Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1565/QĐ-BNN-TCLN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 08/07/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN

Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP”

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa Điều 3 của Nghị định số 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 4 - 4,5%;

- Từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;

- Góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.

II. ĐỊNH HƯỚNG

1. Cơ cấu các loại rừng

- Diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 khoảng 16,2 - 16,5 triệu ha, trong đó: rừng sản xuất 8,132 triệu ha, rừng phòng hộ 5,842 triệu ha và rừng đặc dụng 2,271 triệu ha.

- Rừng phòng hộ: bố trí 5,842 triệu ha chủ yếu là cấp xung yếu, gồm 5,6 triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn, 0,18 triệu ha rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, 0,15 triệu ha rừng chắn gió, cát bay, 70 ngàn ha rừng phòng hộ bảo vệ môi trường cho các thành phố lớn, khu công nghiệp và các khu rừng phòng hộ biên giới, hải đảo.

- Rừng đặc dụng: củng cố hệ thống rừng hiện có 2,14 triệu ha theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị đa dạng sinh học, đảm bảo đạt tiêu chí chất lượng của rừng. Đối với hệ sinh thái chưa có hoặc còn ít, phát triển thêm một vài khu mới ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và các vùng đất ngập nước ở đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ, với diện tích khoảng 60 ngàn ha.

- Rừng sản xuất: bố trí khoảng 8,132 triệu ha, diện tích rừng sản xuất là rừng trồng trong giai đoạn tới khoảng 3,84 triệu ha, gồm 2,4 triệu ha rừng trồng hiện có, 1,0 triệu ha trồng mới và 0,35 triệu ha cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, trong đó quy hoạch và xây dựng các vùng trồng rừng gỗ lớn tập trung với diện tích khoảng 1,2 triệu ha để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

2. Nâng cao giá trị gia tăng của ngành

a) Thay đổi cách tiếp cận tổng hợp theo chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu cho tới khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó thị trường lâm sản (nội địa và xuất khẩu) và cơ chế, chính sách giữ vai trò quan trọng trong định hướng cơ cấu cây trồng chủ lực để trồng rừng phục vụ sản xuất hàng hóa lâm sản.

b) Phát triển, nâng cao chất lượng rừng

- Rừng tự nhiên:

+ Nâng cao trữ lượng rừng tự nhiên là rừng sản xuất lên 25% so với hiện nay, đạt tăng trưởng bình quân từ 4-5 m3/ha; Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên để đạt tỷ lệ gỗ thương phẩm bằng 75% trữ lượng gỗ cây đứng. Nuôi dưỡng 0,7 triệu ha rừng phục hồi; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 0,75 triệu ha; làm giàu 1,1 triệu ha rừng; cải tạo 0,35 triệu ha rừng nghèo kiệt.

+ Đến năm 2015, diện tích đủ điều kiện đưa vào khai thác chọn khoảng 50 ngàn ha, khoảng 117 ngàn ha vào năm 2020 và khoảng 215 ngàn ha vào năm 2030, với lượng khai thác bình quân 30 m3/ha.

- Rừng trồng:

+ Nâng cao năng suất rừng đạt bình quân 15 m3/ha/năm, đến năm 2020, diện tích rừng trồng sản xuất đạt khoảng 3,84 triệu ha, mỗi năm khai thác và trồng lại 0,25 triệu ha, với trữ lượng bình quân khoảng 150 m3/ha đối với rừng gỗ lớn, chu kỳ bình quân 12 năm; 70 m3/ha đối với rừng gỗ nhỏ, chu kỳ bình quân 7 năm.

+ Nâng cao chất lượng rừng để đạt sản lượng gỗ thương phẩm bằng 80% trữ lượng, trong đó 40% gỗ lớn và 60% gỗ nhỏ.

+ Đưa tỉ lệ giống cây trồng lâm nghiệp mới được công nhận vào sản xuất lên 60 - 70% vào năm 2020, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng, góp phần đưa năng suất rừng trồng tăng 10% vào năm 2015 và tăng 20% vào năm 2020 so với năm 2011.

c) Phát triển công nghiệp chế biến gỗ

- Công nghiệp chế biến và thương mại sản phẩm gỗ được coi là động lực phát triển kinh tế lâm nghiệp Việt Nam, xây dựng công nghiệp chế biến gỗ thành ngành sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ (từ sản xuất, cung ứng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm), có khả năng cạnh tranh cao; tăng kim ngạch xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa; có sự tham gia đầy đủ của các thành phần kinh tế.

- Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ, nhất là các sản phẩm xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng giá trị lâm sản sử dụng nguồn nguyên liệu được gây trồng trong nước, phát triển hài hòa cả sản xuất đồ gỗ ngoại thất, nội thất, hạn chế tối đa xuất khẩu sản phẩm thô (bao gồm cả dăm gỗ).

- Quy hoạch sản phẩm theo vùng, tiểu vùng gắn với quy hoạch trồng rừng nguyên liệu để đảm bảo hiệu quả đầu tư chung.

- Cơ cấu sản phẩm gỗ thị trường trong nước: đồ gỗ 45%, gỗ nhân tạo 55% (ván sợi MDF 26%, ván ghép thanh 26%).

- Sản xuất ván nhân tạo: 2,3 triệu m3 sản phẩm vào năm 2015, 03 triệu m3 sản phẩm vào năm 2020, và 3,9 triệu m3 sản phẩm vào năm 2030.

- Sản xuất đồ gỗ: đồ gỗ nội địa đạt 2,8 triệu m3 sản phẩm vào năm 2020 và 4,0 triệu m3 sản phẩm/năm vào năm 2030; đồ gỗ xuất khẩu đạt 5,0 triệu m3 sản phẩm vào năm 2020 và 7,0 triệu m3 sản phẩm vào năm 2030.

- Nâng cao tỷ lệ sử dụng gỗ nguyên liệu trong nước, giảm tỷ lệ gỗ nguyên liệu nhập khẩu dùng cho công nghiệp chế biến gỗ. Đến năm 2015, sản lượng gỗ nguyên liệu trong nước có khả năng cung cấp cho công nghiệp chế biến là 10,5 triệu m3, đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu; năm 2020, đạt 14,5 triệu m3, đáp ứng được khoảng 62% nhu cầu; đến năm 2030, đạt 24,5 triệu m3, đáp ứng được khoảng 75% nhu cầu.

- Quy mô doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ:

+ Rà soát, củng cố và nâng cấp hệ thống cơ sở chế biến gỗ quy mô vừa và nhỏ, đồng thời phát triển cơ sở chế biến gỗ quy mô lớn.

+ Quy hoạch, bố trí hợp lý các nhà máy theo các vùng, trong đó ưu tiên xây dựng các nhà máy ở miền núi có đủ nguyên liệu để tạo việc làm, thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn miền núi; quy mô nhà máy chế biến là 60.000 - 100.000 m3 sản phẩm/năm đối với MDF, 20.000 m3 sản phẩm/năm đối với ván dăm, 10.000 m3 sản phẩm/năm trở lên đối với chế biến đồ gỗ.

- Phát triển làng nghề mộc: nâng cấp một số làng nghề, phố nghề chế biến đồ mộc dân dụng ở vùng Đông Bắc bộ và miền Trung thành các doanh nghiệp, hợp tác xã, xây dựng cụm công nghiệp trong khu vực nông thôn, chủ yếu sản xuất đồ mộc dân dụng phục vụ thị trường trong nước, liên kết với doanh nghiệp công nghiệp gỗ lớn trong vùng.

- Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp chế biến lâm sản ngoài gỗ chiết xuất hoạt chất tự nhiên từ nguồn dược liệu; doanh nghiệp, cơ sở thủ công mỹ nghệ gỗ và mây tre.

3. Các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp

a) Các tổ chức quản lý rừng

- Điều chỉnh cơ cấu các loại hình tổ chức quản lý rừng theo hướng các tổ chức của nhà nước trực tiếp quản lý khoảng 50% tổng diện tích rừng toàn quốc, bao gồm toàn bộ diện tích rừng đặc dụng, 65% diện tích rừng phòng hộ và 30% diện tích rừng sản xuất.

- Rà soát, sắp xếp, thành lập mới các Ban quản lý rừng trên cơ sở rà soát quy hoạch rừng.

- Thúc đẩy các loại hình tổ chức quản lý bảo vệ rừng phát triển theo hướng bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo tính phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong lâm nghiệp.

b) Công ty lâm nghiệp nhà nước được hình thành từ lâm trường quốc doanh

Trên cơ sở rà soát quy hoạch rừng chuyển đổi Công ty lâm nghiệp theo các hình thức:

- Cổ phần hóa và nhà nước giữ cổ phần chi phối.

- Chuyển đổi sang Ban quản lý rừng.

- Giải thể hoặc chuyển đổi hình thức khác.

c) Phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác

- Xây dựng mô hình hợp tác trong lâm nghiệp, đưa số hợp tác xã trong lâm nghiệp ít nhất tăng 200% vào năm 2020 so với năm 2011.

- Thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi về thể chế và các hình thức đa dạng, linh hoạt để nông dân, hộ gia đình góp giá trị quyền sử dụng đất cùng doanh nghiệp nhằm tập trung tích tụ đất cho tổ chức sản xuất lâm nghiệp quy mô lớn.

- Phát huy vai trò của trang trại, gia trại lâm nghiệp; khai thác và tận dụng tốt lợi thế của nền lâm nghiệp nhiệt đới, xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại và gia trại; xây dựng tiêu chí gia trại, đưa số trang trại, gia trại lâm nghiệp lên 150% vào năm 2015 và 200% vào năm 2020 so với năm 2011.

4. Về huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính

a) Đầu tư từ ngân sách nhà nước

Trong giai đoạn 2011 - 2020, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vẫn tiếp tục tăng do thực hiện các cơ chế chính sách mới đối với rừng đặc dụng.

Giai đoạn 2013 - 2020, nguồn vốn ODA cho lâm nghiệp ước tính từ 18% đến 20% tổng nhu cầu vốn, bình quân một năm khoảng 700 - 800 tỷ đồng (đầu tư trực tiếp cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng là 250 tỷ đến 400 tỷ) là nguồn vốn đầu tư phát triển được dùng làm căn cứ để cân đối nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng cho các địa phương vùng dự án Bảo vệ và phát triển rừng.

b) Đầu tư ngoài ngân sách nhà nước

Đầu tư ngoài ngân sách là nguồn lực tài chính chủ yếu được huy động và sử dụng đầu tư phát triển lâm nghiệp trong thời kỳ tới. Để trồng gần 3 triệu ha rừng cần khoảng 40 nghìn tỷ đồng, chiếm 71% tổng nhu cầu vốn. Đặc biệt tăng nhanh trong thời kỳ tới là nguồn vốn từ chi trả dịch vụ môi trường rừng, dự kiến đạt trên 1.000 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, cần tranh thủ nguồn thu tiềm năng từ các nguồn hỗ trợ tài chính khác.

5. Phát triển theo vùng kinh tế - sinh thái lâm nghiệp

a) Vùng Tây Bắc: xây dựng, củng cố hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên nằm trong lưu vực của các thủy điện bậc thang để tăng hiệu quả phòng hộ, tạo điều kiện cho các địa phương hưởng lợi nhiều hơn từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

b) Vùng Đông Bắc: xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn nhất cả nước, cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ cho công nghiệp giấy và ván nhân tạo ở các khu vực gần nhà máy, xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn ở các khu vực xa hơn; xây dựng, củng cố hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển.

c) Vùng Đồng bằng sông Hồng: đẩy mạnh trồng cây phân tán, tạo nguồn gỗ gia dụng cho các tỉnh đồng bằng.

d) Vùng Bắc Trung bộ: xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn thứ hai của cả nước cung cấp nguyên liệu gỗ cho công nghiệp giấy và ván nhân tạo ở các khu vực gần nhà máy, xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn ở các khu vực xa hơn cho các nhà máy chế biến đồ mộc trong và ngoài vùng; xây dựng, củng cố hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn của dãy Trường Sơn, phòng hộ ven biển chống cát bay, chắn sóng và chống sạt lở bờ biển.

đ) Vùng Duyên hải Nam Trung bộ: xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn thứ ba của cả nước chủ yếu cung cấp nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến gỗ tại địa phương và vùng Đông Nam bộ; xây dựng, củng cố hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển chống cát bay, chắn sóng và chống sạt lở bờ biển.

e) Vùng Tây Nguyên: củng cố, bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng tự nhiên nhằm duy trì độ che phủ rừng tự nhiên thông qua các hình thức đồng quản lý và lâm nghiệp cộng đồng.

g) Vùng Đông Nam bộ: củng cố, bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn cho các công trình thủy điện, thủy lợi và phòng hộ môi trường cho các khu công nghiệp trong vùng.

h) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: xây dựng và củng cố các khu rừng phòng hộ chắn sóng ven biển; phục hồi, phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng Tràm phục vụ cho bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế; tổ chức sản xuất kinh doanh tổng hợp nông lâm thủy sản để phát triển bền vững.

III. GIẢI PHÁP

1. Rà soát, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

- Nâng cao chất lượng quy hoạch, gắn chiến lược với quy hoạch, kế hoạch, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Đến 2015, hoàn thành rà soát đánh giá lại quy hoạch rừng, xác định để duy trì hợp lý diện tích rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng (lâm phận ổn định quốc gia), chuyển số diện tích rừng còn lại sang phát triển vùng rừng nguyên liệu tập trung.

- Thực hiện Quy hoạch bảo vệ và phát triển rùng toàn quốc, vùng và từng địa phương theo cơ cấu mới trên cơ sở thực hiện các Dự án quy hoạch lâm nghiệp.

- Thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ở cấp quốc gia và theo vùng kinh tế sinh thái lâm nghiệp.

- Tổ chức rà soát, xác định thực trạng sử dụng rừng và đất lâm nghiệp thuộc các chủ quản lý, điều chỉnh và thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân đã được giao nhưng sử dụng không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích.

- Quy hoạch và quản lý diện tích nương rẫy, bảo đảm duy trì diện tích canh tác ổn định cho đồng bào.

2. Nâng cao giá trị gia tăng ngành

- Phát triển, nâng cao chất lượng rừng: tổ chức triển khai các Đề án

+ Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2020, chọn tạo được ít nhất 10 - 15 giống mới (keo, bạch đàn và một số giống trồng rừng chính).

+ Đề án nâng cao năng suất rừng và chất lượng rừng ở Việt Nam: phát triển rừng trồng sản xuất có năng suất cao, nâng cao tỷ lệ gỗ nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ (gỗ lớn); xác định tập đoàn loài cây phù hợp cho trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán đáp ứng nhu cầu gỗ chế biến cho 6 - 8 vùng sinh thái có diện tích trồng rừng lớn; xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh rừng trồng bền vững.

- Triển khai đầy đủ các hoạt động dịch vụ môi trường rừng, bao gồm cả thị trường các bon; nghiên cứu xây dựng giải pháp công nghệ phục vụ theo dõi, giám sát tài nguyên và môi trường rừng, tiềm năng dịch vụ môi trường rừng.

- Tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao.

- Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu; khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ từ rừng trồng.

- Đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến phù hợp với thị hiếu thị trường. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và cấp chứng chỉ cho các mặt hàng xuất khẩu, đồng thời triển khai xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm có hiệu quả.

- Xây dựng các vùng cung cấp nguyên liệu tập trung gắn với các trung tâm chế biến gỗ và đồ gỗ.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp (đường giao thông, đường băng cản lửa..., thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng) bằng ngân sách nhà nước và của các doanh nghiệp để giảm chi phí sản xuất (vận chuyển cây giống, phân bón, đi lại, vận xuất vận chuyển gỗ khai thác, phòng chống cháy rừng).

3. Các tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh rừng

a) Tổ chức rà soát sắp xếp lại các tổ chức quản lý rừng trên cơ sở kết quả rà soát đánh giá lại quy hoạch rừng, phân định rõ lâm phận ổn định quốc gia và diện tích phát triển vùng nguyên liệu.

b) Đổi mới cơ chế và tổ chức quản lý rừng theo hướng nâng cao quyền tự chủ cho các hộ gia đình, ban quản lý rừng và doanh nghiệp thông qua Đề án tái cấu trúc các tổ chức quản lý rừng.

c) Công ty lâm nghiệp nhà nước

- Về đất đai:

+ Tổ chức rà soát đất đai, cắm mốc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thành vào năm 2015, kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp.

+ Rà soát, chuyển giao đất về cho địa phương, hoàn thành vào năm 2014.

+ Tiếp tục thực hiện chính sách giao khoán, thí điểm đồng quản lý rừng.

+ Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa công ty lâm nghiệp với các thành phần kinh tế khác, với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tạo mối liên kết gắn bó, ổn định giữa vùng nguyên liệu, người sản xuất cung cấp nguyên liệu với cơ sở chế biến nông, lâm sản.

+ Giải quyết các tồn tại, vướng mắc về đất đai.

- Về tài chính, đầu tư, tín dụng: tập trung xử lý công nợ, tài sản trên đất, xây dựng cơ chế tài chính đặc thù.

- Sắp xếp lại lao động.

d) Kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác

- Kinh tế tư nhân:

+ Rà soát, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.

+ Rà soát lại quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, xác định các vùng phát triển trang trại, gia trại lâm nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ đất rừng sản xuất để phát triển quy mô trang trại lâm nghiệp hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân, công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển trang trại lâm nghiệp.

+ Khuyến khích các hộ gia đình mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, hỗ trợ xúc tiến thương mại.

+ Nhà nước hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân, trang trại hình thành hiệp hội, hội các chủ rừng.

- Kinh tế hợp tác:

+ Liên kết, liên doanh giữa các thành phần kinh tế, trong nội bộ các thành phần kinh tế, đặc biệt là liên kết, liên doanh giữa các công ty lâm nghiệp với hộ gia đình để trồng rừng nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

+ Khuyến khích liên kết các doanh nghiệp và các tác nhân trong các khâu trồng rừng, khai thác, chế biến, dịch vụ, ... để hình thành chuỗi giá trị của sản phẩm lâm nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

+ Tổ chức các hộ nông dân liên kết hợp tác trồng rừng theo kế hoạch quản lý rừng chung của tổ hợp tác/hợp tác xã dịch vụ trên cơ sở hài hòa giữa kế hoạch sản xuất của hộ gia đình và kế hoạch chung của tổ hợp tác/hợp tác xã, nhằm có được diện tích đủ lớn và ổn định để có thể cung cấp khối lượng gỗ đủ lớn hàng năm cho thị trường.

4. Phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng chính sách đãi ngộ, thu hút lao động nghề rừng trong các công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng nhà nước.

- Khuyến khích, tạo thuận lợi để doanh nghiệp và các tổ chức đào tạo thực hiện hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong đào tạo, nâng cao kỹ năng cho lao động của doanh nghiệp.

- Đào tạo nghề cho người lao động: mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao kỹ thuật và quy trình sản xuất mới cho các hộ nông dân; đào tạo các làng nghề, các vùng sản xuất chuyên canh.

- Tăng cường các hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, và cán bộ về marketing để tăng cường và bổ sung đội ngũ các nhà doanh nghiệp kinh doanh gỗ giỏi trên thương trường quốc tế.

5. Phát triển hình thức tổ chức sản xuất liên kết, tập trung hóa, tổng hợp hóa trong công nghiệp chế biến gỗ

- Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi sản phẩm (liên kết dọc), từ khâu trồng rừng, thu mua nguyên liệu, đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn ở từng vùng kinh tế, lấy các doanh nghiệp mạnh, doanh nghiệp đầu tàu hiện có làm trung tâm liên kết chuỗi sản xuất đối với mỗi sản phẩm chủ lực, nhất là sản phẩm xuất khẩu.

6. Mở rộng thị trường

a) Thị trường quốc tế

- Dự báo, đàm phán ký kết song phương, đa phương các cam kết quốc tế (hiệp định đối tác tự nguyện giữa Liên minh châu Âu với các nước xuất khẩu gỗ,...) theo lộ trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và hạn chế rủi ro trong thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại: xây dựng các trung tâm triển lãm thường xuyên về đồ gỗ tại 3 miền, xây dựng trung tâm thông tin về chế biến và thương mại gỗ để nắm bắt nhu cầu và biến đổi của thị trường, có chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp gỗ Việt Nam tham gia hội chợ triển lãm đồ gỗ ở nước ngoài.

- Các tham tán thương mại tại nước ngoài: hỗ trợ, cung cấp thông tin thị trường đồ gỗ và luật pháp của nước sở tại cho các Hiệp hội chế biến gỗ trong nước; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm (đặc biệt tại các thị trường mới như Nga, Đông Âu, Mỹ La tinh,...).

b) Thị trường trong nước

- Đẩy mạnh tổ chức các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm gỗ, tổ chức hệ thống buôn bán sản phẩm gỗ tại các địa phương có nhu cầu lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ...theo hướng văn minh, hiện đại.

- Tăng cường xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm gỗ.

- Thực hiện thanh tra giám sát trên thị trường đối với sản phẩm gỗ đã đăng ký chất lượng, ghi nhãn hàng hóa.

7. Nguồn đầu tư và sử dụng đầu tư

- Huy động và gắn kết các nguồn lực, lồng ghép các kế hoạch, chương trình, dự án; quản lý vận hành cấu trúc tài chính mới. Lồng ghép kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương tập trung cho các dự án trồng rừng phòng hộ quy mô lớn, các vườn quốc gia, các dự án ở địa bàn các huyện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, vùng Tây Bắc, Tây Nguyên; hỗ trợ phát triển rừng sản xuất; hỗ trợ xây dựng đường lâm nghiệp ở những vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung nhưng điều kiện giao thông còn khó khăn; các dự án nghiên cứu thử nghiệm; các dự án đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ rừng; đầu tư nghiên cứu, áp dụng công nghệ cao trong chọn giống, sản xuất giống gốc, công nghệ trồng rừng thâm canh, vốn ngân sách địa phương bố trí cho các dự án còn lại theo chính sách chung.

- Vốn sự nghiệp kinh tế của nhà nước bảo đảm cho việc khoán bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu có nguy cơ bị xâm hại cao, khoanh nuôi tái sinh, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, các chi phí sự nghiệp khác.

- Triển khai thực hiện “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế cho ngành lâm nghiệp giai đoạn 2013-2020” theo hướng ưu tiên hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển lâm nghiệp và Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.

- Ngân sách nghiên cứu khoa học tập trung để nghiên cứu ứng dụng các giống đã qua thử nghiệm, điều tra lập địa để xác định diện tích trồng rừng phù hợp với giống cây trồng và chuyển giao công nghệ trồng rừng thâm canh gỗ lớn và gỗ nhỏ cho các vùng sinh thái khác nhau;

- Chuyển giao công nghệ trồng rừng gỗ lớn và giống có năng suất cao từ các nước có điều kiện tương tự Việt Nam bằng vốn ngân sách nhà nước, các dự án ODA, FDI, và các doanh nghiệp lớn;

- Vốn từ ngoài ngân sách nhà nước tập trung cho đầu tư phát triển rừng sản xuất, lâm sản ngoài gỗ, chế biến và tiêu thụ lâm sản, khai thác các nguồn lợi, dịch vụ từ rừng; xúc tiến thương mại và phát triển thị trường; đầu tư vào các lĩnh vực vẫn thường sử dụng ngân sách nhà nước như phát triển giống cây lâm nghiệp, đào tạo nghề lâm nghiệp, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, khuyến lâm,...

- Các nguồn vốn hợp pháp khác như chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP , tín chỉ các bon,... được cân đối với nguồn ngân sách nhà nước, ODA, ngoài ngân sách để sử dụng hiệu quả nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm được Chính phủ giao...

- Rà soát, bổ sung, xây dựng lại kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính ngành lâm nghiệp giai đoạn 2012 - 2020, thể hiện được toàn bộ các nguồn lực phù hợp cơ cấu mới.

8. Cơ chế, chính sách

- Rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng mới các cơ chế, chính sách; khung thể chế tài chính được thiết lập (các Nghị quyết của Đảng, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, quy định về quản lý, sử dụng ngân sánh, đầu tư, tín dụng, huy động, sử dụng các nguồn lực...), vận hành một cách đồng bộ và hiệu quả, nhằm huy động, điều phối, xã hội hóa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho phát triển ngành Lâm nghiệp.

- Triển khai thực hiện “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế khác cho ngành lâm nghiệp giai đoạn 2013 - 2020”.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư ban đầu, cho vay tín dụng ưu đãi để trồng rừng phù hợp với từng loại cây trồng, thời gian hoàn trả vốn vay khi có sản phẩm khai thác chính.

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách nhằm quản lý bền vững rừng tự nhiên theo chức năng của rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất), chính sách phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ.

- Nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích huy động và sử dụng các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020.

- Điều chỉnh lại chính sách hưởng lợi từ rừng.

- Thử nghiệm mô hình đồng quản lý rừng giữa tổ chức quản lý rừng với người dân và cộng đồng địa phương để làm cơ sở nhân rộng.

- Thử nghiệm mô hình hợp tác công tư trong bảo vệ, phát triển rừng.

- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác thông qua cơ chế, chính sách ưu đãi đối với tổ chức hợp tác, như hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiếp cận thị trường ...

- Xây dựng cơ chế, chính sách liên kết giữa người sản xuất gỗ, các công ty lâm nghiệp với các cơ sở, công ty chế biến gỗ; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lâm nghiệp theo mô hình khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, người nông dân góp vốn với doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất và họ như các cổ đông của doanh nghiệp, được chia sẻ lợi ích.

- Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến gỗ.

- Có chính sách minh bạch trong thu hút vốn FDI.

- Xây dựng chính sách ưu đãi về đầu tư (tín dụng, thuế, tiền thuê...) đất đối với doanh nghiệp chế biến ván sợi MDF, ván ghép thanh.

- Xây dựng chính sách khuyến khích cho vay tín dụng đối với các làng nghề và các cơ sở chế biến nhỏ ở nông thôn để sơ chế các sản phẩm sơ chế cung cấp ổn định cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tinh hoàn chỉnh; Tín dụng ưu đãi dài hạn đối với các chủ rừng trồng rừng gỗ lớn; cho phép trang trại, gia trại được vay vốn từ quỹ đầu tư phát triển của nhà nước.

- Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia phát triển rừng trồng; khuyến khích cấp chứng chỉ cho rừng trồng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Lâm nghiệp

a) Xây dựng kế hoạch hành động thực hiện các giải pháp triển khai Đề án theo giai đoạn đến 2015 và từ 2016 đến 2020, định kỳ báo cáo Bộ về tiến độ và kết quả thực hiện.

b) Chủ trì và phối hợp với các Cục, Vụ liên quan xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án và nhiệm vụ:

- Đề án Quản lý nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp giai đoạn 2012 - 2020;

- Đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2013 - 2020;

- Đề án nâng cao chất lượng rừng sản xuất giai đoạn 2012 - 2020;

- Đề án đổi mới cơ chế và tổ chức quản lý rừng giai đoạn 2013 - 2020;

- Đề án Tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng vùng Tây Nguyên;

- Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế khác cho ngành lâm nghiệp giai đoạn 2013 - 2020;

- Tăng cường năng lực cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam;

- Các chương trình, đề án khác có liên quan.

2. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Theo chức năng, nhiệm vụ, tổ chức triển khai thực hiện đề án như sau:

a) Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối: triển khai thực hiện Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

b) Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường: chủ trì, phối hợp với các đơn vị rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực lâm nghiệp hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vục; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng, chất lượng sản phẩm gỗ.

3. Các địa phương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Triển khai đồng bộ các giải pháp về quy hoạch đất đai, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, cơ cấu sản xuất, thị trường, vốn, nhân lực theo hướng phát huy lợi thế của địa phương và khả năng cạnh tranh của sản phẩm; hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa lại các doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền.

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KHĐT; Tài chính; Công Thương; KH&CN; TN&MT;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Các hội, hiệp hội chế biến gỗ;
- Lưu: VT, TCLN. (200 bản).

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

MINISTRY OF AGRICULTURE
AND RURAL DEVELOPMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No: 1565/QD-BNN-TCLN

Hanoi, 08th July 2013

 

DECISION

ON APPROVING THE "FORESTRY SECTOR REFORM PROPOSAL"

MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Government’s Decree No.01/2008/ND-CP dated 03 January 2008 on regulating the functions, responsibilities and organizational structure of Ministry of Agriculture and Rural development and the Government’s Decree 75/2009/ND-CP dated 10th September 2009 for amending the Article 3 of the Decree No. 01/2008/ND-CP regulating the functions, responsibilities, mandates and organizational structure of Ministry of Agriculture and Rural development;

Pursuant to the Decision No. 18/2007/QD-TTg dated 05/02/2007 of the Prime Minister on approving the Viet Nam Forestry Development Strategy for the period 2006-2020;

Pursuant to the Decision No. 57/QD-TTg dated 09/01/2012 of the Prime Minister on approving the Forest Protection and Development Plan for the period 2011 - 2020;

Pursuant to the Decision No. 124/QD-TTg dated 02/02/2012 of the Prime Minister on approving the Overall Master Plan on Agricultural production Development until 2020 with visions towards 2030;

Pursuant to the Decision No. 339/QD-TTg dated 19/2/2013 of the Prime Minister on approving the Overall Economic Structure Reform Proposal in combination with shifting the growth model towards improving quality, efficiency and competitiveness capacity for the period 2013 - 2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In view of the proposal of Director General of Administration of Forestry,

DECIDES:

Article 1. Approve the Forestry Sector Reform Proposal with the following elements:

I. OBJECTIVES

1. Overall objectives

To develop a forestry sector that is sustainable in aspect of economy, society and environment; gradually shift the growth modality towards an improved quality, efficiency and competitiveness capacity.

2. Specific objectives

- To improve the added values of forest environmental products and services; increase the annual average production values by 4 – 4.5%;

- To gradually meet with demand of timber and timber products for domestic markets and export;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. ORIENTATIONS

1. Forest structure

- The forestry land area by 2020 is estimated to be around 16.2 - 16.5 million ha, of which production forests account for 8.132 million ha meanwhile protection forests and special use forests account for 5.842 million ha and 2.271 million ha respectively.

- Protection forests: 5.842 million ha, mainly in very critical areas, including 5.6 million ha of watershed protection forests, 0.18 million ha of wave-break and sea encroachment protection forests, 0.15 million ha of wind-and-sand-shielding protection forests, 70 thousand ha of environmental protection forests for big cities, industrial zones and national border and island protection forests.

- Special use forests: strengthen the current forest area of 2.14 million ha with aiming to improve forest quality and biodiversity values, ensuring that forest quality-based criteria are met. For the ecosystems not yet, or poorly represented in the special use forest systems, it is possible to invest in developing some new areas in Northern mountainous region, North Central region, Central Highlands, and wetland in Northern and Southern delta regions with the area of around 60 thousand ha.

- Production forests: 8.132 million ha, of which 3.84 million ha is plantation production forest (including current 2.4 million ha of plantation forests, 1.0 million ha of new plantation forests and 0.35 million ha restored from restoring critically poor natural forests and 1.2 million ha shall be arranged for planning and constructing concentrated areas planting forest of big timber type to supply materials for the processing industry.

2. Increasing the added values of the sector

a) Change the synthetic approach under the chain from the step of creating materials to harvesting, processing and consumption where timber product markets (domestic and export) and policy mechanism play critical roles in orientating the structure of key trees for plantation to serve for timber product production.

b) Develop, increase forest quality

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Increase the timber reserve of natural production forests by 25% of the current volume, achieving the average growth of 4-5 m 3/ha; improve the quality of natural forests to ensure commercial timber proportion is of 75% of total standing trees. Take care 0.7 million ha of rehabilitated forest; regenerate 0.75 million ha; enrich 1.1 million ha of forests; restore 0.35 million ha of critically poor forests.

+ The forest area that is eligible for selective harvesting should have been around 50 thousand ha in 2015, around 117 thousand ha in 2020 and around 215 thousand ha in 2030 with the average harvesting volume is 30 m3 /ha.

- Plantation forests:

+ Increase the forest productivity to reach an average of 15 m3 /ha/year. By 2020, production plantation forests shall account for about 3.84 million ha. An area of 0.25 million ha shall be harvested and re-planted every year with the average volume of around 150 m3/ha for big timber forests following a growth cycle of 12 years; 70 m3/ha for small timber forests following a growth cycle of 7 years.

+ Improve forest quality to make sure 80% of forest reserve is commercial timber, of which 40% is big timber and 60% is small timber.

+ Increase the application of newly recognized forestry tree seedlings into production to 60-70% in 2020, ensuring sufficient supply of qualified seeds, contributing to increase plantation forest productivity by 10% in 2015 and by 20% in 2020 compared with that in 2011.

c) Develop timber processing industry

- Timber processing and trade industry have always been considered a driver to develop forestry-based economics in Viet Nam and to shift it into an advanced, modern and synchronous production industry (from material production, supply to processing and consumption) that has high competitive ability, increase export turnover and meet with domestic demand for consumption and engage all economic sectors.

- Reform the structure of timber products and NTFP-based products, especially the products for export by increasing the values of timber products made from domestic materials, promoting both outdoor and indoor furniture in a harmonized manner, minimizing the export of raw products (including wood-chips).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Timber product structure in the domestic market: furniture: 45%, artificial board: 55% (MDF: 26%, finger joint board: 26%).

- Production of artificial board: 2.3 million m3 of products in 2015, 3.0 million m3 of products in 2020 and 3.9 million m3 of products in 2030.

- Production of furniture: domestic furniture: 2.8 million m3 of products in 2020 and 4.0 million m3 of products per year in 2030; furniture for exports: 5.0 million m3 of products in 2020 and 7.0 million m3 of products in 2030.

- Increasing the utility of domestic material timber to reduce imported material timber for the timber processing industry. By 2015, domestic material timber available to supply to the processing industry shall reach 10.5 million m3, meeting around 50% of demand; by 2020, the productivity shall be 14.5 million m3, satisfying with 62% of demand; by 2030, the productivity shall be 24.5 million m3, satisfying with 75% of demand.

- Scope of timber processing enterprises:

+ Review, foster and upgrade the small and medium-sized timber processing facilities together with scaling up big timber processing facilities.

+ Make plans, arrange factories in a region-appropriate manner, with priorities are given to construct factories in mountainous regions where materials for processing are sufficient in order to create jobs and income for people, contributing to promote industrialization, modernization of rural and mountainous areas; such processing factories can bear a capacity of 60,000 - 100,000 m3 of MDF/year, 20,000 m3 particle board/year and 10,000 m3 furniture/year.

- Develop wooden art handicraft villages: upgrade some home furniture processing villages, streets in North-East Region and Central Region to be enterprises, cooperatives; develop industrial cluster in rural areas, mainly for processing home-use furniture to serve for domestic markets; linking with large-scale timber enterprises in the region.

- Provide assistance to develop non-timber forest product processing enterprises that extract natural substances from herbal plants; timber and bamboo handicraft enterprises and facilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Forest management organizations

- Reform the structure of forest management entities following the direction that state-owned organizations directly manage around 50% of total natural forest areas, including the entire area of special use forests, 65% of protection forests and 30% of production forests.

- Review, re-arrange the current forest management boards and establish new ones following the forest re-planning.

- Strengthen forest protection and management organizations in a sustainable manner and in line with international integration, ensuring the consistency between relations of production and forces of production in the forestry.

b) State forestry companies transformed from state-owned forestry farms

Based on the review of forest planning, forestry companies shall be transformed into:

- Joint-stock companies where the State holds a dominant proportion of shares

- Forest management boards.

- Dissolved or transformed into other forms.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Develop forestry-based collaboration modalities; increase the number of forestry-based cooperatives to at least 200% in 2020 compared with 2011.

- Promote, create favorable conditions in terms of institutions and provide diversified, flexible collaboration modalities so that farmers and households can contribute their land use right together with enterprises to accumulate land for large-scale forestry production.

- Promote the roles of farms and household farms; exploit and take advantages of positive strengths of a tropical forestry, construct and development large-scale specialized production zone in the forms of farms and households; develop criteria for household farms, increase by 150% number of forestry households in 2015 and 200% in 2020 compared with that in 2011.

4. In terms of mobilization and utility of financial resources

a) State budget investment

In the period 2011 - 2020, the capital allocated from state budget shall still increase thanks to the implementation of new policies and mechanism over Special use forests.

In the period 2013 - 2020, ODA for forestry sector is forecasted to account for from 18% to 20% of the total capital demand with an annual average of around 700 - 800 billion dong (direct investment into forest protection and development ranges from 250 billion to 400 billion). This is the investment capital was used to be the foundation to allocate budget over forest protection and development in localities, regions involving forest protection and development projects.

b) Non-State budget investment

Non-State budget investment is the key financial source mobilized and used for developing the forestry sector in the next period. To plant nearly 3 million ha of forest, it is required to have around 40 trillion dong or 71% of total capital demand. Capital generated from forest environmental service payment shall increase sharply in the next time, expected to be over 1,000 billion dong/year. In addition, it is necessary to mobilize potential income from other financial assistance sources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) North-West Region: develop and foster the system of watershed protection forests, special use forests and natural production forests in the basin of terrace hydropower plants to maximize the protective efficiency and facilitate for localities to get more benefits from the forest environmental service payment.

b) The North-East: construct the biggest national timber material area to supply small timber material for paper industry and artificial board in the areas adjacent to processing factories; construct big timer material areas in farther locations; develop and foster the watershed protection forests, riverside protection forests.

c) Red River Delta Region: promote plantation of dispersed trees, create timber supply sources for home use for lowland provinces.

d) Central Northern Region: construct the second national largest big timber material area to supply timber material for paper industry and artificial board in the areas adjacent to processing factories, construct big timber supply area in farther locations to supply for furniture processing factories inside and outside the region; establish and forester the system of watershed protection forests in Annamite range, sand-and wave-shielding riverside protection forests, wave-breaking and sea-slide preventing protection forests.

dd) The Southern Coastline Region: construct the national third largest timber material area to supply big timber material for the timber processing industry in the region and the South-East Region; develop and foster the system of watershed protection forests, sand-and wave-shielding riverside protection forests, wave-breaking and sea-slide preventing protection forests.

e) Highland Region: foster, protect natural watershed protection forest to maintain the natural forest coverage via co-management and community-based forestry modalities.

g) South-East Region: foster and protect watershed protection forests for keeping hydropower, hydraulic plants safe and protecting environment for industrial zones in the region.

h) Mekong Delta River: develop and foster riverside wave-breaking protection forests; restore and develop mangrove and Malaleuca ecosystems to serve for environmental protection and economic development; promote the combination of agro-forestry-fishery production to ensure the sustainable development.

III. SOLUTIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Improve quality of planning; link strategies with master plans, plans, improve efficiency of state administration over forest protection and development planning.

- By 2015, complete the review of forest planning, identify the appropriate area of watershed forests, special use forests to maintain (national stable forest stand), transform the remaining forest areas to be centralized material areas.

- Implement Forest Protection and Development Planning at Central level, sub-national level and in each locality following the reformed structure via the implementation of Forestry Planning Projects.

- Implement material area development master plan for timber processing industry until 2020 and orientations towards 2030 at national level and by each forestry economic-ecological region.

- Review, identify the current status of using forest and forestry land by management entities, adjust and reclaim land allocated to organizations, households which have been assigned to organizations and individuals but not effectively used or misused.

- Makes plans over and manage field cultivation area, ensure to maintain a stable cultivation area for people.

2. Increase the added values of the sector

- Develop, improve forest quality: organize to implement the following Proposals:

+ Forestry Seed Quality Improving Proposal for the period 2011-2020. At least 10-15 new seeds (acacia, eucalyptus and some other key seeds) shall be selected and developed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Fully implement forest environmental services-related activities, including carbon markets; researching to provide technology solutions for monitoring and supervising forest, potential forest environmental services.

- Focus on highly competitive products.

- Emphasize to scale up artificial board processing, gradually reduce the processing of paper wood chips for export; promote the utility of products made from artificial board and plantation timber.

- Diversify and improve quality and appearance of timber products to meet with consumer tastes. Promote the development of trademarks and issuance of certificates to export products together with establishing an effective distribution system.

- Establish material areas adjacent to timber processing and furniture facilities.

- Make investment in forestry infrastructure (roads, fire-resistant barriers, etc, forest fire suppression equipment) by state budget and contribution of enterprises to reduce production costs (transporting seedlings, fertilizer, travelling, moving harvested timber, forest fire fighting).

3. Forest management and production organizations

a) Review, re-arrange forest management organizations based on the findings of forest re-planning, and delineate national stable forest stand and areas for developing material.

b) Reform forest management mechanism and organization towards enhancing autonomy for households, forest management boards and enterprises via the Forest Management Organization Reform Proposal.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- In terms of land:

+ Review land availability, demarcate and issue land use right certificate that shall be completed in 2015. Budget shall be allocated by the State.

+ Review, transfer land to localities, complete in 2014.

+ Continue implementing forest contractual allocation policies, piloting forest co-management mechanism.

+ Scale up joint ventures, partnership and collaboration between forestry companies and other economic sectors, with domestic and foreign organizations, individuals in terms of production, processing and consumption; create stable and close linkage between material areas, material suppliers with agro-forestry processing facilities.

+ Address the land-related shortcomings and obstacles.

- In terms of finance, investment, credit: focusing on handling public debt, assets attached to land, developing typical financial mechanism.

- Re-arrange labor force.

d) Private economics, collective economics

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Review, issue land use right certificates to households, individuals.

+ Review the planning of agro-forestry production development, determine areas for developing forestry farms, household farms, create favorable conditions for accumulation of production forest land to scale up household forestry farms and private enterprises, publicize land availability that can be allocated or leased to develop forestry farms.

+ Encourage households to scale up their production, doing business and services, trade promotion.

+ State supports households, individuals, farms to establish forest owner associations.

- Collective economics:

+ Establish joint venture, partnership among economic sectors, and within an economic sector, especially the joint venture, partnership between forestry companies and households to plant material forests, process and sell products.

+ Encourage the collaboration between enterprises and actors in forest plantation, harvesting, processing, servicing, etc to establish value chain of forestry products, increase competitiveness in domestic and international markets.

+ Enable farmer households to cooperate with collectives to plant forests in compliance with the common forest management plans of cooperatives, cooperation groups and in harmonization with production plans of households and such common plans to ensure a large and stable enough area to ensure sufficient supply of annual timber volume to the market.

4. Development of human resources

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Encourage, create favorable conditions for enterprises and training organizations to cooperate and support each other in training and improving working skills for laborers of enterprises.

- Organize occupational training for laborers: scale up the forms of occupational training in combination with transfer of new technology and techniques and new production procedures for farmer households; train handicraft villages, specialized production areas.

- Strengthen domestic and overseas training forms for managers, researchers and marketing officials to improve capacity and widen the force of outstanding timber traders in international markets.

5. Promotion of production in the form of collaboration, centralization and generalization in timber processing industry

- Re-arrange production following chain of products (vertical chain) from forest planting, material collecting to processing and consumption.

- Establish large and medium-scale enterprises in each economic region. Strong and locomotive enterprises shall take lead in linking with production chains of each key product, especially products for export.

6. Extension of markets

a) International markets

- Projections, negotiation, signing of bilateral, multi-lateral international agreements (Voluntary Partnership Agreement between European Union and timber exporting countries, etc) in line with the integration roadmap to International Trade Organization and minimize risks from involvement in international trade for enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Commercial counsellors in foreign countries: support and provide information on furniture market and legislation of those residential countries to Timber Processing Associations in Viet Nam; organize trade promotion and marketing events (especially in new markets such as Russia, Eastern European, Latin-America, etc).

b) Domestic markets

- Foster distribution and consumption channels for timber products, organize system of timber product wholesale in localities with big demand such as Hanoi, Ho Chi Minh cities, etc in a civilized and modern manner.

- Promote private trade mark for timber products.

- Conduct market supervision and monitoring for timber products that have been registered quality and labeled.

7. Sources and utilization of investment

Mobilize and integrate sources, plans, programs, projects; manage and operate a new financing mechanism. Integrate forest protection and development plans with socio-economic development plans and other programs, projects in the same locality to improve the overall efficiency of socio-economic development, environmental protection, national security and defense.

Capital for investment and development from State budget is focused for large-scale protective afforestation projects, national parks, projects in the districts subject to the Resolution 30a/2008/NQ-CP of Government on the rapid and sustainable poverty alleviation program to 62 poor districts, North-West and Central Highland Region; supporting for promoting production forests; supporting for constructing forestry roads in centralized materials areas where transportation is still a barrier; researching and experimenting projects; projects on investment in advanced technology equipment and information technology application into forest planning, management and protection; investment in research, application of advanced technology in seed selection, production and intensive afforestation. Local state budget is allocated to remaining projects in line with the standard policies.

- State budget for economic development is allocated to contract forest protection for special use forests, critical protection forests that are highly risky to be encroached, regeneration, forest and forestry land status monitoring and other non-business expenditures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Scientific research budget is allocated for researching the application of tested seeds, conduct inventory for field delineation to determine appropriate forest plantation area with such tree seeds and transfer technology on intensive plantation of big timber and small timber for different ecological regions;

- Transfer technology of planting big timber and high yield seeds from other countries with similar conditions with Viet Nam by using state budget, ODA, FDI and contribution of large-scale enterprises;

- Capital from non-state budget is focused for making investment to develop production forests, non-timber forest products, timber product processing and consumption, making use of forest-based benefits and services; trade promotion and market development; investment in the areas that are used to be allocated with state budget such as developing forestry seeds, vocational training on forestry, providing forestry technical and extension services, etc.

- Other legitimate financial sources such as forest environmental payment services according to the Decree 99/2010/ND-CP, carbon credit, etc are balanced with state budget, ODA, non-state budget to maximize their effectives to well implement the tasks on forest protection and development assigned by the Government.

- Review, supplement and develop new investment plan, financial plan for forestry sector for the period 2012-2020 to integrate all appropriate financial resources in the new structure.

8. Policies, mechanisms

- Review, supplement, amend, develop new mechanism, policies; establish new financial institutions (Resolutions of the Party, Laws, Ordinances, Decrees, Decisions, Regulations on management, utilization of budget, investment, credit, mobilization and utilization of resources, etc), execute such legislations in a coherent and effective manner to mobilize, coordinate, socialize and use effectively such financial resources for developing the forestry sector.

- Implement the "Orientations for mobilization, management and utility of ODA, Referential Loan and other international assistance for forestry sector for period 2013-2020".

- Develop policies on supporting initial investment, credit loan to plant forests in line with each type of forest trees that shall be returned when such trees are eligible for main harvesting.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Research to propose incentive policies for mobilizing and using non-state budget for forest protection and development until 2020.

- Revise forest-based benefit policies.

- Pilot the forest co-management modality between forest management entities with local people and communities for replication.

- Pilot the public-private partnership modality in forest protection and development.

- Encourage, support collective economics via incentive policies, mechanism to organizations in partnership such as providing initial investment capital, application of advanced techniques, market access, etc.

- Develop policies, mechanism on linking timber producers, forestry companies with timber processing facilities, companies; encourage enterprises to make investment into forestry following closed modality that includes production, processing and consumption. Farmers who contribute capital to enterprises in the form of land use rights shall be considered share-holders of enterprises and shall be shared with benefits.

- Policy on encourage investment in constructing centralized material area to serve for timber processing industry.

- Having transparent policies for attracting FDI.

- Develop incentive policies in terms investment (credit, tax, rental fee, etc) related to land for enterprises processing MDF, finger joint boards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Promotion policies for non-state economic actors to take part in developing plantation forests; encouraging issuance of certificates for plantation forests.

Article 2. Implementation organization

1. Viet Nam Administration of Forestry

a) Develop an Action Plan to implement the solutions for the Proposal in the period until 2015 and from 2016 to 2020, make periodical reports on progress and implementation result to Ministry.

b) Take lead and cooperates with relevant Departments to develop and organize the implementation of the following programs, proposals and tasks:

- Proposal on Management of Improving Quality of Forestry Seeds for the period 2012-2020;

- Proposal on Improving Management of timber Harvesting from natural Forests for the period 2013-2020;

- Proposal on Improving Quality of Production Forests for the period 2012-2020;

- Proposal on Reforming the Mechanism and Organization of Forest Management for the period 2013-2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Orientations for attracting, managing and using Official Development Assistance, preferential loan and other international assistance for the forestry sector in the period 2013-2020;

- Improving capacity for Viet Nam Forest Protection and Development Fund;

- Other relevant programs, proposals.

2. Agencies under Ministry of Agriculture and Rural development

Pursuant to the functions, responsibilities, organize the implementation of the following proposals:

a) Agro-Forestry-Fishery Processing, Trade and Salt Production Department: implement the Viet Nam Timber Processing Industry Master Plan until 2020 and orientations towards 2030.

b) Department of Science, Technology and Environment: take lead, cooperate with other agencies to review, amend, supplement, develop new criteria, national standards in the forestry sector in line with international and regional standards; research and transfer new technology into production in order to improve productivity, quality of forest and timber products.

3. Localities

Provincial Departments of Agriculture and Rural Development advise People's Committees of provinces, cities managed by the Central level:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Direct, organize the implementation of Viet Nam Timber Processing Industry Master Plan until 2020 and orientations towards 2030 in line with specific local context.

Article 3. The Decision comes into effect since the signing date.

Article 4. Head of Ministry's Office, Director General of Forestry Administration, Heads of relevant agencies under Ministry, Provincial Departments of Agriculture and Rural development of provinces, cities managed by the Central level are responsible for executing the Decision./.

 

 

To:
- Article 4;
- Governmental Office;
- Ministries: Planning and Investment; Finance; Industry and Trade; Science & Technology; Natural Resources & Environment;
- Minister and Deputy Ministers;
- Timber processing associations;
- Filing: VNFOREST.

MINISTER




Cao Duc Phat

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/07/2013 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.659

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.23.123
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!