công lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục
(1.005069.000.00.00.H50)
2. Sáp nhập, chia, tách trường
trung cấp sư phạm (1.005073.000.00.00.H50)
3. Giải thể phân hiệu trường
trung cấp sư phạm (1.005087.000.00.00.H50)
4. Thành lập phân hiệu trường
trung cấp sư phạm hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm tư
thục (1.005088.000.00.00.H50)
5. Giải thể trường trung cấp sư
phạm (2.001988.000.00.00.H50)
Lý do: Tại Điều 72 Luật Giáo dục
năm 2019 có hiệu lực từ 1/7/2020 đã quy định: Chuẩn trình độ đào tạo của giáo
viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm, giáo viên tiểu học từ
trung cấp sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên, giáo viên trung học
cơ sở từ cao đẳng sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên. Trường hợp
môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải
có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Như vậy có nghĩa khi áp dụng Luật Giáo dục mới, bằng trung cấp sư phạm sẽ không
còn được chấp nhận.
C. Thủ tục
hành chính thuộc phạm vi quản lý của sở Thông tin và Truyền thông
I. Lĩnh vực
Bưu chính
1. Thủ tục
Cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (cấp tỉnh) -
1.004470.000.00.00.H50
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Đề nghị cắt giảm thời hạn giải
quyết: “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “8 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt
giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC. Bên cạnh đó,
tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn
giải quyết, cụ thể như sau:
- Trong thời gian 08 (tám) ngày
làm việc, kể từ ngày cá nhân cung cấp đầy đủ, hợp lệ hồ sơ qua dịch vụ công mức
độ cao hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức
xử lý, thẩm định hồ sơ.
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi Khoản 6, Điều
1, Sửa đổi, bổ sung Điều 8, Nghị định số 25/2022/NĐ-CP ngày 12/4/2022 của Chính
phủ về việc sửa đổi bổ sung một số Điều của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày
17/6/2011 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật
Bưu chính, như sau: “8 ngày làm việc đối với việc thẩm tra và cấp văn bản xác
nhận thông báo hoạt động bưu chính”.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành
chính trước khi đơn giản hóa: 5.263.149 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành
chính sau khi đơn giản hóa: 4.739.670 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm đồng/năm:
523.479 đồng/ năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27%.
D. Thủ tục
hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư
I. Lĩnh vực
Đầu tư tại Việt Nam
1. Thủ tục
Thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC
(1.009731.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt
giảm thời hạn giải quyết: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ
quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng
ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.”
thành “Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 4
Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng
điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.”.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt
giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC. Bên cạnh đó,
tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn
giải quyết.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị điều chỉnh nội dung tại
Khoản 5, Điều 49, Luật Đầu tư năm 2020: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận
được hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp
đồng BCC.” thành: “Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại
khoản 4 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
văn phòng
điều hành cho nhà đầu tư nước
ngoài trong hợp đồng BCC.”.
E. Thủ tục
hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở Công thương
I. Lĩnh vực
Lưu thông hàng hóa trong nước
1. Đối với nhóm TTHC cấp Giấy
chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu (2.000648.000.00.00.H50); Cấp
lại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu
(2.000647.000.00.00.H50); Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều
kiện bán lẻ xăng dầu (2.000645.000.00.00.H50).
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Thời hạn giải quyết: Đề nghị
rút ngắn thời hạn giải quyết: “20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”
thành “17 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
- Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận
lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục
hành chính; Tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp và phát hồ sơ
thực tế ít nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết; Qua đó đẩy mạnh cải cách
hành chính, cải thiện chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh và nâng cao mức độ
hài lòng của tổ chức, công dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước,
đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này 03 ngày làm việc, từ 20 ngày làm việc còn
17 ngày làm việc
1.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi Nghị định số
95/2021/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ, thành
như sau: "Trong thời hạn 17 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ,
cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy xác nhận đủ
điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu theo Mẫu số 10 tại Phụ lục kèm theo Nghị định
số 83/2014/NĐ-CP cho thương nhân”.
1.3. Lợi ích thực hiện phương
án
Tạo điều kiện thuận lợi, tiết
kiệm chi phí và giảm thời gian đi lại cho doanh nghiệp, tăng cơ hội cho doanh
nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đồng thời tăng tính trách nhiệm của
cán bộ, công chức giải quyết TTHC.
Chi phí tuân thủ thủ tục hành
chính trước khi đơn giản hóa: 13.535.664 đồng;
Chi phí tuân thủ thủ tục hành
chính sau khi đơn giản hóa: 7.728.872 đồng;
Chi phí tiết kiệm: 5.806.792 đồng;
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 42,9%.
II. Lĩnh vực
An toàn thực phẩm
1. Cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm do Sở Công Thương thực hiện (2.000591.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ: Đề nghị
bãi bỏ quy định thành như sau:
- Bảo sao Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu
tư theo quy định của pháp luật;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn
kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp kinh doanh thực phẩm có xác
nhận của cơ sở.
- Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe
do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực
tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
Lý do: Nhằm thuận lợi cho tổ chức,
cá nhân yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, khi nộp hồ sơ Bộ phận “một cửa”
yêu cầu cung cấp bản gốc để đổi chiếu. Bên cạnh đó; Thủ tục Giấy xác nhận đã được
tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm đã bãi bỏ nên không cần thiết đưa vào
thành phần hồ sơ yêu cầu này
b) Thời hạn giải quyết: Đề nghị
cắt giảm thời hạn giải quyết: “20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”
thành “18 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt
giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC. Bên cạnh đó,
tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn
giải quyết, cụ thể như sau:
- Trong thời gian 10 (mười)
ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Công
Thương tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
- Trong vòng 08 (tám) ngày làm
việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, Sở Công Thương
cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất thực phẩm.
c) Phí, lệ phí: Điều chỉnh giảm
mức phí xuống theo quy định cũ (Thông tư số 67/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính):
Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực
phẩm:
- Cơ sở sản xuất thực phẩm
doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 1.000.000 đồng/cơ sở”.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm
doanh thu > 100 triệu đồng /tháng: 2.000.000 đồng/cơ sở”.
- Phí thẩm định cơ sở kinh
doanh thực phẩm: 500.000 đồng /lần/cơ sở;
Lý do: Hiện nay, việc áp dụng mức
thu theo quy định tại Thông tư 67/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính: 3.000.000 đồng/cơ
sở sản xuất và 500.000 đồng /lần/cơ sở kinh doanh” là quá cao và chưa hợp lý
trong điều kiện tình hình kinh tế khó khăn. Việc sửa đổi phí thẩm định thành
nhiều mức phí khác nhau phù hợp với từng loại hình, đối tượng sản xuất thực phẩm
theo tình hình thực tế như đối tượng là doanh nghiệp.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị bãi bỏ Điểm d, Khoản
1, Điều 4, Chương II của Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của
Bộ Công Thương;
- Đề nghị sửa đổi Điểm b, đ,
Khoản 1, Điều 5, Chương II của Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm
2018 của Bộ Công Thương thành như sau:
“Trong thời gian 10 (mười) ngày
làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm
quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
Trong vòng 08 (tám) ngày làm việc
kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền
cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu 5a…”.
- Đề nghị sửa đổi, điều chỉnh
Điểm đ, Khoản 1, Mục III tại Biểu phí của Thông tư 117/2018/TT-BTC ngày
28/11/2018 của Bộ Tài chính thành như sau:
Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực
phẩm:
- Cơ sở sản xuất thực phẩm
doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 1.000.000 đồng/cơ sở”.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm
doanh thu > 100 triệu đồng /tháng: 2.000.000 đồng/cơ sở”.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm:
500.000 đồng /lần/cơ sở.
1.3. Dự kiến lợi ích của phương
án đơn giản hóa:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành
chính trước khi đơn giản hóa: 48.229.550 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành
chính sau khi đơn giản hóa: 37.642.080 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 10.587.470
đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
21,95%.
III. Lĩnh
vực Kinh doanh khí
1. Thủ tục
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai (2.000073.000.00.00.H50)
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Thành phần hồ sơ: Đề nghị
bãi bỏ yêu cầu thành phần hồ sơ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp
tác xã/hộ kinh doanh.
Lý do: Cán bộ thẩm định có thể
tra cứu trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Do đó, thành phần
hồ sơ này không cần thiết.
b) Thời hạn giải quyết: Đề nghị
giảm thời gian thực hiện TTHC từ 15 ngày làm việc xuống còn 12 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: Thực tế thực hiện TTHC
phát sinh không nhiều, có thể rút ngắn thời gian giải quyết; tạo điều kiện thuận
lợi cũng như tiết kiệm thời gian, giảm chi phí thực hiện TTHC cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện chỉ số cải cách hành chính
cấp tỉnh và nâng cao mức độ hài lòng của tổ chức, công dân đối với sự phục vụ của
cơ quan hành chính nhà nước, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này 03 ngày làm
việc, từ 15 ngày làm việc còn 12 ngày làm việc
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi khoản 3 Điều 43
Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về kinh doanh khí như
sau:
“3. Trong thời hạn 12 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho
thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản
và nêu rõ lý do.”
Bãi bỏ yêu cầu thành phần hồ sơ
"Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh
doanh" tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của
Chính phủ về kinh doanh khí.
1.3. Lợi ích thực hiện phương
án
Tạo điều kiện thuận lợi, tiết
kiệm chi phí và giảm thời gian đi lại cho doanh nghiệp, tăng cơ hội cho doanh
nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đồng thời tăng tính trách nhiệm của
cán bộ, công chức giải quyết TTHC.
Chi phí tuân thủ thủ tục hành
chính trước khi đơn giản hóa: 13.535.664 đồng;
Chi phí tuân thủ thủ tục hành
chính sau khi đơn giản hóa: 7.728.872 đồng; Chi phí tiết kiệm: 5.806.792 đồng;
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 42,9%.