ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1959/QĐ-UBND
|
Bến Tre, ngày 10 tháng 9 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 02 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI
THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ
tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm
soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao
thông vận tải tại Tờ trình số 1662/TTr-SGTVT ngày 29 tháng 8 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thông qua Phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao
thông vận tải thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (Phụ lục
đính kèm).
Điều 2.
Giao Sở Giao thông vận tải dự thảo văn bản thực thi phương án phương án đơn giản
hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định
đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính theo Phương án này.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Cục KSTTHC - VPCP;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Chánh, các PCVP.UBND tỉnh;
- Sở Giao thông vận tải;
- Phòng KSTT (HCT), TTPVHCC;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Cao Văn Trọng
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG
ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 02 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG
VẬN TẢI THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1959/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Bến Tre)
LĨNH VỰC: ĐƯỜNG BỘ
1. Thủ tục: Cấp giấy phép xe tập lái
1.1. Nội
dung đơn giản hóa: Kiến
nghị bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xe tập lái.
Lý do:
Theo quy định tại khoản 2, Mục 1, Điều 1, Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày
08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện, kinh doanh dịch
vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe “Xe tập lái dùng để đào tạo lái xe ô tô, được gắn 02 biển “TẬP LÁI” trước và sau xe theo mẫu quy định tại Phụ lục II Nghị định này, có thiết bị giám
sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe
trên đường của học viên, có hệ thống phanh phụ được lắp đặt bảo đảm hiệu quả phanh, được bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, xe tập lái loại tải thùng có
mui che mưa, che nắng,
ghế ngồi cho học viên, có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực” và khoản 3, mục 1, Điều 1, Nghị định số
138/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định “xe tập lái
thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe”.
Theo quy định trên việc điều động hay
chọn tuyến đường tập lái để giảng dạy, thực hành là thuộc quyền lựa chọn của cơ
sở đào tạo lái xe, trách nhiệm của cơ sở đào tạo đưa xe tập lái phải đảm bảo được
tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (còn thời hạn kiểm định), xe
không đi vào đường cấm và tuân thủ tốc độ cho phép theo quy định. Mặt khác,
trong thời gian tới đối với xe tập lái quy định phải có lắp thiết bị giám sát hành trình nên xe tập lái đi
trên tuyến đường nào thì cơ quan quản
lý kiểm tra trên thiết bị giám sát hành trình sẽ biết.
Để quản lý được
xe tập lái thì cơ sở đào tạo chỉ cần lập danh sách số lượng xe tập lái báo cáo
cơ quan quản lý để kiểm tra giám sát
(hoặc khi có tăng giảm số lượng xe tập lái) là quản lý được xe tập lái chứ
không cần phải cấp giấy phép xe tập lái.
Cho nên việc bãi bỏ thủ tục hành
chính cấp giấy phép xe tập lái là phù hợp tiết kiệm được
thời gian và kinh phí cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện
thủ tục hành chính này.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ điểm k, khoản 2, Điều 6 và
Điều 11, Điều 12 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính
phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái
xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe;
- Bãi bỏ cụm từ “có xe tập lái các hạng
được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xe tập lái” tại điểm b, khoản 2, Điều
1 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01
tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 27.928.880 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 0 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 27.928.880 đồng/năm.
- Tỷ lệ (%) thời gian cắt giảm: 100%.
2. Thủ tục: Cấp lại giấy phép xe tập lái
2.1. Nội dung đơn giản hóa: Kiến nghị bãi bỏ thủ tục cấp lại giấy phép xe tập lái.
Lý do:
Theo quy định tại khoản 2, Mục 1, Điều 1, Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08
tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh
doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe “Xe tập lái
dùng để đào tạo lái xe ô tô, được gắn 02 biển
“TẬP LÁI” trước và sau
xe theo mẫu quy định tại Phụ lục II Nghị
định này, có thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên
đường của học viên, có hệ thống phanh phụ được lắp
đặt bảo đảm hiệu quả phanh, được bố trí bên ghế ngồi
của giáo viên dạy thực hành lái xe, xe tập lái loại tải thùng có mui che mưa, che nắng, ghế ngồi cho học
viên, có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ còn hiệu lực” và
khoản 3, mục 1, Điều 1, Nghị định số 138/2018/NĐ-CP quy định
“xe tập lái thuộc quyền sử dụng hợp
pháp của cơ sở đào tạo lái xe”
nên việc điều động hay chọn tuyến đường tập lái để giảng dạy
thực hành là thuộc quyền lựa chọn của cơ sở đào tạo lái
xe, trách nhiệm của cơ sở đào tạo đưa xe tập lái phải đảm
bảo được tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (còn thời hạn kiểm định),
xe không đi vào đường cấm và tuân thủ tốc độ cho phép theo quy định. Mặt khác,
trong thời gian tới đối với xe tập lái quy định phải có lắp
thiết bị giám sát hành trình nên xe tập lái đi trên tuyến
đường nào thì cơ quan quản lý kiểm
tra trên thiết bị giám sát hành trình sẽ biết.
Để quản lý được xe tập lái cơ sở đào
tạo chỉ cần lập danh sách số lượng xe tập lái báo cáo cơ
quan quản lý để kiểm tra giám sát (hoặc khi có tăng giảm số lượng xe tập lái), cho nên bãi bỏ cấp mới và cấp lại giấy phép xe tập lái
theo chu kỳ kiểm định của xe (thực hiện 6 tháng một lần) là không cần thiết.
Vì vậy, việc bãi bỏ thủ tục hành
chính cấp lại giấy phép xe tập lái là phù hợp tiết kiệm được
thời gian và kinh phí cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính
này.
2.2. Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ điểm k, khoản 2, Điều 6 và
Điều 11, Điều 12 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính
phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát
hạch lái xe;
- Bãi bỏ cụm từ “có xe tập lái các hạng
được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xe tập lái” tại điểm b, khoản 2, Điều
1 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số
điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định
về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản
hóa:
- Chi phí tuân
thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 55.857.760 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 55.857.760 đồng/năm.
- Tỷ lệ (%) thời gian cắt giảm: 100%.