ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 12/QĐ-UBND
|
Ninh Thuận, ngày
10 tháng 01 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP ĐỐI VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP
HUYỆN, CẤP XÃ VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số
04/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
trong quản lý nhà nước;
Căn cứ Quyết định số
1015/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương
án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ,
cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị quyết số
69/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án
đẩy mạnh phân cấp đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nội vụ tại Tờ trình số 4096/TTr-SNV ngày 29 tháng 12 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án đẩy mạnh phân
cấp đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nội vụ;
- TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các cơ quan Đảng, Đoàn thể cấp tỉnh;
- Các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh;
- Các đơn vị ngành dọc cấp tỉnh;
- TT.HĐND và UBND các huyện, TP;
- VPUB: LĐ, các phòng, ban, đơn vị;
- Lưu: VT, VXNV. ĐNĐ
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Quốc Nam
|
ĐỀ ÁN
ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP ĐỐI VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/QĐ-UBND Ngày 10 tháng 01 năm 2023 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
A. THỰC TRẠNG,
SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP
I. THỰC TRẠNG
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN THỜI GIAN QUA:
1. Kết quả đạt được:
Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP
ngày 21/3/2016 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ (Nghị
quyết 21) và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị quyết
số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước
theo ngành, lĩnh vực và các văn bản chỉ đạo, điều hành trong quá trình triển
khai thực hiện (Nghị quyết 19); Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số
4399/KH-UBND ngày 31/10/2016 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP
ngày 21/3/2016 của Chính phủ, Công văn số 2284/VPUB-VXNV ngày 29/6/2020 về việc
triển khai thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ, Công
văn số 1429/UBND-VXNV ngày 26/3/2021 chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý
nhà nước theo ngành, lĩnh vực theo Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 của
Chính phủ; đồng thời, đã tổ chức triển khai, quán triệt có hiệu quả Nghị quyết
số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ và Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày
24/6/2020 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh
vực, đảm bảo các mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, các ngành, lĩnh vực cần tập
trung phân cấp quản lý nhà nước, các nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết đã đề
ra.
Qua đó, các Sở, ban, ngành, địa
phương đã chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai phân cấp một số
lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý để tạo sự chủ động cho các cơ quan, đơn vị
trong quá trình triển khai thực hiện; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu
trong việc thực thi nhiệm vụ; góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Một số văn bản phân cấp, ủy quyền
nổi bật là:
- Quyết định số 507/QĐ-UBND
ngày 05/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân cấp trực tiếp quản lý nhà
nước đối với hoạt động quản lý, bảo vệ, tu bổ, phục hồi và phát huy các giá trị
di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh; di sản văn hóa phi vật thể
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận1;
- Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày
06/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định thẩm quyền nâng bậc lương thường
xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ
cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số
49/2012/QĐ-UBND ngày 11/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về thẩm
quyền quản lý viên chức (tỉnh chủ động phân cấp trước khi Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 và Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020);
- Quyết định số 89/2017/QĐ-UBND
ngày 14/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế bầu cử, tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở xã,
phường, thị trấn thuộc tỉnh Ninh Thuận; Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày
02/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế bầu cử, tuyển dụng, sử dụng
và quản lý cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường,
thị trấn thuộc tỉnh Ninh Thuận (thay thế Quyết định số 89/2017/QĐ-UBND ngày
14/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận); Quyết định số
52/2021/QĐ-UBND ngày 16/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quy chế bầu cử, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức và
những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Ninh
Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 02/6/2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định số 83/2017/QĐ-UBND
ngày 31/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chế độ hỗ trợ, đào tạo,
bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và
Quyết định số 29/2018/QĐ-UBND ngày 26/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quy định chế độ hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán
bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ban hành kèm theo Quyết định
số 83/2017/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Quyết định số 59/2017/QĐ-UBND
ngày 07/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định phân công, phân cấp
quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và các Quyết định
phân cấp về lĩnh vực xây dựng2; Quyết định số
44/2021/QĐ-UBND ngày 04/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp thẩm định
Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế xây dựng triển
khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận (thay thế Quyết định số 59/2017/QĐ-UBND ngày 07/8/2017 của Ủy ban
nhân dân tỉnh);
- Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND
ngày 17/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước
về hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Quyết định số
22/2022/QĐ-UBND ngày 29/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND ngày
17/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước
về hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định số
129/2017/QĐ-UBND ngày 01/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định quản
lý trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh về vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận;
- Quyết định số 2523/QĐ-UBND
ngày 29/12/2017 về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính
giai đoạn 2017-2019 đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội3;
- Quyết định số 16/2018/QĐ-UBND
ngày 31/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về quản lý hoạt động
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định số 68/2018/QĐ-UBND
ngày 07/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định phân cấp quản lý tài
sản công của tỉnh Ninh Thuận4.
- Quyết định 03/2019/QĐ-UBND
ngày 22/01/2019 sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 6 của Quy định phân công,
phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (ban
hành kèm theo Quyết định số 59/2017/QĐ-UBND ngày 07/8/2017 của Ủy ban nhân dân
tỉnh).
- Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND
ngày 17/5/2019 về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước về hành nghề
Y, Dược tư nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
- Quyết định số 48/2019/QĐ-UBND
ngày 19/8/2019 về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý an toàn thực phẩm thuộc
trách nhiệm của ngành Công thương trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
- Quyết định số 68/2019/QĐ-UBND
ngày 09/12/2019 về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý an toàn thực phẩm
thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận.
- Quyết định số 06/2021/QĐ-UBND
ngày 03/3/2021 về việc ban hành các Quy định về quản lý, phân cấp quản lý cơ sở
dữ liệu và cung cấp dữ liệu về công trình ngầm đô thị trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận5.
- Công văn số 2667/UBND-KTTH
ngày 01/6/2021 về việc thống nhất ủy quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Kế hoạch số 3179/KH-UBND ngày
29/6/2021 về việc phân cấp quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với Ủy
ban nhân cấp xã.
- Quyết định số 1397/QĐ-UBND
ngày 21/7/2021 về việc ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố phê duyệt danh sách lao động đủ điều kiện nhận hỗ trợ do ảnh hưởng của đại
dịch COVID-19.
Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết
số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công
văn số 1844/UBND-KTTH ngày 16/4/2021 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phân cấp thẩm
quyền quyết định điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước
sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý; đồng thời thường xuyên kiến nghị Trung
ương phân cấp cho địa phương tại các văn bản báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của
Trung ương.
Trong thời gian qua, Ủy ban
nhân dân tỉnh đã tăng cường chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các quy định về phân cấp.
Theo đó, các Sở, ban, ngành, địa phương đã chủ động triển khai thực hiện đối với
các nhiệm vụ được phân cấp; thông qua đó đã tăng cường tính chủ động, tinh thần
trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong thực thi công vụ. Đối với những nhiệm
vụ đã phân cấp nhưng trong quá trình triển khai thực hiện có liên quan đến nhiều
đơn vị thì cơ quan chủ trì đã chủ động xây dựng Quy chế phối hợp nhằm góp phần
thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. Kết quả triển khai thực hiện thời gian qua đã
mang lại một số kết quả tích cực cụ thể như sau:
- Giúp việc phân công nhiệm vụ
giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương ngày càng cụ thể, rõ ràng, xác định được
trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong thực thi công vụ;
- Việc thực hiện phân cấp gắn
liền với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan,
đơn vị và gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết công việc
liên quan đến người dân, doanh nghiệp;
- Nâng cao tính chủ động và tự
chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương; từng bước xóa bỏ cơ chế
“xin - cho”, “ban - phát” trong hoạt động quản lý nhà nước;
- Phát huy và sử dụng có hiệu
quả hơn nhân lực, vật lực tại chỗ của từng cơ quan, đơn vị;
- Giúp người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp đã phát huy được vai trò, trách nhiệm, nâng cao quyền chủ động và trách
nhiệm trong thực thi công vụ và trong quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức tại cơ quan, đơn vị; qua đó tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động đơn vị.
- Đối với công tác sử dụng và
quản lý viên chức, việc phân cấp quản lý đã giúp các đơn vị sự nghiệp công lập
tăng cường tính chủ động trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp
viên chức; phân công nhiệm vụ, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ; tiếp nhận;
nâng bậc lương; giải quyết chế độ phụ cấp, nghỉ hưu, nghỉ việc; nhận xét, đánh
giá, khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với viên chức được tuyển dụng, bố trí công
tác trong biên chế và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp; quản lý hồ
sơ, thống kê, báo cáo chất lượng viên chức của đơn vị sự nghiệp theo quy định.
Qua đó, việc sắp xếp, bố trí, sử dụng viên chức tại đơn vị đảm bảo phù hợp với
năng lực chuyên môn và yêu cầu của vị trí việc làm.
Nhìn chung, quá trình thực hiện
phân cấp quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã bám sát chủ trương
của Đảng, Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ, Nghị quyết số
99/NQ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ và Chương trình hành động số 09-CTr/TU
ngày 07/12/2020 của Tỉnh ủy Ninh Thuận; Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Sở,
ban, ngành, địa phương đẩy mạnh phân cấp theo quy định của pháp luật để tổ chức
triển khai hoàn thiện về thể chế, cơ chế, chính sách, bảo đảm sự quản lý thống
nhất, đồng thời phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của
từng cấp, từng ngành. Theo đó, đã tạo điều kiện cho các Sở, ban, ngành, địa
phương thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý để
tạo sự chủ động trong quá trình triển khai thực hiện, góp phần đẩy mạnh công
tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
2. Những tồn tại, hạn chế:
- Một số Sở, ban, ngành, địa
phương chưa thực hiện đầy đủ về thẩm quyền, trách nhiệm theo phân cấp; còn tình
trạng đùn đẩy, xin ý kiến cấp trên; một số nội dung phân cấp nhưng điều kiện,
nguồn lực của đơn vị được phân cấp đôi lúc chưa đảm bảo để tổ chức triển khai
thực hiện6.
- Chưa có quy định cụ thể về
phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đối với cấp huyện và cấp xã nên trong quá
trình triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc, chưa tạo sự chủ động cho cấp
huyện, cấp xã.
- Việc phân cấp trong công tác
quản lý Nhà nước cần gắn chặt với yêu cầu kiểm tra, giám sát; tuy nhiên, hiện
nay chưa đảm bảo đầy đủ, toàn diện, chặt chẽ các quy định về việc kiểm tra,
giám sát nội dung phân cấp nên trong quá trình triển khai thực hiện kiểm tra,
giám sát đôi khi chưa đạt hiệu quả cao7. Việc thực
hiện chế độ báo cáo và trách nhiệm giải trình trong việc thực hiện nhiệm vụ
theo phân cấp đôi lúc chưa thực hiện nghiêm.
II. SỰ CẦN
THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP
Điều 13 Luật Tổ chức chính quyền
địa phương năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6 Điều 2 Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019) quy định:
"Điều 13. Phân cấp cho
chính quyền địa phương
1. Căn cứ vào yêu cầu công tác,
khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan nhà
nước ở trung ương và địa phương được quyền phân cấp cho chính quyền địa phương
hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện một cách liên tục, thường xuyên một hoặc
một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác.
2. Việc phân cấp phải bảo đảm
các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này và phải được quy định
trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước phân cấp, trong đó xác định
rõ nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước
cấp dưới, trách nhiệm của cơ quan nhà nước phân cấp và cơ quan nhà nước được
phân cấp.
3. Cơ quan nhà nước cấp trên
khi phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước
cấp dưới phải bảo đảm điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và điều kiện cần
thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp; hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã phân cấp và chịu trách nhiệm về kết
quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp.
4. Cơ quan nhà nước được
phân cấp chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước đã phân cấp về việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp. Căn cứ tình hình cụ thể ở địa phương, cơ quan
nhà nước ở địa phương có thể phân cấp tiếp cho chính quyền địa phương hoặc cơ
quan nhà nước cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan nhà nước
cấp trên phân cấp nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước đã phân cấp".
Ngày 10/01/2022, Chính phủ ban
hành Nghị quyết số 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước; theo
đó, Điểm c Khoản 7 Điều 4 quy định: "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
các nhiệm vụ sau: Căn cứ quy định của pháp luật chuyên ngành và quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phân cấp trong quản lý nhà nước tại Nghị quyết này, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp đối với Ủy ban nhân
dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi ban hành Quyết định và tổ
chức thực hiện theo quy định của pháp luật".
Ngày 30/8/2022, Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định số 1015/QĐ-TTg phê duyệt phương án phân cấp trong giải
quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ;
theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết
thủ tục hành chính của các ngành, lĩnh vực từ cấp tỉnh về cấp huyện, cấp xã.
Nhằm đảm bảo triển khai thực hiện
có hiệu quả Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ gắn với chủ động
thực hiện phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định
số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ, việc xây dựng Đề án đẩy
mạnh phân cấp đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh là rất cần thiết, là cơ sở pháp lý để các cơ quan,
đơn vị, địa phương triển khai thực hiện; góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính
theo Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nghị quyết
số 38/NQ-HĐND ngày 22/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; qua đó đẩy nhanh tiến
độ triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải phóng nguồn lực phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
III. CƠ SỞ
PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP:
1. Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019.
2. Luật Cán bộ, công chức ngày
13 tháng 11 năm 2008.
3. Luật Viên chức ngày 15 tháng
11 năm 2010.
4. Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019.
5. Luật Xây dựng năm ngày 18
tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17
tháng 6 năm 2014.
6. Luật Đầu tư công ngày 13
tháng 6 năm 2019.
7. Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6
năm 2020.
8. Luật Đất đai ngày 29 tháng
11 năm 2013.
9. Luật Quy hoạch ngày 24 tháng
11 năm 2017.
10. Luật Bảo vệ môi trường năm
2020.
11. Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015.
12. Nghị định số 120/2020/NĐ-CP
ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn
vị sự nghiệp công lập.
13. Nghị định số 107/2020/NĐ-CP
ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
14. Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước.
15. Quyết định số 1015/QĐ-TTg
ngày 30/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phân cấp trong giải
quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ.
16. Các Nghị định, Thông tư hướng
dẫn chi tiết thi hành các Luật về quản lý công chức, viên chức, đầu tư, xây dựng,
tài chính, đất đai….
17. Nghị quyết số 69/NQ-HĐND
ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án đẩy mạnh phân cấp đối
với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh.
B. NỘI
DUNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
I. QUAN ĐIỂM,
MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC PHÂN CẤP:
1. Quan điểm:
a) Thể chế hóa quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng, Quốc hội về đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp
trong quản lý nhà nước trên cơ sở tuân thủ các quy định của Hiến pháp năm 2013
gắn với hoàn thiện thể chế; bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, thông suốt, hiệu
quả của nền hành chính.
b) Kế thừa và phát huy hiệu quả
các quy định hợp lý về phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương,
các quy định phân cấp hiện hành tại địa phương; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện
các quy định của pháp luật để đẩy mạnh phân cấp nhằm phát huy tính chủ động,
sáng tạo của các cấp, các ngành, khai thác hiệu quả và giải phóng các nguồn lực
phát triển của địa phương.
c) Đẩy mạnh phân cấp phải đi
đôi với bảo đảm cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện có hiệu
quả, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phương và yêu cầu quản lý nhà
nước đối với ngành, lĩnh vực; kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành, lĩnh vực
với quản lý theo lãnh thổ, bảo đảm một việc không quá 02 cấp hành chính quản
lý.
d) Gắn việc phân định thẩm quyền,
trách nhiệm giữa các cấp, các ngành với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo
đảm việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn
các yêu cầu của tổ chức và người dân thì giao cho cấp đó thực hiện.
đ) Hoàn thiện cơ chế kiểm soát
quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước đi đôi với tăng cường thanh
tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực gắn với cá thể hóa trách nhiệm người
đứng đầu, tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, bảo đảm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong điều kiện đẩy mạnh
phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương.
e) Đối với những vấn đề quan trọng,
nếu phân cấp sẽ tạo được sự chuyển biến trong hoạt động của bộ máy chính quyền
nhưng do chưa được quy định rõ hoặc còn vướng mắc tại các văn bản quy phạm, hướng
dẫn của cơ quan cấp trên thì các sở, ngành rà soát, đề xuất trình Ủy ban nhân
dân tỉnh báo cáo Chính phủ, các bộ ngành cho cơ chế để thí điểm, thực hiện có
thời hạn làm cơ sở đánh giá, tổng kết và áp dụng cho giai đoạn tiếp theo.
2. Mục tiêu:
a) Đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế
phân cấp nhằm phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm Ủy
ban nhân dân tỉnh với các Sở, ngành, địa phương gắn với hoàn thiện hệ thống
pháp luật đầy đủ, đồng bộ thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai,
minh bạch, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm, bảo đảm phát huy tính chủ động, sáng
tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nhất là người đứng
đầu; đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực
hiện quyền lực nhà nước chặt chẽ bằng các quy định của Đảng, của pháp luật, góp
phần xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phục vụ Nhân dân.
b) Phân cấp nhằm đảm bảo bộ máy
chính quyền các cấp vận hành một cách thông suốt, thống nhất, giải quyết kịp thời
những yêu cầu của người dân, doanh nghiệp và xã hội đặt ra; tạo tính chủ động
và khả năng tự chịu trách nhiệm trong xử lý công việc của các cơ quan, cá nhân
được phân cấp.
c) Giảm tối đa cơ chế thỏa thuận,
chấp thuận, cho ý kiến hoặc phê duyệt ở cấp cao hơn đối với những vấn đề đã được
quy định cụ thể bằng quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn; tăng cường trách nhiệm của
cơ quan thẩm định, tổng hợp, tham mưu.
3. Nguyên tắc phân cấp:
a) Phân cấp phải tuân thủ các
nguyên tắc và thẩm quyền theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương, Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về
đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước, Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày
30/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết
thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ và các
quy định của pháp luật chuyên ngành trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.
b) Tiếp tục đẩy mạnh triển khai
thực hiện các nội dung đã phân cấp thời gian qua; đảm bảo tính đồng bộ, thống
nhất trong quá trình phân cấp; tăng cường tính công khai, minh bạch và trách
nhiệm thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước phân cấp, trách nhiệm giải trình
của cơ quan nhà nước được phân cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý
nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
c) Thực hiện việc đánh giá, rà
soát, kiểm tra thường xuyên và kịp thời điều chỉnh nội dung phân cấp trong quá
trình thực hiện.
d) Phân cấp gắn với đẩy mạnh
các giải pháp về chuyển giao dịch vụ hành chính công, nhiệm vụ có tính chất hỗ
trợ, phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước cho tổ chức, đơn vị sự nghiệp công
lập hoặc tổ chức, đơn vị ngoài nhà nước thực hiện.
đ) Phân cấp đảm bảo không phát
sinh tổ chức bộ máy, tổng biên chế giữa cơ quan có nhiệm vụ phân cấp và cơ quan
được phân cấp; đảm bảo điều kiện, nguồn lực cần thiết để cơ quan được phân cấp
hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân cấp.
II. NỘI
DUNG ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ:
1. Lĩnh vực
Công Thương:
a) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Ủy ban nhân dân cấp huyện về Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Cấp Giấy phép bán lẻ rượu (mã
TTHC: 2.000620); Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán lẻ rượu (mã TTHC:
2.000615); cấp lại Cấp Giấy phép bán lẻ rượu (mã TTHC: 2.001240); cấp Giấy phép
sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (mã TTHC: 2.000633); cấp sửa đổi,
bổ sung Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (mã TTHC:
2.000629) và cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
(mã TTHC: 1.001279).
- Cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm
thuốc lá (mã TTHC: 2.000181); Cấp lại Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá (mã
TTHC: 2.000150); Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá (mã
TTHC: 2.000162).
b) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về Giám đốc Sở Công Thương:
- Cấp giấy phép hoạt động phát
điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất dưới 3 MW đặt tại địa phương (mã
TTHC: 2.001617); Cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động phát điện đối với nhà
máy điện có quy mô công suất dưới 03 MW đặt tại địa phương (mã TTHC: 2.001549);
cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương (mã
TTHC: 2.001249); cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp
điện áp 35 kv tại địa phương (mã TTHC: 2.001724); cấp giấy phép hoạt động bán lẻ
điện đến cấp điện áp 0,4kV tại địa phương (mã TTHC: 2.001535); cấp sửa đổi, bổ sung
giấy phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương mã TTHC:
2.001266); cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện thuộc thẩm quyền cấp
của địa phương (mã TTHC: 2.001561); Cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động tư
vấn chuyên ngành điện thuộc thẩm quyền cấp của địa phương (mã TTHC: 2.001632).
2. Lĩnh vực
Giao thông vận tải:
a) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Công bố mở, cho phép hoạt động
tại vùng nước khác không thuộc vùng nước trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước
cảng biển hoặc khu vực hàng hải, được đánh dấu, xác định vị trí bằng phao hoặc
cờ hiệu có màu sắc dễ quan sát (mã TTHC: 2.001218); Đóng, không cho phép hoạt động
tại vùng nước khác không thuộc vùng nước trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước
cảng biển hoặc khu vực hàng hải, được đánh dấu, xác định vị trí bằng phao hoặc
cờ hiệu có màu sắc dễ quan sát (mã TTHC: 2.001217).
- Đăng ký phương tiện hoạt động
vui chơi, giải trí dưới nước lần đầu (mã TTHC: 2.001215); cấp lại Giấy chứng nhận
đăng ký phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước (mã TTHC: 2.001212);
Đăng ký lại phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước (mã TTHC:
2.001214); Xóa đăng ký phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước (mã
TTHC: 2.001211).
b) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Sở Giao thông vận tải:
- Thủ tục Chấp thuận hoạt động
vui chơi, giải trí dưới nước tại vùng nước trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước
cảng biển hoặc khu vực hàng hải (mã TTHC: 2.001219).
c) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Sở Giao thông vận tải về Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Công bố hoạt động bến khách
ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính (mã TTHC:
1.009455).
- Công bố hoạt động bến thủy nội
địa (mã TTHC: 1.009454);
- Công bố lại hoạt động bến thủy
nội địa (mã TTHC: 1.003658).
- Thỏa thuận thông số kỹ thuật
xây dựng bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình
chính (mã TTHC: 1.009453).
3. Lĩnh vực
Giáo dục và Đào tạo:
a) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo:
Thủ tục Công nhận huyện đạt chuẩn
phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (mã TTHC: 2.000011).
b) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Ủy ban nhân dân cấp huyện về Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Công nhận xã đạt chuẩn phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ (mã TTHC: 1.005106).
- Đánh giá, xếp loại “Cộng đồng
học tập” cấp xã (mã TTHC: 1.005097).
c) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Xếp hạng Trung tâm giáo dục
thường xuyên (mã TTHC: 1.000729).
- Công nhận trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia (mã TTHC: 1.000288).
- Công nhận trường tiểu học đạt
chuẩn quốc gia (mã TTHC: 1.000280).
- Công nhận trường trung học đạt
chuẩn quốc gia (mã TTHC: 1.000691).
- Chuyển đổi trường trung học
phổ thông tư thục, trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất
là trung học phổ thông do nhà đầu tư trong nước đầu tư; cơ sở giáo dục phổ
thông tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sang trường phổ thông tư thục hoạt
động không vì lợi nhuận (mã TTHC: 1.008723).
d) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo về
Hiệu trưởng (Thủ trưởng) cơ sở giáo dục trực thuộc:
- Chuyển trường đối với học
sinh trung học cơ sở (mã TTHC: 2.002481).
- Chuyển trường đối với học
sinh trung học phổ thông (mã TTHC: 2.002478).
- Xin học lại tại trường khác đối
với học sinh trung học (mã TTHC: 1.001088).
đ) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em
mẫu giáo (mã TTHC: 1.001622).
- Trợ cấp đối với trẻ em mầm
non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp (mã TTHC:
1.008950).
- Hỗ trợ đối với giáo viên mầm
non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công
nghiệp (mã TTHC: 1.008951).
4. Lĩnh vực
Khoa học và Công nghệ:
Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Sở Khoa học và Công nghệ:
- Hỗ trợ kinh phí, mua kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư
nghiên cứu (mã TTHC: 2.001164).
- Hỗ trợ phát triển tổ chức
trung gian của thị trường khoa học và công nghệ (mã TTHC: 2.001143).
- Công nhận kết quả nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu (mã
TTHC: 1.002935).
- Cấp giấy phép tiến hành công
việc bức xạ - Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (mã TTHC:
2.002380).
- Cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ
(đối với người phụ trách an toàn cơ sở X- quang chẩn đoán trong y tế) (mã TTHC:
2.002379).
- Cấp lại giấy phép tiến hành
công việc bức xạ - Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (mã TTHC:
2.002384).
- Bổ sung giấy phép tiến hành
công việc bức xạ - Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (mã TTHC:
2.002383).
- Gia hạn giấy phép tiến hành
công việc bức xạ - Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (mã TTHC:
2.002381).
- Sửa đổi giấy phép tiến hành
công việc bức xạ - Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (mã TTHC:
2.002382).
5. Lĩnh vực
Kế hoạch và Đầu tư:
a) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và
Đầu tư:
- Thông báo thành lập quỹ đầu
tư khởi nghiệp sáng tạo cấp tỉnh (mã TTHC: 2.000024); Thông báo tăng, giảm vốn
góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cấp tỉnh (mã TTHC: 1.000016).
- Thông báo gia hạn thời gian
hoạt động quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cấp tỉnh (mã TTHC: 2.000005).
- Thông báo giải thể và kết quả
giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cấp tỉnh (mã TTHC: 2.002005).
- Thông báo về việc chuyển nhượng
phần vốn góp của các nhà đầu tư cấp tỉnh (mã TTHC: 2.002004).
- Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn hồ
sơ, thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp (mã TTHC: 2.001999).
b) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Tài chính
- Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Đăng ký thành lập liên hiệp hợp
tác xã (mã TTHC: 1.005125).
- Cấp lại giấy chứng nhận đăng
ký liên hiệp hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện,
địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã - trong trường hợp bị mất hoặc bị
hư hỏng (mã TTHC: 1.005072).
- Chấm dứt hoạt động của chi
nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã (mã
TTHC: 1.005283).
- Đăng ký khi liên hiệp hợp tác
xã chia (mã TTHC: 1.005122).
- Đăng ký khi liên hiệp hợp tác
xã hợp nhất (mã TTHC: 2.001957).
- Cấp đổi giấy chứng nhận đăng
ký liên hiệp hợp tác xã (mã TTHC: 2.002125).
- Đăng ký khi liên hiệp hợp tác
xã sáp nhập (mã TTHC: 1.005056).
- Đăng ký khi liên hiệp hợp tác
xã tách (mã TTHC: 2.001979).
- Đăng ký thành lập chi nhánh,
văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã (mã TTHC:
2.002013).
- Đăng ký thay đổi nội dung
đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp
tác xã (mã TTHC: 1.005047).
- Đăng ký thay đổi nội dung đăng
ký liên hiệp hợp tác xã (mã TTHC: 1.005003).
- Giải thể tự nguyện liên hiệp
hợp tác xã (mã TTHC: 2.001962).
- Tạm ngừng hoạt động của liên
hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp
hợp tác xã (mã TTHC: 1.005046).
- Thông báo thay đổi nội dung
đăng ký liên hiệp hợp tác xã (mã TTHC: 1.005064).
- Thông báo về việc góp vốn,
mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của liên hiệp hợp tác xã (mã TTHC:
1.005124).
6. Lĩnh vực
Lao động - Thương binh và Xã hội:
Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về Ủy ban nhân dân cấp huyện: Thủ
tục khai báo khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động (mã TTHC: 2.000134).
7. Lĩnh vực
Ngoại giao:
Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Thủ tục cho chủ trương đăng
cai tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế không thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ
tướng Chính phủ (mã TTHC: 2.002314).
Điều kiện phân cấp: Các hồ sơ đề
nghị xin chủ trương đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung góp
ý thống nhất của các cơ quan liên quan, đồng thời đáp ứng được một trong hai
tiêu chí: (i) không có nội dung nhạy cảm, phức tạp; hoặc (ii) đã có ý kiến đồng
ý về chủ trương của cơ quan Đảng liên quan.
- Thủ tục cho phép tổ chức hội
nghị, hội thảo quốc tế không thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ
(mã TTHC: 2.002312).
8. Lĩnh vực
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Một số hoạt động (Lập bến,
bãi tập kết nguyên liệu, vật tư, phương tiện thuộc các công trình thủy lợi;
Nuôi trồng thủy sản; Trồng cây lâu năm) thuộc nhóm các thủ tục: Cấp gia hạn, điều
chỉnh nội dung giấy phép hoạt động: nuôi trồng thủy sản; Nổ mìn và các hoạt động
gây nổ khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (mã TTHC:
1.003870); cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép: Trồng cây lâu năm; hoạt
động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn
máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh (mã TTHC: 2.00140); Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép:
Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư,
phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật
liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền
cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (mã TTHC: 2.001426); cấp giấy phép cho các
hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Xây dựng công trình mới; Lập
bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo
sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước
dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh (mã TTHC: 1.004427); cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm
vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp bị mất, bị rách, hư hỏng thuộc
thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (mã TTHC: 1.003921); cấp lại
giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường
hợp tên chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia
tách, cơ cấu lại tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
(mã TTHC: 1.003893); cấp giấy phép cho các hoạt động trồng cây lâu năm trong phạm
vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh (mã TTHC: 1.004385); cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản thuộc thẩm quyền cấp
phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (mã TTHC: 2.001791).
- Thủ tục cấp giấy phép hoạt động
du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp
phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (mã TTHC: 2.001796); cấp gia hạn, điều chỉnh
nội dung giấy phép hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh
doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (mã TTHC:
1.003880).
b) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Thủ tục Phê duyệt, điều chỉnh,
thiết kế dự toán công trình lâm sinh đối với công trình lâm sinh thuộc dự án do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư (mã TTHC: 1.007918).
- Công nhận doanh nghiệp nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao (mã TTHC: 1.003388); Công nhận lại doanh nghiệp
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (mã TTHC: 1.003371).
- Thủ tục Phê duyệt kế hoạch
khuyến nông địa phương (mã TTHC: 1.003618).
c) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng (mã
TTHC: 1.008126);
- Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng (mã
TTHC: 1.008127);
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn (mã TTHC: 1.008128);
- Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn (mã TTHC: 1.008129).
d) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Chi cục Thủy sản:
- Thủ tục Cấp, cấp lại giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá (mã TTHC: 1.004697).
- Thủ tục Cấp văn bản chấp thuận
đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển (mã TTHC: 1.004344).
đ) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Chi cục Thủy sản về Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Hạt Kiểm lâm cấp huyện:
- Thủ tục Đăng ký mã số cơ sở nuôi,
trồng các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II và động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II và III CITES (mã TTHC:
1.004815) đối với trường hợp nuôi, trồng không vì mục đích thương mại; cụ thể:
+ Hạt Kiểm lâm cấp huyện cấp mã
số cơ sở nuôi không vì mục đích thương mại các loài động vật rừng, thực vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II; động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục
II và III CITES, trừ các loài thủy sản.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp
mã số cơ sở nuôi, trồng không vì mục đích thương mại các loài thủy sản thuộc Phụ
lục II và III CITES, trừ các loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng.
e) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh về Hạt kiểm lâm cấp huyện:
Thủ tục Phê duyệt phương án
khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên (mã TTHC: 1.000047) đối với
phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên không vì mục đích
thương mại thuộc phạm vi quản lý (Phương án khai thác động vật rừng thông
thường từ tự nhiên đối với hoạt động khai thác vì mục đích thương mại; khai
thác không vì mục đích thương mại trên địa bàn 02 huyện trở lên hoặc nơi không
có Hạt Kiểm lâm cấp huyện thì thẩm quyền giải quyết vẫn là của Chi cục Kiểm lâm
cấp tỉnh).
g) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y về cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp
huyện:
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện buôn bán thuốc thú y (mã TTHC: 1.001686); cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện buôn bán thuốc thú y (mã TTHC: 1.004839).
Điều kiện phân cấp: Kiện toàn hệ
thống cơ quan chuyên ngành thú y địa phương theo quy định tại Điều 6 Luật Thú
y, thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị.
- Thủ tục Cấp giấy xác nhận nội
dung quảng cáo thuốc thú y (mã TTHC: 1.004022):
Điều kiện phân cấp: Kiện toàn hệ
thống cơ quan chuyên ngành thú y địa phương theo quy định tại Điều 6 Luật Thú
y, thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị.
9. Lĩnh vực
Nội vụ:
a) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Sở Nội vụ:
- Thông báo tổ chức quyên góp
không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 19 của Nghị định số
162/2017/NĐ-CP (mã TTHC: 1.000780).
- Thông báo về việc đã giải thể
tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định của
hiến chương của tổ chức (mã TTHC: 1.000788).
b) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Ủy ban nhân dân cấp huyện về Phòng Nội vụ: Thông báo mở lớp bồi dưỡng
về tôn giáo theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (mã
TTHC: 1.001228); Thông báo danh mục hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa
bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện (mã TTHC: 2.000267); Thông
báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung đối với tổ chức có địa bàn hoạt động
tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện (mã TTHC: 1.000316).
c) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Chia, tách; sát nhập; hợp nhất
hội (mã TTHC: 2.001688); Đổi tên hội (mã TTHC: 2.001678); Hội tự giải thể (mã
TTHC: 1.003918); Phê duyệt điều lệ hội (mã TTHC: 1.003960); Thành lập hội (mã
TTHC: 2.001481); Báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường (mã TTHC:
1.003900) trong trường hợp hội có phạm vi hoạt động trong huyện và trong xã.
- Công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt
động và công nhận thành viên hội đồng quản lý quỹ (mã TTHC: 2.001590); Công nhận
thay đổi, bổ sung thành viên hội đồng quản lý quỹ (mã TTHC: 2.001567); cấp giấy
phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ (mã TTHC: 1.003822); cấp lại giấy phép
thành lập và công nhận điều lệ quỹ (mã TTHC: 1.003916); Đổi tên quỹ cấp tỉnh
(mã TTHC: 1.003879); Hợp nhất, sát nhập, chia, tách, mở rộng phạm vi hoạt động
quỹ (mã TTHC: 1.003920); Tự giải thể quỹ (mã TTHC: 1.003866); Thay đổi giấy
phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ (mã TTHC: 1.003621);
Cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ hoạt động có thời hạn (mã
TTHC: 1.003950) trong trường hợp quỹ có phạm vi hoạt động trong huyện và trong
xã (trừ trường hợp quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công
dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động).
10. Lĩnh vực
Tài nguyên và Môi trường:
a) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Nhóm các thủ tục: cấp giấy
phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản
với lưu lượng dưới 2 m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kW;
cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm; cấp giấy phép khai
thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng
dưới 100.000 m3/ngày đêm (mã TTHC: 1.004179); Gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai
thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng
dưới 2 m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kw; cho các mục đích
khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm; gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai
thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng
dưới 100.000 m3/ngày đêm (mã TTHC: 1.004167).
- Nhóm các thủ tục: cấp giấy
phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ (mã TTHC: 1.004122); Gia hạn,
điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ
(mã TTHC: 2.001738); Cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa
và nhỏ (mã TTHC: 1.004253).
- Nhóm các thủ tục: cấp giấy
phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày
đêm (cấp tỉnh) (mã TTHC: 1.004232); Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm
dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm (mã
TTHC: 1.004228); cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công
trình có lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm (mã TTHC: 1.004223); Gia hạn, điều chỉnh
nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu
lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm (mã TTHC: 1.004211).
- Thủ tục Cấp lại giấy phép tài
nguyên nước (TTHC cấp tỉnh) (mã TTHC: 1.000824).
- Thủ tục Chấp thuận tiến hành
khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò
khoáng sản (mã TTHC: 1.004083).
- Thủ tục Đăng ký khai thác
khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích dự án xây dựng công
trình (đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà
sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó) bao gồm cả đăng
ký khối lượng cát, sỏi thu hồi từ dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch (mã
TTHC: 1.004132).
- Nhóm các thủ tục: cấp Giấy
phép khai thác tận thu khoáng sản - cấp tỉnh (mã TTHC: 2.001781); Trả lại Giấy
phép khai thác tận thu khoáng sản - cấp tỉnh (mã TTHC: 2.001777); Gia hạn Giấy
phép khai thác tận thu khoáng sản - cấp tỉnh (mã TTHC: 1.004343).
b) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Sở Tài nguyên và Môi trường về Văn phòng Đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh
Văn phòng Đăng ký đất đai:
- Nhóm các thủ tục: Đăng ký, cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình
xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở (mã TTHC: 1.002273); cấp đổi Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Cấp
tỉnh - mã TTHC: 1.004199); Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy
tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự
nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính;
thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng
nhận (Cấp tỉnh - mã TTHC: 1.004227); cấp lại Giấy chứng nhận hoặc cấp lại Trang
bổ sung của Giấy chứng nhận do bị mất (cấp tỉnh - mã TTHC: 1.005194); Đăng ký biến
động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường
hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế
chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để
thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức; thỏa thuận hợp nhất hoặc
phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ
và chồng, của nhóm người sử dụng đất; đăng ký biến động đối với trường hợp hộ
gia đình, cá nhân đưa quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp (Cấp tỉnh - mã TTHC:
2.000880); Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với
đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng
thành của chung vợ và chồng; tăng thêm diện tích do nhận chuyển nhượng, thừa kế,
tặng cho quyền sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận (cấp tỉnh - mã TTHC: 2.000889);
Đăng ký thay đổi tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp (cấp tỉnh
- mã TTHC: 2.000976).
- Thủ tục Đính chính Giấy chứng
nhận đã cấp (cấp tỉnh - mã TTHC: 1.004193).
11. Lĩnh vực
Thông tin và Truyền thông:
a) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
thủ tục từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Thủ tục Cấp giấy phép tổ chức
triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm (mã TTHC: 1.003483).
b) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Sở Thông tin và Truyền thông:
- Nhóm các thủ tục: cấp giấy
phép xuất bản bản tin (mã TTHC: 1.009374); Văn bản chấp thuận thay đổi nội dung
ghi trong giấy phép xuất bản bản tin (mã TTHC: 1.009386).
- Nhóm các thủ tục: Cho phép họp
báo (trong nước) (mã TTHC: 2.001171); Cho phép họp báo (nước ngoài) (mã TTHC:
2.001173).
- Thủ tục Chấp thuận trưng bày
tranh, ảnh và các hình thức thông tin khác bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện nước
ngoài, tổ chức nước ngoài (mã TTHC: 1.003888).
c) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện về Ủy ban
nhân dân cấp xã:
Nhóm các thủ tục: cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
(mã TTHC: 2.001885); cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp
dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (mã TTHC: 2.001786); Gia hạn giấy chứng nhận
đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (mã
TTHC: 2.001880); Sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm
cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (mã TTHC: 2.001884).
12. Lĩnh vực
Tư pháp:
a) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Sở Tư pháp:
Nhóm các thủ tục: Giải quyết việc
người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (mã
TTHC: 1.003160); Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (mã TTHC:
1.003179); Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp
cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng; cô, cậu, dì, chú, bác ruột
nhận cháu làm con nuôi (mã TTHC: 1.004878); Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài đối với trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng (mã TTHC: 1.010547).
b) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ UBND cấp huyện về Phòng Tư pháp:
- Nhóm các thủ tục: Đăng ký
giám hộ có yếu tố nước ngoài (mã TTHC: 1.001669); Đăng ký chấm dứt giám hộ có yếu
tố nước ngoài (mã TTHC: 2.000756); Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước
ngoài (mã TTHC: 2.000779).
- Nhóm các thủ tục: Ghi vào sổ
hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài (mã TTHC: 2.002189); Ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy
việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài (mã TTHC: 2.000554); Ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch khác của
công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
(khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi;
khai tử; thay đổi hộ tịch) (mã TTHC: 2.000547).
- Thủ tục Thay đổi, cải chính,
bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc (mã TTHC: 2.000748).
- Thủ tục Cấp bản sao trích lục
hộ tịch (mã TTHC: 2.000635): Phân cấp thẩm quyền quyết định TTHC từ Ủy ban nhân
dân cấp huyện về Phòng Tư pháp đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền giải
quyết là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Bổ sung thêm thẩm quyền cho Ủy
ban nhân dân cấp xã quyết định:
Thủ tục Chứng thực bản sao từ bản
chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận (mã TTHC: 2.000843).
d) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Sở Tư pháp về Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp:
Nhóm các thủ tục: cấp thẻ cộng
tác viên trợ giúp pháp lý (mã TTHC: 2.000587); cấp lại thẻ cộng tác viên trợ
giúp pháp lý (mã TTHC: 2.000518).
13. Lĩnh vực
Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Nhóm các thủ tục: cấp giấy
phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm (mã TTHC:
1.001671); Cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (mã TTHC:
1.001704).
- Nhóm các thủ tục: cấp Giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (mã
TTHC: 2001414); cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân
bạo lực gia đình (mã TTHC: 1005441).
- Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (mã TTHC:
1001420).
- Nhóm các thủ tục: cấp lại Giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
(mã TTHC: 1.000919); Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn
nhân bạo lực gia đình (mã TTHC: 1.001407); Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (mã TTHC: 1.000817).
- Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động
bảo tàng ngoài công lập (mã TTHC: 1.003793).
- Nhóm các thủ tục: Thông báo
chấm dứt hoạt động đối với thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học
là thư viện ngoài công lập, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ
người Việt Nam (mã TTHC: 1.008897); Thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách đối
với thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện ngoài công lập,
thư viện của tổ chức cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam (mã TTHC:
1.008896).
- Thủ tục Thông báo thành lập
thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện ngoài công lập
và thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam (mã TTHC:
1.008895).
b) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Ủy ban nhân dân cấp huyện về Phòng Văn hóa - Thông tin thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện:
Nhóm các thủ tục: Thủ tục thông
báo sáp nhập, hợp nhất chia, tách thư viện đối với thư viện thuộc cơ sở giáo dục
mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục
khác ngoài công lập, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (mã TTHC: 1.008899);
Thủ tục thông báo chấm dứt hoạt động thư viện đối với thư viện thuộc cơ sở giáo
dục mầm non, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác ngoài công lập,
thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (mã TTHC: 1.008900); Thông báo thành lập
đối với thư viện thuộc cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở
giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác ngoài công lập và thư viện tư nhân
có phục vụ cộng đồng (mã TTHC: 1.008898).
c) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Nhóm các thủ tục: Công nhận cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (mã TTHC:
1004572); Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn
phục vụ khách du lịch (mã TTHC: 1001455); Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ
mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (mã TTHC: 1004580); Công nhận cơ sở
kinh doanh dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (mã TTHC:
1004551); Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn
phục vụ khách du lịch (mã TTHC: 1004503).
14. Lĩnh vực
Xây dựng:
a) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Thủ tục Giải quyết chuyển quyền
sử dụng đất đối với nhà ở xây dựng trên đất trống trong khuôn viên nhà ở cũ thuộc
sở hữu nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 71 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP (mã
TTHC: 1.010007); đồng thời quy định rõ quy trình, trách nhiệm của Ủy ban nhân
dân cấp huyện trong phối hợp với Sở Xây dựng để xác định nhà ở xây dựng trên đất
trống trong khuôn viên nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.
Thủ tục Cấp giấy phép chặt hạ,
dịch chuyển cây xanh đô thị (mã TTHC: 1.002693) trong trường hợp quy mô chặt hạ,
dịch chuyển cây xanh nằm trên địa bàn 01 huyện và địa bàn thuộc phạm vi quản lý
của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Phân cấp thẩm quyền giải quyết
TTHC từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Sở Xây dựng:
- Thủ tục Thẩm định giá bán,
thuê mua, thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng theo dự án bằng nguồn vốn
ngoài ngân sách nhà nước trên phạm vi địa bàn tỉnh (mã TTHC: 1.007762).
- Thủ tục Cấp giấy phép chặt hạ,
dịch chuyển cây xanh đô thị (mã TTHC: 1.002693) trong trường hợp quy mô chặt hạ,
dịch chuyển cây xanh nằm trên địa bàn của 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở
lên hoặc các địa bàn hành chính không thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân
cấp huyện.
15. Lĩnh vực
Dân tộc:
Phân cấp thẩm quyền quyết định
TTHC từ Ủy ban nhân dân tỉnh về Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi có ý kiến thống
nhất của cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, cơ quan công an cấp tỉnh, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các ngành chức năng liên quan:
- Thủ tục công nhận người có uy
tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (mã TTHC: 1.004875).
- Thủ tục đưa ra khỏi danh sách
người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (mã TTHC: 1.004888).
16. Lĩnh vực
Tài chính, Thanh tra, Y tế và các nội dung khác (thuộc lĩnh vực tại
Khoản 1 đến Khoản 15 Mục này): Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà
nước trên các lĩnh vực liên quan khi có quy định của các Bộ, ngành Trung ương.
Các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm thường xuyên rà soát, cập nhật, tham mưu
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc phân cấp theo đúng quy định pháp luật.
III. HIỆU
QUẢ CỦA ĐỀ ÁN:
1. Thông qua Đề án, các cơ
quan, đơn vị, địa phương được phân cấp chủ động triển khai các giải pháp để thực
hiện tốt nhiệm vụ được phân cấp; nêu cao trách nhiệm của cơ quan thực hiện và
điều kiện giám sát, đánh giá của cơ quan cấp trên.
2. Hình thành nguyên tắc quản
lý trong hoạt động thực thi công vụ: Ủy ban nhân dân tỉnh giao quyền chủ động xử
lý và chịu trách nhiệm đối với các công việc thực hiện, gắn với an sinh xã hội
cho thủ trưởng các sở, ngành, huyện, thành phố để chủ động giải quyết kịp thời
hơn nhu cầu của tổ chức, công dân; cắt giảm các thủ tục và tầng nấc trung gian
đối với những nội dung quản lý đã có tiêu chuẩn, định mức; giảm cơ chế xin -
cho, quan liêu, chờ xin ý kiến, chờ thảo luận. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh
dành thời gian tập trung thảo luận, giải quyết những vấn đề mang tính vĩ mô.
IV. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tăng
cường công tác quán triệt, tuyên truyền, tổ chức thực hiện:
a) Tăng cường công tác lãnh đạo,
chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cơ quan, đơn vị, địa phương, sự tham gia của Mặt trận
Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong quá trình triển khai thực
hiện Đề án; chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tạo sự đồng thuận
trong toàn hệ thống chính trị về việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp quản
lý, qua đó tạo nên sức mạnh tổng hợp, quyết tâm và nỗ lực cao của lãnh đạo và
công chức các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện
Đề án.
b) Đề cao vai trò chỉ đạo, điều
hành, quyền quyết định và chịu trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị,
địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã phân cấp.
2. Hoàn
thiện các quy định để thực hiện phân cấp:
a) Căn cứ Đề án được phê duyệt,
các Sở, ban, ngành, địa phương chủ động thực hiện quy trình xây dựng văn bản
trình cấp có thẩm quyền quyết định; trong đó, phải đảm bảo việc tham gia ý kiến
của Sở Tư pháp, Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan nhằm đảm bảo chặt chẽ. Đối
với những nội dung tham mưu phân cấp cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cần
tính đến phương án cho phép Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tiếp tục phân cấp
cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; trường hợp không cho phép tiếp tục
phân cấp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải quy định rõ trong văn bản
phân cấp.
b) Rà soát để loại bỏ các quy định
phải có ý kiến thỏa thuận, chấp thuận hoặc xin ý kiến, cho phép của cơ quan nhà
nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quản lý trên cơ sở quy hoạch và xác
định rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, định mức kinh tế
kỹ thuật hoặc đã được phân cấp quản lý.
c) Phân biệt và quy định rõ tại
các văn bản phân cấp về quy trình, thủ tục đối với những nội dung pháp luật
chuyên ngành quy định bắt buộc phải có ý kiến của cơ quan chuyên môn trước khi
quyết định và những nội dung lấy ý kiến có tính chất tham khảo, tham vấn, không
bắt buộc trong quá trình ra quyết định.
d) Rà soát để bãi bỏ các quy định
phân cấp cho cơ quan, địa phương đối với những vấn đề mà pháp luật chuyên ngành
đã quy định cụ thể thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhận nhiệm vụ phân cấp.
3. Đổi mới
cơ chế giám sát, hậu kiểm đi liền với phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước:
a) Thường xuyên cập nhật kịp thời
các quy định phân cấp của Trung ương, thông tin công khai các nội dung đã phân
cấp của tỉnh, chủ động báo cáo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận
tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tỉnh, các huyện,
thành ủy và Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức chính trị
xã hội huyện, thành phố về kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã phân cấp
để đảm bảo công tác giám sát toàn diện, liên tục.
b) Từng Sở, ban, ngành tăng cường
cơ chế kiểm tra, hậu kiểm, giám sát việc chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện
theo quy định. Trên từng lĩnh vực phân cấp phải ban hành cơ chế, quy chế giám
sát, kiểm tra, hậu kiểm và tổ chức thực hiện theo kế hoạch, định kỳ và kiểm tra
đột xuất; đồng thời hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, bảo đảm thẩm quyền
đi đôi với trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm giải trình trong quá trình thực
hiện các nhiệm vụ được phân cấp.
c) Định kỳ hằng năm, các Sở,
ngành phải tiến hành kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ đã phân cấp cho cấp
huyện, cấp xã thuộc lĩnh vực quản lý; đồng thời tham mưu thành lập các Đoàn Kiểm
tra liên ngành để kiểm tra các nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp cho các Sở,
ngành; qua đó phát huy những kết quả đạt được, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục
những tồn tại, hạn chế; trên cơ sở đó tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh,
bổ sung hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
d) Cơ quan, đơn vị nhận phân cấp
chịu trách nhiệm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp nhưng đồng thời
các Sở, ban, ngành (cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh) phải
thực hiện đầy đủ, liên tục, thường xuyên, trách nhiệm giám sát, cập nhật, tổng
hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực quản lý; chịu trách nhiệm
đối với những vướng mắc mà cơ quan, đơn vị nhận phân cấp đã báo cáo, xin ý kiến
nhưng không phản hồi, hướng dẫn điều chỉnh kịp thời.
4. Xác định,
đảm bảo nguồn lực thực hiện phân cấp:
a) Các Sở, ban, ngành, huyện,
thành phố cần chủ động triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn lực thực hiện nhiệm
vụ được phân cấp tại cơ quan, địa phương bao gồm: điều chỉnh quy trình thủ tục;
tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ; đào tạo chuyên môn; đầu tư, chuyển giao trang
thiết bị thực hiện nhiệm vụ; điều động, luân chuyển công chức.
b) Có giải pháp cơ cấu lại đội
ngũ công chức, viên chức để tuyển chọn, phân công công chức có năng lực, phẩm
chất tốt nhất, đảm bảo nhiệm vụ đã được phân cấp.
c) Đẩy mạnh rà soát, ban hành
và thực hiện phương án chuyển giao một số nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ đối với hoạt
động quản lý nhà nước cho đơn vị sự nghiệp trực thuộc hoặc tổ chức, đơn vị
ngoài nhà nước; chuyển giao một số nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công mà nhà nước
không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm.
d) Về nguồn tài chính thực hiện
nhiệm vụ phân cấp: Công tác xây dựng dự toán thu, chi ngân sách đối với các cơ
quan, đơn vị đi liền với công tác phân cấp quản lý nhà nước. Xây dựng dự toán
thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và các năm sau của cơ quan, đơn vị đảm bảo tính tổng
thể, bao quát, rà soát, tính toán đầy đủ dự toán chi đối với các nhiệm vụ được
phân cấp.
đ) Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin, chuyển đổi số trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ phân
cấp, đảm bảo giải quyết công việc hiệu quả hơn so với trước khi phân cấp.
5. Rà
soát tổ chức bộ máy, nhân lực thực hiện phân cấp:
a) Thực hiện rà soát lại tổ chức
bộ máy, vị trí việc làm, tránh việc đã đẩy mạnh phân cấp, chuyển giao nhiệm vụ
nhưng vẫn giữ nguyên tổ chức bộ máy và biên chế.
Căn cứ các nội dung phê duyệt tại
Đề án và việc thực hiện các nhiệm vụ phân cấp, các sở, ban, ngành rà soát chức
năng, nhiệm vụ và nhân lực sau khi phân cấp; đặc biệt là các cơ quan, bộ phận
thực hiện chức năng thẩm định, thẩm tra theo quy trình, thủ tục cũ mà việc phân
cấp đã giúp cắt giảm thủ tục, các bước về thẩm định, thẩm tra do đã giao toàn bộ
trách nhiệm, quyền hạn đối với đơn vị nhận phân cấp. Trên cơ sở đó Sở Nội vụ tổng
hợp, đề xuất cân đối biên chế cho phù hợp.
b) Xác định các nhiệm vụ phân cấp
có điều chỉnh về vị trí việc làm, biên chế và những nhiệm vụ phân cấp đề cao thẩm
quyền của cơ quan, đơn vị nhận phân cấp mà không làm thay đổi lớn về chức năng,
vị trí việc làm, biên chế:
- Đối với những nhiệm vụ phân cấp
có điều chỉnh về vị trí việc làm, biên chế (gồm những nhiệm vụ do cơ quan
phân cấp thực hiện và chịu trách nhiệm toàn bộ, không có sự tham gia của cơ
quan, đơn vị nhận nhiệm vụ phân cấp theo quy trình trước đây; những nhiệm vụ mà
khi phân cấp sẽ giảm quy trình, thủ tục thẩm tra, thẩm định của cơ quan cấp
trên): Khi tham mưu ban hành quy định phân cấp các sở, ban, ngành có trách
nhiệm rà soát, thảo luận và xác định thống nhất các vị trí việc làm thay đổi,
điều chỉnh để làm cơ sở tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quy định việc điều chỉnh
biên chế, nhân lực.
- Đối với những nhiệm vụ phân cấp
không làm thay đổi về chức năng, vị trí việc làm, biên chế của đơn vị nhận phân
cấp (gồm những nhiệm vụ mà việc phân cấp chỉ làm tăng thẩm quyền không thay
đổi về hồ sơ, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị nhận nhiệm vụ): Khi tham mưu
ban hành quy định phân cấp, các sở, ban, ngành có trách nhiệm rà soát, thảo luận
thống nhất tập trung vào các giải pháp đảm bảo nguồn lực khác mà không có điều
chỉnh về vị trí việc làm, biên chế.
c) Căn cứ kết quả rà soát, giảm
nhân lực, thu hồi biên chế tại một số cơ quan, đơn vị gắn liền với các vị trí
việc làm, khối lượng công việc giảm khi thực hiện phân cấp cho cơ quan, đơn vị
cấp dưới, đưa vào quỹ dự phòng để thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn
2022-2026 và cân đối biên chế cho phù hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương
có nhu cầu cấp thiết.
6. Chế độ
thống kê, báo cáo:
Các Sở, ban, ngành và Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố chủ động theo dõi, định kỳ báo cáo tình hình thực hiện
phân cấp quản lý (tháng 06 và tháng 12 hằng năm) về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông
qua Sở Nội vụ). Ngoài ra, trong quá trình thực hiện phân cấp, các Sở, ban,
ngành chịu trách nhiệm theo dõi, giải trình, xử lý các vấn đề phát sinh thuộc
lĩnh vực quản lý.
7. Rà
soát, hoàn thiện phân cấp:
a) Ngoài các nội dung phân cấp
đã nêu tại Đề án, căn cứ quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc tại Đề án, định kỳ
hàng năm, các Sở, ngành có trách nhiệm chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện sơ kết đánh giá và bổ sung các nội dung phân cấp cũng như kịp thời
phát hiện, điều chỉnh những vấn đề chưa phù hợp.
b) Ủy ban nhân dân tỉnh tổng kết
Đề án cùng thời điểm với tổng kết Chương trình cải cách hành chính giai đoạn
2021-2026 của tỉnh Ninh Thuận để làm cơ sở đánh giá hiệu quả thực hiện, đề xuất
giải pháp đẩy mạnh phân cấp trong giai đoạn tiếp theo.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các Sở, ban, ngành:
a) Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy,
Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, trước cơ quan phân cấp và trước
pháp luật đối với những nội dung, công việc phân cấp cho cơ quan, đơn vị và những
nội dung đã phân cấp cho cấp dưới thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
b) Chủ động triển khai các giải
pháp, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện ngay các nhiệm vụ
phân cấp sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định phân cấp trên phạm vi
ngành, lĩnh vực quản lý.
c) Trên cơ sở các nội dung đã định
hướng phân cấp tại Khoản 1 đến Khoản 15 Mục II Phần B Đề án, các Sở, ban, ngành
có trách nhiệm chủ động theo dõi, cập nhật kết quả triển khai thực hiện kiến
nghị thực thi của Bộ, ngành chủ quản đối với các văn bản quy phạm pháp luật được
kiến nghị thực thi tại các Phụ lục kèm theo Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày
30/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ; kịp thời chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở
Nội vụ, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan
tham mưu cấp có thẩm quyền phân cấp cụ thể trên từng ngành, lĩnh vực theo đúng
quy định pháp luật hiện hành đối với các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân tỉnh phân cấp cho Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các nhiệm
vụ thuộc thẩm quyền của Sở ban, ngành, đơn vị trực thuộc phân cấp cho đơn vị trực
thuộc, Ủy ban nhân dân cấp huyện, phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
d) Đối với những nội dung định
hướng tiếp tục đẩy mạnh phân cấp tại Khoản 16 Mục II Phần B Đề án, các Sở,
ngành chủ động chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện tương tự Điểm c nêu trên để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả ngay sau
khi có quy định của Bộ, ngành Trung ương (hoặc trong trường hợp qua tiếp tục
rà soát thời gian đến phát hiện nội dung cần phân cấp đã được quy định cụ thể tại
văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và đã đảm bảo cơ sở pháp lý, điều kiện để
thực hiện).
đ) Trong thời hạn 01
tháng kể từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành văn bản phân cấp cụ thể
trên từng ngành, lĩnh vực, Sở, ban, ngành có trách nhiệm chuyển giao công nghệ,
phần mềm (nếu có) và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc chủ động ban
hành hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân
cấp; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) kết quả thực hiện.
Nội dung hướng dẫn cần nêu rõ quy trình, thủ tục, các nghiệp vụ cần thiết thực
hiện tốt các nhiệm vụ phân cấp theo quy định pháp luật; đồng thời tiếp tục hướng
dẫn các đơn vị xử lý đối với các vấn đề mới phát sinh, các vấn đề phức tạp, nhạy
cảm cần lưu ý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, những vấn đề phải xin ý kiến cấp
trên hoặc báo cáo cấp ủy xem xét, quyết định (nếu có).
e) Đối với nội dung phân cấp dẫn
đến thay đổi quy định về thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động của
cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức rà soát và phối hợp với Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố; trên cơ sở đó phổ
biến, công khai cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh biết về
quy trình, thủ tục hành chính có sự thay đổi và cập nhật thủ tục hành chính
trên hệ thống theo đúng quy định.
g) Tiếp tục chủ động rà soát,
đánh giá các quy định, thẩm quyền, nhiệm vụ, công việc thuộc lĩnh vực quản lý
còn bất cập, vướng mắc cần sửa đổi hoặc những vấn đề pháp luật đã có quy định
nhưng trên thực tế cần phân cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hành
chính địa phương, cấp dưới thực hiện sẽ phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý tốt
hơn để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc, kiến nghị để các bộ, ngành Trung
ương cho cơ chế thí điểm thực hiện.
h) Chủ động xây dựng dự toán thực
hiện nhiệm vụ hằng năm đảm bảo bao quát, đầy đủ các nhiệm vụ được phân cấp theo
quy định (sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định phân cấp).
i) Kịp thời báo cáo những vấn đề
phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ phân cấp và đề xuất,
kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) giải pháp xử lý
theo quy định.
2. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố:
a) Trên cơ sở các nội dung phân
cấp tại Đề án, tình hình thực tế tại địa phương và quy định pháp luật hiện
hành, Ủy ban nhân cấp huyện xây dựng Đề án cụ thể, chi tiết tại địa phương,
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 26, Điều
54 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Trên cơ sở đó thực hiện phân cấp
theo đúng quy định pháp luật hiện hành đối với các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của
cấp huyện.
b) Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy,
Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, trước cơ quan phân cấp và trước
pháp luật đối với những nội dung, công việc đã phân cấp cho địa phương và những
công việc địa phương phân cấp cho cấp dưới.
c) Chủ động triển khai các giải
pháp, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện ngay các nhiệm vụ
phân cấp sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định phân cấp cho chính
quyền cấp huyện.
d) Tiếp tục rà soát, đánh giá
hiệu lực, hiệu quả thực tiễn của việc phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước và
các nhiệm vụ, dịch vụ sự nghiệp công giữa cấp huyện với cấp xã, nhất là việc quản
lý, vận hành các dịch vụ công ích gắn liền với mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị
(cấp phép, đấu nối, vận hành, bảo trì, duy tu, chăm sóc, sửa chữa... hệ thống cấp
thoát nước, xử lý nước thải, cây xanh, chiếu sáng, giao thông khu dân cư, khu
đô thị, công viên, khuôn viên vườn dạo, khu vui chơi, khu văn hóa thể thao, tượng
đài, công trình thị chính và các công trình công cộng khác...), để tiến hành
phân cấp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo thẩm
quyền, đảm bảo tính chủ động, kịp thời, sát nhu cầu của người dân trên địa bàn
quản lý.
đ) Triển khai các giải pháp về
cơ cấu, sắp xếp đội ngũ nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn đối với đội ngũ
công chức huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn nhằm tăng cường năng lực cho
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, cán bộ, công chức cấp
xã đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ được phân cấp, đặc biệt trong công tác thẩm định
dự án, quản lý đất đai.
e) Thường xuyên đôn đốc, hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đã phân cấp đối với Phòng
chuyên môn, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã.
g) Chủ động xây dựng dự toán thực
hiện nhiệm vụ hằng năm đảm bảo bao quát, đầy đủ các nhiệm vụ được phân cấp theo
quy định (sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định phân cấp).
h) Kịp thời báo cáo những vấn đề
phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ phân cấp và đề xuất,
kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) giải pháp xử lý
theo quy định.
3. Sở Nội vụ:
a) Hướng dẫn triển khai và theo
dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện Đề án và tổng hợp tình hình thực hiện Đề án để
báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
đưa tiêu chí tổ chức thực hiện việc phân cấp quản lý nhà nước vào việc đánh
giá, xếp hạng cải cách hành chính hàng năm.
c) Chủ trì, tham mưu thực hiện
sơ kết, tổng kết Đề án theo quy định.
4. Sở Tư pháp:
Phối hợp hướng dẫn các cơ quan,
đơn vị, địa phương về thể thức, quy trình tham mưu ban hành văn bản phân cấp
trên từng ngành, lĩnh vực khi có yêu cầu.
5. Sở Tài chính:
Tham mưu, hướng dẫn việc lập dự
toán, quản lý và sử dụng dự toán của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố; trình Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ dự toán và hướng dẫn việc
hạch toán, quyết toán phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước.
Trên đây là Đề án đẩy mạnh phân
cấp đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét,
phê duyệt./.
1 Trên địa bàn
toàn tỉnh Ninh Thuận có 239 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê, gồm các loại
hình: Đình làng; chùa; miếu; nhà thờ; lăng (lăng thờ cá Voi/cá Ông); tháp Chăm,
thánh đường Hồi giáo; đền thờ của người Chăm; phế tích và bia ký Chăm; di tích
lịch sử cách mạng; danh lam thắng cảnh... Đã có 64 di sản văn hóa đã được lập hồ
sơ xếp hạng ở các cấp. Cụ thể: có 02 di tích quốc gia đặc biệt (Tháp Hòa Lai và
tháp Po Klong Garai), 18 di sản cấp quốc gia, (trong đó 12 di tích cấp quốc
gia, 01 danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và 05 di sản văn hóa phi vật thể được
đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia) và 44 di tích, di sản văn
hóa được xếp hạng cấp tỉnh, bao gồm di tích lịch sử cách mạng, đình, đền, lăng
miếu và là 01 trong 21 tỉnh có Nghệ thuật Đờn ca tài tử được UNESCO vinh danh di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
2 Lĩnh vực xây
dựng: thực hiện Quy định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã triển khai thực hiện tốt công tác thẩm định
dự án, thẩm định thiết kế cơ sở; thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế
bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình, đảm bảo thời gian thẩm định
theo quy định, trung bình thời gian thẩm định rút ngắn còn 70% so với quy định
tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. Hoàn thành kiểm tra công tác nghiệm thu đưa
công trình vào sử dụng: 1004 công trình (bao gồm: 362 công trình dân dụng; 19
công trình công nghiệp; 104 công trình giao thông; 361 công trình nông nghiệp
và phát triển nông thôn; 158 công trình hạ tầng kỹ thuật). Kiểm tra trong quá
trình thi công 39 công trình (30 công trình dân dụng, 03 công trình giao thông;
06 công trình hạ tầng kỹ thuật); cấp phép xây dựng: 274 công trình; UBND các
huyện, thành phố cấp giấy phép xây dựng: 3039 công trình; phối hợp các địa
phương và các chủ đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh lập và phê duyệt các đồ án
quy hoạch chi tiết tại các khu đô thị và các khu chức năng (khu du lịch, khu -
cụm công nghiệp,…) nâng số tổng số đồ án QHXD chi tiết toàn tỉnh đã duyệt được 226
đồ án quy hoạch chi tiết.
3 Đơn vị sự
nghiêp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên: 01
đơn vị (Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh); đơn vị sự nghiêp công lập được
ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên: 03 đơn vị (Trung tâm
Công tác xã hội tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trung tâm Nuôi dưỡng người
tâm thần tỉnh).
4 Việc tham mưu
ban hành quy định phân cấp quản lý tài sản công đã tạo thuận lợi cho các cơ
quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chủ động trong công tác quản lý, sử dụng, mua
sắm, điều chuyển, thanh lý tài sản công, rút ngắn được thời gian xử lý tài sản
công, tiết kiệm được kinh phí trong thực hiện.
5 03 lĩnh vực
là: Quy hoạch không gian ngầm đô thị; đầu tư xây dựng công trình ngầm đô thị;
quản lý khai thác sử dụng.
6 Việc phân cấp
thẩm quyền tuyển dụng viên chức cho Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định
nhưng thực tế có một có đơn vị sự nghiệp không có đủ nguồn lực để tiến hành tuyển
dụng theo đúng quy định.
7 Thực hiện
giao quyền tự chủ, tự chịu cho các cơ sở giáo dục nhưng kinh phí cấp chưa tương
xứng với kế hoạch biên chế, nên hàng năm thiếu kinh phí thực hiện chế độ vượt
giờ, dạy thay cho viên chức đi học, đi tập huấn....