Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1698/QĐ-UBND 2022 Đề án đào tạo chất lượng cán bộ công chức Hà Nội

Số hiệu: 1698/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Chu Ngọc Anh
Ngày ban hành: 19/05/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1698/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DUỠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Chương trình số 01-CTr/TU về tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Chương trình số 06-CTr/TU về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Chương trình công tác số 15/CTr-UBND ngày 20/01/2021 của UBND Thành phố về việc ban hành “Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2021”;

Căn cứ Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 22/3/2021 của UBND Thành phố thực hiện Kế hoạch số 205-KH/TU ngày 10/9/2020 của Thành ủy Nội về triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 23/4/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại tờ trình số: 1107/TTr -SNV ngày 29 tháng 4 năm 2022,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 ” (kèm Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở; thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã và cán bộ, công chức, viên chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nội vụ (để b/c);
- Thường trực Thành ủy (
để b/c);
- Thường trực HĐND TP (để b/c);
- UBND
Thành phố;
- Ban Tổ chức Thành
ủy;
-
Các PCT UBND TP;
- VP UBTP: Các P.CVP;
Các phòng: NC, TH, TKBT;
- Lưu: VT, NC, SNV(03), STC(03), SKHĐT(03).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Chu Ngọc Anh

 

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 19/5/2022 của UBND Thành phố)

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội, ngày 17/3/2021 Thành ủy Hà Nội đã ban hành 10 Chương trình hành động trong đó tại Chương trình số 01-CTr/TU về tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 giao nhiệm vụ Ban cán sự Đảng UBND Thành phố chủ trì xây dựng Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức Thành phố giai đoạn 2021 - 2025”; tại Chương trình số 06-CTr/TU về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025 giao nhiệm vụ cho UBND Thành phố xây dựng Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố phù hợp với tình hình thực tế đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo, tập trung xây dựng nguồn nhân lực tham gia công tác quản trị hành chính công các cấp có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản trị chuyên nghiệp, xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại. Thực hiện nhiệm vụ được giao, năm 2021 tổ chức triển khai xây dựng Dự thảo Đề án, đã tiến hành khảo sát nhu cầu, xác định đối tượng, phạm vi đào tạo, bồi dưỡng, lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng góp ý Dự thảo Đề án. Tổ chức Hội nghị của thành phố Hà Nội ngày 08/10/2021 xin ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị và hoàn thiện dự thảo Đề án theo góp ý. Ban cán sự Đảng UBND Thành phố báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy tại Hội nghị do Thành ủy tổ chức ngày 21/02/2022 sau khi tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện Đề án theo góp ý, chỉ đạo tại Hội nghị, UBND Thành phố phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030” như sau:

PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Công tác đào tạo, bồi dưỡng (sau đây viết tắt là ĐTBD) cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là CBCCVC) có vai trò rất quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ CBCCVC từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác ĐTBD CBCCVC của Thành phố đã được Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện theo các Kế hoạch, Chương trình, Đề án. Thông qua các chương trình ĐTBD Thành phố, đã nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng hoạt động của Đại biểu HĐND, tiêu chuẩn ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức, quốc phòng an ninh, ngoại ngữ, tin học, kiến thức kỹ năng chuyên ngành, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn cho CBCCVC. Kết quả nổi bật như: Đã cử CBCCVC đi đào tạo sau đại học được 110 tiến sĩ (trong đó 06 tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài, 663 thạc sĩ (trong đó 26 thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài); Bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý đối với 1453 (86,8%) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương, 1493 (93,78%) Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (trong đó có 57 người được bồi dưỡng nước ngoài). Kết quả trên là một trong những nguồn lực quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Tuy nhiên, công tác ĐTBD CBCCVC của Thành phố trong thời gian qua còn mang tính dàn trải, chưa tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm như: quản lý phát triển đô thị trong xu thế mới (đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững); xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số; hình thành đội ngũ chuyên gia ở một số lĩnh vực như quản lý tài chính - kế hoạch, quản lý phát triển đô thị, ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý trong giáo dục, đào tạo và y tế.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định: “phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước”.

Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII cũng đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản lý xã hội, quản trị kinh tế, nhân lực ngành văn hóa, du lịch... Xây dựng và phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội". Trong đó; một trong những mục tiêu cụ thể đặt ra là Đến năm 2025, phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại; Đến năm 2030, Hà Nội trở thành Thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”; cùng với những định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá, Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 31/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội đã xác định công tác ĐTBD cho đội ngũ CBCCVC của thủ đô giai đoạn này là rất quan trọng. Ngoài việc triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch ĐTBD thường xuyên, đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ theo quy định của Chính phủ và các Bộ, các ngành, Thành phố cần phải triển khai ĐTBD theo các Kế hoạch, Chương trình, Đề án nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC đáp ứng những yêu cầu mang tính đột phá, trọng tâm, trọng điểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - hội giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Chính vì vậy, việc ĐTBD CBCCVC Thành phố có đủ năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu định hướng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. Để đáp ứng đầy đủ, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, trong giai đoạn tiếp theo, việc xây dựng, ban hành Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 là hết sức cần thiết.

II - CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Các văn bản chỉ đạo của Đảng và quy định của nhà nước

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.

Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Chương trình số 01-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2026. Trong đó có nội dung giao nhiệm vụ Ban Cán sự UBND Thành phố chủ trì xây dựng Đề án ĐTBD nâng cao chất lượng CBCCVC thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 22/3/2021 của UBND Thành phố thực hiện Kế hoạch số 205-KH/TU ngày 10/9/2020 của Thành ủy Hà Nội về triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Các văn bản quy định hiện hành về công tác ĐTBD CBCCVC của Trung ương và Thành phố.

2. Căn cứ thực tiễn

2.1. Chất lượng đội ngũ CBCCVC hiện nay của Thành phố

Thành phố Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, 579 đơn vị hành chính cấp xã; 23 sở và cơ quan tương đương sở; 26 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thành phố, 303 đơn vị sự nghiệp thuộc các sở và 2.305 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện.

Tổng số CBCCVC Thành phố có 140.408 người, trong đó: 7.194 công chức, chiếm 5,12%; 12.053 cán bộ, công chức cấp xã, chiếm 8,59% và có 121.161 viên chức, chiếm 86,29%. Trong đó, trình độ ĐTBD của CBCCVC như sau:

- Về trình độ chuyên môn CBCCVC:

+ Công chức có: 42 Tiến sĩ, chiếm 0,58%; 2.405 Thạc sĩ, chiếm 33,43%; 4.510 Đại học, chiếm 62,69% và 237 cao đẳng, trung cấp, chiếm 3,30%.

+ Cán bộ, công chức cấp xã có: 7 Tiến sĩ, chiếm 0,06%; 922 Thạc sĩ, chiếm 7,65%; 7.852 Đại học, chiếm 65,15% và 3.272 cao đẳng trở xuống, chiếm 27,14%.

+ Viên chức có: 333 Tiến sĩ, chiếm 0,27%; 268 Chuyên khoa II, chiếm 0,22%; 8.740 Thạc sĩ, chiếm 7,22%; 938 chuyên khoa I, chiếm 0,77%; 69.816 Đại học, chiếm 57,63% và 41.066 cao đẳng trở xuống, chiếm 33,89%.

- Về ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức:

+ Ngạch công chức có: 29 chuyên viên cao cấp và tương đương, chiếm 0,4%; 964 chuyên viên chính và tương đương, chiếm 13,4%; 5.755 chuyên viên và tương đương, chiếm 80,0%; 72 Chuyên viên cao đẳng và tương đương, chiếm 1,0%; 323 cán sự và tương đương, chiếm 4,49%; 51 nhân viên, chiếm 0,71%;

+ Chức danh nghề nghiệp viên chức có 735 hạng I và tương đương, chiếm 0,61%, 12.383 hạng II và tương đương, chiếm 10,22%, 44.085 hạng III và tương đương, chiếm 36,39%, 55.080 hạng IV và tương đương, chiếm 45,46%;

- Thực hiện Kế hoạch 100/KH-UBND ngày 12/4/2021 của UBND Thành phố về triển khai thực hiện Nghị định số 32/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố tổ chức bồi dưỡng về quản lý nhà nước và yêu cầu vị trí việc làm qua đó đảm bảo 100% cán bộ, công chức phường chuyển thành công chức quận, thị xã được bồi dưỡng theo quy định.

Đội ngũ CBCCVC Thành phố hiện nay cơ bản đã được ĐTBD đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và vị trí việc làm theo quy định. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong tình hình mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nhu cầu nguồn nhân lực để quản lý phát triển đô thị, xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số, ứng dụng công nghệ thông tin; kiến thức, kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế đặt ra những yêu cầu trong công tác ĐTBD CBCCVC của Thành phố.

Trong giai đoạn tiếp theo, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra Thành phố cần tăng cường công tác ĐTBD CBCCVC để hình thành đội ngũ chuyên gia cho một số lĩnh vực; đáp ứng những yêu cầu mới về quản lý phát triển đô thị theo hướng đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững; bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng mục tiêu phát triển thành phố trong giai đoạn tiếp theo về thành phố thông minh, chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho công chức làm công tác tổ chức cán bộ; nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế; nâng cao năng lực xử lý tình huống, trách nhiệm người đứng đầu cấp xã.

2.2. Kết quả công tác ĐTBD CBCCVC giai đoạn 2016 - 2020

Công tác ĐTBD CBCCVC của Thành phố trong giai đoạn 2016 - 2020 được Thành ủy, HĐND, UBND quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện: từ công tác tuyên truyền, phổ biến; xây dựng thể chế, chính sách; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch giai đoạn, Kế hoạch hàng năm, Chương trình, Đề án theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả triển khai thực hiện công tác ĐTBD theo quy định. Trên cơ sở đó, UBND Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện công tác ĐTBD CBCCVC giai đoạn 2016 - 2020 đạt nhiều kết quả.

- Việc ĐTBD CBCCVC thường xuyên:

Thực hiện Quyết định số 4450/QĐ-UBND ngày 17/8/2016 về việc ban hành Kế hoạch ĐTBD CBCCVC giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch ĐTBD CBCCVC hàng năm, Thành phố đã bồi dưỡng trong nước được 1.148.119 lượt CBCCVC (Trong đó: quản lý nhà nước 4.909 lượt người; kỹ năng lãnh đạo quản lý 16.198 lượt người; quốc phòng, an ninh 35.798 lượt người; ngoại ngữ 13.345 lượt người; tin học 45.5524 lượt người; chức danh nghề nghiệp các hạng 16.154 lượt người; kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và vị trí việc làm 1.016.163 lượt người) và 357.190 lượt đại biểu HĐND về kỹ năng hoạt động của đại biểu; bồi dưỡng nước ngoài được 1.131 lượt CBCCVC.

- Việc ĐTBD CBCCVC theo các Chương trình, Đề án:

Thực hiện Quyết định số 720/QĐ-UBND ngày 10/02/2015 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án đào tạo, tuyển dụng bác sĩ nội trú ngành y tế Hà Nội; Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 của UBND Thành phố về việc tiếp tục thực hiện Đề án đào tạo, tuyển dụng bác sĩ nội trú Ngành Y tế Hà Nội; Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020”, Thành phố đã tuyển dụng và đào tạo được 182 Bác sĩ nội trú (Trong đó, 69 Bác sĩ nội trú đã tốt nghiệp, 113 Bác sĩ nội trú đang theo học); bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC Thành phố được 6.535 lượt người trong nước và 267 lượt người bồi dưỡng nước ngoài (Trong đó: công nghệ thông tin 92 lượt người; phẫu thuật, điều trị bệnh 121 lượt người; chuyên môn giáo dục 3.460 lượt người; hoạt động du lịch 63 lượt người; giảng viên Tiếng anh 20 lượt người; nâng cao năng lực lãnh đạo quảnđối với Trưởng, phó phòng và tương đương 1453 lượt người; nâng cao năng lực lãnh đạo quảnđối với Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn 1493 lượt người).

- Việc đào tạo sau đại học:

Thực hiện quyết định số 3381/QĐ-UBND ngày 29/5/2013 của UBND Thành phố về việc phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch đào tạo sau đại học của các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND Thành phố giai đoạn 2013 - 2020; Quyết định số 432/QĐ-UBND ngày 21/01/2020 của UBND Thành phố về việc điều chỉnh và giao chỉ tiêu đào tạo sau đại học của các cơ quan, đơn vị năm 2019 -2020, Thành phố đã cử đi đào tạo sau đại học đối với 773 lượt người; trong đó, công chức: 188 lượt người, gồm: 12 tiến sỹ (nước ngoài 0); 176 thạc sỹ (nước ngoài 10); viên chức: 585 lượt người, gồm: 98 tiến sỹ (nước ngoài 6); 487 thạc sỹ (nước ngoài 16).

Công tác ĐTBD CBCCVC giai đoạn 2016 - 2020 của Thành phố đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu đặt ra về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo quy định như: Quản lý nhà nước; Chức danh nghề nghiệp; Chuyên môn nghiệp vụ; Kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và vị trí việc làm; Kỹ năng lãnh đạo, quản lý; Quốc phòng An ninh; Ngoại ngữ; Tin học; Tiếng dân tộc; bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ CBCCVC của Thành phố đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2016 - 2020, góp phần xây dựng đội ngũ CBCCVC chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Đối với các khóa bồi dưỡng ở nước ngoài giúp CBCCVC được trực tiếp tham gia, thực nghiệm, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến về lĩnh vực liên quan, từ đó CBCCVC có thể vận dụng vào thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị. Công tác ĐTBD đã tạo được sự chuyển biến về chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCCVC, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - hội của Thành phố.

- Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ĐTBD CBCCVC của Thành phố giai đoạn 2016 - 2020 còn một số hạn chế cần được khắc phục trong giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Cụ thể như sau: công tác xây dựng Kế hoạch còn chưa sát yêu cầu; chưa ĐTBD CBCCVC để hình thành đội ngũ chuyên gia; chưa bồi dưỡng CBCCVC đáp ứng những yêu cầu mới về quản lý phát triển đô thị, ứng dụng công nghệ thông tin trong tình hình mới; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho công chức làm công tác tổ chức cán bộ; nâng cao năng lực xử lý tình huống, trách nhiệm người đứng đầu cấp xã; nâng cao chất lượng Chương trình, Tài liệu bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên, báo cáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra cho công tác ĐTBD CBCCVC.

2.3. Đề án, Kế hoạch ĐTBD CBCCVC triển khai thực hiện

2.3.1. Các Đề án, Kế hoạch ĐTBD CBCCVC đang thực hiện

Đề án số 04-ĐA/TU ngày 20/9/2017 của Thành ủy Hà Nội ban hành về đổi mới công tác ĐTBD cán bộ lý diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý. Mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng công tác ĐTBD, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ và năng lực, phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô; đổi mới công tác ĐTBD cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý theo chức danh, đảm bảo chuẩn khung năng lực, vị trí việc làm;

Quyết định số 720/QĐ-UBND ngày 10/02/2015 của UBND Thành phố phê duyệt Đề án đào tạo, tuyển dụng bác sỹ nội trú Ngành Y tế Hà Nội và Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 của UBND Thành phố về việc tiếp tục thực hiện Đề án đào tạo, tuyển dụng bác sỹ nội trú Ngành Y tế Hà Nội;

Quyết định số 4245/QĐ-UBND ngày 18/9/2020 của UBND Thành phố về việc ban hành Đề án Phát triển năng lực phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp của Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025;

Trong giai đoạn 2021 - 2025, nhằm giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, UBND Thành phố đã ban hành một số kế hoạch, quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng như: ĐTBD nâng cao trình độ cho giáo viên, giảng viên ngoại ngữ (Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 23/01/2019); Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với CBCCVC làm việc tại vùng có đồng bào dân tộc thiểu số (Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 15/5/2020); Nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ (Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 19/01/2022); Bồi dưỡng cán bộ, công chức phường đáp ứng tiêu chuẩn ngạch công chức và yêu cầu vị trí việc làm (Quyết định số 3026/QĐ-UBND ngày 06/7/2021).

2.3.2. Kế hoạch ĐTBD CBCCVC thường xuyên

Triển khai thực hiện Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án ĐTBD CBCCVC giai đoạn 2016 - 2025, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 23/4/2021 về việc ban hành Kế hoạch ĐTBD CBCCVC giai đoạn 2021 - 2025 làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm.

Đối với nội dung về bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ CBCCVC, UBND Thành phố đã đưa nội dung vào kế hoạch giai đoạn và kế hoạch ĐTBD hàng năm Căn cứ triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho CBCCVC giai đoạn 2019 - 2030” về bồi dưỡng ngoại ngữ. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiệm vụ bồi dưỡng các kiến thức kỹ năng làm việc theo xu hướng hội nhập quốc tế.

2.3.3. Các Đề án, Kế hoạch ĐTBD CBCCVC triển khai theo các Chương trình công tác của Thành ủy

Ngày 17/3/2021 Thành ủy đã ban hành 10 Chương trình công tác trong đó có giao nhiệm vụ xây dựng các Kế hoạch, Đề án về ĐTBD CBCCVC cho Thành phố, trong đó tại Chương trình số 01-CTr/TU và Chương trình số 06-CTr/TU: Giao Sở Nội vụ chủ trì xây dựng Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030” còn có các Đề án, Kế hoạch như sau:

- Chương trình số 04-CTr/TU: Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Đề án nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (Công văn số 394/BNN-VPĐP ngày 19/01/2021 về việc tiếp tục thực hiện đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trong năm 2021; Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó có kế hoạch ĐTBD CBCCVC liên quan đến lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn);

- Chương trình số 06-CTr/TU: Giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì xây dựng Kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa của thành phố Hà Nội; Kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc tại Bảo tàng Hà Nội; Kế hoạch đào tạo vận động viên thành tích cao trọng điểm Olympic, Asiad;

- Chương trình số 08-CTr/TU: Giao Sở Y tế chủ trì xây dựng Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho ngành Y tế Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.

Nhìn chung các Chương trình, Kế hoạch, Đề án ĐTBD CBCCVC đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng và vị trí việc làm nhưng chưa tập trung ĐTBD nâng cao hình thành đội ngũ CBCCVC có trình độ cao trong thực thi nhiệm vụ, ĐTBD chuyên sâu để hình thành đội ngũ chuyên gia trong CBCCVC về một số lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm từ đó thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - hội của Thành phố trong tình hình mới. Vì vậy, việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030” sẽ đáp ứng yêu cầu về công tác ĐTBD CBCCVC của Thành phố một cách toàn diện, không trùng lặp, đáp ứng yêu cầu về đội ngũ CBCCVC, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nhằm phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại.

2.4. Kinh nghiệm thực tiễn công tác ĐTBD CBCCVC

Trong quá trình triển khai thực hiện công tác ĐTBD CBCCVC giai đoạn 2016 - 2020, được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Nội vụ, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đã giao Sở Nội vụ chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác ĐTBD CBCCVC theo chức năng, nhiệm vụ được giao, qua đó đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm về công tác ĐTBD CBCCVC trong nước và nước ngoài đây là những kinh nghiệm rất quan trọng để tổ chức triển khai thực hiện công tác ĐTBD CBCCVC trong giai đoạn tiếp theo.

- Đối với kinh nghiệm trong nước: Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, giáo dục của cả nước, vì vậy, Thành phố có những lợi thế về giáo dục, đào tạo mà các tỉnh, Thành phố khác không có được. Trên thực tế, Hà Nội là địa phương có rất nhiều trường Đại học, Học viện, các cơ sở ĐTBD của Trung ương ngoài các cơ sở ĐTBD của Thủ đô, sau khi triển khai ĐTBD các lớp theo kế hoạch qua đánh giá cho thấy việc phối hợp với các cơ sở ĐTBD Trung ương và các cơ sở ĐTBD của Thủ đô khi triển khai ĐTBD giúp CBCCVC Thành phố được tiếp cận với những kiến thức mới về các lĩnh vực từ đó vận dụng ngay vào thực hiện nhiệm vụ được giao, đem lại hiệu quả cao trong thực thi nhiệm vụ; việc tổ chức học tập, nghiên cứu lý thuyết sau đó tổ chức đi nghiên cứu thực tế tại địa phương có mô hình tốt về lĩnh vực nghiên cứu là rất phù hợp.

- Đối với kinh nghiệm nước ngoài, sau khi phối hợp với Học viên Cán bộ xây dựng và đô thị và một số đơn vị triển khai các lớp bồi dưỡng tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia cụ thể là: Phối hợp với Trường Đại học Portland State tại Hoa Kỳ đã tổ chức được 02 khóa đào tạo “Quản lý xây dựng và phát triển đô thị bền vững” cho các cán bộ lãnh đạo và chuyên môn của Thành phố; Trường Đại học Meisei (Tokyo) để tổ chức 03 khóa bồi dưỡng tại Nhật Bản về đô thị thông minh cho Chủ tịch, phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn của Thành phố; Phối hợp với trường Đại học Monash, Đại học RMIT, Học viện ANIBT, Học viện Box Hill, Trường Mm non Flemington, Trường Tiu học Essendon, Trường Trung học Mount Alexander, Trường Trung học Strathmore của Bang Victoria, Australia bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, viên chức ngành giáo dục đem lại hiệu quả cao trong công tác ĐTBD CBCCVC cho Thành phố.

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi

Đề án tập trung đào tạo, bồi dưỡng một số lĩnh vực theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII như sau:

- Đối với cán bộ, công chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, thực thi công vụ gắn với chuyển đổi số, quản lý phát triển đô thị và nông thôn;

- Đối với viên chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản trị đơn vị, chuyên môn nghiệp vụ gắn với chuyển đổi số;

- Đào tạo sau đại học trong nước và nước ngoài.

2. Đối tượng

- Công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng và quy hoạch chức danh tương đương cấp phòng; công chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc các sở, cơ quan tương đương sở; UBND quận, huyện, thị xã;

- Cán bộ, công chức cấp xã;

- Viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập.

(Không bao gồm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý thuộc diện Ban thường vụ Thành ủy quản lý và CBCC các cơ quan khối Đảng, Đoàn thể)

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đội ngũ CBCCVC Thành phố nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm và khát vọng phát triển, có phẩm chất, đạo đức và trình độ chuyên môn cao; nâng cao năng lực quản lý nhà nước, thực thi công vụ gắn với chuyển đổi số, quản lý phát triển đô thị và nông thôn đối với đội ngũ công chức; nâng cao năng lực, kỹ năng quản trị đơn vị và chuyên môn nghiệp vụ gắn với chuyển đổi số đối với đội ngũ viên chức nhằm xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

2.1. Bồi dưỡng công chức các sở, ngành; UBND quận, huyện, thị

a) Bồi dưỡng hình thành đội ngũ chuyên gia

- Lĩnh vực Tài chính - Kế hoạch: 20% Trưởng phòng, Phó trưởng phòng cấp sở, cấp huyện và quy hoạch chức danh tương đương làm công tác quản lý Tài chính - Kế hoạch được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về quản lý tài chính công, đầu tư công, chiến lược, chính sách công, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách gắn với chuyển đổi số.

- Lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị: 20% Trưởng phòng, Phó trưởng phòng cấp sở, cấp huyện và quy hoạch chức danh tương đương liên quan đến quản lý và phát triển đô thị được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về quản lý và phát triển đô thị, đô thị xanh, thông minh, hiện đại gắn với chuyển đổi số.

- Lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số: Phấn đấu 100% công chức phụ trách công nghệ thông tin thuộc các sở, cơ quan tương đương sở; UBND quận, huyện, thị được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thực thi công vụ.

- Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ: 20% Trưởng phòng, Phó trưởng phòng cấp sở, cấp huyện và quy hoạch chức danh tương đương làm công tác Khoa học và Công nghệ được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách gắn với chuyển đổi số.

- Lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực: 20% Trưởng phòng, Phó trưởng phòng cấp sở, cấp huyện và quy hoạch chức danh tương đương làm công tác tổ chức cán bộ được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, quản trị nguồn nhân lực, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách gắn với chuyển đổi số.

- Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo: 20% Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và quy hoạch Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách liên quan đến Giáo dục và Đào tạo.

- Lĩnh vực Y tế: 20% Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và quy hoạch Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc UBND quận, huyện, thị xã được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách liên quan đến y tế.

b) Phấn đấu 100% công chức thuộc các sở, cơ quan tương đương sở; UBND quận, huyện, thị xã còn ít nhất 3 năm công tác được bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi công vụ (không bao gồm đối tượng thuộc điểm a mục 2.1) thuộc một số lĩnh vực sau:

- Lĩnh vực quản lý phát triển đô thị được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham mưu hoạch định chính sách, triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý kế hoạch, tài chính cho đầu tư phát triển đô thị, nguồn lực tài chính cho phát triển đô thị; quản lý giao thông trong đô thị, về quy hoạch - kiến trúc, về quản lý khoáng sản, quản lý đất đai, quản lý môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, triển khai các dự án đầu tư xây dựng; lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng gắn với chuyển đổi số thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Lĩnh vực quản lý đất đai được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về quản lý đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý đầu tư dự án nhà ở gắn với chuyển đổi số trong quản lý đất đai.

- Lĩnh vực văn thư lưu trữ được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về công tác thu thập, xác định giá trị, chỉnh lý, thống kê, bảo quản, tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ gắn liền với chuyển đổi số.

- Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, sáng kiến, quản lý tiêu chuẩn, chất lượng, đo lường và chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ gắn liền với chuyển đổi số.

- Lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý, sử dụng, tham mưu xây dựng các chính sách đối với CBCCVC của quan, đơn vị.

2.2. Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

- Phấn đấu 100% Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND phường được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về chính quyền đô thị, quản lý phát triển đô thị, môi trường đô thị và xử lý ô nhiễm môi trường gắn với chuyển đổi số trong quản lý đất đai.

- Phấn đấu 100% Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã, thị trấn được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước trong quản lý đất đai, nông thôn, quản lý quy hoạch, môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường gắn với chuyển đổi số.

- Phấn đấu 100% Công chức phụ trách quản lý địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường kiến thức, kỹ năng quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị, đất đai, nhà ở, dự án đầu tư xây dựng, trật tự xây dựng, quản lý giao thông, chiếu sáng, thoát nước, nghĩa trang, cây xanh, thu gom xử lý rác thải, các vấn đề môi trường phát sinh, xử lý ô nhiễm môi trường gắn với chuyển đổi số.

2.3. Bồi dưỡng viên chức

- Phấn đấu 70% Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non công lập được bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị đơn vị gắn với chuyển đổi số.

- Phấn đấu 100% Giám đốc, Phó Giám đốc các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội được bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị đơn vị, phát triển bệnh viện và chuyển đổi số trong quản lý, phát triển bệnh viện.

- Phấn đấu 100% Viên chức thuộc Trung tâm dữ liệu nhà nước - Sở Thông tin và Truyền thông được bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quản trị hệ thống mạng và bảo mật, quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu theo vị trí việc làm.

2.4. Đào tạo sau đại học

- Đào tạo tại nước ngoài (lựa chọn các quốc gia tiên tiến, có thế mạnh về các ngành, chuyên ngành cần đào tạo): Công chức, viên chức (không quá 35 tuổi) công tác tại cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố được cử đi đào tạo sau đại học phù hợp với vị trí việc làm thuộc các lĩnh vực trọng tâm liên quan đến các ngành, lĩnh vực để hình thành đội ngũ chuyên gia thuộc Đề án.

- Đào tạo trong nước: CBCCVC (không quá 40 tuổi) công tác tại cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố được cử đi đào tạo sau đại học phù hợp với vị trí việc làm thuộc các ngành, chuyên ngành đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố trong giai đoạn 2022 - 2025 và giai đoạn tiếp theo.

3. Mục tiêu đến năm 2030

Đảm bảo duy trì các tỷ lệ ĐTBD theo mục tiêu đến năm 2025; đồng thời tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2025 - 2030 của Thành phố.

III. CHỈ TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐTBD GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

A. Bồi dưỡng công chức các sở, ngành; UBND quận, huyện, thị xã

1. Bồi dưỡng hình thành đội ngũ chuyên gia

1.1. Lĩnh vực Tài chính - Kế hoạch

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng

- Đối tượng: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và quy hoạch Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng làm công tác Tài chính - Kế hoạch thuộc các sở, cơ quan tương đương sở, UBND quận, huyện, thị xã.

- Số lượng học viên: 100 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về quản lý tài chính công, đầu tư công, chiến lược, chính sách công, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách gắn với chuyển đổi số; kiến thức, kinh nghiệm làm việc của những nước tiên tiến về lĩnh vực Tài chính - Kế hoạch.

- Cập nhật kiến thức về quản lý tài chính công, đầu tư công, chiến lược, chính sách công; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách gắn với chuyển đổi số; kinh nghiệm làm việc của những nước tiên tiến về lĩnh vực Tài chính - Kế hoạch.

- Kinh nghiệm thực tế về quản lý tài chính công, đầu tư công, chiến lược, chính sách công; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách ở một số nước tiên tiến.

1.2. Lĩnh vực quản lý phát triển đô thị

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng

- Đối tượng: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và quy hoạch Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng liên quan đến quản lý phát triển đô thị thuộc các Sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Ngoại vụ, Y tế, Công thương, Ban QL các Khu CN và Chế xuất, các Ban thuộc HĐND Thành phố.

- Số lượng học viên: 60 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng trong quản lý nhà nước về phát triển đô thị, kinh nghiệm làm việc ở những nước tiên tiến, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại gắn với chuyển đổi số.

- Cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp trong quản lý phát triển đô thị, kinh nghiệm làm việc việc ở những nước tiên tiến; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về xây dựng phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại gắn với chuyển đổi số.

- Kinh nghiệm thực tế về quản lý phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại ở một số nước tiên tiến.

1.3. Lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng

- Đối tượng: Công chức phụ trách công nghệ thông tin thuộc các sở, cơ quan tương đương sở; UBND quận, huyện, thị xã.

- Số lượng học viên: 100 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

- Bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ về ứng dụng công nghệ thông tin trong chính phủ điện tử, chính quyền số, đô thị thông minh và chuyển đổi số.

- Cập nhật kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong chính phủ điện tử, chính quyền số, đô thị thông minh và chuyển đổi số.

- Kinh nghiệm thực tế về ứng dụng công nghệ thông tin trong Chính phủ điện tử, chính quyền số, đô thị thông minh và chuyển đổi số ở một số nước tiên tiến.

1.4. Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng

- Đối tượng: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và quy hoạch Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.

- Số lượng học viên: 20 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách gắn với chuyển đổi số, kinh nghiệm làm việc ở những nước tiên tiến về lĩnh vực Khoa học và Công nghệ.

- Cập nhật kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chuyển đổi số, kinh nghiệm làm những nước tiên tiến về lĩnh vực Khoa học và Công nghệ.

- Kinh nghiệm thực tế về quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về lĩnh vực Khoa học và Công nghệ theo ở một số nước tiên tiến.

1.5. Lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng

- Đối tượng: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và quy hoạch Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc các sở, cơ quan tương đương sở, UBND quận, huyện, thị xã làm công tác tổ chức cán bộ.

- Số lượng học viên: 100 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, quản trị nguồn nhân lực (tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý và sử dụng công chức...); xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chuyển đổi số, kinh nghiệm làm việc về quản lý nguồn nhân lực.

- Cập nhật kiến thức, kỹ năng về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách quản lý nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức khu vực công, sử dụng công chức, kinh nghiệm làm việc về quản lý nguồn nhân lực.

- Kinh nghiệm thực tế về quản lý, phát triển nguồn nhân lực ở một số nước tiên tiến.

1.6. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng

- Đối tượng: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và quy hoạch Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Số lượng học viên: 100 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kinh nghiệm làm việc ở những nước tiên tiến và chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và đào tạo.

- Cập nhật kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kinh nghiệm làm việc ở những nước tiên tiếnchuyển đổi số trong quản lý giáo dục và đào tạo.

- Kinh nghiệm thực tế về quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chuyển đổi số trong quản lý giáo dục một số nước tiên tiến.

1.7. Lĩnh vực y tế

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng

- Đối tượng: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và quy hoạch Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc UBND quận, huyện, thị xã.

- Số lượng học viên: 100 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kinh nghiệm làm việc ở những nước tiên tiến và chuyển đổi số trong quản lý y tế.

- Cập nhật kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kinh nghiệm làm việc việc ở những nước tiên tiến và chuyển đổi số về lĩnh vực y tế.

- Kinh nghiệm thực tế về quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chuyển đổi số về lĩnh vực y tế ở một số nước tiên tiến.

2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi công vụ

2.1. Lĩnh vực quản lý phát triển đô thị

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng

- Đối tượng: Công chức các sở, cơ quan tương đương sở; UBND quận, huyện, thị xã làm công tác quản lý và phát triển đô thị ở các lĩnh vực: Tài chính và Kế hoạch - Đầu tư; Giao thông vận tải; Quy hoạch - Kiến trúc; Tài nguyên và môi trường, Xây dựng.

- Số lượng học viên: 450 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tham mưu hoạch định chính sách, triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý kế hoạch, tài chính cho đầu tư phát triển đô thị, nguồn lực tài chính cho phát triển đô thị gắn với chuyển đổi số và học tập kinh nghiệm thực tiễn trong nước.

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tham mưu hoạch định chính sách, triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý giao thông trong đô thị (quản lý quy hoạch hệ thống giao thông đô thị, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị, quản vận hành hệ thống giao thông đô thị) gắn với chuyển đổi số và học tập kinh nghiệm thực tiễn trong nước.

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tham mưu hoạch định các chính sách, triển khai các nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quy hoạch - kiến trúc gắn với chuyển đổi số và học tập kinh nghiệm thực tiễn trong nước.

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tham mưu hoạch định chính sách, triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý khoáng sản, quản lý đất đai, quản lý môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu gắn với chuyển đổi số và học tập kinh nghiệm thực tiễn trong nước.

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức kỹ năng tham mưu hoạch định các chính sách về triển khai các dự án đầu tư xây dựng; lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng; lĩnh vực quản lý văn minh đô thị, triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng đô thị gắn với chuyển đổi số và học tập kinh nghiệm thực tiễn trong nước.

2.2. Chuyển đổi số trong quản lý đất đai

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng

- Đối tượng: Công chức phụ trách lĩnh vực tài nguyên và môi trường liên quan đến quản lý đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND quận, huyện, thị xã.

- Số lượng học viên: 100 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý đất đai và ứng dụng triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai.

2.3. Chuyển đổi số trong hoạt động văn thư lưu trữ

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng

- Đối tượng: Công chức phụ trách công tác văn thư lưu trữ thuộc các sở, cơ quan tương đương sở; UBND quận, huyện, thị xã.

- Số lượng học viên: 100 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về chuyển đổi số trong lĩnh vực văn thư lưu trữ và ứng dụng triển khai thực hiện nhiệm vụ văn thư lưu trữ.

2.4. Lĩnh vực Khoa học và công nghệ

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng:

- Đối tượng: Công chức phụ trách lĩnh vực Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, UBND quận, huyện, thị xã.

- Số lượng học viên: 100 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tham mưu hoạch định chính sách, triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực Khoa học và công nghệ gắn với chuyển đổi số và học tập kinh nghiệm thực tiễn trong nước.

2.5. Lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng

- Đối tượng: Công chức làm công tác tổ chức cán bộ thuộc các sở, cơ quan tương đương sở; UBND quận, huyện, thị xã.

- Số lượng học viên: 400 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về xác định biên chế làm việc, tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý và sử dụng, tham mưu xây dựng các chính sách đối với CBCCVC của cơ quan, đơn vị công tác, xử lý các tình huống trong hoạt động công vụ về công tác tổ chức cán bộ gắn với chuyển đổi số và học tập kinh nghiệm thực tiễn trong nước.

B. Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

1. Lĩnh vực quản lý nhà nước tại UBND phường

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng:

- Đối tượng: Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn thuộc các huyện có kế hoạch chuyên thành quận.

- Số lượng học viên: 900 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về chính quyền đô thị, quản lý phát triển đô thị, môi trường đô thị và xử lý ô nhiễm môi trường gắn với chuyển đổi số, xử lý các tình huống phát sinh trong thực tiễn quản lý nhà nước tại cơ quan và học tập kinh nghiệm thực tiễn trong nước.

2. Lĩnh vực quản lý nhà nước tại UBND xã, thị trấn

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng:

- Đối tượng: Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn thuộc các huyện không có kế hoạch chuyển thành quận.

- Số lượng học viên: 700 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước trong quảnđất đai nông thôn, quản lý quy hoạch nông thôn, môi trường nông thôn và xử lý ô nhiễm môi trường gắn với chuyển đổi số, xử lý các tình huống phát sinh trong thực tiễn quản lý nhà nước tại địa phương và học tập kinh nghiệm thực tiễn trong nước.

3. Lĩnh vực quản lý địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường cấp xã

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng

- Đối tượng: Công chức chức danh địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường thuộc UBND xã, phường, thị trấn.

- Số lượng học viên: 579 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị, đất đai, nhà ở, dự án đầu tư xây dựng, trật tự xây dựng, quản lý giao thông, chiếu sáng, thoát nước, nghĩa trang, cây xanh, thu gom xử lý rác thải, các vấn đề môi trường phát sinh, xử lý ô nhiễm môi trường gắn với chuyển đổi số.

C. Bồi dưỡng viên chức

1. Quản trị trường học

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng

- Đối tượng: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non.

- Số lượng học viên: 3.000 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản trị trường học, chuyển đổi số trong quản trị trường học và học tập kinh nghiệm thực tiễn trong nước.

2. Quản trị bệnh viện

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng:

- Đối tượng: Giám đốc, Phó Giám đốc các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội.

- Số lượng học viên: 50 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản trị bệnh viện, chuyển đổi số trong quản trị bệnh viện và học tập kinh nghiệm thực tiễn trong nước.

3. Quản trị hệ thống mạng và bảo mật

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng

- Đối tượng: Viên chức Trung tâm dữ liệu nhà nước, Sở Thông tin và Truyền thông.

- Số lượng học viên: 20 người

b) Chương trình bồi dưỡng

- Bồi dưỡng chuyên sâu về quản trị hệ thống mạng và bảo mật, xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến quản trị hệ thống và bảo mật.

4. Quản trị hệ thống sở dữ liệu

a) Chỉ tiêu bồi dưỡng

- Đối tượng: Viên chức Trung tâm dữ liệu nhà nước, Sở Thông tin và truyền thông.

- Số lượng học viên: 20 người.

b) Chương trình bồi dưỡng

- Bồi dưỡng chuyên sâu về quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu, xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu.

D. Đào tạo sau đại học

1. Cử đi đào tạo sau đại học tại các nước tiên tiến

- Đối tượng: Công chức, viên chức không quá 35 tuổi thuộc các sở, cơ quan tương đương sở; UBND quận, huyện, thị xã; đơn vị sự nghiệp công lập.

- Giao chỉ tiêu đào tạo 30 người (5 Tiến sỹ; 25 Thạc sỹ) thuộc các chuyên ngành đào tạo tài chính, kinh tế, kế toán, công nghệ thông tin, quản lý đô thị thông minh và sáng tạo, quản lý công, chính sách công, biến đổi khí hậu, quản lý giáo dục, quản lý bệnh viện.

2. Cử đi đào tạo sau đại học trong nước

- Đối tượng: Công chức, viên chức (đối với công chức, viên chức được cử đi đào tạo lần đầu yêu cầu không quá 40 tuổi) thuộc các sở, cơ quan tương đương sở; UBND quận, huyện, thị xã; đơn vị sự nghiệp công lập.

- Giao chỉ tiêu đào tạo 240 người (40 Tiến sỹ; 200 Thạc sỹ) thuộc chuyên ngành tài chính, kinh tế, kế toán, công nghệ thông tin, quản lý đô thị thông minh và sáng tạo, biến đổi khí hậu, quản lý công, chính sách công, các chuyên ngành về Luật, giao thông vận tải, kế hoạch và đầu tư, quy hoạch - kiến trúc, tài nguyên và môi trường, xây dựng, quản lý giáo dục, quản lý bệnh viện.

(Chi tiết kế hoạch thực hiện theo Phụ lục đính kèm)

IV - NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện thể chế, chính sách

- Xây dựng, trình HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết về chính sách thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong xây dựng, phát triển Thủ đô trong đó quy định về nội dung chi, mức chi đặc thù cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tạo cơ chế ưu đãi khuyến khích CBCCVC học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác;

- Xây dựng và ban hành Quyết định của UBND Thành phố về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC, việc bố trí, sử dụng CBCCVC sau đào tạo, bồi dưỡng; đặc biệt đội ngũ CBCCVC được đào tạo trở thành đội ngũ chuyên gia của Thành phố;

- Xây dựng khung chính sách để thực hiện nội dung quy định về người có tài năng trong hoạt động công vụ theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

- Hàng năm cơ quan, đơn vị đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; việc sử dụng CBCCVC sau đào tạo, bồi dưỡng (gửi Sở Nội vụ tổng hợp) báo cáo UBND Thành phố để kịp thời giải quyết vướng mắc đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu cụ thể của Đề án.

2. Đổi mới công tác quản lý, tổ chức thực hiện ĐTBD

- Áp dụng các phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng như tập trung, bán tập trung, online..., kết hợp nghiên cứu thực tiễn, sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại phù hợp với đối tượng học viên và loại hình lớp học;

- Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan sử dụng CBCCVC, tăng cường kiểm tra, đánh giá CBCCVC sau ĐTBD, lấy kết quả ĐTBD làm cơ sở đánh giá, xếp loại CBCCVC;

- Rà soát, điều chỉnh chỉ tiêu ĐTBD phù hợp với thực tiễn báo cáo UBND Thành phố phê duyệt làm cơ sở để triển khai thực hiện theo đúng quy định. Kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu, mục đích của Đề án.

3. Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng

- Cơ quan, đơn vị quản lý, phụ trách theo từng lĩnh vực lựa chọn, phối hợp với các chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín, có thẩm quyền xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức thực hiện bồi dưỡng theo chỉ tiêu của Đề án báo cáo UBND Thành phố xem xét phê duyệt trước khi tổ chức theo quy định;

- Phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội (Khoa Khoa học liên ngành) xây dựng chương trình đào tạo sau đại học đối với các ngành, chuyên ngành: Biến đổi khí hậu, Quản lý Di sản, Quản lý phát triển đô thị bền vững... trong đó tập trung đào tạo chuyên sâu những nội dung, lĩnh vực Thành phố cần để đào tạo đội ngũ chuyên gia;

- Bổ sung, điều chỉnh các chuyên đề, nội dung chương trình bồi dưỡng theo từng năm để phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Thành phố.

4. Lựa chọn CBCCVC cử đi ĐTBD theo Đề án

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ vào mục tiêu cụ thể của Đề án; đối tượng của từng chỉ tiêu ĐTBD để lựa chọn CBCCVC đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn để cử đi ĐTBD cụ thể như sau:

- Đảm bảo đúng độ tuổi theo quy định;

- Đảm bảo đúng vị trí việc làm theo yêu cầu từng chỉ tiêu của Đề án;

- Không cử CBCCVC đi ĐTBD trong cùng một thời điểm tham gia nhiều lớp ĐTBD thuộc chương trình, kế hoạch, đề án khác nhau.

- Đảm bảo tạo điều kiện cho CBCCVC được cử đi ĐTBD hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập theo quy định;

- Ưu tiên lựa chọn, cứ đi ĐTBD đối với CBCCVC trẻ, CBCCVC là nữ, CBCCVC được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có chiều hướng phát triển tốt.

5. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên

- Hợp tác với các cơ sở ĐTBD có năng lực và uy tín trong nước và nước ngoài, có đội ngũ giảng viên (thỉnh giảng, cơ hữu) là các chuyên gia, nhà quản lý tham gia giảng dạy các kiến thức chuyên sâu, nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn cho học viên;

- Phối hợp cơ sở ĐTBD mời các chuyên gia trong nước và nước ngoài có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về lĩnh vực bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đặt ra theo mục tiêu của Đề án;

- Sau mỗi khóa học cơ sở ĐTBD có phiếu đánh giá của học viên về các khâu trong quá trình thực hiện nội dung ĐTBD, trong đó có đánh giá giảng viên, báo cáo viên theo từng chuyên đề, từ đó có tổng hợp đánh giá và điều chỉnh (nếu cần) để đảm bảo chất lượng giảng viên, báo cáo viên theo yêu cầu.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Lộ trình và kinh phí thực hiện

1.1. Lộ trình thực hiện

1.1.1. Năm 2022 đến năm 2025

- Rà soát chính sách, thể chế liên quan để tham mưu, đề xuất tổ chức sửa đổi, bổ sung, xây dựng thể chế, chính sách;

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung các kế hoạch, đề án ĐTBD CBCCVC nhằm đảm bảo đồng bộ, chất lượng, hiệu quả, tránh lãng phí;

- Xây dựng dự thảo Đề án theo quy định báo cáo các cấp lãnh đạo xem xét, quyết định.

- Báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án;

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách;

- Phối hợp các đơn vị ĐTBD có chức năng và đủ năng lực xây dựng Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của Đề án báo cáo UBND Thành phố phê duyệt.

- Tổ chức ĐTBD theo kế hoạch gồm: ĐTBD trong nước và nước ngoài đối với bồi dưỡng chuyên sâu để hình thành đội ngũ chuyên gia; ĐTBD nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ cho CBCCVC và cử đi đào tạo sau đại học.

1.1.2. Định hướng đến năm 2030

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách cho phù hợp;

- Điều chỉnh, bổ sung Chương trình (nếu cần) cho phù hợp;

- Tiếp tục duy trì các mục tiêu đạt được theo các chỉ tiêu ĐTBD được giao đến năm 2025.

- Tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu tiêu đã đề ra cho giai đoạn 2022 - 2025 và bổ sung các chỉ tiêu khác phù hợp với đặc điểm tình thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2025 - 2030.

1.2. Kinh phí thực hiện đến năm 2025

Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 272.316.000.000 đồng (Hai trăm bảy hai tỷ ba trăm mười sáu triệu đồng) từ nguồn ngân sách Thành phố chi cho công tác ĐTBD CBCCVC

2. Phân công nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị

2.1. Sở Nội vụ

- Tham mưu báo cáo UBND Thành phố Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án;

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án, xây dựng Chương trình bồi dưỡng theo các nội dung đề án; phối hợp với các cơ sở ĐTBD triển khai thực hiện ĐTBD theo mục tiêu, ch tiêu, nội dung đề án đặt ra;

- Triển khai tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố đối với nội dung đào tạo sau đại học theo đúng trình tự, thủ tục;

- Thanh quyết toán kinh phí ĐTBD theo đề án đúng các quy định hiện hành;

- Hàng năm, tổng hợp đánh giá chất lượng ĐTBD CBCCVC và sử dụng CBCCVC sau ĐTBD của cơ quan, đơn vị báo cáo UBND Thành phố;

- Phối hợp với cơ sở ĐTBD trong việc kết nối trao đi với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài về kinh nghiệm, cách giải quyết các tình huống về những nội dung liên quan các chương trình ĐTBD, xây dựng hệ thống nội dung kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến nội dung ĐTBD trên Website của cơ sở ĐTBD để học viên có thể thường xuyên khai thác, nghiên cứu và học tập;

- Tổ chức tổng kết 05 năm thực hiện báo cáo UBND Thành phố, Thành Ủy, Bộ Nội vụ theo quy định;

- Triển khai hướng dẫn, tổng hợp chỉ tiêu ĐTBD các cơ quan, đơn vị đề xuất giai đoạn 2026 - 2030 theo mục tiêu cụ thể của đề án, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện báo cáo UBND Thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện.

2.2. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Nội vụ rà soát dự toán kinh phí đối với các nội dung ĐTBD tại Đề án theo đúng quy định hiện hành;

- Bố trí, phân bổ kinh phí đảm bảo triển khai các chỉ tiêu cụ thể của Đề án;

- Phối hợp với Sở Nội vụ kiểm tra việc triển khai thực hiện về nội dung chi, mức chi đối với các nội dung triển khai theo Đề án;

2.3. Đối với các Sở: Thông tin và Truyền thông, y tế, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng

- Phối hợp với Sở Nội vụ và đơn vị ĐTBD xây dựng Chương trình bồi dưỡng theo nội dung quy định tại Đề án liên quan đến lĩnh vực Sở phụ trách, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt trước khi triển khai thực hiện ĐTBD theo kế hoạch;

- Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc triển khai thực hiện các nội dung ĐTBD liên quan đến lĩnh vực Sở phụ trách;

2.4. Các sở, cơ quan tương đương sở, UBND quận, huyện, thị và các cơ quan, đơn vị có liên quan

- Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc triển khai thực hiện các nội dung ĐTBD (triệu tập học viên, ra Quyết định cử học viên tham gia ĐTBD, phối hợp quản lý học viên trong quá trình ĐTBD);

- Tạo điều kiện thuận lợi cho CBCCVC của cơ quan, đơn vị tham gia ĐTBD;

- Thường xuyên đôn đốc CBCCVC sau ĐTBD trao đổi kinh nghiệm, cách giải quyết các tình huống về những nội dung liên quan đến chương trình ĐTBD với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài; khai thác, nghiên cứu và học tập nội dung liên quan trên trang Website của cơ sở ĐTBD;

- Hàng năm, báo cáo UBND Thành phố về đánh giá chất lượng và việc sử dụng CBCCVC sau ĐTBD của cơ quan, đơn vị quản lý qua Sở Nội vụ;

- Đề xuất chỉ tiêu ĐTBD giai đoạn 2026 - 2030 báo cáo UBND Thành phố qua Sở Nội vụ.

2.5. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

- Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc quản lý, tổ chức, triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung chỉ tiêu đặt ra tại Đề án;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ làm đầu mối kết nối với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài về kinh nghiệm, cách giải quyết các tình huống về những nội dung liên quan, xây dựng hệ thống nội dung kiến thức, kinh nghiệm trên Website của cơ sở ĐTBD để học viên có thể thường xuyên khai thác, nghiên cứu và học tập;

- Phối hợp thanh quyết toán kinh phí ĐTBD theo các quy định hiện hành.

2.6. Học viên tham dự các nội dung ĐTBD

- Nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế của cơ sở ĐTBD quy định và các quy định của cơ quan, đơn vị sử dụng, cơ quan quản lý CBCCVC và cấp trên;

- Chủ động trao đổi với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài về kinh nghiệm, cách giải quyết các tình huống về những nội dung liên quan đến nhiệm vụ được giao tại cơ quan, đơn vị và nội dung được ĐTBD; khai thác, nghiên cứu và học tập nội dung kiến thức, kinh nghiệm liên quan trên trang Website của cơ sở ĐTBD./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1698/QĐ-UBND ngày 19/05/2022 phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.012

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.163.134
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!