ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2133/QĐ-UBND
|
Bến
Tre, ngày 06 tháng 9 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 04 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẾN TRE
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định
số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ
tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm
soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2855/TTr-SNN ngày 30 tháng 8 năm
2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 04 thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Bến Tre (phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tham mưu dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải
cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục Kiểm soát TTHC-VPCP;
- Chủ tịch, các Phó CT.UBND tỉnh;
- Chánh, các PCVP.UBND tỉnh;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phòng KSTT, KT, TTPVHCC;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ
TỊCH
Trần Ngọc Tam
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 04 THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH
BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2133/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
I. Lĩnh vực: Lâm
nghiệp (01 TTHC)
1. Thủ tục: Công nhận nguồn giống
cây trồng lâm nghiệp
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời gian giải quyết thủ tục
hành chính: Kiến nghị rút ngắn thời gian giải quyết từ
18 ngày làm việc xuống còn 15 ngày làm việc.
Lý do:
Trong thành phần hồ sơ ít, rõ ràng, trình tự giải quyết thủ tục đơn giản, không
mất nhiều thời gian thẩm định nên thời hạn giải quyết được rút ngắn lại nhằm tạo
điều kiện cho người yêu cầu (tổ chức, cá nhân) sớm nhận được kết quả giải quyết
thủ tục hành chính.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm
b, điểm c, Khoản 4, Điều 12 của Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Danh mục loại cây trồng lâm
nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng
lâm nghiệp chính như sau:
+ “b) Trong thời hạn 13 ngày làm
việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm thành lập Hội đồng thẩm định
tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện kiểm tra hiện trường và lập báo cáo thẩm định
trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội đồng thẩm định gồm đại diện
chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý”.
+ “c) Trong thời hạn 02 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận nguồn giống theo Mẫu số
06 Phụ lục II và Mục B Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trả kết quả
cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không công
nhận và nêu rõ lý do
1.3. Lợi ích phương án đơn giản
hóa:
+ Tiết kiệm thời gian cho đối tượng
thực hiện TTHC;
+ Tỷ lệ (%) thời gian cắt giảm so với
quy định hiện hành: 16,67%.
II. Lĩnh vực:
Phòng, chống thiên tai (03 TTHC)
1. Thủ tục: Phê duyệt việc tiếp nhận
viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Cách thức thực hiện: Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của
Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để
cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai thì chưa quy định về cách thức thực
hiện.
- Số lượng hồ sơ: Căn cứ tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của
Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để
cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai thì chưa quy định cụ thể về số lượng
hồ sơ.
1.2. Kiến nghị thực thi
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại
khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính
phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu
trợ và khắc phục hậu quả thiên tai. Cụ thể:
- Bổ sung quy định cụ thể về cách thức
thực hiện (để thực hiện được thuận lợi).
- Bổ sung quy định cụ thể về số lượng
hồ sơ (để dễ thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ; tổ chức, cá nhân kiểm soát được số
lượng hồ sơ,...)
1.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức,
cá nhân thực hiện được thuận lợi, dễ dàng; cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
dễ thực hiện, kiểm soát được quá trình giải quyết TTHC).
- Đảm bảo thực hiện theo đúng quy định
tại Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính.
2. Thủ tục: Phê duyệt Văn kiện viện
trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết
định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ.
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Cách thức thực hiện: Căn cứ tại Điều 13 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính
phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu
trợ và khắc phục hậu quả thiên tai thì chưa quy định cách
thức thực hiện.
- Số lượng hồ sơ: Căn cứ tại Điều 13 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính
phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu
trợ và khắc phục hậu quả thiên tai thì chưa quy định cụ thể về số lượng hồ
sơ.
2.2. Kiến nghị thực thi
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại
Điều 13 Nghị định 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp
nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu
quả thiên tai. Cụ thể:
- Bổ sung quy định cụ thể về cách thức
thực hiện (để thực hiện được thuận lợi).
- Bổ sung quy định cụ thể về số lượng
hồ sơ (để dễ thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ; tổ chức, cá nhân kiểm soát được số
lượng hồ sơ, ...)
2.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức,
cá nhân thực hiện được thuận lợi, dễ dàng; cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
dễ thực hiện, kiểm soát được quá trình giải quyết TTHC).
- Đảm bảo thực hiện theo đúng quy định
tại Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính.
3. Thủ tục: Điều chỉnh Văn kiện viện
trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết
định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ
3.1. Nội dung đơn giản hóa
- Cách thức thực hiện: Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của
Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để
cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai thì chưa quy định cách thức thực hiện.
- Thành phần hồ sơ và số lượng hồ
sơ: Căn cứ tại Điều 14 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày
20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc
tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai thì chưa quy định cụ
thể về thành phần hồ sơ và số lượng hồ sơ.
- Thời hạn giải quyết: Căn cứ tại Điều 14 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính
phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu
trợ và khắc phục hậu quả thiên tai thì chưa quy định cụ thể thời hạn giải
quyết.
3.2. Kiến nghị thực thi
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 14 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày
20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc
tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai. Cụ thể:
- Bổ sung quy định cụ thể về cách thức
thực hiện (để thực hiện được thuận lợi).
- Bổ sung quy định cụ thể về thành phần
hồ sơ; số lượng hồ sơ và thời hạn giải quyết (để dễ thực hiện việc tiếp nhận và
giải quyết hồ sơ; tổ chức, cá nhân kiểm soát được thành phần và số lượng hồ
sơ,....)
3.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức,
cá nhân thực hiện được thuận lợi, dễ dàng; cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
dễ thực hiện, kiểm soát được quá trình giải quyết TTHC).
- Để đảm bảo thực hiện theo đúng quy
định tại Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của
Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.