BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1330/QĐ-LĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ VIỆC THỰC HIỆN
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GẶP KHÓ KHĂN
DO ĐẠI DỊCH COVID-19
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số
14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Quyết định số
33/2021/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của
Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người
lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;
Theo đề nghị của Chánh Văn
phòng Bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo
Quyết định này thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản
lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện một số
chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại
dịch COVID-19.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ,
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Lưu: VT, PC, CCHC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Văn Thanh
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM
VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ VIỆC
THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GẶP
KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1330/QĐ-LĐTBXH ngày 29 tháng 11 năm
2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Phần I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG (TTHC)
Stt
|
Số hồ sơ TTHC
|
Tên thủ tục hành chính
|
Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan giải quyết
|
Thủ tục
hành chính cấp tỉnh
|
1
|
2.002397
|
Hỗ trợ người
lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất
do đại dịch COVID-19
|
Quyết định
số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2021 của
Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về
việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động
gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
|
Bảo hiểm xã hội
|
Cơ quan bảo hiểm xã hội
|
2
|
2.002398
|
Hỗ trợ người
sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy
trì việc làm cho người lao động do đại dịch COVID-19
|
Việc làm
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Cơ quan bảo hiểm
xã hội
|
3
|
1.008360
|
Hỗ trợ người
lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng
lương do đại dịch COVID-19
|
Lao động, Tiền lương
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
4
|
2.002399
|
Hỗ trợ người
lao động ngừng việc do đại dịch COVID-19
|
Lao động, Tiền lương
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
5
|
1.008363
|
Hỗ trợ người
lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất
nghiệp do đại dịch COVID-19
|
Việc làm
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
6
|
1.008362
|
Hỗ trợ hộ
kinh doanh có đăng ký kinh doanh và có trong danh bạ của cơ quan thuế gặp khó
khăn do đại dịch COVID-19
|
Việc làm
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
7
|
1.008365
|
Hỗ trợ người
sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất
do đại dịch COVID-19
|
Lao động, Tiền lương
|
Ngân hàng Chính sách xã hội
|
Phần 2. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG TTHC SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG
Thủ tục
hành chính cấp tỉnh
1. Thủ tục “Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng
đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất do đại dịch COVID-19”
1.1. Trình
tự thực hiện
Bước 1: Trong
thời gian từ ngày Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 và Quyết
định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt
là Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg , Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg) có hiệu lực thi
hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022, người sử dụng lao động gửi văn bản đề
nghị (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg) đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội,
đồng thời gửi 01 bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám
sát.
Bước 2: Trong
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của người sử dụng lao động,
cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ
hưu trí và tử tuất. Trường hợp không giải quyết thì cơ quan bảo hiểm xã hội trả
lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong trường hợp
người lao động và người sử dụng lao động đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí
và tử tuất theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng
11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội
về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
1.2. Cách
thức thực hiện
Thực hiện theo
một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp đến
cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Trực tuyến.
- Qua dịch vụ
bưu chính công ích.
1.3. Thành
phần, số lượng hồ sơ
- Thành
phần hồ sơ: Văn bản đề nghị theo Mẫu số 01 kèm
theo Danh sách người lao động đang ngừng việc mà thời gian ngừng việc từ 14 ngày
làm việc trở lên trong tháng tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg .
- Số lượng
hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn
giải quyết: 05 ngày làm việc.
1.5. Đối tượng
thực hiện
Người sử dụng
lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể,
tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng
lao động.
1.6. Cơ
quan giải quyết: Cơ quan bảo hiểm xã hội.
1.7. Kết quả
thực hiện: Xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ
hưu trí và tử tuất. Trường hợp không giải quyết, cơ quan bảo hiểm xã hội trả lời
bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1.8. Phí, lệ
phí: Không.
1.9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
Mẫu số 01: Đề
nghị hỗ trợ của người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử
tuất.
1.10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện
1) Người lao động
và người sử dụng lao động đáp ứng đủ các điều kiện sau được tạm dừng đóng vào
quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng tính từ tháng người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề
nghị:
- Người sử dụng
lao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và
tử tuất đến hết tháng 01 năm 2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến
phải giảm từ 10% số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên tại thời điểm nộp
hồ sơ đề nghị so với tháng 01 năm 2021. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội
tính giảm bao gồm:
+ Số lao động
chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật trừ
đi số lao động mới giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong khoảng
thời gian từ ngày 01 tháng 02 năm 2021 đến ngày người sử dụng lao động có văn bản
đề nghị.
+ Số lao động
đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mà thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng
lao động từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
+ Số lao động
đang nghỉ việc không hưởng tiền lương mà thời gian nghỉ việc không hưởng tiền
lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
+ Số lao động
đang ngừng việc mà thời gian ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong
tháng.
- Số lao động
tham gia bảo hiểm xã hội tính giảm nêu trên chỉ bao gồm người làm việc theo hợp
đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác
định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý
điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; không bao gồm người lao động nghỉ việc
hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.
2) Trường hợp
người lao động và người sử dụng lao động đã được giải quyết tạm dừng đóng vào
quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 và
Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện
và được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại
Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì tổng thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí
và tử tuất do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 không quá 12 tháng.
1.11. Căn cứ
pháp lý
- Luật Bảo hiểm
xã hội;
- Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện
một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn
do đại dịch COVID-19;
- Quyết định số
33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định
số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực
hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó
khăn do đại dịch COVID-19.
* Ghi chú: Thủ tục này được sửa đổi, bổ sung yêu cầu, điều kiện thực hiện và
căn cứ pháp lý.
2. Thủ tục “Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động do đại dịch
COVID-19”
2.1. Trình
tự thực hiện
Bước 1: Người
sử dụng lao động có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ
năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội
nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp
cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng
trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ và đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp đối với
người lao động tham gia đào tạo. Cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trong 02 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Bước 2: Người
sử dụng lao động gửi hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi người sử dụng lao động đăng ký tham gia bảo hiểm
xã hội cho người lao động.
Người sử dụng
lao động có thể nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ làm các đợt khác nhau để phù hợp với
điều kiện sản xuất, kinh doanh và việc sử dụng lao động. Người lao động chỉ được
hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng 1 lần theo chính sách này.
Bước 3. Trong
07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội xem xét, quyết định việc hỗ trợ (theo Mẫu số 04a tại Phụ lục ban
hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg).
Gửi bản giấy
và bản điện tử Quyết định hỗ trợ đến: Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực
hiện chuyển kinh phí hỗ trợ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
quyết định hỗ trợ của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; người sử dụng
lao động để thực hiện việc chuyển kinh phí cho cơ sở thực hiện việc đào tạo
theo phương án đã được phê duyệt trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được kinh phí hỗ trợ.
Trường hợp
không hỗ trợ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu
rõ lý do.
2.2. Cách
thức thực hiện
Thực hiện theo
một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp đến
cơ quan bảo hiểm xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Trực tuyến.
- Qua dịch vụ
bưu chính công ích.
2.3. Thành
phần, số lượng hồ sơ
- Thành
phần hồ sơ:
(1) Văn bản đề
nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy
trì việc làm cho người lao động và kê khai về doanh thu của quý liền kề trước
thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm
2020 theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg .
(2) Văn bản của
người sử dụng lao động về việc thay đổi cơ cấu, công nghệ.
(3) Phương án
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm theo Mẫu
số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg .
(4) Xác nhận của
cơ quan bảo hiểm xã hội về việc người sử dụng lao động đóng đủ bảo hiểm thất
nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ
12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ và đóng đủ bảo hiểm thất
nghiệp đối với người lao động tham gia đào tạo theo Mẫu số 02a tại Phụ lục ban
hành kèm theo Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg .
- Số lượng
hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn
giải quyết: 09 ngày làm việc.
2.5. Đối tượng
thực hiện
Người sử dụng
lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Cơ quan, tổ
chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh nghiệp,
hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có
thuê mướn, sử dụng lao động theo:
+ Hợp đồng lao
động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao
động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao
động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến
dưới 12 tháng.
Trong trường hợp
người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động như trên thì
người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu
tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2.6. Cơ
quan giải quyết: Cơ quan bảo hiểm xã hội; Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội.
2.7. Kết quả
thực hiện: Quyết định về việc hỗ trợ đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
2.8. Phí, lệ
phí: Không.
2.9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
- Mẫu số 03: Đề
nghị hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc
làm cho người lao động.
- Mẫu số 02:
Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc
làm cho người lao động.
- Mẫu số 02a:
Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đề nghị xác nhận để tham
gia đào tạo.
2.10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện
- Nộp hồ sơ đề
nghị hỗ trợ từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.
- Đóng đủ bảo
hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.
- Phải thay đổi
cơ cấu, công nghệ trong các trường hợp:
+ Thay đổi cơ
cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
+ Thay đổi quy
trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản
xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
+ Thay đổi sản
phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
- Có doanh thu
của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh
thu cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020.
- Có phương án
hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Mẫu
số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg .
2.11. Căn cứ
pháp lý
- Bộ luật Lao
động;
- Luật Việc
làm;
- Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện
một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn
do đại dịch COVID-19;
- Quyết định số
33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định
số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực
hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó
khăn do đại dịch COVID-19.
* Ghi chú: Thủ tục này được sửa đổi, bổ sung thành phần hồ sơ, trình tự thực hiện
và căn cứ pháp lý.
3. Thủ tục “Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động,
nghỉ việc không hưởng lương do đại dịch COVID-19”
3.1. Trình
tự thực hiện
Bước 1: Người
sử dụng lao động lập danh sách, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực
về danh sách người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg và đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận người lao động đang
tham gia bảo hiểm xã hội. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị,
cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Bước 2: Người
sử dụng lao động gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 15 Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 33/2021/QĐ- TTg đến Ủy
ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện,
địa điểm sản xuất, kinh doanh. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày
31 tháng 01 năm 2022.
Bước 3: Trong
02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện
thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 4: Trong
02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành
quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện
chi trả hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo
bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3.2. Cách
thức thực hiện
Thực hiện theo
một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp đến
cơ quan bảo hiểm xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính.
- Trực tuyến.
- Qua dịch vụ
bưu chính công ích.
3.3. Thành
phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần
hồ sơ:
(1) Bản sao
văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng
lương. Trường hợp do dịch bệnh hoặc nguyên nhân bất khả kháng không thể thỏa
thuận bằng văn bản, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận
bằng các hình thức khác (qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử,…), sau khi có sự
thống nhất thỏa thuận về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc
không hưởng lương giữa hai bên thì người sử dụng lao động ghi rõ cách thức thỏa
thuận vào cột “Ghi chú” tại Mẫu số 05 ban hành kèm theo Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung thỏa thuận.
(2) Danh sách
người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 05 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg .
(3) Đối với
người lao động đang mang thai; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc
chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tháng thì bổ sung thêm bản sao một trong
các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai
sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định
giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.
- Số lượng
hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn
giải quyết: 06 ngày làm việc.
3.5. Đối tượng
thực hiện
Người lao động
làm việc theo hợp đồng lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ
việc không hưởng lương do thuộc một trong các trường hợp sau: phải điều trị
COVID-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa, không thể đến địa điểm
làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch
COVID-19; do người sử dụng lao động bị tạm dừng hoạt động toàn bộ hoặc một phần
theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19
hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của
Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện
các biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch COVID-19 (sau đây gọi là Chỉ thị số
16/CT-TTg) hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động/hoạt động
hạn chế/hoạt động có điều kiện/hoạt động hạn chế, có điều kiện theo quy định tại
Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định
tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (sau
đây gọi tắt là Nghị quyết số 128/NQ-CP) hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để
phòng, chống dịch COVID-19.
3.6. Cơ
quan giải quyết: Cơ quan bảo hiểm xã hội, Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.7. Kết quả
thực hiện: Quyết định phê duyệt Danh sách và kinh
phí hỗ trợ.
3.8. Phí, lệ
phí: Không.
3.9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
Mẫu số 05:
Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không
hưởng lương.
3.10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện
Người lao động
làm việc theo hợp đồng lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ
việc không hưởng lương được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
- Tạm hoãn thực
hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng
lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao
động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng
12 năm 2021.
- Đang tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng người lao động tạm hoãn thực hiện hợp
đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương hoặc tại tháng liền kề trước thời điểm
người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng
lương.
3.11. Căn cứ
pháp lý
- Bộ luật Lao
động;
- Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và
người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;
- Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng
Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ
tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động
và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
* Ghi chú: Thủ tục được sửa đổi, bổ sung về trình tự thực hiện, thành phần hồ
sơ, đối tượng thực hiện, yêu cầu, điều kiện thực hiện và căn cứ pháp lý.
4. Thủ tục “Hỗ trợ người lao động ngừng việc do đại dịch COVID-19”
4.1. Trình
tự thực hiện
Bước 1: Người
sử dụng lao động lập danh sách, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về
danh sách người lao động theo quy định tại Điều 19 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg
đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg và đề nghị cơ quan bảo
hiểm xã hội xác nhận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội. Trong 02
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận
việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Bước 2: Người
sử dụng lao động gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 19 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg
đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 33/2021/QĐ- TTg đến Ủy ban nhân dân
cấp huyện nơi đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản
xuất, kinh doanh. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01
năm 2022.
Bước 3. Trong
02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện
thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 4: Trong
02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành
quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện
chi trả hỗ trợ.Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 5: Trong
02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
người sử dụng lao động thực hiện chi trả cho người lao động.
4.2. Cách
thức thực hiện
Thực hiện theo
một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp đến
cơ quan bảo hiểm xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính.
- Trực tuyến.
- Qua dịch vụ
bưu chính công ích.
4.3. Thành
phần, số lượng hồ sơ
- Thành
phần hồ sơ:
(1) Danh sách
người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 06 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg .
(2) Đối với
người lao động đang mang thai; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc
chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi thì bổ sung thêm bản sao một trong các
giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh
hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định
giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.
- Số lượng
hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn
giải quyết: 06 ngày làm việc.
4.5. Đối tượng
thực hiện: Người sử dụng lao động.
4.6. Cơ
quan giải quyết: Cơ quan bảo hiểm xã hội, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
4.7. Kết quả
thực hiện: Quyết định phê duyệt Danh sách và kinh
phí hỗ trợ.
4.8. Phí, lệ
phí: Không.
4.9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu số 06:
Danh sách người lao động ngừng việc.
4.10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện
Người lao động
được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
- Làm việc
theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc vì lý do theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật
Lao động và thuộc một trong các đối tượng sau: phải điều trị COVID-19, cách ly
y tế, trong các khu vực bị phong tỏa hoặc không thể đến địa điểm làm việc do
yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo nguyên tắc của Chỉ thị số
16/CT-TTg ; do người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động toàn bộ hoặc một
phần theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch
COVID-19 hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc
của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt
động/hoạt động hạn chế/hoạt động có điều kiện/hoạt động hạn chế, có điều kiện
theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để
phòng, chống dịch COVID-19 từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng
5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
- Đang tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng người lao động ngừng việc hoặc tại
tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc.
4.11. Căn cứ
pháp lý
- Bộ luật Lao
động;
- Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện
một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn
do đại dịch COVID-19;
- Quyết định số
33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định
số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực
hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó
khăn do đại dịch COVID-19.
* Ghi chú: Thủ tục này được sửa đổi, bổ sung trình tự thực hiện, thành phần hồ
sơ, đối tượng thực hiện, yêu cầu, điều kiện và căn cứ pháp lý.
5. Thủ tục “Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng
không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp do đại dịch COVID-19”
5.1. Trình
tự thực hiện
Bước 1: Người
lao động có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.
Bước 2: Trước
ngày 05 và ngày 20 hằng tháng, Trung tâm Dịch vụ việc làm rà soát, tổng hợp
danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ trình Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội.
Bước 3: Trong
02 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 4: Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi
trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5.2. Cách thức thực hiện
Thực hiện theo một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp đến Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
- Trực tuyến.
- Qua dịch vụ bưu chính công ích.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg .
(2) Bản sao một trong các giấy tờ sau:
+ Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc
theo hợp đồng lao động.
+ Quyết định thôi việc.
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
(3) Bản sao Sổ bảo hiểm xã hội hoặc xác nhận của cơ quan bảo
hiểm xã hội về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp.
(4) Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh
người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em;
Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của
cơ quan có thẩm quyền đối với người lao động đang mang thai; người lao động
đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
5.5. Đối tượng thực hiện
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thuộc
một trong các trường hợp sau: phải cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa
hoặc không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để phòng, chống dịch COVID-19; do người sử dụng lao động bị tạm dừng hoạt
động toàn bộ hoặc một phần theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
phòng, chống dịch COVID-19 hoặc người sử dụng lao động có trụ sở chính, chi
nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện
các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc
áp dụng các biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế/hoạt động
có điều kiện/hoạt động hạn chế, có điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số
128/NQ-CP hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19
trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
5.6. Cơ quan giải quyết: Trung tâm dịch vụ việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5.7. Kết quả thực hiện: Phê duyệt Danh sách hỗ trợ.
5.8. Phí, lệ phí: Không.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Mẫu số 07: Đề nghị hỗ trợ (Dành cho người lao động bị chấm
dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp).
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
Người lao động được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh
sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng
người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tháng liền kề trước thời điểm
người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
- Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01
tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng
trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái
pháp luật.
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
5.11. Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và
người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;
- Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng
Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ
tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động
và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
* Ghi chú: Thủ
tục này được sửa đổi, bổ sung thành phần hồ sơ và căn cứ pháp lý.
6. Thủ tục “Hỗ trợ hộ kinh doanh có đăng ký kinh
doanh và có trong danh bạ của cơ quan thuế gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”
6.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Hộ kinh doanh gửi đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 11 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg đến Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có địa điểm kinh doanh. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày
31 tháng 01 năm 2022.
Bước 2. Trong 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã xác
nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh; niêm yết công khai; tổng hợp,
báo cáo gửi Chi cục Thuế.
Bước 3: Trong 02 ngày làm việc, Chi cục Thuế chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp.
Bước 4: Trong 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện
rà soát, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 5: Trong 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo
thực hiện hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
6.2. Cách thức thực hiện
Thực hiện theo một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Trực tuyến.
- Qua dịch vụ bưu chính công ích.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
Đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo
Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg .
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
6.4. Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc
6.5. Đối tượng thực hiện:
Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và có trong danh bạ của
cơ quan thuế.
6.6. Cơ quan giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp xã, Chi cục Thuế, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6.7. Kết quả thực hiện: Phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ.
6.8. Phí, lệ phí: Không.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Mẫu số 11: Đề nghị hỗ trợ (Dành cho hộ kinh doanh có đăng
ký kinh doanh và có trong danh bạ của cơ quan thuế).
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
- Có đăng ký kinh doanh và có trong danh bạ của cơ quan thuế.
- Phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên do yêu cầu
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc do có địa
điểm kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo
nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc phải áp dụng biện pháp không hoạt động/ngừng
hoạt động theo Nghị quyết số 128/NQ-CP trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm
2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
6.11. Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và
người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;
- Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng
Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ
tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động
và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
* Ghi chú: Thủ
tục được sửa đổi, bổ sung về tên thủ tục, trình tự thực hiện, đối tượng thực hiện,
thành phần hồ sơ, mẫu đơn, mẫu tờ khai, yêu cầu, điều kiện thực hiện và căn cứ
pháp lý.
7. Thủ tục “Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn
để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất do đại dịch COVID-19”
7.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Người sử dụng lao động đề nghị cơ quan bảo hiểm xã
hội xác nhận danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội. Trong 02
ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận
việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động, làm căn cứ để Ngân hàng Chính
sách xã hội cho vay.
Người sử dụng lao động tự kê khai, lập danh sách, chịu
trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với số lao động
ngừng việc, số lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc; phục hồi sản xuất kinh doanh, trả lương cho người lao động; có trách nhiệm
hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng Chính sách xã hội và đáp ứng điều
kiện vay vốn theo quy định tại Điều 38 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg đã được sửa
đổi, bổ sung tại Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg .
Bước 2: Người sử dụng lao động gửi hồ sơ đề nghị vay vốn đến
Ngân hàng Chính sách xã hội nơi đặt trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện,
địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú đối với hộ kinh doanh, cá nhân.Thời hạn tiếp
nhận hồ sơ đề nghị vay vốn chậm nhất đến hết ngày 25 tháng 3 năm 2022.
Bước 3: Trong 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ
hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động, Ngân hàng Chính sách xã hội
phê duyệt cho vay. Trường hợp không cho vay thì thông báo bằng văn bản nêu rõ
lý do đến người sử dụng lao động.
Bước 4: Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận tái cấp vốn,
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện giải ngân đến người sử dụng lao động.
7.2. Cách thức thực hiện
Thực hiện theo một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp đến cơ quan bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Chính
sách xã hội.
- Trực tuyến.
- Qua dịch vụ bưu chính công ích.
7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
(a) Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu 12a, 12b, 12c tại Phụ lục
ban hành kèm theo Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg .
(b) Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội
theo Mẫu 13a,13b,13c tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg .
(c) Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định
thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
Trường hợp đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì
cung cấp thêm bản sao Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động hoặc Chứng
chỉ hành nghề hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh
nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài.
(d) Giấy ủy quyền (nếu có)
(đ) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc
người sử dụng lao động phải tạm dừng toàn bộ hoặc một phần hoạt động để phòng,
chống dịch COVID-19 hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên
tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt động/ngừng
hoạt động/hoạt động hạn chế/hoạt động có điều kiện/hoạt động hạn chế, có điều
kiện theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP trong thời gian từ ngày 01 tháng
5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 (đối với trường hợp vay vốn trả
lương phục hồi sản xuất, kinh doanh).
(e) Phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh đối
với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 38 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg đã được
sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg .
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
7.4. Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc.
7.5. Đối tượng thực hiện: Người sử dụng lao động có đủ các điều kiện theo quy định.
7.6. Cơ quan giải quyết: Cơ quan bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội.
7.7. Kết quả thực hiện: Phê duyệt cho vay.
7.8. Phí, lệ phí: Không.
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Mẫu số 12a: Đề nghị vay vốn để trả lương ngừng việc cho
người lao động;
- Mẫu số 12b: Đề nghị vay vốn trả lương phục hồi sản xuất
(Áp dụng đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động hoặc có trụ sở
chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa
bàn thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc áp dụng các biện pháp theo quy định tại
Nghị quyết số 128/NQ-CP).
- Mẫu số 12c: Đề nghị vay vốn trả lương phục hồi sản xuất
(Áp dụng đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng
không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng);
- Mẫu số 13a: Danh sách người lao động bị ngừng việc do ảnh
hưởng của đại dịch COVID-19;
- Mẫu số 13b: Danh sách người lao động được người sử dụng
lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (áp dụng đối với người
sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động);
- Mẫu số 13c: Danh sách người lao động được người sử dụng
lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (áp dụng đối với người
sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ
lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
1) Người sử dụng lao động được vay vốn trả lương ngừng việc
khi có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc đến tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc, phải ngừng việc
từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động
trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022.
2) Người sử dụng lao động được vay vốn trả lương cho người
lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động
toàn bộ hoặc một phần theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng,
chống dịch COVID-19 hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm
sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch
theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt
động/ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế/hoạt động có điều kiện/hoạt động hạn chế,
có điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP trong thời gian từ ngày
01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022:
- Có người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.
- Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh đối
với trường hợp phải tạm dừng hoạt động.
b) Đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực
vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
- Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.
- Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh.
7.11. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động;
- Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và
người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
- Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng
Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ
tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động
và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Ghi chú: Thủ
tục được sửa đổi, bổ sung về trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều
kiện thực hiện, mẫu đơn, mẫu tờ khai và căn cứ pháp lý.