ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1870/QĐ-UBND
|
Phú Yên, ngày 18
tháng 11 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ YÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP
ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục
hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành
chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế
và Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính
ban hành mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Phú Yên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Y tế, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1870/QĐ-UBND ngày
18/11/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên)
Phần I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
A. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết
của Sở Y tế tỉnh Phú Yên
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
I. Lĩnh vực Giám định y khoa, pháp y, pháp y
tâm thần
|
1
|
Thủ tục Khám giám định y khoa đối với người hoạt
động kháng chiến (hoặc con đẻ của người hoạt động kháng chiến) bị phơi nhiễm
với chất độc hóa học
|
2
|
Thủ tục Khám giám định y khoa đối với người hoạt
động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học và con đẻ của họ đã được
công nhận, đang hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trước ngày 01
tháng 9 năm 2012
|
II. Lĩnh vực Khám chữa bệnh
|
1
|
Thủ tục Đề nghị phê duyệt lần đầu danh mục kỹ thuật
của các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế
|
2
|
Thủ tục Đề nghị phê duyệt bổ sung danh mục kỹ thuật
của các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế
|
II. Lĩnh vực Y tế dự phòng
|
1
|
Thủ tục Cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm
chủng (Cấp lần đầu; Giấy chứng nhận bị thu hồi; Thay đổi địa điểm, cơ sở vật
chất, nhân sự, trang thiết bị)
|
2
|
Thủ tục Cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm
chủng trong trường hợp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng hết hạn hoặc hạn
sử dụng còn lại dưới 60 ngày
|
3
|
Thủ tục Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm
chủng
|
Phần II.
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ YÊN
I. Lĩnh vực Giám định
Y khoa, Pháp y, Pháp y tâm thần
1. Thủ tục Khám
giám định y khoa đối với người hoạt động kháng chiến (hoặc con đẻ của người hoạt
động kháng chiến) bị phơi nhiễm với chất độc hóa học
1.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Sở Lao động-Thương binh và
Xã hội (LĐTBXH) tổng hợp hồ sơ về cá nhân bị phơi nhiễm chất độc hóa học quy định
tại Điều 38 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP , gửi về Hội đồng Giám định y khoa (GĐYK)
cấp tỉnh (Số 72, đường Phan Đình Phùng, Phường 1, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên).
- Bước 2: Hội đồng GĐYK tiếp nhận, kiểm
tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ khám GĐYK hợp lệ
thì viết Phiếu tiếp nhận và hẹn thời gian giao trả.
+ Nếu hồ sơ khám GĐYK chưa đầy đủ
theo quy định thì trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Hội đồng
GĐYK phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức giới thiệu là Sở LĐTBXH để hoàn chỉnh
hồ sơ.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ
7h00 đến 11h30; chiều từ 13h30 đến 17h00 (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, tết).
- Bước 3: Hội đồng GĐYK khám giám định
cho đối tượng và trình hồ sơ để Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận. Sở Y tế cấp Giấy chứng
nhận mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc
hóa học hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không cấp Giấy chứng nhận.
- Bước 4: Hội đồng GĐYK lưu trữ hồ sơ
và trả kết quả về Sở LĐTBXH theo quy định:
Thời gian trả kết quả: Sáng từ 7h00 đến
11h30; chiều từ 13h30 đến 17h00 (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, tết).
1.2. Cách thức thực hiện
Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực
tiếp tại Hội đồng GĐYK cấp tỉnh (số 72 Phan Đình Phùng, Phường 1, TP Tuy Hòa,
Phú Yên).
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy giới
thiệu của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Bản khai cá nhân (Mẫu HH1).
- Bản tóm tắt bệnh án điều trị bệnh, tật có liên
quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học tại các bệnh viện của nhà nước từ tuyến
huyện trở lên hoặc giấy ra viện của các bệnh viện tuyến Trung ương theo phân
tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế. Bản tóm tắt bệnh án và giấy ra viện phải được Giám
đốc hoặc Phó giám đốc bệnh viện ký tên và đóng dấu.
b) Số lượng: 01 (bộ).
1.4. Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 70 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:
+ Hội đồng GĐYK khám giám định cho đối tượng trong
thời gian không quá 60 ngày làm việc.
+ Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận mắc bệnh, tật, dị dạng,
dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học hoặc có văn bản trả lời
trong thời gian không quá 10 ngày làm việc.
1.5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế tỉnh
Phú Yên.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc
phân cấp thực hiện: Hội đồng GĐYK.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận thường
trực Hội đồng GĐYK.
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
tỉnh Phú Yên.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
- Biên bản khám giám định y khoa.
- Giấy chứng nhận mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật có
liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.
1.8. Lệ phí
Khám giám định thông thường: 1.150.000 đồng - do Sở
Lao động thương binh và xã hội chi trả theo ngân sách nhà nước).
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Giấy giới thiệu của Sở LĐTBXH theo mẫu 1 (Ban hành kèm theo Thông tư
liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 của Bộ Y tế, Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội).
- Bản khai (Mẫu HH1) ban hành kèm theo Thông
tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập
hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và
thân nhân.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:
Không có.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cách mạng và Pháp lệnh
số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của
Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu
đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày
18/11/2013 của Bộ Y tế, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định
bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối
với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản
lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
- Thông tư số 93/2012/TT-BTC , ngày 05/6/2012 của Bộ
Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
giám định y khoa.
2. Thủ tục Khám giám định y
khoa đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học và
con đẻ của họ đã được công nhận và đang hưởng chế độ ưu đãi người có công với
cách mạng trước ngày 01/9/2012
2.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Sở LĐTBXH tổng hợp hồ sơ gửi về Hội đồng
GĐYK; số 72, đường Phan Đình Phùng, Phường 1, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Bước 2: Hội đồng GĐYK tiếp nhận, kiểm tra tính
pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ khám GĐYK hợp lệ thì viết Phiếu
tiếp nhận và hẹn thời gian giao trả.
+ Nếu hồ sơ khám GĐYK chưa đầy đủ theo quy định thì
trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Hội đồng GĐYK phải
thông báo bằng văn bản cho tổ chức giới thiệu là Sở LĐTBXH để hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h00 đến
11h30; chiều từ 13h30 đến 17h00 (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, tết).
- Bước 3: Hội đồng GĐYK khám giám định cho đối tượng
và trình hồ sơ để Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận. Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận mắc
bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học hoặc
có văn bản trả lời nêu rõ lý do không cấp Giấy chứng nhận.
- Bước 4: Hội đồng GĐYK lưu trữ hồ sơ và trả kết quả
về Sở LĐTBXH theo quy định:
Thời gian trả kết quả: Sáng từ 7h00 đến 11h30; chiều
từ 13h30 đến 17h00 (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, tết).
2.2. Cách thức thực hiện
Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Hội đồng
GĐYK tỉnh (số 72 Phan Đình Phùng, Phường 1, TP Tuy Hòa, Phú Yên).
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy
giới thiệu của Sở LĐTBXH.
- Bản sao Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã
khám xác định có mắc, bệnh, tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.
Trường hợp không có bản sao Biên bản khám GĐYK thì phải có Giấy xác nhận của
Trung tâm y tế cấp huyện (bệnh viện huyện) hoặc bản sao Giấy xác nhận của Trạm
y tế cấp xã trong hồ sơ lưu tại Sở LĐTBXH được xác lập theo quy định của các
văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm xác lập hồ sơ (các bản sao không cần
công chứng, do lãnh đạo Sở LĐTB&XH ký xác nhận và đóng dấu).
b) Số lượng: 01 (bộ).
2.4. Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 70 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:
+ Hội đồng GĐYK khám giám định cho đối tượng trong
thời gian không quá 60 ngày làm việc.
+ Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận mắc bệnh, tật, dị dạng,
dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học hoặc có văn bản trả lời
trong thời gian không quá 10 ngày làm việc.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế Phú
Yên.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc
phân cấp thực hiện: Hội đồng GĐYK.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận thường
trực Hội đồng GĐYK.
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
tỉnh Phú Yên.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
- Biên bản khám giám định y khoa.
- Giấy chứng nhận mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật có
liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.
2.8. Lệ phí
Khám giám định thông thường: 1.150.000đồng - do Sở
Lao động thương binh và xã hội chi trả theo ngân sách nhà nước).
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Giấy giới thiệu của Sở LĐTBXH (Mẫu 1) ban hành kèm theo Thông tư số
41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH do Giám đốc hoặc Phó giám đốc Sở LĐTBXH ký tên và đóng
dấu.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính: Không
có.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cách mạng và Pháp lệnh
số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của
Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu
đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày
18/11/2013 của Bộ Y tế, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định
bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối
với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
- Thông tư số 93/2012/TT-BTC , ngày 05/6/2012 của Bộ
Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
giám định y khoa.
II. Lĩnh vực Khám, chữa bệnh
1. Thủ tục Đề nghị phê duyệt
lần đầu danh mục kỹ thuật của các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm
quyền quản lý của Sở Y tế
1.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của
pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả nằm trong văn phòng Sở Y tế (Số 04 đường Tố Hữu, phường 9, TP Tuy Hòa).
Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết Phiếu tiếp nhận
và hẹn thời gian giao trả.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời
gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế thông báo bằng văn bản
cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoàn chỉnh hồ sơ, nêu rõ thành phần hồ sơ cần bổ
sung, sửa đổi.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h00 đến
11h30; chiều từ 13h30 đến 17h00 (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, tết).
- Bước 3: Trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả nằm trong văn phòng Sở Y tế.
Thời gian trả kết quả: Sáng từ 7h00 đến 11h30; chiều
từ 13h30 đến 17h00 (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, tết).
1.2. Cách thức thực hiện
Qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Sở Y tế (số
04 Tố Hữu, phường 9, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên).
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị phê duyệt danh mục kỹ thuật.
- Biên bản họp Hội đồng chuyên môn kỹ thuật đối với
các trường hợp cần thành lập Hội đồng chuyên môn để thẩm định một phần hoặc
toàn bộ danh mục kỹ thuật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt bao gồm:
+ Các kỹ thuật mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang
thực hiện; đang tổ chức triển khai thực hiện theo tuyến chuyên môn kỹ thuật của
cơ sở mình.
+ Các kỹ thuật của tuyến trên mà cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh đang thực hiện; đang tổ chức triển khai thực hiện.
+ Hồ sơ mô tả năng lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
về cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị y tế; hiệu quả kinh tế - xã hội và phương
án triển khai thực hiện kỹ thuật.
- Bảng danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt phải được
trình bày theo đúng kết cấu (viết đúng chuyên khoa, số thứ tự kỹ thuật, tên kỹ
thuật) của Danh mục kỹ thuật quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư
43/2014/TT-BYT .
b) Số lượng: 01 (bộ).
1.4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Sở Y tế; cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh của Bộ, ngành khác trên địa bàn và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
tư nhân do Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế Phú
Yên.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc
phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nghiệp vụ
y.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật thực hiện tại
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1.8. Lệ phí: Không có.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính: Không
có.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
- Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ
Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống khám bệnh,
chữa bệnh.
2. Thủ tục Đề nghị phê duyệt
bổ sung danh mục kỹ thuật của các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền
quản lý của Sở Y tế
2.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của
pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả nằm trong văn phòng Sở Y tế (Số 04 đường Tố Hữu, phường 9, TP Tuy Hòa).
Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết Phiếu tiếp nhận
và hẹn thời gian giao trả
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời
gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế thông báo bằng văn bản
cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoàn chỉnh hồ sơ, nêu rõ thành phần hồ sơ cần bổ
sung, sửa đổi.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h00 đến
11h30; chiều từ 13h30 đến 17h00 (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, tết).
- Bước 3: Trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả nằm trong văn phòng Sở Y tế.
Thời gian trả kết quả: Sáng từ 7h00 đến 11h30; chiều
từ 13h30 đến 17h00 (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, tết).
2.2. Cách thức thực hiện
Qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Sở Y tế (số 04 Tố Hữu, phường 9,
TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên).
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị phê duyệt bổ sung danh mục kỹ
thuật.
- Biên bản họp Hội đồng chuyên môn kỹ thuật đối với
các trường hợp cần thành lập Hội đồng chuyên môn để thẩm định một phần hoặc
toàn bộ danh mục kỹ thuật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt bổ sung bao gồm:
+ Các kỹ thuật quy định cho tuyến chuyên môn kỹ thuật
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần bổ sung.
+ Các kỹ thuật của tuyến trên cần bổ sung mà cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh đã có đủ điều kiện thực hiện.
+ Hồ sơ mô tả năng lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
về cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị y tế; hiệu quả kinh tế - xã hội và phương
án triển khai thực hiện kỹ thuật.
- Bảng danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt bổ sung
phải được trình bày theo đúng kết cấu (viết đúng chuyên khoa, số thứ tự kỹ thuật,
tên kỹ thuật) của Danh mục kỹ thuật quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư
43/2014/TT-BYT .
b) Số lượng: 01 (bộ).
2.4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Sở Y tế; cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh của Bộ, ngành khác trên địa bàn và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
tư nhân do Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế Phú
Yên.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc
phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nghiệp vụ
Y.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định phê duyệt bổ sung danh mục kỹ thuật thực
hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2.8. Lệ
phí: Không có.
2.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không có.
2.10. Yêu cầu, điều kiện
thủ tục hành chính: Không có.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
- Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ
Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống khám bệnh,
chữa bệnh.
III. Lĩnh vực Y tế dự phòng
1. Thủ tục Cấp mới giấy chứng
nhận đủ điều kiện tiêm chủng (Cấp lần đầu; Giấy chứng nhận bị thu hồi; Thay đổi
địa điểm, cơ sở vật chất, nhân sự, trang thiết bị)
1.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của
pháp luật (chuẩn bị hồ sơ đủ điều kiện tiêm chủng trong các trường hợp: Cơ sở y
tế lần đầu đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng; Giấy chứng nhận
đủ điều kiện tiêm chủng bị thu hồi; Thay đổi địa điểm, các điều kiện về cơ sở vật
chất, trang thiết bị, nhân sự của cơ sở y tế đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện tiêm chủng).
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả nằm trong văn phòng Sở Y tế (Số 04 đường Tố Hữu, phường 9, TP Tuy Hòa).
Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết Phiếu tiếp nhận
và hẹn thời gian giao trả
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời
gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải thông báo bằng
văn bản cho cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng để hoàn
chỉnh hồ sơ và nêu cụ thể những nội dung cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h00 đến
11h30; chiều từ 13h30 đến 17h00 (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, tết).
- Bước 3: Trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả nằm trong Văn phòng Sở Y tế theo các bước sau:
+ Nộp Phiếu tiếp nhận.
+ Nhận kết quả: Giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm
chủng.
+ Thời gian trả kết quả: Sáng từ 7h00 đến 11h30;
chiều từ 13h30 đến 17h00 (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, tết).
1.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại trụ sở Sở Y tế (Số 04 đường Tố Hữu,
phường 9, TP Tuy Hòa).
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng.
- Bảng kê
khai nhân sự và bản sao có chứng thực các giấy tờ sau của từng nhân viên
làm công tác tiêm chủng:
+ Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động có
đóng dấu xác nhận của cơ sở sử dụng lao động.
+ Bằng cấp chuyên môn.
+ Giấy chứng nhận tham dự tập huấn về tiêm chủng.
- Bảng kê
khai trang thiết bị.
- Sơ đồ mặt bằng của khu vực thực hiện tiêm chủng
bao gồm: khu vực chờ, tư vấn và khám phân loại; tiêm chủng, theo dõi và xử trí phản
ứng sau tiêm chủng.
- Bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh việc
thành lập và hoạt động của cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm
chủng bao gồm:
+ Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
+ Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với các cơ sở y tế khác.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ. Trong đó: 01 bộ gốc, 01 bộ
photo (không cần công chứng).
1.4. Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 30 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó:
+ Chuyển hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ
điều kiện tiêm chủng cho Phòng Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi tắt là huyện) nơi cơ sở y tế đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều
kiện tiêm chủng đặt trụ sở trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận
hồ sơ để thẩm định tại cơ sở
+ Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng, Phòng Y tế
huyện có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định theo quy định.
+ Sau khi thẩm định, Đoàn thẩm định có trách nhiệm
lập biên bản thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư
này và gửi về Sở Y tế (Phòng nghiệp vụ Y) trong thời gian 03 ngày làm việc, kể
từ ngày kết thúc thẩm định.
+ Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được biên bản thẩm định, Giám đốc Sở Y tế phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
tiêm chủng theo mẫu quy định tại Phụ lục
số 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp phải có văn bản
trả lời và nêu rõ lý do.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Cơ sở thực hiện tiêm chủng.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y
tế Phú Yên.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc
phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nghiệp vụ
Y.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Giấy chứng nhận đủ điều kiện
tiêm chủng.
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện tiêm chủng (mẫu phụ lục 1
theo Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn việc
quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng).
- Bảng kê khai nhân sự (mẫu phụ lục 2 theo Thông tư
12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn việc quản lý sử dụng
vắc xin trong tiêm chủng).
- Bảng kê khai trang thiết bị
(mẫu phụ lục 3 theo Thông tư
12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn việc quản lý sử dụng
vắc xin trong tiêm chủng).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
* Điều kiện đối với cơ sở tiêm chủng cố định:
a) Cơ sở vật chất:
- Khu vực chờ trước khi tiêm phải bố trí đủ chỗ ngồi
cho ít nhất 50 đối tượng trong một buổi tiêm chủng, bảo đảm che được mưa, nắng,
kín gió và thông thoáng.
- Khu vực thực hiện tư vấn, khám phân loại có diện
tích tối thiểu 8 m2.
- Khu vực thực hiện tiêm chủng có diện tích tối thiểu
8 m2.
- Khu vực theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng
có diện tích tối thiểu 15 m2.
- Riêng đối với điểm tiêm vắc xin viêm gan B liều
sơ sinh tại các cơ sở y tế có phòng sinh thì thực hiện theo quy định sau: Bố
trí phòng tiêm hoặc bàn tiêm vắc xin riêng, nơi tiêm chủng bảo đảm đủ ấm cho trẻ,
có nơi khám phân loại cho trẻ, tư vấn cho các bà mẹ hoặc người nhà của trẻ.
- Các khu vực quy định tại các điểm a, b, c và d phải
bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, đủ ánh sáng và bố trí theo nguyên tắc một chiều.
b) Trang thiết bị:
- Phương tiện bảo quản vắc xin theo quy định: tủ lạnh,
các thiết bị theo dõi nhiệt độ tại nơi bảo quản và trong quá trình vận chuyển vắc
xin. Đối với Trạm Y tế xã chưa có tủ lạnh thì phải có phích vắc xin hoặc hòm lạnh
để bảo quản vắc xin theo các quy định sau:
+ Vắc xin phải được bảo quản đúng nhiệt độ theo
đăng ký của nhà sản xuất với Bộ Y tế.
+ Vắc xin phải được bảo quản riêng trong dây chuyền
lạnh theo quy định tại cơ sở tiêm chủng, không bảo quản chung với các sản phẩm
khác.
+ Vắc xin phải được theo dõi các thông tin về nhiệt
độ, điều kiện bảo quản hàng ngày. Các vắc xin, nước hồi chỉnh hết hạn dùng hoặc
có những dấu hiệu bất thường không sử dụng được, phải tiêu hủy và có biên bản
tiêu hủy.
- Thiết bị tiêm, các dụng cụ, hóa chất để sát khuẩn
và các vật tư cần thiết khác.
- Hộp chống sốc và phác đồ chống sốc treo tại nơi
theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.
- Dụng cụ chứa vỏ lọ vắc xin, chất thải y tế theo
quy định của Bộ Y tế.
c) Nhân sự:
- Số lượng: có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành
y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối
với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có
tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có
trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên.
- Nhân viên trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn,
tiêm chủng, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có giấy chứng nhận
tham dự tập huấn về tiêm chủng do các cơ sở theo quy định tại Điều 30, Điều 31
Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn việc quản
lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng cấp.
d) Trường hợp cơ sở tiêm chủng là cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện của Thông tư này còn phải đáp ứng
các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
e) Cơ sở tiêm chủng cố định có thể bố trí nhiều điểm
tiêm chủng, mỗi điểm tiêm chủng phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất,
trang thiết bị và nhân sự (điểm a, b và c) như trên.
* Điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động:
a) Điều kiện áp dụng điểm tiêm chủng lưu động:
- Chỉ thực hiện đối với vắc xin trong Chương trình
Tiêm chủng mở rộng khi tổ chức chiến dịch tiêm chủng hoặc tại các vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo quyết định của Giám đốc Sở Y tế các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Sở Y tế tỉnh).
- Được thực hiện bởi Trạm Y tế xã đã được cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng.
b) Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất:
- Có bàn tư vấn, khám, bàn tiêm chủng.
- Có nơi theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
Điểm tiêm chủng phải bảo đảm đủ điều kiện về vệ
sinh, che được mưa, nắng, kín gió, thông thoáng, đủ ánh sáng. Các khu vực quy định
tại Điểm a và b phải bố trí theo nguyên tắc một chiều.
c) Điều kiện về trang thiết bị: có phích vắc xin hoặc
hòm lạnh và đáp ứng các điều kiện quy định tại các quy định sau:
- Vắc xin phải được bảo quản đúng nhiệt độ theo
đăng ký của nhà sản xuất với Bộ Y tế.
- Vắc xin phải được bảo quản riêng trong dây chuyền
lạnh theo quy định tại cơ sở tiêm chủng, không bảo quản chung với các sản phẩm
khác.
- Vắc xin phải được theo dõi các thông tin về nhiệt
độ, điều kiện bảo quản hàng ngày. Các vắc xin, nước hồi chỉnh hết hạn dùng hoặc
có những dấu hiệu bất thường không sử dụng được, phải tiêu hủy và có biên bản
tiêu hủy.
d) Điều kiện về nhân sự:
- Số lượng: có tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành
y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên.
- Nhân viên trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn,
tiêm chủng, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có giấy chứng nhận
tham dự tập huấn về tiêm chủng do các cơ sở quy định tại Điều 30, Điều 31 Thông
tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý sử
dụng vắc xin trong tiêm chủng cấp.
1.11. Căn cứ pháp lý
của thủ tục hành chính
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số
03/2007/QH12 của Quốc hội ngày 21/11/2007.
- Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ
trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng.
2. Thủ tục
Cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng trong trường hợp giấy chứng nhận
đủ điều kiện tiêm chủng hết hạn hoặc hạn sử dụng còn lại dưới 60 ngày
2.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của
pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả nằm trong văn phòng Sở Y tế (Số 04 đường Tố Hữu, phường 9, TP Tuy Hòa).
Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và
nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết Phiếu tiếp nhận
và hẹn thời gian giao trả.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời
gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải thông báo bằng
văn bản cho cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng để hoàn
chỉnh hồ sơ và nêu cụ thể những nội dung cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h00 đến
11h30; chiều từ 13h30 đến 17h00 (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, tết).
- Bước 3: Trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả nằm trong Văn phòng Sở Y tế theo các bước sau:
+ Nộp Phiếu tiếp nhận.
+ Nhận kết quả: Giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm
chủng.
+ Thời gian trả kết quả: Sáng từ 7h00 đến 11h30;
chiều từ 13h30 đến 17h00 (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, tết).
2.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại trụ sở Sở Y tế (Số 04 đường Tố Hữu,
phường 9, TP Tuy Hòa).
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm
chủng theo mẫu số 1 quy định tại
Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ
trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng.
- Bảng kê khai nhân sự theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông
tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý sử
dụng vắc xin trong tiêm chủng và bản sao có chứng thực các giấy tờ sau của từng
nhân viên làm công tác tiêm chủng:
+ Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động có
đóng dấu xác nhận của cơ sở sử dụng lao động.
+ Bằng cấp chuyên môn.
+ Giấy chứng nhận tham dự tập huấn về tiêm chủng.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng đã cấp.
- Bảng kê khai trang thiết bị theo mẫu quy định tại
Phụ lục số 3 ban hành kèm theo
Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản
lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng.
- Sơ đồ mặt bằng của khu vực thực hiện tiêm chủng
bao gồm: khu vực chờ, tư vấn và khám phân loại; tiêm chủng, theo dõi và xử trí
phản ứng sau tiêm chủng.
- Bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh việc
thành lập và hoạt động của cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm
chủng bao gồm:
+ Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
+ Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với các cơ sở y tế khác.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ. Trong đó: 01 bộ gốc, 01 bộ
bản sao (không cần công chứng).
2.4. Thời
hạn giải quyết
- Trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp
nhận hồ sơ (trường hợp không cấp, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do).
Trong đó:
+ Chuyển hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ
điều kiện tiêm chủng cho Phòng Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi tắt là huyện) nơi cơ sở y tế đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều
kiện tiêm chủng đặt trụ sở trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận
hồ sơ để thẩm định tại cơ sở.
+ Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng, Phòng Y tế
huyện có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định theo quy định.
+ Sau khi thẩm định, Đoàn thẩm định có trách nhiệm
lập biên bản thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông
tư này và gửi về Sở Y tế (Phòng nghiệp vụ Y) trong thời gian 03 ngày làm việc,
kể từ ngày kết thúc thẩm định.
+ Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được biên bản thẩm định, Giám đốc Sở Y tế phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
tiêm chủng theo mẫu quy định tại Phụ lục
số 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp phải có văn bản
trả lời và nêu rõ lý do.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Cơ sở thực hiện tiêm chủng.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế Phú
Yên.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc
phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nghiệp vụ
Y.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
2.7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Giấy chứng nhận đủ điều
kiện tiêm chủng.
2.8. Lệ phí: Không có.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm
chủng (mẫu phụ lục 1 theo Thông tư
12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý sử dụng
vắc xin trong tiêm chủng).
- Bảng kê khai nhân sự (mẫu phụ lục 2 theo Thông tư
12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý sử dụng
vắc xin trong tiêm chủng).
- Bảng kê khai trang thiết bị (mẫu phụ lục 3 theo Thông tư
12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý sử dụng
vắc xin trong tiêm chủng).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
* Điều kiện đối với cơ sở tiêm chủng cố định.
a) Cơ sở vật chất:
- Khu vực chờ trước khi tiêm phải bố trí đủ chỗ ngồi
cho ít nhất 50 đối tượng trong một buổi tiêm chủng, bảo đảm che được mưa, nắng,
kín gió và thông thoáng.
- Khu vực thực hiện tư vấn, khám phân loại có diện
tích tối thiểu 8 m2.
- Khu vực theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng
có diện tích tối thiểu 15m2.
- Riêng đối với điểm tiêm vắc xin viêm gan B liều
sơ sinh tại các cơ sở y tế có phòng sinh thì thực hiện theo quy định sau: Bố
trí phòng tiêm hoặc bàn tiêm vắc xin riêng, nơi tiêm chủng bảo đảm đủ ấm cho trẻ,
có nơi khám phân loại cho trẻ, tư vấn cho các bà mẹ hoặc người nhà của trẻ.
Các khu vực quy định tại các điểm a, b, c và d phải
bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, đủ ánh sáng và bố trí theo nguyên tắc một chiều.
b) Trang thiết bị:
- Phương tiện bảo quản vắc xin theo quy định: tủ lạnh,
các thiết bị theo dõi nhiệt độ tại nơi bảo quản và trong quá trình vận chuyển vắc
xin. Đối với Trạm Y tế xã chưa có tủ lạnh thì phải có phích vắc xin hoặc hòm lạnh
để bảo quản vắc xin theo các quy định sau:
+ Vắc xin phải được bảo quản đúng nhiệt độ theo
đăng ký của nhà sản xuất với Bộ Y tế.
+ Vắc xin phải được bảo quản riêng trong dây chuyền
lạnh theo quy định tại cơ sở tiêm chủng, không bảo quản chung với các sản phẩm
khác.
+ Vắc xin phải được theo dõi các thông tin về nhiệt
độ, điều kiện bảo quản hàng ngày. Các vắc xin, nước hồi chỉnh hết hạn dùng hoặc
có những dấu hiệu bất thường không sử dụng được, phải tiêu hủy và có biên bản
tiêu hủy.
- Thiết bị tiêm, các dụng cụ, hóa chất để sát khuẩn
và các vật tư cần thiết khác.
- Hộp chống sốc và phác đồ chống sốc treo tại nơi
theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.
- Dụng cụ chứa vỏ lọ vắc xin, chất thải y tế theo
quy định của Bộ Y tế.
c) Nhân sự:
- Số lượng: có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành
y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối
với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có
tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có
trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên.
- Nhân viên trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn,
tiêm chủng, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có giấy chứng nhận
tham dự tập huấn về tiêm chủng do các cơ sở theo quy định tại Điều 30, Điều 31
Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản
lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng cấp.
d) Trường hợp cơ sở tiêm chủng là cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện của Thông tư này còn phải đáp ứng
các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
e) Cơ sở tiêm chủng cố định có thể bố trí nhiều điểm
tiêm chủng, mỗi điểm tiêm chủng phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất,
trang thiết bị và nhân sự (điểm a, b và c) như trên.
* Điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động.
a) Điều kiện áp dụng điểm tiêm chủng lưu động:
- Chỉ thực hiện đối với vắc xin trong Chương trình
Tiêm chủng mở rộng khi tổ chức chiến dịch tiêm chủng hoặc tại các vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo quyết định của Giám đốc Sở Y tế các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Sở Y tế tỉnh).
- Được thực hiện bởi Trạm Y tế xã đã được cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng.
b) Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất:
- Có bàn tư vấn, khám, bàn tiêm chủng.
- Có nơi theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
Điểm tiêm chủng phải bảo đảm đủ điều kiện về vệ sinh,
che được mưa, nắng, kín gió, thông thoáng, đủ ánh sáng. Các khu vực quy định tại
Điểm a và b phải bố trí theo nguyên tắc một chiều.
c) Điều kiện về trang thiết bị: có phích vắc xin hoặc
hòm lạnh và đáp ứng các điều kiện quy định tại các quy định sau:
- Vắc xin phải được bảo quản đúng nhiệt độ theo
đăng ký của nhà sản xuất với Bộ Y tế.
- Vắc xin phải được bảo quản riêng trong dây chuyền
lạnh theo quy định tại cơ sở tiêm chủng, không bảo quản chung với các sản phẩm
khác.
- Vắc xin phải được theo dõi các thông tin về nhiệt
độ, điều kiện bảo quản hàng ngày. Các vắc xin, nước hồi chỉnh hết hạn dùng hoặc
có những dấu hiệu bất thường không sử dụng được, phải tiêu hủy và có biên bản
tiêu hủy.
d) Điều kiện về nhân sự:
- Số lượng: có tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành
y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên.
- Nhân viên trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn,
tiêm chủng, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có giấy chứng nhận
tham dự tập huấn về tiêm chủng do các cơ sở quy định tại Điều 30, Điều 31 Thông
tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý sử
dụng vắc xin trong tiêm chủng cấp.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số
03/2007/QH12 của Quốc hội ngày 21/11/2007.
- Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ
trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng.
3. Thủ tục Cấp lại giấy chứng
nhận đủ điều kiện tiêm chủng
3.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của
pháp luật (chuẩn bị hồ sơ trong các trường hợp: Giấy chứng nhận đủ điều kiện
tiêm chủng còn thời hạn từ 60 ngày trở lên; Giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm
chủng bị mất, hỏng và còn thời hạn từ 60 ngày trở lên; Thay đổi tên của cơ sở y
tế đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng khi giấy chứng nhận đủ
điều kiện tiêm chủng còn thời hạn từ 60 ngày trở lên trong trường hợp địa điểm,
cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự không thay đổi).
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả nằm trong văn phòng Sở Y tế (Số 04 đường Tố Hữu, phường 9, TP Tuy Hòa).
Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết Phiếu tiếp nhận
và hẹn thời gian giao trả.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời
gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải thông báo bằng
văn bản cho cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng để hoàn
chỉnh hồ sơ và nêu cụ thể những nội dung cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h00 đến
11h30; chiều từ 13h30 đến 17h00 (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, tết).
- Bước 3: Trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả nằm trong Văn phòng Sở Y tế theo các bước sau:
+ Nộp Phiếu tiếp nhận.
+ Nhận kết quả: Giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm
chủng.
3.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại trụ sở Sở Y tế (Số 04 đường Tố Hữu,
phường 9, TP Tuy Hòa).
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn
đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng.
- Bản gốc giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng
đã được cấp (trừ trường hợp bị mất).
- Giấy tờ chứng minh việc thay đổi tên của cơ sở y
tế đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng (trường hợp đổi tên cơ sở
y tế).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ. Trong đó: 01 bộ gốc, 01 bộ
photo (không cần công chứng).
3.4. Thời
hạn giải quyết
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp
nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3.5. Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính
Cơ sở thực hiện tiêm chủng.
3.6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y
tế Phú Yên.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc
phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nghiệp vụ
Y.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng.
3.8. Lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện
theo mẫu số 2 quy định tại Phụ lục
số 1 ban hành kèm theo Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng
Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số
03/2007/QH12 của Quốc hội ngày 21/11/2007.
- Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ
trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng./.